tìm hiểu về máy thu thanh

29 1.6K 8
tìm hiểu về máy thu thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của cách mạng thông tin và sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật điện tử, các phương tiện thông tin giải trí như máy thu thanh, thu hình đã trở thành đồ dùng không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam. Các sóng vô tuyến đều lan truyền trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. Nhưng sóng truyền hình có vận tốc siêu cao chỉ lan truyền theo đường thẳng, anten thu và anten phát phải “nhìn thấy nhau” nên không đi xa được. Trái lại sóng truyền thanh có tần số thấp hơn lan truyền tốt ở mọi địa hình, theo bề mặt trái đất, hoặc phản xạ nhiều lần bởi tầng điện ly nên có thể đi rất xa và phủ sóng xuyên quốc gia. Vì vậy ở những nơi địa hình phức tạp, sóng truyền hình không tới được, thì máy thu thanh trở thành phương tiện thông tin giải trí chủ yếu, là người bạn gối đầu của nhiều thế hệ ,từ cụ già đến các em nhỏ. Cách đây hàng thế kỉ, những máy thu thanh đầu tiên ra đời được lắp từ các đèn điện tử chân không vừa to vừa tốn điện. Giữa thế kỉ 20 trở đi các đèn điện tử được thay bằng các tranzicto nhỏ gọn, bây giờ các linh kiện rời rạc được gói gọn vào vi mạch (IC) khiến máy thu thanh càng nhỏ gọn và đơn giản hơn. Mặc dù cấu tạo và linh kiện máy thu thanh đã thay đổi quá nhiều, nhưng nguyên lí làm việc của nó không thay đổi, vẫn như những máy cổ ngày xưa. Trong bài tiểu luận này nhóm em xin trình bày về vấn đề máy thu thanh qua đề tài “Tìm hiểu về máy thu thanh”. Trong chừng mực thời gian ngắn ngủi và lượng kiến thức tích lũy còn hạn chế. Hi vọng với đề tài này nhóm em sẽ có thêm hiểu biết về kỹ thuật thu sóng radio và tích luỹ thêm kiến thức phục vụ cho quá trình học tập. Nhóm em xin chân thành cảm ơn Thầy Dương Hữu Ái, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng em rất tận tình trong thời gian làm tiểu luận để có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Do năng lực và thời gian có hạn, bài tiểu luận của nhóm em không thể tránh khỏi một số thiếu sót và còn có những vấn đề chưa được đề cập sâu. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để chúng em có được kiến thức hoàn thiện hơn. CCVT03A Trang 1 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 MỤC LỤC HÌNH ẢNH 4 CHƯƠNG l: MÁY THU THANH 5 PHÂN LOẠI MÁY THU THANH 5 1.1. Máy thu thanh 5 1.2. Phân loại máy thu thanh và sơ đồ khối của máy thu thanh 5 1.2.1. Máy thu thanh khuếch đại trực tiếp 5 1.2.2. Máy thu đổi tần 6 CHƯƠNG 2. CHỨC NĂNG TỪNG KHỐI 8 CỦA MÁY THU THANH 8 2.1. Mạch vào 8 2.1.1. Mạch vào ghép điện dung 8 2.1.2. Mạch vào ghép điện cảm với Anten 9 2.1.3. Mạch ghép hỗn hợp điện cảm - điện dung 9 2.2. Mạch khuếch đại cao tần 10 2.2.1. Sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải (điện trở) 10 2.2.2. Sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải là cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở R 11 2.3. Mạch đổi tần 12 2.4. Mạch khuếch đại trung tần 16 2.5. Mạch tách sóng 19 2.5.1. Tách sóng biên độ 19 2.5.2. Mạch tách sóng tín hiệu điều tần 20 2.6. Mạch tự dòng điều chỉnh hệ số khuếch đại 20 2.7. Máy thu FM Stereo 22 CHƯƠNG 3: CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 24 CỦA MÁY THU THANH 24 3.1. Độ nhạy 24 3.2. Độ chọn lọc 24 3.3. Dải tần của máy thu 25 3.4. Méo tần số 25 CCVT03A Trang 2 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái 3.5. Nhiễu trong máy thu thanh 25 3.5.1. Nhiễu bên ngoài 26 3.6. Anten của máy thu thanh 27 3.6.1.Anten của máy thu AM 27 3.6.2 Anten của máy thu thanh FM 27 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 CCVT03A Trang 3 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ khối đơn giản của máy thu khuếch đại trực tiếp 5 Hình 1.2 Sơ đồ khối máy thu đổi tần 6 Hình 1.3 Sơ đồ khối máy thu AM FM Stereo 7 Hình 2.1 Sơ đồ mạch ghép nối điện dung & đáp ứng tần số 8 Hình 2.2 Sơ đồ mạch ghép nối điện cảm & đáp ứng tần số 9 Hình 2.3 Sơ đồ mạch ghép nối hỗn hợp điện cảm - điện dung 10 Hình 2.4. Mạch khuếch đại cao tần tải điện trở 10 Hình 2.5 Mạch khuếch đại của tần với tải là cuộn cảm mắc nổi tiếp với điện trở R 11 Hình 2.6 Mạch khuếch đại của tần với tải là mạch cộng hưởng đơn 11 Hình 2.7 Tín hiệu trước và Sau trộn tần 12 Hình 2.8 Mạch trộn tần 14 Hình 2.9 Mạch đổi tần dùng 2 transistor 14 Hình 2.10 Mạch đổi tần dùng 1C 15 Hình 2.11 Mạch khuếch đại trung tần 16 Hình 2.12 Mạch khuếch đại trung tần cộng hưởng kép 18 Hình 2.13 Mạch khuếch đại trung tần tham số tập trung 18 Hình 2.14 Bộ lọc theo nguyên lí áp điện 19 Hình 2.15 Mạch tách sóng nối tiếp 19 Hình 2.16 Mạch tách Sóng dùng Transistor 20 Hình 2.17 Mạch tách sóng điều tần tỉ lệ 20 Hình 2.18 Mạch tự động điều chinh hệ số khuếch đại trung tần 21 Hình 2.19 Mạch phân dòng dùng diode 21 Hình 2.20 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo 22 Hình 2.20 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo 22 Hình 2.21 Sơ đồ khối máy thu Stereo 23 Hình 3.1 Hình ảnh của anten thu thanh AM 27 Hình 3.2 Hình ảnh của anten thu thanh FM 27 CCVT03A Trang 4 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái CHƯƠNG l: MÁY THU THANH PHÂN LOẠI MÁY THU THANH 1.1. Máy thu thanh Máy thu là thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tín vô tuyến điện. Máy thu có nhiệm vụ tiếp nhận và lặp lại tin tức chứa trong tín hiệu chuyển đi từ máy phát dưới dạng sóng điện từ trường. Máy thu phải loại bỏ được các loại nhiễu không mong muốn, khuếch đại tín hiệu và sau đó giải điều chế đó để nhận được thông tin bạn đầu. Máy thu thanh là một thiết bị điện tử hoàn chỉnh dùng để thu nhận sóng radio mang thông tín, phục hồi lại tín hiệu thông tin ban đầu và khuếch đại đến giá trị yêu cầu và đưa ra loa. 1.2. Phân loại máy thu thanh và sơ đồ khối của máy thu thanh Căn cứ vào cấu trúc sơ đồ mà người ta chia máy thu thanh thành 2 loại: 1.2.1. Máy thu thanh khuếch đại trực tiếp Tín hiệu cao tần từ Anten được khuếch đại thẳng và đưa đến mạch lọc băng thông, mạch khuếch đại cao tần, giải điều chế, mạch khuếch đại âm tần mà không qua mạch đổi tần. Đối với dạng này, cấu trúc sơ đồ của máy đơn giản nhưng chất lượng thu sóng không cao, độ chọn lọc kém, không ổn định và khá năng thu không đồng đều trên cả băng sóng. Vì vậy, hiện nay loại máy thu này gần như không còn được sử dụng. Hình 1.1 Sơ đồ khối đơn giản của máy thu khuếch đại trực tiếp Việc nâng cao độ nhạy và độ chọn lọc của máy thu này bị hạn chế bới những lý do sau đây:  Số tầng khuếch đại không thể tăng lên một cách tuỳ ý vì khi số tầng càng tăng thì tính ổn định của bộ khuếch đại cao tần càng giảm. Ngoài ra, khi số tầng CCVT03A Trang 5 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái càng tăng thì số mạch cộng hưởng cũng tăng làm hệ thống điều chỉnh cộng hưởng phức tạp, cồng kềnh và đắt tiền.  Tần số cao khó đạt được hệ số khuếch đại lớn.  Tần số càng cao thì dải thông càng rộng (B=fa/Q), làm giảm độ chọn lọc của máy thu. Muốn dải thông hẹp phải dùng mạch cộng hưởng có hệ số phẩm chất cao, có khi vượt quá khả năng chế tạo.  Do không dùng được các hệ thống cộng hưởng phức tạp nên không có khả năng đạt đặt tuyến tần số có dạng chữ nhật lý tưởng. Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta chế tạo ra các máy thu đổi tần. 1.2.2. Máy thu đổi tần Sơ đồ khối của một máy thu đổi tần có dạng như sau: Hình 1.2 Sơ đồ khối máy thu đổi tần Máy thu đổi tần có những ưu điểm sau: - Độ khuếch đại đồng đều hơn trên cả băng sóng vì tần số trung tần tương đối thấp và ổn định khi tín hiệu vào thay đổi. - Mạch vào làm nhiệm vụ chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại trừ các tín hiệu không cần thu cũng như các nhiễu khác nhờ có mạch cộng hưởng, tần số cộng hưởng được điều chính đúng bằng tín hiệu cần thu f 0 . - Khuếch đại cao tần: nhằm mục đích khuếch đại bước đầu cho tín hiệu cao tần thu được từ Anten. - Bộ đổi tần: gồm mạch dao động nội và mạch trộn tần. Khi trộn 2 tần số dao động nội f n và tín hiệu cần thu f 0 ta được tần số trung gian hay còn gọi là trung tần, giữa tần số đao động nội và tần số tsn hiệu cần thu: f tt = f n –f 0 =const. Khi tần số tín hiệu từ đài phát thay đổi từ f 0min -› f0max thì tần số dao động nội cũng phải thay đổi từ f nmin -› f nmax để đảm bảo hiệu số giữa chúng luôn là hằng số. Đối với máy thu điều biên (AM): f tt =465KHZ hay 455KHz CCVT03A Trang 6 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái Đối với máy thu điều tần (FM): f tt = 10,7MHz - Bộ khuếch đại trung tần: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần đến một giá trị đủ lớn để đưa vào mạch tách sóng. Đây là một tần khuếch đại chọn lọc, tải là mạch cộng hưởng có tần số cộng hưởng đúng bằng trung tần. - Tần tách sóng: có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu sóng mang cao tần, sau đó đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại âm tần. Sơ đồ khối máy thu AM và FM Stereo: Hầu hết các máy thu thanh hiện nay đầu có 2 chức năng: thu sóng điều biên AM và thu sóng cực ngắn FM Stereo. Sơ đồ khối của máy thu có dạng như sau: Hình 1.3 Sơ đồ khối máy thu AM FM Stereo Trong máy thu thanh hai băng sóng AM & FM có 2 đổi tần riêng biệt, 2 khối khuếch đại trung tần và âm tần được dùng chung. Dải tần của bộ khuếch đại trung tần FM rộng hơn vì tần số trung tần FM là 10,7M. Đối với mạch tách sóng tần số: Thường sử dụng sơ đồ tách sóng tỉ lệ vì có độ nhạy cao và giảm được điều biên ký sinh. Khối giải mã stereo: Có nhiệm vụ giải mà tín hiệu tổng R+L và hiệu R-L từ ngõ ra của mạch tách sóng để phục hồi lại tín hiệu hai kênh riêng biệt R & L. CCVT03A Trang 7 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái CHƯƠNG 2. CHỨC NĂNG TỪNG KHỐI CỦA MÁY THU THANH 2.1. Mạch vào Là mạch mắc giữa Anten và tầng đầu tiên của máy thu, có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tín hiệu từ Anten, chọn lọc các tín hiệu cần thu, do vậy mạch vào thường là mạch cộng hưởng. Những yêu cầu cơ bản đối với mạch vào: - Hệ số truyền đạt lớn và ổn định trên toàn băng sóng: K v = U v / E A Trong đó: + U v : điện áp đưa đến máy thu. + E A : suất điện động cảm ứng trên Anten. Đảm bảo điện độ chọn lọc: chọn lọc tần số lân cận, tần số ảnh f a = f 0 + 2f u , và chọn lọc tần số lọc thẳng. Đảm bảo độ méo tần số cho phép trong dải tần số làm việc từ f 0min -› f 0max . 2.1.1. Mạch vào ghép điện dung Sơ đồ mạch vào và đáp ứng tần số: Hình 2.1 Sơ đồ mạch ghép nối điện dung & đáp ứng tần số Anten được nối với mạch cộng hưởng thông qua điện dung ghép C gh . Mạch cộng hưởng là một khung cộng hưởng LC, gồm một tụ xoay C x , một tụ tính chính C t và một cuộn dây L 1 . Tần số cộng hưởng được điều chỉnh đúng bằng tần số tín hiệu cần thu f 0 . Qua cuộn ghép cao tần L 1 :L 2 , tín hiện thu được đưa đến cực Base của mạch khuếch đại cao tần. Trị số của điện đung ghép C gh =5 -› 30pF. Nhược điểm: Hệ số truyền đạt không đồng đều trên cả băng sóng. CCVT03A Trang 8 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái 2.1.2. Mạch vào ghép điện cảm với Anten Sơ đồ mạch và đáp ứng tần số: Hình 2.2 Sơ đồ mạch ghép nối điện cảm & đáp ứng tần số Tín hiệu từ Anten qua cuộn ghép L gh cảm ứng qua mạch cộng hưởng gồm tụ C x , C t và cuộn dây L 1 . Mạch cộng hưởng được điều chỉnh để chọn lọc lấy tín hiệu cần thu và cảm ứng sang cuộn L 2 để đưa đến cực Base của mạch khuếch đại cao tần. Hệ số truyền đạt của mạch vào dạng này tỉ lệ với hệ số phẩm chất của khung cộng hưởng LC. Muốn tăng độ nhạy của mạch phải tăng L 1 và giảm L gh , nhưng L 1 cũng không thể tăng quá lớn mà phải chọn dung hòa hai giá trị này để tránh ảnh hưởng đến tần số cộng hưởng của mạch. Nhược điểm của mạch ghép điện cảm là hệ số truyền dẫn cũng không đồng đều trên toàn băng sóng. Tuy nhiện so với mạch ghép điện dung thì mạch này có độ chọn lọc cao hơn và hệ số truyền dẫn cũng đồng đều hơn nên được sử dụng rộng rãi trong thực tế. 2.1.3. Mạch ghép hỗn hợp điện cảm - điện dung Sơ đồ mạch vào đáp ứng tần số: CCVT03A Trang 9 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái Hình 2.3 Sơ đồ mạch ghép nối hỗn hợp điện cảm - điện dung Đây là dạng mạch vào sử dụng đồng thời cả tụ C gh , và điện cảm L gh do đó tận dụng được các ưu điểm và bù trừ được hệ số truyền đạt trên toàn băng sóng cho nên hệ số truyền đạt của toàn mạch sẽ phẳng hơn đối với các máy thu có nhiều băng sóng, khi chuyển băng sóng phải thay đổi cả cuộn cộng hưởng L 1 C và cuộn cảm ứng L 2 tương ứng. Một số máy thu chất lượng cao ở mạch vào còn có thêm bộ lọc khử nhiễu lọt thẳng, tức là nhiễu có tần số đúng bằng trung tần. 2.2. Mạch khuếch đại cao tần Bộ khuếch đại cao tần có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điều chế cao tần đến một giá trị nhất định để đưa cho bộ đổi tần, các mạch khuếch đại cao tần thường được mắc kiều CE hoặc CB. Đối với băng sóng AM thì kiếu mắc CE là thích hợp vì tận dụng được hệ số khuếch đại cao của dạng ghép này, còn đối với băng sóng FM thì kiểu ghép CB là thích hợp hơn vì có băng thông làm việc rất rộng. Tầng khuếch đại cao tần cũng có thể là tầng khuếch đại không cộng hưởng với tải là điện trở, điện cảm hoặc R-L hay biến áp nhưng phổ biến hơn cả vẫn là tải cộng hưởng tại một tần số nào đó. 2.2.1. Sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải (điện trở) Hình 2.4. Mạch khuếch đại cao tần tải điện trở Đây là bộ khuếch đại dải rộng, có hệ số khuếch đại tương đối đồng đều trong một dải rộng từ vài chục đến vài MHZ, tuy nhiên mạch không có khả năng chọn lọc tần số. Điện trở tải R 1 thường được sử dụng trong khoảng vài kΩ. CCVT03A Trang 10 [...]... 3.6 Anten của máy thu thanh 3.6.1.Anten của máy thu AM Anten của máy thu AM là loại anten có lõi là pherít Kết hợp với anten cần khi thu sóng SW Hình 3.1 Hình ảnh của anten thu thanh AM 3.6.2 Anten của máy thu thanh FM Là loại Anten cần, có thể dung an ten dàn để thu đài xa Hình 3.2 Hình ảnh của anten thu thanh FM CCVT03A Trang 27 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái KẾT LUẬN Máy thu thanh đơn giản... CHƯƠNG 3: CÁC THÔNG SỐ KỸ THU T CỦA MÁY THU THANH Khi nghiên cứu về máy thu thanh, người ta thường để ỷ đến các thông số kỹ thu t sau: 3.1 Độ nhạy Biểu thị khả năng thu tín hiệu yếu của máy thu, được xác định bằng sức điện động cảm ứng tối thiểu của tín hiệu tại anten để bảo đảm cho máy thu làm việc bình thường Nó thường được đo bằng microvolt Điều kiện làm việc bình thường của máy thu là: - Đảm bảo công... khác nhau do trong sơ đồ máy thu có các phần từ L, C Méo tần số có thể đánh giá bằng đặc tuyến tần số Ở các máy thu điều biên AM thì dải tần âm thường chỉ vào khoảng 40HZ -› 6KHZ; còn với máy thu điều tần FM thì dải tần âm thanh có thể từ 30HZ -›15KHZ Ngoài ra người ta còn quan tâm đến các thông số khác như méo phi tuyến và công suất ra của máy thu thanh 3.5 Nhiễu trong máy thu thanh Nhiễu xuất hiện trong... chọn lọc lý tưởng của máy thu có dạng chữ nhật, nghĩa là trong dải thông B biên độ tín hiệu không đổi Ðộ chọn lọc thường được thưc hiện bằng những mạch cộng hưởng, phụ thu c vào số lượng, chất lượng cũng như độ chính xác khi hiệu chỉnh 3.3 Dải tần của máy thu Là khoảng tần số mà máy thu có thể điều chỉnh để thu được các sóng phát thanh với các chỉ tiêu kỹ thu t yêu cầu Máy thu thanh thường có các đài... mà tín hiệu do máy thu thu được có thể không đồng đều nhạu, lúc mạnh, lúc yếu…điều đó dẫn đến âm lượng thay đổi lúc to, lúc nhỏ Để hạn chế điều này và giữ cho âm lượng máy thu ổn định khi tín hiệu vào thay đổi trong một phạm vi rộng, thông thường trong các máy thu thanh được thiết kế thêm mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại cho các tần khuếch đại cao tần và trung tần Khi tín hiệu thu yếu, hệ số... (S/N) Muốn nâng cao độ nhạy của máy thu thì hệ số khuếch đại của nó phải lớn và mức tạp âm nội bộ của nó phải thấp (giảm tạp âm của tầng đầu) Ở siêu cao tần (f >30MHZ) độ nhạy của máy thu thường được xác định bằng công suất chứ không phải bằng sức điện động cảm ứng trên anten Vậy độ nhạy là sức điện động nhỏ nhất trên Anten EA để máy thu làm việc bình thường Những máy thu có chất luợng cao thường có... trung tần có tần số cố định khi tín hiệu thu từ Anten có tần số f 0 biến đổi thì tần số dao dòng nội cũng phải thay đổi tương ứng, trong máy thu thanh người ta giải quyết vấn để này bằng cách sử dụng các tụ xoay đồng trục ở mạch vào và mạch đạo dòng nội Ớ máy thu AM, ftt = 465KHZ hoặc 455KI-IZ và người tạ thường chọn f n > f0 đúng bằng 1 trung tần Ngược lại ở máy thu FM do tần số sóng mang cao nên người... kế Nhiễu do con người tạo ra có thể truyền theo không gian hoặc dây dẫn đến máy thu Thông thu ng, việc giảm nhiễu tại nguồn phát thực hiện dể dàng hơn tại máy thu Chẳng hạn ta có thể nối mass cho vỏ máy tính và lớp vỏ của cáp truyền dẫn, đồng thời sử dụng các bộ lọc thông thấp dọc theo đường dây cung cấp điện để giảm nhiễu từ máy tính 3.5.1.2) Nhiễu khí quyển Nhiễu này chủ yếu là do sấm sét trong bầu... hiệu lái) 19KHZ vào bộ trộn và đưa ra tầng khuếch đại phát FM Hình 2.20 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo Do cấu trúc của máy phát FM Stereo có dòng như trên, nên sơ đồ khối của máy thu FM Stereo có dạng Hình 2.20 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo CCVT03A Trang 22 Thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái Hình 2.21 Sơ đồ khối máy thu Stereo Sau mạch tách sóng FM ta nhận được 3 tín hiện: tín hiệu L+R được tách ra... μV-›10 μV Ngoài ra máy thu còn phải có khả năng chọn lọc và nén tạp âm, tức là đảm bảo tỉ số S/N ở mức cho phép Thông thường thì để thu tốt thì biên độ tín hiệu phải lớn hơn tạp âm ít nhất 10 lần (tức 20 dB) 3.2 Độ chọn lọc Là khả năng chèn ép các dạng nhiễu không phải là tín hiệu cần thu Nghĩa là độ chọn lọc là khả năng lựa chọn tín hiệu ra khỏi các loại nhiều tổn tại ở đầu vào máy thu Độ chọn lọc được . 4 CHƯƠNG l: MÁY THU THANH 5 PHÂN LOẠI MÁY THU THANH 5 1.1. Máy thu thanh 5 1.2. Phân loại máy thu thanh và sơ đồ khối của máy thu thanh 5 1.2.1. Máy thu thanh khuếch đại trực tiếp 5 1.2.2. Máy thu đổi. cuối GVHD: Dương Hữu Ái CHƯƠNG l: MÁY THU THANH PHÂN LOẠI MÁY THU THANH 1.1. Máy thu thanh Máy thu là thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tín vô tuyến điện. Máy thu có nhiệm vụ tiếp nhận và lặp. cuối GVHD: Dương Hữu Ái 3.5. Nhiễu trong máy thu thanh 25 3.5.1. Nhiễu bên ngoài 26 3.6. Anten của máy thu thanh 27 3.6.1.Anten của máy thu AM 27 3.6.2 Anten của máy thu thanh FM 27 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:19

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan