GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.Việc thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính một cách toàn diện sẽ giúp cho doanh nghiệp và người sử dụng thông tin thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Qua đó, giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một thương hiệu và quy mô lớn, tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính của đơn vị chưa được quan tâm thoả đáng để phát huy hết vai trò, tác dụng trong việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính, đồng thời định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo Doanh nghiệp chủ yếu chỉ phân tích thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, và việc phân tích vẫn còn sơ sài mang tính hình thức
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính đối với việc phản ánh thực trạng tài chính của các đơn vị và thực trạng tình hình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu nên tôi chọn đề tài
“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữaMộc Châu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến nghiên cứu tình hình tài chính của các doanh nghiệp đã có nhiều tác giả thực hiện Các nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như thực tiễn về việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Luận văn “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương” của học viên Hoàng Thị Thư, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011 Tác giả đã phân tích được khái quát tình hình tài chính của Công ty Tuy nhiên một vài kiến nghị chưa thực sự khả thi Một trong những luận văn đã làm tôi hiểu hơn về vai trò phân tích báo cáo tài chính là luận văn “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam” tác giả
Nguyễn Thu Hằng Luận văn đã nêu bật tầm quan trọng của việc cần phải nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính trong các đơn vị, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam, và là tài liệu tham khảo cho các công ty nói chung.
Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về việc phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, dựa trên các công trình đã nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu” nhằm đóng góp hoàn thiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị, đồng thời góp phần phong phú thêm cho hệ thống các công trình nghiên cứu về phân tích Tôi đã cố gắng phát huy các ưu điểm đã có và khắc phục nhược điểm còn tồn tại để hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TSPhạm Thị Bích Chi.
Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ vai trò, chức năng, tổ chức phân tích BCTC, các phương pháp phân tích BCTC, nội dung phân tích BCTC đối với doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng tình hình áp dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu trong vai trò đánh giá thực trạng tình hình tài chính của đơn vị, tìm ra những ưu, nhược điểm đang tồn tại.
- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là gì? Bao gồm những vấn đề gì?
- Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu hiện nay ra sao?
- Phương hướng hoàn thiện và giải pháp nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp, nội dung và tổ chức phân tích BCTC.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012, nhưng tập trung phân tích năm 2011 và 2012
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng phân tích
Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, chỉ ra những ưu nhược điểm đơn vị đang mắc phải, đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: nguồn tài liệu thứ cấp Đây là nguồn tài liệu chính được thu thập được từ các báo cáo thường niên và kết quả điều tra nghiên cứu trước đó Nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, Báo cáo tài chính các năm của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài như báo cáo ngành sữa, báo cáo phân tích tài chính công ty từ tổng cục thống kê…
Phương pháp xử lý thông tin
+ Với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xác định xu hướng diễn biến và quy luật của các sự biến động các số liệu
+ Với các thông tin định tính: đưa ra phán đoán nhằm xác định bản chất của sự kiện, tình hình tài chính của công ty có biến động gì, thay đổi theo quy luật hay đột ngột,các yếu tố tác động đến sự thay đổi đó…
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Những đóng góp khoa học của luận văn
- Về mặt lý luận: tác giả luận văn hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: tác giả nêu bật tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung, tạo nền tảng giúp các đối tượng quan tâm tới sự phát triển của công ty đưa ra được các quyết định kịp thời và phù hợp với mục đích của mình,đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệpChương 3: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phầnGiống bò sữa Mộc Châu
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
Nội dung phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu phân tích Báo cáo tài chính cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích thể hiện trên 2 khía cạnh:
- Phân tích trên từng báo cáo tài chính
Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô từng chỉ tiêu về cả số tuyệt đối và số tương đối
(2) So sánh dọc trên từng BCTC (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu từng chỉ tiêu trên từng BCTC
(3) Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích như trên sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính Từ đó biết được tình hình tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu hay ít nhất cũng đưa ra được thông tin về tốc độ tăng trưởng của thời điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các BCTC doanh nghiệp là một nội dung rất căn bản của phân tích BCTC, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây:
(1) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
(2) Phân tích cấu trúc tài chính
(3) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
(4) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
(5) Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Các bước tiến hành phân tích báo cáo tài chính như sau:
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả thông tin nội bộ đến thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị Trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các BCTC doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các BCTC doanh nghiệp
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của kết quả đã đạt được, phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
* Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận.
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Tổng quan về Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Công ty tiền thân là Nông trường Quân đội, được thành lập ngày 8/4/1958 do các chiến sỹ thuộc trung đoàn 280, sư đoàn 335 sau khi giải phóng Tây Bắc được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ làm kinh tế, mở mang phát triển vùng Tây bắc Lúc này số lao động của nông trường được bố trí lao động sản xuất ở các đội và trung tâm nông trường Bộ, với nhiệm vụ là trồng cây lương thực và chăn nuôi bò sữa. Ngành chăn nuôi đã có 2 đội, chăn nuôi 100 con bò nội, có 24 bò nội cho sữa Năm
1959 – 1960 mỗi năm đạt 12 tấn sữa Ngành chế biến sữa ra đời, ban đầu chỉ là một tổ chế biến sữa, với sản phẩm là sữa tươi đun nóng và sữa bánh
Sau 55 năm xây dựng, nhờ mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học
- nhà nông - doanh nghiệp, Công ty đã phối hợp với hơn 500 hộ dân phát triển đàn bò hơn 12.000 con, trong đó bò đang kỳ vắt sữa là 6.200 con, sản lượng sữa năm
2012 đạt 40.000 tấn, năng suất bình quân toàn đàn đạt 23,5 lít/con/ngày, cao nhất từ trước đến nay Hiện nay, Công ty có 2 trại giống bò, mỗi trại nuôi 1.000 con, cung cấp gần 3.000 con bò giống cho các địa phương trong nước.
Với nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn nuôi, mục đích của Công ty
Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm sữa trên toàn quốc Hàng năm Công ty đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng Bên cạnh đó, còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân cư địa phương và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty
Nằm trên cao nguyên Mộc Châu có độ cao 1050 m so với mực nước biển, do vậy Công ty có những khó khăn nhất định, nhưng nhìn vào những giải thưởng qua các đợt: Quả cầu bạc, giải thưởng chất lượng cao Việt Nam 2001, giải sao vàng đất việt năm 2003 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp, giải cúp sen vàng, giải bông lúa vàng năm 2012, giải hàng Việt Nam được người tiêu dùng thủ đô yêu thích nhất năm 2012 và cùng nhiều huy chương vàng, bạc và giấy khen các loại, các giải thưởng dành cho các sản phẩm sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, bánh sữa và các loại sản phẩm khác, các công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất bảo quản sữa tươi, cùng các phương pháp tổ chức chăn nuôi bò sữa Đã thấy rõ được những thành tựu đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển cao nguyên Mộc Châu ngày càng phồn thịnh Định hướng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định, Mộc Châu là một trong 5 vùng trọng điểm phát triển bò sữa của cả nước Với yêu cầu trên, Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu đang được Nhà nước đầu tư thành trung tâm Giống bò sữa của cả nước.
Một số lĩnh vực kinh doanh chính
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Chăn nuôi trâu, bò Chi tiết: chăn nuôi bò sữa, bò thịt; chọn lọc, nhân giống và phát triển đàn bò sữa quốc gia; sản xuất và cung ứng giống bò;
- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi Chi tiết đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, thú y và đồng cỏ;
- Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
Với sự đa dạng về sản phẩm, Mộc Châu hiện có các mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa gồm: sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, bơ, cream, phomat.
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp, kéo dài đến Quảng Ngãi Nhờ chính sách bán hàng và đãi ngộ Công ty đã củng cố hệ thống bán hàng thân thiện,tâm huyết và gắn bó với việc phát triển thương hiệu của Mộc Châu Sản phẩm của công ty bán rộng rãi trong các hệ thống siêu thị, đại lý, trường học từ mẫu giáo đến đại học trên các tỉnh thành Đặc biệt công ty đã và đang xây dựng hệ thống bán hàng vào các khu công nghiệp và các mỏ tại Quảng Ninh.
Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Qua khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, công tác tổ chức phân tích Báo cáo tài chính được chia làm ba giai đoạn sau: lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc lập báo cáo phân tích Các kế hoạch phân tích thông thường do Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc điều hành tài chính ký duyệt trên cơ sở các kế hoạch được xây dựng bởi các bộ phận chuyên môn bên dưới, các kế hoạch được lập tại thời điểm cuối năm tài chính, trước khi chuẩn bị lập BCTC năm Công ty thường thực hiện phân tích BCTC năm của Công ty tại thời điểm kết thúc lập xong báo cáo tài chính để cung cấp các thông tin cho hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng…là những người quan tâm đến thông tin tài chính của Công ty Tuy nhiên, trong những trường hợp có biến động về kinh doanh hoặc yêu cầu của Ban giám đốc thì bộ phận phân tích sẽ tiến hành phân tích các BCTC giữa niên độ để phục vụ cho nhu cầu quản trị Để phân tích Báo cáo tài chính các nhà phân tích Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh Khi thực hiện phương pháp này chủ yếu ở dạng đơn giản là so sánh số tương đối và tuyệt đối tại các thời điểm khác nhau (số đầu năm và số cuối năm hoặc giữa các năm với nhau)
Phân tích thực trạng Bảng cân đối kế toán
Dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ nắm bắt được thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp Kết quả phân tích này sẽ cho các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về măt tài chính, về an ninh tài chính cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.
Phân tích bảng cân đối kế toán bao gồm phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn.
Về tình hình biến động nguồn vốn trong Công ty: Nguồn vốn của Công ty cuối năm 2012 tăng so với đầu năm 2012 là 116.297.056.673 đồng về số tuyệt đối, tương ứng là 17,53% về số tương đối Trong đó:
Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2012 tăng so với năm 2011 là 16.275.043.991 đồng, tương ứng là 7.18% Tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn lại giảm từ 34.18% xuống còn 31.17% Điều này mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty tăng
Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng so với năm
2011 về số tuyệt đối là: 100.022.012.682 đồng, tương ứng là 22,91% Trong đó,khoản thặng dư vốn từ việc phát hành riêng lẻ là 10 triệu cổ phiếu là 1.000.000.000 đồng, còn lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đem lại Điều này càng chứng tỏ mức độ đảm bảo và tính chủ động trong kinh doanh của Công ty rất cao và có chiều hướng tăng lên Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của Công ty
Về tình hình biến động tài sản trong Công ty: Tổng TS của Công ty năm
2012 tăng so với năm 2011 là 116.297.056.673 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 17,53%, nguyên nhân chủ yếu do TS ngắn hạn tăng mạnh, cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn: Thời điểm năm 2011 tài sản ngắn hạn có giá trị là
426.430.157.641 đồng chiếm tỷ trọng 64,29%, năm 2012 tài sản ngắn hạn có giá trị là 501.608.607.297 đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản 64,34% Như vậy, so với năm 2011 thì đến năm 2012 tài sản ngắn hạn đã tăng lên là 75.178.449.656 đồng, tương ứng tăng 17,63%
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là
41.118.607.017 đồng tương ứng tốc độ tăng là 17,36 % Tuy nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là từ 35,71% của năm 2011 xuống 35,66% của năm 2012 Nguyên nhân tài sản dài hạn năm 2012 tăng chủ yếu do Công ty tăng tài sản cố định, mở rộng nhà máy sản xuất.
Phân tích thực trạng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh chủ yếu bằng phương pháp so sánh tức là tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích với các kỳ trước đó Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Ngoài ra khi phân tích Công ty sử dụng một số các tỷ suất phản ánh mức độ chi phí và tỷ suất phản ánh kết quả kinh doanh để phân tích, đánh giá và giải thích nguyên nhân
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới LNST là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế 8,91% nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần là 17,83%, điều đó chứng tỏ các khoản chi phí của công ty tăng mạnh trong đó phải kể đến tốc độ tăng của chi phí bán hàng trong năm 2012.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần của năm 2011 là 77,91% giảm xuống 74,65% vào năm 2012.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp/DTT tăng từ 22,1% của năm 2011 lên tới 25,35% năm 2012. Chi phí quản lý DN năm 2012 tăng 7,77% so với năm 2011 Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí quản lý DN/DTT giảm từ 1,16% năm 2011 xuống 1,06% năm 2012
Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 90,93% so với năm 2011, tỷ lệ chi phí bán hàng/ DTT tăng từ 7,18% năm 2011 lên 11,63% năm 2012.
Từ các nguyên nhân trên làm LNST tăng 23.072.832.892 đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,91% và tỷ suất LNST/ trên DTT giảm xuống từ 14,41% của năm
Như vậy, mặc dù lợi nhuận sau thuế thu nhập DN năm 2012 tăng so với năm
2011 Tuy nhiên, tỷ suất LNST/DTT giảm so với năm 2011 do khoản chi phí bán hàng tăng mạnh, mặc dù Công ty đã thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng hóa nhưng vẫn không thể bù đắp được khoản tăng của chi phí bán hàng như trên.
Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty qua các tỷ số
Các nhà phân tích đánh giá khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm
2012 tăng 0,28 so với năm 2011, từ 2,93 lên 3,21, khả năng thanh toán tức thời giảm 0,41 nhưng vẫn đảm bảo mức cao hơn 0,5, điều này vẫn đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính và thanh toán nợ tốt.
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cả năm 2012 giảm 0,07 so với năm
2011, như vậy tính tự chủ về tài chính của Công ty tốt
Thu nhập cơ bản/1 cổ phiếu (EPS) qua các năm đang giảm dần, năm 2010 là 26.152 đồng/ cổ phiếu, năm 2011 còn 21.879 đồng/ cổ phiếu và đến năm 2012 là 13.967 đồng/cổ phiếu Tuy thu nhập này giảm qua các năm nhưng vẫn là một giá trị rất cao, và là thu nhập hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Giá trị TS thuần/1 cổ phiếu do trong năm 2012 mở rộng thêm sản xuất, tổng quy mô tài sản của Công ty tăng lên làm cho giá trị tài sản thuần tăng Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng tăng lên do các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới (năm 2012 phát hành thêm 10.000.000 cổ phiếu) Tuy nhiên, tốc độ tăng của tài sản thuần lại thấp hơn so với tốc độ tăng của số cổ phiếu phổ thông Vì vây, giá trị tài sản thuần/1cổ phiếu giảm đi 10.316 đồng/cổ phiếu (từ 36.896 năm 2011 xuống 26.580 năm 2012) Mặc dù vậy nhưng chỉ tiêu này các năm đều cao hơn mệnh giá cổ phiếu 2,6 lần Vì vậy, cổ phiếu của Mocchau Milk vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
Đánh giá thực trạng phân tích Báo cáo tài chính
Đánh giá tổ chức phân tích
Công ty đã sử dụng các nguồn thông tin cập nhật, đáng tin cậy từ các BCTC qua các năm, các chính sách kế toán, các số liệu thống kê về các số liệu liên quan được cung cấp bởi các phòng ban chức năng khác Tuy nhiên, Công ty chỉ sử dụng dữ liệu trong nội bộ, không sử dụng kết hợp với thông tin bên ngoài doanh nghiệp nên việc phân tích ít nhiều giảm tính khách quan.
Công ty thường thực hiện phân tích chủ yếu báo cáo tài chính năm Tuy nhiên, trong những trường hợp có biến động về kinh doanh hoặc yêu cầu của Ban giám đốc thì bộ phận phân tích sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính giữa niên độ, phục vụ cho nhu cầu quản trị
Như vậy, mục đích phân tích BCTC của Công ty chủ yếu hướng tới phục vụ công tác báo cáo hàng năm, công bố thông tin tài chính của đơn vị đối với những người quan tâm Mục tiêu cung cấp thông tin cho nhà quản trị ít được chú trọng
Về các bước công việc trong phân tích, Công ty cơ bản cũng đã tuân thủ các bước lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc lập báo cáo phân tích Tuy nhiên, các kế hoạch phân tích chỉ bó hẹp cho phân tích BCTC năm và mang nhiều tính hình thức nên hiệu quả thực hiện phần nào bị ảnh hưởng Đánh giá về phương pháp phân tích
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính (so sánh ngang, so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và tương đối) Tuy nhiên, Mocchau Milk chủ yếu dừng lại so sánh giữa các chỉ tiêu phân tích của năm phân tích với năm trước, một số chỉ tiêu có liên hệ so sánh với các năm trước nữa nhưng rất hạn chế, giữa số thực hiện và kế hoạch Vì vậy, kết quả phân tích có phần hạn chế không đánh giá được xu hướng các chỉ tiêu theo thời gian So sánh chủ yếu ở dạng đơn giản, chưa tập trung so sánh liên hệ giữa các chỉ tiêu, do vậy chưa thể hiện bản chất của đối tượng phân tích Ngoài ra, Mocchau Milk không tiến hành so sánh với các chỉ tiêu của bình quân của ngành để có bức tranh khách quan và chính xác hơn về tình hình tài chính của Công ty
Nhìn chung các phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đều là phương pháp truyền thống, mặc dù Công ty đã sử dụng tương đối linh hoạt Tuy nhiên, để kết quả phân tích đạt chất lượng tốt nhất thì bộ phân phân tích cần quan tâm đến các phương pháp hiện đại hơn như phương pháp phân tích chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị, để đạt kết quả phân tích sâu sắc và thể hiện được chiều sâu của thông tin
3.4 Đánh giá về nội dung phân tích
Công ty đã thực hiện phân tích báo cáo tài chính với một số nội dung: phân tích bảng cân đối kế toán, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, và phân tích một số tỷ suất quan trọng Qua phân tích các báo cáo tài chính trên, Công ty đã đánh giá được phần nào tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, tình hình thanh toán và rủi ro tài chính Tuy nhiên Công ty phân tích chỉ sử dụng một số chỉ tiêu rất hạn chế, đơn giản thể hiện qui mô và tốc độ Các chỉ tiêu này thường chỉ là các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Tài chính thể hiện ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Phân tích bảng cân đối kế toán mới chỉ dừng lại ở phân tích khái quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, nhưng chưa phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Công ty chưa thực hiện phân tích cáo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, các tỷ suất chưa được phân tích đầy đủ theo các nhóm nội dung, bỏ qua rất nhiều các tỷ suất quan trọng như ROS, ROA, ROE, ROI…
Do đó, để có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của
DN thì bộ phận phân tích cần nghiên cứu đưa thêm các phần nội dung còn thiếu Đặc biệt, phân tích BCTC theo chiều ngang cũng rất cần thiết đối với Công ty trong nhiều trường hợp các đối tượng quan tâm chỉ quan tâm đến một nội dung cụ thể nào đó.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Công ty có những chiến lược phát triển để củng cố tất cả lĩnh vực hoạt động bao gồm: công tác chăn nuôi, công tác chế biến, công tác thị trường, công tác xây dựng cơ bản, công tác tài chính kế toán, đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các chương trình tiết kiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua
4.2 Những yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty chúng ta thấy công tác phân tích còn nhiều hạn chế cần phải được hoàn thiện Vì vậy, để công tác phân tích Báo cáo tài chính của Công ty được hiệu quả thì công tác phân tích phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải đưa ra được hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc thù của của doanh nghiệp sản xuất
- Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện tại và đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn
- Đa dạng hoá các phương pháp phân tích, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp phân tích hiện đại, có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phân tích
- Để công tác phân tích Báo cáo tài chính được tiến hành chính xác, khoa học và đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời thì Công ty cần có kế hoạch nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy kế toán, cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng phân tích Ngoài ra các bộ phận cần có sự phối hợp, thống nhất hợp lý với nhau về mặt thời gian và công việc Để các báo cáo tài chính được lập, trình bày một cách trung thực, khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho công tác quản lý và ra quyết định, hệ thống Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giá phí, công khai, hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và nguyên tắc có thể so sánh thì Công ty cần phải hoàn thiện nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đầy đủ.
Nguyên tắc phù hợp tức là tất cả chi phí phải được ghi nhận vào BCTC.
Nguyên tắc đầy đủ: theo nguyên tắc này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều được phản ánh trên sổ sách của kỳ đó.
Giải pháp hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính
Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác phân tích Báo cáo tài chính
Công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cần được tiến hành thường xuyên để giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác khi điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Việc tiến hành có thể được tiến hành hàng quý thay cho hàng năm sau khi lập báo cáo tài chính.
Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ phân tích
Nhân tố con người là nhân tố chủ quan ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính DN Hiện nay, việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty lại chỉ tập trung vào một người, đó là kế toán trưởng nên việc triển khai công tác phân tích gặp không ít khó khăn về nhân lực
Hàng năm, Công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích. Để phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng quy chế, đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích, công ty cũng cần chú ý tổ chức tốt công tác phân tích.
Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích
Một trong những điều kiện để phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cần phải có phương pháp phân tích hợp lý Như đã phân tích ở chương 3, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh với nội dung đơn giản Như vậy để tăng hiệu quả phân tích BCTC Công ty nên thực hiện so sánh theo xu hướng, áp dụng phương pháp phân tích BCTC hiện đại như phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích, phương pháp liên hệ, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích theo mô hình Dupont vào phân tích Khi phân tích Công ty cũng nên có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp phân tích để tăng hiệu quả phân tích
Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích
Hoàn thiện phân tích bảng cân đối kế toán Để thể hiện được chính sách huy động và sử dụng, Công ty nên phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Chính sách huy động và sử dụng vốn của
DN thể hiện nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, có quan hệ đến mức độ an toàn tài chính và hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số nợ trên tài sản phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bằng các khoản nợ, chỉ tiêu này qua các năm giảm Do một số năm gần đây, lãi suất vay ngân hàng tương đối cao và biến động mạnh, Công ty đã hạn chế vay nợ, chủ yếu huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu…để đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tính tự chủ về mặt tài chính
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát các năm cao (sấp xỉ trên dưới 3) cho thấy với tổng tài sản hiện có, Công ty đều đảm bảo trang trải được các tất cả các khoản nợ, khả năng thanh toán tốt.
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ tài trợ của vốn chủ sở hữu vào việc đầu tư tài sản Hệ số này qua các năm biến động không lớn và đang có xu hướng giảm dần Qua các năm đều xấp xỉ 1,4 đến 1,7 Vậy, mức độ độc lập về tài chính của Công ty tốt, hầu hết tài sản của Công ty được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu
Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Vốn hoạt động thuần của Công ty bằng 262.436.660.947 đồng, chứng tỏ nguồn tài trợ ổn định của Công ty không những được dùng để trang trải cho tài sản dài hạn, mà còn được dùng để trang trải phần lớn cho tài sản ngắn hạn Điều đó chứng tỏ cân bằng tài chính của Công ty rất tốt, an toàn và bền vững Vốn hoạt động thuần của Công ty lớn, khả năng thanh toán của Công ty cao
Tỷ trọng nguồn tài trợ ổn định trên tổng nguồn vốn rất cao, cuối năm tăng hơn so với đầu năm là 2%, (từ 67% lên 69%) Khi nguồn tài trợ ổn định trên tổng nguồn vốn tăng, đồng nghĩa với tỷ trọng nguồn tại trợ tạm thời trên tổng nguồn vốn giảm và chỉ chiếm 33% vào đầu năm và 31% vào cuối năm, điều này chứng tỏ tính tự chủ trong hoạt động tài chính của Công ty rất tốt.
Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định ở đầu năm và cuối năm đều rất cao chiếm tới 98% và 99%, chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của Công ty rất tốt
Hệ số nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn đều lớn hơn 1 ở đầu năm và cuối năm, hệ số nguồn tại trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn đều thấp và dưới mức 1 Chứng tỏ nguồn tài trợ ổn định thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn, một phần dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Hoàn thiện phân tích tình hình công nợ
Phân tích tình hình công nợ là nội dung quan trọng đem lại thông tin cho rất nhiều các đối tượng quan tâm đến thực trạng tài chính của Công ty
Số vòng quay phải thu khách hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là 5 vòng, do vậy thời gian bình quân một vòng quay phải thu khách hàng giảm 0,69 ngày. Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp năm 2011 bị chiếm dụng hơn so với năm 2012 Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả kinh tế tốt nhất, các nhà quản trị Công ty nên tăng cường việc thu hồi công nợ hơn nữa để số vốn bị chiếm dụng giảm ở mức tối đa
Số vòng quay phải trả người bán năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4 vòng.
Do vậy, thời gian bình quân một vòng quay phải trả người bán năm 2011 tăng 2,03 ngày so với năm 2011 Điều này chứng tỏ Công ty không chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp.
Hoàn thiện phân tích tình hình thanh toán
Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
4.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Từ thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế nhất định Những hạn chế này có nguyên nhân một mặt từ yếu tố nội bộ Công ty, mặt khác do yếu tố khách quan chung từ phía Nhà nước Để khắc phục những hạn chế trong phân tích BCTC, Công ty cần thực hiện các giải pháp nhất định Cụ thể như sau:
Điều kiện đối với nhà nước: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng cho cán bộ phân tích của các doanh nghiệp, ban hành những quy định cụ thể, chi tiết với công tác thống kê.
Điều kiện đối với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Về phía Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu để nâng cao hiệu quả phân tích Báo cáo tài chính trước tiên cần thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của việc phân tích Báo cáo tài chính trong sản xuất kinh doanh đối với tất cả các nhân viên trong đơn vị đặc biệt là các nhà lãnh đạo và các cán bộ phân tích Cụ thể những nội dung cần thực hiện để nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính của Công ty:
Một là nâng cao trình độ cán bộ phân tích.
Hai là nâng cao chất lượng nguồn cung cấp số liệu.
Ba là xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận: Tác giả đã hệ thống hoá những nội dung cơ bản về phân tích báo cáo tài chính, bao gồm: Tổ chức công tác phân tích BCTC, phương pháp phân tích BCTC và nội dung phân tích BCTC.
Trên phương diện thực tiễn: Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, từ đó tác giả trình bày theo sự logic với lý luận về phân tích báo cáo tài chính để người đọc có thể nhận rõ sự khác biệt giữa thực trạng và lý luận Với phương pháp phân tích BCTC,tác giả đưa ra giải pháp phát huy hết chức năng của phương pháp so sánh, không chỉ dừng lại ở so sánh đơn giản mà cần thiết phải thực hiện so sánh xu hướng, bổ sung các phương pháp hiện đại trong phân tích BCTC, và cần có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp phân tích khác nhau
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Để đạt được mục tiêu này nhà quản trị cần phải lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng tăng giá trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí mình trên thị trường Trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn là các vấn đề về tài chính Do đó, cơ sở của hầu hết mọi quyết định quản trị đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp và bằng các công cụ khác nhau.
Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.Việc thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính một cách toàn diện sẽ giúp cho doanh nghiệp và người sử dụng thông tin thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Qua đó, giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng và khắc phục dần những nhược điểm mình đang mắc phải Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự, công nghệ, quản trị … Chính vì vậy việc phân tích báo cáo tài chính một cách toàn diện cả về định tính và định lượng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm vững được điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong đơn vị, qua đó phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu để tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một thương hiệu và quy mô lớn, tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính của đơn vị chưa được quan tâm thoả đáng để phát huy hết vai trò, tác dụng trong việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính, đồng thời định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo Doanh nghiệp chủ yếu chỉ phân tích thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, và việc phân tích vẫn còn sơ sài mang tính hình thức
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính đối với việc phản ánh thực trạng tài chính của các đơn vị và thực trạng tình hình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu nên tôi chọn đề tài
“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến nghiên cứu tình hình tài chính của các doanh nghiệp đã có nhiều tác giả thực hiện Các nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như thực tiễn về việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích báo cáo tài chính Để áp dụng hiệu quả này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định Dù cho đó là nhà đầu tư vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng Đứng trên tầm quan trọng và phức tạp đó, không ít người làm kinh tế và nghiên cứu kế toán đã đưa ra những chuẩn mực chung và hệ thống hóa quá trình phân tích báo cáo tài chính của một đơn vị kinh tế Cũng có không ít công trình nghiên cứu khoa học viết về đề tài hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
Luận văn “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương” của học viên Hoàng Thị Thư, Đại học Kinh tế quốc dân năm
2011 Tác giả đã phân tích được khái quát tình hình tài chính của Công ty Tuy nhiên một vài kiến nghị chưa thực sự khả thi Ví dụ kiến nghị thành lập bộ phận chuyên phân tích báo cáo tài chính không phù hợp và tốn kém chi phí với 1 doanh nghiệp có 135 lao động và không có chi nhánh hay công ty thành viên nào như Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương Luận văn sẽ có tính ứng dụng cao hơn cho các doanh nghiệp cùng ngành nếu tác giả có thể khái quát hóa quy trình phân tích, nội dung phân tích, và so sánh các chỉ tiêu trong nhiều năm để thấy được xu hướng phát triển và giữa doanh nghiệp với trung bình ngành để khẳng định vị thế doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo Bơm, từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp hơn Một trong những luận văn đã làm tôi hiểu hơn về vai trò phân tích báo cáo tài chính là luận văn “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam” tác giả Nguyễn Thu
Hằng, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011 Luận văn đã nêu bật tầm quan trọng của việc cần phải nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính trong các đơn vị, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam, và là tài liệu tham khảo cho các công ty nói chung.
Nhóm công trình nghiên cứu này đi sâu vào việc phân tích báo cáo tài chính tại một doanh nghiệp cụ thể, với đặc điểm sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, thuận lợi và khó khăn riêng, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính và đưa ra những giải pháp, hướng đi trong hoạt động tài chính tại đơn vị. Đề tài về hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính là một đề tài phổ biến, có nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn, tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính lại là công việc đòi hỏi sự linh động, phù hợp với từng ngành, từng công ty trong từng thời kỳ kinh tế cụ thể.
Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về việc phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, dựa trên các công trình đã nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu” nhằm đóng góp hoàn thiện hệ thống phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị, đồng thời góp phần phong phú thêm cho hệ thống các công trình nghiên cứu về phân tích Tôi đã cố gắng phát huy các ưu điểm đã có và khắc phục nhược điểm còn tồn tại để hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về phương pháp phân tích báo cáo tài chính luận văn hướng tới những mục đích sau:
- Làm rõ vai trò, chức năng, tổ chức phân tích BCTC, các phương pháp phân tích BCTC, nội dung phân tích BCTC đối với doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng, tình hình áp dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu trong vai trò đánh giá thực trạng tình hình tài chính của đơn vị, tìm ra những ưu, nhược điểm đang tồn tại.
- Luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là gì? Bao gồm những vấn đề gì?
- Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu hiện nay ra sao?
- Phương hướng hoàn thiện và giải pháp nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp, nội dung và tổ chức phân tích BCTC.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012, nhưng tập trung phân tích năm 2011 và 2012
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng phân tích