Lý do lựa chọn đề tài
Tỉnh Hải Dương là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Thành phố Hải Dương, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km
Phía Bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công và xuất khẩu lao động trên phạm vi toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hình thành kho trung chuyển hàng hoá vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với kho thông quan đặt tại thành phố Hải Dương, huy động được các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối cấp vùng, các chợ trung tâm, siêu thị tổng hợp và chuyên ngành ở thành phố
Ngoài ra, với xu thế hội nhập cao, cơ chế kinh tế - xã hội mềm dẻo và linh hoạt, cùng với các dự án quy hoạch xây dựng đô thị đã và đang được thực hiện, đây sẽ là khu vực có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ.
Hiện tại, với các ưu thế như trên, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh đang gắn liền với việc phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm du lịch Phát triển đô thị là một việc làm cấp thiết để giúp Hải Dương phát triển về công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, hơn thế, đưa Hải Dương thực sự trở thành một trung tâm có vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng Việc quy hoạch đô thị và các vùng phụ cận sẽ tạo ra một diện mạo mới cho Hải Dương. Để từng bước cụ thể hóa nội dung của đồ án quy hoạch chung thành phố Hải Dương, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng về nhà ở cũng như các dịch vụ khu ở, và tạo cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực, cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai cho các khu chức năng trong đô thị.
Mục đích nghiên cứu
Hình thành khu đô thị mới khang trang, hiện đại, đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường và hạ tầng xã hội Tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại cho khu vực đường 52m kéo dài và đường Ngô Quyền của Thành phố Hải Dương.
Nghiên cứu quy hoạch đồng bộ toàn khu vực đô thị mới, đảm bảo cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất Cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu dân cư tiếp giáp khu vực phát triển đô thị nhằm nâng cao điều kiện, môi trường sống của người dân trong khu dân cư hiện có Đảm bảo khớp nối hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống hóa trên cơ sở tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hải Dương.
Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sang tạo các kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước, về công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phục vụ Khu công nghiệp Nam Sách thành phố Hải Dương Qua việc nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về các giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng, đưa ra những yếu tố cơ bản trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, hệ thống hóa những vấn đề chung về quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trước tình hình phát triển đô thị Hải Dương, thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật nói chung và quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới nói riêng, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân, yếu tố khách quan, chủ quan, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cách thức quản lý trong lĩnh vực này, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hải Dương.
Kiến nghị: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới và những người quan tâm lĩnh vực này.
VI CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn có cấu trúc như sau:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu dân cư và dịch vụ phục vụ khu công nghiệp Nam Sách Thành phố Hải Dương.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phục vụ khu công nghiệp NamSách - Hải Dương.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phục vụ khu công nghiệp Nam Sách.
- Phần kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ VÀ DỊCH VỤ
PHỤC VỤ KHU CÔNG NGHIỆP NAM SÁCH.
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG.
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Thành phố Hải Dương nằm trên trục đường Quốc lộ 5 cách Hà Nội 59km về phía Tây, cách Hải Phòng 47km về phía Đông, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng.
Phía Nam giáp xã Liên Hồng, Gia Xuyên (huyện Gia Lộc) và xã Kỳ Sơn (huyện Tứ Kỳ).
Phía Đông giáp xã Hồng Lạc, Quyết Thắng, Tiền Tiến (huyện Thanh Hà).
Phía Bắc giáp xã Minh Tân, Hồng Phong, Đồng Lạc (huyện Nam Sách).
Phía Tây giáp xã Đức Chính, Cao An, Cẩm Đoài (huyện Cẩm Giàng). a Địa hình:
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ +2,00 đến +2,4m thấp dần xuống +1,5m đến 1,0m, có vùng thấp trũng cao độ từ +0,5 đến +0,8m, cụ thể từng khu vực như sau:
- Vùng có cao độ từ +2,1 đến +2,4m rộng khoảng 450ha thuộc các xã
Tứ Minh, Việt Hòa và các khu vực phi canh tác khác (dân cư, đường xá, mồ mả) có diện tích khoảng 1250 ha.
- Khu vực có cao độ +1,50 đến +2,00m rộng khoảng 150 ha tập trung ở các phường Ngọc Châu, Hải Tân và Thanh Bình.
- Khu vực có cao độ từ +0,8 đến +1,00m rải rác ở các phường xã chủ yếu là các chân ruộng trũng.
- Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh rạch nối liền với nhau thành một hệ thống liên hoàn thông với các song, chia cắt thành phố thành các lưu vực nhỏ. b Đặc điểm khí hậu:
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,4 o C
+ Nhiệt độ trung bình tháng max: 29,2 o C (tháng 7)
+ Nhiệt độ tối cao trung bình tháng max: 32,4 o C (tháng 7)
+ Nhiệt độ trung bình tháng min: 16 o C (tháng 1)
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng min: 13,6 o C (tháng 1)
+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối:
+ Dao động trung bình ngày:
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối:
+ Độ ẩm trung bình năm 84%
+ Độ ẩm trung bình tháng max 89% (tháng 4)
+ Độ ẩm trung bình tháng min 80% (tháng 11,12)
+ Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 21%
+ Hướng gió thịnh hành tháng 1 và tần suất 35N; 28,2SE
+ Hướng gió thịnh hành tháng 7: 49,8SE
+ Tốc độ gió trung bình năm: 2,3m/s
+ Tốc độ gió lớn nhất >40m/s
- Mưa: Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, lượng mưa từ năm 1990 đến 1999 như sau:
+ 1994: 1924,1 mm (max) + 1999: 1246,8 mm c Đặc điểm thủy văn:
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các song Thái Bình và Sông Sặt:
- Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, vừa là hợp lưu của 3 con sông: Sông Cầu, sông Lục Nam và Sông Thương, vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông Vì vậy chế độ thủy văn của sông Thái Bình rất phức tạp Theo các tài liệu đo ở cầu Phú Lương mức nước sông Thái Bình như sau:
+ Mức nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng
6 đến tháng 10 đều cao hơn nền thành phố.
+ Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng
7 đến tháng 9 vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hòa
+ Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều:
Qua các số liệu trên có thể thấy chỉ có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy ra sông Thái Bình vào lúc mực nước thấp nhất lúc triều rút, còn vào các thời điểm khác không thể xả tự chảy được.
- Sông Sặt: là một sông nội đồng, một phần của hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải Về mùa mưa mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,0 m. Mực nước lớn nhất là +3,0 m Mực nước trung bình là 2,4 đến 2,8 m.
Về mùa khô: Hmax = 2 m Mực nước thường xuyên ở sông Sặt là 1,6 ÷ 1,7 m.
Các mức nước của cả hai con song này đều lớn hơn cao độ trung bình của thành phố Hải Dương, vì vậy ven theo hai sông này đều phải có hệ thống đê bảo vệ thành phố Hải Dương khỏi bị ngập lụt. đ Đặc điểm địa chất:
- Địa chất công trình: Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằngBắc Bộ, nên đất thuộc loại phù sa cổ sông Hồng và sông Thái Bình Trong các lớp đất ở độ sâu 8 đến 10 m là các lớp đất á sét, sét, sét pha, bùn sét có cường độ chịu tải R40m/s
- Mưa: Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, lượng mưa từ năm 1990 đến 1999 như sau:
+ 1994: 1924,1 mm (max) + 1999: 1246,8 mm c Đặc điểm thủy văn:
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các song Thái Bình và Sông Sặt:
- Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, vừa là hợp lưu của 3 con sông: Sông Cầu, sông Lục Nam và Sông Thương, vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông Vì vậy chế độ thủy văn của sông Thái Bình rất phức tạp Theo các tài liệu đo ở cầu Phú Lương mức nước sông Thái Bình như sau:
+ Mức nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng
6 đến tháng 10 đều cao hơn nền thành phố.
+ Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng
7 đến tháng 9 vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hòa
+ Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều:
Qua các số liệu trên có thể thấy chỉ có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy ra sông Thái Bình vào lúc mực nước thấp nhất lúc triều rút, còn vào các thời điểm khác không thể xả tự chảy được.
- Sông Sặt: là một sông nội đồng, một phần của hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải Về mùa mưa mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,0 m. Mực nước lớn nhất là +3,0 m Mực nước trung bình là 2,4 đến 2,8 m.
Về mùa khô: Hmax = 2 m Mực nước thường xuyên ở sông Sặt là 1,6 ÷ 1,7 m.
Các mức nước của cả hai con song này đều lớn hơn cao độ trung bình của thành phố Hải Dương, vì vậy ven theo hai sông này đều phải có hệ thống đê bảo vệ thành phố Hải Dương khỏi bị ngập lụt. đ Đặc điểm địa chất:
- Địa chất công trình: Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằngBắc Bộ, nên đất thuộc loại phù sa cổ sông Hồng và sông Thái Bình Trong các lớp đất ở độ sâu 8 đến 10 m là các lớp đất á sét, sét, sét pha, bùn sét có cường độ chịu tải R