LỜI MỞ ĐẦULý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của nhà nước.Cơ chế mới là môi trường thúc đẩy sự phát triểncủa nền kinh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường ,có
sự quản lý của nhà nước.Cơ chế mới là môi trường thúc đẩy sự phát triểncủa nền
kinh tế theo xu hướng hiện đại,chắt lọc kế thừa những thành tựu và khắc phục
những tồn tại đã qua.Trong đó lạm phát là một vấn đề hết sứcnghiêm trọng đối với
các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước
trên thế giới đều quan tâm
Lạm phát là một trongnhững chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của
một quốc gia nhưngcũng là một trở ngạI lớn nhất trong công cuộc phát triển đất
nước.Bước sangnền kinh tế thị trường,chúng ta phải đối đầu với con số lạm phát
không nhỏ do cơ chế cũ để lại.Việc xem xét,đánh giá,nghiên cứu nhằm mục đích
tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô
cùng cần thiết
Để nghiên cứu về lạm phát và ảnh hưởng của nó tới các vấn đềkhác như:thất
nghiệp,giá cả,tiên lương từ đó đưa ra cách giải quyết để kìmhãm lạm phát,sử dụng
các chính sách cần thiết để phát triển hàI hoà nền kinh tế.Để hiêủ rõ bản chất của
lạm phát ,tác hại cũng như tác động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát
ở nước ta chúng ta cần hiểu rõ những kháiniệm cơ bản về lạm phát ,cách khắc
phục lạm phát
Được sự hướng dẫn của cô giáo bộ môn Lương Mỹ Thùy Dương và qua tham
khảo một số sách báo tài liệu em xin đưa ra một vài suy nghĩ với mong muốn tìm
hiểu và vận dụng tốt hơn những lý luận về lạm phát và các biện pháp khắc phục
nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở
Việt Nam.
Trong bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những sai xót em mong các thầy cô
bỏ qua cho.Em xin chân thành cảm ơn và rất mong có được ý kiến đóng góp nhiệt
tình để có thể hàn thành tốt hơn nữa vấn đề nghiên cứu
Trang 2CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1.1 LẠM PHÁT LÀ GÌ
- Quan niệmcổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số
lượng tiền cần thiết trong lưu thông” Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích
được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70
hoặc ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra trong khi cung
tiền tăng ổnđịnh Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng
mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra
- Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng
lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian Tuy
nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại Nếu giá cả chỉ
tăng tạm thời,trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt nam,
sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời,
nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế Những trường hợp
như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạm phát
- Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton
Friedman đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục
trong một thời gian dài” Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung
mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được
thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài
Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra
những tác động đặc thù của lạm phát Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng
tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả
đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện
của lạm phát Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm
thời chứ không kéo dài Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian
dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao
Trang 31.2 Phân loại lạm phát
1) Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát
dưới 10% một năm
2) Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ
lệ 2 hoặc 3 con số một năm
3) Siêu lạm phát : xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt
xa lạm phát phi mã, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên
200%
Trang 4CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY 2.1 Thực trạng lạm phát của Việt Nam năm 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2010 được Tổng cục Thống kê công bố tăng
1.96% so với tháng trước đó Đây là mức tăng CPI cao nhất trong vòng 17 tháng
qua Số liệu thống kê này cùng với quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái, giá xăng
dầu, giá điện, nước, than… trong thời gian gần đây và áp lực tăng giá hàng hóa
sau dịp Tết Âm lịch đã khiến cho lo ngại về lạm phát một lần nữa được nhắc đến
nhiều hơn
Báo cáo do Ngân hàng Thế giới nhận định tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đột ngột
dâng cao hơn dự kiến trong tháng 10 và 11 Cụ thể, đến cuối tháng 11, tỷ lệ lạm
phát 11 tháng đứng ở mức gần 9,6% Lạm phát giá lương thực hàng năm lên đến
14,8%, cao nhất kể từ tháng 4/2009
Mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng
định Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được
Trang 5Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5% Trong đó, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65%
và các yếu tố khác góp 7,1%
Yếu tố tiền tệ đã có một “đóng góp” đáng kể trong sự gia tăng vượt chỉ tiêu (dù đã
được điều chỉnh) của lạm phát năm 2010, đặc biệt là từ đầu quý 4 Tuy nhiên,
trong những thông tin chính thống được phát đi từ Ngân hàng Nhà nước, hay đánh
giá của đầu mối chuyên trách tư vấn, đó lại không do hoặc không phải là nguyên
nhân chủ yếu Đánh giá đưa ra là: đến quý 3/2010, về cơ bản, lạm phát được kiềm
chế Nhưng sang quý 4/2010, lạm phát tăng cao ngoài khả năng dự đoán “Nguyên
nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành vĩ mô, chính sách
tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao Nguyên
nhân chính là xuất phát từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả
thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế”, thông tin từ Ngân hàng
Nhà nước giới thiệu về nội dung tại cuộc họp cho biết
Trong năm 2010, giá cả một số hàng hóa thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá
dầu thô và giá xăng – gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế
thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh
Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh
Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh
hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ
động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân
Tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế Do chi tiêu ngân sách và đầu tư
công khá lớn những năm qua và cả năm 2010, kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng,
yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá
tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010…
Trong tháng 12/2010, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, cũng là
mức tăng cao nhất trong năm Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở
Trang 6khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3,31% (riêng lương thực tăng tới
4,67%) Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới
2,53%
Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh
nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%) Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở
– vật liệu xây dựng (15,74%) Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá
với mức giảm gần 6% trong năm 2010
Về các địa phương, việc Hà Nội và TP HCM có mức tăng giá (lần lượt là 1,83%
và 1,61%) thấp hơn so với trung bình cả nước trong tháng 12 là một diễn biến khá
bất ngờ Trong khi đó, những địa phương có mức trượt giá mạnh trong tháng
(khoảng 2%) là Thái Nguyên, Hải Phòng và Gia Lai
Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng
trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%) Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010,
giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%
Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu
tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7% Đó là mức rất cao, không
những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao, mà còn làm gia tăng nợ
nần
Nhập siêu năm 2010, so với năm trước và so với kế hoạch năm, đã giảm và thấp
hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng
nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm
2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD)
Điều này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức
ép lên tỷ giá Giá USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008
tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng
mạnh gánh nặng lạm phát …
Trang 72.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát do yếu tố tiền tệ, theo tổng kết của
IMF thường xuất phát từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (CSTT): Sự
thâm hụt ngân sách kéo dài được bù đắp bằng việc in tiền, và/hoặc sự chi tiêu quá
mức và thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản của chính phủ sẽ là nguyên nhân gây
ra lạm phát, hoặc CSTT quá nới lỏng, dẫn tới tăng cung tiền, tăng đầu tư tín dụng
quá mức v.v cũng là nguyên nhân gây lạm phát Do vậy, để kiểm soát lạm phát ở
mức mục tiêu luôn đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ trong điều hành CSTT và
chính sách tài khóa Xét trong giác độ điều hành CSTT để kiểm soát lạm phát
(lạm phát được coi là mục tiêu cuối cùng của CSTT), tùy điều kiện kinh tế, mức
độ phát triển của thị trường tiền tệ, khả năng điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương (NHTW) mà NHTW các nước sử dụng các công cụ khác nhau để kiểm soát
lạm phát Thực tế hiện nay cho thấy, đối với những nước phát triển, là những nước
có thị trường tiền tệ, thị trường vốn phát triển, đặc biệt là những nước theo đuổi
khuôn khổ CSTT hướng tới mục tiêu lạm phát
Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát.Một số nguyên
nhân xuất phát từ phía cầu một số nguyên nhân xuất phát từ phía cung Các
nguyên nhân này có thể xảy ra đồng thời,tạo nên lạm phát do cả cung lẫn cầu
2.2.1 Lạm phát cầu kéo.
Nền kinh tế phục hồi sau ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng
cũng như sản xuất dần tăng trở lại Cầu tăng giúp kích thích nền kinh tế nhưng vấn
đề đáng lo ngại hơn là nhu cầu giả tạo, làm giá cả tăng cao không cần thiết Cán
cân thương mại Việt Nam chịu thâm hụt lớn kéo dài trong nhiều năm (năm 2007
thâm hụt hơn 12 tỷ USD, năm 2008 mức thâm hụt tăng lên đến trên 17 tỷ USD)
Sang năm 2009, khác với các nước khác, mất cân bằng cán cân thương mại thu
hẹp lại khi chịu chịu tác động của khủng hoảng, mức thâm hụt cán cân thương mại
Việt Nam có giảm xuống nhưng không đáng kể, nhập siêu vẫn ở mức 12,2 tỷ USD
ngang bằng với năm 2007 và cao hơn rất nhiều so với nhiều năm trước đó Sự nới
Trang 8lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo chương trình kích thích kinh tế
đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại lớn quay trở
lại Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại triền miên và chênh lệch giữa tỷ giá
chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do tạo tâm lý lo ngại Việt Nam đồng mất
giá, tạo ra cầu giả tạo, giá cả tăng cao Tuy nhiên, với những động thái điều chỉnh
tý giá gần đây của NHNN nhằm giúp giảm chênh lệch 2 mức tỷ giá để người dân
giảm tích trữ hàng hóa, vàng, đô la, hạ thấp nhu cầu giả tạo, góp phần kiểm soát
giá cả
2.2.2 Lạm phát chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy (cost push inflation) hay lạm phát do cung xảy ra khi chi
phí sản xuất gia tăng hoặc khi năng lực sản xuất của một quốc gia giảm súc
Chi phí sản xất gia tăng có thể do sự gia tăng tiền lương danh nghĩa, thuế …khi
chi phí tăng ,đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái.Khả năng cung ứng giảm
trong khi mức cầu vẫn cao,hang hóa khan hiếm làm cho giá bán tăng.Khi giá bán
tăng,lượng cầu sẽ giản bớt vì vậy lượng cung cũng giản theo.Kết quả là nền kinh
tế cân bằng ở mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn Trong trường hợp này nền
kinh tế vừa bị lạm phát vừa bị sụt giảm sản lượng.Tình trạng này được gọi là lạm
phát đình đốn hay lạm phát suy thoái
Bên cạnh đó, năm 2010, giá cả của nhiều đầu vào như giá than, giá điện, giá
xăng và giá nước đồng loạt được điều chỉnh tăng Ngoài ra, theo lộ trình, trong
năm 2010 sẽ tăng lương, cộng với tình hình kinh tế thế giới ấm lên sẽ làm giá cả
các mặt hàng tăng… Tuy nhiên, không phải cứ giá đầu vào tăng bao nhiêu thì giá
cả sản phẩm tăng lên bấy nhiêu nếu các doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi
phí, tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm Một nhược điểm
khác của thị trường Việt Nam là yếu tố tâm lý có tác động một phần khá lớn tới
giá cả hàng hóa Về mặt lý thuyết, tiền lương tăng lên để bù đắp mức tăng của giá
cả, giúp đảm bảo và nâng cao đời sống của người dân Tuy nhiên, trước khi tiền
Trang 9lương được chính thức tăng lên, thì thông tin
tăng lương cũng đã đẩy giá các mặt hàng thiết
yếu lên cao
2.2.3 Lạm phát tiền tệ:
Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ
Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn
tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào
nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông
với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng
tăng cao, mức tăng 38% Ấy là chưa kể sự tăng
tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện
tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau
Đằng sau những nguyên nhân trực tiếp trên là vấn đề cố hữu của nền kinh tế
trong nhiều năm qua Sau những năm suy giảm phát triển kinh tế cuối giai đoan
90, từ năm 2000, các nhân tố lạm phát bắt đầu được nuôi dưỡng khi giải pháp
kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước được ưa chuộng để kích thích nền kinh tế Tuy nhiên, khả năng
sản xuất trong nước lại không đáp ứng được sự tăng lên của nhu cầu nội địa Chi
tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm
2005 Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm
2004 đến nay Năm 2009, bội chi ngân sách đã lên cao, chiếm 7% GDP trong khi
đó hệ số ICOR tính bình quân 5 năm cho cả 2 giai đoạn 2001 – 2005 (4,6%) và
2006 – 2010 (5,8%) của Việt Nam đều cao gấp đôi so với Malaysia hay Indonesia
khi các nước này ở trong cùng giai đoạn giống ta Thực tế, chỉ số ICOR cao cũng
không phải là điều đáng lo ngại nếu nó được giải thích bởi sự gia tăng cơ sở hạ
tầng, xây dựng phát triển đẩy mạnh nền tảng kinh tế nhưng tình hình Việt Nam,
tổng chi đầu tư cho kết cấu hạ tầng trên GDP cao nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn
Trang 10nhiều bất cập Điều này cho thấy cơ cấu đầu tư của Việt Nam có vấn đề, cơ cấu
kinh tế chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện phát triển bền vững cho những năm
sau
Việc bơm tiền ra để đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế, song hệ số ICOR cao,
nguy cơ lạm phát là khó tránh khỏi Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 đã ở
mức 38%, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, cao hơn nhiều so với mức chênh
lệch 3,5 lần giữa tốc độ tăng tín dụng bình quân và tốc độ tăng GDP trong 5 năm
trước Đây là sức ép gây ra lạm phát cho năm 2010
Trong ngắn hạn tín dụng có vai trò nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng
ảnh hưởng của tín dụng đối với lạm phát cũng không nhỏ và ngày càng tăng lên
Xem xét đồ thị tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng trong mối quan hệ với tín
dụng từ những năm 90 cho đến nay có thể thấy tác động của tín dung lên CPI ở
giai đoạn 91-99 yếu hơn (khoảng cách trong tốc độ phát triển của 2 chỉ số xích lại
gần nhau hơn ở giai đoạn sau) so với những năm 2000
Mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Nguồn: Tổng cục Thống kê