1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang

26 2,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 125 KB

Nội dung

Gia đình, nơi bình yên “hầm trú ẩn” an toàn và là điểm tựa vững vàng nhất của mọi người đã không còn bình lặng, ấm áp và an toàn. Bạo lực diễn ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nhóm dân cư nào. Những năm gần đây, bạo lực gia đình đang là một trong ba vấn đề của toàn cầu (nghèo đói, môi trường suy thoái, bạo lực). Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hoá, giai cấp xã hội, trình độ, tuổi tác và thu thập, tác động đến mọi thành viên trong gia đìn đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Ở nước ta tình hình bạo lực gia đình cũng là một hiện tượng phổ biến và diễn ra phức tạp từ trước đến nay với rất nhiều hình thức đang làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống người phụ nữ. Để phòng ngừa và ngăn chặn BLGĐ, bảo vệ cho những nạn nhân của BLGĐ, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã được ban hành và có hiệu lực hơn một năm qua. Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Gần đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận. Trên các tỉnh thành trong toàn quốc, trung bình cứ ba ngày có một phụ nữ chết vì BLGĐ. Số vụ án ly hôn có nguyên nhân từ nạn BLGĐ chiếm 61 phần trăm tổng số án ly hôn hiện nay.

Trang 1

I Lý do chọn đề tài: Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

Gia đình, nơi bình yên “hầm trú ẩn” an toàn và là điểm tựa vững vàngnhất của mọi người đã không còn bình lặng, ấm áp và an toàn Bạo lực diễn

ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nhóm dân cư nào Những năm gần đây, bạo lựcgia đình đang là một trong ba vấn đề của toàn cầu (nghèo đói, môi trườngsuy thoái, bạo lực) Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hoá, giai cấp

xã hội, trình độ, tuổi tác và thu thập, tác động đến mọi thành viên trong giađìn đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già Ở nước ta tình hình bạo lực giađình cũng là một hiện tượng phổ biến và diễn ra phức tạp từ trước đến nayvới rất nhiều hình thức đang làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đờisống người phụ nữ

Để phòng ngừa và ngăn chặn BLGĐ, bảo vệ cho những nạn nhân củaBLGĐ, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã được ban hành và có hiệu lực

hơn một năm qua Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập Gần

đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chíliên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận Trên cáctỉnh thành trong toàn quốc, trung bình cứ ba ngày có một phụ nữ chết vìBLGĐ Số vụ án ly hôn có nguyên nhân từ nạn BLGĐ chiếm 61 phần trămtổng số án ly hôn hiện nay

Trong đó Bắc Giang là một tỉnh có số lượng các vụ bạo hành lớn vànghiêm trọng nhất cả nước Bạo lực gia đình ở Bắc Giang không còn đơnthuần là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trongtình dục… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng như con giết bố, chồnggiết vợ… Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có

ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh

Trang 2

tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và khôngchỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồngsống cùng nhau hàng chục năm.

Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng của vấn đềbạo lực gia đình đối với phụ nữ để có những biện pháp hiệu quả khắc phụctình trạng này đang là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự quan tâm của Đảng,Nhà nước và toàn xã hội Do vậy, em chọn đề tài “Nguyên nhân và thựctrạng bạo lực gia đình với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang” làm đề tài tiểu luận

Vì còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình tìm tài liệu và viết bài nên

em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của emhoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

II Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

Trang 3

1.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm

_ Khái niệm bạo lực trong gia đình: là sự ngược đãi về tinh thần, thể xáchay tình dục đối với một thành viên trong gia đình bởi một thành viên kháctrong gia đình gây nên Mục đích của kẻ dùng bạo lực gia đình là nhằm kiểmsoát và khống chế nạn nhân Như vậy, bạo lực gia đình là hiện tượng khôngbình thường trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vớinhau

_ Khái niệm bạo lực gia đình đối với người phụ nữ: là tất cả các hành độngbạo lực , kể cả sự đe doạ, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra những tổn hại vềtinh thần, thân thể và tình dục, hay sự ép buộc, xâm phạm quyền tự do củaphụ nữ, dù xảy ra trong cuộc sống riêng tư hay ở nơi công cộng

( Dựa trên tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ , 1993 )1.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình

Trong bộ luật của Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình đã xác định:

+ Bạo lực về thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành vi bạolực thể chất gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳmức độ nào

+ Bạo lực tình cảm / tâm lý (tinh thần): là việc thường xuyên đe dọa nạnnhân hoặc có hành vi lăng nhục, hạ thấp nhân phẩm đối với nạn nhân.Thường xuyên ghen tuông có hành vi cưỡng bức hoặc kiểm soát nạn nhân,cách ly nạn nhân với gia đình, bạn bè và các thành viên khác trong cộngđồng

+ Bạo lực về kinh tế: là hành vi làm cho hoặc có ý đồ làm cho nạn nhânphải phụ thuộc vào thủ phạm về mặt kinh tế, bao gồm cả việc ngăn cản nạn

Trang 4

nhân có nghề nghiệp hợp pháp, kiểm soát tiền và tài sản trong gia đinh, cố ýphá hoại hoặc hủy hoại tài sản.

+ Bạo lực tình dục nhìn chung là việc cưỡng bức giao cấu hoặc bất kỳ hành

vi nào xâm phạm tình dục đối với nạn nhân, bao gồm cả hiếp dâm và cáchành vi tình dục khác trái vơi ý muốn của nạn nhân

1.2 Cơ sở thực tiễn.

1.2.1 Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên thế giới hiện nay

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhânloại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ

nữ Có thể nói, bạo lực gia đình là hình ảnh đáng xấu hổ của nhân loại và lànỗi đau cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội Đã có cảnh báo về vấn nạnnày trên phạm vi toàn thế giới, theo kết quả nghiên cứu quốc tế có từ 20%-50% số phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức

và mức độ khác nhau

Mặc dù Liên hợp quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắngtrong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lýliên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và hiện đã có 89 nước trên thếgiới có các quy định pháp luật riêng về chống bạo lực gia đình, trong đó có

60 nước nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luậtriêng về bạo lực chống lại phụ nữ…nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ

vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình Ước tính có tới 1/3 số phụ nữ trên

khắp thế giới đã bị đánh, hiếp dâm hay lạm dụng trong cuộc đời của họ.Tình trạng bạo lực phổ biến nhất lại đến từ chính gia đình họ và hình thứcnghiem trong nhất là “giết chết vì danh dự” Với lý do bảo vệ "danh dự" củagia đình, mỗi năm có gần 5.000 phụ nữ và bé gái bị bắn, ném đá, thiêu, chônsống, treo cổ hay đâm cho đến chết

Trang 5

Châu á hiện đang được đánh giá là khu vực đứng đầu trên thế giới về tỷ

lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình Theo số liệu đưa ra tại Hội thảokhu vực ASEAN về nhạy cảm giới và các dịch vụ hỗ trợ ngăn ngừa bạo lựcđối với phụ nữ vào tháng 11/2006 tại Thái Lan, riêng khu vực ASEAN có56% phụ nữ là nạn nhân của các vụ đánh đập gây thương tích hay các vụ ánmạng và 33% phụ nữ thường xuyên bị hãm hiếp hoặc bị đe doạ tình dục.1.2.2 Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực TW Hội LHPN VNcho biết, hiện nay nước ta chưa có số liệu chính xác, nhưng theo kết quảkhảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành cho thấy có 23% gia đình có hành vi bạolực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiệntượng ép buộc quan hệ tình dục Theo thống kê trong năm 2005, có gần2.000 người đã tự tử vì nạn bạo lực trong gia đình

Theo “điều tra Gia đình ở Việt Nam 2006” cho thấy khoảng 21,2% cáccặp vợ chồng đã kết hôn cho biết họ đã trải qua một trong các hành vi bạolực gia đình bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục;khoảng 26,2% người vợ thường “im lặng, giận dỗi” vài ngày so với tỷ lệ này

ở người chồng so với 16,7% trong 12 tháng qua

Ngoài ra, số liệu của Bộ Công an cho thấy, toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình

Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao trong 5 năm qua các Toà ánđịa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm trên 352.000 vụ việc về hôn nhân

và gia đình, trong đó có khoảng 186.000 vụ có hành vi đánh đập ngược đãichiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn Những thực trạng này đã trởthành vấn nạn gây mất ổn định về mặt xã hội, cản trở quá trình xóa đói giảm

Trang 6

nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển Quan trọng hơn, những nạn nhâncủa bạo lực gia đình đặc biệt là người phụ nữ đã trực tiếp bị xâm phạm mộtcách nghiêm trọng về mặt thể chất, tinh thần và nhân phẩm.

2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

2.1 Những đặc điểm có liên quan.

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ với 26thành phần dân tộc sinh sống, trong đó có 25 thành phần dân tộc thiểu số với

số dân là 199.090 người, chiếm 12,3% tổng số dân toàn tỉnh,

Hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi được tái lập năm 1997, tình hình kinh

tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đã có những bước phát triển vượt bậc

_ Cơ cấu kinh tế:

Hết năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang là 9,3 % (cao nhấttrong 5 năm qua) Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tíchcực Trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 45 % năm 2004xuống còn 43, 5 % năm 2005 Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,5

% năm 2004 lên 22% năm 2005 Dịch vụ chiếm 34,5 %

_ Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệuđồng/năm Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67% Thu nhập nông dân ởnông thôn ước đạt trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác Điện, thông tin liên lạc,

y tế, giáo dục đã đến hầu hết 229 xã, phường, thị trấn

_ Dân số và lao động:

Năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người Số người trong độ tuổilao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số) Số lao động tham gia hoạtđộng kinh tế khoảng 830.000 người Trong đó tham gia trong ngành công

Trang 7

nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản

là 76,58 % tổng số lao động

Tuy vậy, hiện nay Bắc Giang vẫn còn là một tỉnh chậm phát triển BắcGiang là tỉnh nghèo, dân số đông, tỷ lệ người nghèo còn cao so với bìnhquân toàn quốc Trong những tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh có14.068 hộ (73.342 khẩu) bị thiếu đói, tập trung chủ yếu ở các huyện SơnĐộng, Lục Nam, Lục Ngạn

2.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng bạo lực gia đinh đối với phụ nữ ở Bắc Giang đang là mộtvấn đề gây bức xúc dư luận xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả

về thể chất cũng tinh thần của nạn nhân và đặc biệt là người phụ nữ Năm

2009, tình hình bạo lực xảy ra trong gia đình ở Bắc Giang đã và đang cóchiều hướng gia tăng Theo tổng hợp từ cơ sở: năm 2008 toàn tỉnh đã xảy ra

1490 vụ bạo lực gia đình bao gồm: bạo lực về thân thể, về tinh thần, về kinh

tế, tình dục… Đặc biệt có một số vụ bạo lực gia đình, dẫn đến trọng án ở cáchuyện (Tân Yên, Lục Nam,Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên) … khiến dưluận nhân dân hết sức lo lắng, bất bình

Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch – cơ quan thường trựccủa Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”tỉnh Bắc Giang, tình hình bạo lực còn xảy ra ở 1.749 hộ/379.469 hộ gia đình

Đó là còn chưa kể đến ở các gia đình mà vợ chồng đang ly thân, các hộ giađình có vợ hoặc chồng đi nước ngoài trở về đang phát sinh mâu thuẫn và cácgia đình có người mắc tệ nạn xã hội

Trang 8

Bên cạnh đó theo báo cáo của Sở y tế tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân

của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở Bắc Giang có 464bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết…

Theo báo cáo thống kê của TAND tỉnh Bắc Giang, năm 2008, TAND 10huyện, thành phố đã thụ lý 1.185 vụ án ly hôn, trong đó ly hôn do mâu thuẫngia đình là 537 vụ, bị đánh đập ngược đãi là 83 vụ, ngoại tình là 37 vụ,nghiện ma tuý, rượu chè 63 vụ Quý I/2009 TAND 10 huyện, thành phố thụ

lý 565 vụ, trong đó do mâu thuẫn gia đình 248 vụ, bị đánh đập ngược đãi 56

vụ, ngoại tình 20 vụ, nghiện ma tuý, rượu chè 25 vụ…

Khảo sát của Hội Phụ nữ tỉnh năm 2006 đối với 500 phụ nữ bị bạo lực ởcác huyện: Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và TP.Bắc Giang, có 338 chị(chiếm 67,6%) bị chồng đánh từ 1 đến hơn 6 lần, có 256 chị (chiếm 51,2%)thường bị chồng sỉ nhục Thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnhcũng cho thấy, mỗi năm Bắc Giang có 25 - 30 vụ án bạo lực trong gia đìnhđược khởi tố, xét xử mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ

Như vậy ta thấy rằng thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở BắcGiang đang là một vấn đề bức xúc cần phải có những giải pháp cấp bách đểgiải quyết vấn đề này

3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

3.1 Nguyên nhân từ phía xã hội

Một là, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thực sự sâu rộngvào quần chúng nhân dân Mặt khác thiếu sự hợp tác đồng bộ giữa các cấpcác ngành trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực giađình

Hai là, pháp luật chưa phải là chỗ dựa tin cậy của các nạn nhân bị

Trang 9

BLGĐ, chưa có được các quy định bảo vệ, tư vấn, giúp đỡ người bị BLGĐnên họ không dám tố cáo, không dám đấu tranh Cụ thể là qua nghiên cứucủa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy: Khi có các hành viBLGĐ thì tỷ lệ can thiệp của chính quyền là rất ít chiếm 2.4%, sự can thiệpcủa hàng xóm là 62%, Hội phụ nữ là 36%, công an là 4% Có nhiều nguyênnhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu là dư luận xã hội vẫn coi đây làviệc nội bộ của gia đình, các cơ quan chứ năng ở địa phương, các hội, đoànthể chưa quan tâm thấu đáo đến vấn đề bạo lực gia đình Chỉ khi nào người

bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quanchức năng mới vào cuộc Ngay cả nhiều trí thức, lãnh đạo chính quyền địaphương vẫn còn nhận thức sai lệch về bạo lực với phụ nữ Qua 670 phiếuđiều tra, khảo sát của Hội Phụ nữ tỉnh với đa phần nam giới là trí thức, cóhơn 90% số ý kiến cho rằng việc xúc phạm, thờ ơ với phụ nữ không phải làbạo lực Từ nhận thức sai lệch, chính quyền, đoàn thể nhiều nơi vẫn chưaquan tâm đúng mức đến việc phòng, chống bạo lực với phụ nữ, bởi cho rằngmâu thuẫn gia đình là việc nội bộ nên để gia đình, họ tộc tự giải quyết

Ba là, chưa có một chế tài đủ sức răn đe: Theo quy định nếu giám địnhkết quả thương tích trên 11% mới truy cứu trách nhiệm, còn nếu nhẹ thì chỉlập biên bản, cảnh cáo và bắt người chồng làm cam kết, phạt hành chính.Hình phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng không có ý nghĩa gì đốivới những người giàu có Ngay cả những trường hợp hạ nhục nhân phẩmđến mức chồng lột hết quần áo vợ, nhốt vào cũi xảy ra ở tỉnh thì hình thức

xử lý cũng mới chỉ dừng ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục Chỉ khi nàonạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu

Nhưng biện pháp này xem ra chưa đủ sức răn đe, bởi không phải lúc nàonạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương thì không đủ khả

Trang 10

năng làm điều này do vậy mà mức độ phạm pháp ngày càng trở nên nghiêmtrọng hơn Đồng thời đối với những kẻ vũ phu, gia trưởng, nát rượu, đánh vợthì hậu quả là người vợ bị đánh là người phải mang tiền đi nộp, hoặc vừaphải mang tiền đi nộp vừa bị đánh tội báo cáo với chính quyền,do vậy mànhiều phụ nữ không dám lên tiếng kêu cứu.

Bốn là, quan niệm của người dân: Nhiều người dân còn quan niện “đènnhà ai nhà ấy rạng”, vợ chồng đánh nhau là chuyện bình thường trong lúcnóng giận hay đơn giản họ đang “dạy vợ” người ngoài không nên can thiệp.Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ liên lụy, sợ dây vào rắc rối “không phảiđầu cũng phải tai”.Cả nạn nhân và người bị hại đều không muốn “vạch áocho người xem lưng”, xã phường không muốn công nhận vì sợ ảnh hưởngđến thành tích văn hóa Chính nhận thức sai lầm này là hành vi dung dưỡngnạn bao lực gia đình đặc biệt là bạo lực đối với người phụ nữ và trẻ em, làmtổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống người phụ nữ

3.2 Nguyên nhân tùa phía gia đình

Trong quá trình điều tra về tình hình bạo lực gia đình, những ngườiđược phân công điều tra đã tìm hiểu một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đếnbạo lực gia đình, gồm 4 nguyên nhân chính: Do mâu thuẫn trong làm ăn,mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình, do say rượu nghiện ngập cờ bạc, do nghingờ vợ hoặc chồng ngoại tình…Để làm rõ 4 nguyên nhân trên, những ngườiđiều tra đã phỏng vấn thông qua phiếu hỏi nhiều thành viên gia đình ở cáchuyện, thành phố Kết quả:

- Có 25% số người được hỏi trả lời do mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế

- Có gần 30% số người trả lời do mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình(trong đó có đến 65% gia đình có nhiều thế hệ chung sống)

Trang 11

- 35% do say rượu, nghiện ngập, cờ bạc.

- 10% do nghi ngờ vợ, chồng ngoại tình

Thông qua kết quả trên cho thấy: số vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân

từ nghiện rượu, cờ bạc chiếm tỷ lệ cao nhất (35%); số vụ bạo lực gia đìnhchiếm tỷ lệ thứ hai là do mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình (khác biệt về ýkiến, về lối sống của các thành viên, về đời sống vợ chồng, đặc biệt là nhữnggia đình có nhiều thế hệ chung sống), thứ ba là do mâu thuẫn trong làm ănkinh tế, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn…; và nguyên nhân thứ tư là donghi ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình

Mâu thuẫn và xung đột gia đình là giai đoạn đầu trước khi xảy ra bạo lực

Nó thể hiện sự khác biệt về quan điểm, lối sống, thái đọ ứng xử giữa cácthành viên gia đình, vợ chồng chưa thực sự hiểu và thông cảm cho nhau, haymâu thuẫn giữa mẹ chồng_nàng dâu Và đặc biệt có một nguyên nhân quantrong nữa đó là quan hệ tình dục của vợ và chồng không phù hợp

3.3 Nguyên nhân từ phía người phụ nữ.

_ Do nhận thức của nhiều người còn thấp, họ không nhận thức đượcnguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đưởng tình dục cũng như những quyềnlợi mà mình được hưởng

_ Xưa nay những người phụ nữ Việt Nam vẫn quen thói chịu đựng Hầuhết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng vì thể diện Nếu đi báo công an, mọingười sẽ biết và cười chê, bất hạnh hơn nữa, nếu biết thì chồng sẽ đánhnhiều hơn Thêm vào đó, họ cho xung đột gia đình nên tự giải quyết, nhẫnnhịn để trong ấm ngoài êm, họ sợ vỡ lở mọi chuyên ra ngoài thì sẽ bị mọingười chê cười, sợ họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái xấu hổ với bạn bè đặcbiệt là gia đình trí thức họ lại càng con trong danh dự ,vẻ bề ngoài

Trang 12

_ Những người phụ nữ bị bạo hành luôn muốn che dấu , họ luôn mongđợi vào sự thay đổi của người chồng họ chỉ tìm đến chính quyền và cơ sở y

tế khi đã bị hành hạ dã man

_ Một bộ phận người bị bạo hành lệ thuộc kinh tế vào chồng, họ không

có khả năng kiếm tiền hoặc số tiền kiếm được quá ít ỏi không đủ để nuôichính bản thaanminhf và lo cho con cái của họ Bên cạnh đó, do nhiều ngườiphụ nữ chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc conm cái thường không biết làm mớimình, quan niện ở nhà không cần làm đẹp gây nên sự ức chế cho ngườichồng

Có nhiều vụ việc chỉ đến khi phơi bày ra trước ánh sáng pháp luật thìgia đình, người thân mới biết, song cũng có những hoàn cảnh đã được chia

sẻ, thậm chí cảnh báo hoặc vận động ly hôn nhưng người phụ nữ vẫn khôngdám đứng lên mà chỉ biết tự an ủi rằng tại số phận đã sắp đặt như vậy, cótránh cũng chẳng được, lại có những người sợ vì lời đe dọa, nếu nói ra hoặc

ly hôn sẽ giết chết cả vợ lẫn con, thậm chí là cả cha mẹ và người thân của

vợ Tâm lý e ngại cùng những tư tưởng đạo lý truyền thống khiến bạo lựcgia đình trở thành một mối ẩn họa nghiêm trọng, đe dọa hạnh phúc củanhiều phụ nữ và trẻ em

Qua khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở trung tâm thì trướckhi xảy ra bạo lực, số người hy vọng sẽ được ứng cứu là 42,05%; tìm cáchthoát thân là 25,61%; 15,92% sẽ có hành động tự vệ; 16,43% chấp nhậnsống chung với bạo lực gia đình Nhưng khi bạo lực xảy ra, những ngườiphụ nữ muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19.08%; có hành động tự vệchỉ có 6,94%, đáng ngạc nhiên là những người cam chịu bạo lực lại ở mức23,98%

3.4 Nguyên nhân từ sự bất bình đẳng giới.

Trang 13

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tưtưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và namgiới

_ Quan niệm trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nên nhiềungười chồng ở nông thôn chỉ thích rượu chè, không chịu lao động, công việcnặng nhọc trong nhà lại dồn lên vai người vợ, kinh tế của những gia đìnhnhư vậy rất khó khăn, eo hẹp, vợ chồng thường xuyên xảy ra đánh cãi nhau

Vợ _chồng là bình đẳng nhưng nhiều người quan niệm rằng kết hôn vợ vềnhà chồng phải tuân thủ các nguyên tắc mà chồng đặt ra, vợ thấp hơn chồng

và không có quyền được dạy bảo

_ Tình trạng bất bình đẳng giới trong phân công lao động ,trong thực tếngười phụ nữ phải đảm đương quá nhiều công việc Họ vừa phải làm trònvai trò xã hội trong khi vẫn phải hoàn thành tốt thiên chức làm vợ, làm mẹtrong gia đình Nhiều phụ nữ than thở rằng “ tôi chẳng khác gì đứa ôsintrong gia đình”, và gánh nặng này không phải người đàn ông nào cũng sẵnsàng chia sẻ với vợ

4 Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.

4.1 Tác động đến người phụ nữ

_ Bạo lực gia đình đã gây ra biết bao hậu quả bất hạnh cho người phụ

nữ về thể lực như bị thương, tàn tật vĩnh viễn, nặng nhất là tử vong Đặc biệtbạo lực gia đình gây những ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe sinh sản củangười phụ nữ như: các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS, rốiloạn phụ khoa, nạo phá thai không an toàn, các biến chứng do nạo phá thai,sảy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân…

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w