1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx

322 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu
Tác giả Nguyễn Thanh Sang
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Phú Sơn
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 322
Dung lượng 3,15 MB

Cấu trúc

  • 1.2.1 Mục tiêuchung (25)
  • 1.2.2 Mụctiêucụthể (25)
  • 1.3 CÂUHỎINGHIÊNCỨU (25)
  • 1.4 ĐỐITƢỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU (26)
  • 1.5 CẤUTRÚC LUẬNÁN (27)
  • 2.1 LƢỢCKHẢOTÀILIỆU (28)
  • 2.2 CÁCKHÁINIỆM (43)
    • 2.2.1 Kháiniệmdulịch (43)
    • 2.2.2 Kháiniệmđiểmđếndulịch (46)
    • 2.2.3 Kháiniệmnănglựccạnhtranh (47)
    • 2.2.4 Kháiniệmnănglựccạnhtranhđiểmđếndulịch (49)
  • 2.3 LÝT H U Y Ế T L Ợ I T H Ế C Ạ N H T R A N H V À C Á C L Ý T H U Y Ế (50)
    • 2.3.1 Lýthuyếtlợithế cạnhtranh (51)
    • 2.3.2 Lýthuyếtcácbênliênquan (53)
    • 2.3.3 Nguồngốcvàsựpháttriểncủanănglựccạnhtranh (54)
    • 2.3.4 Nănglựccạnhtranh,ngànhdịchvụ vàdulịch (55)
  • 2.4 CÁCHTIẾPCẬNĐOLƯỜNGNLCTĐIỂMĐẾNDULỊCH (56)
  • 2.5 CÁCTIÊUCHÍĐÁNHGIÁ NLCTĐIỂMĐẾNDULỊCH (62)
    • 2.5.1 ChỉsốđánhgiáNLCTđiểmđếndulịchcủaHộiđồngdulịchvàlữhàn hthếgiới(WTTC) vàDiễnđàn kinhtếthế giới(WEF) (62)
    • 2.5.2 ChỉsốđánhgiáNLCTdulịchcủaTổchứcHợptácvàPháttriểnkinhtế(OEC D) 40 (63)
    • 2.5.3 BộtiêuchíđánhgiáNLCTdulịch vàlữhành(TTCI) (64)
  • 2.6 NGUỒNLỰC DU LỊCH (66)
    • 2.6.1 Tàinguyêndulịch (66)
    • 2.6.2 Kếtcấuhạtầngkỹthuậtdu lịch (68)
    • 2.6.3 Sản phẩmdu lịch (69)
  • 2.7 KẾTLUẬNRÚTRATỪTỔNGQUANNGHIÊNCỨUVÀKHEHỔNGCẦN NGHIÊNCỨU (70)
    • 2.7.1 Cáckếtluậncầnđƣợcrútrađểlàmnềntảngchoviệcnghiêncứu (70)
    • 2.7.2 Cáckhehổngcầnnghiêncứu (71)
  • 2.8 GIỚITHIỆUĐỊA BÀNNGHIÊNCỨU (72)
    • 2.8.1 Vịtrí địalí (72)
    • 2.8.2 KếtcấuhạtầngtrênđịabàntỉnhBạcLiêu (73)
    • 2.8.3 VịtrídulịchBạcLiêutrongmốiliênhệvớidulịchvùngđồngbằngsông CửuLongvàvaitròđónggóptrong tỉnh (76)
    • 2.8.4 ThựctrạngpháttriểndulịchtỉnhBạcLiêutừ năm2014-2018 (77)
      • 2.8.4.1 Kháchdulịch (77)
      • 2.8.4.2 Nguồnthu kháchdulịch (78)
      • 2.8.4.3 ThựctrạngthịtrườngkháchdulịchcủaBạcLiêu (79)
  • 2.9 GIẢTHUYẾTNGHIÊNCỨU (84)
  • 2.10 MÔHÌNHNGHIÊNCỨUĐỀXUẤT (88)
  • 3.1 THIẾT KẾNGHIÊNCỨU (96)
    • 3.1.1 Cácnhântốcạnhtranhđiểmđến dulịch (96)
    • 3.1.2 Thangđovàcácbiếntrongmôhìnhnghiêncứu (101)
  • 3.2 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU (108)
    • 3.2.1 Phươngphápthuthậpsốliệu (108)
      • 3.2.1.1 Số liệuthứ cấp (108)
      • 3.2.1.2 Số liệusơcấp (109)
    • 3.2.2 Phươngphápphântíchsốliệu (119)
      • 3.2.2.1 KiểmđịnhCronbach‟sAlpha (120)
      • 3.2.2.2 Phântíchnhântốkhámphá(ExploratoryFactorAnalysis–EFA) ..................................................................................................................9 5 (120)
      • 3.2.2.3 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C o n f i r m a t o r y F a c t o r A (121)
      • 3.2.2.4 MôhìnhcấutrúctuyếntínhSEM(StructuralEquationModelling) ..................................................................................................................963.2 (121)
  • 2.5 P h â n t í c h c ấ u t r ú c đ a n h ó m (0)
  • 4.1 THỰCTRẠNGNLCTĐIỂMĐẾNDULỊCHBẠCLIÊUTRÊNCƠSỞSOS ÁNHVỚI ĐỐITHỦCẠNHTRANHDULỊCHANGIANG (123)
    • 4.1.1 Tàinguyêndulịch (124)
    • 4.1.2 Sản phẩmdu lịch (126)
    • 4.1.3 Nguồnnhânlựcphụcvụdulịch (128)
    • 4.1.4 Kếtcấuhạtầng (129)
    • 4.1.5 Quản lýđiểmđến (131)
    • 4.1.6 Nhân tốthu hútkháchdulịch (131)
    • 4.1.7 Hoạtđộngkinhdoanhdulịch (132)
    • 4.1.8 Xâydựngthươnghiệuđiểmđến............................................................106 4.2 ÝK I Ế N C H U Y Ê N G I A Đ Á N H G I Á N H Ữ N G K H Ó K H Ă N V À H Ạ (133)
    • 4.4.1 KiểmđịnhCronbach‟sAlpha (140)
    • 4.4.2 Phân tíchnhântố khámphá(EFA) (147)
      • 4.4.2.1 Phântíchnhântốkhámphá(EFA)thangđonhântốđộc lập (147)
      • 4.4.2.2 Phântíchnhântố khámphá(EFA)thang đonhântốphụthuộc124 (151)
    • 4.4.3 Phân tíchnhântố khẳngđịnh(CFA) (154)
      • 4.4.3.1 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o c á c n h â n t ố ả n h hưởngđếnmarketingđiểmđến (162)
      • 4.4.3.2 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o c á c n h â n t ố ả n h hưởngđếnthuhútkháchdulịch (165)
      • 4.4.3.3 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o c á c n h â n t ố ả n h hưởngđếnquảnlýđiểmđến (167)
      • 4.4.3.4 Phântíchnhântốkhẳngđịnh(CFA)thangđonhântốmarketing điểmđến 139 (170)
      • 4.4.3.5 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o n h â n t ố t h (173)
      • 4.4.3.6 Phânt í c h n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o n h â n t ố q u ả (175)
      • 4.4.3.7 Phântí ch n h â n t ố k h ẳ n g đ ị n h ( C F A ) t h a n g đ o n h â n t ố nă ng l ự c cạnhtranhđiểmđến dulịchởBạc Liêu (177)
      • 4.4.3.8 Kiểmđịnhmôhìnhtớihạn (179)
    • 4.4.4 Môhìnhcấu trúctuyếntính(SEM) (186)
      • 4.4.4.1 Đánhgiásựphùhợpcủamôhìnhlýthuyếtbằngmôhìnhcấutrúctuyếntính (SEM) 151 (186)
      • 4.4.4.2 Đánhg i á đ ộ t i n c ậ y c ủ a c á c ƣ ớ c l ƣ ợ n g t r o n g m ô h ì n (0)
      • 4.4.4.3 Kếtquảnghiên cứu (196)
  • 4.5 PHÂNTÍCH CẤUTRÚCĐANHÓM (198)
    • 4.5.1 Kiểmđịnhsựkhácbiệttheogiớitínhcủađápviên (199)
    • 4.5.2 Kiểmđịnhsựkhácbiệttheotuổicủađápviên (199)
    • 4.5.3 Kiểmđịnhsựkhácbiệttheotrìnhđộ họcvấncủađápviên (200)
    • 4.5.4 Kiểmđịnhsựkhácbiệttheotìnhtrạnghônnhâncủađápviên (0)
    • 4.5.5 Kiểmđịnhsự khácbiệttheothunhậpcủađápviên (0)
    • 4.5.6 Kiểmđịnhsựkhácbiệttheonghềnghiệp củađápviên (0)
    • 4.5.7. Thảoluậnkếtquảnghiêncứusovớicácnghiêncứutrướcđây (0)
    • 4.5.8 Kiểmđịnhsựsaibiệtphươngphápchung (0)
  • 5.1 KẾT LUẬN (0)
  • 5.2 HÀM ÝQUẢNTRỊ (0)
    • 5.2.1 CáchàmýquảntrịnhằmnângcaoNLCTđiểmđếndulịchBạcLiêu ....................................................................................................................1 8 5 (0)
    • 5.2.2 Hàmýquảntrịvềnhântốmarketingđiểmđếnđốivớidukháchnhằmnângcao NLCTđiểmđếndulịchởBạcLiêu (0)
    • 5.2.3 Hàmýquảntrịvề tăngcườngnhântốthu hútkháchdulịch đốivới dukháchnhằmnângcao NLCTđiểmđếndulịchởBạcLiêu (0)
    • 5.2.4 Hàmýquảntrịvềtăngcườngnhântốquảnlýđiểmđếnđốivớiduk háchnhằmnângcao NLCTđiểmđếndulịchởBạcLiêu (0)
  • 5.3 KIẾNNGHỊ (0)
    • 5.3.1 ĐốivớiHộiđồngNhândântỉnhBạcLiêu(HĐND) (0)
    • 5.3.2 ĐốivớiUBNDtỉnhBạcLiêu(UBND) (0)
    • 5.3.3 Đối vớiSởVăn hoá,ThểthaovàDulịch (0)
    • 5.3.4 Đối vớicác doanhnghiệpDulịch (0)
  • 5.4 ĐÓNG GÓPVỀLÝTHUYẾTVÀTHỰCTIỄNCỦALUẬNÁN (0)
    • 5.4.1 Đónggópvềlýthuyếtcủaluậnán (0)
    • 5.4.2 Đónggópvềthựctiễncủaluậnán (0)
  • 5.5 HẠN CHẾCỦALUẬNÁN (0)
  • 5.6 ĐỀXUẤTHƯỚNGNGHIÊNCỨUTRONGTƯƠNGLAI (0)

Nội dung

CHƯƠNG 1 9 2020 TRƢỜNGĐẠIHỌCCẦNTHƠK HOAKINHTẾ NGUYỄNTHANHSANG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHĐIỂMĐẾNDULỊCHỞBẠC LIÊU LUẬNÁNTIẾNSĨ Ngành Quản trị kinh doanhMã số 62340102 9–2020 TRƢỜNGĐẠIHỌCCẦNTHƠK HOAKINH[.]

Mục tiêuchung

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịchBạcLiêu và thực trạng du lịch tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị đểnângcao NLCTcủacácđiểmđếndulịchởBạcLiêu.

Mụctiêucụthể

- Xácđịnhcác n hâ n tốảnhhưởngđến N L C T điểmđếndul ị c h ởB ạ c Liêu.

CÂUHỎINGHIÊNCỨU

ĐỐITƢỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU

Vềđốitượngkhảo sát: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là: Du khách nội địa là người ViệtNamtừ 18tuổitrởlênđãtừngđidulịchtạicácđiểmđếnởBạcLiêu.

Nghiên cứu của đề tài tập trung vào khảo sát, đánh giá NLCT điểm đếndu lịch ở Bạc Liêu (Chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố BạcLiêuthuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu) Bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, nghiên cứunày vẫn còn có hạn chế nhất định Đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu:DukháchnộiđịalàngườiViệtNamtừ18tuổitrởlên.Dosốlượngkháchquốctếđến tham quan Bạc Liêu rất ít, chiếm 2,86% trên tổng số khách đến tham quanBạc Liêu, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu du khách là người Việt Nam đểlấy ý kiến khảo sát Bên cạnh đó, điểm đến Bạc Liêu, chủ yếu là du lịch vănhóa tâm linh, khách nước ngoài ít quan tâm đến loại hình du lịch này, nên tácgiả tập trung lấy ý kiến du khách là người Việt Nam để phục vụ cho việc điềutra,nghiêncứu.

Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêmnhững đối tượng du khách là người nước ngoài khi số lượng khách quốc tếtăngcao.

CẤUTRÚC LUẬNÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc cấutrúc,trình bàythành 5chương:

Chương 1, trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng vàphạmvinghiêncứu cũngnhƣkếtcấucủaluậnán.

Chương 2, mô tả cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện luận ánnghiên cứu thông qua tổng quan tài liệu về NLCT điểm đến của các công trìnhnghiên cứu trước đây Từ đó có cách tiếp cận đo lường NLCT điểm đến dulịch, dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT điểm đến của Hội đồng du lịch và lữhành thế giới (WTTC), diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tổ chức hợp tác vàphát triển kinh tế (OECD), bộ tiêu chí đánh giá NLCT du lịch và lữ hành(TTCI)

Chương3,phácthảocácthangđolường,cáckháiniệmtrongmôhìnhlýthuyết, thiết kế nghiên cứu và mô hình đề xuất cho luận án Thiết kế nghiêncứu bao gồm những nội dung: Về khung nghiên cứu, cỡ mẫu, quá trình thuthập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, mô hìnhnghiên cứu Thêm vào đó nghiên cứu sơ bộ cũng được thảo luận ở chươngnày.

Chương 4, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịchBạc Liêu, kiểm định Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA),phân tích nhân tố khẳng định (CFA), đánh giá sự phù hợp của mô hình lýthuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM),thảo luận kết quả nghiên cứu,phântíchcấutrúcđanhóm.

Chương 5, tổng hợp những khám phá có ý nghĩa và kết luận về luận ánnghiên cứu Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT điểm đến dulịch Bạc Liêu Một số kiến nghị đối với các ngành chức năng: Hội đồng nhândân, UBND tỉnh Bạc Liêu,

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, các doanh nghiệpdulịch.Cuốicùnglànêurõnhữnghạnchếvàhướngnghiêncứutiếptheo.

LƢỢCKHẢOTÀILIỆU

Trong thị trường du lịch hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý, làlàm thế nào để tăng lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch NLCT của mộtđiểm đến du lịch là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăngtrưởng thị phần Do đó, các nhà quản lý du lịch phải khám phá lợi thế cạnhtranh và phân tích cạnh tranh thực tế Có những cách tiếp cận khác nhau về môhình NLCT điểm đến (Ritchie & Crouch, 1993; De Keyser & Vanhove, 1994;Evans & Johnson, 1995; Hassan, 2000; Kozak, 2001; Dwyer, Livaic & Mellor,2003) Trong số, tất cả các lợi thế cạnh tranh được phát triển bởi các nhànghiên cứu nhiều nước trên thế giới và tiến hành phân tích thực tế ở Bạc Liêunhƣ một điểm đến du lịch điển hình Mục đích của việc nghiên cứu này là đểtrình bày một phương pháp nghiên cứu, dựa trên các chỉ số liên quan đến môhình,đểxácđịnhkhảnăngcạnhtranhđiểmđếncủadulịchBạcLiêu.

Hiệnnaynhiềucơhộimớiđangchờchúngta,pháttriểnmớisảnphẩmvà bổ sung thêm các điểm đến du lịch là một trong những biểu hiện tăngtrưởng của ngành du lịch Sự ra đời của toàn cầu hóa đã trùng hợp với sự bùngnổ trong lĩnh vực du lịch đã đƣa ra nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh toàncầu hóa du lịch, có nghĩa là số lƣợng các điểm đến du lịch ngày càng tăng,điều kiện du lịch đã thay đổi và điều này đã trở nên cần thiết để giải quyếtnhững thách thức để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường du lịch Cho đếnnay hai chữ “cạnh tranh” đã trở thành thuật ngữ phổ biến trong nhiều thập kỷqua.Việcđolườngnănglựccạnhtranhđãđượcthảoluậnrộngrãitrongnhiềungành như khoa học chính trị, khoa học quản lý, kinh tế học Năng lực cạnhtranhđƣợcxemnhƣlàmộtnhântốquantrọngtạorasựthịnhvƣợngquốcgia,vìnógi úpcảithiệnmức sốngvàthunhậpthựctếthôngqua cungcấphànghóavàdịc hvụvớimột sốlợithếsosánh(Crouch&Ritchie,1999)

Một vấn đề đƣợc quan tâm ngày càng nhiều giữa các nhà nghiên cứu dulịch là đƣa ra nhân tố cạnh tranh điểm đến du lịch (Chon & Mayer,1995;Crouch & Ritchie, 1999) Đối với ngành du lịch để có lợi nhuận và hoạt độngbền vững trong dài hạn, thì cần phải phát triển và quản lý kinh doanh du lịchtheo một mô hình cạnh tranh mới (Ritchie & Crouch, 1993) Khả năng cạnhtranh đƣợc coi nhƣ là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công dàihạn của các đơn vị kinh doanh du lịch Ở nhiều nước trên thế giới, khu vựcdịchvụdulịchngàycàngquantrọngđốivớităngtrưởngkinhtế.Vìvậycác quốc gia, tỉnh, thành phố đều quan tâm đến du lịch và dùng mọi nổ lực và kinhphí để nâng cao hình ảnh du lịch và sức hấp dẫn ở mỗi nơi Còn các nhà khoahọc nghiên cứu về du lịch bắt đầu chú ý về cạnh tranh điểm đến Poon (1993)học giả đi đầu trong nghiên cứu cạnh tranhd u l ị c h đ ã c h ỉ r a b ố n n g u y ê n t ắ c mà bất kỳ điểm đến nào cũng phải đảm bảo tính cạnh tranh: (1) môi trườngphải dẫn đầu; (2) du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu; (3) gia tăng cáchoạtđộngphânphốitrênthịtrường;(4)xâydựngkhuvựctưnhânnăngđộng.Nhìn chung, những nguyên tắc này quá rộng khó có thể hướng dẫn các đơn vịkinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách thực hiện Do vậy, cần cónhữngnghiêncứusâuhơnvềnănglựccạnhtranhđiểmđến.

Dosựtăngtrưởngthươngmạigiữacácnướcngàycàngcao,nên(Porter,1990) đã đề xuất một số mô hình phân tích mới để xác định lợi thế cạnh tranh,nhằm tạo ra một bước đột phá trong lý thuyết thương mại quốc tế Mô hìnhkim cương của Porter giải thích NLCT của doanh nghiệp theo ba nội dungchính, đó là môi trường cạnh tranh toàn cầu, chiến lƣợc cạnh tranh và cơ cấutổ chức Mô hình của Porter có thể dễ dàng hiểu đƣợc, áp dụng đƣợc năng lựccạnh tranh và duy trì ổn định cho doanh nghiệp Crouch & Ritchie (1994)nghiên cứu khám phá NLCT điểm đến thông qua xây dựng mô hình phát triểnnăng lực cạnh tranh du lịch quốc tế Tiếp sau đó, Chon & Mayer

(1995) đã bổsung mô hình của Crouch & Ritchie (1994) với các vấn đề dịch vụ, du lịch vàkhả năng tái sinh các nguồn tài nguyên du lịch Trong các tài liệu chuyênngành về du lịch, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NLCT của điểm đến du lịchcó thể đƣợc cải thiện thông qua một số chiến lƣợc phát triển nhất định, baogồm hoạt động tiếp thị (hình ảnh, chất lượng, vị thế, thương hiệu, và dịch vụ),quản lý điểm đến, và phát triển sản phẩm du lịch bền vững Những chiến lƣợcphát triển này được xem là quá trình cho phép điểm đến du lịch đạt được mốitương quan tối đa với nhu cầu du lịch NLCT là mục tiêu cần thiết của cácchiếnlƣợcquảnlý vàtiếpthị(Kozak,2001).

Theo Poon (1993) NLCT của điểm đến có thể đƣợc cải thiện bằng cáchđổi mới liên tục Các sản phẩm linh hoạt, tùy chọn theo nhu cầu của du kháchlà cần thiết để tạo chođiểm đến du lịchmang tínhcạnh tranh.T ổ c h ứ c q u ả n lý, tiếp thị, phân phối, các hình thức tương tác và tương quan khác giữa cácnhà cung cấp du lịch là những nguồn cơ bản để phát triển tính linh hoạt choNLCT của điểm đến du lịch Để cạnh tranh thành công trong thị trường dulịch, điểm đến du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc khách hàng là thƣợngđế, hãy dẫn đầu về chất lƣợng, phát triển đổi mới triệt để công nghệ trong dulịch, và củng cố vị trí chiến lƣợc của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị củangành.C ụ t hể, P o o n ( 19 93 )đ ã g i ả i t h í c h r ằ n g v i ệc k ế t n ố i t i ế p th ịv ớ i p h á t triển sản phẩm phải thỏa mãn nhu cầu của du khách, (ví dụ hình ảnh điểm đến,kiểm soát hệ thống dịch vụ, là các chiến lƣợc quan trọng cho năng lực cạnhtranhcủa điểmđến).

Crouch & Ritchie (1999) đã mở rộng các chiến lƣợc cạnh tranh điểm đếnbằng cách tập trung nhiều hơn vào các phương pháp tiếp cận và hoạt độngquản lý điểm đến, bao gồm tiếp thị, thông tin, tổ chức và dịch vụ nhà hàng.Bên cạnh đó, quản lý điểm đến thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của dukhách và kiểm tra hiệu quả của các dịch vụ Đây là vấn đề quan trọng giúpngười quản lý điểm đến hiểu được nhu cầu của du khách và phát triển sảnphẩm tại điểm đến hiệu quả hơn Thêm vào đó NLCT của điểm đến cũng cóthể tăng cường bằng các nguồn lực liên quan đến duy trì và đảm bảo hiệu quảcác nguồn lực du lịch, bao gồm nguồn lực sinh thái, văn hóa xã hội Kết quảcho thấy sự phát triển du lịch của điểm đến sẽ ổn định, không chỉ về mặt kinhtế mà còn cả về mặt sinh thái, xã hội, văn hóa và chính trị Nhìn chung côngtrình nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch của Ritchie &Crouch (1993)các công ty trong ngành dulịch cóliên quan đếnc á c n g à n h dịchvụ.Cácôngkhẳngđịnhrằng,điểmđếncókhảnăngcạnhtranhcao nhấtlà điểm đến đạt đƣợc thành công lớn nhất; đó là đem lại lợi ích nhiều nhất chocƣdâncủamình.

Theo Mihalic (2000) thì NLCT tại điểm đến có thể đƣợc cải thiện bằngnỗ lực quản lý thích hợp và quản lý chất lượng môi trường Bên cạnh đó, cáchoạtđộngtiếpthịmôitrườngcũngcóthểtăngcườngNLCTcủađiểmđến.Dochất lượng môi trường là một phần không thể tách rời của các nhân tố thu húttự nhiên, cho nên duy trì chất lượng môi trường là rất quan trọng để thể hiệnNLCT của điểm đến Go & Govers (2000) cho rằng, để quản lý điểm đến vàtăng thị phần trên thị trường, thì việc duy trì và cung cấp dịch vụ chất lƣợngcaolàcầnthiếtđểgiữ vữngvịthếtrênthịtrường.Dođó,quảnlýchấtlượnglàbiện pháp đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các điểm đến Ngoàira, quy hoạch vùng, đô thị, bảo tồn văn hóa, di sản, và phát triển kinh tế là phùhợpđểpháttriểnvàthựchiệnquảnlý chấtlƣợnghiệuquảcho điểmđến.

Theo Hassan (2000) các nghiên cứu về NLCT đƣa ra khái niệm về tínhcạnh tranh điểm đến là duy trì và phát triển điểm đến nhƣ các đối thủ cạnhtranh khác Các nhân tố về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa phongphú, di tích lịch sử… có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của điểm đến. Nhằmphát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực du lịchcó giá trị để nâng cao NLCT điểm đến Ông đã đề xuất một mô hình có cácnhân tố quyết định cạnh tranh trên thị trường như: 1) ưu thế so sánh, 2) địnhhướngnhucầu,3)cấutrúcngành,và4)camkếtvềmôitrường.Trongsốđó, ưu thế so sánh liên quan đến các nhân tố môi trường vĩ mô và vi mô gồm khíhậu, vị trí, văn hóa, di sản, lịch sử, khảo cổ, dịch vụ dành cho du khách, antoàn, y tế, tiếp cận thông tin, và chất lượng môi trường Cùng với những ưuthế so sánh trên thị trường, các nhân tố khác như là khách sạn, giao thông, vàgiảitrícóthểnângcaovịthếcạnh tranhtrênthịtrườngdulịch.

Ritchie & Crouch (2000) cho rằng NLCT là “khả năng tạo ra giá trị giatăng và nhờ đó cải thiện sự thịnh vƣợng của quốc gia và phát triển kinh tế xãhội NLCT thường kết hợp khái niệm quy hoạch tiếp thị và chiến lược pháttriển cạnh tranh (Buhalis, 2000) Pearce (1997) đã mô tả NLCT của điểm đếnlàkỹthuật,phươngphápvàphântíchđánhgiáđiểmđếnmộtcáchcóhệthốngđể so sánh các thuộc tính cạnh tranh điểm đến trong phạm vi quy hoạch Sựđánh giá và so sánh có hệ thống các thành phần du lịch giữa các đối thủ cạnhtranhnhằmđƣaracácchínhsáchpháttriểndulịchcóhiệuquả.Đồngthời,môhình NLCT điểm đến đƣợc đề xuất bởi Crouch & Ritchie (1999) chỉ ra rằngcần phải hiểu đƣợc mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các lực lƣợngcủa NLCT Theo Crouch & Ritchie (1999), lợi thế so sánh là tạo ra nguồn lựcdu lịch sẵn có tại điểm đến, trong khi NLCT là khả năng sử dụng nguồn lực đócóhiệuquảtrongthờigiandàiởtạiđiểmđến.Nhữngnhântốchínhhấpdẫntại điểm đến là cần thiết để tạo ra lợi thế so sánh và NLCT Những nhân tố nàylàn g u ồ n l ự c c ơ b ả n t ạ o đ ộ n g l ự c c h o s ự l ự a c h ọ n đ i ể m đ ế n c ủ a d u k h á c h , cũng như là các nhân tố mà người quy hoạch và người phát triển du lịch cầnxem xét để nâng cao NLCT của điểm đến Bên cạnh đó, mô hình cũng giảithích các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ dưới dạng hiệu quả thứ cấp của NLCTđiểm đến như cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận, nguồn lực thuận lợi là quantrọngchosựthànhcôngvềkinhdoanhđiểmđến.

Nghiên cứu cấu trúcmôhìnhcạnh tranh điểm đến từ các bêncól i ê n quan của Yoon (2002) mô hình lý thuyết này nhằm kiểm tra thực nghiệm sựtương tác của các mối quan hệ bao gồm: nhận thức tác động phát triển du lịch,thái độ đối với vấn đề môi trường, gắn kết địa điểm tham quan, ưu tiên pháttriển các nhân tố phát triển du lịch, hỗ trợ cho chiến lƣợc cạnh tranh điểm đến.Phạm vi của nghiên cứu này là các điểm đến du lịch và cộng đồng ở Virginia,nơi có nhiều sản phẩm, địa điểm du lịch nhân tạo cũng nhƣ văn hóa tự nhiên.Các nguyên tắc định hướng của nghiên cứu này là năng lực cạnh tranh điểmđến có thể đƣợc cải thiện bằng sự kết hợp phù hợp giữa các địa điểm, nguồnlực du lịch và các chiến lƣợc nâng cao NLCT của điểm đến. Tổng cộng có tấtcả 646 câu hỏi đƣợc thu thập liên quan đến ngành du lịch đƣợc lựa chọn ngẫunhiên ở bang Virginia để đƣa vào nghiên cứu Kết quả kiểm tra giả thuyết vềviệcpháttriểncácđiểmthamquandulịchchothấy.Cácdoanhnghiệpdulịch

(+) Ƣu tiên phát triển các nhân tố hấp dẫn du lịch(+) (+) (+) Ủng hộ chiến lƣợc cạnh tranh điểm đến

Thái độ đối với môi trường

Tác động phát triển du lịch mong muốn phát triển các điểm tham quan du lịch, tăng cường các nguồn lựcdul ị c h , đ ẩ y m ạ n h h o ạ t đ ộ n g t i ế p t h ị , n â n g c a o v a i t r ò c ủ a t ổ c h ứ c q u ả n l ý điểm đến Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người đượchưởng lợi từ sự phát triển du lịch sẽ ủng hộ các chiến lƣợc cạnh tranh điểmđến.

Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie & Crouch (2003) cho đến naynhiều nhà nghiên cứu du lịch đã chứng minh lợi ích từ du lịch mang lại là donâng cao NLCT điểm đến Thông tin thu thập về NLCT điểm đến đƣợc xácđịnh tài nguyên tự nhiên (Đó là lợi thế so sánh của điểm đến) và khả năng đơnvị biết khai thác tài nguyên (Đó là lợi thế cạnh tranh của điểm đến) Mô hìnhcủa Crouch & Ritchie bao gồm 5 nhóm chính: nhân tố đáp ứng nhu cầu; chínhsách, quy hoạch và phát triển điểm đến; quản lý điểm đến; nguồn lực cốt lõi vàcác nhân tố thu hút khách; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ Đồng thời mô hìnhcũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của điểm đến nhƣ khủnghoảng kinh tế thế giới,k h ủ n g b ố , d ị c h b ệ n h , k ế t c ấ u h ạ t ầ n g , c á c n g u ồ n l ự c của điểm đến Mối quan tâm chính của nghiên cứu này là xem xét tính cạnhtranh điểm đến có đƣợc duy trì và phát triển nhƣ các đối thủ cạnh tranh kháchay không Bên cạnh đó, các nhân tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên, vănhóa đa dạng, ditích lịch sử có ảnhhưởngđến tính cạnh tranh củađ i ể m đ ế n Để phát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực dulịchcógiátrịnhằmnângcaoNLCTcủađiểmđến (Hình2.2).

Các nhân tố đáp ứng nhu cầu

Chính sách QH và phát triển điểm đến

Nguồn lực cốt lõi và nhân tố thu hút khách

Nhân tố và Nguồn lực hỗ trợ 1.Kết cấu hạ tầng 2.Khả năng tiếp cận 3.Nguồn lực hỗ trợ 4.Sự hiếu khách 5.Doanh nghiệp 6.Ý chí chính trị

1.Thiên nhiên, khí hậu 2.Văn hóa, lịch sử

3 Các hoạt động 4.Sự kiện đặc biệt 5.Giải trí Hoạt động kinh doanh du lịch

Chất lƣợng dịch vụ/ kinh nghiệm

Thông tin N cứu 5.Quản lý nhân lực 6.Tài chính và vốn 7.Quản lý du khách 8.Quản lý T nguyên 9.Quản lý sự cố

1.Xác định hệ thống 2.Triết lý/giá trị 3.Tầm nhìn 4.Định vị/thương hiệu 5.Sự phát triển

6.Hợp tác, cạnh tranh, 7.Giám sát, đánh giá 8.Kiểm toán Địa điểm

An ninh/An toàn 3.Giá cả/Giá trị 4.Phụ thuộc lẫn nhau 5.Nhận thức, hình ảnh 6.Sức chứa

Theo Dwyer & Kim (2003) Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranhcủa điểm du lịch mô tả số lượng nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranhcủangànhdulịch,nhƣlàcácnguồnl ực cósẵn(nguồnlựctựnhiên,tài sản

QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN

DU LỊCH ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

-Nhu cầu nhận thức về du lịch

-Kiến thức về du lịch

-Các tổ chức quản trị điểm đến

-Quản trị marketing điểm đến

-Kế hoạch và phát triển

-Quản trị phát triển nguồn nhân lực

-Nguồn lực tự nhiên và các di sản thừa hưởng

CÁCKHÁINIỆM

Kháiniệmdulịch

Hiệnn a y h oạt đ ộ n g d u l ị c h n g à y càn g p h á t t r i ể n m ạ n h m ẻ , k h ô n g c h ỉ đơnthuần làđinghỉdƣỡng,giảitrímàkếthợp dulịchvớicôngviệc,tìmkiếm các cơ hội kinh doanh hay đi học tập, nghiên cứu khoa học Do điều kiện kinhtế, xã hội, thời gian, không gian, và góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗingành khoa học, mỗi cá nhân đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Chúng tacóthể tìmhiểumột vàikháiniệmvề du lịch:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt độngcủa những du khách, tạm trú, vớimục đích tham quan, khám phá,t ì m h i ể u , trải nghiệm giải trí, thƣ giản, cũng nhƣ những mục đích khác, trong thời gianliên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cƣ,nhƣng loại trừ các du khách có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng làmột dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cƣ”.Nhƣ vậy, khái niệm về du lịch của tổ chức du lịch thế giới đã đề cập khá rõràng, cụ thể về mục đích du lịch, cũng nhƣ khoảng thời gian, không gian liênquanđ ế n d u l ị c h T h e o L i ê n h i ệ p Q u ố c c á c t ổ c h ứ c l ữ h à n h c h í n h t h ứ c (InternationnalU n i o n o f O f f i c i a l T r a v e l O r a g n i z a t i o n – I U O T O ) : D u l ị c h đƣợc hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thườngxuyên của mình không nhằm mục đích để làm ăn” Theo định nghĩa của Hộinghị Liên hợp Quốc tế về du lịch ở Italia: “Du lịch là tổng hòa các mối quanhệ, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cánhân ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họđếnlưutrúkhôngphảilànơiđểhọctậpvàlàmviệc”.Theođịnhnghĩacủ aHội nghị Quốc tế về du lịch ở Canada tháng: “Du lịch là hoạt động của conngười đi tới một nơi ngoài nơi ở của mình, trong một khoảng thời gian ít hơnkhoảngthờigianđãđượccáctổchứcdulịchquyđịnhtrước,vớimụcđíchcủachuyến đi không phải là để kiếm tiền” Theo Luật Du lịch Việt Nam thì: “Dulịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giảitrí,nghỉdƣỡngtrongmộtkhoảngthờigiannhấtđịnh”.

Nói tóm lại, căn cứ vào các định nghĩa về du lịch ở trên, chúng ta có thểhệ thống lại một số nội dung cơ bản về du lịch để làm định hướng cho nghiêncứu luận án: Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế-xã hội có những đặc trƣng vềsự tăng nhanh số lƣợng, phạm vi và cơ cấu dân cƣ tham gia vào quá trình dulịchởcácnước,cáckhuvựcvàtrêntoànthếgiới.Dulịchlàviệcđilại,lưutrútạm thời của mỗi người ngoài nơi ở thường xuyên của mình, với mục đích vànhu cầu khác nhau Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh thương mạidịchvụnhằmphục vụcác nhucầucủaconngười.

Kháiniệmđiểmđếndulịch

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Điểm đến du lịch là mộtkhông gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất một đêm Nó bao gồm các sảnphẩm du lịch, dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thờigian một ngày Nó có các giới hạn vật chất, hình ảnh, và sự quản lý trong thịtrường cạnh tranh Các điểm đến du lịch thường một cộng đồng, một tổ chứcvà có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” Hu& Ritchie (1993) coi địa điểm du lịch là “một gói sản phẩm và dịch vụ du lịch,giống nhƣ bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào, là sự kết hợp của rất nhiều thuộctính đa chiều khác nhau”, và ông cũng đã cho rằng “điểm đến du lịch là phảnánh cảm xúc, niềm tin, và lựa chọn mà du khách có thể thỏa mãn nhu cầu nghỉngơi”.

Leiper (1993) nói rằng điểm đến là các địa điểm mà người ta đến để dulịch và là nơi du khách nghỉ trong một khoảng thời gian để trải nghiệm du lịch.Tuy nhiên còn phụ thuộc vào các nhân tố thu hút khách tại điểm đến Nhiềunhà nghiên cứu đã tìm cách đánh giá và phân loại điểm đến dưới dạng các sảnphẩm du lịch Theo Laws

(1995) cho rằng, các điểm đến du lịch là một nơingười ta đến vào những ngày nghỉ; và các yếu tố kèm theo đó là địa điểm, conngười và ngày nghỉ Gần đây việc khái niệm điểm đến còn bao gồm cả: 1) cáctácđộngcủahoạtđộng dulịchnhƣvềkinhtế, xãhội,môitrườngvà sinhthái;

2) việc quản lý nhu cầu trong ngành du lịch nhƣ đánh giá, kiểm soát chấtlƣợng, có thêm ƣu đãi; và 3) quản lý của ngành du lịch tác động lên điểm đếnliên quan đến các mục tiêu, kế hoạch của ngành du lịch Theo Seaton

&Bennett (1996) quan niệm, điểm đến du lịch giống nhƣ một nơi khác lạ vàphức tạp Để hiểu đƣợc các điểm đến thì cần phải xem xét bối cảnh kinh tế, xãhội và môi trường khác nhau trong phạm vi các điểm đến của ngành du lịch.Theo Cooper & cộng sự

(1998) xem điểm đến giống nhƣ nơi tập hợp các dịchvụ và điều kiện thuận lợi đƣợc thiết kế sẵn nhằm đáp ứng các nhu cầu của dukhách Tuy nhiên về mặt địa lý, điểm đến đƣợc hiểu là nơi di chuyển của dukhách Thực chất, một điểm đến có đầy đủ tất cả các khía cạnh của ngành dulịch nhƣ nhu cầu, vận chuyển, cung cấp dịch vụ và tiếp thị Nó là yếu tố quantrọng nhất của hệ thống du lịch bởi vì điểm đến và hình ảnh điểm đến có thểthu hút khách du lịch, thúc đẩy du khách đến và tiếp sức cho toàn bộ hệ thốngdul ị c h T h e o ( C r o u c h & R i t c h i e , 1 9 9 9 ; H a s s a n , 2 0 0 0 ) n h ữ n g t h à n h p h ầ n chính này góp phần quan trọng vào việc duy trì và nâng cao NLCT điểm đếndulịch.Theo Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2000): Điểm đến du lịch là mộtkháiniệmrấtrộngtronghoạtđộngkinhdoanhdulịch,lànơicósứchấpdẫn và có sức thu hút khách du lịch Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch.Tương tự, Murphy, Pritchard& S m i t h ( 2 0 0 0 ) c h o r ằ n g , đ i ể m đ ế n d u l ị c h giống nhƣ tập hợp các sản phẩm kết hợp lại với nhau tạo nên trải nghiệm vềđiểm tham quan đó Các điểm đến du lịch thường cung cấp các sản phẩm dịchvụ để phát triển du lịch Cụ thể Ritchie & Crouch

(2000), Mihalic (2000) đãđề xuất các nhân tố thu hút du khách tại điểm đến là những ƣu thế về lợi thếcạnhtranh.

Theo Mihalic (2000) nghiên cứu chất lượng môi trường của các nhân tốcạnh tranh tại điểm đến, bao gồm 11 nhân tố hấp dẫn nhƣ: tính chất tự nhiên,khí hậu, đặc điểm văn hóa và xã hội, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ cơ bản, cơ sởdu lịch, tiếp cận hệ thống giao thông, thái độ với khách du lịch, mức giá, kinhtếxãhộivàtínhđộc đáo Nhữngnhântốthuhúttạiđiểmđếnđƣợcxe mlàchất lượng môi trường điểm đến Đây là một phần không thể tách rời của chấtlượng các nhân tố thu hút tự nhiên Do đó, người ta đã tranh luận rằng duy trìchất lượng môi trường ở mức cao là quan trọng đối với NLCT của hầu hết cácđiểmđếndànhchodukhách.

Tóm lại: Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về điểm đến du lịch, song vềcơ bản, điểm đến du lịch đƣợc hiểu là một vùng địa lý đƣợc xác định cụ thểtrong đó khách du lịch tận hưởng các loại trải nghiệm du lịch khác nhau đểthỏa mãnnhucầucủachuyếnđicủadukhách.

Kháiniệmnănglựccạnhtranh

Theo mô hình cạnh tranh trong kinh doanh: NLCT là thể hiện thực lực vàlợi thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việcthỏam ã n tốtnhấtcácđòihỏicủa kháchhàngđểthulợinhuậnngàycàngcaohơn.

Theo diễn đàn kinh tế thế giới: NLCT của một tổ chức hoặc quốc gia làđể sản xuất và bán các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường vớimứcgiátươngđươnghoặcthấphơnvàtốiđa hóalợinhuận.

Theo từ điển kinh tế học: NLCT là khả năng giành đƣợc thị phần, trướcđối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toànbộthịphầncủađốithủ.

Nhƣ vậy khái niệm NLCT là thể hiện thực lực, lợi thế cạnh tranh của chủthể kinh doanh và để đo lường thông qua thị phần chiếm lĩnh thị trường so vớiđối thủ cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lƣợng, sản phẩm, dịch vụ,nhằmđápứngtốtnhucầucủakháchhàng.

Với cách tiếp cận NLCT trên, theo diễn đàn kinh tế thế giới: NLCT củadoanhnghiệpdựatrênviệckhaithác,sửdụngthựclựcvàlợithếbêntro ng, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng đểtồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so vớicácđốithủ cạnhtranhtrên thịtrường.

Theo quan điểm của Porter (1980) NLCT làkhả năngsáng tạo nênc á c lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp để làm ra năng suất, chất lƣợng caohơn đối thủ cạnh tranh, từ đó chiếm lĩnh đƣợc thị phần, có thu nhập cao vàphát triển bền vững Ông cho rằng mỗi ngành nghề kinh doanh cũng đều có 5nhân tố tác động: (i) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hoạt động kinhdoanh trên thị trường; (ii) Sự đe dọa từ đối thủ mới bắt đầu gia nhập vào thịtrường; (iii) Nguy cơ các sản phẩm có thể thay thế đƣợc; (iv) Quyền thươnglượngcủangườimua;(v)Quyềnthươnglượngcủanhàcungcấp.

Theo Aldington Report (1985) nhận địnhr ằ n g , d o a n h n g h i ệ p c ó k h ả năng cạnh tranh là doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ với chí phíthấp, nhƣng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.Với mục đích muốn cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh đạt đƣợc hiệuquả lâu dài, để đảm bảo cho người lao động và chủ doanh nghiệp có thu nhậpcao.

Còn theo ông Fafchamps (1999) cho rằng, NLCT là khả năng doanhnghiệp sản xuất ra sản phẩm có chi phí thấp hơn so với chí phí đối thủ cạnhtranh, nhưng chất lượng sản phẩm tương đồng với nhau, thì doanh nghiệp đóđƣợcxemlàdoanhnghiệpcókhảnăngcạnh tranhcao.

Như vậy, trong thực tế, từ trước đến nay có nhiều khái niệm khác nhauvề NLCT của doanh nghiệp Theo Barclay (2005) và Williams (2007) việc xácđịnhđƣợccác nhântốđểcảithiệnkhảnăngcạnhtranhcủadoanhnghiệplàrấtquan trọng bởi những nhân tố này là sự đổi mới các tiêu chuẩn, khả năng lãnhđạo, tập trung nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm, nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầukhách hàng Trong điều kiện hiện nay, lấy yêu cầu của khách hàng làm mụctiêu để đánh giá NLCT của doanh nghiệp Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tạora những sản phẩm dịch vụlàm hài lòng khách hàng, không phảib á n n h ữ n g cái doanh nghiệp có, mà bán cái khách hàng cần Trong điều kiện các doanhnghiệp du lịch ViệtNam với quy mô hoạt động thuộc dạng doanh nghiệp nhỏvà vừa; năng lực kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, cho nên việc ápdụng các khái niệmNLCT dựa vào khả năng của doanh nghiệp du lịch BạcLiêu là phù hợp với năng suất lao động, khả năng sản xuất ra sản phẩm, dịchvụ chất lƣợng cao,giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong và ngoàinước.

Kháiniệmnănglựccạnhtranhđiểmđếndulịch

NLCT điểm đến du lịch là một khái niệm khá phức tạp Theo Crouch

&Ritchie (1999) các nhân tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến NLCT điểmđếndulịchbaogồm:Cơsởvậtchấtkỹthuật,lịchsử,vănhóa,cácmốiquan hệ với thị trường, các hoạt động kinh doanh du lịch và sự kiện tại điểm đến.Theo các tác giả Dwyer, Forsyth

& Rao (1999) cho rằng, NLCT ngành du lịchlà một khái niệm tổng hợp nhiều thành phần, bao gồm sự chênh lệch về giá, sựbiến độngcủa tỷ giá hối đoái,năng suất củamỗi loạik h á c n h a u t r o n g n g à n h dulịchvàcácyếutốtạonênsựthuhútcủamộtđiểmdulịch.TheoD‟Hartserre

(2000) NLCT điểm đến là khả năng của doanh nghiệp du lịch cóthể duy trì, đứng vững trên thị trường và cải tiến sản phẩm theo thời gian.Hassan (2000) nhận định rằng, NLCT là khả năng của doanh nghiệp du lịch cóthể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm để duy trì nguồn lực và tạo dựngđượcvịthếcủamìnhtrênthịtrườngsovớicácđốithủcạnhtranh.

Theo các tài liệu nghiên cứu về du lịch, NLCT điểm đến là một nhân tốrất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp du lịch và điểm tham quandu lịch; quan điểm này đã nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều từ các nhànghiên cứu du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến du lịch, và cácnhà hoạch định chính sách (D‟Hauteserre, 2000; Buhalis, 2000; Hassan, 2000;Richie & Crouch, 2000, 2003; Dwyer & Kim, 2003) Theo Dwyer & Kim(2003)N L C T c ủ a m ộ t đ i ể m t h a m q u a n d u l ị c h l à k h ả n ă n g c u n g c ấ p s ả n phẩm,dịchvụtốthơnsovớicácđiểmthamquankhácdựatrênkinhn ghiệmđi du lịch của du khách Theo Enright & Newton (2005) NLCT của điểm đếndu lịch là tạo ra một chuỗi giá trị về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ TheoMacchiavelli (2009) NLCT của điểm đến du lịch là gia tăng khả năng thu hútkháchdulịch.

Theo Bernini (2009) cho rằng, các khu du lịch kết hợp các doanh nghiệpdu lịch, cung cấp thêm các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch lànhằm tăng thêm giá trị cho các hoạt động điểm đến Trên cơ sở đó, nó sẽ tạo racác liênkết trong du lịch, nhằm khuyến khích sự sáng tạo trongh o ạ t đ ộ n g kinh doanh du lịch Thêm vào đó, sự hỗ trợ qua lại, làm việc với nhau giúpnhân viên các điểm đến này có nhiều cơ hội để quan sát hành vi của nhau, bắtchước nhau và học hỏi kinh nghiệm của nhau, cùng giúp nhau phát triển.(Denicolai &cộngsự,2010).

Sự hợp tác của các điểm du lịch cũng cho phép những năng lực cốt lõiđƣợc kết hợp và kiến thức mới đƣợc hiểu sâu hơn (Denicolai & cộng sự,2010).Chínhquyềnđịaphươngvàcáctổchứcnghềnghiệpđóngmộtvaitrò quan trọng trong việc kết nối và quản lí nguồn nhân lực chung Họ có thể tổchức các khóa huấn luyện nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới hoạt động của tổchức để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan(Molina&cộngsự,2010).

Theo Armenski (2011) NLCT của điểm đến du lịch là tăng cường hiệuquả quản lý điểm đến Theo Steven Pikea & Stephen J.Page (2014) NLCT củađiểm đếnlà thúc đẩy năng lựcmarketingđiểm đếnđể phát triểnb ề n v ữ n g trong tương lai NLCT của ngành du lịch chính là kết quả từ NLCT của cácdoanhnghiệpdulịchtạiđịaphương.Vìvậy,doanhnghiệpdulịchđượccholàcó NLCT anh nếu có thể duy trì và cải thiện hình ảnh tại điểm đến du lịch.Nhƣ vậy, các khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp dịch vụđƣợc xem làngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển Một trongnhững mối quan hệ của sự liên kết chặt chẽ giữa khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp du lịch và NLCT chung của điểm đến du lịch là một sản phẩmdịch vụ du lịch tích hợp Các sản phẩm dịch vụ du lịch này là một tập hợp cácnhân tố hữu hình và vô hình Từ quan điểm trên, khả năng cạnh tranh của cácdoanhnghiệpdulịch,khudulịchđƣợcdựatrênmứcđộmàcácsảnphẩmdịchvụdulịc htíchhợplạivớinhau.

Tóm lại, hiện nay đang tồn tại những quan điểm khác nhau về NLCT củađiểm đến du lịch NLCT của điểm đến du lịch luôn gắn liền và có vai trò quantrọng đối với NLCT của điểm đến tại địa phương Từ những quan điểm NLCTcủa doanh nghiệp nói chung và điểm đến du lịch nói riêng của các nghiên cứutrên, tác giả tâm đắc với những quan điểm về NLCT sau: Theo Macchiavelli(2009) NLCT của điểm đến du lịch làm gia tăng khả năng thu hút khách dulịch; Armenski & cộng sự (2011) cho rằng NLCT của điểm đến du lịch làmtăng cường hiệu quả quản lý điểm đến; Steven &Stephen (2014) NLCT củađiểm đến là thúc đẩy năng lực marketing điểm đếnđ ể p h á t t r i ể n b ề n v ữ n g trong tương lai Do vậy, nghiên cứu này tiếp cận đánhg i á N L C T t h e o c á c quanđiểmtrên.

LÝT H U Y Ế T L Ợ I T H Ế C Ạ N H T R A N H V À C Á C L Ý T H U Y Ế

Lýthuyếtlợithế cạnhtranh

Trong những năm 1980, khái niệm về lợi thế cạnh tranhđ ã p h ổ b i ế n thuật ngữ này và đƣợc bắt nguồn từ công trình của Michael Porter. Porter(1985) giải thích rằng lợi thế cạnh tranh xuất phát từ giá trị của một công ty cóthểtạorasảnphẩmchonhữngngườimuavượtquáchiphícủacôngtykhitạora sản phẩm đó Giá trị ở đây là những gì người mua sẵn sàng trảt i ề n đ ể c ó sản phẩm, và giá trị vƣợt trội bắt nguồn từ việc đƣa ra sản phẩm với mức giáthấph ơns ovớ iđ ối th ủcạ nh tranh h oặ c cu ng cấp s ả n p hẩ m vớil ợi ích đ ộ c nhất so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có giá cao hơn (Porter, 1985).Quan điểm của khái niệm này tập trung chủ yếu vào khách hàng và giá trị sosánh (Bredrup, 1995) và phân biệt hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: dẫn đầuvề chi phí (bằng cách là nhà sản xuất cho ra sản phẩm chi phí thấp nhất) vàphân biệt (bằng cách cung cấp lợi ích duy nhất) Hơn nữa, nó giải thích rằngviệcđạtđƣợclợithếcạnhtranhdẫnđếnhiệusuấtcaohơn.

Theo Porter (1990) NLCT là một khái niệm đa chiều, nó có thể đƣợcxem xét từ ba cấp độ khác nhau, (1) quốc gia; (2) ngành và (3) doanh nghiệp.Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận NLCT theo cấp độ doanh nghiệp.Môhình này đƣợc xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốcchiếnlƣợccạnhtranhđểdoanhnghiệpduytrì vàtănglợinhuận.Ông chorằngNLCT là khả năng sáng tạo của doanh nghiệp để tạo ra năng suất, chất lƣợngcao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bềnvững.Mô hình của Porter (1990) đã đề xuất 5 áp lực cạnh tranh, (1) xác địnhcạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tại (2) mối đe dọa về đối thủ mớithamgiavàothịtrường(3)nguycơcócácsảnphẩmthaythếmớixuấthiệ n

(4) doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi nhà cung ứng (5) doanh nghiệp bị áp lựcbởi thương lượng của khách hàng.Mô hình của Porter (1990) cho chúng tahiểu được các yếu tố hình thành nên sự cạnh tranh trong một doanh nghiệp,từđógiúpchúngtađiềuchỉnhchiếnlượccủamìnhphùhợpvớimôitrườngcạnhtranh và để cải thiện lợi nhuận trong tương lai Sau đây là mô hình năm áp lựccạnhtranhcủa Porter

Nguy cơ củangười mới nhậpcuộc

CÁC ĐỐI THỦCẠNHTR ANHTRONGNG ÀNH

Cạnh tranh giữacác đối thủ hiệntại

Nguy cơ của sảnphẩm và dịch vụthaythế

Hình2.7Môhình nămáplựccạnhtranhcủaPorter(1990) Để phát triển thị phần và nâng cao NLCT của doanh nghiệp trên thịtrường, mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (1990) được thể hiện nhƣsau:

(1) Sự cạnh tranh giữa cácđối thủtiềm năng, buộc cácdoanhn g h i ệ p phải tìm cách giảm chi phí đến mức thấp nhất, tăng cường công tác xúc tiến,quảngcáo,khuyếnmãi.

(2) Do sự đe dọa của các đối thủ mới tham gia vào ngành buộc các doanhnghiệp phải tạo ra các rào cản thị trường thật cao, nhằm ngăn chặn các đối thủmớigianhậpngành.

(3) Các sản phẩm thay thế cũng là một áp lực cạnh tranh rất lớn đối vớicác doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên thị trường, do có nhiềungànhnghềbịbiếnmấtsaukhixuấthiện cácsảnphẩmthaythế.

(4) Những nhà cung ứng nguyên vật liệu thường gây áp lực đối với cácdoanh nghiệp bằng cách tăng giá bán, giao hàng tại kho nhà cung cấp và ràngbuộcthanhtoántrước khigiaohàng.

(5) Người mua hàng thường gây áp lực đối doanh nghiệp bằng cách muasảnphẩmcógiátrị,sảnphẩmcótínhnăngvƣợttrội, nhƣng giámuasảnphẩmthìthấp.

Sau khi nghiên cứu môi trường cạnh tranh bằng mô hình 5 áp lực củaPorter, để đạt đƣợc giá trị cao hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng ba chiến lƣợcnhƣsau:

Thứnhất,chiếnlƣợcvớimứcchiphíthấpnhất,mụctiêuđặtracủa chiếnlƣợc này là làm nhƣ thế nào để có mức phí thấp nhất Chi phí thấp sẽ đem lạicho doanh nghiệp lợi nhuận trên mức trung bình, dù trong ngành đó có cạnhtranhthếnàothìdoanhnghiệpcũngcóhiệuquả.

Thứhai,chiếnlƣợckhácbiệthóasảnphẩm-dịchvụ,mụcđíchnhằmtạora các sản phẩm “có một không hai”, người mua hàng không có lựa chọn sảnphẩm khác Chiến lược này tạo uy tín cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanhnghiệpứngphóvới 5áplựccạnhtranhcủathịtrường.

Thứ ba, chiến lược tập trung vào phân khúc một thị trường nhất định, dễthu được lợi nhuận hơn Mục đích của chiến lược này là tập trung vào thịtrường nhỏ, ít bị các doanh nghiệp lớn để ý đến, nên tránh đƣợc đối thủ cạnhtranh, dễ tiêu thụ sản phẩm, dễ mang lại hiệu quả hơn so với các doanh nghiệpkhác.

Lý thuyết này đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu vềNLCTthương mại nói chung và trong hoạt động du lịch nói riêng Hầu hết các khungnghiên cứu và mô hình NLCT điểm đến đã bị ảnh hưởng bởi lý thuyết này vàtrên thực tế, thuật ngữ này đã đƣợc sử dụng làm từ đồng nghĩa với thuật ngữcạnh tranh Trong trường hợp cụ thể của du lịch, Crouch & Ritchie (2003) môtả đơn giản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trong du lịch đƣợc lấy cảmhứngtừnghiêncứu củaPorter.

Lýthuyếtcácbênliênquan

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu du lịch đã sử dụng lý thuyết trao đổixã hội để giải thích lý do mọi người cạnh tranh để phát triển du lịch (Yoon

&cộng sự, 2001) Các kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu đã chứng minhrằngconngườisẽtìmcáchđểtốiđahóalợiíchvàgiảmthiểuchiphítro ngcác tình huống kinh doanh du lịch (Turner, 1998) Đồng thời, lợi ích thu đƣợctừ du lịch sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra sẽ sẵn sàng tham gia vào trao đổi và pháttriển du lịch (Chadwick-Jones,

1976) Nhìn chung, các mệnh đề lý thuyết traođổi xã hội, đƣợc chấp nhận như một khuôn khổ lý thuyết nghiên cứu về hànhđộngcủangười dânđốivớipháttriểndulịch Cụthểlà,theoJurowski&cộng sự (1997) con người sẽ tham gia vào trao đổi nếu: 1) các nguồn thu được cógiá trị, 2) tiếp tục sẽ trao đổi nếu có khả năng tạo ra nguồn thu có giá trị, và 3)chi phí không vƣợt quá nguồn thu (Chadwick-Jones, 1976) Cụ thể, nguồn thuđƣợcxácđịnhlànguồnlựctraođổimanglạiniềmvuithích,hàilòng,vàrủiro về mặt chi phí đƣợc coi nhƣ là những cảm xúc mất mát tiêu cực, hay cơ hộibị bỏ qua Theo đó, nguồn thu và rủi ro về mặt chi phí là kết quả của quá trìnhtraođổi.Ýnghĩacủalýthuyếttraođổixãhộilàđịnhhướngchonghiêncứu du lịch, trong đó con người có thể nhận được nhiều lợi ích hơn so với chi phíbỏrađểđidulịch.Quanđiểmcủacácnhàkinhtếthựcdụngchorằngngườitacó thểtìmcáchtốiđahóalợiíchvậtchất,hoặctậndụngtừcácgiaodịchvớingườ ikháctrongthịtrườngtựdovàcạnhtranhđểtạoralợinhuận(Tuner,1986).

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh là nền tảng cho nghiên cứu về năng lựccạnh tranh Mặt khác, lý thuyết các bên liên quan đƣa ra để điều tra đánh giáNLCT và cũng cố tiền đề cơ bản của nghiên cứu trong việc đánh giáNLCTđiểm đến Để giải quyết cho mục tiêu nghiên cứu, một phân tích quan trọng vềtài liệu cạnh tranh điểm đến đƣợc bắt đầu bằng việc thảo luận về nguồn gốc vàsựpháttriểncủacấutrúccạnhtranh,sauđólàsựphảnánhngắngọnvềviệcáp dụng thuật ngữ trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và trong ngành du lịch nóiriêng.

Nguồngốcvàsựpháttriểncủanănglựccạnhtranh

NLCT đã trở thành một chủ đề cực kỳ phổ biến trong chính sách kinh tế(Aiginger, 2006) và là mối quan tâm lớn của chính phủ và các ngành côngnghiệp ởmọi quốc gia (Porter, 1985) Khản ă n g c ạ n h t r a n h t ì m t h ấ y n g u ồ n gốc của nó ở cấp độ doanh nghiệp và dần dần chuyển từ phân tích các công tysang các địa điểm và quốc gia (Siggel, 2006) Ở cấp độ vi mô, định nghĩa vềNLCT rất đơn giản (Reinert, 1995) Khái niệm này đƣợc xem là đồng nghĩavới việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ chất lƣợng ngày càng tốt hơn được tiếpthị thành công cho người tiêu dùng (Newall, 1992) hoặc đƣợc mô tả là khảnăng giữ lại vị thế cạnh tranh của một tổ chức bằng cách đáp ứng sự mong đợicủak h á c h h à n g ( F e u r e r & C h a h a r b a g h i , 1 9 9 4 ) T h e o n g h ĩ a n à y , k h ả n ă n g cạnh tranh chỉ có thể đƣợc duy trì và nâng cao thông qua việc cải tiến liên tụccácdịch vụvàkhả năng của một tổ chức (Kim, 2012).

Khái niệm NLCT đƣợc mở rộng đến tầm vĩ mô, Ủy ban Châu Âu(1994)đ ị n h n g h ĩ a N L C T l à n ă n g l ự c c ủ a c á c d o a n h n g h i ệ p, n g à n h c ô n g nghiệp,khuvực,quốcgiahoặccạnhtranhquốctếđểđảmbảolợinhuậnt ươngđốicaochocácnhântốsảnxuấtvàviệclàm.Cáchtiếpcậnnàytươngứngvới tổng hợp của khái niệm kinh tế vi mô vì nó lập luận rằng một quốc gia có khảnăng cạnh tranh nếu nó chứa một số lƣợng lớn các doanh nghiệp và ngànhcông nghiệp cạnh tranh quốc tế (Siggel, 2006) Ngoài ra, Diễn đàn kinh tế thếgiới, hàng năm công bố Chỉ số NLCT thế giới, các thể chế, chính sách và cácnhân tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia (Sala-i-Martin

& cộngsự, 2010) Theo quan điểm này, NLCT là tổng hợp của một số lƣợng lớn cácthuộc tính đo lường môi trường kinh doanh của quốc gia và chỉ số của nó xácđịnh các điều kiện để các quốc gia có thể đạt đƣợc và duy trì mức tăng trưởngnăng suất bền vững (De Grauwe, 2010) Một cách tiếp cận khác của thuật ngữnày đã được (Aiginger,

2006) tóm tắt một cách hiệu quả, năng lực cạnh tranhlà khả năng của một quốc gia để tạo ra phúc lợi, gắn liền với mức sống cao củamộtquốcgia(Delgado&cộng sự,2012).

Nănglựccạnhtranh,ngànhdịchvụ vàdulịch

Phần lớn nghiên cứu về NLCT nằm trong lĩnh vực sản xuất và buôn bánhàng hóa vật chất Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ chiếm một phần ngày càng tăngcủa tổng số việc làm và GDP trên nhiều quốc gia (Machuca & cộng sự, 2007;Seyoum, 2007); nó đặc biệt thống trị nền kinh tế của các nước công nghiệp(Porter, 1990) Hơn nữa, ngay cả trong thương mại hàng hóa, tầm quan trọngcủa dịch vụ ngày càng trở nên rõ ràng với các công ty cạnh tranh trên cơ sởdịch vụ và không dựa trên các sản phẩm vật chất vì có rất ít sự khác biệt giữacácsảnphẩmcạnh tranh(Grõnroos,2000;Kandampully,2002).

Khái niệm về NLCT cũng được áp dụng trong du lịch vì người tiêu dùngcó nhiều điểm đến để lựa chọn (Woodside & Lysonsk, 1989) Trên thực tế, lựachọnđ i ể m đ ế n l à m ộ t t r o n g n h ữ n g q u y ế t đ ị n h đ ầ u t i ê n v à q u a n t r ọ n g n h ấ t được đưa ra bởi khách du lịch (Cizmar & Webber, 2000) Trong một thịtrường du lịch ngày càng bão hòa và phân khúc quá mức, tính cạnh tranh trởnên rất quan trọng (Bougias, 2007; Hong, 2009) Thật vậy, hai thập kỷ qua đãchứng kiến tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh điểm đến và các nhân tốquyết định của nó (Webster & Ivanov, 2014) Các tài liệu hiện có đã nhấnmạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường cho phép các điểm đến du lịch cạnhtranhvớinhauđểduytrìtốcđộtăngtrưởng(Hassan,2000;Ritchie&cộngsự,2000). Nhận thức nhƣ vậy đã dẫn đến một số nghiên cứu tập trung vào khảnăng cạnh tranh của các điểm đến du lịch (Woodside & Carr, 1988; Ahmed &Krohn, 1990; Bordas, 1994; Crouch & Ritchie, 1999; Kozak & Rimmington,1999; Mihalič, 2000; Hassan, 2000; Go & Govers, 2000; Kozak, 2002; Dwyer,Mellor, Livaic, Edwards, & Kim, 2004; Enright

& Newton, 2004; Goffi, 2013;Kozak,Kim&Chon,2017).

CÁCHTIẾPCẬNĐOLƯỜNGNLCTĐIỂMĐẾNDULỊCH

Du lịch là một hệ thống toàn diện với hai thành phần thiết yếu của điểmđếnd ự a t r ê n m ứ c đ ộ c u n g , n h u c ầ u p h ù h ợ p ( U y s a l , 1 9 9 8 ;

G u n n , 1 9 9 4 ) Người ta thường thống nhất nhu cầu du lịch, tức là khách du lịch tiềm năng vàthực tế, trong khi điểm đến là nguồn cung du lịch, nơi đón khách du lịch baogồm các nhân tố khác nhau nhƣ cảnh quan tự nhiên, các điểm tham quan lịchsử, văn hóa, kết cấu hạ tầng, cơ sở và dịch vụ Khả năng cạnh tranh điểm đến,từ phía nguồn cung ứng tức là các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều đếnlợi ích kinh tế của điểm đến nhƣ doanh thu, thuế, việc làm, tăng trưởng bềnvững của điểm đến Từ phía cầu, tức là, quan điểm của khách du lịch về khảnăng cạnh tranh điểm đến có liên quan mật thiết đến chất lƣợng chung củatoànbộtrảinghiệmdulịch.

Trong hệ thống điểm đến du lịch, các sản phẩm du lịch có những đặcđiểm khác biệt với các sản phẩm được sản xuất thông thường: vô hình; dễ hƣhỏng; không thể tách rời sản xuất và tiêu dùng; tính không đồng nhất; và sựphụ thuộc lẫn nhau (Shostack, 1977; Gronroos, 1978; Zeithaml & cộng sự,1985;B o w e n , 1 9 9 0 ; O n k v i s i t & S h a w , 1 9 9 1 ; H a r t m a n & L i n d g r e n , 1 9 9 3 ) Các sản phẩm đƣợc cung cấp bởi ngành khách sạn và du lịch bao gồm chỗ ở,thực phẩm, đồ uống, mua sắm, hoạt động giải trí (ví dụ: tham quan, giải trí vànhiều hoạt động giảitrí khác) Dođó, du lịch làm ộ t n g à n h b a o g ồ m n h i ề u nhân tố khác nhau nhƣ các điểm tham quan, hoạt động, dịch vụ và kết cấu hạtầng, tạo nên sự hấp dẫn của các đặc điểm tự nhiên và nhân tạo của nơi này.Điểm đến du lịch, là một hệ thống chức năng cung cấp cho du khách các sảnphẩm, dịch vụ đa dạng và mỗi thành phần có ảnh hưởng đến các hoạt động vàtrải nghiệm củadu khách Điều quan trọngđối với cácđiểm đếnd u l ị c h l à cung cấp nhiều loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch và đạtđƣợc mục đích cuối cùng mục tiêu phát triển tổng thể của điểm đến (Gunn,1994) Khả năng cạnh tranh của điểm đến là đƣợc khách du lịch trải nghiệmđánhgiácácsảnphẩmdulịchtrênthịtrường.

Do tính chất khác nhau của điểm đến du lịch, rất khó để đo lường,đánhgiá và so sánh các điểm đến, vì trong nhiều trường hợp, điểm đến là duy nhấtkhông thể đƣợc coi là giống hệt nhau (Formica, 2000) Tuy nhiên, điều quantrọng là phải sử dụng một phép đo phổ quát đƣợc chấp nhận rộng rãi cho cácnhân tố du lịch khác nhau khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một điểm đếnnhất định Nghiên cứu đã trả lời câu hỏi này thông qua các cách tiếp cận theođịnh hướng cung, cầu du lịch Hầu hết các nghiên cứu gần đây đã xem xét khảnăng cạnh tranh điểm đến với các nhà quản lý của các công ty du lịch,cácchuyêngiatrongngànhkhác,xemxétchủđềliênquanđếnpháttriểndoan h nghiệpdulịch,tiếpthịvàdulịch(Hudson,Ritchie&Timur,2004;Enright&Newto n,2004,2005;Dwyer&cộngsự,2004;Go&Govers,2000;Melian-

Ganzales& Garcia-Falcon,2003; Mihalic,2000;Yoon, 2002).

Từphần lược khảo tàiliệudưới đâylàbảng tổng hợpcácnhântố có liênquanđếnNLCT điểmđếnnhƣ sau:

Nhucầukháchdulịch Dwyer&Kim(2003);Buhalis(2004);Armensk iTanja&cộngsự(2011);Goffi(2017).

Pháttriểnsảnphẩm Ritchie & Crouch (2003);Armenski Tanja

Xâydựngthươnghiệu Crouch&Ritchie(1999);Ritchie&Crouch(20

Marketingđiểmđến Ashworth&Voogd(1990);Ritchie&Crouch

(2003); Armenski Tanja & cộng sự(2011);StevenPikea& StephenJ.Page(2014)

0 0 0 ) ; Orams(2002);Dwyer&Kim(2003) Hấpdẫnvềlịch sử vănhóa Crouch& R i t c h i e ( 1 9 9 9 ) ; M u r p h y &c ộ n g sự(2000);Dwyer& Kim(2003)

Cácsựkiệnđiểm đến Dwyer& K i m ( 2 0 0 3 ) ; A r m e n s k i T a n j a & cộngsự (2011);Hughes(2000)

Hoạtđộngkinh doanhdulịch Crouch&Ritchie(1999),Cooper&cộngsự,

Kếtcấu hạtầng Gunn&cộngsự(2002),Crouch&Ritchie(1999);

Hassan (2000); Dwyer & Kim (2003);Ritchie&Crouch(2003)

Bảng2.3Tổng hợp cácbiến quansát thuộccácnhómnhântốcóliênquanđếnNLCTđiểmđến.

“Sựphùhợp”giữasảnphẩmtạiđiểmđếnvàsởt hích củakhách du lịch

ArmenskiT an ja & cộng sự( 2 0 1 1 )

Pháttriểncácsảnphẩmđadạngthuhútđếnth amquan Baidal,Sanchez &Rebello(2013)

Hìnhảnh chungcủađiểm đến ArmenskiTanja&cộngsự(2011)

Armenski Tanja & cộng sự (2011);StevenPikea&StephenJ.Page (2014)

Sựliêntưởngthươnghiệu Ritchie&Crouch(2003);StevenPi kea&Stephen J.Page(2014)

Sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng địaphương với việc phát triển đặc tính thươnghiệu

Crouch&Ritchie(1999);StevenP ikea&Stephen J.Page(2014)

Quảngbácácsản phẩmdu lịch ArmenskiTa nj a & cộng sự ( 2 0 1 1 )

Tổchứchiệu quả StevenPikea&StephenJ.Page(2014)

Armenski Tanja & cộng sự (2011),StevenPikea&StephenJ.Page (2014)

Sửd ụ n g t ố i ƣ u c á c n g u ồ n t à i n g u y ê n t h i ê n nhiênlàm điểm tham quan

Sửdụngđộngvậtlàmđiểmthuhútdukhách(chi m,cò,vườnthú ) Orams(2002)

UNWTO& U N E P ( 2 0 0 8 ) , D w y e r &Kim (2003) Điềukiệnkhíhậuthuậnlợichopháttriểndulịch UNWTO& U N E P ( 2 0 0 8 ) , D w y e r &Kim (2003)

Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội củacáccộng đồng địaphương (bảot ồ n d i s ả n vănhoávàcácgiátrị truyền thống)

Tôntrọngcáctiêuchuẩnxãhộivàcácgiátrịtrongcá cmối quan hệkinh doanh vàkinh tế Murphy&cộngsự (2000)

Sự ủng hộ của người dân địa phương đối vớicác hiện tƣợng xã hội đƣợc quan tâm, ghinhớ Murphy&cộngsự (2000)

Cónềnvănhóa nghệthuậttruyềnthốngth uhútkhách du lịch

Cónguồntàinguyêndulịchlịchsửvănhóac ógiátrị cao Crouch&Ritchie (1999)

Tổchứccácloạisựkiệnđặcbiệt(đờncatàitử, giỗtổCổ nhạcCaoVănLầu,thểthao…)

Tổc h ứ c v u i c h ơ i , g i ả i t r í v à c u ộ c s ố n g v ề đêm(thích nghi vớinhucầu mới)

Ritchie&Crouch(2000),ArmenskiTa nja&cộngsự(2011)

Kết hợp các sản phẩm du lịch khác nhau vàomột loại trải nghiệm mới (hải sản, món đồngquê…)

Tậphuấn,hướngdẫncộngđồngđịaphươngbi ếtcách làm du lịch

Quảnlýtốtchấtlƣợngsảnphẩm,dịchvụ Dwyer&Kim(2003),Crouch&Ritchie(

Nghiênc ứ u l ự a c h ọ n m ó n ă n đ ộ c đ á o p h ụ c vụ du khách, làm cho khách nhớ điểm thamquan

Cooper(1998), Đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn phục vụdukhách

Khảnăngtiếpcậnđiểmđếndễdàng(đườngbộ, Dwyer & Kim (2003), đườngthủy,hàngkhông ) Hassan(2000)

Cơsở chămsócytế hiệuquả Crouch&Ritchie(1999)

Hạt ầ n g đ i ệ n , n ƣ ớ c , n g â n h à n g , v i ễ n t h ô n g đáp ứngtốt cácđiểm tham quan du lịch

Tổchức,khảosátđánhgiánănglựccủađộin gũnhân viên phụcvụ du lịch

NghiêncứuứngdụngphầnmềmCNTTvàot rongquản lýnhân lựcdu lịch

Quảnlýnguồnnhânlực(Sửdụngnguồnnhânlực khácnhautheoyêucầu) Hassan(2000),Craigwell(2007) Địaphươngcónguồnnhânlựcđảmbảophụcvụkh ách tham quan du lịch

Crouch&Ritchie(1999),A r m e n s k i Tanja& cộngsự(2011) Đầutƣliêntụcpháttriểnsảnphẩmdulịch ArmenskiT an ja & cộ ng s ự (2 01 1)

Sự nhận biết của khu vực tƣ nhân về tầmquan trọng của phát triển du lịch bền vững,cộngđồngbền vững

Armenski Tanja & cộng sự (2011);StevenPike&StephenJ.Page( 2014)

Pháthuynguồntàinguyêndulịch,nângcaon ănglựccạnh tranhđiểmđến Kozak(2001)

Cóchínhsáchưuđãiđầutư,xâydựngthànhkhu vựcdu lịch năngđộng Poon(1993) Đàotạonguồnnhânlựccóchuyên mônsâu Poon (1993), Crouch & vềdu lịch Rtchie(2003)

T đểphát triển du lịch Craigwell(2007)

Hiện nay một số nhà nghiên cứu đã cố gắng đo lường NLCT điểm đếntheo nhiều khía cạnh khác nhau nhƣng chƣa tập trung nghiên cứu một cáchtoàn diện Tác giả đã nghiên cứu tổng quan các nhân tố trong mô hình trên từnhiều nguồn tham khảo khác nhau, các tài liệu liên quan về NLCT điểm đến,đƣợcp h á t t r i ể n b ở i D w y e r & K i m ( 2 0 0 3 ) v à R i t c h i e & C r o u c h

( 2 0 0 3 ) v à nhiều tácgiả khác.Từcơ sở lý luậnv à n g h i ê n c ứ u t h ự c t i ễ n c h o t h ấ y , v i ệ c thực hiện nghiên cứu nâng cao NLCT để đề xuất đƣợc các hàm ý quản trịnhằm nâng cao NLCT của du lịch ở Bạc Liêu là cần thiết và phù hợp với yêucầuthựctiễn.

CÁCTIÊUCHÍĐÁNHGIÁ NLCTĐIỂMĐẾNDULỊCH

ChỉsốđánhgiáNLCTđiểmđếndulịchcủaHộiđồngdulịchvàlữhàn hthếgiới(WTTC) vàDiễnđàn kinhtếthế giới(WEF)

Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) đã đƣa ra 8 tiêu chí đểđánh giá NLCT của 212 quốc gia vào năm 2004, bao gồm: 1) Chỉ số nhân lựcdu lịch, 2) Chỉ số cạnh tranh giá, 3) Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng, 4) Chỉ sốmôitrường,5)Chỉsốvềtiếnbộcôngnghệ,6)Chỉsốvềnguồnnhânlực,7)

Chỉ số về tính mở và 8) Chỉ số về phát triển xã hội Nhƣng sau nhiều năm đƣavào thực hiện đánh giá NLCT của các điểm đến du lịch, thì các chỉ số đánh giácủa WTTC có một số bất cập Chính vì vậy WTTC và WEF đã xây dựng lạitiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch để giúp cho ngành du lịch của cácnướctrênthếgiớiđánhgiácáctiêuchícụthểhơn.Cácbộchỉsốnàycụthể: (1)Phápluật,chínhsáchdulịchgồm5chỉsố(Nhữngquyđịnhvềphápluậtvà chính sách; quy định môi trường; quy định về an toàn và an ninh; quy địnhvề y tế và vệ sinh; lợi thế phát triển du lịch) (2) Hệ thống cơ sở hạ tầng và môitrường kinh doanh du lịch cụ thể là 5 chỉ số (Hệ thống hạ tầng giao thôngđường hàng không; hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ; hệ thống hạ tầngdu lịch; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; NLCT về giácả) (3) Nguồn lực về tự nhiên, nguồn lực về văn hóa và nhân lực cụ thể là 3chỉ số (Chỉ số về nguồn nhân lực, chỉ số nhận thức của quốc gia về lĩnh vực dulịch,chỉ sốvề nguồnlựctự nhiênvàvănhóa).

Mục tiêu của chỉ số NLCT du lịch là để đo lường, đánh giá các nhân tốvà chính sách tạo nên sức hấp dẫn để phát triển ngành du lịch ở các nước khácnhau, nhằm cải thiện NLCT của ngành, giúp kinh tế các quốc gia tăng trưởngvàpháttriểnthịnh vượng.

Chúng ta thấy rằng các chỉ số này có nhiều lợi ích, giúp Chính phủ cácquốc gia xem xét, tính toántiềm năng vàp h á t t r i ể n n g à n h d u l ị c h c ủ a m ỗ i quốc gia; là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chínhsách tham gia vào phát triển du lịch tại điểm đến Các chỉ số này đo lườngnhiều vấn đề liên quan, giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du lịchtrongnướcvàtrênthếgiới.

ChỉsốđánhgiáNLCTdulịchcủaTổchứcHợptácvàPháttriểnkinhtế(OEC D) 40

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đã đƣa ra bộ chỉ số đánhgiá NLCT du lịch vào tháng 4 năm 2013 Mục đích của OECD là đƣa ra kếtquảcụthểnhómcácchỉsốcóíchvàcóýnghĩachocácChínhphủđểđánhgi á và đo lường NLCT du lịch của các quốc gia và hướng dẫn Chính phủ cácnướclựachọnchínhsáchphùhợpđểpháttriểndulịch.

Các nhóm chỉ số này được đo lường thông qua: hiệu quả và các tác độngcủa du lịch; đánh giá một điểm đến du lịch có khả năng cung cấp các dịch vụdu lịch mang tính cạnh tranh và đảm bảo chất lƣợng; đánh giá sự hấp dẫn củamộtđiểmđến;nhậnracáccơhộikinhtếvàphốihợpvớicácchínhsách.

Khung đo lường NLCT trong ngành du lịch được hợp thành 3 nhóm chỉsố, cụ thểnhƣsau:nhóm chỉsốquantrọng nhất, nhóm chỉs ố b ổ s u n g v à nhómchỉsốpháttriểntrongtươnglai.

Nhóm chỉ số quan trọng nhất:1 Đóng góp của du lịch trực tiếp vàotổng sản phẩm quốc nội (GDP);2 Doanh thu của khách du lịch nội địa trêntổnglượngkháchtheotừngnguồnthịtrường;3.Sốlượngkháchnghỉquađêmở tất cả các loại hình lưu trú; 4 Xuất khẩu dịch vụ du lịch; 5 Năng suất laođộng trong ngành du lịch; 6 Sức mua và giá cả du lịch; 7 Điều kiện cấp thịthựcnhậpcảnhquốcgia;8.Tàinguyênthiênnhiênvàđadạngsinhhọc

;9.Tài nguyên văn hóa và sáng tạo;10 Sự hài lòng của du khách;11 Kế hoạchhoạtđộngcủa dulịchquốcgia.

Nhóm chỉ số bổ sung:1 Đa dạng hóa thị trường và thị trường có sựtăngtrưởng;2.Việclàmtronglĩnhvựcdulịchtheođộtuổi,trìnhđộvănhóa;

3 Chỉ số giá tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch; 4 Khả năng liên kết với đườnghàng không và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ;5 Chỉ số cuộc sống tốthơn.

Tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; 3 Sửdụng du lịch trực tuyến và các loại hình dịch vụ sáng tạo khác;4.C u n g c ấ p cácchuỗi cung ứng dulịchtrêntoànthếgiới. Điều quan trọng nhất của OECD là đƣa ra một hệ thống nhóm các chỉ sốchocácChínhphủđểđánhgiávàđolườngnănglựccạnhtranhquốcgiatrongngành du lịch Nhưng do hiện nay trong mô hình này thiếu một số nhân tố chủyếu để đo lường NLCT trong ngành du lịch, chính vì vậy khó xác định đượccác nhân tố chính để đo lường Bên cạnh đó, bộ chỉ số này có khá nhiều chỉ sốđánh giá, cho nên khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số vào trong mô hình chotừngđiểmđếndulịch.

BộtiêuchíđánhgiáNLCTdulịch vàlữhành(TTCI)

Hiện nay ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới,đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế Ngành du lịchđãtạothêmviệclàmchongườilaođộng,đóngvaitrò tíchcựctrongcôngviệcxóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện cán cân thanh toán quốcgia,vàgiúpquốcgiangàycàngpháttriển.

Chỉ số NLCT du lịch và lữ hành năm 2015 (TTCI) đã đƣợc phát triển đểđo lường nhiều vấn đề liên quan đến quy định và kinh doanh du lịch được xácđịnhđểnângcaoNLCTdulịch Thông qua phântích chi tiết từng tiêu chí, các doanh nghiệp và chính phủ có thể giải quyết những thách thức đối với sự tăngtrưởng của ngành TTCI đã được hỗ trợ, cung cấp thông tin bởi 141 nền kinhtế trên thế giới, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốctế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và

Mục tiêu là để đo lường tập hợp các nhân tố và đánh giá chính sáchNLCT điểm đến du lịch, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và kết nốivới toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh củamộtquốcgia.

Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch làm cho ngành du lịch phát triển tốthơn Nó dựa trên ba loại biến tạo điều kiện thúc đẩy tính cạnh tranh du lịch.Đâylàdanhmụcđƣợctómtắtthànhbatiểunhóm:

Khungđolườngnàyđượcthiếtlậpgồmcácchỉsốsau:i)Quytắcvàquyđịnh chính sách; ii) Môi trường bền vững; iii) An toàn và bảo mật; iv) Sứckhỏe và vệ sinh; v) Ưu tiên phát triển du lịch; vi) Cơ sở hạ tầng vận tải hàngkhông; vii) Cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất; viii) Cơ sở hạ tầng du lịch; ix)Cơ sở hạ tầng CNTT; x) Khả năng cạnh tranh về giá trong ngành du lịch; xi)Nhân lực; xii) Quan hệ với du lịch; xiii) Tài nguyên thiên nhiên; xiv) Tàinguyênvănhóa.

Bên cạnh những bộ tiêu chí nghiên cứu trên, luận án cũng tham khảothêmbộti êu ch í đán hg i á N LC Tn gà nh d ị c h vụcủ a M Porter; NL CT điểmđến du lịch của Dwyer & Kim NLCT của Crouch và Ritchie đã đánh giá hoạtđộng của điểm đến bằng 4 chỉ tiêu: i) Kết quả hoạt động kinh tế; ii) Tính bềnvững; iii) Sự hài lòng của khách du lịch; iv) Hoạt động quản lý và sử dụng mộtsốchỉsốđểxácđịnhkhảnăngcạnhtranhcủađiểmdulịch.Sốliệuđểđánh giá 4 chỉ số này sẽ đƣợc dựa trên dữ liệu thứ cấp và các dữ liệu điều tra Khókhăn lớn nhất khi nghiên cứu đánh giá khả năng cạnh tranh, chính là cần cómột tập hợp dữ liệu chuẩn để có thể so sánh được giữa các nước Việc tiếnhànhđiềutrađểthuthậpmộtbộdữliệuhoànchỉnhvềvấnđềnàylàkhôn gthể thực hiện đƣợc với phạm vi của nghiên cứu này Do đó, tác giả chỉd ự a vàonhữngsốliệuthứcấpđãđƣợcsửdụngchủyếubởicácnghiêncứuqu ốctếv à c á c t ổ c h ứ c p h á t t r i ể n k h á c T ù y t h u ộ c v à o m ụ c t i ê u n g h i ê n c ứ u , k h ả năng cạnh tranh có thể đƣợc xem xét ở ba cấp độ cạnh tranh khác nhau (cấpdoanh nghiệp, cấp ngành, và cấp nền kinh tế quốc gia) Trong nghiên cứu này,tácgiảchỉđềcậpcạnh tranhởcấp ngành điểmđến địaphương.

NGUỒNLỰC DU LỊCH

Tàinguyêndulịch

Tàin g u y ê n d u l ị c h đ ƣ ợ c x e m l à n h â n t ố q u a n t r ọ n g , m a n g t í n h q u y ế t định của hệ thống lãnh thổ du lịch, đƣợc ngành du lịch khai thác phục vụ chomục đích khám phá của du khách và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội Trên cơsở đó hình thành và phát triển thành một khu du lịch, điểm du lịch tuyến dulịch, đô thị du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia Số lượng, chất lượng tàinguyênvàmức độkếthợpcácloạitàinguyêntrêncùngđịabàn cóýnghĩ ađặc biệt đối với sự phát triển du lịch Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phươngphụthuộc rấ tn hi ều vào ng uồ ntà in gu yê nd u l ị c h củ ađ ịap hư ơn g đ ó Th eo quyđịnhLuậtDulịch2017:Tàinguyêndulịchgồmtài nguyêndulịchtự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn Tài nguyêndu lịch tự nhiên bao gồm cảnhquan thiên nhiên, các nhân tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh tháivà các nhân tố tự nhiên khác Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịchsử

- văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyềnthống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình laođộng sáng tạo của con người có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch TheoPirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử, khảnăng lao động sáng tạo của con người và cùng với các thành phần của điểmđến du lịch Những tài nguyên này kết hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật, tạonên sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách ở thời điểm hiện tại haytươnglai.

Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều cảnh quan đặc sắc vàđộc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Tài nguyên du lịch tạo thành sảnphẩm du lịch thường dễ khai thác, có thời gian khai thác khác nhau và có thểsử dụng được nhiều lần Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch thìcần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành vàtheo lãnh thổ, đƣa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịchtheohướngphát triểnbềnvững.

Bạc Liêu có điều kiện địa lý tự nhiên, cảnh quang thiên nhiên, các di tíchlịch sử, văn hoá có giá trị, có bờ biển dài 56 km, có nhiều công trình kiến trúcvànhiềulễhộiđặcsắcđãtạochoBạcLiêucótiềmnăngdulịchphongphú,đa dạng Mặc dù ngành du lịch Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, nhƣng với tiềmnăng du lịch hết sức phong phú, độc đáo, nên đã thu hút hàng triệu khách dulịchđếnthamquanBạc Liêu,gópphầnđángkểchonềnkinhtếđịaphương.

Bạc Liêu có nguồn tài nguyên du lịch đƣa vào khai thác phát triển dulịch, như là du lịch sinh thái vườn nhãn, vườn chim, vườn cây ăn trái, trangtrại, hệ sinh thái nông nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các làng nghềtruyềnthống:rènđúc,dệtchiếu,dệtvải, làmbánh,cácmón ănđặcsả ngắnliền với cuộc sống cộng đồng, với các hoạt động nghỉ dƣỡng, khám phá, trảinghiệm,cắmtrại,câucá,

Bên cạnh đó, Bạc Liêu có thế mạnh về tàin g u y ê n t h u ỷ s ả n , v ớ i s ả n lƣợng khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản đạt 240.000 tấn, chiếm 15% tổng sảnlượng khai thác của 5 địa phương, thuộc bán đảo Cà Mau Đây là thế mạnh đểphát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ khác như ẩm thực, các mặt hàng lưuniệm.

Ngoài ra, Bạc Liêu có vị trí địa lý thuận lợi, gần Côn Đảo, địa điểm giápranhCàMauvàsẽlàđiểmđếndulịchcuốituầnchodukháchtrongkhuvực. Đồng thời, nơi đây còn mang nét hoang sơ, vì vậy đã thu hút sự khám phá, yêuthiên nhiên và thích trải nghiệm, tìm hiểu, của du khách là giới trẻ hiện nay,nhấtlàdukháchthíchđi“phƣợt”.

Trong thời gian gần đây, Bạc Liêu đã, đang trở thành điểm đến du lịchyêu thích của nhiều du khách Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnhtranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu là cần thiết Từ đó thu hút, huy động vốnđầu tƣ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đồng thời tổchức tuyên truyền, tập huấn, đào tạo người dân ở địa phương cùng tham gialàmd u l ị c h , s ớ m đ ƣ a n g à n h d u l ị c h B ạ c L i ê u t r ở t h à n h n g à n h k i n h t ế m ũ i nhọncủatỉnh,gópphầnxâydựngquêhươngBạcLiêungàycànggiàumạnh.

Kếtcấuhạtầngkỹthuậtdu lịch

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc coi là nhân tốquan trọng tạo nên NLCT của điểm đến du lịch (Crouch & Ritchie,1999;Hassan, 2000; Dwyer & Kim, 2003; Cracolici & Nijkamp, 2008; Barbosa &cộng sự, 2010; Amaya Molinar & cộng sự, 2017) Kết cấu hạ tầng bao gồm hệthống điện, nước, dịch vụ y tế, tài chính, ngân hàng, hệ thống giao thông vậntải, thông tin liên lạc của điểm đến du lịch Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ hoànchỉnh, sẽ mang lại một nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển Đồngthời cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng tốt các nhu cầu đi lại, hội họp, ănuống, nghỉ ngơi, và các nhu cầu khác trong thời gian du khách tham quan, vuichơi giải trí,muasắm,sẽ làm cho du kháchnhớmãiđ ế n đ i ể m đ ế n d u l ị c h đó… Tóm lại, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch góp phần khaithác có hiệu quả tài nguyên du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách và tạođiềukiệncho dulịchpháttriển.

Hiện nay Bạc Liêu đang thành lập tổng đài hotline hỗ trợ du khách vềthông tin các khu, điểm, bản đồ, tour tuyến, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành dulịch cho du khách đến tham quan Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng đangđượctỉnhđầutưtheohướnghoànchỉnhcáctuyếnđườnggiaothôngchínhđếncác khu, điểm du lịch Toàn tỉnh có gần 2.150 kmđ ƣ ờ n g g i a o t h ô n g Đ i ể n hình nhƣ đường tránh Quốc lộ 1A đoạn từ Sóc Trăng đến Cà Mau tham quanNhà Thờ Tắc Sậy, di tích lịch sử Đồng Nọc Nạn; đường Cao Văn Lầu đi BiểnBạc Liêu tham quan Vườn Nhãn, khu du lịch Nhà Mát, Phật Bà Nam Hải;đường hương lộ 6 đi xã Hưng Thành tham quan Phật Bà Đông Hải; đường đixã Châu Thới thuộc địa bàn huyện Vĩnh Lợi tham quan Đền Thờ Bác Hồ;đường Nam Sông Hậu giao điểm với đường Võ Văn Kiệt tham quan Quảngtrường Hùng Vương … Giao thông đường thủy giữa các tỉnh thông suốt vớinhau;giaothôngđườngthủytronghuyệncũngđượcnạovét,nângcấpngà y càng chất lƣợng và đẹp hơn Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tốquantrọng hà ng đầ u để th uh út và nâ ng cao m ứ c độ hài lòngcủ a k h á c h d ulịch Toàn tỉnh hiện nay có 55 khách sạn đạt chuẩn từ một đến bốn sao và nămnhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Ngoài ra, còn có nhiều doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa và quốc tế Các sản phẩm dịchvụ du lịch cũng từng bước được quan tâm, đầu tư và phát triển; các hạng mụcvui chơi, nghỉ dƣỡng hiện đang trong quá trình xây dựng; Khu du lịch NhàMát với quy hoạch tổng thể gồm các phân khu chức năng phục vụ các nhu cầuvui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng của du khách Do vậy, tỉnh Bạc Liêu cần đẩynhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ, quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộquan trọng, các tuyến giao thông nối liền khu, điểm du lịch; đầu tƣ xây dựngbến tàu du lịch, trạm dừng chân; cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lƣợng dịch vụvậnc h u y ể n h à n h k h á c h t r o n g v à n g o à i t ỉ n h Đ ể d u l ị c h t h ự c s ự t r ở t h à n h ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng và điều kiện sẵn có, cần thiết phảiđầu tƣ xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh bao gồm hạtầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ đồng bộ Cơ sở hạ tầngvà cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để điểmđếndulịchnângcaonănglựccạnhtranh.

HiệnnayngànhdulịchtỉnhBạcLiêurấtquantâmđếncáctuyếnđiểmd u lịch; mở rộng, nâng cấp các con đường đến các khu di tích, danh thắng; cóchính sách ưu đãi đặc thù thu hút các nhà đầu tƣ quy mô lớn; quan tâm đầu tƣnhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái đạt chuẩn basaotrởlên,là mộttrongnhữnggiảiphápđểthuhútvàgiữ chândukhách.

Sản phẩmdu lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, dựa vào khai thác tài nguyên dulịch để thoả mãn nhu cầu của du khách Sản phẩm càng có sự khác biệt, thìcàng thu hút khách tham quan. Các chương trình du lịch càng phong phú, độcđáo thì điểm đến du lịch đó càng có lợi thế và cạnh tranh tốt hơn so các điểmdu lịch khác trên thị trường. Nhƣ vậy, điều quan trọng sản phẩm du lịch độcđáo của điểm đến là phải đƣợc xây dựng trên chính những giá trị cốt lõi tàinguyên du lịch của điểm đến đó Tính độc đáo của sản phẩm du lịch là nhằmlàm thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần phát triển vị thế, hìnhảnhvà nângcao NLCTcủađiểmđếndulịch.

Trong kế hoạch phát triển tỉnh Bạc Liêu lần thứ XV xác định: “Phát triểnngành du lịch tỉnh nhà thành ngành kinh tế mũi nhọn” Mục tiêu này đangđƣợc triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học Minh chứng chođiềunàylà nhữngkếtquảđángphấnkhởicủangànhdulịchtỉnhBạcLiêuliên tục tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua Chỉ tính năm 2019, BạcLiêuđã đón đƣợc gần 2 triệu lƣợt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018, ƣớcđạt doanh thu từ du lịch mang lại gần 2.000 tỷ đồng Bạc Liêu là một trongnhữngđịaphươngđượcthiênnhiênưuđãivàcónhiềutiềmnăngdulịchbiển;phát huy sản vật vùng biển Bạc Liêu để tạo ra các món ẩm thực tươi, ngon,hấp dẫn du khách; với loại địa hình sông rạch có thể khai thác và phát triểnđƣợc nhiều loại hình du lịch sông nước, miệt vườn Bên cạnh các loại hình dulịch sông nước, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử; du lịch nông nghiệp trảinghiệm, du lịch khám phá và đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh trở thànhthươnghiệuriêngcủadulịchBạcLiêu.

KẾTLUẬNRÚTRATỪTỔNGQUANNGHIÊNCỨUVÀKHEHỔNGCẦN NGHIÊNCỨU

Cáckếtluậncầnđƣợcrútrađểlàmnềntảngchoviệcnghiêncứu

Trongcácnghiêncứugầnđâyvềdulịch,cácnhànghiêncứuđƣaracác khái niệm vàmô hìnhliên quan về cạnh tranh điểm đếnd u l ị c h Q u a t ổ n g quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, một số kết luận đượcrútracụthểnhƣsau:

- Nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu làm thế nào để cải thiện cạnhtranh điểm đến có hiệu quả Cho nên, các kết quả của các công trình nghiêncứu đã công bố rất có ý nghĩa để luận án kế thừa và phát triển Đây là nền tảngvững chắc để xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình về NLCT điểm đến du lịchBạcLiêu.

- Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các khái niệm, mô hình khả năng cạnhtranh điểm đến theo hai nội dung chính: Xây dựng mô hình nghiên cứu theocáctiêu chuẩn,tiêuchíđánhgiávàđolườngNLCTđiểm đếndulịch.

- Trong nghiên cứu các khái niệm về NLCT điểm đến, các khung nghiêncứu và hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến có nhiềuđiểm khác nhau Do có nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, có nghiêncứu sử dụng phương pháp định lượng Cho nên, dù rằng có nhiều mô hìnhNLCT điểm đến du lịch được phát triển bởi những nhà khoa học có uy tínnhưng chưa có mô hình nào phù hợp với tất cả các điểm đến du lịch và khôngcóbộtiêuchínàoápdụngđƣợccho tấtcảcác điểmđếndulịch.

- Hầu hết các nghiên cứu du lịch đƣợc tiến hành bằng cách phỏng vấncáccưdânbảnđịa.Dođómỗivùngđịalýcủamỗinướcngườidâncóthểcó nhận thức về cạnh tranh khác nhau Dẫn đến, các nhân tố ảnh hưởng đếnNLCTđiểmđến dulịchkhácnhau.

Cáckhehổngcầnnghiêncứu

Qua nghiên cứu các công trình có liên quan, cũng nhƣ tìm hiểu các nhântố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến và từ các kết luận được rút rachothấycònmộtsốkhehổngnhưsau:

- Bạc Liêu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đó là tài nguyên tựnhiên và tài nguyên nhân văn Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, tàinguyên du lịch Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch củatỉnh, nhƣng cho đến nay Bạc Liêu chƣa có nghiên cứu nào khai thác các điểmđến du lịch làm nổi bật về tài nguyên du lịch Bạc Liêu, để tạo nên sự bức phátrong cạnh tranh các điểm đến du lịch ở ĐBSCL Do đó còn khoảng trốngtrongnghiêncứuNLCTđiểmđếndulịchởBạcLiêu.

- Tác giả đã nghiên cứu các góc độ khác nhau về NLCT điểm đến, cónhững nghiên cứu về định tính, nhƣng thiếu nghiên cứu về định lƣợng; cónhững nghiên cứu thu thập thông tin từ khách du lịch, nhƣng thiếu ý kiến củacácchuyêngia.Quađó,tácgiảnhậnthấycònlỗhổngtrongnghiêncứu,cầ ncó nghiên cứu hỗn hợp cho cả nghiên cứu định tính vàđ ị n h l ƣ ợ n g đ ồ n g t h ờ i có sự đánh giá của khách du lịch và ý kiến của chuyên gia Do đó, trong luậnán này, tác giả đã thực hiện đƣợc nghiên cứu định tính, định lƣợng, khảo sátlấy ý kiến của khách du lịch và ý kiến của chuyên gia Từ đó, xác định đƣợcnhững nhân tố có vai trò quan trọng thúc đẩy NLCT điểm đến du lịch BạcLiêu.

- Trong quá trình lƣợc khảo tài liệu, tác giả nhận thấy trong nghiên cứuđịnh tính, chưa thấy các tác giả thảo luận các thang đo lường các biến quansát Các thang đo hầu hết đƣợc xây dựng dựa trên kết quả của các nghiên cứutrướcđó Có vàinghiêncứucólấyýkiếncủachuyêngia,nhưngcáchlàmcònđơn giản, chƣa thảo luận sâu địa bàn nghiên cứu Dẫn đến kết quả còn hạn chếtrong kết luận nghiên cứu Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả thảo luận cácthangđolườngcácbiếnquansátquahaibước,đượcthảoluậnnhómmộtcáchchặt chẽ, dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của nghiên cứu có sẵn, sau đólấy ý kiến của các chuyên gia, để xây dựng các thang đo chuẩn xác, phù hợpvới thị trường Việt Nam, trường hợp cho điểm đến du lịch Bạc Liêu Điều nàysẽgiảiquyếtđượclỗhổngtrongcácnghiêncứutrướcđây.

GIỚITHIỆUĐỊA BÀNNGHIÊNCỨU

Vịtrí địalí

Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của tổ quốc,phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, Đông và Đông Bắc giáp tỉnhSóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp biểnĐông Cách TP Hồ Chí Minh 280 km, TP Cần Thơ 110 km về phía Bắc vàcách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam,t ừ B ạ c L i ê u c ó t h ể k ế t n ố i v ớ i các trung tâm văn hóa, kinh tế và du lịch của Vùng đồng bằng sông Cửu Longvà thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ1A); đường thủy (tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; tuyến Cần Thơ - CàMau)vàcả đườngbiển(cảngGànhHào,cảng CáiCùng…)

Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành 2 mùakhô và mƣa rõ rệt Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mƣa từtháng 5 đến tháng 11 Lƣợng mƣa bình quân cả năm khoảng 1.867,8 mm,trong đó mùa mƣa chiếm tới 90% tổng lƣợng Nhiệt độ không khí trung bình26,5 0 C,caonhất là 31,5 0 C,thấp nhất là 22,5 0 C.Số giờ nắngtrong nămkhoảng

2.300 giờ, lƣợng bức xạ bình quân 2.410 Kcal/cm2 Độ ẩm không khí trungbình 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mƣa Với nắng ấm quanh năm, BạcLiêucóđiềukiệnthíchhợpđểthuhútkháchdulịchtừcácnướcxứlạnh.

Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới và cũng khôngbị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long Thủy văn ảnhhưởng trực tiếp đến Bạc Liêu là chế độ thủy triều biển Đông và một phần chếđộ nhật triều biển Tây.R ừ n g ở B ạ c L i ê u c h ủ y ế u l à r ừ n g n g ậ p m ặ n v e n b i ể n có giá trị phòng hộ và môi trường lớn Diện tích rừng và đất rừng chiếmkhoảng2%diệntíchtựnhiên.Cáchệsinhtháirừng ngậpmặnvàcử a sôngBạc Liêu tạo ra những giá trị khá độc đáo về cảnh quan, môi trường có khảnăng tạo thành các sản phẩm du lịch Các loài động vật hoang dã của Bạc Liêudần mất đi cùng với sự khai hoang phá triển kinh tế Hiện nay, ngoại trừ cácloài động vật biển, động vật hoang dã ở Bạc Liêu chủ yếu là các loài chim ởmột số sân chim ở Bạc Liêu, ĐôngHải, GiáRai…Các sânc h i m n à y đ ề u c ó giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học và hứa hẹn là những điểm đến hấp dẫndukhách.

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lƣợng hải sản lớn, phong phú về chủng loại(nhƣ cá có tới 661 loài) với nhiều loại có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm, cá Hồng,cá Gộc, cá Sao, cá Thu, cá Chim, cá Đường… và nhiều loài hải sản khác cóthể khai thác hàng hóa nhƣ mực, sò huyết Bờ biển Bạc Liêu trải dài 56 kmđƣợctạ ot hàn ht ừ cá c b ã i bồ it iế nr ab iển vớ i đ ặ c tr ƣn gl àn hữ ng v ù n g đấ t ngập mặn có diện tích hàng nghìn ha Mặc dù không có các bãi tắm biển vànước biển đục do phù sa, song các khu vực này có những đặc trưng sinh tháiriêngbiệtvàcókhảnăngnuôitrồngvàđánhbắtnhiềusảnvậtcógiátrịkinhtế cao nhƣ nghêu, sò… Với 3 cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, BạcLiêu có thể phát triểnmạnh các ngành vận tải và du lịch biển.G à n h H à o c ó khảnăngpháttriểnthànhtrungtâmkinhtếbiểnlớncủatỉnhcũngnhƣcủavenbiểnphí a Đ ô n g N a m bộ(k hu v ự c từ Mũ i D i n h đế nC à Mau ), cu ng cấpcác dịch vụ cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản Các cửa biển nối với mạng lướiđường bộ, trong đó Quốc lộ 1A và 2 tuyến Quốc lộ khác sẽ đƣợc xây dựngtrongnhữngnămtới.

Tóm lại, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực ĐBSCL,cáchcác tỉnh thành phố khác không xa, khí hậu ôn hòa với nắng ấm quanh năm, cóđiều kiện thích hợp để thu hút khách du lịch; cùng với khu vực biểnBạc Liêucó vị trí quan trọng đối với việc khai thác hợp lý tài nguyên biển, rất thuận lợicho việc phát triển khu du lịch Nhà Mát, là trung tâm lớn nhất của tuyến dulịch ven biển ĐBSCL Trong những năm qua du lịch Bạc Liêu đã trở thànhngành mũi nhọn và là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế -xã hội của tỉnhBạcLiêu.

KếtcấuhạtầngtrênđịabàntỉnhBạcLiêu

Hệt h ố n g q u ố c l ộ c h ạ y q u a t ỉ n h B ạ c L i ê u v ớ i t ổ n g c h i ề u d à i 1 2 9 k m , gồm 3 tuyến Trong đó tuyến quốc lộ 1A là tuyến đường quan trọng nhất củaVùng đồng bằng sông Cửu Long Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp và tuyến NamsôngHậu,mặtcắttrungbình12m.

Hệ thống đường tỉnh gồm 10 tuyến với tổng chiều dài khoảng 296 km,gồm 175 km đường kiên cố, trong đó có 25 km đường bê tông nhựa, 74 kmđường tráng nhựa, 77 km đường đá cấp phối còn lại 121 km đường đất đangtiếptụcđượctriểnkhainângcấp.Hệthốngđườngtỉnhhiệntạicómặtcắtnhỏ,chỉ từ 5,5 đến 6,5 m do đó chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vàdulịch.

Hệ thống đường huyện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 587 km,trong đó gồm có 220 km đường bê tông nhựa, 14 km đường láng nhựa còn lại351 km là đường bê tông và đường đất Các đường huyện có cấp hạng kỹthuật là đường cấp V hoặc VI, chiều rộng mặt đường chỉ khoảng từ 2m đến3,5mđủcho1lànxe;caođộmặtđườngphầnlớnthấpsovớimựcnướclũnênthường bị ngập nước trong mùa mưa, vì vậy không khai thác ổn định đượcquanhnăm;tảitrọngcáccầutrên cáctuyếnnàykhôngcao,thườngchỉkhoảng

5 - 10T hoặc chỉ có bến đò nên chủ yếu dùng cho xe hai bánh và các xe tải nhỏlưuthông.

Giaothôngnôngthôn đếnnaycó45/50xãcó đườngôtôvềtrungtâmxã(chiếm 70%). Đã xây dựng đường giao thông nông thôn tới 472/472 cấp (đạt100%)choxe môtô2 bánhđilại cả mùamƣa vàmùanắng. Đường đô thị trong thành TP Bạc Liêu có 45 tuyến với tổng chiều dàikhoảng36km.Cáctuyếnđườngđôthịhầuhếtđượcxâydựngkiêncố,kếtcấuBTnhựa, chỉcònhơn0,5kmđườngtrảiđácấpphối.

Nhìn chung, giao thông đường bộ của Bạc Liêu tương đối phát triển, tuynhiên nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như việc lấn chiếm lòng, lề đườngảnh hướng đến an toàn giao thông và mỹ quan; nguồn lực hạn chế trong khinhu cầu phát triển giao thông lớn cũng ảnh hưởng không tốt đến việc đầu tƣxâydựnghệthốngkếtcấuhạtầnggiaothôngcủatỉnh.

Mạng lưới sông - kênh - rạch ở Bạc Liêu khá phát triển Toàn tỉnh có 26tuyếnsôngvớichiềudàikhoảng469,30km,baogồm

Hệt h ố n g c á c t u y ế n s ô n g q u ố c g i a c ó t ổ n g c h i ề u d à i 1 1 2 , 5 k m l à c á c tuyến có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Longđồng thời có khả năng khai thác phát triển du lịch Các tuyến quan trọng đốivới Bạc Liêu và Vùng ĐBSCL là tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; Tuyếnkênh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; Tuyến sông Gành Hào; Tuyến sông CáiLớn.

Hệt h ố n g c á c t u y ế n s ô n g d o t ỉ n h q u ả n l ý d à i 3 5 6 , 8 k m v ớ i 2 3 t u y ế n , trong đó có một số tuyến có khả năng khai thác phát triển du lịch nhƣ TuyếnGànhHào-HộPhòng- ChủChí;TuyếnCầuSập -NganDừa

Hệ thống bến cảng, bến tàu chính của Bạc Liêu bao gồm: bến tàu kháchHộ Phòng và 3 cửa sông lớn là cửa Gành Hào, cửa Cái Cùng và cửa Nhà

Mátcókhảnăngxâydựngthươngcảngvàcăncứhậucầnnghềcá,vậntảibiển.Vềtiềm năng phát triển, trong 3 cửa sông nêu trên, cửa Gành Hào và cửa Nhà Mátcóđiềukiện thuậnlợinhấtđểphát triểnkinhtếbiểnkếthợpdịchvụ dulịch.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường thủy của Bạc Liêu chịu ảnhhưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông Điều này vừa làđiềukiệnthuậnlợi(lợi dụngđượcconnướclớnkhitriềulên)songcũnglàbấtlợi(khitriềuxuốngkênhrạchcạnn ước,ảnhhưởngđếngiaothông).Hiệnnay,nhiềutuyếnkênhrạchcủaBạcLiêubịbồ ilấp,thỉnhthoảnglòngsôngcũng được nạo vét, nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông đường thủycũngnhưdulịchđườngsông.

Hệ thống giao thông công cộng: Từ Bạc Liêu đã có xe khách đường dàiđi các tỉnh trong ĐBSCL nhƣ Cà Mau, TP Hồ Chí Minh… và các tỉnh xa hơnnhƣ khu vực Tây nguyên, khu vực Miền trung (Đà Nẵng)… Hệ thống xe busnội ô chƣa phát triển trong TP Bạc Liêu; hệ thống xe bus từ thành phố BạcLiêu đi các huyện đã phát triển Tuy nhiên việc gắn kết các tuyến xe bus vớicácđiểmdu lịchchƣathựchiệnđƣợc.

- Giao thông đường không: Bạc Liêu chưa có sân bay, tuy nhiên vị trícủa Bạc Liêu rất gần với các sân bay trong khu vực nhƣ sân bay quốc tế CầnThơ (cách TP Bạc Liêu khoảng 120 km về phía bắc) và sân bay Cà Mau (cáchTP Bạc Liêu khoảng 70 km về phía nam) Đây là những điều kiện tương đốithuận lợi cho Bạc Liêu trong việc tiếp cận các thị trường khách quốc tế. Ngoàira Bạc Liêu cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 300 km tạo điều kiện thuận lợichoBạcLiêutrongviệcthuhútkháchdulịchquốctế.

- Bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông phủ sóng khắp vùng, đảmbảođượcnhucầutraođổitrongnướcvàngoàinướcvới1bưuđiệntrungtâm,6 bưu điện huyện và 126 bưu điện khu vực Theo định hướng của quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu, đến năm 2020 toàn tỉnh có 118điểmphụcvụbưuchính.

- Thuỷlợi:Hệthốngthủylợitươngđốipháttriểnvàthườngxuyênđượcđầu tư nâng cấp đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai và phục vụ sản xuất.Tuy nhiên do những khó khăn về kinh phí nên hệ thống thủy lợi còn gặp nhiềukhó khăn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và ứng phó với biến đổi khíhậuvàthiêntai.

- Cấpđiện:Hệthốngcungcấpđiệnđãđượctriểnkhai,đạtkếtquảtốt,hệthống đường dây trung thế, hạ thế và dung lượng các trạm biến áp đã đượctăng cường, đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt Đến năm2018, lưới điện quốc gia đã kéo tới 100% xã, phường Tỷ lệ hộ sử dụng điệnnăm 2018 của toàn tỉnh là 98%, trong đó nông thôn 96% Trong thời gian qua,đã triển khai dự án “điện gió” ở Vĩnh

Trạch Đông, TP Bạc Liêu vừa cung cấpnănglƣợngsạchđồngthờilàkhudulịchsinhthái,cảnhquanvenbiểnĐông.

- Cấp nước: Ở các khu vực đô thị, nước sinh hoạt phần lớn do nhà máynướctậptrungcungcấpvớicócôngsuất2,7triệum3/năm.Ởvùngnôngthôn,đếnnă m2018,có98,5%hộđượcsửdụngnướcsinhhoạthợpvệsinh.

- Hạ tầng về môi trường: Hệ thống hạ tầng môi trường chưa được pháttriển nhiều Ngoại trừ TP Bạc Liêu đã hoàn thành xây dựng cơ bản, còn lạiđang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Các dự án xứ lý nước thải tập trung, cáckhu công nghiệp, xử lý rác thải đô thị, các công trình ứng phó với nước biểndâng… đã có vốn đầu tư, đang đặt ra nhiệm vụ cho giai đoạn tới phải nhanhchónghoànthiệnhạtầngmôitrườngBạcLiêuđảmbảokhôngbịngậpnước.

NhìnchunghệthốnggiaothôngđườngbộcủatỉnhBạcLiêuđãđượcmởrộng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dễ dàng; giaothông đường thủy cũng được nạo vét hai bên bờ sông, nhằm hạn chế ảnhhưởng đến việc tàu bè qua lại; hệ thống cung cấp điện, nước đã cơ bản đápứngnhucầusinhhoạtcủangườidânđịaphương,chỉcònvàixãchưađảmbảocung cấp điện, nước sạch cho bà con; hệ thống viễn thông, hạ tầng môi trườngtừng bước được hoàn thiện Đây là điều kiện khá tốt để phát triển du lịch tỉnhBạcLiêu.

VịtrídulịchBạcLiêutrongmốiliênhệvớidulịchvùngđồngbằngsông CửuLongvàvaitròđónggóptrong tỉnh

Trong vùng ĐBSCL, Bạc Liêu không phải là tỉnh có tiềm lực mạnh vềmặt kinh tế - xã hội Bạc Liêu chỉ là tỉnh đứng thứ 7/13 tỉnh về diện tích và thứ12/13 tỉnh về dân số trong vùng ĐBSCL Các chỉ tiêu về kinh tế của Bạc Liêucũng xếp nửa dưới so với vùng ĐBSCL Năm 2018, Bạc Liêu xếp thứ 10/13tỉnh về chỉ tiêu GDP; thứ 8/13 tỉnh về chỉ tiêu GDP bình quân người và thứ9/13tỉnhvềchỉtiêutổngvốnđầutƣ xãhội.

Tuy nhiên, xét về tiềm năng phát triển du lịch Bạc Liêu là tỉnh có nhữnglợi thế so sánh so với các tỉnh khác nhƣ vị trí địa lý thuận lợi khi nằm trêntuyến giao thông đường bộ cũng như đường thủy quan trọng nhất của vùngĐBSCL (quốc lộ 1A; kênh xáng Cần Thơ - Cà Mau; kênh Quảng lộ - PhụngHiệp…); tài nguyên du lịch có những nét độc đáo có khả năng cạnh tranh nhƣcácgiátrịvănhóa,lịchsửgắnvớiCôngtửBạcLiêu,Dạcổhoàilang,t âmlinh (Quán âm Nam Hải, nhà thờ Tắc Sậy…) Mặc dù vậy trong những nămvừa qua, vị trí và vai trò của Bạc Liêu trong du lịch vùng ĐBSCL còn rất nhỏbé.Cácsốliệuthốngkêđãchứngminhthựctrạngnày.

Tỷ trọng khách du lịch của Bạc Liêu trong vùng ĐBSCL năm 2018 mớiđạt gần 10,21%, trong đó khách quốc tế đạt 1,26% và khách nội địa đạt hơn8,95% Tỷ trọng doanh thu du lịch của Bạc Liêu trong vùng ĐBSCL cũngkhông cao chỉ đạt gần 14,98% (năm 2018) Tương tự, các chỉ tiêu về buồnglưutrúvàlaođộngcũngchiếmtỷtrọngrất nhỏsovớivùngĐBSCL.

Nhƣ vậy, mặc dù là tỉnh có những lợi thế về vị trí, giao thông và tiềmnăng du lịch trong vùng ĐBSCL song trong những năm qua, Bạc Liêu chƣakhai thác đƣợc những lợi thế này để phát triển du lịch, do tỷ trọng doanh thucủa Bạc Liêu trong du lịch ĐBSCL còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềmnăng.

Nguồn:Sở Văn hóa,Thểthao vàDulịch BạcLiêu,2018

ThựctrạngpháttriểndulịchtỉnhBạcLiêutừ năm2014-2018

Lƣợng khách du lịch đến Bạc Liêu mỗi năm đều tăng, từ năm 2014 đếnnăm 2018, đã đón khoảng 6.600.000 lƣợt, trong đó có 195.000 lƣợt kháchquốc tế, tăng bình quân trên 16%/năm Riêng năm 2018, khách du lịch đạtkhoảng 1,8 triệu lƣợt, tăng gần 02 lần so với năm 2014 và đứng thứ 7/13 tỉnh,thànhphốthuộckhuvực ĐBSCL.Trongđó:

Năm 2014, lƣợng khách quốc tế mới đạt 30.000 lƣợt khách, đến năm2018 lƣợng khách đạt 51.000, gấp gần 2 lần so với năm 2014 Tuy nhiên,tỷtrọng khách quốc tế đến Bạc Liêu trong tổng số khách du lịch đến Bạc Liêu rấtnhỏ, trong suốt giai đoạn 2014 - 2018 khách quốc tế không vƣợt quá 3% tổnglƣợngkháchdulịchđếnBạcLiêu.

+ 13,64 + 19,23 + 20,35 = 66,11/4,52%) Tỷ trọng khách du lịch nội địatrong giai đoạn 2014 - 2018, chiếm hơn 97% trong tổng số khách du lịch cảtỉnh.

Trongđó % tăng, giảm soSovớinămtrƣ ớc

(Nguồn:Sở Vănhóa, thểthaovà dulịch BạcLiêu,2018)

Thu từ du lịch của Bạc Liêu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018tăng trưởng với tốc độ tương đối cao Năm 2014 thu từ du lịch đạt 870 tỷđồng, đến năm 2018 đạt 1.600 tỷ đồng, tăng gần 2 lần, đứng thứ 4/13 tỉnh,thànhphốkhuvựcĐBSCL,tăngtrưởngbìnhquânđạt1 6 , 4 4 % / n ă m

2018bìnhquânmỗinămdoanhthulà1.172tỷđồng,tốc độ tăng là 16,53 %, đóng góp một phần thu nhập vào GDP của tỉnh Bêncạnh đó, hoạt động du lịch phát triển đã thu hút khá đông lực lƣợng lao độngtham gia vào các đơn vị kinh doanh du lịch Ngoài số lao động tham gia trựctiếp và lao động gián tiếp của các đơn vị du lịch, hoạt động du lịch còn thu húthàng ngàn người khác tham gia kinh doanh thương mại ở các điểm du lịchtrong toàn tỉnh Những năm qua, ngành du lịch BạcLiêu đã có những chuyểnbiến tích cực, mạnh dạn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cáctuyến điểm tham quan để thu hút khách du lịch, đáp ứng nhu cầu vui chơi giảitrícủanhân dântrongnướcvàdukháchnướcngoài.

Bảng2.6Doanhthungànhdulịch BạcLiêu Đơnvịtính:Triệuđồng

Năm Doanhthu Tăng(+),giảm(-)sovớin ămtrước

(Nguồn:Sở Vănhóa, thểthaovà dulịch BạcLiêu,2018)

- Khách nội địa: Chủ yếu là đến với mục đích kết hợp công việc, kháchhànhhươnglàbộphậnkháchlớnnhấtcủaBạcLiêu,trongkhiđókháchđếnvìmục đích du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ thấp; đa số khách du lịch nội địa củaBạc Liêuđến từMiềnbắc, Miền trung, khuvực Tây nguyên,t h à n h p h ố

- Khách quốc tế: Chủ yếu là Việt kiều đến Bạc Liêu với mục đích thămngười thân, trong khi khách đến với mục đích du lịch thấp, thị trường kháchquốctếcủaBạcLiêucóđặcđiểmsau:

+ Phạm vi thị trường rộng lớn bao gồm hầu hết các thị trường khách lớnnhấtcủadulịchViệtNam.

+ Không có thị trường mang tính chiến lược cho du lịch Bạc Liêu. Từnăm2014đếnnay,khôngcóthịtrườngnàovượtquá15%trongtổngsốkháchquốctếđế nBạcLiêu.

Hiện nay, các Công ty du lịch đã xây dựng một số chương trình du lịchngoài tỉnh vào những ngày nghỉ cuối tuần tại những điểm du lịch nổi tiếngtrong cả nước, liên kết với một số Công ty du lịch ngoài tỉnh tổ chức đƣakhách đến Bạc Liêu Qua nghiên cứu thực tế, hoạt động lữ hành nội địa chƣaphát triển mạnh, việc thực hiện các tour du lịch trọn gói còn hạn chế,thiếuphương tiện chất lượng cao và thiếu cán bộ chuyên nghiệp phục vụ công tácdu lịch Do đó, hiệu quả mang lại chƣa cao, chƣa thật sự thể hiện đúng chứcnăngc ủ a l o ạ i h ì n h k i n h d o a n h d u l ị c h C á c c ô n g t y d ul ị c h c h ƣ a q u a n t â m nhiều đến khai thác sân chim Bạc Liêu, sân chim Lập Điền, vườn nhãn BạcLiêu, biển - Nhà Mát,… chỉ có một số lƣợng khách du lịch đi theo loại hìnhnghiên cứu khoa học, tham quan, hành hương Cho nên, hầu như các tuyếnđiểm du lịch trên chƣa hình thành loại hình du lịch đúng nghĩa, chƣa khai tháchếttiềmnăngthậtsự củanó.

Nhìn chung, việc khai thác các tuyến điểm du lịch Bạc Liêu còn mangtínhtựphát,chƣađầutƣxâydựngthànhmột điểmdulịchthậtsự.Dođó,việcnghiên cứu các tuyến du lịchcủa tỉnh là rất cần thiết, giúp cho các nhà đầu tƣ,nhà quản lý có kế hoạch phát triển thành tuyến du lịch thật sự hấp dẫn nhằmthuhútkháchdulịchtrongvàngoàinước.Đồngthờigiúpngườidânnângcaonhận thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường Điều này, nhằm mục đíchnâng cao đời sống của người dân địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế - xãhội.

Toàn tỉnh hiện có 35 khách sạn, với 1.500 phòng, trong đó có 400 phòngđạt tiêu chuẩn quốc tế, là khách sạn New Palace với 150 phòng đạt chuẩn 4sao, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam 70 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạnSài Gòn Bạc Liêu với 100 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Trần Vinh 80phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, ngoài ra các khách sạn khác có quy mô vừa và nhỏtừ 30 phòng đến 50 phòng. Các khách sạn chủ yếu phân bổ ở nội ô thành phốBạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi (kế cận thành phố Bạc Liêu) Hầu hết các kháchsạn ở khu vực thành phố Bạc Liêu đều mới tiến hành cải tạo nâng cấp và xâydựng mới, nhƣng nhìn chung hệ thống khách sạn ở Bạc Liêu đã đáp ứng nhucầu về số lƣợng, nhƣng quy mô còn nhỏ, chƣa chú ý về mặt cảnh quan, kiếntrúc để đảm bảo tính địa phương nằm trong bản sắc dân tộc và những nét đặcsắcvềsinhtháicủavùng,chưagắnđượcgiữanhucầulưutrúvớicácnhucầuvề giải trí cho du khách Chất lượng phục vụ ở các cơ sở lưu trú mức trungbình,chƣađápứngtốtđƣợcyêucầucủakhách.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 60 cơ sở nhà trọ, với 716 phòng nghỉ,có 372 phòng máy lạnh Trong đó thành phố Bạc Liêu 28 cơ sở, huyện VĩnhLợi 10 cơ sở, thị xã Giá Rai 12 cơ sở, huyện Đông Hải 6 cơ sở, huyện PhướcLong 4 cơ sở Giá phòng khách sạn bình quân: loại phòng nội địa: 250.000đồng-600.000đồng/đêm,giáphòngnhàtrọtừ70.000đồng-200.000đồng/ đêm.

Toàn tỉnh hiện có 50 nhà hàng Bao gồm 6 nhà hàng trong khách sạn và44nhàhàngđộclập,vớitổngsứcchứa8.500ghế.Trongđó:Côngtycổphần

Du lịch Bạc Liêu quản lý 3 nhà hàng với tổng sức chứa 1.500 khách, Khu dulịch sinh thái Hồ Nam với sức chứa 3.000 khách, nhà khách Tỉnh ủy quản lý 2nhà hàng với sức chứa 1.000 khách, các doanh nghiệp tƣ nhân quản lý 20 nhàhàng, với tổng sức chứa 3.000 khách Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanhtheo doanh nghiệp trên, Bạc Liêu còn có mạng lưới các quán ăn uống với quymô nhỏ từ 30-300 khách/quán, bán các món ăn với mọi giá tùy theo khả năngvànhucầucủakhách.Toàntỉnhhiệncó120hộloạinày.

Những năm qua, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chủ yếu là tập trungtrên địa bàn thành phố Bạc Liêu, các nhà hàng này phục vụ tiệc cưới, liênhoan, sinh nhật, hội nghị và kết hợp với kinh doanh du lịch Nhìn chung, cácnhàhàngởBạcLiêuđãcơbảnđápứngđƣợc“nhómhàngănuống”trongkinhdoanh du lịch, các món ăn uống tương đối phong phú, hấp dẫn, có nhiều mónănđặcsảncủatỉnh.Nhƣngbêncạnhđóngànhdulịchchƣachúýđếnkhuvựcvùng ven dọc theo tuyến quốc lộ 1A, chƣa đầu tƣ cơ sở vật chất tại đây, nênchƣađápứngđƣợcmộtlƣợngkháchđingangquađịabàncủatỉnh.Dođó,cầnxây dựng thêmmột sốnhà hàng cótrangthiếtbị tốt dọc theot u y ế n q u ố c l ộ 1A,đểphụcvụkháchthamquandulịch.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp vớikhách hàng Do đó, vấn đề quan trọng là cán bộ nhân viên trong ngành cần cótrình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp tốt Đặc biệt là lực lượnghướng dẫn viên du lịch, lễ tân nhà hàng khách sạn, bảo vệ… là những ngườiđem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, những tình cảm tốtđẹpnhất.

9.361.000 lao động, trong đó đại học chiếm 12 %, trung cấp: 13 %, sơ cấp:39%,chưaquatrườnglớpđàotạolà36%.

Theotiêuchuẩncủatổchứcdulịchthếg i ớ i c ứ 1 l a o đ ộ n g t r ự c t i ế p t r o n g d u l ị c h s ẽ c ó 2 , 2 l a o đ ộ n g g i á n t i ế p Trong thời gian qua, một số nhân viên trong ngành đƣợc đào tạo và đào tạo lạicác khóa huấn luyện về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lễ tân, thợ bếp, phục vụbàn,buồng…

NgànhDulịchcũngthườngxuyêntổchứccáckhóahọcchocáccán bộ quản lý các đơn vị nhà hàng, khách sạn, du lịch, nhằm giúp cán bộ tiếpcận luồng tri thức mới, công nghệ phục vụ khách hàng Do đó, trình độ cán bộcôngnhân viênđãđƣợcnânglên.Nhƣngnhìnchung,vẫnchƣađáp ứngđƣợccảvềmặtsốlƣợngvàchấtlƣợngtheotiêuchuẩncủangànhđềra.

Du lịch văn hóa của Bạc Liêu có thể đƣợc coi là thế mạnh so với các địaphương trong khu vựcĐBSCL với những tài nguyên du lịch nhânvănđ ộ c đáo Thời gian qua đã đƣợc đầu tƣ thành các sản phẩm du lịch mang tính đặcthù cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, với một số sản phẩm du lịch nhƣ:Các giá trị văn hóa từ Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cácgiá trị văn hóa lịch sử gắn liền với giai thoại về Công tử Bạc Liêu, Không gianvăn hóa gắn với đời sống thực tế thể hiện sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộcKinh - Khmer –Hoa,Hệ thốngdi tích lịch sử văn hóa,

GIẢTHUYẾTNGHIÊNCỨU

Goffi (2017) cho rằng, theo xu thế phát triển của xã hội, khi đời sống củangười dân ngày một nâng cao, thì nhu cầu đi du lịch của du khách ngày càngnhiều; du khách muốn đến những nơi an toàn,t h a m q u a n n h ữ n g k h u d i t í c h lịchs ử , k h á m p h á n h ữ n g n ề n v ă n h ó a , n h ữ n g k h u d u l ị c h s i n h t h á i , n h ữ n g điểm tham quan du lịch; muốn hòa mình với thiên nhiên, để tận hưởng cuộcsống trong lành (Dwyer & Kim, 2003) Đặc biệt Armenski Tanja & cộng sự(2011) chỉ ra rằng có những du khách muốn chinh phục những danh lam thắngcảnh nổi tiếng, những vùng đất mới lạ, hấp dẫn Nắm bắt được nhu cầu của dukhách, những người làm marketing luôn tìm kiếm, chào mời những du kháchđểtổchứccáctourthamquandulịch.Khingườilàmmarketingđiểmđếnthúcđẩy chương trình xúc tiến du lịch thì sẽ làm tăng nhu cầu đi du lịch của dukhách.

- Giả thuyết H1: Nhân tố marketing điểm đến có tác động cùng chiều đếnnhucầukháchdulịch.

Baidal, Sanchez & Rebello (2013) cho rằng các điểm đến du lich phảiluôn tìm cách phát triển sản phẩm mới Theo đánh giá của du khách, phát triểnsản phẩm du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Bên cạnh đó,Ritchie&Crouch(2003)nhậnđịnh,nângcaochấtlƣợngdịchvụđểcós ản phẩm du lịch tuyệt hảo là nhiệm vụ hàng đầu của các điểm đến du lịch; cácđiểm đến du lịch luôn nghiên cứu tạo ra các sản phẩm đặc trƣng để thu hút dukhách Sản phẩm du lịch càng chất lượng, thì làm cho du khách tin tưởng vàocác điểm đến Khi người làm marketing điểm đến thúc đẩy chương trình xúctiếndulịch,thìsẽlàmgiatăngpháttriểnsảnphẩmdulịch.

- Giả thuyết H2: Nhân tố marketing điểm đến có tác động cùng chiều đếnpháttriểnsảnphẩm.

Armenski Tanja & cộng sự (2011) nói rằng, trong thị trường cạnh tranh,xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của công ty đối với du khách.Thông qua thương hiệu, du khách tin tưởng hơn, mong muốn được lựa chọn,tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của điểm đến Crouch & Ritchie (1999) chorằngmộtthươnghiệudukháchdễdàngnhậnbiết,đượcdukháchđánhgiácaosẽman glạinhữnglợiíchtolớnchocácđiểmdulịch.Khingườilàmmarketing điểm đến thúc đẩy chương trình xúc tiến du lịch, thì sẽ thôi thúcđiểmđếnxâydựngvàpháttriểnthươnghiệu.

- Giả thuyết H3: Nhân tố marketing điểm đến có tác động cùng chiều đếnxâydựngthươnghiệu.

Mihalic (2000) đúc kết lại rằng, hấp dẫn tự nhiên là tài sản vô giá mà bấtcứ khu du lịch nào sở hữu đƣợc chúng Orams (2002) hấp dẫn về tự nhiên làcảnh quan thiên nhiên, các khu vườn chim, tài nguyên biển, sự trong sạch củamôi trường sinh thái; mức độ phong phú, mới lạ của tài nguyên thiên nhiên;nơi hội tụ các kỳ quan thiên nhiên, … có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn làmột nhân tố quan trọng trong cuộc sống của con người Kết hợp với các điểmđến du lịch có chính sách giá cả phù hợp, người dân địa phương thân thiện,đây chính là nhân tố thu hút khách đến tham quan du lịch Khi nhân tố thu hútkhách du lịch có những chính sách giá khuyến khích người dân đi du lịch, thìcácđiểmđếnhấpdẫnvềtự nhiênngàycàngđôngdukhách.

- Giả thuyết H4: Nhân tố thu hút khách du lịch có tác động cùng chiềuđếnhấpdẫntựnhiên.

Murphy & cộng sự (2000) chỉ ra rằng, hấp dẫn về lịch sử văn hóa đƣợcthể hiện qua các di tích lịch sử, khảo cổ, đặc tính nghệ thuật đáng ghi nhớ;Crouch&Ritchie(1999)cáckiếntrúcvănhóanhânvănlâuđời,cácgi átrịvăn hóa vật thể, phi vật thể của điểm đến du lịch hấp dẫn du khách tham quan;các di sản độc đáo, đẳng cấp có sức thu hút rất lớn đối với du khácht h í c h đ i du lịch Khi nhân tố thu hút khách du lịch có những chính sách giá khuyếnkhích người dân đi du lịch, thì các điểm đến hấp dẫn về lịch sử văn hóa ngàycàngđôngdu khách.

- Giả thuyết H5: Nhân tố thu hút khách du lịch có tác động cùng chiềuđếnhấpdẫnvềlịchsửvănhóa.

Dwyer & Kim (2010) cho rằng, các sự kiện của điểm đến có giá trị dulịch rất lớn, là một hình thức tổ chức văn hóa đặc sắc; các sự kiện, lễ hội, hoạtđộng giải trí, sinh hoạt ngày, đêm; các sự kiện thể thao, văn hóa truyền thốngmang sắc thái riêng… đƣợc hoạt động theo mùa, thời vụ nhằm tăng lên đángkểkhilƣợngdukháchtìmkiếmtrảinghiệmdulịch.Khinhântốthuhútkháchdu lịch có những chính sách giá khuyến khích người dân đi du lịch, thì các sựkiệnđiểmđếnngàycàngđôngdukhách.

- Giả thuyết H6: Nhân tố thu hút khách du lịch có tác động cùng chiềuđếncácsựkiệnđiểmđến.

Theo Crouch & Ritchie (1999) hoạt động kinh doanh du lịch nhằm giúpcho các điểm đến ngày càng phát triển, là yêu cầu tạo ra các lợi ích kinh tế chocộng đồng: nhƣ nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cửa hàng giải khát; quầy bánhànglưuniệm,quầychụpảnh,cơsởkinhdoanhmuabánvậtdụngphụcvụdulịch; các đội tàu, xe chở khách tham quan, các trung tâm thông tin du lịch Thêmvàođ ó, k ế t h ợp v ớ i nângca o ch ất lƣợ ng hi ệu quả qu ản l ý đi ểm đ ến,đảmb ả o c u n g c ấ p c h u ỗ i d ị c h v ụ l i ê n t ụ c , n h ằ m t h u h ú t k h á c h d u l ị c h K h i nhân tố quản lý điểm đến càng đƣợc quan tâm, thì hoạt động kinh doanh dulịchngàycàngpháttriển.

- Giả thuyết H7: Nhân tố quản lý điểm đến có tác động cùng chiều đếnhoạtđộngkinhdoanhdulịch.

Crouch & Ritchie (1999) nhận định rằng, kết cấu hạ tầng là nhân tố quantrọng cho sự phát triển thành công của điểm đến du lịch, bao gồm hệ thốngđường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chăm sóc y tế, hệ thống cungcấp điện, nước, dịch vụ tài chính, ngân hàng phải được đầu tư đúng mức, cầnthiết nhằm phát huy các nguồnlực vậtchấtsẵn có, đểcó đủ khảnăngđ ó n nhận khách du lịch Thêm vào đó, kết hợp với nâng cao chất lƣợng hiệu quảquản lý điểm đến, đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự,vệ sinh môi trường, nhằm thu hút khách du lịch Khi nhân tố quản lý điểm đếncàngđƣợcquantâm,thìkếtcấuhạtầngngàycàngđƣợcđầutƣ,pháttriển.

- Giả thuyết H8: Nhân tố quản lý điểm đến có tác động cùng chiều đếnkếtcấu hạtầng.

Craigwell (2007) nói rằng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch là đội ngũnhân viên đang làm việc tại các điểm du lịch, có tác động trực tiếp đến hiệuquảkinhdoanhcủađơnvịvàđƣợcxemlànhântốquantrọng,đóngvait rò then chốt tại các điểm đến du lịch Vì vậy, cần phải thường xuyên đánh giánăng lực của đội ngũ nhân viên, để từ đó có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng,nâng cao trình độ cho nhân viên Thêm vào đó, nâng cao chất lƣợng hiệu quảquản lý điểm đến, là có trách nhiệm giải quyết công việc nhanh chóng, gópphần xây dựng hình ảnh điểm đến văn minh, chuyên nghiệp, thu hút khách dulịch Khi nhân tố quản lý điểm đến càng đƣợc quan tâm, thì nguồn nhân lựcphụcvụdulịchngàycàngđƣợcchúýđểđàotạo.

- Giả thuyết H9: Nhân tố quản lý điểm đến có tác động cùng chiều đếnnguồnnhânlựcphụcvụdulịch.

Theo Ritchie & Crouch (2003) cho rằng, marketing điểm đến là quá trìnhhoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với các nhà cung cấp dịch vụ tạiđiểm đến Còn Armenski Tanja & cộng sự (2011) chỉ ra rằng, marketing điểmđến là hoạt động đƣợc thực hiện bởi những người làm công tác xúc tiến dulịch, thị trường và hướng tới giải quyết các vấn đề về quản trị marketing trongkinhdoanhdịchvụdulịch,nhằmthuhútdukháchđếncácđiểmđếndulịch tại địa phương Thêm vào đó, NLCT có ý nghĩa quan trọng đối với các điểmđến, làm cho điểm đến đó trở nên hấp dẫn, thu hút khách tham quan Khi nhântố marketing điểm đến được tăng cường, thì NLCT điểm đến đó ngày càngđƣợcnhiềudukháchbiếtđến.

- Giả thuyết H10: Nhân tố marketing điểm đến có tác động cùng chiềuđếnNLCTđiểmđếndulịch.

Theo Ritchie & Crouch (2003) nhân tố thu hút khách du lịch là yếu tốquan trọng quyết định sự thành công của đơn vị du lịch và có thể coi là điềukiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến Các nhân tố thu hútkhách du lịch bao gồm quản lý kinh doanh du lịch phản ứng nhanh với sự thayđổi của thị trường, tổ chức kinh doanh với giá cả phù hợp, nguồn nhân lựcphục vụ du lịch có tính chuyên môn cao, tổ chức quản lý điểm đến tốt Thêmvào đó, để cạnh tranh trên thị trường du lịch, thì cần xác định được thị trườngcó các chính sách hỗ trợ các điểm đến, để từ đó có những chiến lƣợc phát triểnkinhd o a n h p h ù h ợ p K h i n h â n t ố n h â n t ố t h u h ú t k h á c h d u l ị c h đ ƣ ợ c t r i ể n khai,thìNLCTđiểmđếnđóngàycàngđƣợc nhiềudukháchbiết đến.

- Giả thuyết H11: Nhân tố thu hút khách du lịch tác động cùng chiều đếnNLCTđiểmđếndulịch.

Armenski Tanja & cộng sự (2011) và Crouch & Ritchie (1999) cho rằng,quản lý điểm đến là sự phối hợp để nâng cao hiệu quả cung cấp chất lƣợngdịch vụ một cách tốt nhất cho điểm đến Còn Craigwell (2007) và Crouch

&Ritchie(1999)chorằng,nhântốquảnlýđiểmđếnnhằmmụcđíchnângca o chất lƣợng hiệu quả quản lý điểm đến, đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liêntục, để đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môitrường, có trách nhiệm giải quyết công việc nhanh chóng, góp phần xây dựnghình ảnh điểm đến văn minh, chuyên nghiệp, thu hút khách du lịch Khi nhântố quản lý điểm đến được tăng cường, thì NLCT điểm đến đó ngày càng đƣợcnhiềudukháchbiếtđến.

- Giả thuyết H12: Nhân tố quản lý điểm đến tác động cùng chiều đếnNLCTđiểmđếndulịch.

MÔHÌNHNGHIÊNCỨUĐỀXUẤT

Mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến tỉnh BạcLiêu đã đƣợc đề xuất dựa trên lý thuyết củaPorter (1990),các phát hiện củanghiêncứuthực nghiệmvàxemxét kỹlƣỡngcácmôhìnhcạnhtranhđi ểmđến đƣợc phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch: Crouch & Ritchie (2003);Dwyer & Kim (2003),Abdel-Hafiz (2007),và các lý thuyết có liên quan Cụthểnhƣ sau: Để xây dựng mô hình nghiên cứu, tôi đã tham khảo lý thuyết lợi thếcạnh tranh “mô hình viên kim cương NLCT quốc gia” của (Porter, 1990).Môhình này đƣợc xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốcchiến lƣợc cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì và tăng lợi nhuận.Mô hình củaPorter (1990) đã chỉ ra rằng, trước khi đánh giá NLCT của doanh nghiệpchúng ta phải xác định (1) cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tại (2)mối đe dọa về đối thủ mới tham gia vào thị trường (3) nguy cơ có các sảnphẩm thay thế mới xuất hiện (4) doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi nhà cungứng (5) doanh nghiệp bị áp lực bởi thương lượng của khách hàng.Mô hìnhcủa Porter (1990) cho chúng ta hiểu đƣợc các yếu tố hình thành nên sự cạnhtranh trong một doanh nghiệp, từ đó giúp chúng ta điều chỉnh chiến lƣợc củamìnhphùhợpvới môi trườngcạnhtranhvàđểcảithiệnlợinhuậntrongtươnglai.

Dựa vào Mô hình của Porter (1990), Crouch & Ritchie (2003) đã pháttriển và xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá NLCT của điểm đến du lịch,nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia. Mỗichuyên gia tham gia trong bảngkhảosát đánh giá đều đưa raquanđ i ể m c ủ a họ về điểm đến du lịch mà họ lựa chọn Những thuộc tính mà các chuyên gialựa chọn là những yếu có tố tác động đến NLCT của điểm đến du lịch Sau đónhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích và thảo luận thống nhất xây dựng môhìnhNLCTcủađiểmđếndulịchcó5nhómyếutốcốtlõivà36yếutốthành phần bao gồm: (1) Nhân tố đáp ứng nhu cầu bao gồm:nhu cầu của du khách,hình ảnh điểm đến, an toàn điểm đến…; (2) Chính sách, quy hoạch và pháttriển điểm đến bao gồm: xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm,quyhoạch phát triển du lịch…; (3) Quản lý điểm đến bao gồm: Marketing điểmđến, nguồn nhân lực, chất lƣợng dịch vụ du lịch…; (4) Nguồn lực cốt lõi vàcácnhântốthuhútkháchbaogồm:hấpdẫnvềtựnhiên,hấpdẫnvềlịchsử văn hóa, các sự kiện điểm đến, hoạt động kinh doanh du lịch…; (5) Các nhântố và nguồn lực hỗ trợ bao gồm: kết cấu hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến,cácnguồnlực hỗ trợ

Các nhân tố đáp ứng nhu cầu

Chính sách QH và phát triển điểm đến

Nguồn lực cốt lõi và nhân tố thu hút khách

Nhân tố và Nguồn lực hỗ trợ 1.Kết cấu hạ tầng 2.Khả năng tiếp cận 3.Nguồn lực hỗ trợ 4.Sự hiếu khách 5.Doanh nghiệp 6.Ý chí chính trị

1.Thiên nhiên, khí hậu 2.Văn hóa, lịch sử

3 Các hoạt động 4.Sự kiện đặc biệt 5.Giải trí 6.Hoạt động kinh doanh du lịch 7.Liên kết thị trường

Chất lƣợng dịch vụ/ kinh nghiệm

Thông tin N cứu 5.Quản lý nhân lực 6.Tài chính và vốn 7.Quản lý du khách 8.Quản lý T nguyên 9.Quản lý sự cố

1.Xác định hệ thống 2.Triết lý/giá trị 3.Tầm nhìn 4.Định vị/thương hiệu 5.Sự phát triển

6.Hợp tác, cạnh tranh, 7.Giám sát, đánh giá 8.Kiểm toán Địa điểm

An ninh/An toàn 3.Giá cả/Giá trị 4.Phụ thuộc lẫn nhau 5.Nhận thức, hình ảnh 6.Sức chứa

Trên cơ sở thực tiễn mô hình lý thuyết NLCT điểm đến du lịch củaCrouch & Ritchie (2003) kết hợp với các lý thuyết về NLCT quốc gia,

Dwyer& Kim (2003) đã đề xuất mô hình tích hợp NLCT điểm đến du lịch.

Nhómnghiêncứu đãcụthể hóacác thành phầncủamô hìnhlý thuyết vềNLCT điểm

QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN

DU LỊCH ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

-Nhu cầu nhận thức về du lịch

-Kiến thức về du lịch

-Tổ chức quản trị điểm đến

-Quản trị marketing điểm đến

-Kế hoạch và phát triển

-Quản trị phát triển nguồn nhân lực

-Nguồn lực tự nhiên và các di sản thừa hưởng

-Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ đến du lịch bởi các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá có tác động qua lại giữa cácyếu tố của điểm đến du lịch Dwyer & Kim (2003) đã nhấn mạnh tầm quantrọngcủacácyếutốthuộcvềphíacầuvàchorằngsựhiểubiếtvàđánhg iácủa khách du lịch về điểm đến du lịch là yếu tố quyết định thành công chođiểm đến du lịch đó Dwyer &

Kim (2003) đƣa ra mô hình tích hợp bao gồmcác yếu tố tạo nên NLCT của điểm đến du lịch: (1) Nguồn lực du lịch bao gồm3 yếu tố chính (i) những nguồn lực tự nhiên nhƣ: khí hậu, sông, núi, biển,hồ, ; Di sản, văn hoá như: phong tục tập quán, ẩm thực, lễ hội, (ii) Nguồnlực sáng tạo bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các sự kiện điểm đến,giải trí, mua sắm, ; (iii) Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ nhƣ:kết cấuhạ tầng,dịch vụ du lịch, hoạt động kinh doanh và các nguồn lực hỗ trợ khác; (2) Quảnlý điểm đến bao gồm các yếu tố: Tổ chức quản lý điểm đến, marketing điểmđến, chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến, phát triển nguồn nhân lựcvà quản lý môi trường…; (3) Điều kiện nhu cầu bao gồm các yếu tố: nhận biếtvềdulịch,cảmnhậnđiểmđếnvàsởthíchdulịch…

Thỏa mãn nhu cầu khách du lịchMarketing điểm đến

Nhu cầu khách du lịch

Tiếp theo là nghiên cứu mô hìnhMarketing điểm đến ở Jordan củaAbdel-Hafiz (2007), ông cho rằngmarketing điểm đến là quá trình tạo dựngduy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du lịch hiện tại cũng nhƣkhách du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu củakhách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ vớiđiểm du lịch Marketing điểm đến là phần chính của quy trình phát triển tổngthể điểm đến, đó là quá trình trao đổi thông tin về giá trị, tầm nhìn và lợi thếcạnh tranh của một điểm đến Đối vớiMarketing điểm đến là một trong nhữngcông việc quan trọng nhất của các đơn vị xúc tiến du lịch không chỉ quảng básảnphẩmcụ t h ể ch o m ộ t nhà c u n g c ấ p h o ặ c m ộ t d o a n h n g h i ệ p , m à c ò n l ạ i khơi dậy nhu cầu, tác động đến sự lựa chọn và làm tăng lƣợng khách đến cácđiểm du lịch Ông cũng chỉ ra các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đếnvới các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm đến đó với mong muốn hướngđến sự thoả mãn nhu cầu của khách du lịch nhằm tạo dựng một vị thế phù hợpnhất của điểm đến trên thị trường du lịch,đồng thời Ôngđưa ra mô hình cácyếu tố cơ bản thành công của marketing điểm đến bao gồm:Phát triển sảnphẩm, chất lƣợng dịch vụ, khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu, giá cả,nhucầukháchdulịch,cơsởhạtầng

Hình2.10MôhìnhMarketingđiểmđếnở Jordan Để cómô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả cùng các chuyêng i a d u l ị c h đã nghiên cứu thảo luận các mô hình lý thuyết NLCT điểm đến trước đó Tácgiả đã nghiên cứu giả thuyết trao đổi xã hội và phát triển du lịch Chadwick-Jones (1976), giả thuyết của Porter (1990), giả thuyết của Jurowski (1997), môhìnhc ủ a R i t c h i e & C r o u c h ( 2 0 0 3 ) , m ô h ì n h c ủ a D w y e r & K i m ( 2 0 0 3 ) , m ô hình củaAbdel-Hafiz (2007), mô hình của Armenski Tanja & cộng sự (2011),NLCT củaHasan (2000), Ritchie & cộng sự (2000)k ế t h ợ p d ự a t r ê n ý k i ế n của các chuyên gia, từ đó xây dựng nên mô hình mới Kết quả là đã xây dựngđƣợc mô hình lý thuyết và kiểm định thực nghiệm mô hình đo lường NLCTđiểm đến tại Việt Nam, trường hợp điểm đến du lịch

Bạc Liêu Qua đó, sẽ làmgiàuthêmphầncơsởlýthuyếtvềNLCTđiểmđến.Dướiđâylàbảngtổnghợpcácgiả thuyết vàcácmô hìnhnghiên cứu NLCTđiểm đến du lịch.

Bảng 2.7 Tổng hợp các giả thuyết và mô hình nghiên cứun g h i ê n c ứ u v ề NLCTđiểm đếndulịch

Jurowski(1997) Phântíchgiảthuyếtvềphảnứngcủacộngđồngcƣ dânđịaphươngđốivớidulịch,đượcđăngtrêntạp chíJournalofTravelResearch

Các điểm đến nổi tiếng mới đƣợc xây dựng, phải cótính cạnh tranh cao, đƣợc đăng trên tạp chí AnnualconferenceproceedingsSan FernandoVal ley,Calif:

Cạnhtranhđiểmđến-Quanđiểmdulịchbềnvững,đƣợcxuấtbản bởiOxon:CABIPublishing.

Các nhân tố nhân khẩu học

Nhân tố thu hút khách du lịch Năng lực cạnh tranh điểm đến

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch

Hấp dẫn lịch sử, văn hóa

Các sự kiện điểm đến

Hấp dẫn về tự nhiên

Nhu cầu khách du lịch

Khảnăngcạnhtranhcủađiểmđến:Cácyếutốquyếtđịnh vàchỉsố,đƣợcđăngtrêntạpchíCurrentIssues inTourism

Marketingđiểmđến:Trường hợpnghiêncứu ởJordan, của TrườngĐạihọcHuddersfield

1 Khung nghiên cứu: Là tập hợp các khái niệm mô tả, giải thích vềNLCTđiểmđếnđượcxâydựngdựatrêncácmôhìnhthựcnghiệmđãcótrướcvà thực trạng điểm đến du lịch Bạc Liêu Mục đích của khung nghiên cứu: lànghiên cứu thực trạng về những yếu tố ảnh hưởng NLCT điểm đến, xem mốiquan hệ giữa các khái niệm trong mô hình Đồng thời xác định tầm quan trọngcủacácnhân tốảnh hưởngđếnNLCTđiểmđếndulịch BạcLiêu.

2 Mô hình có 13 khái niệm: Trong đó 9 nhân tố cấu thành: Nhu cầukhách du lịch, Phát triển sản phẩm, Xây dựng thương hiệu, Hấp dẫn về tựnhiên, Các sự kiện điểm đến, Hấp dẫn lịch sử, văn hóa, Hoạt động kinh doanhdu lịch, Kết cấu hạ tầng, Nguồn nhân lực phục vụ du lịch; 3 nhân tố ảnhhưởng:Marketingđiểmđến,Nhântốthuhútkháchdulịch, Quảnlýđiểmđến;1 nhân tố phụ thuộc: Năng lực cạnh tranh điểm đến Mỗi 1 khái niệm có từ 4đến6biến.Tổngcộngcó 61biếnquansát.

3 Các nhân tố nhân khẩu học và khảo sát khách du lịch trong mô hìnhnghiên cứu là: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghềnghiệp Mục đích của việc nghiên cứu các nhân tố nhân khẩu học và khảo sátkhách du lịch trong mô hình nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin của du kháchcho nhiều mục đích bao gồm xem các nhóm có sự khác biệt, có ý nghĩa haykhông,mứcđộquantrọng,xétvềyếutốđộclập;sảnphẩm,dịchvụcóđá pứng nhu cầu của du khách hay không; đánh giá hành vi của du khách; giúp xácđịnhcáchtốtnhấtđểtiếpcậndukhách;xácđịnhquymôthịtrườngtiềmnăng;chínhsách marketingđiểmđến,địnhhướngpháttriển,nghiêncứuthịtrường…

Tổngquant ài liệ ucác cô n g t rì nh ng hi ên cứ un ƣớc ng oà i cóli ên q u a n đến luận án về các vấn đề: (1) NLCT điểm đến du lịch; (2) Lƣợc khảo các môhình lý thuyết NLCT điểm đến của (Ritchie & Crouch, 2000), các nhân tốquyết định mô hình cạnh tranh điểm đến của (Dwyer & Kim, 2003), cấu trúcmô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan (Yoon, 2002), NLCT củacác hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tạiMỹ(Craigwell, 2007); (3) tóm tắtcác kết quả nghiên cứu; (4) Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến dulịch Bạc Liêu Luận án có 13 khái niệm được rút ra làm cơ sở xác định hướngnghiêncứuvàgiảiquyếtcácvấnđềcủaluậnán.Luận án cũng chỉ ra những đóng góp về lý luận và thực tiễn của các biếnquansátthuộcnhómnhântốảnhhưởngNLCTcủađiểmđến.

THIẾT KẾNGHIÊNCỨU

Cácnhântốcạnhtranhđiểmđến dulịch

Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa một số mô hình nước ngoài cùng vớithảo luận, phỏng vấn chuyên gia, chúng ta có 13 khái niệm liên quan đến cạnhtranhđiểmđếndulịch BạcLiêuđƣợc xácđịnhnhưsau:

Xây dựng thương hiệu: Là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộctính hữu hình cũng nhƣ vô hình, để tạo nên điểm đến du lịch có tính hấp dẫn,có sức hút mạnh mẻ, có đặc điểm riêng, dễ ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí kháchhàng Trong thị trường cạnh tranh, thương hiệu thể hiện đẳng cấp, niềm tincũng như lợi thế của doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựnguy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Thông qua thương hiệungười tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn, mong muốn được lựa chọn, tiêudùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Một thương hiệu thành công,đượcngườitiêudùngbiếtđếnvàmến mộsẽmanglạinhữnglợiích tolớnchodoanh nghiệp Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thươnghiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Thương hiệuluôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp Chính những điều đó đãthôi thúc các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu (Crouch &Ritchie,1999;Ritchie&Crouch, 2003;ArmenskiTanja&cộngsự,2011).

Nhu cầu khách du lịch: Có thể xác định theo nhiều cách khác nhau, tùythuộc vào quan điểm của mỗi người Việc du khách nhận ra các sản phẩm dulịch phù hợp với thị hiếu, làm cho du khách có ý định đến tham quan là rấtquan trọng đáp ứng đƣợc nhu cầu của dukhách (Dwyer&Mellor, 2003).Quanđiểmchungnhấtnhucầucủadukháchlàmongmuốnđƣợcđến vùngđấtmới,mộtnơikhácsovớinơiởthườngxuyêncủamìnhđểđượctậnhưởng,trải nghiệm những cảm giác mới lạ ở những địa điểm đó nhƣ tham quan, nghỉngơi, thƣ giãn, mua sắm, giải trí thông qua các trò chơi, cải thiện sức khỏe, sửdụng các dịch vụ Sau những chuyến đi du lịch nhƣ vậy, giúp họ thỏa mãnnhu cầu đi tham quan, nghỉ dƣỡng; giải tỏa đƣợc áp lực cuộc sống, phục hồisức khỏe, để phục vụ cho công việc mới (Dwyer & Kim, 2003; Buhalis, 2004;ArmenskiTanja&cộngsự,2011; Goffi,2017).

Phát triển sản phẩm: Là dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân vănđểhìnhthànhnênsảnphẩmdulịch.Pháttriểnsảnphẩmdulịchcầnngh iên cứu sản phẩm có ƣu thế cạnh tranh cao, có tính đặc thù rõ nét, ƣu tiên pháttriển các sản phẩm dulịch liên quan đến các loại hình du lịch cót h ế m ạ n h nhƣ: phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với cảnh quan thiên nhiên,tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc địa phương, lễ hội truyền thống; du lịch biểngắn liền với văn hóa biển và ẩm thực biển; phát triển du lịch văn hóa gắn vớicác giai thoại, di tích lịch sử, gắn với các công trình kiến trúc; liên kết với cácđịa phương tạo nên sản phẩm du lịch vùng; nghiên cứu các loại hình du lịchmới;đ a d ạ n g h ó a s ả n p h ẩ m và l o ạ i h ì n h d u l ị c h đ ể p h ù h ợ p v ớ i t ừ n g p h â n khúcthịtrườngkhácnhau(Ritchie&Crouch,2003;Baidal,Sanchez&Rebello,201 3;ArmenskiTanja&cộngsự 2011).

Hấp dẫn về tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là cảnh quan thiênnhiên, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thắng cảnh tựnhiên, các khu vườn chim, tài nguyên biển, sự trong sạch của môi trường sinhthái; mức độ phong phú, sự nổi tiếng, tính độc đáo, mới lạ của tài nguyên thiênnhiên; nơi hội tụ các di sản, kỳ quan thiên nhiên, các vườn quốc gia, bãi biểnđẹp được đánh giá là ưu thế vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh khác trên thịtrường… Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là một nhân tố quan trọngtrong cuộc sống của con người Chính các điều kiện tự nhiên trở thành mộtnhân tố rất hấp dẫn để hình thành lợi thế cạnh tranh của các điểm đến kinhdoanhdulịch(Crouch&Ritchie,1999;Mihalic,2000;Orams,2002; Dwyer&Kim,2003).

Hấp dẫn về lịch sử văn hóa: Là những công trình xây dựng, đồ vật, tàiliệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật, giá trị văn hóa hoặc cóliên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội Hấpdẫn về lịch sử văn hóa đƣợc thể hiện qua 3 đặc điểm: di tích lịch sử và khảocổ; đặc tính nghệ thuật và kiến trúc; các nhân tố văn hóa là tài nguyên du lịchhấp dẫn, tạo nền tảng cho du lịch phát triển Các nhân tố về lịch sử, văn hóanhân văn lâu đời; sự cảm thụ ấn tƣợng, sâu sắc, các giá trị văn hóa vật thể, phivật thể của điểm đến du lịch; các di sản độc đáo, đẳng cấp có sức thu hút rấtlớn đối với du khách (Crouch & Ritchie, 1999; Murphy & cộng sự 2000;Dwyer&Kim,2003).

Các sự kiện điểm đến: Đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự pháttriển du lịch của một đất nước, một vùng, khu vực, một địa phương Các sựkiện điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức thu hút đối với khách du lịch ở trongnước cũng như khách quốc tế. Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và có sức thuhút khách du lịch càng cao thì lƣợng khách du lịch trong nước và quốc tế đếncàng nhiều Số lượng hàng hoá phục vụ du khách càng nhiều, đa dạng về cơcấuvàchủngloại,thìdoanhthucànglớnvàhiệuquảkinhtế- xãhộicàngcao.

Song song đó, các sự kiện điểm đến cũng đƣợc xác định là tài nguyên nhânvăn có giá trị du lịch rất lớn, một loại hình du lịch đặc sắc, có các hoạt độnggiải trí, sinh hoạt ngày, đêm; các sự kiện đặc biệt, các loại hình du lịch truyềnthống mang sắc thái riêng… đƣợc hoạt động theo mùa, thời vụ nhằm tăng lênđáng kể khi lƣợng du khách tìm kiếm trải nghiệm nhiều hơn so với loại hìnhdu lịch không có các hoạt động trước đó (Dwyer & Kim 2010;A r m e n s k i Tanja&cộngsự,2011).

Nhântốthuhútkháchdulịch:Làmộtsốthuộctínhkếthợpvớinhau, x ác định khả năng thu hút của các yếu tố đó mang lại những lợi ích cá nhân,làm hài lòng nhu cầu chuyến đi tham quan của du khách Từng thuộc tính dulịch, là khía cạnh đo lường quan trọng nhất, ảnh hưởng đến khả năng đánh giácủa du khách và quyết định hành vi lựa chọn đi du lịch của họ Vì vậy, mộtđiểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thu hút khách du lịch càng nhiều,thì điểm đến đó càng có cơ hội để đƣợc du khách lựa chọn nhƣ một điểm đếndu lịch tiềm năng Có thể coi nhân tố thu hút khách du lịch là điều kiện quantrọngđ ể n â n g c a o N L C T đ i ể m đ ế n C á c n h â n t ố t h u h ú t k h á c h d u l ị c h b a o gồm quản lý kinh doanh du lịch phản ứng nhanh với sự thay đổi của thịtrường,tổchứckinhdoanhvới giá cảphùhợp,nguồnnhânlựcphụcvụd ulịch có tính chuyên môn cao, tổ chức quản lý điểm đến tốt (Ritchie & Crouch,2003;Dwyer& Kim,2003; Goffi,2017).

Hoạt động kinh doanh du lịch: Là quá trình trao đổi mua bán các sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, giữa du khách và các nhà kinh doanh du lịch. Đây làloại hình kinh doanh đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh vừamang tính chất phục vụ văn hóa xã hội Hoạt động kinh doanh du lịch rất đadạng và phong phú, thường mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiệntự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, miền Hiện nayhoạt động kinh doanh du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triểnmạnh mẻ cả về số lượng và chất lượng, có nhiều ưu thế trong tương lai. Cáchoạtđộngphổbiếntrongdulịch,đƣợcyêucầuhỗtrợ,tạoracáclợiíchkinhtế cho cộng đồng như: kinh doanh hướng dẫn khách du lịch, kinh doanh cơ sởlưu trú, kinh doanh nhà hàng ăn uống, bãi tắm, quầy lưu niệm, quầy bán hàng,các cơ sở kinh doanh mua bán, các điểm tham quan góp phần xây dựng hìnhảnh ngày càng chuyên nghiệp, văn minh và thân thiện với du khách (Crouch

&Ritchie,1999,Cooper&cộngsự,1998;Hassan,2000,Dwyer&Kim,2010).

Kết cấu hạ tầng du lịch: Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quátrình tạo ra các sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềmnăng du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy sự pháttriểncủangànhdulịchbaogiờcũnggắnliềnvớiviệcxâydựngvàhoànthiện kết cấu hạ tầng.Đây là một trong nhữngy ế u t ố c ấ u t h à n h c ủ a n g à n h d u l ị c h , hỗ trợ các thành phần có liên quan đến lĩnh vực phục vụ khách du lịch, cungcấpcáccơsởdulịch,tạoracácđiềukiệncầnthiết,cólợichoviệctổch ứcdịch vụ cho du khách, tập hợp các phương tiện tổ chức phục vụ, giải trí, kinhdoanhdulịch.Nhântốquantrọngchosựpháttriểnthànhcôngcủadulị ch,bao gồm hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chăm sócy tế, hệ thống cung cấp điện, nước, dịch vụ tài chính, ngân hàng phải được đầutư cơ sở vật chất đúng mức, cần thiết và có những quy hoạch xây dựng cụ thể,hợp lý nhằm phát huy các nguồn lực vật chất sẵn có, để có đủ khả năng đónnhận khách du lịch (Crouch

& Ritchie, 1999; Gunn và cộng sự, 2002; Ritchie&Crouch,2003;Dwyer&Kim,2003).

Marketing điểm đến: Là toàn bộquá trình hoạt động nhằm thu hút kháchdu lịch đến với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm đến đó, đểthoả mãnnhu cầu của khách du lịch thông qua việc sử dụng những lợi thế cạnh tranhnhằm tạo dựng một vị thế phù hợp nhất của điểm đến trên thị trường Mục tiêucủa marketing điểm đến là làm sao để biết và hiểu rõkhách hàng thật tốt saucho sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất với người đó, đồng thời xây dựng hìnhảnh, thương hiệu, tầm nhìn của điểm đến để truyền tải các giá trị đến kháchhàng và quản lý khách hàng một cách tốt nhất để mang lại lợi ích cho tổ chức,đơnvị.Marketingđiểmđếnđượcthựchiệnbởinhữngngườiquantâmđếnđịađiểm, vị trí địa lý, thị trường và muốn ứng dụng kỹ thuậtm a r k e t i n g v à o t h ự c tế để nhận biết và hướng tới giải quyết các vấn đề về nâng cao tính cạnh trạnhtrong kinh doanh dịch vụ du lịch, nhằm thu hút du khách tới các địa điểm dulịch Marketing điểm đến bao gồm xúc tiến mạnh hình ảnh du lịch, thực hiệntốt công tác truyền thông, cung cấp thông tin giới thiệu cho khách du lịch, giớithiệu tiềm năng du lịch của địa phương cho du khách (Ashworth & Voogd,1990;Ritchie

Nguồnnhânlựcphụcvụdulịch:Làlựclƣợnglaođộngthamgiavào quátrình phát triển du lịch, bao gồm đội ngũ nhân viên đang làm việc trực tiếp vàgián tiếp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị và đƣợc xemlà nhân tố đóng vai trò then chốt trong ngành du lịch, cần đội ngũ nguồn nhânlực chất lƣợng cao Vì vậy bất kỳ một điểm đến du lịch nào muốn nâng caoNLCTcần phải thường xuyên đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, để từđó có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng,nâng cao trình độ cho nhân viên Đây làđiều cốt yếu nhằm tạo ra sự khác biệt,lợi thế cạnh tranh cho điểm đến du lịch(Crouch&Ritchie,1999;Dwyer&Kim,2003;Craigwell,2007).

Quản lý điểm đến: Là sự liên kết của nhiều tổ chức cùng hướng đến mộtmụctiêuchung,đểlãnhđạovàđiềuphốicáchoạtđộngtheomộtchiếnlƣợ c nhất định Cụ thể là hoạt động hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, để đảmbảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục nhằm thực hiện tốt tất cả những vấn đề tạiđiểm đến, để đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, doanh nghiệp,khách du lịch và đồng thời giải quyết các mối quan hệ giữa chúng Theo dõithường xuyên mức độ hài lòng của du khách, hiểu đƣợc nhu cầu của du kháchvà phát triển sản phẩm tại điểm đến; tăng cường sức hấp dẫn của các nguồn tàinguyên cốt lõi và nhân tố thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng và hiệuquả của điểm đến, nhằm đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn,trật tự, vệ sinh môi trường, tránh thiếu sót trong quản lý mà không giải quyếtđƣợc Những hoạt động này đƣợc thực hiện theo cơ chế quản lý trực tiếp, đểtạo nên tính bền vững của điểm đến (Crouch & Ritchie,1999; Mihalic, 2000;Dwyer&Kim,2003;ArmenskiTanja&cộngsự,2011;Goffi,2016).

Nâng cao NLCT điểm đến: Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ýnghĩa quan trọng đối với các điểm đến Để cạnh tranh trên thị trường du lịch,thì cần xác định được thị trường mục tiêu, có các chính sách hỗ trợ, các nguồnlực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ, các điểm đến có cùng lợi thếcạnh tranh, biết đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có nhữngchiến lƣợc phát triển phù hợp nhằm phát huy và nâng cao NLCT điểm đến(Poon,1993;Kozak,2001;Crouch& Ritchie,2003;Craigwell, 2007).

Thangđovàcácbiếntrongmôhìnhnghiêncứu

Để đánh giá mức độ quan trọng, đáp ứng, thỏa mãn, nghiên cứu đã đề ranhữngquanđiểm,tiêuchídựatrênthangđoLikert5mứcđộtheoquyước:1

= Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung dung; 4 = Đồng ý; 5 Rấtđồng ý Các nhân tố đƣợc đề xuất đƣa vào mô hình nghiên cứu đƣợc thể hiệntrongbảngsau:

Pháttriểnsảnphẩm Ritchie & Crouch (2003), Baidal, Sanchez

&Rebello (2013), Armenski Tanja & cộng sự(2011).

Xâydựngthươnghiệu Crouch&Ritchie(1999),Ritchie &Crouc h(2003),Armenski Tanja&cộngsự(2011)

Marketingđiểmđến Ritchie&Crouch(2003),ArmenskiTanja&cộ ngsự (2011)

Hấpdẫnvềtựnhiên Crouch&Ritchie(1999),Dwyer&Kim(2003),

Hấpdẫnvềlịch sử văn hóa Crouch&Ritchie(1999),Murphy&cộngsự(200

Cácsựkiệnđiểm đến Dwyer&Kim(2010),ArmenskiTanja&cộngsự

(2011) Nhântốthuhútkháchdulịch Ritchie&Crouch(2003),Dwyer&Kim(2003),

( 2 0 0 0 ) , Cooper(1998) Kếtcấu hạtầng Crouch&Ritchie(1999),Dwyer&Kim(2003) Nguồnnhânlựcphụcvụdulịch Crouch&Ritchie(1999),Craigwell(2007)

Nănglựccạnh tranh điểm đến (Poon,1993;K o z a k , 2 0 0 1 ; C r o u c h &

Cácbiếnđƣợcđềxuấtđƣavàomôhìnhnghiêncứuthểhiệnởbảngsau:Bảng3.2Thangđocác nhântốcạnhtranhđiểm đếndulịchởBạcLiêu.

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn thươnghiệudulịchBạcLiêu sự(2011),kếthừa,điều

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn

NCKDL1 Dwyer&Kim(2003),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

NCKDL2 Dwyer&Kim(2003),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

BạcLiêulàlựachọnđầutiênđ ểtôi đi du lịch.

NCKDL3 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

NCKDL4 Goffi(2016),kếthừa,điề uchỉnh củatácgiả

NCKDL5 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

Nâng cao chất lƣợng dịch vụđể có sản phẩm du lịch tuyệthảo.

PTSP1 Baidal,Sanchez&Rebell o (2013), kế thừa,điềuchỉnh củatácgiả

Cóc h í n h s á c h t h ú c đ ẩ y p h á t triểnsản phẩm du lịch.

PTSP2 ArmenskiTanja&cộng sự(2011),kếthừa,điều chỉnhcủatácgiả

PTSP3 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

PTSP4 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

XDTH1 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa,điềuchỉnhcủatácgiả chỉnhcủatácgiả BạcLiêu đƣợcbiếtđếnlàđiểm hẹn du lịch văn hóa.

XDTH3 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

XDTH4 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

Thương hiệu du lịch Bạc Liêuđƣợc biết đến thông qua cácphươngt i ệ n t h ô n g t i n đ ạ i chúng.

XDTH5 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

MTDD1 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

MTDD2 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

Cácđơnvịxúctiếnmạnhmẻhì nh ảnh du lịch.

MTDD3 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả

Chính quyền địa phương chútrọng hình ảnh tổng thể về dulịch.

MTDD4 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

Chính quyền địa phương giớithiệutiềmnăngdulịchcủatỉn h.

MTDD5 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả.

Khí hậu tại các điểm đến dulịchBạcLiêuphùhợpv ớ i ho ạtđộngdu lịch.

HDTN1 Ritchie&Crouch(2000), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi

Sự hấp ả. dẫnvề tự nhiêncủađiể mđến du lịchBạcLiêu

Có nhiều loại hình du lịch câyăn trái hấp dẫn thu hút kháchdulịch(VườnNhãn).

HDTN2 Ritchie&Crouch(2000), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả.

Cónhiềuloạihìnhdul ị c h sinh thái động vật đặc trƣnghấpdẫnthuhútkháchdu lịch

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn

Loạihìnhdulịchsinhtháibiển và ẩm thực thu hút kháchdu lịch (Khu vực bãi biển NhàMátBạcLiêu).

HDTN4 Dwyer&Kim(2003),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

Bạc Liêu có điểm đến du lịchtâm linh (Phật Bà Nam Hải,Nhàt h ờ T ắ c S ậ y ) đ ƣ ợ c x e m là nơi hấp dẫn du khách thamquan.

HDLS1 Murphy&cộngsự(2000), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả.

Bạc Liêu có điểm tham quanvănhóanghệthuậttruyềnth ống(Khulưuniệmnghệthuật đờn ca tài tử và nhạc sĩCao VănLầu) đƣợc xem lànơihấpdẫndukháchthamquan.

HDLS2 Murphy&cộngsự(2000), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả.

(HDLS) Bạc Liêu có điểm tham quanđáng ghi nhớ (Nhà cổ Công tửBạcLiêu)đƣợcxemlànơihấpd ẫn du khách tham quan.

HDLS3 Murphy&cộngsự(2000), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả.

BạcLiêucócácnguồntàinguyên du lịch lịch sử có giátrịcao.

HDLS4 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả.

BạcL i ê u cót ổ c h ứ c c á c s ự kiệnvăn hóahấp dẫn.

SKDD1 Dwyer&Kim(2010);kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

Các sự kiệncủađiể mđến du lịchBạcLiêu

BạcLiêucótổchứccáclễ hộithuhút khách du lịch.

SKDD2 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả.

BạcLiêu có tổ chức các sựkiện thể thao thu hút khách dulịch.

SKDD3 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả.

SKDD4 ArmenskiTanja&cộngs ự(2011),kếthừa,điều

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn kháchdulịch chỉnhcủatác giả

Ngườid â n đ ị a p h ư ơ n g t h THKDL1 Dwyer&Kim(2003),kế â n thiện,hiếu khách thừa, điều chỉnh củatácgiả

Nhân viên tại các điểm đến dulịch có thái độ phụcvụ tốt.

THKDL2 Dwyer&Kim(2003),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

THKDL3 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

THKDL4 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả

THKDL5 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

Giácảcácmặthàngmuasắmtại cácđiểm đến hợp lý.

THKDL6 Ritchie&Crouch(2003), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

HDKDDL1 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnhcủatác giả

HDKDDL3 Cooper(1998),kếthừa, điềuchỉnh củatácgiả

Phươngtiệnvận tảiđa dạ ng , giúpdukháchđilạidễ dàng.

KCHT1 Dwyer&Kim(2010),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

KCHT2 Dwyer&Kim(2010),kế thừa, điều chỉnh củatácgiả

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn

KCHT3 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả

KCHT4 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnh củatácgiả

NNL1 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

NNL2 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

Nguồnlaođộngcungứng chongànhdu lịch dồi dào.

NNL3 Crouch&Ritchie(1999), kếthừa,điềuchỉnhcủatácgi ả

NNL4 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

Thuyết minh viên tại các điểmđếntrìnhbàylưuloát.

NNL5 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

NNL6 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

Ban quản lý có trách nhiệm,giảiquyếtcôngviệcnhan hchóng.

QLDD1 Armenski Tanja & cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

Quảnlýchặtchẽgópphầnnâng cao chất lƣợng dịch vụtạiđiểm đến.

QLDD2 Armenski Tanja và cộngsự (2011), kế thừa, điềuchỉnhcủatácgiả

(QLDD) Đảmbảov ệ sinh mô it rƣ ờn g trongkhu du lịch.

QLDD3 Mihalic(2000),kếthừa,đ iềuchỉnh củatácgiả

Công tác bảo tồn tài nguyêndu lịch tại điểm đến đƣợc chútrọng.

QLDD4 Mihalic(2000),kếthừa,đ iềuchỉnh củatácgiả

Năng lực Sửdụnghợplýcácnguồntài NLCT1 Kozak( 2 0 0 1 ) , k ế t h ừ a ,

Nhân tố Biếnquansát Kýhiệu Nguồn cạnhtranhđ iểmđ ế n dulị ch

(NLCT) nguyêndulịch điềuchỉnhcủatácgiả Ứngdụngcôngnghệt h ô n g ti n hiện đại trong phát triển dulịch.

NLCT2 Craigwell(2007),kếthừa, điều chỉnh của tácgiả

Có chính sách hỗ trợ cho nhàđầu tƣ phát triển du lịch địaphương.

NLCT3 Poon( 1 9 9 3 ) , k ế t h ừ a , đi ềuchỉnh củatácgiả

NLCT4 Kozak( 2 0 0 1 ) , k ế t h ừ a , điềuchỉnh củatácgiả Đàot ạ o n g u ồ n n h â n l ự c c h ấ t lƣợngcaophụcvụdulịch.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng thang đo của (Poon,1993; Hassan, 2000; Mihalic 2000; Murphy & cộng sự 2000; Kozak, 2001;Orams, 2002; Crouch & Ritchie, 2003; Craigwell, 2007; UNWTO & UNEP,2008; Dwyer & Kim, 2003; Armenski Tanja & cộng sự 2011; Baidal

& cộngsự, 2013; Steven Pikea & Stephen J.Page, 2014), tác giả dựa vào các thang đogốc có kế thừa, điều chỉnh của nhóm chuyên gia cho phù hợp với thị trườngViệt Nam Từ đó, chúng ta xây dựng được thang đo mới phục vụ cho nghiêncứu“Nângcaonănglực cạnhtranhđiểmđến du lịchở Bạc Liêu”

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Phươngphápthuthậpsốliệu

Luận án lƣợc khảo những nghiên cứu, báo cáo, tài liệu có liên quan đếnđịnh nghĩa nâng cao NLCT và khung phân tích nâng cao NLCT Những lượckhảonàyđượcứngdụngvềnộidung,phươngphápđểgiảiquyếtcácmụctiêucủa luận án nhằm xác định những giải pháp nâng NLCT cho các điểm đến dulịchởBạcLiêu.

Ngoài ra, luận án tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quanđếnthựctrạngcácđiểmđến,cụthểdữliệuthứcấpđƣợcthuthậptừcácnguồnsau:

- Các báo cáo, thống kê hàng năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịchtỉnh Bạc Liêu; số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu; các báo cáovà số liệu thống kê của UBND tỉnh Bạc Liêu; các Nghị quyết, Quyết định củaTỉnhủy,UBNDtỉnhBạcLiêu.

- Bài báo, tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu có liên quan của cácViện,Trường trongvàngoàinước.

- Những website có liên quan đến lĩnh vực nâng cao NLCT các điểm đếndulịch.

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn sâu cácchuyên gia và điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch nội địa Phương phápnghiêncứuđịnhtính vàđịnhlượngđượcthựchiệnnhƣsau:

- Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được thựchiện bằng việc thảo luận nhóm Mục đích của thảo luận nhóm nhằm khám phácác biến quan sát đo lường, điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo cácnhântốnày.Phươngthứcthảoluậntheocácnộidungcủadànbàithảoluậndochúng tôi soạn thảo, dựa trên tổng quan các tài liệu nghiên cứu; các tiêu chuẩn,tiêu chí của ngành du lịch Kết quả các cuộc thảo luận này là cơ sở để pháttriển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn sâuđƣợc thực hiện nhằm đánh giá các phát biểu trong thang đo để sử dụng trongnghiêncứuđịnhtính.

Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ chính xácvề nội dung của bảng câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa của biến khái niệmtrong mô hình nghiên cứu đề xuất Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gialà để điều tra, đánh giá của các chuyên gia về các điểm đến du lịch Bạc Liêu.Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá củacác chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định nhân tố nào ảnh hưởngđếnNLCTđểtìmragiảipháptốiưu.Phươngphápchuyêngiarấtphùhợpchonghiên cứu này, không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quátrình đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp nghiên cứu, lựa chọn phươngpháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ khoa học Để sử dụng phương phápchuyên gia có hiệu quả, luận án này quan tâm đến việc lựa chọn đúng chuyêngiacónănglực,kinhnghiệmvềlĩnhvựcnghiêncứu,trungthực,khách quan trong nhận định, đánh giá về hình thức, kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từngữ, cú pháp đƣợc sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất,rõ ràng và không gây nhằm lẫn cho đáp viên khi đƣợc phỏng vấn Việc phỏngvấn sâu do chúng tôi trực tiếp thực hiện theo dàn bài phỏng vấn do chúng tôisoạnthảo.Sauđâylàbảngthống kêchuyêngia

Nguồn: Đềxuấtcủatác giả(Xem phụ lục1.4) Đốitượngphỏngvấnsâulàmộtnhóm13chuyêngia–nhữngngườilàmviệc có liên quan đến ngành du lịch, là lãnh đạo các sở, cơ quan, ban ngànhtrên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Một nhóm 06 chuyên gia làcán bộ lãnh đạo, quản lý Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tếKỹ thuật Bạc Liêu là những Trường đào tạo chuyên ngành nhà hàng, kháchsạn, văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch Một nhóm

11 chuyêngia là quản lý doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn đáp viên có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Qua trao đổi nhằm phám phác á c b i ế n quan sát đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đếnvà kết quả phân tích đƣợc tổng hợp, trên cơ sở đó, hiệu chỉnh, bổ sung và pháttriểnthangđocác nhântố này.

Nội dung phỏng vấn sâu gồm bốn nội dung chính: (1)Xác định các nhântố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (2) Lựa chọn các tiêu chuẩn,tiêu chí đánh giá và đo lường NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (3) Xây dựngkhung nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; (4) Nghiên cứu điều traquabảngcâuhỏiđốitƣợngnàođểnghiêncứu địnhlƣợng.

Cách thức tổ chức thực hiện: Phỏng vấn sâu được thực hiện gặp trực tiếpđối tƣợng để phỏng vấn Tất cả các chuyên gia đều rất quan tâm, sẵn sàng ủnghộ, cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung của phỏng vấn.Nhữngnộidungphỏngvấnđượcghichépđầyđủvàlưutrữcẩnthận.

Tác giả tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học vàthực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh, giới hạnphạm vinghiêncứuvàkiểmđịnh,điềuchỉnh,bổsungcácbiếnquansátđểđo lường các nhân tố được chọn khảo sát, thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng3/2018.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tậptrung để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát giúp thang đo phù hợp hơn vớithực tiễn của các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Nhóm thảo luậnlà những chuyên gia có độ tuổi từ 25 đến 55, tác giả lần lƣợt thực hiện 2 cuộcthảoluậnvớin ộ i d u n g cụthểnhƣ sau:

Trong cuộc thảo luận nhóm lần một, tác giả đã đƣa ra các câu hỏi mở đểlàm rõ những vấn đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch BạcLiêu Xác định mô hình nghiên cứu, thuận lợi, khó khăn của điểm đến du lịchBạc Liêu để từ đó đề xuất các giải pháp Theo Anh/Chị những nhân tố nào ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu? Theo Anh/Chị, dulịch Bạc Liêu có những thuận lợi, khó khăn gì? Làm thế nào để nâng cao nănglực cạnh tranh tại điểm đến? Anh/Chị có ý kiến gì về gợi ý các nhân tố ảnhhưởngđếnNLCTbêndướitheolýthuyếtvàmộtsốnghiêncứutrướcđãđượctác giả tổng hợp lại, bao gồm: 1) Nhu cầu khách du lịch, 2) Phát triển sảnphẩm, 3) Xây dựng thương hiệu, 4) Marketing điểm đến, 5) Sự hấp dẫn về tựnhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 6) Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa củađiểm đến du lịch Bạc Liêu, 7) Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 8)Các nhân tố thu hút khách du lịch,

9) Hoạt động kinh doanh du lịch, 10) Kếtcấu hạ tầng tại điểm đến, 11) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, 12) Quản lýđiểm đến, 13) Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Ngoài các nhântố trên, theo Anh/Chị nhận thấy cần phải bổ sung thêm hay giảm bớt nhân tốnào để tốt hơn cho các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đếndulịchBạcLiêu.

Kết quả thảo luận là 1 chuyên gia không đồng ý “Sự hấp dẫn về lịch sửvăn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu”, 1 chuyên gia không đồng ý

“Nguồnnhân lực phục vụ du lịch”, còn lại 28 chuyên gia đồng ý về 13 khái niệmNLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, đã đƣợc tác giả chắt lọc cẩn thận từ lấy ýkiến chuyên gia, quá trình nghiên cứu tài liệu (1 Nhu cầu khách du lịch,2.Phát triển sản phẩm, 3 Xây dựng thương hiệu, 4 Marketing điểm đến, 5.Sựhấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 6 Sự hấp dẫn về lịch sửvăn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu, 7 Các sự kiện của điểm đến du lịchBạc Liêu, 8 Các nhân tố thu hút khách du lịch, 9 Hoạt động kinh doanh dulịch, 10 Kết cấu hạ tầng tại điểm đến, 11 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch,12.Quảnlýđiểm đến, 13.Nângcao nănglực cạnhtranh điểmđếndulịch).

Với cuộc thảo luận nhóm lần hai, tác giả lần lƣợt giới thiệu các phát biểuliên quan đến 13 khái niệm nghiên cứu đã đƣợc xác định trong cuộc thảo luậnnhóm lần một Kết quả thảo luận sau đó đƣợc tác giả nhập vào máy tính vàphânnhóm.Nộidungthuđƣợcnhƣsau:

Về thang đo Nhu cầu khách du lịch: Hầu hết nhóm đều cho rằng cácphát biểu trong thang đo gốc của Ritchie & Crouch (2003), Dwyer & Kim(2003) Armenski Tanja & cộng sự (2011), Steven Pikea & Stephen J.Page(2014) là tương đối phù hợp với bối cảnh nhiều điểm đến du lịch Bạc Liêu.Khi đƣợc hỏi là Anh/Chị nghĩ đến điều gì khi nghe nhắc đến “Tôi thích thamquand a n h l a m t h ắ n g c ả n h t ạ i B ạ c L i ê u ” t h ì đ ế n 2 9 / 3 0 t h à n h v i ê n đ ề u n g h ĩ rằng đây làđiểm tham quancótiếngở ĐBSCL Trong khi đó,2 7 / 3 0 t h à n h viên thì nghĩ đến “Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu”, nơi có nền vănhóa đặc sắc, du khách thích khám phá nơi giao thoa của 3 dân tộc Kinh, Hoa,Khmer; Chính Bạc Liêu, nơi đây mang lại nhiều văn hóa khác nhau trong cuộcsống sinh hoạt hàng ngày của người dân Ngoài ra, 25/30 thành viên cho biết“Bạc Liêu là sự lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch” họ nghĩ đến một trongnhững địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn 26/30 thành viên thì nghĩđến “Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậy” Bạc Liêu tổ chức tốt việcphân luồng giao thông, sắp xếp an ninh trật tự tại các điểm đến du lịch. Bêncạnh đó, 27/30 chuyên gia cho biết “Tôi hài lòng các điểm đến du lịch BạcLiêu” có nhiều điểm tham quan chăm sóc khách du lịch tốt nhƣ điểm thamquan đón tiếp du khách nồng hậu, thân thiện; nhân viên phục vụ có thái độ vuivẻ,sẵnsànggiúpđỡdukhách;điểmđếnsạchsẽthânthiệnvớimôitrường.

Phươngphápphântíchsốliệu

Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứugồmcó:

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp rút gọn một tập K biến quan sátthành mộttậpF(F 0.97) cho thấy có nhiều biến trong thang đokhông có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nàođó của khái niệm nghiên cứu Hiện tƣợng này gọi là trùng lắp trong đo lường(NguyễnĐìnhThọ,2013).(Xemthêmphụlục1.12)

3.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, được sử dụng để đánh giá hailoại giá trị này và thông qua đánh giá ba thuộc tính quan trọng trong kết quảEFA gồm: (1) số lƣợng nhân tố trích đƣợc, (2) trọng số nhân tố và (3) tổngphương sai trích Với bài nghiên cứu này, phương pháp mô hình nhân tốchung (Common Factor Model – CFM) đƣợc sử dụng với phép trích PrincipalAxis Factoring và phép xoay Promax, bởi vì phương pháp này phản ánh cấutrúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác (Gerbing và Anderson 1988trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ 2013) (1) Xem xét số lƣợng nhân tố trích chophù hợp với giả thuyết ban đầu về số lƣợng khái niệm nghiên cứu Nếu đạtđƣợc điều này, có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu (đơn hướng) đạtgiá trị phân biệt (2) Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là mộtbiến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nókhông đo lường phải thấp Đạt đƣợc điều kiện này, thang đo đạt giá trị hội tụ.Theo(Hairvàcộngsự,2009)thì:

• Trọngsốnhântố≥0.5:Biếnquan sátcóý nghĩathốngkê tốt.

3.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố cấu thành đƣợc pháthiệndựatrên sốliệunghiêncứu Trong phântí ch nhântốkhẳngđịnhC FA,mô hình các nhân tố cấu thành được khẳng định đã có sẵn từ nghiên cứu trướcđó hoặc mô hình lý thuyết đã được xác định từ trước Theo Hair và cộng sự(2010),CFAđượcsửdụngđểđánhgiámứcđộđạidiệncủabiếnđolườngchocác khái niệm nghiên cứu và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết vớidữ liệu thị trường Các chỉ số thường được sử dụng trong CFA: Chi-bìnhphương (Chi-square), df (bậc tự do) Sự phù hợp của mô hình được xác địnhbởi sự tương ứng giữa ma trận hiệp phương sai quan sát được và một ma trậnhiệp phương sai ước lượng lấy kết quả từ mô hình đƣợc đề xuất Với mức ýnghĩa thống kê của Chi-square là p 0.05, mô hình đề xuất phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự,2010).(Xemthêmphụlục1.14)

3.2.2.4 MôhìnhcấutrúctuyếntínhSEM(StructuralEquationModelling) Đểk i ể m đ ị n h m ô h ì n h l ý t h u y ế t , p h ƣ ơ n g p h á p p h â n t í c h m ô h ì n h c ấ u trúc tuyến tính SEM đƣợc sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 20.0.Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) chophép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng mộtlúc Với việc phối hợp tất cả các kỹ thuật nhƣ hồi quy đa biến, phân tích nhântốvàphântíchmốiquanhệtươnghỗ,SEMchophépkiểmtracácmốiquan hệ phức hợp trong mô hình lý thuyết thông qua ƣớc lƣợng đồng thời các phầntử trong tổng thể mô hình, ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa các kháiniệm tiềm ẩn, các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởngtrực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư (Xemthêmphụlục1.15)

Phân tích cấu trúc đa nhóm đƣợc sử dụng để so sánh mô hình nghiên cứutheo cácnhóm củacác biến định tính (chẳng hạn: nhóm nam vàn h ó m n ữ trong biến giới tính; các nhóm tuổi trong biến tuổi;…) (Bùi Thị Thanh vàNguyễnXuânHiệp,2012).TheoNguyễnĐìnhThọvàNguyễnThịM a i Trang,phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm gồm phương pháp khả biếnvà bất biến từng phần (cục bộ).Trong phương pháp khả biến, các tham số ướclượngtrongtừngmôhìnhcủacácnhómkhôngbịràngbuộc.Trongphươn g pháp bất biến từng phần, các thành phần đo lường không bị ràng buộc, nhƣngmối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu bị ràng buộc có giátrịnhƣnhauchotấtcảcácnhóm.Theo(BùiThịThanhvàNguyễnXuânHiệp,2012) (Xemthêmphụlục1.16)

Luậná n đ ã t r ì n h b à y c ơ s ở l ý l u ậ n , c ơ s ở l ý t h u y ế t n g h i ê n c ứ u v ề NLCTđiểm đến du lịch; quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu đượcsử dụng trong luận án Trong phương pháp phân tích số liệu bao gồm phầnkiểm định Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tíchnhân tố khẳng định (CFA),mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM),x â y d ự n g thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.Nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ gồm 12 nhân tố ảnh hưởngđến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu,1 nhân tố phụ thuộc,với 61 biến quansát Chương này cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và trình bàyphương pháp xác định cho mô hình nghiên cứu hỗn hợp bao gồm một sự kếthợpcủaphươngphápđịnhtínhvà địnhlượng.

4.1 THỰCTRẠNGNLCTĐIỂMĐẾNDULỊCHBẠCLIÊUTRÊNCƠSỞ SOSÁNH VỚIĐỐITHỦ CẠNH TRANHDULỊCHANGIANG

Trong các đối thủ cạnh tranh với điểm đến du lịch Bạc Liêu mà Anh/Chịchuyên gia đã thống nhất lựa chọn là An Giang, là do du lịch An Giang gặt háiđƣợc nhiều thành công trong phát triển du lịch và liên tục đạt nhiều thành tíchnổi trội trong những năm gần đây An Giang đã khẳng định đƣợc NLCT cũngnhƣ vị thế trên thị trường du lịch Bên cạnh đó, An Giang có điều kiện địa lý,tự nhiên phát triển khá tương đồng với Bạc Liêu về các nguồn lực nhưtàinguyên du lịch, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, Theo đó, việc đánh giáNLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu so với điểm đến du lịch An Giang sẽ đượcphântíchbằngnguồndữ liệuthứ cấp.

Theo thống kê, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2018 của AnGiangvàBạc Liêu trongbảngsau:

Bảng4.1Kếtquảhoạt độngkinh doanhdulịchcủaAnGiangvàBạc Liêu

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchAn Giang, năm2018

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của Bạc Liêu thấp hơn nhiều so vớidulịchAnGiang.DoanhthudulịchAnGianglớngấp3lầnsovớidulịc hBạc Liêu Số tiền chi tiêu bình quân 1 ngày/khách của du lịch An Giang thấp,chỉ bằng 63% so với BạcLiêu, kéo theo tổng mức chi tiêu của du khách chotoànchuyếnđiởAnGiangthấp,nhƣngdoanhthuvẫnlớnhơnnhiềusov ới doanh thu từ hoạt động du lịch của Bạc Liêu Nguyên nhân là do lƣợng kháchđến An Giang cao hơn gấp 4,8 lần so với Bạc Liêu Thêm vào đó, điểm đến dulịch An Giang được đánh giá hấp dẫn và giữ chân du khách tốt hơn điểm đếnBạc Liêu; các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm khiến du khách “sẵn sàng chitiêu” hơn ở Bạc Liêu Mặc dù Bạc Liêu có bản “Dạ cổ Hoài lang” bài vọng cổnổi tiếng nhất đã mang lại nhiều thay đổi cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộnói riêng và cải lương Việt Nam nói chung, nhưng sự tăng trưởng cũng nhưkết quả của thu nhập từ du lịch của Bạc Liêu chưa tương xứng với tiềm năng,lợithếhiệncó.Cụthểnhƣsau:

Có thể thấy, tài nguyên du lịch của Bạc Liêu và An Giang có những điểmtương đồng nhất định; đó là thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa Bạc Liêucó điểm tham quan Phật Bà Nam Hải, Phật Bà Đông Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy.An Giang có điểm tham quan Vía Bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Nhà Thờ Châu Đốc,hàng năm đón hàng triệu lƣợt khách đến tham quan Du lịch Bạc Liêu có “lễhội Dạ cổ hoài lang”, “lễ hội Nghinh Ông Gành Hào”, “lễ hội Đồng NọcNạng” Du lịch An Giang có

“lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên”, “lễ hộivăn hóa dân tộc Chăm”, “lễ hội đua bò Bảy Núi” các hoạt động lễ hội nàymangn hi ều m à u s ắ c k h á c n ha u , đ ể l ạ i t r o n g l ò n g d u k h á c h n h i ề u ấ n t ƣợ ng đẹp.

Bạc Liêu là một điểm đến du lịch quan trọng của khu vực Bán đảo CàMau, là trung điểm của các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng nhƣ: Khu dự trữsinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khuRamsar thứ 2 tại đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam và đƣợcghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiênnhiên Thế giới (IUCN) Vùng biển bãi bồi Bạc Liêu còn là nơi thích hợp đểphát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiêncứu khoa học Nơi đây có dãy rừng phòng hộ ven biển, có nhiều hệ sinh tháiđặc trƣng điển hình nhƣ: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngậpnước, hệ sinh thái biển Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyênsinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao Sân chim BạcLiêu là một thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càngxa dần biển Đông, trên diện tích 385ha bao gồm 19ha rừng nguyên sinh, nơiđây cƣ trú khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài quý hiếm nhƣ diệcsumatra, giang sen, cốc đế nhỏ… đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam, tạo thànhmộtq uần th ể đ ộ n g , th ực v ậ t p ho ng ph út hể h i ệ n cao tí nh đa d ạ n g s i n h h ọc Bênc ạ n h đ ó , m ô n n g h ệ t h u ậ t đ ờ n c a t à i t ử N a m b ộ l à d ò n g n h ạ c d â n t ộ c củaViệtNamđãđƣợcUNESCOghidanhlàdisảnvănhóaphivậtthể vàlà mộtdanh hiệucó tầm ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trƣng củavùng Nam Bộ, cónhiều người hát đờn ca ở những tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Bình Dương, TiềnGiang và Tp HCM… Thêm vào đó, Bạc Liêu còn là điểm đến có nhiều điểmdulịchhấpdẫnnhưVườnnhãn,QuảngTrườngHùngVương,Nhàhátbanónlá, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu,Đồng Hồ Đá, đặc biệt là Nhà Công tử Bạc Liêu đƣợc trang trí nhiều hoa vănkhá đẹp mắt, sử dụng đá cẩm thạch để trang trí, toát lên nét sang trọng và hàohoa, tạo thành một tổng thểkiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố BạcLiêu Một kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trƣng của văn hóa Pháp, làđại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ởViệt Nam vẫn còn đang lưu giữ Bạc Liêu còn được du khách biết đến bởinhiều lễ hội dân gian nhƣ lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng, lễ hội Nghinh ÔngGành Hào,lễ hội Óoc Om Bók,l ễ h ộ i K ỳ

Y ê n , l ễ h ộ i C h o l C h n a m T h m a y , l ễ hội Đôn Ta và một số loại hình nghệ thuật truyền thống như Hát Dù

Kê,ĐiệuNóiT h ơ B ạ c L i ê u , Đ ờ n C a T à i T ử N g o à i r a , B ạ c L i ê u c ó c á c l à n g n g h ề truyềnt h ố n g n h ƣ n g h ề đ a n đ á t , n g h ề d ệ t c h i ế u , n g h ề l à m m u ố i , n g h ề l à m bánh.Đặc biệt, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ giỗ cha PhanXiCô Trương BửuDiệpđãtrởthànhnhữngsựkiệnđộcđáo,hấp dẫnđiểmđếndulịchBạcLiêu.

Bên cạnh những nét khá tương đồng với Bạc Liêu thì An Giang đƣợcđánh giá có lợi thế vƣợt trội hơn khi sở hữu vùng đất địa linh “Bảy núi – ThấtSơn” có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn thu hútnhiều khách tham quan.Đ ặ c b i ệ t t h ả m t h ự c v ậ t , h ệ s i n h t h á i R ừ n g T r à m T r à Sƣ có nhiều động thực vật vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, Khu di tích vănhóa,lịchsửvàdulịchNúiSam,lễhộiVíaBàChúaXứ,lễhộiđuabòBảy Núi, lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên (An Phú), lễ hội văn hóa dân tộcChăm, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Tat h u h ú t k h á c h d u l ị c h t r o n g và ngoài nước đến tham quan Thêm vào đó, một lễ hội nữa thu hút rất nhiềukhách du lịch đến An Giang là lễ hội lúa gạo Việt Nam (Festival lúa gạo ViệtNam). Ngoài ra, An giang còn có các làng nghề: làng dệt thổ cẩm dân tộcChăm Châu Phong (Tân Châu),làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, làng nghềsản xuất đường Thốt Nốt, các làng nghề càng ngày càng tự hào, khẳng địnhđược vị thế và sức hấp dẫn đặc biệt, riêng có về làng nghề của địa phương, vềđịa hình, cảnh quan thiên nhiên của An Giang trên thị trường du lịch trongnướcvàquốc tế.

Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đều được hai điểm đến du lịchBạcLiêuvàAnGiangcoilàthếmạnhtrongcạnhtranhvàthuhútkháchdulịch.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt, hấp dẫn nhất của điểm đến du lịch Bạc Liêu sovới An Giang cũng nhưcác điểm đến du lịch cạnh tranh khác, đó là có loạihìnhdulịchngủđêmnhàCôngtửBạcLiêu.Sảnphẩmdulịchnàyđặcbi ệtthu hútdukháchtrong và ngoài nước,manglại những trảin g h i ệ m l ý t h ú , riêngcó củaBạcLiêu. Đối với An Giang, bên cạnh sản phẩm du lịch núi Sam với các tour dulịch ấn tượng nhƣ “Đua bò Bảy núi”, “tham quan làng nghề dệt thổ cẩm dântộc Chăm Châu Phong”, “làng nghề sản xuất đường Thốt Nốt”; du lịch nghỉdưỡng,dulịchMICE,dulịchsựkiệnđãtrởthànhsảnphẩmdulịchhấpdẫn du khách, gắn với thương hiệu điểm đến dulịch An Giang Mỗis ự k i ệ n d u lịch là cơ hội để du khách trải nghiệm những điều thú vị về văn hóa và conngườiđịa phươngnày.

THỰCTRẠNGNLCTĐIỂMĐẾNDULỊCHBẠCLIÊUTRÊNCƠSỞSOS ÁNHVỚI ĐỐITHỦCẠNHTRANHDULỊCHANGIANG

Tàinguyêndulịch

Có thể thấy, tài nguyên du lịch của Bạc Liêu và An Giang có những điểmtương đồng nhất định; đó là thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa Bạc Liêucó điểm tham quan Phật Bà Nam Hải, Phật Bà Đông Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy.An Giang có điểm tham quan Vía Bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Nhà Thờ Châu Đốc,hàng năm đón hàng triệu lƣợt khách đến tham quan Du lịch Bạc Liêu có “lễhội Dạ cổ hoài lang”, “lễ hội Nghinh Ông Gành Hào”, “lễ hội Đồng NọcNạng” Du lịch An Giang có

“lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên”, “lễ hộivăn hóa dân tộc Chăm”, “lễ hội đua bò Bảy Núi” các hoạt động lễ hội nàymangn hi ều m à u s ắ c k h á c n ha u , đ ể l ạ i t r o n g l ò n g d u k h á c h n h i ề u ấ n t ƣợ ng đẹp.

Bạc Liêu là một điểm đến du lịch quan trọng của khu vực Bán đảo CàMau, là trung điểm của các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng nhƣ: Khu dự trữsinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khuRamsar thứ 2 tại đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam và đƣợcghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiênnhiên Thế giới (IUCN) Vùng biển bãi bồi Bạc Liêu còn là nơi thích hợp đểphát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiêncứu khoa học Nơi đây có dãy rừng phòng hộ ven biển, có nhiều hệ sinh tháiđặc trƣng điển hình nhƣ: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngậpnước, hệ sinh thái biển Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyênsinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao Sân chim BạcLiêu là một thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càngxa dần biển Đông, trên diện tích 385ha bao gồm 19ha rừng nguyên sinh, nơiđây cƣ trú khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài quý hiếm nhƣ diệcsumatra, giang sen, cốc đế nhỏ… đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam, tạo thànhmộtq uần th ể đ ộ n g , th ực v ậ t p ho ng ph út hể h i ệ n cao tí nh đa d ạ n g s i n h h ọc Bênc ạ n h đ ó , m ô n n g h ệ t h u ậ t đ ờ n c a t à i t ử N a m b ộ l à d ò n g n h ạ c d â n t ộ c củaViệtNamđãđƣợcUNESCOghidanhlàdisảnvănhóaphivậtthể vàlà mộtdanh hiệucó tầm ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trƣng củavùng Nam Bộ, cónhiều người hát đờn ca ở những tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Bình Dương, TiềnGiang và Tp HCM… Thêm vào đó, Bạc Liêu còn là điểm đến có nhiều điểmdulịchhấpdẫnnhưVườnnhãn,QuảngTrườngHùngVương,Nhàhátbanónlá, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu,Đồng Hồ Đá, đặc biệt là Nhà Công tử Bạc Liêu đƣợc trang trí nhiều hoa vănkhá đẹp mắt, sử dụng đá cẩm thạch để trang trí, toát lên nét sang trọng và hàohoa, tạo thành một tổng thểkiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố BạcLiêu Một kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trƣng của văn hóa Pháp, làđại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ởViệt Nam vẫn còn đang lưu giữ Bạc Liêu còn được du khách biết đến bởinhiều lễ hội dân gian nhƣ lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng, lễ hội Nghinh ÔngGành Hào,lễ hội Óoc Om Bók,l ễ h ộ i K ỳ

Y ê n , l ễ h ộ i C h o l C h n a m T h m a y , l ễ hội Đôn Ta và một số loại hình nghệ thuật truyền thống như Hát Dù

Kê,ĐiệuNóiT h ơ B ạ c L i ê u , Đ ờ n C a T à i T ử N g o à i r a , B ạ c L i ê u c ó c á c l à n g n g h ề truyềnt h ố n g n h ƣ n g h ề đ a n đ á t , n g h ề d ệ t c h i ế u , n g h ề l à m m u ố i , n g h ề l à m bánh.Đặc biệt, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ giỗ cha PhanXiCô Trương BửuDiệpđãtrởthànhnhữngsựkiệnđộcđáo,hấp dẫnđiểmđếndulịchBạcLiêu.

Bên cạnh những nét khá tương đồng với Bạc Liêu thì An Giang đƣợcđánh giá có lợi thế vƣợt trội hơn khi sở hữu vùng đất địa linh “Bảy núi – ThấtSơn” có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn thu hútnhiều khách tham quan.Đ ặ c b i ệ t t h ả m t h ự c v ậ t , h ệ s i n h t h á i R ừ n g T r à m T r à Sƣ có nhiều động thực vật vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, Khu di tích vănhóa,lịchsửvàdulịchNúiSam,lễhộiVíaBàChúaXứ,lễhộiđuabòBảy Núi, lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên (An Phú), lễ hội văn hóa dân tộcChăm, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Tat h u h ú t k h á c h d u l ị c h t r o n g và ngoài nước đến tham quan Thêm vào đó, một lễ hội nữa thu hút rất nhiềukhách du lịch đến An Giang là lễ hội lúa gạo Việt Nam (Festival lúa gạo ViệtNam). Ngoài ra, An giang còn có các làng nghề: làng dệt thổ cẩm dân tộcChăm Châu Phong (Tân Châu),làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, làng nghềsản xuất đường Thốt Nốt, các làng nghề càng ngày càng tự hào, khẳng địnhđược vị thế và sức hấp dẫn đặc biệt, riêng có về làng nghề của địa phương, vềđịa hình, cảnh quan thiên nhiên của An Giang trên thị trường du lịch trongnướcvàquốc tế.

Sản phẩmdu lịch

Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đều được hai điểm đến du lịchBạcLiêuvàAnGiangcoilàthếmạnhtrongcạnhtranhvàthuhútkháchdulịch.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt, hấp dẫn nhất của điểm đến du lịch Bạc Liêu sovới An Giang cũng nhưcác điểm đến du lịch cạnh tranh khác, đó là có loạihìnhdulịchngủđêmnhàCôngtửBạcLiêu.Sảnphẩmdulịchnàyđặcbi ệtthu hútdukháchtrong và ngoài nước,manglại những trảin g h i ệ m l ý t h ú , riêngcó củaBạcLiêu. Đối với An Giang, bên cạnh sản phẩm du lịch núi Sam với các tour dulịch ấn tượng nhƣ “Đua bò Bảy núi”, “tham quan làng nghề dệt thổ cẩm dântộc Chăm Châu Phong”, “làng nghề sản xuất đường Thốt Nốt”; du lịch nghỉdưỡng,dulịchMICE,dulịchsựkiệnđãtrởthànhsảnphẩmdulịchhấpdẫn du khách, gắn với thương hiệu điểm đến dulịch An Giang Mỗis ự k i ệ n d u lịch là cơ hội để du khách trải nghiệm những điều thú vị về văn hóa và conngườiđịa phươngnày.

Tóm lại, Bạc Liêu có thế mạnh về điểm tham quan Phật Bà NamHải,Nhà Thờ Tắc Sậy nhưng lại không mạnh về các sản phẩm du lịch gắn liền vớicác điểm đến nhƣ Núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Cho nên, trong thời giantới, Bạc Liêu cần nghiên cứu đƣa ra nhiều sản phẩm du lịch, đa dạng,phongphú, trong đó đẩy mạnh phát triển du lịch sự kiện nhằm thu hút nhiều nguồnkhách du lịch có khả năng chi trả cao, giữ chân du khách ở lại lâu hơn điểmđếndulịchBạcLiêu.

Nguồnnhânlựcphụcvụdulịch

Theo đánh giá, nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Bạc Liêu và AnGiang đều có sự cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượngt r o n g t h ờ i giangầnđây.

Bảng 4.2 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Bạc Liêu và AnGiang

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchAn Giang, năm2018

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, số lượng nhân lực du lịch cũngnhưsố lượng đã qua đào tạo của Bạc Liêu ít hơn so với nhân lực du lịch củaAnGiang(64%sovới69%).Tuy nhiên,nếuđemsosánhtỷlệsốnhânlựcđã qua đào tạo với một số điểm đến du lịch cạnh tranh khác trong khu vựcĐBSCL thì tỷ lệ của Bạc Liêu thấp hơn nhiều so với Cần Thơ là 77% và KiênGiang là 75% Có thể lấy một ví dụ cụ thể về đội ngũ nhân lực du lịch của CầnThơ họđược đánhgiácao về tính chuyên nghiệp cảvềkiếnthức,k ỹ n ă n g nghề nghiệp, phong cách, đạo đức, tác phong, Các chính sách đào tạo nguồnnhân lực du lịch của Cần Thơ là gắn chặt lý thuyết với thực hành, liên kết chặtchẽ giữa cơ sở đào tạo với các ngành nghề khác nhưk h á c h s ạ n , h à n g k h ô n g ,lữ hành, đẩy mạnh hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm với các doanhnghiệp, để người học được tiếp xúc và làm nghề một cách thực tế nhất Bêncạnh đó, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được yêu cầu rất cao đối vớinhân viên ngành du lịch của Cần Thơ Những nhân viên đảm nhận những vị tríquan trọng thì phải có chứng chỉ đào tạo trình độ ngoại ngữ một cách bài bản.Từ thực tế trên, đã phản ánh đúng tình trạng vừa

“yếu” và “thiếu” của nguồnnhânlực du lịchcủa cảBạcLiêu vàAn Giang.

Nhƣ vậy, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Bạc Liêu không cao,yếu và thiếu cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưtrình độ ngoại ngữ Vì vậygiải quyết nhu cầu nguồn nhân lực du lịch cho Bạc Liêu đã trở thành vấn đềcầnthiết, màBạcLiêu phảiquantâmvàđitìmragiảiphápphùhợpnhất.

Kếtcấuhạtầng

Có thể nói kết cấu hạ tầng của An Giang được đánh giá tốt hơn của BạcLiêuđặc biệtlàhệthốngcơsởlưutrúbảng4.6.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchAn Giang, năm2018

Số lượng và công suất sử dụng phòng trung bình của Bạc Liêu đều thấphơn so với An Giang; Cụ thể là cơ sở lưu trú 4*,5* (Bạc Liêu chỉ bằng 50%của An Giang); hệ thống cơ sở lưu trú 1* và các nhà nghỉ (Bạc Liêu chỉ bằng54% của An Giang) Trên thực tế thì An Giang có lợi thế cạnh tranh hơn BạcLiêukhisởhữunhiềuloạikháchsạn,từ4*,5*đến1*vàcácnhànghỉ. Đối với nhà hàng, quán ăn và sự đa dạng của các món ăn thì cả hai điểmđếndulịchBạcLiêu,AnGiangđềuđượcđánhgiákhácao.Ngoàicácm ónhải sản tươi ngon thì hai điểm đến du lịch trên đều thu hút du khách bởi cácmónănđặcsảnquê hương,miềntâynambộ.Bêncạnhđó,ẩmthựcđường phố là một trong những điểm thú vị hấp dẫn du khách, đặc biệt ở Bạc Liêu.Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm khiến du khách tương đối lo ngại khithưởng thức các món ăn đường phố ở cả hai điểm đến du lịch Bạc Liêu, AnGiang. Đối với hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí, Bạc Liêu được đánh giá cao hơnso với An Giang, do Bạc Liêu có công viên nước Khu du lịch Nhà Mát, là khuvui chơi giải trí có quy mô lớn nhất tại Miền Tây; một trong những địa điểmvui chơi giải trí tại Bạc Liêu không thể bỏ qua Đây là công viên giải trí ngoàitrời, với các công trình kiến trúc mang nét hiện đại và truyền thống Mục đíchcủa Khu du lịch Nhà Mát là tạo nên địa điểm vui chơi cho người dân Bạc Liêucũng nhưdu khách trong và ngoài nước, với hệ thống trang thiết bị, trò chơihiện đại Thêm vào đó, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cốnhạc sĩ Cao Văn Lầu là điểm du lịch đầy hấp dẫn của Bạc Liêu Đối với AnGiang, dịch vụ vui chơi giải trí tuy có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa thực sựđáp ứng được nhu cầu du khách An Giang vẫn còn thiếu các dịch vụ vui chơigiải trí có tính đột phá, sáng tạo mang tầm quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải tríchủ yếu là các hoạt động tham quan, thưởng ngoạn, ngắm cảnh Số ngày lưulạiAnGiangcủakháchdulịchdàihơnsovớiBạcLiêu. Đối với hệ thống giao thông thuận tiện và hệ thống vận chuyển an toàn,thì Bạc Liêu không đƣợc đánh giá cao so với An Giang Một yếu điểm lớnnhất của điểm đến du lịch Bạc Liêu là cho tới hiện tại, chưa có đường cao tốc.Du khách đi từ sân bay Cần Thơ về Bạc Liêu mất nhiều thời gian hơn so vớiAn Giang Đoạn đường từ Cần Thơ về An Giang thuận tiện, giao thông thôngthoáng hơn Bạc Liêu. Chính vì kết cấu hạ tầng đã giúp cho An Giang thu hútdukháchmạnh mẽhơn,cạnhtranhtốthơnso vớiđiểmđếndulịchBạcLiêu.

Nhƣ vậy, kết cấu hạ tầng không phải là điểm mạnh trong cạnh tranh củađiểm đến du lịch Bạc Liêu mà An Giang là điểm đến du lịch được đánh giávượttrộihơn.

Quản lýđiểmđến

Hoạt động quản lý điểm đến du lịch Bạc Liêu còn nhiều bất cập Cơ chếchính sách thu hút nhà đầu tƣ chƣa nhất quán, sự phối hợp giữa các ngànhchức năng chưa nhịp nhàng Nhưng bên cạnh đó, Bạc Liêu có chương trìnhhànhđộngbảovệ môitrường,tăngcườngđầutưcáccôngtrìnhbảotồncácditíchl ị c h s ử v ă n h ó a ; c ó t ầ m n h ì n t r o n g q u y h o ạ c h v à p h á t t r i ể n h ạ t ầ n g t ạ i điểm đến Tiếp đến là thành công về việc chính quyền hỗ trợ cho các doanhnghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việcban hành các cơ chế chính sách, qua việc tạo môi trường đầu tưtốt nhất chodoanh nghiệp phát triển Đặc biệt, vai trò của cộng đồng dân cư, những ngườiủng hộ chủ trương đầu tƣ, họ đã chung tay đóng góp, ủng hộ các chính sáchpháttriểndulịch củaBạcLiêuvớiýthứcvàhànhđộngrấttíchcực. Đối với quản lý điểm đến du lịch An Giang, công tác kiểm tra được thựchiện thường xuyên nên chất lượng môi trường tại các khu du lịch của AnGiang khá sạch sẽ; cộng đồng tại các khu du lịch có ý thức tự bảo vệ môitrường nhưtự thu dọn vệ sinh, tự cảnh báo cho khách du lịch vào khu vựccấm; không có hiện tượng đeo bám du khách để chào bán hàng Chính quyềnAn Giang đã chú trọng đầu tưcho công tác bảo vệ môi trường xây dựng cácnhà máy chế biến rác, hệ thống lọc và xử lý nước thải, Tất cả những nỗ lựccủatỉnhAnGiangquahìnhảnh,ấntượngtốtđẹpmàdukháchđánhgiácaovề điểmđếndulịchAnGiang.

Tóm lại, điểm đến du lịch Bạc Liêu cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cácngành chức năng, đầu tưcho du lịch mạnh mẽ hơn nữa để thay đổi bộ mặt củatỉnh, đồng thời hoàn thiện các cơ chế, chính sách, học hỏi kinh nghiệm quảnlý điểm đến từ du lịch An Giang và các điểm đến du lịch cạnh tranh khác để từđó thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch; nâng cao NLCT củađiểmđếndulịchtrongthờigiantới.

Nhân tốthu hútkháchdulịch

Nhìn chung trong thời gian qua, khi du khách đến tham quan Bạc Liêuđều có nhận định người dân Bạc Liêu thân thiện, hiền hòa, hiếu khách, sẵnsàng hướng dẫn, chỉ đường cho khách phương xa khi khách có yêu cầu. Nhânviên tại các khu du lịch, bảo tàng, các điểm đến sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ kháchdu lịch; những hình ảnh tích cực này, để lại ấn tƣợng tốt trong lòng du khách,làm cho du khách cảm nhận đƣợc sự thân thiện, khi du khách đi tham quan dulịch.Giácảnhàhàng,kháchsạn,tourdulịchkháhợplýđemlạitrảinghiệmlý thúkhiđếndulịch Bạc Liêu. Đối với nhân tố thu hút khách du lịch du lịch An Giang đã tạo nên ấntƣợng khá sâu sắc,thông quasự đón tiếp du khách ân cần,nồngh ậ u ; l u ô n quantâmchiasẽ thôngtinvề antoànchodu khách,về anninhtrậttự ,tìnhhìnhgiaothôngtạiđịaphương,giúpdukháchcảmthấythoảimáigiốngnhưởnhà Các điểm du lịch An Giang được đánh giá là điểm đến du lịch có lợi thếcạnh tranh về giá cả nhà hàng, khách sạn, chương trình du lịch Giá cả khá rẻso với chất lượng sản phẩm dịch vụ Khi mua hàng, du khách đƣợc bảo hànhcho mặt hàng mua sắm tại An Giang, được du khách đánh giá là rẻ hơn cáctỉnh lân cận Giúp An Giang nâng cao hình ảnh đồng thời khẳng định thươnghiệudulịchAnGiang.

Nhƣ vậy, hình ảnh điểm đến du lịch Bạc Liêu và An Giang đƣợc xâydựng khá ấn tượng trong lòng du khách và người dân địa phương; khẳng địnhthế mạnh trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế Theo đó, Bạc Liêu cầntiếp tục có các chiến lược và chính sách giá phù hợp để phát triển hình ảnh,khẳng định thương hiệu Bạc Liêu để nâng cao NLCT điểm đến du lịch BạcLiêu.

Hoạtđộngkinhdoanhdulịch

Trong thời gian qua, các công ty du lịch tại Bạc Liêu đã góp phần pháttriển du lịch tỉnh nhà một cách mạnh mẻ Hệ thống du lịch lữ hành của BạcLiêu đang trên đà tăng trưởng nhanh Theo thống kê năm 2018, trên địa bàntỉnh Bạc Liêu có hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển kháchdu lịch Còn đối với tỉnh An Giang có gần 40 doanh nghiệp kinh doanh lữhành, vận chuyển khách du lịch Nhưvậy, số lượng doanh nghiệp kinh doanhlữ hành của An Giang nhiều hơn gấp hai lần so với số doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành Bạc Liêu Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyểnkhách du lịch ở Bạc Liêu đã tích cực tham gia các chương trình kích cầu, vớicác hình thức giảm giá tour, phòng khách sạn, để thu hút mạnh mẽ nguồnkháchd u l ị c h đ ế n B ạ c L i ê u Đ ặ c b i ệ t , t h ờ i g i a n g ầ n đ â y , c á c d o a n h n g h i ệ p kinh doanh du lịch tại Bạc Liêu đã liên kết thành lập hiệp hội du lịch lữ hànhđón khách tại Bạc Liêu; cam kết chống cạnh tranh phá giá và cạnh tranh giảmchất lượng Ngoài ra, các doanh nghiệp đã kết hợp tăng cường quảng bá, xúctiến vào thị trường du lịch, nhằm khai thác tối đa nguồn khách miền bắc đếnBạc Liêu Tuy nhiên dịch vụ cung cấp thông tin, trợ giúp du lịch của điểm đếndu lịch Bạc Liêu còn thiếu và yếu, thông tin chƣa đƣợc phong phú Do đó, dukháchcòngặpkhókhăntìmkiếmthôngtinđểđithamquandulịch.

Còn đối với các doanh nghiệp lữ hành An Giang đã có nhiều đóng góptíchcựcvàopháttriểnkinhtếxãhộicủatỉnh,xâydựngnhiềukháchsạn3sao và 4 sao làm thay đổi diện mạo thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc ngàycàng đẹp hơn Tuy nhiên, cũng giống nhưcác doanh nghiệp kinh doanh lữhành khác, hiện tượng tranh giành khách vẫn còn tồn tại, việc giảm giá tour,giảm giá các dịch vụ kéo theo chất lượng dịch vụ kém Thêm vào đó, việc liênkết, phối hợp giữa lữ hành và khách sạn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạođược mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến hìnhảnhvàNLCTcủađiểmđếndulịchAnGiang.

Tóm lại: Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành An Giang đượcđánh giá năng động, có sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch vớicácdoanh nghiệp khách sạn củaAn Giang nhưng đểcạnh tranhđượcm ạ n h mẽ hơn trên thị trường du lịch, thì đòi hỏi các các doanh nghiệp du lịch AnGiang phải nâng cao đạo đức kinh doanh; cam kết và hỗ trợ tốt du khách trongsuốt chuyến hành trình và có mối liên kết chặt chẽ hơn nữa với khách sạn củacác điểm đến Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Bạc Liêucần quảng bá, cung cấp thông tin rộng rãi cho du khách để cho du khách dễdàng tìm kiếm lựa chọn tour, tuyến du lịch Bên cạnh đó, cần nhạy bén hơntrongkinhdoanhlữhành,đểthuhútdukháchđếnBạcLiêu,làmchongàn hdulịchBạcLiêungàycàngnăngđộng, manglạihiệuquảkinhtếcaohơn.

Xâydựngthươnghiệuđiểmđến 106 4.2 ÝK I Ế N C H U Y Ê N G I A Đ Á N H G I Á N H Ữ N G K H Ó K H Ă N V À H Ạ

Người dân địa phương của Bạc Liêu và An Giang đều được đánh giá làgầngũi,cởimở,nhiệttình,tôntrọngdukháchnhưngđiểmyếulớnnhấtcủah ọ là khả năng giao tiếp, truyền tải thông tin cho khách du lịch Do đó, để xâydựng thương hiệu điểm đến du lịch, đòi hỏi chính quyền địa phương cần tổchức tập huấn,tuyên truyền, nâng cao nhậnthức cho ngườid â n , đ ể h ọ s ẵ n sàng chia sẽ, trợ giúp du khách trong các sự kiện du lịch, các lễ hội, để dukhách hiểu hơn về địa danh, di tích lịch sử văn hóa, vùng đất, con người BạcLiêuvàAnGiang.

Theo thống kê, mỗi năm, ngành du lịch Bạc Liêu đón gần 1,8 triệu lƣợtkhách đến tham quan, nhƣng ít du khách trực tiếp biết đến Bạc Liêu, mà chủyếu thông qua các doanh nghiệp lữ hành, các nhà tổ chức du lịch Mặc dùngành du lịch tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm đến công tác xúc tiến quảng bá dulịch, nhƣng kết quả mang lại chƣa cao Chính điều này làm hạn chế khả năngthuhútkháchdulịch.

Riêng đối với du lịch An Giang mỗi năm đón khoảng 8,5 triệu lƣợtkhách, du khách biết đến các điểm tham quan của An Giang qua nhiều kênhthông tin khác nhau nhƣ báo, tạp chí, đài truyền hình, tin tức trên các phươngtiệntruyềnthông,internet,thôngquacácphóngsự,cácsựkiện,p himảnh

Những hoạt động này đã xây dựng thương hiệu điểm đến cho An Giang rấtlớn, trong đó phải nói đến vai trò tích cực, năng động, chung tay góp sức củacác doanh nghiệp lữ hành đã đồng hành cùng với chính quyền địa phương xâydựngthươnghiệuAnGiangngàymộtvươnxahơn.

Tóm lại: Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác xây dựngthương hiệu điểm đến du lịch Bạc Liêu, thông qua nhiều kênh thông tin khácnhau, quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, nhƣng thiếu vai trò củacác doanh nghiệp kinh doanh du lịch Theo đó, các doanh nghiệp du lịch BạcLiêu cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng thương hiệu, chung tay gópsức cùng với chính quyền, đƣa thông tin quảng bá các điểm đến du lịch BạcLiêu, để ngày càng cónhiều du khách biết đến các danh lam thắngc ả n h , d i tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúcn g h ệ t h u ậ t , c á c l ễ h ộ i d â n g i a n của Bạc Liêu Thêm vào đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cần tổchức tập huấn cho người dân địa phương biết giữ gìn cảnh quan môi trườngxanh,sạch,đẹp,người dânvuivẻ, nhiệttình, hiếukhách.

Nhận xét chung, qua phân tích dữ liệu thứ cấp, cho thấy NLCT của điểmđến du lịch Bạc Liêu thấp hơn so với điểm đến du lịch An Giang ở nhiều tiêuchí đánh giá như: Tài nguyên du lịch, Sản phẩm du lịch, Nguồn nhân lực phụcvụ du lịch, Kết cấu hạ tầng, Quản lý điểm đến, Nhân tố thu hút khách du lịch,Hoạt động kinh doanh du lịch, Xây dựng thương hiệu điểm đến Lợi thế lớnnhất trong cạnh tranh của điểm đến du lịch Bạc Liêu là sản phẩm du lịch Nhàcông tử Bạc Liêu, Nghệ thuật đờn ca tài tử Đây là những điểm thuận lợinhưngcũnglàtháchthứcđặtracho ngànhdulịchtỉnhBạcLiêu.

4.2 Ý KIẾN CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠNCHẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NLCT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠCLIÊU

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành Du lịch Bạc Liêu vẫn còn gặpkhông ít khó khăn và thách thức Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, điểmxuất phát của du lịch Bạc Liêu thấp so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL vàcả nước Khả năng cạnh tranh của du lịch Bạc Liêu chưa cao, do đó du lịchBạcLiêucầnnghiên cứucáchạnchếmàcácchuyêngianhậnxétđánhgiá:

- Công tác quản lý điểm đến: Công tác bảo vệ môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội tại nhiều điểm du lịch còn hạn chế Tình trạng ô nhiễm dochấtthảisinhhoạtởcáckhudâncƣ,cácđiểmtàinguyêndulịchcònphổbiến;công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường còn yếu và chưađược coi trọng; công tác bảo tồn và phát triển bền vững chƣa thực sự đượcnhậnthứcđúngđắntừcấpquảnlýchođếncộngđồngđịaphương.Tìnhtrạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn xảy ra Tại một số khu dulịch vấn đề nước thải, rác thải chưa được quan tâm xử lý triệt để Khu vệ sinhtại các điểm dulịch còn thiếu.Tìnhtrạng hàng rongc h è o k é o g â y p h i ề n h à cho du khách vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, nhất là vào mùa cao điểm Tại mộtsố nơi vẫn còn tình trạng chƣa công khai đầy đủ giá các dịch vụ gây khó chịucho du khách. Công tác quản lý các điểm du lịch chƣa cụ thể, rõ ràng; chƣađƣợctriểnkhaiđồng bộ,hiệuquả.

- Nguồntàinguyêndulịchcủatỉnhchƣađƣợcđánhgiá,phânloạivàxếphạng để quản lý, khai thác một cách bền vững, hiệu quả, dẫn tới tài nguyên dulịch thì nhiều, nhƣng mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có, chƣa phát huygiá trị của tài nguyên, hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịchbị tàn phá, sử dụng sai mục đích, tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bềnvững Việc triển khai tuyến du lịch mới của tỉnh chỉ mới là định hướng pháttriển trong các quy hoạch của tỉnh, chưa được địa phương thống nhất cao, nêngặpkhókhăntrongviệctriểnkhaitourdulịch.

- Kếtcấuhạtầng:Hệthốngcơsởvậtchấthạtầngtiếpcậnđiểmđếnthiếuđồng bộ Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ nhà hàng, khách sạn, cáckhu vui chơi… phục vụ cho du lịch tuy có đầu tƣ, nhƣng còn thấp so với yêucầu phát triển; cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìnchungtầmcỡquymô,tínhchấttiệnnghidulịchnhỏlẻ,vậnhànhchƣachuyênnghiệp,c hưahìnhthànhđượchệthốngcáckhudulịchmangtầmquốcgiavớithương hiệu nổi bật Việc xây dựng đường giao thông chưa hoàn chỉnh, giaothông đi lại còn khó khăn; một số xã điện thắp sáng chƣa đầy đủ, thiếu nguồnnướcngọt,điềunàyảnhhưởngđếnchấtlượngphụcvụvàtriểnvọngphátt riểndulịchcủatỉnh.

- Sản phẩm du lịch Bạc Liêu:Tính chuyênnghiệp khi xây dựngs ả n phẩm du lịch chƣa sáng tạo, thiếu đặc sắc; Sản phẩm du lịch Bạc Liêu còn đơnđiệu, chậm đổi mới, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp,thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm Sản phẩmd u l ị c h còn ít, chương trình du lịch của tỉnh chưa phong phú, chương trình du lịch kếtnối tour với các tỉnh trong khu vực chƣa đƣợc nhiều, làm hạn chế đến tiềmnăng, thế mạnh du lịch của tỉnh; một số doanh nghiệp chƣa làm tốt việc cungcấp thông tin điểm đến cho du khách, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát triểndu lịch của tỉnh Hiện sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Bạc Liêu trong khuvực ĐBSCL không cao, sản phẩm dịch vụ du lịch của Bạc Liêu chƣa tạo đƣợcđiểm nhấn trong khuvựcvà thiếu sức hấpdẫn,đặc biệtdos ả n p h ẩ m c ò n trùnglặpvớicácsảnphẩmtrongkhuvựcĐBSCL.

- Xây dựng thương hiệu: Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá dulịchcònhạnchế,tờrơi,ấnphẩmquảngbáchƣachútrọngthiếtkếtừhìnhthứcbênngoài cũngnhƣnộidungbêntrongcủaấnphẩm; hìnhảnhđƣalêntậpgấpkhông đƣợc quan tâm, không toát lên đƣợc vẻ đẹp sống động hấp dẫn, thiếugắn kết với không gian sang trọng, ấm cúng lãng mạn, chƣa chuyên nghiệp,chƣa bài bản; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chƣa tạo đƣợc tiếng vangvà sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm Một số đơn vị chƣa bán sản phẩmdu lịch qua mạng, chƣa thiết lập website, chƣa kết nối với các mạng xã hội đểgiới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch Kinh phí Nhà nước đầu tư cho quảng bácòn hạn chế, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu, chƣa đáp ứng nhu cầu của dukhách.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Theo thống kê của ngành Du lịch tỉnhBạcLiêu,mỗinămtoànngànhcần khoảng300laođộng;nhƣngchỉcókhoảng50 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng; 250 người cònlại là đào tạo ngắn hạn hoặc chưa qua đào tạo Đội ngũ lao động trực tiếp làmcông tác du lịch còn yếu, nhất là nhân viên phục vụ buồng, nhà hàng, kháchsạn tại các khu du lịch, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh… Các con số nàycho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bạc Liêu không những thiếu về số lƣợng màcòn thiếu về đội ngũ lao động được đào tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch.Thựctếchothấy,nguồnnhânlựcdocáccơsởđàotạocungcấpchothịtrườngchưađá pứngđƣợcyêucầucủacácđơnvịlàmdulịch,nhấtlànguồnnhânlựcquản lý Ngay khi doanh nghiệp tuyển đúng người học ngành du lịch, nhưngcác doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đào tạo lại Trong quá trình này,doanh nghiệp cũng vướng phải không ít khó khăn, khi mà người quản lý kiêmvai trò đào tạo nhân sự mới, thường hướng dẫn theo kinh nghiệm là chủ yếu;thiếu kỹ năng, kiến thức ngoại ngữ, tin học đƣợc coi là điểm yếu lớn củanguồnnhânlựcngànhdulịchBạcLiêuhiệnnay.

- Cạnh tranh điểm đến du lịch: Hiện sức cạnh tranh của sản phẩm du lịchBạc Liêu trong khu vực ĐBSCL không cao, sản phẩm dịch vụ du lịch của dulịch Bạc Liêu chƣa tạo đƣợc điểm nhấn và thiếu sức hấp dẫn, sản phẩm cònđơn điệu so với các sản phẩm trong khu vực ĐBSCL Việc thiếu nguồn lực vàtài chính đã ảnh hưởng chung tới hiệu quả của việc tổ chức triển khai các hoạtđộng xúc tiến du lịch Tổ chức bộ máy và lực lƣợng thực hiện xúc tiến quảngbádulịchcònnhiềubấtcập.ThươnghiệudulịchBạc Liêucònđang trongquá trình hình thành, chưa tận dụng được hiệu quả của các cơ hội để xây dựngthương hiệu Số lượng lao động trongngành du lịch Bạc Liêu còn ít, chấtlƣợngnguồnnhânlựcBạcLiêuchƣađápứngđƣợcnhucầucủahộinhậpkinhtếqu ố c tế, c h ấ t lƣ ợn g d u l ịc ht o à n n g à n h ởm ứ c t r u n g b ì n h , cò n n h i ề u k h ó khăn trong việc cạnh tranh các điểm đến trong khu vực ĐBSCL và cả nước.Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học vàkhông nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biếnxảy ra đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường kháchdulịch.

- Nhân tố thu hút khách du lịch: Một số tiêu chí điểm đến của các khu dulịch còn thiếu; khách du lịch phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn nhƣTrung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc; kích cầu du lịch nội địa chƣa hiệu quả; giácả cácmặthàngmuasắm, dịchvụ nhà hàng, kháchs ạ n , t o u r t u y ế n d u l ị c h cạnh tranh còn thấp Vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chƣa đáp ứng đƣợc yêucầu của du khách Sự phối hợp liên ngành chƣa hiệu quả; vai trò, trách nhiệmcủacáccấp,cácngànhtừTrungươngđếnđịaphươngchưađượcpháthuyđầyđủ; nhận thức về phát triển du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu trong quá trình ViệtNamhộinhậpsâurộngvớicácnềnkinhtếtrênthếgiới;đầutƣdulịchcòn hạn chế và chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn; một số chính sách có liênquan đến du lịch còn bất cập, chƣa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanhnghiệpdulịchđểnângcaokhảnăngcạnhtranhvàthuhútkháchdulịch.

KiểmđịnhCronbach‟sAlpha

Để kiểm định độ tin cậy thang đo tác giả đã thực hiện kiểm định hệ sốCronbach‟sAlpha,vớisốmẫunghiêncứuchínhthứccóđƣợclà450 quansát,số quan sát này đảm bảo đủ tiêu chuẩn để kiểm định độ tin cậy thang đo thôngquahệsốCronbach‟s Alpha.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) việc tính toán hệ số Cronbach‟s Alphadùng để kết luận sơ bộ độ tin cậy của thang đo cho các khái niệm nghiên cứu,đặc biệt là các khái niệm nghiên cứu bậc nhất (các thang đo sẽ được đo lườngtrực tiếp thông qua các biến quan sát), mỗi khái niệm nên có tối thiểu 3 biếnquansátđolường,khôngnêníthơn3biếnquansátthìmớithíchhợpđánhgiáhệ số Cronbach‟s Alpha Hơn thế nữa, hệ số Cronbach‟s Alpha chỉ được dùngđể đánh giá cho thang đo đơn hướng bậc nhất có số biến quan sát dao độngkhôngnênvƣợtquá10 biếnquansátđolường,khiđánhgiáhệsốCronbach‟sAlpha cần lưu ý về giá trị của hệ số Cronbach‟s Alpha thường > 0,6 ( thể hiệncác biến quan sát thống nhất về nội dung) và nên nhỏ hơn 0,97 (nên nhỏ hơn0,97 nếu không sẽ có hiện tƣợng các biến quan sát có nội dung gần nghĩa vớinhau),hệsốtươngquanbiếntổngcủacácbiếnquansát>0,3,nếuđápứng các điều kiện đó thì thang đo đạt đƣợc độ tin cậy Theo Nunnally và Bernstein(1994), hệ số Cronbach‟s Alpha là công cụ để đánh giá độ tin cậy sơ bộ thangđo, thông thường trong nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi nói chung, giátrịhệsốCronbach‟sAlphathường>0,6thìthangđođạtđượcđộtincậyvàhệsố tương quan biến tổng của các biến quan sát phải đảm bảo > 0,3 thì thang đosẽđạtyêucầuvềđộtin cậy.

Luận án nghiên cứu có 13 khái niệm được đo lường trực tiếp thông quacác biến quan sát, tổng cộng có 58 biến quan sát trong bảng 4.5 sẽ đƣợc đƣavàokiểmđịnhđộtincậythangđothôngquahệsốCronbach‟sAlpha.

Cronbach’s Alpha củathang đo sử, văn hóa của điểmđếndu lịch

Cácsựkiệnc ủ a điểm đến du lịch BạcLiêu

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho 13 khái niệm (61 biến quansát)đƣợctrình bàychitiếtnhƣsau:

- Khái niệm nhu cầu khách du lịch (NCKDL), thang đo cho khái niệmnày được tạo nên từ 5 biến quan sát, đây là thang đo đơn hướng bậc nhất, hệsố Cronbach‟s Alpha đƣợc tính trực tiếp cho khái niệm của thang đo. Kết quảkiểm định có giá trị Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,873, hệ số này chothấy thang đo đạt đƣợc độ tin cậy khá tốt, các biến quan sát này ổn định về nộihàm, ngữ nghĩa, hơn nữa giá trị của các hệ số tương quan biến tổng của cácbiếnquansátđềuđạtyêucầu(>0,3),nằmtrongkhoản0,515-0,835.Cronbach‟s Alpha khi loại biến đều giảm đối với biến NCKDL2, NCKDL3,NCKDL4, NCKDL5, nên các biến này đƣợc giữ lại vì chúng đảm bảo độ tincậy của thang đo Còn biến NCKDL1 - Nhu cầu khách du lịch 1: Nếu nhƣ loạiđi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,890, nhưng hệ số tương quan biến tổng củaNCKDL1 là 0,515vẫn đảm bảo độ tin cậy.Bêncạnhđó, việc loại biếnNCKDL1khôngcảithiệnđángkểhệsốCronbach‟sAlpha.CânnhắcchorằngNCK DL1 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ NCKDL1 thì vẫn đảmbảo độ tin cậy của thang đo, do biến này lớn hơn 0,8 cho nên sẽ không loạibiếnnày.Saukhikiểmđịnhđộtincậythangđo,5biếnquansátthuộcthang đochokháiniệmđƣợcgiữnguyên,đểđƣavàocácphântíchtiếptheo.

- Khái niệm phát triển sản phẩm (PTSP), thang đo cho khái niệm này baogồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ sốCronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,900, với giá trị Cronbach‟s Alphanày cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nộidung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sátđềuthỏamãnyêucầu(>0,3).Saukhikiểmđịnhđộtincậythangđo,5biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm đƣợc giữ nguyên, để đƣa vào các phântíchtiếptheo.

- Khái niệm xây dựng thương hiệu (XDTH), thang đo cho khái niệm nàygồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có giá trị hệ sốCronbach‟s Alpha là 0,901.

Hệ số Cronbach‟s Alpha này khá tốt, thang đo đạtđƣợc độ tin cậy khi sử dụng, giá trị hệ số tương quan biến tổng của 5 biếnquan sát đều lớn hơn 0,3, nằm trong khoản0,689-0,841. Sau khi kiểm định độtin cậy thang đo, 5 biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm đƣợc giữnguyên,đểđƣavàocácphântíchtiếptheo.

- Khái niệm marketing điểm đến (MTDD), thang đo cho khái niệm nàyđƣợc tạo nên từ 5 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alphachothấyhệ sốCronbach‟sAlphacủathangđolà0,929.Thangđođạtđƣợcđộtin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ sốtương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,783-0,863

- Khái niệm hấp dẫn tự nhiên (HDTN), thang đo cho khái niệm này đƣợctạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha chothấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,897 Thang đo đạt đƣợc độ tincậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tươngquan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,764-0,782 (> 0,3), 4biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, đƣợc đƣa vào phântíchEFAtiếptheo.

- Khái niệm hấp dẫn lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch (HDLS), thangđo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậythangđo,giátrịhệsốCronbach‟sAlphacủakháiniệmnàylà0,870,vớigiá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt đƣợc độ tin cậy tốt, các biếnquan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biếntổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,548-0,837 (> 0,3), 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha,đƣợc đƣa vào phân tích EFA tiếp theo Cronbach‟s Alpha khi loại biến đềugiảm đối với biến HDLS1, HDLS2, HDLS4 nên các biến này đƣợc giữ lại vìchúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo Còn biến HDLS3: Nếu nhƣ loại đi sẽtăng Cronbach‟s Alpha là 0,898, nhưng hệ số tương quan biến tổng củaHDLS3 là 0,548 vẫn đảm bảo độ tin cậy Cân nhắc biến HDLS3 là biến quansát quantrọng, vànếuvẫn giữ HDLS3 thìv ẫ n đ ả m b ả o đ ộ t i n c ậ y c ủ a t h a n g đochonênsẽkhôngloạibiếnnày.Saukhikiểmđịnhđộtincậythang đo,4 biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm đƣợc giữ nguyên, để đƣa vào cácphântíchtiếptheo.

- Kháiniệmsựkiệnđiểmđến(SKDD),thangđochokháiniệmnàyđƣợctạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha chothấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,871 Thang đo đạt được độ tincậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tươngquan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,605-0,811 (> 0,3).Còn biến SKDD4: Nếu nhƣ loại đi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,880, nhưnghệ số tương quan biến tổng của SKDD4 là 0,605 vẫn đảm bảo độ tin cậy Cânnhắc biến SKDD4 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ SKDD4 thì vẫnđảm bảo độ tin cậy của thang đo cho nên sẽ không loại biến này Sau khi kiểmđịnh độ tin cậy thang đo, 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟sAlpha,đƣợcđƣavàophântíchtiếptheo.

- Khái niệm các nhân tố thu hút khách du lịch (THKDL), thang đo chokhái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo,giátrịhệsốCronbach‟sAlphacủakháiniệmnàylà0,912,vớigiátrịCronbach‟sAl phanàychothấythangđođạtđượcđộtincậytốt,cácbiếnquansát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng củacác biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,736-0,810 (> 0,3),trừ biến quan sát THKDL6 có hệ số tươngq u a n b i ế n t ổ n g l à 0 , 2 7 8 ( < 0 , 3 ) (Phụ lục 2) Nhƣ vậy trong 6 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm nàycó 5 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích Cronbach‟s Alpha, 1 biếnquansátTHKDL6 bịloạidokhôngđảmbảohệsốtươngquanbiếntổng.

- Khái niệm hoạt động kinh doanh du lịch( H D K D D L ) , t h a n g đ o c h o khái niệm này đƣợc tạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm địnhCronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,910.Thangđođạtđượcđộtincậycao,cácbiếnquansátđolườngtốtcho nộidungkhái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản0,641- 0,888(>0,3).CònbiếnHDKDDL3:NếunhƣloạiđisẽtăngCronbach‟sAlpha là 0,938, nhƣng hệ số tương quan biến tổng của HDKDDL3 là 0,641vẫnđ ả m b ả o đ ộ t i n c ậ y C â n n h ắ c b i ế n H D K D D L 3 l à b i ế n q u a n s á t q u a n trọng, và nếu vẫn giữ HDKDDL3 thì vẫn đảm bảo độ tin cậy của thang đo chonên sẽ không loại biến này Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 4 biến quansát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, đƣợc đƣa vào phân tích tiếptheo.

Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,841.Thangđođạtđượcđộtincậycao,cácbiếnquansátđolườngtốtchonộidungkhái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản0,632-0,702 (> 0,3), 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟sAlpha,đƣợcđƣavàophântíchtiếptheo.

- Khái niệm nguồn nhân lực phục vụ du lịch (NNL), thang đo cho kháiniệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giátrị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,710, với giá trị Cronbach‟sAlpha này cho thấy thang đo đạt đƣợc độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảmbảonộidungđolườngchokháiniệm,hệsốtươngquanbiếntổngcủacácbiếnquan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,315-0,546 (> 0,3), trừ biếnquan sát NNL2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,272 (< 0,3) (Phụ lục 2).Nhƣ vậy trong 6 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này có 5 biếnquansátđạtyêucầusaukhiphântíchcornbachalpha,1biếnquansátNNL2 bịloạido khôngđảmbảohệsốtươngquanbiếntổng.

- Khái niệm quản lý điểm đến (QLDD), thang đo cho khái niệm này baogồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ sốCronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,882, với giá trị Cronbach‟s Alphanày cho thấy thang đo đạt đƣợc độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nộidung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quansát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,707-0,789 (> 0,3). Nhƣ vậy, 4biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này đạt yêu cầu sau khi phân tíchCronbach‟sAlpha.

Phân tíchnhântố khámphá(EFA)

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory FactorAnalysis – EFA) để rút gọn, gom nhóm các biến quan sát thành các nhân tốmới tổng hợp, các nhân tố mới này sẽ đƣợc đặt tên cho phù hợp và sẽ đƣợcthaychotậphợpcácbiếnquansátgốc.

TừkếtquảkiểmđịnhCronbach‟sAlpha củacácthangđonhântốđộ clập(NCKDL,PTSP,XDTH,HDTN,HDLS,SKDD,HDKDDL,KCHT, NNL), các biến quan sát thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy đƣợc đƣa vào phântích EFA Phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoayPromax được sử dụng, vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chínhxác hơn phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép xoayVarimax.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập lần 1:KiểmđịnhKMO:

- Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu đƣợc phải đápứngđƣợccácđiềukiệnquakiểmđịnhKMOvàkiểmđịnhBartlett‟s.Bartlett‟sTest dùng để kiểm định giả thuyết H0là các biến không có tương quan vớinhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệsố KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp vớiphân tích nhân tố hay không Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2009) thì giá trị Sig của Bartlett‟s Test nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ giảthiếtH0vàgiátrị0,5 0,5) trừ

2 biến quan sát NNL3, NCKDL1 (có hệ số tảinhân tố nhỏ hơn 0,5; tức là không đạt yêu cầu) nên ta lần lƣợt loại ra khỏi môhình và tiến hành phân tích EFA lần 2 Cụ thể, tại lần phân tích EFA thứ 2 sẽloại đi biến NNL3 Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy: Trị số của KMO đạt0,846 > 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000

< 0,05 cho thấy các biến quansát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tốkhám phá (EFA) Dữ liệu rút trích được 9 nhân tố tương ứng với 9 khái niệmnghiên cứu của mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích đƣợclà 63,581% (> 50%) điều này có nghĩa là 63,581% biến thiên của 9 nhân tốđƣợc giải thích tốt bởi các biến quan sát này Bên cạnh đó, giá trị hệ số tảinhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ (> 0,5) trừbiến quan sát NCKDL1 (có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5; tức là không đạt yêucầu)nên taloại ra khỏi môhìnhvà tiếnhànhphântíchEFAlần3.

Kết quả phân tích EFA lần 3 cho thấy: Trị số của KMO đạt 0,844 lớnhơn 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biếnquan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhântố khám phá (EFA) Dữ liệu rút trích được 9 nhân tố tương ứng với 9 kháiniệm nghiên cứu của mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút tríchđượclà64,390%(>50%)điềunàycónghĩalà64,390%biếnthiêncủa9nhân tốđƣợcgiảithíchtốtbởicácbiếnquansátnày.Bêncạnhđó,giátrịhệsốtảinhântốc ủacácbiếnquansátđạtyêucầulênnhântố mànóhộitụ(>0,5).

Bảng4.6Kếtquảphântíchnhântốkhám phá(EFA)củathangđonhântốđộclậplần3(lầncuối).

Nguồn:Kếtquảtính toántừ mẫu khảosáttrựctiếp 450 dukhách tại Bạc Liêunăm2018

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tốđộclập,kết quảcác nhómnhântốđƣợcrúttríchnhƣsau:

- Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát NCKDL2, NCKDL3, NCKDL4,NCKDL5, tươngứngvớikháiniệmnhucầukháchdulịch.

- Nhân tố 2 bao gồm các biến quan sát PTSP1, PTSP2, PTSP3, PTSP4,PTSP5,nhântốnàytươngứngvớikháiniệmpháttriểnsảnphẩm.

- Nhân tố 3, phân tích EFA cho thấy các biến quan sát thuộc nhân tố nàygồmXDTH1,XDTH2,XDTH3,XDTH4,XDTH5,nhântốnàytươngứngvớikháin iệmxâydựngthươnghiệu.

- Nhân tố 4 kết quả phân tích EFA cho thấy các biến quan sát thuộc nhântố này gồm các biến quan sát HDTN1, HDTN2, HDTN3, HDTN4, tương ứngvớikháiniệmsự hấpdẫnvềtự nhiêncủađiểmđến.

- Nhân tố 5 tương ứng với khái niệm HDLS1, HDLS2, HDLS3, HDLS4,nhântốnàytươngứng vớikháiniệmhấpdẫnvềlịchsử.

- Nhântố6rúttríchbaogồm cácbiếnquansátSKDD1,SKDD2,SKDD3,SKDD4,nhân tốnàytươngứngvớikháiniệmsựkiệnđiểmđến.

- Nhântố7baogồmcácbiếnquansáthộitụnhƣHDKDDL1,HDKDDL2, HDKDDL3, HDKDDL4, nhân tố này tương ứng với khái niệmhoạtđộngkinhdoanhdulịch.

- Nhântố 8baogồm cácbiến quan sátKCHT1,KCHT2, KCHT3,KCHT4,nhântốnàytươngứngvớikháiniệm kếtcấuhạ tầngđiểmđến.

- Nhân tố 9 bao gồm các biến quan sátNNL1, NNL4, NNL5,N N L 6 nhântốnàytươngứng vớikháiniệmnguồnnhânlựcphụcvụdulịch.

Nhƣvậysaukhiphântíchnhântốkhámphá(EFA)thangđonhântốđộclập, số lƣợng nhân tố rút trích được là 9 nhân tố, tương ứng với 9 khái niệmnghiên cứu của luận án, có 40 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích EFA, kếtquả có 2 biến quan sát (NNL3, NCKDL1) có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mànó đo lường không đạt yêu cầu nên tiến hành loại bỏ, còn lại 38 biến quan sátđạt yêu cầu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát sẽđƣợc đƣa vào phân tích CFA tiếp tục nhằm kiểm định lại các giá trị của thangđo.

4.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố phụthuộc

Từ kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của các thang đo nhân tố phụthuộc (MTDD, THKDL, QLDD, NLCT), các biến quan sát thỏa mãn yêu cầuvề độ tin cậy đƣợc đƣa vào phân tích EFA Các khái niệm này là khái niệmđơn hướng (khi phân tích EFA, các biến quan sát rút thành 1 nhân tố), nên cóthể sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis vì phương pháptrích này sẽ làm cho tổng phương sai trích tốt hơn khi tiến hành phân tích EFAchoriêngtừngkháiniệm.CònđốivớiphântíchEFAnhóm3nhânt ố (MTDD, THKDL, QLDD), để xem xét sự rút trích có phù hợp hay không thìphương pháptrích nhântốPrincipal Axis Factoringvớiphépx o a y

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) riêng từng thang đo nhân tố phụthuộc:

Bảng4.7Kết quảphântíchnhântốkhámphá(EFA)riêngtừngthang đonhântốphụthuộc.

Marketing điểm đến(MTDD) điểmđến dulịch

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

- Kết quả phân tích EFA riêng từng thang đo nhân tố phụ thuộc cho thấy:TrịsốcủaKMOcủamỗikháiniệmđềuđạt(từ0,832đến0,888)lớnhơn0,5 vàSigcủa Bartlett‟sTestlà0,000nhỏhơn0,05cho thấycácbiếnquansátnàycó tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố khám phá(EFA).Dữliệurúttríchđược4nhântốtương ứngvới 4kháiniệmnghiêncứucủa mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích được đều lớn hơn50% (từ 74,010% đến 82,521%) điều này có nghĩa là hơn 50% biến thiên củamỗinhântốđƣợcgiảithíchtốtbởicácbiếnquansátthuộctừngnhómnhântố.

Bên cạnh đó, giá trị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lênnhântốmànóhộitụ(>0,5). ĐểđảmbảosựrúttríchlàphùhợpđốivớiphântíchEFAnhóm3nhântố (MTDD, THKDL, QLDD), thì phương pháp trích nhân tố Principal AxisFactoring với phép xoay Promax vẫn đƣợc sử dụng để tiến hành phân tíchEFAthêmlầnnữa.

Bảng4.8Kếtquảphântíchnhântốkhámphá(EFA)nhóm3nhântố(marketingđiểmđ ến,cácnhântốthuhút kháchdulịch,quảnlý điểmđến).

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhóm 3 nhân tố(marketingđiểmđến,cácnhântốthuhútkháchdulịch,quảnlýđiểmđến)choth ấy:Trịsố của KMO đạt 0,906 > 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000 50%) điều này có nghĩa là 69,254% biến thiêncủa3nhântốđƣợcgiảithíchtốtbởicácbiếnquansátnày.Bêncạnhđó,giátrị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ(>0,5).

Vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhântốphụthuộc,kếtquảcácnhómnhântốđƣợcrúttríchnhƣsau:

- Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát MTDD1, MTDD2, MTDD3,MTDD4, MTDD5,tươngứngvớikháiniệm marketingđiểmđến.

- Nhân tố 2 bao gồm các biến quan sát THKDL1, THKDL2, THKDL3,THKDL4, THKDL5, tương ứng với khái niệm các nhân tố thu hút khách dulịch.

- Nhân tố 3 bao gồm các biến quan sátQLDD1, QLDD2, QLDD3,QLDD4,tươngứngvớikháiniệmquảnlý điểmđến.

- Nhântố4baogồmcácbiếnquansátNLCT2,NLCT3,NLCT4,NLCT5,nhântố nàytươngứngvới kháiniệmNLCT.

Phân tíchnhântố khẳngđịnh(CFA)

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) khi phân tíchCFAđểđolườngmứcđộphùhợpcủamôhìnhvớithôngtinthịtrường,ngườita thường sử dụng Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); Chỉ sốthích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index); Chỉ số Tucker và Lewis(TLI_ Tucker và Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square ErrorApproximation); Chỉ số GFI Mô hình đƣợc xem là thích hợp với dữ liệu thịtrườngkhikiểmđịnhChi-squarecóP- value0,8CMIN/df ≤ 3,RMSEA ≤ 0,08 thì mô hình đƣợc xem là phùhợp với dữ liệu thị trường, hay tương thích với dữ liệu thị trường, nếu các chỉsố đạt giá trị thấp hơn lân cận thì mô hình vẫn có thể tương thích với dữ liệuthịtrường.

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là mộttrong các kỹ thuật thống kê nhằm phục vụ cho mô hình cấu trúc tuyến tính,CFAchochúngtakiểmđịnhcácbiếnquansá tđạidiệnchocácnhân t ốtốt đến mức nào CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợpkhi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đómối quan hệ hay giả thuyết (có đƣợc từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biếnquan sát và nhân tố cơ sở thì đƣợc nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trướckhitiếnhànhkiểmđịnhthốngkê.

Thang đo đƣợc xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa củacác thang đo lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (Gerbring và Anderson, 1988;Hairvàcộngsự,1992).

Sửdụngphươngphápphântíchnhântốkhẳngđịnh( C o n f i r m a t o r y Facto r Analysis - CFA) để kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trướclàmnềntảngchomộttậphợpcácquansátkhông.Từkếtquảphântíchnhânt ốkhámphá(EFA)có:13nhântốđƣợcrútratừ56biếnquansát(biếnNNL3,NCKDL1 bị loại do hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường không đạtyêu cầu) để tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA), đƣợc thểhiện nhƣ sau:Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố quyết địnhnănglựccạnh tranhđiểmđến du lịch ở Bạc Liêu.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảosáttrựctiếp450 du kháchtạiBạcLiêu năm2018

Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốquyếtđịnh nănglựccạnhtranh điểmđến dulịchởBạcLiêu (đãchuẩnhóa).

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố quyếtđịnhnănglựccạnhtranhđiểmđếndulịchởBạcLiêu,chothấy:

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p- value)tại1%nêncáckháiniệmđạtgiátrịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.9 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđonhântốđộclập.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Bảng4.10Giátrị ƣớc lƣợngmối quanhệ củamôhình trongphân tích nhântốkhẳngđịnh(CFA)thangđonhântốđộclập.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

4.4.3.1 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố ảnhhưởngđếnmarketingđiểmđến

Nguồn:Kếtquảxửlý sốliệu từ 450bảng câu hỏiđượcphỏng vấn trực tiếpnăm2018

Hình 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđến marketingđiểmđến(đãchuẩn hóa).

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩa thốngkê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmđạtgiá trịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng4.11Hệsốtươngquantrongphântíchnhântốkhẳngđịnh(CFA)thangđocác yếutốảnhhưởngđếnmarketingđiểm đến.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Bảng4.12Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ củamô hìnhtrong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđocácnhântốảnhhưởngđếnmarketingđiểmđến.

Nguồn:Kếtquảtínhtoántừ mẫu khảosáttrựctiếp 450du khách tạiBạcLiêu năm2018

4.4.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố ảnhhưởngđếnthuhútkháchdulịch

Nguồn:Kếtquảxử lý sốliệu từ 450bảng câu hỏiđượcphỏng vấn trực tiếpnăm2018

Hình 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđếnthuhút kháchdulịch(đãchuẩnhóa).

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p- value)tại1%nêncáckháiniệmđạtgiátrịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.13 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnthuhútkháchdu lịch.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Bảng4.14Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ củamô hìnhtrong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđocácnhântốảnhhưởngđếnthuhútkháchdulịch.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Nguồn:Kếtquảxử lýsốliệu từ 450bảng câuhỏiđượcphỏng vấn trực tiếpnăm2018

Hình 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđếnquảnlý điểmđến (đãchuẩnhóa).

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucó ýnghĩa thốngkê (p-value)tại1%nên cáckháiniệmđạtgiátrịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.15 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnquảnlýđiểmđến.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Bảng4.16Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ củamô hìnhtrong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđocácnhântốảnhhưởngđếnquảnlýđiểmđến.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tốmarketingđiểmđến(đã chuẩn hóa).

- Các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 và các trọng số chƣa chuẩn hóađềucóýnghĩathốngkê(p-value)tại 1%nêncáckháiniệmđạtgiátrịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.17 Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ của mô hình trong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđocácnhântốmarketingđiểmđến.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

4.4.3.5 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố thu hútkháchdulịch

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố thuhútkháchdulịch (đãchuẩnhóa).

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p-value)tại

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng4.18Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ củamô hìnhtrong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđonhântố thuhútkháchdulịch.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm

Nguồn:Kếtquảtínhtoántừ mẫu khảosáttrựctiếp 450du khách tạiBạcLiêu năm2018

Hình 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố quảnlýđiểmđến (đãchuẩnhóa).

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p-value)tại

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.19 Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ của mô hình trong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđocácnhântố quảnlýđiểmđến.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm

4.4.3.7 Phântíchnhântốkhẳngđịnh(CFA)thangđo n h â n tố n ă n g lựccạnhtranhđiểmđếndulịchở BạcLiêu

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình 4.8 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố

- Cáctrọng sốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p-value)tại

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng 4.20 Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ của mô hình trong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđo nhântố NLCT điểmđếndulịchởBạcLiêu.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình4.9Kếtquảkiểmđịnhmôhìnhtới hạn(đãchuẩnhóa). Kếtquảkiểmđịnhmô hìnhtớihạnchothấy:

Bảng4.21Hệsốtươngquantrongphântíchnhântốkhẳngđịnh(CFA)thangđonhâ ntốđộclập.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

- Cáctrọngsốchuẩnhóađềulớn hơn0,5vàcáctrọngsố chƣachuẩnhóađềucóýnghĩathốngkê(p- value)tại1%nêncáckháiniệmđạtgiátrịhộitụ.

- Mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường và các hệ số tương quan giữacácnhómđềunhỏhơn1(khôngcótươngquangiữacácbiếnquansát)nênđạttínhđơ nhướng.

- Hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê(p-value)tại1%nêncáckháiniệmnàyđạtgiátrịphânbiệt.

Bảng4.22Giá trị ƣớc lƣợng mối quan hệ củamô hìnhtrong phân tích nhân tốkhẳngđịnh(CFA)thangđonhântốđộclập.

Mốiquanhệ Chƣachuẩnhóa Đã chuẩnhóa Trọngsố S.E C.R P-value Trọngsố

Mốiquanhệ chuẩnhóa Trọngsố S.E C.R P-value Trọngsố

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Môhìnhcấu trúctuyếntính(SEM)

4.4.4.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình lý thuyết bằng mô hình cấutrúctuyếntính(SEM)

Sau khi phân tích CFA, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM nhằmxác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thànhphần đến các khía cạnh nâng cao NLCT điểm đến, phân tích SEM đƣợc tiếnhành phân tích bắt đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó tiếnhành hiệu chỉnh mô hình để có đƣợc mô hình tốt hơn Sử dụng mô hình cấutrúctuyếntính(SEM)đểkiểmđịnhmôhìnhnghiêncứuđãđềxuất.

Trong kiểm định giả thiết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyếntính SEM có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp phân tích đa biến truyềnthống như hồi quy bội, hồi quy đa biến vì nó có thể tính được sai số đo lườngvà ước lượng được các giả thuyết nghiên cứu cũng nhƣ các mô hình nghiêncứuphứctạp.

Kếtquảkiểmđịnhmô hìnhnghiêncứubằng SEM lần1 chothấy:

Nguồn:Kếtquảtính toántừ mẫu khảo sáttrựctiếp 450 dukhách tại Bạc Liêu năm2018

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

- Các trọng số chƣa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (p-value) tại 1%,ngoại trừ trọng số của nhân tố NNL và nhân tố HDLS là không có ý nghĩathốngkêlàtại p-value =1%.Vìvậy,tiếnhànhloạilầnlƣợtcácnhântốnàyđểchạy lại kiểm định SEM lần 2 Cụ thể, khi chạy kiểm định SEM lần 2, sẽ loạinhântốNNL.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

- Các trọng số chƣa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (p-value) tại 1%,ngoại trừ trọng số của nhân tố HDLS là không có ý nghĩa thống kê là tại p-value = 1% Vì vậy, khi tiến hành chạy kiểm định SEM lần 3, sẽ loại nhân tốHDLS.

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình4.11Kếtquảkiểmđịnh môhìnhnghiên cứubằngSEM(đãchuẩnhóa)lần 2.

Bảng4.25Giátrịướclượngmốiquanhệcủamôhìnhtrongphântíc hSEMlần3(lần cuối).

Chƣachuẩnhóa Đã chuẩn Mối quan hệ hóa

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Hình4.12Kếtquả kiểmđịnh môhìnhnghiên cứubằngSEM(đãchuẩnhóa)lần 3(lầncuối).

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảosáttrựctiếp450 du kháchtạiBạcLiêu năm2018

Nhƣ vậy, kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM thể hiệnrằng: Giữa các khái niệm (thành phần) có quan hệ (tương quan) với nhau mộtcáchý nghĩa, cụ thểlà:

- Nhân tố marketing điểm đến, các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lýđiểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịchở Bạc Liêu Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thànhphầnđếnNLCTđiểmđếndulịchởBạcLiêutheothứtựgiảmdầnnhƣsau: marketing điểm đến (0,196); quản lý điểm đến (0,171); các nhân tố thu hútkháchdulịch(0,167).

- Nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thươnghiệu: có tác động tíchc ự c m ộ t c á c h t r ự c t i ế p đ ế n m a r k e t i n g đ i ể m đ ế n , v à c ó tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đếnmarketingđiểm đếntheothứtựgiảm dầnnhƣsau:pháttriểnsảnp h ẩ m (0,337),nhucầukháchdulịch(0,228),xâydựngth ƣơnghiệu(0,155).

- Nhân tố sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến: có tácđộng tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch, và có tác động tíchcực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu Trong đó, hệsố chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến thu hút kháchdu lịch theo thứ tự giảm dần nhƣ sau: sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến(0,358),sựkiệnđiểmđến (0,34).

- Nhân tố kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch: có tác động tíchcực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến, và có tác động tích cực một cáchgián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu Trong đó, hệ số chuẩn hóathể hiện mức độ tác động của các thành phần đến quản lý điểm đến theo thứ tựgiảm dần nhƣ sau: kết cấu hạ tầng (0,593), hoạt động kinh doanh du lịch(0,211).

Nói cách khác, để nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, cần đềxuất những hàm ý quản trị sao cho có tác động tích cực đến nhân tố phát triểnsản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu, sự hấp dẫn về tựnhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến, kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanhdu lịch cũng nhƣ tác động tích cực đến marketing điểm đến; quản lý điểm đến;cácnhântốthuhútkháchdulịch.

4.4.4.2 Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình bằngphươngpháp Boostrap

SửdụngphươngphápBoostrapđểkiểmđịnhmứcđộtincậycủacácướclượng trong mô hình nghiên cứu, với số mẫu lặp lại là N = 450 lần Kết quảkiểm định bằng Boostrap cho thấy có xuất hiện độ chệch (CR) giữa các ƣớclƣợng, nhƣng giá trị tuyệt đối của các độ chệch này là rất nhỏ, đều nhỏ hơnhoặcbằng2nênkếtluậncácướclượngtrongmôhìnhcóthểtincậyđược.

Mốiquanhệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Ghi chú: SE: Sai lệch chuẩn; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: Trungbình; Bias: độ chênh lệch giữa trung bình và hệ số chuẩn hóa; SE-Bias: Sai lệch chuẩn củađộchênh lệch; CR:độchệch

- Giả thuyết H1: Nhân tố nhu cầu khách du lịch tác động cùng chiều đếnmarketingđ i ể m đ ế n ở m ứ c ý n g h ĩ a 1 % , g i ả t h u y ế t n g h i ê n c ứ u đ ƣ ợ c c h ấ p nhận.

- Giả thuyết H2: Nhân tố phát triển sản phẩm tác động cùng chiều đếnmarketingđ i ể m đ ế n ở m ứ c ý n g h ĩ a 1 % , g i ả t h u y ế t n g h i ê n c ứ u đ ƣ ợ c c h ấ p nhận.

- Giả thuyết H3: Nhân tố xây dựng thương hiệu tác động cùng chiều đếnmarketingđ i ể m đ ế n ở m ứ c ý n g h ĩ a 1 % , g i ả t h u y ế t n g h i ê n c ứ u đ ƣ ợ c c h ấ p nhận.

- Giả thuyết H4: Nhân tố hấp dẫn tự nhiên tác động cùng chiều đến thuhútkháchdulịchở mứcýnghĩa1%,giảthuyếtnghiêncứuđƣợcchấp nhận.

- Giả thuyết H6: Nhân tố các sự kiện điểm đến tác động cùng chiều đếnthu hút khách du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu đƣợc chấpnhận.

- Giả thuyết H7: Nhân tố hoạt động kinh doanh du lịch tác động cùngchiều đến quản lý điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu đƣợcchấpnhận.

- Giả thuyết H8: Nhân tố kết cấu hạ tầng tác động cùng chiều đến quản lýđiểmđến ở mứcýnghĩa1%,giảthuyếtnghiêncứuđƣợcchấpnhận.

- Giả thuyết H10: Nhân tố marketing điểm đến tác động cùng chiều đếnnâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứuđƣợcchấpnhận.

- Giả thuyết H11: Nhân tố thu hút khách du lịch tác động cùng chiều đếnnâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứuđƣợcchấpnhận.

- Giả thuyết H12: Nhân tố quản lý điểm đến tác động cùng chiều đếnnâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứuđƣợcchấpnhận.

Hai thang đo: Hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu(H5) và nguồn nhân lực phục vụ du lịch (H9) bị loại khỏi mô hình, do 2 nhântố này tác động không nhiều đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu theo đánhgiácủadukhách.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Giữa các khái niệm (thành phần) cóquan hệ (tương quan) với nhau một cách ý nghĩa, vẫn đạt độ giá trị phân biệt.Cụthể nhƣsau:

- Nhân tố marketing điểm đến; các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lýđiểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịchở Bạc Liêu Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thànhphần đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu theo thứ tự giảm dần nhƣ sau:marketing điểm đến (0,196); quản lý điểm đến (0,171); các nhân tố thu hútkhách du lịch (0,167) Do marketing điểm đến có quá trình liên hệ với kháchdu lịch tiềm năng để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến, ý định du lịchcủa du khách và hơn hết là địa điểm, sản phẩm du lịch cuối cùng mà khách dulịch chọn lựa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Còn quản lý điểm đếnnhằm đáp ứng các điều kiện đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ về bảo đảm anninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường, tránh thiếu sót trong quản lý Nhữnghoạt độngnày đƣợcthực hiện theocơ chếquản lý trực tiếp, đểt ạ o n ê n t í n h bền vững của điểm đến Còn đối với nhân tố thu hút khách du lịch thì có cáchphản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, tổ chức kinh doanh với giá cảhợp lý, nguồn nhân lực phục vụ tốt Do đó, xếp theo mức độ tác động thìmarketing điểm đến đƣợc du khách đánh giá quan trọng hơn quản lý điểm đếnvànhântốthuhútkháchdulịch.

PHÂNTÍCH CẤUTRÚCĐANHÓM

Kiểmđịnhsựkhácbiệttheogiớitínhcủađápviên

Nộidung Chi-square Độtựdo(df)

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Kết quả kiểm định cho thấy: p-value = 0,353 ≥ 0,05; có nghĩa là chấpnhận giả thuyết H0, bác bỏ H1 Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến Vì vậy, chọn mô hình bấtbiến Khi chọn mô hình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trongmối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viênnam và nữ (Phụ lục 6).Trong thực tế, mọi khâu hành trình du lịch từ việc lựachọn điểm đến cho tới dịch vụ du lịch đều do du khách nam và nữ ra quyếtđịnh dựa trên nhu cầu sở thích bản thân Nhìn chung, giới tính nam và nữ đềucó nhu cầu đi du lịch nhƣ nhau, và đều có nhận thức chung về marketing điểmđến, thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến có ảnh hưởng đến NLCT điểmđến Do đó, các điểm du lịch cần cung cấp nhiều thông tin giới thiệu cho nhómkhách này, làm tốt hơn nữa công tác truyền thông, tăng cường xúc tiến mạnhmẻ hình ảnh du lịch, nhân viên tại các điểm đến có thái độ phục vụ tốt, giá cảdịch vụ phù hợp, có các hoạt động du lịch hấp dẫn góp phần nâng cao chấtlƣợngtạiđiểmđến.

Kiểmđịnhsựkhácbiệttheotuổicủađápviên

Theo tuổi của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn đƣợc chia làm 4 nhóm: (1) Từ18đếndưới30tuổi;(2)Từ30đếndưới42tuổi;(3)Từ42đếndưới55tuổi;

(4) Từ 55 tuổi trở lên Trong đó số lƣợng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhómtừ 18 đến dưới 30 tuổi (chiếm 37,56%), tiếp đến là nhóm từ 42 đến dưới 55tuổi (chiếm 25,33%), tiếp đến là nhóm từ 30 đến dưới 42 tuổi (21,78%), cònlại là nhóm từ 55 tuổi trở lên (chiếm 15,33%) Vì vậy, để tăng độ tin cậy củaphépkiểmđịnh,nghiêncứusắpxếp lạithànhhainhóm:(1)Từ18đếndưới42tuổi;(2)Từ42tuổitrởlên.

Bảng 4.31 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhauvềđộtuổi.

Nộidung Chi-square Độtựdo(df)

Nguồn:Kếtquảtính toántừmẫu khảo sáttrựctiếp 450du kháchtạiBạc Liêunăm2018

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lựccạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa hai nhóm đáp viên khác nhau vềđộ tuổi cho thấy: p-value = 0,251 ≥ 0,05; có nghĩa là chấp nhận giả thuyết

H0,bác bỏ H1 Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi-square giữa mô hìnhkhả biến và mô hình bất biến Vì vậy, chọn mô hình bất biến Khi chọn môhình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữaMTDD, THKDL, QLDD đếnNLCT giữa nhóm đáp viênk h á c n h a u v ề đ ộ tuổi (Phụ lục 6) Nhiều báo cáo quốc tế cho thấy, cộng đồng yêu thích du lịchcóxuhướngtăngtrưởngmạnhmẻtrongnhữngnămgầnđây,nhữngngườitrẻ,nhữngng ườicótuổitạmxacuộcsốngthóiquenthườngngày,muốnkhámphánhững nền văn hóa mới; thích trải nghiệm những chuyến đi du lịch, tự do làmđiềumìnhthích,vàtậnhưởngcảmgiácđượclàchínhmìnhmộtcáchtrọnvẹn.Mặc dù nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi, nhƣng có nhìn nhận chung, thíchkhám phá, thích trải nghiệm, thích đi du lịch và thống nhất với các nhân tốmarketing điểm đến, thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến có ảnh hưởngđếnNLCTđiểmđến.

HÀM ÝQUẢNTRỊ

KIẾNNGHỊ

ĐÓNG GÓPVỀLÝTHUYẾTVÀTHỰCTIỄNCỦALUẬNÁN

Ngày đăng: 04/09/2023, 21:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.4 Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đangpháttriểntạiMỹ. - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 2.4 Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đangpháttriểntạiMỹ (Trang 35)
Hình 2.6 Mô hình nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đếndulịchcủa (Goffi,2017) - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 2.6 Mô hình nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đếndulịchcủa (Goffi,2017) (Trang 40)
Bảng 2.7 Tổng hợp các giả thuyết và mô hình nghiên cứun g h i ê n   c ứ u v ề NLCTđiểm đếndulịch - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Bảng 2.7 Tổng hợp các giả thuyết và mô hình nghiên cứun g h i ê n c ứ u v ề NLCTđiểm đếndulịch (Trang 93)
Bảng 3.4 Bảng thống kê số lƣợng quan sát cần thu thập tại mỗi địa điểm tiếnhànhphỏngvấn - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Bảng 3.4 Bảng thống kê số lƣợng quan sát cần thu thập tại mỗi địa điểm tiếnhànhphỏngvấn (Trang 118)
Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân  tốquyếtđịnh nănglựccạnhtranh điểmđến dulịchởBạcLiêu (đãchuẩnhóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốquyếtđịnh nănglựccạnhtranh điểmđến dulịchởBạcLiêu (đãchuẩnhóa) (Trang 155)
Bảng   4.9   Hệ   số   tương   quan   trong   phân   tích   nhân   tố   khẳng   định   (CFA) thangđonhântốđộclập. - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
ng 4.9 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđonhântốđộclập (Trang 156)
Hình 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân  tốảnhhưởngđến marketingđiểmđến(đãchuẩn hóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđến marketingđiểmđến(đãchuẩn hóa) (Trang 162)
Hình 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân  tốảnhhưởngđếnthuhút kháchdulịch(đãchuẩnhóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđếnthuhút kháchdulịch(đãchuẩnhóa) (Trang 165)
Bảng  4.13  Hệ  số  tương   quan   trong   phân   tích  nhân  tố   khẳng  định   (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnthuhútkháchdu lịch. - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
ng 4.13 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnthuhútkháchdu lịch (Trang 165)
Hình 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđếnquảnlý điểmđến (đãchuẩnhóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tốảnhhưởngđếnquảnlý điểmđến (đãchuẩnhóa) (Trang 168)
Bảng  4.15  Hệ  số  tương   quan   trong   phân   tích  nhân  tố   khẳng  định   (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnquảnlýđiểmđến. - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
ng 4.15 Hệ số tương quan trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thangđocácyếutốảnhhưởngđếnquảnlýđiểmđến (Trang 168)
Hình 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tốmarketingđiểmđến(đã chuẩn hóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tốmarketingđiểmđến(đã chuẩn hóa) (Trang 170)
Hình 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố  thuhútkháchdulịch (đãchuẩnhóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố thuhútkháchdulịch (đãchuẩnhóa) (Trang 173)
Hình 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố  quảnlýđiểmđến (đãchuẩnhóa). - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
Hình 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố quảnlýđiểmđến (đãchuẩnhóa) (Trang 175)
Bảng  4.31 Kết  quả  kiểm định sự  khác  biệt  giữa  hai  nhóm  đáp viên khác nhauvềđộtuổi. - Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Ở Bạc Liêu.docx
ng 4.31 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhauvềđộtuổi (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w