Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
Mục Lục Lời mở đầu 1 Lý thuyết về vănhóadoanh nghiệp vàvấn đề thuhútnhântài 1 Khái luận chung về vănhóadoanh nghiệp - Vănhóadoanh nghiệp là gì? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền vănhóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về VHDN. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về VHDN. Có một vài cách định nghĩa VHDN như sau: Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, "VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp". Theo ILO, "VHDN là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết". Theo Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, "VHDN (hay vănhoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh". Theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta, VHDN là trạng thái tinh thần và vật chất đặc sắc của một doanh nghiệp được tạo nên bởi hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định. E.H. Schein- nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa: "VHDN là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ vàvấn đề cấp thiết trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. VHDN là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh. Chức năng chủ yếu của VHDN là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên, trong doanh nghiệp. Ngoài ra, VHDN còn đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhânvà giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. Nhìn chung, VHDN động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp. Như vậy, nội dung của VHDN không phải là một cái gì đó tự nghĩ ra một cách ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho doanh nghiệp. VHDN thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóadoanh nghiệp đó. VHDN là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. VHDN có tác dụng rất to lớn trong việc bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững. VHDN là khái niệm được người Mỹ đưa ra vào những năm 80 khi phân tích nghệ thuật quản lý của người Nhật. Do đó, trên thực tế, Nhật Bản mới là "cái nôi" hình thành và phát triển VHDN. Việc quản lý doanh nghiệp ở Nhật có sự khác biệt rất lớn so với ở Mỹ và các nước Châu Âu. Sự khác biệt quan trọng nhất là, trong quản lý doanh nghiệp, người Nhật không chỉ quan tâm đến kỹ thuật cứng mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng quan niệm về giá trị cho toàn bộ nhân viên, coi trọng tay nghề của người lao động, nhấn mạnh sự đoàn kết của nhân viên trong toàn doanh nghiệp… Đó chính là những nội dung rất cơ bản của VHDN và đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa Nhật Bản từ một nước bại trận trong đại chiến thế giới thành một cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là toàn bộ các giá trị vănhóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. - Vănhóadoanh nghiệp bao gồm những gì? Cấu trúc của VHDN gồm 5 lớp: - Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của VHDN, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng VHDN thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp vănhóa cốt lõi này. - Động lực của cá nhânvà tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của VHDN chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp. - Qui trình qui định: Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội. - Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong vănhoádoanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược. - Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là cấu thành vănhoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh canh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng vănhoá của tổ chức mình. 2 Những điểm cần lưu ý nhất về vănhóadoanh nghiệp - Làm thế nào để nhận diện vănhóadoanh nghiệp? Người ta nhận biết vănhóadoanh nghiệp ở 3 cấp độ: Cấp 1: Đây là cấp độ dễ nhận biết nhất về vănhóa của một doanh nghiệp. Đó là các cấu trúc hữu hình như kiến trúc, nghi lễ, trang phục, biểu tượng, thông điệp, ngôn ngữ, khẩu hiệu… Vd: Khẩu hiệu của coop mart” Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” Cấp 2: Mỗi doanh nghiệp đều có những triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn, chức năng, nhiệm vụ…riêng mà các doanh nghiệp khác không có. Đây chính là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. VD: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Việt Á Khách hàng là thượng đế; Bạn hàng là trường tồn; Con người là cội nguồn; Chất lượng là vĩnh cửu. Sứ mệnh của tập đoàn Việt Á: “Việt Á là Tập đoàn kinh tế công nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo gia tăng lợi ích cho cổ đông và cộng đồng, mang lại cuộc sống phong phú về tinh thần, đầy đủ về vật chất cho cán bộ công nhân viên, đóng góp cho sự phát triển của đất nước”. Tầm nhìn của tập đoàn Nike “Mang nguồn cảm hứng sáng tạo đến tất cả các vận động viên trên thế giới”. Tầm nhìn của Microsoft Corporation “Mang quyền lực đến cho mọi người thông qua phần mềm tuyệt vời—bất kỳ thời gian nào, bất kỳ nơi nào, và trên bất kỳ thiết bị nào.” Cấp 3: Những quan niệm chung như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trong cách giao tiếp,ứng xử, cách làm việc. Đây là những giá trị của doanh nghiệp nên khó nhận biết nhất. Doanh nghiệp có nhiều giá trị tuy nhiên họ sẽ chọn cho mình những giá trị đặc trưng, cần thiết, quan trọng nhất làm cốt lõi. Ví dụ về giá trị cốt lõi: Theo Colins & Porras, thì: “Việc biết mình là ai còn quan trọng hơn cả việc biết mình sẽ đi về đâu, vì nơi mà bạn muốn đến sẽ thay đổi, vì thế giới quanh bạn sẽ thay đổi”, và cũng theo các tác giả này, thì: “Các nhà lãnh đạo công ty sẽ lần lượt qua đời, các sản phẩm sẽ bị lỗi thời, các thị trường sẽ thay đổi, những kỹ thuật mới sẽ xuất hiện,… tuy nhiên những lý tưởng cốt lõi của một công ty thành danh sẽ tồn tại mãi như là một nguồn hướng dẫn và truyền cảm hứng”. Hệ tư tưởng cốt lõi của HP: “Sự tôn trọng sâu sắc dành cho cá nhân, một sự cống hiến cho chất lượng và sự tin cậy, một sự cam kết về trách nhiệm với cộng đồng, và một quan niệm rằng công ty này tồn tại là để đem lại nhiều đóng góp kỹ thuật cho sự tiến bộ và phúc lợi của nhân loại” Ví dụ về giá trị của Walt Disney: • Không có chủ nghĩa hoài nghi • Nuôi dưỡng và truyền bá “ những giá trị tốt đẹp của Mỹ” • Tính sáng tạo, ước mơ và tính tưởng tượng • Chú trọng cuồng tính vào tính nhất quán và chi tiết • Bảo tồn và kiểm soát điều kì diệu của Walt Disney Giá trị của Dupont ( The miracles of science) • Đạo đức • Quản lý môi trường • Tôn trọng mọi người • An toàn - Tầm quan trọng của vănhóadoanh nghiệp với doanh nghiệp? E.Heriôt từng nói: "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá". Ðiều đó khẳng định rằng, vănhoádoanh nghiệp (VHDN) là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Bởi vì vănhóadoanh nghiệp có tầm quan trọng như sau: a. Vănhóadoanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng… Để có được những lợi thế này doanh nghiệp phải có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc. Trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng… Chính môi trường vănhoá của doanh nghiệp có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác. b.Văn hoádoanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp: Mục tiêu của vănhoádoanh nghiệp là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp , làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp vănhoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các công ty xuất sắc đều có một hệ thống giá trị, một bản sắc riêng không ai bắt chước được. Đó là “Cố gắng cung cấp cơ hội cho một sự phát triển nhanh chóng” của hãng Intel; “Quản lý theo tinh thần chữ ái” của công ty Trung Cương; “Phục vụ Tổ quốc thông qua buôn bán” của hãng Samsung. c.Thu hútnhântài , tăng cường sự gắn bó người lao động: Vănhóadoanh nghiệp tốt sẽ tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, tăng thêm niềm tin vào doanh nghiệp. Do đó người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ mong muốn làm việc tại đây và muốn gắn bó với doanh nghiệp trọn đời. d.Văn hoádoanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp. Vănhoádoanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp vănhoádoanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.Tạo ra nhận dạng riêng cho tổ chức đó, để nhận biết sự khác nhau giữa tổ chức này và tổ chức khác. e.Văn hoá ảnh hướng tới hoạch định chiến lược: Vănhoá tổ chức có ảnh hưởng tới việc hoạch định chiến lược và hiệu quả thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Bởi vì một vănhoá mạnh, tức là tạo được một sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của tổ chức sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp. Vănhoá tổ chức với chức năng tạo được cam kết cao của các thành viên trong doanh nghiệp, yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của doanh nghiệp f.Văn hoá tạo nên sự ổn định của doanh nghiệp: Chính vì vậy có thể nói rằng vănhoá như một chất keo kết dính các thành viên trong doanh nghiệp, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì. g.Văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Vănhoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêuvà giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong doanh nghiệp đó. Như một nhà nghiên cứu về vănhoá tổ chức có nói rằng “văn hoá xác định luật chơi”. => Vănhóadoanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi ta thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống để làm gì, sống như thế nào? - Ý kiến riêng của bạn về vănhóadoanh nghiệp? Doanh nghiệp muốn trường tồn, tạo niềm tin trong lòng mọi người thì đầu tiên phải xây dựng tốt vănhóadoanh nghiệp. Vănhóadoanh nghiệp bao gồm các yếu tố về pháp luật và đạo đức. Do đó vănhoádoanh nghiệp được hiểu là một dạng của vănhoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố vănhoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó. Có một so sánh thú vị về vănhóadoanh nghiệp rằng: “ nếu doanh nghiệp là chiếc máy tính thì vănhóadoanh nghiệp là hệ điều hành” Nếu ta xem xét dưới một góc độ quản lý thì vănhóadoanh nghiệp là công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Bởi vì thông qua xây dựng và phát triển vănhóadoanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của các thành viên trong doanh nghiệp cũng như định hướng suy nghĩ và của các đối tác của doanh nghiệp. Nói cách đơn giản nhất thì vănhóadoanh nghiệp chính là chất keo kết dính các thành viên trong doanh nghiệp để họ tin tưởng, hòa đồng,cảm thông, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau để họ làm việc cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Và nó cũng chính là chất keo dính kết nối vững chắc với khách hàng, nhà cung cấp, chính quyền, cộng đồng… 3 Hiểu như thế nào về thuhútnhân tài? - Ý nghĩa của vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp Mặc dù nhà máy, trang thiết bị vàtài sản chính là những nguồng tài nguyên mà các tổ chức đều cần có, thế nhưng con người – nguồn nhân lực – vẫn đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hóavà dịch vụ, kiểm tra chất lương, đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn tài chính, xác định những chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức đó. Không có con người làm việc hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt tới các mục tiêu của mình. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nguồn sống Nguồn nhân lực là một nguồn sống. Đó là điều mà ai cũng biết. Giá trị của con người đối với xã hội chủ yếu được thể hiện ở năng lực lao động của con người. Trong khi năng lực không thể tồn tại độc lập ngoài một cơ thể khỏe mạnh. Do đó, một con người có năng lực nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần có, một cơ thể khỏe mạnh, có tinh thần chủ động làm việc và ý thức sáng tạo cái mới, có khả năng thích ứng với môi trường tổ chức vàvănhóadoanh nghiệp chính là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chúng ta phân tích giá trị của một hàng hóa nào đó thì sẽ phát hiện ra rằng nó được cấu thành bởi hai bộ phận chủ yếu có tính chất khác nhau. Bộ phận thứ nhất là “giá trị chuyển dịch”. Bộ phận thứ hai là “giá trị gia tăng”. Giá trị chuyển dịch là những yếu tố sản xuất mà chúng ta mua về trong quá trình tạo nên sản phẩm như vật liệu, năng lượng, trang thiết bị, khấu hao tài sản, Trong quá trình tạo thành giá trị của hàng hóa, giá trị những yếu tố sản xuất này không tăng thêm mà chỉ chuyển hóa giá trị vốn có của nó vào sản phẩm mới. Do đó, bộ phận này không tạo ra lợi nhuận. Nhưng ý nghĩa của phần giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp lại hoàn toàn khác. Đó là bộ chênh lệch giữa giá trị của [...]... làm việc và cuộc sống thường ở mức trung lưu 4 Mối quan hệ giữa thuhútnhântàivàvănhóadoanh nghiệp Những ảnh hưởng của vănhóadoanh nghiệp rất nhiều và đa dạng Rõ ràng là ảnh hưởng của vănhóadoanh nghiệp khác nhau tùy thu c vào việc công ty có một nền vănhóa mạnh hay một nền vănhóa yếu, nhưng tụ chung lại vănhóadoanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn trong việc thuhútnhântài Một doanh nghiệp... chân nhântàiVà nghiên cứu gần đây cho thấy trên 85% các nhà quản lý nhân sự phải thừa nhận thách thức lớn nhất của họ đó là việc doanh nghiệp thiếu khả năng thuhútvà giữ chân nhântài Do đó nếu vănhóadoanh nghiệp yếu thì thật sự rất khó trong vấn đề thuhútnhân tài, tuy nhiên không hẳn là không có giải pháp, quy trình PRIDE dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện vănhóadoanh nghiệp nhằm thu hút. .. trung vào môi trường mà nó tạo ra cho nhân viên của mình bởi vì điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn Tập trung vào xây dựng và duy trì văn hóadoanh nghiệp cho nhân viên thấy rằng họ được coi là một phần quan trọng của công ty Có 5 lý do để tạo ra một nền văn hóadoanh nghiệp tích cực : 1 Một doanh nghiệp có nền vănhóa mạnh mẽ sẽ thuhút nhiều nhântàiTài năng của họ khi vào công... người hiệu quả hơn và thành công trong công việc Từ nhân viên cấp dưới thấp nhất đến nhà quản trị cao nhất, một nền vănhóa mạnh mẽ giúp tất cả mọi người Như vậy, có thể nói văn hóadoanh nghiệp là điều kiện vô cũng quan trọng trong việc thuhútnhântài Tuy nhiên, để đạt được văn hóadoanh nghiệp vững mạnh cần phải điều chỉnh và cải thiện trong quá trình thực hiện, vàthuhútnhântài thôi chưa đủ mà... theo mục tiêu của người quản lý cũng như nguyện vọng và điều kiện của nhântài đặt ra ở câu hỏi thứ nhất vàthứ hai sẽ đi đến đàm phán và quyết định trọng dụng nhântài ở một trong hai hình thức sau: Thuhút nhằm sở hữu nhân tài, không phải lúc nào cũng cần sở hữu nhân tài, nhưng cũng có khi cần sở hữu nhântài Lý do thôi thúc sở hữu nhântài có nhiều và người ta thường lưu ý một số trường hợp sau: -... nhuận và hiệu suất · Thiết kế một chương trình định hướng nhân viên hiệu quả Nhằm đảm bảo cho quy trình PRIDE thực hiện tốt để thuhútnhân tài, doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình những nguyên tắc cơ bản trong văn hóadoanh nghiệp, cụ thể là : Đặt nhân viên lên vị trí hàng đầu Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng cách tốt nhất để tuyển mộ và giữ lại nhântài là tạo ra một môi trường vănhóa doanh. .. điểm mạnh và kinh nghiệm của họ Thực tế cho thấy tìm người thích hợp với môi trường vănhóa của công ty bao giờ cũng khó khăn hơn tìm người phù hợp với một công việc cụ thể, cho nên phải cố gắng sử dụng và tạo cơ hội cho họ tự khẳng định tài năng 1 Điển hình về thuhútnhântài dựa trên vănhóadoanh nghiệp ( google) 2.1 Sơ lược về Google vàvănhóadoanh nghiệp của Google * Lịch sử hình thành và phát... nào Muốn thuhút được nhântài thì cần làm cho họ biết họ được thuhút về để giải quyết vấn đề gì, điều đó mới thật sự tạo ra sự lôi cuốn Việc trọng dụng sẽ là động lực quan trọng thuhútnhântài Thật sự trọng dụng là biểu hiện tốt đẹp của trọng thị Trả lời câu hỏi thuhút như thế nào là thể hiện trọng đãi của nơi sử dụng nhântài Trọng đãi là sự trả công xứng đáng cho đóng góp của nhântài đối với... dụng Cụ thể hóa ba khâu trọng thị, trọng dụng và trọng đãi sẽ tạo ra được các giải pháp tổng thể cho thuhútnhântài Giải pháp này thường mang tính chiến lược chi phối các giải pháp kỹ thu t khác Thứ hai, săn tìm nhân tài, ngày xưa nhiều nhântài "mai danh ẩn tích" nên các triều đại phong kiến đều không tiếc công sức và huy động cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương để tìm nhântàiThứ ba,... nội lực ấy chính là từng nhân viên, từng cán bộ trong doanh nghiệp Nhântài là nguyên khí của doanh nghiệp” Xét trong tầm chiến lược lâu dài, muốn doanh nghiệp trường tồn và phát triển thì yếu tố cốt lõi là phải xây dựng được hệ thống nhân lực xuất sắc” - Ý nghĩa của cụm từ :” thuhútnhântài ? Có nhiêu quan niệm về nhân tài, ngày xưa khác và sau này cũng khác Một người có tài năng, năng lực có khả . Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và vấn đề thu hút nhân tài 1 Khái luận chung về văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn. hệ giữa thu hút nhân tài và văn hóa doanh nghiệp. Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp rất nhiều và đa dạng. Rõ ràng là ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp khác nhau tùy thu c vào việc công. một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực : 1 . Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh mẽ sẽ thu hút nhiều nhân tài .Tài năng của họ khi vào công ty sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và thể hiện tài năng