TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các công trình nghiên cứu chung về thị trường và phát triển thị trường
Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng Nghiên cứu về thị trường, có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau:
Theo Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lê Nin - Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2006, C.Mác các chỉ rõ, hàng hoá sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà sản xuất ra để bán Vì vậy cần phải hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền tệ.
Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội Các Mác đã nhận định: “Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận”
Theo Giáo trình Marketing căn bản của Philip Kotler - Nhà xuất bản thống kê năm 1994, thị trường được hiểu là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó
Theo giáo trình Kinh tế học của David Beg – Nhà xuất bản thống kê năm
2007, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận, thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Phát triển thị trường của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là làm sao để tăng số lượng sản phẩm bán ra, hoặc là tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp Như vậy bản chất của phát triển thị trường là sự mở rộng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Theo Giáo trình quản trị Marketing của Philip Kotler - Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2008 đã chỉ ra phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của doanh nghiệp đạt mức tối đa, từ đó nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng các mác nhãn các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình.
Các luận án và luận văn nghiên cứu về phát triển thị trường của các
Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, vừa là mục tiêu vừa là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp Phát triển thị trường là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp dù ở bất kỳ các ngành nghề khác nhau, từ những ngành kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng cơ bản đến các ngành cơ khí như xe máy, ô tô hoặc ngành tài chính ngân hàng, viễn thông Đề tài về PTTT đang được nhiều học viên cao học quan tâm, nghiên cứu nhằm áp dụng cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Trong ngành kinh doanh phương tiện giao thông thiết yếu của cuộc sống hàng ngày - ngành kinh doanh xe máy có luận văn thạc sỹ “Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty Honda Việt Nam” của Nguyễn Thùy Linh (ĐH
KTQD - 2012) Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa khái niệm về thị trường và phát triển thị trường; làm rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; khái quát được thị trường xe máy Việt Nam và thực trạng thị trường xe máy của công ty Honda Việt Nam, những ưu điểm, nhược điểm về tình hình phát triển thị trường xe máy của công ty Honda Việt Nam.
Từ đó đưa ra các giải pháp về hoàn thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách kênh phân phối, các chính sách về xúc tiến khách hàng và các hoạt động để phát triển thị trường xe máy của công ty Honda Việt Nam trong thời gian tới.
Trong ngành kinh doanh thiết bị phụ vụ cho hoạt động Viễn thông (Thiết bị trình chiếu, thiết bị hội nghị truyền hình, hội thảo và y học ) có luận văn thạc sỹ
“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo” của Nguyễn Giang Nam (ĐHKTQD - 2012) Luận văn đã nhận định tổng quát về thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo và những khó khăn mà công ty đang gặp phải đối với công tác nghiên cứu thị trường, công tác chính sách sản phẩm, công tác về chính sách hỗ trợ và hoạt động về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo dựa trên việc hoàn thiện các mặt công tác nêu trên.
Trong ngành kinh doanh máy xây dựng lớn của Việt Nam có luận văn thạc sỹ “Phát triển thị trường máy xây dựng của hãng Hitachi tại Việt Nam” của Chu Xuân Phúc (ĐHKTQD – 2006) Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng thị trường máy xây dựng của hãng Hitachi tại Việt Nam và chỉ ra những tồn tại về phát triển sản phẩm, về thiết lập kênh phân phối, về xúc tiến bán hàng Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường máy xây dựng của hãng tại Việt Nam.
Trong ngành kinh doanh sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của cuộc sống hàng ngày - ngành kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải phái khát có luận văn “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội” của
Nguyễn Duy Chinh (ĐH KTQD - 2007) Luận văn chỉ ra những ưu nhược điểm của công tác phát triển thị trường cả về chiều sâu và chiều rộng của Tổng công ty Bia - Rượu – NGK Hà Nội, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu của Tổng công ty trong thời gian tới.
Về ngành viễn thông có luận văn “Giải pháp để phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động Viettel tại thị trường Vĩnh Phúc” của Thạc sỹ Nguyễn Đức
Châu (ĐH GTVT - 2010) Đề tài của tác giả tập trung vào nghiên cứu thị trường dịch vụ thông tin di động nói chung mà không đi sâu vào thị trường dịch vụ di động 2G Trong đề tài tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về thị trường và thực trạng hoạt động marketing dịch vụ thông tin di động của chi nhánh Vĩnh Phúc đồng thời cũng phân tích những vấn đề còn tồn tại của hoạt động Marketing dịch vụ thông tin di động của Viettel tại Vĩnh Phúc Tác giả cũng đưa ra sự hạn chế của nguồn nhân lực cũng như công tác tổ chức Marketing của Viettel và đưa ra giải pháp về hoạt động nghiên cứu thị trường; giải pháp về hoạt động sản phẩm dịch vụ, giải pháp về quản lý kênh phân phối; giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, vùng phủ sóng cho Viettel trong thời gian tới
Ngoài ra có luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động dịch vụ khách hàng tại công ty Điện thoại di động Viettel Mobile” của Cao Thu Huyền (ĐH KTQD -
2006), luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động dịch vụ khách hàng trong ngành kinh doanh dịch vụ điện thoại di động Bên cạnh đó còn có luận văn “Phối thức
Marketing Mix đối với các dịch vụ Viễn Thông trên nền công nghệ 3G của công ty Viễn thông Viettel” của thạc sỹ Hà Thị Thu Dung (HV BCVT – 2012).
Trong đề tài tác giả nêu lên thực trạng phối thức Marketing Mix đối với dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của công ty Viễn thông, từ đó nêu lên những hạn chế về hoạt động: Nghiên cứu thị trường, sản phẩm dịch vụ, hạn chế về công tác quản lý kênh, công tác truyền thông và công ty tổ chức hoạt động Marketing của công ty và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các phối thức Marketing Mix đối với dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của công ty viễn thông Viettel.
Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu đã làm rõ các vẫn đề lý thuyết về thị trường và phát triển thị trường và khẳng định tầm quan trọng của phát triển thị trường đối với sự sống còn của các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt Các tài liệu đều đã nếu rõ các nội dung cơ bản của phát triển thị trường bao gồm phát triển thị trường theo chiều rộng, phát triển thị trường theo chiều sâu và các công cụ để phát triển thị trường bao gồm bốn công cụ Marketing Mix là chính sách về sản phẩm, chính sách giá, chính sách kênh phân phối và chính sách về xúc tiến có thể kế thừa và vận dụng vào nghiên cứu đề tài.
Các nghiên cứu liên quan đến thực tiễn phát triển thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có một số nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của các doanh nghiệp Đánh giá thực trạng công tác phát triển thị trường đối với doanh nghiệp nói chung và một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng, chỉ ra những kết quả tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Đề ra những giải pháp có tính khả thi để đẩy mạnh công tác phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp
Qua nghiên cứu tham khảo, trên cơ sở đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu trên ngoài những đóng góp có ý nghĩa khoa học và thực tế các để tài vẫn còn những tồn tại như sau:
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian trước năm 2010 đã cách khá xa với hiện tại và yêu cầu trong giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; có số liệu nghiên cứu, đánh giá và giải pháp không còn phù hợp Đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và trực tiếp đến công tác phát triển thị trường dịch vụ di động 2G của Viettel trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Vì vậy, luận văn nghiên cứu là cần thiết và không trùng lặp với các nghiên cứu đã có.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG 2G
Nội dung về phát triển thị trường của doanh nghiệp và các tiêu chí để đánh giá phát triển thị trường
Với quan niệm "Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của doanh nghiệp đạt mức tối đa, từ đó nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng các mác nhãn các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình", phát triển thị trường về mặt nội dung được nhìn nhận theo hai góc độ cơ bản sau đây:
- Theo góc độ hình thức phát triển của thị trường, thì phát triển thị trường được chia làm hai hướng:
+ Phát triển thị trường theo chiều rộng.
+ Phát triển thị trường theo chiều sâu.
- Theo góc độ lấy tiêu thức là các yếu tố thị trường, thì phát triển thị trường được phân chia làm 4 hướng sau:
+ Phát triển đa dạng hóa
Theo hình thức phát triển của thị trường
* Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng khách hàng Hay nói cách khác là phát triển thị trường theo chiều rộng chỉ thấy được sự phát triển về lượng của doanh nghiệp mà chưa thấy được sự phát triển về chất. Để phát triển thị trường theo hướng này, doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình, mở rộng hệ thống bán buôn, các đại lý trung gian và các cửa hàng bán lẻ ở các địa điểm mới, xây dựng và tăng số lượng các nhân viên bán hàng, làm công tác tiếp thị Ngoài ra doanh nghiệp cần tăng quy mô sản xuất, tăng khối lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường, tăng chủng loại các sản phẩm sản xuất và cung ứng (các sản phẩm này không phải là mới, không có tính chất khác biệt đối với doanh nghiệp và thị trường).
Phát triển thị trường theo chiều rộng thường làm cho doanh số bán ra có thể tăng lên nhưng hiệu quả kinh tế chưa chắc đã cao Bởi vậy để đạt được các mục tiêu lợi nhuận của mình, thì doanh nghiệp phải tính đến phát triển thị trường sẩn phẩm theo chiều sâu.
* Phát triển thị trường theo chiều sâu:
Nói đến chiều sâu có nghĩa là nói đến tính hiệu quả và chất lượng: phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu có ý nghĩa là phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp về mặt chất lượng, có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh và so với chính mình trong từng giai đoạn. Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu, thì doanh nghiệp phải: đầu tư tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển danh mục các sản phẩm mới, có chất lượng cao và có độ khác biệt cao, có tỷ suất lợi nhuận cao; tăng cường đầu tư vào công tác quảng cáo và tiếp thị để tăng doanh số bán đến mức cao nhất các chủng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp; tăng cường chất lượng quản lý và đội ngũ làm công tác tiếp thị đảm bảo sự tinh nhuệ, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả lao động v.v…
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu làm cho doanh số bán ra của doanh nghiệp tăng lên, đồng thời với việc tỷ suất lợi nhuận/doanh số bán ra cũng tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có tính cạnh tranh cao Doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, phát triển công nghệ sản xuất v.v Tăng thị phần cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng trong ngành, nâng cao uy tín và vị thế trong cạnh tranh, nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với các sản phẩm của doanh nghiệp (độ thỏa dụng).
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo 4 yếu tố của thị trường
* Phát triển khách hàng (chiến lược "thâm nhập thị trường"): theo hướng này, doanh nghiệp tìm mọi cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất và kinh doanh trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ. Đặc điểm của hình thức này là: sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh là sản phẩm hiện doanh nghiệp đang có, thị trường mà doanh nghiệp tiêu thụ là thị trường hiện tại, ngành và cấp độ ngành mà doanh nghiệp kinh doanh là ngành truyền thống, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất (kinh doanh) là công nghệ hiện tại. Để phát triển thị trường theo hướng này, doanh nghiệp thường đẩy mạnh các biện pháp trong công tác marketing, mà chủ yếu là các biện pháp quảng cáo và yểm trợ xúc tiến bán hàng.
Kết quả của phát triển thị trường theo hướng này là: doanh nghiệp sẽ tăng số lượng sản phẩm bán ra (người mua sẽ mua nhiều hơn các sản phẩm của doanh nghiệp và số lượng người mua tăng lên).
* Phát triển sản phẩm: (Chiến lược "phát triển các sản phẩm mới"): doanh nghiệp tìm cách để tăng trưởng, phát triển thị trường thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các sản phẩm mới này có thể do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc khai thác bằng con đường thương mại (đặt hàng, gia công, nhập khẩu). Đặc điểm của phát triển sản phẩm: các sản phẩm đưa vào sản xuất hoặc kinh doanh hoàn toàn mới; Thị trường tiêu thụ là thị trường hiện tại; ngành, cấp độ ngành mà doanh nghiệp hoạt động là ngành, cấp độ hiện tại; công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng là công nghệ hiện tại. Để phát triển thị trường theo hướng này doanh nghiệp phải marketing các sản phẩm mới Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong phạm vi ngành nghề kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu mới của các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
Kết quả của phát triển thị trường theo hướng này là: doanh nghiệp tăng số chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, từ đó tăng doanh số tiêu thụ và tăng lợi nhuận.
* Phát triển thị trường về phạm vi địa lý: (Chiến lược "phát triển thị trường mới"): doanh nghiệp tìm mọi cách tăng trưởng, phát triển thị trường bằng con đường thu nhập vào thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm: sản phẩm vẫn là sản phẩm hiện có sản xuất và kinh doanh nhưng thị trường tiêu thụ là thị trường hoàn toàn mới; công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng vẫn là công nghệ hiện tại. Để phát triển thị trường theo hướng này, doanh nghiệp phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm về mặt địa lý, tích cực tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường mới.
Kết quả: thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng về mặt không gian; số lượng khách hàng tăng lên; doanh số bán ra tăng lên, lợi nhuận tăng lên nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra ở thị trường mới.
* Phát triển đa dạng hóa: Là hình thức phát triển thị trường theo chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa.
Có 3 dạng đa dạng hóa: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa ngang và đa dạng hóa tổng hợp.
- Đa dạng hóa đồng tâm: doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới, với các sản phẩm mới phù hợp về công nghệ và marketing (vừa phát triển thị trường theo hướng theo chiều rộng vừa phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu). Đặc điểm của đa dạng hóa đồng tâm: sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh là sản phẩm mới; thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là thị trường mới; ngành mà doanh nghiệp hoạt động có thể là ngành hiện tại hoặc mới; cấp độ ngành là hiện tại; công nghệ doanh nghiệp hiện có là hiện tại hoặc mới. Để có thể thực hiện tăng trưởng doanh nghiệp theo hướng này, doanh nghiệp phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm về mặt địa lý, đưa vào sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm mới bằng các công nghệ hiện có hoặc công nghệ mới thuộc ngành nghề truyền thống hoặc ngành nghề mới.
Kết quả của đa dạng hóa đồng tâm là doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình nhờ việc: mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm mới, về không gian địa lý, tăng cường chủng loại các sản phẩm mới (có công nghệ cũ hoặc công nghệ mới) thuộc ngành nghề cũ truyền thống hoặc thuộc ngành nghề mới mà từ trước đến nay doanh nghiệp chưa hề hoạt động, với cấp độ hiện tại.
- Đa dạng hóa ngang: doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường hiện tại đang tiêu thụ những sản phẩm mới, sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ mới, không liên quan đến các sản phẩm hiện đang sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm đa dạng hóa ngang: sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sản phẩm mới, sản xuất theo công nghệ hoàn toàn mới, thuộc ngành nghề kinh doanh cũ hoặc mới, cấp độ ngành hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn là thị trường hiện tại.
Kết quả của đa dạng ngang: doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm cả cũ lẫn mới, các sản phẩm hoàn toàn mới, theo công nghệ mới, trong phạm vi ngành nghề cũ.
Tổng quan về dịch vụ di động 2G và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thông tin di động 2G của doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm dịch vụ thông tin di động 2G
Dịch vụ thông tin di động 2G là dịch vụ thông tin vô tuyến 2 chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ có thể sử dụng nhiều loại hình dịch vụ (thoại và phi thoại) trong phạm vi vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ Dịch vụ thông tin di động đòi hỏi độ an toàn, tính bảo mật và đặc biệt là đòi hỏi chất lượng cao.
2.2.2 Phân loại dịch vụ thông tin di động 2G
Dịch vụ thông tin di động 2G được chia làm 2 loại: dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
- Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin qua mạng thông tin di động mà không làm thay đổi loại hình hay nội dung của thông tin Hiện dịch vụ thông tin cơ bản của thông tin di động 2G là dịch vụ thoại (telephone) bao gồm dịch vụ:
- Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin có trên cơ sở sử dụng mạng thông tin di động Dịch vụ giá trị gia tăng của thông tin di động 2G bao gồm:
- Dịch vụ cuộc gọi nhỡ.
- Dịch vụ hộp thư thoại.
- Dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi.
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước.
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế.
- Dịch vụ chặn cuộc gọi.
- Dịch vụ chờ cuộc gọi.
- Dịch vụ giữ cuộc gọi.
- Các dịch vụ giá trị gia tăng khác…
2.2.3 Đặc điểm dịch vụ thông tin di động 2G a Đặc điểm cung của dịch vụ thông tin di động 2G
- Tính vô hình của dịch vụ: Cũng như các dịch vụ viễn thông khác, sản phẩm của dịch vụ thông tin di động 2G là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa thông tin Do tính vô hình của dịch vụ nên khách hàng không thể sử dụng thử để xác định chất lượng trước khi mua Vì vậy khách hàng cảm thấy rủi ro nhiều khi mua dịch vụ Đặc biệt với dịch vụ thông tin di động, khách hàng khi đã chọn một nhà cung cấp thì khó có thể chuyển sang nhà cung cấp khác vì những phí tổn khá lớn cho việc thay đổi số điện thoại, đặc biệt là mất những chi phí cơ hội như: mất liên lạc với bạn bè, khách hàng…, nhất là những người làm kinh doanh.
Do đặc điểm của dịch vụ vô hình nên không thể bảo vệ dịch vụ bằng bản quyền được Vì vậy, khi một dịch vụ mới thành công thì trên thị trường sẽ xuất hiện một loạt các dịch vụ bắt chước của các đối thủ cạnh tranh Đối với dịch vụ thông tin di động cũng không nằm ngoài trường hợp trên, nhất là khi thị trường thông tin di động hiện nay được xem là một thị trường đem lại lợi nhuận lớn, có tiềm năng phát triển mạnh nên mỗi lúc cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trong khi đó các nhà cung cấp dịch vụ lại sử dụng cùng một công nghệ nên hầu như các dịch vụ của các mạng di động hiện tại đều tương tự nhau Vì vậy, để có thể tạo sự khác biệt, các nhà cung cấp cần tích cực sử dụng các yếu tố vật chất kèm theo hỗ trợ cho quá trình cung cấp dịch vụ.
- Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ: Với dịch vụ thông tin di động, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, hay nói cách khác là hai quá trình này diễn ra đồng thời Nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động có rất ít thời gian để củng cố, khắc phục hệ thống mạng lưới khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động thì luôn mong đợi dịch vụ đạt chất lượng cao mọi lúc mọi nơi Do vậy, dịch vụ đến tay khách hàng phải đảm bảo chất lượng như cam kết, nếu không thì sẽ gây mất uy tín, giảm sút lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ Vì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ nên dịch vụ di động không thể dự trữ được. Nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động thường tập trung vào những thời điểm nhất định, gọi là giờ cao điểm, gây ra tình trạng không đáp ứng được nhu cầu (nghẽn mạch, rớt mạng) trong khi khoảng thời gian còn lại thấp, công suất thiết bị không sử dụng hết thì mất đi vô ích chứ không thể dự trữ để phục vụ trong giờ cao điểm.
- Tải trọng của dịch vụ thông tin di động 2G không đồng đều theo thời gian và không gian: Dịch vụ thông tin di động 2G có độ linh hoạt cao trong việc sử dụng ở mọi nơi trong vùng phủ sóng và vào mọi lúc nhờ sử dụng các máy đầu cuối khác nhau, mỗi khách hàng có sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ khác nhau Chất lượng của dịch vụ thông tin di động 2G phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ như: thời tiết, mật độ sử dụng, vùng phủ sóng và chính khách hàng Một số khách hàng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng khác Tính không đồng nhất này cũng như đặc điểm sản xuất gắn liền với tiêu thụ gây ra khả năng mất uy tín thương hiệu, gây khó khăn cho việc phát triển và xây dựng thị trường.
- Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền: Tương tự như các dịch vụ viễn thông khác, một cuộc gọi trong mạng thông tin di động 2G được thực hiện thường có sự tham gia của nhiều đơn vị chứ không vì một đơn vị riêng lẻ nào Vì vậy, việc phối hợp giữa các đơn vị phải luôn luôn suôn sẻ, nhịp nhàng, việc đầu tư cũng phải tương đối đồng đều chứ không thể tập trung quá nhiều cho một nơi mà không chú ý đến nơi khác vì bất kỳ một mắt xích nhỏ nào trong dây chuyền bị trục trặc thì cũng có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống. b Đặc điểm cầu về dịch vụ thông tin di động 2G
Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động 2G được hiểu là số lượng dịch vụ,mức độ sử dụng dịch vụ lớn nhất có thể của một người dân hoặc một nhóm dân cư hoặc một vùng, một thành phố trong khoảng một thời gian nhất định, nó là một nhu cầu phát sinh, là kết quả khi con người muốn thỏa mãn những nhu cầu khác thuộc lĩnh vực sản xuất và đời sống và mang một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhu cầu thông tin là nhu cầu phát sinh là kết quả của nhu cầu khác thuộc lĩnh vực sản xuất và đời sống Bởi vậy về mặt lượng nhu cầu thông tin phụ thuộc vào đời sống Qui luật biến động về nhu cầu thông tin phụ thuộc qui luật biến đổi của hàng loạt các nhu cầu khác làm phát sinh nhu cầu thông tin.
Thứ hai: Nhu cầu thông tin có thể thực hiện bằng các hình thức, thiết bị và công nghệ luôn thay đổi và ngày phát triển ở mức độ cao: Nhu cầu trao đối thông tin của khách hàng có thể được thỏa mãn bằng các phương thức, hình thức thông tin khác nhau như thông tin cố định, thông tin di động Việc lựa chọn phương thức, hình thức thông tin nào phụ thuộc vào tính cách, thói quen, mục đích sử dụng, khả năng đáp ứng của phương tiện và cuối cùng là mức độ chi trả.
Thứ ba: Nhu cầu thông tin ít có khả năng thay thế và mang tính độc quyền tự nhiên Sự thay thế về sản phẩm thông tin là không thể có được mà chỉ có sự thay thế về phương thức truyền thông tin Tuy nhiên trong thực tế mỗi phương thức chứa đựng yếu tố độc quyền tự nhiên xuất phát từ lợi thế của từng phương thức Chẳng hạn về tính tiện lợi phương thức truyền tin di động sẽ chiếm ưu thế, còn khi quan tâm đến giá cả thì phương thức điện thoại cố định sẽ chiếm ưu thế.
Thứ tư: Giá cả tác động đến nhu cầu thông tin chậm Không như các sản phẩm và dịch vụ khác giá cả sẽ tác động ngay đến nhu cầu của người tiêu dùng Mà trong lĩnh vực thông tin khi giá cả tăng lên hay giảm xuống, không tác động nhiều và ngay đến nhu cầu thông tin vì đặc thù của sản phẩm thông tin là người tiêu dùng không thể dự trữ sản phẩm để tiêu thụ trong tương lai hay tạm giảm mức tiêu thụ trong hiện tại.
Thứ năm: Nhu cầu thông tin bất bình hành theo không gian và theo thời gian rõ rệt khi sử dụng thông tin di động bất bình hành theo chiều, theo không gian rõ rệt, do phân bố sản xuất kinh doanh không đều theo không gian, mức thu nhập các vùng khác nhau Bên cạnh đó nhu cầu thông tin còn bất bình hành theo thời gian do tính chất nhu cầu sử dụng bất bình hành theo tháng trong năm, theo ngày trong tuần và theo h trong ngày.
Thứ sáu: Nhu cầu thông tin mang tính xã hội sâu sắc Nhu cầu thông tin là một nhu cầu phát sinh, nhằm thỏa mãn nhu cầu khác của con người trong sản xuất và sinh hoạt Điều đó có nghĩa, lợi ích của thông tin nằm trong lĩnh vực khác của nền kinh tế-xã hội, bên cạnh đó nhu cầu thông tin phụ thuộc vào tâm lý, thói quen, phân bố sản xuất, dân cư do vậy nhu cầu thông tin mang tính xã hội sâu sắc.
Sơ lược về Tập đoàn Viễn thông quân đội và Chi nhánh Viettel Vĩnh Phúc
3.1.1 Sơ lược về Tập đoàn Viễn thông quân đội
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1 Ngày 01 tháng 06 năm 1989: Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số
58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc - BQP (tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel)
2 Ngày 27 tháng 7 năm 1993: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
336/QĐ-QP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty điện tử và thiết bị thông tin với tên giao dịch Quốc tế là SIGELCO, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc - BQP
3 Ngày 14 tháng 7 năm 1995: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
615/QĐ-QP quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP
4 Ngày 19 tháng 4 năm 1996: Sáp nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 1, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP
5 Ngày 28 tháng 10 năm 2003: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh làVIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP.
6 Ngày 06 tháng 04 năm 2005: Theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL
7 Ngày 14/12/2009: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/
QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
Hộp 3.1: Chặng đường phát triển của Viettel
● 01/06/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
● 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
● 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
● 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
● 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
● 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia
Năm 2009: Khai trương dịch vụ tại CamPuChia và Lào.
Năm 2010: Khai trương dịch vụ 3G.
Ngày 12/01/2010: Đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển vượt bậc, một mốc son quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Viettel cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm.
Nguồn: www.viettel.com.vn
3.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel a Chức năng
- Kinh doanh các loại hình dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế.
- Khảo sát, thiết kế, lập dự án các công trình bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình; Tư vấn và thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho các Bộ, Ngành.
- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, tin học, thông tin viễn thông, các loại ănten, thiết bị vi ba, phát thanh truyền hình.
- Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin ( Trạm máy, tổng đài điện tử, tháp ănten, hệ thống cáp thông tin,…) đường dây tải điện, tạm biến thế.
- Xuất nhập khẩu các thiết bị về điện, điện tử viễn thông, kinh doanh bất động sản. b Nhiệm vụ
- Thực hiện chủ trương của Bộ quốc phòng và Đảng uỷ, ban giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội định hướng phát triển như sau:
- Tăng tốc phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường.
- Phát triển kinh doanh gắn với phát triển Công ty vững mạnh toàn diện.
- Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh doanh các ngành nghề truyền thống như: khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kỹ thuật, xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả
- Hoàn thành nhiệm vụ Quốc phòng, trên cơ sở nguồn lực của mình Công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị Quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin Quốc phòng. c Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT
- Truyền dẫn (cho thuê kênh trong nước và Quốc tế)
- Kinh doanh thiết bị đầu cuối
- Dịch vụ nội dung và Truyền thông
- Đầu tư bất động sản
- Dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao
- Xuất nhập khẩu. d Mô hình tổ chức
Tập đoàn Viễn thông Quân đội là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Tập đoàn Viễn thông Quân đội có 74 đơn vị phụ thuộc và các công ty con của Tập đoàn gồm: 2 công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 11 công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; 7 công ty liên kết, liên doanh do Tập đoàn sở nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viettel
Hiện tài Viettel đang có hơn 25.600 cán bộ nhân viên bao gồm Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân viên Quốc phòng và lao động ký hợp đồng, trong đó hơn 40% có trình độ Đại học và trên Đại học, cao đẳng 17%, trung cấp 26%, khác: 17%
3.1.1.3 Tình hình phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2004-2011 Đến cuối năm 2004, dịch vụ điện thoại di động chính thức được cung cấp, vào thời điểm đó thị trường viễn thông di động Việt nam bắt đầu có dấu hiệu của cạnh tranh.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietel giai đoạn 2004 – 2011
Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ di động 2G của Viettel tại Vĩnh Phúc
3.2.1 Thực trạng thị trường dịch vụ di động 2G tại Vĩnh Phúc
3.2.1.1 Cung của thị trường dịch vụ di động 2G tại Vĩnh Phúc
Tính đến hết năm 2011, có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động trên địa bàn gồm Viettel, Vinaphone, Mobifone, VNMB, EVN, Sfone, Beeline Trong đó có
5 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước và 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VNMB và Beeline) Trong đó 3 nhà cung cấp chính chiếm thị phần lớn nhất: Viettel, Vinaphone và Mobefone Từ cuối năm 2011 đến nay, toàn ngành có nhiều sự thay đổi lớn Cụ thể:
- Một số doanh nghiệp nhỏ như Sfone, Beeline chính thức rút khỏi thị trường, số lượng thuê bao còn lại rất ít.
- EVN sát nhập vào Viettel từ tháng 12/2011.
- Có sự hợp nhất của 2 doanh nghiệp lớn trực thuộc tập đoàn VNPT là Vinaphone và Mobifone thành nội mạng.
- Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực di động 2G là dịch vụ chính đóng góp vào tăng trưởng doanh thu ngay cả khi thị trường dần đi đến ngưỡng bão hòa.
- Từ cuối năm 2010, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông tại địa bàn trở nên khốc liệt nhằm giành giật lại khách hàng thông qua việc triển khai các chương trình khuyến mại nội mạng để phát triển khách hàng từ người dùng thêm 1 sim và triển khai các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng.
3.2.1.2 Cầu thị trường di động 2G
Nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của người dân là tất yếu và không thể thiếu. Đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu này ngày càng được tăng cao Nếu như 2 năm trở về trước, độ tuổi có thể tiếp cận dịch vụ di động chỉ giao động từ 15 đến 60, thì hiện nay độ tuổi đã được mở rộng từ 10-
Cùng với độ tuổi sử dụng dịch vụ viễn thông di động được mở rộng, việc các nhà cung cấp dịch vụ không ngừng triển khai các chương trình khuyến mại nội mạng (gọi 10 phút miễn phí nội mạng trong 12 tháng trọn gói chỉ với 75.000 đồng/tháng) đã tạo ra cho thị trường di động cơ hội mới để tăng trưởng thuê bao từ khách hàng dùng thêm sim Nếu như giai đoạn năm 2008-2009, tỷ lệ dùng 2 sim của thị trường chỉ từ 10% đến 15%, thì tỷ lệ này hiện nay đã tăng lên 40%.
Theo số liệu của Uỷ ban dân số Vĩnh Phúc, dân số trên địa bàn hết năm 2011 là 1.030.768 người, dự báo tốc độ tăng trưởng dân số là 2%/năm Dự báo dân số đến năm 2015 của tỉnh sẽ là 1.094.898 người
Tổng nhu cầu dịch vụ di động được xác định như sau:
B: Tỷ lệ trong độ tuổi sử dụng (Từ 10-70 tuổi) (tại Vĩnh Phúc là 86%).
C: Tỷ lệ có khả năng sử dụng (tại Vĩnh Phúc là 95%).
D: Tỷ lệ dùng 2 sim (tại Vĩnh Phúc là 1.4).
Thị trường mục tiêu xác định= Tổng cầu – Thuê bao lũy kế đã có. Đến hết năm 2011, tổng thuê bao di động lũy kế toàn thị trường đã có là 927.413 thuê bao, tỷ lệ dùng 2 sim 40%, như vậy số lượng người đã dùng di động trên địa bàn là 662.441 người, dân số còn lại trong độ tuổi sử dụng nhưng chưa dùng là 72.670 người Mục tiêu tăng trưởng của các nhà cung cấp là lấy thuê bao từ khách hàng chưa sử dụng dịch vụ và lấy từ những người đã sử dụng nay dùng thêm sim Như vậy, tổng thuê bao mà các nhà cung cấp có thể triển khai vào thị trường ít nhất là 165.057 thuê bao Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp viễn thông.
Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, thị trường dịch vụ di động 2G tạiViệt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng Nếu như các nhà cung cấp vẫn tiếp tục dùng các chính sách khuyến mại nội mạng hấp dẫn, thì cơ hội tăng thuê bao từ người dùng thêm sim cao
3.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Viettel tại Vĩnh Phúc a Với đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Sau khi EVN sát nhập vào Viettel thì trên địa bàn hiện có 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động: Viettel, Vinaphone, Mobifone, VNMB, Sfone, Beeline Trong đó Viettel là doanh nghiệp có thị phần cao nhất (>65%) Đối thủ ảnh hưởng trực tiếp tới Viettel tại Vĩnh Phúc là Vinaphone với thị phần (>23%), thứ 2 là Mobifone với thị phần xấp xỉ 8%, còn lại các nhà cung cấp khác không đáng kể thị phần chỉ khoảng < 3%.
Viettel là một doanh nghiệp trẻ hơn so với VNPT, gia nhập thị trường viễn thông năm 2004, tuy nhiên đã tạo được cho mình những lợi thế cạnh tranh không nhỏ, minh chứng là sự phát triển không ngừng của Viettel trong những năm gần đây Tính tới thời điểm hiện nay Viettel đã vượt qua Mobifone và Vinaphone về số lượng thuê bao di động và hạ tầng Nhờ Viettel cung cấp những gói dịch vụ chi phí thấp hơn các nhà cung ứng khác, trong khi chất lượng không chênh lệch và phát triển hệ thống dịch vụ hậu mãi. Điểm mạnh của Vinaphone: Vina gia nhập thị trường trước Viettel, có hệ thống khách hàng lâu đời và chủ yếu là khách hàng giàu, có địa vị trong xã hội.Vina trực tiếp ủy quyền cho các trung tâm Viễn thông tỉnh và thành phố để triển khai kinh doanh tại các địa bàn Do VNPT tại tỉnh là doanh nghiệp đã hạch toán độc lập nên có thể chủ động xây dựng các chính sách khuyến mại và chương trình hấp dẫn tại từng địa bàn Từ năm 2010 đến nay, các chương trình khuyến mại củaVinaphone tại tỉnh luôn hấp dẫn hơn rất nhiều so với Viettel.
Bảng 3.4 : So sánh các hình thức trả sau của Viettel và Vinaphone
Tùy theo chương trình KM
Tùy theo chương trình KM
Tùy theo chương trình KM
Tùy theo chương trình KM
Cước thuê bao 50.000 đ/TB 50.000 đ/TB 50.000 đ/TB 50.000 đ/ tháng cước gọi 109 đ/ 6 giây đầu 109 đ/6 giây đầu 109 đ/6 giây đầu 108đ/6giây đầu nội mạng 18 đ/1 giây tt 18 đ/1 giây tt 18 đ/1 giây tt 18đ/ 1 giây tt cước gọi ngoại mạng
119 đ/6 giây đầu 129 đ/6 giây đầu 129 đ/6 giây đầu 120đ/6 giây đầu
19 đ/1 giây tt 21 đ/1 giây tt 21đ/1 giây tt 20đ/1 giây tt
Nguồn : Chi nhánh Viettel tại Vĩnh phúc 2011 Đối với thuê bao trả sau: Hầu như các chương trình khuyến mại nội mạng
(10 phút gọi miễn phí nội mạng) của Vinaphone và Viettel là tương đương nhau. Một số chương trình Vinaphone triển khai mạnh hơn do còn tặng thêm máy điện thoại cho khách hàng Cước cuộc gọi thì nhìn chung mạng Vinaphone có giá thấp hơn Viettel Tuy nhiên Viettel có thị phần cao hơn so với Vinaphone Vì vậy, khách hàng có lợi hơn khi sử dụng các dịch vụ của Viettel. Đối với thuê bao trả trước: nhìn chung cả hai mạng đều không có cước hòa mạng và cước thuê bao ngày, trừ Daily của Viettel và daily của Vinaphone là có cước thông tin thuê bao ngày; Cước thông tin liên lạc giữa các gói của Viettel vàVinaphonetương đương nhau Tuy nhiên từ năm 2011, Vina cung cấp gói cướcUzone gọi không phân biệt nội và ngoại mạng chỉ 690 đồng/phút (rẻ hơn cả cước của gói cước rẻ nhất của Viettel).
Bảng 3.5 : So sánh các hình thức trả trước của Viettel và Vinaphone
Nhà cung cấp Viettel VinaPhone
Cước Eco HPZ Ciao Tomato Vina card Uzone Vina
Cước hòa mạng Không Không Không Không Không Không Không Không
Cước thuê bao Không Không Không Không Không Không Không Không
Cước cuộc gọi nội mạng 1,190 990 1,190 1,590 1,190 690 1,190 1,590
Cước cuộc gọi ngoại mạng 1,390 1,190 1,390 1,790 1,390 690 1,390 1,790
Nguồn : Chi nhánh Viettel tại Vĩnh phúc 2011 Điểm yếu của Vinaphone: Vinaphone có thị phần thấp hơn Viettel vì vậy khó khăn cho việc phát triển thị trường tại tỉnh Hoạt động của Vinaphone chủ yếu dựa vào chính sách, Vina thường dùng các chính sách mạnh để thu hút khách hàng nên dẫn tời tình trạng phát triển khách hàng thiếu trung thành và rời mạng cao. Khách hàng chủ yếu chỉ mua sim của Vina để dùng khuyến mại, còn lại thẻ cào khách hàng có nhu cầu rất ít do chủ yếu dùng sim chính của Viettel.
VMS (Mobiphone) Điểm mạnh: Năm 2008 là năm tăng trưởng vượt trội của MobiFone với mức tăng trưởng kỷ lục, bằng con số phát triển thuê bao của 14 năm trước cộng lại. Mobifone là doanh nghiệp cung cấp chuyên biệt một dịch vụ di động, lại có sự liên doanh 10 năm với doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy, hoạt động phục vụ khách hàng của Mobi khá chuyên nghiệp, khách hàng của Mobi cúng thường là khách hàng VIP có Arpu và trình độ cao.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về chất lượng khác của MobiFone cũng đứng số 1.
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi của MobiFone là 0,38% thấp hơn các mạng khác cũng được công bố và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn ngành (5%) Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công của MobiFone là 98,81%, tỷ lệ này cũng cao hơn các mạng di động khác Tỷ lệ sai sót trong tính cước là 0% Đặc biệt, kết quả đo lường về chất lượng thoại của MobiFone đạt 3,576 điểm - đứng đầu trong số các mạng di động được Cục quản lý chất lượng BCVT và CNTT công bố kết quả đo kiểm
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG 2G CỦA VIETTEL TẠI VĨNH PHÚC NĂM 2015 TẦM NHÌN 2020
Định hướng phát triển của Tập đoàn Viettel đối với dịch vụ di động 2G
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những mục tiêu hàng đầu Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trên bước đường phát triển của mình, Viettel Telecom luôn phấn đấu để:
- Đi tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo,hoạt động xã hội.
Định hướng phát triển dịch vụ di động 2G của Viettel Vĩnh Phúc
4.2.1 Phân tích SWOT đối với dịch vụ di động 2G của Viettel Vĩnh Phúc
Có thương hiệu mạnh, hiện đang là 1 trong những doanh nghiệp viễn thông số
1 trên địa bàn với 3 nhất: Thị phần, mạng lưới và doanh thu (Thị phần thuê bao 65.5%, thị phần về mạng lưới 2G 55%, thị phần doanh thu chiếm 68.5% toàn ngành) Vì vậy, tận dụng được thế mạnh về nội mạng để thu hút khách hàng.
Có hệ thống kênh phân phối rộng khắp với 9 CHTT và 3 STH, 24 đại lý, hơn
1.500 điểm bán và trên 230 nhân viên địa bàn Trong đó, kênh nhân viên địa bàn duy nhất chỉ có ở Viettel mà các đối thủ không có.
Ban Quản lý trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao và thường đưa ra các kế hoạch kinh doanh linh hoạt. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình không ngại khó khăn vất vả, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Nguồn tài chính sẵn sàng để đáp ứng cho các kế hoạch Marketting.
D Yếu tố hoạt động và dịch vụ CSKH:
Có truyền thống và cách làm của người lính: Nhanh, triệt để, và hiệu quả.
Có sự điều hành xuyên suốt và thống nhất từ tập đoàn và công ty dọc Lấy kỷ luật là sức mạnh của doanh nghiệp.
Hoạt động luôn có sự định hướng kịp thời từ Tập đoàn và các công ty dọc. Luôn tiên phong, đi đầu trong việc tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới để đáp ứng khách hàng tốt nhất.
Chi nhánh vẫn là đơn vị hách toán phụ thuộc, chưa được chủ động trong việc xây dựng các chính sách kinh doanh riêng tại địa bàn.
Trình độ nhân sự Marketing còn hạn chế, chưa có phòng Marketing chuyên biệt chủ yếu là kiêm nhiệm
Là doanh nghiệp ra đời sau nên chưa có nhiều khách hàng VIP Vì vậy, doanh thu bình quân/thuê bao cũng như mức độ trung thành của khách hàng còn chưa cao so với các đối thủ.
Công tác CSKH còn chưa được chuyên nghiệp và tạo được dấu ấn đối với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh
4.2.1.3 Cơ hội Đặc thù tại tỉnh Vĩnh Phúc:
Là tỉnh đồng bằng, cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 2 chạy qua, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đời sống nhân dân có thu nhập khá
Có nhiều khu công nghiệp, nhiều công ty lớn và nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp: KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, công ty Honda, Toyota, Piagio, ĐHSP2, ĐH công nghệ giao đông, CĐSP… Vì vậy, thu hút nhiều lao động, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc, tạo cơ hội để phát triển dịch vụ, đặc biệt dịch vụ VAS, dịch vụ mới.
Luỹ kế hết năm 2011, ước tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 4.054 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 20.670 tỷ đồng
Nhiều trung tâm thương mại lớn chính thức khai chương và hoạt động tại Vĩnh Phúc như trung tâm thương mại BigC, Saigon Mart Vì vậy, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng lớn.
Bảng 4.1 Cơ cấu Doanh thu Viễn thông/GDP Vĩnh phúc qua các năm
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
1 Doanh thu Viễn thông Tỷ 943 751 646 26% 16%
3 GDP bình quân/người Trđ 44 43 40 2% 6%
4 Tỷ trọng Dthu viễn thông/GDP % 2.1% 1.7% 1.6% 21% 9%
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Vĩnh Phúc
Tình hình kinh tế chính trị ổn định, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và doanh nghiệp phát triển.
Kinh tế qua các năm đều có tăng trưởng cao, GDP bình quân/đầu người tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu trao đổi công nghệ thông tin tăng lên Vì vậy, là cơ hội để Viettel có thể tăng doanh thu/1 thuê bao thông qua các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng.
Cơ cấu doanh thu viễn thông/GĐP qua các năm đều có tăng trưởng Đây là cơ hội để ngành viễn thông nói chung và Viettel Vĩnh Phúc nói riêng tăng doanh thu khi GDP tăng trưởng.
Dân số Vĩnh Phúc chỉ hơn 1 triệu dân, trong khi cạnh tranh trên thị trường viễn thông ngày càng gay gắt, các đối thủ đã thức tỉnh không ngừng đầu tư xây dựng mạng lưới và có nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Vì vậy, chia sẻ thị trường là tất yếu.
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi và đòi hỏi cao
Thị trường tương lai bão hoà, cơ hội tăng trưởng khó khăn.
Dân số của Vĩnh Phúc có khoảng 75% thuộc khu vực nông thôn, còn lại chỉ 25% thuộc khu vực thành thị Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu khu vực nông thôn nhìn chung còn thấp Vì vậy, mức cước sử dụng của người dân với các dịch vụ vẫn còn thấp, xuất hiện nhiều khách hàng chưa trung thành.
4.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ di động 2G của Viettel Vĩnh Phúc
Xác định dịch vụ di động 2G vẫn là dịch vụ chính đóng góp vào doanh thu của chi nhánh Định hướng kinh doanh dịch vụ di động 2G đến năm 2015 và tầm nhìn
2020 của Viettel tại Vĩnh Phúc như sau:
Giữ vững vị trí số 1 về dịch vụ di động 2G tại địa bàn với 3 nhất: Doanh thu (>70%), thị phần (>65%) và mạng lưới (>50%).
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng mới thông qua khai thác triệt để ngách thị trường còn lại từ những người chưa sử dụng và lấy thuê bao từ khách hàng dùng thêm sim.
Tập trung 80% nguồn lực để gìn giữ và thâm canh trên khách hàng hiện có thông qua việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ mới, dịch vụ VAS và các dịch vụ gia tăng tiêu dùng. Ứng dụng CNTT vào ngõ ngách đời sống.
Các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ di động 2G của Viettel tại Vĩnh Phúc
4.3.1 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác nghiên cứu thị trường trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết, vì chính qua hoạt động này chúng ta sẽ thu thập được những thông tin có giá trị Có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, chính xác mới có thể biết được nhu cầu và cơ cấu tiêu dùng của khách hàng Chỉ khi biết được người tiêu dùng hay xã hội cần gì, các doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược sản xuất đúng đắn và những quyết định được việc kinh doanh mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu và như thế nào? Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Chi nhánh cần phải chú trọng hơn nữa tới hoạt động nghiên cứu, dự báo, phân đoạn thị trường Để làm được điều đó trong thời gian tới chi nhánh cần phải thực hiện một số nội dung sau:
Về phía phòng Kinh Doanh cần phân công cho một nhân viên chuyên trách đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường của chi nhánh Nhiệm vụ của nhân viên nghiên cứu thị trường trong thời gian tới như sau:
Thường xuyên thu thập các thông tin về thị trường bao gồm có: Hành vi tiêu dùng của khách hàng, tâm lý, thị hiếu và phản ứng của khách Hoạt động triển khai của các đối thủ cạnh tranh
Thu thập thông tin dưới mọi hình thức: Đến trực tiếp hiện trường, thông qua các kênh phân phối (Điểm bán, đại lý, CHTT…) để thu thập được các phản ánh của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cũng như nắm được hoạt động triển khai của đối thủ cạnh tranh Xây dựng và duy trì mẫu báo cáo thông tin thị trường hàng tuần cho các trung tâm huyện để các trung tâm báo cáo thường xuyên. Để hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường đem lại hiệu quả cao cần phải có hệ thống thu thập thông tin chính xác, kịp thời Thông tin sai lệch có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng do đưa ra những quyết định sai lầm Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, thị trường tiêu thụ đa dạng, phong phú, nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi để làm tốt công việc trên, chi nhánh cần chọn lọc ra các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing để tổ chức đào tạo thêm chuyên môn về hoạt động nghiên cứu thị trường.
Hàng tháng chi nhánh dành một phần chi phí Marketing để nâng cao hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường bao gồm:
Có chính sách tặng quà cho đại lý, điểm bán để xây dựng kênh cung cấp thông tin từ các đại lý, điểm bán tới trung tâm huyện và đến chi nhánh.
Xây dựng các mối quan hệ vơi cơ quan nhà nước trên địa bàn như Sở TT và TT, cục Thống kê để có thể nắm được các báo cáo về tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh trong tháng Từ đó dự báo được thị trường còn lại cho chi nhánh.
Xây dựng các chương trình điều tra khách hàng để tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng, dịch vụ cũng như tìm ra thị trường mới để triển khai bán hàng:
- Khi có chương trình khuyến mại mới, chính sách mới về sản phẩm dịch vụ, chi nhánh tổ chức điều tra khách hàng để tìm hiểu mức độ đón nhận và thoả mãn của khách hàng về sản phẩm dịch vụ Từ đó đưa ra được những giải pháp kịp thời nhằm thu hút khách hàng.
- Hàng quý tổ chức các đợt điều tra thị trường đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ của khách hàng tại địa bàn Từ đó tìm ra cơ hội mới, thị trường mới để triển khai kinh doanh và phát triển thị trường.
- Nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu sử dụng dịch vụ của khách hàng theo từng lớp đối tượng, từng địa bàn Từ đó đề xuất các gói sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù phù hợp để cá thể hoá cho từng ngách thị trường.
4.3.2 Phát triển phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Để thâm nhập và phát triển thị trường dịch vụ di động 2G Viettel Vĩnh Phúc định hướng chiến lược kinh doanh tập trung vào hai hướng sau:
Thứ nhất: Phát triển thuê bao từ người dùng thêm 1 sim bao gồm cả những khách hàng đã có sim của Viettel và chưa có.
Thứ hai: Nghiên cứu và tìm kiếm các đoạn thị trường mới có khả năng đem lại lợi nhuận.
Việc phân đoạn thị trường là cơ sở để đề ra những chính sách Marketing cho hợp lý nhất cho từng đoạn thị trường.
Theo tác giả các phân khúc thị trường của dịch vụ di động 2G được chia như sau:
- Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc địa lý.
- Phân đoạn thị trường theo giới tính.
- Phân đoạn thị trường theo mức thu nhập.
+ Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc địa lý:
Dịch vụ di động ngày càng trở thành dịch vụ tất yếu của mọi người Tiêu chí để xác định vùng ưu tiên cho phát triển khách hàng mới là khu vực tập trung đông dân cư, tập trung nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, khu trường học…
Với các tiêu chí như trên, tác giả đưa ra một số địa bàn huyện có tiềm năng cần tập trung để phát triển thị trường dịch vụ 2G bao gồm:
- Khu kinh tế trọng điểm, tập trung trung tâm thương mại, nhiều khu công nghiệp và trường học bao gồm; Thành phố Vĩnh Yên, TX Phúc Yên.
- Khu vực tập trung đông dân: Huyện Vĩnh Tường (dân số chiếm trên 20% dân số toàn tỉnh), huyện Yên Lạc (dân số chiếm trên 15% dân số toàn tỉnh), huyện Bình Xuyên (chiếm trên 13% dân số toàn tỉnh), huyện Lập Thạch (Chiếm trên 15% dân số toàn tỉnh).
+ Phân lớp thị trường theo giới tính:
Theo kết quả điều tra của nhiều công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt Nam thì khách hàng là nam thường có nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin nhiều hơn nữ Khách hàng là nam còn có khuynh hướng thích khám phá và sử dụng các dịch vụ mới, dịch vụ GTGT hơn nữ Đây là một trong những đặc điểm tiêu dùng mà chi nhánh cần xem xét khi đưa ra các chương trình Marketing cho dịch vụ di động 2G.
+ Phân đoạn thị trường theo mức thu nhập:
Nhóm khách hàng giàu, thành đạt:
Kiến nghị
4.4.1 Kiến nghị với Công ty Viễn thông Viettel (ViettelTelecom) Đề xuất để giữ vững khách hàng hiện có:
- Định hướng các giải pháp CSKH cho từng đối tượng để hạn chế thuê bao rời mạng, đặc biệt giải pháp để hạn chế rời mạng với thuê bao trả sau Hiện tại chỉ có các chương trình khuyến mại chăm sóc khách hàng trả trước như tặng 50% đến 100% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước, các chương trình kích thích tiêu dùng nhưng chưa có chương trình cho thuê bao trả sau Trong khi thuê bao trả sau có Arpu và mức trung thành cao hơn thuê bao trả trước.
- Triển khai các chương trình khuyến mại để gia tăng tiêu dùng từ khách hàng hiện có. Đề xuất giải pháp để phát triển thuê bao mới:
- Luôn luôn chú trọng việc đảm bảo chính sách về giá và chương trình khuyến mại cạnh tranh hơn đối thủ để thu hút khách hàng.
- Đề xuất Tập đoàn và ViettelTelecom xem xét phê duyệt các gói sản phẩm theo đề xuất của chi nhánh đối với từng đối tượng khách hàng để đảm bảo tính hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Cá thể hoá các chương trình khuyến mại theo vùng miền, theo từng tỉnh để đảm bảo phù hợp với thị hiếu và văn hoá tại địa bàn. Đề xuất về công tác giao chỉ tiêu và đánh giá với chi nhánh hàng tháng:
- Chia nhóm tỉnh theo Thị phần và mật độ thuê bao để giao chỉ tiêu và đánh giá hàng tháng Đối với các tỉnh có thị phần và mật độ thuê bao Viettel/Dân số thực cao (> 60%) cần có đánh giá khác để đảm bảo mức độ công bằng và tạo động lực cho người lao động.
- Đối với nhóm tỉnh có thị phần và mật độ thuê bao cao, cần tập trung vào các chỉ tiêu để tăng doanh thu từ thâm canh các khách hàng hiện có: 3G, VAS, giá trị nội dung, dịch vụ mới
4.4.2 Kiến nghị đối với Sở TT và TT Vĩnh Phúc
Sớm ban hành Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2011-
2015 và tầm nhìn 2020 tại Tỉnh để Chi nhánh Viettel có thể chuẩn bị tốt các nguồn lực đóng góp vào quá trình thực hiện chiến lược, đáp ứng tốt khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên và đề xuất xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp thực hiện khuyến mại sai so với thông tư 22.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên và xử phạt đối với các Đại lý, điểm bán vẫn còn tình trạng kích hoạt sim trước, đăng ký thuê bao ảo tránh lãng phí tài nguyên kho số quốc gia và gây lũng đoạn thị trường.