Logic học từ xa xưa đã tổn tại như một nghành khoa học, nó được Aristốt phân tích, hệ thống hóa các hình thức và quy luật của tư duy trong quá trình suy luận.. Khái niệm : Khái niệm là h
Trang 1SN Hới Hi lời hi hài Bài Bán Ái ni Ki hở hà tố SỐ EE Da ad Da mC SEL ONE | ` CC Ä—“xX< ` ` ees ~* a A Aaa? * 4 ad eA Pct A
VIỆN ĐẠI HỌC QUOC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH KHOA HOA IIUẦN VĂN rốt ì VV i L4 lời bi Ot TAL
REN LUYEN TU DUY LOGIC
CHO HOC SINH PHO THONG
TRONG GIANG DAY HOA HOC ` “ 12002 + ys RA ALAAAA x2 ng 00 0U £ ie , ra 292080 ess r ly: ra; >
769102 Giáo uiên hướng dẫn : TRANG THỊ LẦN
Sinh uiên thực hiện : NGUYÊN HỮU MỸ HẠNH
Khóa 21
3 t:
2
eee
‘A > _' ` Ls 2 ST VI VỤ ES ES ES ER BAS DD De De SN C xip 9 + OS BE " * "
Trang 2` NX NX N ` ` N ẢN N N ` N N N N ÁN ` N ` ` N ` N ‘\ N N X N N ‘ N N N N ` N ` NX N ` \ N ` N NX NX \ \ © ÁN N ` ` LỜI CẢM ƠN am
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường đại học Sư Phạm, các thầy cô giảng dạy ở khoa Hóa, các bạn sinh viên lớp Hóa 4 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em
làm luận văn, đặc biệt:
-Cô Trang Thị Lân, người trực tiếp hướng dẫn em, cô
đã tận tình hướng dẫn, gợi mở cho em nhiễu ý hay để em có _ thể hoàn thành khóa luận
-Các bạn lớp Hóa 4, đã động viên, giúp đỡ em trong việc tìm kiếm tài liệu
-Và tất cả các thầy cô khoa Hóa, đặc biệt các thầy cô của tổ phương pháp giảng dạy đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều
Do em chưa có kinh nghiệm nên trong quá trình làm luận văn có nhiều sai sót mong các thầy cô và các bạn thông
cảm, góp ý cho bài luận văn của em được tốt hơn
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 1999 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Mỹ Hạnh
NNNNN N NN N NN N N NN N NNN N N NNNN NNNNNNNNNNR
⁄⁄⁄⁄⁄⁄/⁄/////////////⁄/2⁄/⁄/⁄7/7/277/⁄Z///7/////Z
Trang 3MỤC LỤC
In 3
I.Lý do chọn để tài : 3s39005I10E0S200Si0-.g83978%3809090095g0806i.2S0B/4S00010/03300010081/038/808% a
I] Mue dich va nhiém vue ccc cccuvuevuceuecusueeceneueusuceseeuesecureuececeuteaceueerecens 4 Ì XI Lá: cerngodiristsitcotigerlGNLG1V003 0 463 y2008000905940Q0099608011Á09096203S0VA5A43405 0144027080686 + 2 NAG VUE cece es cecec eee ng ra cc occecueeeecetetecaescseeesseuueeten 4
i} Khách thể và đối tượng nghÄ1Ên CỨU: 22.22222212 2 22122 se 4
IV Giả thuyết khoa học: vn N00 8058006585006 8eenneeslbseaee Si SG HE s âu Si 4
Vˆ.EttfftifeiphitrrtgHTETNETTHEbsaarenareeaarrooravdtttiouratriin00801460440000008010L0182GA0ST400700882001010800873600140 +
CHƯNG laiesacsirorgetoogbsy LG GIABISGIAGRGSNSES4GSAGSENGISESGSONGSGSENAIGAYIGGSHSIBEMLEEIA4GS/040891 5
CƠ SỞ PHƯƠNG 0 2 22 212112122121121121221212121111121121211211212122 cac 5
PHÁP LÝ LUẬN 2.22220222200020 02 nh nh ng nh Hs HH Hy tàu 5
ï Logic học và đặc di€m doi Wing logics cccceeccccecsecseeesscessecseeseeeees 15
I ced SRR UIE op crete UR TAN SO CTE NR ERIN 5
2 Die Mein VAG WOE WIE! os ccs ccna wane aramenaeedoe 6 LL Tut duy va dae didn ctha Wl Quy: ioc cccccecccececcusceevecevsevtusecsueereversevenseeen 7 Ìxfư:day-vi đgu:điểmi:y[u:ur Hổ! sauasssegsysaabdtiadgtiaoitidiontliojagtisaitgoaivZ063904808 7
li ////)tvựt£BađđO ẻ.ẻeẽ 8
SCS TING AGS GETNANE LOY luassaaoieirsiieaaddgitL: trat86da0x989601300006L2953860101185 9
+ Các thao Lác ca LỨ UY: Đ 0222000001001 7 c1 n1 tt nh tk chu 17
Te Ree WLU UY WO isnnencenmonumennavenan pNGGG0/0990040001310100032001002H9469A 19
CORE cecum aaa sere eee ee RN AES 24
Sư cần thiết phải ccceccecececeecessecetevaseaecacecesscevsevsueavessvareraveeevacens wa 24
irHin CU 1b0itt HC quaitssooaasoiagioddigsaritibidadsdXi060165508146612.085106446-01 0N580708EbioiSS6Eudãe 22
WOM ZIAN cattiiađdầadadadaiầđađađaaaiiiiiaiẳâẳâaiẳaaaaa 24 LÝ nghĩa: Q.0 2n nh cha ngà nhàn 24 ¡I.Sự cần thiết phái nghiên cứu logic học trong giáng dạy của người giáo VIÊN: chà: ¬ 25 CAO GING LÍ ‹zơettiggtragptioCELg8A00/01010010013000100016612/00090000008066010600231019600010300303050000034804 3 27 RSN LUYỆN TƯ CT1 n1 11 1111110 11111111111 1111110111111 2111111112111 11011111111 te 27
IAF YL GÌ XI ĐỀ GỆP VÀ” nounnggphuandtrobnopitoiida0i0i410000000203600606860301080161/0100/00009565894006/3016/100208 ay
GANG DAY HOA vẻ a.a a7
PAG ssseccanienavncsncas wort n aransaiena ceaatcs as acteuentuonateetsen et casas a va inact oa eNO 27
[.Hệ thống chương trình phố thông: v22 neo 27
IILRèn luyện tư duy logic cho học sinh phố thông trong giáng day hóa học: 32 l Rèn luyện tư duy logic khi đáv một chương, mốt bài: 32
2.Khi dạy hệ thống các khát niềm est bite ec cuc ch nàn sua 37
3.Khi giảng dạt vấc lục thuyết các định luật húa hỢC: (ii s2sssaaze 12
Trang 4IV.Rèn luyện tư duy logic cho học sinh phổ thông trong những trường hợp
I.Gắn việc học với thực UIỄN: n2 TT ng xxx nh kg 52
2: "PRC RAIA ARNE Wiss sscsssanscmneenaavecmissemincesnanvecvmimermnmcevemmene 53
3 Gidl bal Lap WGA MOC? occ cee eeeeceeeeeeeeeeteeesssssessuesenteeeeeseeeesseteees 55
4 Kiểm tra , đánh giá kết quá : - S2 211112 12H Hee 62
Trang 5TVEở đầu
I Lý do chọn đề tài :
-Thế giới khách quan là cuốn sách giáo khoa của cuộc sông, của tự nhiên, ưong đó chứa đựng biết bao điều mới mẻ, lý thú mà ngày nay con người đang ra sức tìm tòi nghiên cứu Việc tìm hiểu các quy luật, các hiện tượng tự nhiên
đang là một đề tài thách đố con người Con người đã phóng các vệ tinh lên mặt trăng, sao thủy, sao hỏa , hoặc đã đi vào lòng đất để tìm hiểu về tự nhiên, về
các sự vật tổn tại trong tự nhiên Việc nghiên cứu thế giới khách quan là một
việc làm rất quan trọng, nó góp phần vào việc xây dựng xã hội loài ngườingày ˆ càng phát triển hiện đại
- Với vốn kiến thức như hiện nay của học sinh phổ thông thì chưa đủ khả năng để tự phát huy những hiểu biết của mình trong việc nhận biết thế giới khách quan một cách chính xác và sâu sắc Mặt khác, đất nước ta đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nên cần một đội ngũ trí thức trẻ có bản lĩnh, đạo đức và kiến thức sâu rộng Do đó một trong những vấn
để bức thiết hiện nay mà ngành giáo dục phải quan tâm là truyền thụ tất cả kiến thức về tự nhiên, xã hội cho học sinh, và nâng cao chất lượng giảng dạy
-Vả lại, thế giới khách quan là muôn màu muôn vẻ mà thời gian lên lớp có hạn nên lượng kiến thức truyền thụ đến cho học sinh là rất hạn chế Người
giáo viên chỉ có thể truyền thụ những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất,
những kiến thức còn lại học sinh phải tự mình tìm tòi, nghiên cứu Muốn làm được như vậy, học sinh phải có một năng lực tư duy tốt và phải luôn rèn luyện
tư duy của mình Do đó, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên còn phải rèn luyện tư duy cho học sinh nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
-Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, có nhiều khả năng trong việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh phổ thông Thông qua
bộ môn hóa học, học sinh có thể nhận biết, giải thích được một số hiện tượng tự
nhiên, góp phần vào việc nghiên cứu tự nhiên Do đó, hóa học rất quan trong
trong quá trình nghiên cứu thế giới khách quan và phát huy tính sáng tạo của
còn người Đông thời hóa học còn giúp nâng cao, cải tiến chất lượng dạy và học, bồi dưỡng nguồn lực cho con người trong công cuộc công nghiệp khóa - hiện
Trang 6Chính từ những yêu cầu trên cm đã chọn đề tài: "Rèn luyện tư duy logic cho học sinh phô thông trong giáng dạy hóa học * để nghiên cứu
H.Mục đích và nhiệm vụ:
1 Muc dich:
Hình thành và rèn luyện tư duy logic cho học sinh PTTH, thông qua việc giảng dạy hóa học
2 Nhiém vu:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện tư duy logic
-Làm rõ sự cần thiết nghiên cứu logic trong giảng dạy của người giáo
viền
-Phân tích chương trình hóa học phổ thông để từ đó đưa ra hướng rèn luyện tư đuy logic trong quá trình giảng dạy
-Kết luận
II Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể: Quá trình rèn luyện tư duy logic cho học sinh PTTH
-Đối tương nghiên cứu:Quá trình rèn luyện tư duy logic thông qua việc giảng dạy bộ môn hóa học
IV Giả thuyết khoa học:
Nếu được rèn luyện tốt tư duy logic, học sinh sẽ nâng cao trình độ hiểu
biết và khả năng nhận thức
V., Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp tổng hợp phân tích
-Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
Trang 7CHUONG I CG SG PHUGNG PHAP LY LUAN I Logic hoc va dac điểm đối tượng logic: Il Logic học:
Logic học là một môn học đã và đang được giảng day tại nhiều trường đại
học, nó được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa học khác nhau như: toán học,
hóa học triết học, vật lý, và các ngành khoa học xã hội khác
Logic học theo tiếng Hy Lạp là logos, có nghĩa là lời nói, ý nghĩa, tư tưởng, lý lẽ, trí tuệ Logic học từ xa xưa đã tổn tại như một nghành khoa học, nó được Aristốt phân tích, hệ thống hóa các hình thức và quy luật của tư duy
trong quá trình suy luận Trong cuốn “logic hoc tủa PGS.PTS Tô Duy Hợp -
PTS Nguyễn Anh Tuấn đã viết: "theo sử sách để lại thì Aristốt ( Aristoteles, 384-322 trước CN ) được công nhận là tổ sư của logic học phương tây ” Cũng trong cuốn sách này các tác giả còn cho biết Aristốt không phải là người duy nhất phát minh nhưng ông lại có công trong việc phê phán và tổng kết nó; ông đã xây dựng thành công học thuyết về tam đoạn luận, một học thuyết của suy luận diễn dịch Ở phương đông ngành logic học phát triển từ rất sớm và đã đạt
được những thành tựu đáng kể, nhất là ở Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại Tuy
nhiên, ngành logic học của phương tây và phương đông khác nhau khá rõ nét đó là sự phân ngành trong logic học
Vậy logic học là gì?
-Trong cuốn tìm hiểu logic học Lê Tử Thành đã nhận định rằng logic
học là khoa học về những quy luật và hình thức cấu tạo chính xác của sự suy
nghĩ (trích dẫn định nghĩa của A.F Cousemin.)
Trang 8Tuy nhiên, vẫn có tác giả không đồng tình về quan niệm logic học của hai ông Trong cuốn “logic hoc “của hai tác giá PGS.PTS Tô Duy Hợp và PTS Nguyễn
Anh Tuấn đã cho rằng từ “khoa học "* trong các định nghĩa trên là không rõ ràng không thâu tóm được toàn bộ ý nghĩa của từ logic và ngành logic học, các ông đề nghị thay thế từ "khoa học” bằng từ “môn học”
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của logic học trong quá trình nhận thức sẽ có định nghĩa chính xác và đầy đủ
Theo tôi logic học là một bộ môn, một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các trật tự sắp xếp, trình tự ,cấu trúc và hướng phát triển của tư duy theo một quy luật riêng Qua quá trình vận động của nó tư duy con người sẽ phát triển
theo chiều hướng sáng tạo nhất
2.Đặc điểm và đối tượng logic:
es , + a
Logic học có các đặc điểm sau:
-Chủ yếu nghiên cứu hình thức của tư tưởng Tư tưởng được cấu tạo bởi
hai phần: nội dung và hình thức Nội dung phản ánh thế giới khách quan còn
hình thức chính là cấu trúc logic của nó
-Các quy tắc, quy luật của logic hình thức phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng có tính phổ biến Do đó, logic tự nhiên của con người là
thống nhất và như nhau
-Nghiên cứu khái niệm tư tưởng của sự vật hiện tượng ở trạng thái nh tương đối ổn định, không nghĩ đến quá trình hình thành và phát triển các khái
niệm tư tưởng
Do các đặc điểm của logic học, đồng thời logic có mối liên hệ chặt chẽ với tư duy nên logic học cũng có mối quan hệ với nhiều môn học và khoa học khác
Trong triết học thì logic học tổn tại dưới dạng luận lý học và nó được rất nhiều
nhà triết học nghiên cứu Trong toán học thì logic học được sử dụng nhiều là logic học hình thức còn các phương pháp của nó chính là phương pháp logic học Còn các khoa học khác như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật thì sử dụng logic học ứng dụng là chủ yếu, chúng đều là biểu hiện đặc thù mà logic học đại cương nghiên cứu Tuy nhiên mỗi khoa học cụ thể lại phải xây dựng logic học đặc thù, thích hợp với những đối tượng, đặc điểm riêng
Trang 9phải làm nảy sinh hoàn cảnh có vấn đề nhằm kích thích học sinh tư duy vào việc giải quyết vấn đề
- Tư duy phản ánh chung cho mọi sự vật hiện tượng, nó phản ánh những đặc điểm chung, những mối liên hệ có tính quy luật của chúng Do đó , tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách khái quát
-Tính gián tiếp của tư duy Trong quá trình tư duy con người sử dụng phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ để giao tiếp và tiến hành các thao tác tư duy để phản ánh thế giới khách quan, cho nên tư duy phải mang tính gián tiếp
-Trong quá trình tư duy , ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu để con người biểu đạt kết quả quá trình tư duy Có thể coi mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ tựa như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Do đó, trong quá trình dạy học và giáo dục chúng ta phải trao dồi khả năng ngôn ngữ cho bản thân và cho học sinh Vậy tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
-Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính Tư duy thường bắt
đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà làm nảy sinh hoàn
cảnh có vấn để Dù tư duy có khái quát và trừu tượng đến đâu thì nội dung của
nó vẫn chứa đựng thành phần cảm tính Ngược lại tư duy có tác động trở lại với
nhận thức cảm tính làm cho những thông tin mang lại của cảm tính chính xác
hơn và đầy đủ hơn
Như vậy tr duy là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào ý thức của con người và được biểu hiện các hình thức logic xác định Nó là quá trình thực tế
được thực hiện trong bộ óc con người nhờ kết cấu xác định của tư tưởng
2.Tư duy logic:
Logic học và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, logic học nghiên cứu tư duy để hướng vào việc nhận thức đúng đắn và đạt tới chân lý, đặc biệt là tính chân thực của tư duy
Để đạt tới tính chân thực, ta phải trải qua một quá trình tư duy phức tạp và
giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình tư duy Muốn làm được điều này ta phải dựa vào các quy luật logic Khi phản ánh một sự vật hiện tượng thông qua khái niệm tư tưởng thì ta phải dựa trên một số quy luật nhất định, nếu như
Trang 10quá trình tư duy giúp cho khả năng tư duy, nhìn nhận sự vật của con ngươi đúng đắn hơn, quá trình này gọi là quá trình tư duy logic Tư duy logic là một dạng cua nhận thức giúp con người phản ánh thế giới khách quan sâu sắc hơn
Vậy tư duy logic có thể định nghĩa như sau: tư duy logic là tư duy chính
xác các quy luật logic, không mắc sai lầm trong lập luận và phát hiện ra được
những mâu thuẫn Tư duy logic được hình thành trong quá trình nhận thức của con người nên nó không phải là bẩm sinh Do đó, cần phải rèn luyện củng cố, và phát triển tư duv logic thường xuyên
3.Các hình thức cơ bản của tt duy : da Khái niệm :
Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy logic, phản ánh những thuộc tính, mối quan hệ bản chất của sự vật hiện tượng.Ví dụ: khái niệm cái
bàn: vật được lầm ra, dùng để đặt các vật khác lên Khái niệm bao hàm những
tri thức khái quát của con người về sự vật hiện trợng Khái niệm phản ánh hiện
thực, do đó nó là sản phẩm, công cụ của nhận thức, mang tính tinh thần
Khái niệm là hình thức đầu tiên của tư duy logic Để hình thành khái niệm, tư duy cần sử dụng các thao tác và phương pháp tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa Đầu tiên so sánh sự giống và khác nhau của các đối tượng, phân tích đối tượng thành từng phần nhỏ để tìm hiểu tỉ mỉ, cụ thể chúng Sau khi phân tích, tổng hợp chúng lại thành một chỉnh thể,
chọn lọc những thuộc tính chung, bản chất, quy luật của đối tượng bằng phương
pháp trừu tượng hóa Cuối cùng khái quát hóa chúng lại trên cơ sở những điểm giống nhau, đặt tên gọi cho nó để tiện lưu giữ và trao đổi, khái niệm được hình thành Như vậy về hình thức khái niệm là một tên gọi, danh từ nhưng về nội dung nó phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng
Tên gọi của khái niệm có thể là một từ hay một cụm từ , do đó khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với từ Nếu không có từ không hình thành và phát triển khái niệm Cùng một khái niệm nhưng có thể biểu thị bằng các từ khác
nhau như : diễn tả hành động ăn ta có các từ : ăn, xơi, thời, xực Ngược lại,
với một từ đôi khi cũng mang nhiều khái niệm, ví dụ : từ đá chỉ hai khái niệm,
một là hành động giơ chân lên và khái niệm kia là chỉ một vật thể tự nhiên
Khái niệm có thể biểu thị bằng ngôn ngữ khác nhau nhưng bản chất của nó
không thay đổi, ví du: cá, fish Như vậy, khái niệm là sự phản ánh hiện thực
khách quan còn từ là sự quy ước trong giao tiếp Khái niệm có hai loại:
-Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
Trang 11Miỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên kết cấu logic với nhau Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu, thuộc tính bản chất của khái niệm Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng phản ánh trong khái niệm Ví dụ: với khái niệm hình tứ giác có nội hàm là một hình có bốn cạnh, ngoại diên là các loại hình tứ giác Trong mỗi khái niệm nội hàm và ngoại diên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, luôn thống nhất nhau, giữa chúng
có tính chất tỉ lệ nghịch Nếu nội hàm càng sâu sắc và nhiều dấu hiệu thì ngoại
diên càng ít đối tượng và ngược lại Giữa các khái niệm có thể quan hệ với
nhau theo phương diện nội hàm hay ngoại diên của chúng gồm các quan hệ sau:
-Quan hệ đồng nhất là hai khái niệm có cùng ngoại diên
-Quan hệ bao hàm là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái
niệm này chứa ngoại diên của khái niệm kia
-Quan hệ giao nhau là hai khái niệm mà ngoại diên có một số điểm chung -Quan hệ cùng phụ thuộc là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên cuả chúng không có đối tượng chung nhưng cùng nằm trong ngoại diên của khái
niệm khác
-Quan hệ mâu thuẫn là hai khái niệm có nội hàm mâu thuẫn nhau và không
có đối tương chung, tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên khái niệm khác
-Quan hệ đối chọi là hai khái niệm mà nội hàm có thuộc tính trái ngược nhau, còn ngoại diên là hai bộ phận của ngoại diên khái niệm khác
Trong thực tế con người luôn có nhu câu chuyển mối quan tâm từ khái niệm này sang khái niệm khác Dựa vào các quan hệ của các khái niệm mà người ta có thể mở rộng(hay thu hẹp) khái niệm, tức là tăng (hay giảm) đối
tượng của khái niệm bằng cách giảm(hay thêm) các thuộc tính của nội hàm Việc mở rộng hay thu hẹp khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong việc định
nghĩa và phân chia khái niệm
Mỗi định nghĩa khái niệm gồm hai phần: khái niệm đuợc định nghĩa va khái niệm dùng để định nghĩa Mỗi định nghĩa xác lập nội hàm và ngoại diên của khái niệm và do đó ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải tương xứng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa, định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn và định nghĩa không thể là phủ định
Khái niệm được phân chia theo các hình thức: phân đôi, phân chia theo hạng (phân loại ) Các hình thức phân chia đó theo các quy tắc phân chia sau:
-Phân chia phải nhất quán
Trang 12-Phân chia phải cân đối
-Phân chia phải tránh trùng lặp
Có như vậy, sự phân chia mới chính xác, chặt chẽ, không thừa, không
thiếu
b.Suy luận:
Suy luận là hình thức của tư duy nó rút ra từ những phán đoán mà tính chân thực đã đuợc chứng minh để tạo ra một phán đoán mới Suy luận gồm hai phần
tạo thành:
-Tiền đề là những phán đoán sẵn có
-Kết luận là phán đoán mới
Giữa tiền đề và kết luận có mối liên hệ về mặt nội dung Một suy luận đúng
đắn phải bảo đảm hai điều kiện sau: tiền để phải đúng, quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quy luật của logic Có hai loại suy luận: suy luận diễn
dịch( hay suy diễn) và suy luận qui nạp( hay qui nạp )
œ Suy diễn:suy luận rút ra những phán đoán riêng từ những phán đoán
chung Do đó trong suy dién, tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính
đúng đắn của tiền đề, hay nói cách khác suy diễn là suy luận theo quy tắc logic
Có các loại suy diễn sau:
Suy điễn trực tiếp: là suy luận rút ra phán đoán từ một tiền để Suy
luận đúng đắn khi tiền để đúng đắn Suy diễn trực tiếp tuân theo các
quy tắc sau:
- Phép đảo ngược: có các cách đảo ngược sau: đi từ phán đoán
khẳng định chung ra phán đoán khẳng định riêng, đi từ phán đoán
phủ định chung này ra phán đoán phủ định chung khác, đi từ phán
đoán khẳng định riêng này sang phán đoán khẳng định riêng khác - Suy luận từ phán đoán chung ra phán đoán riêng gồm có phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định
- Suy luận từ các hệ thức tương đương
s* Suy diễn gián tiếp: là suy luận rút ra từ hai hay nhiều tiền để, có
các loại sau:
+ Tam đoan luân: là phương pháp suy luận trong đó có hai tiền
đề và một kết luận, tiền đề và kết luận là những phán đoán đơn Có thể viết
dưới dạng: MP SM
Trang 13Trong đó M là thuật ngữ giữa, S là chủ từ kết luận gọi là thuật
nưữ nhỏ, P là vị từ kết luận gọi là thuật ngữ lón
Phép tam đoạn luận có các quy tắc sau:
® Trong tam đoạn luận chỉ có 3 thuật ngữ
® Thuật ngữ có ngoại diên không đầy đủ trong tiền đề thì trong kết luận cũng không được có ngoại dién day đủ
® Thuật ngữ giữa có ngoại diên đầy đủ ít nhất một lần ® Hai tiền để đều phủ định thì không rút ra được kết luận
® Hai tiền đề riêng không rút ra được kết luận
e Hai tiên đề đều khẳng định thì rút ra kết luận là khẳng định ® Một trong hai tiền để là phủ định thì kết luận là phủ định
® Một trong hai tiền để là riêng thì kết luận là phán đốn
riêng
Ngồi việc tn theo các quy tắc logic hình thức, các quy tắc chung cho
thuật ngữ tiền đề thì suy luận thuộc loại hình nào phải tuân theo quy tắc riêng của loại hình đó, có bốn loại hình tam đoạn luận: m p S m so ni ø_— j EM $ Pp S p loai | loai 2 17 m § S § Pp S p loại 3 loại 4
và 3 quy tắc loại hình sau:
@ Tién dé lén là phán đoán chung, tiền đề nhỏ là phán đoán
khẳng định
@ Tién dé lớn là phán đoán chung, một trong hai tiền để là phán đoán phủ định
Trang 14® Tiền để nhỏ là phán đoán khẳng định, kết luận là phán đoán riêng
* Suy diễn từ hai tiền đề: là một kiểu của tam đoạn luận nhưng các
tiền để thường là phán đoán phức Có sơ đồ: A¡ ^ A; * B đọc là “hếu
có A;, As thì có B* Vậy B chỉ đúng khi A;, A; đúng, khi đó B là kết
luận logic của hai tiền đề Suy luận theo cách này có các quy tắc quan trọng sau:
+ Quy tắc kết luận: kết luận đúng khi hai tiền để đúng
+ Quy tắc kết luận phản đảo : kết luận phủ định khi một trong hai tiền để phủ định
+ Quy tắc bắc cầu: chủ từ và vị từ cùng được suy ra hay suy ra
từ một thuật ngữ giữa
+ Quy tắc lựa chọn
® Suy diễn từ nhiều tiền để: nó cũng tương tự như cách suy diễn từ hai tiền để Suy luận đúng khi phép suy diễn đúng
% Suy luân rút gọn: trong suy luận ta có thể bỏ bớt tiền để thậm chíkết luận mà vẫn giữ được giá trị suy luận Tuy nhiên khi thực hiện phép suy luận này thì ta coi như mọi người đều biết và tự hiểu lấy do đó trong một vài trường hợp nó chỉ dành cho những người hiểu được đặc tính của đối tượng được
để cập đến trong kết luận
Những trường hợp đi ngược lại hoặc sai lệch với những trường hợp suy luận trên thì ta nói là suy luận sai lầm Do đó, để biết tính đúng đắn của suy
luận ta phải viết các phán đoán tiển để và kết luận dưới dạng ký hiệu, lập sơ đồ
suy luận đó và kiểm tra tính hợp logic của suy luận |
B Suy luân quy nạp :
Suy luận quy nạp là suy luận rút ra những phán đoán, tri thức chung, khái quát từ những phán đoán, tri thức riêng lẽ, cụ thể Trong quy nạp thường tiền để là phán đoán riêng còn kết luận là phán đoán chung Suy luận quy nạp có hai loại:
- Quy nạp hoàn toàn: khẳng định tất cả đối tượng của lớp có tính P trên cơ sở biết mỗi thành phần cửa lớp có tính P Nó chỉ khái quát các trường hợp đã biết chứ không đề cập đến trường hợp chưa biết; nó giúp ta tóm tắt, trình bày các sự kiện chứ không đem lại điều mới mẻ
- Quy nap khơng hồn tồn : khẳng định tất cả đối tượng của lớp có tính P trên cơ sở biết một số thành phần của lớp có tính P Có hai loại :
I- Quy nạp thông thường: là quy nạp bằng cách liệt kê đơn giản,
Trang 152- Quy nap khoa học: căn cứ trên sự phân tích tổng hợp các thuộc
tính bản chất, nguyên nhân sinh ra hiện tượng ,để đi đến kết luận Do đó, quy
nạp khoa học mang tính tin cậy cao Các phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng, gồm có: phương pháp phù hợp, phương pháp khác biệt, phương pháp cộng biến và phương pháp phần dv
ô.Suy luân tương tư :
Suy luận tương tự là suy luận căn cứ một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để đi đến kết luận về những thuộc tính giống nhau khác Do đó, để đảm bảo độ tin cậy của suy luận tương tự thì các đối tượng so sánh phải có nhiều thuộc tính giống nhau , phong phú , nhiều mặt và mang tính bản chất Vì vậy, suy luận tương tự không chứng minh được điều gì, chỉ giúp ta mở rộng kiến thức, để ra giả thuyết
c Phán đoán: là hình thức cơ bản của tư duy, nói lên cách liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong ý thức con người Do đó, mỗi phán đoán chỉ có thể là đúng hoặc sai chứ không có vừa đúng vừa sai Mỗi phán đoán gồm hai phần:
-Chủ từ chỉ đối tượng của tư tưởng, ký hiệu là S
- Vị từ là những thuộc tính mà ta gán cho đối tượng, ký hiệu là P Giữa vị từ và chủ từ là một liên từ Với cấu trúc như vậy một phán đoán bao giờ cũng diễn đạt bằng một câu nhất định, tuy nhiên không phải câu nào cũng diễn đạt một phán đoán, có nhiều cách phân loại phán đoán:
- Phân loai theo chất: phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định - Phân loai theo lương: phán đoán chung, phán đoán riêng, và
phán đoán đơn nhất
- Phân loai theo chất và lương: phán đoán khẳng định chung, phán đoán khẳng định riêng, phán đoán phủ định chung, và phán đoán phủ
định riêng
Nếu phán đoán bao quát hết mọi đối tượng của chủ từ hoặc mọi đối
tượng của vị từ thì ta nói chủ từ hoặc vị từ có ngoại điên đầy đủ, hoặc ngược lại
Giữa các phán đoán có cùng chủ từ và vị từ có thể thiết lập mối quan hệ sau: -Quan hệ đối chọi trên là hai phán đốn khơng đồng thời đúng nhưng có thể đồng thời sai
-Quan hệ đối chọi dưới là hai phán đoán không đồng thời sai nhưng có thể đồng thời đúng
-Quan hệ mâu thuẫn là hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn, nếu phán
Trang 16-Quan hệ thứ bậc là hai phán đoán có quan hệ thứ bậc, nếu phán đốn
tồn thể đúng(hay sai)thì phán đoán bộ phận cũng đúng(hay sai) Bốn quan hệ này được thiết lập vào một hình vuông logic:
Đối chọi trên
Thứ bậc Thứ bậc
I O
Đối chọi dưới
Các phán đoán cũng tuân thủ theo các phép logic, gồm: -Phép phủ định -Phép hội -Phép tuyển: + Phép tuyển thường +Phép tuyển chặt - Phép kéo theo -Phép tương đương
-Tính đẳng trị của phán đoán và một số hệ thức tương đương
d.Chứng minh-Bác bỏ—-Giả thuyết:
œ Chứng minh :
Chứng minh là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực, đúng đắn của một phán đoán nhờ vào tính chân thực, đúng đắn của những phán đoán
khác có mối liên hệ hữu cơ với nó Trong xã hội và thực tiễn chứng minh có
nhiệm vụ hoàn thành niềm tin có cơ sở vững chắc, nó thể hiện nội dung quy
luật lý do đầy đủ mà tư duy hình thức muốn phản ánh đúng thế giới khách quan
Con người và xã hội không thể tổn tại và phát triển nếu thiếu niềm tin Niềm tin ở đây là niềm tin có được trên cơ sở của sự hiểu biết, sự kiểm nghiệm, chứng minh, là niềm tin khoa học, chứ không phải là niềm tin mù quáng, không có cơ sở Có như vậy chúng mới có thể trở thành cơ sở khoa học cho các quá
trình suy luận tiếp theo nhằm làm giàu trí thức
Chứng minh gồm 3 phần:
Trang 17-Luận cứ là những phán đoán có tính chân thực được dùng làm căn cứ để chứng minh cho luận đề Luận cứ là tiền đề logic của chứng minh
-Luận chứng là cách sắp xếp các luận cứ theo những quy tắc và
quy luật logic nhằm rút ra tính chân thực của luận đề
Cả 3 phần này liên quan chặt chẽ với nhau, thông qua đó cho phép khẳng định tính chân thực của luận để Chứng minh gồm hai loại:
-Chứng minh trực tiếp
-Chứng minh gián tiếp: trong đó gồm hai loại là chứng minh phản chứng và chứng minh loại trừ (hay chứng minh phân liệt)
B Bac bỏ:
Bác bỏ là thao tác logic nhằm xác định tính giả dối, không có căn cứ của luận đề dựa trên những luận cứ chân thực và các quy tắc, quy luật logic Bác bỏ là một kiểu của chứng minh nhưng là chứng minh tính giả dối, sai lầm của luận đề, do đó bác bỏ cũng có cấu trúc giống chứng minh và tuân theo các quy tắc
logic nhất định
Bác bỏ có 3 hình thức:
-Bác bỏ luận cứ là chứng minh tính giả đối, không chân thực của luận đề,
thực hiện bằng 4 cách: bác bỏ luận để thông qua dữ kiện, sự kiện, chứng cứ; thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề; thông qua
chứng minh phản luận đề; thông qua vạch ra tính không chính xác của luận đề -Bác bỏ luận cứ là phủ định hoặc hoài nghỉ luận để trên cơ sở vạch ra
tính không xác định, chưa chính xác của luận cứ
-Bác bỏ luận chứng là đưa ra tính thiếu logic của lập luận, sự vi phạm các quy tắc, quy luật logic trong quá trình chứng minh luận đề
Bác bỏ và chứng minh thường xuất hiện song hành trong quá trình tranh
luận một luận để và có những luận cứ, lập luận khác nhau ô Giả thuyết:
Là những giả định có căn cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hay
những mối liên hệ mang tính quy luật của một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy Như vậy giả thuyết là một hình thức phát triển tri thức Giả
thuyết có các đặc trưng sau:
-Là một hình thức hoạt động có mục đích của tư duy, ra đời do nhu cầu nhận định, đánh giá, giải thích các sự vật, hiện tượng của con người
Trang 18vật hiện tượng mà con người đã chứng minh, những tri thức mang tính trực quan và những giả định nhằm giải thích bản chất của sự vật hiện tượng và sự vận động phát triển của nó Đặc trưng này chứng tỏ hệ thống trị thức của con người nếu muốn phát triển thì phải là hệ thống mở
-Không phải mọi giả thuyết đều trở thành chân lý, có những giả thuyết
qua chứng minh tỏ ra chân thực nhưng cũng có những giả thuyết bị bác bỏ trong
quá trình phát triển tri thức Tuy nhiên việc xây dựng giả thuyết khoa học vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nhận thức của con người Như
vậy, xây dựng, chứng minh, bác bỏ giả thuyết là một quá trình liên tục diễn ra
hết sức phức tạp
Có nhiều cách phân chia giả thuyết:
-Tùy theo phạm vi của đối tượng nghiên cứu có giả thuyết chung và giả thuyết riêng
-Căn cứ vào mục tiêu nhận thức có giả thuyết khoa học và giả thuyết nghiệp vụ
Do giả thuyết rất quan trọng nên việc xây dựng và phát triển giả thuyết là một điều tất yếu Giả thuyết được xây dựng theo 2 giai đoạn: phân tích và
tổng hợp Phân tích những sự vật, hiện tượng, sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện cần được giải thích, sau đó tập hợp những tri thức đó lại tạo thành giả thuyết Giá thuyết phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và không được mâu thuẫn với các luận điểm khoa học đã chứng minh Xây dựng và phát triển giả
thuyết là quá trình liên tục không tách rời nhau và kết quả là xác định được giá
trị của giả thuyết Để xác nhận giá trị chân lý của giả thuyết, ta phải chứng
minh giả thuyết, có các phương pháp sau:
-Phương pháp xác nhận trực tiếp
-Phương pháp xác nhận tính chân thực của giả thuyết thông qua xác nhận
tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết -Phương pháp xác định gián tiếp
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển tri thức, con người không thể thiếu việc hình thành các giả thuyết
4 Các thao tác của tứ duy:
Trong logic học, người ta biết có 3 phương pháp hình thành phán đoán mới: quy nạp suy diễn và loại suy Cả 3 phương pháp này đều có mối quan hệ
chặt chẽ với các thao tác tư duy: phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa; chính nhờ các thao tác tư duy mới thực hiện được những phương pháp logic để đi tới phán đoán mới
Trang 19So sánh là thao tác tư duy nhằm thiết lập sự giống và khác nhau giữa các
sự vật, hiện tượng về thuộc tính, mối quan hệ , và các bộ phận Muốn thực hiện được việc này thì so sánh phải có quan hệ chặt chẽ và dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp Ta phân tích các thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng, sau đó tổng hợp lại để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng Do đó so sánh không những giúp phân biệt và chính xác hóa những khái niệm, sự
vật hiện tượng mà còn giúp hệ thống lại chúng
So sánh gồm hai loại:
-So sánh tuần tư: khi dạy kiến thức mới giáo viên thường so sánh với kiến thức củ, kiến thức đã học để học sinh dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức mới So sánh tuần tự giúp cho nhận thức được những điểm chung và điểm khác biệt giữa kiến thức củ và kiến thức mới giúp cho học sinh dễ nhớ và nhớ lâu
-So sánh đối chiếu: là so sánh các mặt đối lập của hai khái niệm So sánh
đối chiếu giúp học sinh làm sáng tỏ nội dung của hai khái niệm đó, từ đó học
sinh sẽ hiểu sâu kiến thức hơn
Như vậy, so sánh là phương pháp tư duy rấ hiệu nghiệm trong việc hình thành những khái niệm, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới Vì vậy, người giáo viên cần phải rèn luyện thao tác so sánh cho học sinh
b Phân tích và tổng hợp: œ Phân tích:
Phân tích là thao tác tr duy nhằm tách đối tượng tư duy thành những
thuộc tính, bộ phận các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng
được sâu sắc hơn
Nhờ có phân tích mà nhận thức đi từ một nguyên lý chung đúng đắn đến
một kết luận về một trường hợp riêng lẽ, đơn nhất Khi phân tích sự vật hiện
tượng, tức là ta đang thực hiện phép suy diễn, một phương pháp có tác dụng rất
lớn làm phát triển tư duy logic ở học sinh và phát huy tính tự lập sáng tạo của
mình Do đó, cần phải rèn luyện cho học sinh cách phân tích các sự vật hiện tượng nhằm phát triển nhận thức của học sinh
B Tổng hợp:
Tổng hợp là thao tác tư duy nhằm đưa những thuộc tính, những thành phần đã được phân tích vào thành một chỉnh thể giúp ta nhận thức đối tượng một cách bao quát
Trang 20tổng quát về tính chất, những mối quan hệ và tương quan bản chất nhất và
chung nhất
Tóm lại, phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản của tư duy, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tư duy
thống nhất Phân tích là cơ sở của tổng hợp , sự tổng hợp diễn ra trên cơ sở của
phân tích Do đó, phân tích và tổng hợp phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức
C Trừu tượng hóa và khái quát hóa:
œ Trừu tương hóa:
Trừu tượng hóa là thao tác tư duy trong đó dùng trí óc để gạt bỏ những
thuộc tính, bộ phận, mối liên hệ không cần thiết để giữ lại những yếu tố cần
thiết để tư duy Trừu tượng hóa hay gắn liển với phương pháp loại suy
B Khái quát hóa:
Khái quát hóa là thao tác tư duy nhằm bao quát nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở chúng có chung một số thuộc tính,
bản chất và những mối liên hệ Khái quát hóa có 3 trình độ:
- Khái quát hóa cảm tính
- Khái quát hóa hình tượng -khái niệm - Khái quát hóa khái niệm
Trừu tượng hóa và khái quát hóa là hai thao tác tư duy cơ bản đặc trưng của tư duy con người Hai thao tác này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chỉ phối nhau
3 Các quy luật của tư duy logic:
Quá trình nhận thức của con người diễn ra hết sức tỉnh vi và phức tạp, nó
tuân theo những quy luật nhất định Những quy luật của tư duy được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như triết học, y học, tâm lý học, logíc học Những
quy luật mà logic học hình thức nghiên cứu như là một phần những quy luật của tư duy trong quá trình nhận thức tuân theo, nó là những quy luật của tư duy hình thức Những quy luật này phản ánh những mối liên hệ cơ bản , bản chất trong quá trình tư duy
Trang 21Những quy luật này phát sinh, hình thành trong quá trình phản ánh day đủ, chính xác những quy luật của thế giới khách quan Như vậy, cơ sở Khách quan của tính logic của tư duy là cầu nối giữa quy luật logic với quy luật của thế
giới vật chất khách quan Quy luật của tư duy hình thức vì vậy mang đặc trưng
tồn tại độc lập với ý thức con người nhưng lại hình thành trong ý thức con người Chúng là kết quả của quá trình nhận thức thông qua hoạt động thực tiễn và
được con người áp dụng vào quá trình cải tạo thế giới
Con người không thể nhận thức được sự vật hiện tượng nếu chỉ xem chúng trong quá trình vận động biến đổi không ngừng trong không gian, thời gian mà bỏ qua sự nhận thức của chúng Vì vậy quy luật của tư duy không mâu
thuẫn với quy luật biện chứn >: go
a Quy luật đồng nhất:
Trong thế giới khách quan mọi sự vật hiện tượng liên hệ với nhau, tác, động qua lại tạo nên một thế giới muôn màu, luôn vận động nhưng không tách rời những quy luật biện chứng khách quan Trong hoạt động thực tiễn con người
luôn có nhu cầu nhận thức thế giới trong sự ổn định, và trong khuynh hướng vận
động phát triển của nó Mỗi sự vật hiện tượng trong không gian, thời gian xác định được phân biệt với sự vật hiện tương khác bởi tính ổn định tương đốttrong
sự tổn tại của nó Vì vậy, tư duy con người muốn phản ánh đúng mặt ổn định
của sự vật hiện tượng phải tuân theo guy luật đồng nhất
Xét mặt ổn định tương đối của sự vật hiện tượng ta thấy mọi sự vật hiện
tượng trong không gian, thời gian xác định đồng nhất với chính nó Quy luật
dồng nhất được định nghiã như sau: "Trong quá trình lập luận, mọi tư tưởng
phản ánh phải có nội dung chính xác, muốn vậy mọi tư tưởng phải đồng nhất " Sự đồng nhất của tư duy được hiểu như sau:
-Các sự vật hiện tượng phải được phân biệt rõ ràng, vật nào là vật ấy nếu
không tư duy sẽ hỗn loạn Ở đây yêu cầu sự đồng vẹn, độc lập ổn định tương đối trong một thời gian nhất định của sự vận động phát triển
-Các sự vật hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động biến đổi
không ngừng Do đó, những tư tưởng phản ánh về một sự vật hiện tượng ở những không gian, thời gian khác nhau không nhất thiết phải đồng nhất với nhau
-Trong một không gian, thời gian xác định có một tư tưởng phản ánh sự vật hiện tượng thì quá trình suy luận tí tưởng phải đồng nhất với chính nó
Quy luật đông nhất của tư duy bảo đảm cho tư duy được xác định và nhất
Trang 22nghĩa là tư tưởng biến đổi một cách tùy tiện vô căn cứ Nếu đi ngược với quy
luật đồng nhất sẽ ví phạm luật đồng nhất, biểu hiện:
-Đồng nhất hóa những tư tưởng khác biệt như sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, đồng nhất các tư trởng khác nhau
Ví dụ: Vật chất tổn tại vĩnh viễn Hoa hồng là vật chất
Vậy hoa hồng tổn tại vĩnh viễn
Khái miệm vật chất ở 2 tiền để này có ý nghĩa khác nhau
-Làm khác biệt một tư tưởng đồng nhất, biểu hiện trong dịch thuật, thay đổi luận để trong quá trình lập luận
Luật đồng nhất biểu thị tính xác định của tư duy logic, nếu tư duy không
xác định thì người ta sẽ hiểu sai sự vật, và không hiểu nhau Nếu vi phạm tính đồng nhất sẽ làm tư duy thiếu mạch lạc, thiếu chính xác và làm mất khả năng
thông tin, do đó làm giảm hiệu quả của hoạt động thực tiễn
Như vậy cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ quy luật đồng nhất để góp phần làm tư duy thêm mạch lạc, rõ ràng nhất quán, giúp người tranh luận nhận
ra lỗi logic của mình và đối tượng nhằm đưa cuộc tranh luận tới kết quả b Quy luật mâu thuẫn:
Cùng tổn tại song song với quy luật đồng nhất là quy luật mâu thuẫn và quy luật bài trung Quy luật mâu thuẫn là hình thức phủ định của quy luật đồng
nhất Từ yêu cầu của quy luật đồng nhất người ta thấy không thể có hai tư tưởng
trái ngược nhau về cùng một đối tượng, một quan hệ, một không gian, thời gian xác định là đúng được Điều đó có nghĩa là muốn phản ánh đúng hiện thực thì tư duy phải tuân thủ quy luật mâu thuẫn, phải liên tục và không mâu thuẫn
Quy luật mâu thuẫn có thể hiểu như sau: ”Trong quá trình lập luận về một đối tượng, trong cùng một quan hệ, trong cùng một không gian, thời gian xác định thì không thể có hai phán đoán trái ngược nhau về thuộc tính và mối liên hệ mà đồng thời cùng đúng được Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai.”
Thực chất của luật mâu thuẫn là cấm mâu thuẫn trong tư duy Trong thực
tế khách quan có những mâu thuẫn tổn tại của sự vật hiện tượng, nó không
thuộc phạm vi nghiên cứu của logic hình thức, logic chỉ bàn đến những mâu thuẫn trong tư duy, mâu thuẫn logic Do đó, luật mâu thuẫn không phủ nhận
mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thực tế,
Tư duy có mâu thuẫn sẽ cản trở việc nhận thức đúng đắn bản chất sự vật,
Trang 23c Quy luật bài trang:
Quy luật bài trung là hình thức phân tích của quy luật đồng nhất Nó làm
rõ hơn những yêu cầu có tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính liên tục nhất
quán của tư duy
Quy luật bài trung được phát biểu như sau:” Các phán đoán hay tư tưởng
cia cùng một đối tượng, cùng một quan hệ mà mâu thuẫn, phủ định nhau thì
không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán hay tư tưởng đó phải đúng, không thể tồn tại cái thứ ba
Từ đó cho thấy, đối với một vấn để, một tư tưởng cụ thể chỉ có thể đúng hoặc sai, không thể vừa đúng vừa sai Vì vậy tư tưởng phản ánh phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy luật này
Tuy nhiên, quy luật bài trung không phải là quy luật mâu thuẫn, giữa hai quy luật này có điểm khác nhau Quy luật mâu thuẫn không chấp nhận các tư tưởng, phán đoán phản ánh mâu thuẫn về cùng một thuộc tính của một đối
tượng, ở một điều kiên xác định cùng đúng nhưng chấp nhận các phán đoán, tư
tưởng đó cùng sai Trái lại, nếu đã thỏa mãn quy luật bài trung thì các phán đoán mâu thuẫn đó không thể cùng đúng hoặc cùng sai Do đó các cặp phán đoán tuân thủ quy luật bài trung thì sẽ tuân thủ quy luật mâu thuẫn, nhưng không có mệnh để ngược lại Nhưng cả quy luật mâu thuẫn và quy luật bài
trung đều không xác định được đâu là phán đoán đúng, muốn xác định phải
thông qua quá trình kiểm nghiệm thực tiễn
Quy luật bài trung được sử dụng nhiều trong chứng minh phản chứng Do đó, nó
có ý nghĩa to lớn đối với tư duy chính xác và theo luật bài trung ta rút ra tính
đúng đắn của luận đề
đd Quy luật lý do đầy đủ:
Khi khoa học đã phát triển khá hoàn bị thì tính chứng minh được, tính có
căn cứ của những tư tưởng làm tiền để là điều kiện rất quan trọng của tư duy đúng đắn mà tư duy khoa học phải tuân theo Đây chính là yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ
Quy luật lý do đầy đủ được phát biểu như sau: "Mỗi tư tưởng, tri thức
được công nhận là đúng đắn , chân thực khi xác định được đầy đủ lý do.”
Quy luật lý do đầy đủ yêu cầu tính có căn cứ, tính chứng minh được của
tư duy Quy luật đòi hỏi những tư tưởng, tri thức muốn được thừa nhận đúng
đắn, chân thực phải là những sự kiện thực tế, được khoa học chứng minh hoặc thực tiễn xác nhận
Quy luật lý do đầy đủ phản ánh mối liên hệ phổ biến, mang tính quy luật
của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Mỗi sự vật hiện tượng là
Trang 24sự vật hiện tượng sinh ra nó Chính vì vậy quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi bất kỳ trị thức chân thực nào cũng phải có căn cứ của nó Tính có căn cứ là thuộc tính quan trọng của tư duy logic và giúp phân biệt tính khoa học và phản khoa học của tư duy
Do đó, tuân theo quy luật này là nhằm bảo đảm tính đúng đắn, tính có
Trang 25Chuonge Iti
Su can thiét phải
mnzghién curu logic hoc
trong ziang day
I.Ý nghĩa:
Một số người vẫn cho rằng: "không cần nghiên cứu lôgic học cũng vẫn tư
duy chính xác, vẫn phát triển được những tư tưởng đúng đắn", điều này liệu còn đúng không?
Con người như tà đã biết là một thành phần của tự nhiên và luôn bị tự
nhiên tác động Tư tưởng con người do đó luôn phản ánh hiện thực khách quan,
tự nhiên luôn là những bài học đầu tiên cho con người Trong quan hệ giao tiếp, con người có thể hiểu nhau được nhờ con người suy nghĩ theo một trật tự logic Logic học có tính chất cộng đồng tức là đặc tính chung cho mọi người
Nếu không nghiên cứu logic học, con người vẫn có thể suy nghĩ đúng, phát biểu đúng vì lúc này con người đã có tư duy logic tự phát Tư duy logic tự phát sẽ mất tác dụng khi con người đứng trước một công việc có giá trị lớn về
lý luận và thực tiễn, một công việc mang tính khoa học nhận thức Ngoài ra tư
duy logic tự phát còn để mắc những sai lầm khi trao đổi những vấn đề phức tạp Khi nghiên cứu logic học sẽ giúp chúng ta chuyển tư duy tự phát thành tư duy logic tự giác Lúc này tư duy logic tự giác sẽ mang lại những lợi ích cho chúng ta
_ Nâng cao trình độ tư duy, suy nghĩ hợp quy luật, trình bày quan điểm
chính xác, chân thật, nhận thức đúng thé giới khách quan
_ Xây dựng được những luận điểm phức tạp, lập luận chặc chẽ, có căn
cứ
_ Phát hiện được những lỗi logic trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm của người khác
Trang 26nạp, suy diễn, loại suy, khái quát hóa phân tích tổng hợp, giả thuyết, chứng :minh _ làm tăng khả năng nhận thức Khám phá của con người đối với thế giới I.Sự cần thiết phải nghiên cứu logic học trong giảng day
.của người giáo viên:
Việc dạy là một hoạt động của người giáo viên trong quá trình học nhằm
giúp học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng, kỹ xảo Từ đó, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và đạo đức tư tưởng cho người học sinh Chính vì thế, để đạt được nhiệm vụ và mục đích này người
giáo viên phải có một năng lực truyền đạt tốt và một hệ thống kiến thức sâu
rộng
Thật vậy, người giáo viên phải trang bị cho mình một khả năng lập luận
chặc chẽ, có căn cứ, khi giảng bài thì các quan điểm, tư tưởng được trình bày một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc, giúp người nghe dễ tiếp thu những quan điểm, tư tưởng đó Mặt khác, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, củng cố và trao dồi kiến thức bằng cách nắm vững những cơ sở khoa học logic, giáo viên sẽ xây dựng nội dung hài học có kết cấu hợp lý, truyền thụ các khái
niệm khoa học chính xác và đặc biệt sẽ có những phương pháp giảng dạy hay để bồi dưỡng cho học sinh phương pháp suy luận chứng minh hợp qui luật
logic, do đó hiệu quả dạy học sẽ đạt kết quả cao nhất, đặc biệt là giáo viên hóa học
Theo Anghen hoá học là khoa học của những biến đổi về chất của các vật, xảy ra do ảnh hưởng của những biến đổi về thành phần định lượng, như vậy bộ mơn hố học là một bộ môn liên quan đến sự thay đổi giữa các chất và các sự vật Hóa học còn có thể được coi là khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm Tính lý thuyết trong bộ môn hóa học thể hiện ở chổ nó
hình thành cho học sinh hệ thống khái niệm, định luật, học thuyết; các khái
niệm, định luật, học thuyết này lại được kiểm nghiệm bằng những phản ứng hoá học, bằng những nghiên cứu có tính thực tế, đây chính là tính thực nghiệm
của hoá học Tính lý thuyết và thực nghiệm luôn luôn tác động qua lại giúp cho
nội dung được sáng tỏ và người nghiên cứu có thể phát triển tư duy
Khi hình thành những định luật, khái niệm, học thuyết hóa học cho học
sinh, giáo viên dựa vào logic học để giúp học sinh tổ chức đúng đắn hoạt động
nhận thức, tập suy nghĩ, phán đoán kết luận hợp với quy luật khách quan Trong quá trình thực nghiệm, học sinh phải quan sát đối chiếu hiện tượng đang diễn
biến với những nguyên lý, lý thuyết xuất phát, phân tích các khía cạnh của thí
Trang 27phải vận dụng đúng qui tắc, qui luật của logic vào để hướng dẫn cho học sinh tư
duy
Tóm lại, hóa học giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo của nhà trường: nó có nhiều khả năng trong việc phát triển
nhận thức cho học sinh nếu như việc dạy và học được tổ chức đúng đắn; do đó
Trang 28CEXUƯGNCG XXX
REN LUYEN TW
DUY LOGIC TRONG
GIANG DAY HOA
Hoc I.Hệ thống chương trình phổ thông:
Hóa học được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông từ lớp 8
Trong suốt 5 năm học, các em được làm quen với các nguyên tố, các hóa chất điển hình của hóa vô cơ và hóa hữu cơ Đồng thời, các em còn được học các học
thuyết, định luật, khái niệm cơ bản của hóa học nhằm làm cơ sở cho quá trình
nghiên cứu về sau này
Chương trình hóa học được xây dựng theo hai nguyên tắc: nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng phối hợp với nhau, nhưng vê cơ bản nó là
chương trình theo lối đồng tâm Theo nguyên tắc đồng tâm, sự lĩnh hội đi từ mức
độ thấp đến mức độ cao của một vấn đề, để phù hợp với trình độ phát triển trí
tuệ của học sinh, Ở đây ta thấy tính chất đồng tâm được thể hiện rõ nét:
-Một vài nội dung cơ bản ở lớp 8 như: axit, baz, muối được nhắc lại và
làm rõ hơn ở chương II" Các lọai hợp chất vô cơ "của lớp 9
-Những kiến thức về kim loại nói chung và về một số kim loại cụ thể được học ở lớp 9 được đề cao và mở rộng thêm ở lớp 12
-Những kiến thức về phi kim và các hợp chất hữu cơ được học ở lớp 9,
đến lớp 11 và đầu lớp 12 được cô đọng, bổ sung và mang tính khái quát hơn Các kiến thức trong chương trình tập hợp lại thành một hệ thống kiến thức cơ bản Hệ thống kiến thức cơ bản này đã được lựa chọn căn cứ vào mục tiêu
đào tạo của nhà trường, những quy luật sư phạm và những đặc điểm của khoa
học hóa học Hệ thống kiến thức cơ bản này không phải là toàn bộ kiến thức hóa
Trang 29học hóa học Hệ thống kiến thức cơ bản này không phải là toàn bộ kiến thức hóa học của thời đại mà nó chỉ bao gồm những hiểu biết cơ bản nhất, mấu chốt nhất liààm nền tảng, cơ sở để học sinh có khả năng đi sâu vào ngành khoa học hóa học, cũng như các ngành có liên quan Nội dung của hệ thống kiến thức này là hệ thống những hiểu biết quan trọng nhất của hóa học mà không có chúng thì kchông thể hiểu và học hóa học được Hệ thống kiến thức cơ bản này bao gồm các kiến thức cơ bản tập trung thành những "vùng kiến thức" Những "vùng kiến thức " này được cấu tạo bởi những kiến thức cơ bản nhất mà buộc học sinh phải tbiết, đây chính là bộ xương sống của chương trình Ngoài ra nó còn có những kiến thức mà học sinh cần biết và có thể biết Những kiến thức cơ bản nhất thường giúp học sinh suy ra những kiến thức khác có liên quan, từ đó học sinh có thể đào sâu kiến thức cơ bản nhất và phát triển được tư duy của mình
Kiến thức có thể biết Kiến thức cần biết
Kiến thức buộc phải biết
Do yêu câu nội dung như vậy nên các kiến thức được đưa vào giảng dạy
phải được lựa chọn kỹ theo nguyên tắc nhất định Như việc giảng dạy các
nguyên tố trong chương trình hóa học không phải là ngẫu nhiên và tùy hứng, mà việc lựa chọn các nguyên tố sao cho phù hợp với sự phát triển tr duy của học sinh Các nguyên tố được lựa chọn là những nguyên tố mà dựa vào sự hiểu biết về chúng học sinh có thể nhanh chóng và dễ dàng nắm bắt được định luật tuần hoàn, có thể hiểu được cấu tạo của hệ thống tuần hoàn và sự biến thiên có qui
luật những tính chất của các nguyên tố trong chu kì và các nhóm Do yêu cầu
này mà các nguyên tố được lựa chọn giảng dạy là những nguyên tố đặc trưng có tâm quan trọng thực tiễn lớn
Tuy nhiên, kiến thức về các nguyên tố đặc trưng chưa phải là đã đầy đủ
để hiểu biết những nhóm của định luật tuần hoàn và qui luật biến thiên tính chất
của các nguyên tố trong các nhóm Nhưng dùng phép so sánh với các nguyên tố đặc trưng đã được nghiên cứu, giúp cho học sinh hiểu tính chất của các nguyên
tố tương tự (trong cùng phân nhóm chính) và về qui luật biến thiên của chứng
Trang 30Muốn xác định được khối lượng và chiều sâu các nguyên tố hóa học ta phải nghiên cứu các hợp chất của nó Thường các hợp chất được đưa vào chương
trình hóa học là những hợp chất với hidro, oxi, clor Đối với các nguyên tố không kim loại cần nghiên cứu những hợp chất với hidro và oxi; còn đối với kim loại
thì nghiên cứu những hợp chất với oxi và halogen Học sinh sau khi nghiên cứu
các hợp chất này sẽ hiểu sâu hơn về các tính chất của các nguyên tố
Chẳng hạn trong chương trình halogen ở lớp 10, học sinh được nghiên cứu
chủ yếu là nguyên tố clor và hợp chất của nó: axit, oxit Clor là một nguyên tố
điển hình của phân nhóm chính nhóm VI, do đó sau khi nghiên cứu khá kỹ clor và hợp chất của nó, dùng phép loại suy để học các nguyên tố Flor, Brom, lôt Từ
đó, các em nắm được những tính chất và qui luật biến thiên của các nguyên tố
thuộc phân nhóm chính nhóm VI
Trong chương trình, học sinh còn được lànquen với nhiều định luật, học
thuyết, trong đó định luật tuần hoàn là có giá trị cho sự phát triển tư duy của học
sinh hơn cả Định luật tuần hoàn được sắp vào đầu chương trình hoá học lớp 10
Trước đó ở lớp 8, lớp 9 học sinh học hóa để có thể nhận biết về tính hệ thống, tính tự giác và tính tư tưởng của các kiến thức Trên cơ sở đó, hình thành cho học sinh những khái niệm cơ bản của hóa học như khái niệm vê phản ứng hóa
học, về đơn chất và hợp chất nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến
thức có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, tạo cơ sở cụ thể để học hệ thống tuần hoàn
Sau khi học định luật tuần hoàn, học sinh tiếp tục được học các nguyên tố khác một cách hệ thống, với mức độ lý thuyết cao hơn Nhờ đó học sinh biết áp dụng
định luật để nghiên cứu những nguyên tố hoá học và những tài liệu mới, từ đó học sinh hiểu rõ được bản chất của định luật tuần hoàn Với cách sắp xếp như vậy, học sinh có đủ cơ sở để tiếp thu định luật, không làm giảm giá trị tư tưởng của định luật, đồng thời giúp học sinh tiếp thu định luật một cách sáng tạo và tránh được tình trang hoc vet cua học sinh
Đối với chương trình hóa học ở trường phổ thông Việt Nam, những kiến thức cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của nó gôm :
a.Hệ thống đơn chất và hợp chất:
-Đơn chất:các đơn chất được đưa vào giảng dạy là những chất có tính chất đặc trưng cho phân nhóm Mỗi phân nhóm được lựa chọn ra một vài đơn chất đặc trưng cho nhóm mình Chẳng hạn, phân nhóm chính nhóm | tat ca cdc chất
đêu được đưa vào học nhưng chú trọng là Na, các chất thuộc phân nhóm chính
nhóm II, phân nhóm chính nhóm III thì đưa AI vào, phần nhóm chính nhóm IV
là C, Si,phân nhóm chính nhóm V là N, P, phân nhóm chính nhóm VỊ đưa O, S
vào giảng dạy, còn F, Cl, Br, Iot thì đại diện cho nhóm chính nhóm VII Qua
nhóm VIH, đó là nhóm của khí hiếm và các kim loại có nhiêu ứng dụng trong
Trang 31-Hợp chất: các hợp chất được đưa vào chương trình là các oxyt, hidroxit, axit Các oxvt được đưa vào chương trình là các oxvt của kim loại kiềm thé như
Ca, kim loại có ứng dụng quan trọng như AI, Fe; các oxyt của phi kim như CT, S, ngoài ra còn có oxyt của C Axit được đưa vào là những axit thông thường có nhiều ứng dụng như axit HCI, H:SO,, H;PO Các bazơ là NaOH, Ca(OH);,
Al(OH);, Fe(OH)a, Fe(OH)s; ngoài ra còn có các muối của AI, Na, Ca, Fe những
muối này có ứng quan trọng như làm thạch cao, muối ăn Trong các hợp chất đưa vào chương trình còn có một mảng kiến thức quan trọng, đó là những hợp chất hữu cơ gôm Hidrocacbon (Ankan , Anken , Ankin , Aren ) rượu, phenol, amin, andehid, axit cacboxylic, este, glixerin, lipit, gluxil, aminoaxil, protUL và
các hợp chất cao phân tử Các hợp chất hữu cơ này được đưa vào chương trình làm phong phú thêm vốn kiến thức của học sinh
b.Hệ thống các học thuyết, định luật:
Các học thuyết, định luật được đưa vào chương trình phổ thông là những
học thuyết, định luật cơ bản, là nền tẳng cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học hóa
học sau này Đó cũng chính là tiền đề cơ sở để học sinh có thể nhận biết được
bản chất của sự vật, hiện tượng Các định luật, học thuyết được đưa vào chương
trình phổ thông một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp là thuyết nguyên tử —phan tử,
định luật bảo toàn khối lượng, định luật thành phần không đổi, định luật tuần hoàn, thuyết cấu tạo nguyên tử thuyết điện lí, định luật Avôgadrô thuyết cấu
tạo hóa học
c.Hệ thống các khái niệm cơ bản về hóa học:
-Khái niệm về hiện tượng các loại phắn ứng hóa học -Khái niệm về nguyên tố hóa học
-Khái niệm về chất hóa học
-Khái niệm về liên kết hóa học, ngôn ngữ hóa học
d Hệ thông các phương pháp khoa học của hóa học:
Trong chương trình hóa học phổ thông bên cạnh các khái niệm cơ bản còn
có các thí nghiệm, bài tập về nhận biết, điều chế các chất Thông qua việc học các thí nghiệm, học sinh được rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về thực hành thí
nghiệm, đồng thời học sinh còn quan sát được các hiện tượng hóa học mà các em đã học ở phần lý thuyết Khi phân tích, nhận biết các chất hoặc gắn việc học với
thực tiễn, học sinh sẽ phân tích tổng hợp lại những kiến thức đã học, từ đó học
sinh bổ sung vào hệ thống kiến thức của mình về nhận biêt chất
Với nội dung mang tính khoa hợc và cơ bản như trên thì việc sắp xếp
chúng lại thành một thể thống nhất phụ thuộc vào trình tự sắp xếp các khái niệm
Trang 32-Chương trình hóa học lớp 8 là những kiến thức cơ bản nhất của hóa học nhì: các chất và những biến hóa của chúng nguyên tử —-nguyên tố hóa học,
những định luật cơ bản của hóa học, oxy-không khí, hidro-hóa trị, nước, giới
thiệu: những loại chất vô cơ quan trọng nhất (oxyt, bazơ, axit, muối) Những kiến thức này được trình bày dưới ánh sáng của thuyết nguyên tử — phân tử
-Ở lớp 9 những kiến thức được trình bày sơ lược bao gồm toàn bộ kiến
thức vê vô cơ-hữu cơ dưới ánh sáng của thuyết nguyên tử — phân tử mà học sinh
sẽ đuïợc học ở lớp 10, 11, 12 Những kiến thức đó bao gồm dung dịch và nồng độ dung: dịch, các tính chất hóa học của một số hợp chất vô cơ quan trọng (oxyt:
CaO), axit: H:SO,, bazơ: NaOH, muối); một số kim loại, phi kim và các hợp chất của inó (Al, Fe, Cl, C, Si); một số hợp chất hữu cơ (CH¿, C;Hạ, C:Hs, C¿Hạ, hợp chất chứa oxi, nitơ: C;H;OH, CH;COOH, chất béo, glucozơ );, hợp chất cao phầm tử
-Lớp 10 chương trình hóa học bao gồm cấu tạo nguyên tử - hệ thống tuần hoàm, liên kết hóa học —định luật tuần hồn -định luật Avơgadrơ, phản ứng oxi
hóa khử, halogen, oxi -lưu huỳnh Những kiến thức này được hình thành dưới
ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử và định luật tuần hoàn
-Chương trình lớp 11 được mở đầu bằng thuyết điện li—sự điện li, Nito- phottpho, phần này được trình bày dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử
và điịnh luật tuần hoàn Tiếp theo là phần hóa hữu cơ, thuyết cấu tạo hóa học,
phâm này được trình bày dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo hóa học
-Lớp 12, chương trình hóa hữu cơ phát triển dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo hóa học, với những hợp chất hữu cơ chứa oxi (rượu, phenol, aldehid, axit cactboxilic, este, chat béo, gluxiU), những hợp chất hữu cơ chứa nitơ (amin, amiinoaxit, proti), những hợp chất cao phân tử Và một phần về kim loại: kim
loại: kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của nó, Al và hợp chất của AI, Fe và
hợp chất của Fe
Như vậy, theo trình tự sắp xếp chương trình hóa học ở trường phổ thông Việ t Nam thì định luật tuần hoàn được xếp vào đầu chương trình lớp 10, những
kiếm thức trước khi học định luật tuần hoàn được làm tiền đề cho việc học định
luậu tuần hoàn Những kiến thức sau khi học định luật tuần hoàn được xây dựng
ở mức độ lý thuyết cao hơn, tự giác hơn Cách sắp xếp chương trình hóa học ở
trường phổ thông Việt Nam chính vì thế mang tính chất khoa học rất cao, tạo
Trang 33I.Rèn luyện tư duy logic cho học sinh phổ thông trong
giảng dạy hóa học:
I Rèn luyên tư duy logic khi dạy môt chương, một bai:
Chương trình do nhiều chương gộp lại, mỗi chương có nhiều bài, mỗi bài
mang nhiều vấn đề, thuộc tính liên quan đến đối tượng mà bài dé cap O đây, ta
chỉ xét đến việc giảng dạy trong một bài, một chương
a Dạy mỘt chương:
Một chương là một chủ đề tương đối hoàn chỉnh vê mặt mục đích-nội
dung—phuong pháp Do đó, khi giảng dạy một chương người giáo viên phải có cái nhìn bao quát vê toàn chương, thấy được mối quan hệ và liên hệ giữa các bài
trong chương Nhờ đó, người giáo viên thấy được những trọng điểm cần nhấn
mạnh,
Được như vậy, thì trong quá trình dạy học người giáo viên bảo đảm được:
tính liên tục trong quá trình giảng dạy, hạn chế tính rời rạc không nhất quán, đồng thời giúp giáo viên chủ động sáng tạo trong từng tiết dạy Để đạt được điều
này, người giáo viên cần phải lập trước kế hoạch giảng dạy Có như vậy giáo viên sẽ đảm bảo được mục đích chung một cách toàn diện
Đặc biệt là sự phát triển nhân cách, tư duy của học sinh, đồng thời giúp
giáo viên chú ý tới các môn học khác và những mối liên hệ liên môn, chuẩn bi bài tốt
Mỗi chương có nội dung khác nhau, do đó người giáo phải đề ra những
phương pháp phù hợp Cụ thể:
-Những chương trước khi học cấu tạo nguyên tử -định luật tuần hoàn thì phải dạy theo phương pháp quy nạp là chủ yếu (từ cụ thể đi đến kết luận chung)
-Những chương sau khi học cấu tạo nguyên tử — định luật tuần hoàn thì dạy theo phương pháp suy diễn là chủ yếu Học sinh đã có đủ kiến thức nên khi dạy phải dựa vào vốn kiến thức đó để hình thành những khái niệm mới
Chẳng hạn, khi dạy chương halogen ở lớp 10 giáo viên phải tìm hiểu, phân tích kỹ những yêu cầu của chương Chương có mục đích yêu câu sau:
-Hình thành những tính chất đặc trưng của nhóm VII Trên cơ sở đó hình
thành khái niệm sâu về Clor và những hợp chất của nó; rồi dùng loại suy tìm
hiểu Brôm, Iot, Flor và những hợp chất của chúng Từ đó, hình thành khái niệm về những nguyên tố phi kim và tính không kim loại điển hình
- Tiếp tục hình thành khái niệm vê các nhóm nguyên tổ hóa học bằng cách
nghiên cứu nhóm halogen phân biệt những điểm khác nhau của chúng vê mặt
Trang 34học của chúng Từ đó, củng cố các khái niệm đã học về mối liên hệ giữa tính chất của nguyên tố và com tao
-Chính xác hóa các kiến thức đã học, những khái niệm đã học: axit, bazơ -Mở rộng kiến thức về kim loại điển hình bằng cách so sánh đối chiếu các tính chất của chúng với halogen
-Bước đầu hình thành khái niệm về sản xuất hóa học -Rèn luyên kỹ năng về thực hành thí nghiệm
-Rèn luyện kỹ năng tư duy so sánh: so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu
Nhờ vậy, giáo viên chuẩn bị kỹ bài giảng, biết sáng tạo trong việc liên hệ bài củ, chuẩn bị dụng cụ giảng dạy như tranh vẽ, dụng cụ thí nghiệm và các phương pháp giảng dạy nhằm đạt được mục đích Trên cơ sở đó giáo viên đề ra các phương pháp giảng dạy từng bài trong chương Cụ thể:
Các phương pháp giảng dạy | Bài giảng
Sử dụng phương pháp phân tích cấu -Các halogen:giới thiệu sơ lược các
tạo các nguyên tử halogen, từ đó suy nguyễn tô thuộc nhóm halogen
ra tính chất tổng quát của chúng
Sử dụng phương pháp phân tích và -Clor: giới thiệu tính chất vật lý tính
suy lý Phân tích cấu tạo Clor từ đó suy |_ Chất hóa học, điều chê và ứng dụng
ra tính chất rôi suy ra ứng dụng của Clor
Sử dụng phương pháp trực quan biểu -Hidro Clorua: tính chất, đặc điểm
diễn thí nghiệm để học sinh quan sát của HCI
và đưa ra kết luận
Sử dụng phương pháp trực quan để -Axit clohidric và muối clorua
trình bày tính chất của HC] và muối clorua Từ tính chất hóa học của HC]
suy ra cách nhận biết gốc clorua (bằng phương pháp loại suy)
Dựa vào tính chất của Clor, dùng -Một số hợp chất chứa oxi của Clor
phương pháp loại suy để điều chế và
giải thích các tính chất của các hợp chất chứa oxi của Clor
Từ tính chất chung củanhóm | -Brôm và lot
halogen, những kiến thức về Clor, ¡ dùng phương pháp loại suy để tìm hiểu
| tính chất và ứng dụng của chúng
Trang 35
Từ những kiến thức về nhóm
Fhalogen, Clor, dùng phương pháp loại ‹suy tìm hiểu tính chất của Flor Dùng phương pháp so sánh, tìm điểm giống
tvà khác nhau về tính chất của Flor va
.các halogen khác Trên cơ sở đó giải thích sự khác nhau đó
-Flor
Dùng phương pháp trực quan để os -Bài thực hành số 1
củng cô kiến thức đã học ở chương
Tóm lại, bằng thực nghiệm và các phương pháp giảng dạy, giáo viên đã
grip hoc sinh hiểu sâu sắc về Cl và hợp chất của nó Từ đó, suy ra các tính chất
của F›, Br;, I; Tổng hợp các kiến thức lại để đi đến kết luận chung về nhóm
malogen -
Khi lập kế hoạch giảng dạy một chương, người giáo viên phần nào nắm được nội dung và trọng tâm của chương nhưng nó mang tính tổng quát Khi đi
wào từng bài giảng, tính tổng quát lúc này được phân tích và đưa ra tính chất riêng biệt của bài Giáo viên phải đi vào tìm hiểu, phân tích tỉ mỉ những tính
u:hất, thuộc tính riêng lẽ của bài giảng nhằm tìm ra được trọng tâm, những thuộc tính, tính chất bản chất, đồng thời xác định được ví trí tầm quan trọng của bài trong chương Từ đó, người giáo viên đưa ra những phương pháp giảng dạy hợp
llý, phù hợp với đặc điểm nội dung của bài giảng nhằm giúp học sinh nắm được
những kiến thức cơ bản, trọng tâm phát triển được tư duy của học sinh Khi vào giang dạy từng bài riêng lẽ, giáo viên cũng cần phải củng cố các kiến thức Số: suy ra quy luật, khái niệm của bài
Sau khi phân tích, tổng hợp các yêu cầu của bài, và để ra phương pháp giảng dạy của bài thì người giáo viên viết giáo án cho bài giảng và chuẩn bị các dụng cụ dạy học có liên quan đến bài giảng Giáo án của một bài giảng là
sự kết tỉnh của những suy luận lựa chọn về mối lên hệ, mục đích, nội dung,
phương pháp, nó chính là bảng hướng dẫn thực tiễn nhất trong quá trình lên lớp Cho nên, việc viết giáo án là một việc làm tất yếu nâng cao chất lượng tiết học Chẳng hạn khi giảng bài Clor, bài Clor là một bài trọng tâm của chương halogen, nó chuyển tải phần lớn kiến thức, do đó cần phải ùm hiểu kỹ các
thuộc tính, tính chất của nó Bài Clor có những mục đích yêu cầu về kiến thức
và tư duy sau:
-Giới thiệu nguyên tố Clor và những tính chất thuộc tính của nó
Trang 36-Củng cố lại những kiến thức đã học
-Rèn luyện kỹ năng tư duy, so sánh, loại suy cho học sinh
Thông qua các mục đích yêu cầu này giáo viên để ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh, bài này có thể sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp trực quan: biểu diễn thí nghiệm, dùng tranh vẽ giúp học sinh hình dung ra cách điều chế khí Clor trong phòng thí nghiệm
-Phương pháp thuyết trình gồm phương pháp diễn giảng, giải thích, trình
bày tính chất hóa học, phương pháp đàm thoại có vấn để, liên hệ các kiến thức
củ về nguyên tố, về phản ứng để đưa ra những tình huống có vấn đề nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức bằng cách giải quyết các vấn để đó Cụ thể: F— | ' Clo
Ky hiéu héa hoc: Cl
Khối lượng nguyên tử:35 5 Số thứ tự: 17
Cấu hình electron:1s”2s”2p”3sˆ3p” Công thức phân tử: Cla
Dùng phương pháp thuyết trình vì Noo i6 l [ Clor trong u nhiên -tính chất vật lý
đầy là kiên thức hoàn toàn mới của Clor:
I.Trạng thái tự nhiên:
Tén tai trong tự nhiên ở dạng hợp chất muối clorua, khoáng chất
NaCl c6 trong nước biển, muối mỏ Khoáng canalit KCI.MgC];.6H2O
Chiếm 0.05 % khối lượng vỏ trái đất
-Chất khí màu vàng lục, xốc nặng hơn 2.Tính chất vật lý:
không khí (gấp 2.5 lần )
-Tan trong nước, tan nhiều trong dung
Trang 37vấn đề, kết hợp với phép loại suy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương
pháp trực quan biểu diễn thí nghiệm Sử dụng phương pháp trực quan (bằng hình vẽ) và phương pháp đàm thoại nêu vấn dé Sứ dụng phương pháp trực quan
(biểu diễn thí nghiệm), kết hợp phương pháp giảng giải Sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu những ứng dụng Sử dụng phương pháp trực quan (biểu diễn thí nghiệm) C1 (Z=17):1s°2s°2p”3s”3p”
Trong phân tử có hai nguyên tử Clor
liên kết nhau bằng cách góp chung le
độc thân Nhận le vào lớp ngoài cùng là
tính chất đặc trưng nhất Tính oxi hóa
của Clor
l.Tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết kim loại tạo ra muối clorua Vd: 2Na +Cl, =2NaCl 2Fe +3C]› = 2FeC]: Cu +Cl, = CuCl, 2.Tác dụng với hidro: PTPƯ: Cl› +H; = 2HCI H +.C]: =H :CI: 3.Tác dụng với nước: C]: +H;O =HCI +HCIO Axit hipoclorơ HCIO = HCl +O (nguyên tử ) Vậy nước Clor hay Clor ẩm có tính tẩy màu III.Ứng dụng và điều chế: 1.Ung dụng: -Dùng để diệt trùng nước
-Tẩy trắng vải, giấy
Trang 38+ŠC]- +8H:O
b.Trong công nghiệp:
I Điện phân dung dịch NaCIl đậm đặc
| 2NaCl +2H;:O = Cl› +H› +2NaOH
. Sử dụng phương pháp giảng giải
(anot) (catot)
thuyết trình
Tóm lại, để phát huy được khả năng rèn luyện tư duy logic của học sinh phổ thông, giáo viên phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư cho bài giảng của mình mà thể hiện rõ nhất qua việc viết giáo án và chuẩn bị đổ dùng day
học
Nếu giáo viên có sự đầu tư đúng mức thì kết quả học tập của học sinh sẽ đạt chất lượng cao, mục đích chung sẽ được thực hiện tốt và phát triển được tư duy
của học sinh
2.Khi day hệ thống các khái niêm cơ bản:
Trang 39Chất ee chất Hỗn hựp<&—-Phản ứng phân tích Sự biến đổi của chất <——Hiện tượng hóa học Phản ứng hóa học Nguyên tố hóa học <— Kim loại -phi kim Vv Ký hiệu hóa học «<< — ot n tử Thuyết nguyên tử phân tử<- ee chất -đơn chất<—— Phản ứng kết hợp > Phin ut
Einh luật bảo tồn khơi Cơng thức hố học <—— Hóa trị, mol
lượng Oxy không khí <— Sự oxy hóa Sự cháy
EĐịnh luật thành phần HIDRO <— Phản ứng thế oxy hóa,khử
kchông đổi Nước
Axit Bazơ_ Muối <— Phản ứng trao đổi, trung hòa Sự phan loại các chất oxyt, Axit, Bazơ, Muối
: Vậ cơ
| Kim loại phi kim _ <— (AI, Fe, CI,C, Sỉ
Hợp chất hữu cơ (Hydrocacbon, hợp chất Vv | chứa nhóm chức "Thuyết cấu tạo nguyên = ie tạo nguyên tử <— Hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố
IĐinh luật tuần hoàn Liên kết hóa học
¡nh luật Avôgadrô Phản ứng oxy hóa khử
Nhom VII Halogen <— Sự cháy trong Clo
Nhỗm VỊ Oxi Lưu huỳnh <- Thù hình sự tỏa và thu
nhiệt cân bằng hóa học
< -
Sự thuận nghịch
| huyết điện lv <——— Sự điện ly <—- Phản ứng trao đổi ion, PH
Trang 40Khi phân tích cấu trúc chương trình hóa học phổ thông dựa vào sơ đồ quá trình hình thành khái niệm cơ hắn chúng ta có thể chia quá trình hình thành các
khái niệm cơ bản thành 4 giai đoạn chính:
-Giai đoạn l1: Từ lúc bắt đầu học hóa học đến trước khi học thuyết nguyên tử—phân tử, giai đoạn này thường rất ngắn
-Giai đoạn 2: Từ khi nghiên cứu thuyết nguyên tử —- phân tử đến trước thuyết cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, thuyết điện li
-Giai đoạn 3: Từ sau đó đến trước khi học thuyết cấu tạo hóa học -Giai đoạn 4: Từ thuyết cấu tạo hóa học đến hết chương trình
Việc chia các quá trình hình thành các khái niệm như trên không phải ngẫu nhiên hay tùy tiện mà nó có một sự đầu tư nghiên cứu Muốn hình thành một khái niệm hóa học thì người ta phải nghiên cứu và phát triển nó dần dẫn dưới ánh sáng của những quan điểm lý thuyết chủ đạo ngày càng sâu sắc hơn, bản chất hơn Việc hình thành khái niệm cho học sinh phổ thông cũng tuân theo
quy tắc này và điều này hoàn toàn hợp lý với lý luận nhận thức và lịch sử của
khoa học
Nói như vậy không có nghĩa là khái niệm nào cũng trải qua 4 giai đoạn
nêu trên Do đó, để nắm bắt quá trình hình thành của một khái niệm nào đó thì người giáo viên phải đi sâu vào ñm hiểu, phân tích chương trình trong sách giáo khoa Nhờ vậy, người giáo viên mới nắm được các giai đoạn hình thành của khái niệm đó và xác định giai đoạn mà nùnh dạy, cung cấp cho học sinh đúng đủ kiến thức Từ đó, ta có thể nhận thây rằng học sinh phổ thông phải được nghiên cứu ngay từ đầu các khái niệm cơ bản, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
các chất và các hiện tượng hóa học Ta xét một vài khái niệm cụ thể sau:
¿\ Các loại phản ứng hóa học:
Là những khái niệm đặc trưng của bộ môn hóa học, nó xuất hiện trong suốt quá trình học hóa học ở phổ thông
-Phản ứng hóa hơp: các em được biết đến phản ứng hóa hợp than cháy
trong oxi biến đổi thành CO: khi học đến sự biến đổi của chất, nhưng lúc này
các em chỉ biết đó là một hiện tượng hóa học Mãi đến chương oxi — sự cháy ở lớp § , sau một loạt các phản ứng của oxi với Fe, S, P, các em mới được hình thành khái niệm phản ứng hóa hựp 6 bai “Oxit — sự oxi hóa “ Lúc này trên cơ sở những phản ứng của oxi với Fe S, P:
2Fe + O2 = 2FeO
S+O;=SO;