1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học thăng long

102 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 763 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (8)
    • 1.1. Đào tạo và chất lượng đào tạo đại học (9)
      • 1.1.1. Khái niệm về đào tạo đại học, phân loại và các hình thức đào tạo đai học (9)
      • 1.1.2. Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học (10)
      • 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học (13)
    • 1.2. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam (15)
    • 1.2. Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đại học (21)
      • 1.2.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đại học (21)
      • 1.2.2. Một số căn cứ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học (23)
      • 1.2.3. Một số mô hình và phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học (23)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (8)
    • 2.1. Phân tích chung về thực trạng hệ thống đào tạo đại học Việt Nam (30)
      • 2.1.1. Hệ thống cơ sở đào tạo đại học (30)
      • 2.1.2. Thực trạng chất lượng đào tạo học nước ta (30)
    • 2.2. Phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Thăng Long (32)
      • 2.2.1. Giới thiệu chung về trường ĐH Thăng Long (32)
      • 2.2.2. Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo và phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Thăng Long (35)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (8)
    • 3.1.2. Giải pháp thực hiện chính sách động viên, đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên (94)
    • 3.2. Tạo lập quyền bình đẳng về cơ hội cho sinh viên các trường ngoài công lập sau tốt nghiệp (96)
    • 3.3. Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh viên (97)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Đào tạo và chất lượng đào tạo đại học

1.1.1 Khái niệm về đào tạo đại học, phân loại và các hình thức đào tạo đai học

1.1.1.1 Khái niệm về đào tạo đại học

Bản chất của đào tạo đại học chính là đào tạo nghề Do vậy: “Đào tạo đại học (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành chương trình học”.

Mục tiêu cụ thể của đào tạo đại học là : Giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

Như vậy, nội dung của đào tạo đại học bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên sâu cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định.

1.1.1.2 Một số hình thức đào tạo đại học

Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng nhìn chung là rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo đại học hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây: a Đào tạo chính quy

Giáo dục chính quy : là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học. b Đào tạo liên thông

Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác c Đào tạo tại chức (vừa học vừa làm) Đào tạo tại chức là là loại hình đào tạo dành cho đa số người vừa học vừa làmđể hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm Chương trình học cũng giống như đại học chính quy nhưng thời gian học thường vào buổi tối, bằng được cấp là bằng tại chức. d Đào tạo từ xa

Hình thức giáo dục từ xa (viết tắt là GDTXa) thuộc phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTXa là một quá trình giáo dục, trong đó có sự ngăn cách giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian.

Ngoài ra tùy theo các phạm vi hay chương trình mà chúng ta còn có các hình thức đào tạo như : văn bằng 2, liên kết đào tạo, chuyên tu

1.1.2 Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học

1.1.2.1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể

Trước đây, người ta coi chất lượng là một khái niệm “tĩnh” với tiêu chuẩn chất lượng được coi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài

Ngày nay, khái niệm chất lượng không được gắn với một tiêu chuẩn cố định nào đó, mà “chất lượng là một hành trình, không phải là một điểm dừng cuối cùng mà ta đi tới” Đây là quan niệm “động” về chất lượng, trong đó chất lượng được xác định bởi người sử dụng hàng hóa – dịch vụ hay trong nền kinh tế thị trường còn gọi là khách hàng Khách hàng cảm thấy thoả mãn khi sử dụng hàng hóa – dịch vụ có nghĩa là hàng hóa – dịch vụ đó có chất lượng.

Trên đây là các khái niệm chung về chất lượng mà khi xét cho từng đối tượng cụ thể thì cần xét tới cả những điều kiện lịch sử – cụ thể của đối tượng đó.

1.1.2.2 Đặc điểm của chất lượng

- Chất lượng được đo bằng sự thoã mãn các yêu cầu Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không đáp ứng đựơc yêu cầu, không được thị trường chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.

- Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn các yêu cầu, mà yêu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.

- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần phải xét mọi đặc tính của đối tượng, có liên quan đến sự thoả mãn những yêu cầu cụ thể.

- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.

- Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng Cấp chất lượng là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác nhau đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng

1.1.2.3 Quan điểm về chất lượng đào tạo đại học

Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, giáo dục đào tạo đại học đang dần được coi như một ngành dịch vụ tạo ra các sản phẩm có trình độ, kỹ thuật cao Việc đánh giá chính xác chất lượng các sản phẩm này là rất cần thiết nhằm lựa chọn và cung cấp cho xã hội những sản phẩm tốt nhất phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo sẽ có những giải pháp để từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của mình để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm do mình tạo ra trên thị trường lao động Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta chưa có một hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá như thế nào là trường có chất lượng đào tạo tốt, điều này dẫn đến sự mù mờ trong quản lý chất lượng của các cơ sở đào tạo và xuất hiện sự bất công trên thị trường lao động về việc phân biệt các sản phẩm đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập và

- Giảng viên, học viên, cán bộ quản lý

- Tài chính, cơ sở vật chất

- Tổ chức và quản lý

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Điều kiện môi trường đào tạo ngoài công lập Trước tình hình đó, trên cơ sở thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực, để đảm bảo sự phát triển bền vững, sự công bằng trong cạnh tranh của các sản phẩm đào tạo, Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra Bộ tiêu chuẩn KĐCLĐT nhằm đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo một cách rõ ràng và công bằng hơn

Bộ Tiêu chuẩn KĐCLĐT gồm có 10 tiêu chuẩn tương ứng với 53 tiêu chí kiểm định các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nội dung bộ tiêu chuẩn như sau :

1) Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của đơn vị đào tạo (2 tiêu chí)

Tiêu chí 1 : Sứ mạng và mục tiêu của đơn vị đào tạo phải được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và với các nguồn lực của đơn vị và định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của các địa phương

Tiêu chí 2 : Mục tiêu giáo dục phải được định kỳ xem xét, đánh giá về mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn, để kịp thời bổ sung và điều chỉnh.

2) Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (5 tiêu chí) Đơn vị đào tạo được tổ chức và quản lí phù hợp với các qui định của cơ sở đào tạo và của Nhà nước, với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị; có kế hoạch và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục

Tiêu chí 1 : Cơ cấu tổ chức của đơn vị được thực hiện theo qui định và được cụ thể hoá trong qui chế về tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Tiêu chí 2 : Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lí các hoạt động của đơn vị một cách có hiệu quả.

Tiêu chí 3 : Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên trong đơn vị được phân định rõ ràng.

Tiêu chí 4 : Đơn vị đào tạo có chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển ĐHQGHN cũng như sự phát triển KT-XH của cả nước và của các địa phương; có biện pháp giám sát và định kì đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Tiêu chí 5 : Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị đào tạo hoạt động có hiệu quả và được đánh giá tốt trong xếp loại hàng năm; các hoạt động trong đơn vị tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ.

3) Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (4 tiêu chí)

Chương trình đào tạo của đơn vị được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định của cơ sở đào tạo, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Tiêu chí 1 : Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định của cơ sở đào tạo, có sự tham gia của các giảng viên và cán bộ quản lí.

Tiêu chí 2 : Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Tiêu chí 3 : Chương trình đào tạo được định kì bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các chuẩn quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, thị trường lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác, nhằm đáp ứng các đòi hỏi về nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH.

Tiêu chí 4 : Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lí giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các đơn vị đào tạo, trường đại học.

4) Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo (5 tiêu chí)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Phân tích chung về thực trạng hệ thống đào tạo đại học Việt Nam

2.1.1 Hệ thống cơ sở đào tạo đại học

Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống giáo dục nước ta đang chứa đựng nhiều yếu tố bất cập, chất lượng giáo dục đại học còn thấp, chưa đáp ứng được kỳ vọng

“giáo dục là quốc sách hàng đầu” Vẫn biết “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng những điều kiện vật chất nghèo nàn, cơ chế quản lý lạc hậu, đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu,… không tương ứng với tốc độ phát triển của quy mô đào tạo chính là những nguyên nhân căn bản dẫn tới sự yếu kém của giáo dục đại học

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Số: 760 /BC-BGDĐT) ngày 29 tháng 10 năm 2009, năm 1987 cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng nhưng đến tháng 9 năm 2009 đã có 376 trường đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần Việc mở rộng quy mô không chỉ bó hẹp trong các trường công lập mà cả loại hình dân lập Với 101 trường đại học và cao đẳng năm 1987 chúng ta chưa có trường ngoài công lập, đến tháng 9 năm 2009 có 81 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm 21,5% Đến nay, trên cả nước đã có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường cao đẳng hoặc đại học đạt tỷ lệ 98%

2.1.2 Thực trạng chất lượng đào tạo học nước ta

Từ quy mô như trên chúng ta có thể khẳng định, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh Sự phân bố các cơ sở giáo dục đại học đã dần rộng khắp trên phạm vi cả nước Điều này là hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng địa phương và cả nước Tuy nhiên, sự phát triển như trên đang chứa đựng nhiều bất ổn:

Thứ nhất, sự phân bố như thế sẽ khó để có điều kiện xây dựng một trường đại học đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế

Thứ hai, sự phân bố chưa hợp lý đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao Hiện nay, trong số 25 – 30% giáo sư và phó giáo sư trên tổng số đang trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng, thì tập trung chủ yếu vẫn ở một số trường đại học lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đối với tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, sự tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như là tuyệt đối (khoảng 88,7%) Không chỉ có sự bất cập trong phân bố đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, mà ngay ở sự phát triển đội ngũ giảng viên so với tốc độ gia tăng sinh viên cũng có sự mất cân đối Chẳng hạn, năm 1987, một giảng viên đại học, cao đẳng đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, đến năm 2009 một giảng viên đại học, cao đẳng đào tạo bình quân 28 sinh viên Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường đại học, cao đẳng tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần Năm 1987 tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 10,09%, năm 2009 là 10,16%.

Thứ ba, chính sự phân bố nêu trên dẫn đến việc quản lý hành chính nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng phân tán, lỏng lẻo, kém hiệu quả Trong tổng số 376 trường đại học, cao đẳng cả nước hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 54 trường (14,4%); còn lại các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý 241 trường (64,1%); và có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%)

Từ sự bất cập của việc gia tăng quy mô như đã nêu, có một thực tế buộc chúng ta phải thừa nhận là: số lượng sinh viên hàng năm ở nước ta tăng nhưng chất lượng lại có xu hướng giảm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ tư, chất lượng giáo dục đại học còn nhiều bất cập Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, các trường đại học Việt Nam chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế Nhiều cuộc điều tra, thăm dò gần đây cho thấy, có khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, bằng chứng đó phản ánh sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường

Thứ năm, chưa gắn nghiên cứu khoa học của các trường đại học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chúng ta biết rằng, nghiên cứu khoa học là sức sống của một trường đại học. Đó là tiêu chí mà bất kỳ trường đại học nào trên thế giới cũng phải tuân thủ và lấy đó làm phương châm hành động Gần như tất cả các thành tựu về nghiên cứu khoa học, các tiến bộ công nghệ áp dụng trong sản xuất đều xuất phát từ môi trường này.Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu triển khai của các cơ sở giáo dục đại học phải tính đến hiệu quả kinh tế và xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp Thực tế vẫn chưa có một thống kê nào đánh giá cụ thể tỷ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào áp dụng, nhưng theo các chuyên gia nhận định, có khoảng 60% kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào ứng dụng, nghĩa là còn 40% kết quả nghiên cứu chỉ nằm ởThư viện Kết quả là doanh nghiệp tìm đến với công nghệ nước ngoài, nhà khoa học nghiên cứu theo sở thích và nghiên cứu khoa học vẫn chỉ nằm trên giấy vở.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Giải pháp thực hiện chính sách động viên, đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên

Một trong những biện pháp quan trọng và cấp bách hiện nay của nhà trường để thu hút được nhân tài cho đội ngũ giảng viên mới và khuyến khích các giảng viên hiện tại nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yên tâm công tác chính là chính sách chế độ động viên, đãi ngộ đối với các GV, bên cạnh đó luôn luôn tạo bầu không khí phấn khởi, tươi vui; bầu không khí thật sự dân chủ, công bằng, ổn định việc làm, tăng cường, củng cố cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu lao động của nhà giáo, thực hiện chế độ chính sách mềm dẻo, linh hoạt; tăng thu nhập chính đáng cho ĐNGV bằng chính nghề của họ.

Hiện tại, Ở trường đại học Thăng Long các giảng viên không có thêm bất cứ khoản thu nhập gì ngoài lương, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học vẫn chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu hô hào, chưa có các dự án hay đề tài nghiên cứu thể giảng viên có thể tham gia, chưa có các loại hình đào tạo khác để có thể tăng thêm thu nhập cho giảng viên Mức lương nhà trường đang trả cho GVCH được tính theo công thức sau:

Tiền lương = Lương CB*HSGV + Tiền giảng* Hệ số môn* Hệ số SV* Số giờ giảng. Trong đó:

- Lương cơ bản là 1400000 (VNĐ)

- HSGV: Hệ số giáo viên: phụ thuộc vào học hàm, học vị và thâm niên công tác.

Hiện nay nhà trường đang thực hiện chính sách khuyến khích giảng viên đi học nâng cao trình độ thông qua việc giảm giờ chuẩn từ 75 tiết xuống 45 tiết / 1 kỳ. Nhưng với mức khuyến khích này thì còn quá thấp và do vậy khi học xong họ sẽ sẵn sàng đền bù để đến nơi khác làm việc Vì vậy theo tác giả thì nhà trường nên có một mức đãi ngộ cao hơn cũng như mức khuyến khích cao hơn để tạo động lực làm việc cho người lao động

Vấn đề tiếp theo mà nhà trường cần quan tâm là đời sống sinh hoạt của cán bộ giảng viên sau giờ làm việc Nhà trường chưa có khu nhà ăn riêng cho cán bộ và giảng viên, chưa có khu nghỉ ngơi cho giảng viên khi nghỉ trưa Không gian làm việc của giảng viên chặt hẹp Theo quan sát của tác giả thì hiện tại nhà trường còn

5 phòng thuộc nhà 9 tầng chưa sử dụng, nên chăng trường có thể thiết kế lại để phục vụ nhu cầu của cán bộ giảng viên. Để có thể thực hiện được các yêu cầu trên, theo tác giả thì nhà trường cần tăng thu, mở rộng nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường Trong thời gian trước mắt nhà trường cần thực hiện các dịch vụ sau:

+ Thành lập các trung tâm đào tạo các khóa ngắn hạn như: Toán – Tin, Kế toán, Ngoại ngữ vừa tang thu vừa nâng cao được chất lượng đào tạo.

+ Thực hiện tổ chức đấu thầu và giao khoán hàng năm cho bộ phận nhà ăn và dịch vụ trông xe.

+ Thực hiện cho thuê phòng học, hội trường ngoài giờ (nhất là buổi tối) Vì hiện tại buổi tối hầu như các hoạt động này không sử dụng Dịch vụ này, do phòng tổ chức hành chính quản lý

+ Xây dựng dãy ki ốt ngoài cổng trường và cho thuê Dịch vụ kinh doanh này do phòng quan hệ công chúng quản lý

Tất cả những dịch vụ ở trên phải được xây dựng thành những quy định quản lý các nguồn thu sự nghiệp trong đó quy định tỷ lệ cho người khai thác mở lớp, tỷ lệ cho khoa, phòng; tỷ lệ phải nộp vào nhà trường

Tất cả những dịch vụ trên phải được các khoa và phòng tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch báo cáo nhà trường trước khi thực hiện.

Khi nguồn thu tăng được thì chế độ đãi ngộ về mặt tài chính đối với ĐNGV tăng lên sẽ rất đáng kể cụ thể: Ổn định, tăng việc làm, tăng thu nhập chính đáng cho ĐNGV từ 10% lên 20% thu nhập tăng thêm so với mức thu nhập hiện nay Có như vậy mới khuyến khích GV học tập và nâng cao trình độ, yên tâm công tác và mức trả mới tương xứng với công sức mà các giáo viên đã bỏ ra trong quá trình giảng dạy

Tạo lập quyền bình đẳng về cơ hội cho sinh viên các trường ngoài công lập sau tốt nghiệp

Những năm gần đây, với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, mặc dù Bộ giáo dục– đào tạo đang đặt ra mục tiêu đến năm 2020, cả nước sẽ đạt khoảng 40% sinh viên được đào tạo ra từ các trường ngoài công lập Nhưng tại một số tỉnh, một số cơ quan nhà nước, một đơn vị hành chính, tổ chức sự nhiệp lại đang thực hiện chính sách nói không với bằng dân lập, tư thục, tại chức Điều này dẫn đến cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài công lập nói chung và tốt nghiệp của đại học Thăng Long nói riêng mất đi rất nhiều cơ hội thể hiện năng lực của mình.Điều này không chỉ khiến các trường đại học ngoài công lập mất đi cơ hội được thể hiện chất lượng sản phẩm đào tạo của mình Mà nó còn ảnh hưởng đến việc tuyển sinh đầu vào của các trường ngoài công lập.

Theo tác giả thì điều tuyệt vời nhất là nếu xã hội tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các sinh viên sau tốt nghiệp sẽ là tốt nhất, các sinh viên ngoài công lập sẽ có cơ hội được thể hiện mình, các trường ngoài công lập sẽ có điều kiện để chứng minh chất lượng sản phẩm đào tạo của mình với xã hội Còn nếu không thì hướng đi được cho là phù hợp của các trường đại học ngoài công lập là tạo ra các sản phẩm đào tạo có trình độ ngoại ngữ cao và làm việc cho các công ty tư nhân hay tập đoàn nước ngoài Bởi chỉ có trên sân chơi này thì các sản phẩm mà họ tạo ra mới được cạnh tranh một cách công bằng

Ngoài ra theo tác giả thì các trường ngoài công lập cần đào tạo các kỹ năng cho sinh viên, hướng chương trình đào tạo tới thực tế công việc sau khi tốt nghiệp bằng việc liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức để giúp sinh viên có các điều kiện cọ sát với thực tế công việc của ngành nghề mà mình đang theo học.

Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh viên

Hệ thống phòng làm việc, phòng học, giảng đường, phòng tự học, nhà thể chất, thư viên, nhà ăn của trường có thể nói là rất tốt so với các trường đại học khác ở thời điểm hiện tại Nhưng một vấn đề quan trọng và dường như không thể thiếu đối với các trường đại học đó là hệ thống ký túc xá dành cho sinh viên

Hiện trường có khoảng gần 7000 sinh viên, tỉ lệ sinh viên là người Hà nội chiếm gần 80%, tức là có khoảng 1400 sinh viên có nhu cầu nội trú Điều này chứng tỏ rằng một trong những giải pháp giúp nâng cao chất lượng đào tạo của trường mà tác giả muốn nói tới là phải đầu tư xây dựng hệ thống ký túc để sinh viên ngoại tỉnh có thể có điều kiện tham gia học tập tại trường, nhất là trong giao đoạn có nhiều khó khăn trong tuyển sinh như hiện nay

Tuy nhiên, do cơ cấu tài chính của trường như đã trình bày ở tiêu chuẩn 10, và tình hình tài chính của trường vẫn chưa tốt Sau khi đầu tư xây dựng trường mới, hiện nay nhà trường vẫn còn nợ gần 60 tỷ đồng Hơn nữa do không có nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phải tự chủ về tài chính, trong khi tiền thu từ học khí của sinh viên thì đã dường như không thể tăng thêm vì hiện mức thu này đã rất cao Cụ thể học phí trung bình mà nhà trường đang thu vào khoảng 430.000 VNĐ/1 tín chỉ,xếp thứ 8 trong hệ thống các trường đại học Việt Nam hiện tại Vì vậy theo tác giả thì giải pháp này hiện tại sẽ không khả thi nên không trình bày kỹ trong nghiên cứu này.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Thăng Long trong những năm qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai xây dựng các mục tiêu chất lượng và quản trị chất lượng nhưng nhà trường vẫn không tránh khỏi những vướng mắc và bất cập Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của nhà trường tác giả luận văn xin mạnh dạn đề cập 3 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đó là:

Giải pháp 1: Nâng cao số lượng giảng viên cơ hữu và thay đổi chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên

Giải pháp 2: Tạo lập quyền bình đẳng về cơ hội cho sinh viên các trường ngoài công lập sau tốt nghiệp

Giải pháp 3: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh viên

Ba giải pháp trên được xây dựng trên cơ sở lý luận về kiểm định nâng cao chất lượng đào tạo, thực tiễn chất lượng đào tạo đại học Việt Nam nói chung và chất lượng đào tạo tại trường đại học Thăng Long nói riêng Để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp một cách hiệu quả và mấu chốt của chất lượng đào tạo vẫn nằm ở đội ngũ giảng viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu Giáo dục và đào tạo đang thay đổi từ quan niệm về chất lượng giáo dục xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức hệ thống giáo dục Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng. Đảng ta khẳng định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để làm được điều đó giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH Chìa khoá thành công của đất nước nằm ở chất lượng của các sản phẩm giáo dục đào tạo Vì vậy nâng cao chất lượng đào tạo là quan trọng số một Đào tạo con người đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước.

Từ những vấn đề về lý luận và thực trạng chất lượng đào tạo tại trường đại học Thăng Long, luận văn rút ra những kết luận cơ bản sau đây:

- Chất lượng đào tạo đại học là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Nâng cao chất lượng đào tạo đại học là động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước, là tiền đề cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy một số tiêu chuẩn chất lượng của nhà trường còn chưa đạt:

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu còn chiếm tỉ lệ thấp so với tổng số giảng viên (57,6%) Số lượng các giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên thấp (17%) và có tới 27% số giảng viên có trình độ cử nhân Điều này dẫn đến một giảng viên phải kiêm nhiệm nhiều môn dẫn đến chất lượng không được đảm bảo

- Chưa tạo điều kiện ăn ở cho sinh viên ở xa, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người học và quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên.

- Hoạt động đào tạo chưa gắn với nghiên cứu khoa học, các giảng viên và sinh viên chưa có nhiều điều kiện để cọ sát thực tế.

- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ giảng viên còn thấp, chưa tạo được động lực khích lệ người lao động cống hiến hết mình cho nhà trường.

Từ thực tế cơ sở lý luận của chương 1, thực trạng chất lượng đào tạo phân tích ở chương 2, tác giả luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở chương 3 Ba biện pháp trên được xây dựng trên cơ sở lý luận về kiểm định và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo tại trường đại học Thăng Long nói riêng Để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Thăng Long thì nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó có ba biện pháp trên và đặc biệt nhấn mạnh đến số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp một cách hiệu quả.

2.1 Đối với chính phủ và Bộ giáo dục đào tạo

- Chính phủ ban hành các thể chế và chính sách về tuyển dụng, tuyển mộ người lao động qua đào tạo nhằm tạo một sân chơi công bằng giữa các sản phẩm được đào tạo ở các hệ thống đào tạo khác nhau.

- Bộ GD &ĐT cần triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nhằm công khai đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học

- Với tư cách là cơ quan giúp chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoài công lập, Bộ GD&ĐT cần tham mưu hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giáo dục đại học, tạo ra một sân chơi công bằng hơn đối với các trường ngoài công lập cũng như sản phẩm mà họ tạo ra

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w