95 4.5.Một số mô hình nhà máy nhiệt điện sử dụng trấu làm nguồn nhiên liệu đầu vào trên thế giới và tại Việt Nam... - Hình 1.9 Các loại bã nông nghiệp được sử dụng tạo nhiên liệu sinh h
Trang 13 Nội dung của đề tài 2
4 Giới hạn của đề tài 2
5 Phương pháp thực hiện 3
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu 3
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát 3
5.3 Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng 3
5.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 3
5.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP 4
1.1 Định nghĩa về phế phẩm nông nghiệp 4
1.2 Nguồn gốc phát sinh phế phẩm nông nghiệp 4
1.3 Phân loại phế phẩm nông nghiệp 4
1.3.1 Bã nông nghiệp 4
1.3.2 Chất thải từ chăn nuôi gia súc 5
1.4 Thu gom, xử lý và tái chế phế phẩm nông nghiệp 5
1.5 Tổng quan về rơm rạ 6
1.5.1 Nguồn gốc của rơm rạ 6
1.5.2 Hiện trạng rơm rạ tại Việt Nam 8
1.5.3 Ứng dụng của rơm rạ hiện nay 9
1.5.3.1 Sử dụng rơm rạ trồng nấm 9
1.5.3.2 Sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ 11
1.5.3.3 Sử dụng rơm rạ sản xuất dầu sinh học. 12
1.5.3.4 Sử dụng rơm rạ tạo ra điện 17
1.5.3.5 Sử dụng rơm trong thủ công mỹ nghệ. 17
Trang 21.6 Tổng quan về vỏ trấu 19
1.6.1 Nguồn gốc của vỏ trấu 19
1.6.2 Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam 20
1.6.3 Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay 21
1.6.3.7 Vỏ trấu làm sản phẩm vật liệu xây dựng nhẹ không nung 27
1.6.3.8 Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng. 28
1.6.3.9 Vỏ trấu còn có thể làm nguyên liệu xây dựng sạch 29
1.7 Tổng quan về bã mía 30
1.7.1 Nguồn gốc bã mía 30
1.7.2 Hiện trạng bã mía tại Việt Nam 30
1.7.3 Các ứng dụng của bã mía hiện nay 31
1.7.3.1 Sử dụng bã mía trong công nghệ trồng nấm linh chi 31
1.7.3.2 Ứng dụng bã mía trong xử lý nước thải chăn nuôi 32
1.7.3.3 Sử dụng bã mía làm ván ép 33
1.7.3.4 Làm vật liệu siêu bền từ bã mía. 34
1.7.3.5 Sử dụng bã mía tạo ra điện 34
1.7.3.6 Sử dụng bã mía trong hàng thủ công mỹ nghệ. 35
1.8 Tổng quan về chất thải chăn nuôi 36
1.8.1 Nguồn gốc chất thải chăn nuôi 36
1.8.2 Hiện trạng chất thải chăn nuôi tại Việt Nam 37
1.8.3 Các ứng dụng của chất thải chăn nuôi hiện nay 37
1.8.3.1 Sử dụng ủ biogas 37
1.8.3.2 Sử dụng làm phân bón. 39
1.8.3.3 Sử dụng làm thức ăn cho thủy sản 41
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 42
2.1 Điều kiện tự nhiên 42
2.1.1 Vị trí địa lý 42
2.1.2 Địa hình địa chất 43
Trang 32.1.5.1 Tài nguyên nước. 48
2.1.5.2 Tài nguyên sinh vật. 48
2.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản. 50
2.2 Hiện trạng kinh tế -xã hội -dân số 51
2.2.1 Dân số 51
2.2.1.1 Quy mô và sự phân bố. 51
2.2.1.2 Cơ cấu dân số. 52
2.2.2 Kinh tế 53
2.2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 53
2.2.2.2 Nông nghiệp-nông thôn. 54
2.2.2.3 Công nghiệp xây dựng. 56
2.2.2.4 Thương mại-dịch vụ. 58
2.2.3 Văn hóa - xã hội 59
2.2.3.1 Giáo dục đào tạo 59
2.4.1.1 Chất thải sinh hoạt 63
2.4.1.2 Chất thải công nghiệp. 63
2.4.1.3 Chất thải y tế. 63
2.4.2 Nước thải 64
Trang 42.4.2.1 Nước thải sinh hoạt. 64
2.4.2.2 Nước thải sản xuất 64
2.4.3 Không khí 64
CHƯƠNG III KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 65
3.1 Nội dung và phương pháp khảo sát 66
3.1.1 Nội dung khảo sát 66
3.1.2 Địa điểm khảo sát 67
3.1.3 Số mẫu khảo sát 68
3.1.4 Phương pháp khảo sát 69
3.2 Kết quả khảo sát 69
3.2.1 Về cơ cấu cây trồng - vật nuôi 69
3.2.2 Về số lượng phế phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi 70
3.2.3 Về các hình thức tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp 73
3.2.3.1 Các hình thức tái sử dụng đối với vỏ trấu. 73
3.2.3.2 Các hình thức tái sử dụng đối với rơm rạ. 75
3.2.3.3 Hình thức tái sử dụng bã mía. 78
3.2.3.4 Các hình thức tái sử dụng các phế phẩm từ cây ăn quả 78
3.2.3.5 Hình thức sử dụng chất thải chăn nuôi (phân heo) 79
4.2 Những hạn chế trong loại hình sản xuất điện hiện nay 93
4.3 Những hạn chế trong việc cung cấp điện hiện nay trên phạm vi cả nước và tại tỉnh Đồng Tháp.
94
4.4 Những biện pháp khắc phục các hạn chế trên tại các địa phương 95
4.5.Một số mô hình nhà máy nhiệt điện sử dụng trấu làm nguồn nhiên liệu đầu vào trên thế giới
và tại Việt Nam 96
Trang 54.5.1 Trên thế giới 96
4.5.2 Tại Việt Nam. 97
4.6 Đề xuất mô hình nhà máy nhiệt điện chạy bằng trấu cho tỉnh Đồng Tháp 97
4.6.1 Cơ sở đề xuất mô hình 97
4.6.1.1 Khả năng tạo ra điện của vỏ trấu 97
4.6.1.2 Nhu cầu dùng điện của người dân và khả năng cung cấp điện của điện lưới quốc gia.
102
4.6.1.3 Lợi ích kinh tế. 103
4.6.1.4 Yếu tố môi trường 104
4.6.1.5 Lợi thế của địa phương. 104
4.6.2 Các bước thực hiện mô hình 104
4.6.2.1 Xác định mục tiêu của nhà máy. 104
4.6.2.2 Xác định nơi đặt nhà máy 105
4.6.2.3 Xác định công suất nhà máy. 105
4.6.2.4 Công nghệ sử dụng trong nhà máy 105
4.6.2.5 Tìm nguồn nhiên liệu cho nhà máy 106
4.6.2.6 Giảm phí vận chuyển và kho bãi 106
4.6.3 Các biện pháp hỗ trợ 107
4.6.3.1 Cơ quan Nhà Nước.107
4.6.3.2 Hỗ trợ của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh 108
4.6.3.3 Hỗ trợ của các Sở ban Ngành liên quan. 108
4.6.3.4 Hỗ trợ từ các nhà chuyên môn, các trường Đại học 108
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CĐNN & CNSTH : Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
- cm : Centimet – đơn vị đo độ dài
-Cty CP : Công ty cổ phần
-ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
-ĐBSH : Đồng bằng song Hồng
-EM : Effective Microoganism – vi sinh vật có ích
-EVN : Vietnam Electricity - tập đoàn điện lực Việt Nam.-GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản lượng nội địa.-GMP : Good Manufacturing Practice – tiêu chuẩn đánh giáquy trình sản xuất trong dược phẩm
-Ha : Hecta – đơn vị đo diện tích
-Kg : Kilogram- đơn vị đo khối lượng
-Km : Kilomet - đơn vị đo độ dài
-Kcal : Kilo calo – đơn vị đo nhiệt lượng
-KW : Kilo-oát - đơn vị dùng để đo mật độ điện tích
-KCN : Khu công nghiệp
-MW : Mega-oát – đơn vị dung để đo mật độ điện tích
-mA : Mili Ampe – đơn vị đo độ lớn của dòng điện
-MJ : Megajun – đơn vị đo giá trị nhiệt lượng
-m3/s : Mét khối trên giây - đơn vị dùng để đo lương lượngnước
-NLSH : Năng lượng sinh học
Trang 7-N/m2 : Newton trên mét vuông – là đại lượng cho biết mức độcủa lực tác dụng trên một đơn vị diện tích tiếp xúc.
-NLMT : Năng lượng mặt trời
-pH : Chỉ tiêu dung đánh giá tính axit hay bazo
-PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
-THPT : Trung học phổ thông
-USD : United States dollar- đồng đô la Mỹ
-V : Vôn – đơn vị đo độ lớn của dòng điện
-VNĐ : Việt Nam đồng – đơn vị tiền tệ của Việt Nam
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
-Bảng 1.1 Thành phần hóa học của rơm rạ
- Bảng 1.2 Thành phần tro của rơm rạ
- Bảng 1.3 Thành phần hóa học của vỏ trấu
- Bảng 1.4 Chi phí sử dụng các nguồn nguyên liệu năm 2006
- Bảng 3.1 Thống kê số lượng mẫu khảo sát tại các huyện
- Bảng 3.2 Thống kê diện tích, sản lượng cây trồng - vật nuôi tại các địa bànkhảo sát
- Bảng 3.3 Thống kê lượng phế phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi phát thải ra môi trường
- Bảng 3.4 : Khối lượng vỏ trấu tại các nhà máy xay xát tại các huyện
- Bảng 3.5 Thống kê các hình thức sử dụng vỏ trấu tại các địa bàn khảo sát
- Bảng 3.6 Thống kê các hình thức sử dụng rơm rạ tại các địa bàn khảo sát
- Bảng 3.7 Thống kê các hình thức sử dụng phân heo tại các địa bàn khảo sát
- Bảng 3.8 Thống kê số hộ gia đình bị cúp điện với tần suất tương ứng và tỷ lệ %người dân ủng hộ xây dựng nhà máy điện trấu trên địa bàn khảo sát
- Bảng 4.1 Khả năng sinh nhiệt của vỏ trấu khi đốt
- Bảng 4.2 Lượng hơi nước sinh ra từ đốt vỏ trấu
- Bảng 4.3 Sản lượng điện tạo ra từ vỏ trấu
- Bảng 4.4 Nhu cầu tiêu thụ điện và lượng điện cung cấp tại hộ gia đình ở các địabàn khảo sát
- Bảng 4.5 Nhu cầu tiêu thụ điện và lượng điện cung cấp cho nhà máy, xưởngcưa tại các địa bàn khảo sát
- Bảng 4.6 So sánh giá các loại nhiên liệu dùng sản xuất điện
Trang 9- Hình 1.6 Thu hoạch nấm rơm
- Hình 1.7 Nấm rơm sau khi làm sạch
- Hình 1.8 Các loại cây trồng được dùng sản xuất nhiên liệu sinh học
- Hình 1.9 Các loại bã nông nghiệp được sử dụng tạo nhiên liệu sinh học
- Hình 1.10 Các loại thực vật dùng sản xuất dầu sinh học
- Hình 1.11 Sơ đồ hệ nhiệt phân rơm rạ
- Hình 1.12 Tranh phong cảnh làm từ rơm
- Hình 1.13 Những ngôi nhà được làm bằng rơm xưa và nay
- Hình 1.14 Cây lúa
- Hình 1.15 Vỏ trấu
- Hình 1.16 Vỏ trấu được đổ bỏ ra sông
- Hình 1.17 Lò đốt trấu dùng trong sinh hoạt
- Hình 1.18 Lò nung gạch sử dụng trấu
- Hình 1.19 Máy ép củi trấu
- Hình 1.20 Thanh củi trấp sau khi ép
- Hình 1.21 Sản phẩm làm từ vỏ trấu
- Hình 1.22 Vật liệu aerogel cách âm và cách nhiệt
Trang 10- Hình 1.23 Tro trắng thành aerogel dạng bột.
- Hình 1.24 Mô hình trồng nấm linh chi trên bã mía
- Hình 1.25 Ô nhiễm nước thải chăn nuôi
- Hình 1.26 Mô hình lọc thử nghiệm bằng bã mía
- Hình 1.27 Bã mía
- Hình 1.28 Ván ép từ bã mía
- Hình 1.29 Hệ thống sản xuất điện từ bã mía ở nhà máy đường
- Hình 1.30 Các mẫu chậu làm từ bã mía
- Hình 1.31 Quá trình tạo thành biogas
- Hình 1.32 Hầm biogas được xây dựng trong trại chăn nuôi
- Hình 1.33 Trộn phân trong khi ủ
- Hình 1.34 Phân đã ủ xong
- Hình 1.35 Nuôi heo và cá ở hộ gia đình
- Hình 1.36 Nuôi heo và cá ở trang trại
- Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
- Hình 2.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2010
- Hình 2.3 Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010
- Hình 2.4 Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010
- Hình 2.5 Cây và hoa tràm trong khu du lịch Xẻo Quýt
- Hình 2.6 Các loài động vật đặc trưng ở Đồng Tháp
- Hình 2.7 Dân số trung bình tỉnh Đồng tháp phân theo giới tính
- Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức tái sử dụng vỏ trấu
- Hình 3.2 Các hình thức sử dụng vỏ trấu tại các địa bàn khảo sát
Trang 11- Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các hình thức tái sử dụng rơm rạ.
- Hình 3.4 Các hình thức sử dụng rơm rạ
- Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức sử dụng bã mía tại ĐBSCL
- Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức sử dụng phân heo
- Hình 4.1 Các loại đập thuỷ điện
- Hình 4.2 Quy trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện
- Hình.4.3 Nhà máy nhiệt điện Cà Mau (trái), nhà máy nhiệt điện Cần Thơ (phải)
- Hình 4.4 Sơ đồ cấu tạo lò phản ứng hạt nhân
- Hình 4.5 Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận
- Hình 4.6 Phiến pin quang điện
- Hình 4.7 Các công trình thử nghiệm pin mặt trời nối điện lưới quốc gia
- Hình 4.8 Nhà máy điện gió ở Bình Thuận
- Hình 4.9 Mô hình địa nhiệt kiểu Dry srteam
- Hình 4.10 Mô hình nhà máy địa nhiệt kiểu Flash steam
- Hình 4.11 mô hình nhà máy địa nhiệt kiểu Binary –cycle
- Hình 4.12 Sơ đồ công nghệ sản xuất điện từ việc đốt trấu
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
Trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng như hiện nay, thì con người buộc phải tìmnhững nguồn năng lượng mới để thay thế nguồn năng lượng sử dụng nhiên liệu hóathạch là điều tất yếu Một trong những nguồn năng lượng đang được quan tâm gầnđây nhất là nguồn năng lượng được tạo ra từ phế phẩm nông nghiệp Việc tận dụngphế phẩm nông nghiệp, ngoài hiệu quả về năng lượng thì còn có hiệu quả tích cực vềmôi trường
Các chất phế thải từ phụ phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, lõi ngô,
bã mía, xơ dừa, rơm rạ, là nguồn nhiên liệu khổng lồ, những nguồn nhiên liệu nàyluôn sẵn có và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng diện tích canh tác và năng suấtcây trồng
Việt Nam với thế mạnh là một đất nước nông nghiệp, đa dạng các loại phế phẩmnông nghiệp Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhiên liệu quan trọng này vẫn chưa đượcquan tâm, sử dụng, phân phối hiệu quả Việc sử dụng các phế thải nông nghiệp trongsinh hoạt nông thôn ngày càng giảm dần và được thay thế bằng các nguồn nhiên liệuthuận lợi hơn Phần lớn được đem đi thải bỏ dẫn đến các tác động tiêu cực đến môitrường và lãng phí tài nguyên Chính vì thế nên cần phải sớm có các giải pháp thíchhợp để giải quyết vấn đề trên
Trang 132 Mục đích của đề tài.
Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuấtđiện tại tỉnh Đồng Tháp
3 Nội dung của đề tài.
- Tổng quan về phế phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng phế phẩm nôngnghiệp hiện nay
- Thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp
- Khảo sát cơ cấu cây trồng vậy nuôi tại tỉnh Đồng Tháp và ước tính lượng phếphẩm nông nghiệp phát sinh
- Tìm hiểu về các hình thức tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp của người dân tạicác địa bàn khảo sát
- Khảo sát chất lượng dịch vụ cấp điện mà người dân đang sử dụng
- Phân tích nhu cầu về tiêu thụ điện năng và đề xuất mô hình nhà máy điện trấutại tỉnh Đồng Tháp cùng các biệp pháp hỗ trợ
4 Giới hạn của đề tài.
- Phạm vi khảo sát chỉ tập trung khảo sát 8 huyện trong tổng số 1 thành phố, 2 thị
xã, 9 huyện của tỉnh Đồng Tháp
- Nội dung khảo sát tập trung vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt là trồnglúa và chăn nuôi heo
Trang 14- Các giải pháp đề xuất chỉ tập trung đối với việc tái sử dụng các phế phẩm củatrồng lúa đặc biệt là vỏ trấu.
5 Phương pháp thực hiện.
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu.
Thu thập các thông tin liên quan đến phế phẩm nông nghiệp, cách phân loại phếphẩm nông nghiệp, các ứng dụng trong thực tế
Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát.
Lập phiếu điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu liên quan đến diện tích canhtác, quy mô chăn nuôi, và các hình thức tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp của ngườidân từ trước đến nay
5.3 Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng.
Tham khảo ý kiến người dân về phương án sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp
để sản xuất điện năng phục vụ người dân
5.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực môi trường, năng lượng để đềxuất hướng tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện
5.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được Đánh giá hiện trạng sửdụng phế phẩm nông nghiệp dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế Từ đó đềxuất các giải pháp khai thác nguồn nhiệt lượng tiềm năng từ phế phầm nông nghiệp
Trang 15CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1 Định nghĩa về phế phẩm nông nghiệp.
Phế phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp[12]
1.2 Nguồn gốc phát sinh phế phẩm nông nghiệp.
Phế phẩm nông nghiệp phát sinh trong quá trình chế biến các loại cây công nghiệp,cây lương thực, cây hoa màu, sản xuất hoa quả, thực phẩm, sinh ra từ hoạt động chănnuôi, [12]
1.3 Phân loại phế phẩm nông nghiệp.
1.3.1 Bã nông nghiệp.
Chất thải nông nghiệp là các chất dư thừa sau các vụ thu hoạch Chúng có thể đượcthu gom với các thiết bị thu hoạch thông thường cùng lúc hoặc sau khi gặt hái Cácchất thải nông nghiệp bao gồm thân và lá bắp, rơm rạ, vỏ trấu, mía, Ở một số nơi,đặc biệt những vùng khô, các chất bã cần phải được giữ lại nhằm bổ sung các chấtdinh dưỡng cho đất cho vụ mùa kế tiếp Tuy nhiên, đất không thể hấp thu hết tất cả cácchất dinh dưỡng từ cặn bã, các chất bã này không được tận dụng tối đa và bị mục rữalàm thất thoát năng lượng
Hình 1.1 Các loại bã nông nghiệp
Trang 161.3.2 Chất thải từ chăn nuôi gia súc.
Chất thải từ chăn nuôi gia súc, như phân trâu, bò, heo và gà, có thể được chuyểnthành gas hoặc đốt trực tiếp nhằm cung cấp nhiệt và sản xuất năng lượng Phần lớnphân gia súc có hàm lượng methane khá cao nên các bánh phân được dùng như nhiênliệu cho việc nấu nướng Tuy vậy, phương pháp này khá nguy hiểm vì các chất độchại sinh ra từ việc đốt phân là nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, là nguyênnhân gây ra 1,6 triệu người chết mỗi năm ở các nước đang phát triển [11] Các chấtthải gia súc có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và tạo ra điện năngthông qua các phương pháp tách methane và phân hủy yếm khí
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi thế giới đã pháttriển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Ngành chăn nuôi thế giới hiệnchiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (không kể diệntích đất bị băng bao phủ) Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệptoàn cầu [11] Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩmquan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiệntượng tiêu cực về môi trường Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thảigây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O… chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18%hiệu ứng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trongthời gian tới [11]
1.4 Thu gom, xử lý và tái chế phế phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản thì các phụ, phế phẩm trong quátrình chế biến các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả, thực phẩm, phân gia súc, giacầm cũng rất đa dạng về chủng loại và phong phú về số lượng Và đó cũng là nỗi lo
về các bãi chứa, đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ, vỏtrấu, thân cây chuối, xơ dừa, bã mía, lõi ngô, phân gia súc,… Số liệu hàng trăm ngàntấn nông sản xuất khẩu hàng năm, tương ứng với con số gấp nhiều lần như thế về phếphẩm nông nghiệp thải ra môi trường sẽ là vấn nạn về rác, đe dọa ô nhiễm môi trườngcho các tỉnh đang có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp
Trang 17Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ,phân tán, nên việc thu gom, phân loại phụ, phế thải rất khó khăn Còn các cơ sở chếbiến nông sản, thực phẩm thì chủ yếu tập trung đầu tư cho dây chuyền sản xuất chính,
ít quan tâm tận thu, tái chế sử dụng lại phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất Nhiềudoanh nghiệp còn sản xuất trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh môi trường, huốngchi nói đến đầu tư công đoạn xử lý sản phẩm phụ, phế thải để tái chế Các phụ, phếphẩm sau khi sử dụng thường được xử lý bằng các biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổxuống hồ, ao, sông, suối vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường Chỉ một phầnnhỏ trong số đó được sử dụng làm nhiên liệu đốt, thức ăn gia súc, phân bón, còn phầnlớn đổ ra các hồ ao, cống rãnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái.Việc sử dụng các phế thải nông nghiệp trong sinh hoạt nông thôn ngày càng giảm vàdần dần được thay thế bằng các nguồn nhiên liệu thuận lợi hơn như gas, điện, Trongkhi đó, các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản lại cần rất nhiều nguồn năng lượng màhiện đang phải sử dụng các nhiên liệu hoá thạch đắt như than, dầu, gas Vì vậy, việcnghiên cứu tận dụng phế thải nông nghiệp tạo ra nguồn năng lượng, nguyên vật liệuphục vụ công nghiệp, xây dựng, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân là việclàm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay
1.5 Tổng quan về rơm rạ.
1.5.1 Nguồn gốc của rơm rạ.
Lúa là một loại cây lượng thực có hạt phổ biến ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh Câylúa khi thu hoạch thì người ta lấy hạt đem sấy khô, tách vỏ lúa ra khỏi hạt Phần hạtđược sử dụng gọi là hạt gạo, còn phần thân, gốc lúa bị bỏ trực tiếp ngoài đồng đượcgọi là rơm rạ Khi nhắc đến rơm rạ thì đa số những người nông dân đều nghĩ đến rơm
rạ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, dùng để lót chuồng trại, lợp nhà, đốt tạo ratro để bón ruộng,
Trang 18Hình 1.2 Gốc rạ Hình 1.3 Rơm.
Gốc rạ và rơm có chứa nhiều cellulose, lignin, hemicellulose, các hợp chất trich ly,
và nhiều thành phần khác
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của rơm rạ [8]
Những cách thông thường để quản lý rơm ra sau khi thu hoạch bao gồm việc thu vềlàm nhiên liệu đun nấu, đốt, rải trên đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng như là chấtche phủ cho các cây trồng v.v Mỗi cách quản lý khác nhau, về lâu dài, đều ảnh hưởngđến toàn bộ sự cân bằng và tình trạng dinh dưỡng trong đất Theo thói quen của ngườinông dân thu hoạch xong là đốt đồng Việc đốt rơm rạ không được khuyến khích vìnhiều lý do:
Đốt rơm rạ gây ra sự mất mát gần như hoàn toàn N Lượng P mất đi khoảng25%, K mất đi khoảng 20% và S mất từ 5-60% [8]
Lượng dinh dưỡng mất mát tuỳ thuộc vào cách thức đốt rơm rạ Ở những vùng
mà thu hoạch đã được cơ giới hoá, hầu như tất cả rơm rạ được để lại trên đồng
và được đốt nhanh chóng tại chỗ, vì thế sự mất mát S, P và K là nhỏ Một số nơikhác rơm rạ được để thành đống ở chỗ tuốt lúa và được đốt sau khi thu hoạch,
vì thế tro không được rải đều trên đồng, nên gây ra sự mất mát khoáng chất rất
Thành
phần Cellulose Hemicellulos
Các hợpchất trich ly
Trang 19như vậy sẽ gây nên sự chuyển dịch dinh dưỡng rất lớn từ ngoại vi vào giữaruộng, và đôi khi là từ những thửa ruộng xung quanh vào ruộng trung tâm, làmcho hiệu quả sử dụng chúng bị giảm đi rất nhiều, vì nơi quá thừa, nơi quá thiếu[8] Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ gây ra ô nhiễm không khí và mất mát dinhdưỡng, nhưng lại là biện pháp giảm giá thành và giảm thiểu sâu bệnh hại Trong lĩnh vực trồng lúa nếu có kỹ thuật canh tác tốt thì sẽ giảm lượng phân bónhóa học bón cho đất và cây rất lớn, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên đất đai,tăng chất lượng gạo, Tuy nhiên không phải là sau khi vùi rơm rạ thì chất dinh dưỡngcủa chúng sẽ được sử dụng toàn bộ cho vụ lúa kế tiếp mà chỉ sử dụng một lượng rấtnhỏ, đa số là cần có thời gian để chuyển hóa thành các chất cho cây dễ hấp thụ, nênchúng sẽ có tác dụng về lâu dài.
Bảng 1.2 Thành phần tro của rơm rạ [8]
Thành phần SiO2 K Na Các chất khác Tổng
Tỷ lệ % 72,593 2,636 0,369 24,402 100
1.5.2 Hiện trạng rơm rạ tại Việt Nam.
Rơm rạ có mặt ở những cánh đồng lúa chạy dài khắp đất nước nhưng chúng tậptrung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) Tại những vùng này thì rơm rạ được người nông dân chủ yếu dùng lótchuồng cho trâu, bò, một số ít được dùng trầm nấm, phần lớn còn lại là đổ bỏ ngoàiđồng, Theo số liệu thống kê thì năm 2010 Việt Nam có khoảng 4 triệu ha đất trồng
lúa, sản lượng năm 2010 là 38 triệu tấn lúa [13] Theo nghiên cứu của các nhà chuyên
môn thì 1 tấn thóc sẽ tạo ra 1.35 tấn rơm rạ [8] Điều này có nghĩa là hàng năm nước tathải ra khoảng 51 triệu tấn rơm rạ Nhưng khoảng 50 % được tái sử dụng để trồngnấm, lót chuồng trại, còn lại là đổ bỏ bừa bãi ngoài đồng, gây ô nhiễm môi trường Thói quen của người nông dân là sau khi gặt xong lúa thì sẽ chất rơm thành đốngngoài đồng rồi đốt cả rơm và gốc rạ Việc đốt rơm rạ không những gây ô nhiễm môitrường mà còn lãng phí một lượng rất lớn chất dinh dưỡng mà đất rất cần Các nhàkhoa học khuyến cáo người nông dân nên vùi rơm rạ vào đất bằng biện pháp cày, xới
để bổ sung dưỡng chất cho đất
Trang 20Diện tích lúa canh tác ngày càng tăng điều đó đồng nghĩa với việc là phế phẩm từtrồng lúa cũng tăng theo ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng lúa cả nước, và theo ướctính mỗi năm vựa lúa của miền Nam này tạo ra hơn 26 triệu tấn rơm rạ Với khốilượng khổng lồ như vậy thì việc giải quyết nguồn phế phẩm nông nghiệp này khôngphải là chuyện một sớm một chiều có thể làm được.
Hình 1.4 Đốt rơm ngay trục Hình 1.5 Đốt trực tiếp gốc rạ
đường giao thông ngoài đồng
1.5.3 Ứng dụng của rơm rạ hiện nay.
Đồng hành cùng với nổi lo của người nông dân thì các nhà nghiên cứu cũng tìmtòi, nghiên cứu tìm những ứng dụng mới của rơm rạ để giải quyết phần nào nạn ônhiễm môi trường nông nghiệp mà vừa tạo được thu nhập cho người nông dân
1.5.3.1 Sử dụng rơm rạ trồng nấm.
Nhằm mục đích tái sử dụng lại phế phẩm của cây lúa, tạo thêm thu nhập cho giađình, người nông dân đã tận dụng lại nguồn phế phẩm này một cách có hiệu quả Từnhiều năm qua đã tận dụng nguồn rơm sẵn có trên đồng ruộng sau khi thu hoạch đểtrồng nấm rơm Ban đầu chỉ là trồng theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, nên chỉ đủ cung cấpcho gia đình để bổ sung thêm nguồn thực phẩm mới Tuy nhiên với khối lượng rơmkhổng lồ từ những cánh đồng thì nếu trồng theo kiểu nhỏ lẻ sẽ không thể nào giảiquyết được vấn đề rác thải nông nghiệp này Thấy được điều này nên chính quyền cácđịa phương đã hướng dẫn nông dân trồng theo quy trình kỹ thuật để nâng cao chất
Trang 21lượng và sản lượng nấm Cũng nhờ chất lượng và sản lượng gia tăng, mang lại nguồnthu khá lớn nên người nông dân tiếp tục nhân rộng mô hình, mở rộng quy mô sản xuất.
Và kết quả là năm 2010 sản lượng nấm tính riêng ở ĐBSCL đã lên tới 30 ngàn tấn.tính trung bình 1kg rơm sẽ cho ra được 0,15kg nấm [7], với cách tính này thì một nămĐBSCL sẽ sử dụng hết 200.000 tấn rơm Không chỉ giải quyết được vấn đề tồn đọngrơm mà còn mang về thu nhập khá lớn cho người nông dân
Hình 1.6 Thu hoạch nấm rơm Hình 1.7 Nấm rơm sau khi làm sạch.Một ưu điểm nửa của trồng nấm bằng rơm là không cần nhiều diện tích, vốn đầu tưthấp, kỹ thuật trồng không khó lắm nếu so với hoa lan, cây kiểng nhưng lại tạo ra giátrị cao vượt trội so với nhiều cây trồng vật nuôi khác, gấp 20 lần trồng lúa và cả chụclần so với rau [7] Quá trình trồng nấm nhìn chung chỉ qua có bốn bước đơn giản:chuẩn bị rơm, chọn meo giống, xếp mô và rắc meo giống, chăm sóc và thu hoạch.Sau khi rơm được đem từ ngoài đồng về được đem đi ủ khoảng 10 - 12 ngày.Trong quá trình ủ thì tưới nước vôi lên rơm để diệt nấm tạp, rửa chất phèn, chất mặntrong rơm Kế tiếp là chọn meo giống Khi chọn được loại meo giống chất lượng tốtthì tiến hành đem rơm đã ủ xếp thành những mô và gieo meo giống dọc hai bên luống.Sau khoảng 14 - 15 ngày là có thể thu hoạch nấm
1.5.3.2 Sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ.
Sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ cho đất là một trong những biện pháp gópphần sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Có nhiều phương thức để biến rơm rạ thành
Trang 22phân hữu cơ cung cấp cho đất, nhưng về cơ bản có hai phương thức chính: là vùi trựctiếp rơm rạ vào đất bằng biện pháp cày, bừa, và đem rơm rạ ủ rồi đem bón cho đất.
Vùi trực tiếp rơm rạ vào đất
Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy
đi từ đất, nên nó có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài Mặc
dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn Nếu kết hợp song songviệc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ vào đất sẽ bảo toàn được dinhdưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn làm tăng được dự trữ dinh dưỡng chođồng ruộng Việc vùi rơm rạ vào đất ướt, sẽ gây ra tình trạng cố định tạm thời của đạm
và làm tăng lượng metan phóng thích trong đất [8], gây ra tình trạng tích luỹ khí nhàkính Khi vùi một lượng lớn rơm rạ tươi sẽ rất tốn lao động và cần có những máy mócthích hợp cho việc làm đất cũng như có thể gây ra những vấn đề về bệnh cây Việctrồng trọt chỉ nên bắt đầu sau 2 đến 3 tuần vùi rơm rạ
Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy, cày khô, nông 5 - 10cm để vùi rơm rạ vàtăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hoá có tác dụng tốt đến độ phì đấttrong hệ thống thâm canh lúa - lúa Việc cày khô, nông nên tiến hành sau 2 đến 3 tuầnsau khi thu hoạch ở những cánh đồng mà thời kỳ bỏ hoá khô - ướt giữa 2 vụ lúa tốithiểu là 30 ngày [8] Các lợi ích gồm có:
Tăng cường sự thoáng khí cho đất, nghĩa là oxy hoá Fe2+ và những chất khửkhác tích luỹ trong suốt quá trình ngập nước [8]
Tăng cường được sự khoáng hoá N và sự giải phóng P cho cây trồng sau, chođến giai đoạn phân hoá đòng [8]
Làm giảm được sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hoá [8]
Làm cho quá trình làm đất được dễ dàng hơn (thường không cần cày đất lần 2)
Sự phóng thích CH4 sẽ ít hơn so với việc vùi rơm rạ lúc làm đất ngay trước khigieo trồng [8]
Ủ rơm rạ
Phân hữu cơ sinh học được tạo ra từ rơm là sản phẩm tạo ra thông qua quá trình lênmen vi sinh vật, qua đó các hợp chất giàu cellulose được phân huỷ, trở thành mùn
Trang 23Rơm rạ sau khi thu hoạch được gom thành đống Dùng 1kg chế phẩm Vixura, 1kgphân NPK hoà vào nước, tưới đều lên rơm rạ rồi phủ nylon che kín để giữ ẩm và nhiệt.Khoảng 21 ngày, có thể mang ra ruộng làm phân bón Bà con có thể để thời gian ủ kéodài thêm để rơm rạ mủn tốt hơn Trong quá trình ủ, nếu rơm rạ bị khô, cần bổ sungnước Để xử lý 1 tấn rơm rạ cần khoảng 2 - 3kg chế phẩm Vixura, giá 13.000 – 15.000đồng/kg [15].
Sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường Phân bón hữu cơ
từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượngcây trồng
1.5.3.3 Sử dụng rơm rạ sản xuất dầu sinh học.
Năng lượng có nguồn gốc sinh học đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốcgia trền toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển Trên thế giới,nhiên liệu sinh học đang nghiên cứu nhiều là ethanol sinh học (bioethanol) và dieselsinh học (biodiesel) Ethanol sinh học được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩmnông nghiệp như mía, ngô, khoai, sắn và sau đó được pha trộn với xăng dùng cho cácđộng cơ xăng Diesel sinh học chủ yếu được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật
và được trộn với diesel dùng cho động cơ diesel Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học sảnxuất từ các nguồn này vẫn còn khá đắt Do đó, việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻhơn từ nguồn phế thải để tạo nhiên liệu sinh học là rất cần thiết
Có nhiều cách phân loại nhiên liệu sinh học (NLSH) Thông thường dựa vào nguồngốc của các nguyên liệu dùng để sản xuất NLSH có thể chia NLSH thành ba thế hệ:[8]
NLSH thế hệ thứ nhất từ các loại cây trồng ăn được như lương thực, thực phẩm,
ví dụ: mía, của cải, ngũ cốc, dầu mỡ động thực vật Nhược điểm cơ bản là đã sửdụng những nguồn tài nguyên sinh khối liên quan đến lương thực dẫn đến mất
an ninh lương thực trên thế giới
Trang 24Hình 1.8 Các loại cây trồng được dùng sản xuất nhiên liệu sinh học.
NLSH thế hệ thứ hai chủ yếu từ các phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất,sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ, ví dụ: phế thải nông lâm nghiệp (rơm rạ, trấu,
bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn…), chăn nuôi (phân súc vật, bùn cốngrãnh…) và sinh hoạt (dầu, mỡ thải) ưu điểm nổi bật là sử dụng nguồn sinh khốikhông ảnh hưởng gì đến lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và gia súcđảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời còn góp phần giảm thiểu ônhiễm
Hình 1.9 Các loại bã nông nghiệp được sử dụng tạo nhiên liệu sinh học
NLSH thế hệ thứ ba từ tảo (nước ngọt và nước biển), cây jatropha curcas (cây
Trang 25dựa vào nguồn sinh khối phong phú của các loại cây không thuộc cây lươngthực, có thể sinh trưởng hoang dại ở cả những nơi đất cằn cỗi với hàm lượngdầu cao Tuy nhiên đó mới chỉ là nghiên cứu thăm dò ban dầu còn nhiều vấn đềkhoa học và công nghệ liên quan đến canh tác, khai thác, chế biến các tàinguyên sinh khối này cần phải giải quyết trước khi nhiên liệu sinh học thế hệ baxuất hiện trên thị trường.
Hình 1.10 Các loại thực vật dùng sản xuất dầu sinh học
Hiện nay NLSH thế hệ thứ hai đươc ưu tiên nghiên cứu và sử dụng vì hầu như sẽkhông ảnh hưởng đến giá lương thực và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu Donhiệt trị của rơm rạ rất thấp (thấp hơn nhiều so với dầu mỏ) và không thuận tiện choviệc vận chuyển, tích trữ nên rơm rạ không được sử dụng như nhiên liệu công nghiệp
Vì vậy, việc chuyển hóa rơm rạ thành sản phẩm có giá trị hơn, dễ dàng vận chuyển,bảo quản, tích trữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang pháttriển.Thông thường, để chuyển hóa biomass thành nhiên liệu người ta sử dụng baphương pháp chính là thủy phân (phương pháp sinh học), khí hóa và nhiệt phân
- Phương pháp khí hóa là quá trình oxy hóa không hoàn toàn biomass ở nhiệt độcao (có thể lên đến 13000C) có sự điều chỉnh lượng khí oxy cho phù hợp Sảnphẩm của quá trình này chủ yếu là khí tổng hợp, nhưng thiết bị phức tạp
Trang 26- Quá trình thủy phân bằng enzym có ưu điểm là hiệu suất và tính chọn lọc cao,nhưng nhược điểm là khó tạo ra và nuôi sống chủng enzym thích hợp Khi thủyphân biomass, cellulose và hemicellulose có thể bị thủy phân tương đối hoàntoàn nhưng lignin gần như không bị thủy phân Nếu có thì phải đòi hỏi côngnghệ phức tạp và điều kiện thủy phân khắc nghiệt.
- Phương pháp nhiệt phân là sản phẩm thu được cả dạng khí, lỏng và rắn Hơnnữa, cũng như khí hóa, quá trình nhiệt phân có khả năng bẻ gãy liên kết hóa họccủa cả cellulose, hemicellulose và lignin, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng
Hình 1.11 Sơ đồ hệ nhiệt phân rơm rạ [8]
Rơm rạ được nhiệt phân trên hệ thiết bị tĩnh, làm việc gián đoạn Rơm rạ (5g) cókích thước trong khoảng 0,04 – 0,85mm được cho vào ống phản ứng (4) trước mỗiphản ứng Trước khi nhiệt phân 15 phút, thổi khí N2 để đuổi hết không khí trong lòphản ứng Lò phản ứng (3) được điều chỉnh nhiệt độ bởi thiết bị điều chỉnh nhiệt độ(6) Sản phẩm khí sinh ra được làm lạnh ở thiết bị làm lạnh (8) sẽ ngưng tụ lại thànhsản phẩm lỏng trong các bình hứng sản phẩm (7) [8]
Sau khi nhiệt phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng rắn, lỏng, khí Sản phẩm khígồm các khí không bị ngưng tụ như: CO, CO2, H2, CH4 và các hydrocacbon Các khínày được dùng để sấy nguyên liệu sinh khối (biomass) hoặc sử dụng trong động cơ
Trang 27chạy khí Sản phẩm rắn (than) có thể sử dụng làm than hoạt tính hoặc dùng để cấpnhiệt cho việc sấy sinh khối và tăng nhiệt độ cho lò phản ứng nhiệt phân Sản phẩmlỏng (bio-oil) là hỗn hợp của hàng trăm hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấpnhư axit axetic, metanol, axeton… chiếm từ 40 – 50% về khối lượng Pha hữu cơ cóchứa các hợp chất cacbonyl, axit, phenol, crezol, benzenđiol, các hydrocacbon thơm(như benzen, toluen Inden, và các dẫn xuất của chúng) và các hợp chất thơm đa vòng(như naphtalen, fluoren, phenanthren và các dẫn xuất của chúng) Sự phân bố của cáchợp chất này tùy thuộc vào thành phần của nguyên liệu và điều kiện nhiệt phân.
1.5.3.4 Sử dụng rơm rạ tạo ra điện.
Rơm rạ đốt lên sẽ sinh ra một lượng hơi nóng dùng để sản xuất điện Tro rơm rạ saukhi đốt bán cho các nhà máy xi măng dùng làm chất trộn lẫn với xi măng để sản xuấtloại xi măng không gây hại cho môi trường (gọi là sản phẩm thân thiện với môitrường) với giá rẻ hơn Gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường vì việc sản xuất ximăng ngày nay đóng góp tới 4% vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính [29] nên việc sảnxuất xi măng giảm đi là giảm được một phần đáng kể của nguy cơ này Không nhữngthế thành công của dự án còn đưa lại nhiều qùa tặng cho người nông dân: giảm thiểu ônhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người nông dân bên cạnh những sản phẩm thứyếu khác
Công nghệ sản xuất không có gì phức tạp mà chỉ là việc xây dựng nhà máy sử dụngtuabin được thiết kế để đốt rơm rạ giống như việc xây dựng nhà máy điện chạy bằngkhí gas, nước hay than đá Vậy nên nhà máy sản xuất điện năng từ rơm rạ ở Thái Lan
dự tính là sẽ tiết kiệm được 88.000 tấn than đá hay 59 triệu lít chất đốt là dầu
Có 4 nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ trị giá 27 triệu USD đã được xây dựng ở miềntrung Thái Lan Trong khi đó nhà máy điện ở Bali có công suất gần 22 MW cung cấpđiện cho 60.000 hộ gia đình Bali đã đưa vào sử dụng đầu năm 2006 [29]
Tại Thái lan, nhà máy điện đặt tại tỉnh Pichit sẽ tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ/năm[29] Để có đủ chừng ấy nguyên liệu để sản xuất điện năng, nhà máy đã ký 100 hợpđồng với nông dân ở các vùng lân cận Triển vọng như thế cũng đưa lại nhiều việc làmcho nông dân địa phương từ việc thu mua rơm rạ, đóng thành kiện, chuyên chở về nhà
Trang 28máy và trực tiếp tham gia sản xuất… Sản xuất điện được bán cho công ty điện quốcgia với doanh thu 9,3 triệu USD/năm.
1.5.3.5 Sử dụng rơm trong thủ công mỹ nghệ.
Rơm làm tranh
Tranh hiện đại ngoài những thủ pháp mới lạ còn là bước đột phá về vật liệu ViệtNam đã xuất hiện những thể loại tranh mới như: tranh cánh bướm, tranh ghép bằng vỏcây, tranh vỏ sò Ngoài những chất liệu kể trên thì gần đây xuất hiện thêm một chấtliệu mới để làm tranh là rơm rạ khô
Màu sắc tranh rơm phong phú và sắc nét như tranh thêu, nhưng nếu xem dưới góc
độ ánh sáng ta sẽ thấy rõ những đường sứa và độ bóng phản quang của từng cọng rơm
ép khô Để thực hiện tranh rơm hoàn chỉnh phải chọn gốc rạ vừa gặt xong, màunguyên thủy của rơm rạ phải dùng bút điện xử lý Thời gian làm một bức tranh còn tùythuộc vào kích cỡ và mức độ phức tạp hay đơn giản của bức tranh Thông thườngngười thợ mất khoảng 15 ngày cho một bức tranh kích cỡ nhỏ và mức độ phức tạp vừaphải, đôi khi họ mất vài thánh cho một bức tranh cở lớn và phức tạp hơn
Hình 1.12 Tranh phong cảnh làm từ rơm
Nhà làm bằng rơm
Nhà làm từ rơm đã có lịch sử từ những năm 1850, đặc biệt sử dụng nhiều ở cácnước nông nghiệp, lạc hậu, ít có cơ sở vật chất về vật liệu xây dựng Lúc đó, ngườinông dân chỉ sử dụng như một vật liệu thô sơ để làm nhà
Trang 29Rơm rạ là một vật liệu sau khi được chế biến có tính năng cách nhiệt rất tốt Nhiệt
từ các thiết bị gia dụng, phòng tắm, bếp đủ để giữ độ ấm cho ngôi nhà Lớp vữa bênngoài sẽ giúp cho ngôi nhà rơm được bảo vệ khỏi ngấm nước và làm cho tường nhà có
độ cứng chắc Sử dụng loại vữa không có đặc tính hóa chất gây hại môi trường và conngười Lớp vữa bên trong của ngôi nhà được sử dụng chất liệu đặc biệt cho phép cóthể linh hoạt Nhờ vậy, độ ẩm trong nhà có thể được cân bằng và thoát mát
Hình 1.13 Những ngôi nhà được làm bằng rơm xưa và nay
1.6 Tổng quan về vỏ trấu.
1.6.1 Nguồn gốc của vỏ trấu
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát Trong
vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt vàkhoảng 25% còn lại chuyển thành tro [1] Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin
và Hemicellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô
cơ Lignin chiếm khoảng 25 - 30% và cellulose chiếm khoảng 35 - 40%
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của vỏ trấu [12]
Thành phần SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O Na2O
Hàm lượng, % 90,21 0,68 0,74 1,41 0,59 2,38 0,25
Trang 30Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh vật không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxyt, đây
là thành phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực
Hình 1.14 Cây lúa Hình 1.15 Vỏ trấu
1.6.2 Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam.
Vỏ trấu có rất nhiều tại ĐBSCL và ĐBSH, hai vùng trồng lúa lớn nhất cả nước.Chúng thường không được sử dụng hết nên phải đem đốt hoặc đổ xuống sông suối đểtiêu hủy Theo khảo sát, lượng vỏ trấu thải ra tại ĐBSCL khoảng hơn 3 triệu tấn/năm,nhưng chỉ khoảng 10% trong số đó được sử dụng [1] Về sau, trấu còn được dùng đểlàm củi trấu (trấu ép lại thành dạng thanh), nhưng cũng chỉ sử dụng được khoảng12.000 tấn vỏ trấu/năm
Tại ĐBSCL, các nhà máy xay xát đổ trấu xuống sông, rạch Trấu trôi lềnh bềnh trôikhắp nơi, chìm xuống đáy gây ô nhiễm nguồn nước Tại đây, trấu chỉ có công dụngduy nhất là làm chất đốt Nhưng để sử dụng loại chất đốt cồng kềnh này, một số hộ giađình phải vận chuyển nhiều lần và phải có nhà rộng để chứa
Trang 31Hình 1.16 Vỏ trấu được đổ bỏ ra sông.
Các nhà máy xay xát của tỉnh Hậu Giang thải ra khoảng 220.000 tấn trấu, trungbình mỗi ngày, mỗi nhà máy xay xát thải ra 24,5 tấn trấu Lượng trấu thải ra khôngđược tiêu thụ ngay, ứ đọng lại Các nhà máy thường un trấu thành phân trấu, đổ thànhđống cao
Ở một số huyện vùng sâu thuộc TP Cần Thơ và tỉnh An Giang bức xúc trước tìnhtrạng một lượng lớn vỏ trấu trôi khắp mặt sông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởngđến đời sống sinh hoạt Dọc một số bờ sông ở quận Ô Môn, huyện Thới Lai, huyện Cờ
Đỏ của TP Cần Thơ như sông Thị Đội, sông Ngang sẽ thấy rất nhiều vỏ trấu trôi trênmặt sông Bờ sông ngập một màu vàng của vỏ trấu Nước sông ở những đoạn này vốn
đã ô nhiễm, giờ quyện với mùi vỏ trấu phân hủy tạo nên một mùi rất khó chịu Consông này bị ô nhiễm nặng nề nên không thể dùng nước để sinh hoat được Chính vì bịmột lượng vỏ trấu thải ra sông như thế mà người dân ở đây không có nước sinh hoạt,ảnh hưởng đến giao thông qua lại của ghe tàu cũng như việc nuôi cá ở đây bị cản trở vìdòng nước bị ô nhiễm quá nặng
1.6.3 Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay.
1.6.3.1 Sử dụng làm chất đốt.
Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăngia súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa) nhờ những ưu điểm sau: Trấu có khả năngcháy và sinh nhiệt tốt do thành phần có 75% là chất xơ Theo bảng chi phí thì 1kg trấu
Trang 32khi đốt sinh ra 3.400 Kcal bằng 1/3 năng lượng được tạo ra từ dầu nhưng giá lại thấphơn đến 25 lần (năm 2006).
Bảng 1.4 Chi phí sử dụng các nguồn nguyên liệu năm 2006.
Loại nhiên liệu Khả năng toả nhiệt (kcal/kg)
Nguyên liệu trấu có các ưu điểm nổi bật khi sử dụng làm chất đốt: Vỏ trấu sau khixay xát ở luôn ở rất dạng khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp, nhẹ, vận chuyển dễdàng Thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên việc bảoquản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư ít
Chính vì các lý do trên mà trấu được sử dụng làm chất đốt rất phổ biến Trong sinhhoạt người dân đã thiết kế một dạng lò chuyên nấu nướng với chất đốt là trấu Lò này
có ưu điểm là lượng lửa cháy rất nóng và đều, giữ nhiệt tốt và lâu Lò trấu hiện nayvẫn còn được sử dụng rộng rãi ở nông thôn
Trang 33Hình 1.17 Lò đốt trấu dùng trong sinh hoạt.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trấu cũng đưọc sử dụng rấtthường xuyên Thông thường trấu là chất đốt dùng cho việc nấu thức ăn nuôi cá hoặclợn, nấu rượu và một lượng lớn trấu được dùng nung gạch trong nghề sản xuất gạch tạikhu vực ĐBSCL
Hình 1.18 Lò nung gạch sử dụng trấu
1.6.3.2 Dùng vỏ trấu để lọc nước.
Tại thành phố Hải Dương đã có người phát minh ra cách chế tạo thiết bị lọc nước từ
vỏ trấu, có khả năng lọc thẳng nước ao, hồ thành nước uống sạch Cốt lõi của thiết bị
là một cụm sứ xốp trắng, hình trụ nằm trong chiếc bình lọc Điều đặc biệt là loại sứnày được tạo ra bằng cách tách ôxit silic từ trấu, có đặc tính lọc cực tốt, với lỗ lọc siêu
Trang 34nhỏ Thiết bị còn có khả năng khử được mùi ở nguồn nước ô nhiễm, khử chất dioxinkhi mắc nối tiếp một bình lọc có ống lọc bằng than hoạt tính Để kiểm tra tính hiệuquả, an toàn của thiết bị lọc nước, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương đã lấymẫu nước hồ Bạch Đằng, nơi bị ô nhiễm nặng trong thành phố Hải Dương đem xử lýqua thiết bị lọc từ vỏ trấu Kết quả cho thấy: nước hồ sau xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinhnước ăn uống về các chỉ tiêu vi sinh Mặt khác việc bảo dưỡng lõi lọc khá đơn giản,chỉ cần dùng giẻ lau hoặc khăn mặt lau sạch là lõi lọc trắng, tốc độ lọc như ban đầu.
1.6.3.3 Sử dụng vỏ trấu tạo thành củi trấu.
Máy ép củi trấu được sản xuất tại Gò Công (Tiền Giang) có công suất 70 - 80 kgcủi/giờ, tiêu thụ điện 6 - 7 KW/h Cứ 1.05 kg trấu thì cho ra 1kg củi trấu Chỉ cần chotrấu vào họng máy, qua bộ phận ép thì máy cho ra những thanh củi trấu Củi trấu cóđường kính 73mm, dài từ 0,5 - 1m Cứ 1kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người.Củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp bằng trấu hoặc than đá Cũng như cácloại chất đốt khác, củi trấu có thể sử dụng cho lò truyền thống, cà ràng, bếp than, bếpthan đá rất dễ dàng vì bắt lửa nhanh, không có khói và khi cháy thì có mùi rất dễchịu
Bên cạnh giá thành hạ so với gas, củi trấu cũng có hạn chế là dùng củi trấu nếu pháttriển sẽ phổ biến ở nông thôn, vì nó cần phải có chỗ để củi, cần có bếp lò, cần nơi thảitro, vì thế nó khó tiến vào đô thị được mà có thể chỉ phổ biến ở nông thôn, vùng vencác khu dân cư gần đô thị
Hình 1.19 Máy ép củi trấu Hình 1.20 Thanh củi trấp sau khi ép
Trang 351.6.3.4 Vỏ trấu làm sản phẩm mỹ nghệ.
Huyện Gia Viễn, Ninh Bình người ta đã tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ nội thất từ vỏhạt thóc Vỏ hạt thóc (trấu) được nghiền nhỏ tạo thành bột dưới dạng mịn và bột sợi.Sau khi kết hợp với keo, trấu được cho vào máy ép định hình sản phẩm và sấy khô,hoàn thiện để trở thành một sản phẩm mỹ nghệ hoàn chỉnh, có khả năng xuất khẩu.Giải pháp nêu trên giúp sản phẩm có giá thành hạ, tận dụng được lao động ở nôngthôn, đặc biệt là dây chuyền chế biến tinh bột trấu thấp hơn 10 lần so với dây chuyềnsản xuất tinh bột gỗ
Hình 1.21 Sản phẩm làm từ vỏ trấu
1.6.3.5 Aerogel vỏ trấu- Mặt hàng công nghệ cao.
Nhu cầu nghiên cứu khai thác vỏ trấu phế phẩm hiện nay thành nguyên liệu côngnghiệp sản xuất các mặt hàng giá trị cao đang được coi trọng nhằm tạo giá trị tăngthêm cho nông dân Aerogel vỏ trấu là một trong các mặt hàng đó, sản xuất từ loại trotrắng tinh sạch Căn bản của kỹ thuật khai thác vỏ trấu ở chỗ cách đốt, để trước hết thuđược nguồn năng lượng lớn và ổn định phục vụ nhu cầu chạy máy hay phát điện, sau
là để có các loại tro trắng, tro đen hay tro xốp (biochar) thuần chất tiện cho việc sảnxuất mặt hàng công nghiệp
Trong cách đốt bếp, đốt lò thông thường chúng ta chỉ tạo ra tro xám, gồm các tỷ lệkhác nhau của tro trắng, tro đen, tro xốp và một tỷ lệ không nhỏ tro cháy bán phần cònnhiều chất than Việc tách ly mỗi loại tro trong trường hợp này sẽ rất tốn kém vả lại ônhiễm bụi bặm Vì vậy các kỹ thuật đốt mới thiên về việc chỉ cho ra một loại tro, cũng
Trang 36nhờ đó mà cho ra một tỷ suất nhiệt lượng nhất định tiện để sử dụng mục tiêu côngnghiệp.
Trong kỹ thuật sản xuất aerogel, vỏ trấu được rửa sạch, khử tạp bằng acid sulfuric,phơi khô, rồi đem đốt trong buồng gió ở nhiệt độ khống chế 650 - 700oC Ở nhiệt độkiểm soát này tro trấu tạo thành là loại tro trắng 92 - 97% silic không kết tinh, cấp hạtnano, có hoạt tính rất cao Hàm lượng tro đen gồm nhóm SiOH và SiO2 kết tinh hìnhthành trong đó rất thấp Tro trắng 98% cũng là nguyên liệu thương phẩm cung cấp chonhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có ngành sản xuất tấm pin mặt trời vàlàm con chip điện tử
Tro đốt sau đó được cho hòa tan trong dung dịch hydroxid sodium (xút) và khuấyđều ở 90oC để tạo thành silicat sodium Dùng acid sulfuric để chuyển toàn bộ dungdịch silicat sodium sang thể hydrogel Cũng có nơi dùng dấm chua tức acid acetic thaythế acid sulfuric để hạ giá thành Để hydrogel ổn định trong khoảng 5 ngày rồi dùngnước rửa mạnh để loại bỏ sulfat sodium sinh ra từ quá trình phản ứng Cuối cùngchuyển hydrogel thành alcogel bằng cách đưa rượu ethanol vào đầy nước ra ngoài.Sau đó đưa alcogel vào các nồi áp suất (autoclave), bổ sung vào đó một ít rượu, rồinâng nhiệt từ từ trong khoảng 7 giờ: 50oC/giờ cho đến 200oC, rồi 25oC/giờ cho đến
275oC và giữ mức nhiệt này trong khoảng 1 giờ để toàn bộ alcol bay ra thành hơi Chohơi rượu thoát từ từ ra khỏi nồi trong vòng 1 giờ rưỡi để hạ áp suất bên trong đến mứcbình thường Từ đó bắt đầu hạ nhiệt xuống, cũng từ từ, để có mẻ sản phẩm aerogel tốt.Aerogel thương phẩm sản xuất theo quy trình này có dạng hạt rời cứng giòn, trongsuốt, cực mịn đến cấp hạt nano, được đóng gói để bán hoặc ép thành cấu kiện cung cấpcho các nhà máy
Trang 37Hình 1.22 Vật liệu aerogel Hình 1.23 Tro trắng thành aerogel
cách âm và nhiệt dạng bột
Aerogel là thứ bột cách nhiệt tốt nhất hiện nay, gấp 37 lần loại sợi thủy tinh Với kỹthuật mới này Đại học Kỹ thuật Malaysia đã sản xuất thành công và hạ giá bán aerogelthương phẩm từ 2.600USD xuống còn 250USD/kg, tạo điều kiện ứng dụng rộng rãiaerogel cách nhiệt, cách âm cho các trang bị điện tử, các loại tủ lạnh và kho lạnh, làmlớp kẹp ngăn nhiệt cho các loại cửa kính và cả trong kết cấu công trình xây dựng caocấp
1.6.3.6 Trấu và các phế phẩm khác có thể làm pin sạc.
Trấu, vỏ đậu phụng (lạc), bã mía và các loại phế phẩm khác từ nông nghiệp, thôngqua một quá trình chế biến đặc biệt có thể làm cực dương cho pin sạc Lithium-ionbattery
Trấu, vỏ đậu phụng, bã mía và các loại phế phẩm khác từ nông nghiệp, thông quamột quá trình chế biến đặc biệt có thể thu được một loại nguyên liệu carbon tích điệncao, có thể làm cực dương cho pin sạc Lithium-ion battery đạt được kỳ tích sạch, xanhmôi trường
Khoa Hoá học chuyên về vật liệu Trường Đại học Trung ương Đài Loan đã nghiêncứu và phát triển công nghệ pin lithium Nghiên cứu này đã sử dụng vỏ trấu, vỏ đậuphụng, bã mía và các loại phế phẩm nông sản, thông qua sự xử lý axit và tác nhân tạo
lỗ xốp, sau khi nung ở nhiệt độ cao có thể thu được vật liệu carbon có công suất điện
áp cao, ban đầu có thể đảo ngược điện dung, cao nhất mỗi tiếng có thể đạt đến 1650mA/gram, cao hơn nhiều so với graphite thương mại dùng để tích trữ điện, điện dung
Trang 38một tiếng 370mA/gram Điều đáng tiếc là vật liệu carbon điện áp cao này, lần đầukhông thể đảo ngược điện dung quá lớn, sau khi sử dụng lần đầu tiên sẽ bị tổn thấtnhiều điện năng.
1.6.3.7 Vỏ trấu làm sản phẩm vật liệu xây dựng nhẹ không nung
Vật liệu gồm vỏ trấu nghiền, xơ dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷtinh Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tínhcách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao Đây là vật liệu thích hợp với các vùngnhư miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu Sau khi sử dụng có thểnghiền nát để tái chế lại
Nhờ trọng lượng nhẹ nên khi sử dụng vật liệu này làm vách và sàn, móng căn nhà
sẽ không phải gia cố nhiều như xây bằng gạch Lúc ấy cột nhà cũng không cần làmlớn Nếu làm nhà ba tầng chỉ cần cột 10 x 15cm Những điều này giúp giảm chi phíđến gần 1/2 so cách thông thường Trong khi thi công do vách và sàn theo dạng lắpghép nên công thợ sẽ giảm xuống rất nhiều Một ưu điểm của sản phẩm là sau khi xâydựng muốn di chuyển có thể tháo dỡ toàn bộ và lắp ghép ở vị trí mới Nhà sẽ xây theonguyên tắc có khung xương bằng sắt hoặc thanh bê tông chịu lực, sản phẩm được ghépvào bằng cách bắt vít Tường tô trát một lớp vửa mỏng do bề mặt vật liệu đã phẳng.Riêng sàn có thể lát gạch, trát Khi đổ cột có thể dùng tấm vật liệu mỏng này thay chocốp pha ốp bên ngoài và sau đó để luôn sẽ cho bề mặt phẳng Vật liệu này còn thíchhợp cho việc xây nhà trên nền đất yếu, sửa chữa nhanh như sửa nhà nâng thêm tầng,thay đổi các chức năng phòng trong nhà
1.6.3.8 Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng.
Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu điện năng Năm 2020, dự tính nhu cầu nănglượng tăng khoảng bốn lần so với hiện nay [26] Tiềm năng thủy điện cơ bản sẽ khaithác hết vào thập kỷ tới, trong khi nguồn khí và than có giới hạn
Việt Nam sẽ sớm phải nhập khẩu than và trở thành nước nhập khẩu năng lượng Do
đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là tận dụng nguyên liệu tái tạo để sản xuất điện nhằm đápứng nhu cầu của đời sống và xã hội Trấu là một nguồn năng lượng tái tạo dồi dào ở
Trang 39góp phần giải quyết nạn thiếu điện cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường do trấu dưthừa gây ra.
Theo số liệu tính toán, cứ 2kg trấu tạo ra 1kW điện [10], như vậy với khối lượnghàng triệu tấn trấu, mỗi năm chúng ta có thể thu lại được hàng trăm MW điện Đây cóthể là một nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện trongtương lai
Quy trình sản xuất điện từ vỏ trấu cũng khá đơn giản, dây là dây chuyền công nghệđược Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (CĐNN&CNSTH)nghiên cứu Dây chuyền sản xuất khá hiện đại với 6 bộ phận chính: nồi hơi và lò đốt,tuabin hơi, máy phát, thiết bị trao đổi nhiệt, máy sấy tầng sôi, máy sấy thấp Nguyên lýlàm việc của dây chuyền được tiến hành qua các bước sau Nước sạch từ hệ thống cấpnước được đưa vào bộ xử lý nước, rồi chảy vào bể chứa Từ đây, hệ thống bơm sẽ cấpnước cho nồi hơi của hệ thống đốt tầng sôi Nhiên liệu được cung cấp cho nồi hơi bằngmột bộ phận cấp liệu Lò đốt tầng sôi làm việc tạo ra một nhiệt lượng cung cấp hơinước có áp suất cao, với lưu lượng nước đạt 2.500kg/giờ và kéo tuabin quay máy phátđiện phát ra điện áp, cung cấp cho nhà máy điện hoặc máy sấy Điện áp này đạt220/380V, công suất có thể đạt 50kW Không chỉ sản xuất được ra điện, dây chuyềnnày còn dùng được để sấy nông sản với công suất đạt khoảng 8 tấn/giờ vì nguồn nhiệtsinh ra trong quá trình này rất lớn
1.6.3.9 Vỏ trấu còn có thể làm nguyên liệu xây dựng sạch.
Tập đoàn Torftech của Anh cho biết, sau khi đốt mỗi tấn vỏ trấu sẽ tạo ra 180kg tro,
có giá trị là 100USD, có thể sử dụng làm phụ gia cho xi măng và có thể thay thế trựctiếp SiO2 trong xi măng
Đương nhiên, các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra vỏ trấu có giá trị khi sử dụnglàm nguyên liệu xây dựng Trong trấu có chứa hàm lượng SiO2 rất nhiều, mà đây lại làthành phần chính trong xi măng, nhưng con người muốn tận dụng tro thu được sau khiđốt vỏ trấu làm nguyên liệu thay thế xi măng, thì phương pháp này sẽ tạo ra hàm lượngCarbon trong tro vỏ trấu rất cao, không thể thay thế thành phần xi măng
Trang 40Tập đoàn CHK bang Texas Mỹ cho biết, hiện tại họ đã hợp tác với một nhómnghiên cứu và tìm ra một phương pháp gần như không còn Carbon trong thành phầntro vỏ trấu Phương pháp mới này là cho vỏ trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ 8000C, cuốicùng chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao
Trên thực tế, việc sử dụng bê tông và tiêu hao đặt ra vấn đề khó khăn khi gây ra sựbiến đổi khí hậu Mỗi tấn xi măng dùng để sản xuất bê tông, thì phải xả ra không trungmột tấn CO2 Mà trong phạm vi toàn thế giới, việc sản xuất xi măng chiếm 5% lượngthải khí Carbon trong tất cả những hoạt động của con người
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bê tông nếu thêm tro vỏ trấu sẽ cứng chắc hơn
và có khả năng chống xâm thực cao hơn Nhóm nghiên cứu dự đoán, việc sửa chữa cácngôi nhà cao tầng, trụ cầu hay bất kỳ công trình nào gần biển hay trên nước, nếu như
sử dụng tro vỏ trấu thay thế 20% xi măng, thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bê tông.Nếu việc sản xuất tro vỏ trấu đi vào ổn định, tận dụng tất cả nguồn vỏ trấu ở Mỹ thì cóthể thu được lượng tro vỏ trấu là 2,1 triệu tấn/ năm Trên thực tế, đối với những quốcgia đang phát triển tiêu thụ lúa gạo và bê tông rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ tiềmnăng phát triển của tro vỏ trấu là rất lớn
1.7 Tổng quan về bã mía.
1.7.1 Nguồn gốc bã mía.
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum) Chúng là các loại
cỏ sống lâu năm Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m.Mía được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường [30]
Thân mía chứa khoảng 80 - 90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16 - 18%đường [30] Vào thời kì mía chin già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước Từnước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường Còn phần thân mía sau khi bị éplấy nước còn lại chất xơ và được gọi là bã mía
1.7.2 Hiện trạng bã mía tại Việt Nam.
Lúa là cây trồng chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên các loại hoa màu, cây côngnghiệp ngắn ngày cũng ngày càng chiếm được ưu thế trong cơ cấu cây trồng của Việt