1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI SẠCH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

62 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 564,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận về FDI sạch trong phát triển kinh tế của các quốc gia (7)
    • 1.1. Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI (7)
      • 1.1.1 Khái niệm FDI (7)
      • 1.1.2. Đặc điểm của dòng vốn FDI (7)
      • 1.1.3. Các hình thức FDI………………………………………………. ……………….3 1.1.4. Bản chất của FDI- Các lý thuyết về dòng vốn FDI 1.1.4.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài (8)
        • 1.1.4.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô về đầu tư nước ngoài (10)
    • 1.2. Quan điểm về FDI sạch và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển (11)
      • 1.2.1. FDI sạch (11)
        • 1.2.1.1. Khái niệm FDI sạch (11)
        • 1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI sạch (12)
      • 1.2.2 Phát triển bền vững( Sustainable development) (14)
        • 1.2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững (14)
        • 1.2.2.2. Thế nào là một nền kinh tế phát triển bền vững (15)
        • 1.2.2.3. Thước đo phát triển bền vững- GDP xanh (15)
      • 1.2.3. Tác động của FDI sạch tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế (15)
      • 1.2.4. FDI sạch- Thách thức lớn cho các nước đang phát triển (17)
    • 1.3. Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới (18)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia (18)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (20)
  • Chương 2: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam (22)
    • 2.1. Khái quát tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014 (22)
      • 2.1.1. Vốn đăng ký, vốn thực hiện (22)
      • 2.1.2. Thu hút vốn theo đối tác (24)
      • 2.1.3. Thu hút vốn theo ngành kinh tế (25)
      • 2.1.4. Thu hút vốn theo hình thức đầu tư (27)
      • 2.1.5. Theo địa phương (29)
    • 2.2. Khái quát tình hình thu hút vốn FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 (30)
      • 2.2.1. Tình hình chung về quá trình thu hút FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014 (30)
      • 2.2.2. Ví dụ về một số dự án FDI sạch và chưa sạch tại Việt Nam (32)
    • 2.3. Đánh giá các nhân tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam (35)
    • 2.4. Tác động của dòng FDI sạch đối với phát triển KT- XH Việt Nam (42)
  • Chương 3: Giải pháp thu hút, quản lý dòng vốnFDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam (46)
    • 3.1. Dự báo hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch trên thế giới (46)
      • 3.1.1. Triển vọng duy trì, phát triển nguồn vốn FDI sạch trong quá trình toàn cầu hóa (46)
      • 3.1.2. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động (48)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao thu hút, quản lý FDI sạch tại Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên CNXH (50)
      • 3.2.1. Giải pháp thứ nhất: hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI sạch (50)
      • 3.2.2. Giải pháp thứ hai, nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động thu hút (51)
      • 3.2.4. Giải pháp thứ tư, thực hiện các biện pháp để khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI (54)
      • 3.2.5. Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện quy trình đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (56)
      • 3.2.6. Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài (57)

Nội dung

Những vấn đề lý luận về FDI sạch trong phát triển kinh tế của các quốc gia

Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI

Có rất nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”.

1.1.2 Đặc điểm của dòng vốn FDI:

Xuất phát từ những khái niệm, chúng ta có thể rút ra được một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

Một là , một hoạt động đầu tư được coi là đầu tư nước ngoài khi chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một mức vốn tối thiểu nào đó vào vốn pháp định, mức đóng này tùy theo quy định của mỗi nước Quyền quản lý doanh nghiệp cũng như lợi nhuận mà chủ đầu tư nước ngoài nhận được cũng tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp.

Hai là , quá trình đầu tư ra nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn quốc tế,bchuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý đồng thời tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Ngoài ra, các dự án FDI còn gắn liền với hoạt động di cư lao động và kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia, thể hiện quá trình hội nhập kinh tế của các nước trên thế giới

Ba là , Khác với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ và đặc biệt là rất ít phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bởi nguồn vốn này thường do các nhà đầu tư hay doanh nghiệp tự bỏ vốn ra thực hiện

Bốn là , FDI là hình thức kéo dài chu kì tuổi thọ của hoạt động sản xuất bởi nó giúp các doanh nghiệp chuyển giao được công nghệ lạc hậu của nước mình nhưng dễ dàng được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn.

Năm là , Các dự án FDI bị chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, thường sử dụng luật pháp của nước chủ nhà, nhưng trong một chừng mực nào đó, sự hoạt động của dự án vẫn chịu ảnh hưởng luật pháp của nước có các bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực

Sáu là, Các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch và sử dụng ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản và trong quá trình hoạt động của dự án Quá trình thực hiện dự án FDI cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau, nên để có sự hợp tác tốt đẹp cần phải có sự giao hòa văn hóa giữa các bên trong hoạt động đầu tư FDI.

Phân chia các dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư:

* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia bao gồm: một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước ký kết thỏa thuận để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định rõ về đối tượng, nội dung kinh doanh, trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.

*Hình thức công ty hay doanh nghiệp liên doanh : Doanh nghiệp hay liên doanh được thành lập giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ vốn góp

* Hình thức doanh nghiệp 100%vốn từ nước ngoài : Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu hoàn toàn về trách nhiệm kinh doanh

* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T) Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.

1.1.4.Bản chất của FDI- Các lý thuyết về dòng vốn FDI

1.1.4.1.Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài:

Các lý thuyết này dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn và lao động giữa các nước cũng như việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phân tán rủi ro

- Lý thuyết HO(Heckcher và Ohlin-1933)

Với hai nước A và B có các điều kiện như nhau về nhu cầu thị trường, thị hiếu, công nghệ sản xuất…và giả định rằng không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới và hiệu quả kinh tế không phụ thuộc vào quy mô thị trường của các nước thì theo mô hình HO chỉ ra rằng nếu như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố đầu vào khan hiếm thì sản lượng của hai nước sẽ tăng lên

Kế thừa mô hình này Richard S Eckaus cho rằng khả năng về vốn giữa các nước là khác nhau đo đó sẽ có nước thừa vốn và nước thiếu vốn Tại những nước thừa vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với những nước thiếu vốn nên sẽ lưu chuyển dòng vốn giữa các nước Do đó mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự di chuyển vốn quốc tế Trên quan điểm này nhà kinh tế học M.Kemp đã xây dựng mô hình MacDougall-Kemp để giải thích cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quan điểm về FDI sạch và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển

FDI sạch là nguồn vốn đầu tư đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, phải đáp ứng được các yêu cầu sau: ã Lợi ớch kinh tế: Nguồn vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh và khụng nhằm mục đích trục lợi nào khác Một khi tiến hành thực hiện đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Đối với nước đầu tư khi tiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư Đối với nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; cân bằng cán cân thương mại, cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành, phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch. ã Lợi ớch xó hội: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo đúng gúp vào quỏ trình thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đẩy nhanh các mục tiêu quốc gia như: tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển nguồn nhân lực; giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo quốc phòng an ninh; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe

Môi trường:Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phải giúp cải thiện môi trường tự nhiên và có thể xuất hiện trong bất kì lĩnh vực công nghiệp nào và ở mọi giai đoạn cũng như trình độ công nghệ của chuỗi giá trị Dòng vốn này được các công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường cũng như thiết lập một hình thức đầu tư sạch hơn, hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy nổ và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi, đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý là trách nhiệm của cả chủ đầu tư và của nước nhận đầu tư Nâng cao tính tự giác của mỗi cá nhân đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường vì một xã hội phát triển bền vững

1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI sạch

Thứ nhất là cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài : Chính sách đầu tư nước ngoài là một bộ phận trong các chính sách phát triển kinh tế- xã hội để điều chỉnh các hoạt động đầu tư quốc tế của một quốc gia trong một thời kì nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó Không chỉ vậy đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng của môi trường đầu tư Có thể thấy rằng trong mọi thời kì kinh tế chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề tiên quyết khi chủ đầu tư quyết định đầu tư, một chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư tiến hành đầu tư trên địa bàn và ngược lại, một chính sách khuyến khích đầu tư bất hợp lý sẽ tạo rào cản lớn, tạo môi trường đầu tư không thuận lợi đối với các chủ đầu tư Do đó để thu hút được dòng vốn FDI trước hết chúng ta đòi hỏi cần có cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư để thu hút và giữ chân nhà đầu tư Nhưng chỉ với những chính sách như thế không thôi thì chưa đủ để thu hút dòng vốn FDI sạch

Thứ hai là chính sách môi trường : Chính sách về môi trường hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài bởi lẽ trong những năm trở lại đây mặt trái của dòng vốn FDI ngày càng thể hiện rõ nét, nó đã gây ra khá nhiều hệ lụy tới môi trường kinh tế xã hội của con người như:ô nhiễm môi trường nặng nề, kéo dài và không thể tính hết, gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nên phải đặt ra các tiêu chuẩn, định mức môi trường nhằm hạn chế tiêu cực tác động môi trường Tuy nhiên cũng không thể đưa ra các chính sách quá khắt khe về điều kiện môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là đối với các nước phát triển đã gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư Do đó nhà nước cần đưa ra các chính sách, quy định về chất lượng môi trường hợp lý trong các dự án đảm bảo chọn lọc được những dự án “sạch” thân thiện với môi trường, đồng thời đảm bảo thu hút lượng vốn FDI lớn vào quốc gia.

Thứ ba là môi trường đầu tư : Một trong những mục đích của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại một nước nào đó là khai thác lợi thế so sánh môi trường đầu tư của nước chủ nhà ở tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ đảm bảo được sự an toàn, khả năng sinh lời cao của lượng vốn nên sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, lúc này nước chủ nhà có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được dòng vốn FDI sạch Do vậy mà để có được nguồn vốn FDI sạch đòi hỏi các nước tiếp nhận đầu tư phải có một môi trường đầu tư thông thoáng, đồng thời cũng phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ bằng cách ban hành chính sách xúc tiến đầu tư, biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực phí, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước

Thứ tư là môi trường cạnh tranh trong nước và thế giới: Sức ép từ môi trường cạnh tranh trong nước và trên thế giới đòi hỏi chủ đầu tư phải luôn cải biến công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận với những máy móc tiên tiến Bên cạnh đó, hiện nay uy tín nhãn hiệu quyết định khá lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt để tạo một chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường Với mức sống ngày càng cao, con người ngày càng quan tâm hơn tới môi trường sống, do vậy mà việc sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa thân thiện môi trường đang là xu hướng tâm lý chung của người tiêu dùng.Và đây cũng chính là một yếu tố cạnh tranh phổ biến của nhiều doanh nghiệp.Chính vì vậy mà chủ đầu tư nước ngoài thì ngày càng có trách nhiệm hơn với việc xử lý chất thải công nghiệp bởi lẽ nếu quá trình xử lý không đảm bảo gây hại tới môi trường sống xung quanh thì sản phẩm của họ sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay làm mất chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định được một điều rằng sức ép cạnh tranh là một nhân tố không thể thiếu để thu hút được dòng vốn FDI sạch Do đó đối với nước tiếp nhận đầu tư cần phải tạo cho mình một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, từ đó tạo một điểm đến đáng tin cậy cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm là tâm lý của nhà đầu tư: Việc quyết định bỏ vốn đầu tư hay không, đầu tư trong bao lâu , hình thức đầu tư như thế nào phụ thuộc rất lớn cách nhìn nhận của chủ đầu tư đối môi trường của nước tiếp nhận đầu tư Nó gắn liền với trách nhiệm của chủ đầu đối với nước chủ nhà Nếu chủ đầu tư có tầm nhìn mang tính dài hạn thì chắc chắn tính trách nhiệm, tự giác trong việc thực thi đúng luật ,bảo vệ môi trường là rất cao. Ngược lại, đối với các chủ đầu tư có tầm nhìn mang tính ngắn hạn, do chỉ tồn tại ở nước tiếp nhận trong thời gian ngắn nên các doanh nghiệp này có thể có những chiêu lách luật mà chỉ đến khi doanh nghiệp khấu hao hết và về nước thì cơ quan chức năng nước chủ nhà mới phát hiện được, bỏ lại hậu quả nặng nề mà nước tiếp nhận đầu tư phải gánh chịu.

Do đó để thu hút được dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia cần phải có cách đánh giá chính xác tâm lý của chủ đầu tư trong quá trình sàng lọc dòng vốn FDI bởi nó chi phối tới hành động của họ trong quá trình thực hiện đầu tư tại nước chủ nhà

Thứ sáu là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thu hút FDI bởi quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá trình luân chuyển vốn quốc tế Khi gia nhập các tổ chức trên thế giới, với những cam kết chung đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế, giảm bớt các rào cản đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, không thể tránh khỏi được tình trạng FDI chảy vào nhiều hơn, khó kiểm soát hơn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Do đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có những sáng kiến mới bám sát tiến độ hội nhập vừa đảm bảo sự thu hút FDI vừa loại bỏ các tác nhân xấu gây hại tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, nâng cao thu hút FDI “sạch”,

1.2.2 Phát triển bền vững ( Sustainable development)

1.2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đã công bố báo cáo: Tương lai chung của chúng ta Trong đó có đưa ra khái niệm phát triển bền vững như sau: “ Sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.”

1.2.2.2 Thế nào là một nền kinh tế phát triển bền vững

Một nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế phải đảm bảo được tính bền vững trên cả ba phương diện chính: kinh tế, xã hội, môi trường Đối với cực môi trường thì đòi hỏi trong quá phát triển phải luôn giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra; đối với cực kinh tế phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả, ổn định; đối với cực xã hội thì phải nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, xây dựng được một nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan với văn hóa nhân loại

Nói chung, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là một bài toán hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia Song xuất phát từ một cái nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ tất cả các nhân tố, các khía cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực thì phát triển bền vững vẫn được xem như là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trị nhất dễ được xã hội thừa nhận.

1.2.2.3 Thước đo phát triển bền vững- GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chi phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.

Với chỉ tiêu GDP xanh chúng ta có thể đánh giá chi phí thiệt hại môi trường với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần Nó phản ánh được thực chất sự phát triển kinh tế của một đất nước trên cả ba phương diện : kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2.3.Tác động của FDI sạch tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế mất cân bằng, chỉ có một số khu vực trung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém như tại các nước đang phát triển thì việc thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tác động mạnh thức tỉnh nền kinh tế quốc gia Nó bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng:

Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia:

Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với các chính sách khuyến khích dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như :Trung Quốc, Đức, Ấn Độ….Sau đây ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu chính sách thu hút dòng vốn FDI sạch của Ấn Độ - nước nằm trong nhóm nước đang phát triển

Với Ấn Độ thì trước đây được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây Điều này đã khiến nhà đầu tư nước ngoài không tập trung vào Ấn Độ Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ văn phòng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ Để tạo lập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình Bên cạnh đó, quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các nước đầu tư vào Ấn Độ Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi thu hút đối với bộ phận Ấn kiều- là một trong những nguồn chất xám mà trước đây đã bị mất ở Ấn Độ Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào trong nước trong năm 2007-2008 đạt mức 24,57 tỉ Đô-la Mỹ, tăng 56,50% so với con số 15,7 tỉ Đô-la Mỹ của năm 2006-2007 Trong thực tế, Ấn Độ đã tiếp nhận 3,93 tỉ Đô-la

Mỹ từ FDI chỉ riêng tháng 6 năm 2008 Tám tháng đầu năm 2009 FDI đổ vào Ấn Độ đạt 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầu năm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, đạt mức kỉ lục trong các thực thể kinh tế đang trỗi dậy Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa, cộng với chính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hành cuối năm 2009, nên các nhà đầu tư thế giới coi Ấn Độ là nơi đầu tư lý tưởng thời gian tới, từ đó nguồn vốn nước ngoài đổ vào Ấn Độ tăng lên rõ rệt.Với việc thu hút một lượng lớn FDI như vậy, Ấn Độ đã phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài như: biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là ô nhiễm môi trường Hiện nay, đây là một tác nhân lớn đe dọa tới sự phát triển bền vững của quốc gia này Vậy ngoài những chính sách nhằm thu hút một lượng FDI lớn như ở trên, Ấn Độ đã có những biện pháp sàng lọc để có được những nguồn vốn FDI sạch như thế nào? Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút phát triển các ngành năng lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon và đặc biệt là quá trình sử dụng năng lượng gió hiện nay của Ấn Độ rất phát triển , là một trong năm thị trường năng lượng gió lớn nhất trên thế giới Bên cạnh đó, quốc gia này vẫn kiên quyết từ chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường mặc dù đó là khoản đầu tư rất lớn, ví dụ điển hình như : Dự án xây dựng một nhà máy thép tại bang Orissa của công ty thép Posco Hàn Quốc trị giá 12 tỉ USD đã bị từ chối do ba trong số bốn thành viên của một ủy ban chính phủ đã đề nghị không thông qua dự án, sau khi nêu ra những sai sót nghiêm trọng liên quan như luật lệ về môi trường và điều khoản tái định cư cho người dân địa phương Điều này chứng tỏ Ấn Độ đã rất khắt khe trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài vào quốc gia. Ngoài ra, nước này còn ngưng cấp giấy phép hoạt động đối với các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn xử lý chất thải, tác động xấu tới môi trường sống của con người mặc dù biết nó đang gây một sự lo ngại đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Nhưng những nhà lãnh đạo quốc gia này đã phát biểu rằng: “ Họ không chống việc phát triển hoặc thực hiện các dự án lớn, nhưng phải bảo đảm các công ty phải tuân thủ đúng đắn các luật lệ về môi trường, điều mà trước tới nay họ thường xem nhẹ” Ấn Độ đã sớm nhận ra được nhu cầu bức xúc phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường Và sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế hay môi trường, trong trường hợp này, phản ánh định hướng phát triển kinh tế của quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và cũng là bài học cần nghiên cứu cho các nền kinh tế đang phát triển khác để xây dựng một nền kinh tế bền vững trong tương lai.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Do địa hình lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có những đặc trưng và lợi thế riêng Vì vậy phải định hướng phát triển cho từng vùng, cùng với những biện pháp, chính sách nhằm phát huy thế mạnh của từng địa bàn có nhiều lợi thế, phát huy vai trò các vùng động lực nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở tại tất cả các khu vực trong cả nước để giảm bớt sự mất cân bằng trong cơ cấu vùng

Bên cạnh đó nhà nước phải có định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại, các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

Cần phải có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước, có sự cạnh tranh công bằng thông qua đấu thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới Khi hoạt động đầu tư bắt đầu có ý tưởng từ các ngành, địa phương thì phải lập phương án về mục tiêu, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, các điều kiện bảo đảm đã và sẽ có về giao thông, viễn thông, năng lượng, cấp thoát nước, nhân lực tại chỗ và có thể đào tạo, các ưu đãi về thuế, tín dụng, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa; các tổ chức dịch vụ tư vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý quan hệ với cơ quan nhà nước, các địa chỉ cần liên hệ để có thêm thông tin về dự án Có như vậy mới tạo được niềm tin và thu hút được các chủ đầu tư bỏ một lượng vốn lớn cho các dự án

Cần đào tạo, thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, thông tạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra Chính phủ phải nghiêm ngặt, chủ động trong công tác chọn lựa đối tác đầu tư, từ chối cấp phép cũng như thu hồi giấy phép đối với những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, nhất là gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên để xuất khẩu chứ không phải để chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm Vấn đề có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nước địa phương, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào một số nhà đầu tư, mà phải dựa trên căn bản lợi ích lâu dài của đất nước

Nếu như các nhà đầu tư quốc tế có quyền lựa chọn địa điểm và nước để thực hiện dự án thì nước chủ nhà cũng có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư Trong quá trình thẩm định dự án công nghiệp cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ cao để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, cần bổ sung những nội dung liên quan đến FDI với phát triển bền vững trong các hiệp định song phương về đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, để xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà và nước của nhà đầu tư Tất nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài thì mỗi nước phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế, nhưng nhà đầu tư cũng phải tôn trọng tính đặc thù của mỗi nước, các mục tiêu định hướng và những ưu tiên trong từng chiến lược phát triển, bởi vì điều đó phản ảnh sự chia sẻ lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà. Nước của nhà đầu tư và nước chủ nhà cũng có thể chia sẻ nghĩa vụ, ví dụ không cho phép sử dụng lao động trẻ em, ngăn chặn tham nhũng , hiện tượng rửa tiền xuyên quốc gia trong hoạt động đầu tư nước ngoài Việc kết hợp hài hòa, đồng bộ những biện pháp cải tạo thiết thực như: đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, mới hấp thu được nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với nó, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét duyệt các dự án đầu tư và các chính sách thông thoáng mở cửa cho chủ đầu tư nước ngoài nhưng đi kèm với nó là hệ thống pháp luật chặt chẽ thì hứa hẹn sẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn vốn FDI sạch đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước trong tương lai.

Thực trạng thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam

Khái quát tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014

2.1.1.Vốn đăng ký, vốn thực hiện

Từ năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong kinh tế khu vực FDI khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO được hoà nhập sâu rộng và học hỏi các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện và chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư lớn Quy mô đầu tư giai đoạn 2010-2014 tăng khá ổn định kể so với giai đoạn trước liền kề 2005-2009, số dự án tăng khoảng 1,2 lần trong khi đó số vốn thực hiện tăng hơn 3 lần và số vốn đăng kí tăng hơn 7 lần

Biểu đồ 1.Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2004-2014

Nguồn:Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2010-2014 cũng thể hiện những nốt thăng trầm trong tiến trình thu hút FDI Năm 2010, Việt Nam đã tạo ra một bước đột phá về thu hút vốn FDI, khi tổng vốn cấp mới đạt 10,2 tỷ USD Số vốn đăng ký của năm 2011, 2012 lần lượt giảm nhẹ 10,2%và 12,7% đạt 21347,8 và 64011,0 triệu USD Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 300 KCN và khu kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư Các khu công nghiệp này chiếm trên 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Nhìn vào những hoạt động đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới vào VN gần đây, có thể thấy lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến đang chiếm lĩnh dòng vốn này.

Các trường hợp điển hình:

Sam Sung - 7 tỷ USD: Vào VN từ tháng 3 năm 2008, chỉ hơn 6 năm Sam Sung đã lọt vào TOP doanh nghiệp FDI hàng đầu đang đầu tư và hoạt động tại VN Hiện Sam Sung đã đầu tư 5,5 tỷ USD vào lĩnh vực điện tử, khi nhà máy tại Tp.HCM khởi động thì con số này lên 7 tỷ USD Sam Sung cũng vừa đầu tư thêm 3 tỷ USD để mở rộng nhà máy ở miền Bắc và Thái Nguyên.

Năm 2013, kiêm ngạch xuất khẩu của Sam Sung đạt trên 23 tỷ USD Riêng Sam Sung Thái Nguyên năm 2014 dự kiến doanh thu đạt khoảng 8 tỷ USD và tăng lên 12 tỷ USD vào 2015.

Không chỉ lĩnh vực điện tử, Sam Sung còn đang nhảy vào lĩnh vực đóng tàu với kế hoạch xây dựng nhà máy 950 triệu USD.

Tập đoàn LG: Ông Đặng Thành Tâm, doanh nhân thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất từ LG cho rằng, có vẻ LG đang có chiến lược xây dựng tổ hợp thành phố công nghệ cao tại VN Và vừa qua, các KCN của ông Đặng Thành Tâm cũng đã hút được dòng vốn lớn từ LG Theo nhận định của ông Tâm, dòng vốn FDI đầu tư vào 11 KCN do Kinh Bắc quản lý sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2015.

Chỉ tính riêng LG mới đây đã đầu tư vào KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) để xây dựng nhà máy 1,5 tỷ USD KBC cũng đã ký bản ghi nhớ với LG mở rộng đầu tư, thuê thêm đất tại KCN này khoảng 650 tỷ đồng.

CTCP KCN Đình Vũ (liên doanh giữa Hải Phòng 25% và một tổ hợp nhà đầu tư nước ngoài gồm Rent - A- Port, Infra Asia và Công ty Quản lý và Phát triển cảng (IPEM), của Bỉ 75%) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy mô 520ha, vốn đầu tư 259 triệu USD.

Rent - A - Port đang theo đuổi KCN dự kiến có tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng tại Quảng Ninh; Amata (Thái Lan) đang nghiên cứu đầu tư Dự án KCN công nghệ cao quy mô 2 tỷ USD; Texhong (Hongkong) với KCN Texhong Hải Hà, quy mô 660 ha, vốn đầu tư 215 triệu USD…

VSIP cũng đang lên kế hoạch đầu tư Dự án Tuy Phước và khu vực dọc tuyến đường Long Vân - Long Mỹ (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) 1.400 ha; Tập đoàn TAL (Hồng Kông) sẽ xây dựng nhà máy ở KCN Đại An trị giá 200 triệu USD…

Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn tương đối ổn định, các số liệu thống kê về đầu tư FDI phản ánh cái nhìn tích cực và lạc quan hơn cho môi trường đầu tư ở Việt Nam nói riêng, môi trường kinh tế Việt Nam nói chung.

2.1.2 Thu hút vốn theo đối tác

Biểu đồ 2: Top 9 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam trong tháng 10 năm 2014

Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam

Về đối tác đầu tư, tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3,6 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam

Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,64 tỷ USD, chiếm 19,3 % tổng vốn đầu tư; Hồng Kông đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,67 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,66 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

2.1.3.Thu hút vốn theo ngành kinh tế

Biểu đồ 3: Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 10 năm 2014 theo ngành kinh tế

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục chiếm ưu thế vượt trội

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 636 dự án đầu tư đăng ký mới; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,7 tỷ USD; chiếm 70,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng năm 2014.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 29 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,22 tỷ USD; chiếm 8,9% Đứng thứ 3 là lĩnh vực là lĩnh vực Xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,03 tỷ USD chiếm 7,5% tổng vốn đăng ký.

Khái quát tình hình thu hút vốn FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2010- 2014

2.2.1 Tình hình chung về quá trình thu hút FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2010- 2014

Trong giai đoạn này, trong tổng số rất lớn dự án đã thực hiện, số dự án FDI đạt đủ tiêu chuẩn được xem là “sạch” chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn Theo thống kê hiện nay, có tới 67% doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, chưa kích thích được nền kinh tế Tính trung bình trên cả nước, chỉ khoảng 5% nhà đầu tư tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại như ngành công nghệ thông tin và truyền thông, khoảng 5% khác tham gia vào dịch vụ khoa học, kỹ thuật; 3,5% tham gia vào ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lí hiện đại, lao động trình độ cao Lượng FDI thu hút vào Việt Nam là rất cao song chất lượng FDI lại thấp, đóng góp cho nền kinh tế có thể bị hạn chế do hành vi ảnh hưởng tới môi trường tài nguyên, do hành vi trốn thuế hay làm tăng tình trạng nhập siêu, không tạo được tính lan tỏa trong nền kinh tế nội địa Tỷ lệ lớn các dự án được đầu tư bộc lộ các đặc điểm tiêu cực ngày càng đậm nét và cần sớm nhận biết và ngăn chặn, mà nổi bật là:

Gây ra những hệ quả ô nhiễm môi trường nặng nề, kéo dài và không thể tính hết Theo số liệu thống kê năm 2009 của bộ Tài nguyên và môi trường, trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường, trong số 5.625 doanh nghiệp hoạt động theo nguồn vốn FDI mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ.

Gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp, đất ven biển và tước đoạt công ăn việc làm, cùng những hệ quả đa dạng

Gây ra những đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia, và toàn vẹn lãnh thổ, như những dự án trồng rừng vùng biên giới và khai thác tài nguyên những vùng đất chiến lược về quân sự khác đã được cảnh báo và phản biện xã hội khá nhiều trong thời gian gần đây. Biến VN thành bãi thải công nghệ và máy móc lạc hậu, gánh chịu tổn thất tài chính to lớn để khắc phục và thay thế, kéo dài tình trạng lạc hậu và kém hiệu quả của nền kinh tế, móc túi người tiêu dùng trong nước do mua phải hàng hóa chất lượng kém với giá cao và giảm nguồn thu NSNN;

Ngoài ra, có nhiều dự án FDI đầu tư mang tính chụp giựt, trả lương thấp hoặc vi phạm các yêu cầu, quy định bảo vệ người lao động VN; cũng như còn tình trạng các DN có vốn đầu tư nước ngoài liên kết ép giá, lũng đoạn thị trường, thực hiện các hành vi hối lộ, làm tăng tình trạng tham nhũng gây tổn hại cho lợi ích người lao động, người tiêu dùng và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước thực trạng đó, trong những năm trở lại đây chính phủ và các cơ quan ban ngành các tỉnh, thành phố cũng đã có những chính sách khắt khe hơn trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Điển hình là xu hướng rút giấy phép đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các chủ đầu tư gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như: Vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên đã công khai việc chuẩn bị thủ tục thu hồi dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa, một dự án có tổng diện tích đất sử dụng khoảng 7.656 ha, được đầu tư theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 11,4 tỷ USD, trong đó giai đoạn I là

1,68 tỷ USD Trước những báo động nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường , thay vì dễ dãi như trước đây, xu hướng hiện nay là các tỉnh thành đã soi kĩ hơn đối với dòng vốn FDI

Kết luận :Có thể nói rằng Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều dòng vốn FDI ‘chưa sạch’ đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam mà khó có thể phát hiện được bởi các thủ đoạn che dấu khá tinh vi của chủ đầu tư nước ngoài Mặc dù các biện pháp của nhà nước không giải quyết được vấn đề này một cách triệt để song không thể phủ nhận nỗ lực chính phủ và các cơ quan trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để có được những dòng vốn FDI thực sự sạch đúng với ý nghĩa thực tế của nó nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

2.2.2.Ví dụ về một số dự án FDI sạch và chưa sạch tại Việt Nam

Các dự án FDI “chưa sạch” tại Việt Nam ảnh hưởng đến môi trường, khai thác chiếm dụng tài nguyên một cách không hợp lí, trong khi thu lợi nhuận lớn lại đóng góp hạn chế cho nền kinh tế tại Việt Nam Cụ thể:

Việc công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường

Công ty Vedan Việt Nam là một công ty thuộc Tập đoàn Vedan, Đài Loan Đây là một trong các công ty có tổng vốn đầu tư nhiều nhất trong số hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai, Việt Nam với số vốn đầu tư là 422 triệu USD Dự án của Vedan với diện tích 120 hecta đặt tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, ĐồngNai đã biến vùng đất tuy nghèo nhưng yên bình, xanh tươi đó sớm trở thành Khu công nghiệp Gò Dầu phát triển, với dòng sông chết Thị Vải (bị đầu độc bởi 4000- 5000m3 chất thải/ ngày trong nhiều năm của Vedan) khiến môi trường bị tàn phá nặng nề và cuộc sống người dân trong vùng bi đe doạ nghiêm trọng Cách thức phá hoại môi trường của Vedan được đánh giá là tinh vi và có hệ thống thông qua việc đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải hay thiết kế ngụy trang hệ thống xử lí nước thải từ nhà máy tinh bột để xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường Và sông Thị Vải đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng với bởi các loại rác thải và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng Đặc biệt, đoạn sông tại đi qua công ty Vedan VN được đánh giá là khúc sông “chết” Môi trường nước ở khu vực sông Thị Vải đã bị ô nhiễm quá nặng, không thích hợp cho cá, tôm sống và phát triển bình thường, con người cũng đang bị “đầu độc” Một kết quả báo động mà MCE tiến hành khảo sát trên sông, đó là hàm lượng khí độc NH3 và H2S trong thủy vực sông rất cao so với ngưỡng thích hợp cho điều kiện phát triển bình thường của các loài thủy sản Hơn nữa, nếu chúng ta ăn phải những sinh vật sống ở nguồn nước có kim loại nặng, bị ô nhiễm cao lâu ngày sẽ tích tụ sinh học và gây ra hàng loạt bệnh, không loại trừ khả năng bị ung thư Trường hợp nếu độc tố đó quá cao, có thể bị chết ngay Thiệt hại có thể quy ra con số cụ thể qua số liệu thống kê của Hội Nông dân TP.HCM và UBND huyện Cần Giờ về nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của người dân Cần Giờ do ảnh hưởng việc Công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải Theo đó, có 1.181 đơn khiếu nại của người dân với tổng thiệt hại kê khai khoảng 567 tỉ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong vùng, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng và đất nước đồng thời để lại hậu quả to lớn, không thể khắc phục cho môi trường sống, thiên nhiên.

Như vậy có thể thấy, tại Việt Nam, nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế Nguyên nhân một phần do trình độ công nghệ và một phần là do hạn chế về tài chính Tuy nhiên, khó có thể tin một công ty lớn mạnh như Vedan lại có sự hạn chế về tài chính, nhân lực và công nghệ đến mức lén xả thẳng nước thải ra sông, và việc phá hoại môi trường diễn ra thường xuyên với quy mô lớn mà sau 14 năm mới bị xử lí Ở đây cần đặt dấu chấm hỏi lớn về tính “hiệu quả” từ dự án của Vedan nói riêng, các dự án đầu tư khác nói chung cũng như tính chặt chẽ trong cơ chế quản lí hoạt động đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền.

Một ví dụ về FDI chưa sạch trong thời gian gần đây nữa là tình trạng chuyển giá.

“chuyển giá” là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh được các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất - kinh doanh.Ví dụ như: Theo số liệu Cục thuế TP.HCM, 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70% Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan (liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty Saigon Metropolitan Ltd Thuộc Tập đoàn British Virgin Island – Vương quốc Anh) Tại các cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế và lỗ lên tới hàng chục triệu USD Còn theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, tình trạng báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh này rất tồi tệ, khi có đến 104/111 doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong năm

2009 (Báo Đầu tư đã đề cập tại số báo 83, ra ngày 12/7/2010) nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn mở rộng sản xuất Tình trạng “chuyển giá” có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá.Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công ty FDI Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cà phê.

Ngoài ra, có một số ví dụ FDI chưa sạch như: Hiện tượng các siêu dự án FDI "có vấn đề" được thổi phồng quá mức để che đậy thực chất không có gì của chúng, đồng thời là cớ để chiếm dụng đất đai và các nguồn tài nguyên khác xảy ra nhiều trên các tỉnh trong các năm liên tiếp gần đây Điển hình phải kể đến Nhà máy Gang thép Eminence ở Thanh

Đánh giá các nhân tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam

Thứ nhất là cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:

Nhận thức rõ tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia, chính phủ đã đưa ra những chính sách mở rộng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987 và cho đến nay đã được sửa đổi nhiều lần Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước Sự điều chỉnh các chính sách phát huy được hiệu quả thông qua các con số không ngừng tăng về vốn đăng kí, vốn thực hiện, số dự án FDI qua từng năm nhưng hệ thống chính sách vẫn còn tồn tại một vài điểm bất cập làm hạn chế thu hút nguồn FDI “sạch”:

Chính sách đất đai: Thủ tục thuê đất, cấp đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng còn phức tạp gây mất cơ hội và thời gian của các nhà đầu tư, làm trễ thời gian của dự án, giảm tiến độ triển khai các dự án đầu tư nước ngoài, gián tiếp làm giảm đi sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam Hơn nữa việc thiếu quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng chưa có tầm nhìn dài hạn cho đầu tư nước ngoài FDI, một số địa phương chạy theo số lượng dự án đầu tư tùy tiện xử lí vấn đề đất đai áp dụng cho các dự án tạo ra hệ quả là những dự án được thực hiện lộn xộn, không theo quy hoạch chung không phát huy được hiệu quả kinh tế- xã hội, chưa kể đến những dự án “trá hình” nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư lân cận, tạo ra các dự án FDI “bẩn”.

Chính sách thuế: các văn bản thuế ban hành không có hệ thống, luôn thay đổi gây khó khăn cho họ việc lập báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh Hơn nữa, hệ thống các loại thuế chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng tồn tại các dự án lách thuế, “trốn thuế”,

“chuyển giá” mặc dù vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty mẹ, cho nước đi đầu tư nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư, đồng thời phần nào còn làm giảm các chỉ tiêu tăng trưởng trong năm của toàn vùng, của quốc gia nhận đầu tư, hình thành các dự án không “sạch”.

Chính sách tỷ giá và chính sách ngoại hối của Việt Nam được điều chỉnh bởi Ngân hàng Nhà nước hơi bảo thủ, cứng nhắc; việc minh bạch thông tin cũng không được thực hiện tốt…tác động tiêu cực đến sự thu hút hoạt động đầu tư FDI Chính sách lao động cũng chưa hiệu quả chính vì thế một trong những vai trò tích cực FDI đem lại cho xã hội là tạo công ăn việc làm, bồi dưỡng chất lượng lao động chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới, quan điểm của các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế thì đều ủng hộ việc xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững, đề cao chất lượng FDI và nhấn mạnh đến bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Thứ hai là chính sách về vấn đề môi trường

Trong điều kiện toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, phát triển kinh tế và thương mại đang gây áp lực lớn đối với môi trường Đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hoá kém chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường Việc nhập khẩu hàng hoá vật tư nếu không được kiểm tra, giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ nước ta trở thành bãi chứa các thiết bị, công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng dẫn đến sự suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái Vấn đề đặt ra là phải có chính sách quản lý nhập khẩu hàng hoá để hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu, hàng hoá kém chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình mở cửa thị trường, nới lỏng quy chế nhập khẩu Trong điều kiện như vậy, chính sách thương mại và môi trường phải tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trường nhằm tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trường qua biên giới

Các cơ quan có thẩm quyền cần phải thay đổi tư duy, quan niệm về sản xuất sạch và bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định ngặt nghèo của thị trường và người tiêu dùng, đưa ra hệ thống tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ và rõ ràng hơn Trong quá trình này, vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) Thông thường các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà Chính vì thế, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tìm ra các chương trình khuyến khích, thúc đẩy thậm chí là bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ sạch, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn tại Việt Nam là rất quan trọng, rất cần thiết.

Thứ ba là môi trường đầu tư: môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được hoàn thiện hơn trên các phương diện môi trường chính trị, môi trường kinh doanh, môi trường pháp lí, môi trường xã hội theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn kinh doanh trên đất nước Việt Nam, sự nỗ lực của nước ta được các tổ chức trên thế giới đánh giá tích cực thông qua một số kết quả như: Về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2011, Việt Nam tăng 10 bậc và hiện đứng thứ 78/183 nước có mức độ thuận lợi kinh doanh năm 2011 Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước có mức độ cải thiện tốt nhất trong bảng xếp hạng 2011 Đặc biệt, nếu tính 5 năm gần đây, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về mức độ cải thiện, nhờ tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc dấu- theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của nó, tạo ra chính sách ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và cố gắng thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế Những bước tiến bộ trên mọi phương diện đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền của họ vào nước này Bên cạnh đó, Việt Nam nỗ lực để duy trì sự ổn định chính trị xã hội và đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến đầu tư cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng dòng chảy FDI, đưa ra định hướng đúng đắn, hợp lí hơn, “xanh” và

“sạch” hơn cho sự phát triển nguồn vốn FDI.

Thứ tư là môi trường cạnh tranh trong nước và thế giới:

Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào 9 tiêu chí chủ yếu là: thể chế kinh tế; hệ thống cơ sở hạ tầng; năng lực kinh tế vĩ mô; hệ thống giáo dục và y tế phổ thông; trình độ giáo dục đại học; hiệu quả vận hành của cơ chế thị trường; mức độ sẵn sàng về công nghệ; mức độ hài lòng doanh nghiệp và mức độ sáng tạo Với hệ thống tiêu chí nói trên, Việt Nam được WEF xếp hạng 75/133 trong báo cáo 2009; thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với sự cải thiện điểm số cụ thể như sau: 2010- 2011, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2010-2014.

Sự tăng hạng trong bảng xếp loại đã thể hiện được phần nào sự cải thiện trong phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực thay đổi, động thái chuyển mình đi lên theo xu hướng chung của toàn cầu, khẳng định tự nâng cao năng lực, đem lại môi trường đầu tư đầy tiềm năng, củng cố niềm tin ở các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế Những hạn chế này cần phải được thừa nhận, phân tích cẩn thận và đưa ra giải pháp khắc phục Hạn chế không chỉ ngăn cản các nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam mà còn đặt giới hạn cho việc thực hiện các nguồn vốn FDI sạch.

Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng

28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44) Hiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang kém hơn nhóm các nước cùng trình độ phát triển và cùng khu vực Như vậy, để có thể thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn cho sự phát triển bền vững, Việt Nam còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một điểm được đánh giá cao trong giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam là việc áp dụng luật cạnh tranh Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005, với 6 chương, 123 điều, Luật Cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phát triển ở Việt Nam, góp phần tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việc thực thi luật cạnh tranh minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử là nền tảng cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh Tuy nhiên, một cuộc điều tra ở 2.500 doanh nghiệp, có tới gần 2.000 doanh nghiệp trả lời không biết gì về Luật Cạnh tranh, không nhận thức được hành vi hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh Điều này phản ánh những hạn chế trong việc thực hiện, triển khai Luật Cạnh tranh trong thực tế Vậy để việc thực thi Luật có hiệu quả cao cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng, của DN và người tiêu dùng

Thứ năm là tâm lý của nhà đầu tư:

Mục tiêu của nhà đầu tư rất đa dạng nhưng cuối cùng cũng quy ra là vì lợi nhuận.

Họ phải vào sản xuất ở Việt Nam vì sản phẩm của họ ở nước ngoài nhập vào đây chịu nhiều rào cản thương mại như hạn ngạch, thuế cao Cũng có thể hàng của nhà đầu tư xuất sang nước thứ ba phải chịu rào cản tương tự, trong khi nếu hàng xuất xứ từ Việt Nam thì được hưởng ưu đãi Nhiều trường hợp khác, nhà đầu tư nhắm đến thị trường trên 80 triệu dân của chúng ta để bán được hàng, hay tận dụng nguồn nhân công giá rẻ như các nhà thầu phụ của Nike làm giày xuất khẩu Nguồn tài nguyên của Việt Nam cũng là động lực đối với nhiều nhà đầu tư khác Đối chiếu với các động cơ đa dạng này, chúng ta có thể thấy những cải thiện mang tính hình thức như cấp giấy phép nhanh hay chậm, ưu đãi thuế chỉ đóng vai trò khiêm tốn trong cân nhắc vào đây làm ăn hay đi nơi khác của nhà đầu tư Động cơ của họ cao, chẳng hạn trong trường hợp để vượt rào cản thương mại, thì khó khăn mấy họ cũng vào Nhưng nếu đây là dự án nằm ở đâu cũng được, thì trong các tiêu chí nhà đầu tư tính toán để đưa ra quyết định, rào cản hành chính tại Việt Nam chỉ chiếm phần ưu tư rất nhỏ.

Tác động của dòng FDI sạch đối với phát triển KT- XH Việt Nam

Tác động của FDI sạch lên nền kinh tế Việt Nam

FDI là nguồn vốn tạo cú húych cho sự phát triển của một đất nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên FDI tác động lên nền kinh tế Việt Nam theo 2 mặt:

Tác động tích cực của FDI sạch đến nền kinh tế:

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Vốn

FDI là nguồn quan trọng để phát triển kinh tế Số doanh nghiệp (DN) FDI thực tế đang hoạt động tính đến thời điểm 01/01/2009 là 5.625, chỉ chiếm 2,7% tổng số DN tại Việt Nam Tuy nhiên, khu vực kinh tế này trong những năm vừa qua đã có đóng góp khá tích cực vào nền kinh tế Việt Nam Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này đã tăng lên gấp gần 2,5 lần trong vòng 10 năm từ 1995-2005 lên xấp xỉ 16%, hết năm 2008 con số này ước tính là 18,33% Đáng kể nhất là đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của toàn nền kinh tế trong 10 năm 1996-2006 đã tăng hơn 1,5 lần và ở mức cao, đạt 44,4% vào năm 2008 Khu vực này cũng thu hút một lượng lao động lớn, chiếm 22,2% tổng số lao động tại DN.

Bảng 4 : Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác Đóng góp giá trị CN Đóng góp GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Một nét sáng nữa là khu vực này hiện đang đạt hiệu quả kinh doanh cao với lợi nhuận trước thuế chiếm tới 48,1% Cùng với đó, trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu theo Bảng xếp hạng VNR500 qua các năm, các chỉ tiêu hiệu quả như ROA và ROE của khu vực FDI vẫn vượt trội so với khu vực Nhà nước và ngoài nhà nước, trong đó chỉ tiêu ROA của DN FDI cao hơn gần 3-4 lần, ROE cao hơn gần 2 lần so với 2 khu vực kinh tế còn lại ( theo biểu đồ 3).

- Tiếp thu, chuyển giao công nghệ Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử… FDI còn kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và tạo sự cân đối vĩ mô Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung Hiện nay, qua đánh giá bảng xếp hạng V1000 - TOP 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2010 thì khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 31,3% tống số doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng, trong đó đã đóng góp trên 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập, tương đương khoảng 24,38% tổng số thuế thu nhập đóng góp của 1.000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam trong 3 năm 2010-2014.

-Giải quyết được vấn đề về môi trường còn đang khá nhức nhối đối với nguồn FDI nói chung FDI sạch quan tâm hơn tới môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng bền vững và lâu dài.

Biểu đồ 4: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập trong top 1000

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam

- Tác động tích cực khác: Nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu; tạo ra công ăn việc làm và cải thiện nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động; tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu,…

Tác động tiêu cực của FDI:

- Sự xuất hiện của dòng vốn FDI tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước Sức ép cạnh tranh làm đối thủ cạnh tranh yếu hơn có nguy cơ bị thu hẹp thị phần, giảm sản xuất, thậm chí phải rút lui khỏi thị trường

- Nguy cơ nhập khẩu công nghệ lạc hậu việc đầu tư sử dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ mới còn rất hạn chế ở các DN.

Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của khu vực FDI thông qua các chỉ số về năng suất như ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) và TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) đã cho kết quả rằng trong giai đoạn 2004-2009, hệ số TFP của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và DN có FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6.

Hệ số TFP của khối nhà nước cao nhất cho thấy mặc dù vốn đầu tư rót vào khu vực này nhiều (đầu tư không hiệu quả) nhưng sự chuyển giao công nghệ là có thật Nói cách khác, doanh nghiệp công "cũng có mang lại đổi mới công nghệ".

Trong khi ở khối FDI thì chỉ số này lại âm (-17,6) Như thế nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ mạt, chứ không phải do công nghệ Trên thực tế, khảo sát ở nhiều DN FDI cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết.

Về kênh chuyển giao và phổ biến công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước cũng không hoặc ít diễn ra Ngoài các nguyên nhân khách quan như khuôn khổ luật pháp về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, hiệu lực thấp, còn nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp trong nước.

- Số lao động trong khu vực FDI chủ yếu là lực lượng lao động nữ, tay nghề thấp. Xét về cơ cấu lao động, kể cả đối với các doanh nghiệp được gọi là "lớn" của khu vực FDI nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tỷ lệ lao động nữ vẫn chiếm áp đảo, với các công việc chân tay đơn thuần là chủ yếu.

- Mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, xuất hiện nguy cơ rửa tiền…

Những dự án FDI sạch thân thiện với môi trường hướng đến quá trình chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, chất lượng cao thay vì công nghệ lạc hậu hoặc máy móc khấu hao nhiều như các DN FDI hiện nay, không chỉ mang lại hiệu quả tài chính cho chủ đầu tư mà còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nước tiếp nhận Các dự án FDI sạch vẫn sẽ mang lại các tác động tích cực lên nước nhận đầu tư thông qua: góp phần tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu, tạo công việc, giảm tỉ lệ thất nghiệm, tham gia vào thị trường toàn cầu, đóng góp vào ngân sách; đồng thời hạn chế, triệt tiêu các tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn lao động chi phí thấp, nguy cơ nhập siêu, nhập khẩu công nghệ lạc hậu, … tạo ra sự cân bằng trong tăng trưởng kinh tế, tạo sự tiến bộ, bình đẳng, công bằng trong xã hội và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước Việt Nam.

Có thể thấy rằng ,nguồn vốn FDI sạch chúng ta đang hướng đến hiện nay sẽ tiếp tục phát huy những tác động tích cực và dần đẩy lùi những tác động tiêu cực của FDI đến nền kinh tế xã hội của đất nước.

Giải pháp thu hút, quản lý dòng vốnFDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam

Dự báo hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch trên thế giới

3.1.1 Triển vọng duy trì, phát triển nguồn vốn FDI sạch trong quá trình toàn cầu hóa

Hơn hai năm qua, mặc dù nền kinh tế toàn cầu chỉ đang khôi phục một cách chậm chạp từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nền công nghiệp xanh trên thế giới đã đạt được sự phát triển khá ấn tượng Vào năm 2009, dòng vốn FDI đầu tư vào những năng lượng có thể tái tạo được hay những công nghệ có thể tái sinh, nồng độ cacbon thấp đã lên tới con số 90 nghìn tỷ đô la Doanh thu trong khu vực xanh này cũng rất lớn, theo ông Mahmood Razee chủ tịch tổ chức thương mại và phát triển kinh tếMaldives : Qua các nghiên cứu cho thấy rằng doanh thu toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp xanh đã chiếm tới 75% tổng doanh thu đạt tới 530 tỷ đô la vào năm 2008, và hướng tới con số 2000 tỷ đôla năm 2020 từ các chính sách khuyến khích thu hút dòng vốn FDI sạch trên toàn cầu Với những tín hiệu đáng mừng từ các con số về tổng lượng vốn , doanh thu trong khu vực FDI đầu tư vào các ngành năng lượng sạch đang có xu hướng gia tăng, chúng ta có thể thấy được một tiềm năng đối với sự phát triển ngành công nghiệp xanh trên toàn thế giới đang thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư ngành sản xuất vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa thân thiện với môi trường Các tác động của biến đổi khí hậu và sự nhận thức trên toàn thế giới về hiệu quả của năng lượng sạch đã tạo ra một làn sóng ổn định trong lĩnh vực đầu tư này vì vậy mà mặc dù nền kinh tế vẫn phục hồi chậm sau khủng hoảng kinh tế nhưng khu vực năng lượng sạch và công nghiệp xanh vẫn thu hút được khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài Do đó hiện nay cụm từ “ green FDI” đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn đàn kinh tế, cuộc họp cấp cao và giới đầu tư, nó đã trở thành một động cơ tăng trưởng mới cho quá trình tăng hiệu suất kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững toàn cầu Tại hội nghị cấp cao ba bên tại diễn đàn đầu tư thế giới vào ngày 8 tháng 9 năm 2010 đã nhấn mạnh xu hướng thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các khu vực xanh, xem FDI như một công cụ quan trọng để nâng cao sự phát triển bền vững toàn cầu và là người cầm lái cho quá trình đa dạng hóa các nguồn năng lượng; để làm được điều này tại buổi họp thứ ba của hội nghị đã tiến hành thăm dò những cơ hội xúc tiến cho dòng vốn FDI sạch và nhận ra rằng điều quan trọng nhất để ngăn chặn biến đổi khí hậu đó là trong hoạt động đầu tư cần tăng cường hình thành càng sản phẩm, dịch vụ ít các bon và thân thiện môi trường Vừa qua tại giải thưởng xúc tiến đầu tư của tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển được trao vào tháng 8 năm 2010 thì hoạt động đầu tư Hồng Kông và chính quyền thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc cho việc hợp tác thành công trong việc thúc đẩy đầu tư xanh, nhất là từ dòng vốn FDI sạch và quá trình chuyển giao kiến thức công nghệ giữa họ đã giành được giải nhất toàn thế giới Từ những hoạt động này đã cho chúng ta thấy rằng , hiện nay tất cả các tổ chức trên thế giới như Hội đầu tư thế giới( World Investment Forum),các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hay cá nhân từng khu vực đã và đang quan tâm nhiều hơn về nguồn vốn FDI sạch do đó đã thúc đẩy được các dự án , mô hình thu hút

FDI sạch khá hiệu quả Điều này mở ra một triển vọng mới trong tương lai cho quá trình phát triển dòng vốn FDI sạch rộng khắp trên toàn thế giới

3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế thế giới và những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch

Theo đánh giá của tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển- UNCTAD thì từ năm 2004- 2008 , FDI là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu với sự gia tăng liên tục hàng năm Nhưng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dòng vốn này đã có sự suy giảm nghiêm trọng, điển hình năm 2008 giảm tới 16% so với năm 2007 là 2100 tỷ USD còn

1770 tỷ USD.Và đến năm 2009,khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái ,dòng vốn FDI cũng theo đó tụt dốc một cách đáng kể giảm 37% chỉ còn 1114 tỷ USD Sự giảm sút này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, sự suy thoái sâu sắc ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển cũng như tâm lý thoái lui của các nhà đầu tư, do tình hình kinh doanh xấu, mức độ rủi ro cao và thiếu vốn nên nhiều tập đoàn xuyên quốc gia quyết định phải điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh, điều chỉnh địa bàn và các định hướng ưu tiên, dẫn đến hiện tượng thu hẹp phạm vi và địa bàn đầu tư, đồng thời cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh Sau khi giảm mạnh trong năm 2009, FDI toàn cầu phục hồi tương đối khá trong năm 2010 như là một kết quả của việc sản lượng toàn cầu tăng, lợi nhuận của các công ty phục hồi, lãi suất thấp và lòng tin dần dần tăng lên Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng và sự phục hồi của dòng vốn FDI rất chậm chạp Sự thiếu tin tưởng và cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu rõ ràng đã có ảnh hưởng xấu đến các dòng vốn FDIcủa các nước phát triển, do đó FDI toàn cầu năm 2010 lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể chỉ đạt 1122 tỷ USD với mức tăng 0.7% Với sự vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, theo dự báo của tổ chức UNCTAD thì tổng vốn FDI toàn cầu sẽ đạt tới con số 1200 -1300 tỷ USD vào năm 2011 và 1600-

Nhưng thực trạng hiện nay, cơ cấu mức tăng này lại đang có xu hướng đi ngược lại với các giai đoạn trước ,trong khi ở khu vực các nước đang phát triển tăng tới 9.7% thì ở khu vực các nước phát triển giảm 6.9% Tại châu Âu, vốn FDI giảm 21,9% so với năm 2009; Nhật Bản cũng giảm tới 83,4% tổng nguồn FDI, xuống còn 2 tỷ USD thì ở các nước đang phát triển thuộc Mỹ Latin, Đông Nam Á và Đông Á, nguồn vốn đầu tư tăng mạnh FDI vào Trung Quốc năm 2010 đã vượt 100 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử FDI vào Hồng Kông đã tăng 29,2% lên mức 62,6 tỷ USD Đây là năm đầu tiên mà nhóm các nước đang phát triển và nước chuyển tiếp đã thu hút được hơn 50%tổng vốn FDI của toàn thế giới ( Phân tích theo bảng số liệu 3- phần phụ lục ) Đây quả thật là một điều đáng mừng cho các nước đang phát triển nhưng gắn chặt với nó là những lo ngại thường trực đối với các nước này Bởi lẽ không lý nào khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như thế mà các nhà đầu tư nước ngoài lại chấp nhận đổ những khoản vốn lớn vào các nước đang phát triển- nơi mà nền kinh tế đang còn bấp bênh, môi trường đầu tư ít thuận lợi hơn so với các nước phát triển Lý giải cho vấn đề này có thể là do ở các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, lao động rẻ ; nhưng thiết nghĩ nếu là do lý do này thì họ đã đầu tư vào các nước đang phát triển từ lâu chứ không phải để đến thời điểm bây giờ vì nguồn lực tự nhiên và lao động là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển từ nhiều thập kỷ nay Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng so với nhiều quốc gia khác có môi trường đầu tư tốt hơn các nước đang phát triển nhiều nhưng không “hấp dẫn” bằng những nước này, đơn giản là vì tiêu chuẩn về môi trường của họ quá cao, chi phí cho hoạt động này lấy đi của chủ đầu tư quá nhiều vốn và phải chăng là hệ thống pháp luật các quốc gia này cũng khắt khe hơn nhiều so với các nước đang phát triển Trong một nền kinh tế mà các tiêu chuẩn môi trường thấp, các chi phí bỏ ra cho xử lý nước thải, chất thải ít thì chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều, khiến cho các nước đang phát triển trở nên “cạnh tranh” hơn và với hệ thống pháp luật lỏng lẻo thì các quốc gia này cũng trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác vô tư một lượng tài nguyên dồi dào mà không có kiểm soát để thu được lợi nhuận lớn Chính việc chảy vào quá nhiều dòng vốnFDI đã làm cho môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển trở nên hỗn loạn:làm khủng hoảng nền kinh tế vĩ mô bởi hiện tượng đô la hóa khi có quá nhiều ngoại tệ được trao đổi như tiền bản địa trên thị trường hay việc đầu tư quá nhiều dòng vốn FDI vào bất động sản đã làm cho thị trường này có những đợt sốt bất thường không thể kiểm soát gây ra tình trạng đồng nội tệ mất giá , và vấn đề đau đầu nhất hiện nay chính là ô nhiễm môi trường quá trầm trọng bởi những quy định về môi trường tại các nước đang phát triển hết sức hời hợt, chưa có các chế tài xử phạt nghiêm minh những hành động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI Vậy vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần phải đẩy mạnh quá trình thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển để nền kinh tế toàn cầu đạt được mức tăng trưởng cao nhưng đó bắt buộc phải là dòng vốn FDI sạch để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Giải pháp nâng cao thu hút, quản lý FDI sạch tại Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên CNXH

Từ thực trạng phân tích về quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 có thể thấy rằng quá trình này đã và đang còn nhiều bất cập tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội của đất nước Dựa vào tình hình thực tế hiện nay và cách nhìn nhận vấn đề trên góc độ vĩ mô nền kinh tế về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp chính nhằm tiếp tục phát huy những điểm mạnh cũng như khắc phục những tồn tại trong quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch trong thời gian qua mà nước ta đang vấp phải để từ đó xây dựng một nền kinh tế Việt Nam bền vững trong tương lai

3.2.1 Giải pháp thứ nhất: hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI sạch:

Hiện nay mặc dù các cơ chế chính sách quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có những bước thay đổi căn bản theo xu hướng thu hút dòng vốn FDI sạch vì sự phát triển bền vững đất nước nhưng nó thực sự chưa phát huy hết tác dụng bởi còn quá nhiều lỗ hổng trong hệ thống chính sách pháp luật của quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lợi cao cho họ nhưng lại gây tổn hại đến nền kinh tế xã hội Do đó cần rà soát lại hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư,kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu , sửa đổi hướng dẫn cụ thể các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh Và nhất là cần phải hoàn thiện đầy đủ hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ vì đây là vấn đề nan giải mà nước ta đang gặp phải trong thời gian qua nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để Bên cạnh việc cụ thể hóa những qui định pháp luật và xem xét tính hợp lý của một số chỉ tiêu về môi trường trong việc lựa chọn, đánh giá đối với các dự án đầu tư nước ngoài thì cần nâng cao hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường , các cơ quan nhà nước thì phải có trách nhiệm cung cấp thông tin sửa đổi đầy đủ , kịp thời đến các doanh nghiệp FDI và tư vấn cho họ các quy định thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng đi kèm với nó phải là các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nhằm đảm bảo thu hút được dòng vốn FDI thực sự sạch cho nền kinh tế Thực hiện mạnh mẽ các chính sách ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế… đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới , tạo dựng một nền kinh tế ít các bon Xây dựng hệ thống tính toán chỉ tiêu GDP xanh để từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về sự phát triển của đất nước và có những điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

3.2.2 Giải pháp thứ hai, nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động thu hút FDI sạch: Đối với mỗi hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đều bị chi phối bởi sự quản lý của nhà nước trên các phương diện và mức độ khác nhau, quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch cũng vậy nó đòi hỏi nhất thiết phải có sự can thiệp của nhà nước trên hai khía cạnh là người tạo lập chính sách phù hợp với xu hướng , mục tiêu đề ra của chính phủ cho quá trình phát triển kinh tế và trong quá trình vận hành khai thác , do bất đồng về văn hóa ,thu nhập cũng như một số ảnh hưởng xấu doanh nghiệp FDI gây ra cho xã hội thì sẽ không thể tránh khỏi các xung đột với người dân về các vấn đề như môi trường, tiền lương… vì vậy mà nhiệm vụ của thứ hai của nhà nước chính là trọng tài để giải quyết các vụ việc đó nhằm bảo vệ quyền lợi và đời sống con người, ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước Sở dĩ cần có sự can thiệp sâu của nhà nước như thế này là bởi vì bản chất của dòng vốn FDI là do các nhà đầu tư nước ngoài đưa từ nước họ sang nước chủ nhà để đầu tư nhằm thu lại được mức lợi nhuận lớn nhất, cho nên vấn đề cốt lõi mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ở đây là vấn đề lợi nhuận , còn các vấn đề liên quan đến nền kinh tế vĩ mô của nước chủ nhà thì vẫn còn bị xem nhẹ do đó đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế xã hội cũng như môi trường của nước nhận đầu tư.Với tình hình phát triển bất cân bằng giữa các ngành, khu vực, lượng vốn FDI chưa thực sự phát huy hết tác dụng đối với nền kinh tế và nạn ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI không đảm bảo quá trình xử lý chất thải đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây thì để thu hút được lượng vốn FDI sạch trước hết , nhà nước cần tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu nhất Đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển Thông qua việc hoàn thiện thể chế, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân , doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Tăng cường khuyến khích đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch, hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường Thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng trọng điểm, vùng động lực, tạo điều kiện cho các vùng này phát triển, có tác động “kéo” toàn bộ nền kinh tế; thu hút đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung Bên cạnh đó cần làm tốt hơn công tác quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tránh dàn trải, phân tán Đưa ra các chế tài phân xử công bằng, nghiêm minh các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và dân cư trong nước hay các vụ gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI gây ra Ngoài ra , Nhà nước cũng cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa công tác thẩm tra, cấp

Giấy chứng nhận đầu tư cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài; xem xét kỹ càng hơn, chặt chẽ hơn các dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như phát triển bền vững, những dự án đầu tư chậm được triển khai thì phải được phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc xem xét rút Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư Bên cạnh đó, để tránh xung đột xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3.2.3.Giải pháp thứ ba, thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mọi hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia luôn gắn chặt với cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội vì họ là những cá thể chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có biến động bất thường xảy ra đối với môi trường sống và dễ nhận thấy được những sự thay đổi bất thường này Do đó mà cộng đồng dân cư luôn là người theo sát và phát hiện được sớm nhất các hành vi bất hợp pháp mà doanh nghiệp FDI gây ra Để bảo vệ cuộc sống của mình, họ thường có những phản kháng tức thời ngăn cản quá trình sản xuất để bắt buộc doanh nghiệp FDI phải thực hiện đúng những quy định của luật bảo vệ môi trường Đây là yếu tố quan trọng tác động tích cực tới quá trình hình thành dòng vốn FDI sạch Bên cạnh đó dân cư thường là người tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp vì vậy mà họ có thể tạo sức ép, bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tới kết quả môi trường trong quá trình sản xuất Vì vậy mà trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thì bên cạnh công tác quản lý của nhà nước cần phải có sự đóng góp tích cực từ phía cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình thu hút FDI thì các cơ quan ban ngành cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời tới các cá nhân và tập thể có tinh thần phát giác những dự án FDI đang hủy hoại môi trường, hoạt động bất hợp pháp dưới vỏ bọc là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ; Bên cạnh đó đối với những cá nhân này sẽ không tránh khỏi sự va chạm đối với các doanh nghiệp FDI sau khi đưa những hành vi xấu trong dự án của họ ra trước pháp luật và không thể không có các tổn hại xảy ra cho nên nhà nước cần có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho những người dân có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội trong hoạt động giám sát quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra, chính phủ cũng cần có các cuộc thăm dò thường xuyên để lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn họ đang sinh sống và làm việc có tác động như thế nào tới môi trường kinh tế-xã hội tại khu vực đó, hay xây dựng các hòm thư điện tử chuyên dụng dưới sự quản lý của nhà nước để có được những phản ánh kịp thời về các hành vi bất hợp pháp làm hủy hoại nền kinh tế, môi trường của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ đó, có các biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng đối với các doanh nghiệp này, tránh tình trạng để các hành vi xấu kéo dài, ảnh hưởng sâu tới nền kinh tế xã hội vì lúc đó sẽ rất khó có thể khắc phục được.

3.2.4.Giải pháp thứ tư, thực hiện các biện pháp để khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI

Với tình trạng xử lý chất thải không đúng quy định lại có các hành vi tinh xảo để che đậy hay là hình thức chuyển giao công nghệ quá cũ kĩ, không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường tối thiểu của các doanh nghiệp FDI đã làm cho môi trường của Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng Như thực trạng hiện nay, nếu nhà nước không có biện pháp khắc phục, hạn chế kịp thời thì trong tương lai không xa môi trường sống của dân cư sẽ bị suy giảm nghiêm trọng Để hạn chế được điều này ngoài các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án FDI chuyển giao công nghệ sạch hay đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường chặt chẽ , khắt khe hơn trong quá trình chọn lọc dự án thì chính phủ cần đưa ra các biện pháp lồng ghép chi phí môi trường vào tài khoản quốc gia dưới hình thức là thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên , các công cụ kinh tế này hoạt động theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm hai mục đích chủ yếu đó là tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ và khuyến khích người gây ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường Thường thì các khoản thuế môi trường được sử dụng cho ngân sách chung của chính phủ như các khoản thuế khác , còn các nguồn phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như khắc phục ô nhiễm , hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm , thu gom xử lý nước thải, phế thải… Với hình thức thu thuế và phí không những hạn chế được ô nhiễm môi trường mà còn có kinh phí để khắc phục được tình trạng ô nhiễm Do đó, trong quá trình tính toán mức thuế và phí để áp dụng cho các doanh nghiệp FDI thì nhà nước nên có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường Bên cạnh các công cụ kinh tế trên, để có thể kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, nhà nước có thể sử dụng phương pháp ban hành các mức hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp Công cụ được sử dụng cho phương pháp này thường là giấy phép xả thải Giấy phép này do nhà nước phát hành, số lượng phụ thuộc vào phạm vi tổng hạn mức phát thải cho phép Đối với công cụ giấy phép xả thải, nó đảm bảo về kết quả đạt mục tiêu môi trường hơn các công cụ khác vì giao dịch như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu ; có tính linh hoạt cao vì có thể mua bán được Hơn nữa, quyền được bán giấy phép tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán được lượng giấy phép thừa ra đó Đây chính là nguồn gốc cho các cải tiến về kỹ thuật, công nghệ có lợi cho môi trường Nhưng để sử dụng được công cụ này đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường cũng như phải xây dựng được một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch Ngoài hai công cụ trên còn có một số khác để bảo vệ môi trường như: Trợ cấp môi trường, ký quỹ môi trường… cũng là các công cụ hữu ích trong việc khống chế,khuyến khích các doanh nghiệp FDI trong hoạt động bảo vệ môi trường Bên cạnh các công cụ kinh tế thì cũng cần có những biện pháp mạnh hơn trong cách ứng xử như : rút giấy phép hoạt động đối với các dự án không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đầu tư của nước chủ nhà, xử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI Với sự kết hợp giữa các biện pháp xử phạt, chọn lọc khắt khe và các công cụ kinh tế thì việc kiểm soát các doanh nghiệp FDI trong vấn đề xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn cho các địa phương

3.2.5 Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện quy trình đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Mặc dù , hiện nay mặt trái của dòng vốn FDI đang ngày càng bộc lộ rõ nét nhưng không phải vì như thế mà chúng ta có thể cự tuyệt được dòng vốn này bởi lẽ những đóng góp mà nó mang lại cho nền kinh tế quá lớn, thiếu đi dòng vốn FDI thì xem như nền kinh tế trở nên bất động Vì vậy mà mặc dù đã thấy được nhiều hạn chế của nó nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục thu hút FDI và đòi hỏi phải là dòng vốn FDI sạch để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững Để làm được điều này cần phải có các tiêu chuẩn chuẩn mực chung trong công tác lựa chọn đối tác, cấp phép dự án đầu tư cũng như là khâu quy hoạch đầu tư đối với các dự án FDI.Trong công tác lựa chọn đối tác thì sẽ phải tập trung vào chất lượng FDI theo hướng chọn lọc hơn với trọng tâm là thu hút các dự án cơ sở hạ tầng, dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Cần phải ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có các tiêu chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác bảo vệ môi trường Những doanh nghiệp này, không chỉ có khả năng sử dụng các công nghệ sạch, và các biện pháp bảo vệ môi trường tốt hơn mà còn có thể tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư nước ngoài với nước chủ nhà như: thông qua quá trình chuyển giao tri thức, kinh nghiệm và công nghệ sạch cho các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó cần thể chế hoá các công cụ kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp FDI có thái độ thân thiện hơn với môi trường, như vậy sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ đầu tư là phải luôn cố gắng sử dụng công nghệ xử lý hiện đại để xả thải ít nhất ,chứ không chỉ không vi phạm qui định về môi trường là đủ.Điều này sẽ cải thiện đáng kể chất lượng môi trường tại nước chủ nhà Cùng với đó là nên xây dựng các khu kiểm định chất lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để tiến hành thẩm định những máy móc, thiết bị góp vốn của chủ đầu tư nước ngoài có đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất không gây ô nhiễm môi trường hay không trước khi đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam Để từ đó có các quyết định chính xác trong quá trình lựa chọn đối tác đầu tư Trong công tác cấp phép đầu tư thì phải thận trọng chỉ cấp phép đối với các dự án đảm bảo khai thác tài nguyên thiên nhiên có công nghệ cao, trình độ quản lý tốt và có uy tín, hạn chế tối đa việc cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất giấy, thép và những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển đất nước, tạo dư thừa công suất quá lớn mà khó có triển vọng khai thác sử dụng , làm mất cân bằng cơ cấu kinh tế giữa các vùng và khu vực Khi thẩm định các dự án công nghiệp thì cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới và phải có đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động của các dự án , tránh tình trạng dự án đang thực hiện thì không đủ vốn như vậy sẽ làm ứ đọng vốn, công trình gây thiệt hại cho chủ đầu tư cũng như nước chủ nhà Trong khâu quy hoạch đầu tư cần phân bổ lượng vốn tại các địa phương hợp lý , đảm bảo với sức ép mà nền kinh tế phải chịu đựng được, tính toán phù hợp với mức thu nhập của quốc gia để đưa ra chỉ tiêu số lượng dự án, loại dự án nên thu hút hàng năm Với quá trình hoàn thiện quy trình đầu tư theo hướng phát triển bền vững như thế này hứa hẹn sẽ mang đến Việt Nam một luồng gió mới cho sự đi lên của đất nước trong một tương lai không xa.

3.2.6 Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài:

Xúc tiến đầu tư (XTĐT) là các hoạt động nhằm giới thiệu quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc nắm bắt các thông tin qua hoạt động xúc tiến đầu tư giúp họ nắm chắc được về yêu cầu, môi trường đầu tư tại nước chủ nhà,từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp Như vậy có thể nói rằng xúc tiến đầu tư là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia để thu hút được những dòng vốn FDI sạch Hiện nay công tác này tại nước ta mặc dù đã triển khai rộng khắp trên cả nước nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả và đang còn gặp rất nhiều bất cập như : Rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư còn rất sơ sài Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư rất chung chung Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có; Kinh phí tổ chức các hoạt động XTĐT hiện còn rất hạn chế Các Trung tâm XTĐT của địa phương lại chưa được thống nhất từ cách thức tổ chức, tên gọi cho đến cơ chế hoạt động Do tổ chức mỗi nơi một khác khiến cho hoạt động của các Trung tâm XTĐT chưa được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp và hậu quả là sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động XTĐT Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư hiện nay bộ kế hoạch đầu tư cần phải soạn thảo các quy chế chung phối hợp giữa các trung tâm XTĐT đảm bảo tính đồng bộ trong công tác vận động đầu tư, khắc phục tình trạng khép kín trong phạm vi tỉnh - thành phố bằng việc xác lập các cơ chế trao đổi, phối hợp giữa cơ quan XTÐT ở trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau; Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan XTÐT trong nước với bộ phận XTÐT của Việt Nam tại nước ngoài và đưa công tác xúc tiến đi vào chuyên nghiệp, hiệu quả hơn Cần đưa ra các hướng dẫn giúp các địa phương hoàn chỉnh danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển địa phương, đề nghị các địa phương nên chọn các dự án có tính khả thi cao nhất, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư Cán bộ làm XTĐT thi phải có thông tin đầy đủ, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực của mình để cung cấp cho các nhà đầu tư khi cần thiết Cho nên cần đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ làm XTĐT cũng như coi trọng việc phối hợp với các công ty tư vấn, kiểm toán, các tổ chức pháp lý trong công tácXTĐT để tận dụng thông tin, quan hệ của các tổ chức chuyên nghiệp này nhất là khi khả năng của các cơ quan XTĐT còn hạn chế Công tác vận động xúc tiến đầu tư cũng cần được đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư, đổi mới các phương pháp trình bày tại các hội thảo, các phương tiện nghe nhìn nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Để làm được điều này nhà nước cần quan tâm nhiều hơn tới khoản kinh phí cấp hàng năm cho hoạt động XTĐT

Trên đây là một vài đánh giá, phân tích về thực trạng tình hình thu hút dòng vốn FDI sạch tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như một số giải pháp đưa ra nhằm tạo lập và thúc đẩy quá trình thu hút FDI sạch vì sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong tương lai Đề tài sử dụng các lý thuyết có liên quan như: khái niệm, các lý thuyết về dòng vốn FDI, FDI sạch, sự phát triển bền vững… để làm cơ sở lý luận phân tích những số liệu thu thập được từ tổng cục thống kê, cục đầu tư nước ngoài Việt Nam và một số bản báo cáo của thế giới về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010-2014 Qua đó em sẽ đi xây dựng những hướng giải pháp nhằm nâng cao quá trình thu hút FDI “sạch” vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

- Giải pháp thứ nhất, hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI sạch

- Giải pháp thứ hai, nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động thu hút FDI sạch

- Giải pháp thứ ba, thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Giải pháp thứ tư, thực hiện các biện pháp để khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI

- Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện quy trình đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài

Vì lượng kiến thức chưa được đầy đủ để có thể bao quát hết tất cả các nội dung, do đó trong quá trình thực hiện nhóm sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Nguyễn Hồng Minh, Bài giảng môn Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, từ trang 1-39

2 TS Đinh Đào Ánh Thủy, Bài giảng môn Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, từ trang 1-22

3 PGS TS Nguyễn Thế Chinh và ctv, Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, từ trang 72-85 và 417-451

4 TS Phạm Ngọc Linh , TS Nguyễn Thị Kim Dung và ctv, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, từ trang 15-16

5 World Investment Report 2010 của UNCTAD

6 Global and Regional FDI Trends Report in 2014

7 “Inward and outward foreign direct investment flows, annual, 1970-2009” được down tại link: http://www.unctad.org

8 Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam.

9 Tổng cục thống kê niên giám 2010, 2014

10 TS Nguyễn Thị Tuệ Anh và ctv, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Hà Nội

11 Vũ Thành Tự Anh (20/03/2011),“Đề phòng những dự án FDI “ bánh vẽ””, được truy cập theo đường link: http://vef.vn/2011-03-19-de-phong-nhung-du-an-fdi-banh-ve- vào ngày 23/04/2011.

12 (29/11/2010), “VNR500: Doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa tạo được bước ngoặt”, được truy cập theo đường link: http://www.vnr500.com.vn/2010-11-29-vnr500-doanh-nghiep-tu- nhan-van-chua-tao-duoc-buoc-ngoat vào ngày 30/04/2011.

Ngày đăng: 06/09/2023, 20:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành - Đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI SẠCH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Trang 27)
Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại. - Đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI SẠCH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Hình th ức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại (Trang 28)
Bảng 4  : Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác - Đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI SẠCH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 4 : Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w