tieu luan VAN HOA CHAM ppt

28 1K 4
tieu luan VAN HOA CHAM ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Chăm cũng như các dân tộc ở Đông Nam Á, đều có nền văn hóa bản địa chung của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trải qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động thăng trầm, văn hóa của người Chăm Ahier biến đổi đồng hành cùng diễn trình vận động trong không gian, qua thời gian của sự tiếp biến, loại trừ đa nguồn văn hóa, sự giao thoa, hòa nhập, giữa những yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh, tạo nên một sắc thái văn hóa Việt Nam ngày nay. Tuy đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm, nhưng cho đến nay, văn hóa Chăm đầy bí ẩn (nhất là mảng văn hóa phi vật thể), luôn có sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Để có thể hiểu biết về một tộc người, trước hết cần tìm hiểu chiều sâu đời sống tâm linh, tư tưởng của họ. Nghiên cứu nghi lễ vòng đời là một hướng tiếp cận trực tiếp vào cốt lõi của đời sống tâm linh, niềm tin tín ngưỡng. Tín ngưỡng được thể hiện qua hệ thống nghi lễ, trong đó, nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier là một mắt xích quan trọng. Thông qua những nghi lễ của giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời một con người, có thể tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu. Nghi lễ vòng đời người là một môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Bởi chính trong những nghi lễ ấy chứa đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa: từ không gian (chiều rộng) đến thời gian (chiều dài) của văn hóa, từ văn hóa cá nhân đến văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, nó chứa đựng đời sống tâm linh, tâm hồn tình cảm của một tộc người. Nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier trở thành những sợi dây vô hình xâu chuỗi, vừa gắn kết, vừa trói buộc các cá nhân với cộng đồng, giữa thế giới những người đang sống với nhau và với những người đã chết. Muốn hay không muốn, cuộc đời mỗi con người đều phải gắn kết với cộng đồng nào đó và phải trải qua những nghi lễ vòng đời người. Chính vì vậy, nghi lễ vòng đời người là một môi trường tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Nhưng, trong giai đoạn hòa nhập, phát triển hiện nay, cũng như các dân tộc khác, nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr đang nhanh chóng bị biến đổi, cần cấp thiết nghiên cứu và bảo tồn. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 1 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu “ Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận” là đề tài mang tính tổng thể, khái quát trong việc tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier tập trung cư trú ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Do những giới hạn về khả năng chuyên môn và thời gian nghiên cứu nên đề tài không thể bao quát toàn bộ một nền văn hóa có niên đại hàng nghìn năm lịch sử. Thay vào đó, đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu các nghi lễ tang ma trong xâu chuỗi các nghi thức của vòng đời người. Đây được xem là sự phản ánh rõ nét của đời sống văn hóa tâm linh, tư tưởng tình cảm của người Chăm nói chung và người Chăm Ahier nói riêng. 3. Lịch sử nghiên cứu Với một bề dày về lịch sử - văn hóa,dân tộc Chăm là một trong những di sản văn hóa đồ sộ, phong phú trong kho tàng văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, là một mảng màu làm nên sự đa dạng, sinh động trên bức tranh toàn cảnh của bản sắc văn hóa Việt Nam. Với nhiều lớp văn hóa tích tụ, bồi đắp trong quá trình lịch sử dài lâu, văn hóa Chăm cho đến nay vẫn luôn là đối tượng hấp dẫn của các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước. Có thể nói, trong tư liệu nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, tư liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm là một trong những kho tàng đồ sộ nhất, giàu có nhất, trải dài suốt từ đầu công nguyên đến nay. Theo thống kê của Nguyễn Hữu Thông và các tác giả của Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung (có thể là chưa hoàn toàn đầy đủ) thì đã có tới 2.278 công trình, bài viết khoa học về văn hóa Chăm của các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Vấn đề văn hóa, dân tộc luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các vùng quốc gia đa sắc tộc. Việc nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng dân tộc không chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt những giá trị, đặc trưng của văn hóa cộng đồng dân tộc đó mà còn là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách về văn hóa, xã hội đề ra những giải pháp, những chiến lược tích cực nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, phát triển quốc gia, vùng dân tộc thiểu số. Do vậy, trong bất kỳ thời đại nào, vấn đề văn hóa dân tộc cũng là vấn đề thu hút được sự đầu tư nghiên cứu. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 2 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận Về văn hóa Chăm, Thư tịch cổ Trung Hoa đã có những ghi chép ban đầu về dân cư và Vương quốc Champa - Vương quốc cổ của tổ tiên người Chăm ngày nay. Những tư liệu về Champa của Trung Quốc ghi lại chủ yếu trong Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử v.v . Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp - Hoàn Vương - Chiêm Thành. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu giữa Champa và một số quốc gia trong khu vực thời bấy giờ. “Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có hệ thống, rất hiếm hoi, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác.” (Phan Quốc Anh) Phải đến nửa cuối thế kỷ XIX, trong sự phát triển chung của các ngành khoa học, người Chăm và nền văn hoá của họ mới được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu với tư cách là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Cụ thể là năm 1852, J. Graufurd công bố danh sách 81 từ vựng tiếng Chăm, mở đầu cho các cuộc khảo sát về người Chăm được tiến hành tại Việt Nam. Sau đó, hàng loạt các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm được ra đời. Bước đầu nghiên cứu về Champa, các nhà khoa học phương Tây quan tâm nhiều đến vấn đề ngôn ngữ và văn tự Chăm. Phải đến những năm đầu của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc, các di tích mới được quan tâm. Đáng chú ý là tác giả L. Finot với công trình thống kê các danh mục kiến trúc Chăm (1901); L. Cadiere và H. Parmentier cũng có nhiều bài viết quan trọng đề cập di tích và các vấn đề khảo cổ Chăm khu vực Miền Trung. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về văn hóa Chăm khá đồ sộ. Đa số các công trình này tập trung nghiên cứu về người Chăm khu vực Miền Trung. Các tác giả phương Tây thường tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn tự, văn bia, nghệ thuật kiến trúc, khảo cổ Champa Tình hình nghiên cứu trong nước: Nhận thức rõ vai trò công tác nghiên cứu văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và văn hóa cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng, ở nước ta từ trước đến nay đã có nhiều công trình xoay quanh đối tượng này. Từ những năm 1945 - 1975, đã có nhiều công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về văn hóa Chăm. Điển hình như: Nhóm tác giả Nguyễn Trắc Dĩ, Thái Văn Kiểm, Tạ Chí Đại Trường với công trình Dân tộc Chàm lược sử (1965). Từ sau năm 1975, tình hình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở nước ta có nhiều khởi sắc. Đặc SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 3 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận biệt là đóng góp của các tác giả Lê Ngọc Canh (Múa Chăm, 1982), Phan An, Phan Văn Dốp (Văn hóa Chăm, 1991). Các nhà nghiên cứu người Chăm cũng cho ra mắt nhiều công trình rất có giá trị. Điển hình như: Ngô Văn Doanh (Văn hóa Champa, 1994; Văn hóa cổ Champa, 2002). Ngoài ra, có thể kể đến tác giả Phan Văn Dốp với công trình nghiên cứu Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long (1991). Trong đó, ông đã dành một chương nói về Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong tình hình phát triển mới của đất nước, việc nghiên cứu nghi lễ vòng đời của cộng đồng dân tộc mang tính cấp thiết, đòi hỏi được sự quan tâm sâu sắc. Đây là cơ sở quan trọng để củng cố và phát triển đời sống văn hóa xã hội cho cộng đồng người Chăm bên cạnh cộng đồng người Việt trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: nghiên cứu văn hóa dân gian, lịch sử địa lý, tôn giáo v.v… Từ những tư liệu thu thập được, tôi dùng phương pháp so sánh, quy nạp, đối chiếu, phân tích để bước đầu bóc tách các lớp văn hóa, giải mã một số hiện tượng, đưa ra những phát hiện mới và những nhận định mới của mình về văn hóa truyền thống Chăm thông qua các luận điểm khoa học. Thông qua sự so sánh, công trình bước đầu xác định mối quan hệ lịch sử văn hóa giữa người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận với người Chăm Awal (Bàni), người Chăm Islam, với các dân tộc cũng ngữ hệ Malayo - Polinésien ở Ninh Thuận và trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, với người Việt và một số dân tộc cộng cư, cận cư khác. NỘI DUNG CHƯƠNG I: Tổng quan sơ lược về người Chăm Ahier ở Ninh Thuận 1.1. Vấn đề tên gọi Từ trước tới nay, giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều gọi cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận có nguồn gốc theo Bàlamôn giáo là người Chăm Bàlamôn. Người Chăm (theo Bàlamôn) không tự gọi mình là Chăm Bàlamôn mà tự gọi là Chăm Ahier và người Chăm Bàni (người Chăm theo đạo Hồi giáo bản địa hóa) là awal. Qua tư liệu công trình này có thể thấy, đạo Bàlamôn có nguồn gốc Ấn Độ đã thực sự trở thành một thứ tôn giáo địa phương. Sakaya(một tác giả người Chăm) trong công trình Lễ hội người Chăm cũng gọi người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo là Chăm Ahier và người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo là Chăm awal (trừ cộng đồng người Chăm theo Islam). Người SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 4 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận Chăm ở Ninh Thuận còn gọi những người theo đạo Bàlamôn là Cam Jat - Chăm Chuh. Người Chăm còn gọi người Chăm theo Bàlamôn là “Chăm” (Cam) và coi Chăm Jat là Chăm gốc, còn tên gọi Chăm Chuh có nghĩa là “Chăm thiêu” bởi “Chuh” theo tiếng Chăm có nghĩa là thiêu, (khi chết làm lễ hỏa táng, để phân biệt với người Chăm Bàni, khi chết thì chôn). 1.2. Nguồn gốc lịch sử và văn hoá Suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh một nền văn hoá bản địa là sự tồn tại song song của hệ thống tôn giáo Ấn Độ được người Chăm tiếp nhận một cách sáng tạo, hài hoà theo tinh thần tự nguyện. Trước khi tiếp xúc với nền văn minh Ấn, người Chăm có một nền văn hóa bản địa nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam á, một nền văn hóa mang nặng dấu ấn của tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, chứa đựng trong mình đầy đủ những loại hình tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Đông Nam Á. Từ gần 2 thiên niên kỷ nay, người Chăm tiếp nhận nhiều tôn giáo. Bàlamôn giáo du nhập vào Chăm Pa rất sớm, trước khi lập vương quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó. Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn Vương đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn được coi trọng. Khi Hồi giáo du nhập vào Chăm Pa xảy ra quá trình cạnh tranh và xung đột tôn giáo, gây mất ổn định trong một thời gian dài nội bộ cộng đồng tộc người Chăm. Có lẽ vì thế mà người Chăm Ahier tự gọi là “Chăm”. Để dung hòa và đoàn kết hai tôn giáo, không rõ từ bao giờ và do ai khởi xướng, đã vận dụng quan niệm “lưỡng hợp”, coi cộng đồng người Chăm theo Bàlamôn là dương tính (Ahier), theo Bàni là âm tính (Awal). Người Chăm Ahier theo tín ngưỡng đa thần của ấn Độ giáo. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn du nhập và hỗn dung tôn giáo, nhưng trong văn hóa phi vật thể của người Chăm Ninh Thuận hôm nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống bản địa, trong đó có tín ngưỡng dân gian. Văn hóa Chăm Pa còn là sự nối tiếp của văn hóa Sa Huỳnh. Theo các tư liệu lịch sử, trước khi lập quốc, nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, dân tộc Chăm vẫn là một dân tộc bảo lưu nền văn hóa bản địa chứa đựng đầy đủ những loại hình tín ngưỡng dân gian. Tất cả những truyền thống văn hóa bản địa và truyền thống Bàlamôn đều chi phối sâu sắc đến các nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier trong đó bao gồm hệ thống nghi lễ tang ma. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 5 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận 1.3. Phân bố dân cư của người Chăm ở Ninh Thuận Người Chăm Ahier có khoảng 38.000 người cư trú ở 16 làng, trong đó có một làng sống xen cả Bàlamôn lẫn Bàni (làng Phú Nhuận). Trừ các tôn giáo mới du nhập sau này với số lượng không lớn, người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay chịu ảnh hưởng hai tôn giáo chính là Bàlamôn (ấn Độ giáo) và Bàni (Hồi giáo bản địa hóa). Ngoài ra còn có một bộ phận người Chăm theo đạo Islam nhưng không nhiều (khoảng 2.000 tín đồ). Tên gọi thì như vậy, nhưng, đã từ lâu, hai tôn giáo Bàlamôn và Bàni tồn tại độc lập và, qua quá trình lịch sử, cả hai tôn giáo này đã bị bản địa hóa, trở thành một kiểu tôn giáo địa phương. Người Chăm Ahier được chia theo 3 khu vực đền tháp thờ tự, được phân chia theo khu vực cộng đồng tôn giáo. Mỗi khu vực cộng đồng tôn giáo lại có hệ thống chức sắc chịu trách nhiệm về cộng đồng tín đồ của khu vực mình cai quản. Hiện nay ở Ninh Thuận có 37 vị pà xế (Passhe - chức sắc Bàlamôn), trong đó có 3 vị cả sư pô xà phụ trách 3 khu vực cộng đồng tín đồ và chịu trách nhiệm cúng lễ ở 3 khu vực đền tháp Pô Rômê, đền thờ “mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar, tháp Pô Klongirai Người Chăm Ahier là một cộng đồng chiếm đa số trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng. Bàlamôn giáo là một tôn giáo đã du nhập vào cộng đồng người Chăm từ đầu CN, là một trong những tôn giáo cổ nhất trong các tôn giáo của người Chăm và đã gắn chặt với diễn trình lịch sử văn hóa truyền thống Chăm Văn hóa người Chăm Ahier ở Ninh Thuận, bởi đây chính là nơi tích tụ, nơi “hóa thạch” nhiều yếu tố văn hóa dân gian, truyền thống Chăm. Trong di sản văn hóa truyền thống ấy, nghi lễ vòng đời chiếm một vị trí quan trọng. CHƯƠNG II: Nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier 2.1. Nghi lễ tôn giáo và những quan niệm liên quan đến nghi lễ tang ma 2.1.1. Nghi lễ tôn giáo Để tiếp xúc và cầu khẩn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con người đã từng bước tạo nên những nghi lễ và phát triển thành hệ thống. Theo E.B. Tylor nghi lễ là:“Phương tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn”.Thông qua nghi lễ, những người đang sống ở cõi trần cầu cúng thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời của mỗi con người.Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kèm theo đó là hệ thống nghi lễ. Nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 6 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nếu như những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự nhiên ngoài con người thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái tự nhiên trong con người. Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo có các nghi thức chuyển tiếp khác nhau. Người Chăm Ahier, do ảnh hưởng của tôn giáo Bàlamôn trộn lẫn với văn hóa bản địa nên các nghi thức chuyển tiếp có sắc thái riêng. Các nghi lễ của người Chăm Ahier từ thời gian, không gian, chủ lễ, động tác hành lễ, các lễ thức, lễ vật vừa phong phú, phức tạp và khó hiểu nhưng lại biểu hiện một cách nhất quán những quan niệm. Để đi sâu nghiên cứu, giải mã những sự vật, hiện tượng, biểu tượng trong nghi lễ tang ma, cần phải tìm hiểu về quan niệm về vũ trụ, về thế giới sống, về linh hồn, vía, hồn ma, về thế giới chết, quan niệm vòng luân hồi và sự giải thoát. Đây cũng chính là những tư tưởng triết lý về không gian, thời gian tâm linh đã gắn chặt vào máu thịt, tâm hồn, tình cảm của người Chăm Ahier, làm cơ sở cho sự nhất quán trong nội dung cũng như hình thức thực hiện các nghi lễ tang ma. 2.1.2. Một số quan niệm liên quan đến nghi lễ tang ma ● Vài nét về vũ trụ luận Về đấng tạo hóa: Người Chăm với chế độ mẫu hệ luôn coi mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar là đấng tạo hóa ra vũ trụ và sự sống của muôn loài. Với quan niệm lưỡng hợp âm - dương, bên cạnh thần mẹ xứ sở (âm) có thần Yang Pô, Yang Amư (thần trời, thần cha - dương) cũng được coi là đấng tạo hóa, còn Pô Păn là thần cai quản các thần, trông coi công việc thiên giới. Trong hầu hết các nghi lễ Chăm, ba vị thần trên luôn được thỉnh mời đầu tiên. Những đấng tạo hóa này sinh ra ba tầng vũ trụ: thiên - địa - nhân. Về phương hướng: Người Chăm rất chú trọng về phương hướng và cũng tuân thủ quan niệm âm - dương lưỡng hợp. Quan niệm hướng đông là hướng mặt trời mọc, là hướng của sự sống (dương). Vì vậy, gần như tất cả các tháp Chăm cũng như khuôn viên nhà cổ truyền đều có cổng hướng về phía đông. Ngược lại, hướng tây là hướng “chết” (âm) nên trong nhà lễ tang, hai cây chà gặt phân ranh giới đông - tây. Điều này phù hợp với quan niệm của hầu hết các dân tộc khác trên thế giới, cho rằng hướng “sống” là phía mặt trời mọc. Hướng chết là hướng mặt trời lặn “khuất núi”. Linh hồn người chết bao giờ cũng đi theo hướng mặt trời lặn. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 7 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận Về hướng bắc - nam trong quan niệm của người Chăm khá phức tạp. Trong nghi lễ tang ma, người chết cũng được đặt đầu quay về hướng nam. Nghiên cứu cho thấy, quan niệm về phương hướng trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn tuy phức tạp nhưng nhất quán, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tuân thủ theo vòng luân hồi. Khi sinh đẻ, thai nhi quay đầu hướng nam (hướng sự sống cho người sống) và đến khi chết, người chết lại được đặt quay đầu về hướng nam (hướng chết đối với người chết, nhưng cũng là hướng sống vì tang lễ là lễ “tái sinh”). Đứa trẻ khi sinh ra quay đầu hướng nam để rồi đến khi chết cũng vẫn quay đầu hướng nam tiếp tục vòng luân hồi. Vì vậy hướng nam vừa là hướng “sống” (cho người sống) vừa là hướng “chết” (cho người chết) và với quan niệm tái sinh thì đó lại là hướng “sống” (đầu thai sang thế giới bên kia). Điều này phù hợp với quan niệm âm dương chung: hướng nam là hướng dương. ● Quan niệm về cuộc sống Người Chăm từ xa xưa đã coi cuộc sống trên trần gian là một nơi cư ngụ tạm bợ. Họ quan niệm mọi người từ thế giới bên kia đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” rồi lại về thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Trong văn hóa dân gian Chăm, có một Ariya nổi tiếng là Ariya Nau Ikak. Tráng ca này mượn hình ảnh cây đàn kanhi dùng trong nghi lễ tang ma Chăm để miêu tả vòng đời người Chăm từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Hình tượng của tác phẩm nói về cuộc đời như “một chuyến đi buôn” ngắn ngủi của con người. Có lẽ vì quan niệm cõi sống là cõi tạm, cõi chết và sự giải thoát mới là đích con người hướng tới nên trong nghi lễ vòng đời người Chăm. Người Chăm Bàlamôn coi nhẹ lễ thức trưởng thành, không có lễ thượng thọ trong khi lại rất coi trọng nghi lễ tang ma. ● Quan niệm về hồn, vía và hồn ma Người Chăm quan niệm ở con người đang sống có hồn (Sswan) và vía (Thơp hay sak, người Chăm còn có thuật ngữ Binguk yawa - có nghĩa là bóng vía). Khi có người chết, nếu ông thầy không yểm bùa để bắt giữ hồn lại thì sẽ trở thành vong hồn (Sswanthơp). Nếu người chết không bình thường và không được thực hiện các lễ thức cúng vái thì vong hồn biến thành hồn ma quay lại quấy phá. Người Chăm rất sợ hồn ma hay vong hồn chết trẻ. Và để giải thoát cho những vong hồn này. Trước khi người chết tắt thở, gia đình phải đặt người chết nằm dưới đất vì người Chăm quan niệm con người sinh ra từ đất mẹ, nếu không, hồn người chết sẽ bị bắt đi. Vì vậy, nếu chết ở trên giường, phải mời thầy pháp (gru SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 8 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận tiap bhut) đến làm lễ gọi hồn. Tuỳ theo từng “loại chết” mà có những quy định làm lễ tang phù hợp. Nếu làm không đúng mọi quy trình nghi lễ, người chết không những không tái sinh được mà còn thành hồn ma về gây mọi tai họa cho gia đình và dòng tộc. ● Quan niệm về cõi chết Cái chết luôn là sự bí hiểm. Sự bí hiểm đó hấp dẫn mọi cá thể người, mọi dân tộc, mọi thời đại, mọi tầng lớp xã hội, bởi chưa ai “trông thấy” cái chết, chưa ai “biết” chết là như thế nào và có “thế giới bên kia” hay không như hầu hết các tôn giáo quan niệm? Vì vậy, con người đã tưởng tượng ra thế giới linh hồn, thế giới hồn ma, siêu hình sau khi chết. Hầu hết các dân tộc trên thế giới quan niệm rằng, chết là sang một thế giới khác. Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm về “thế giới bên kia” khác nhau. PGS. Nguyễn Từ Chi có viết: “Người Mường cho rằng vũ trụ ba tầng, bốn thế giới, trong đó có “mường pưa tín” dành cho người chết ở trong lòng đất. Giữa “mường pưa tín” (mường ma) và “mường pưa” (mường con người đang sống) có mối liên hệ với nhau và nối với nhau bằng một đường ống” Đã có mặt trên cõi sống, bản năng của mọi sinh linh là luôn sợ chết. Các tôn giáo lớn trên thế giới đều có nguồn gốc triết lý về sự sống, cái chết và đều quan niệm “chết chưa phải là hết”. Quan niệm ấy tạo cho tín đồ một tâm lý không sợ chết, đồng thời răn dạy con người sống có nhân đức để được đền đáp ở thế giới bên kia. ● Quan niệm về vòng đời, sự tái sinh và giải thoát Một quan niệm mang tính phổ biến trong văn hóa nguyên thủy mà sau này phát triển thành tín ngưỡng của các dân tộc, các tôn giáo là sự “tái sinh” sau khi chết. Quan niệm “chết là sự tái sinh” thể hiện rất rõ trong nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlamôn và nhất quán từ nội dung tâm linh cho đến hình thức hành lễ. Có thể thấy nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlamôn như là sự vận hành của một cuộc tái sinh linh thiêng để đưa linh hồn người chết nhập về miền thường trụ. Về hình thức, trong nghi lễ tang ma phải làm sao thể hiện được sự đầu thai “9 tháng 10 ngày”.Những quan niệm vũ trụ luận, cõi sống, cõi chết của người Chăm được thể hiện khá nhất quán. Đây là, cơ sở để bước đầu giải mã, tìm hiểu nguyên nhân của thời gian, không gian hành lễ, của những biểu tượng thể hiện trong hàng loạt những động tác, lời cúng, của lễ vật và công cụ làm lễ. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 9 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận 2.2. Nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier Từ quan niệm về cõi sống và cõi chết, người Chăm Ahier coi cái chết chưa phải là hết, thậm chí coi cõi chết quan trọng hơn cõi sống nên trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr, tang lễ được coi là quan trọng hàng đầu. Hệ thống chức sắc pà xế Bàlamôn được hình thành nên chủ yếu là để làm lễ tang và những lễ nghi của các vị nhân thần trên các đền tháp. Tùy theo từng trường hợp, người Chăm tổ chức những hình thức và nội dung lễ tang khác nhau mà bao đời nay vẫn theo những quy định rất chặt chẽ. Trước khi đi vào các nghi lễ, tôi xin khái quát những quy định về tang ma. Những quy định về tang ma ♦ Quy định về đẳng cấp: Luật tục người Chăm Ahier từ xa xưa cho đến nay vẫn giữ những sự phân biệt về đẳng cấp và thể hiện rõ nét nhất trong tang lễ. Đẳng cấp của người chết khác nhau thì làm lễ tang khác nhau như lễ chôn, lễ hỏa táng “hai thầy”, lễ hỏa táng ‘bốn thầy”. Đám chôn : chỉ dành cho đẳng cấp nông nô. Theo giáo lý Bàlamôn, người theo tôn giáo Bàlamôn khi chết đều được lên giàn hỏa thiêu để linh hồn được siêu thoát. Những dòng họ được làm lễ hỏa táng được gọi là “dòng thiêu”, người Chăm gọi là “Chàm thiêu”. Nhưng trong người Chăm Ahier ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay, tồn tại một số dòng họ chỉ được làm lễ tang chôn (địa táng). Người Chăm quan niệm, hỏa táng thì linh hồn được lên thiên đàng, còn địa táng (chôn) thì linh hồn xuống địa đàng. Những người thuộc “dòng thiêu”, nếu chết “trọn vẹn” thì được giải thoát linh hồn, còn những người thuộc “dòng chôn” thì linh hồn phải xuống địa ngục hoặc “tái sinh” làm người hay súc vật theo quan niệm “nghiệp báo luân hồi” Đám hỏa táng : Đa số người Chăm Ahier khi chết đều được làm lễ hỏa táng, nhưng trong số này lại chia ra làm nhiều lễ thức khác nhau. Đó là các loại lễ tang nhỏ nhất từ lễ “hai thầy” đến lễ lớn nhất “bốn thầy”. Trong lễ hỏa táng có lễ hỏa táng tươi và lễ hỏa táng khô. Lễ hỏa táng tươi là lễ thiêu còn nguyên thi hài. Lễ hỏa táng “khô” là lễ thiêu hài cốt được đào lên sau khi xác người chết đã được “chôn gửi”, “chôn tạm” một thời gian. Loại đám tang nhỏ “hai thầy” còn gọi là đam assit, do hai thầy pà xế làm lễ dành cho đẳng cấp bình dân. SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 10 [...]... chôn cột giàn hỏa táng Ông thầy chọn một vuông đất, nơi sẽ làm giàn thiêu, đào một lỗ nhỏ, cho cơm, gạo, hoa, nước xuống rồi vỗ hai tay vào nhau Sau đó ông đặt 3 chiếc lá mít ở 3 góc lỗ, bỏ một dúm cơm và những cây tăm có quấn bông gòng trắng Trước mặt thầy để một khay lửa Ông thầy vặt những cánh hoa lức (bông tà chạ), vẩy nước, hơ trầu cau trên khói trầm SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 18... những uế tạp mà người chết đã vương theo trong suốt cuộc đời ở cõi sống Khi làm lễ rửa tội xong, ông thầy cho người nhà xoay đầu thi hài về hướng nam, vỗ tay ba lần trên khói trầm rồi ông cầm mấy bông hoa lức (tà chạ) SVTH: Ôn Minh Hiền Vy – Lớp: 08CVHH Trang: 12 Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận nhúng vào nước vẩy lên thi hài, miệng khấn vái thần linh cho người... ngưỡng về tang ma Phía đầu của đòn khiêng là hình bùa Omkar, phía đuôi đòn khiêng là hình bò thần Kapil Các hình vẽ trên nhà hoả táng như hình con rồng Chăm cách điệu, hình cửa mở ra thiên đường và các hoa văn họa tiết mang tính nghệ thuật Âm nhạc và múa của người Chăm là sự hỗn dung giữa văn hóa tôn giáo với sự sáng tạo mang tính dân gian bản địa và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng... Đề tài: Bước đầu tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận Hơn bao giờ hết, nghi thức văn hoá Chăm đã mang trong mình những giá trị văn hoá độc đáo, góp phần lưu giữ những vẻ đẹp tinh hoa truyền thống qua bao thế kỉ KẾT LUẬN Nghi lễ tang ma của người Chăm vô cùng phong phú và đa dạng, ở mỗi tộc người, mỗi bản địa lại có những hình thức và nghi lễ khác nhau Đặc biệt trong cộng đồng người . văn hóa Chăm, Thư tịch cổ Trung Hoa đã có những ghi chép ban đầu về dân cư và Vương quốc Champa - Vương quốc cổ của tổ tiên người Chăm ngày nay. Những tư liệu về Champa của Trung Quốc ghi lại chủ. phát triển chung của các ngành khoa học, người Chăm và nền văn hoá của họ mới được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu với tư cách là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Cụ thể. hàng loạt các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm được ra đời. Bước đầu nghiên cứu về Champa, các nhà khoa học phương Tây quan tâm nhiều đến vấn đề ngôn ngữ và văn tự Chăm. Phải đến những năm

Ngày đăng: 18/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan