ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi tại cơ sở
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại
- Tham gia vào quá trình chẩn đoán, phòng và điều trị một số bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trang trại.
- Thực hiện công tác khác trong thời gian thực tập.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm gần đây (2020 - 12/2022).
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ của trại.
- Công tác phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.
- Công tác phòng bệnh bằng vắc xin.
- Tình trạng mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ trong 21 ngày tuổi.
- Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại như:
+ Khai thác tinh, pha tinh, huấn luyện đực giống.
+ Xác định và bắt nái động dục, phối giống cho lợn nái.
3.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu a, Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá chính xác về thực trạng chăn nuôi tại trang trại, em tiến hành thu thập thông tin, tham khảo từ các tổ chức quản lý, kỹ thuật của trại. Kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế của bản thân trong quá trình thực tập. b, Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại.
Trực tiếp tham gia tham gia vào các quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đàn lợn từ chuồng đực, chuồng bầu và chuồng nái đẻ tại cơ sở Việc tăng giảm khẩu phần ăn của từng con sẽ tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng sức khỏe của con vật Đối với những con quá gầy thì tăng khẩu phần và ngược lại, những con béo thì giảm khẩu phần ăn.
Việc tăng giảm khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, không ảnh hưởng đến quá trình khai thác Đối với lợn đực không ảnh hưởng đến quá trình nhảy giá và khai thác tinh một cách thuận tiện Đối với lợn nái chửa việc cân đối khẩu phần ăn cũng góp phần vào sự phát triển đồng đều của bào thai.Lợn nái chửa từ 100 ngày tuổi trở xuống sẽ cho ăn cám 3030 chia thành 2 bữa/ngày Lợn chửa từ 100 ngày đến khi tách mẹ 3 bữa/ngày Cho lợn ăn vào những lúc trời mát buổi sáng cho ăn vào lúc 7 - 8 giờ, buổi chiều 3 giờ trở đi,buổi tối cho ăn vào khoảng 9 giờ Thức ăn được cung cấp bởi công ty TNHHDehues Việt Nam, khẩu phần ăn của lợn nái được thể hiện như sau:
Bảng 3.1 Khẩu phần ăn của lợn nái qua từng giai đoạn.
Nái dạ Bữa/ đoạn (Ngày) thức ăn ngày
Nái Gầy Lý hậu bị tưởng Béo
Mang 61 - 100 3030 Cho ăn tự do thai
2 bữa con Sau đẻ 4 ngày 3 5
Cai 1 ngày sáng sữa Ngày cai sữa Ngừng ăn, hạn chế nước uống con vật thường sẽ bỏ ăn và ăn ít lại.
- Lợn nái đẻ xong ngày thứ 2 tăng dần khẩu phần lên 0,5kg/con/ngày.
- Giai đoạn mang thai 100 ngày đầu sử dụng loại thức ăn 3030, giai đoạn
101 đến khi sinh sử dụng cám 3960S.
- Giai đoạn 61 - 100 ngày tuổi là cho ăn tự do vì chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng nuôi lợn thịt, nên khẩu phần ăn của mỗi con sẽ không được cân đối và do tranh dành thức ăn lợn có thể bị các bệnh như: sảy thai, viêm tử cung, sinh non, viêm khớp Thành phần dinh dưỡng cung cấp cho bào thai sẽ không đầy đủ và mất cân bằng.
Chính vì vậy phải đẩy cao công tác dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng chuồng trại luôn được thực hiện định kỳ nên lợn mẹ ít khi mắc bệnh Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, khi con vật mắc bệnh cũng giảm thiểu chi phí điều trị bệnh giúp tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Trước khi xuống chuồng phải thay trang phục bảo hộ, đi qua hố vôi sát trùng.
- Cào và hót phân vào bao để cuối ngày đổ
- Rắc vôi bột và phun sát trùng định kỳ 2 lần/tuần
- Dọn dẹp nhau thai cho vào bao buộc lại, dùng thuốc sát trùng Iodine 10% rửa mông và âm hộ, lau sàn khi lợn đẻ xong, tránh làm ướt lợn con.
- Xả gầm chuồng cuối buổi tránh thức ăn thừa, nhau thai và phân rơi xuống làm bốc mùi hôi thối
- Vào mùa đông cắt các tấm bạt để che giàn mát tránh gió lùa vào chuồng làm nhiệt độ trong chuồng giảm lợn con dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
- Xịt rửa gầm trước khi chuyển lợn vào chuồng chờ đẻ bằng nước sau đó phun sát trùng + Hantox tiêu diệt vi khuẩn và một số con vật trung gian như ruồi, muỗi, gián.
- Điều chỉnh lượng gió thổi vào chuồng, những ngày trời nắng nóng phải bật và điều chỉnh giàn mát, tắm rửa qua cho lợn ít nhất 4 lần/ngày.
Lợn con theo mẹ Đỡ đẻ: Chuẩn bị trước khi lợn có dấu hiệu đẻ: bóng úm, ván nằm, khăn sạch, vệ sinh mông lợn nái bằng nước có pha thuốc sát trùng Khi lợn đẻ ra lau sạch dịch nhờn trong miệng, để phần đầu hơi dốc xuống cho phần dịch nhờn trong mũi chảy ra để tránh lợn con bị ngạt thở, sau đó lau toàn thân con vật Sử dụng bột lăn Han - Procare để giữ nhiệt độ cho cơ thể, vừa có tác dụng hút ẩm và ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây bệnh Khi lợn nái đẻ được khoảng 7 - 8 con thì tiêm Oxytocin vào 1/3 cạnh bên của âm hộ với liều 2ml/con, có tác dụng kích thích co bóp tử cung đẩy con và nhau thai ra ngoài. Tiêm Gentamox vào bắp cổ với liều 1ml/10kg TT, phòng ngừa một số bệnh về đường sinh dục cho lợn nái Truyền nước muối sinh lý bổ sung thêm Gluco
K - C và thuốc bổ Bamin vào tĩnh mạch tai Nếu trường hợp lợn đẻ yếu hoặc lợn con quá to, xoang chậy hẹp nái không đẻ được thì ta tiến hành rửa sạch tay bằng nước sát trùng, bôi vazeline vào tay để kéo lợn con ra, cho tay vào và kéo lợn con ra phải theo nhịp rặn đẻ của lợn mẹ Khi lợn con mới sinh nhiệt độ ô úm phải đạt 32 - 35ºC.
- Cho con mới sinh bú sữa đầu, dùng tay cố định bầu vú cho con vật uống.
- Ghép đàn do kỹ thuật thực hiện: do lợn con được sinh ra quá nhiều, sữa của lợn mẹ ít, lợn bị mắc bệnh viêm vú.
- Cắt đuôi: Sử dụng kéo cắt đuôi, cắm điện trong vòng 10 phút để kéo nóng bỏng trước khi thực hiện cắt đuôi, cắt ở vị cách mông lợn con khoảng 2cm, cắt từ từ và trúng phần khớp nối giữa các đốt Sau đó dùng cồn Iodine
10% để sát trùng vị trí vừa cắt và sát trùng phần rốn của con vật.
- Mài nanh, tiêm sắt: Việc mài nanh cho lợn con mới sinh ra giúp cho quá trình lợn con bú sữa mẹ sẽ không làm tổn thương núm vú, làm lợn mẹ sẽ không cho con bú Sửa dụng máy mài nanh chuyên dụng để mài tất cả các răng nanh hàm trên và hàm dưới Không mài quá sâu gây ra chảy máu, lợn con đau và không bú sữa Kèm theo quá trình mài nanh là bổ sung sắt cho lợn con với liều lượng 2ml/con, tiêm ở bắt cổ Bổ sung thêm kháng sinh Hanceft với liều 0.5ml/con.
- Cắt số tai: Được kỹ thuật của công ty cám thực hiện đối với lợn con được chọn làm giống, mỗi đàn chỉ chọn 1 - 2 con phát triển tốt nhất, việc cắt tai giúp cho quá trình nhận diện, quản lý giữa các đàn với nhau, không gây ra việc phối đồng huyết, cận huyết Sát trùng cái vị trí vừa cắt và ghi số tai vào sổ, lý lịch của con bố và con mẹ.
- Thiến: Chuẩn bị các dụng cụ trước khi thiến gồm: Dao mổ, panh, cồn sát trùng, bông, kim tiêm, thuốc kháng sinh hanceft, thuốc phòng cầu trùng NOVA
- Coc 5%, kim khâu, chỉ, hộp đựng tinh hoàn khi thiến xong.
+ Thiến đối với lợn thịt vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, sau khi lấy dịch hoàn ra để con vật nằm ngang xem vị trí thiến ruột tuột ra khỏi xoang bụng hay không nếu có khâu lại vị trí vừa mổ thiến, sau đó dùng cồn sát trùng vị trí vừa mổ.
+ Nhỏ thuốc cần trùng Nova - Coc 5% cho lợn con uống với liều
+ Tiêm kháng sinh hanceft với liều 0.5ml/con.
- Cho lợn con tập ăn từ ngày thứ 5 sau khi sinh giúp lợn làm quen với thức ăn, không bị stress khi tách đàn, cung cấp các dưỡng chất khi con non phát triển sữa của lợn mẹ sẽ không đủ Sử dụng cám sữa Romelko cho lợn con tập ăn từ