1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải

45 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC: Lời nói đầu,3 CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI4 Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải:4 1.1.Khái niệm về phát triển bền vững:4 1.2.Khái niệm về giao thông vận tải và phát triển bền vững giao thông vận tải:5 1.3.Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải trên thế giới:9 1.4.Nguyên tắc xây dựng các bộ chỉ tiêu/chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải:10 1.5.Các chỉ tiêu/chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải:15 1.5.1.Các chỉ số phát triển Giao thông vận tải bền vững:15 1.5.2.Các chỉ tiêu định lượng Phát triển bền vững giao thông vận tải:20 1.6.Tham khảo một số chỉ tiêu/chỉ số tiêu biểu và kinh nghiệm thực hiện phát triển bền vững ngành giao thồn vận tải các nước:22 Chương 2: Đánh giá một số chỉ tiêu Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam:33 2.1.Tổng quan ngành Giao thông vận tải và Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam:33 2.2.Bài học cho Việt Nam phát triển Giao thông vận tải bền vững:44 2.2.1.Cải tạo, nâng cấp giao thông đô thị trở thành giao thông đô thị xanh44 2.2.2.Phát triển công nghiệp xanh45 2.2.3.Về xây dựng45 2.2.4.Giữ gìn vệ sinh đường phố45 2.2.5.Về giáo dục45 Chương 3: Khuyến nghị và kết luận:47 DANH MỤC THAM KHẢO:48 Lời nói đầu, Với vai trò quan trọng của ngành Giao thông vận tải, cơ quan nhà nước đã có những quyết định đầu tư đảm bảo cho sự phát triển của ngành nói riêng và cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, phát triển bền vững là tất yếu, đặt ra những yêu cầu không thể thiếu trong nghiên cứu và chính sách phát triển, bộ chỉ số, chỉ tiêu phát triển ngành Giao thông vận tải. Bài tiểu luận dưới đây của chúng em tập trung phân tích cách chỉ số/bộ chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp phát triển bộ các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam. Do điều kiện thời gian nghiên cứu và thời lượng môn học cũng như khả năng nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, bài nghiên cứu không thể tránh khỏi một vài thiếu sót, nhóm trình bày rất mong thầy và các bạn góp ý thêm để hoàn thiện bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải: 1.1.Khái niệm về phát triển bền vững: Khái niệm phát triển bền vững: Khái niệm phát triển bền vững được sử dụng một cách chính thức trên quy mô toàn cầu và được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai”. Hay nói một cách cụ thể hơn, phát triển bền vững là sự phát triển một cách hài hoà cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng nhu cầu hiện tại về vật chất, văn hóa, tinh thần nhưng không làm tổn hại, không gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống trong tương lai. Như vậy, PTBV phải đảm bảo đồng thời cả ba mục tiêu: mục tiêu về kinh tế, mục tiêu về xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững - Phát triển bền vững về mặt kinh tế: là đạt được sự tăng trưởng ổn định và cơ cấu hợp lý, đáp ứng và nâng cao đời sống nhân dân; tránh được sự đình trệ, suy thoái trong tương lai và tránh được nợ nần cho thế hệ mai sau. - PTBV về mặt xã hội: nhằm đạt được tiến bộ và công bằng XH đảm bảo chất lượng cuộc sống,

Trang 1

MỤC LỤC:

MỤC LỤC: 1

Lời nói đầu, 1

CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 2

Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải: 2

1.1.Khái niệm về phát triển bền vững: 2

1.5.2.Các chỉ tiêu định lượng Phát triển bền vững giao thông vận tải: 18

Lời nói đầu,

Với vai trò quan trọng của ngành Giao thông vận tải, cơ quan nhà nước đã có những quyết định đầu tư đảm bảo cho sự phát triển của ngành nói riêng và cho sự phát triển kinh

tế-xã hội nói chung Để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, phát triển bền vững là tất yếu, đặt

ra những yêu cầu không thể thiếu trong nghiên cứu và chính sách phát triển, bộ chỉ số, chỉ tiêu phát triển ngành Giao thông vận tải Bài tiểu luận dưới đây của chúng em tập trung phân tích cách chỉ số/bộ chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp phát triển bộ các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam Do điều kiện thời gian nghiên cứu và thời lượng môn học cũng như khả năng nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, bài nghiên cứu không thể tránh khỏi một vài

Trang 2

thiếu sót, nhóm trình bày rất mong thầy và các bạn góp ý thêm để hoàn thiện bài nghiên cứunày Xin chân thành cảm ơn!

CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải:

1.1 Khái niệm về phát triển bền vững:

Khái niệm phát triển bền vững: Khái niệm phát triển bền vững được sử dụng một cách chính

thức trên quy mô toàn cầu và được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển

nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai” Hay nói một cách cụ thể hơn, phát triển bền vững là sự phát triển một cách

hài hoà cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng nhu cầu hiện tại về vật chất, văn hóa,tinh thần nhưng không làm tổn hại, không gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên đểphát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống trong tương lai

Trang 3

Như vậy, PTBV phải đảm bảo đồng thời cả ba mục tiêu: mục tiêu về kinh tế, mục tiêu về xãhội và mục tiêu bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững

- Phát triển bền vững về mặt kinh tế: là đạt được sự tăng trưởng ổn định và cơ cấu hợp lý, đáp

ứng và nâng cao đời sống nhân dân; tránh được sự đình trệ, suy thoái trong tương lai và tránhđược nợ nần cho thế hệ mai sau

- PTBV về mặt xã hội: nhằm đạt được tiến bộ và công bằng XH đảm bảo chất lượng cuộc sống,

mọi người đều có cơ hội học hành, có việc làm, giảm đói nghèo và xoá bỏ khoảng cách giữacác tầng lớp của xã hội; bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân; duytrì và phát triển được tính đa năng và bản sắc văn hoá của dân tộc, không ngừng nâng cao trình

độ văn minh về đời sống vật chất tinh thần cho người dân

- Phát triển bền vững về môi trường: khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên;

phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường thiênnhiên và xã hội

1.2 Khái niệm về giao thông vận tải và phát triển bền vững giao thông vận tải:

Giao thông vận tải (GTVT): là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá

trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình Giữ cho huyết mạch giao

thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành Có 5 loại hình GTVT cơ bản: Vận

tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đườngống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời) Tuy là một ngành sinh sau đẻ muộn sovới các ngành sản xuất vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trò hết sức

Trang 4

quan trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực phát triển kinh

tế xã hội Theo Rostow “ giao thông là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát triển”.Hilling và Hoyle (trong transportan development London 1993 ) thì cho rằng “ giao thông cóvai trò liên kết sự phát triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã hội” Kinh tế xã hội ngày càngphát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất Giao thông vận tảitrong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trongkhu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững chắc

Vai trò của ngành Giao thông vận tải

Giao thông vận tải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các ngành kinh tếphát triển và ngược lại Ngày nay vận tải được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụchủ yếu có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và đời sống của toàn xã hội Nhờ códịch vụ này mới tạo ra được sự gặp gỡ của mọi hoạt động kinh tế- xã hội, từ đó tạo ra phản ứnglan truyền giúp các ngành kinh tế cùng phát triển Ngược lại chính sự phát triển của các ngànhkinh tế lại tạo đà thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển Nhà kinh tế học Johnson (Theorganization of space in developing countries- USA 1970) cho rằng: “ mạng lưới đường là mộttrong các nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh tế khu vực” Ông còn nhận định “một trong các nguyên nhân làm cho sản xuất của các nhà máy ở thành thị đình đốn chính là dođường xá, cầu cống dẫn đến nơi tiêu thụ quá thiếu và xấu Đây cũng chính là nguyên nhân buộcngười nông dân phải bán sản phẩm của mình ngay tại nơi thu hoạch hay tại nhà cho các láibuôn với giá rẻ” Chúng ta tán thành nhận định đó và kết luận: sự thiếu thốn một hệ thống cácloại đường giao thông đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân cơ bản của tình trạng sản xuất yếu kémcủa một vùng lãnh thổ hoặc một đô thị Một hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo sự đi lại,vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ sẽ đảm đương vai trò mạch máu lưu thông làm cho

Trang 5

quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọikhu vực kinh tế.

Một vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải là phục vụ nhu cầu lưu thông, đi lại củatoàn xã hội, là cầu nối giữa các vùng miền và là phương tiện giúp Việt Nam giao lưu và hộinhập kinh tế quốc tế Ngày nay, với hệ thống các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, đường hàng không thì việc đi lại giao lưu kinh tế văn hoá giữa các địa phương, cácvùng trong nước và với các quốc gia trên thế giới trở nên hết sức thuận tiện Đây cũng chính làmột trong những tiêu chí để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một thị trườngnào đó

Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi trình độgóp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đồng thời còn tạo ra hàng ngàn chỗlàm việc vào các lĩnh vực liên quan như công nghiệp GTVT ( sản xuất xe ô tô chở khách vàcông nghiệp đóng tàu ), xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường sá, cầu cống, bến bãi, nhà ga, bếncảng )

Khái niệm “phát triển bền vững ngành giao thông vận tải” được định nghĩa bởi Bộ

Giao thông Vận tải thuộc Hội đồng châu Âu (ECMT, 2004) Theo khái niệm này, hệ thống giaothông vận tải bền vững bao gồm:

i Cho phép phát triển nhu cầu cơ bản của các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội đáp ứngmột cách an toàn và phù hợp với sức khỏe con người và hệ sinh thái, thúc đẩy bình đẳngtrong và giữa các thế hệ kế tiếp

ii Giá cả phải chăng, hoạt động công bằng và hiệu quả, cung cấp những lựa chọn phươngtiện giao thông và hỗ trợ một nền kinh tế cạnh tranh, cũng như phát triển cân bằng trongkhu vực

Trang 6

iii Giới hạn khí thải và chất thải vào môi trường, sử dụng tài nguyên tái tạo bằng hoặc thấphơn tỷ lệ sử dụng của thế hệ trước, sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo bằng hoặcthấp hơn tỷ lệ phát triển sản phẩm thay thế ; đồng thời giảm thiểu tác động về sử dụngđất và hệ thống tiếng ồn.

Tương tự như vậy, chiến lược phát triển bền vững của Liên minh châu Âu (EC, 2003) định

nghĩa Phát triển bền vững Giao thông vận tải là "khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội để di

chuyển tự do, tiếp cận, giao tiếp, thương mại và thiết lập các mối quan hệ mà không bị mất giá trị con người hay sinh thái thiết yếu khác ngày hôm nay hoặc trong tương lai ".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2004) sử dụng định nghĩa trong giao thông vận tải bền vững

cũng đề cập đến "vận tải đạt được mục đích chính của sự di chuyển con người và hàng hóa,

đồng thời góp phần thực hiện phát triển bền vững môi trường, kinh tế và xã hội.”

Do đó, có thể đưa ra một đinh nghĩa chung rằng ”Phát triển bền vững hệ thống GTVT là phát triển đồng bộ, hài hoà trên 3 lĩnh vực vận tải, KCHT_GT và công nghiệp giao thông đảm bảo phát triển trên 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của chính hệ thống GTVT”, cụ thể:

Về mặt kinh tế: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước; giảm tối đa chi phí đầu tư

xây dựng và khai thác

Về mặt xã hội: tạo sự đi lại của người dân một cách an toàn, dễ dàng tiếp cận, phù hợp

với mọi đối tượng, bảo đảm sức khoẻ con người, đảm bảo sự công bằng và hạn chế tác độngđến cuộc sống của người dân

Trang 7

Về mặt môi trường: không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hạn chế sự phát thải và chất thải

ra môi trường, hạn chế sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên không tái tạo, hạn chế tiếng ồn và sửdụng hợp lý, tiết kiệm đất

1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải

Bản thân sự phát triển của ngành đóng vai trò quan trọng và tích cực trong nền kinh tế vớinhững dây chuyền sản xuất hàng loạt, trên tất cả các phạm vi không gian và giới hạn địa hình(Rodrigue et al , 2007) Mặc dù vậy, Giao thông vận tải cũng được coi là ngành có tốc độ tăngtrưởng gây ô nhiễm môi trường nhanh nhất (EC, 2005) Ngoài những ngành như công nghiệp

và năng lượng, thì vận tải đồng thời đóng góp một lượng thải lớn gây ô nhiễm khoog khi Theothông tin từ AFP ngày 26/3/2014, tính chung trên toàn cầu cứ 8 người chết thì có một là do ônhiễm không khí trong năm 2012 Báo cáo này của APF cũng cho biết trong gần 6 triệu ca tửvong do ô nhiễm không khí xảy ra tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương thì cókhoảng 2,6 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời Các ca tử vong chủ yếu tập trungtại các nước có thu nhập thấp và trung bình trong các khu vực nói trên Còn theo thống kê của

Trang 8

Liên minh châu Âu mở rộng, thì ô nhiễm không khí gây mức độ ảnh hưởng hết sức trầm trọng:370.000 ca tử vong sớm mỗi năm, tăng nhập viện, thêm thuốc và làm hàng triệu người mấtngày làm việc (EC, 2005a).Bên cạnh đó, những cuộc thảo luận trên Diễn đàn giao thông vận tảiquốc tế (ITF) tại Leipzig năm 2008, nơi mà vấn đề biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượngtrong chính sách Giao thông vận tải lần đầu tiên được thảo luận ở cấp độ quốc tế dưới tiêu đề

“Giao thông vận tải và năng lượng: Thách thức của biến đổi khí hậu”, và tại Hội nghị các bộtrưởng về năng lượng và môi trường toàn cầu trong lĩnh vực giao thông vận tải (MEET) ởTokyo năm 2009 đều đã chỉ ra rằng lĩnh vực giao thông vận tải có thể, và trên thực tế, phảiđóng vai trò quan trọng và thiết yếu để bảo vệ cả khí hậu và môi trường

Vì thế đặt ra nhu cầu cấp thiết là cần phải xây dựng những công cụ, chính sách để giúp giảmthiểu và kiểm soát tác động tiêu cực của hoạt động Giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu pháttriển của xã hội đó là Phát triển bền vững Các chỉ số có thể là những công cụ chính sách cógiá trị để đo lường và đánh giá hiệu suất phát triển bền vững ngành này

1.4 Nguyên tắc xây dựng các bộ chỉ tiêu/chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao

thông vận tải:

Nguyên tắc lựa chọn chỉ số giao thông vận tải bền vững

Chỉ số là các biến được lựa chọn và xác định để đo lường sự tiến bộ hướng tới một mụctiêu Chỉ số có thể phản ánh mức độ khác nhau của phân tích Một bộ chỉ số phát triển bềnvững có thể bao gồm các chỉ số phản ánh mức độ khác nhau của phân tích, nhưng quan trọng làđặt các chỉ số ấy trong một mối quan hệ qua lại để đánh giá, tránh trường hợp đánh giá trùnglặp

Ví dụ, giảm tỷ lệ khí thải của xe ô tô mỗi dặm có thể giảm lượng khí thải ra môi trường

Trang 9

này rất hữu ích và có giá trị, nhưng khi dùng những chỉ tiêu này để đánh giá những kiểu tácđộng khác nhau lên môi trường thì hoàn toàn sai lầm.

Các nguyên tắc sau đây có thể giúp lựa chọn các chỉ số giao thông vận tải bền vững

(theo bộ nguyên tắc trong Chương trình nghiên cứu về các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải của Ủy ban nghiên cứu các chỉ số Giao thông vận tải bền vững):

i Tính toàn diện và cân bằng

Để phân tích tính toàn diện và cân bằng, bộ chỉ số chỉ nên bao gồm các chỉ số chính cho

mỗi vấn đề (được đưa ra trong bảng 1) Các chỉ số quan trọng bao gồm: hiệu quả chi phí giao

thông vận tải (kinh tế), vốn sở hữu và khả năng hòa đồng (xã hội), lượng khí thải ô nhiễm (môitrường) Đây là những ví dụ về phát triển bền vững ngành giao thông vận tải, nhưng chưa phải

là đầy đủ Một số chỉ tiêu phải phản ánh nhiều loại tác động; ví dụ, tai nạn giao thông làm tăngchi phí kinh tế từ những thiệt hại và làm giảm năng suất; tăng chi phí xã hội và giảm chất lượngcuộc sống Tiêu thụ nhiên liệu có thể là một chỉ số hữu ích vì nó phản ánh mức tiêu thụ nănglượng, lượng khí thải ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tổng số xe di chuyển, và dẫn đến những tácđộng có liên quan như vấn đề ùn tắc giao thông và tỷ lệ tai nạn giao thông Mặt khác, nó cungcấp những thông tin về mức độ thiệt hại cho môi trường

Trang 10

2 Khả năng chi trả

3 Tác động tới sứckhỏe con người

4 Tính gắn kết cộngđồng

5 Khả năng cùngchung sống trongcộng đồng

6 Tính thẩm mỹ

1 Ô nhiễm môi trường

2 Biến đổi khí hậu

3 Ô nhiễm tiếng ồn

4 Ô nhiễm nguồnnước

5 Tác động thủy văn

6 Sự suy thoái môitrường sống và hệsinh thái

ii Thu thập những dữ liệu khả thi

Chỉ số cần được lựa chọn vì vậy dữ liệu cần thiết phải có tính khả thi để thu thập và đạtchất lượng phù hợp Các dữ liệu thu thập được cần được chuẩn hóa để cho phép so sánh giữacác tổ chức, quyền hạn, thời gian và các nhóm Dữ liệu được chuẩn hóa nên cho phép đánh giánhững tác động ở nhiều giai đoạn khác nhau của dự án : giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, và giai

Trang 11

đoạn vận hành Phương pháp thu thập dữ liệu tiêu chuẩn hóa cũng cho phép so sánh và đolường đối với các mục tiêu phát triển bền vững trên nhiều khu vực địa lý khác nhau Đồng thời,các chỉ số cũng phải phản ánh được các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt độngvận tải:

Một số chỉ tiêu có thể dựa vào bộ dữ liệu sẵn có Những chỉ tiêu khác có thể yêu cầu thuthập dữ liệu đặc biệt hoặc phân tích Hiện tại đang có khoảng trống giữa các số liệu thu thậpcho mục đích quy hoạch giao thông và những số liệu cần thiết để đánh giá quy hoạch bền vững.Cải thiện và mở rộng thu thập dữ liệu liên quan tới ngành giao thông vận tải sẽ hỗ trợ tất cả cácloại quy hoạch giao thông, bao gồm cả quy hoạch phát triển bền vững

iii Dễ hiểu và hữu ích

Các chỉ số nói chung nên dễ hiểu cho những người ra quyết định Giá trị của các chỉ sốriêng lẻ có thể thay đổi trong từng giai đoạn của dự án, trong những khu vực pháp lý khácnhau, và các bên liên quan Chỉ số, chi tiết phân tích và dữ liệu cần được dành cho tất cả cácbên liên quan một cách minh bạch và rõ rang nhất có thể Đồng thời, bộ chỉ số cũng cần đượcchuẩn hóa và phù hợp để so sánh giữa các khu vực pháp lý khác nhau, ở thời điểm khác nhautrong các điều kiện, bối cảnh cụ thể

iv Phân bổ

Dữ liệu nên được tách ra theo những cách khác nhau để hỗ trợ các loại phân tích cụ thể,chẳng hạn như hoạt động du lịch (chế độ, vị trí, thời gian, mục đích chuyến đi), nhân khẩu học(tuổi, lớp thu nhập, khả năng thể chất, dân tộc) và vị trí địa lý Ví dụ, để phân tích về tính kinh

tế có thể so sánh chi phí đi lại bằng các loại phương tiện khác; để phân tích vốn chủ sở hữu cóthể so sánh tính di chuyển và khả năng chi trả cho vận chuyển của các nhóm nhân khẩu khácnhau (ví dụ, theo thu nhập, khả năng thể chất, tuổi tác) Nghĩa là, các chỉ số đưa ra cần đượcthu thập với một chi phí hợp lý, trong đó, giá trị ra quyết định của các chỉ số phải lớn hơn chi

Trang 12

phí của việc thu thập chũng thì việc xây dựng chỉ số đó mới thực sự hiệu quả Bên cạnh đó, khi

xem xét xây dựng các chỉ số này cũng nên chú ý ảnh hưởng ròng của nó: phân biệt tác động

ròng (trong tổng cộng) và thay đổi của tác động đến các địa điểm và thời điểm khác nhau

v Các đơn vị tham chiếu

Các đơn vị tham chiếu (còn gọi là chỉ số tỷ lệ) là đơn vị đo lường để bình thường hóatạo điều kiện so sánh, ví dụ các đơn vị tham chiếu như “mỗi năm”, “bình quân đầu người”,

“mỗi dặm”, “mỗi chuyến đi”, “mỗi đồng đô la” (Litman, 2003; GRI, 2006) Việc lựa chọn cácđơn vị tham chiếu có thể ảnh hưởng đến cách xác định các vấn đề và xác định các giải pháp ưutiên Ví dụ, đo lường tác động như khí thải, tai nạn và chi phí đi lại có thể bỏ qua tác động củayếu tố thay đổi xe du lịch

vi Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động là mục tiêu đo lường cụ thể cần đạt được một thời hạn quy định,chẳng hạn như giảm lượng khí thải quy định tại biến đổi khí hậu một ngày cụ thể Như vậy,mục tiêu có giá trị hết sức hữu ích cho động cơ thúc đẩy và đánh giá tiến bộ hướng tới bềnvững Do đó, nên được dựa trên phân tích khoa học khi áp dụng, và được cập nhật theo thờigian khi thông tin tốt hơn trở nên có sẵn

1.5 Các chỉ tiêu/chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải:

1.5.1 Các chỉ số phát triển Giao thông vận tải bền vững:

Bảng 2: Các chỉ số bền vững tiềm năng ngành Giao thông vận tải (CST, 2003; Marsden, et al, 2005; Litman, 2007)

Trang 13

Danh mục Phân loại Chỉ số Sự phân bổ Xếp

hạng

Hoạt động

giao thông

Phương tiệngiao thông

Quyền sởhữu

Theo loại xe,nhân khẩu học chủ

Loại chuyến

đi, loại khách dulịch, điều kiện đi lại

A

Chế độ phânchia

Phần củachuyến đi bằng ô

tô, giao thông côngcộng, và các chế độkhông có động cơ

Loại chuyến

đi, loại khách dulịch, điều kiện đi lại

A

Ô nhiễm

không khí Khí thải

Tổng khíthải từ phương tiệngiao thông

Nhóm nhânkhẩu bị ảnh hưởng ABiến đổi khí

hậu

Khí thải gâybiến đổi khí hậu(CO2, CH4)

Chế độ, cáchthức

A

Trang 14

Khí thải cóthể nhìn thấy

Khí thải từphương tiện giaothông và các côngtrình xây dựng

Nhữngngười tiếp xúc vớitiếng ồn giao thôngtrên 55 LAeq, T

Nhóm nhânkhẩu, vị trí, chế độgiao thông vận tải

B

Tiếng ồn từmáy bay

Nhữngngười tiếp xúc vớitiếng ồn giao thôngdưới 55 LAeq, T

Nhóm nhânkhẩu, vị trí, chế độgiao thông vận tải

Cách thức,đường, loại vànguyên nhân của tainạn

A

Tai nạn

Số vụ tainạn được báo chocảnh sát

Cách thức,đường, loại vànguyên nhân của tainạn

A

Chi phí do tainạn

Chi phí kinh

tế cho các vụ tai

Cách thức,đường, loại và

B

Trang 15

nạn nguyên nhân của tai

nạn

Năng suất

kinh tế

Chi phí giaothông

Chi phí củangười tiêu dùng vềvận tải

Cách thức,loại người sử dụng,

vị trí

A

Chi phí đi lại(thời gian và tiềnbạc)

Tiếp cậnviệc làm

Cách thức,loại người sử dụng,

vị trí

A

Độ tin cậygiao thông vận tải

Chi phí tắcnghẽn

Cách thức, vị

Chi phí vậnchuyển

Hiệu quảvận tải hàng hóa

Chất lượng

đi bộ, đi xe đạp,giao thông côngcộng, lái taxi,…

Mục đích dichuyển, địa điểm,người sử dụng

A

Trang 16

Khả năngtiếp cận sử dụng đất

Chất lượngkhả năng tiếp cận

sử dụng đất

Mục đích dichuyển, địa điểm,người sử dụng

B

Thay thế diđộng

Chất lượngtiếp cận internet vàdịch vụ phân phối

Mục đích dichuyển, địa điểm,người sử dụng

Theo vị trí vàloại hình phát triển B

Tiêu thụ/ sửdụng đất cho giaothông vận tải

Đất dànhcho việc vậnchuyển cơ sở vậtchất

Loại môitrường sống và loạitài nguyên, vị trí

Phần ngânsách hộ gia đìnhcần thiết cung cấp

Nhân khẩu,đặc biệt là nhómngười thiệt thòi

A

Trang 17

cho giao thông

Khả năng chitrả cho nơi ở

Khả năngtiếp cận nhà ở giárẻ

Nhân khẩu,đặc biệt là nhómngười thu nhập thấp

và nhóm ngườikhuyết tật

C

Khả năngtiếp cận cơ bản

Chất lượngkhả năng tiếp cậncho người khuyếttật

Theo vùngđịa lý, cách thức,loại khuyết tật

Giá dựa trênchi phí

Theo cáchthức, loại chi phí(đường bộ, bãi đỗxe,…)

B

Lập kế hoạchchiến lược

Mức độquyết định lập kếhoạch cá nhân để

hỗ trợ mục tiêuchiến lược

B

Lập kế hoạchhiệu quả

hoạch toàn diện và

C

Trang 18

trung lập

Mức độ hàilòng của người sửdụng

Kết quảkhảo sát người sửdụng

Theo nhóm(người khuyết tật,trẻ em, nhóm thunhập thấp)

B

Bảng này liệt kê các chỉ số giao thông vận tải bền vững khác nhau Xếp hạng chỉ ra các ưu tiên:

A = đề xuất cho các ứng dụng trong hầu như tất cả các tình huống và các thể chế;

B = đề xuất cho ứng dụng nếu có liên quan / khả thi;

C = đề xuất cho ứng dụng khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cụ thể

1.5.2 Các chỉ tiêu định lượng Phát triển bền vững giao thông vận tải:

Tiêu chí định lượng cho các chỉ số hay còn gọi là các chỉ tiêu phát triển cũng có tầm

quan trọng đáng kể Một số chỉ tiêu định lượng được đưa ra bởi các tổ chức được công nhậnkhác nhau có thể phục vụ như là tiêu chuẩn cho phát triển các chỉ số phát triển bền vững Chỉtiêu định lượng tập trung vào phát triền ngành giao thông vận tải bền vững với các vấn đề vềmôi trường đã được đề xuất bởi các OECD (1999) Sáu tiêu chí đã được thành lập như là yêucầu tối thiểu để giải quyết hàng loạt các sức khỏe và môi trường bị tác động bởi giao thông vậntải Nhằm mục đích đạt được sự bảo vệ lâu dài các hệ sinh thái, sức khỏe con người và tàinguyên quý giá bằng cách đạt được mục tiêu chất lượng không khí, ngăn chặn biến đổi khí hậu,giảm tiếng ồn, bảo tồn đất canh tác và bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm Các tiêu chí định

Trang 19

lượng hàm ý rằng giao thông vận tải sẽ được mô tả như là môi trường bền vững ở các nướcOECD trong năm 2030 mục tiêu nếu các điều kiện sau đây đạt được:

- CO2: tổng lượng phát thải từ giao thông vận tải không được vượt quá 20 % của tổng sốCO2 mức phát thải năm 1990

- NOx: tổng lượng phát thải từ giao thông vận tải không được vượt quá 10 % của mứcphát thải trong 1990

- VOC không được vượt quá 10 % của mức phát thải năm 1990

- Bụi: Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và khu vực, giảm 55-99 % tiền phạt lượng khíthải hạt từ giao thông vận tải

- Độ ồn: 55-65 db vào ban ngày và 45 db vào ban đêm và trong nhà

- Sử dụng đất: so với mức của năm 1990, tiêu chí này có thể kéo theo một phần nhỏ đấtdành cho vận chuyển

Một số chỉ tiêu định lượng cụ thể về giao thông vận tải bền vững cũng được đề xuất bởi Hội đồng Nghiên cứu tư vấn các vấn đề Giao thông vận tải (European Road Transport Research Advisory Council - ERTRAC, 2004) được đưa ra như sau:

- Nâng cao hiệu quả với những phương tiện giao thông như: giảm 40% CO2 cho xe ô tôchở khác và 10% cho xe hạng nặng và những loại xe mới trong năm 2020

- Bảo dưỡng và lái xe tốt để giảm sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả nhằm giảm khí

CO2 ít nhất 10% với ô tô và 5% với xe tải nặng

- Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, sử dụng tốt nhất của phương thức vận tải,

hệ thống công nghệ thông tin, tỷ lệ lấp đầy xe công cộng cao hơn và các yếu tố tải vậnchuyển hàng hóa góp phần tiếp tục cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu từ 10-20%

- Đến năm 2020, xe sử dụng pin nhiên liệu nhiều hơn và nhiên liệu carbon / hydro thấpgóp phần giảm carbon trong không khí

- Cung cấp những nỗ lực nghiên cứu bền vững nên được bắt đầu ngay bây giờ

- Giảm tiếng ồn giao thông lên đến 10 dB thông qua một phương pháp tiếp cận hệ thốngbao gồm chỉ số tốt hơn và cải tiến để xe, lốp xe và cơ sở hạ tầng phù hợp

Trang 20

1.6 Tham khảo một số chỉ tiêu/chỉ số tiêu biểu và kinh nghiệm thực hiện phát

triển bền vững ngành giao thồn vận tải các nước:

Trong báo cáo của Cơ quan môi trường Châu Âu (European Environmental Agency -EEA) tậptrung vào phân tích các chỉ số theo dõi giao thông các vấn đề liên quan đến môi trường trongLiên minh châu Âu Các chỉ số này được tích hợp trong cái gọi là không khổ DPSIR, trong đó

mô tả các chỉ số đại diện cho lực lượng lái xa, áp lực, trạng thái của môi trường bị tác động vàphản ứng của xã hội Các chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chính sáchgiao thông bền vững trong một EU mở rộng

Bảng: Giao thông vận tải và các chỉ số môi trường liên quan (EEA, 2002)

Chủ đề Chỉ số liên quan

Chất thải GTVT Chất thải PM10 và PM2.5 trên đầu người

Chất thải SOx trên đầu ngườiNồng độ O3 trên ngườiChất thải CO2 trên người

N2O trên người

NH4 trên ngườiHiệu quả năng

Trang 21

Tác động của tài

nguyên môi trường

Gián đoạn môi trường sống và hệ sinh tháiĐất sử dụng cho cơ sở hạ tầng GTVTThiệt hại và rủi ro

môi trường

Tai nạn ô nhiễm (đất, không khí, nước)Vật liệu độc hại được vận chuyểnTái tạo năng lượng Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (số lượng xe thay thế

nhiên liệu) - sử dụng nhiên liệu sinh học

Bảng: Chỉ số phát triển giao thông vận tải trong chiến lược phát triển bền vững (EEA, 2002)

1 Giao thông vận tải với môi trường

Hậu quả về môi

trường của giao thông vận

PM10, SOx, tổng số tiền thân ozone) theo các phươngthức

Trang 22

Dân số vượt quá tiêu chuẩn ôi nhiễm không khí chophép

% người dân tiếp xúc và bị khó chịu bởi ô nhiễm tiếngồn

Sự phân cách của hệ sinh thái hay môi trường sống đếnnhững khu vực được thiết kế

Đất được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông vận tải

Số tai nạn giao thông, số tử vong, bị thương và số vụtai nạn gây thiệt hại về đất, không khí…

Xả thải bất hợp pháp dầu tàu lên biểnThải ngẫu nhiên dầu tàu lên biểnKhí thải từ phương tiện giao thông đường bộ( phươngtiện trọn đời

Chất thải từ phương tiện đường bộ (số lượng và xử lýlốp xe đã qua sử dụng)

Nhu cầu và mật độ

giao thông vận tải

Vận tải hành khách (theo phương thức và theo mụcđích)

Vận tải hàng hóa (theo phương thức và theo nhóm

Ngày đăng: 18/06/2014, 17:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Các vấn đề về phát triển bền vững ngành giao thông vận tải (Litman and - Các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải
Bảng 1 Các vấn đề về phát triển bền vững ngành giao thông vận tải (Litman and (Trang 10)
Bảng này liệt kê các chỉ số giao thông vận tải bền vững khác nhau. Xếp hạng chỉ ra các ưu tiên: - Các chỉ số Phát triển bền vững ngành Giao thông vận tải
Bảng n ày liệt kê các chỉ số giao thông vận tải bền vững khác nhau. Xếp hạng chỉ ra các ưu tiên: (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w