1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc

111 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Nhập Khẩu Máy Móc, Thiết Bị Tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vinaconex – Vinatra., JSC
Tác giả Nguyễn Thị Thế
Người hướng dẫn TS. Mai Thế Cường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Khoa Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH (13)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh (14)
      • 1.1.1. Sự hình thành của công ty (14)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty (16)
    • 1.2. Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần kinh doanh (17)
      • 1.2.1. Cấu trúc tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban (17)
      • 1.2.2. Văn hoá doanh nghiệp trong công ty (21)
    • 1.3. Tình hình chung về hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC (22)
      • 1.3.1. Về hoạt động xuất khẩu (22)
      • 1.3.2. Về hoạt động nhập khẩu (28)
      • 1.3.3. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (28)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 (30)
    • 2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh (30)
      • 2.1.1. Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty cổ phần kinh (30)
      • 2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu (31)
      • 2.1.3. Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh (41)
    • 2.2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh (51)
      • 2.2.1. Kết quả đạt được (51)
      • 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân (53)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) (13)
    • 3.1. Dự báo thị trường máy móc thiết bị thế giới và trong nước cho đến năm 2015. .52 1. Dự báo thị trường máy móc, thiết bị thế giới cho đến năm 2015 (62)
      • 3.1.2. Dự báo thị trường máy móc, thiết bị trong nước đến năm 2015 (64)
    • 3.2. Những cơ hội và thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (66)
      • 3.2.1. Những cơ hộị trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty (66)
      • 3.2.2. Những thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty (69)
    • 3.3. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex đến năm 2015 (71)
      • 3.3.1. Mục tiêu hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh (71)
      • 3.3.2. Định hướng kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Vinatra., JSC (73)
      • 3.3.3. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty (76)
    • 3.4. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công (78)
      • 3.4.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty (78)
      • 3.4.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty (90)
    • 3.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan (102)
      • 3.5.1. Giữ vững ổn định chính trị và tăng cường hợp tác quốc tế (102)
      • 3.5.2. Nhà nước ta cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và giảm bớt thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thông thoáng (103)
      • 3.5.3. Nhà nước cần xây dựng nền kinh tế trong nước ổn định, tăng trưởng và phát triển ở trình độ cao (103)
      • 3.5.4. Nhà nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại (104)
      • 3.5.5. Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế (104)
      • 3.5.6. Nhà nước cần thay đổi cơ chế quản lý ngoại tệ và ổn định giá (105)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................96 (106)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................98 (108)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

1.1.1 Sự hình thành của công ty

 Các thông tin chung về công ty:

Tên công ty: Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex

Tên giao dịch: Vinaconex Trading Joint Stock Company

Tên viết tắt: VINATRA., JSC

Trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà VIMECO, lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

 Ngành nghề kinh doanh chính:

Thế mạnh của công ty là kinh doanh xuất khẩu lao động; xuất nhập khẩu vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông, cơ khí, nông nghiệp; vật tư thiết bị ngành nước và môi trường; dây chuyền thiết bị, máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất; máy móc thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học; hàng tiêu dùng; hàng thủ công mỹ nghệ; bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trên các lĩnh vực sau:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu phương tiện vận tải, xe máy, hàng nông lâm thuỷ sản, tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất;

- Kinh doanh phát triển nhà;

- Đại lý cho các hãng, các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng;

- Kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông;

- Kinh doanh máy móc, trang thiết bị y tế;

- Kinh doanh thiết bị, vật tư ngành điện;

- Kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu: Bột tỏi, bột cây vàng đắng.

 Hình thức sở hữu vốn:

Công ty hoạt động dưới danh nghĩa cổ phần hoá, vốn chủ sở hữu Nhà nước chiếm đa số được thể hiện như sau:

Vốn điều lệ của công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp của mình, vốn này có thể được đóng bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc được quy đổi theo một đơn vị thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ).

Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập được xác định là: 10.000.000.000 (mười tỷ đồng chẵn) trong đó cơ cấu vốn phân chia theo chủ sở hữu vốn được thể hiện như sau:

- Giá trị cổ phần phát hành: 10.000.000.000 (mười tỷ đồng chẵn).

- Vốn thuộc chủ sở hữu Nhà nước: 5.100.000.000 (năm tỷ một trăm triệu đồng), chiếm 51% vốn điều lệ, bằng 51% giá trị của cổ phần phát hành do công ty

Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex nắm giữ (theo chủ trương tái cấu trúc các đơn vị thành viên của công ty Cổ phần Vinaconex trong giai đoạn từ 2008 - 2012).

- Vốn cho người lao động trong công ty: 2.880.000.000 đồng (hai tỷ tám trăm tám mươi triệu đồng chẵn), bằng 28,8% vốn điều lệ, bằng 28,8% giá trị của cổ phần phát hành.

- Vốn thuộc sở hữu cổ đông là pháp nhân và các thể nhân khác là: 2.020.000.000 đồng (hai tỷ không trăm hai mươi triệu đồng chẵn), chiếm 20,2% vốn điều lệ, bằng 20,2% giá trị của cổ phần phát hành.

Cổ phần Nhà nước là cổ phần chi phối, việc tăng, giảm vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận Thủ tục xác nhận vốn điều lệ được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Vốn này chỉ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như: mua sắm tài sản cố định, máy móc trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn và liên doanh Các dự trữ cần thiết về động sản và bất động sản, kinh doanh theo nội dung hoạt động của công ty.

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) tiền thân là Trung tâm kinh doanh Vinaconex được chuyển đổi (cổ phần hoá) từ doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1435/QĐ-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2003 của Bộ xây dựng.

Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC);

6 những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC có tác dụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Vinaconex Hoạt động xuất nhập khẩu củaVinatra., JSC bắt đầu từ dịch vụ mua bán xe máy và hàng hoá cho người lao động nước ngoài trở về nước được mua theo tiêu chuẩn miễn thuế Sau một thời gian hoạt động, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra, JSC đã từng bước dịch chuyển sang nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, làm đại lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác Những năm gần đây, Vinatra., JSC cùng với các thành viên khác trong Tổng công ty đã thực hiện tốt việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các dây chuyền đồng bộ Bên cạnh đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC không chỉ giới hạn ở việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ ngành xây dựng mà đã mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng mà thị trường có yêu cầu.

Trong buổi đầu hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra, JSC gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn, cạnh tranh ngày càng cao, nhưng do nỗ lực, tranh thủ học tập kinh nghiệm các đơn vị chuyên ngành trong nước, khai thác mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tranh thủ mọi điều kiện cho phép, sớm nắm bắt được thị trường nên hoạt động của công ty ngày càng ổn định và phong phú, số bạn hàng ngày càng tăng, hoạt động xuất nhập khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong tổng doanh số chung của toàn Tổng công ty Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không những nâng cao năng lực sản xuất, năng lực thi công của Tổng công ty mà còn góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần kinh doanh

1.2.1 Cấu trúc tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh

 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng, ban:

 Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban kiểm soát GIÁM ĐỐC

Phòng Thiết bị vật tư

Phòng Xuất khẩu lao động

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông) Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;

- Quyết định các dự án đầu tư theo sự phân cấp;

- Định hướng phát triển thị trường;

- Xây dựng, ban hành quy chế quản lý;

- Chuẩn bị các chương trình, nội dung đại hội cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ của công ty.

Công ty được điều hành bởi Giám đốc và các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và có bốn phòng, ban chuyên môn: Phòng Kế toán Hành chính, Phòng Vật tư Thiết bị, Phòng Dự án và Phòng Xuất khẩu lao động Các phòng có trưởng phòng và các phó phòng cùng với các cán bộ theo phương án tổ chức và chức năng nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

 Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc:

Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, thực hiện xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hàng năm, dự án đầu tư được Hội đồng quản trị phê duyệt Thay mặt Hội đồng quản trị quản lý vốn, tài sản của công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo đúng thẩm quyền Đồng thời, đề xuất và trình Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụ cấp của các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

 Chức năng, nhiệm vụ của các Phó giám đốc:

Hiện nay, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đang có 02Phó giám đốc, các Phó giám đốc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc đối với từng vụ việc cụ thể trong các trường hợp được Giám đốc uỷ quyền; Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, đề xuất các vấn đề về tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách để Giám đốc quyết định và thay mặt Giám đốc cung cấp thông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho các nhân viên của mình phụ trách tiếp xúc với báo giới theo lịch phân công công việc của Giám đốc Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc cung cấp thông tin trung thực.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ:

- Kiểm tra hợp lý, hợp pháp của quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh;

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty;

- Thông báo về kết quả điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo điều lệ mà công ty quy định.

 Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, ban:

- Phòng Kế toán – Tổng hợp:

Quản lý hành chính và nhân sự, quản lý thu chi tài chính, kinh doanh tài chính.

- Phòng Thiết bị Vật tư:

Kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ gỗ nội ngoại thất; kinh doanh xuất khẩu các loại vật liệu xây dựng, hàng gia công cơ khí, hàng nông thổ sản, đồ gỗ nội ngoại thất và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng đối với thiết bị máy móc và vật tư nhập khẩu.

- Phòng Dự án Đầu tư:

Tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án cung cấp dây chuyền thiết bị đồng bộ, các trang thiết bị đặc chủng, chuyên ngành; kinh doanh bất động sản, nghiên cứu đầu tư sản xuất.

- Phòng xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động và chuyên gia; tư vấn du học nước ngoài và đào tạo dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp.

1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp trong công ty

Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC); những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra, JSC có tác dụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty Vinaconex Chính vì thế nên công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hoạt động dựa trên những sứ mệnh và mục tiêu của Tổng công ty, đó là:

Xây dựng Vinaconex trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội và đặc biệt là đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước.

 Giá trị cơ bản của Vinaconex:

 Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VINACONEX;

 Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, là văn hóa của Tổng công ty VINACONEX;

 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu của khách hàng;

 Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng;

 Trách nhiệm với xã hội là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX.

 Với khách hàng: đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công nghệ tiên phong, giá cả cạnh tranh.

 Với cổ đông: tối đa hóa giá trị cổ đông.

 Với đối tác: tin cậy, chân thành, hợp tác cùng phát triển.

 Với người lao động: đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.

 Với xã hội: bảo vệ môi trường và song hành cùng lợi ích cộng đồng.

Tình hình chung về hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC

1.3.1 Về hoạt động xuất khẩu

Công ty Vinatra., JSC luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu lao động, coi đó là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng nhằm mục đích giải quyết việc làm, ổn định tình hình xã hội, tăng thu nhập cho Nhà nước và người lao động.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nên công ty đã đặt vị trí xuất khẩu lao động là rất quan trọng, nó có vai trò rất lớn góp phần vào thành công của công ty Ngày nay, Vinatra., JSC là một trong những đơn vị hàng đầu của toàn Tổng công ty về doanh thu xuất khẩu người lao động Điều này đã làm cho vị thế của công ty được nâng cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Hiện nay, theo tính toán thì cả nước ta có khoảng 160 doanh nghiệp xuất khẩu lao động và tổng lao động của Việt Nam thường xuyên làm việc ở nước ngoài vào khoảng 46 nghìn người (Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam).

Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nên các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này luôn có cơ hội khai thác thị trường nước ngoài, mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác trên thế giới. Đây là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhiều thu nhập cho người lao động so với mặt bằng chung thu nhập trong nước Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu hội nhập quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,… giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Công tác xuất khẩu lao động của công ty Vinatra., JSC đang có quyết tâm tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trong giá trị tổng kim ngạch Vì vậy, việc phân tích và xem xét thực trạng xuất khẩu lao động sẽ cho chúng ta có những đánh giá cụ thể về

12 thực trạng hoạt động này của công ty Từ đó có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao và hoàn thiện cho hoạt động này.

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010) Đơn vị tính: USD

Năm Giá trị kế hoạch (KH)

Giá trị thực hiện (TH) %TH/KH

Mức độ tăng trưởng giá trị TH

(Nguồn: Phòng Xuất khẩu Lao động – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện qua sơ đồ cụ thể như sau:

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm trong giai đoạn 2005 - 2010

Từ bảng và sơ đồ ở trên ta thấy năm thực hiện kế hoạch tốt nhất là năm 2008, giá trị kế hoạch đề ra là 19.500 USD, giá trị thực hiện của công ty là 22.246 USD đạt 114,08% của năm 2008, mức độ tăng trưởng vượt mức hẳn so với năm khác (54,64% so với năm 2007), nguyên nhân chính là do trong năm 2008, nhu cầu sử dụng lao động cho các dự án nước ngoài tương đối lớn Đến năm 2009, mức độ tăng trưởng giá trị thực hiện có tăng so với năm 2008 nhưng không cao, đạt 100.87% do diễn biến thất thường của nền kinh tế thế giới, hậu quả do dịch bẹnh cúm A/H1N1, ảnh hưởng của thiên tai và một phần khác là do, lao động bỏ trốn ra ngoài thực hiện công việc khác hoặc tự huỷ bỏ hợp đồng dẫn đến công ty phải đóng của một số thị trường như Malaysia, chuyển hướng sang thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Công ty cung cấp nhân lực cho các nước, bao gồm: cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân các ngành nghề, lao động phổ thông Cụ thể là nhu cầu về loại lao động, số lượng lao động,… đặc điểm về sử dụng lao động của thị trường đang nghiên cứu như ngành nghề, độ tuổi, giới tính,…

Từ những nghiên cứu cơ bản đó, cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động trong công ty sẽ đưa ra các kế hoạch đáp ứng yêu cầu của đối tác tuỳ theo đặc thù của từng loại công việc Ví dụ như thị trường Malaysia, nhu cầu sử dụng lao động chủ yếu trong ngành xây dựng và sản xuất chế tạo nên lao động được tuyển phải là nam giới có sức khoẻ tốt,… Ngược lại, ở thị trường Đài Loan, nhu cầu sử dụng lao động là giúp việc gia đình, nội trợ, trông trẻ,… vì vậy cho nên nhu cầu lao động lại là nữ giới,nhanh nhẹn và khéo léo.

Bảng 1.2: Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị tính: USD

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Cán bộ quản lý, chuyên gia Công nhân, lao động phổ thông

Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Hình 1.3: Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009

Qua bảng và hình ở trên ta có thể nhận thấy nhóm công nhân, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối và tăng trưởng ổn định qua các năm: năm 2005 là 10.900 USD chiếm tỷ trọng 94,95%, năm 2006 là 11.427 USD chiếm tỷ trọng 95,33%, năm 2007 là 15.200 USD chiếm tỷ trọng 94,1%, năm 2008 là 13.450 USD chiếm tỷ trọng 94,06%, năm 2009 là 13.200 USD chiếm tỷ trọng 94,1% Nguyên nhân chính là xuất phát từ đặc điểm thị trường lao động của nước ta còn ở trình độ thấp, chủ yếu là những lao động phổ thông muốn tạo một nguồn vốn sau hợp đồng để thực hiện các kế hoạch riêng của cá nhân hoặc gia đình dẫn đến có rất nhiều hạn chế về mặt kỹ năng thực hiện công việc.

 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex có lợi thế trong việc phát triển thị trường mới vì công ty không những hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động mà còn nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng,… và công ty đã có những mối quan hệ hợp tác tốt với nước ngoài, có uy tín trên thương trường, có mạng lưới khách hàng rộng khắp, vì vậy, dễ nắm bắt được nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, từ đó giúp cho công ty tăng cơ hội tìm được những đối tác có tiềm năng lớn.

Công tác tìm kiếm và phát triển thị trường đã giúp công ty đạt được những kết quả nhất định, ngoài việc duy trì và phát triển được các thị trường, hợp đồng sẵn có như thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, công ty còn đầu tư mở thêm một số thị trường mới như Malaysia, Ailen, Libia, Suzuko, Tech one (Nhật Bản).

Ngoài ra, công tác tổ chức đưa lao động ra nước ngoài là công tác được đánh giá có tính then chốt trong hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex Bởi vì từ việc đào tạo, tuyển chọn, đưa đi đón về và quản lý người lao động được công ty thực hiện theo một quy trình với tiêu chuẩn ISO 2000. Những nỗ lực đó của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 1.3: Công tác xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC trong giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: Người

Năm Đã tuyển chọn Đưa đi Đón về Quản lý

(Nguồn: Phòng Xuất khẩu lao động – Vinatra, JSC)

Qua bảng trên ta nhận thấy, năm 2008 có thể coi là một năm thành công của công tác xuất khẩu lao động, lượng lao động đã tuyển chọn là 2041 người, lượng lao động đưa đi là 1837 người, lượng lao động đón về là 523 người, lao động quản lý là 2713 người, trong đó thì lượng lao động lượng lao động đã tuyển chọn và lượng đưa đi là cao hơn so với các năm khác trong cùng giai đoạn Mặc dù một số thị trường như Ailen công ty không đưa được lao động đi xuất khẩu, nhưng bù lại công ty có một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn là Malaysia, Malaysia đã chiếm

890 lao động xuất khẩu của Vinaconex trong đó 1692 lao động đưa đi Điều đó thể hiện thị trường Malaysia đang có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh

Khi bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex gặp phải nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường Tuy nhiên, bằng nỗ lực học hỏi, tranh thủ kinh nghiệm của các đơn vị chuyên ngành trong nước, khai thác tốt mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, sớm nắm bắt được thị trường nên hoạt động của công ty ngày càng đi vào ổn định, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho công ty nói riêng, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Tổng công ty Vinaconex nói chung.

2.1.1 Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

2.1.1.1 Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty

 Dây chuyền, thiết bị đồng bộ:

Công ty đã nhập các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền công nghệ như: dây chuyền nhà máy xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh), tổ máy tuốc bin nhà máy Cửa Đạt (Thanh Hoá) và dây chuyền nhà máy thuỷ điện Ngài Phát,…

 Máy móc, thiết bị xây dựng:

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu đa dạng như: máy khoan cọc nhồi, cần trục bánh xích, cẩu tháp, xe chuyển trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy khoan thăm dò, vận thăng, các loại thiết bị nâng cấp hệ thống cấp thoát nước,…

Công ty nhập khẩu chủ yếu các loại vật tư cho ngành nước, môi trường, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng như: thép, hoá chất, kính xây dựng, vật liệu xây dựng,… (chiếm 80% tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu).

2.1.1.2 Loại hình nhập khẩu của công ty

Công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị theo loại hình nhập khẩu kinh doanh (trong đó bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác).

Tuy nhiên, hiện nay quyền nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp trong nước được mở rộng hơn và năng lực mua bán cũng phát triển nên kim ngạch nhập khẩu theo hình thức uỷ thác của công ty có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nhập khẩu trực tiếp, cũng như trong tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty (chiếm khoảng 5%).

Chính vì vậy, trong nội dung phần này sẽ chỉ đề cập và đi sâu về loại hình

“nhập khẩu trực tiếp” bao gồm: nhập khẩu theo đơn hàng và nhập khẩu để bán.

2.1.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu

2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2009

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2009 Đơn vị tính: VNĐ

Doanh thu hoạt động kinh doanh 30.820.526.305 41.784.005.719 35,572% Doanh thu hoạt động tài chính 327.233.348 686.246.580 109,712%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.094.870.264 3.922.360.056 87,236% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 606.005.680 1.463.843.402 141,556% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 792.218.550 1.463.843.402 84,778%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 587.033.946 1.099.882.552 87,363%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Vinatra năm 2008 - 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy, doanh thu công ty năm 2009 tăng đáng kể 36,351% so với năm 2008, đồng thời mức tăng trưởng lợi nhuận ròng đạt mức rất cao (trên 85%) Điều này cho thấy dấu hiện khả quan trong tình hình hoạt động của công ty.

Nhìn vào cơ cấu doanh thu, ta thấy doanh thu kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng trên 35% từ năm 2008 đến năm 2009 Đặc biệt làtrong 2 năm 2008 và năm2009, doanh thu hoạt động kinh doanh chiếm tới trên 98% tổng doanh thu của công ty, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (cao hơn 15% so với năm

2005) Kết quả này đạt được là do năm 2008 công ty đã quyết định gia tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 10 tỷ và tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, kinh doanh của công ty (từ khoảng tháng 4/2008 đến tháng 7/2008) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 – 2009, tổng chi phí của công ty tăng mạnh với tốc độ 34,263%, sở dĩ có được điều này là do các khoản mục chi phí đều tăng cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán tăng quá cao dẫn đến tình hình lạm chi của công ty Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí giá vốn tăng quá cao là do trong giai đoạn 2008 – 2009, chứng kiến tỷ giá biến động theo xu hướng tăng (năm 2008 tỷ giá USD/VNĐ là 16.760, nhưng tới năm 2009 con số này đã tăng lên hơn 18.000), tỷ giá tăng khiến cho giá cả các mặt hàng tăng lên, do đó kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ là khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho nên Chính phủ quy định khá chặt chẽ các lĩnh vực, các mặt hàng được phép nhập khẩu; đồng thời gia tăng hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế; quy định nhiều bên tham gia cấp phép tạo sự chồng chéo trong quản lý gây ra khó khăn về chi phí trong quá trình hoạt động nhập khẩu của công ty.

Mặt khác, tình trạng các Ngân hàng thiếu tiền mặt để cho vay, còn các doanh nghiệp thì rơi vào tình trạng thiếu vốn mà không vay được dẫn đến tình trạng cầu vượt quá cung làm cho lãi suất vay của Ngân hàng cũng tăng lên kéo theo chi phí vốn vay (nằm trong chi phí tài chính) cũng tăng theo.

Có thể thấy, tốc độ gia tăng chi phí qua 2 năm (34,263%) tăng cao xấp xỉ tốc độ gia tăng doanh thu (36,351%) Đây là một dấu hiệu không khả quan cho tình hình hoạt động của công ty, đòi hỏi Ban quản trị cần tìm cách kiểm soát chi phí bán hàng và tiết kiệm chi phí kinh doanh ở mức tối thiểu có thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Hiện tại, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hoạt động khá hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá, có uy tín trên thị trường, có quan hệ nhiều bạn hàng lâu năm với các nước phát triển Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, với mục tiêu nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị tính: Triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện cụ thể qua hình sau:

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Hình 2.1: Giá trị nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong đoạn 2005 - 2009

Theo số liệu ở trên và nhìn vào hình vẽ, ta thấy giá trị nhập khẩu năm 2005 đạt 6,25 triệu USD, năm 2006 đạt 6,5 triệu USD, năm 2007 đạt 7,03 triệu USD,năm 2008 đạt 8,5 triệu USD, năm 2009 đạt 9,2 triệu USD; giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng điện dân dụng trong các năm từ 2005 đến 2009 luôn tăng trưởng.

Việc kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị,… tăng như vậy là do hàng hoá của công ty đã đảm bảo được chất lượng, phù hợp với người tiêu dùng, đã tạo được uy tín với khách hàng; Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua dẫn đến việc năm 2009 kim ngạch nhập khẩu có tỷ lệ tăng 2,35% so với năm 2008 – ít nhất trong vòng 5 năm giai đoạn 2005 – 2009.

2.1.2.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Do nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đặt ra nhu cầu về vật tư trang thiết bị ngành xây dựng ngày càng lớn, các sản phẩm này đòi hỏi một lượng tiêu thụ ngày càng nhiều Trước tình hình đó kết hợp với Tổng công ty, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đã chủ động đi vào các sản phẩm có chất lượng cao, thị trường lớn Công ty đã đi vào nghiên cứu thị trường đầu vào và đầu ra nhằm khai thác nguồn lực tiềm năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về chất lượng lẫn số lượng các mặt hàng vật tư, trang thiệt bị, máy móc, hàng dân dụng,… và một số mặt hàng khác.

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn 2006 – 2008

5 Vật tư, phụ tùng sản xuất 125 5,12 145 5,42 150 5,09

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện cụ thể qua hình sau:

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải

Vật tư, phụ tùng sản xuất

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải Vật tư, phụ tùng sản xuất

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải Vật tư, phụ tùng sản xuất

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Hình 2.2: Tỷ trọng nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn 2006 – 2008

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC)

Dự báo thị trường máy móc thiết bị thế giới và trong nước cho đến năm 2015 .52 1 Dự báo thị trường máy móc, thiết bị thế giới cho đến năm 2015

3.1.1 Dự báo thị trường máy móc, thiết bị thế giới cho đến năm 2015

Bắt đầu từ khoảng giữa những năm 1970, cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bắt đầu có những đặc điểm và xu hướng phát triển mới, đó là cuộc Cách mạng về công nghệ Cuộc Cách mạng này đã tạo ra ba nhóm quốc gia tham gia vào hoạt động cung ứng máy móc, thiết bị: Thứ nhất, đó là các quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn như: Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản,… Đây là những nước có trình độ phát triển cao, nắm giữ những bí quyết sản xuất hàng đầu trên thế giới Những

52 sản phẩm máy móc, thiết bị do nhóm các quốc gia này cung cấp thường có chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại và giá thành cũng không hề thấp Thứ hai, là nhóm các quốc gia, bao gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,… Đây là nhóm các nước sản xuất máy móc, thiết bị theo công nghệ chuyển giao của các nước có công nghệ nguồn Sản phẩm có giá rẻ hơn song chất lượng thì không đạt mức tiêu chuẩn tối đa Thứ ba, là nhóm các nước công nghệ mới như: Thái Lan, Malaysia, Achentina, Mexico,… mới tham gia vào việc cung ứng máy móc thiết bị trên thị trường thế giới.

Xu hướng trong khoảng 5 năm tới, thị trường máy móc, thiết bị thế giới sẽ phát triển theo hướng tự động hoá và số hoá Các nước thuộc nhóm nắm giữ công nghệ nguồn sẽ tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những loại máy móc, thiết bị có trình độ kỹ thuật cao, tiên tiến và hiện đại nhất Trong khi đó, nhóm các quốc gia thứ hai sẽ tiếp tục duy trì sự thông lĩnh đối với các thiết bị có mức độ hiện đại trung bình, phù hợp với các nước đang phát triển Còn đối với các quốc gia thuộc nhóm thứ ba, họ sẽ nhanh chóng vươn lên khẳng định thương hiệu các sản phẩm máy móc, thiết bị của mình và trở thành sự lựa chọn mới cho các nước có ưu thế về giá cả và sự nhanh nhạy trong việc tiếp xúc các công nghệ mới.

Sự thâm nhập của điện tử, tin học vào việc thiết kế và vận hành các loại máy móc, thiết bị một cách mạnh mẽ chính là đặc điểm nổi bật của thị trường thế giới cho tới năm 2015 Các máy công cụ điều khiển bằng số, hệ thống tự động hoá thiết kế bằng máy tính CAD (Computer Aided Design), tự động hoá sản xuất CAM (Computer Aided Manufacturing), hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính CIM (Computer Intergrated Manufacturing) và hệ thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manufacturing System) sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, góp phần cải tiến công nghệ sản xuất của các quốc gia đang phát triển Không những thế, trên thị trường sẽ còn xuất hiện nhiều hơn các sản phẩm, dây chuyền máy móc, thiết bị được phát triển theo hướng sử dụng các nguồn năng lượng mới từ thiên nhiên nhằm mục tiêu không gây ô nhiễm môi trường và đồng thời tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, sự phát triển và mở rộng của các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực sẽ tạo ra cho sản phẩm máy móc, thiết bị một thị trường ngày càng rộng lớn và đa dạng Các rào cản thương mại thông thường sẽ được dỡ bỏ tạo điều kiện cho việc mua bán máy móc, thiết bị giữa các quốc gia trở nên thuận lợi hơn Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hệ thống vận tải, tài chính ngân hàng cũng làm giảm rủi ro cho việc tiêu thụ, nhập khẩu sản phẩm máy móc, thiết bị.

Tuy nhiên, sự tăng giá nguyên vật liệu có thể đẩy giá thành máy móc thiết bị trên thị trường thế giới tăng cao, việc tiêu thụ trở nên khó khăn hơn Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải cân nhắc kỹ càng hơn trong quyết định kinh doanh Thêm vào đó, cùng với việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại là sự hình thành và mở rộng của các rào cản kỹ thuật khiến cho thị trường càng trở nên phức tạp và khó dự đoán Trong đó, các yêu cầu về lượng khí thải cho phép, tiêu chuẩn an toàn lao động,… đối với máy móc thiết bị sẽ ngày càng siết chặt Vì vậy, cơ cấu mặt hàng trên thị trường thế giới cũng sẽ có những thay đổi nhất định cũng như nhu cầu nhập khẩu sẽ có những biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Nói tóm lại, thị trường máy móc thiết bị thế giới cho đến năm 2015 bên cạnh những tín hiệu tốt từ sự bứt phá của khoa học công nghệ, thì những biến động bất lợi của một nền kinh tế thế giới vừa mới trải qua giai đoạn suy thoái cũng sẽ tạo ra hàng loạt những khó khăn gây cản trở tác động đến sự phát triển của thị trường này.

3.1.2 Dự báo thị trường máy móc, thiết bị trong nước đến năm 2015

Theo dự kiến tốc độ tăng bình quân về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 sẽ đạt con số 12% - 13% Tổng kim ngạch nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, linh phụ kiện (không kể xăng dầu) phục vụ sản xuất công nghiệp tới năm 2015 khoảng 69 đến 70 tỷ USD bằng khoảng 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước Tập trung nhập khẩu thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn, giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian, giảm thiểu nhập khẩu hàng hoá vật tư thiết bị có thể tự sản xuất được Đến năm 2015, dự kiến nhu cầu của thị trường Việt Nam về sản phẩm cơ khí cho công nghiệp là khoảng 80 tỷ USD, cho các nguồn khác là khoảng 40 tỷ USD Sản xuất trong nước tới năm 2015 đáp ứng được hơn 45% nhu cầu về giá trị, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Hiện nay xu thế công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là sự mở rộng của các ngành công nghiệp nhẹ đã tạo nên một nhu cầu rất lớn về máy móc, thiêt bị Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay thì ngành công nghiệp chế tạo trong nước vẫn còn rất non kém chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước Mặt khác, có nhiều chủng loại máy móc, thiết bị mà nền công nghiệp trong nước sản xuất không đem lại hiệu quả do nhu cầu không nhiều hay chi phí sản xuất quá cao Đa số các sản phẩm máy móc, thiết bị sản xuất trong nước đều ở trình độ kỹ thuật trung bình và thấp Đi kèm với nó là việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, trong vòng 5 năm tới, Nhà nước ta đang có chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành này với các sản phẩm nhập khẩu và hướng tới việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài Vì vậy, tỷ trọng máy móc thiết bị được sản xuất trong nước sẽ thay đổi theo hướng ngày càng được nâng cao trên thị trường nội địa Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất này sẽ phải đáp ứng đúng những quy định của WTO và các thông lệ quốc tế khác Sẽ có một số sản phẩm trọng điểm được đầu tư phát triển với mục đích chính phục vụ cho xuất khẩu với mong muốn thương hiệu máy móc, thiết bị của Việt Nam sẽ từng bước được khẳng định trên thị trường thế giới Dù đã có hướng phát triển như vậy nhưng việc thực hiện lại là không phải dễ dàng Cho đến năm 2015 tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư linh kiện sẽ vẫn giữ phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu nói chung của cả nước Những yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, mức độ tiên tiến hiện đại của máy móc, thiết bị nhập khẩu cũng có xu hướng tăng lên do những nhu cầu về tiết kiệm chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ, hạn chế ô nhiễm môi trường,… Chính vì vậy, cơ cấu sản phẩm máy móc thiết bị nhập khẩu trong những năm tới cũng sẽ có những thay đổi nhất định cho phù hợp Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu điện đang diễn ra trầm trọng, nhu cầu về các loại máy móc, thiết bị có áp dụng công nghệ tiết kiệm điện đang tăng lên nhanh chóng Với xu hướng phát triển sản xuất hiện nay cùng với những dự đoán về khả năng cung ứng điện của ngành điện lực thì nhu cầu này vẫn sẽ tiếp tục tăng cao Nhiều doanh nghiệp hiện đã và đang xây dựng những chiến lược lâu dài để thay thế các máy móc, thiết bị hiện có bằng những sản phẩm giúp tiết kiệm điện và giảm chi phí Từ đó có thể thấy, dung lượng của thị trường máy móc, thiết bị của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định trong những năm tới đây với những yêu cầu phong phú hơn về chủng loại và chất lượng sản phẩm.

Những cơ hội và thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO

3.2.1 Những cơ hộị trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty

3.2.1.1 Công ty có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn nguồn hàng có chất lượng phù hợp, giá cả phải chăng, làm cơ sở cho việc tăng doanh thu và giảm chi phí nhập khẩu máy móc, thiết bị

Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với những sự tiến bộ của nhiều nền sản xuất công nghiệp đã tạo ra cho công ty cơ hội lớn cho việc mở rộng thị trường nhập khẩu Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex không chỉ tiến hành nhập khẩu từ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc,… công ty hoàn toàn có thể tiến tới việc nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia hay Mexico các sản phẩm máy móc, thiết bị có mức giá cả và chất lượng phù hợp Sự xâm nhập thị trường của nhiều thương hiệu mới cho phép công ty có thêm nhiều sự lựa chọn hơn và như vậy nó bảo đảm tính cạnh tranh về giá cả, chất lượng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường nhập khẩu còn cho phép công ty đa dạng hoá các danh mục sản phẩm Điều này giúp cho công ty giữ tính chủ động cao hơn trong hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro và các chi phí không cần thiết Cơ hội mở rộng thị trường nhập khẩu cho phép công ty gia tăng doanh thu, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thị trường thế giới Từ đó, công ty có thể từng bước xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình Việc ngày càng xuất hiện nhiều hơn các sản phẩm máy móc, thiết bị tự động hoá hoặc điều khiển bằng các chương trình phần mềm lập trình sẵn từ máy vi tính sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho công ty Từ các sản phẩm này, công ty có thể phát triển thêm rất nhiều các dịch vụ đi kèm nhằm nâng cao kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng cho công ty.

3.2.1.2 Nhu cầu máy móc, thiết bị của thị trường trong nước tăng lên tạo ra cơ hội tốt cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu, từ đó làm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho công ty

Như đã trình bày trong phần 3.1 ở trên đây, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị trong những năm tới không hề suy giảm mà trái lại, lại có dấu hiệu tăng lên. Đó là kết quả của việc quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá trong nước diễn ra quá nhanh trong khi ngành công nghiệp chế tạo con chưa đủ điều kiện để đáp ứng. Điều này tạo điều kiện cho công ty Vinatra., JSC mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, gia tăng doanh thu và lợi nhuận Các loại máy móc, thiết bị công ty cung cấp chủ yếu là các loại máy cơ khí như máy cắt, máy tạo khuôn, dây chuyền nhiệt luyện, các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng,… đều rất cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thậm chí là các ngành công nghiệp chế tạo máy thông dụng Do đó lượng nhu cầu máy móc, thiết bị sản phẩm của công ty vẫn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới Không những thế nhu cầu của thị trường tăng lên có thể giúp công ty giảm chi phí nhập khẩu Nếu tiêu thụ hàng hoá tốt, công ty có thể nhập hàng với số lượng lớn hơn Nhìn chung, lượng hàng nhập khẩu càng lớn thì chi phí nhập khẩu trên một đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng có khả năng giảm đi nếu vẫn trên cơ sở vật chất kỹ thuật không thay đổi, công ty có thể nhập và bán hàng ngày càng nhiều hơn.

Việc nhu cầu thị trường tăng lên tạo điều kiện cho việc thiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty góp phần tăng vòng quay vốn lưu động và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây cũng là cơ hội để công ty có thể mở rộng thị phần một cách nhanh chóng nếu nắm bắt được những nhu cầu và thay đổi của thị trường một cách chính xác và kịp thời.

3.2.1.3 Hoạt động nhập khẩu được thực hiện ngày càng dễ dàng hơn

Nhìn chung, trong vòng 5 năm tới, những thủ tục cần thực hiện để tiến hành một đơn hàng nhập khẩu sẽ ngày càng đơn giản hơn và nhanh gọn hơn Đó là quá trình tác động của các chính sách của Nhà nước, sự phát triển của khoa học công nghệ, việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và sự phát triển của các ngành hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu.

Thứ nhất, hiện nay Nhà nước ta đang tích cực tiến hành các biện pháp cải cách hành chính nhằm giảm bớt những thủ tục không cần thiết, rút ngắn quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí Tiêu biểu cho các chính sách này là chính sách một cửa Nó đảm bảo cho các doanh nghiệp không cần phải đi quá nhiều nơi để giải quyết các thủ tục và vướng mắc Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể nắm rõ quá trình thực hiện các thủ tục, thiếu các giấy tờ gì để có thể bổ sung, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép công ty rút ngắn thời gian và hạn chế chi phí cho quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu của mình Công ty có thể giao dịch với nước ngoài thông qua mạng Internet, tổ chức các giao dịch, đàm phán trực tuyến thông qua truyền hình, khai báo hải quan bằng mạng Internet, quảng bá thông tin trên mạng và rất nhiều các cách thức áp dụng công nghệ mới vào việc quản trị hoạt động nhập khẩu và hoàn thiện hoạt động nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Thứ ba, việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới

WTO cũng có những tác động nhất định tới việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu từ các nước cùng nằm trong WTO Lý do là bởi vì, trong tiển trình gia nhập, Việt Nam sẽ phải dần dỡ bỏ các rào cản thương mại như thuế, hạn ngạch nhập khẩu Như vậy, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị sẽ trở nên dễ dàng hơn, các khoản chi phí cũng giảm xuống Các khoản thuế nhập khẩu được hạn chế bớt sẽ giúp giá cả sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Thứ tư, có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng tài chính kể từ ngày Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới tại Việt Nam Nhờ đó, việc thanh toán của công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn, công ty sẽ không còn phải khó khăn trong việc phải lựa chọn xem ngân hàng nào có chi nhánh hay có quan hệ với một ngân hàng có chi nhánh tại nước xuất khẩu bởi các ngân hàng lớn hiện đã có mặt ở thị trường nước ta đều là những ngân hàng quốc tế rất mạnh, có quan hệ liên ngân hàng rộng lớn Thêm vào đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống vận tải hàng hoá sẽ giúp việc vận chuyển lưu thông

58 hàng hoá được nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời tiết kiệm được những chi phí không cần thiết cho công ty.

3.2.2 Những thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty

3.2.2.1 Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng

Những thuận lợi, thời cơ nói trên không phải chỉ riêng công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex mới có mà nó là cơ hội chung cho nhiều doanh nghiệp khác nữa. Vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp nào sẽ nắm bắt được nhanh chóng và hiệu quả hơn mà thôi Điều này tạo nên một thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt và khó khăn hơn Các doanh nghiệp nhập khẩu khác với tiềm lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất tốt hơn, có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn có thể sẽ phát triển mạnh hơn, tranh giành thị phần với công ty và hạn chế khả năng phát triển cũng như việc mở rộng của thị trường của công ty trong thời gian tới Mất thị phần, không tiêu thụ được sản phẩm làm cho doanh thu của công ty đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng Tình tranh thua lỗ có thể xảy ra và lúc này hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty sẽ giảm nhanh chóng và thậm chí có thể là con số âm Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, công ty phải có những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí, từ đó hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

3.2.2.2 Nhà nước đang có xu hướng hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị để ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị trong nước

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp chế tạo trong nước Chính sách này cũng đã bắt đầu có những hiệu quả nhất định trong việc cân đối thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất trong nước Điều này sẽ gây cản trở rất lớn cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công tyVinatra., JSC Không chỉ là sự cạnh tranh về giá cả mà còn là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm máy móc, thiết bị và chất lượng dịch đị kèm Ngoài ra, để giúp ngành công nghiệp chế tạo trong nước phát triển, Nhà nước cũng sẽ phần nào tìm cách hạn chế nhập khẩu theo cách này hay cách khác Tuy những quy định của

WTO đã buộc Việt Nam mở rộng cánh cửa cho hàng hoá, vật tư, thiết bị của các thành viên khác thuộc WTO tràn vào song Chính phủ Việt Nam cũng không thiếu cách để hạn chế nhập khẩu Khi những hàng rào thương mại như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu bị hạ xuống cũng là lúc những rào cản kỹ thuật khác được dựng lên Đó là những quy định về bảo vệ môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, nước thải, tiếng ồn,… hay là những tiêu chuẩn về an toàn lao động nói riêng cho từng loại máy móc, thiết bị.

Rõ ràng, không những ở hiện tại mà cả trong tương lai, công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp chế tạo trong nước với sự hậu thuẫn bền vững từ phía Nhà nước và các hiệp hội ngành nghề trong nước.

3.2.2.3 Yêu cầu về sản phẩm máy móc, thiết bị ngày một cao hơn của thị trường Việt Nam

Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex đến năm 2015

Nhận thức được tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới trong những năm gần đây, nhìn chung công ty Vinatra., JSC đã đưa ra được những định hướng cụ thể về đường lối phát triển cũng như cụ thể hoá được mô hình định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Đối với các hoạt động nhập khẩu, tình hình kinh doanh luôn được duy trì và nằm trên đường găng phát triển; Tuy nhiên, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex cũng xác định rõ mục tiêu trong thời gian tới là sẽ triển khai nhập khẩu các dây chuyền máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác thi công xây dựng cũng như định hướng nhập khẩu công nghệ và làm đầu mối cho những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng.

3.3.1 Mục tiêu hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) trong thời gian tới

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị nói riêng Chính vì thế nên việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị được công ty rất quan tâm và đặt ra những mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu chung cho việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu mà công ty đặt ra là xây dựng được một quy trình nhập khẩu chuẩn, đơn giản gọn nhẹ, hiệu quả kinh tế.

Các mục tiêu cụ thể cho từng khâu trong quy trình nhập khẩu của công ty được các nhà lãnh đạo của công ty đặt ra như sau:

 Với khâu nghiên cứu thị trường trong nước:

Mục tiêu đặt ra là thu thập thông tin về thị trường trong nước và thị trường nước ngoài một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tạo điều kiện cho việc lập phương án kinh doanh.

 Với khâu lập phương án kinh doanh:

Mục tiêu công ty đặt ra là phương án kinh doanh được lập ra phải đầy đủ tạo điều kiện cho các bước sau thực hiện một cách tốt nhất Quan trọng nhất là 100% phương án kinh doanh lập ra đạt hiệu quả kinh doanh.

 Với khâu giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng:

Mục tiêu của công ty đặt ra là tăng giao dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để có thể có được các hợp đồng có lợi nhất Với đàm phán thì công ty đặt ra mục tiêu là phải đàm phán được với nhiều đối tác tiềm năng để trở thành đối tác lâu dài và tin cậy của nhiều nhà sản xuất máy móc, thiết bị trên thế giới.

 Với khâu thực hiện hợp đồng:

Mục tiêu mà công ty đặt ra là có thể thực hiện được mọi hợp đồng nhập khẩu mà công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex đã ký kết Nhất là những hợp đồng nhập khẩu theo giá FOB Và quá trình thực hiện hợp đồng phải thông suốt không gặp trở ngại nào Với mỗi công việc trong khâu thực hiện hợp đồng nhập khẩu thì công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Bước xin giấy phép nhập khẩu, mục tiêu đề ra là xin được giấy phép nhập khẩu máy móc, thiết bị ngay khi có hợp đồng nhập khẩu.

- Bước làm thủ tục thanh toán ban đầu, tiến hành các thủ tục thanh toán ban đầu một cách thuận lợi và nhanh nhất.

- Bước đôn đốc giao hàng, mục tiêu đề ra là trước đây công ty Vinatra., JSC không có bước đôn đốc giao hàng trong khâu thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thì bây giờ, công ty sẽ thêm bước đôn đốc giao hàng khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu Việc đôn đốc giao hàng phải đảm bảo rằng đủ để làm cho bên nhập khẩu tin tưởng vào bên nhập khẩu Để bên xuất khẩu chuẩn bị hàng hoá để có thể giao hàng theo đúng như trong cam kết.

- Bước thuê phương tiện vận tải mục tiêu đề ra là công ty sẽ đảm nhận việc thuê phương tiện vận tải Bên cạnh đó là việc thuê phương tiện vận tải có lợi nhất và hiệu quả nhất cho công ty.

- Bước mua bảo hiểm cho hàng hoá, mục tiêu mà công ty đề ra là sẽ đảm nhận việc mua bảo hiểm cho hàng hoá Và mua bảo hiểm sao cho có giá trị kinh tế nhất.

- Bước hoàn tất thủ tục thanh toán, mục tiêu mà công ty đề ra là thanh toán một cách an toàn và đảm bảo lợi ích của bên nhập khẩu cũng như bên xuất khẩu.

- Bước làm thủ tục hải quan, mục tiêu mà công ty đặt ra là làm thủ tục hải quan một cách nhanh chóng để thông quan hàng hoá được càng nhanh càng tốt.

- Bước nhận hàng từ người vận tải, mục tiêu đặt ra là nhận hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

- Bước kiểm tra hàng hoá, mục tiêu mà công ty đặt ra là kiểm tra để nắm bắt được những vấn đề phát sinh trên hàng hoá để có những xử lý kịp thời khi có bất kỳ sự có nào xảy ra.

- Bước khiếu nại đòi bồi thường, mục tiêu mà công ty đặt ra là bảo vệ được quyền lợi của công ty khi có phát sinh xảy ra ảnh hưởng tới quyền lợi của công ty.

3.3.2 Định hướng kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Vinatra., JSC

3.3.2.1 Đa dạng hoá chủng loại máy móc, thiết bị nhập khẩu nhằm đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của thị trường từ đó tăng doanh thu, hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công

Trước thực trạng kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hiện nay, công ty cũng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty và cũng đã đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên, tác giả cũng xin đề xuất một vài giải pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu của công ty với mong muốn có thể góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty và giúp công ty nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra Những giải pháp này được đề xuất trên cơ sở phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các giải pháp đã được thực hiện thành công tại một số doanh nghiệp khác.

3.4.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty

3.4.1.1 Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên xây dựng một quy trình nhập khẩu chuẩn

 Cơ sở của giải pháp:

Quy trình nhập khẩu chuẩn là quy trình nhập khẩu mà giúp cho doanh nghiệp có thể nhập khẩu với mọi loại hợp đồng một cách có hiệu quả Có nghĩa là dù hợp đồng có ký theo bất cứ một điều kiện cơ sở giao hàng nào? Hay phương thức thanh toán nào? Hay vận chuyển bằng phương tiện gì? thì bên nhập khẩu cũng có thể thực hiện được hợp đồng Hiệu quả ở đây có nghĩa là tất cả mọi khâu trong quy trình nhập khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng, tới các bước trong khâu thực hiện hợp đồng phải được thực hiện một cách tốt nhất Tất cả đều phải hướng tới sự thành công của thương vụ kinh doanh.

Do quy trình nhập khẩu mà công ty đang sử dụng không phải là quy trình nhập khẩu chuẩn Trong quy trình nhập khẩu hiện tại của công ty chưa có bước thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hoá Cho nên, công ty khó khăn khi thực hiện hợp đồng mà việc thuê phưng tiện vận tải và mua bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của bên nhập khẩu Quy trình nhập khẩu hiện tại của công ty mới chỉ áp dụng phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ Cho nên, công ty thường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mà phương thức thanh toán không phải là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ Trong quy trình nhập khẩu hiện tại của công ty yếu kém trong nhiều khâu và nhiều bước Nguyên nhân chủ yếu cũng chính là do quy trình nhập khẩu mà công ty đang xây dựng không phải là quy trình chuẩn Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên xây dựng một quy trình nhập khẩu chuẩn thì mới có thể khắc phục được những vướng mắc trên.

 Nội dung của giải pháp:

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên xây dựng một quy trình nhập khẩu chuẩn Đó là phải xây dựng một quy trình phải có đầy đủ các khâu nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng và có đầy đủ các bước trong khâu thực hiện hợp đồng Với mỗi khâu và mỗi bước trong quy trình nhập khẩu phải thực hiện đầy đủ các nội dung và theo đúng trình tự. Không nên bỏ qua bất cứ một công việc nào và không thực hiện công việc theo kiểu nhảy cóc, bỏ qua thứ tự thực hiện từng công việc.

 Hiệu quả của giải pháp mang lại:

Khi đã có một quy trình nhập khẩu chuẩn thì công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex không còn bị động trong quá trình thực hiện hợp đồng Và công ty có thể tiến hành nhập khẩu hàng hoá với mọi điều kiện hợp đồng mà không còn phải lo ngại rằng không thể thực hiện được hợp đồng Việc xây dựng một quy trình nhập khẩu chuẩn giúp cho công ty có thể giảm bớt rủi ro, tiết kiệm được nguồn lực và mang lại hiệu quả kinh tế.

 Điều kiện áp dụng: Để có thể thực hiện được giải pháp này thì trong chiến lược phát triển của công ty cổ phân kinh doanh Vinaconex phải hướng tới việc xây dựng một quy trình nhập khẩu mạnh toàn diện và chuẩn Trong chiến lược phát triển không nên hướng tới một quy trình nhập khẩu không chuẩn (Là quy trình nhập khẩu mà bỏ bớt khâu, bước, công việc nào đó trong quy trình hoặc là chỉ thực hiện nhập khẩu hàng hoá với một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định hoặc một phương thức vận chuyển nhất định hay một phương thức thanh toán nhất định,…).

3.4.1.2 Thay đổi mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của công ty cho hợp lý

 Cơ sở của giải pháp:

Mô hình tổ chức mà gọn nhẹ, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được phân công một cách rõ ràng và hợp lý Không để tình trạng chồng chéo công việc hoặc một bộ phận, một phòng ban nào đó phải đảm nhận quá nhiều công việc,… thì công việc sẽ được thực hiện một cách trôi chảy, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Mô hình tổ chức của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hiện tại có quá nhiều hạn chế Tính chuyên môn hoá chưa cao Cụ thể, phòng kinh doanh đảm nhiệm gần như toàn bộ mọi công việc trong quá trình nhập khẩu Vì vậy, dẫn tới tình trạng phòng kinh doanh làm việc một cách quá tải Kết quả là hiệu quả thực hiện công việc thấp Vì vậy, công ty cần phải điều chỉnh lại mô hình một cách hợp lý hơn.

 Nội dung của giải pháp:

Theo giải pháp này thì công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên thành lậpp ra một phòng Marketing để đảm nhận việc nghiên cứu thị trường và phòng nhập khẩu đảm nhận công việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu Còn phòng kinh doanh chỉ đảm nhận việc lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.

 Hiệu quả mang lại của giải pháp và điều kiện áp dụng:

Việc điều chỉnh lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hoá sẽ giúp cho việc thực hiện từng công việc cụ thể một đạt hiệu quả cao hơn Do mỗi phòng chỉ đảm nhận một số công việc cụ thể Cho nên, tính chuyên nghiệp sẽ được nâng lên. Kết quả là việc thực hiện quy trình nhập khẩu sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức cho phù hợp theo như giải pháp đã đưa ra Đây là cách tốt nhất để khắc phục những hạn chế về quy trình nhập khẩu do bộ máy tổ chức không hợp lý gây ra.

3.4.1.3 Một số biện pháp tài chính nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty

 Cơ sở của giải pháp:

Biện pháp tài chính được coi như là dầu mỡ bôi trơn cho cỗ xe là doanh nghiệp Việc tăng chi tài chính cho một bộ phận nào đó hay một công việc cụ thể nào đó trong thường làm cho hiệu quả công việc được nâng cao Cho nên, để hoàn thiên quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị cho công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex cũng cần phải sử dụng các biện pháp tài chính như là dầu mỡ bôi trơn làm tăng hiệu quả của công việc.

Một số vướng mắc trong quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex do các nguyên nhân tài chính gây ra như: Vướng mắc thông tin nghiên cứu thị trường không chính xác và thiếu cập nhật,… Nguyên nhân một phần cũng là do chi phí nghiên cứu thị trường thấp Đặc biệt chi nghiên cứu thị trường nước ngoài quá thấp Cho nên, thông tin nghiên cứu thị trường nước ngoài chủ yếu là thông tin thứ cấp Ngoài ra, chi cho khen thưởng và lương của nhân viên thấp cũng làm cho nhân viên làm việc không hết mình Kết quả, hiệu quả làm việc của nhân viên không cao gây ra nhiều vướng mắc trong quy trình Qua đây, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên sử dụng biện pháp tài chính.

 Nội dung của giải pháp và hiệu quả mang lại:

Theo giải pháp này, thì công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex nên tăng chi phí cho nghiên cứu thị trường chính sẽ giúp cho quy trình nhập khẩu của công ty được hoàn thiện Tăng chi phí đồng nghĩa với hiệu quả thực hiện công việc sẽ tăng. Nhất là việc dự đoán thị trường sẽ chính xác hơn do thông tin thu được nhiều và mang tính trực tiếp.

Tăng lương và khen thưởng cho nhân viên một cách kịp thời sẽ giúp cho nhân viên làm việc hết mình và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên trong công ty.Kết quả là công việc được thực hiện một cách trôi chảy Vì vậy, tăng lương và khen thưởng một cách kịp thời sẽ giúp cho công ty hoàn thiện được quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị của mình.

3.4.1.4 Công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân sự có trình độ cao

 Cơ sở của giải pháp:

Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty thì dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC:

3.5.1 Giữ vững ổn định chính trị và tăng cường hợp tác quốc tế Ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm kinh doanh Và bạn hàng nước ngoài có thể yên tâm và tin tưởng làm bạn hàng của các doanh nghiệp nước ta Vì thế, Nhà nước ta cần phải giữ vững ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm sản xuất kinh doanh.

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Hợp tác kinh tế đa phương và song phương đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới Quá trình hợp tác này làm cho doanh nghiệp của một nước có xu hướng chủ yếu làm ăn buôn bán với các bạn hàng thuộc quốc gia nằm trong các khuôn khổ hợp tác Do doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác Vì vậy, Nhà nước ta cần phải tăng cường hợp tác kinh tế song

92 phương và đa phương, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng có thể tham gia vào kinh doanh buôn bán vớ nhiều quốc gia trên thế giới.

3.5.2 Nhà nước ta cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và giảm bớt thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thông thoáng

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống pháp luật chính là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện Cho nên, Nhà nước ta cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật trong nước Nhất là các luật doanh nghiệp, luật thuế, luật hải quan, luật khiếu nại tố cáo,

… Hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện theo hướng đầy đủ, hoàn chỉnh, đơn giản và dễ hiểu.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tiến hành giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà Nhưng các thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Ví dụ: thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, hay các thủ tục hải quan vẫn quá nhiều và chưa đơn giản,… Vì vậy, Nhà nước cần phải giảm bớt các thủ tục hơn nữa để tạo cho doanh nghiệp dễ thực hiện Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì các thủ tục cần phải giảm bớt như thủ tục hải quan, hay cơ chế xin giấy phép nhập khẩu cần phải đơn giản và thông thoáng hơn.

3.5.3 Nhà nước cần xây dựng nền kinh tế trong nước ổn định, tăng trưởng và phát triển ở trình độ cao

Một nền kinh tế trong nước ổn định và tăng trưởng sẽ là môi trường kinh tế tốt nhất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh Khi nền kinh tế ổn định và ít biến động thì các dự báo của doanh nghiệp về thị trường thường chính xác Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh thường có lãi Nhưng khi nền kinh tế đang biến động mạnh thì doanh nghiệp thường gặp phải nhiều rủi ro khó lường Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.

Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thiện quy trình nhập khẩu Với nền kinh tế phát triển thì các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải,… phát triển thì các doanh nghiệp có thể hoàn thiện quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp Ví dụ như, trước kia doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam thường không đảm nhận việc thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm Thì khi nền kinh tê phát triển, dịch vụ vận tải và bảo hiểm phát triển thì các doanh nghiệp có thể đảm nhận công việc này,… Chính vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng nền kinh tế phát triển ở trình độ cao với đầy đủ các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện quy trình nhập khẩu.

3.5.4 Nhà nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Nhà nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, như các hoạt động hội chợ, triểm lãm, quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam ra thế giới Nhà nước cần phải giữ vai trò là cầu nối của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong và ngoài nước để cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình thị trường một cách tốt nhất và nhanh nhất.

Nhà nước cần phải thành lập nhiều hơn nữa các văn phòng đại diện của nước ta tại các nước ngoài để đảm nhận các nhiệm vụ xúc tiến thương mại Nhất là các văn phòng tại các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu,… và các trung tâm kinh tế lớn khác trên thế giới Bên cạnh đó cần phải khai thác tối đa vai trò của các phòng tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước trên thế giới.

3.5.5 Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế

Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, là một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước Ở các nước phát triển thì thuế thu nhập có vai trò rất quan trọng, còn ở nước ta thuế xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong nguồn thu của ngân sách. Ở nước ta, chính sách thuế nhập khẩu còn có nhiều bất hợp lý như là tỷ lệ thuế xuất quá cao so với thế giới Điều này làm cản trở các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá Vì thế mà Nhà nước cần tiến hành giảm thuế nhập khẩu xuống mức ngang bằng với thế giới.

3.5.6 Nhà nước cần thay đổi cơ chế quản lý ngoại tệ và ổn định giá Đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu thường là đồng ngoại tệ. Cho nên chỉ cần một thay đổi nhỏ của cơ chế quản lý ngoại tệ hay sự thay đổi trong tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế quản lý ngoại tệ hợp lý Để đảm bảo đủ lượng ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán các hợp đồng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ để tránh cho các doanh nghiệp nhập khẩu gặp phả rủi ro, nguyên nhân là do tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường.

Nhà nước phải có cơ chế quản lý ngoại tệ sao cho không để cho các doanh nghiệp hay tổ chức trong nước và nước ngoài có cơ hội đầu cơ tích luỹ ngoại tệ. Mục đích là làm cho thị trường trở nên khan hiếm ngoại tệ Khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán hàng hoá nhập khẩu Điều đó dẫn đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn do có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu sẽ dẫn đến những thiệt hại khó lường.

Ngày đăng: 14/09/2023, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình: Kinh tế quốc tế, GS.TS Đỗ Đức Bình và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, NXB ĐHKTQD, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB ĐHKTQD
2. Giáo trình: Nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành, tập I, II, PGS.TS Nguyễn Thị Hường và TS.Tạ Lợi, NXBĐHKTQD, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành
Nhà XB: NXBĐHKTQD
3. Giáo trình: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI, tập I,I, PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB Thống Kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI
Nhà XB: NXB Thống Kê
4. Giáo trình: Quản trị chiến lược, PGS.TS Lê Văn Tâm, NXB Thống Kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: NXB Thống Kê
5. Giáo trình: Quản trị Marketing, Philip Kotler, NXB Thống Kê, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: NXB Thống Kê
6. Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp, PGS.TS Lê Văn Tâm, NXB Giáo Dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo Dục
9. Tập san Vinaconex, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập san Vinaconex
12. Website: http://www.hanoitrade.com.vn 13. Website: http://www.thuongmai.vn Link
10. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm – Phòng tài chính tổng hợp công ty cổ phần kinh doanh Vinconex – Vinatra., JSC Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC (Trang 18)
Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm trong giai đoạn 2005 - 2010 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 1.2 Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm trong giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 23)
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010) (Trang 23)
Bảng 1.2: Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 1.2 Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 24)
Hình 1.3: Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 1.3 Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 25)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2009 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2009 (Trang 31)
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong  giai đoạn 2005 – 2009 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 33)
Hình 2.2: Tỷ trọng nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn 2006 – 2008 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 2.2 Tỷ trọng nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 36)
Bảng 2.5: Chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu trong - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 2.5 Chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu trong (Trang 37)
Bảng 2.6: Một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty trong  giai đoạn 2006 – 2008 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Bảng 2.6 Một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 38)
Hình 2.3: Tỷ trọng nhập khẩu của công ty tại một số thị trường trong  giai đoạn 2006 - 2008 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 2.3 Tỷ trọng nhập khẩu của công ty tại một số thị trường trong giai đoạn 2006 - 2008 (Trang 39)
Hình 2.4: Quy trình nhập khẩu của công ty - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 2.4 Quy trình nhập khẩu của công ty (Trang 42)
Hình 3.1: Hệ thống phân phối đề xuất - Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh vinaconex – vinatra , jsc
Hình 3.1 Hệ thống phân phối đề xuất (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w