1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc

83 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 821,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG (9)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về SXSH trong công nghiệp (9)
      • 1.1.1 Khái niệm SXSH (9)
      • 1.1.2 Đặc điểm của SXSH (9)
      • 1.1.3 Các giải pháp về sản xuất sạch hơn (10)
      • 1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn (12)
      • 1.1.5 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn (14)
      • 1.1.6 Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng (15)
    • 1.2 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay (27)
      • 1.2.1 Kinh nghiệm thế giới (27)
      • 1.2.2 Tình hình ứng dụng SXSH ở Việt Nam (32)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP DỤNG (37)
    • 2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá (37)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá (37)
      • 2.1.2 Tổng quan về sản xuất (39)
    • 2.2 Thực trạng áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá (48)
      • 2.2.1 Các giải pháp không tốn chi phí và chi phí thấp (53)
      • 2.2.2 Các giải pháp SXSH đầu tư lớn (55)
    • 2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá (56)
      • 2.3.1 Những thành tựu mà nhà máy đã đạt được kể từ khi thực hiện SXSH (56)
      • 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện SXSH và nguyên nhân của những hạn chế đó (61)
    • 3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam (65)
      • 3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (65)
      • 3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (66)
      • 3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (68)
      • 3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (69)
    • 3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên (69)
    • 3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá trong thời (71)
    • 3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng (73)
      • 3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước (73)
      • 3.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Công Thương (76)
      • 3.4.3 Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên (79)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN THỊ THANH LAN ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TRƯỜNG HỢP NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ, THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Q[.]

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

Cơ sở lý luận về SXSH trong công nghiệp

Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc ( United Nations Evironment programme - UNEP) : sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

- SXSH không chỉ là một chương trình nhằm đổi mới công nghệ/thiết bị, cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường mà SXSH còn là công cụ để quản lý doanh nghiệp nhằm kiểm soát quá trình tốt hơn; sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng; ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn Như vậy, SXSH giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường – xã hội.

- SXSH áp dụng được cho mọi quy mô doanh nghiệp từ doanh nghiệp gia đình cho tới tập đoàn đa quốc gia.

- SXSH không nhất thiết là phải đầu tư nhiều tiền Chỉ cần thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí.

- Thực hiện SXSH đòi hỏi doanh nghiệp phải có cam kết, quyết tâm và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; thực hiện đúng trình tự, phương pháp; duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục.

- SXSH giúp doanh nghiệp tiết giảm được mức sử dụng nguyên liệu và các đầu vào khác.

- SXSH cung cấp cơ hôi trực tiếp để giảm chi phí sản xuất.

1.1.3 Các giải pháp về sản xuất sạch hơn

1.1.3.1 Giảm chất thải tại nguồn

- Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.

Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất Mặc dù quản lý nội vi đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.

- Kiểm soát quá trình: tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.

- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

- Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít thơn Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.

- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn Giair pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.

- Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.

- Đổi mới sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc hại sử dụng.

- Cải tiến bao gói: vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac- tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ vật dễ vỡ.

1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%, bởi các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu vào sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn Những lợi ích cụ thể: 1.1.4.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng

Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.

- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

1.2.1.1 Kinh nghiệm sản xuất sạch hơn ở Ai Cập

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Ai Cập đã không ngừng tăng năng lực sản xuất trong suốt 30 năm qua Ai Cập đã tăng sản lượng xi măng từ 4 triệu tấn năm 1975 lên tới 46 triệu tấn trong năm 2009, và hiện nay chiếm khoảng 1,5% sản lượng xi măng toàn cầu Phát thải bụi chiếm khoảng 6% loại bụi PM10 (loại bụi có kích thước nhỏ phần nghìn mm) ở Greater Cairo, và lên tới 30% trong khu vực lân cận các nhà máy xi măng Theo tiêu chuẩn quy định mới năm 2010, giảm giới hạn phát thải bụi xuống 300-100 mg/m 3 đối với các nhà máy cũ và 100-50mg/m 3 đối với các nhà máy mới Trong số 16 nhà máy sản xuất xi măng ở Ai Cập thì chỉ có 7 nhà máy đạt tiêu chuẩn về phát thải Việc đầu tư cho công tác phòng ngừa và SXSH ước tính chi phí khoảng 0,5 tỷ USD trong giai đoạn 2006 - 2010 Trong khi đó, với sự đầu tư này các nhà máy sẽ sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, tái sử dụng được bụi phát thải và cải thiện sức khỏe của công nhân và người dân khu vực lân cận

Một số giải pháp SXSH đã được thực hiện hiệu quả ở Ai Cập:

- Quản lý nội vi: có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn rò rỉ ở các khớp nối và băng chuyền từ đó làm giảm thất thoát cho nguyên, nhiên vật liệu.

- Thay thế thiết bị: thay thế các thiết bị cũ kém hiệu quả để giảm tỷ lệ phát thải

- Thay đổi công nghệ: thay thế sản xuất xi măng bằng phương pháp ướt sang phương pháp khô Tiêu thụ năng lượng bằng quy trình sản xuất với phương pháp ướt vào khoảng 200J/Kg bằng một nửa so với sử dụng phương pháp ướt, đồng thời phát thải NOx ở phương pháp khô bằng 1/3 so với phương pháp ướt (1,5kg NOx/tấn clinker đối với phương pháp khô, và 4,5kg NOx/tấn clinker đối với phương pháp ướt)

- Thu hồi và tái sử dụng: tại Ai Cập, do nguyên liệu thô có độ kiểm cao, chất thải của đường chuyền tạo ra bằng khoảng 10% lượng clinker sản xuất được.

Bằng việc thiết kế các đường chuyền thu hồi bụi thải, sẽ thu được một lượng bụi lớn để có thể tiếp tục tái sử dụng trong sản xuất xi măng.

- Sử dụng các sản phẩm phụ gia: silica fume có thể được sử dụng cho phụ gia trong sản xuất xi măng, có tác dụng tăng độ bền của các công trình đồng thời làm giảm phát thải bụi.

- Ngoài ra một số doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Ai Cập còn tiến hành sử dụng nhiên liệu thay thế: đó là những nhiên liệu chuyển hóa từ chất thải và rác thải nông nghiệp Đây có thể xem là một trong những giải pháp SXSH bởi những lợi ích mà nó mang lại: giảm lượng rác thải tại các bãi rác và lò đốt rác; Thu hồi năng lượng từ các chất thải dễ cháy; Bảo tồn nhiên liệu hóa thạch cho các thế hệ tương lai; giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường; Tận dụng được chất thải nông nghiệp; giảm thiểu chi phí sản xuất.

Những kết quả thu được từ việc thực hiện SXSH cho ngành sản xuất xi măng ở Ai Cập đó là:

Lợi ích về kinh tế:

Chi phí đã đầu tư cho các giải pháp SXSH từ năm 2006 – 2010 là 0,5 tỷ USD, lợi ích thu được từ việc giảm chi phí sản xuất và chi phí xử lý môi trường là 86,7 triệu USD/năm

Lợi ích về môi trường:

- Tái chế được 10% bụi thu hồi để cho trở lại quá trình sản xuất

- Giảm 77% bụi phát tán ra không khí

- Tỷ lệ giảm phát thải NOx là 25%

- Tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch khoảng 20%1.2.1.2 SXSH trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng tại Trung QuốcNgành công nghiệp xi măng Trung Quốc chiếm một phần lớn nhất trong sản xuất xi măng trên thế giới Ngành công nghiệp xi măng liên tục phát triển tốt ởTrung Quốc, do nhu cầu xây dựng nhà ở mới ở nhiều trung tâm đô thị phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất xi măng đang rất phân tán, khoảng 85% là loại lò nhỏ hoạt động ở các thôn và thị trấn Có một số lò quay hiện đại sử dụng ít nguyên vật liệu hơn và gây ô nhiễm ít hơn Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát kinh tế vĩ mô đối với một số ngành công nghiệp quá nóng, trong đó có ngành sản xuất xi măng Ở các nước phát triển, vấn đề phát thải CO2 là vấn đề cần được giải quyết, trong khi đó ở Trung Quốc bụi là mối quan tâm lớn nhất Theo như dữ liệu năm 2000, Trung Quốc sản xuất khoảng 600 triệu tấn xi măng và phát thải 10 -12 triệu tấn bụi, 400 triệu tấn carbon dioxide, 1 triệu tấn NO2, và trên 0,5 triệu tấn SO2 Xét về kỹ thuật, công nghệ, rõ ràng các nhà máy xi măng của Trung Quốc bị bỏ rất xa so với các nước trên thế giới Vì vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, việc củng cố lại các ngành công nghiệp đã trở thành một điều cần thiết Đến cuối năm 2000, Trung Quốc đã đóng cửa tổng cộng 3.200 nhà máy nhỏ làm giảm sản lượng 80 triệu tấn Từ năm 2003, trung ương đã ban hành quy định điều hành để làm dịu bớt các ngành công nghiệp phát triển quá nóng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất xi măng, bằng cách từ chối cấp giấy phép xây dựng các nhà máy mới và hạn chế các khoản vay ngân hàng hay các khoản tài trợ xây mới, nhưng vẫn khuyến khích tài trợ để nâng cấp cơ sở Theo các chỉ đạo của chính sách quốc gia, ngành công nghiệp xi măng đang cố gắng đổi mới và cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và cạnh tranh với quốc tế Đến cuối năm 2003, Trung Quốc đã có 351 dây chuyền sản xuất xi măng phương pháp khô với công suất

700 tấn/ngày, trong đó 188 dây chuyền đã được đưa vào hoạt động, 138 đã được xây dựng và 25 dây chuyền đang chuẩn bị được xây dựng

SXSH có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm trong công nghiệp và hạ thấp chi phí sản xuất, điều quan trọng là phải có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ, đồng thời tận dụng tối đa những ảnh hưởng thị trường để kích thích ngành công nghiệp có biện pháp tích cực để cải thiện môi trường Đối với ngành công nghiệp xi măng Trung Quốc tiềm năng để thực hiện SXSH là rất lớn.

Một số kết quả thu được từ SXSH trong ngành công nghiệp xi măng tại TrungQuốc:

- SXSH làm giảm lượng than trung bình sử dụng cho việc sản xuất mỗi tấn xi măng từ 190kg xuống còn 166kg, tương đương với việc tiết kiệm được khoảng 14 triệu tấn than mỗi năm.

- Thông qua việc đổi mới cải tiết kỹ thuật, bụi phát thải đã được thu thập và tái sử dụng cho một số quá trình để thay thế cho việc sử dụng nguyên liệu mới. Qua đó giảm đáng kể ô nhiễm không khí đồng thời tiết kiệm được năng lượng/tài nguyên: theo ước tính năm 2000, bụi từ các hoạt động sản xuất xi măng ở Trung Quốc là hơn 8 tỷ tấn, trong đó khoảng 7 tỷ tấn đã được thu thập và tái chế, ước tính tiết kiệm được 35 triệu nhân dân tệ.

Kinh nghiệm áp dụng SXSH từ các nước đi trước đã cho chúng ta những bài học quý giá giúp cho quá trình thực hiện SXSH ở Việt Nam được dễ dàng và thuận lợi hơn Sự thành công của các nước như Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan…chủ yếu là do các yếu tố sau:

- Việc nhấn mạnh ngay từ đầu vào khâu đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công của các dự án SXSH Một khi các doanh nghiệp có đủ nhận thức về các vấn đề SXSH thì việc tiếp cận và thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

- Đặt trọng tâm trước hết vào các giải pháp SXSH đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít hoặc không tốn chi phí đầu tư như: khắc phục rò rỉ, thu hồi sản phẩm rơi vãi, tránh để thiết bị chạy không tải,…

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP DỤNG

Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá

2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá

Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp Nhà máy hoạt động từ năm 1995 với dây chuyền sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng với công suất thiết kế ban đầu là 60.000 tấn/năm

Từ một dây chuyền được Việt Nam tự thiết kế và lắp đặt ban đầu, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/năm theo thiết kế ban đầu lên tới 100.00 tấn/năm, tạo việc làm ổn định cho khoảng 300 người.

Quá trình sản xuất của nhà máy được quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001-2008 với sản phẩm chính là Clinker, xi măng PCB30, PCB40, sản phẩm của nhà máy đã được người tiêu dùng tin tưởng và có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh với doanh thu hàng năm trên 60 tỷ đồng. Nhà máy Xi măng Lưu Xá nằm trong thành phố Thái Nguyên nên cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu về môi trường, nhận thức được điều đó, nhà máy đã không ngừng đầu tư nghiên cứu theo chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu suất của dây chuyền đồng thời tập trung vào xử lý môi trường sản xuất và các chất thải ra môi trường xung quanh.

Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy

PGĐ Phụ trách Sản xuất

Phân xưởng Nguyên liệu Phân xưởng Lò nung

Ban Bảo vệ tự vệ

Phòng Tài chính kế toán

Phòng kỹ thuật Công nghệ

Phòng Kế hoạch kỹ thuật

Phòng Tổ chức-Hành chính

2.1.2 Tổng quan về sản xuất

2.1.2.1 Mô tả về các công đoạn sản xuất

Hình 4: Sơ đồ tóm tắt các công đoạn sản xuất

Phụ gia CaF 2 , Na 2 SiF 6

Khói lò Đập, cán Đập, sấy Đóng bao

Bụi, ồn Đá vôi Than Đất sét

Không khí (HF,CO,CO Khói lò

Thành phẩm Đá vôi được khai thác tại mỏ có kích thước 350-500mm được đưa vào máy đập hàm gia công cơ bộ xuống kích thước ≤ 70mm, rồi được băng tải chuyền vào máy đập búa gia công tới kích thước ≤ 25mm Ra khỏi máy búa, đá vôi được gầu tải chuyền lên silo đá vôi.

Các phụ gia điều chỉnh như quặng sắt hoặc phosphorit được đập nhỏ qua máy đập hàm tới kích thước ≤ 10mm và được gầu tải chyền lên silo phụ gia điều chỉnh và silo phụ gia khoáng hóa.

Sét từ kho chứa được băng tải vận chyển tới máy cán và được gia công tới kích thước ≤ 20mm, sau đó được sấy trong máy sấy thùng quay tới độ ẩm ≤ 2%. Sau sấy sét được gầu tải chuyển lên silo sét.

Than từ bãi chứa được vận chuyển về phân xưởng gia công nhiên liệu và được đưa vào máy sấy thùng quay sấy tới độ ẩm 2 – 5% và dự trữ trong silo than.

Nguyên liệu đá vôi, sét, than, phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hóa đã được gia công sơ bộ, chứa ở các silo, được tháo qua cửa van ở đáy silo và phễu nạp của hệ thống cân định lượng Tại đây nguyên liệu được định lượng theo tỷ lệ quy định của đơn vị phối liệu và cấp xuống băng tải cao su và được đưa tới cửa nạp liệu của máy nghiền Tại máy nghiền nguyên liệu được nghiền thành bột mịn, sau đó được qua máy phân ly chia thành hai loại: loại đạt độ mịn 8 – 10% tính theo lượng dư trên sàng 0,08mm được vít tải và gầu tải đưa về silo chứa bột phối liệu; loại liệu thô được đưa trở lại máy nghiền.

Bột phối liệu được tháo ra từ silo được đồng nhất trong các silo tới khi đồng nhất và được chứa trong silo đồng nhất.

Bột liệu đã đồng nhất được vít tải và gầu tải chuyển lên két chứa, sau đó được đưa tới cân vít định lượng rồi chuyển vào máy trộn ẩm Tại đây bột liệu được trộn đều với nước tới độ ẩm 12 – 14% rồi qua ống dẫn xuống máy vê viên thành các viên có kích thước 8 – 12mm Ra khỏi máy vê viên, các viên liệu được băng tải đưa tới lò nung và được rải vào lò hình lòng chảo nhờ máy rải liệu phễu quay đặt trên chóp lò.

Lò nung được cấp gió (không khí) từ quạt Rood thổi từ dưới lên Không khí đi qua zone làm nguội (trao đổi nhiệt với clinker nóng để làm nguội clinker, tăng nhiệt độ khí), zone nung (cấp oxi cho quá trình cháy than), zone sấy (trao đổi nhiệt với viên phối liệu mới vào lò làm viên liệu nóng dần lên) rồi thoát ra ngoài theo ông khói (khí thải lò nung).

Các viên liệu đi từ trên xuống qua zone sấy, zone nung, zone làm nguội của lò. Tại các zone này các quá trình lý – hóa xảy ra và các viên liệu được nung thành clinker.

Ghi quay khi hoạt động sẽ nghiền clinker thành cục có kích thước ≤ 100mm rơi xuống bầu lò xuống ống làm kín Nhờ thiết bị tia gamma đặt ở nơi ống làm kín của lò mà cơ cấu tháo clinker chấn động điện tử tự động tháo clinker xuống thiết bị vận chuyển tiếp theo.

Băng tải xích vận chuyển clinker mới ra lò tới máy đập hàm để gia công clinker tới kích thước khoảng 10mm và được gầu tải và băng cào đưa lên chứa silo clinker.

Clinker và các loại phụ gia khoáng và phụ gia công nghệ (nếu có) đã được gia công sơ bộ chứa trong các két chứa, được tháo ra qua cửa van ở đáy két và phễu nạp của hệ thống cân định lượng Tại đây clinker và phụ gia được định lượng theo đơn công nghệ và cấp cho máy nghiền xi măng Máy nghiền sẽ nghiền hỗn hợp thành bột xi măng Sản phẩm ra khỏi máy nghiền được đưa tới máy phân ly và được chia thành hai loại: loại bột mịn 6 – 8% trên sàng 0,08mm được vít tải và gầu tải chuyển về silo xi măng trung gian, loại thô được hồi lưu trở lại máy nghiền.

Xi măng trong silo trung gian sẽ được đồng nhất bằng cơ khí theo nguyên tắc đảo trộn qua sự vận chuyển xi măng từ đáy silo lên đỉnh silo nhờ vít tải và gầu tải cho tới khi đồng nhất và được chuyển sang silo xi măng bột thành phẩm.

Thực trạng áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá

Hiện trạng môi trường của nhà máy trước khi công ty tiến hành SXSH:

Vấn đề môi trường lớn nhất của nhà máy xi măng Lưu Xá trước khi áp dụng SXSH là khói thải của lò nung do quá trình nung luyện clinker, của hệ thống sấy nguyên liệu thải qua hệ thống dập bụi nước vào môi trường, lượng bụi thải cao do các rò rỉ thiết bị trong quá trình sản xuất, tính cho 1 tấn sản phẩm xi măng là: Dây chuyền sấy liệu thải 13kg đất nguyên liệu và than; khâu đập hàm, đập búa, nghiền hỗn hợp và vận chuyển thải 5kg bụi đá; lò nung thải 10kg bụi, khí thải các loại; khâu định lượng trước khi nghiền xi măng thải 1,5kg bụi clinker; khâu đóng bao thải 1,5kg bụi xi măng Thống kê cho thấy lượng nguyên nhiên liệu bị thải bỏ tương đối cao, đồng thời có dòng thải bụi gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Nhà máy đã tiếp cận Chương trình SXSH trong công nghiệp của Bộ Công Thương.

Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, năm 2007, nhà máy đã bắt đầu thực hiện đánh giá SXSH Việc thực hiện đánh giá SXSH tại nhà máy được thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ tháng 5/2007 đến tháng 11/2007: doanh nghiệp tự thực hiện các giải pháp SXSH có vốn đầu tư thấp và trung bình hoặc các giải pháp SXSH đầu tư lớn và có hiệu quả kinh tế cao (thời gian thu hồi vốn ngắn).

- Giai đoạn 2 từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008: doanh nghiệp thực hiện các giải pháp SXSH có vốn đầu tư lớn với sự hỗ trợ một phần kinh phí của Hợp phần SXSH của Đan Mạch.

Trong giai đoạn đầu (từ tháng 5/2007 đến tháng 11/2007), nhà máy thành lập đội SXSH với đội trưởng là ông Nguyễn Công Bằng – Phó Giám Đốc và 12 thành viên để tiến hành SXSH Trọng tâm của việc đánh giá SXSH được xác định là dây chuyền sản xuất clinker.

Bảng 11: Đội SXSH của nhà máy

TT Tên Chức vụ Vai trò trong đội

1 Nguyễn Công Bằng Phó Giám Đốc Đội trưởng

2 Nguyễn Huy Công Cán bộ phòng TCHC Thành viên

3 Phạm Đình Hiếu Phó phòng KTTC Thành viên

4 Nguyễn Đình Hùng Phó phòng KHKT Thành viên

5 Nguyễn Khắc Đức Phó phòng KHKT Thành viên

6 Nguyễn Đăng Ninh Cán bộ phòng KHKT Thành viên

7 Nguyễn Ngọc Tú Phó phòng KTCN Thành viên

8 Nguyễn Hồng Lâm Cán bộ phòng KTCN Thành viên

9 Nguyễn Xuân Toàn QĐPX Nguyên liệu Thành viên

10 Phạm Duy Thiều QĐPX Lò nung Thành viên

11 Chu Văn Phương QĐPX Thành phẩm Thành viên

12 Bùi Huy Kỳ QĐPX Đồng Tiến Thành viên

13 Lê Hữu Thao TT tổ SX bao bì Thành viên

Sau khi đánh giá quá trình sản xuất, xác định các dòng chất thải, đội SXSH đã tiến hành cân bằng các dòng vật chất và năng lượng của dây chuyền sản xuất Toàn bộ số liệu thu thập được phục vụ việc phân tích để xác định các giải pháp SXSH cho từng công đoạn sản xuất.

Sau đây là các giải pháp SXSH mà nhà máy đã thực hiện:

Bảng 12: Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1

T Tên giải pháp Thời gian thực hiện

Lợi ích kinh tế (nghìn đồng/năm)

1 Chuyển đổi sang hệ thống đập hàm, búa trong hệ kín có lọc bụi 4/200

Nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN

3 Thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng 5/200

4 Công nhân vận hành chú ý khi thao tác và thu hồi ngay các bột vật liệu rơi vãi

Không xác định Không xác định

Clanhke cấp trực tiếp lên Ôtô

Nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn môi trường

6 Vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường đi Từ

Không xác định Không xác định

7 Trồng cây xanh chắn bụi quanh công ty Không xác định Không xác định Xanh, sạch, đẹp

8 Thay đổi vị trí các động cơ cho thích hợp với tải

9 Lắp tụ bù cos fi phân tán tới từng động cơ trong nhà máy thay cho tụ bù tại đầu xưởng

10 Lắp biến tần tại các vị trí băng tải thích hợp 2007 11.200 Không xác định

11 Kiểm soát quá trình 5/200 Không xác Không xác Không xác tránh quá tải động cơ nghiền xi măng 7 định định định

12 Tăng cường công tác bảo dưỡng: Thay thế dây curoa hỏng, chỉnh puly, thay thế các bu lông hỏng

7 20.000 Không xác định Không xác định

13 Sửa chữa các vị trí rò rỉ khí nén 5/200

7 Không xác định Không xác định Không xác định

14 Lập hệ thống phân tích xử lý số liệu nguyên nhân gây ra sự cố từ đó tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm thiểu tổn thất sự cố.

2007 Không xác định Không xác định Không xác định

15 Tắt điện khi không sử dụng Từ

16 Thay thế đèn chiếu sáng

T10 bằng đèn T8, đèn dây tóc 200W bằng đèn compac 50W.

17 Lắp tôn sáng tại phân xưởng và nhà kho

Không xác định Không xác định Không xác định

18 Thay thế máy vê viên mới 6/200

7 199.000 Không xác định Không xác định

19 Quy định thao tác vận hành lò đốt cho công đoạn sấy

(Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH nhà máy xi măng Lưu Xá giai đoạn 1)

Trong giai đoạn 1 thực hiện SXSH của nhà máy, bên cạnh 19 giải pháp đã được thực hiện và mang lại kết quả còn có giải pháp “nâng cao chất lượng, sản lượng Clinker” được nhà máy triển khai nghiên cứu thực hiện nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm phát thải ra môi trường và tính cạnh tranh của sản phẩm Đây là một giải pháp nằm trong dự án đầu tư chiều sâu của nhà máy, với số vốn đầu tư lớn dự kiến khoảng 22 tỷ đồng và cần sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia trong ngành sản xuất xi măng Mục tiêu của giải pháp này là giảm được 15% lượng than tiêu thụ, giảm

10% điện năng và tăng chất lượng clinker 6 – 8% Tuy nhiên, cho đến nay thì giải pháp này vẫn chưa được thực hiện do khó khăn về vốn và kỹ thuật của nhà máy.

Sau khi thực hiện khá thành công các giải pháp SXSH ở giai đoạn 1, tháng 12/2007 nhà máy tiếp tục bước vào thực hiện SXSH giai đoạn 2 với sự hỗ trợ 50% vốn đầu tư từ Hợp phần SXSH.

Bảng 13: Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 2

Lợi ích kinh tế (nghìn đồng/ năm)

Lợi ích môi trường (nghìn đồng/năm)

1 Thay thế hệ thống dập bụi nước bằng hệ thống lọc bụi tay áo hiệu suất cao

- Giảm phát thải 1509 tấn khí CO2.

- Giảm tiêu hao 65.000 m3 nước/năm

(Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH xí nghiệp xi măng Lưu Xá giai đoạn 2)

Như vậy, qua số liệu thống kê ở trên có thể chia các giải pháp SXSH đã được thực hiện ở nhà máy theo tiêu chí chi phí thực hiện như sau:

2.2.1 Các giải pháp không tốn chi phí và chi phí thấp

Tình trạng phát thải bụi tại nhà máy có nhiều nguyên nhân như: hỏng đệm bít kín; thao tác công nhân vận hành rơi vãi nhiều; tháo clanke ra sân sau đó xúc thủ công lên xe ô tô; các phương tiện đi lại trong khu nhà máy gây bụi…đội SXSH đã xác định các giải pháp quản lý nội vi để hạn chế phát thải bụi như: thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng; công nhân vận hành chú ý khi thao tác và thu hồi ngay các bột vật liệu rơi vãi; cải tiến sang tháo clanke cấp trực tiếp lên ô tô; Thu hồi ngay bụi phát sinh trong khu sản xuất và các tuyến đường đi bằng các giải pháp đơn giản như xử lý các điểm rò rỉ, các chỗ mòn thủng, tăng độ kín khít của phương tiện vận chuyển, quét, thu hồi ngay nguyên liệu rơi vãi…

Trước đây tình trạng tổn thất than của nhà máy do một số nguyên nhân chủ quan như thao tác công nhân không đúng, cấp than quá nhiều hoặc quá khô, hay mở cửa lò, ước tính lượng than thất thoát khoảng 45 tấn/năm, tương đương 29,2 triệu đồng/năm. Đội SXSH đã tiến hành triển khai các giải pháp quản lý nội vi như: Quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy, lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió.

Lợi ích kinh tế do giải pháp đem lại: khoảng 25 triệu đồng/năm từ việc tiết kiệm 40 tấn than/năm (theo số liệu năm 2007)

Trước khi áp dụng các giải pháp SXSH, tình trạng tổn thất điện tại nhà máy khá cao do các nguyên nhân như: Sự cố dừng lò (do hỏng máy trong quá trình vận hành); ý thức công nhân kém (để các thiết bị điện chạy không tải); Sử dụng đèn chiếu sáng không có tính năng tiết kiệm điện… Đội SXSH đã quyết định tiến hành các giải pháp tiết kiệm điện: Thay đổi công suất các động cơ cho thích hợp với tải;Lắp bù cos phân tán với từng động cơ trong nhà máy thay cho tụ bù tại tủ đầu xưởng; Lắp biến tần tại các vị trí băng tải thích hợp; Thay thế máy vê viên mới;Khống chế chặt các quá trình công nghệ; Kiểm soát quá trình tránh quá tải động cơ nghiền xi măng; Tăng cường công tác bảo dưỡng; Thay thế dây cu-roa hỏng, chỉnh pu-ly, thay thế các bu-lông hỏng; Sửa chữa các vị trí rò rỉ khí nén; Lập hệ thống phân tích xử lý số liệu nguyên nhân gây sự cố từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu tổn thất sự cố; Tắt các thiết bị: đèn chiếu sáng, quạt…khi không sử dụng; Thay thế đèn tuýp T10 bằng đèn T8, thay đèn chiếu sáng dây tóc 200W bằng đèn compact 50W; giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho công nhân,…

Tổng giá trị đầu tư cho nhóm giải pháp là 245 triệu đồng

Kết quả: giảm tiêu thụ điện trung bình khoảng 390 triệu đồng/năm sau khi thực hiện SXSH.

2.2.2 Các giải pháp SXSH đầu tư lớn

- Chuyển đổi sang hệ thống đập hàm, búa trong hệ kín có hút lọc bụi

Tình trạng bụi thải tại nhà máy cao do hệ thống đập hàm và đập búa trong hệ thống hở, không có hút lọc bụi Đội SXSH đã xác định giải pháp chuyển đổi hệ thống đập hàm, đập búa hệ hở sang hệ kín có hút lọc bụi Nhà máy đã lắp đặt hệ thống lọc bụi theo phương pháp lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được nguyên liệu trong lượng bụi thu hồi trước đây phải bỏ đi.

Tổng trị giá đầu tư cho giải pháp là 1.248.163 triệu đồng.

Lợi ích kinh tế thu được: giảm chi phí sản xuất 27,6 triệu đồng/năm từ việc giảm chi phí điện năng.

Lợi ích môi trường thu được: khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5939:2006

- Thay thế hệ thống dập bụi nước bằng hệ thống lọc bụi tay áo hiệu suất cao

Đánh giá kết quả và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá

2.3.1 Những thành tựu mà nhà máy đã đạt được kể từ khi thực hiện SXSH

Năm 2007, Nhà máy đã thực hiện 19 giải pháp SXSH thực hiện trong giai đoạn I với tổng chi phí hơn 1,5 tỷ đồng, bao gồm: chuyển đổi công đoạn gia công đá sang hệ thống kín có lọc bụi; thay thế các gioăng, đệm bị hỏng; lắp biến tần tại các vị trí thích hợp, thay thế các động cơ có công suất phù hợp với công suất tiêu thụ; kiểm soát hệ thống chống quá tải động cơ nghiền xi măng; tăng cường công tác bảo dưỡng, thay thế dây cu roa, chỉnh pu-ly, thay thế các bu- lông hang; khắc phục các vị trí rò rỉ khí nén; lập hệ thống phân tích xử lý số liệu, xác định nguyên nhân gây sự cố, từ đó, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, giảm thiểu tổn thất do sự cố; tắt bớt đèn chiếu sáng, quạt khi không sử dụng; thay thế đèn chiếu sáng T10 bằng đèn T8, thay đèn chiếu sáng dây tóc 200W bằng đèn compact 50W; lắp tôn sáng tại phân xưởng và nhà kho; quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy (lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió); chống tổn thất nhiệt tại máy sấy Với việc tổ chức sản xuất hợp lý cùng các giải pháp sản xuất sạch hơn, Nhà máy đã thu được những kết quả đáng khích lệ, giảm suất tiêu thụ điện năng từ 82,34 kwh/Tsp xuống còn 79,46 Kwh/Tsp, chỉ tính riêng do tiết kiệm điện giá trị làm lợi đã lên tới 390 triệu đồng.

Năm 2008, Nhà máy tiếp tục triển khai giai đoạn 2 tập trung chủ yếu vào hệ thống sấy nguyên liệu với mục tiêu nâng cao hiệu suất quá trình sấy, xử lý triệt để vấn đề bụi, bùn thải phát tán ra môi trường Sau khi tìm hiểu các phương án có thể áp dựng tại công đọan sấy, các chuyên gia tư vấn quyết định cải tiến hệ thống sấy nguyên liệu thay thế bằng hệ thống lọc bụi tay áo hiệu suất cao (thu hồi tái sử dụng nguyên liệu); lắp đặt hệ thống lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được lượng bụi thu hồi; bảo ôn các phần phát nhiệt làm giảm tổn thất nhiệt và cải thiện điều kiện lao động giải pháp được thực hiện với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng trong đó có sự hỗ trợ của Hợp phần SXSH (CPI) Sau khi thực hiện nồng độ bụi chỉ còn 37mg/m3 so với 235mg/m3 trước khi cải tạo Ngoài ra, Nhà máy còn tiến hành đầu tư hệ thống lọc bụi khói lò do Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu vô cơ lắp đặt và chuyển giao công nghệ Sau khi đi vào sản xuất, hệ thống lọc bụi khói lò nung clinke đã giảm từ 305mg/m3 xuống còn 42mg/m3, tiêu hao than giảm từ 0,241kg/kg clinke cuống còn 0,233kg

Bảng 14: So sánh mức tiêu thụ tài nguyên trước và sau SXSH Đầu vào Trước SXSH Sau SXSH Đầu vào giảm(%)

(Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH nhà máy xi măng Lưu Xá)

Qua bảng số liệu trên, lợi ích kinh tế hàng năm nhà máy thu được từ việc tiết kiệm tài nguyên là 603.816.000 đồng.

Bảng 15: Chỉ tiêu về môi trường tại nhà máy trước và sau SXSH

Chỉ tiêu Trước SXSH Sau SXSH

3 Lượng chất thải rắn 75 T/tháng 0

Tình trạng tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và cam kết trong ĐGTĐMT

Tuy có tác động đến môi trường nhưng chưa vượt TCVN. Đạt TCVN về khí thải, nước thải.

(Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH nhà máy xi măng Lưu Xá 2009)

Giảm phát thải 178,5 tấn bụi/năm

Giảm phát thải 1509,3 tấn CO2/năm.

Giảm tiêu hao 65.000m 3 nước tuần hoàn/năm.

Giảm phát thải và tái sử dụng 825 tấn/năm chất thải rắn (than, đất)

Lợi ích về an toàn sức khỏe nghề nghiệp:

Môi trường làm việc được cải thiện dẫn đến sức khỏe người lao động được đảm bảo, thể hiện qua số lượng người nghỉ ốm giảm đáng kể sau khi thực hiệnSXSH.

Bảng 16: Tình hình nghỉ ốm của công nhân

Số lượng nghỉ ốm(ngày công/người/năm)

Số lượng tai nạn lao động

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng nhân sự nhà máy xi măng Lưu Xá)

Qua các số liệu thực tế đã chứng minh rằng, nhờ thực hiện SXSH đã giúp cho nhà máy không chỉ thu được lợi ích về mặt kinh tế mà còn giúp môi trường trong nhà máy và xung quanh luôn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về chất lượng không khí, khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, giúp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO trong sản xuất, đồng thời qua đó cải thiện hình ảnh công ty.

Như vậy, với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên đối với việc áp dụng SXSH: tận thu tối đa nguyên liệu trong quá trình sản xuất, tuần hoàn tái sử dụng nước trong các công đoạn của dây chuyền công nghệ, kiểm tra giám sát thường xuyên các công đoạn sản xuất, nhà máy xi măng Lưu Xá đã thực hiện thành công việc áp dụng SXSH vào sản xuất và giải quyết khá triệt để vấn đề nan giải nhất của nhà máy đó là bụi, đồng thời hàng năm cũng mang lại những lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhà máy Đây chính là cơ sở làm nên thành công, là bước đệm vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững của nhà máy.

2.3.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

- Nhà máy đã tiếp cận với SXSH khá sớm, từ đầu những năm 2000, nhà máy đã đặt ra những mục tiêu cải tiến như:

 Cán bộ, công nhân làm chủ được thiết bị, công nghệ sản xuất.

 Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng và các chi phí trong sản xuất.

 Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 Giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.

Mặc dù trong giai đoạn này nhà máy chưa thu được thành công như mong muốn,tuy nhiên nhà máy đã có những phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho thấy sự nhận thức từ rất sớm của nhà máy về lợi ích của việc thực hiện SXSH.

- Với sự hiểu biết và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong thực hiện SXSH nên nhà máy đã tiếp cận và thực hiện áp dụng SXSH khá thành công.

- Nhà máy đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào trong quá trình sản xuất Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà máy đối với chất lượng sản phẩm cũng như tính khoa học và hiệu quả trong sản xuất.

- Có một đội ngủ kỹ sư, công nhân được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm, gắn bó với nhà máy lâu năm

Bảng 17: Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Lưu Xá năm 2013

Diễn giải Số lượng lao động Tỷ lệ %

Tổng lao động 317 100 Đại học 59 18,61

(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự nhà máy xi măng Lưu Xá,2013)

- Trong năm 2007 và 2008 được sự giúp đỡ tài trợ về tài chính từ Hợp phầnSXSH của Đanh Mạch cũng như được tư vấn kỹ thuật nhiệt tình từ các chuyên gia của Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy áp dụng SXSH vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện SXSH và nguyên nhân của những hạn chế đó

2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại

- Theo đánh giá kết quả thực hiện SXSH tại nhà máy, tuy kết quả thực hiện SXSH mang lại những kết quả đáng ghi nhận nhưng việc thực hiện SXSH tại nhà máy vẫn chưa được thực hiện triệt để bởi vẫn còn những công nhân chưa thao tác và vận hành đúng nguyên tắc và quy định của nhà máy về tiết kiệm nguyên nhiên liệu và năng lượng.

- Việc thực hiện SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá được thực hiện khá sôi nổi và thu được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 2007 – 2008, do trong giai đoạn này được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ Hợp phần SXSH do Đan Mạch tài trợ, cũng như sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam Tuy nhiên, khi kết thúc dự án trình diễn SXSH giai đoạn 2 vào 7/2008 thì từ đó đến nay phong trào áp dụng SXSH tại nhà máy bị chìm lắng và chưa có sáng kiến hay giải pháp SXSH mới nào được thực hiện từ 2009 đến nay Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại giải pháp đã triển khai nghiên cứu từ năm 2007 cho đến nay nhà máy vẫn chưa thực hiện được, đó là giải pháp pháp “nâng cao chất lượng, sản lượng Clinker”

- Trọng tâm đánh giá thực hiện SXSH mà nhà máy đã thực hiện mới chỉ tập trung chủ yếu vào dây chuyền sản xuất clinker Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất của nhà máy, việc phát thải cũng như các tác động có hại đến môi trường xuất hiện trong rất nhiều công đoạn, trong đó có một số công đoạn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như công đoạn khai thác đá vôi phục vụ sản xuất hay công đoạn nghiền xi măng cũng gây phát thải rất lớn Điều này chứng tỏ tiềm năng SXSH mà nhà máy chưa khai thác còn rất lớn, và nhà máy vẫn chưa tận dụng triệt để những cơ hội SXSH này.

- Chưa tập trung ưu tiên nhiều cho đầu tư đổi mới công nghệ

- Giải pháp “Nghiên cứu, nâng cao chất lượng clinker” được đề xuất triển khai nghiên cứu từ năm 2007, tuy nhiên cho đến nay nhà máy vẫn chưa thực hiện được.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà máy

- Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức cũng như đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong nhà máy chưa thực sự triệt để: chỉ có một số cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp tập huấn về SXSH do Trung tâm Sản xuất sạch hơn tổ chức, nhà máy chưa có những buổi sinh hoạt tập trung cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy để hiểu rõ hơn về SXSH Đây chính là nguyên nhân khiến vẫn còn tồn tại những cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm nguyên nhiên liệu và năng lượng trong quá trình vận hành.

- Trên 60% công nhân trong nhà máy là lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề vì vậy nhận thức còn chưa cao.

- Đội SXSH của nhà máy là các cán bộ kiêm nhiệm được cử ra từ các phòng ban, bộ phận khác nhau của nhà máy, chưa có các cán bộ chuyên trách về SXSH.

Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam

3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020

Ngày 7/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các Bộ, ngành địa phương cần phải làm để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Mục tiêu của chiến lược đặt ra trong giai đoạn đến năm 2015 là 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm Ngoài ra, 70% các cơ sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.Giai đoạn từ năm 2016 – 2020, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu,nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm Ngoài ra 90% các sở công thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, Bộ Công Thương đã thành lập Ban điều hành, Văn phòng giúp việc và khởi động xây dựng thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí, xây dựng các khung đề án.

Trong năm 2010 Bộ Công Thương đã tập trung triển khai nội dung của 5 đề án và đã bố trí nguồn kinh phí để thực hiện đó là:

- Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp;

- Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp;

- Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp;

- Hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp.

Bộ Công Thương và Hợp phần SXSH trong công nghiệp đã hỗ trợ cho các địa phương dưới hình thức: tổ chức đào tạo cho các cán bộ của Sở và Trung tâm khuyến công về SXSH theo nhu cầu; Hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để xây dựng kế hoạch hướng dẫn về SXSH cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn cũng như đề án thành lập các đơn vị hỗ trợ SXSH tại các Trung tâm khuyến công. Đặc biệt, đối với công tác truyền thông, các địa phương được hỗ trợ kinh phí để in tờ rơi, làm phim, tổ chức các hội thảo cũng như các khóa đào tạo về SXSH cho các cơ sở công nghiệp trong tỉnh Ngoài ra, các Trung tâm khuyến công cũng được hỗ trợ kinh phí để tổ chức đánh giá SXSH cho các cơ sở công nghiệp.

Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Công Thương tổ chức đăng ký kinh phí thực hiện các đề án Chiến lược SXSH tại Bộ Tài chính và sẽ nhận đăng ký của các Sở và Trung tâm khuyến công để văn phòng giúp việc của ban điều hành chiến lược có kế hoạch xây dựng cơ chế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật.

3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Ngày 25/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” với mục tiêu: Tăng trưởng xanh,tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu cụ thể:

- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến kích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;

- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thỉ khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Trong số các nhiệm vụ chiến lược, có 2 nhiệm vụ liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng và công nghệ sản xuất trong công nghiệp đó là:

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu sau:

Giai đoạn 2011-2020: giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 – 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 – 1,5% mỗi năm Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2030: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5-2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế. Định hướng đến năm 2050: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5-2%.

Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là

80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 – 4% GDP.

3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 30/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2612/QĐ-TTg phê duyệt “ Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Mục tiêu của chiến lược là sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp trong sản xuất công nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống cộng đồng.

- Tập trung xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, lựa chọn các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường như dệt nhuộm, sản xuất phân bón, thuốc trừ sau, luyện thép, khai thác chế biến khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, sản xuất mía đường;

- Đến năm 2020, 100% dự án đầu tư mới thuộc các ngành trên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch; 60 – 70% cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các ngành công nghiệp nêu trên hoàn thành việc xây dựng, thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch, từng bước thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch trong toàn ngành công nghiệp;

- Đến năm 2030, 100% các cơ sở sản xuất trong toàn ngành công nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.

3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường phù hợp với việc SXSH.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, các hướng dẫn quá trình sản xuất để tối ưu hóa quá trình sản xuất, tăng hiệu suất quá trình.

- Có các kế hoạch cụ thể để tiếp tục duy trì và phát huy tính hiệu quả của các giải pháp SXSH đã áp dụng tại nhà máy từ năm 2007 đến nay Cụ thể:

Tiếp tục duy trì đối với các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp khác đã được thực hiện như:

 Thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng

 Công nhân vận hành chú ý khi thao tác và thu hồi ngay các bột vật liệu rơi vãi

 Vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường đi

 Kiểm soát quá trình tránh quá tải động cơ nghiền xi măng

 Tăng cường công tác bảo dưỡng: Thay thế dây curoa hỏng, chỉnh puly, thay thế các bu lông hỏng

 Tắt điện khi không sử dụng.

 Quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy: lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió…

- Tiếp tục có kế hoạch triển khai nghiên cứu thực hiện đối với một số giải pháp có đầu tư lớn và các giải pháp môi trường như:

 Nghiên cứu nâng cao chất lượng clinker (để tăng cường phụ gia độn) nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường.

 Nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhiên liệu thay thế để giảm chi phí sản xuất và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà máy, phân công nhiệm vụ rõ ràng và thực hiện quản lý theo mục tiêu.

- Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy về SXSH, đảm bảo đến năm 2020 100% cán bộ công nhân viên hiểu được lợi ích của việc áp dụng SXSH và tích cực tự giác thực hiện các nội dung quy định của nhà máy để đảm bảo việc thực hiện SXSH trong nhà máy đạt hiệu quả cao nhất.

- Tiến hành chỉ đạo thực hiện đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch để đạt hiệu quả tối ưu.

- Tiếp tục có các kế hoạch triển khai nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp SXSH mới nhằm nâng cao hiệu sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Cần có kế hoạch cải thiện và nâng cao hệ thống quản lý nhằm đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 trong tương lai gần, nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm không chỉ trong nước mà vươn ra cả thị trường nước ngoài.

Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá trong thời

Nâng cao nhận thức và tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên

- Cử cán bộ, công nhân viên tham gia các lớp tập huấn thường xuyên về SXSH để nâng cao trình độ cũng như có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc thực hiện SXSH trong nhà máy.

- Có kế hoạch tổ chức các buổi giảng dạy, hướng dẫn về SXSH đối với toàn thể cán bộ và công nhân viên trong nhà máy, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện SXSH.

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở những cơ sở áp dụng thành công SXSH cho một số cán bộ chuyên trách.

- Trao đổi giữa tất cả các cấp của doanh nghiệp về những mục tiêu và lợi ích của các giải pháp SXSH mà nhà máy đang và sẽ thực hiện.

- Công nhận sự nỗ lực của công nhân bằng cách: có các chính sách khen thưởng, tuyên dương đối với những công nhân thực hiện nghiêm túc và xuất sắc, bên cạnh đó cũng có những cách xử phạt thích đáng đối với các cá nhân có thái độ tiêu cực trong thực hiện SXSH.

- Tăng cường trao đổi giữa các ngành tương tự hoặc các doanh nghiệp cùng thực hiện SXSH để học hỏi kinh nghiệm.

Hoàn thiện cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức, quản lý

- Ban lãnh đạo của phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện toàn bộ chương trình SXSH của nhà máy.

- Có hệ thống giám sát, đánh giá công bằng

- Cử cán bộ phụ trách các phân xưởng chịu trách nhiệm triển khai việc thực hiện các giải pháp SXSH tại phân xưởng của mình: bao gồm các công tác về quản lý nộ vi, giám sát quá trình, quan trắc kết quả của các giải pháp…

- Có đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện SXSH bởi SXSH là cả một quá trình liên tục đòi hỏi đội ngũ các cán bộ SXSH phải là những người có chuyên môn và có thời gian cho nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để có những sáng kiến mới cho giải pháp SXSH Chính vì thế nhà máy cần có kế hoạch đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về SXSH để có đủ khả năng chủ động thực hiện SXSH trong tương lai.

- Cơ chế chính sách thưởng phạt công bằng đối với nỗ lực thực hiện của cán bộ, công nhân viên.

- Có các chính sách khuyến khích đối với các sáng kiến SXSH trong nhà máy

Giám sát thường xuyên và chặt chẽ

- Lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng phân xưởng, giao trách nhiệm rõ ràng cho phụ trách các bộ phận để tổ chức sản xuất tốt nhất.

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa các định mức chi phí sản xuất Luôn giám sát chặt chẽ các chi phí sản xuất phải nằm trong định mức cho phép

- Luôn cập nhật các chi phí phục vụ sản xuất: chi phí về nguyên liệu, hóa chất, điện, nước… xác định các chi phí bất thường để tìm ra nguyên nhân gây tổn thất và khắc phục ngay.

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cán bộ quản lý sản xuất Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý có hội ý, thảo luận để xem xét điều chính hợp lý.

- Có chính sách rõ ràng và ưu tiên về đầu tư cho SXSH và kiểm soát môi trường.

- Tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi và các dự án tài trợ trong và ngoài nước.

Giải pháp về công nghệ

- Liên kết với các viện khoa học, các trường đại học, Trung tâm sản xuất sạch hơn để tiếp tục nghiên cứu triển khai các công nghệ mới, giải pháp mới cho SXSH tại nhà máy

- Tiếp cận và thực hiện chuyển giao các công nghệ phù hợp

Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng

3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức và trách nhiệm thực hiện SXSH:

- Phổ biến, quán triệt rộng rãi các Nghị quyết, các chương trình hành động của Chỉnh phủ, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền về SXSH trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trình truyền thông về SXSH trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương, địa phương;

- Đưa các nội dung về SXSH và bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác tham gia thực hiện SXSH.

- Xây dựng và áp dụng tiêu chí thực hiện SXSH trong công tác thi đua khen thưởng; biểu dương khen thưởng đối với các doanh nghiệp thực hiện xuất sắc SXSH đồng thời công bố công khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với những hành vi đó.

Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về SXSH

- Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nói chung và đối với ngành xi măng nói riêng;

- Lồng ghép nội dung SXSH vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương;

- Xác định rõ nhiệm vụ và phân công, phân cấp hợp lý giữa các Bộ, ngành và địa phương về SXSH.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, quy định việc thành lập các đơn vị quản lý môi trường trong các doanh nghiệp.

- Tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế tạo động lực thúc đẩy áp dụng SXSH

- Tiếp tục thể chế hóa việc áp dụng công cụ kinh tế như thuế, phí xả thải hay thuế sử dụng năng lượng:

Chính sách thuế đối với việc sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguyền tài nguyên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường Tuy nhiên, việc áp dụng mức thuế như thế nào để đạt hiệu quả mục tiêu là vấn đề hết sức quan trọng Một khi mức thuế áp dụng vẫn còn thấp chưa đủ tạo sức ép lên doanh nghiệp, hay việc quản lý thực hiện chưa được sát sao, tình trạng trốn thuế vẫn còn tồn tại thì chính sách thuế đối với việc sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng vẫn không phát huy được hiệu quả vốn có của nó Chính vì vậy nhà nước cần gia tăng mức thuế sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng đối với các doanh nghiệp để tạo động lực cho họ hành động có trách nhiệm với tài nguyên môi trường.

Bên cạnh việc cần thiết phải gia tăng mức thuế áp dụng đối với việc sử dụng tài nguyên và năng lượng thì việc tăng mức phí phát thải đối với các doanh nghiệp sẽ làm tăng tính răn đe đối với các doanh nghiệp đã và đang nghiễm nhiên xả thải ra môi trường Doanh nghiệp sẽ lựa chọn nộp phí nếu mức phí chưa đủ để tạo ra những ảnh hưởng kinh tế đáng kể đối với họ.

- Đa dạng hóa đầu tư thực hiện SXSH nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện, cần chú trọng huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội.

- Xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược đẩy mạnhSXSH tại các doanh nghiệp, kinh phí này có thể được xây dựng từ các nguồn như: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;

- Hoàn thiện cơ chế, đẩy mạnh hoạt động của các quỹ môi trường như Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam

- Tăng tỷ lệ đầu tư cho SXSH từ các nguồn vốn hỗ trợ.

- Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển SXSH là rất cần thiết

Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện SXSH thông qua các chính sách như:

 Miễn thuế nhập khẩu cho các công nghệ Sản xuất sạch hơn

 Chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho các doanh nghiệp thực hiện SXSH

 Các chính sách tuyên dương, khen thưởng cũng góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho SXSH

- Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;

- Nhà nước cần tạo điều kiện cho phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp tại Bộ Công Thương và các tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ SXSH và thân thiện với môi trường vào sản xuất và ứng dụng trong công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, ngành kinh tế môi trường; tạo thị trường thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn và quản lý cho lĩnh Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về SXSH

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng SXSH và kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu.

Ngày đăng: 12/09/2023, 21:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH tại cơ sở sản xuất - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Hình 1 Sơ đồ các bước thực hiện SXSH tại cơ sở sản xuất (Trang 15)
Hình 2: Quy trình sản xuất xi măng - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Hình 2 Quy trình sản xuất xi măng (Trang 19)
Bảng 1 : Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng Nguyên liệu (khô) - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 1 Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng Nguyên liệu (khô) (Trang 20)
Bảng 4  : Tiềm năng SXSH ở Việt Nam - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 4 : Tiềm năng SXSH ở Việt Nam (Trang 26)
Bảng 5 cho biết nồng độ thải cho phép của khí thải ngành xi măng ở châu Âu, nồng độ thải khi áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), và tiêu chuẩn thải đối với ngành xi măng Việt Nam. - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 5 cho biết nồng độ thải cho phép của khí thải ngành xi măng ở châu Âu, nồng độ thải khi áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), và tiêu chuẩn thải đối với ngành xi măng Việt Nam (Trang 33)
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máyGiám đốc - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Hình 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máyGiám đốc (Trang 38)
Hình 4: Sơ đồ tóm tắt các công đoạn sản xuất - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Hình 4 Sơ đồ tóm tắt các công đoạn sản xuất (Trang 39)
Bảng 7: Tình hình sản xuất và kinh doanh nhà máy xi măng Lưu Xá - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 7 Tình hình sản xuất và kinh doanh nhà máy xi măng Lưu Xá (Trang 43)
Bảng 9: Định mức vật tư cho sản xuất clinker – xi măng năm 2013 TT Tên Vật tư Đơn vị tính Định mức cho 1 - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 9 Định mức vật tư cho sản xuất clinker – xi măng năm 2013 TT Tên Vật tư Đơn vị tính Định mức cho 1 (Trang 43)
Hình 5: Sơ đồ dòng chi tiết - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Hình 5 Sơ đồ dòng chi tiết (Trang 46)
Bảng 10: Đặc tính dòng thải (tính cho 1 tấn sản phẩm xi măng tại thời điểm trước khi thực hiện SXSH, 2006) - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 10 Đặc tính dòng thải (tính cho 1 tấn sản phẩm xi măng tại thời điểm trước khi thực hiện SXSH, 2006) (Trang 47)
Bảng 11: Đội SXSH của nhà máy - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 11 Đội SXSH của nhà máy (Trang 49)
Bảng 12: Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1  (từ 5/2007 đến 11/2008) - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 12 Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1 (từ 5/2007 đến 11/2008) (Trang 50)
Bảng 13: Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 2 - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 13 Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 2 (Trang 53)
Bảng 15: Chỉ tiêu về môi trường tại nhà máy trước và sau SXSH - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 15 Chỉ tiêu về môi trường tại nhà máy trước và sau SXSH (Trang 58)
Bảng 16:  Tình hình nghỉ ốm của công nhân - Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng  Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc
Bảng 16 Tình hình nghỉ ốm của công nhân (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w