HQC VIEN NGOAI GIAO
KHOA TRUYEN THONG - VAN HOA DOI NGOAI
NGO, se maa œ
Mã sinh viên: TT46B - 062 - 1923
Hà Nội, 2021
Trang 3MUC LUC
1 Khai niém Quan ly van de
2 Quản lý rủi ro
3 Quản lý khủng hoảng
1 Nguồn gốc, nguyên nh4n, hau qua do COVID - 19
2 Các hệ lụy và rủi ro trong giai doan COVID - 19
2.1 Các hệ lụy trên phương diện kinh tế
3.3 Rúi ro về khủng hoàng truyền thông
C PHAN TICH CASE QUAN LY KHUNG HOANG CUA HANG HANG KHONG VIETNAM AIRLINES TRONG VỤ
1 Tổng quan về hãng hàng không Vietnam Airlines
2 Tổng quan và timeline khủng hoảng
Trang 46 Phân tích các nhóm công chúng có liên quan trong vụ việc
9.3.1 Ngay lập tức (trong vòng 24h, từ ngày 28⁄11⁄2020 - 29/11/2020)
9.3.2 Giải pháp ngắn hạn (trong vòng 2 tuần tiếp theo, từ ngày 30/11/2020 - 13/12/2020) 9.3.3 Giải pháp dài hạn (rong vòng 3 đến 6 tháng)
10 So sánh với các biện pháp mà Vietnam Airlines đã thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21 21 22 23 24 27 28 32 32 32 33 34 34 36 39 41 44
Trang 5A CO SO LY THUYET VE QUAN LY KHUNG HOANG 1 Khái niệm Quan ly van dé
Quản lý vấn đề: Khả năng hiểu, huy động, điều phối và hướng dẫn tất cả các chức năng, hoạt động lập kế hoạch chính sách và chiến lược cùng tất cả các kỹ năng quan hệ công chúng, nhằm đạt mục tiêu: tham gia một cách có ý nghĩa vào việc tạo lập 1 chính sách công
có ảnh hưởng tới số phận của tô chức và cá nhân (Howard Chase, 1976)
“Quản lý uy tín”: Xếp đặt I quá trình đề bảo vệ thị trường, thị phần, giảm rủi ro, tạo cơ hội và quản lý hình ảnh với tư cách là | tai san
của tô chức, nhằm phục vụ lợi ích của cả tổ chức và các nhóm công chúng chính của tổ chức Theo Seitel, quản lý vấn đề bao gồm các
yếu tố sau:
- _ Dự đoán trước các vấn để đang nảy sinh trước (từ 18 tháng - 3 năm) - lập kế hoạch tiền khủng hoảng
- Xác định vấn đề một cách chọn lọc trong 1 khoảng thời gian nhất định - Chú trọng xem xét cả cơ hội lẫn nguy cơ - _ Lập kế hoạch từ ngoài vào trong
- - Định hướng mấu chốt
- _ Thời gian biểu cho hành động theo thứ tự ưu tiên giải quyết từ trên xuống (organization chart)
Các bước tiền hành Quản lý vấn đề:
(1Ú) Nhận định các xu hướng và các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong môi trường hoạt động của tô chức
Trang 7(2) Trình bày các lựa chon chiến lược khác nhau
(3) Thiết kế và thực thi một chương trình hành động đề truyền tải quan điểm của tổ chức và dé gây ảnh hưởng đến vấn đề (4) Đánh giá chương trình để xem xét mức độ đạt mục tiêu của tô chức
2 Quản lý rủi ro
Các bước tiền hành quản lý rủi ro:
(L) Cơi truyền thông rủi ro là một phần của chương trình quản lý rủi ro
(2) Khuyến khích các lãnh đạo tham gia “đường dây truyền thông” - Tìm kiếm các chuyên gia có uy tín bên ngoài tổ chức để họ cung cấp thông tin cho báo chí
(3) Trở thành một chuyên gia trong cơ quan mình về lĩnh vực rủi ro để tăng độ tin cậy đối với các nhà báo (4) Chủ động tiếp cận và cung cấp cho báo chí các số liệu và thông tin đúng đắn
(5) Nghiên cứu quan điểm của báo chí
(6) Hiểu rõ các nhóm công chúng mục tiêu và cách truyền thông báo chí cho hiệu quá
Trang 93 Quan ly khung hoang
Khủng hoảng là một sự kiện, một loạt các sự kiện cụ thé, không ngờ tới, không theo lệ thường, gây ra sự không chắc chắn ở mức độ cao, nó đe dọa hoặc được xem là đe dọa các mục tiêu với ưu tiên cao của một công ty hay tô chức
Ba đặc điểm xác định khủng hoảng (Các thành phần trong khủng hoảng):
- _ Tỉnh bất ngò: một sự kiện diễn ra bất ngờ mà công ty tô chức không lường trước hoặc lên kế hoạch từ trước Nó cũng có thế phát sinh từ các tình thế mà ngay cả những kế hoạch kiểm soát khủng hoảng tích cực nhất cũng không thể kiếm soát được - Sw de doa: tat ca cac cudc khung hoang déu tao ra cac tình huống có tính đe dọa vượt xa các tình huống điển hình mà các công
ty phải đương đầu Mối đe đọa của một cuộc khủng hoảng có thể làm ảnh hưởng tới an ninh tài chính của một công ty, khách hàng của công ty đó, người dân sống gần một cơ sở sản xuất và các thứ khác
- _ Thời gian phần ứng ngắn: vì luôn xây ra bất ngờ và gây đe dọa, nên khủng hoảng tạo ra tính khẩn cấp dai đắng cho tình huống, đòi hỏi sự giải quyết vô cùng nhanh chóng
3.1 Phân loại
Có hai loại khủng hoảng, bao gồm: Khủng hoảng cô ý và Khủng hoảng vô tình
- _ Khủng hoảng do cố ý gồm 7 thể loại chung: Khủng bố; Phá hoại; Bạo lực ở nơi làm việc; Quan hệ giữa nhân viên và ban quản lý không tốt; Kiểm soát rủi ro không tốt; Sáp nhập theo kiêu chiếm đoạt; Sự lãnh đạo thiếu đạo lý
Trang 11- Khung hoang do v6 tinh gém 4 thể loại chung: Thảm họa tự nhiên; Bùng phát dịch bệnh; Tương tác kỹ thuật không lường trước được; Sản phẩm hỏng hóc; Suy sụp kinh tế
3.2 Các giai đoạn trong khủng hoảng
(1) Detection - Phat hiện: Phát hiện ra các dâu hiệu của một cuộc khủng hoảng - có thời gian chuẩn bị cho các biện pháp đối phó như mở họp báo, báo động đội xử ly khủng hoảng, chỉ định người phát ngôn
(2) Prevention - Ngăn ngừa: Áp dụng các chiến thuật để nói với công chúng về việc đang triển khai các hành động đúng dan dé ngăn ngừa khủng hoảng Containment: Những nỗ lực nhằm hạn chế sự lan rộng của khủng hoáng Recovery - Phục hồi: Lấy lại
hình ảnh, danh tiếng
(3) Containment: N6 lie gidi han sự lan rộng của khủng hoảng ảnh hưởng đến tổ chức, doanh nghiệp
(4) Recovery: Lay lại hình ảnh, danh tiếng, khôi phục lại tình trạng bình thường
(5) Learming: Tông kết và rút kinh nghiệm 3.3 Các yếu tô trong quản |ÿ khủng hoảng - Tiến trình (timeline): Thời gian diễn ra khủng hoảng
- Phạm vi khủng hoảng: Rộng, hẹp, mức độ ảnh hưởng đến các yếu tố như danh tiếng, các mỗi quan hệ, kinh doanh - Nhóm công chúng có liên quan
Trang 13- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, khủng hoảng
- Các giải pháp: gắn với các giai đoạn của khủng hoảng (ngay lập tức, ngắn hạn, dài hạn) - Truyền thông trong khủng hoảng
Bên cạnh những yếu tô trên, người giải quyết khủng hoảng cần xác định rõ một số yếu tổ sau: - Xác định thông điệp, kênh truyền tải thông tin
Bước L: Xác định các loại khủng hoảng mà doanh nghiệp có thê gặp
Bước 2: Xác định mức độ tác động của khủng hoảng có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp Bước 3: Xác định những hành động cần phải triển khai để ứng phó với khủng hoảng
Trang 15Bước 4: Xác định người, nhóm người xử lý khủng hoảng Bước 5: Thiết lập kế hoạch ứng phó
Bước 6: Truyền đạt và khiến những người trong doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch quản lý khủng hoảng Bước 7: Theo dõi và thường xuyên cập nhật cách xử lý khủng hoảng nếu có yếu tố mới xuất hiện
3.5 Tam quan trọng của quản lÿ khủng hoảng
Việc lập kế hoạch đối phó hiệu quả với khủng hoảng và truyền đạt thông tin trong thoi điểm khủng hoảng có thể giúp cho những người lãnh đạo công ty dễ dàng đối phó hơn với bất ngờ, đe dọa, và thời gian phản ứng ngắn - một phần của tất cả các khủng hoảng Một tinh huống khủng hoảng có thê biến thành một cơ hội đề cải tiến, với những chiến thuật nhất quán.
Trang 17B TONG QUAN VE DICH BENH COVID-19
1 Nguồn gốc, nguyên nhân, hậu quả do Covid-19
Dai dich COVID - 19 là đại dịch toàn cầu của bệnh virus corona 2019 (COVID - 19) do virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính
nang 2 (SARS - CoV - 2) gay ra Virus SARS - CoV - 2 lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hỗ Bắc vào
cuối năm 2019 trước khi lan ra toàn thế giới Các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus lây từ động vật sang người tại chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nơi phát hiện ca mắc đầu tiên Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng có thể chợ này không phải nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng là nơi virus phát tán
COVID - 19 lây lan khi một người bị nhiễm bệnh hít thở ra các giọt và các hạt rất nhỏ có chứa vi rút Những giọt và hạt này có thé bị người khác hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của họ Trong một số trường hợp, chúng có thể làm ô nhiễm các bề mặt mà chúng tiếp xúc Những người ở gần người bị bệnh hơn 6 feet có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất
COVID - 19 được lan truyén theo ba cach chinh:
- Hít thở vào không khí khi ở gần người bị bệnh đang thở ra những giọt và hạt nhỏ có chứa vi rút
- Có những giọt và hạt nhỏ chứa vi-rút nảy bám vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là qua các vết bắn và thuốc xịt như ho hoặc hắt hơi - Dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng co vi rut
Hiện nay thể giới đã phát hiện 12! biến thể của Virus SARS - CoV - 2 trong đó có 2 loại biến thể được xếp vào mức độ đáng lo ngại
(VOC) là Delta và Omicron Tính đến thời điểm hiện tại, ngày 20/12/2021, thế giới đã ghi nhận 275.173.255 ca nhiễm, trong đó có hơn
' Centers for Disease Control and Prevention 01/12/2021 Phan loại và định nghĩa bién thé SARS - CoV - 2 Xem tại: https://vietnamese cdc gov/coronavirus/2019-
ncov/variants/variant-classifications.html Truy cap ngay 20/12/2021
7
Trang 195 triệu người chết và hơn 246 triệu người đã khỏi bệnh Tại Việt Nam, số ca nhiễm COVID - 19 dén thoi diém hién tại là 1.555.455 ca
nhiễm, trong đó có 29.791 người chết, 1.109.899 người đã khỏi bệnh.”
Đề phòng chống, đây lùi đại dịch COVID - 19 đã có rất nhiều những chỉ thị, quyết định, luật lệ được đưa ra như đeo khâu trang, giãn cách 2m khi tiếp xúc với người khác, các hình thức giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, cách ly y tế và đặc biệt là việc tiêm vaccine Tiêm vaccine được coi là biện pháp hiệu quá nhất hiện nay vừa đề phòng lây nhiễm COVID - 19, vừa giúp con người quay lại với cuộc sống thường ngày
2 Các hệ lụy và rủi ro trong giai đoạn COVTID - 19
Đại dịch COVID - 19 đã tạo ra những tiền lệ “chưa từng có” trong lịch sử khi con người phải giãn cách xã hội, làm việc tại nhà tạo ra hàng loạt những hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng về tất cả mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa của thế ĐIỚI
2.1 Các hệ lụy trên phương diện kinh tế
Kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tẾ, thương mại và đầu tư không thé thong suốt và hiệu quả;
Thứ hai, đại dịch COVID -L9 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch
VỤ;
Thứ ba, đại dịch COVID - 19 hoành hành và diễn biến phức tạp như hiện nay, làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh
nhân cũng ngần ngại đây mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư;
? https:/www.worldometers.info/coronavirus/2utm_campaisn=homeAdvegas1?%20#countries 8
Trang 21Thir tw, méi quan hé va mitc dé hop tac vé kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên thế giới bị ngưng trệ khi chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyên dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác Hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam
Dù được ghi nhận là một trong những quốc gia có các biện pháp chống dịch tốt trên thế giới, đồng thời nền kinh tế vẫn có dấu hiệu tăng trưởng trong thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Việt Nam cũng không thẻ tránh khỏi những hậu quả, hệ lụy mà COVID - 19 đã gây ra
Trong 9 tháng đầu năm 2020 cả nước có 98.954 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước Đây là lần đầu tiên
số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm bị sụt giảm trong giai đoạn 2015 - 2020 Trong khi đó, 9 tháng đầu năm giai đoạn 2015 - 2019 số đoanh nghiệp thành lập mới bình quân mỗi năm tăng 14,3% Có 78,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 27,2% so với cùng ky năm 2019, trong đó có 38,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 81,8% với cùng kỳ năm 20193
Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, đến thời điểm trung tuần tháng 9 năm 2020 có tới trên 80% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch Tuy vậy, cũng có 3,3% số doanh nghiệp nhận được ảnh hưởng tích cực từ đại dịch, các đoanh nghiệp này hoạt động trong những ngành như bảo hiểm, y té, buu chinh va chuyén phat,
2.2 Các rủi ro về khủng hoảng thông tin
PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng nói trong một hội thảo: “ Xuất hiện cung dat dich COVID - 19, cuộc khủng hoảng thông tin đã gáy ra những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng Sự lan tràn của tin gid, thong tin sai lệch
3 Nguyễn Bích Lâm 01/11/2020 Đại địch COVID-19, hệ lụy và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Báo Chính phủ Xem tại: http://baochinhphu.vn/Utilities/Print View aspx? distributionid=4 12614 Truy cập ngày 18/12/2021
9
Trang 23trên mạng xã hội làm cho công tác phòng chống dịch COVID - 19 vốn đã khó khăn càng trỏ nên khó khăn hơn Các cơ quan báo chỉ, cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí có vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng chống đại dịch và quản trị khủng hoảng thông tin”.^ Với thông tín ít ỏi từ chính quyền, tổ chức y tế có uy tín không đủ đề người dân năm bắt được tình hình dịch bệnh có thê khiến họ gia tăng tìm kiếm thông tin về COVID - 19 trên các trang mạng xã hội, đây là cơ hội đề những kẻ chuyên kiếm tiền lợi dung tung tin giả đề trục lợi Thuyết âm mưu, tâm lý đám đông, các blogger,tình trạng câu like, thích bình luận trên các trang mạng tha hồ “sáng tác” những tin tức vô cùng sông động nhưng không được kiếm chứng gây ra sự hoang mang trong xã hội
Cuộc sống bị đảo lộn, người dân phải bon chen cả ngày trời dé tim mua một chiếc khâu trang hay một chai nước sát khuẩn để phòng bệnh tin giả làm ngăn cách giữa người với người, thậm chí thấy người gặp nạn không dám cứu vì người đó đến từ Trung Quốc Người Hoa và gốc Á trở thành nạn phân biệt đối xử tại Châu Âu, Mỹ khiến cho lãnh đạo các quốc gia châu Âu phải lên tiếng cảnh báo người dân không phân biệt đối xử tin giá làm các giao dịch tài chính, kính tế đều trì trệ, hàng quán vắng khách, công sở, trường học đóng cửa, gây nên sự hoảng loạn lan truyền trên toàn thể giới với tốc độ còn nhanh hơn sự lây truyền của COVID - 19 Tất cả tạo nên sự khủng hoảng truyền thông với tin gia tràn ngập ngày một gia tăng không kiểm soát Có thế phái mắt thời gian dài sau này mới có thể thống kê được sự thiệt hại do tin giả gây ra
2.3 Một số vẫn đê khác đối với doanh nghiệp
Sự lây lan rộng rãi của COVID - 19 và những bất ôn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội Bên cạnh những tác động tới con người, COVID - 19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng
* Nguyễn Hà 09/11/2021 Quản lý khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại địch COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV Xem tại: https://vov vn/xa-hoi/quan-tri-khung-hoang-thong-tin-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-la-nhiem-vu-quan-trong-903817.vov Truy cap ngay 18/12/2021
10
Trang 25Với các rủi ro như tấn công mạng bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu, rủi ro về khả năng phục hồi của các nhà cung cấp dịch vụ chính, chậm tiến độ dự án, giám khả năng duy trì mức độ cung cấp dịch vụ chính, các doanh nghiệp buộc phải vận hành tốt hoạt động kinh doanh và có những chiên lược dung dan
a Van đề trong kiêm toán nội bộ và an ninh mạng
Khi doanh nghiệp thay đối cách thức vận hành và cơ cấu tô chức để ứng phó với COVID - 19, các rủi ro có thê trở nên phức tạp hơn, các rủi ro mới có thê phát sinh, và có khả năng phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành Kiểm toán nội bộ phải luôn sát cảnh củng doanh nghiệp với tâm thế sẵn sàng hỗ trợ để cùng nhau cung cấp dịch vụ một cách an toàn, bảo mật và đáng tin cậy
Khi làm việc từ xa, doanh nghiệp chịu các rủi ro cao hơn liên quan tới an ninh mạng, do phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và tương tác trực tuyến Khi có nhiều thông tin và dữ liệu được truyền trực tuyến và có ít hỗ trợ tại chỗ hơn, bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) phải sẵn sảng cung cấp các biện pháp bảo vệ vả hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu và kiểm soát hoạt động CNTT b Vấn đề về nhân sự
Khó khăn, thách thức của nhân viên khi làm việc từ xa, các dịch vụ chăm sóc, phúc lợi cho nhân viên, các biện pháp quản lý về hiệu quả công việc, các phương án về hình thức làm việc thay thế:
c Khả năng phục hồi kinh doanh
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, phương thức làm việc hiện tại được thiết kế để tập trung vào các lĩnh vực rủi ro chính và hệ thống kiểm soát nội bộ theo kịch bản Kính đoanh bình thường
Trong bối cảnh đây biến động hiện nay, các doanh nghiệp nên tập trung sự chú ý vào các kế hoạch kinh doanh liên tục và nhận diện các
cơ hội phục hồi kinh tế
11
Trang 27d Vấn đề về chấp hành quy định, quy tắc về COVID -19
Các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn với môi trường pháp lý phức tạp và thường đầu tư nhiều vào các hoạt động tuân thủ, nhưng các sai sót về tuân thủ vẫn còn phô biến
Các doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp để thực hiện các yêu cầu tuân thủ có thé bị ánh hưởng, do trong thời điểm này các nhà cung cấp và khách hàng có thê đang đối mặt với các khó khăn liên quan tới làm việc từ xa, gián đoạn chuỗi cung ứng, trì hoãn phân phối, mức độ dịch vụ không ôn định và nhiều vấn đề khác
Các yêu cầu cung cấp thông tin về tính tuân thủ của bên thứ ba thông qua các công cụ, phần mềm, quy trình chuẩn có thể không còn khả thi, do thiếu hiệu quả trong việc cung cấp thông tin có chiều sâu, cung cấp thông tin theo phạm vi và tần suất cần thiết
Trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, các doanh nghiệp nên liên tục kiêm tra các vấn đề tuân thủ mà bên thứ ba có khá năng cao
ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, những hãng hàng không lớn trên thế giới cũng không tránh khỏi được khủng hoảng này, thậm chí
là bên bờ vực phá sản
12
Trang 293.1 Rui ro vé khiing hoang tai chinh
Dịch bệnh diễn ra phức tạp, các chính sách đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại đã gây ra sự ngưng trệ trong mọi hoạt động của đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh Đối với ngành hàng không, các chính sách này đã gây ra những tôn hại về hoạt động kinh doanh và
tài chính Nhiều hãng hàng không vì ngừng hoạt động quá lâu đã dẫn đến phá sản
Theo Bloomberg, đầu tháng 9 - 2021, Philippines Airlines-hãng hàng không lâu đời nhất châu Á-đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản Ngoài ra, một loạt những hãng hàng không lớn trên thé gidi nhu Thai Airways (Thai Lan), Virgin Australia (Uc), AirAsia Japan (Nhat Ban), Norwegian Air (Na Uy), Cathay Dragon (Hong Kong) cũng phải tạm dừng hoạt động không thời hạn và phá sản."
Theo báo cáo của Tô chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) về tình hình hoạt động hàng không trong năm 2020, lượng khách quốc tế và nội địa lần lượt giảm 1,38 tỷ và 1,32 tỷ hành khách, giảm 74% và 50% so với năm 2019 và làm sụt giảm doanh thu lần lượt
250 tỷ và 120 tỷ USD Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, với ngành hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường sụt giảm nghiêm trọng nhất, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giám 34,5 - 65,9%, doanh
thu các doanh nghiệp hàng không giảm 61% so với năm 2019 Dot dich COVID - 19 lần 3 bung phat dip tết năm 2021 khiến doanh thu
ngành hàng không giảm 80% so với củng kỳ năm 2020.5
Đối với Vietnam Airlines, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã đứng trước nguy cơ phá sản do hậu quả của dịch bệnh Dự báo quý
1/2021 lỗ khoảng 4.800 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm số lỗ có thê lên tới 10.000 tỷ đồng, số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines
Š Phương Thảo 11/09/2021 Báo Quân đội Nhân dân zàn sóng phá sản trong ngành hàng không thể giới Xem tại: https:/www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/lan-song-pha-san- trong-nganh-hang-khong-the-pioi-670928 Truy cập ngày 20/11/2021
® Lan Chi 29/06/2021 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam King hoảng ngành hàng không trong cơn bão dịch Xem tại: https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich- covid-19/khung-hoang-nganh-hang-khong-trong-con-bao-dich-584195.html Truy cap ngày 20/11/2021
13
Trang 31lên tới 6.240 tỷ đồng” Với những con số này, trong khi chưa nhận được các khoản vay từ phía Chính phủ (Cô đông lớn nhất) thì hãng đang gặp vô vàn những khó khăn và đứng bên bờ phá sản
Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways cũng không thê tránh khỏi những tôn thất nặng nề do dịch bệnh gây ra Trong bối cảnh dịch bệnh, ngoài ra còn vấn đề cạnh tranh giữa các hãng hàng không, nhiều hãng đã giảm mạnh giá vé chưa từng có, có những thời điểm giá vé chỉ từ 45.000 VNĐ Điều này có thể dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường Đối với riêng các doanh nghiệp thì sẽ tiếp tục tạo nên gánh nặng về tài chính
3.2 Rúi ro về khủng hoàng nhân sự
Bên cạnh vẫn đề tài chính, bài toán về nhân sự cũng là một trong những vấn đề nan giải của ngành hàng không Việc ngừng hoạt động lâu dài cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến cho nhiều tiếp viên hàng không, nhân viên rơi vào tình trạng thất nghiệp Các hãng hàng không bị thừa nhân lực và không giải quyết cho nhân viên các vẫn đề về chính sách lương, lợi ích dẫn đến việc khủng hoảng nhân sự Tống số máy bay dư thừa của các hãng hàng không Việt Nam là xấp xi 58Š tàu, chiếm 26% tổng số máy bay các hãng Tinh trang nay dẫn tới việc công suất sử dụng thấp, trong khi các chi phí bến bãi vẫn phải trả Bên cạnh đó, việc quá tải nhà ga, sân bay khiến hành khách mắt nhiều thời gian hơn cho mỗi chuyền bay, các chuyến bay cần nhiều thời gian cho cùng hành trình và chỉ phí mặt đất khác của các hãng hàng không tăng mạnh
7 Lan Chi 29/06/2021 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Khủng hoảng ngành hàng không trong cơn bão dịch Xem tại: https://đangcongsan.vn/phong-chong-dich- covid-19/khung-hoang-nganh-hang-khong-trong-con-bao-dich-584195.html Truy cap ngày 20/11/2021
8 07/06/2021 VNA Spirit Theo: Bao Lao động 2w thừa máy bay và cuộc dua giá vé của hàng không Việt Nam Xem tại:
http://spirit.vietnamairlines.com/vi/emagazine/hang-khong-toan-cau-93 /du-thua-may-bay-va-cuoc-dua-gia-ve-cua-hang-khong-viet-nam-10928 html Truy cập ngày 20/11/2021
14
Trang 333.3 Rúi ro về khủng hoàng truyền thông
Trong bối cảnh dịch bệnh, tiếp viên hàng không thường là những người có công việc phải đi chuyên nhiều và tiếp xúc với nhiều người nhất Chính vì vậy nếu như xảy ra một trường hợp lây nhiễm từ các tiếp viên thì vừa là nguy cơ lây lan dịch bệnh, cũng vừa là nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng truyền thông cho hãng nếu như không có cách xử lý khôn khéo
4 Phân tích yếu tố PEST trong giai đoạn đại dịch COVID - 19
Cả nước đang chuẩn bị hướng đến đại hội toàn quốc lần thứ 13
Kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi địch bệnh COVID - 19, một số những ngành đặc thù như hàng không, du lịch,
hoạt động cộng đồng đều phải ngừng lại
15
Trang 35C PHAN TICH CASE QUAN LY KHUNG HOANG CUA HANG HANG KHONG VIETNAM AIRLINES TRONG VU VIEC NAM TIEP VIEN NHIEM COVID - 19
1 Tổng quan về hãng hàng không Vietnam Airlines
Giới thiệu chung Vietnam Airlines là hãng hàng không Quốc gia Việt Nam với vị thế số I trong ngành hàng không nước nhà, không chỉ phục vụ nhu cầu thương mại mả còn là đại diện của Việt Nam trên thế gid
Lịch sử thành lập
Tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Atrlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nƯỚC
Vào ngày 27/05/1995, Tông Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt
Ngành nghề kinh doanh
không chung, bay phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;
- Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, vật tư, phụ tùng tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không theo quy định của Nhà nước
Ngành, nghệ liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:
- Vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay: dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất, chế biến, xuất, nhập khâu thực phâm đề phục vụ trên tàu bay:
16
Trang 37- Đầu tư và khai thac ha tang ky thuat tại các sân bay: Nhà ga hành khách, hàng hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ trong dây chuyên vận tải hàng không; - Xuất, nhập khâu, cung ứng xăng, dầu, mỡ hàng không, chất lỏng chuyên dùng và xăng dầu khác tại các cảng hàng không sân bay và các địa điểm khác;
- Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay, các công ty vận tải du lịch trong nước và nước ngoài; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không, các tỉnh, thành phố; các dịch vụ hàng không khác;
- Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Sứ mệnh
- Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa đạng của khách hàng
- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, có nhiều cơ hội phát triển cho người lao động
- Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho cô đông
Tâm nhìn
Hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á
Giá trị cốt lõi
Đoàn kết - Sáng tạo — Bản lĩnh —- Hành động - An toản là số 1: Nền tảng cho mọi hoạt động - Khách hàng là trung tâm
- Người lao động chính là tài sản quý giá nhất
- Không ngừng sáng tạo trong mọi lĩnh vực để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Tập đoàn hàng không có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Đây luôn là yếu tố then chốt trong việc đưa ra mọi quyết định sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Văn hóa doanh - Văn hóa an toàn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp: An toàn chính là yếu tố mang đến sự thành công lớn
17
Trang 39mạnh cũng như góp phân vào công cuộc định vị vị thê đại sứ văn hóa Việt Nam của Vietnam Airlines
- Văn hóa nội bộ 4 Xin - 4 Luôn: Xí chảo - Xin cảm ơn - Xin lỗi - Xin phép vả Luôn mỉm cười - Luôn thâu
hiểu - Luôn giúp đỡ - Luôn nhẹ nhàng
2017: Thương hiệu mạnh Việt Nam
2017: Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam
2020: Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam
và nhiều giải thưởng cao quý khác
- Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax Ngày L0 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này
- 2016: “Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá” và “Hãng hàng không có hạng Phố thông hàng đầu Châu Á” bởi World Travel Awards - 2016: Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thé giới
(SKYTRAX)
- 2017: “Hãng hàng không của năm tại khu vực Châu A - Thái Binh Duong” boi CAPA- Center for Aviation
- 2018: Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tô chức APEX (The Airline
Association) trao tang
Passenger Experience
18