- Độ dự trữ che tố i: 6,6 dB
trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô, ta có bảng số lượng sector, cell theo dung lượng :
Khu vực (quận) BHCA /1 thuê bao Số thuê bao Dung lượng (Erlang) Hệ số chuyển giao mềm Dung lượng kể cả SHOF Số sector Số BTS Hải Châu 1,4 6.000 140,00 1,40 196,00 10,17 5 Thanh Khê 1,4 3.800 88,67 1,40 124,14 6,44 3 Sơn Trà 1,2 2.800 56,00 1,25 70,00 3,63 2 Ngũ Hành Sơn 1,2 1.800 36,00 1,25 45,00 2,34 1 Liên Chiểu 1,4 3.600 84,00 1,25 105,00 5,45 3 Cẩm Lệ 1,2 1.100 22,00 1,25 27,50 1,43 1 Hoà Vang 1,2 900 18,00 1,25 22,50 1,17 1 Tổng 20.000 444,67 590,14 30,63 16
Tổng số sector cần thiết cho Đà Nẵng là: 30,63.
Số lượng cell: 30,63/2,4=13 cell. Do vậy, để tiết kiệm về chi phí, ta phân bố lại trạm BTS cho các khu vực như sau:
Như vậy, trong giai đoạn 2005 đến 2015 khi mở rộng hệ thống lên 20000 thuê bao có hỗ trợ di động cần lắp 12 BTS.
Với số lượng các trạm như trên, dung lượng hệ thống cung cấp là 13 x 3 secctor x 19,265 Erlang/sector=751,335 Erlang, so với dung lượng cần thiết là 590,14 Erlang, khi đó hệ số phục vụ (tải xử lý) của hệ thống BTS là:
590,14/ 751,335 = 7,9 % .
4.4 Khả năng phục vụ của BSC
Hiện tại, hệ thống WLL-CDMA tại Bưu Điện Tp Đà Nẵng sử dụng 01 BSC có khả năng quản lý tối thiểu 40000 thuê bao và có khả năng quản lý, điều khiển, xử lý tập trung được tối thiểu 30 BTS. Như vậy, BSC hiện tại đủ khả năng đáp ứng khi hệ thống mở rộng, không cần bổ sung BSC mới.
4.5 Một số ưu nhược điểm của mạng di động nội vùng sử dụng công nghệ CDMA2000 1x của thành phố Đà Nẵng 1x của thành phố Đà Nẵng
Ưu điểm:
Với công nghệ CDMA 1x, mạng điện thoại di động nội vùng có rất nhiều ưu điểm: - Do việc mã hóa riêng cho từng cuộc gọi, trên cùng băng tần toàn mạng, nên mức
45
Khu vực Số sector Số BTS
Hải Châu và Thanh Khê 10,17+6,44=16,61 4+3=7
Sơn Trà 3,63 2
Ngũ Hành Sơn 2,34 1
Liên Chiểu 5,45 2
Cẩm Lệ và Hoà Vang 1,43+1,17=2,60 1
bảo mật của cuộc gọi và hiệu quả khai thác cao.
- Đây là công nghệ có khả năng chuyển mạch mềm, khi thiết bị chuyển vào hai ô của hai trạm phát sóng gần nhất, thiết bị (máy điện thoại) sẽ nhận được tín hiệu từ hai trạm. Tổng đài sẽ điều khiển cho hai trạm chuyển giao cho đến khi hoàn tất việc bàn giao giữa hai trạm mà chất lượng cuộc gọi vẫn được giữ nguyên (không bị mất sóng, rớt sóng).
- Mạng sử dụng công nghệ CDMA- WLL được giới chuyên môn đánh giá có khả năng chống nhiễu cao và có nhiều dịch vụ gia tăng như thông báo cuộc gọi đến, chuyển cuộc gọi khi máy bận, dịch vụ báo thức và thuận lợi cho thuê bao ở những nơi chưa có cáp điện thoại.
- Giá cước rẻ.
- Hiệu quả sử dụng tần số của công nghệ CDMA2000 1x cho phép hệ thống có dung lượng gấp 4-6 lần so với các mạng GSM. Theo các chuyên gia quốc tế, cùng một đơn vị băng thông trong cùng một phạm vi phủ sóng thì CDMA2000 1x sẽ phục vụ tốt hơn từ 245-343 cuộc gọi trong khi GSM chỉ phục vụ 40-60 cuộc gọi.
Nhược điểm:
Tuy nhiên do mới triển khai nên các dịch vụ của mạng Daphone ở Đà Nẵng còn một số hạn chế:
- Một số dịch vụ quan trọng như bản tin ngắn, Wap... tạm thời chưa sử dụng được. - Việc chuẩn bị mẫu mã máy còn hạn chế.
- Dung lượng thấp do tài nguyên tần số có hạn.
- Trên thế giới hiện nay chưa có nước nào thực hiện được việc chuyển vùng giữa hai mạng CDMA và GSM. Hiện nay việc nhắn tin giữa hai mạng CDMA và GSM cũng chưa thực hiện được do có sự khác nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi hệ thống.
- Hệ thống CDMA2000 1x hoạt động ở phương thức đồng bộ cell tức là tất cả các cell được đồng bộ về mặt thời gian và thường là thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS. Với môi trường đô thị đông đúc và trong nhà thì sử dụng tín hiệu GPS gặp khá nhiều khó khăn do tín hiệu này là tín hiệu tầm nhìn thẳng. Mặt khác đây là công nghệ độc quyền của nước Hoa Kỳ. .
So với mạng có dây, WLL-CDMA có nhiều ưu điểm:
- Chất lượng dịch vụ như mạng có dây. - Không cần phải quy hoạch lại tần số.
- Chi phí triển khai ban đầu thấp: không phải đào đường, làm cống, giá cả hạ tầng và thiết bị đầu cuối giảm nhanh vì công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Hơn nữa không cần phải có kế hoạch đầu tư quá xa, khi nhu cầu phát triển đến đâu thì đầu tư đến đấy.
- Triển khai mạng rất nhanh chóng, việc lắp đặt dễ dàng, không phụ thuộc vào địa hình.
Kết luận chương 4:
Trong tính toán thực tế, ngoài việc lấy một số tham số của nhà cung cấp thiết bị, một phần lớn các tham số khác còn lấy theo các giá trị điển hình. Điều này dẫn đến kết quả thiết kế dừng ở mức định cở mạng sơ bộ. Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai một hệ thống thống tin (lắp mới hoặc mở rộng) luôn cần có thêm bước hiệu chỉnh, tối ưu mạng sau khi lắp đặt, chạy thử dựa trên các kết quả đo đạt thực tế.
Ngoài ra, việc tính toán sử dụng mô hình Walfisch-Ikegami chưa tính đến các tổn hao do cây cối và kết quả chỉ tính cho dịch vụ thoại mà chưa tính cho dịch vụ truyền dữ liệu, đồng thời việc quy hoạch theo dung lượng chưa đảm bảo tối ưu về phương diện vùng phủ.
CHƯƠNG 5