1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp

40 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Ngày nay, cùng với sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của người dân không chỉ “ăn no, mặc ấm” mà còn “ăn ngon, mặc đẹp”. Tất cả sự nỗ lực của nhân loại là nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn vang vọng những tiếng gào thét, những tiếng khóc xót xa của nạn bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới, nó không chỉ diễn ra ở các nước kém phát triển mà cả các nước phát triển. Nó không phân biệt ranh giới nông thôn hay thành thị. Thậm chí, nó xảy ra ngay ở gia đình trí thức chứ không chỉ ở gia đình lao động nghèo. Nó chỉ khác nhau ở mức độ và tần suất tái diễn. Bạo lực gia đình để lại hậu quả rất lớn đến nền an sinh xã hội, nó phá hoại không thương tiếc những giá trị đạo đức của con người và đặc biệt: nạn nhân của nó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em - những đối tượng yếu đuối dễ tổn thương nhất. “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”. Các em cần được những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy mà, những vụ bạo lực gia đình đã là những cơn bão bẻ gập ngay những mầm non mới nhú. Môi trường gia đình có bạo lực như là mảnh đất cằn khô thui chột đi những mầm non của nước nhà.

Trang 1

Lời nói đầu

“Trên đồng cạn, dới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”

Đó là một trong những câu ca dao, câu hát của ngời nông dân nghèo ớc mơmột cuộc sống hạnh phúc ở đó có sự hòa thuận của vợ và chồng, tuy cuộc sống vấtvả quanh năm “cày”, “cấy” “mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày” nhng họ thật hạnhphúc bởi “hai trái tim vàng, một túp lều tranh”

Ngày nay, cùng với sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nớc, cuộcsống của ngời dân không chỉ “ăn no, mặc ấm” mà còn “ăn ngon, mặc đẹp” Tất cả

sự nỗ lực của nhân loại là nâng cao đời sống của ngời dân cả về vật chất và tinhthần Thế nhng, đâu đó vẫn còn vang vọng những tiếng gào thét, những tiếng khócxót xa của nạn bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới, nó không chỉ diễn ra ởcác nớc kém phát triển mà cả các nớc phát triển Nó không phân biệt ranh giới nôngthôn hay thành thị Thậm chí, nó xảy ra ngay ở gia đình trí thức chứ không chỉ ởgia đình lao động nghèo Nó chỉ khác nhau ở mức độ và tần suất tái diễn

Bạo lực gia đình để lại hậu quả rất lớn đến nền an sinh xã hội, nó phá hoạikhông thơng tiếc những giá trị đạo đức của con ngời và đặc biệt: nạn nhân của nóchủ yếu là ngời già, phụ nữ và trẻ em - những đối tợng yếu đuối dễ tổn thơng nhất

“Trẻ em là mầm non tơng lai của đất nớc” Các em cần đợc những điều kiệntốt nhất để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Vậy mà, những vụ bạolực gia đình đã là những cơn bão bẻ gập ngay những mầm non mới nhú Môi trờnggia đình có bạo lực nh là mảnh đất cằn khô thui chột đi những mầm non của nớcnhà

Để có một cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về bạo lực gia đình và những ảnhhởng to lớn của nó đối với trẻ em, đó là lý do em chọn chuyên đề chuyên sâu Bạo

lực gia đình với đề tài: “ảnh hởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp”.

Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Thị Xuân Mai – Trởng khoa Công tác xãhội đã tận tình giúp đỡ em trong việc tiếp cận, nghiên cứu về bạo lực gia đình vàhoàn thành chuyên đề này

Vì trình độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian có hạn và đây là lần đầu tiênnghiên cứu về vấn đề này nên chắc chắn chuyên đề của em không tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn để

Trang 2

1 Khái niệm bạo lực gia đình:

Bạo lực gia đình là một khái niệm rộng, bao gồm các hình thức bạo lựckhác nhau mà một thành viên hoặc một nhóm thành viên trong gia đình gây ra chomột hoặc một nhòm thành viên khác của gia đình (chồng - vợ, cha mẹ - con cái,bạo lực của bên thông gia hoặc bạo lực đối với ngời già) Tuy nhiên, dạng bạo lựcphổ biến nhất trong gia đình là bạo lực đối với phụ nữ do chồng hoặc bạn tình của

họ gây ra, thờng đợc nhắc đến nh là “ đánh vợ”, “ngợc đãi vợ” Cũng có bằng

Trang 3

chứng về việc các thành viên nam trong gia đình bị các thành viên nữ ngợc đãi,song điều này ớt phổ biến hơn so với việc phụ nữ bị nam giới trong gia đình bạohành

Như vậy, Bạo lực trong gia đỡnh: Là hành vi và sự đe dọa của cỏc thành

viờn trong gia đỡnh đối với cỏc thành viờn khỏc, kết quả là làm cho người phụ nữhay cỏc thành viờn trong gia đỡnh bị đau đớn về thể xỏc, tinh thần, tỡnh dục…Bảnchất của sự bạo hành là sự lạm dụng quyền lực để khống chế, khuất phục và kiểmsoỏt người khỏc

Chỳng ta cú thể hiểu đú là bạo lực của một hay nhiều thành viờn đối vớimột hay nhiều thành viờn khỏc trong gia đỡnh Thụng thường xảy ra là bạo lực củachồng đối với vợ, dỡ ghẻ với con chồng, bố dượng với con vợ, mẹ chồng với nàngđõu Cũng cú nhiều trường hợp cha mẹ lại bạo lực với chớnh con cỏi của mỡnh Cỏbiệt cũng cú con cỏi bạo lực với cha mẹ, vợ bạo lực chồng

2 Cỏc khỏi niệm liờn quan

- Trẻ em: Là những người dưới 16 tuổi (Theo quy định của Phỏp luật

nước Cộng hũa Xó hội chủ nghĩa Việt Nam) hay những người dưới 18 tuổi (Theo

quy định của Cụng ước quốc tế về quyền trẻ em

- Bạo lực: Là một người nào đú sử dụng bao lực trong một thời gian dài để

thực hiện những hành vi làm cho người khỏc bị đau đớn về mặt thể xỏc, khủnghoảng về mặt tinh thần và bế tắc về mặt xó hội nhằm đạt mục đớch khuất phục,khống chế và kiểm soỏt người đú

- Bạo lực trẻ em: “Là tất cả những hành vi gõy thương tổn về thể xỏc hoặc

tinh thần cho những người cú trỏch nhiệm với sự phỏt triển của trẻ gõy ra một

Trang 4

và tình cảm của trẻ em” (phương pháp phát hiện các trường hợp ngược đãi trẻ em

- RADDA BARNEN & HỘI ĐỒNG ĐỘI TRUNG ƯƠNG, năm 1999).

- Khái niệm xao nhãng trẻ em: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sự sao

nhãng hoặc đối xử cẩu thả có khả năng rất cao dẫn đến việc gây ra, làm hại sứckhỏe hoặc thay đổi về mặt tâm lý, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ Điều nàybao gồm việc không giám sát hay bảo vệ trẻ khỏi những tổn hại ở mức tốt nhất cóthể

- Khái niệm ngược đãi trẻ em :có nội hàm rộng, không chỉ là sự xâm phạm

đến thân thể mà còn là sự sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc; sự lạm dụng tìnhdục và cả những hành vi gây tổn thương về cảm xúc cho các em Nó chính là 1trong những hình thức biểu hiện của sự xao nhãng

- Khái niệm gia đình: Là một nhóm từ hai người trở lên trên cơ sở hôn nhân

và huyết thống và được pháp luật công nhận

- Khái niệm bạo lực tinh thần: Là nạn nhân bị nghe những lời đe doạ,

khủng bố dẫn đến bị áp lực tâm lý hoặc hoảng loạn tâm thần (Wikipedia)

Các hình thức bạo lực tinh thần:

+ Là dọa cắt nguồn tài trợ chính

+ Không cho thăm nom hoặc kiếm cách đòi lại con

+ Nhục mạng trước công chúng

+ Dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng

+ Dùng lời đường mật hứa hẹn cho có hy vọng rồi bị nuốt lời

+ Liên tục truy hỏi, nói lặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất tự trọn

- Khái niệm bạo lực tình dục: Bạo lực tình dục là một hình thức bạo lực sử

dụng những cử chỉ tình dục bất nhã, việc tiếp xúc, hình ảnh và lời lẽ trong nhữngcách gây hại và tổn thương đến một người khác (wikipedia)

Các hình thức bạo lực tình dục:

+ Cưỡng dâm: ép buộc quan hệ tình dục

Trang 5

+ Gạ gẫm, loạn luân hoặc bóc lột tình dục.

+ Bạo lực tình dục: cũng có thể mang hình thức phô bày, thị dâm, các cúđiện thoại tục tĩu, sờ mó

+ Trưng bày hình ảnh khỏa thân bất nhã và quấy nhiễu tình dục

+ Bỏ bê, sao nhãng tình dục

- Khái niệm bạo lực kinh tế: Bạo lực kinh tế là trong gia đình người làm ra

tiền lấy đó làm quyền chi phối gia đình bắt các thành viên khác trong gia đình phảiphụ thuộc vào mình như ban phát tự do, áp đặt kiểm soát việc chi tiêu thu nhập củanhau

Các hình thức bạo lực về kinh tế:

+ Tạo ra hoàn cảnh mà người phối ngẫu phải lệ thuộc về tiền nong

+ Không cho giữ tiền

+ Bắt phải hỏi xin và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ

+ Tìm cách không cho vợ có việc làm để phải lệ thuộc vào mình

+ Đưa cho số lượng tiền ít nhưng bắt ép phải mua được nhiều hàng hóa hơn giátrị của số tiền đang có

- Khái niệm sao nhãng trẻ em: Sao nhãng là không đáp ứng những quyền

cơ bản, những nhu cầu cơ bản Sao nhãng thể hiện ở nhiều góc độ cả sự không đápứng về nhu cầu vật chất và sự thờ ơ với đời sống tinh thần của các em

Trang 6

Bạo lực gia đình ảnh hưởng cả 3 mức độ: Đối với cá nhân, đối với gia đình

và đối với toàn xã hội Để tránh sự trùng lặp, em xin sắp xếp lại bố cục của bài báocáo nhóm: Em sẽ nghiên cứu chung ảnh hưởng của tất cả các hình thức bạo lựctheo 3 cấp độ trên, em cũng xin được lồng ghép số liệu thực trạng vào ảnh hưởngtrong quá trình phân tích để làm sáng tỏ vấn đề

Hình thức bạo lực về thể chất: sự đánh đập

1 Ảnh hưởng đối với cá nhân

Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề toàn cầu nó xảy ra trong mọi tầnglớp xã hội: giàu, nghèo, có hay không có học thức

- Thực trạng bạo hành gia đình trên thế giới và ảnh hưởng của nó:

Trang 7

+ Ở Mỹ, như ở Tân Ghi-nê 67% gia đình trải qua bạo hành Bạo hành đốivới phụ nữ xảy ra tại nhà ở Santiago, Chilee 80% PN là nạn nhân của bạo hànhtrong nhà họ

Cũng như ở nơi làm việc, theo một báo cáo của một công đoàn phụ nữ: + 95% nữ nhân viên ở Mê-Hi-Cô là nạn nhân của quấy nhiễu tình dục

+ Ở Mỹ, cứ 15 giây thì có một phụ nữ bị đánh đập, 6 phút xảy ra một vụhiếp dâm, mỗi ngày 4 PN bị kẻ bạo hành giết chết

+ Ở Ấn Độ, mỗi ngày có 4 PN bị thiêu đốt vì vấn đề của hồi môn

+ Ở Nam Phi, mỗi 90 giây có một PN bị hãm hiếp, tổng cộng là 320.000đơt/năm

- Thực trạng bạo hành gia đình ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó.

+ Bạo hành gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bịbạo lực: Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm giám định pháp y thành phố ĐàNẵng, trong 4 năm (2002 – 2005) có 1680 phụ nữ và trẻ em bị bạo hành đến giámđịnh pháp y

+ Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày có 1người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình Liên quan đến tình hình này, Toà ánnhân dân tối cao thống kê từ năm 2000-2005, toà án các cấp xử lý 186.954 vụ lyhôn do bạo lực gia đình, trong đó đánh đập ngược đãi chiếm tới 53,1% trong cácnguyên nhân

+ Ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của trẻ như: gãy tay, gãy chân,chảy máu đầu, để lại các thương tích trên thân thể Gần đây, trên các phương tiệnthông tin đại chúng đã đưa tin các vụ bạo lực gia đình như: Ông bố đốt cháy gótchân con bằng bếp ga (dantri.com), hay bà Mì dùng kéo cắt ngón tay con khi conmình xé tiền… từ đó để lại những thương tích trên thân thể còn non nớt của cácem

Trang 8

Nạn nhân của các vụ BLGĐ thường là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi

+ Ảnh hưởng về thể chất là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý như:trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn, rối nhiễu tâm lý, sự gây hấn, sự sợ hãi,mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng Nhà tâm lý lâm sàng Nguyễn Minh Đức - Phó

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em cảnh báo: “Nếu không phòng ngừa kịp thời, rối nhiễu tâm lý sẽ dẫn đến những khủng hoảng tinh thần, chán ăn, chán học, muốn hủy hoại bản thân hoặc gây thương tích cho người khác, chống đối lại các quy tắc xã hội và rất khó chữa”.

+ Giảm tính tự chủ và tính sáng tạo: Khi bị bạo lực về tinh thần, các nạnnhân thường bị áp lực, ức chế và luôn cảm thấy mình bị phụ thuộc, lệ thuộc vàongười khác từ đó họ không phát triển được khả năng sáng tạo trong lao động, trongcuộc sống

+ Làm giảm khả năng lao động Về mặt sức khỏe, người bị bạo hành thường

ốm yếu, sức khỏe kém vì ăn uống vì vậy mà khả năng lao động bị ảnh hưởng rấtnặng, đặc biệt là những người do bạo lực gia đình mà bị để lại khuyết tật các bộphận trên cơ thể

+ Ảnh hưởng, suy giảm các chức năng xã hội như: việc sinh đẻ, việc thựchiện các vai trò làm vợ, làm mẹ hay vai trò xã hội trong công việc

+ Ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân: Trên báo chí hàng ngày đã đăng

tải nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt

Trang 9

cỏ vào miệng vợ!?” Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dãman”, “Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam rangày 8-9-2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày 7-12-2002 Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân tính của ngườichồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ bạo lực đó

2 Ảnh hưởng đối với gia đình

- Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng, rạn nứt tình cảm, vìvậy dễ dẫn đến tình trạng ly hôn , bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội Theo báocáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01/01/2000 đến ngày 31/12/2005, các tòa

án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc vềlĩnh vực hôn nhân gia đình Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đìnhchiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn

- Làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình như: Chi phí chữa bệnh cho các nạnnhân bị bạo lực, bên cạnh đó, người phụ nữ khi bị bạo lực, bị ảnh hưởng sức khỏenên không thể đi làm được, do vậy cũng làm giảm nguồn thu nhập rất lớn của giađình

- Thiếu sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc con cái: Nếu trong gia đình cóhiện tượng bạo lực thì các bậc cha, mẹ thường có tâm lý ức chế, chán chường vàkhông còn tâm trí để quan tâm đến giáo dục con cái Theo thống kê của Ủy banDân số Gia đình và Trẻ em thành phố Đà Nẵng, hiện nay nạn nhân của nạn bạohành gia đình là có 45% là trẻ em, trong đó, hơn 40% bị bỏ mặc, không quan tâm

- Trong gia đình có bạo lực về kinh tế , sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong cuộcsống gia đình mà một gia đình hành phúc không bao giờ tồn tại sự bất bình đẳng

- Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách, tâm sinh

lý của con trẻ Ví dụ như các em có thể tập nhiễm lối sống cách cư xử của bố mẹchúng để sau này áp dụng vào cuộc sống của chính bản thân mình sau này

Trang 10

- Bạo lực gia đình còn gây nên những mâu thuẫn trong mối quan hệ giađình Ví dụ, em C (ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai – Hà Tâycũ) khi chứng kiến bố đánh đập, chửi mắng mẹ là “con rồ”, em cũng rất ghét mẹ,buổi tối em đi tiểu ở góc sân, bố em không biết và hỏi “đứa nào đi tiểu ở đây, mai

nó sẽ khai mù lên” thì em đã không ngần ngại mà nói rằng “con rồ đã đái ở đấy” –

ý muốn đổ lỗi cho mẹ mình…

- Ảnh hưởng đến sự chăm sóc, giáo dục con cái: dạy dỗ con, giáo dục nhâncách của con Ví dụ, cũng trong trường hợp gia đình em C nêu ở trên, khi người vợ

bị bạo lực gia đình và ly thân, trở về nhà bố đẻ thì người chồng cùng 3 đứa con nhỏsống không nghề nghiệp, không đủ kinh tế nuôi con Mỗi lần người vợ về thăm con

là bị chồng đuổi đánh, dần dần về sau, người vợ không dám về thăm trộm con nữa.Kinh tế thiếu và cả 3 con phải bỏ học, không học hết lớp 7 Hiện nay, con gái lớn

đã 22 tuổi mà vẫn không lấy được chồng, không nghề nghiệp, cả làng xóm đều có

sự kỳ thị và không ai tồn tại mối quan hệ với gia đình, khiến cả 4 bố con đều trởnên tách biệt “cô đơn giữa biển người”, 2 cô con gái đến tuổi lấy chồng mà không

có một thanh niên nào đến chơi, tìm hiểu hay có ý định lập gia đình…

Khi say rượu, người chồng đánh đập vợ rất dã man

3 Ảnh hưởng đối với xã hội

Trang 11

- Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là

nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%, TP HồChí Minh là 56%

- Ảnh hưởng tới hệ thống an sinh xã hội: Như đối tượng của an sinh xã hộigia tăng, từ đó dẫn tới nguồn chi phí cho đối tượng cũng tăng lên

- Gia tăng tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm… Tại nhà tạm giữThanh Xuân (Thanh Hóa) có 37% nam và 20% nữ phạm nhân ở tuổi vị thành niêntừng bị bố mẹ mắng chửi, đánh đập

- Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Khi nạn nhân củabạo lực gia đình bị các thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể bị khuyết thiếu các

bộ phận trên cơ thể đã làm giảm đi chất lượng lao động quốc gia Mặt khác, nhữngảnh hưởng của bạo lực gia đình đã làm cho trẻ em bị thất học, từ đó làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến lượng lao động trí thức sau này…

- Làm tăng chi phí từ ngân sách Nhà nước cho các công việc về xây dựngLuật Phòng chống bạo lực gia đình, các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật và nuôi

bộ máy để thực hiện Luật, xử lý các trường hợp vi phạm…

- Ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn xã hội, bởi những người phụ

nữ khi bị bạo hành, đặc biệt là bị tổn thương nặng thì ảnh hưởng đến khả năng laođộng và năng suất lao động, giảm nguồn thu nhập cho cá nhân, gia đình và toàn xãhội

+ Kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của một đất nước văn minh Một đất nướcvăn minh không chỉ được đánh giá bằng các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật mà cònđược đánh giá cả các chỉ số về xã hội như: Sự bình đẳng giới, bình đẳng công dân,nền hòa bình, mức độ dân trí, sự nghiệp giáo dục, việc thực hiện các quyền củacông dân… Nếu đất nước tồn tại bạo lực gia đình thì xã hội sẽ không ổn định vàkìm hãm sự phát triển của đất nước

4 Kết luận:

Trang 12

Hậu quả của BLGĐ

(Trích BLGĐ sự sai lệch giá trị, PGSTS Lê Thị Quý, 2008,tr173, NXB KHXH)

Ông, bà Bố, mẹ Con, cháu

GĐ tan nát, li thân, li dị 68.4 48.6 40.0 49.7Con cái bị bỏ bê, đi lang thang 21.1 26.8 20.0 26.3

Như vậy, bạo lực gia đình đang là vấn nạn của cả thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng Sự ảnh hưởng của nó có thể về sức khỏe, tính mạng của nạn nhân,hay nó phá vỡ cuộc sống gia đình, ảnh hưởng tới sự giáo dục đạo đức, nhân cáchcủa con người, nó làm cho một đất nước chậm phát triển với những bất công, bấtbình đẳng

 Mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình rất nghiêm trọng: ảnh hưởng

cả về cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

III SO SÁNH BẠO LỰC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GIỮA THÀNH THỊ VÀNÔNG THÔN

Nhóm sinh viên tiến hành phỏng vấn

Ảnh hưởng của bạo lực gia đình rất lớn, rất nhạy cảm nên việc thực hiện

phiếu hỏi sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn Vì vậy, chúng tôi đã

Trang 13

quyết định đi phỏng vấn sâu để có thể thu thập thêm các thông tin tế nhị của đối tượng chia sẻ mà không thực hiện điều tra bảng hỏi Chúng tôi chia thành 2 nhóm

nhỏ tiến hành đi phỏng vấn

- Nhóm 1 tiến hành phỏng vấn ở khu vực nông thôn, địa điểm Mễ Trì Hạ

- Nhóm 2 tiến hành phỏng vấn ở khu vực thành thị, địa điểm là Trung Kinh,Trung Yên, Chùa Láng

Tổng số lượng phỏng vấn là 23 trong đó có phỏng vấn 18 phụ nữ (chiađều nông thôn và thành thị) và 10 trẻ em ( 5 thành thị và 5 nông thôn) Chúng tôithu được kết quả như sau:

1.1Phỏng vấn đối với phụ nữ

Điều tra phỏng vấn 9 người ở nông thôn và 9 người ở thành thị

Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành thị.

(người)

Số lượng ở nông thôn (người)

Thể chất

Xây xước nhe,Gãy tay, chânChấn thương đầu

531

641

990

Kinh tế

- Thỉnh thoảng không cótiền chi tiêu

- Không có tiền chi tiêu

cá nhân tối thiểu

722

Ghi chú: Vì số lượng người phỏng vấn ít, không đủ điều kiện để mang tính

đại diện nên nhóm không chia ra tỷ lệ phần trăm mà kết quả đưa ra là số liệu thựctế

Trang 14

Kết quả: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, phỏng vấn xác suất 9 phụ nữ ở nông

thôn và 9 phụ nữ ở thành thị thì cả 9 người được hỏi đều là nạn nhân của bạo lựctinh thần (vì khi đối tượng phỏng vấn nói là đã cảm thấy ức chế bởi chồng, bố hay

mẹ mình thì đều được tính là bạo lực tinh thần) Thực trạng và mức độ ảnh hưởngcủa nó là khác nhau giữa thành thị và nông thôn

Hầu hết số phụ nữ được hỏi ở nông thôn đều có mức độ ảnh hưởng nặng hơn

ở thành thị Điều này cũng dễ hiểu bởi:

+ Ở thành thị dân trí cao hơn ở nông thôn

+ Sự cam chịu của người phụ nữ ở nông thôn cao hơn ở thành thị nên sốlượng người phụ nữ ở nông thôn là cao hơn thành thị

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông nên hầu hết các nạnnhân của bạo lực gia đình không dám thổ lộ (vì e ngại, xấu hổ) Việt Nam chưa cócuộc điều tra cụ thể về ảnh hưởng của bạo lực gia đình nên tôi chưa thể đưa ra một

số liệu về tài chính cụ thể cho sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở Việt Nam

1.2 Phỏng vấn đối với trẻ em

Nhóm sinh viên tiến hành phỏng vấn 5 em ở nông thôn, 5 em ở thành thị

Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành thị

(người)

Số lượng ở nông thôn (người)

Thể chất Xây xước nhe,

Gãy tay, chânChấn thương đầu

300

411Tinh thần Bực tức,

Ức chế

Không chịu được

320

550

Trang 15

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: Số trẻ em được hỏi thì chưa em nào bị bạo

lực về tình dục Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá cao các em bị bạo lực về thể chất(nông thôn 3/5 em được hỏi, thành thị 5/5 em được hỏi đã bị bạo lực tinh thần).Nhìn vào toàn bảng ta thấy, số lượng trẻ em ở nông thôn bị bạo lực nhiều hơn vàmức độ nặng hơn các em ở thành thị

Điều này có thể lý giải về cách chăm sóc, quan điểm nuôi dạy con giữa 2vùng miền là khác nhau Có những ông bố, bà mẹ cho rằng việc đánh đập con cũng

là một biện pháp cần có khi giáo dục con

Hung thủ say rượu, giết vợ đứng trước vành móng ngựa

PHẦN II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THÔN ĐẠI ĐỒNG,

XÃ TUYẾT NGHĨA, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Trang 16

1 Thực trạng bạo lực gia đình tại thôn Đại Đồng, Tuyết Nghĩa, Quốc Oai, Hà Nội.

Thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (gọi tắt

là thôn Đại Đồng) là một trong những thôn thuộc Hà Tây (cũ) được sát nhập về HàNội và trở thành vùng ngoại thành Hà Nội Cách Hà Nội khoảng hơn 20 km về phíaTây nhưng Đại Đồng vẫn là một thôn xóm nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,ngoài ra còn phát triển làng nghề truyền thống: Đan cót, mây tre đan Từ khi đượcsát nhập về Hà Nội đến nay, đời sống nhân dân đã có những khởi sắc: đường làngđược bê tông hóa, mỗi thôn trong xã được thành phố đầu tư làm một nhà văn hóa

khang trang (theo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 04 tháng

8 năm 2006 về việc Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội), một số nhà máy xí

nghiệp đặt dọc đường Láng – Hòa Lạc (cách thôn khoảng 3 đến 5 km) đã thu hútmột lượng lao động phổ thông nhất định, các dịch vụ về xây dựng, mua bán đất đaicũng bắt đầu phát triển mạnh

Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại như bao làng quê ViệtNam khác

Khi thực hiện chuyên đề này, em đã về và thực hiện điều tra bằng phiếu hỏivới 20 người (11 phụ nữ và 9 trẻ em), phỏng vấn 2 cán bộ (1 người là chi hộitrưởng hội phụ nữ của thôn, một người là cán bộ y tế xã), phỏng vấn 2 trẻ em vàphỏng vấn sâu 2 phụ nữ khác, kết quả thu được như sau:

1.1 Điều tra chị em phụ nữ:

a Trong số 30% số phụ nữ (4 người) làm cán bộ, công chức, viên chức được hỏi (1 giáo viên tiểu học, 1 y tá trạm y tế, 1 kế toán của HTX Nông nghiệp, 1 cán

bộ ủy ban) thì:

Trang 17

- Có 25% (1 người) trả lời là đã bị người trong gia đình đánh bằng tay chân,sau đó đã bị bầm tím, người có hành vi bạo lực là chồng, lý do bạo lực là chồng sayrượu.

- 25% (1 người) nói là đã bị chồng mắng nhiếc

- 50% (2 người) trả lời là sống hạnh phúc trong hôn nhân

- 100% (2 người) đã bị bạo lực trả lời là đã được hàng xóm và họ hàng đếngiúp đỡ (vào bênh vực) khi bị bạo lực Các chị cũng trả lời là im lặng chịu đựng khi

bị bạo lực

b Trong số 70% số phụ nữ (9 người) được hỏi là nông dân và buôn bán nhỏ

thì kết quả thu được là:

- 33,3% (3 người) trả lời là đã bị chồng đánh bằng tay chân

- 55,5% (5 người) trả lời là đã bị chồng mắng nhiếc

- 11% (1 người) trả lời là sống hạnh phúc trong hôn nhân

Trong số 8 người trả lời bị bạo lực thì:

+ Trên 70% (6 người) trả lời là khi bị bạo lực đã được làng xóm và họ hàngđến giúp đỡ, hòa giải, hơn 20% (2 người) trả lời là khi bị chồng đánh đã âm thầmchịu đựng nên không ai biết để đến hòa giải

+ Trên 70% (6 người) trả lời nguyên nhân của bạo lực là do kinh tế khókhăn, hơn 20% (2 người) trả lời là do chồng say rượu hoặc chồng đang tức giậnviệc gì đó

c Những kết quả chung cả 2 nhóm đối tượng được hỏi:

Khi điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn tất cả 13 người (11 người trả lờibảng hỏi và 2 người phỏng vấn sâu) thì kết quả cho thấy:

- 100% số người trả lời bị bạo lực (10 người) đều nói là mình âm thầm chịuđựng vì “vợ bị chồng đánh hay chửi là một việc bình thường, bát đũa còn có ngày

bị xô xát nói gì đến vợ chồng sống với nhau cả đời” (lời của chị Hoa)

- 90% phụ nữ bị bạo hành là do chồng mình, 10% là do mẹ chồng khó tính

Trang 18

- Những người những tổ chức chị đã tìm đến để được giúp đỡ khi bị bạo lực:+ 50% (5 người) nói là tìm đến họ hàng, anh em nội ngoại.

+ 30% (3 người) trả lời là chạy sang hàng xóm

+ 10% (1 người) trả lời là không tìm đến ai, tự mình chịu đựng và giải quyết.+ 10% (1 người) trả lời là gặp chị em trong chi hội phụ nữ

- 80% phụ nữ được hỏi nói là biết đến Quyền của người phụ nữ nhưng lạikhông biết đến Luật phòng chống bạo lực gia đình

- 100% phụ nữ được hỏi trả lời là ở địa phương chưa có sự can thiệp củachính quyền mà dịch vụ hỗ trợ chỉ dừng lại ở công tác hòa giải do anh em nội ngoại

và hàng xóm giúp đỡ

d Nhận xét:

Từ những kết quả thu được như trên ta thấy:

- Số phụ nữ là cán bộ, công chức bị bạo lực gia đình ít hơn số phụ nữ là nôngdân và buôn bán nhỏ

- Số người bị bạo lực là cán bộ công chức chủ yếu là bị bạo lực về tinh thần,

số người là nông dân và buôn bán nhỏ bị bạo lực nhiều về thể chất

- Tỷ lệ bị bạo lực gia đình trong thôn vẫn tồn tại ở mức khá cao (trên 70%)tuy nhiên ở các mức độ và tần suất là khác nhau

- Tỷ lệ chị em chưa được biết đến luật bạo lực gia đình còn khá cao (100%)

- Vai trò của các đoàn thể trong việc trợ giúp chị em khi bị bạo lực gia đìnhcòn hạn chế (chỉ có 10% chị em bị bạo lực tìm đến chi hội để tìm sự giúp đỡ)

- Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở địa phương kém phát triển,chỉ tồn tại dưới dạng công tác hòa giải tại gia đình

1.2 Điều tra về trẻ em.

Em đã điều tra 11 trẻ em (2 em trả lời phiếu hỏi, 2 em phỏng vấn sâu) và thuđược kết quả:

- 45% các em (5 người) trả lời là sống rất hạnh phúc

Trang 19

- 55% các em (6 người) trả lời là đã bị bạo lực gia đình, trong đó:

+ 100% các em đã bị mắng nhiếc, xỉ vả

+ Gần 70% các em (4 người) trả lời là đã bị tát, bị đánh bằng roi và đã bị đautrên cơ thể

+ Gần 20% (1 em) trả lời là bị bố mẹ ép học quá nhiều

+ Trên 80% (5 em) trả lời là bị bố mẹ bắt làm nhiều việc, bắt lao động từ nhỏ

+ Trên 80% các em nói là đã biết về quyền trẻ em (tuy nhiên rất nhiều embiết vẫn còn rất ít, còn mơ hồ), không có em nào biết về luật phòng chống bạo lựcgia đình

+ 100% các em được hỏi nói là địa phương chưa có dịch vụ tư vấn hay nhàtạm lánh cho các em khi bị bạo lực, các em chỉ được giúp đỡ dưới hình thức làngười thân trong gia đình, họ hàng và làng xóm đến cứu giúp

 Như vậy, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em trong thôn còn rất

nhiều (chiếm 55%) Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế khó khăn, trong đó vấn

đề lạm dụng lao động trẻ em là một vấn đề nổi cộm (trên 80%) Các đoàn thể và

cơ quan chính quyền chưa phát huy được vai trò trong việc trợ giúp các em khi

bị bạo hành.

Trang 20

2 Thực trạng nguyên nhân về bạo lực gia đình tại thôn Đại Đồng.

Thôn Đại Đồng là một vùng quê nghèo, thuần nông và đang có sự chuyểndịch phát triển kinh tế nhờ sự quy hoạch, sát nhập vào thủ đô Tuy cách trung tâm

Hà Nội không xa (hơn 20km) nhưng vấn đề bạo lực gia đình xảy ra nhiều, bởi một

số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Về lối sống, phong tục:

+ Đây là một vùng quê nghèo nên phần lớn người dân nơi đây còn có tưtưởng gia trưởng phong kiến: chồng có quyền nói nặng lời với vợ, bố mẹ sinh racon, nuôi con thì có quyền đánh mắng khi con mắc lỗi… Tư tưởng này đã ăn sâuvào tâm trí và cách giao tiếp hằng ngày của người dân

+ Mặt khác, có rất nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng: Đánh, mắng con là mộthình thức giáo dục tốt theo quan điểm “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.Nên việc cha mẹ đánh mắng con khi con mắc lỗi chính là một hình thức giáo dục,răn đe để lần sau con không dám mắc lỗi đó nữa, để con ngoan hơn

+ Các chị phụ nữ còn có tư tưởng e ngại, không dám thổ lộ và tìm kiếm sựgiúp đỡ khi bị bạo lực theo suy nghĩ “xấu chàng thì hổ ai” Vì vậy, phần lớn các chịtrả lời là khi bị bạo lực sẽ cam tâm nhẫn nhục, im lặng chịu đựng Đó cũng lànguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp tục tái diễn và gặm nhấmtâm hồn và thể xác của biết bao con người

- Về kinh tế: Nền kinh tế thuần nông, mỗi người được chia 1,3 sào ruộng.Những em sinh từ năm 1994 đến bây giờ chưa được chia ruộng Vì vậy, ngườinông dân chỉ sống bằng nghề cày cấy là chủ yếu mà đất ruộng có hạn nên kinh tếcủa địa phương còn rất khó khăn Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tớitình trạng bạo lực gia đình:

+ Kinh tế khó khăn, nhiều khi trong gia đình không đủ tiền chi tiêu và phục

vụ nhu cầu thiết yếu đã là nguyên nhân gây xô xát, to tiếng nặng lời trong gia đình

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Định kiến và phân biệt giới, PGS.TS Trần Thị Minh Đức, NXB ĐHQGHN 2006 Khác
2. PGS. TS Trần Thị Minh Đức, Bạo lực gia đình Khác
3. Nguyễn Minh Thắng, Đẩy mạnh bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trong sức khoẻ sinh sản, NXB phụ nữ 1999 Khác
4. Nguyễn Thị Oanh, Nhập môn Phụ nữ học, ĐH Mở bán công TP HCM, 1998 Khác
5. TS Nguyễn Thị Hồng Nga, Gia đình học, NXB LĐ-XH, 2007 Khác
6. Tâm lý học xã hội, Ths Bùi Thị Xuân Mai, Ths Lý Thị Hàm, Ths Tiêu Minh Hêng, NXB L§-XH, 2007 Khác
7. Luật Phòng chống bạo lực gia đình Khác
8. Đỗ Hoàng, Xoá bỏ định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình Khác
9. Một số tạp chí và báo tham khảo:- Yêu và giới, NXB lao động xã hội . - Báo An ninh thủ đô Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức bạo lực về thể chất: sự đánh đập - ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp
Hình th ức bạo lực về thể chất: sự đánh đập (Trang 7)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w