LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ HIỆU QUẢ FDI
TỔNG QUAN VỀ FDI
1.1.1 Khái nệm FDI Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thực chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung Về bản chất đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược tham nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia Hoạt động buôn bán hàng hóa ở nước sở tại là bước đi tìm kiếm thị trường, tìm hiểu luật lệ đế có cơ sở ra quyết đinh đầu tư Ngược lại hoạt động đầu tư tại các nước sở tại tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên nước đó.
Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư có thể phân chia đầu tư quốc tế thành hai loại là:
Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Invesrment - FDI)
Đầu tư gián tiếp (Foreign Portgalio Investment – FPI)
Trong đó đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu còn đầu tư gián tiếp là
“bước đệm”, tiền đề để tiến hành đầu tư trực tiếp Trong phạm vi đề án này chỉ đề cập đến đầu tư trực tiếp (FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn động thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó Đây là loại hình đầu tư trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia vào quản lý, điều hành đối tượng đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nước.
Các chủ đầu tư tự mình ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành toàn bộ hoặc một phần của dự án đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn Nếu góp vốn 100% thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm nguồn vốn ban đầu mà còn được bổ sung từ lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động.
1.1.3 Các hình thức của FDI
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó những hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được kí kết giữa chủ đầu tư nước ngoài và một doanh nghiệp trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh danh tại nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm thực hiện hợp đồng và xác nhận quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy định và luật pháp của nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên sơ sở hợp đồng liên doanh Các bên tham gia và điều hành doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ góp vốn mỗi bên vào vốn điều lệ Phần góp vốn của bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn pháp định.
Bên cạnh đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước sở tại còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ của mình như: Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế, đồng thời còn áp dụng các hình thức khác như: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao- kinh doanh(BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia các hình thức đầu tư trên được áp dụng ở mức độ khác nhau.
Trong quá trình triển khai thực hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những điểm mạnh (lợi thế), và hạn chế (bất lợi) nhất định đối với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.4.1 Với nước chủ đầu tư
Chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Do đó, vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu quả cao
Giúp chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường nước sở tại
HIỆU QUẢ FDI VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA FDI
Hiệu quả đầu tư nói chung hay hiệu quả FDI nói riêng đều là biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu được với khối lượng vốn đầu tư đã bỏ ra nhằm đạt được các lợi ích đó Với cùng mức chi phí, khoản đầu tư nào mang lại lợi ích lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn và ngược lại, với cùng lợi ích thu được thì khoản đầu tư nào được thực hiện với chi phí thấp hơn thì có hiệu quả cao hơn.
Khái niệm “hiệu quả FDI” sử dụng trong đề án này được hiểu gồm cả hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng FDI.
Hiệu quả FDI được xét trên 2 phương diện: Chủ đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận vốn đầu tư:
- Chủ đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến hiệu quả vi mô (dự án cụ thể của họ) và thường quan tâm đến hiệu quả kinh tế
- Nước nhận đầu tư thì quan tâm đến cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội, cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô và quan tâm đến cả 2 mặt của hoạt động FDI, đó là hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI
- Theo góc độ nghiên cứu, gồm:
Hiệu quả cấp vĩ mô: Là hiệu quả FDI được xem xét trên phạm vi một ngành, một địa phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế
Hiệu quả cấp vi mô: Là hiệu quả của từng dự án FDI hay từng doanh nghiệp FDI Sự phân loại này chỉ mang tính tương đối.
- Theo tính chất tác động, gồm:
Hiệu quả kinh tế: Biểu hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của vốn đầu tư nhằm chủ yếu thỏa mãn nhu cầu vật chất của xã hội
Hiệu quả xã hội: Thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI
1.2.2.1 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI
Hiệu suất tài sản cố định
Biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do khu vực FDI tạo ra trong kỳ với khối lượng giá trị tài sản cố định trong kỳ (FA) Hiệu suất tài sản cố định được tính theo công thức:
H(fa): Hiệu suất tài sản cố định thuộc lĩnh vực FDI ΔGDPGDPfdi: Mức tăng GDP trong kỳ
FAfdi: Giá trị tài sản cố định của khu vực FDI sử dụng trong kỳ Tiêu chí này cho biết, trong thời kỳ nào đó, 1 đồng giá trị tái sản cố định sử dụng trong khu vực FDI sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng GDP Tài sản cố định là kết quả do vốn FDI tạo ra, do đó, hiệu suất tài sản cố định phản ánh khái quát hiệu quả vốn FDI trong kỳ Tiêu chí này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vĩ mô Tuy nhiên khi xác định hiệu quả vốn FDI, nếu chỉ dựa vào tiêu chí này thì sẽ chưa thật chính xác, vì sự biến động của tài sản cố định và GDP của khu vực FDI không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.
Hiệu suất vốn FDI biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP do khu vực FDI tạo ra và vốn FDI trong kỳ Nó được tính theo công thức:
Hfdi: Hiệu suất vốn FDI trong kỳ ΔGDPGDPfdi : Mức tăng GDP trong kỳ
Hiệu suất vốn FDI phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn FDI, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa ΔGDPGDPfdi và vốn FDI trong cùng một kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm này càng lộ rõ, do đó việc phản ánh hiệu quả vốn FDI trong kỳ có phần kém chính xác. Để hạn chế nhược điểm này, người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn FDI biến tướng Dạng phổ biến của hiệu suất vốn FDI biến tướng là hệ số K, được tính bằng cách so sánh mức tăng trưởng GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước, theo công thức:
Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (ICOR)
Hệ số gia tăng vốn sản lượng là một chỉ tiêu hiệu quả hết sức quan trọng cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư Do đó, ICOR được sử dụng để xác định nhu cầu vốn đầu tư Nó được tính theo công thức:
I: Vốn đầu tư ΔGDPGDP: Mức tăng GDP
Nhưng vốn đầu tư thường có độ trễ, nên ICOR được tính cụ thể như sau:
Công thức (4) phản ánh mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế Với cùng tỷ lệ đầu tư trong GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn và ngược lại Như vậy hệ số ICOR càng thấp, chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng cao.
Khi hệ số ICOR được sử dụng để đánh giá hiệu quả cho từng ngành, từng khu vực sẽ giúp chúng ta xác định được hiệu quả của vốn đầu tư và vai trò của vốn trong tăng trưởng của ngành, khu vực đó Đối với khu vực có vốn FDI, hệ số ICOR năm t được xác định như sau:
Về mặt kỹ thuật, tính toán ICOR cho một thời gian dài sẽ chính xác hơn là tính ICOR cho một giai đoạn ngắn bởi vì trong thời gian ngắn sẽ có một lượng đầu tư mới chưa phát huy tác dụng, tức là tác động của đầu tư tới tăng trưởng có một độ trễ nhất định Tuy nhiên xét trên tổng thể nền kinh tế thì mặc dù đầu tư chưa mang lại doanh thu tức thì cho doanh nghiệp nhưng nó đã tạo ra một sản lượng nhất định cho nền kinh tế vì đã tạo ra sự phát triển kéo theo của một số ngành khác.
Hệ số thực hiện vốn FDI
Hệ số thực hiện vốn FDI cũng được coi là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn FDI bỏ ra với các tài sản cố định được đưa vào sử dụng.
Hệ số thực hiện vốn FDI được tính theo công thức:
H(u): Hệ số thực hiện vốn FDI
FA: Giá trị tài sản cố định của khu vực FDI sử dụng trong kỳ.
Theo cách tính trên, hệ số thực hiện vốn FDI càng lớn biểu hiện hiệu quả vốn FDI càng cao Tuy vậy, để chỉ tiêu này đạt giá trị thông tin cao cần chú ý loại trừ những khác biệt giữa tài sản cố định FA và vốn FDI nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa tử số và mẫu số.
Tỷ số giá trị xuất khẩu/ vốn FDI thực hiện
Chỉ tiêu này được đo lường bằng tổng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI/ vốn FDI thực hiện trong kỳ Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tạo xuất khẩu của khu vực FDI Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn FDI thực hiện sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị xuất khẩu Mối tương quan giữa tăng trưởng chung và tăng trưởng xuất khẩu đã cho thấy cách sử dụng FDI có hiệu quả tổng thể cao nhất là sử dụng nó trong khuôn khổ định hướng xuất khẩu.
So sánh đầu tư ròng với thu nhập từ vốn
Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số tổng thu nhập từ vốn trong nền kinh tế và tổng đầu tư ròng Nó được dùng để xác định khả năng hấp thụ đầu tư của một nền kinh tế Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập từ vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư ròng thì chứng tỏ nền kinh tế đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư kém, vì toàn bộ lợi tức sinh ra không bù đắp được chi phí đầu tư Trong trường hợp đó, nền kinh tế có thể sẽ thu được lợi ích ròng nếu như giảm đầu tư.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu vẫn tiếp tục gia tăng đầu tư (thu hút đầu tư) nhưng theo một cơ cấu mới, hướng vào những ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển thì về lâu dài sẽ cải thiện, gia tăng hiệu quả đầu tư Do đó khi xem xét đến hiệu quả của vốn đầu tư (xác định khả năng hấp thụ vốn đầu tư), không nhất thiết phải giảm đầu tư (để giảm tổn thất do hiệu quả đầu tư giảm) mà vấn đề là cần thay đổi cơ cấu đầu tư theo chiều hướng tích cực, phù hợp hơn.
Một số tiêu chí khác Đó là những đóng góp của FDI cho sự phát triển kinh tế, CNH-HĐH đất nước, bao gồm:
- Giá trị đóng góp trong nguồn vốn đầu tư
- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Đóng góp vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu
- Đóng góp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH
- Đóng góp cho Ngân sách
- Giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực
- Giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực
1.2.2.2 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của FDI
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần= Tổng doanh thu thuần - Tổng chi phí
THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1.1 Thực trạng FDI tại VIệt Nam
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”; khi các nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ).
Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao Hoạt động FDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ Mặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997 Nhưng năm
2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI Con số giải ngân cũng khá tích cực Năm
2008 đánh dấu mốc thu hút FDI kỉ lục với số vốn đăng kí lên tới 72 tỷ USD, tuy nhiên vốn giải ngân chỉ đạt 11,7tỷ USD bằng 16% vốn đăng kí Từ 2008 tới nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI vào Việt Nam suy giảm mạnh, năm 2010 là 9,13 tỷ USD Tổng kết trong 10 năm qua dã có trên 124 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới thuộc gần 8,5 nghìn dự án; vốn thực hiện đạt gần 48 tỷ USD; đầu tư từ khu vực FDI chiếm khoảng 25- 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn trên 25%, có năm đến 56%; giải quyết cho 1,7 triệu lao động trực tiếp; nộp ngân sách đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2009
Biểu 2.1: FDI VIệt Nam từ 2000-2010
Nguồn: Quỹ đầu tư VinaCapita
Năm 2011 vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD và vốn giải ngân ước đạt khoảng 11 tỷ USD Với con số 14,7 tỷ USD, đầu tư nước ngoài năm 2011 chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm
2010 Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010, vốn tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2012, tổng lượng vốn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,4 tỷ USD, tăng 1,9% với cùng kỳ năm 2011 So sánh với các năm trước, vốn thực hiện 6 tháng đầu năm
2012 duy trì ở mức ổn định, cả nước ta có 452 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 123 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,38 tỷ USD, bằng 72,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên có một hạn chế là quy mô vốn của các dự án FDI ở Việt Nam thường rất nhỏ Theo số liệu thống kê, quy mô vốn của đại đa số các doanh nghiệp FDI hiện nay tại Việt Nam là quá nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế Nếu xét về vốn có tới 63% các doanh nghiệp FDI có mức vốn chỉ dưới 2,5 triệu USD Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn Cụ thể, từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 9,5 triệu USD trong giai đoạn 1988-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong
5 năm 1996 – 2000 Thời kỳ 2001 – 2005, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống còn 3,4 triệu USD/dự án Năm 2002 được ghi nhận là năm có quy mô vốn trên 1 dự án thấp nhất với mức chỉ 2,5 triệu USD, năm 2006 và 2007 quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD Quy mô một dự án tăng đạt mức 38,9 triệu USD trong hai năm 2008 và 2009. Nguyên nhân gia tăng quy mô vốn đầu tư/dự án của năm 2008 và 2009 là các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản có quy mô vốn lớn Tuy nhiên năm 2011 xu hướng cấp GCNĐT cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản, đã giảm hẳn các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, dự án BOT điện lực Jak Hải Dương với quy mô vốn đăng ký 2,26 tỷUSD, dự án sản xuất pin mặt trời First Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.
2.1.2.1 Theo hình thức đầu tư
FDI vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vồn nước ngoài Tính đến hết 2007, cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư như sau:
Theo hình thức 100% vốn nước ngoài: có 6685 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng kí 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng kí
Theo hình thức liên doanh có 1619 dự án với tổng vốn đăng kí 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% về tổng số vốn đăng kí
Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tôngr vốn đăng kí 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5 % tổng vốn đăng kí
Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT,BTO
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những nănm gần đây về số dự án, tuy nhiên quy mô dự án đầu tư lại nhỏ. Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch-Đầu tư , tính riêng cho năm 2011 co: 57 dự án lên doanh với vốn đầu tư 1089,4 triệu USD, chiếm 16% về số dự án và chiếm 59,9% về vốn đầu tư Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có 299 dự án, vốn đầu tư 742,1 triệu USD, chiếm 83,9% về số dự án và 40,5% về vốn
Trên phương diện cơ cấu kinh tế, FDI được tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp nặng được xếp hàng đầu với khoảng 21% tổng FDI đăng ký, tiếp theo là xây dựng và khách sạn, nhà ở.
Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn cam kết mặc dù Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến khích FDI trong những lĩnh vực này.
Sự đóng góp của FDI vẫn thể hiện một vị trí tương đối nhỏ trong các lĩnh vực dịch vụ do vẫn còn rào cản lớn Các lĩnh vực này bao gồm cả ngân hàng, viễn thông, quảng cáo, văn hoá, y tế và giáo dục Với mối lo nếu như mở rộng các lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty nội địa hoặc đưa các lĩnh vực này nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quy định hạn chế FDI trong các lĩnh vực này (cụ thể là dự án 100% vốn nước ngoài trong viễn thông, quảng cáo, …) Quy tắc này có thể cần được thay đổi do Hiệp định Thương mại Song phương và việc Việt Nam tham gia vào WTO. Đóng góp theo lĩnh vực của FDI thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong suốt 10 năm qua Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của dòng FDI có vẻ như được đặt vào thị trường dịch vụ trong nước như xây dựng, khách sạn và nhà ở, nguyên liệu xây dựng, ngân hàng và tài chính, viễn thông Thời gian trôi qua, nhiều hoạt động FDI liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu như may mặc, điện tử, đã trở nên rõ nét hơn Xu hướng này dẫn đến sự thay đổi từ khuyến khích về vốn sang khuyến khích về công nghiệp lao động Điều đó có thể dễ nhận thấy qua việc tiếp tục giảm quy mô trung bình của dự án đầu tư Xu hướng này phản ánh sự thay đổi của các chính sách FDI từ thay thế hàng nhập khẩu sang các hàng xuất khẩu Trên cơ sở các điều kiện của thị trường, đây không phải là một dấu hiệu bất lợi.
Hiệu quả FDI tại Việt Nam theo một số chỉ tiêu
2.2.1 Hệ số gia tăng vốn sản lượng (ICOR)
Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê (tháng 6-2011) có thể thấy khu vực FDI có hiệu quả đầu tư thấp Trong giai đoạn 2000-2005 hệ số Icor của khu vực này là 5,2 đến giai đoạn 2005-2010 co số này tăng lên đến 15,7.
Từ những tinh toán cho thấy FDI là khu vụccó hiệu quả đầu tư thâp nhất khi phải bỏ ra 15,71 đồng vốn để thu về một đồng doạnh thu Điều này cho thấy những bất cập trong quản lý, điều hành hoạt động FDI hiện nay khi khu vực này luôn nhận được sự quan tâm và sự ưu đãi về chính sách.
Bảng 2.4: Hệ số ICOR của các khu cực kinh tế giai đoạn 2000-2010
Tính toán từ vốn đầu tư Tính toán từ vốn tích lũy
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000 Trong hai năm 2006,
2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu Doanh thu của các doanh nghiệp FDI tháng 12 đạt 5,1 tỷ USD, đưa tổng doanh thu của khối này trong năm 2008 lên 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007 Trong điều tra
PCI-FDI năm 2011 một doanh nghiệp FDI trung bình có tổng doanh thu 1,3 triệu USD, tăng 300 nghìn USD so với năm ngoái, trong đó mức tăng mạnh nhất là ở lĩnh vực sản xuất.
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các khu vực kinh tế từ 2002-2006
Doanh thu kv FDI (Tỷ VND)
Lợi nhuận kv FDI ( tỷ VND)
Tỷ suất lợi nhuận kv FDI (%)
Tỷ suất lợi nhuận kv nhà nước (%)
Tỷ suất lợi nhuận kv ngoài nhà nước(%)
Nguồn “ Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu TK XXI”- nxb Thống kê
Qua bảng 2.5, ta thấy kể từ 2002-2006 thì khối doanh nghiệp FDI có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là cao nhất từ 13-15%,cao hơn nhiều lần so với khối donh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư của khu vực FDI là 12%. Sang năm 2011 mặc dù nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn tuy nhiên lợi nhuận được báo cáo của các doanh nghiệp FDI ở mức 22% tổng vốn đầu tư, tăng gần gấp đôi năm trước Trong đó, lĩnh vực sản xuất có kết quả nổi trội với tỷ suất lợi nhuận lên đến 25% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên theo báo cáo doanh nghiệp 2010 của VCCI thống kê cho thấy,khu vực FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ thường lớn nhất so với khu vực doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, chiếm 30% ở tất cả các ngành và trong suốt các năm từ 2005-2009.Trong đó, ba ngành có tỷ lệ FDI thua lỗ chiếm trên 50% là sản xuất trang phục, viễn thông và xây dựng Đặc biệt, năm 2007, ngành viễn thông FDI thua lỗ trên 80%.
Kết quả khảo sát của VCCI và VNCI cho thấy, so với năm 2010, các doanh nghiệp FDI đã giảm được chi phí hoạt động nhờ sự cải thiện do cắt giảm chi phí gia nhập thị trường, sự ổn định trong quy định sử dụng đất, chi phí không chính thức giảm, tính minh bạch và điều kiện cở sở hạ tầng tăng lên Có tới 55% doanh nghiệp tham gia khảo sát hài lòng về tính kết nối giữa hệ thống đường bộ và hệ thống cảng, cũng tỷ lệ này hài lòng về chất lượng đường quốc lộ, mức tăng khá cao so với khảo sát năm 2010 Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục tthông quan giảm từ 70% năm 2010 xuống 55% năm 2011 2.2.4 Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước Trong giai đoạn 2006-2010, thu ngân sách khối FDI đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20% Năm
2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000 Năm 2007, thu ngân sách đạt 1,480 tỷ USD, tăng gần 7% so với năm 2006 Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm 2007, 2010 là 3 tỉ USD và 2011 hơn 3,5 tỉ USD Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực FDI đạt 3,5 tỷ USD.
Biểu 2.3: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập năm 2010
Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI không tương xứng với tỷ trọng số doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế Khu vực FDI chiếm 31,3% số doanh nghiệp nhưng đóng góp cho tổng thu ngân sách chỉ là 24,4%. Nguyên nhân ở đay là một số doanh nghiệp FDI có lợi nhuận không lớn, thậm chí là thua lỗ Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của Chi cục Thuế TP.HCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới) Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước Bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Xét về tỷ trọng 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất trong 03 năm 2007-2009, nhóm các doanh nghiệp FDI đến từ khu vực châu Á và khu vực Đông Nam Á là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Các doanh nghiệp đến từ khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan chiếm đến gần 50% tỷ trọng tổng thuế thu nhập mà các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng V1000 Tiếp theo, các doanh nghiệp đến từ châu Âu và Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao trong đóng góp thuế thu nhập (21,64%).
Biểu 2.4: Tỷ trọng đóng góp của DN FDI vào NSNN năm 2010
2.2.5 Tạo công ăn việc làm Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2008 có trên 1,467 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ
21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm
2000, tăng 80% so với 5 năm trước Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005 Trong năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề công an việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.Tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐỊNH HƯỚNG NẦNG CAO HIỆU QUẢ FDI TẠI VIỆT NAM
3.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam
Năm 2011, tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp, nguy cơ tái khủng hoảng tài chính - kinh tế vẫn tiềm ẩn… đã và đang đặt ra cho cộng đồng quốc tế những nguy cơ, thách thức mới trong năm 2012
Kinh tế toàn cầu đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, quá trình phục hồi diễn ra chậm chạp, tăng trưởng đang suy giảm Theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2011 chỉ đạt mức 4,0%, thấp hơn 5,1% so với năm 2010 Năm 2012 dự kiến tăng trưởng cũng chỉ ở mức 4,0%.
Khu vực các nước phát triển tăng trưởng 1,6% năm 2011 và 1,9% năm
2012, so với tăng trưởng 3,1% của năm 2010 Khu vực các nước đang phát triển và mới nổi, tăng trưởng 6,4% năm 2011 và 6,1% năm 2012, so với mức 7,3% năm 2010.
Khủng hoảng nợ công của các nước phát triển, nhất là EU làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế thế giới; Tình trạng lạm phát cao ở nhiều nước, nhất là các nước mới nổi và đang phát triển chưa được kiềm chế; nguy cơ “bong bóng” bất động sản ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang là nỗi lo toàn cầu.
Vì thế, các nhà dự báo cho rằng: năm 2012, thế giới tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả do cuộc đại khủng khoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 Các trung tâm kinh tế lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục phục hồi chậm chạp; cuộc khủng hoảng chính trị - dầu mỏ tại Trung Đông - Bắc Phi còn kéo dài; cuộc đấu tranh chiến lược giữa các nước lớn, các nước mới nổi tiếp tục diễn ra quyết liệt hơn; nguy cơ mất an ninh tài chính vẫn tiềm tàng Luồng vốn FDI dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi tăng từ 485,4 tỷ USD năm 2010 lên mức 555 tỷ USD năm 2011 và sẽ là 603,6 tỷ USD trong năm 2012 Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có xu hướng giảm Luồng vốn này dự kiến giảm từ mức 147,8 tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 119,1 tỷ USD trong năm 2011. Cùng với khó khăn chung như tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam đang phải tiến hành các giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thì thu hút FDI có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sau:
- Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố bản báo cáo các năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012, trong đó Việt Nam bị rớt 6 bậc so với năm trước, nhiều DN nước ngoài đã tỏ ra bi quan về môi trường đầu tư Việt Nam đang ngày một kém hấp dẫn Ngoài lạm phát cao, những điểm trừ được nêu ra vẫn là những vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm qua, cụ thể như tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao, cơ sở hạ tầng yếu kém không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, tình trạng thiếu đồng bộ trong giao thông từ đường bộ, đường sắt đến hàng không, cảng biển Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực vẫn chưa có chuyển biến (DN nước ngoài phải tự đào tạo mới có được nhân viên có khả năng làm việc trong các lĩnh vực họ cần).
- Tại Việt Nam, kết quả khảo sát do EUROCHAM thực hiện cho thấy, niềm tin của họ về kinh doanh tại thị trường Việt Nam đang giảm Chỉ số môi trường kinh doanh ở Việt Nam sụt giảm theo từng quý trong năm 2011, từ 79 điểm (trên thang điểm 100) trong quý I, xuống 70 điểm trong quý II và 63 điểm trong quý III/2011.Do vậy, cần gác các thành tựu của FDI sang một bên, chủ động nhận diện các bất cập, thách thức hiện có, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục các bất cập, thách thức đang gặp phải
3.1.2 Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả FDI tại Việt Nam
Mục tiêu trong giai đoạn tới là tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, nâng cao hiệu quả của FDI, góp phần tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đẻ đạt dược mục tiêu đó cần có định hướng rõ ràng và có kế hoạch chi tiết cho việc quản lý nguồn vốn FDI tại VIệt Nam trong thời gian tới theo Bộ kế Hoạc đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả FDI tại Việt Nam cần có bốn định hướng lớn:
Thứ nhất là Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hành đầu khi thẩm định đầu tư
Thứ hai là phát triển bền vững, đòi hỏi phải khắt khe hơn với FDI
Thứ ba là FDI trong giai đoạn mới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, tạo ra đột phá về công nghệ của đất nước
Thứ tư là lao động có kỹ năng cao sẽ thay thế cho FDI sử dụng nhiều lao động Việc chuyển nhanh từ lao động phổ thông sang lao động có kỷ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2.1 Giải pháp trong ngắn hạn
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài sau những khó khăn to lớn thì bây giờ đang dần khôi phục Để thu hút và sử dụng có hiêu quả nguồn vốn đàu tư nước ngoài, chúng ta cần tiến hanh theo các hướng sau:
Trước hết, cần tiếp thu cao độ công tác quản lí, điều hành tháo gở khó khăn, hỗ trợ các dự án đang hoạt động Cach làm này có tính thuyết phục cao vừa khuyến khích các dự án đang hoạt động vừa cá tác dụng thu hút, lối cuốn các nhà đầu tư mới các dự án mới Đối với với các dự án đang trong quá trình làm thủ tục hanh chính hoặc xây dựng cơ bản cần bải bỏ các thủ tục giấu tờ không cần thiết, công bố rõ quy trình, trách nhiệm và thời gian xử lí các thủ tục quy định Cố gắng tập trung đầu mối tránh phân quyền cho quá nhiều cơ quan làm phức tạp quá trình xử lí và gây khó khăn phiền hà chỉ đạo thực hiện nhanh chóng việc đề Tiếp tục thực hiện việc giảm chi phí đầu tư, bổ sung các chính sách ưu đãi thiết thực, khuyến khích đầu tư các dư án sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản Trong thời gian tới, trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh của nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, cần thúc đẩy và tận dụng được việc hấp thu chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý (cả trực tiếp và gián tiếp), thúc đẩy mở mang thị trường cả trong và ngoài nước, tạo ra sự lan tỏa mạnh và tích cực cuả khu vực FDI trong các lĩnh vực lao động (đào tạo nguồn nhân lực), chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, bảo vệ môi trường.
Hạn chế việc cấp giấy phép xây dựng mới và dãn tiến độ xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất để tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và vận động đàu tư lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có Tách giá thuê đất với gía thuê cơ sở hạ tầng, ửu đãi cao nhất đối với các dự án phát triển hạtầng xã hội đồng bộ với khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo hạ tầng ngoài khu vực đó
Rà soát lại các chính sách hiện có, loại bỏ các văn bản pháp lí chồng chéo hoặc loại trừ lẩn nhau cải cách thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp hiện nay theo hướng đơn giản gọn nhẹ Gấp rút nâng cao năng lực điều hành của các cơ quan quản lí Nhà nước.
3.2.1 Các giải pháp lâu dài
3.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mổi quốc gia nói chung cũng như sự hoạt động của các dự án nói riêng Nếu chỉ có vốn mà không có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vô ích Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập: Trình độ kỉ thuật lao động thấp, trình độ cán bộ khoa học, quản lí yếu, cơ cấu đào tạo bất hợp lí, phân bổ không đồng đều tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng miền núi và trung du Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, theo em, chúng ta cần giải quyết các tồn tại theo hướng sau Trước hết, công tác giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần đề ra kế hoạch, chính sách giáo cục và đào tạo để tạo ra sự hợp lí trong cơ cấu sản phẩm đào tạo, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỉ thuật, những người trực tiếp tham gia sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay Thực tế hiện nay cho thấy, để tuyển dụng một công nhân kỉ thuật dưới 30 tuổi tay nghề bậc năm còn khó hơn là tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp đại học
Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỉ thuật bằng các khoá huấn luyện ngắn hoặc dài ngày tại các trường, trung tâm đào tạo hay tại chính các doanh nghiệp
Nhà nước cũng cần tăng cường công tác đào tạo ở các địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng cho các trường ở trung ương cũng như thoả mản nhu cầu học tập của những người dân địa phương đó Muốn vậy, Nhà nước cần có biện pháp hổ trợ về vốn, cán bộ giảng dạy cho những địa phương này
Gắn công tác đào tạo với nhu cầu thị trường, kết hợp giáo dục phổ thông với giáo dục dạy nghề, kết hợp lí thuyết với thực hành, trang bị các thiết bị máy móc cần thiết, xây dựng cấc trung tâm thí nghiệm có đủ năng lực Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, trình độ quản lí tiên tiến của nước ngoài cũng như tạo tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất.
Tiếp theo là giải pháp có liên quan đến phân bố, tổ chức, và xử lí nguồn nhân lực Chúng ta cần hoàn thiện bộ luật lao động và các quy đinh có liên quan về tiền lương, chế độ lao động, điều kiện lao động của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của bộ phận này Chúng ta cần thành lập các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để một mặt đại diện cho công nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệlợi ích của người lao động Việt Nam, mặt khác tiếp thu những ý kiến chính đáng từ các nhà đầu tư nước ngoài để phản ánh tới các cơ quan hửu trách. Việc làm này sẻ tạo ra sự tin cậy, hiểu biết, hoà hợp giửa những người lao động Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án.
3.2.2 Cải thiện môi trường pháp lý Đặc biệt, cần tăng cường quản lý Nhà nước, nhất là vai trò bảo đảm lợi ích quốc gia của các cấp ngành Trung ương, khắc phục tình trạng chia cắt, thiếu phối hợp và sự đồng bộ trong quản lý, các cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường…để nâng cao chất lượng khu vực FDI theo hướng phát triển bền vững.
Cần nhấn mạnh rằng, Chiến lược FDI cần mang tính Quốc gia, không nên để tình trạng mỗi tỉnh, mỗi địa phương có kế hoạch FDI của riêng mình, vì lợi ích cục bộ và ngắn hạn, dẫn tới tình trạng nguồn vốn FDI được phân bổ và sử dụng kém hiệu quả
Cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đưa đầu tư nước ngoài vào thực hiện theo hình thức Công -Tư kết hợp (PPP – Public Private Partnership), với mục tiêu thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực mà phía Việt Nam chưa làm được Điều này, đến lượt nó, yêu cầu Việt Nam phải đẩy mạnh việc phát triển khu vực tư nhân năng động, có khả năng hấp thụ công nghệ và kinh nghiệm quản lý và tích hợp vào hệ thống cung ứng rộng lớn hơn, trên cơ sở cải thiện nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, hệ thống hành chính hiệu quả. Nếu các doanh nghiệp tư nhân không sớm trở thành những nhà cung ứng đáng tin cậy cho các doanh nghiệp FDI thì hệ quả có thể là tốc độ tăng trưởng của cả hai khu vực này đều bị suy giảm
3.2.3 Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư Đổi mới về cơ bản nội dung cũng như phương thức vận động, xúc tiến đầu tư; coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của Việt Nam Việc tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư sẽ là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà ĐTNN
- Cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vân động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành, dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần
- Cần xem xét xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN) kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.
3.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng