1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng Số 2
Tác giả Hà Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Mỹ
Trường học Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 617,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (3)
  • 1.2 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty (3)
    • 1.2.1 Khái niệm về sơn (4)
    • 1.2.2 Phân loại sơn (4)
    • 1.2.3 Quy trình sản xuất sơn (4)
      • 1.2.3.1 Sơn nước (ướt) (4)
      • 1.2.3.2 Sơn bột (7)
  • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (12)
  • PHẦN II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 (15)
    • 2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Sơn Hải phòng số 2 (15)
      • 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty (15)
        • 2.1.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí (15)
        • 2.1.1.2. Phân loại chi phí (15)
      • 2.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành (17)
    • 2.2 Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty (17)
      • 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (17)
        • 2.2.1.2 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (17)
        • 2.2.1.2 Trình tự hạch toán (18)
      • 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (24)
        • 2.2.2.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp tại công ty (25)
        • 2.2.2.2 Trình tự hạch toán (27)
      • 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (32)
        • 2.2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại công ty (32)
        • 2.2.3.2 Trình tự hạch toán (33)
      • 2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, xác định sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm (41)
        • 2.2.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất (42)
        • 2.2.4.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang (42)
        • 2.2.4.3 Tính giá thành sản phẩm (48)
    • PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 (51)
      • 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hải phòng số 2 (51)
        • 3.1.1 Những ưu điểm (51)
        • 3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (53)
      • 3.2 Sự cần thiết và nguyên tắc để hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (55)
      • 3.3 Một số giải pháp (56)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................61 (62)

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 là một đơn vị hạch toán độc lập, một thành viên thuộc Công ty Sơn Hải Phòng, trụ sở trước đây đóng tại xã

An Đồng - huyện An Hải- Hải Phòng nay chuyển về Khu CN Tràng Duệ -

Lê Lợi - An Dương - Hải Phòng.

- Ngày 25 tháng 01 năm 2004, thành lập Liên doanh Sơn tĩnh điện thuộc công ty cổ phần sơn Hải Phòng với 51% vốn điều lệ.

- Tháng 04 năm 2004 Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng hợp tác với Hãng Arsonsisi – Italy chuyển giao công nghệ sản xuất Sơn bột tĩnh điện nhãn hiệu SELAC trên dây chuyền công suất 1000 tấn/năm.

- Sau những năm hoạt động hiệu quả

Ngày 01 tháng 01 năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2.

+ Trụ sở: Khu CN Tràng Duệ - Lê Lợi- An Dương – Hải Phòng

Sơn bột tĩnh điện SELAC: 16.7%

Sơn nước SEMAX và VICO: 83.3%

+ Công suất: 6000 tấn/ năm (Sơn nhũ tương: 5000 tấn/ năm)

- Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ nhưng công ty Sơn Hải Phòng số 2 đã và đang tiếp tục được kế thừa hơn 45 năm kinh nghiệm trong sản xuất sơn các loại từ Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng.

Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

Khái niệm về sơn

Sơn là loại vật liệu được sử dụng để quét lên 1 bề mặt có công dụng bảo vệ, trang trí và 1 số vai trò phụ cho vật cần sơn

Phân loại sơn

Có rất nhiều cách phân loại sơn: theo chất tạo màng, theo phạm vi sử dụng, theo bản chất dung môi,

Phân loại theo chất tạo màng

Tên sơn thường được lấy bằng tên của chất tạo màng VD: sơn alkyd, sơn PU, sơn epoxy,

Phân loại theo phạm vi sử dụng

Cách phân loại này rộng lớn hơn rất nhiều, tùy theo mục đích sử dụng của sơn mà người ta gọi tên sơn luôn như vậy Ví dụ như: sơn chống rỉ, sơn tường, sơn công nghiệp, sơn chịu nhiệt, sơn chống hà, sơn chống trượt, sơn cách điện, sơn phản quang,

Quy trình sản xuất sơn

- Các thành phần trong sơn

Sơn thông thường bao gồm các thành phần chính sau:

Chất tạo màng là các polyme có độ bám dính tốt, có khả năng chứa các loại bột như: bột màu, bột độn tốt, có các tính chất như thời gian khô, độ cứng, độ bóng tốt, Chất tạo màng có vai trò quan trọng nhất trong sơn vì quyết định hầu hết các tính chất của màng sơn Các polyme được sử dụng làm chất tạo màng nhiều nhất trong sơn như là: Nhựa alkyd, nhựa vinyl, nhựa epoxy, nhựa PU, nhựa acrylate,

Các tính chất quan trọng của chất tạo màng được quan tâm trong công nghiệp sơn là: tỷ trọng, khả năng hòa tan trong dung môi, khả năng phản ứng hóa học (với sơn khô hóa học), độ nhớt,

Có 2 loại bột màu được sử dụng trong công nghiệp sơn là: bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ.

- Bột màu vô cơ được sử dụng rất nhiều trong sơn do giá thành thấp, độ bền cơ, bền nhiệt độ cao Bột màu vô cơ là các hợp chất vô cơ có màu. VD: màu đỏ của sơn chông rỉ thường sử dụng là bột oxit Fe, màu vàng là các hợp chất của Cr, màu ghi là màu của oxit Zn, màu đen là màu của C, Nhược điểm lớn nhất của bột màu vô cơ là độ lên màu và độ phủ kém, màu xỉn, Vì vậy phải dùng nhiều lượng bột màu.

- Bột màu hữu cơ là các chất hữu cơ có màu Ưu điểm của bột màu hữu cơ là độ phủ tốt , có màu sắc tươi, sáng, cường độ lên màu cao Vì vậy, chỉ cần sử dụng với 1 lượng nhỏ bột màu cũng đủ màu cho sơn và bột màu hữu cơ chủ yếu sử dụng cho sơn phủ Tuy nhiên, giá thành bột màu hữu cơ lại đắt, độ bền nhiệt kém, dễ phân hủy khi nhiệt độ cao, dẫn đến hiện tượng loang màu sơn, hay còn gọi là hiện tượng "sơn bay".

Các loại bột màu trong công nghiệp sơn chỉ cho các màu cơ bản như: trắng, đen, đỏ, vàng, Muốn có các màu sắc theo yêu cầu cần phải tiến hành trộn các màu cơ bản với nhau theo nguyên tắc phối màu Công đoạn này hết sức quan trọng Và người công nhân hoặc phụ trách pha màu là người được trọng dụng nhất trong công ty sơn do khả năng nhận biết và pha chế màu sắc thì không phải ai cũng làm được.

Bột phụ trợ (bột độn)

Trước đây, người ta gọi loại bột này là bột độn do mục đích làm giảm giá thành của sơn Bột phụ trợ là tên mới được sử dụng Ngày nay, do phát hiện 1 số tính chất tốt như cải thiện cơ tính của màng sơn mà loại bột này có tên là bột phụ trợ

Các loại bột phụ trợ thường sử dụng trong công nghiệp sơn là bột đá, bột nặng, bột nhẹ, (các loại này thường đều là CaCO3 nhưng do khác biệt về tính chất đá nơi khai thác mà có tỷ trọng và 1 số tính chất khác nhau)

Phụ gia là các hợp chất có thành phần rất nhỏ trong sơn nhưng lại đóng vai trò cải thiện đáng kể các tính chất của màng sơn Các loại phụ gia được sử dụng nhiều nhất trong sơn là: phụ gia làm khô, phụ gia chống lắng, chống chảy, tạo độ nhớt giả, Đối với các loại sơn alkyd do đặc tính lâu khô nên luôn phải sử dụng loại phụ gia làm khô Các phụ gia này là các hợp chất của Co, Mn, Pb, đóng vai trò khâu mạch alkyd giúp sơn khô nhanh hơn.

Phụ gia chống lắng đa phần là các bentonit có tác dụng tạo 1 lớp mạng lưới trong màng sơn, từ đó giúp nâng đỡ các hạt bột màu và bột phụ trợ có tỷ trọng cao.

Phụ gia chống chảy, tạo độ nhớt giả là các phụ gia mà khi thêm vào sẽ phản ứng với chất tạo màng, tạo mạng không gian chật hẹp hơn, làm tăng độ nhớt của sơn, tăng bám dính và có tác dụng chống chảy khi sơn với lớp dày.

Dung môi đóng vai trò pha loãng trong sơn Các loại dung môi được sử dụng chủ yếu bao gồm: xylen, toluen, MEK, MIBK, butyl acetate,

Quy trình sản xuất sơn nước

Như đã trình bày ở trên, không kể các công đoạn sản xuất các nguyên liệu cho sơn thì quy trình sản xuất sơn bao gồm các công đoạn sau:

Công đoạn này yêu cầu khuấy trộn toàn bộ lượng bột cần dùng cùng các phụ gia cần thiết khuếch tán trong chất tạo màng và dung môi Lượng chất tạo màng và dung môi sử dụng phải phù hợp để độ nhớt thuận lợi cho quá trình khuấy trộn Giai đoạn này được gọi là giai đoạn muối Ủ là giai đoạn để hỗn hợp muối trong 1-2 ngày cho bột được ngấm dầu thật tốt Tuy nhiên, ngày nay do chất lượng nguyên liệu tốt hơn nhiều và quá trình khuấy trộn được tối ưu giai đoạn này thường được bỏ qua.

Giai đoạn này giúp các loại bột được nghiền nhỏ, đạt đến độ mịn yêu cầu của sơn

Các loại máy nghiền được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sơn là mày nghiền bi Có nhiều loại máy nghiền bi được sử dụng như là máy nghiền ngang, máy nghiền đứng, máy nghiền rọ,

Giai đoạn này là giai đoạn bổ sung dung môi, chất tạo màng, các phụ gia cần thiết còn lại để sơn đạt độ nhớt, độ chảy, tỷ trọng,… và các chỉ tiêu yêu cầu khác Giai đoạn này được thực hiện trong máy khuấy. Đóng gói sản phẩm

Sau khi sơn đã đạt các chỉ tiêu chất lượng sẽ được đóng gói và lưu kho hoặc xuất xưởng.

Sơn bột đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm lớp sơn bảo vệ cho các sản phẩm có màu trắng, nhất là làm lớp sơn lót cho khung xe ôtô Hiện nay, với sự phát triển của các khoáng chất thiên nhiên, nhất là sự phát triển của titan đioxit nanô, sơn bột càng có nhiều triển vọng ứng dụng Sơn bột gần như 100% không bay hơi trong khi sơn dung môi có hàm lượng rắn chỉ 40% Ở dạng bột rất mịn, sơn bột rất dễ chảy ở ngoài không khí và có thể sơn bằng phương pháp phun tĩnh điện và khá thân thiện với môi trường Các hạt bột có khả năng tích tĩnh điện đủ để bám dính thành một lớp bột mỏng, đồng nhất trên bề mặt kim loại sơn phủ được nối đất Hệ liên kết hữu cơ trong sơn được lựa chọn thích hợp để sơn nóng chảy thành một lớp màng mỏng đều, liên tục ở nhiệt độ 100 0 C, đóng rắn ở nhiệt độ 150-200 0 C và bám rất chắc trên bề mặt cần phủ.

Khác với khi phủ màng sơn bằng công nghệ tráng men và dùng sơn ướt, với sơn bột, người ta có thể tạo ra lớp sơn có độ dày tương tự như hai loại sơn trên chỉ sau một lần sơn Rất nhiều các sản phẩm có lớp phủ bảo vệ- trang trí màu trắng mà trước đây người ta phải sử dụng công nghệ tráng men thì nay đã được thay thế hoàn toàn bằng sơn bột vì lớp sơn có độ bóng, độ bền cơ học cao, chống rạn nứt, trầy sước, số lần sơn giảm và dễ dàng sửa chữa các lỗi khi sơn, trong khi nhiệt độ và thời gian sấy giảm từ 1000 0 C và vài giờ (trong trường hợp tráng men) xuống chỉ còn 200 0 C và 30 phút.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Sơn Hải phòng được tổ chức theo phương thức tập trung Với hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tập hợp tại phòng kế toán Công ty Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị Bộ máy kế toán giúp Giám đốc tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán (Biểu 1.2)

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gồm:

- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc về mặt nghiệp vụ đó là công tác kế toán tài chính kế toán, tổ chức công tác hạch toán của Công ty.

- Kế toán công nợ, thuế: Có trách nhiệm theo dõi tính toán mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ Phản ánh chính xác, kịp thời để có kế hoạch xây dựng công nợ hợp lý.

- Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ theo dõi số vật tư hiện có và tình hình biến động của vật tư, tính toán phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có trách nhiệm theo dõi kịp thời, đầy đủ mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan.

Kế toán tổng hợp (kế toán trưởng)

Kế toán công nợ, thuế

- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản cố định để thực hiện việc quản lý và sử dụng tốt TSCĐ.

- Thủ quỹ: Là người thực hiện thi hành lệnh của kế toán tổng hợp Că cứ vào các chứng từ gốc để xuất, nhập quỹ Kế toán thủ quỹ chịu trách nhiệm ghi phần thu chi cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán tiền mặt.

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

Hình thức nhật ký chứng từ (Biểu 1.3)

Bảng tổng hợp, chi tiết

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng kê Nhật ký chứng từ

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng cân đối phát sinh

Ghi cuối ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Sơn Hải phòng số 2

2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty.

2.1.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí

Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 là một đơn vị hạch toán độc lập với quy trình công nghệ phức tạp, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục

Do đó, trong quá trình sản xuất sơn chi phí phát sinh nhiều, đa dạng và được bỏ dần trong quá trình sản xuất Các nguyên liệu chủ yếu mua trên thị trường trong nước, song vẫn phải nhập khẩu khá nhiều vì vậy nên công ty cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá trên thế giới Chi phí sản xuất được tập hợp toàn doanh nghiệp vào cuối tháng.

Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 có đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế biến phức tạp, do vậy mà công việc kế toán chi phí sản xuất khá phức tạp và vất vả

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sơn là xen kẽ liên tục, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng mới được xác định là thành phẩm Mặt khác, sản phẩm của công ty có nhiều loại nhưng có cùng một quy trình công nghệ như nhau, và cùng sử dụng những nguyên vật liệu giống nhau Xuất phát từ đặc điểm đó, kế toán xác định đối tượng tập hợp chí phí cho toàn bộ sản phẩm sản xuất trong công ty.

Chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất của công ty Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa tập hợp chi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời để đơn giản hóa công tác tính giá thành chi phí sản xuất của công ty cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 được chia thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

Cụ thể nội dung từng khoản mục chi phí trong công ty được tập hợp như sau :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Khoản chi về nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất Để phù hợp với yêu cầu quản lý, công ty đã quy định khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:

+ Vật liệu chính: Nhựa ALKYD, Bột màu…

+ Công cụ dụng cụ: Dây điện, bóng điện, chổi, quạt, bảo hộ lao động, đồ dùng bảo hộ lao động…

- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất Hàng tháng, tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính căn cứ vào báo cáo sản xuất của thống kê phân xưởng, đơn giá tiền lương sản phẩm của từng công đoạn sản xuất, mức lương cơ bản của từng công nhân.

+ BHXH: Trích 20% lương cơ bản

Trong đó : 15% tính vào giá thành, 5% thu trực tiếp của công nhân.

+ BHYT: Trích 3% lương cơ bản

Trong đó: 2% tính vào giá thành, 1% thu trực tiếp của công nhân.

+ KPCĐ: Trích 2% lương thực tế tính vào giá thành.

- Chi phí sản xuất chung : Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho mục đích sản xuất chung, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất và các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất chung.

2.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Công ty Sơn Hải phòng số 2 có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm Trong quá trình sản xuất không có bán thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ có sơn thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất Vì vậy, đối tượng tính giá thành của công ty là sơn thành phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu giá thành, công ty xác định kỳ giá thành là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo Việc xác định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty, đảm bảo tính giá thành kịp thời nhanh chóng cung cấp thông tin cho lãnh đạo trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.1.2 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty cổ phần sơn Hải Phòng Số 2 là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc thù sản xuất của nghành hóa chất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất.

Mặt khác, việc sản xuất sản phẩm có những đặc thù riêng, với sự đa dạng của các nguyên vật sử dụng vào sản xuất Trước những nhu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ công dụng và mẫu mã sản phẩm đòi hỏi công ty cần có sự quản lý tốt nguyên vật liệu nhằm tập hợp chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trong việc tính giá thành sản phẩm đồng thời phải tìm ra những biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần làm giảm chi phí, giá thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu gồm: Nhựa, dung môi, bột, phụ gia Trong mỗi nguyên vật liệu chính đó lại bao gồm rất nhiều loại khác nhau về thông số, chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau về thành phần hóa học cũng như công dụng và màu sắc Với sự đa dạng nguyên vật liệu như vậy mà công ty đã xây dựng định mức tiêu hao của từng loại vật liệu cho sản xuất sản phẩm, nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu Tất cả các nguyên vật liệu mua về đều nhập kho rồi mới xuất dùng cho phân xưởng sản xuất, không có trường hợp NVL mua về xuất thẳng cho sản xuất mà không qua kho Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, nguyên vật liệu xuất ra trong kỳ được theo dõi, quản lý chặt chẽ giúp cho việc hạch toán vật liệu được chính xác, cũng từ đó giúp cho công ty tìm ra được những biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu. Để tính giá vật liệu xuất kho cho từng lần xuất công ty áp dụng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được hạch toán trên tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ tiến hành làm phiếu lĩnh vật tư gửi lên phòng kinh doanh, phòng kinh doanh căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư xem xét lý do duyệt và lập phiếu xuất kho ghi vào cột yêu cầu.

Tại kho khi nhận được phiếu xuất kho kèm theo lệnh xuất thủ kho sẽ xuất vật tư ghi đầy đủ thông tin vàocột số lượng phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên Liên 02 giữ lại làm xăn cứ ghi vào thẻ kho (phương pháp thẻ song song), liên 01 thủ kho gửi lên phòng kế toán Kế toán căn cứ vào tính hợp lệ của phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư sẽ tiến hành nhập số liệu vào sổ chi tiết tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” ở cột số lượng và cuối mỗi tháng phần mềm kế toán sẽ tự động tính toán đơn giá xuất kho của từng loại nguyên liệu tự động nhập vào đơn giá và thành tiền của sổ chi tiết TK 621.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến mua nguyên vật liệu hàng hóa thị đều tiến hành nhập kho, không đưa trực tiếp vào sản xuất nên các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp qua các phiếu xuất kho.

Tại công ty nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ Chỉ đến thời điểm cuối kỳ mới xác định được trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho.

Tình hình nhập của Bột trong tháng 8 năm 2008 tại công ty như sau:

Ngày Số lượng nhập(kg) Đơn giá Thành tiền

Như vậy theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì đơn giá xuất kho của Bột được tính cụ thể là:

Phiếu xuất kho tại công ty có mẫu như sau(Biểu 2.1). Đơn vị: CT Cổ phần sơn HP số 2 ĐGBQ = 2500*20153+2000*25,260+1875*22,750+1920*26,390+2520*30,921

Họ và tên người nhận: Nguyễn Mạnh Hà

Lý do xuất: Xuất vật tư để sản xuất

Xuất tại kho: Bà Hoàng Thanh. Đvt: Đồng STT Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Kế toán trưởng Thủ kho Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)

Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào sổ chi tiết TK 621 theo định khoản sau:

Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Có TK 152 “ Nguyên vật liệu”

Trường hợp cuối kỳ nguyên vật liệu sử dụng không hết thì không nhập lại kho mà kế toán căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ kế toán tiến hành nhập dữ liệu ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng ngoặc đơn vào sổ chi tiết TK 621

Sang đầu kỳ sau ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng bút toán thường.

Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ

STT TK đối ứng TK 152 TK 153

1 Chi phí Nguyên vật liệu 813,431,855

2 Chi phí sản xuất chung 30,514,650 15,165,280

4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,564,360 3,847,530

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Biểu 2.3 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tháng 8 năm 2008 Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đvt: Đồng

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Vật liệu Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh

5/8 72 - Nhựa + Xuất kho NVL sx sơn 1521 95,288,611

5/8 72 - Bột + Xuất kho NVL sx sơn 1521 55,360,800

5/8 72 - Phụ gia + Xuất kho NVL sx sơn 1521 10,028,800

Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và bảng phân bổ nguyên vật liệu vào cuối tháng phần mềm tự động vào sổ cái TK 621( Biểu 2.4)

SỔ CÁI Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK, đối ứng nợ với

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

2.2.2.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp tại công ty

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành lên giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý tốt chi phí tiền lương cũng là quản lý tốt việc sử dụng lao động Điều đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ). Quỹ lương công ty thương chiếm 5->7% doanh thu trong tháng Quỹ lương thường được chi:

- Tiền lương: Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian.

+ Trả lương theo thời gian: Được áp dụng cho nhân viên văn phòng, cán bộ các phân xưởng, bộ phận phục vụ Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính ra số ngày làm việc thực tế của từng nhân viên để tính ra tiền lương phải trả cho từng người theo công thức sau:

+ Trả lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất Hàng tháng các quản đốc phân xưởng căn cứ vào các phiếu sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất để ghi lên biểu sản phẩm Cuối tháng các phân xưởng sẽ đưa biểu sản phẩm này lên phòng kế toán để tính lương Tiền lương theo sản phẩm được tính như sau:

Lương nhân viên mỗi tháng =

Hệ số lương * Lương tối thiểu

Số ngày làm việc thực tế của 1 N.viên

Tiền lương theo sản phẩm Khối lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương

- Tiền phụ cấp: Tiền phụ cấp tại công ty chia thành 2 loại.

Ngoài ra còn một số khoản phụ cấp khác: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp an toàn

Công ty áp dụng khi công nhân viên trong công ty nghỉ phép trong mức quy định thì tính lương nghỉ phép bằng 100% đơn giá ngày công thời gian.

Tiền ăn ca của cán bộ, công nhân viên trong công ty được tính theo lương ngày công thực tế của mỗi người mức 10000 đồng/ người.

- Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)

Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ được trích tính vào chi phí theo quy định hiện hành:

+ BHXH: Trích 20% tính trên lương cơ bản Trong đó

 15% được hạch toán vào chi phí sản xuất.

 5% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên công ty trước khi tiến hành phát lương.

+BHYT: Trích 35 trên lương cơ bản Trong đó:

 2 % được hạch toán vào chi phí sản xuất.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm

Số công độc hại Đơn giá l ơng

= * Đơn giỏ lương ngày 0.1 x ngày x

 1% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên ngày trước khi tiến hành phát lương.

+ KPCĐ: Trích 2% trên lương cơ bản được tính vào chi phí sản xuất Trong đó:

 0.8 % được nộp lên cấp trên

 1.2% còn để lại cho công đoàn công ty, trong đó 0.2% nộp cho công đoàn địa phương, 1% thuộc quỹ sử dụng của công đoàn công ty.

Tại công ty khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trên tài khoản 621- Chi phí nhân công trực tiếp.

Và theo dõi tiền lương và các trích trên lương kế toán theo dõi trên các tài khoản sau:

- TK 334 - Tiền lương phải trả cho công nhân viên

- TK 3382 - Kinh phí công đoàn

- TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và biểu sản phẩm sản xuất để tính lương và lập bảng thanh toán lương (Biểu 2.5) Sau đó, lấy số liệu tổng hợp từ bảng thanh toán lương để cập nhật dữ liệu vào bảng tổng hợp tiền lương, phân bổ lương và các khoản trích theo lương (Biểu 2.6) Cuối cùng lấy số liệu tổng hợp để đưa vào kế toán tiền lương và các khoản trích trên lương

Ví dụ: Tính lương cho công nhân Lê Hoàng Phúc sản xuất trực tiếp tại phân xưởng sơn nước trong tháng 8 năm 2008 như sau:

Số tiền lương anh Phúc được tính như sau:

Số tiền lương theo sản phẩm = 28 * 40,000 = 1,120,000

Như vậy số tiền anh Phúc lĩnh trong tháng là:

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 8 NĂM 2008 Đvt: Đồng

T Họ và tên Hệ số lương

Lương sản phẩm Lương thời gian Phụ cấp

Tổng cộng Trừ tạm ứng Còn lại Công Số tiền Công Số tiền

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Ghi có TK Đối tượng sử dụng

Lương PC khác Cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiền lương tiến hành nhập số liệu vào sổ chi tiết TK 622 -

Chi phí nhân công trực tiếp.(Biểu 2.7)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Đvt: Đồng

Diễn giải TK đối ứng

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ và sổ chi tiết TK 622 trên phần mềm kế toán tại công ty sẽ tự động tính toán vào sổ cái TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.(Biểu 2.8)

SỔ CÁI Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Ghi có TK, đối ứng nợ với TK này

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.

2.2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại công ty

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hải phòng số 2.

Công ty cổ phần Sơn Hải phòng số 2 tuy là một doanh nghiệp non trẻ song những năm qua đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay cơ hội đến với các doanh nghiệp là rất lớn song thách thức cũng không phải là nhỏ. Để đạt được quy mô sản xuất kinh doanh như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên và ban giám đốc công ty Công ty luôn luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để hòa nhập bước đi cùng với sự phát triển chung của kinh tế đất nước Cùng với sự vận dụng sáng tạo của các quy luật kinh tế thị trường cải tiến bộ máy quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất,

…Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong Khu Công nghiệp Tràng Duệ - An Dương – Hải Phòng Đây là một trong những khu công nghiệp hiện đại của thành phố Hải phòng đã và đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư Trong những năm qua Công ty Cổ Phần Sơn Hải Phòng số 2 đã đạt được những thành tựu đáng kể, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động.

Trong sự phát triển chung của công ty cổ phần Sơn Hải phòng Số 2, bộ phận kế toán của công ty thực sự là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp.

- Thứ nhất: Bộ máy kế toán luôn luôn nắm bắt kịp thời các chuẩn mực kế toán mới nhất được ban hành để ngày càng hoàn thiện công tác kế toán,đảm bảo tính chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị. sPhòng kế toán tổ chức tương đối hoàn chỉnh, phân công phân nhiệm rõ ràng đáp ứng được yêu cầu công việc đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng người đảm bảo tính độc lập và chuyên môn hóa Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm và năng động trong công việc, không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công ty.

- Thứ hai: Hình thức sổ sách kế toán tại công ty đang sử dụng là Nhật ký chứng từ Đây là hình thức phù hợp với quy mô lớn, khối lượng công việc nhiều đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao, việc ghi chép tiến hành thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho giúp cho việc theo dõi sự biến động của thị trường, định mức tiêu hao nguyên vật liệu,… để giúp nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh sự biến động đó.

- Thứ ba: Tin học hóa hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên đã giảm bớt khối lượng công việc, số lượng sổ sách kế toán và đặc biệt cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác tạo điều kiện cho nhà quản lý ra quyết định Mặt khác các máy tính trong phòng kế toán được nối mạng với nhau, nên giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và kế toán các phần hành khác luôn có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự thống nhất trong bộ máy kế toán tại công ty.

- Thứ tư: Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiến hành hợp lý, kỳ tính giá thành là một tháng và tiêu thức phân bổ cho các đối tượng là chi phí định mức đảm bảo được chính xác, trung thực của chỉ tiêu giá thành.

- Thứ năm: Việc xử lý các chứng từ ban đầu được thực hiện ngay từ phân xưởng những nghiệp vụ phát sinh tại phân xưởng được các nhân viên thống kê và cung cấp cho phòng kế toán Do đó tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hải phòng Số 2.

Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Số 2 còn một số những tồn tại sau:

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức này khá phức tạp đòi hỏi trình độ cao cũng như việc ghi chép, khối lượng sổ sách kế toán lớn và khối lượng công việc đối với công tác kế toán khá vất vả Mặt khác hình thức kế toán này không phù hợp với việc áp dụng kế toán máy trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Hiện nay công ty đã áp dụng kế toán máy song việc hạch toán chứng từ nhiều khi vẫn gián tiếp chưa khai thác hết được tính tiện ích của phần mềm để giảm bớt khối lượng và thời gian của người làm kế toán Việc nhập số liệu vào máy kế toán không tiến hành nhập từ các chứng từ gốc ban đầu mà công việc này lại được tiến hành nhập chi tiết vào máy sau khi đã nhập chứng từ vào sổ quỹ, sổ cái Công việc đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp cũng thủ công, kế toán chỉ nhập số liệu tính toán rồi thực hiện in ra các bảng biểu Vì vậy tác dụng đối chiếu và phân tích trong phần mềm không phát huy tác dụng và việc sử dụng phần mềm chưa hiệu quả Công việc của người làm kế toán đã được giảm bớt song chưa đáng kể Thiết nghĩ việc áp dụng phần mềm kế toán trong công ty cần được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả.

- Tồn tại thứ ba: Về hạch toán nguyên vật liệu.

Việc tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ) thì sẽ không tính được đơn giá xuất kho tại thời điểm phát sinh Trong tình hình thị trường hiện nay luôn có sự biến động mạnh mẽ về giá cả thì việc áp dụng phương pháp này chưa hợp lý Vì phương pháp này không kiểm soát được sự biến động dẫn tới việc tính giá tại thời điểm xuất kho không chính xác làm cho việc tính giá thành sản phẩm không chính xác Mặt khác với việc hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ doanh nghiệp không tận dụng được vai trò của phần mềm kế toán một cách tốt nhất vì công việc tính giá theo phương pháp này khá đơn giản việc tính giá thực tế xuất kho chỉ tính một lần vào cuối kỳ.

Bên cạnh đó nguyên vật liệu mua về đều phải tiến hành nhập kho chứ không xuất trực tiếp cho phân xưởng sản xuất Điều này làm tăng chi phí nhập kho, bảo quản Thủ tục rườm rà trong việc xuất kho đôi khi gây chậm trễ gián đoạn trong sản xuất tại các phân xưởng Không chỉ tồn tại này còn gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người lao động vì sự gián đoạn sản xuất.

- Tồn tại thứ tư: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty hiện nay là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm Đặc điểm sản xuất tại công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục song song, công ty tổ chức mô hình khép kín trên dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng Vì vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là theo sản phẩm không chặt chẽ, việc quản lý chi phí không theo địa điểm phát sinh không nắm bắt được các biến động bất thường của các yếu tố chi phí sản xuất để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời

Theo chế độ kế toán hiện nay thì PKCĐ được tính theo lương thực tế, BHXH và BHYT trích theo lương cơ bản nhưng hiện nay tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Số 2 tất cả các khoản trích trên đều trích trên lương cơ bản Việc làm này tuy làm cho chi phí, giá thành giảm song không đúng chế độ làm giảm quỹ công đoàn, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Ngày đăng: 12/09/2023, 19:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức nhật ký chứng từ (Biểu 1.3). - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2
Hình th ức nhật ký chứng từ (Biểu 1.3) (Trang 14)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 29)
BẢNG KÊ SỐ 6 - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2
6 (Trang 38)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO TỪNG KHOẢN MỤC Đvt: Đồng - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2
vt Đồng (Trang 50)
BẢNG KÊ SỐ 4 - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn hải phòng số 2
4 (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w