Lý do lựa chọn đề tài
+ Công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC có nhiều bất cập cần được hoàn thiện: Năm 2012, nhiều hợp đồng LNH bị rút khỏi PVFC trùng với số tiền mà các công ty trực thuộc của PVFC nhận ủy thác để gửi về PVFC; Thiếu cơ sở để HĐQT phân quyền cho TGĐ; Số lượng hồ sơ trình HĐQT rất lớn, ảnh hưởng tiến độ công việc.
+ Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc tại công ty tài chính.
- Chương 2 Thực trạng huy động tiền gửi từ các công ty trực thuộc của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
- Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động tiền gửi từ các công ty trực thuộc của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (hiện nay làNgân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam).
Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng về huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
1 Lý do lựa chọn đề tài
+ Công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC có nhiều bất cập cần được hoàn thiện: Năm 2012, nhiều hợp đồng LNH bị rút khỏi PVFC trùng với số tiền mà các công ty trực thuộc của PVFC nhận ủy thác để gửi về PVFC; Thiếu cơ sở để HĐQT phân quyền cho TGĐ; Số lượng hồ sơ trình HĐQT rất lớn, ảnh hưởng tiến độ công việc.
+ Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc tại công ty tài chính.
- Chương 2 Thực trạng huy động tiền gửi từ các công ty trực thuộc của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
- Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động tiền gửi từ các công ty trực thuộc của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam).
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết
+ Phân tích, đánh giá thực trạng về huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động tiền gửi từ các công ty trực thuộc của PVFC phù hợp sau khi PVFC hợp nhất thành PVcomBank
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC.
- Không gian:Tiền gửi từ công ty trực thuộc (là công ty con) của PVFC.
- Thời gian: Từ năm 2008 đến 2012.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TỪ CÔNG TY TRỰC THUỘC TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát về công ty tài chính
+ Khái niệm: Là một tổ chức trung gian tài chính, ra đời sau NHTM, tập trung huy động những khoản tiền lớn rồi chia ra cho vay những khoản nhỏ, thường cung ứng các loại tín dụng trung hạn, dài hạn và không được cung cấp dịch vụ thanh toán như ngân hàng.
1.2 Huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về công ty trực thuộc của công ty tài chính
+ Khái niệm công ty trực thuộc của công ty tài chính: CTTT của Công ty tài chínhlà công ty con của Công ty tài chính, có con dấu riêng.
+ Phương thức công ty tài chính quản lý công ty trực thuộc: Công ty tài chính quản lý CTTT thông qua cử Người đại diện phần vốn góp chuyên trách vị trí chủ chốt tại CTTT (Chủ tịch, TGĐ/GĐ, Trưởng BKS).
1.3.2 Huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính
+ Khái niệm: Huy động tiền gửi từ CTTT tất cả hoạt động của Công ty tài chính để CTTT gửi nguồn tiền huy động được từ hoạt động kinh doanh của mình về công ty mẹ.
+ Nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính:
- Nhân tố khách quan: Tình hình kinh tế xã hội; Chính sách pháp luật.
- Nhân tố chủ quan: Định hướng huy động tiền gửi từ CTTT của Công ty tài chính; Nhu cầu vốn hoạt động của Công ty tài chính; Cơ chế, chính sách của Công ty tài chính đối với CTTT; Thủ tục hành chính, công nghệ, hạ tầng kỹ thuật.
1.3.3 Ưu, nhược điểm của huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính và nguyên nhân
- Mở rộng mạng và tăng cường khả năng linh hoạt trong huy động tiền gửi.
- Tăng khả năng cạnh tranh huy động vốn với các TCTD khác, Công ty tài chính sẽ tập trung vào hoạt động khác.
- Khó kiểm soát chất lượng nguồn tiền gửi.
- NĐD quyết định gửi tiền tới TCTD khác hoặc đầu tư vào dự án khác.
- Các NHTM giảm số dư tiền gửi trên giao dịch LNH với Công ty tài chính, thực hiện ủy thác qua các CTTT của Công ty tài chính và ngược lại để hưởng lãi suất cao hơn.
- Công ty tài chính bảo lãnh/đảm bảo cho khả năng thanh toán của CTTT. + Nguyên nhân:
- Hệ thống kiểm soát chất lượng nguồn vốn chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động.
- Yếu kém trong kiểm soát hoạt động của NĐD và chế tài kỷ luật đối với NĐD phần vốn chưa triệt để.
- Công ty tài chính hỗ trợ cho hoạt động của CTTT chưa đảm bảo.
- Hệ thống kiểm tra nguồn vốn TCTD khác ủy thác cho CTTT chưa chặt chẽ.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TỪ CÔNG TY TRỰC THUỘC TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU
2.1 Các công ty trực thuộc của PVFC
Khối CTTT gồm có: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), Công ty
Cổ phần Dầu khí An Thịnh, Công ty Cổ phần Mỹ Khê Việt Nam, Công ty Cổ phần Quản lý và khai tác tài sản Việt Nam (VNAssets), Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFCCapital).
2.2 Thực trạng huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
2.2.1 Cơ chế, chính sách huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
+ Chính sách quản lý vốn tại PVFC: Các đơn vị kinh doanh phải bán/mua vốn với Ban NV&KDV.Tuy nhiên, Ban ĐT&TVTC và TTGDHO được tự cân đối nguồn vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ≥ 15%/năm cho phương án kinh doanh.
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh cho các đơn vị
- Đối với CTTT: Tập trung huy động vốn từ hoạt động kinh doanh và gửi tiền về công ty mẹ quản lý, không chú trọng lợi nhuận Do đó chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn giao cho NĐD phần vốn tại CTTT chiếm tỷ trọng 40-60%trong khi chỉ tiêu lợi nhuận chỉ chiếm 5-8% trong tổng điểm.
- Đối với các đơn vị kinh doanh tại Hội sở Công ty mẹ: Phải thực hiện cả hai nhiệm vụ huy động vốn và lợi nhuận, trong đó tập trung vào mục tiêu lợi nhuận Do đó chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn giao cho các đơn vị này có tỷ trọng10-15%, trong khi chỉ tiêu lợi nhuận có tỷ trọng 40-60% trong tổng điểm
+ Cách tính số dư huy động vốn
Trong đó:C: Số vốn huy động bình quân trong 1 năm tài chính; i: Kỳ huy động thứ i; n: Tổng số kỳ huy động trong năm tài chính; Số dư huy động kỳ i: Số tiền huy động được kỳ thứ i; Độ dài thời gian huy động kỳ i tính theo năm: Thời gian huy động theo ngày/360, với các mặc định: 1 năm: 360 ngày; 1 tháng: 30 ngày. + Quản lý tiền gửi của công ty trực thuộc và hỗ trợ nguồn vốn cho công ty trực thuộc: Không cho phép CTTT rút vốn trước hạn PVFC hỗ trợ CTTT về dịch vụ tài chính, công nghệ… và hỗ trợ nguồn vốn cho CTTT.
2.2.2 Tổ chức bộ máy của PVFC để huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc
+ Giao kế hoạch huy động vốn cho người đại diện phần vốn: Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm, quý, tháng cho NĐD phần vốn góp tại CTTT.
+ Quyết định và ký hợp đồng tiền gửi giữa PVFC và công ty trực thuộc:
- Phân cấp quyết định: Theo Điều lệ hoạt động, cấp quyết định là HĐQT nhưng không nêu rõ HĐQT có được phân quyền cho đối tượng thứ 3 hay không.
- Ký kết hợp đồng:Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật và được ủy quyền ký kết cho TGĐ, và cho phép TGĐ ủy quyền ký kết cho cấp dưới.
2.2.3 Quy trình huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
CTTT đề xuất gửi tiền tại PVFC Ban NV&KDV kiểm tra các thông tin cần thiết và xây dựng phương án đề xuất Phó TGĐ phụ trách nguồn vốn xem xét trước khi trình HĐQT quyết định.
2.2.4 Kiểm tra, kiểm soát huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu cần thu thập
+ Khái niệm, đặc điểm, hoạt động cơ bản vềtiền gửi, công ty trực thuộc, công ty tài chính và huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính.
+ Tình hình kinh tế Việt Nam, lãi suất thị trường, đánh giá của các đơn vị + Tài liệu tổng quan về doanh nghiệp: Lịch sử phát triển, báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá của đơn vị chuyên môn và Ban Kiểm soát, biến động lãi suất, biến động nguồn vốn huy động của công ty trực thuộc và PVFC từ 2008 – 2012, định hướng phát triển 2014-2020
+ Ý kiến của cán bộ các cấp tại PVFC, đơn vị của PVFC và công ty trực thuộc về công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc.
+ Và các nội dung khác liên quan.
Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Tìm hiểu quy định pháp luật, giáo trình, sách báo, quy định, quy trình củaPVFC liên quan huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc Báo cáo của các đơn vị chuyên môn và Ban Kiểm soát Dữ liệu trên phần mềm CoreBanking Báo cáo thường niên.
4.2.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi:
+ Bảng câu hỏi được thiết kế theo dạng được thiết kế theo hình thức trả lời có sẵn kết hợp với tự đánh giá của người được điều tra.
+ Đối tượng: 122 người gồm: Ban Lãnh đạo, Lãnh đạo và cán bộ tạiPVFC, công ty trực thuộc có liên quan đến công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC.
Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Sử dụng excel để liệt kê, tổng hợp và mô hình toán học và phần mềm Eviews4 để tính toán, phân tích.
+ Đánh giá, tổng kết kết quả sau khi phân tích để nhận thấy vấn đề cần giải quyết và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Đóng góp của luận văn
Về lý thuyết
Luận văn đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận một cách cơ bản về công ty tài chính, nguồn vốn của công ty tài chính đặc biệt là tiền gửi, công ty trực thuộc củaCông ty tài chính và nội dung huy động tiền gửi từ công trực thuộc của Công ty tài chính.
SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TỪ CÔNG TY TRỰC THUỘC TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 6 1.1 Khái quát về công ty tài chính
Khái niệm và đặc điểm
Các tổ chức trung gian tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia Nó có vai trò đặc biệt trong việc huy động các nguồn lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển nền kinh tế của đất nước Cũng như ngân hàng, Công ty tài chính là tổ chức trung gian tài chính phổ biến trong nền kinh tế thế giới Mặc dù ra đời sau nhưng Công ty tài chính đã bổ sung, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng to lớn mà NHTM chưa thực hiện được.
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Công ty tài chính Tùy theo chính sách phát triển mà mỗi nước quy định khác nhau về phạm vi, nội dung hoạt động của Công ty tài chính Thị trường tài chính càng phát triển thì cấu trúc, tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ngày càng phong phú, đa dạng.
Nếu như các ngân hàng chủ yếu tập hợp các khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn,Công ty tài chính lại huy động những khoản tiền lớn rồi chia ra cho vay những khoản nhỏ Công ty tài chính thường cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung hạn, dài hạn (cho cá nhân mua sắm xe, nhà cửa hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ vay…)vàCông ty tài chính không được cung cấp dịch vụ thanh toán như ngân hàng.
Dựa vào cách hiểu trên, có thể thấy đặc điểm của Công ty tài chính như sau: + Công ty tài chính có nguồn vốn lớn, tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và thúc đẩy thị trường tài chính ngày càng linh hoạt, phát triển.
+ NHTM thực hiện 3 hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và dịch vụ thanh toán.Trong khi đó, Công ty tài chính sẽ bị hạn chế ở một số hoạt động nhất định so với NHTM, đặc biệt là dịch vụ thanh toán Tuy nhiên Công ty tài chính thường thực hiện nhiều sản phẩm phái sinh (ủy thác đầu tư, ủy thác quản lý vốn, cho thuê tài sản, tư vấn tài chính, thu xếp vốn…) để nâng cao sức cạnh tranh với NHTM.
+ Công ty tài chính thường thực hiện cho vay phân khúc thị trường có mức độ rủi ro cao hơn NHTM, đồng thời thực hiện đầu tư vào nhiều loại tài sản trên thị trường nhằm phân tán rủi ro.
Vai trò của công ty tài chính
Công ty tài chính là một trung gian tài chính có nguồn vốn lớn, tính chuyên nghiệp cao, công nghệ hiện đại, có vai trò quan trọng như sau:
+ Dễ phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục giảm chi phí quản lý tính trên từng đồng vốn Đây là lợi thế hơn hẳn của Công ty tài chính so với nhà đầu tư nhỏ lẻ.
+ Cung cấp cho khách hàng đơn lẻ những kinh nghiệm, thông tin có độ chính xác cao để khách hàng có thể phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng chính xác hơn.
+ Với tính chất thu hút vốn từ các tổ chức là chủ yếu, các Công ty tài chính phù hợp với việc giao dịch vốn (huy động và cho vay) đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Với sự phát triển của thị trường tài chính, Công ty tài chính đã xây dựng, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ với lợi tức cao, dễ đầu tư, quản lý để thu hút nguồn vốn nhà rỗi từ tổ chức, cá nhân (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, nhận ủy thác đầu tư, quản lý danh mục đầu tư,…)
1.1.3 Hoạt động cơ bản của công ty tài chính
Cũng như các trung gian tài chính khác, hoạt động chính, cơ bản của Công ty tài chính bao gồm huy động vốn và sử dụng vốn Trong đó, huy động vốn thường thông quaphát hành cổ phiếu, trái phiếu hay thương phiếu Cùng sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và trung gian tài chính nói riêng, các Công ty tài chính còn được nhận tiền gửi, vay vốn từ các TCTD khác, từ NHTW, tiếp nhận vốn ủy thác từ tổ chức/cá nhân Hoạt động sử dụng vốn của Công ty tài chính chủ yếu là cho vay (cấp tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính), và đầu tư Đây là các hoạt động mang về doanh thu chính cho Công ty tài chính.
Ngoài các hoạt động chính, cơ bản trên, Công ty tài chính còn được thực hiện các hoạt động khác như: tham gia đấu thầu, mua, bán trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHTW, trái phiếu doanh nghiệp và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại hối, tư vấn đầu tư, tài chính, quản lý tài sản… Nhờ đó, Công ty tài chính trở nên năng động hơn và thúc đẩy thị trường tài chính ngày càng phát triển.
1.2 Nguồn vốn của công ty tài chính
1.2.1 Vốn của công ty tài chính
+ Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của Công ty tài chính, ghi trên đăng ký kinh doanh, được hình thành ngay từ khi Công ty tài chính được thành lập.
Và có thể được điều chỉnh trong quá trình Công ty tài chính hoạt động Tùy thuộc mô hình Công ty tài chính mà vốn điều lệ được hình thành khác nhau Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì sẽ do Nhà nước cấp, nếu là doanh nghiệp cổ phần thì sẽ do các cổ đông góp vốn cổ phần, nếu là doanh nghiệp tư nhân thì do tư nhân tự bỏ vốn.
+ Quỹ dự trữ: Được hình thành từ 2 quỹ chính: Quỹ bổ sung vốn điều lệ và Quỹ dự trữ bù đắp rủi ro Quỹ bổ sung vốn điều lệ với mục đích tăng cường số vốn điều lệ ban đầu Quỹ dự trữ bù đắp rủi ro để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động nhằm bảo toàn vốn điều lệ Các quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm của Công ty tài chính (tùy thuộc quy định từng quốc gia vào từng thời kỳ, đó có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế).
1.2.1.2 Vốn coi như tự có
Bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rồi của Công ty tài chính, đã phân bổ vào các mục đích nhất định nhưng chưa được sử dụng như: lợi nhuận chưa phân phối, khen thưởng, phúc lợi, đầu tư phát triển, khấu hao tài sản cổ định….
Vốn tiền gửi
Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong vốn thu hút từ bên ngoài của Công ty tài chính Nó cung cấp nguồn lực tài chính thường xuyên, có thể trung và dài hạn để Công ty tài chính thực hiện các hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán Bao gồm:
1.2.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút khỏi Công ty tài chính sau một thời hạn nhất định theo quy định tại hợp đồng tiền gửi Mức lãi suất của tiền gửi loại này cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, mục đích chủ yếu của người gửi tiền là hưởng lãi Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút trước hạn, nhưng để cạnh tranh thu hút khách hàng, các Công ty tài chính vẫn cho phép rút trước hạn. Tuy nhiên, người gửi tiền có thể phải chịu phạt(chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do NHTW quy định, hoặc không được hưởng tiền lãi…). 1.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền để dành của khách hàng được gửi vào Công ty tài chính nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được Công ty tài chính công bố sẵn Hình thức phổ biến của loại hình này là tiết kiệm có sổ, người gửi tiền được Công ty tài chính cấp cho 1 cuốn sổ ghi nhận các khoản tiền gửi vào, rút ra Ngoài ra còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu tiết kiệm.
Công ty tài chính nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và từ các TCTD khác. Khi Công ty tài chính nhận/gửi tiền với TCTD khác sẽ tạo ra thị trường LNH Đây là thị trường Công ty tài chínhgiao dịch vốn ở kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng, dưới 1 năm) Lãi suất trên thị trường LNH được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa Công ty tài chính và các TCTD khác, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của các bên.
1.2.2.3 Vai trò của huy động tiền gửi đối với công ty tài chính
Huy động tiền gửi là tất cả hoạt động mà Công ty tài chính thực hiện để thu hút các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế gửi tiền tại Công ty tài chính để cân đối nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính Do đó, huy động tiền gửi có vai trò rất lớn đối với các Công ty tài chính.
+ Huy động tiền gửi giúp Công ty tài chính cân đối nguồn vốn thanh toán hợp đồng đến hạn, từ đó đảm bảo khả năng thanh toán Đây là vai trò tiên quyết, giúp Công ty tài chính đạt điều kiện cần để hoạt động theo quy định của Pháp luật.
+ Vì chấp nhận mức độ rủi ro cao, Công ty tài chính luôn chiếm được phần lớn trên thị trường rủi ro so với ngân hàng Do đó nhu cầu vốn để Công ty tài chính đầu tư, cho vay đối với thị phần này vô cùng lớn Huy động tiền gửi giúp Công ty tài chính giải quyết được một phần lớn nhu cầu vốn để kinh doanh
+ Huy động tiền gửi tốt với lượng khách hàng ổn định và có xu hướng tăng là một trong những nhân tố làm cơ sở phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công ty tài chính Khẳng định uy tín của Công ty tài chính đối với đối tác, tạo điều kiện mở rộng thị trường hoạt động và thu hút thêm nhiều khách hàng lớn.
Vốn nhận ủy thác
Đây là nguồn vốn Công ty tài chính nhận ủy thác từ tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để cho vay, đầu tư có chỉ định hoặc không có chỉ định vào các dự án đảm bảo mức sinh lời theo cam kết với tổ chức, cá nhân Tùy thuộc vào thỏa thuận về mức độ rủi ro mà khách hàng phải gánh chịu, tiền lãi mà khách hàng nhận được sẽ khác nhau.
Vốn đi vay
+ Vay Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho Công ty tài chính dưới các hình thức: Chiết khấu, tái chiếu khấu các giấy tờ có giá; Cho vay thế chấp.
+ Vay từ các TCTD khác
Thời hạn đi vay từ các TCTD khác thường dưới 1 năm Mục đích chính của loại vay này là đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW Trong quá trình hoạt động, một số Công ty tài chính thực hiện đầu tư, cho vay quá nhiều dẫn đến thiếu hụt dự trữ bắt buộc và phải vay các TCTD khác đang dư thừa Đây là một dạng của thị trường LNH.
+ Vay từ TCKT trong và ngoài nước Đặc trưng của hình thức này là Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy đông vốn trên thị trường Một biện pháp để huy động vốn nhanh là Công ty tài chính bán các tín phiếu kho bạc, trái phiếuChính phủ cho các TCKT đồng thời kèm theo điều kiện mua lại sau một thời gian nhất định với mức giá cao hơn.
Huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính
1.3.1 Những vấn đề cơ bản về công ty trực thuộc của công ty tài chính
1.3.1.1 Khái niệm công ty trực thuộccông ty trực thuộc
Với tính chất là đơn vị trung gian chu chuyển vốn trong nền kinh tế, các TCTD nói chung và Công ty tài chính nói riêng thường bị hạn chế hoạt động trên một số lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản Ngoài ra, các TCTD thường muốn chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính Vì vậy, các TCTD nói chung và Công ty tài chính nói riêng thường thành lập các CTTT nhằm đa dạng hóa hoạt động, phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn.
Các CTTT của Công ty tài chínhhoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau (bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, cơ khí,…), do Công ty tài chínhnắm giữ 100% hoặc chiếm từ 51% tổng vốn góp trở lên Vì vậy, CTTT cơ bản là công ty mà Công ty tài chính nắm quyền chi phối, tức là công ty con của Công ty tài chính.
CTTTlà một pháp nhân độc lập, có con dấu riêng và người đại diện pháp luật riêng với Công ty tài chính Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sẽ được hợp nhất vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty tài chính.
1.3.1.2 Vai trò của công ty trực thuộc đối với công ty tài chính
Trước hết việc thành lập CTTT tiến hành các hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính, trong đó có cả những lĩnh vực mà Công ty tài chính không được hoạt động theo quy định Pháp luật Từ đó,Công ty tài chính gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Thứ hai, việc thành lập CTTT góp phần giúp Công ty tài chính tăng khả năng cạnh tranh huy động vốn trên các lĩnh vực khác, đặc biệt là so với NHTM.
Thông qua nguồn vốn huy động được từ CTTT, Công ty tài chính có thể đảm bảo khả năng thanh toán hoặc tạo nguồn để cho vay khi việc huy động vốn của Công ty tài chính gặp khó khăn.
Thứ ba, việc thành lập CTTT giúp Công ty tài chính sử dụng nguồn vốn đã huy động một cách hiệu quả Thông qua CTTT, Công ty tài chính có thể tham gia đầu tư hoặc cho đối tác của CTTT vaytrong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ tư, thành lập CTTT giúp Công ty tài chính sử dụng hiệu quả các nguồn lực (vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực…) để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh.
1.3.1.3 Phương thức công ty tài chính quản lý công ty trực thuộc
Công ty tài chính thực hiện quản lý hoạt động thường trực của CTTT thông qua việc cử NĐD phần vốn góp của mình tham gia bộ máy quản lý, quản trị, điều hành tại CTTT NĐD phần vốn góp là đại diện cho số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty tài chính và tham gia ứng cử, giữ các chức danh quản lý (Chủ tịch HĐQT/HĐTV, Thành viên HĐQT/HĐTV, TGĐ, Trưởng BKS, Thành viên BKS…) tại CTTT Đây là các vị trí đảm bảo Công ty tài chính đưa ra các quyết định điều hành và kiểm soát toàn diện hoạt động của CTTT
Thông thường, cũng như các doanh nghiệp là công ty mẹ khác, Công ty tài chính chỉ giao kế hoạch lợi nhuận cho NĐD phần vốn tại CTTT Vì lợi nhuận của CTTT là cơ sở để phân chia phần lợi ích mà Công ty tài chính được hưởng Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của thị trường tài chính, tiền tệ cũng như sự cạnh tranh ngày càng lớn của các đối tác khác trên nhiều mảng hoạt động, Công ty tài chính sẽ giao thêm một số kế hoạch khác cho NĐD.
Trên cơ sở kế hoạch được Công ty tài chính giao, NĐD phần vốn chỉ đạo,điều hành CTTT mà mình quản lý để đạt kế hoạch đặt ra Đây là một trong những điều kiện để Công ty tài chính đánh giá NĐD, làm cơ sở để thực hiện nhiều chính sách nhân sự đối với NĐD cũng như có thể với CTTT.
1.3.2 Huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính
Huy động tiền gửi từ CTTT tất cả hoạt động của Công ty tài chính để CTTT gửi nguồn tiền huy động được từ hoạt động kinh doanh của mình về công ty mẹ. Các hoạt động này bao gồm xây dựng chính sách, quy trình, tổ chức bộ máy, tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động huy động tiền gửi từ CTTT. 1.3.2.2 Mục tiêu huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của công ty tài chính
+ Các hoạt động kinh doanh của CTTT kết hợp với các sản phẩm phái sinh của Công ty tài chính góp phần tháo gỡ các khó khăn do hạn chế phạm vi hoạt động Từ đó cung cấp thêm nguồn lực để Công ty tài chính hoạt động.
+ Khắc phục hạn chế đối tượng huy động vốn và/hoặc kỳ hạn huy động của Công ty tài chính theo quy định của pháp luật Đây là một trong những vai trò lớn nhất và cũng là một trong những mục đích chính khi Công ty tài chính thành lập các CTTT Khả năng này của CTTT, kết hợp cùng với những linh hoạt trong xây dựng sản phẩm tiền gửi phù hợp, phá vỡ hạn chế tức thời và tạo sự đa dạng trên thị trường tài chính.
+ Mở rộng thị trường và nâng cao khả năng huy động vốn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực có sức hấp dẫn cao trong một giai đoạn nhất định đối với nhà đầu tư nằm ngoài lĩnh vực tài chính.
+ Giảm rủi ro kỳ hạn, tăng tính thanh khoản của Công ty tài chính.
TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TỪ CÔNG TY TRỰC THUỘC TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT
Lịch sử phát triển
Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) có trụ sở tại 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội là một TCTD phi ngân hàng.Tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 1 Thành viên với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng Năm 2008, PVFC thực hiện cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng Hiện nay PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, trong đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần.
Quy mô phát triển của PVFC ngày càng lớn với đội ngũ 1.500 CBNV, 10 chi nhánh, 15 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, 5CTTT hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ, kinh doanh chứng khoán, đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản
Hoạt động chính của PVFC là: Cho vay, Đầu tư và Tư vấn trong đó cho vay và đầu tư là hai hoạt động mũi nhọn Bên cạnh đó, một số hoạt động phụ trợ khác được PVFC thực hiện như: Đại lý bảo hiểm, Thu đổi ngoại tệ,….
Mô hình tổ chức
Hiện nay, PVFC được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần của TCTD.
Mô hình tổ chức này được thể hiện qua Hình vẽ2.1. ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất.Để quản lý, điều hành hoạt động của Công ty, HĐQT được ĐHĐCĐ ủy quyền đại diện thực hiện nhiệm vụ do ĐHĐCĐ đề ra
Hình vẽ 2.1 Cơ cấu tổ chức của PVFC
HĐQT có 5 Thành viên, trong đó có 1 Thành viên là Chủ tịch HĐQT, 1 Thành viên kiêm TGĐ.PVFC có 6 Phó TGĐ, mỗi Phó TGĐ được TGĐủy quyền, phân quyền phán quyết trong một/một số lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh. Các Ban, Chi nhánh, Trung tâm giao dịch, CTTT được chia thành các khối, đặt dưới sự quản lý, giám sát, chỉ đạo của các Phó TGĐ.
SÀI GÒN VŨNG TÀU CẦN THƠ ĐÀ NẴNG
THĂNG LONG HẢI PHÒNG NAM ĐỊNH
KHỐI KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ
KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ KHỐI CHI NHÁNH
VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY
BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ
BAN KẾ TOÁN BAN KẾ HOẠCH
BAN CHIẾN LƯỢC & ĐỔI MỚI DN ĐHĐCĐ
VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Từ năm 2008 đến nay, khối CTTT có nhiều sự thanh đổi về thành viên, tuy nhiên số lượng tối thiểu vẫn là 5 đơn vị Hoạt động của khối CTTT khá đa dạng, trong lĩnh vực tài chính, thương mại, kinh doanh bất động sản, quản lý quỹ, chứng khoán….Đến nay PVFC có 5 CTTT như sau:
+ Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI): Hoạt động chính của PSI là kinh doanh chứng khoán và cung cấp các dịch vụ về chứng khoán PVFC nắm giữ trên 62% Vốn điều lệ PSI, có NĐD phần vốn là Chủ tịch HĐQT, TGĐ, Trưởng BKS, và 2 Phó TGĐ.
+ Công ty Cổ phần Dầu khí An Thịnh: Hoạt động chính của công ty này là thương mại, kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản, khu công nghiệp, nhận ủy thác,… PVFC nắm giữ 99% Vốn điều lệ,có NĐD phần vốnlàtoàn bộ HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban TGĐ.
+ Công ty Cổ phần Mỹ Khê Việt Nam: Hoạt động chính của công ty này là đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, kinh doanh các sản phẩm về dầu khí PVFC nắm giữ 100% Vốn điều lệ,có NĐD phần vốn là toàn bộ HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban TGĐ.
+ Công ty Cổ phần Quản lý và khai tác tài sản Việt Nam (VNAssets): Hoạt động chính của công ty này là nhận ủy thác, nhận quản lý các tài sản, khai thác tài sản, đầu tư tài chính,… PVFC nắm giữ 85% Vốn điều lệ, có NĐD phần vốn là Chủ tịch HĐQT, 2 Thành viên HĐQT, Trưởng BKS, TGĐ.
+ Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí(PVFCCapital): Hoạt động chính của công ty này là quản lý các quỹ đầu tư, đầu tư tài chính, nhận ủy thác… PVFC nắm giữ 80% Vốn điều lệ, có NĐD phần vốn làChủ tịch HĐQT, Trưởng BKS, TGĐ.
Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính
PVFC hoạt động các nghiệp vụ được Pháp luật cho phép và theo Giấy phép đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.Doanh thu hoạt động củaPVFC hầu như tăng qua các năm.
Bảng 2.1 Doanh thu từ các hoạt động Đơn vị tính: Tỷ đồng; %
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tỷ trọng doanh thu theo hoạt động chính, hoạt động khác
Theo cơ cấu tổng doanh thu của PVFC tại bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, doanh thu từ hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và xu hướng tăng. Trong khi đó, tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động khác có xu hướng giảm Như vậy, về cơ bản, chia hoạt động chính của PVFC gồm: Cho vay, Đầu tư, Tư vấn.
Biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ trọng doanh thu của các hoạt động cho vay, đầu tư trong tổng doanh thu có xu hướng tăng còn hoạt động tư vấn có xu hướng giảm.Như vậy trong hoạt động chính, PVFC tập trung phát triển hoạt động mũi nhọn là cho vay và đầu tư
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng doanh thu của hoạt động cho vay, đầu tư, tư vấntrong tổng doanh thu
Biểu đồ 2.3 Quy mô hoạt động cho vay và đầu tư
Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng của hoạt động cho vay, đầu tư
Theo biểu đồ 2.3 và biểu đồ 2.4, có thể thấy PVFC tập trung mở rộng quy mô các hoạt động mũi nhọn nhưng vẫn rất thận trọng sau khủng hoảng tài chính
2007 Do đó PVFC không thể phát triển quy mô cho vay quá nóng, giảm thiểu gia tăng các khoản nợ xấu Đồng thời, dần hạn chế việc mở rộng quy mô đầu tư các tài sản trên thị trường khi tình hình kinh tế bắt đầu có chuyển biến tích cực.
2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
PVFC thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008 Sau thời điểm này, khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi thế giới, ảnh hưởng tới hoạt động củaPVFC
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của PVFC từ 2008 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Biểu đồ 2.5 Quy mô tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận
Biểu đồ 2.6 Tăng trưởng của tổng doanh thu và tổng chi phí
Biểu đồ 2.7 Tăng trưởng lợi nhuận
Qua bảng 2.2, biểu đồ 2.5, biểu đồ 2.6, biểu đồ 2.7, có thể thấy tình hình kinh doanh của PVFC tuy không giữ được mức ổn định như năm 2008 nhưng đảm bảo có lợi nhuận Tổng doanh thu và tổng chi phí có quy mô tăng theo các năm nhưng mức tăng giảm dần, trong đó tăng trưởng của tổng doanh thu giảm nhanh hơn Do đó lợi nhuận hoạt động của PVFC mặc dù quy mô hầu như không thay đổi nhưng mức tăng trưởng giảm mạnh
Mặc dù xu hướng kết quả kinh doanh chưa thật sự đúng kỳ vọng, nhưng PVFC luôn mở rộng quy mô hoạt động Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, tổng tài sản đã tăng từ hơn 45.000 tỷ đồng lên hơn 87.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ 5.000tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng Điều này cho thấy quyết tâm và uy tín của PVFC trên thị trường tài chính đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Thực trạng nguồn vốn huy động của PVFC
Theo bảng 2.3 (Phụ lục – trang 91), huy động vốn được thực hiện trên các hoạt động: Nhận tiền gửi, LNH và Nhận ủy thác Hoạt động tiền gửi từ CTTT và các đối tượng khác (cá nhân, tổ chức khác) Hoạt động LNH thực hiện giữa PVFC và các TCTD khác với nhiều kỳ hạn khác nhau Trong nội dung luận văn này, học viên phân chia hoạt động LNH theo 3 kỳ hạn: dưới 1 tháng (1T), 1T và trên 1T. Hoạt động nhận ủy thác gồm từ PVN, các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí và các tổ chức ngoài ngành.
2.2.1 Nguồn vốn huy động bình quân năm
Nguồn vốn huy động bình quân năm dao động từ khoảng 35.000 tỷ đồng đến 36.200 tỷ đồng Đây là do khó khăn trong huy động vốn của PVFC khi Việt Nam rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, cùng với những hạn chế trong huy động vốn củaCông ty tài chính so với NHTM theo quy định của Pháp luật
Theo bảng 2.5 (Phụ lục – trang 93), biểu đồ 2.8, biểu đồ 2.9, chi phí huy động vốn luôn chiếm trên 50% trong tổng chi phí Quy mô chi phí huy động vốn và tổng chi phí đều có xu hướng tăng, trong đó tổng chi phí tăng nhanh hơn Bên cạnh đó, mức tăng trưởng của tổng chi phí và chi phí huy động vốn đều giảm với tốc độ giảm của tổng chi phí nhanh hơn
Biểu đồ 2.8 Quy mô chi phí huy động vốn và tổng chi phí
Biểu đồ 2.9 Tăng trưởng của chi phí huy động vốn và tổng chi phí
Như vậy, chi phí huy động vốn là một nguyên nhân đẩy quy mô tổng chi phí tăng và kéo tăng trưởng của tổng chi phí xuống, tuy nhiên không phải là động lực chính Yếu tố chính gây ra sự biến động của tổng chi phí là chi phí khác.
Nhìn chung, các giải pháp mà PVFC áp dụng để giảm dần chi phí hoạt động đã có tác dụng Tuy nhiên, PVFC cần những giải pháp phù hợp hơn nữa để huy động vốn trở thành động lực chính kéo giảm tổng chi phí.
2.2.2 Nguồn vốn tiền gửi bình quân năm
Theo bảng 2.3 (Phụ lục – trang 91), nguồn vốn nàytăng trong giai đoạn
2008 – 2009, giảm từ giai đoạn 2010 – 2011 và có xu hướng tăng trở lại trong năm
2012, kể cả quy mô cũng như tỷ trọng trong tổng vốn huy động bình quân năm
Biểu đồ 2.10 Quy mô tiền gửi và chi phí huy động tiền gửi
Theo biểu đồ 2.10, quy mô tiền gửi bình quân năm có xu hướng giảm trong khi quy mô chi phí huy động tiền gửi bình quân năm có xu hướng tăng nhẹ Như vậy, mức giá PVFC huy động 1 đồng tiền gửi có xu hướng tăng
Biểu đồ 2.11 Tỷ trọng của tiền gửi trong tổng huy động vốn và tỷ trọng cuả chi phí huy động tiền gửi trong chi phí huy động
Theo biểu đồ 2.11, tỷ trọng của tiền gửi bình quân năm và chi phí huy động tiền gửi bình quân năm đều có xu hướng giảm Trong đó, chi phí huy động tiền gửi bình quân năm có xu hướng giảm nhanh hơn Vấn đề này được đánh giá là trong giai đoạn khủng khoảng tài chính, chi phí huy động 1 đồng tiền gửi của PVFC tăng, với khó khăn trong cho vay đầu ra, PVFC đã chủ động điều tiết giảm nhẹ lượng tiền gửi xuống để giảm áp lực chi phí do tồn đọng vốn
Trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đánh giá nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam có những chuyển biến tích cực, cho dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn Chính vì vậy, PVFC cần có các giải pháp phù hợp để mở rộng huy động tiền gửi với mức giá rẻ hơn.
2.2.3 Nguồn vốn huy động liên ngân hàng bình quân năm
Theo bảng 2.3 (Phụ lục – trang 91), huy động LNH giảm từ 2008 – 2009, tăng trở lại từ 2010 – 2011 và giảm trong năm 2012 về quy mô cũng như tỷ trọng trong tổng số dư vốn huy động.
Theo biểu đồ 2.12, quy mô huy động LNH và chi phí huy động LNH đều có xu hướng tăng với mức tăng của huy động lớn hơn chi phí Tức là mức giá PVFC huy động 1 đồng trên LNH đang giảm Do đó PVFC có xu hướng tăng tỷ trọng của nguồn vốn này với mức độ thấp (theo biểu đồ 2.13), đặc biệt khi lãi suất LNH đang giảm từ đầu năm 2012 đến nay.
Biểu đồ 2.12 Quy mônguồn vốn huy động liên ngân hàng và chi phí huy động liên ngân hàng
Biểu đồ 2.13 Tỷ trọng của huy động liên ngân hàng trong tổng vốn huy động
Theo bảng 2.3 (Phụ lục - trang 91), huy động LNH kỳ hạn 1T luôn chiếm tỷ trọng lớn trong huy động LNH, biến động tương tự huy động LNH chung Trong những năm 2008 và 2010 – 2011, PVFC rất khó khăn về huy động vốn để cân đối trong ngắn hạn do Chính phủ mạnh tay thắt chặt tiền tệ, tài khóa khi chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới Để đảm bảo khả năng thanh toán, huy động vốn trên LNH rất sôi động, đặc biệt là kỳ hạn dưới 1T.
Biểu đồ 2.14 Quy mô huy động và chi phí huy động liên ngân hàng kỳ hạn dưới 1 tháng
Biểu đồ 2.15 Quy mô huy động và chi phí huy động liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng
Biểu đồ 2.16 Quy mô huy động và chi phí huy động liên ngân hàng kỳ hạn trên 1 tháng
Theo biểu đồ 2.14, biểu đồ 2.15 và biểu đồ 2.16 cho thấy mức giá PVFC huy động 1 đồng LNH kỳ hạn dưới 1T đang có xu hướng đắt hơn, kỳ hạn trên 1T có xu hướng rẻ hơn, và kỳ hạn 1T hầu như không thay đổi.
Do mức giá để huy động dần rẻ hơn, PVFC chuyển dần sang huy độngLNH kỳ hạn dài (trên 1T), làm xu hướng tỷ trọng của huy động LNH kỳ hạn trên1T tăng, kỳ hạn 1T giảm nhẹ và dưới 1T giảm mạnh (Theo biểu đồ 2.17).
Biểu đồ 2.17 Tỷ trọng vốn huy động LNH các kỳ hạn
Như vậy, trong huy động LNH, kỳ hạn 1T luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn các kỳ hạn khác nhưng chi phí huy động nguồn vốn này hầu như không thay đổi, đã làm cho chi phí huy động LNH nói chung hầu như không thay đổi PVFC cần có giải pháp phù hợp để giảm chi phí huy động LNH kỳ hạn 1T nhiều hơn nữa nhằm kéo chi phí huy động LNH nói chung xuống, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn
2.2.4 Nguồn vốn nhận ủy thác bình quân năm
Nhận ủy thác là một trong những hoạt động quan trọng của PVFC Đây là một công cụ hữu hiệu để PVFC tăng cường nguồn vốn hoạt động.
Theo bảng 2.3 (Phụ lục – trang 91), nguồn vốn nhận ủy thác bình quân năm (nguồn vốn nhận ủy thác) của PVFC luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong tổng vốn huy động, mức biến động không cao qua các năm Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ Tập đoàn và các đơn vị trong ngành luôn chiếm tỷ trọng cao.
Thực trạng huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
2.3.1 Cơ chế, chính sách huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
2.3.1.1 Chính sách quản lý vốn tại PVFC
Cũng như nhiều TCTD khác, PVFC đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung Theo đó, các đơn vị kinh doanh (Chi nhánh, CTTT) bán nguồn vốn huy động được về Trung tâm vốn là Ban NV&KDV tại Hội sở, và Ban NV&KDV sẽ bán lại nguồn vốn cho các đơn vị kinh doanh khi có nhu cầu sử dụng Điều này được thể hiện qua hình vẽ 2.2.
Tuy nhiên, mô hình quản lý vốn tập trung tại PVFC cũng có điểm khác biệt. Đó là cho phép Ban kinh doanh tại Hội sở (gồm Ban ĐT&TVTC và TTGDHO) được tự tìm nguồn vốn qua các hình thức khác nhau để cân đối cho các phương án kinh doanh cụ thể của đơn vị, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tối thiểu mức 15%/năm,không bị áp dụng lãi suất (giá) mua/bán vốn nội bộ Khi huy động vốn qua CTTT,các đơn vị kinh doanh và CTTT tự thỏa thuận phân chia kết quả huy động vốn để làm cơ sở tính điểm hoàn thành kế hoạch được giao Cơ chế này không áp dụng cho các đơn vị kinh doanh khác.
Hình vẽ 2.2 Cơ chế quản lý vốn tại PVFC
Nguồn: Quy chế Hoạt động nguồn vốn PVFC Điều này đảm bảo quản lý vốn tập trung, không phân tán toàn hệ thống gây ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh với nhau, gây ra ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của PVFC.
2.3.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh cho các đơn vị
PVFC là đơn vị tài chính trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nên chỉtiêu huy động vốn và lợi nhuận Tập đoàn giao rất cao Bản thân PVFC là một công ty tài chính, do đó bị hạn chế hơn so với các NHTM trong thị trường huy động vốn Đồng thời, PVFC có nhiều vấn đề cần giải quyết (về quản trị hệ thống, chính sách, nhân sự, phát triển thị trường…) Trên cơ sở đánh giá thị trường còn nhiều rủi ro, khó khăn, để hoàn thành tốt các hoạt động và nhiệm vụ, Ban Lãnh đạo PVFC đã tổ chức hoạt động kinh doanh cho các đơn vị như sau:
+ Đối với CTTT: Tập trung huy động vốn từ hoạt động kinh doanh và gửi tiền về công ty mẹ quản lý, không chú trọng lợi nhuận để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn vốn Do đó chỉ tiêu kế hoạch giao cho NĐD phần vốn tại CTTT tập trung vào việc gửi tiền về cho công ty mẹ chiếm (tỷ trọng 40-60% trong tổng điểm, trong khi chỉ tiêu lợi nhuận chỉ chiếm 5-8% trong tổng điểm).
TRUNG TÂM VỐN (BAN NV&KDV)
HUY ĐỘNG VỐN ĐƠN VỊ KINH
SỬ DỤNG VỐN ĐƠN VỊ KINH DOANH
+ Đối với các đơn vị kinh doanh tại Hội sở Công ty mẹ: Vì có năng lực và kinh nghiệm tốt hơn so với các CTTT, phải thực hiện cả hai nhiệm vụ, huy động vốn và lợi nhuận, trong đó tập trung vào mục tiêu lợi nhuận Do đó chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn giao cho các đơn vị nàycó tỷ trọng thấp(10-15%), trong khi chỉ tiêu lợi nhuận có tỷ trọng cao(40-60%) trong tổng điểm.
2.3.1.3 Cách tính số dư huy động vốn
Hiện nay, PVFC đang áp dụng cách tính số dư huy động bình quân năm để đánh giá kế hoạch và trong các nghiên cứu, phân tích khác, cụ thể:
+ C: Số vốn huy động bình quân trong 1 năm tài chính.
+ n: Tổng số kỳ huy động trong năm tài chính.
+ Số dư huy động kỳ i: Số tiền huy động được kỳ thứ i.
+ Độ dài thời gian huy động kỳ i tính theo năm: Thời gian huy động theo ngày/360, với các mặc định: 1 năm: 360 ngày; 1 tháng: 30 ngày.
2.3.1.4 Quản lý tiền gửi của công ty trực thuộc và hỗ trợ nguồn vốn cho công ty trực thuộc
PVFC quy định tất cả hợp đồng tiền gửi với các CTTT không cho phép việc rút vốn trước hạn Để đảm bảo lợi ích của CTTT khi gửi tiền về công ty mẹ, PVFC thực hiện hỗ trợ CTTT trên nhiều mặt: sử dụng dịch vụ tài chính, công nghệ… với giá thấp hơn thị trường, hoặc chuyển giao không tính phí PVFC hỗ trợ nguồn vốn cho CTTT đảm bảo như sau:
+ Giá cả cạnh tranh hơn so với các TCTD khác, giảm thiểu các thủ tục hành chính, đúng quy định Pháp luật.
+ Nguồn vốn PVFC hỗ trợ CTTT phải đảm bảo khớp về thời hạn còn lại và lãi suất tiền gửi của CTTT đang thực hiện tại PVFC, giảm chi phí tối đa choPVFC và CTTT.
2.3.2 Tổ chức bộ máy của PVFC để huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc Để huy động tiền gửi từ CTTT, PVFC thiết lập một bộ máy như sau:
2.3.2.1 Giao kế hoạch huy động vốn cho người đại diện phần vốn a Giao kế hoạch năm
Giao kế hoạch huy động vốn hàng năm cho NĐD phần vốn được thể hiện tại Hình vẽ 2.3, bắt đầu từ việc NĐD tại các CTTT phải lập đăng ký kế hoạch hoạt động năm N+1, trong đó có đăng ký kế hoạch huy động vốn để gửi về PVFC
Ban NV&KDV tiếp nhận toàn bộ kế hoạch huy động vốn của NĐD tại các CTTT cùng các đơn vị của PVFC Kết hợp với nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống năm N+1, Ban NV&KDV lập kế hoạch cân đối vốn, gửi Ban Kế hoạch Ban Kế hoạch tính toán và xây dựng kế hoạch huy động vốn cụ thể để giao cho NĐD tại từng CTTT, trình Phó TGĐ phụ trách kế hoạch xem xét trước khi trình HĐQT quyết định cuối cùng
Trong trường hợp HĐQT hoặc Phó TGĐ yêu cầu điều chỉnh, Ban Kế hoạch sẽ tự điều chỉnh hoặc yêu cầu Ban NV&KDV vốn cùng NĐD tại các CTTT xây dựng lại nội dung đăng ký kế hoạch huy động vốn phù hợp.
Các bước Quy trình thực hiện Đơn vị đầu mối thực hiện
Bước 4 Phó TGĐ phụ trách kế hoạch
Hình vẽ 2.3 Quy trình giao kế hoạchhuy động vốn năm chongười đại diện tại công ty trực thuộc
Nguồn: Các quy trình lập, giao và đánh giá kế hoạch PVFC
Lập đăng ký kế hoạch huy động trong năm
Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn năm toàn hệ thống
Lập kế hoạch huy động vốn năm của CTTT
Quyết định b Giao kế hoạch quý/tháng
Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn năm được giao, Phó TGĐ phụ trách huy động vốn chỉ đạo, Ban NV&KDVgiám sát NĐD tại CTTT thực hiện Hàng quý/tháng, Phó TGĐ phụ trách kế hoạch tiến hành xem xét, phê duyệt kế hoạch huy động vốn trong kỳ giao cho NĐDtại CTTT Cụ thể theo hình vẽ 2.4, nội dung quy trình tương tự như giao kế hoạch huy động vốn hàng năm cho NĐD tại các CTTT.
Các bước Quy trình thực hiện Đơn vị đầu mối thực hiện
Bước 4 Phó TGĐ phụ trách kế hoạch
Hình vẽ 2.4 Quy trình giao kế hoạch huy động vốn định kỳ cho người đại diện phần vốn tại công ty trực thuộc
Nguồn: Các quy trình lập, giao và đánh giá kế hoạch PVFC
2.3.2.2 Quyết định và ký hợp đồng tiền gửi giữa PVFC và công ty trực thuộc
Hình vẽ 2.5 Cơ chế phân cấp phán quyết, ủy quyền ký kết
Nguồn: Quy chế phối hợp giữa Hội đồng quản trị - Ban Tổng Giám đốc ĐHĐCĐ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG BAN TẠI HỘI SỞ
Lập đăng ký kế hoạch sử dụng vốn trong kỳ
Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn trong kỳ toàn hệ thống
Lập kế hoạch huy động vốn năm của công ty trực thuộc
Quyết định Để tạo sự linh hoạt trong xử lý công tác huy động và sử dụng vốn, PVFC áp dụng cơ chế phân cấp hạn mức phán quyết, ủy quyền ký kết giữa các đối tượng liên quan Cơ chế này được thể hiện theo hình vẽ 2.5 ĐHĐCĐ phân quyền và ủy quyền cho HĐQT và/hoặc TGĐ HĐQT phân quyền và ủy quyền cho TGĐ trong phạm vi được ĐHĐCĐ cho phép Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động được giao phụ trách, TGĐ phân quyền và ủy quyền lại cho các Phó TGĐ và/hoặc Trưởng/Phó trưởng các đơn vị liên quan. a Phân cấp quyết định
Khảo sát một số vấn đề liên quan đến huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình nguồn vốn huy động nói chung của PVFC cũng như nguồn vốn huy động tiền gửi từ CTTT, PVFC cần cần có các giải pháp đồng bộ nhằm:
+ Tiếp tục duy trì nguồn tiền CTTT gửi từ nhận ủy thác đơn vị trong ngành + Nhanh chóng thanh toán hết tiền GVĐT của CTTT
+ Giảm mạnh chi phí nguồn vốn tiền CTTT gửi từ nhận UTĐT hơn nữa để giảm chi phí huy động tiền gửi từ CTTT cũng như chi phí huy động toàn hệ thống.
2.4 Kiểm tra một số vấn đề liên quan đến huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
2.4.1 Thời gian xử lý hồ sơ huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc
Học viên tiến hành khảo sát lấy ý kiến của một số đối tượng liên quan đến công tác huy động tiền gửi từ CTTT của PVFC.
2.4.1.1 Nội dung cuộc khảo sát
+ Mục đích khảo sát: Tìm hiểu xem thời gian xử lý hồ sơ huy động tiền gửi từ CTTT mất thời bao lâu, nguyên nhân nếu có và giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.
+ Đối tượng được khảo sát: 122 người, bao gồm:
- HĐQT, BKS, TGĐ, Phó TGĐ phụ trách nguồn vốn, Phó TGĐ phụ trách kế hoạch, Phó TGĐ phụ trách kinh doanh của PVFC.
- Chánh Văn phòng HĐQT; Trưởng các Ban: Nguồn vốn, Kế hoạch, Đầu tư, Tín dụng; Phó Trưởng các Ban liên quan đến nguồn vốn liên ngân hàng và tiền gửi từ CTTT và thị trường liên ngân hàng: Nguồn vốn, Kế hoạch, Đầu tư, Tín dụng của PVFC.
- Thư ký HĐQT phụ trách xin ý kiến HĐQT phương án huy động nguồn vốn tiền gửi từ CTTT và thị trường liên ngân hàng Chuyên viên Ban Nguồn vốn trực tiếp huy động nguồn vốn tiền gửi từ CTTT và thị trường liên ngân hàng.
- HĐQT, BKS, TGĐ, Phó TGĐ phụ trách nguồn vốn hoặc cấp tương đương, Trưởng Phòng Nguồn vốn hoặc cấp có chức năng tương đương, Chuyên viên Phòng Nguồn vốn của CTTT trực tiếp liên quan đến phương án gửi tiền cho PVFC.
+ Phiếu khảo sát (Phụ lục –Trang 95).
Cuộc khảo sát cho kết quả như sau (Chi tiết tại Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, phụ lục – Trang 101):
+ Thời gian để giải quyết một bộ hồ sơ huy động tiền gửi từ CTTT là chậm, PVFC thường phải mất thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ
+ Cấp xử lý mất nhiều thời gian nhất là HĐQT của PVFC.
+ Nguyên nhân của việc xử lý mất thời gian là HĐQT chưa phân quyền cho TGĐ, và TGĐ chưa có phân quyền cho cấp thấp hơn để thực hiện.
2.4.2 Mối liên hệ giữa vốn huy động liên ngân hàng kỳ hạn một tháng của PVFC và vốn công ty trực thuộc gửi PVFC từ nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức tín dụng khác
2.4.2.1 Cơ sở xem xét mối liên hệ
Qua phân tích thực trạng tình hình huy động vốn, tình hình huy động tiền gửi từ CTTT của PVFC và bảng 2.6 (Phụ lục – trang 94), nhận thấy nguồn vốn huy động LNH kỳ hạn 1T và nguồn tiền CTTT gửi từ nhận UTĐT các TCTD khác có đặc điểm sau:
+ Hai nguồn vốn biến động ngược chiều nhau, mức biến động không lớn. + Khi lãi suất huy động LNH kỳ hạn 1T của PVFC cao hơn lãi suất tiền gửi của TCKT thì nguồn vốn LNH kỳ hạn 1T tăng, nguồn tiền CTTT gửi từ nhận UTĐT các TCTD khác giảm, và ngược lại. Để tìm hiểu mối liên hệ này, học viên sử dụng mô toán và phần mềm Eviews 4 như sau.
2.4.2.3 Mô hình toán và phần mềm Eviews4 a Nội dung thực hiện:
+ Sử dụng mô hình hồi quy:
- LNH: Số dư huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng (kỳ hạn 1 tháng) bình quân năm theo từng tháng của PVFC (vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T).
- VUT: Số dư huy động vốn ủy thác (kỳ hạn 1 năm) bình quân năm theo từng tháng tại CTTT của PVFC (Tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác).
+ Mẫu nghiên cứu:Số liệu của LNH và VUT hàng tháng, từ năm 2008 đến hết năm 2012 theo bảng 2.6 (Phụ lục – trang 94) Kích thước mẫu là 66.
+ Thực hiện hồi quy mô hình trên theo phương pháp bình phương bé nhất với phần mềm Eviews4. b Kết quả hồi quy
Bảng 2.3 Kết quả hồi quy
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
S.E of regression 1.140070 Akaike info criterion 3.129890
Sum squared resid 83.18458 Schwarz criterion 3.196243
Durbin-Watson stat 1.739146 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews4
+ Tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác và nguồn vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T biến động ngược chiều Khi nguồn vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T tăng thêm 1 đơn vị thì tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác giảm 0,997755 đơn vị.
+ Các giá trị P-value (Prob) của 1 và 2 đều nhỏ hơn 0,05, cho thấy các βi có ý nghĩa P-value (F) hay Prob(F-statistic) nhỏ hơn 0,05, cho thấy các giá trị βi không cùng lúc bằng 0, tức là mô hình trên có ý nghĩa.
+ Tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác giải thích được 99,5247% sự biến động của nguồn vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T Và 0,4753% sự biến động còn lại của nguồn vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T được giải thích bởi sai số ngẫu nhiên, trong đó bao gồm các biến độc lập khác chưa đưa vào mô hình.
+ Kiểm tra các bệnh của mô hình hồi quy
- Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư (Histogram – Normality Test), thu được kết quả kiểm định tại hình vẽ2.8 Theo kết quả này, Probability (P- value) = 0.474 > 0.05 cho thấy mô hình có phần dư phân phối chuẩn.
Biểu đồ 2.26 Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews4
- Kiểm định dạng hàm hồi quy nhằm kiểm định có thiếu 1 hay 2 biến hay không (Ramsey RESET Test), thu được kết quả tại bảng 2.9và bảng 2.10 Theo đó, các giá trị P-value (F) và P-value (Log likelihood ratio) đều lớn hơn 0,05, cho thấy mô hình hồi quy không thiếu biến.
Bảng 2.4 Kết quả kiểm định mô hình có hay không thiếu 1 biến
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
S.E of regression 1.138649 Akaike info criterion 3.141951
Sum squared resid 81.68082 Schwarz criterion 3.241480
Durbin-Watson stat 1.810138 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews4
Bảng 2.5 Kết quả kiểm định mô hình có hay không thiếu 2 biến
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
S.E of regression 1.121275 Akaike info criterion 3.125501
Sum squared resid 77.94996 Schwarz criterion 3.258208
Durbin-Watson stat 1.899164 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews4
Đánh giá công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc của PVFC
2.5.1.1 Đối với PVFC a Đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn của PVFC sau khi huy động về được phân bổ hết cho các hoạt động kinh doanh, đặc biệt hướng tới các dự án của các đơn vị trong ngành Dầu khí. Theo bảng 2.3 (Phụ lục – Trang91), riêng hoạt động huy động vốn của PVFC chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh (tổng vốn huy động) Để đáp ứng được nhu cầu vốn này, nhất thiết phải có nguồn tiền các CTTT gửi về PVFC. b Đạt được chỉ tiêu lợi nhuận và huy động vốn theo chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Hàng năm, dựa trên kế hoạch nhu cầu vốn của PVFC và nhu cầu vốn của các đơn vị trong ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao kế hoạch huy động vốn cho PVFC
Bảng 2.8 Kết quả hoàn thành kế hoạch được giao hàng năm Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
3 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Theo Bảng 2.138, từ năm 2008 đến 2012, PVFC luôn hoàn thành kế hoạch huy động vốn được PVN giao Trong đó, nguồn tiền CTTT gửi tại PVFC giúp PVFC rất lớn trong việc hoàn thành kế hoạch này.
Bên cạnh đó, có thể thấy PVFC luôn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đượcPVN giao Một phần của việc hoàn thành kế hoạch này được nhìn nhận là các
CTTT đã góp phần lớn trong huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, giảm áp lực cho các đơn vị kinh doanh của PVFC.
Như vậy, công tác huy động tiền gửi từ CTTT của PVFC có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động, hoàn thành kế hoạch được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao hàng năm.
2.5.1.2 Đối với công ty trực thuộc
Theo Bảng 2.14, từ 2008-2012, NĐD phần vốn tại CTTT luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạc huy động vốn mà PVFC giao Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận lại chưa đạt được kỳ vọng của công ty mẹ đặt ra.
Bảng 2.9 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của người đại diện phần vốn tại CTTT Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
1 Kế hoạch PVFC giao NĐD tại CTTT
2 Thực hiện của NĐD tại CTTT
Hầu hết các CTTT của PVFC gặp khó khăn trong việc thanh toán hợp đồng đã ký với khách hàng GVĐT trước đây Nếu sử dụng toàn bộ số tiền CTTT gửi tạiPVFC từ GVĐT để thanh toán cho khách hàng theo cam kết, CTTT không đủ khả năng thanh toán Do đó PVFC đã cam kết với khách hàng về cơ cấu tài sản đãGVĐT giữa các bên, hỗ trợ CTTT thanh toán cho khách hàng theo tiến độ nhất định Và theo dự kiến, đến hết 2015, PVFC hỗ trợ CTTT thanh toán hết nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
2.5.2 Hạn chế trong công tác huy động tiền gửi từ công ty trực thộc của PVFC
2.5.2.1 Thời gian xử lý hồ sơ huy động tiền gửi từ công ty trực thuộc chưa đáp ứng yêu cầu
Qua điều tra khảo sát nêu trên, để xử lý một phương án (một hợp đồng) tiền gửi từ CTTT, PVFC thường phải mất trên 3 tiếng đồng hồ để hoàn tất các thủ tục, ký hợp đồng
Trong thị trường tài chính, nguồn vốn phải được luân chuyển liên tục để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục Với thời gian hơn 3 tiếng đồng hồ để giải quyết một hợp đồng sẽ làm dòng chảy của nguồn vốn chậm lại Và rủi ro phát sinh chi phí sẽ diễn ra khi tiền đã về tài khoản của CTTT vào giữa buổi chiều, trong khi CTTT hoàn toàn chưa có phương án giải ngân ngoại trừ gửi về PVFC. Thời gian giải quyết dài như trên sẽ không kịp chuyển tiền về tài khoản PVFC, và CTTT sẽ phải gánh chịu chi phí vốn của ngày ngưng trễ
Theo Báo cáo đánh giá tổng kết 2012 của Ban NV&KDV, từ năm 2008 – 2012,”… việc ngưng trễ vốn 1 ngày trên tài khoản của CTTT do chưa giải quyết xong hồ sơ tại PVFC là rất lớn, bình quân 66 tỷ đồng/năm… ” Theo bảng 2.3 (Phụ lục – trang 91) và bảng 2.4 (Phụ lục – trang92), số dư huy động tiền CTTT gửi và chi phí huy động tương ứng là 23.236,36 tỷ đồng và 2.526,58 tỷ đồng Tức là lãi suất huy động bình quân nguồn vốn này là 10,87%/năm Giả sử với nguồn vốn gửi về PVFC, CTTT được hưởng chênh lệch lãi suất khoảng 0,75%/năm, và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản của CTTT giả định 3%/năm thì CTTT phải huy động vốn với mức lãi suất/lợi tức khoảng 7,12%/năm Như vậy, việc xử lý chậm phương án huy động tiền gửi từ CTTT nêu trên sẽ gây ra thiệt hại cho các CTTT khoảng 4,7 tỷ đồng/năm.
Bản thân PVFC cũng có thể phải gánh chịu chi phí khi vốn bị ngưng trễ trên tài khoản của CTTT được chủ định dùng để thanh toán cho hợp đồng đến hạn.Khi đó PVFC phải chịu lãi phạt chậm thanh toán (thông thường lãi phạt chậm thanh toán này bằng 150% lãi suất trong hạn của hợp đồng) Giả sử việc ngưng trễ vốn trên ảnh hưởng tới việc PVFC thanh toán hợp đồng khác đến hạn Với tổng vốn huy động và tổng chi phí huy động tương ứng từ 2008 – 2012 của PVFC lần lượt là 196.416 tỷ đồng và 22.671,75 tỷ đồng thì lãi suất huy động bình quân của PVFC là 11,54%/năm Khi chậm thanh toán hợp đồng đến hạn, PVFC phải chịu khoảng 17,31%/năm, số tiền phạt PVFC phải trả tối thiểu khoảng 11,42 tỷ đồng/năm Như vậy, toàn hệ thống PVFC có thể phải chịu chi phí tối thiểu khoảng 16,3 tỷ đồng/năm.
Việc làm nguồn vốn kinh doanh chảy chậm lại sẽ ảnh hưởng đến cam kết với các hợp đồng đã ký Nhất là khi việc giải ngân chậm của PVFC ảnh hưởng lớn đến hoạt động của khách hàng Do đó ngoài việc phải chịu lãi phạt nêu trên, PVFC sẽ bị đánh giá không tốt về nhiều mặt Trong nền kinh tế mở như hiện nay, thông tin này sẽ là công cụ hữu hiệu để các đối thủ khai thác, lôi kéo khách hàng của PVFC.Từ đó ảnh hưởng xấu đến vị thế và hoạt động kinh doanh của PVFC. Để đáp ứng nguồn vốn giải ngân cho các hoạt động kinh doanh, tránh nguồn vốn bị ngưng trễ trên tài khoản của CTTT cũng như PVFC, ngay khi Hợp đồng tiền gửi được ký kết, Ban NV&KDV thường xuyên phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục khác Điều này có thể dẫn đến những sai sót nghiệp vụ, kéo theo đó là các rủi ro khác mà PVFC có thể phải gánh chịu.
2.5.2.2 PVFC phải chịu chi phí huy động vốn cao
Theokết quả hồi quy nêu trên, rõ ràng vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T và tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác có mối quan hệ chặt chẽ, ngược chiều nhau Theo bảng 2.6 (Phụ lục – trang 94), có thể dễ nhận thấy khi lãi suất huy động vốn trên LNH lớn hơn lãi suất tiền gửi của TCKT/cá nhân tại PVFC thì tiền CTTT nhận UTĐT từ các TCTD khác giảm, nguồn vốn PVFC huy động LNH kỳ hạn 1T tăng Và ngược lại Hiện tượng này được giải thích như sau:
+ Khi lãi suất thị trường LNH thấp hơn lãi suất tiền gửi từ TCKT củaPVFC: các TCTD rút tiền gửi trên thị trường LNH với PVFC và ủy thác số tiền đó cho CTTT của PVFC đầu tư với lãi suất thị trường LNH