1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoà Phát
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHỆP (20)
    • 1.1. Khái quát chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp (20)
      • 1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp (20)
      • 1.1.2. Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính (25)
    • 1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính (26)
      • 1.2.1. Phương pháp so sánh (26)
      • 1.2.2. Phương pháp loại trừ (28)
      • 1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối (29)
      • 1.2.4. Một số phương pháp khác (30)
    • 1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính (0)
      • 1.3.1. Ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính (32)
      • 1.3.2. Nội dung phân tích hệ thống báo cáo tài chính (33)
    • 1.4. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính (50)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT (51)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn Hoà Phát (51)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (51)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý (53)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán (55)
    • 2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (59)
      • 2.2.1 Phương pháp phân tích (59)
      • 2.3.1. Về phương pháp phân tích (76)
      • 2.3.2. Về nội dung phân tích (76)
      • 2.3.3. Về tổ chức phân tích (77)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT (79)
    • 3.1. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính (79)
    • 3.2. Nội dung và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (80)
      • 3.2.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích (80)
      • 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích (84)
    • 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp (94)
      • 3.3.1. Về phía Nhà nước (95)
      • 3.3.2. Về phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (96)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................81 (97)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHỆP

Khái quát chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp (DN) cho những người quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế, các cơ quan chức năng, những người hưởng lương trong doanh nghiệp.

BCTC Là nguồn thông tin quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

Việc cung cấp thông tin về thực trạng tài chính doanh nghiệp là điều cần thiết để kiểm tra và giám sát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Đồng thời, thông tin tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá, phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai.

Trong hệ thống kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Báo cáo tài chính là văn bản do đơn vị kế toán lập theo chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế Chúng đóng vai trò quan trọng trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp Dù hình thức, cấu trúc và tên gọi có thể khác nhau tùy theo mô hình kinh tế, cơ chế quản lý và văn hóa, ngôn ngữ của từng quốc gia, nội dung phản ánh trong báo cáo tài chính vẫn thống nhất, bao gồm tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh và toàn cảnh doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh.

Theo thông lệ quốc tế, hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Thuyết minh các báo cáo tài chính.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 15/2006/QĐ BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/3/2006, quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, hệ thống BCTC bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B 01 – DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B 02 – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B 03 – DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 09 – DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ: gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a – DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu số B02a – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu B03a – DN)

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a – DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01b – DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02b – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu B03b – DN)

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09b – DN)

Hệ thống báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tình hình doanh nghiệp do sự chính xác và tính khoa học của báo cáo tài chính phản ánh chân thực "sức khỏe" của doanh nghiệp Vì vậy, sự khác nhau về cách gọi và số lượng các báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính giữa các quốc gia không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của hệ thống này, mà chủ yếu nằm ở cách lập và trình bày.

Theo xu hướng phát triển kinh tế, để chiến thắng trong cạnh tranh, để chiếm thị phần hay để cùng phân chia lợi nhuận,…mà một số doanh nghiệp liên kết với nhau theo mô hình Công ty mẹ con hoặc tập đoàn Và báo cáo tài chính của các Tổng Công ty và tập đoàn không chỉ đơn thuần là báo cáo tài chính riêng lẻ của từng Công ty mà là báo cáo tài chính hợp nhất của các Công ty con, Công ty thành viên.

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập do Công ty mẹ (tập đoàn) là báo cáo của một tập đoàn hay một nhóm các Công ty nằm dưới sự kiểm soát của một Công ty mẹ, được trình bày như một báo cáo của một doanh nghiệp đơn lẻ.

Theo IAS 27, báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các doanh nghiệp do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp với tỷ lệ sở hữu hơn 50% Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt và đáp ứng các điều khoản khác, công ty mẹ vẫn có thể lập báo cáo hợp nhất dù tỷ lệ sở hữu thấp hơn 50% Các công ty con được loại trừ khỏi quá trình hợp nhất bao gồm các trường hợp sau:

- Quyền kiểm soát chỉ là tạm thời vì Công ty con được mua và giữ một cách riêng biệt nhằm mục đích thanh lý nó trong tương lai gần.

- Hoạt động dưới sự hạn chế lâu dài làm giảm tối đa khả năng chuyển vốn cho Công ty mẹ [8,t544]

Báo cáo tài chính hợp nhất cũng bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất

- Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

- Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

Chuẩn mực kế toán 25 (VAS 25) của Việt Nam về báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đầu tư vào công ty con quy định các nguyên tắc cơ bản trong lập báo cáo tài chính hợp nhất Theo VAS 25, tất cả các công ty mẹ đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, trừ trường hợp công ty mẹ đồng thời là công ty con do một công ty khác sở hữu hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn Quy định này dựa trên khái niệm sở hữu đại diện cho việc nắm giữ quyền biểu quyết trên 90% tại công ty mẹ Trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải hợp nhất tất cả các công ty con trong và ngoài nước.

Như vậy, báo cáo tài chính hợp nhất cũng là báo cáo tài chính bắt buộc mà tập đoàn hay Công ty mẹ chịu trách nhiệm lập và thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất là số liệu được tổng hợp của các Công ty con vào Công ty mẹ Tuy nhiên sự hợp nhất không đơn thuần là cộng các số liệu cùng chỉ tiêu mà có sự điều chỉnh theo quy định ở một số tài khoản Và báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ cũng được trình bày như một báo cáo tài chính doanh nghiệp.

* Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” thì BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Vì vậy, BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến chế độ kế toán hiện hành Do đó khi lập BCTC doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc “Hoạt động liên tục”: Nguyên tắc hoạt động liên tục cho biết doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc bắt buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối… Như vậy, phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trên quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng tuỳ vào từng điều kiện và mục đích phân tích mà các nhà phân tích có thể vận dụng các phương pháp phân tích cho phù hợp. Một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử dụng là:

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích, nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phương pháp.

Mục tiêu so sánh trong phân tích nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối.

Khi sử dụng phương pháp so sánh thông thường so sánh số thực hiện với số kế hoạch, số thực tế của các thời kỳ với nhau, so sánh số thực hiện với các tiêu chuẩn định mức được cơ quan có thẩm quyền ban hành…Để áp dụng phương pháp này trước hết phải xác định gốc để so sánh Việc xác định gốc để so sánh là tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của nhà phân tích Gốc để so sánh được là gốc về mặt thời gian và không gian Kỳ phân tích được chọn là kỳ được thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Để tiến hành được và đảm bảo kết quả so sánh có ý nghĩa cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, trong khi so sánh phải thống nhất các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, các chỉ tiêu phải cùng một phương pháp tính toán, phải được tính theo một đơn vị đo lường, các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một phạm vi không gian.

Nếu không phương pháp so sánh không đủ các điều kiện thì việc so sánh trở nên khập khiễng, không có giá trị, đôi khi còn phản ánh sai lệch thông tin.

Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh Gốc so sánh thường được xác định theo không gian và thời gian Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau người phân tích sẽ chọn gốc so sánh phù hợp Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, định mức, gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức Để đánh giá kết quả đạt được của DN so với DN khác gốc so sánh được chọn là DN có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành.

So sánh là một phương pháp thường được sử dụng để làm nổi bật đặc điểm, tính chất, phương diện của sự vật, hiện tượng hay trạng thái bằng cách đối chiếu, liên hệ với nhau Phương pháp so sánh có hai dạng chính: so sánh đơn giản (so sánh ngang bằng) và so sánh liên hệ (so sánh theo chiều dọc).

So sánh ngang là đối chiếu tình hình biến động của các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối trên báo cáo tài chính, xác định mức biến động của từng khoản mục và ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến chỉ tiêu phân tích Qua đó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động, đưa ra chiến lược quản lý và phát triển phù hợp.

So sánh dọc trên báo cáo tài chính doanh nghiệp (DN) bao gồm sử dụng các tỷ lệ và hệ số thể hiện mối liên hệ của các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, cũng như giữa các báo cáo với nhau Phân tích này giúp đánh giá biến động về cơ cấu hoặc quan hệ tỷ lệ của các chỉ tiêu trong toàn hệ thống báo cáo tài chính của DN Ví dụ, trong Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu thuần thường được dùng làm quy mô cơ sở để xác định tỷ lệ của các chỉ tiêu khác so với doanh thu thuần.

Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Phương pháp lạo trừ được thực hiện bằng hai cách:

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố.

- Phương pháp số chênh lệch: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng chủ yếu trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số, do vậy khi xét ảnh hưởng của nhân tố này cần phải lần lượt thay thế các chỉ tiêu ở kỳ phân tích theo một trình tự nhất định

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích Trị số của chỉ tiêu được xác định khi thay thế từng nhân tố từ giá kỳ gốc đến giá kỳ phân tích Chênh lệch giữa kết quả thay thế nhân tố lần sau và lần trước cho biết ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu.

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số.

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Bởi vậy trước hết phải biết số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng đến, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định công thức lượng hoặc ảnh hưởng của nhân tố đó Tiếp đó, phải sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích theo quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi

Khi thực hiện phương pháp này muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.3.1 Ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính

Quan tâm đến hệ thống BCTC doanh nghiệp gồm nhiều nhóm người khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau. Đối với các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gồm các cổ đông mua cổ phiếu, các Công ty góp vốn liên doanh… các nhà đầu tư họ quan tâm trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn, cách thức phân chia lợi nhuận vì vậy thông tin phân tích báo cáo tài chính giúp cho các nhà đầu tư dự đoán giá trị cổ phiếu cũng như khả năng sinh lời của vốn và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra Đối với chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Họ cũng là người có nhiều lợi thế nhất trong phân tích tài chính Do đó thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, khả năng sinh lãi, khả năng trả nợ, tình hình thu chi tài chính, rủi ro tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá các hoạt động kinh doanh trong kỳ đồng thời giúp họ ra các quyết định về đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận, cổ phần,… Do đó kết quả của phân tích tài chính không những giúp họ khắc phục những mặt thiếu sót, hạn chế, phát huy những mặt tích cực trong quá trình kinh doanh mà còn giúp họ dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với những người cho vay, các tổ chức tín dụng, trong các doanh nghiệp kinh doanh thường sử dụng vốn vay thích hợp để góp phần tăng trưởng vốn chủ sở hữu do vậy vốn vay chiếm tỷ trọng tương đối cao để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khi cho vay các tổ chức tín dụng, cá nhân đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời của vốn, đồng thời dự đoán triển vọng của doanh nghiệp Thông tin từ việc phân tích BCTC sẽ đưa ra quyết định cho vay phù hợp đối tượng và hạn chế rủi ro thấp nhất. Đối với các cổ đông tương lai và hiện hữu với mục đích là kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu doanh nghiệp nên họ cũng quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính để quyết định xem có nên đầu tư, có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp nữa hay không. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, thống kê, thanh tra, kiểm toán phân tích báo cáo tài chính cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, cho những công việc cụ thể của họ.

Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể sẽ tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp Do đó, đây cũng là đối tượng quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính.

Những thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ hữu ích cho các nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với người lao động và người đang tìm việc Bằng cách đánh giá triển vọng tài chính của doanh nghiệp, họ có thể xác định khả năng nhận được mức lương cao và sự ổn định trong công việc Điều này hỗ trợ họ trong quá trình ra quyết định làm việc hoặc tìm kiếm việc làm phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.

Phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường, giúp các nhà quản trị xác định giá trị kinh tế và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó, phân tích này hỗ trợ nhà quản trị xác định nguyên nhân vấn đề và đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu chung Do đó, phân tích báo cáo tài chính là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ các nhà quản trị đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

1.3.2 Nội dung phân tích hệ thống báo cáo tài chính Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn Do đó việc huy động, phân phối và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp Muốn có thông tin chính xác về thực trạng tài chính đó thì các nhà quản trị phải thường xuyên phân tích hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việc phân tích này giúp họ xác định được thực trạng tài chính, xác định được rõ các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Để phát huy hết vai trò và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính thì nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính có thể đi theo hai cách tiếp cận sau:

Phân tích hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán được trình bày trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp như:

- Phân tích Bảng cân đối kế toán

- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính

Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo và trên các báo cáo tài chính nhằm đánh giá những nội dung cơ bản sau: [15,t16]

- Phân tích cấu trúc tình hình tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

- Định giá doanh nghiệp và phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ phân tích các nhà phân tích có thể lựa chọn những nội dung, những chỉ tiêu cho phù hợp Và dù đi theo cách tiếp cận nào thì nội dung phân tích báo cáo tài chính phải đảm bảo thể hiện các chỉ tiêu phân tích sau:

1.3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp không những phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn.

Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp được bắt đầu bằng phân tích cơ cấu tài sản.

* Phân tích cơ cấu tài sản:

Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ

Cơ cấu cho từng loại tài sản được tính như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản = Giá trị của từng bộ phận tài sản x 100 Tổng số tài sản

Trong trường hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá được hoàn thiện hơn, Phân tích cơ cấu tài sản có thể lập theo mẫu như sau:

Bảng 1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Số tiền

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Bất động sản đầu tư

4 Đầu tư tài chính dài hạn

5 Tài sản dài hạn khác

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự với việc phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa cuối năm so với đầu năm, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x 100

Tổng số nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại

Khi phân tích có thể thiết lập bang theo mẫu như sau:

Bảng 1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc

II Kinh phí & quỹ khác

Sau khi phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích mối quan hệ này sẽ giúp họ phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn kinh doanh huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu.

Hệ số nợ so với tài sản : Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.

Hệ số nợ so với tài sản = Tổng nợ phải trả [18]

Tổng số tài sản hiện có

Hệ số này cho biết trong một đơn vị tài sản hiện có bao nhiêu đơn vị được mua bằng vốn vay và chiếm dụng Hệ số nợ so với tài sản càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Khi hệ số nợ cao, tức là chủ doanh nghiệp chỉ có một phẩn nhỏ trong tổng số tài sản thì rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời, khi hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn hay là họ đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác Tuy nhiên, khi hệ số nợ cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh lại kém vì chỉ cần một khoản nợ giới hạn không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng và dễ bị phá sản.

Tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Tổ chức phân tích chính là vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và tìm biện pháp sửa chữa thiếu sớt trong kinh doanh Việc tổ chức phan tích có thể được hiểu thông qua các bước sau:

* Chuẩn bị phân tích: Trong bước này nhà phân tích cần lập kế hoạch phân tích, bao gồm xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Nội dung phân tích xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: toàn bộ hoạt động kinh doanh hay một số vấn đề cụ thể Phạm vi phân tích có thể là một đơn vị hoặc một vài đơn vị để làm điểm phân tích Tuỳ theo yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dụng và phạm vi phân tích phù hợp Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích Chuẩn bị phân tích có thể qui về những công việc chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch phân tích: Ở bước này cần xác định mục tiêu phân tích và chương trình phân tích báo cáo tài chính Mục tiêu phân tích là phục vụ cho đối tượng nào sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và số liệu cần để phân tích.

- Thu thập và kiểm tra tài liệu: Công việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của việc phân tích Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm: các tài liệu chính như BCTC, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu phi tài chính như các bản nghị quyết, chỉ thị trong đơn vị hay của các cơ quan quản lý cấp trên.

Các tài liệu này cần được kiểm tra nhiều mặt như: tính hợp pháp của tài liệu (trình tự lập, ban hành, người lập, người ký duyệt….), nội dung và phương pháp tính của các chỉ tiêu, sự chính xác của việc tính và ghi các con số, cách đánh giá đối với các chỉ tiêu giá trị.

Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả ở những tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là tài liệu gốc.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích: tuỳ theo nội dung phân tích, tài liệu thu thập được, nhu cầu thông tin của chủ thể phân tích mà xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp.

Tiến hành phân tích là giai đoạn thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, bao gồm sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích và tài liệu sử dụng để đạt được thông tin theo mục tiêu đặt ra.

- Xác định nhân tố ảnh hưởng, xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Tổng hợp các ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của chỉ tiêu phân tích, đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu là công việc quan trọng giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn toàn diện về vấn đề Nhờ đó, có thể đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để điều chỉnh sự biến động của chỉ tiêu theo hướng mong muốn, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

* Kết thúc phân tích: Đây là giai đoạn sau cùng cảu việc phân tích Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc, để minh hoạ những kết luận rút ra từ quá trình phân tích Thông qua báo cáo, phải nêu rõ thực trạng hoạt động của DN, báo cáo cũng cần đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp về vấn đề đã phân tích Những kiến nghị, đề xuất phải rõ ràng, thiết thực, cụ thể kèm theo các điều kiện thực thi.

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT

Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn Hoà Phát

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Bắt đầu kinh doanh từ năm 1992 với cai trò nhà cung cấp thiết bị phụ tùng cho nghành xây dựng, Hòa Phát mở rộng thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với tầm nhìn “Trở thành tập đoàn công nghiệp hàng đầu, năng động và phát triển bền vững” Để đạt được tầm nhìn đó, Tập đoàn sẽ: Tập trung sản xuất các ngành hàng cốt lõi, phát triển sản phẩm mới tạo giá trị gia tăng cho khách hàng Mở rộng độ bao phủ của thương hiệu Hòa Phát với mạng lưới phân phối sâu rộng, thị phần vững chắc và không ngừng phát triển

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát được thành lập vào 26/10/2001 với tên tiền thân là Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Sau đó, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 cấp ngày 09/01/2007, Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Hiện tại, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gần đây nhất của Công ty là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 15 số 0900189284 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 21/12/2008.

Theo công văn số 135/QĐ-SGDHCM ngày 31/10/2007 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã cổ phiếu HPG) Ngày 15/11/2007,

Công ty đã chính thức niêm yết và bắt đầu giao dịch 132 triệu cổ phiếu với vốn điều lệ là 1.320.000.000.000 VND tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/10/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán số 101/2007-GCNCP-CNTTLK của chi nhánh Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động chính của Tập đoàn gồm: Đầu tư tài chính, buôn bán và xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép, sản xuất cán, kéo thép, sản xuất tôn lợp; sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hoà không khí; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản; cho thuê nhà và văn phòng….

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát có các chi nhánh sau:

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tại Hà Nội;

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tại Đà Nẵng; và

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tại Hồ Chí Minh

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009, Công ty có các Công ty con sau:

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát;

- Công ty Cổ phần Nội thất Hoà Phát;

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ống thép Hoà Phát;

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Điện lạnh Hoà Phát;

- Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Hoà Phát;

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Hoà Phát;

- Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát;

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoà Phát Lào;

- Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông; và

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Hoà Phát – Bình Định.

Phát triển công nghệ theo hướng là đòn bẩy vì sự phát triển hài hòa và bền vững Trong các năm qua, “Lợi nhuận” và “Tăng trưởng” trong hầu hết các nhóm ngành kinh doanh là yếu tố nổi bật của Tập đoàn Hòa Phát Cụ thể là, doanh thu và lợi nhuận 2009 đều đạt mức tăng ấn tượng: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 51,71%; lợi nhuận sau thuế tăng 48,90% so với năm 2008

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà phát được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp Việt Nam; tuân thủ các luật khác có liên quan và điều lệ của Công ty.

Có thể khái quát bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty theo sơ đồ sau:

Tài chính ĐẠI HỘI ĐỒNG

Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát Công ty Cổ phần Nội thất Hoà Phát

Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát Công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hoà Phát Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát

Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát Công ty TNHH Hoà Phát Lào Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông Công ty TNHH một thành viên Hoà Phát – Bình Định

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

Cơ cấu tổ chức của Công ty có thể được chia tách làm hai nhóm: Nhóm điều hành quản lý và nhóm chuyên môn.

* Nhóm điều hành quản lý:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty, phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, quyết toán tài chính, định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động trước Đại hội cổ đông.

- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty.

- Ban Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

* Nhóm tác nghiệp: gồm các phòng nghiệp vụ giúp Ban giám đốc điều hành và quản lý.

Ban Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Ban cũng tư vấn và tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dựa trên các dự án đang và sẽ triển khai Ngoài ra, Ban còn kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính kế toán.

- Ban công nghệ thông tin: tham mưu về công tác quản lý và phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty Thực hiện công tác quản lý, đảm bảo hoạt động và phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu của Công ty theo phê duyệt của Ban giám đốc.

Phòng Tổ chức Hành chính và Pháp chế đảm nhận vai trò tư vấn pháp lý cho Ban giám đốc và các phòng ban trong công ty Phòng này cũng hướng dẫn về các thủ tục triển khai dự án kinh doanh, đồng thời đảm bảo quản lý và lưu trữ hồ sơ pháp lý, công văn, giấy tờ của công ty Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm giám sát chính sách bảo hiểm xã hội và y tế cho cán bộ, nhân viên Phòng Tổ chức Hành chính và Pháp chế còn tham gia lập bảng lương hàng tháng và thực hiện các chính sách liên quan đến nhân sự, lao động.

- Phòng kế toán: thực hiện các công việc về tài chính - kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phòng vật tư: thực hiện các công việc nhập xuất hàng hoá, vật tư của Công ty.

- Phòng kinh doanh và PR: xây dựng phương án kinh doanh, quảng bá thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông, các kế hoạch kinh doanh và maketing dài hạn, đưa ra ý tưởng thiết kế các sản phẩm quảng cáo Công ty.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán

* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương được bộ phận phân tích sử dụng là phương pháp so sánh Đây là phương pháp mà hầu hết các nhà phân tích sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính Phương pháp so sánh được sử dụng là so sánh ngang và so sánh dọc, chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối.

2.2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Doanh nghiệp thường xuyên phân tích cấu trúc tài chính dựa vào bảng cân đối kế toán, bộ phận phân tích tiến hành so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối, đồng thời xem xét từng loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số tài sản Qua việc phân tích này sẽ đánh giá được tình hình biến động của tài sản diễn ra trong trong năm Theo số liệu ở bảng 2.1 năm

2009, đầu năm tổng tài sản là 5.639,3 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 3.849,0 tỷ đồng, chiếm 68,25%, tài sản dài hạn là 1.790,3 tỷ đồng tương ứng chiếm 31,75%. Đến cuối năm, tổng tài sản là 10.243,2 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 5.407,8 tỷ đồng, chiếm 52,79% còn lại tài sản dài hạn là 4.835,4 tỷ đồng, chiếm 47,21% Tổng tài sản tăng nhanh do cuối năm Công ty tăng vốn điều lệ và tập trung vào tài sản ngắn hạn nên tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản.

Tài sản ngắn hạn ghi nhận biến động khi hàng tồn kho dù giảm tỷ trọng nhưng lại tăng giá trị, chủ yếu do nguyên vật liệu tồn và hàng mua đang đi đường Các khoản mục khác như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng đều tăng so với đầu năm, góp phần vào sự biến động tổng thể của tài sản ngắn hạn.

Cùng với sự tăng của tài sản, từng loại tài sản thay đổi Trong đó tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 3.045,0 tỷ đồng, bằng 270,08% so với đầu năm. Tài sản cố định, tài sản dài hạn khác với các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng nhiều Sở dĩ tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tăng lên mạnh như vậy là do hai nguyên nhân: Công ty tăng vốn điều lệ và hợp nhất của Công ty con vào BCTC năm 2009. Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, Công ty còn phần tích sự biến động của cơ cấu nguồn vốn Qua bảng 2.2 ta thấy, quy mô nguồn vốn của Công ty tăng lên rất nhiều, cụ thể tăng 4.603,8 tỷ đồng, tương ứng bằng 181,64% Trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn phải trả, đầu năm tương ứng với tỷ lệ 77,05%, cuối năm tỷ lệ này giảm xuống còn 50,17% Nợ phải trả tăng 3.810,5 tỷ đồng, tương ứng đạt 394,45% so với đầu năm, tăng chủ yếu nợ ngắn hạn do Công ty huy động bố sung vốn, nợ ngắn hạn tăng 363,37% tương ứng giá trị3.308,8 tỷ đồng Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn (cũng chính là chỉ tiêu "hệ số nợ " ) lại tăng từ 22,95% lên 49,83%,và tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ 77,05% xuống còn 50,17% đồng nghĩa với "hệ số tài trợ giảm đi” Mặc dù hai chỉ tiêu này giảm nhưng Công ty vẫn ở tình trạng tự bảo đảm về mặt tài chính.

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị tính: đồng

TT Tài sản Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 510,218,287,249 9.05 1,480,490,925,374 14.45 970,272,638,125 290.17

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 734,385,999,000 13.02 146,137,615,408 1.43 -588,248,383,592 19.90 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 720,175,258,324 12.77 883,023,387,201 8.62 162,848,128,877 122.61

I Các khoản phải thu dài hạn 210 43,404,000 0.001 43,404,000 0.000 - 100.00

II Tài sản cố định 220 1,265,421,455,951 22.44 3,065,311,850,943 29.93 1,799,890,394,992 242.24 III Bất động sản đầu tư 240 18,330,500,676 0.33 19,549,586,087 0.19 1,219,085,411 106.65

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 380,605,806,896 6.75 1,101,992,112,536 10.76 721,386,305,640 289.54

V Tài sản dài hạn khác 260 125,964,279,734 2.23 648,502,369,634 6.33 522,538,089,900 514.83

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính: đồng

TT Tài sản Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 40,406,165,754 0.72 73,684,484,712 0.72 33,278,318,958 182.36 III Lợi ích của cổ đông thiểu số 439 234,209,358,493 4.15 239,857,377,079 2.34 5,648,018,586 102.41

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

2.2.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Qua khảo sát Doanh nghiệp thường xuyên đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua việc phân tích và xem xét sự thay đổi của tổng nguồn vốn Năm

Năm 2009, tổng nguồn vốn của Công ty đạt 10.243,2 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 5.639,3 tỷ đồng trong năm 2008 Sự gia tăng đột biến này là kết quả của việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thành công, dẫn đến mức tăng 81,64% Để đánh giá tình hình tài chính tổng thể của Công ty, các nhà phân tích chủ yếu tập trung vào hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đ ánh giá khái quát tình hình tài chính

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng số nợ phải trả 4,36 2,01 -2,35

2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tổng số giá trị thuần của TSNH

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

Theo số liệu bảng 2.3 hệ số khả năng thanh toán tổng quát và khả năng nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm, tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của mình (do các hệ số đều lớn hơn 1)

Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Qua bảng 2.4, phân tích các khoản phải thu ta thấy tình hình công nợ phải thu khác cuối năm tăng so với đầu năm 122,61% tương ứng 160,8 tỷ đồng Về mặt kết cấu các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng tăng so với đầu năm cao nhất 263,1 tỷ đồng, tương ứng bằng 155,65% Điều này chứng tỏ các biện pháp thu hồi nợ từ phía khách hàng của Công ty vẫn chưa thực sự tốt Còn các chỉ tiêu khác như “Trả trước cho người bán” và “phải thu khác” đều giảm đi so với đầu năm do thu lãi tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu khác giảm mạnh

Cùng với việc phân tích các khoản phải thu Công ty cũng tiến hành phân tích các khoản phải trả Theo số liệu bảng 2.5 cho thấy khoản phải trả dài hạn tăng lên do cuối năm Công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp và vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại để huy động vốn, nợ phải trả dài hạn tăng 501,7 tỷ đồng tương ứng 1.428,5% trong đó chủ yếu tăng từ vay và nợ dài hạn và phải trả dài hạn khác. Các khoản phải trả ngắn hạn tăng cao, tổng số nợ phải trả ngắn hạn tăng 3.308,8 tỷ đồng bằng 363,37% so với đầu năm trong đó khoản vay ngắn hạn của Công ty từ các ngân hàng và các tổ chưc tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng cao nhất, tăng 3.059,8 tỷ đồng tương ứng 620,08%; thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 211,8 tỷ đồng tương ứng 354,07%; còn lại các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động, chi phí phải trả, các khoản phải trả khác và dự phòng phải trả ngắn hạn đều tăng so với đầu năm nhưng tăng tỷ lệ không cao Trong các khoản mục nợ phải trả ngắn hạn thì chỉ có khoản người mua trả tiền trước giảm 172,1 tỷ đồng bằng 23,62%% so với đầu năm do đặc thù kinh doanh của Công ty là hoạt động thương mại mặt khác do các đối tác và bạn hàng của Công ty thanh toán theo thực tế hợp đồng và giao dịch phát sinh Điều này cho thấy khả năng và quan hệ tín dụng của Công ty đối với bạn hàng là tốt.

Ngoài ra, Công ty còn tính một số chỉ tiêu về nhóm thanh toán là “Hệ số thanh toán nhanh” và “Hệ số thành toán ngay”.

Bảng 2.4: Phân tích các khoản nợ phải thu năm 2009 Đơn vị tính: đồng

TT Nợ phải thu Mã số Số đầu năm Số cuối năm

Cuối năm so với đầu năm ± %

1 Phải thu các khách hàng 131 472,868,078,061 736,028,795,343 263,160,717,282 155.65

2 Trả trước cho người bán 132 197,654,672,523 104,794,095,889 -92,860,576,634 53.02

3 Các khoản phải thu khác 135 58,930,709,844 49,425,229,789 -9,505,480,055 83.87

4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -9,278,202,104 -7,224,733,820 2,053,468,284 77.87

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

Bảng 2.5: Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2009 Đơn vị tính: đồng

TT Nợ phải thu Mã số Số đầu năm Số cuối năm Cuối năm so với đầu năm ± %

I Nợ phải trả ngắn hạn 310 1,256,330,621,478 4,565,113,038,861 3,308,782,417,383 363.37

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 588,329,658,721 3,648,096,119,795 3,059,766,461,074 620.08

3 Người mua trả tiền trước 313 225,254,924,087 53,204,605,485 -172,050,318,602 23.62

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 83,384,015,509 295,236,576,239 211,852,560,730 354.07

5 Phải trả người lao động 315 18,664,497,077 24,465,398,028 5,800,900,951 131.08

7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 25,734,740,673 33,874,093,557 8,139,352,884 131.63

8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 10,204,569,304 10,204,569,304

II Nợ phải trả dài hạn 330 37,767,682,633 539,493,923,852 501,726,241,219 1428.45

1 Phải trả dài hạn khác 333 2,264,602,362 9,554,858,112 7,290,255,750 421.92

2 Vay và nợ dài hạn 334 6,035,190,854 503,747,790,221 497,712,599,367 8346.84

3 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 944,226,332 9,083,762 -935,142,570 0.96

4 Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 18,531,928,085 26,182,191,757 7,650,263,672 141.28

5 Dự phòng phải trả dài hạn 337 9,991,735,000 -9,991,735,000 0.00

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

Bảng 2.6: Phân tích khả năng thanh toán trong năm 2009

Chỉ tiêu Công thức Đầu năm

1 Hệ số thanh toán nhanh TSNH – Hàng tồn kho

Tổng số nợ ngắn hạn

2 Hệ số khả năng thanh toán ngay

Nợ quá hạn và đến hạn Qua kềt quả tình toán của bảng 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cuối năm so với đầu năm giảm 0,84 lần và hệ số này tại thời điểm đầu năm lớn hơn 1 và cuối năm thấp nhỏ hơn 1, chứng tỏ Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn vào đầu năm nhưng cuối năm không có khả năng Hệ số khả năng thanh toán ngay cuối năm so với đầu năm giảm 0,19 lần và hệ số này tại hai thời điểm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ Công ty khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt chưa cao.

2.2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Tại Hòa Phát, phân tích kết quả kinh doanh tập trung đánh giá Báo cáo kết quả kinh doanh Dựa trên báo cáo, hai hoạt động chính đóng góp lớn cho kinh doanh là bán hàng, cung cấp dịch vụ và tài chính Do vậy, việc phân tích kết quả kinh doanh của Hòa Phát chủ yếu hướng đến hai hoạt động này.

Bảng 2.7: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với 2008 ± %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,502,113,474,005 8,244,251,646,520 -257,861,827,485 96.97

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,364,804,886,490 8,123,394,614,746 -241,410,271,744 97.11

4 Gián vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 7,106,495,501,517 6,147,351,692,197 -959,143,809,320 86.50

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,258,309,384,973 1,976,042,922,549 717,733,537,576 157.04

6 Doanh thu hoạt động tài chính 149,814,918,227 131,695,300,222 -18,119,618,005 87.91

Trong đó: Chi phí lãi vay 74,436,977,629 76,177,480,256 1,740,502,627 102.34

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 138,459,531,793 196,485,507,502 58,025,975,709 141.91

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 992,443,028,726 1,505,680,527,242 513,237,498,516 151.71

14 Phần lỗ (lãi) từ Công ty liên doanh, liên kết 9,550,446,007 -10,298,743,625 -19,849,189,632 -107.84

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,018,629,483,945 1,509,979,337,847 491,349,853,902 148.24

16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 164,134,114,654 251,195,791,158 87,061,676,504 153.04

17 Lợi ích thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -4,914,943,182 -11,923,076,728 -7,008,133,546 242.59

18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 859,410,312,473 1,270,706,623,417 411,296,310,944 147.86

18.1 Lợi ích cổ đông thiểu số 5,219,358,493 -1,180,996,696 -6,400,355,189 -22.63

18.2 Lãi sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 854,190,953,980 1,271,887,620,113 417,696,666,133 148.90

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với 2008 ± %

21 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4,439 6,477 2,038 145.91

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát năm 2009)

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty tiến hành phân tích kết quả kinh doanh bằng cách so sánh từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh giữa năm hiện tại và năm trước Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm

2009 so với năm 2008 giảm 257,8 tỷ đồng và bằng 96,97% Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 đặt mức 131,7 tỷ đồng giảm so với đầu năm và đạt 87,91%. Nguyên nhân giảm là do Công ty đầu tư vào một số cổ phiếu, góp vốn vào một số Công ty và thực hiện chuyển nhượng nhưng đã lỗ từ Công ty liên doanh liên kết năm 2009 (lỗ 10,3 tỷ đồng), mặt khác Công ty đã tận dụng và huy động tối đa vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính giảm nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 513,2 tỷ đồng tương ứng 151,71% do Công ty ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa nguồn nhân lực vốn có và thuê tư vấn có trình độ cao từ nước ngoài đã giảm giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Mặc dù hoạt động liên doanh, liên kết của Công ty không đạt hiệu quả so với năm 2008 và sau khi loại trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và lãi từ hoạt động khác thì lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng rất cao tăng 148,9% tăng 417,7 tỷ đồng

Ngoài ra với đặc điểm là Công ty Cổ phần, Công ty còn tiến hành phân tích chỉ tiêu “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường”.

Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi cổ tức Do đó, trong năm 2009, số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền là 60.546.370 cổ phiếu Và “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường” năm 2009 được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường (EPS) = Lợi nhuận sau thuế

Số cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu bằng 6.477 đồng/cổ phiếu, nghĩa là trong năm

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT

Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính

* Yêu cầu về hoàn thiện phân tích hệ thống BCTC Để hoàn thiện công tác phân tích hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, bộ phận phân tích phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Phân tích báo cáo tài chính được coi trọng như một cơ sở khách quan quan trọng trong quản lý tài chính công ty Yêu cầu này mang tính quy tắc, bắt buộc trong quá trình quản lý Quá trình phân tích báo cáo tài chính cung cấp căn cứ khoa học để đưa ra các quyết định phù hợp với hoạt động tài chính, từ đó đạt được mục tiêu đã đề ra.

Để đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong hoạt động kinh doanh, việc phân tích và tính toán các chỉ tiêu phải được thực hiện theo phương pháp nhất quán Các chỉ tiêu được lựa chọn cần mang tính nền tảng, thể hiện rõ nét hoạt động cốt lõi của công ty, bao gồm bán bất động sản, cho thuê bất động sản, kinh doanh dịch vụ và công nghệ cao Hệ thống chỉ tiêu này phải đảm bảo khả năng so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty theo thời gian.

- Hệ thống các chỉ tiêu phân tích phải được dựa trên nguồn số liệu của báo cáo kế toán nói chung và báo cáo tài chính nói riêng Tên gọi của các chỉ tiêu phải được thể hiện bằng ngôn ngữ đơn giản nhưng rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành theo quy định hiện hành Việc tính toán các chỉ tiêu phải dựa trên các công thức tính toán đơn giản nhất Việc sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến Hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phải đáp ứng được yêu cầu đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động củaCông ty trong trạng thái thực của nó và trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.

* Nguyên tắc hoàn thiện phân tích hệ thống báo cáo tài chính Để công tác phân tích đạt được hiệu quả, thông tin của phân tích báo cáo tài chính có giá trị hữu ích đối với người sử dụng thì công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phải phản ánh được đúng thực trạng tài chính của Công ty, giúp cho việc đánh giá tình hình và kết quả của mọi hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.

- Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu phải có sự thống nhất, liên hệ và bổ sung cho nhau nhằm phản ánh đúng thực trạng tài chính của Công ty.

- Hệ thống chỉ tiêu và nội dung phân tích phải phù hợp với Công ty Cổ phần,phù hợp với quy định hiện hành Kết quả phân tích đảm bảo tính khả thi, và là căn cứ cho việc ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào Công ty của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai.

Nội dung và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích

3.2.1.1 Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích

Hiện nay, hầu như Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích báo cáo tài chính, do đó các con số tính toán được, đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời, chưa toát lên hết ý nghĩa của nó Để khắc phục vấn đề này, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng mô hình Dupont vào quá trình phân tích Trong phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), phương pháp Dupont dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của doanh thu (ROS),suất sinh lời của tài sản (ROA) để thiết lập phương trình phân tích Phương pháp này lần đầu tiên được Công ty Dupont áp dụng nên gọi là phương pháp Dupont Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên theo phương trình sau:

ROE = Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu x Số vòng quay của tài sản x Suất sinh lời của doanh thu Qua phương trình trên ta thấy chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu chịu sự tác động bởi các yếu tố: Số vòng quay của tài sản, suất sinh lời của doanh thu, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính).

Cả ba nhân tố trên đều tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ thuận Nghĩa là, khi các nhân tố này tăng sẽ làm suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại Do đó để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp:

- Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí.

- Tăng số vòng quay của tài sản.

- Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, khi tiến hành phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo phương pháp Dupont, ta có các số liệu sau:

Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

1 Tổng tài sản bình quân (triệu đồng) 5.198.085 7.941.307 2.743.222 152,8

2 Vốn chủ sở hữu bình quân (trệu đồng) 3.743.913 4.741.955 998.042 126,7

3 Doanh thu thuần (triệu đồng) 8.364.805 8.123.395 -241.410 97,11

4 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 854.190 1.271.888 417.698 148,9

5 Hệ số tài sản trên VCSH (5) = (1)/(2) 1,39 1,67 0,28 120,1

6 Số vòng quay của tài sản (6) = (3)/(1) 1,61 1,02 -0,59 63,4

7 Suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0,10 0,16 0,06 160,0

8 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,17 0,16 -0.01 94,1

9 Suất sinh lời của VCSH (ROE) 0,23 0,27 0,04 117,4

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy so với năm 2008, trong năm 2009 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 0,04 Trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận Sang năm 2009, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận Như vậy nguyên nhân của sự biến động này là do tác động của các nhân tố như hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản, suất sinh lời của doanh thu Cụ thể như sau:

- Năm 2008, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ 1,39 lên 167 lần, do đó sự tác động của nhân tố này làm tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

- Số vòng quay của tài sản giảm mạnh, từ 1,61 vòng trong năm 2008 xuống còn 1,02 vòng trong năm 2009, làm cho suất sinh lời giảm đi rất nhiều Đây chính là yếu tố quan trọng làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong năm giảm bất chấp sự tăng lên của hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu.

- Mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 417.698 triệu đồng, bằng 148,9% so với năm 2008 và điều này đã làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng.

Ngoài ra, nhà phân tích còn có thể kết hợp phương pháp loại trừ với phương pháp Dupont trong phân tích các chỉ tiêu về cuất sinh lời Cụ thể, bằng phương pháp loại trừ, có thể thấy sự tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:

ROE = Hệ số tài sản / VCSH x ROA

ROA (suất sinh lời của tài sản) và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của một công ty Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu cho biết mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu, trong khi ROA đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

Bảng 3.2: Bảng phân tích ROE theo phương pháp loại trừ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

1 Hệ số tài sản trên VCSH 1,39 1,67 0,28 120,1

2 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,17 0,16 -0.01 94,1

3 Suất sinh lời của VCSH (ROE) 0,23 0,27 0,04 117,4

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát)

Qua phương trình Dupont ta nhận thấy, so với năm 2008, trong năm 2009, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,04 Nghĩa là trong năm 2009, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2008 là 0,04 đồng Sự thay đổi của ROE chịu sự tác động của các nhân tố sau:

- Sự gia tăng của hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:

- Sự gia tăng của suất sinh lời tài sản:

Như vậy, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,04, trong đó nhân tố hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,0476 lần nhưng vẫn kéo được sự giảm đi 0,0167 lần do sự ảnh hưởng của nhân tố suất sinh lời của tài sản Từ kết quả này Công ty cần xem xét đến hiệu quả sử dụng tài sản, tìm cách để đẩy nhanh vòng quay của tài sản trong một năm.

3.2.1.2 Áp dụng phương pháp phân tích xu hướng

Phương pháp phân tích xu hướng bao gồm hai bước:

- Thứ nhất chọn một năm làm gốc

- Thứ hai tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm của các khoản mục tương ứng ở năm gốc Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%.

Tuy nhiên cần lưu ý việc đánh giá xu hướng của một chỉ tiêu trên bảng cân đối hay báo cáo kết quả kinh doanh không mang nhiều ý nghĩa lắm Do vậy khi phân tích xu hướng các nhà phân tích nên chọn một số chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau để có được một kết quả phân tích có ý nghĩa.

Chẳng hạn như phân tích xu hướng biến động của doanh thu thuần trong mối quan hệ với xu hướng biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận Với số liệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát ta có thể tiến hành phân tích xu hướng như sau:

Bảng 3.3: Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát)

Điều kiện để thực hiện giải pháp

Công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát vẫn còn những hạn chế, cần khắc phục để nâng cao hiệu quả Hạn chế này xuất phát từ cả yếu tố chủ quan (do Công ty) và khách quan (do Nhà nước, Tập đoàn) Để giải quyết vấn đề, Công ty cần triển khai các giải pháp khả thi, trong đó cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để đảm bảo tính thực tiễn và sự nỗ lực của chính Công ty để cải thiện hiệu suất phân tích báo cáo tài chính.

Các doanh nghiệp đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, do đó sự đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý của Nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính, về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau:

- Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện thời Có thể nói, chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài chính ban hành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của giai đoạn mở cửa nền kinh tế, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế cần bổ sung, hoàn thiện Hạn chế lớn nhất chính là những quy định mang tính “cứng” độ

“mở” thấp và chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập Do vậy Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt, mang tính hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

- Xây dựng quy định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty Cổ phần đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch mới chịu sự quy định về việc công bố thông tin, thời điểm công bố và các thông tin bắt buộc phải báo cáo định kỳ công khai.

- Thống nhất quy định kiểm toán với tất cả các doanh nghiệp.Thực hiện điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp các báo cáo tài chính.

- Ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin Điều quan trọng để hút vốn từ các nhà đầu tư trong các Công ty

Cổ phần là thông tin Các nhà đầu tư phải được cung cấp đầy đủ các thông tin và có chất lượng cao Để đáp ứng được yêu cầu này các cơ quan quản lý Nhà nước phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi gian lận hoặc làm sai lệch về quá trình kinh doanh được thể hiện trên báo cáo tài chính.

- Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có thêm số liệu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp khác có đặc điểm kinh doanh tương tự, mà đại diện ở đây là trung bình ngành Thông qua việc đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Tuy nhiên để có số liệu trung bình ngành phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan thống kê Cơ quan thống kê cần có quy chế làm việc phù hợp nhằm thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, các ngành một cách chính xác, đồng thời có biện pháp kiểm tra thích hợp nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin từ đó đưa ra các số liệu thống kê kịp thời và đáng tin cậy Để thực hiện được điều này cần có sự can thiệp của Nhà nước.

3.3.2 Về phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Để thực hiện các giải pháp nêu trên, về phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát cần phải có sự đổi mới phù hợp trong từng hoạt động của Công ty:

- Về trước mắt, Công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin chính xá, kịp thời Trên cơ sở đó, Công ty có thể rút ngắn thời gian hoàn thành báo cáo tài chính, tạo điều kiện cho bộ phận phân tích của Ban tài chính có số liệu phân tích Bên cạnh đó, Công ty nên thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ Điều này giúp Công ty phát hiện những sai sót, nhầm lẫn và củng cố nề nếp làm việc của bộ máy kế toán, góp phần nâng cao tính chính xác số liệu kế toán. Đồng thời, Công ty nên xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên báo cáo tài chính Trong Công ty, Hội đồng quản trị, đơn vị đại diện cho toàn bộ cổ đông phải thực sự hiểu vai trò của phân tích báo cáo tài chính Khi đã quán triệt điều này, các chính sách đặt ra cho ban giám đốc, cho bộ phận kế toán, cho phòng tài chính về việc thực hiện các yêu cầu này sẽ chính xác, nhanh chóng và thuận lợi.

- Về lâu về dài, Công ty nên trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính Công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ đạt hiệu quả cao nếu Công ty kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phần mềm phân tích chuyên dụng Trong ngắn hạn, khi áp dụng việc này sẽ tạo cho Công ty một khoản chi phí tương đối nhưng về lâu dài chúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực vì đơn giản, tiết kiệm được thời gian, nhân sự và đem lại kết quả chính xác Bên cạnh đó, Công ty nên có chế độ đào tạo cán bộ làm công tác phân tích báo cáo tài chính Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một trong những biện pháp giúp cho công tác phân tích mang lại hiệu quả cao hơn

Công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát nói riêng còn nhiều bất cập Vấn đề đặt ra là làm sao để công tác phân tích báo cáo tài chính phát huy hết ý nghĩa.Hiệu quả của phân tích báo cáo tài chính đã được kiểm chứng ở các nước phát triển.Muốn đạt được điều này đòi hỏi các nhà phân tích trong Công ty phải linh hoạt,phải kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty.

Ngày đăng: 12/09/2023, 19:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh ROE  theo phương pháp Dupont - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh ROE theo phương pháp Dupont (Trang 31)
Bảng 1.1. Phân tích cơ cấu tài sản - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 1.1. Phân tích cơ cấu tài sản (Trang 35)
Bảng 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 36)
Bảng cân đối số phát sinh - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 58)
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu tài sản - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản (Trang 61)
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 61)
Bảng 2.4: Phân tích các khoản nợ phải thu năm 2009 - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.4 Phân tích các khoản nợ phải thu năm 2009 (Trang 65)
Bảng 2.5: Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2009 - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.5 Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2009 (Trang 66)
Bảng 2.7: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.7 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 68)
Bảng 2.10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 2.10 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 73)
Bảng 3.4: Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh  của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 3.4 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (Trang 88)
Bảng 3.5: Phân tích các chỉ tiêu về tài chính năm 2009 - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 3.5 Phân tích các chỉ tiêu về tài chính năm 2009 (Trang 89)
Bảng 3.6: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 3.6 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Trang 90)
Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 3.7 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (Trang 91)
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính - Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w