1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch mạng di động nội vùng wll-cdma2000 1x thành phố đà nẵng

52 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG Thông tin di động là một lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về thông tin di động của con người càng tăng lên và thông tin di động càng khẳng định được sự cần và tính tiện dụng của nó. Cho đến nay, hệ thống thông tin di động đã được rất nhiều ngưòi sử dụng và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Đó là: + Thế hệ thứ 1 là thế hệ thông tin tương tự sử dụng công nghệ đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA). + Thế hệ thứ 2 sử dụng kỹ thuật số với công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) và phân chia theo mã (CDMA). + Thế hệ thứ 3 ra đời có khả năng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện gói, dịch vụ di động toàn cầu, bỏ qua vị trí địa lý của thuê bao, tốc độ bit cao hơn, chất lượng gần với mạng cố định, đánh giá sự nhảy vọt nhanh chóng về cả dung lượng và ứng dụng so với các thế hệ Trong chương này sẽ trình bày về lộ trình phát triển và khái quát về các đặc tính chung của hệ thống thông tin di động . 1.1 Sự phát triển của hệ thống thông tin di động: Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động trên thế giới được thể hiện trong hình (1.1), nó cho thấy sự phát triển của hệ thống điện thoại tổ ong (CMTS: Cellular Mobile Telephone System) và nhắn tin (PS: Paging System) tiến tới một hệ thống chung toàn cầu trong tương lai. Các hệ thống chỉ ra trong hình là hệ thống tiên tiến nhất. Hình 1.1 sẽ biểu diễn sơ lược quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động trên thế giới. 1 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động 1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ 1 Thông tin di động ra đời đầu tiên vào cuối năm 1940, khi đó nó chỉ là hệ thống thông tin di động điều vận. Đến nay thông tin di động đã trải qua nhiều thế hệ. Thế hệ thứ nhất là hệ thống thông tin di động tương tự sử dụng công nghệ đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA) đã xuất hiện vào những năm 1980. Với FDMA, người dùng được cấp phát một kênh trong tập hợp có trật tự các kênh trong lĩnh vực tần số. Trong trường hợp nếu số thuê bao nhiều vượt trội so với các kênh tần số có thể, thì một số người bị chặn lại không được truy cập. Hệ thống di động thế hệ 1 sử dụng phương pháp đa truy cập đơn giản. Tuy nhiên hệ thống không thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dùng về cả dung lượng và tốc độ. 2 Mỹ 90 Năm 81 2000 I M T 2 0 0 0 / F P L M T S U M T S TDMA CMTS Châu Âu CDMA DECT AMPS NAMPS IS-54B IS-136 IS-95 TACS ETACS GSM NMT900 PCN NMT450 NT CT-2 NTT PDC JTACS PHS PS POCSAG ERMES FLEX TDMA Nhật Bản 1981 NTACS Hình 1.1 Quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di động trên thế giới. Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động Giải pháp duy nhất để loại bỏ các hạn chế của hệ thống thông tin di động tương tự là phải chuyển sang sử dụng kỹ thuật thông tin số cho thông tin di động cùng với kỹ thuật đa truy cập mới ưu điểm hơn về cả dung lượng và các dịch vụ được cung cấp. Vì vậy đã xuất hiện hệ thống thông tin di động thế hệ 2. 1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ 2 Thông tin di động thế hệ hai là hệ thống thông tin di động số. Sự ra đời của thông tin di động số thay thế cho thông tin di động tương tự là một bước phát triển lớn, việc số hóa giúp cho các hệ thống có thể đưa ra các dịch vụ mới với chất lượng cao, dung lượng lớn mà giá thành và kích thước giảm. Các hệ thống thông tin di động thế hệ hai sử dụng 2 phương pháp đa truy cập: - Đa truy cập phân chia theo thời gian (Time Division Multiple Access - TDMA): phục vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau. - Đa truy cập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access - CDMA): phục vụ các cuộc gọi theo các chuỗi mã khác nhau. Đây là các hệ thống thông tin di động băng hẹp với tốc độ bit là 8-13kbps. Hai thông số quan trọng đặc trưng cho các hệ thống thông tin di động số là tốc độ bit và tính di động. 1.1.2.1 Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA-Time Division Multiple Access) phục vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau. Phổ quy định cho liên lạc di động được chia thành các dải tần liên lạc, mỗi dải tần này dùng chung cho N kênh liên lạc. Mỗi kênh là một khe thời gian trong một khung và mỗi thuê bao được cấp phát cho một khe thời gian trong cấu trúc khung. Hệ thống TDMA điển hình là hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM (Global System for Mobile). Hệ thống này hoạt động ở băng tần 900MHz với độ rộng băng tần là 50MHz. Đối với hệ thống TDMA mỗi thuê bao được cấp phát cho một khe thời gian trong cấu trúc khung và được dành riêng trong suốt thời gian thoại. 1.1.2.2 Đa truy cập phân chia theo mã CDMA 3 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động Hệ thống thông tin di động CDMA (Code Division Multiple Access) là hệ thống đa truy nhập phân chia theo mã dựa trên nền tảng của kỹ thuật trải phổ. Kỹ thuật trải phổ cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường rất nhỏ và chống phadinh hiệu quả hơn hệ thống FDMA và TDMA, cho phép nhiều người sử dụng có thể đồng thời chiếm cùng kênh vô tuyến để tiến hành cuộc gọi, mỗi người sử dụng đó được phân biệt với nhau nhờ dùng một mã trải phổ giả ngẫu nhiên PN (Pseudo Noise) đặc trưng không trùng với bất cứ ai. Phiên bản CDMA đầu tiên được gọi là IS-95A. Đến nay các mạng CDMA thương mại đã được đưa vào khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được nhiều thành công. Hệ thống CDMA ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ thông tin di động tế bào. Hệ thống CDMA có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống GSM hiện nay do nó có chất lượng thoại cao hơn, dung lượng hệ thống tăng đáng kể và độ an toàn cao hơn (do sử dụng mã ngẫu nhiên để trải phổ). Hình 1.2: Các phương pháp đa truy cập 1.1.3 Hướng tới thông tin di động thế hệ 3 (3G - The Third Generation) Hệ thống thông tin di động chuyển từ thế hệ 2 (2G) sang thế hệ 3 (3G) qua một giai đoạn trung gian là thế hệ trung gian (2,5G) sử dụng công nghệ TDMA trong đó kết hợp nhiều khe hoặc nhiều tần số hoặc sử dụng công nghệ CDMA trong đó có thể chồng lên phổ tần của thế hệ hai nếu không sử dụng phổ tần mới, bao gồm các mạng đã được đưa vào sử dụng như: GPRS, EDGE và CDMA2000 1x Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng viễn thông về các dịch vụ viễn 4 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động thông mới, hiện nay các hệ thống thông tin di động đang tiến tới thế hệ thứ ba. Ở thế hệ thứ ba này các hệ thống thông tin di động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và có khả năng phục vụ ở tốc độ bit lên đến 2 Mbit/s. Để phân biệt với các hệ thống thông tin di động băng hẹp hiện nay, các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba gọi là các hệ thống thông tin di động băng rộng. Nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 IMT-2000 đã được đề xuất, trong đó 2 hệ thống W-CDMA và CDMA-2000 đã được ITU chấp thuận và đưa vào hoạt động trong những năm đầu của những thập kỷ 2000. Các hệ thống này đều sử dụng công nghệ CDMA, điều này cho phép thực hiện tiêu chuẩn toàn thế giới cho giao diện vô tuyến của hệ thống thông tin di động thế hệ 3. - W-CDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là sự nâng cấp của các hệ thống thông tin di động thế hệ 2 sử dụng công nghệ TDMA như: GSM, IS- 136. - CDMA-2000 là sự nâng cấp của hệ thống thông tin di động thế hệ 2 sử dụng công nghệ CDMA: IS-95.  Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động từ 2G đến 3G:  Yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động thế hệ ba: Thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) xây dựng trên cơ sở IMT-2000 được đưa vào phục vụ từ năm 2001. Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng đồng thời bảo đảm sự phát triển liên tục của thông tin di động thế hệ 2 (2G) 5 IS- 95B Cdma-2000 giai đoạn 1 Cdma-2000 giai đoạn 2 IS-95A 2G cdmaOne 3G HSCSD GPRS W-CDMA GSM Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển từ 2G lên 3G Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động  Tốc độ của thế hệ thứ ba được xác định như sau: • 384 Kb/s đối với vùng phủ sóng rộng. • 2 Mb/s đối với vùng phủ sóng địa phương.  Các tiêu chí chung để xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ ba (3G): • Sử dụng dải tần quy định quốc tế 2GHz như sau:  Đường lên: 1885-2025 MHz.  Đường xuống: 2110-2200 MHz • Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô tuyến:  Tích hợp các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến.  Tương tác với mọi loại dịch vụ viễn thông. • Sử dụng các môi trường khai thác khác nhau: trong công sở, ngoài đường, trên xe, vệ tinh. • Có thể hỗ trợ các dịch vụ như:  Môi trường thông tin nhà ảo (VHE: Virtual Home Environment) trên cơ sở mạng thông minh, di động cá nhân và chuyển mạng toàn cầu.  Đảm bảo chuyển mạng quốc tế.  Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời cho thoại, số liệu chuyển mạch theo kênh và số liệu chuyển mạch theo gói. • Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện. 1.2 Các đặc tính cơ bản của hệ thống thông tin di động số Ngoài nhiệm vụ phải cung cấp các dịch vụ như mạng điện thoại cố định thông thường, các mạng thông tin di động số phải cung cấp các dịch vụ đặc thù cho mạng di động để đảm bảo thông tin mọi nơi mọi lúc. Để đảm bảo được các chức năng nói trên, các mạng thông tin di động số phải đảm bảo một số dặc tính cơ bản chung sau đây: • Sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát để đạt được dung lượng cao do sự hạn chế của dải tần vô tuyến sử dụng cho thông tin di động. 6 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động • Đảm bảo chất lượng truyền dẫn yêu cầu. Do truyền dẫn được thực hiện bằng vô tuyến là môi trường truyền dẫn hở, nên tín hiệu dễ bị ảnh hưởng của phadinh. Các hệ thống thông tin di động số phải có khả năng hạn chế tối đa các ảnh hưởng này. Ngoài ra để tiết kiệm băng tần ở mạng thông tin di động số chỉ có thể sử dụng các CODEC (bộ mã hóa và giải mã) tốc độ thấp. Nên phải thiết kế các CODEC này theo các công nghệ đặc biệt để được chất lượng truyền dẫn cao. Đảm bảo được an toàn thông tin tốt nhất. Môi trường truyền dẫn vô tuyến là môi trường rất dễ bị nghe trộm và sử dụng trộm đường truyền nên cần phải có biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn thông tin. Để đảm bảo quyền lợi của người thuê bao cần giữ bí mật số nhận dạng thuê bao và kiểm tra tính hợp lệ của mỗi người sử dụng khi họ truy nhập mạng. Để chống nghe trộm cần mật mã hóa thông tin của người sử dụng. Ở các hệ thống thông tin di động mỗi người sử dụng có một khóa nhận dạng bí mật riêng được lưu giữ ở bộ nhớ an toàn. Ở hệ thống GSM, SIM-CARD được sử dụng. SIM-CARD có kích thước như một thẻ tín dụng. Thuê bao có thể cắm thẻ này vào máy di động của mình và chỉ có người này có thể sử dụng nó. Các thông tin lưu ở SIM-CARD cho phép thực hiện các thủ tục an toàn thông tin. • Giảm tối đa rớt cuộc gọi khi thuê bao di động chuyển từ vùng phủ này sang vùng phủ khác. • Cho phép phát triển các dịch vụ mới nhất là các dịch vụ phi thoại • Để mang tính toàn cầu phải cho phép chuyển mạng quốc tế • Các thiết bị cầm tay phải gọn nhẹ và tiêu tốn ít năng lượng  Tổng kết chương 1: Chương một đã trình bày một cách khái quát khái về những nét đặc trưng cũng như sự phát triển của các hệ thống thông tin di động thế hệ 1, 2 và 3, đồng thời đã sơ lược những yêu cầu của hệ thống thông tin di động thế hệ 3. Thế hệ thứ nhất là thế hệ thông tin di động tương tự sử dụng công nghệ truy cập phân chia theo tần số (FDMA). Tiếp theo là thế hệ thứ hai sử dụng kỹ thuật số với các công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) và phân chia theo mã (CDMA). Và hiện nay là thế hệ thứ ba đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. 7 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba với tên gọi IMT-2000 khẳng định được tính ưu việt của nó so với các thế hệ trước cũng như đâp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng về tốc độ bit thông tin và tính di động. Tuy chưa xác định chính xác khả năng di động và tốc độ bit cực đại nhưng dự đoán có thể đạt tốc độ 100 km/h và tốc độ bit từ 1÷10 Mbit/s. Thế hệ thứ tư có tốc độ lên tới 34 Mbit/s đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng. Trong chương tiếp theo sẽ trình bày rõ hơn các vấn đề về mạng thông tin di động CDMA2000 và những ưu điểm cũng như sự phức tạp của nó so với các mạng di động truyền thống trong thế hệ trước đó. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CDMA2000 Hệ thống 3G được xây dựng nhằm chuẩn bị một cơ sở hạ tầng di động chung có khả năng phục vụ các dịch vụ hiện tại và trong tương lai. Cơ sở hạ tầng 3G được thiết kế với điều kiện những thay đổi, phát triển về kỹ thuật có khả năng phù hợp với mạng hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các dịch vụ đang sử dụng. CDMA2000 là một trong hai tiêu chuẩn 3G quan trọng nhất đã có sản phẩm thương mại, có khả năng triển khai trên toàn thế giới. CDMA2000 được thiết kế nhằm tương thích với mạng lõi IS-41 của hệ thống CDMA băng hẹp IS-95 hiện chiếm khoảng 15% thị trường. Trong chương này sẽ đề cập đến quá trình phát triển lên 3G của hệ thống CDMAOne (IS-95 A/B) đồng thời cũng trình bày ưu nhược điểm của hệ thống CDMA2000 cũng như so sánh kỹ thuật đa truy nhập CDMA với các kỹ thuật đa truy nhập khác. 2.1 Lộ trình phát triển từ CDMAOne thế hệ 2 sang CDMA2000 thế hệ 3: Để đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông máy tính và hình ảnh và đảm bảo tính kinh tế, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2 sẽ được chuyển đổi từng bước sang thế hệ 3. Có thể tổng quát các giai đoạn chuyển đổi này như sau: 8 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động Hình 2.1: Lộ trình phát triển từ CDMAOne lên CDMA2000 2.1.1 CDMAOne (IS-95A/B) Lý thuyết CDMA được xây dựng từ những năm 1950 và được áp dụng vào trong thông tin Quân sự vào thập niên 60. Cùng với sự phát triển của công nghệ bán dẫn vật lý vào những năm 80, Qualcom đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di độngđã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực này. Lúc đầu công nghệ này được đón nhận một cách dè dặt do quan niệm truyền thống về vô tuyến là mỗi cuộc thoại đòi hỏi một kênh vô tuyến riêng. Đến nay công nghệ này đã trở thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ. Phiên bản CDMA đầu tiên của Qualcom là IS- 95A. IS-95A đem đến các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh phù hợp với các thuê bao CDMA. Tuy nhiên các dịch vụ này bị giới hạn với tốc độ tối đa là 14,4 Kbit/s cho mỗi người dùng. Nâng cấp từ IS-95A lên IS-95B cho phép nâng tốc độ số liệu từ 14,4 kbit/s (IS-95A) lên 64-115 kbit/s (IS-95B). Chuẩn IS-95B cung cấp cho các thuê bao các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói với tốc độ lên đến 64 kbit/s ngoài các dịch vụ thoại hiện có IS-95B là mạng cung cấp chủ yếu cho dịch vụ thoại kết hợp với dịch vụ bản tin ngắn. Vì truyền dẫn thoại của các hệ thống IS-95B theo gói, nên khả năng truyền số liệu gói đã có bên trong thiết bị. Công nghệ truyền dẫn số liệu gói của IS-95B sử dụng ngăn xếp giao thức số liệu gói số tổ ong (CDPD: Cellular Digital Packet Data) 9 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động cho phép kết nối di động với các mạng riêng của doanh nghiệp và tới các ứng dụng của của một bên thứ ba. Việc bổ sung dữ liệu cho mạng CDMAOne cho phép các nhà khai thác tiếp tục sử dụng các máy thu phát vô tuyến, thiết bị mạng lõi, các thiết bị và hạ tầng đường trục cũng như máy cầm tay hiện tại của họ và chỉ cần triển khai nâng cấp phần mềm có chức năng liên mạng. Các nhà sản xuất đã công bố các khả năng số liệu gói, số liệu kênh và Fax số trên các thiết bị CDMAOne. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng viễn thông về các dịch vụ viễn thông mới, các hệ thống thông tin đang tiến tới thế hệ thứ ba.Tuy nhiên khi chuyển từ thế hệ hai sang ba không phải là vấn đề đơn giản mà còn phải qua các bước trung gian vì vậy xuất hiện thế hệ mà người ta gọi là 2.5G. Đây là phiên bản mở rộng cho 2G, có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và một số dịch vụ gói dữ liệu. 2.1.2 CDMA2000 giai đoạn 1 (CDMA2000-1x) CDMA2000 (IS-2000) được xây dựng theo tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 gọi là IMT-2000 (Internation Mobile Telecommunication 2000: Viễn thông di động Quốc tế 2000) sử dụng công nghệ CDMA. Giai đoạn 1 của CDMA2000 (hay 1xRTT: Radio Transmission Technology) còn gọi là 2,5G sử dụng độ rộng băng tần 1,25 MHz. CDMA2000-1x phát triển dựa vào CDMAOne, có dung lượng và số lượng cuộc thoại gấp đôi CDMAOne. Trước hết, mạng cung cấp dịch vụ thoại có đưa thêm các dịch vụ số liệu gói. Khả năng của CDMA2000 giai đoạn 1 bao gồm một lớp vật lý mới cho các cỡ kênh 1x1,25 MHz và 3x1,25 MHz. Giai đoạn 1 cũng sẽ hình thành cơ cấu MAC (Medium Access Control: điều khiển truy nhập môi trường) và định nghĩa giao thức kết nối vô tuyến RLP (Radio Link Protocol) cho số liệu gói để hỗ trợ tốc độ số liệu gói ít nhất 144 kbit/s với mục đích tăng cường truyền số liệu gói cho thế hệ hai. CDMA2000 giai đoạn một cũng tương thích với hệ thống cũ CDMAOne về: các dịch vụ thoại, các bộ mã hóa thoại, các cấu trúc báo hiệu và các khả năng bảo mật. 10 [...]... phép máy di 12 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động động có thể duy trì cuộc gọi liên tục trong khi di chuyển giữa các cell thì tổng đài sẽ điều khiển các kênh báo hiệu hoặc kênh lưu lượng theo sự di chuyển của máy di động để chuyển đổi tần số của máy di động đó thành một tần số thích hợp một cách tự động MS có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác Vậy hệ thống thông tin di động số... tin di động CDMA Ngoài ra chương 2 cũng đã đề cập đến các giải pháp cell trong mạng thông tin di động số Trong chương tiếp theo sẽ tìm hiểu, phân tích về cấu trúc mạng CDMA2000 20 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động CHƯƠNG 3 KIẾN TRÚC MẠNG DI ĐỘNG CDMA2000 Để thiết kế hệ thống thông tin di động CDMA, cần phải xác định cấu hình mạng tương ứng với yêu cầu kỹ thuật của mỗi phần tử mạng. .. thông tin di động Hình 3.5: Hình dạng một MSC trong thực tế Việc giao di n với mạng ngoài để đảm bảo thông tin cho các người sử dụng mạng thông tin di động đòi hỏi cổng thích ứng Mạng thông tin di động cũng cần giao di n với mạng ngoài để sử dụng các khả năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hoặc báo hiệu giữa các phần tử của mạng MSC thường là một tổng đài lớn... 3.2.2.4 Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC (Mobile Services Switching Circuit) Ở hệ thống thông tin di động chức năng chuyển mạch chính được thực hiện bởi MSC, nhiệm vụ chính của nó là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các người sử dụng mạng thông tin di động Một mặt MSC giao di n với BSC, mặt khác nó giao di n với mạng ngoài MSC làm nhiệm vụ giao di n với mạng ngoài được gọi là MSC cổng 25... liệu công cộng/riêng BTS 23 AAA Máy chủ thừơng trú MSC Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động Hình 3.3: Cấu trúc mạng CDMA2000 3.2.2.1 Trạm di động MS MS (Mobile Station) là trạm di động hay máy di động, nó đóng vai trò là một thuê bao di động MS gồm các bộ phận sau: + Anten: Anten của máy di động được nối tới một bộ thu phát qua một bộ ghép đôi cho phép một anten có thể thực hiện cả hai... tuyến với tất cả máy thuê bao di động MS (Mobile Station) có mặt trong mạng Đặc điểm của mô hình Cellular là việc sử dụng lại tần số và di n tích mỗi Cell là khá nhỏ Trong hệ thống thông tin di động số, tần số mà các máy di động sử dụng là không cố định ở một kênh nào đó mà kênh đàm thoại được xác định nhờ kênh báo hiệu và máy di động được đồng bộ về tần số một cách tự động Vì vậy các cell kề nhau nên... Một tổng đài MSC thích hợp cho một vùng đô thị và ngoại ô có dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung bình) 3.2.2.5 Các mạng ngoài - Mạng CS: Mạng đảm bảo các kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch kênh Ví dụ: Mạng ISDN, PSTN - Mạng PS: Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch gói Ví dụ: mạng Internet 3.2.2.6 Phần thường trú HA (Home Agent) Đây là thành phần chính thứ ba trong mạng dịch... IP di động và cố định; 27 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động • Thiết lập, duy trì và kết cuối các liên kết logic tới mạng vô tuyến (RN) thông qua giao di n gói vô tuyến (R-P); • Khởi tạo việc nhận thực, chấp nhận nhận thực và thanh toán (AAA) cho khách hàng di động tới máy chủ AAA; • Thu các tham số dịch vụ cho khách hành di động từ máy chủ AAA; • Định tuyến các gói tới hoặc từ các mạng. .. chính thứ ba trong mạng dịch vụ dữ liệu gói CDMA2000 HA thực hiện rất nhiều vai trò, trong số đó là bám đuổi vị trí của thuê bao di động khi nó di chuyển từ một vùng gói đến vùng khác Trong quá trình dò tìm máy di động, HA sẽ bảo đảm rằng các gói tự động được gửi đến máy di động 3.2.2.7 Thanh ghi định vị thường trú HLR (Home Location Register) Chứa thông tin về thuê bao như các dịch vụ mà thuê bao lựa... CDMA2000 Việc xây dựng hệ thống CDMA2000 1x hoặc 3x yêu cầu nâng cấp các phần tử mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi của hệ thống hiện có Hệ thống CDMA2000 được xây dựng trên cơ sở mạng CDMAOne Về mặt chức năng có thể chia cấu trúc mạng CDMA2000 ra làm hai phần: mạng lõi và mạng truy cập vô tuyến, trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của mạng CDMAOne, còn mạng truy cập vô tuyến là phần nâng . biểu di n sơ lược quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động trên thế giới. 1 Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin di động 1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ 1 Thông tin di động. thông tin di động số Ngoài nhiệm vụ phải cung cấp các dịch vụ như mạng điện thoại cố định thông thường, các mạng thông tin di động số phải cung cấp các dịch vụ đặc thù cho mạng di động để đảm. đề về mạng thông tin di động CDMA2000 và những ưu điểm cũng như sự phức tạp của nó so với các mạng di động truyền thống trong thế hệ trước đó. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CDMA2000 Hệ

Ngày đăng: 18/06/2014, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w