1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu đề cương cầu thép

35 2,5K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

tài liệu đề cương cầu thép

ĐỀ CƯƠNG CẦU THÉP Câu 1: Đặc điểm chung và phạm vi áp dụng của cầu thép? a. Đặc điểm chung - Thép là vật liệu có khả năng chịu lực cao cảkhi chịu kéo cũng như khi chịu nén, do vậy có thể dùng thép đểxây dựng mọi loại cầu như cầu dầm, cầu dàn, cầu vòm, cầu treo… - Trọng lượng bản thân của cầu thép nhỏ hơn so với cầu bê tông…, do vậy cầu thép có thể vượt khẩu độ lớn. - Thép là vật liệu có môđun đàn hồi cao nên cầu thép có độ cứng đủ đáp ứng trong điều kiện khai thác bình thường, mặt khác nhờ tính dẻo nên cầu thép có khả năng chịu tác động của tải trọng xung kích. - Thép là vật liệu dễ gia công, có thể chế tạo thành nhiều hình dáng thích hợp với các loại cầu khác nhau. Cầu thép dễ công nghiệp hóa, vận chuyển, lao lắp do đó dễ bảo đảm chất lượng, độ tin cậy cao, rút ngắn thời gian thi công ở hiện trường. - Tuy nhiên cầu thép cũng có những nhược điểm như: + Chịu tác động của môi trường, nhất là trong điều kiện ẩm, mặn… thép dễ bị gỉ làm tăng giá thành duy tu bảo dưỡng. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã dùng thép không gỉ hoặc sơn bảo vệ có chất lượng cao, tuổi thọ của loại sơn này từ 15 đến 20 năm hay sử dụng các biện pháp chống gỉ khác. + Ở những nước phải nhập khẩu thép, giá thành cầu thép có thể cao hơn giá thành cầu bê tông. b. Phạm vi áp dụng Do các tính chất đặc biệt như trên, thép thường được sử dụng trong các loại cầu sau đây: - Cầu nhịp lớn, tải trọng nặng. Ở nước ta hầu hết cầu trung và cầu lớn trên đường sắt đều là cầu thép. - Cầu di động: cầu quay, cầu cất… 1 - Cầu có yêu cầu thời gian thi công ngắn: cầu quân sự, cầu đảm bảo giao thông… Câu 2. Các sơ đồ kết cấu và các kích thước cơ bản của cầu dầm thép? a. Kết cấu nhịp giản đơn Ưu nhược điểm Kết cấu nhịp giản đơn là loại được sửdụng nhiều nhất do có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, thi công, dễ duy tu, sửa chữa, khi đó chiều cao kiến trúc thường nhỏ, giảm đất đắp sau mố, phù hợp với cầu đi trên. Nói chung giá thành rẻ. Tuy nhiên khó thỏa mãn các yêu cầu mỹ quan. Thích hợp cho khẩu độ vừa và nhỏ. Kích thước cơ bản - Chiều cao dầm chủ. Chiều cao (h) của dầm chủ ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật và giá thành công trình. Xác định chiều cao h cần căn cứ vào các yâu cầu sau: + Trọng lượng dầm nhỏ. + Bảo đảm độ cứng trong mặt phẳng thẳng đứng f ≤ [f]. Quy trình 22TCN -18 – 79 quy định: Độ võng f được xác định theo hoạt tải thẳng đứng tiêu chuẩn. Với nhịp giản đơn thì [f] được lấy bằng : [f]=1/400L, với cầu thành phố và cầu trên đường ô tô cấp I, II, III, IV; [f]=1/300L, với cầu đường ô tô cấp V, VI; [f]=1/800L, với cầu đường sắt. Trong đó L là khẩu độ tính toán. + Kích thước, trọng lượng các mảnh dầm đáp ứng được điều kiện chuyên chở, lao lắp. + Chiều cao kiến trúc nhỏ, giảm khối lượng đất đắp đường đầu cầu. + Sử dụng tốt các thanh, tấm thép cán có kích thước thông thường, mối nối dọc ít, tốt nhất là theo chiều cao không có mối nối. Có thể xác định chiều cao dầm theo công thức: Trong đó: α – hệ số lấy bằng 2,5 đến 2,7; 2 M – mômen uốn tính toán ở mặt cắt giữa dầm; R – cường độ tính toán của thép làm dầm chủ; δ – bề dày sườn dầm. Ngoài ra, có thể xác định chiều cao dầm chủ theo kinh nghiệm sau đây dựa trên chiều dài nhịp: - Chiều dày sườn dầm (δ): Chiều dày sườn dầm được chọn theo tính toán chịu cắt và đảm bảo ổn định cục bộ. Có thể xác định chiều dày sườn dầm theo công thức sau: Quy trình 22TCN–18–79 quy định chiều dày sườn dầm không được nhỏ hơn 10mm đối với dầm tán nối, 12mm đối với dầm hàn nối. - Bề rộng bản cánh (b c ): Bề rộng bản cánh phải thỏa mãn điều kiện tối thiểu: Trong đó: + b – bề rộng cánh nằm ngang của thép góc; + δ– bề dày của sườn dầm; + 5mm – độ chìa ra tối thiểu của bản cánh so với thép góc; và thỏa mãn điều kiện tối đa: Trong đó: - tổng chiều dày các bản thép của cánh dầm; + a 1 – khoảng cách từ hàng đinh ngoài cùng trên thép góc cánh đến mép ngoài cùng của bản cánh; + a 2 – khoảng cách từ hàng đinh ngoài cùng trên tập bản thép cánh đến mép ngoài cùng. 3 Quy trình 22TCN–18–79 quy định thép góc liên kết sườn dầm với cánh dầm không được nhỏ hơn L100x100x10. - Bề dày bản cánh: Quy trình 22TCN–18–79 quy định: bề dày mỗi tấm thép của cánh không nhỏ hơn 10mm và không lớn hơn 20mm. Bề dày của tất các tấm thép cánh bao gồm cả cánh nằm ngang của thép góc không được lớn hơn 4,5d, nếu dùng hai búa tán thì không được lớn hơn 5,5d, trong đó d là đường kính đinh tán. Số lượng bản thép trong tập bản cũng không được vượt quá 7 đến 9. b. Kết cấu nhịp liên tục Ưu nhược điểm So với cầu dầm giản đơn nhịp liên tục có những ưu, nhược điểm sau: - Khẩu độ càng lớn thì nhịp liên tục càng kinh tế hơn. - Giảm kích thước trụ do không có lực đẩy ngang (trừ trụ có bố trí gối cố định). Một cách chính xác là ở trụ có gối di động cũng có lực đẩy ngang nhưng nhỏ. - Chiều cao dầm có thể thay đổi để đảm bảo yêu cầu mỹ quan. - Cấu tạo phức tạp. - Phát sinh ứng suất phụ do gối lún không đều và do thay đổi nhiệt độ. Đặc điểm cấu tạo - Khẩu độ nhịp: + Khi có hai nhịp có thể dùng khẩu độ bằng nhau. + Khi có ba nhịp thường lấy như sau: l b : l g = 0,7 ÷ 0,8. + Khi có năm nhịp, l b : l bg : l g = 0,4 ÷ 0,75 ÷ 1. Trong đó: + l b – chiều dài nhịp biên; + l g – chiều dài nhịp giữa; + l bg – chiều dài nhịp trung gian nối nhịp biên và nhịp giữa. - Chiều cao dầm: Thường lấy chiều cao dầm tương ứng theo chiều dài nhịp h/l = 1/20 , tuy nhiên đối với cầu có chiều dài lớn chiều cao dầm thường thay đổi để đảm bảo mỹ quan và kinh tế. Câu 3. cấu tạo mặt cắt ngang dầm đặc, dầm hộp áp dụng trong cầu dầm thép. Cấu tạo các sườn tăng cường và nhiệm vụ của chúng? a. Mặt cắt ngang dầm Mặt cắt ngang dầm đặc và dầm hộp thường có dạng như trên hình b. Sườn tăng cường 4 Để đảm bảo ổn định cho sườn dầm người ta đặt thêm vào sườn dầm các sườn tăng cường đứng và có thể cả sườn tăng cường ngang bằng thép góc hoặc thép bản. Việc bố trí sườn tăng cường phải căn cứvào tính toán ổn định cục bộ sườn dầm chủ; tại các vị trí có liên kết ngang nhất thiết phải bố trí sườn tăng cường đứng. Sườn tăng cường nên đặt đối xứng ở cả hai bên của sườn dầm, trong quy trình 22TCVN–272–05 không quy định phải bố trí sườn tăng cường đối xứng hai bên sườn dầm và với các dầm biên thường chỉ bố trí sườn tăng cường đứng ở phía trong trừ sườn tăng cường đứng ở gối. 1. Cánh dầm; 2. Sườn tăng cường đứng; 3. Sườn tăng cường ngang; 4. Sườn dầm chủ. - Bề dày của sườn tăng cường không được nhỏ hơn 1/15 bề rộng cánh nhô ra của dầm chủ và không nhỏ hơn 10mm. - Các đầu của sườn tăng cường đứng phải được tựa khít vào cánh dầm. Nên có bản thép đệm đặt giữa đầu sườn và cánh dầm chịu kéo, bản đệm có bề dày 16 đến 20mm, bề rộng 30 đến 40mm. Cho phép hàn trực tiếp đầu sườn tăng cường với bản thép của cánh dầm chịu nén hay với bản cánh dưới của dầm ở gối. Miếng đệm được hàn đính vào đầu sườn tăng cường và không hàn vào cánh chịu kéo. - Tại gối sườn tăng cường được bố trí dày hơn. Đối với những dầm có chiều cao lớn, riêng sườn tăng cường đứng không đủ đảm bảo ổn định cục bộ cho sườn dầm thì phải bố trí thêm sườn tăng cường ngang. Khoảng cách từ sườn tăng cường ngang đến cánh chịu nén của dầm chủ lấy như sau: + Khi dùng một sườn: (0,20 ÷ 0,25)h; + Khi dùng hai hay ba sườn: sườn thứ nhất (0,15 ÷ 0,20)h; sườn thứ hai (0,40÷0,50)h; sườn thứ ba đặt trong khu vực chịu kéo của sườn dầm, trong đó h là chiều cao sườn dầm chủ. Khi có cả sườn tăng cường đứng và sườn tăng cường ngang thì mômen quán tính của các sườn này đối với trục qua trọng tâm của nó và song song với mặt phẳng sườn dầm không nhỏ hơn các giá trị sau: - Với sườn tăng cường ngang - Với sườn tăng cường đứng 5 nhưng không nhỏ hơn 1,5hδ 3 và không lớn hơn 7hδ 3 Trong đó: + h – chiều cao sườn dầm; + b – bề dày sườn dầm; + a – khoảng cách giữa hai sườn tăng cường đứng; + δ– bề dày sườn tăng cường. Ở chỗ giao nhau giữa sườn tăng cường đứng và ngang nên để sườn ngang và mạch hàn gắn nó với sườn dầm chạy liên tục, còn sườn tăng cường đứng cắt rời và liên kết với sườn ngang bằng đường hàn góc, nếu sườn tăng cường đứng liên tục thì sườn ngang gián đoạn phải gắn với sườn đứng bằng mạch hàn thấu suốt toàn bộ bề dày sườn. Cấu tạo sườn tăng cường 1. Sườn tăng cướng đứng; 2. Sườn tăng cường ngang; 3. Lỗ khoét; 4. Thép đệm. Ở chỗ tiếp giáp giữa sườn tăng cường đứng và ngang với cánh dầm hoặc bản tiết điểm nằm ngang của hệ liên kết dọc thì ở sườn tăng cường đứng nên khoét lỗ hình chữ nhật có góc làm tròn, kích thước lỗ cao 80 ÷120mm, rộng 50 ÷ 80mm, bán kính góc tròn không nhỏ hơn 20mm. Sườn tăng cường của dầm hộp có thể làm bằng thép bản, thép góc hoặc thép chữ T. Câu 4. các kiểu cấu tạo mối nối dầm chủ, ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng của chúng, cách tạo vồng bằng mối nối? a. Mối nối dầm chủ Cần thiết phải có mối nối dầm chủ là do hai yêu cầu chính: kích thước thép cán (thép tấm, thép hình…) hạn chế, chẳng hạn thép I thường có chiều dài 12m, thép tấm có chiều dài 6m nhưng chiều dài dầm chủ thường lớn hơn; thứ hai là khi dầm chủ dài như thế không thể nối ghép ngay ở công xưởng vì khó vận chuyển do đó cần chế tạo thành từng đoạn để nối ghép ở công trường. Như vậy có những mối nối tiến hành ở công xưởng, nhưng cũng có mối nối phải tiến hành ở công trường. - Yêu cầu đối với mối nối + Tại mối nối thép cơ bản bị gián đoạn, phải có các thành phần phụ, bản táp đủ thay thế để truyền lực, tránh ứng suất tập trung và không có bộ phận nào bị quá tải. + Mối nối phải đơn giản, dễ thực hiện, có thể định hình. + Nếu tạo vồng bằng mối nối thì phải đúng độ vồng thiết kế. b. Mối nối sườn dầm 6 - Sườn dầm chịu lực cắt là chính nên hạn chế mối nối ở chỗ có lực cắt lớn. Sườn dầm thường nối theo kiểu đối đầu, có hai bản nối ghép đối xứng để giảm số lượng đinh, không nối chồng tránh truyền lực lệch tâm và tăng số lượng đinh. - Nối sườn dầm bằng bản táp có chiều cao lọt vào trong khoảng giữa hai thép góc của cánh trên và cánh dưới không tốt vì khi đó các thép góc phải làm việc quá tải. - Nên có bản táp phủ lên cánh thép góc như vậy thép góc không quá tải và giảm bớt số đinh vì các đinh ở xa làm việc nhiều hơn. Có thể dùng thép góc để nối thép góc nhưng tốt hơn là dùng thép bản vì như vậy không phải gọt sống của thép góc nối Mối nối sườn dầm a. Bản táp không phủ lên cánh thép góc; b. Bản táp có bản phủ lên cánh thép góc và ở 4 góc có 4 bản lót phụ dày bằng cánh đứng thép góc. c. Mối nối bản cánh - Mối nối bản cánh chịu mômen nên tránh mối nối ở nơi có mômen lớn. - Mối nối bản cánh có thể là đối đầu, so le hoặc kết hợp đối đầu và so le. - Cánh dầm có thể có thép bản và thép góc, thép bản được nối bằng thép bản còn thép góc có thể nối bằng thép góc hoặc thép bản. - Mối nối đối đầu đơn giản nhưng tốn nhiều bản táp, nếu tiết diện bản cánh lớn thì mối nối này không phù hợp. Mối nối cánh dầm a. Nối đối đầu; b. Nối so le; c. Nối kết hợp. 1. Cánh dầm chủ; 2. Sườn dầm chủ; 3. Thép góc cánh; 4. Bản táp cánh; 5. Thép góc nối ghép; 6. Bản táp sườn dầm chủ. 7 - Mối nối so le có bản cánh và thép góc cánh gián đoạn ở nhiều vịtrí khác nhau, mối nối này tốn ít bản táp, tuy vậy để vận chuyển đến công trường thì gặp khó khăn do đầu các bản thép thừa ra quá mỏng nên dễ cong vênh, việc lắp ghép tại công trường cũng khó khăn do các khối dầm chỉ thuận tiện khi cẩu nâng hạ theo phương thẳng đứng. - Mối nối kết hợp : ở đây trình bày mối nối bản cánh gồm ba bản thép và hai thép góc cánh. Hai tấm thép cánh F 2 và F 3 được liên kết nhờ hai bản táp Đ 1 và Đ 2 , tấm thép cánh Đ 1 được liên kết nhờ bản táp trên cùng Đ 1 Cánh nằm ngang của thép góc nhường chỗ cho bản đệm Đ 2 , còn bản thân nó được liên kết nhờ thép góc táp 5. Còn lại 6 là bản táp sườn dầm. d. Cách tạo vồng bằng mối nối - Có nhiều cách tạo vồng nhưng tạo vồng bằng mối nối vừa dễ thi công vừa kinh tế, trừ trường hợp dầm ngắn không cần phải nối thì khi đó thường không cần tạo vồng. + Đối với dầm có một mối nối thì cả hai đoạn dầm đều đặt dốc để tạo vồng. + Đối với những dầm có hai mối nối thường những đoạn giữa đặt nằm ngang, còn hai đoạn đầu đặt dốc để tạo vồng. Trường hợp dầm có từ ba mối nối trở lên cách tạo vồng cũng làm tương tự. Cách tạo vồng cho dầm một mối nối Giả sử dầm gồm hai đoạn có chiều dài l 1 , l 2 cần tạo độ vồng là f v . Muốn vậy cần đặt các đoạn dầm nghiêng với mặt nằm ngang góc α 1 và α 2 . Để đạt được điều đó bản táp sườn dầm 2 được đặt sao cho cột đinh trên đoạn có chiều dài l 1 , l 2 nghiêng với trục thẳng đứng những góc tương ứng là α 1 và α 2 . Dễ dàng thấy rằng thỏa mãn điều đó thì dầm sẽ đạt được độ vồng f v , nghĩa là tại mặt cắt có mối nối đáy mặt cắt cao hơn đường nối đỉnh hai gối tại vị trí đó một đoạn đúng bằng f v . Nối tạo vồng từhai đoạn dầm Cách tạo độvồng cho dầm có hai mối nối 8 Thường trong trường hợp này ta đặt cho đoạn dầm giữa nằm ngang các đoạn đầu và cuối nghiêng với đoạn giữa những góc α 1 và α 3 để ở vị trí mối nối đạt được độ vồng là f v Tạo vồng từ ba đoạn dầm Ở mối nối đoạn 1 và đoạn 2, cột đinh trên l 2 bố trí thẳng đứng, còn cột đinh trên đoạn 1 lệch đi một góc α 1 . Mối nối đoạn 2 và 3 cũng được thực hiện tương tự như trên. Câu 5. cấu tạo và nhiệm vụ của các hệ liên kết sử dụng trong cầu dầm thép? a. Hệ liên kết Liên kết hệ thống dầm chủ có hệ liên kết ngang và hệ liên kết dọc. b. Hệ liên kết ngang Hệ liên kết ngang liên kết các dầm chủtạo cho dầm chủ có độ cứng ngang. Liên kết ngang tham gia vào việc phân phối tải trọng đều hơn cho các dầm chủ, ngoài ra các liên kết ngang ở gối còn để kích dầm khi cần sửa chữa v.v cũng chính vì vậy mà liên kết ngang ở đầu dầm thường được cấu tạo chắc chắn hơn các liên kết ngang khác. 0.4 dn dc h h≥ (theo tiêu chuẩn 79) dn dc h h≥ theo tiêu chuẩn 272-05 Chiều cao dn h càng lớn càng tốt Các dạng liên kết ngang 1. Dầm chủ; 2. Sườn tăng cường đứng; 3. Liên kết ngang; 4. Bản nút hệ liên kết ngang. Liên kết ngang có thể làm bằng thép [, thép L Liên kết ngang có thể liên kết trực tiếp vào sườn tăng cường đứng, cũng có thể liên kết với sườn tăng cường đứng thông qua bản tiết điểm của liên kết ngang 9 c. Hệ liên kết dọc Hệ liên kết dọc chủyếu đểchịu các lực ngang tác dụng lên kết cấu nhịp (lực gió, lực lắc ngang…). Hệ liên kết dọc cùng hệ liên kết ngang tạo cho mạng dầm có độ cứng chống xoắn nên cũng có quan điểm cho rằng hệ liên kết dọc cũng góp phần phân phối đều hơn tải trọng thẳng đứng cho các dầm chủ khi tải trọng đặt lệch tâm. Theo quy trình Nhật bản: cầu dầm đặc tiết diện chữ I nói chung phải có hệ liên kết dọc trên và dưới để truyền tải trọng ngang một cách điều hòa lên gối cầu. Trong cầu dầm đặc chạy trên dầm chủ liên kết với bản mặt cầu bằng thép (bản trực hướng), hoặc bằng bê tông cốt thép (dầm liên hợp) để chống lại biến dạng ngang thì có thể không cần hệ liên kết dọc trên. Nếu cầu không vượt quá 25m và có bố trí liên kết ngang cứng thì có thể bỏ qua hệ liên kết dọc dưới, nhưng đối với cầu cong thì không thể bỏ qua. Trong cầu ôtô khi cầu có nhiều dầm chủ thì có thể bố trí hệ liên kết dọc cho từng cặp hai dầm một, còn giữa các cặp thì chỉ có liên kết ngang. Các thanh của hệ liên kết dọc có thể cấu tạo bằng 1 hoặc 2 thép góc, hai đầu thanh được hàn, tán đinh hoặc bắt bulông cường độcao vào bản tiết điểm của hệ liên kết dọc, các bản tiết điểm này được gắn trên sườn của dầm chủ. Bản tiết điểm của hệ liên kết dọc có thể cấu tạo thành 2 miếng để sườn tăng cường đứng không bị gián đoạn ở chỗ giao với bản tiết điểm. Các thanh của hệliên kết ngang cũng được coi là một thanh của hệ liên kết dọc. Cấu tạo hệliên kết dọc 1. Dầm chủ; 2. Liên kết ngang; 3. Liên kết dọc; 4. Bản nút của hệ liên kết dọc. Cầu đường sắt có mặt cầu đặt trực tiếp lên dầm chủ nhất thiết phải bốtrí cả liên kết dọc trên và dưới. Giữa mặt trên của cánh thanh liên kết dọc và của bản nút đến đáy tà vẹt phải có khoảng hở lớn hơn 4cm để khi tà vẹt bị võng xuống không đè vào các thanh hay bản nút của hệ liên kết dọc. Câu 6. Tính toán nội lực cho dầm chủ trong cầu dầm thép? a. Xác định nội lực cho dầm chủ Nội lực do tĩnh tải sinh ra 10 [...]... cốt thép) Trong cầu đường xe lửa dầm liên hợp tuy có tăng tĩnh tải phần mặt cầu nhưng giảm bớt khối lượng thép Mặt khác đường ray đặt trên tà vẹt và tà vẹt được đặt trên máng đá dăm hoặc đặt trực tiếp lên bản bê tông qua đệm đàn hồi có chất lượng tốt Trong cầu dầm giản đơn dùng cầu liên hợp rất phù hợp vì toàn bộ bản mặt cầu bằng bê tông trên suốt chiều dài nhịp đều nằm trong khu vực chịu nén Cầu liên... liên hợp? a Nguyên lý làm việc của dầm liên hợp Dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép gồm hai loại vật liệu: bản bê tông cốt thép và dầm thép, liên kết với nhau bằng các neo Bản vừa làm việc với tư cách bản mặt cầu, vừa là một thành phần của dầm chủ Do đặc điểm cấu tạo như trên nên dầm liên hợp tiết kiệm thép cho dầm chủ, ngoài ra bản mặt cầu còn thay thếcho hệliên kết dọc trên nên nếu cần chỉ bố trí... liên kết cánh dầm thép với bản bê tông cốt thép người ta dùng các loại neo Sau đây nghiên cứu cấu tạo các loại neo b Neo trong cầu dầm liên hợp Neo thường làm bằng thép, liên kết với cánh trên dầm bằng đường hàn, đinh tán hoặc bulông cường độ cao Có hai loại neo chính: neo cứng và neo mềm  Neo cứng Neo cứng thường cấu tạo từ thép bản, thép chữ I, thép góc Ở Pháp trong neo cứng bằng thép góc người ta... theo ý muốn Tuy nhiên dầm liên hợp có nhược điểm là tĩnh tải mặt cầu lớn Dầm liên hợp làm việc theo hai giai đoạn: - Giai đoạn I: Lắp xong dầm thép và các liên kết, đổ bê tông tại chỗ hoặc lắp ghép bản mặt cầu nhưng mặt cầu chưa liên kết cứng với dầm thép Ở giai đoạn này mới chỉ có dầm thép làm việc nên các đặc trưng hình học của dầm thép còn được gọi là đặc trưng 19 hình học giai đoạn I Tĩnh tải giai... cốt thép và các phần đổ cùng bản…, tĩnh tải này được ký hiệu là qItc (tĩnh tải tiêu chuẩn) và qItt (tĩnh tải tính toán) - Giai đoạn II: Sau khi dầm thép đã liên kết cứng với bản bê tông cốt thép Tĩnh tải giai đoạn II gồm có lớp phủ mặt cầu, lan can tay vịn, lề người đi, … Tĩnh tải này được ký hiệu là qIItc và qIItt Mặt cắt dầm ở giai đoạn II là mặt cắt liên hợp giữa dầm thép và bản bê tông cốt thép, ... hợp Bản bê tông cốt thép mặt cầu cùng tham gia chịu uốn với dầm chủ nên cấu tạo hợp lý của dầm giản đơn là cánh trên của dầm thép phải nhỏ hơn cánh dưới, trừ những dầm ngắn dùng thép I định hình mới có hai cánh bằng nhau Dầm liên hợp giảm được khối lượng thép của dầm chủ và tăng đáng kể độ cứng của dầm nhờ chiều cao của dầm tăng lên (chiều cao của dầm liên hợp bao gồm chiều cao dầm thép, chiều cao vút... của cầu ô tô và cầu thành phố trong mọi trường hợp trị số a đều giảm đi 30% Đối với kết cấu chủ yếu chịu nén Câu 9: Kiểm tra điều kiện độ cứng và dao động của dầm chủ trong cầu dầm thép? a Kiểm tra điều kiện độ cứng và tính độ vồng xây dựng Để đảm bảo điều kiện cứng độ võng do hoạt tải sinh ra phải nhỏ hơn hoặc bằng độ võng cho phép: trong đó: – hệ số phân bố ngang của hoạt tải; qtđ– tải trọng rải đều... chiều dài nhịp đều nằm trong khu vực chịu nén Cầu liên tục và cầu mút thừa có những đoạn dầm chịu mômen âm, mặt cầu sẽ chịu kéo, khi đó hoặc không cho bản mặt cầu tham gia chịu lực bằng cách không tạo liên kết giữa dầm thép với bản bê tông cốt thép hoặc vẫn cho bản tham gia chịu lực nhưng có các biện pháp kèm theo nhưép trước bản bê tông cốt thép, hoặc kích gối trung gian trước khi đổ bê tông, sau khi... dựng, với cầu dầm biện pháp dùng mối nối là tin cậy và được dùng khá phổ biến b Kiểm tra chu kỳ dao động Điều 1.53 Quy trình 22TCN–18–79 quy định: Trong kết cấu nhịp dầm kim loại giản đơn của cầu đường sắt chu kỳ tính toán của dao động tự do theo phương ngang cầu 14 không được vượt qúa 0,01L giây và không lớn hơn 1,5 giây (L là khẩu độ tính bằng mét) Trong kết cấu nhịp cầu ô tô, cầu thành phố và cầu bộ... tĩnh tải giai đoạn II: + Ứng suất ởmép trên bản bê tông cốt thép: + Ứng suất ởmép dưới bản bê tông cốt thép: + Ứng suất ởmép trên dầm thép: + Ứng suất ở đáy dầm thép: Trong đó: MIItt , Mhtt – mômen uốn tính toán do tĩnh tải giai đọan II và do hoạt tải; ytb , ydtb , ytIIt , ydIIt – khoảng cách từ mép trên và dưới của bản bê tông cốt thép và dầm thép đến trục trung hòa của tiết diện tính đổi (xtđ); Lấy . dùng thép đểxây dựng mọi loại cầu như cầu dầm, cầu dàn, cầu vòm, cầu treo… - Trọng lượng bản thân của cầu thép nhỏ hơn so với cầu bê tông…, do vậy cầu thép có thể vượt khẩu độ lớn. - Thép là. nặng. Ở nước ta hầu hết cầu trung và cầu lớn trên đường sắt đều là cầu thép. - Cầu di động: cầu quay, cầu cất… 1 - Cầu có yêu cầu thời gian thi công ngắn: cầu quân sự, cầu đảm bảo giao thông… Câu. nhập khẩu thép, giá thành cầu thép có thể cao hơn giá thành cầu bê tông. b. Phạm vi áp dụng Do các tính chất đặc biệt như trên, thép thường được sử dụng trong các loại cầu sau đây: - Cầu nhịp

Ngày đăng: 17/06/2014, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w