1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về nhân tố con người trong kinh tế

56 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tài Mục đích của để tài làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân tố con người trong kinh tế cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người để nhằ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Fr BAS

VO THI HOAI THU

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN

TỐ CON NGƯỜI TRONG KINH TẾ

Trang 2

—===————-————-.-———

Làt Cầm On

Thời gian trơi đi, khố học đã kết thúc nhưng uẫn còn đó những

kỷ niệm sâu sắc đốt uới em khi được cùng thầy cô, bạn bè chia sẻ va

trải qua một chương trình học tập đây khó khăn, uất uả nhưng tràn ngập niêm uui, mềm hạnh phúc Vui vi được gặp gỡ thầy cô, gặp gỡ

bạn bè, hạnh phúc uì bản thân được tiếp nhận những trì thúc mới,

những hiểu biết mới mà các giảng uiên trường Đại học Sư phạm nói

chung va Khoa Giáo dục Chính trị nói riêng đã truyên đạt cho em,

giúp em "mở rộng tâm mắt, uươn dài tâm tay"

Khoá luận là kết quả cuả nhận thức trong quá trình học tập

của bản thân em Nhưng, để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn

nhiệt tình uê nội dung, phương pháp của các thầy, cô Khoa Giáo

dục Chính trị trường Đại học Sư phạm TP Hô Chí Minh, nhất là

tiến sĩ LƯƠNG VĂN TÁM người trực tiếp hướng dẫn em hồn

thành khố luận này

Qua đây, em xin gửi đến quý thầy cô cùng bạn bè lời cảm ơn

su sắc nhất Tuy nhiên, uới khả năng còn hạn chế, chắc chắn nội

dụng khoá luận còn nhiều khuyết điểm Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè để bản thân có thể hoàn thành tốt hơn nữa những nột dung mà khoá luận đề cập tới

TP Hô Chi Minh ngày 20 tháng 4 năm 2005

SVTH: VÕ THỊ HOÀI THU

Trang 3

MỤC LỤC

Phần mở đầu : mm 1

Phần nội dung Xztombqhaxoệi seca eae 5

CHƯƠNG I1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI

1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người . 5

1.2 Quan niém cla H6é Chi Minh vé nhan t6 con người S

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TỐ

CON NGƯỜI TRONG KINH TẾ

2.1 Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đến quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong sản xuất kinh

2.2 Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân

EURO ỒN 4040010 00G011026000021%686X6%dãï 12

2.2.1 Tác động vào các động lực chính trị tỉnh thần 12

2.2.2 Tác động vào các động lực lợi ích vật chất 18

2.2.3 Tổ chức hoạt động của con người trên cơ sở

Peace RNG i isis ines nes SaaS ahaa eA 22

Trang 4

NHẰM PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

3.1 Thực trạng về nhân tố con người trong kinh tế ở nước ta HỆ HH VU 62/212) G040661/40A626GA3600240A2/10000AG505)0/440124/40/ 30 3.1.1 Về động lực chính trị - tỉnh thần .-. -: 31 3.1.2 Về nhu cầu và lợi ích của con người 38 3.1.3 Về các nhân tố phản đông lực -.- 39 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con

người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

NI G0014 4000001X8040001684100020kG054A5600it80203ãGlSgdiab dl 3.2.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và

cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế . -«- 41

3.2.2 Đổi mới chính sách lao động và thu nhập, phát

huy tính tự chủ, năng động sáng tạo của người lao

NON 00A0 2344602000006 45

3.2.3 Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng

CÂN Vách 6S nã 0g Giác ket taoetzadd 45

3.2.4 Xây dựng quan hệ tập thể đúng đấn trong các

doanh nghiệp, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt

động của các tổ chức,Đảng, đoàn thể quần chúng 45

KẾT LUẬN 50

Trang 5

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các nhãn tố tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhân tố con

người có vị trí,vai trò đặc biệt quan trọng Bởi, thứ nhất, các nhân tố khác như

cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ hiện đại, kinh

nghiệm quản lý khai thác mãi đến một lúc nào đó cũng phải cạn kiệt, chỉ có con người( với trí tuệ, chất xám) là có khả năng tái sinh đến vô hạn Thứ hai,

các nhân tố khác tự mình không thể trở thành động lực phát triển Muốn trở thành động lực chúng cần đến sức lực và trí tuệ của con người Chính con người

sỹ tạo ra nguồn vốn, khai thác và phục hồi lại các nhân tố khác Thứ ba, con

người với tất cả những phẩm chất tích cực của mình có thể tự mình trở thành động lực phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hiện nay, nhân

loại đã và đang bước vào nền kinh tế trí thức, ưu thế cạnh tranh không thuộc về các yếu tố thuận lợi có tính truyền thống như tài nguyên đất đai, vốn, nhân công rẻ mà nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ của con người, là chất xám của các nhà chuyên môn Ứu thế cạnh tranh của mỗi nước sẽ là chất lượng của

đội ngũ công nhân có trí tuệ, có tay nghề cao

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Bác Hồ luôn quan tâm

đến vấn để xây dung con người, coi nhân tố con người là mục tiêu, là động lực

chủ yếu của sự phát triển kinh tế xã hội Hiện nay cùng với quá trình đổi mới

toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa thì chúng ta càng nhận thức rõ hơn vai trò lớn lao của nhân tố con người Bắt đầu từ đại hội VI của Đảng, đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận thức về con người, Đại hội đã nhấn mạnh "Phát huy yếu tố con người và

Trang 6

quốc lần thứ VII của Đảng, vấn để con người, phát huy nhân tố con người

được nhấn mạnh hơn, chiến lược con người trở thành chiến lược phát triển kinh

tế-xã hội, con người vừa là mục tiêu , vừa là động lực chủ yếu trong sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội Cũng tại đại hội toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh

vai trò của nhân tố con người trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã khẳng định việc phát huy nguồn lực con người là điều

kiện tiên quyết, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bén vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Con người Việt Nam vốn có những đức tính quý báu như anh dũng, cần

cù, thông minh, bên bỉ, dẻo dai nhưng cũng còn nhiều hạn chế như tác phong công nghiệp còn yếu, còn đầu óc tư lợi, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao Để

khắc phục những hạn chế, phát huy những đức tính tốt đẹp, hình thành những

phẩm chất mới như đức tính táo bạo, quyết đoán trong sản xuất kinh doanh, dám xông vào những lĩnh vực sản xuất mới mẻ, mạnh dạn tiếp thu những tiến bộ KH ~- KT và công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất đòi hỏi chúng ta phải

có một sự nghiên cứu có hệ thống

Trứớc thực tiễn đó, vai trò nền tảng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng được khẳng định và nâng cao, đòi hỏi phải có sự hiểu biết, vận dụng toàn

diện Để góp phần làm sáng tỏ vấn để trên tác giả chọn để tài : “Tư tưởng Hồ

Chí Minh về nhân tố con người trong kinh tế ”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong kinh tế

nói riêng thì chưa có mà có một số công trình liên quan đên để ta như :

"Tư tường Hỗ Chí Minh về kinh tế” - Phạm Ngọc Anh, NXB Chính trị

Trang 7

NHDKH : TS LUGNG VAN TAM Khoá Luận Tốt Nghiệp

—ỄEE—ễễễễễễễễễễEỂẼễEễEễEễEEEEễ

quốc gia Hà Nội, 2003 Ở đây tác giả trình bày quá trình hình thành, phát triển,

đặc điểm bản chất và nội dung chủ yếu của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh Từ

đó tác giả vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh vào việc phát triển kinh tế ở

nước ta hiện nay

“Tự tưởng Hỗ Chí Minh về con người" - Lê Quang Hoan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003 trong công trình nghiên cứu này, thứ nhất tác giả làm

sâu sắc thêm các khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con

người theo tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ hai, tác giả trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

Minh về con người Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời gian qua, kiến nghị phương thức và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Dựa vào những công trình nghiên cứu trên đồng thời vận dụng những kiến thức đã được thầy cô bồổi dưỡng từ trước đến nay, tôi tiếp tục nghiên cứu

đế tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong kinh tế”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tài

Mục đích của để tài làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân tố con người trong kinh tế cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người để

nhằm phát huy hơn nữa nhân tế con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước

Nhiệm vụ nghiên cứu để tài là trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn tư tưởng

Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong kinh tế, qua đó làm rõ mục đích

nghiên cứu đề tài

Trang 8

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, các công trình của nhiều tác giả

cũng như các văn kiện đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam và các tạp chí

được phép lưu hành trong cả nước

Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là

phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và phương pháp

phân tích gắn với tổng hợp Qua đó thấy được sự cần thiết khách quan phải tiếp

thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu nước manh xã hội công bằng dân chủ văn minh

5 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống những tư tưởng Hồ Chí

Minh về nhân tố con người trong kinh tế Qua đó khẳng định tính thực tiễn của

vấn để nhân tố con người trong kinh tế lá đúng đắn và khoa học

Khóa luận góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về phát huy nhân

tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa Đồng thời góp phần

tư liệu cho các bạn sinh viên khóa sau tìm hiểu nghiên cứu thêm

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham

khảo thì khóa luận có nội dung gồm ba chương

——ễỄễ>—————————

Trang 9

NHDKH : TS LUGNG VAN TAM Khoá Luận Tốt Nghiệp

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH UỀ CON NGƯỜI Uà NHÂN TỐ CON NGƯỜI

1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

Trong các bài nói và viết của mình, Hồ Chí Minh không chỉ dùng các từ người, con người để nói về con người mà dùng nhiều từ ngữ khác nhau với nhiều nghĩa khác nhau như : người ta, quân chúng, dân, nhân dân, đồng

bào Như vậy, khái miệm con người trong tư tưởng Hỗ Chí Minh có nội hàm rất

rộng, nó bao trùm lên các khái niệm quần chúng, dân, đồng bào, v.v Con

người ở đây không chỉ tổn tại dưới hình thức cá nhân mà còn dưới hình thức tập thể xã hội Trong tác phẩm Cần kiệm liêm chính viết năm 1949, Hồ Chí Minh

chỉ rõ: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng , bầu bạn Nghĩa

rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người “{2, 644].Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là con người trừu tượng chung chung mà là

con người hiện thực, cụ thể, con người liên kết với những mối quan hệ xã hội

Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh vừa thể hiện rõ tính giai cấp, tính chất lịch sử của khái niệm đó, vừa hướng vào những giá trị chung của con

người, tự do, hạnh phúc, đân chủ để vươn tơi cái chân , thiện, mỹ, đạt tới lý

tưởng nhân bản, nhân đạo của con người

Con người trong quan niệm Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố: sức khoẻ, đời sống, tâm linh, tính thần và vai trò chủ đạo của

Trang 10

trí thức Vai trò của mỗi yếu tố không ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau thể hiện người khoẻ mạnh thì sẽ có một đời sống tỉnh thần

khoẻ mạnh, làm được nhiều việc, cống hiến nhiều cho xã hội ngược lại người

không có sức khỏe thì không làm được gì hết Sức khỏe là điều kiện rất quan trọng để làm việc có hiệu quả , đạt năng xuất lao động cao Người viết ; " Giữ

gìn dân chủ, xây dựng nước nhà , gây đời sống mới, việc gì cũng cẩn có sức

khoẻ mới thành công”( 1, 212|.Hồổ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập : người đời chứ không phải thánh thắn, ai cũng có chỗ hay chỗ đở, ai cũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác Các mặt đối lập

này không chỉ có nguồn gốc từ mặt xã hội mà còn có căn nguyên từ mặt sinh

học Đó là một quan điểm khoa học, biện chứng, sáng tạo của Hồ Chí Minh

Nói đến con người là nói đến tâm lực, trí lực tức là mức độ biểu hiện đời

sống tỉnh thần của con người trong hoạt động Con người khác các động vật

khác ở chỗ con người có ý thức Con người có đời sống kép , đời sống bên trong và đời sống bên ngoài , còn con vật chỉ có đời sống đơn Con người không những có thế giới bên ngoài mà ngay cả bản thân mình cũng làm thành đối tượng Do đó ,đời sống tính thần của con người có vai trò cực kỳ quan trọng Sức mạnh của nhân tố tỉnh thần không chỉ thể hiện ở trình độ ý thức lý luận , hệ

tư tưởng mà còn thể hiện trong lĩnh vực ý thức thông thường, tri thức kinh nghiệm và đời sống cảm xúc , tình cảm Hồ Chí Minh luôn tôn trọng và làm

cho đời sống tỉnh thần của con ngừơi ngày càng trở nên phong phú.Người nói :

"Con người dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình "( 4, 60] Chữ tình theo Hồ Chí Minh không chỉ là tình cảm anh em, vợ chồng , cha con, bạn bè, trên dưới mà còn là tình người Tình người theo nghĩa rộng nhất đó là đời sống

tỉnh thần của con người , biểu hiện tập trung ở mặt văn hod — đạo đức Đã là

còn người thì ai cũng đều yêu lành, ghét dữ, yêu cái thiện, cái tốt , ghét cái ác,

Trang 11

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

a ——————————e Xx=

cái xấu Sức mạnh của ý thức cuối cùng phải được biểu hiện qua hoạt động thực tiễn của con người và cách thức tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng nó

Để tổn tại con người phải tiến hành lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và xã hội Trong lao động sản xuất con người

nhải liên kết với nhau, Đo đó , lao động sản xuất không chỉ là cơ sở ton tai cla

xã hội mà còn là cơ sở hình thành nên các quan hệ xã hội Cách sản xuất và

sức sản xuất luôn phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của con ngừời ,

chế độ xã hội, các quan hệ xã hội v.v., cũng phát triển và biến đổi ”Do sự sản

xuất vật chất mà người ta hiểu biết dẫn các hiện tượng, các tính chất, các quy

luật và mối quan hệgiữa người với giới tự nhiên Lại do hoạt động sản xuất mà

dan dân hiểu rõ mối quan hệ giữa người này với người khác "|3, 247] Người

khẳng định :"Xã hội có cơm ăn , áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động Vì vậy lao

động là sức chính của sự tiến bộ loài người”{2, 420].Con người là sản phẩm

lịch sử- cụ thể , do đó muốn nhận thức đúng những điều kiện xã hội mà họ đang

sống ,các điều kiện đó , suy đến cùng là do sản xuất vật chất quyết định

Từ sự phân tích trên , có thể đưa ra định nghĩa về con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh : “Con người là một chỉnh thể thống nhất về thể lực, tâm

lực, trí lực và hoạt động mang bản chất xã hội - lịch sử, là chủ thể sáng tạo và

hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần trong xã hội "{15,192]

Tóm lại chữ người trong quan niệm Hồ Chí Minh được biểu hiện vừa là

con người cá thể, cụ thể vừa là một cộng đồng gia đình, giai cấp, xã hội, con người nói` chung Đó là con người gấn liển với hoạt động thực tiễn đấu tranh

cách mạng , cải tạo xã hội Con người thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố

xã hội , giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Con

người vừa là sản phẩm , vừa là chủ thể tích cực của hoàn cảnh Con người vừa là động lực , vừa là mục tiêu của sự phát triển lịch sử, chủ thể sáng tạo và

Trang 12

hưởng thụ của giã trị văn hoá vật chất, tỉnh thần trong xã hội

1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân tố con người

Trong các tác phẩm để lại, nếu như khái niệm con người Hồ Chí Minh

còn sử dụng từ người, con người đến khái niệrà nhân tố con người thì Người

không hể nhắc đến mà thường dùng các từ như: sức dân, sức người, tài dân, lực

lượng của dân để chỉ khái niệm nói trên Nhân tố con người theo quan niệm của

Hồ Chí Minh gồm mấy nội dung cơ bản sau :

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi khẳng định vai trò của cá nhân, coi

“mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phẩn công lao trong xã hội "{6, 291], đồng thời Người cũng nhấn mạnh

rằng : sự nghiệp cách mạng là công việc "* của hàng chục triệu con người chứ

không chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng ”{9, 550-551].Như vậy, theo Người nhân tố con người không chỉ là vai trò

tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, cá thể, mà còn là vai trò của các giai cấp, các tầng lớp người trong xã hội

Xét theo phương diện nhân tố con người với tư cách là chủ thể hoạt

động, do đó chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động tự giác của con

người, có tổ chức, có lãnh đạo của Đảng Cộng sản thông qua các phong trào thi đua của quần chúng Đó không còn là những hoạt động của mỗi cá nhân riêng

biệt , tự phát mà là hoạt động có tính xã hội rộng rãi, lay chuyển cả một tầng

lóp người , một dân tộc để giải phóng và xây dựng đất nước

Hồ Chí Minh đặc biệt để cao vai trò của phẩm chất chính trị, tinh thần, coi như điều kiện tiên quyết, được ưu tiên hơn so với các đặc trưng khác trong

cấu thành nhân cách con người Người luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức để xác lập lý tưởng , niểm tin , các nhu cầu, động cơ, qua đó

——————————ễễễEEEEEEEEEEEễEEễEỶỲỶỲỲỶẼễ—Ễễ—ỶỶ=ẽẼ

Trang 13

NHDKH : TS LUONG VAN TAM Khoá Luận Tốt Nghiệp

rr

nâng cao năng lực hoạt động của con người Người chỉ rõ, mọi hoạt động của

con người phải bắt đầu từ sự nhận thức đúng đắn "Có lý luận soi đường thì quần

chúng hành động mới đúng đắn , mới phát triển được tài năng và lực lượng vô

cùng tận của mình "“{ 10, 231]

Nhân tố con người là những tiêu chí vể nhân cách với những đặc trưng

về phẩm chất , năng lực được hình thành trong hoạt động thực tiễn Do đó, theo Hồ Chí Minh , nhân tố con người không chỉ là chủ thể của hoạt động mà còn là khách thể của quá trình đó, hiểu theo nghĩa là những yếu cầu xã hội đối với con người , sự cần thiết phải giáo dục , đào tạo để hình thành nên các phẩm chất ,

năng lực , sự hưởng thụ các giá trị vật chất - tỉnh thần trong quá trình vận động xã hội

Từ đó theo tư tửơng Hồ Chí Minh có thể đưa ra đinh nghĩa : “nhân tố con người là một hệ thống các thuộc tính , đặc trưng qui định vai trò chủ thể (cá

nhân, tập thể, cộng đồng) tích cực, sáng tạo của con người , bao gồm một chỉnh

thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất,

năng lực của con người” [15,194]

——ễ°ẼỄễẸễ ———ỄỄễễẼ

Trang 14

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

UỂ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG KINH TẾ

2.1 Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đến quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong sản xuất, kinh tế

Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động có mục đích và sáng tạo

của con người.Đó là quá trình tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các dạng vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của

mình

Vì vậy, sản xuất vật chất là điểu kiện trước tiên bảo đảm cho sự tồn tại

và phát triển của xã hội.Xã hội sẽ không tổn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải

vật chất

Với tư cách là chủ thể trong sản xuất, con người với sức lao động, kinh

nghiệm, thói quen, trí thức KH - KT của mình, sử dụng tư liệu lao động trước

hết là công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Quá

trình đó cũng là quá trình cải tiến công cụ và hoàn thiện tư liệu lao động nhằm

đạt năng suất lao động cao hơn Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không chỉ tạo ra lực lượng

sản xuất mà còn tạo ra quan hệ sản xuất Để tiến hành sản xuất, con người không những phải quan hệ với giới tự nhiên mà còn phải quan hệ với nhau để

trao đổi hoạt động và kết quả lao động do đó sản xuất bao giờ cũng mang tính

”Ễ£ễ—_— ẰẰ—_—— —ễẰẦ

Trang 15

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

xã hội C.Mác viết : Người ta chỉ sản xuất được bằng cách hợp tác với nhau một cách nào đó và trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải

có những mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trong phạm vi

những mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là sản xuất

Như vậy, C.Mác đã khẳng định : bản thân con người là cơ sở của nền sản

xuất vật chất của họ, tất cả các quan hệ và chức năng của con người dù chúng thể hiện ra dưới hình thức nào và đưới cái gì đều ảnh hưởng đến nền sản xuất

vật chất và nhiều hay ít đều tác động đến nền sản xuất đó một cách quyết định

Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và

nền sản xuất vật chất của con người, do con người và vì con người, Chủ tịch Hồ

Chí Minh trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta luôn

để cao con người, coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định sự phát

triển của sản xuất, kinh tế Người viết :

"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyển hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân

Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên

Nói tóm lại, quyển hành và lực lượng đều ở nơi dân” 2, 698]

Câu nào cũng có chữ “dân”, nhưng dân lại ở địa vị cao nhất, địa vị làm

chủ trong những vấn để quan trọng nhất của cách mạng và xã hội nào là lợi ích,

quyền hạn, công việc, trách nhiệm, chính quyền, đoàn thể, quyển hành và lực

Trang 16

EEE

lượng đều nhằm vào mục tiêu : vì dân, của dân, do dân và ở nơi din Vay dân

vừa là người chủ, vừa thực hiện công việc làm chủ, vừa lãnh đạo vừa bị lãnh

đạo, vừa là chủ thể vừa là khách thể, vừa là lực lượng, động lực, vừa là mục

tiêu của cách mạng Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, mọi hoạt động bắt đầu từ vốn con người ,đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đời sống mới, tiến lên chủ

nghĩa xã hội, nếu xem khính việc sử dụng nó sẽ là một sai lầm rất to, rất có hại, có quan hệ đến thành hay bại của cuộc cách mạng Người chỉ rõ : "vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [2, 241] “Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra

Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát

triển” {4, 203] Người cho rằng : lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn để một cách giản đơn, mau chóng, đầy

đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra" [2,

295] Người khẳng định : “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự

giác ngộ đẩy đủ và lao động sáng tao của hàng chục triệu người” [5, 494 —

495]

Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác — Lénin, H6 Chi Minh đánh giá cao

Trang 17

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

chú trọng đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng

Khơi dậy sức mạnh của lòng yêu nước, tỉnh thần tự hào dân tộc, ý

thức trách nhiệm đối với Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.Chủ nghĩa yêu nước đã phát huy sức mạnh vô địch của nó trong

cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, làm nên những chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc Ngày nay nhân dân ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo , lạc hậu, chúng ta càng phải khơi dậy sức mạnh của chủ

nghĩa yêu nước, biến nó thành một động lực to lớn để xây dựng và phát triển

kinh tế đất nước

Trước lúc đi xa, Bác đã để lại nhiều di huấn trong đó có một di huấn

quan trọng là phải chăm lo phát triển tỉnh thần yêu nước của dân ta, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm mà

phải được đưa ra thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến,

xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Do đặc điểm lịch sử, do hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta đi vào công

nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm hàng trăm năm so với các nước phát triển Các

nước này đang thực hiện âm mưu biến các nước chậm phát triển thành những bãi thải công nghệ của chúng, hòng kìm hãm các nước này trong vòng lạc hậu

để dễ bể thao túng, bóc lột Trong điều kiện đó, chúng ta sẽ bằng động lực nào

để đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách để tiến lên ? Vận dụng tư tưởng của

Người, chúng ta phải biến chủ nghĩa yêu nước và trí thông minh của con người

Việt Nam thành sức mạnh to lớn, rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu, để Việt Nam tiếp tục có chỗ đứng vinh dự trong thế giới văn minh, hiện đại của loài người

trong thế kj XXL

Trang 18

—ễ——————

Trong bối cảnh của nền kinh tế hàng hàng hóa nhiều thành phan, vận dụng theo cơ chế thị trường phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tất

nhiên có khó khăn, phức tạp hơn so với khi Tổ quốc có ngoại xâm bởi vì con người đều chạy theo lợi ích cá nhân Nhưng nếu nhà nước ta có cơ chế, chính

sách đúng đắn, rõ ràng, nhất quán ; nếu cán bộ, đẳng viên ta thật sự xung phong gương mẫu thì các phong trào thi đua cần kiệm xây dựng đất nước, người Việt Nam dùng hàng Việt Nam v.v chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt Chủ nghĩa

yêu nước và tỉnh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta không thua kém bất cứ

dân tộc nào trên thế giới Vì lợi ích lâu dài của quốc gia, vì sự giàu mạnh của đất nước, nhân dân ta sẵn sàng tiếp tục chấp nhận hy sinh, chấp nhận thua thiệt

về lợi ích cá nhân, dễn sức người, sức của cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Sử dụng vai trò tác động của các nhân tố tỉnh thần khác : chính trị,

văn hóa, đạo đức, pháp luật

Sức mạnh của con người được huy động vào sự nghiệp xây dựng và phát

triển kinh tế theo con đường của chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, văn

hóa, đạo đức, pháp luật và nhiều nhân tố tỉnh thần khác Để tác động vào tính

tích cực xã hội của con người, tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội cũng

phải biết huy động một cách đồng bộ những biện pháp đó

Đầu tiên là lý tưởng chính trị Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh: “cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội” (6, 457] Nâng cao giác ngộ xã hội chủ

nghĩa cho người lao động “là củng cố lòng tin của xã viên ở lối làm ăn tập thể,

tính hơn hẳn của hợp tác xã, sự tất thấng của chủ nghĩa xã hội" Theo Hồ Chi

Minh, giác ngộ xã hội chủ nghĩa “không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý

thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tỉnh thần thi đua yêu nước, tỉnh thần

———————————=—==>=ằ——

Trang 19

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

đoàn kết tương trợ, tỉnh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm” Tuy nhiên, muốn bồi dưỡng lý tưởng chính trị, nâng cao giác

ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần chúng lao động, theo Hồ Chí Minh thì “trước hết

cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc

đã Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu để nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất

thực hành tiết kiệm Khi đó cả xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được” {6,

30] Từ đó cho thấy tính nhất quán của tư tưởng Hồ Chí Minh : luôn khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ, đảng viên, của lớp người tiên tiến, biết nêu

gương và dẫn dắt quần chúng, củng cố niểm tin cho họ vào thắng lợi cuối cùng

của chủ nghĩa xã hội Sự biến động của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

nhiều năm qua đã cho thấy : nếu không có những con người kiên trì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên trì dẫn dắt nhân dân phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ

nghĩa thì chủ nghĩa xã hội dù đã được thiết lập cũng không tổn tại trong hiện

thực được

Nhân loại đang bước vào nền kinh tế trị thức , khoa học kỹ thuật phát

triển nhanh như vũ bão nhất là công nghệ thông tin.Do đó, phải phát triển

dân trí, phải coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đẩu.Chúng ta sẽ bị đào

thải nếu chúng ta không học, không được đào tạo Hồ Chí Minh nói : "Muốn

xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức” {7, 306].Học những gì để đáp ứng thời đại? “Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật” [7, 306]

Ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi “giặc dốt”

cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm, đặt lên hàng đầu vấn để "diệt giặc dốt"

Theo người, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Tương lai của một xã hội sẽ

ra sao, ưu thế cạnh tranh thắng hay thua trên trường quốc tế, điều đó phụ thuộc

vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã hội hiện tại Do đó, mỗi một chúng ta

phải học tự học "Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại

Trang 20

phía sau " (7, 465]

Không chỉ học văn hóa — khoa học - kỹ thuật mà cao hơn hết con người

phải có đạo đức.Người nói “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có

nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách

mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh

đạo được nhân dân ”{9,435] Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta về đạo đức cách mạng,

Người luôn chú trọng giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đẳng viên những yêu cầu về

phẩm chất đạo đức, nếp sống, tác phong, cần phải gìn giữ trong hoàn cảnh mới

để xứng đáng với tư cách của con người Nhờ sự kiên trì giáo dục đạo đức cách

mạng của Hồ Chí Minh mà tuyệt đại đa số cán bộ, đẳng viên ta đã vượt qua

được những thử thách, gian khổ của chiến tranh, vượt qua được các "cửa ải”

danh vị, tiền bạc, và những cám dỗ vật chất khác trong hòa bình xây dựng kinh tế để xứng đáng với danh hiệu cao quý của người cách mạng, người công bộc

trung thành và tận tụy của nhân dân

Đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức là tăng cường pháp luật Đối với

Bác, việc thi hành pháp luật là phải bảo đảm được tính vô tư, khách quan, công

bằng, bình đẳng đối với mọi công dân trước pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh

đòi hỏi pháp luật của ta phải “ thẳng tay trừng trị những kẻ bất lương, bất kỳ kẻ

ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì"{2, 641] Người nói và gương mẫu thực

hiện Trong kháng chiến chống Pháp, Đại tá Trần Dụ Châu, vốn là một cán bộ

cách mạng, nhưng khi làm Cục trưởng Cục Quân nhu, đã lợi dụng chức vụ, bớt

xén phần cơm áo vốn đã rất khắc khổ, thiếu thốn của bộ đội ta để cùng đồng

bọn sống phè phỡn lãng phí, trụy lạc Vụ án khởi tố, đưa ra tòa án quân sự, y bị

lãnh án tử hình Trần Dụ Châu và gia đình kháng án lên Bác, xin được khoan

hồng Nhưng đối với loại sâu mọt đục khoét nhân dân, trị một người để cứu

Trang 21

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

E— 6 11 1,1 aaaeaẹẹaaẹwm l3 CC na an

muôn người, dù rất đau lòng, Người đã ký lệnh bác đơn chống án Qua đó ta thấy Người rất để cao phép nước, những kẻ nào làm mất thanh danh, uy tín của

Đảng và Nhà nước thì dù họ là cách mạng kỳ cựu, là bộ trưởng, là thứ trưởng,

là gì đi nữa, vẫn phải được đem ra xét xử theo pháp luật

Hiện nay, hệ thống pháp luật của ta thiếu đổng bộ, thi hành không

nghiêm, gây ra nhiều tiêu cực Vì vậy, học tập tư tưởng cùa Người, chúng ta

phải tạo ra một nhà nước pháp quyển mạnh mẽ, sáng suốt, cần tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, vững chắc, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động,phục vụ quốc kế dân sinh

Ngoài đạo đức, pháp luật, con người còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố tỉnh thần khác.Ví dụ con người càng tỉnh thông nghề nghiệp thì lòng yêu

nghề, lương tâm nghề nghiệp càng cao, niềm tự hào về nghề càng lớn, càng chăm lo giữ gìn chữ tín trong sản xuất, kinh doanh Con người càng được giáo dục - đào tạo thì nhu cầu hướng thiện lại càng cao, càng muốn theo đuổi những giá trị cao đẹp như chân lý, chính nghĩa, tự do, công bằng, dân chủ, nhân đạo nhờ đó lao động, cống hiến của họ cho xã hội càng nhiều hơn

Thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ và ý thức làm

chủ của người lao động

Thực hành dân chủ, theo Hé Chi Minh, là nhân tố hàng đầu để tích cực

hóa nhân tố con người trong sản xuất và phát triển kinh tế “có phát huy dân chủ

đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách

mạng tiến lên” [6, 592]

Cùng với dân chủ về chính trị ,văn hóa, xã hội, Hồ Chí Minh rất quan

tâm đến thực hiện quyền dân chủ về kinh tế của người lao động, đó là quyền

làm chủ về sở hữu, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối, bởi với tư cách

Trang 22

làm chủ, người lao động mới không ngừng phát huy tính độc lập tự chủ, tính

năng động sáng tạo ,họ mới làm ra được nhiều sản phẩm cho xã hội Vì vậy,

Người nhắc nhở :nhà nước ta phải làm sao cho người nông dân thấy "mình là

người chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công

việc của hợp tác xã Có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản

xuất và hợp tác xã sẽ tiến bộ không ngừng” {9, 195]

Người chủ trương phát triển dân chủ tối đa, đưa các giá trị dân chủ đến

với quần chúng nhân dân, nhằm phát huy trí tuệ, tài năng vô hạn của họ ; mặt

khác, Người đấu tranh, lên án mọi biểu hiện vi phạm dân chủ của người lãnh

đạo như độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, hách dich “cái gì cũng dùng mệnh

lệnh Ép dân chúng làm Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi

đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo ” [2, 293] Theo Người, nếu quần chúng thật sự có quyển dân chủ, cán bộ thật sự mở rộng dân chủ thì mọi kế hoạch sản xuất và công tác sẽ được thực hiện thắng lợi Do đó, “thực hành

dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” {9, 249]

Đi đôi với phát huy dân chủ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải quan tâm đến

bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ cho người lao động Theo người, "Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà phải

biết tự mình lo toan, gánh vác, không ở lại, không ngồi chờ" [7, 310]

Học tập tư tưởng của Người trong điểu kiện khó khăn phức tạp của tình

hình đất nước ta hiện nay thì mở rộng dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết để khai thác được sức mạnh vô tận của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới

2.2.2 Tác động vào các động lực lợi ích vật chất

Kích thích đồng bộ các động lực tinh thần và vật chất

Trang 23

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

Sinh thời Hồ Chí Minh, vấn để lợi ích vật chất chưa phải là nhân tố có

sức mạnh to lớn như trong cơ chế thị trường hiện nay Nhưng, là nhà duy vật Mácxít, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn luôn gắn liền với nhu

cầu và lợi ích của họ Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta chiến đấu hy sinh không những vì độc lập, tự do, vì những giá trị làm người, đổng

thời cũng còn vì ruộng đất, cơm áo - vì những nhu cầu vật chất của đời sống

hàng ngày

Hiểu thấu những động cơ đó, nên đã nhiều lần Người nói về vai trò của

động lực vật chất và đã đưa ra những việc làm tích cực Trong kháng chiến chống Pháp, Chính phủ Hồ Chí Minh đã thực hiện một loạt chính sách kính tế đem lại lợi ích thiết thân cho người lao động ví dụ xóa bỏ nhiều thứ thuế bất

hợp lý từ thời Pháp thuộc, thực hiện giảm tô, chia ruộng đất của thực dân Pháp

và bọn Việt gian cho nông dân, rồi tiến lên thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” Người nói về chính sách của Chính phủ

ta như sau : *Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội,

phát triển kinh tế, văn hóa v.v có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc” (1, 227]Theo Người : “Phải chú ý giải quyết hết các vấn dé dau

khó khăn đến đâu mặt lòng, những vấn để quan hệ tới đời sống của dan” [1, 47

~ 48] Vi “quan chúng rất nhiều sáng kiến, họ hiểu biết rất mau, nhất là những cái thuộc về quyền lợi của họ” [4, 28] Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là : “nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nông dân thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh [7, I§J.Chúng ta có thể thấy, quan tâm đúng mức và giải quyết thỏa đáng vấn để

lựi ích và tính tích cực của con người lao động là mắt khâu quan trọng nhất giúp

SVTH : VƠ THỊ HỒITHU ~ :, '=.„r.nen 19

Trang 24

a

chúng ta hạn chế di đến khắc phục những tập quán xấu, những thiếu xót và phát huy những truyền thống tốt, là tiền để để nâng cao chất lượng lao động Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm này khi tách rời con người sản xuất ra khỏi sở hữu và lợi ích thiết thân của họ,

Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung

Chúng ta đều biết con người trong quá trình tham gia sản xuất bao giờ

cũng vì nhu cẩu và lợi ích thiết thân của họ trước tiên, sau đó mới quan tâm

đến lợi ích của tập thể và xã hội Nhưng cùng một lúc xảy ra mâu thuẫn giữa

lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thì xử lý thế nào ?

Coi trọng lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, nhưng Hồ Chí

Minh luôn đặt nó trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã

hội Người nói : "lợi ích cá nhân là nầm trong lợi ích của tập thể, là một bộ

phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn

Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách

mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập

thé” [6, 291 - 292]

Đây là một quan điểm khoa học và cách mạng Trong diéu kién bình thường, lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi những mục đích

của mình, nhưng ở những bước ngoặt, ở những “điểm nút” của lịch sử, đối với

đại đa số nhân dân, thì cái riêng trùng hợp với cái chung, cái chung không được

giải quyết thì cái riêng cũng không thể tổn tại và phát triển được Giải phóng

dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước nhảy vọt lớn trong lịch sử Việt Nam

Quyền lợi tối cao của Tổ quốc, lợi ích sống còn của nhân dân phải được đặt lên

trên hết, phải được bảo đảm trước hết Nhận thức sâu sắc, đúng đắn điều đó sẽ

Trang 25

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng

Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối lợi ích với tư cách là một

động lực là một vấn để quan trọng mà Hồ Chí Minh rất quan tâm

Trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở vào giai đoạn quyết liệt, nhân dân miền Bắc phải chịu đựng nhiều thiếu thốn, khó khăn trong cuộc sống để dồn tài lực, vật lực cho tiền tuyến lớn miền Nam, Hồ Chí Minh đã

phát biểu trước Hội đồng Chính phủ :

“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng

Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.(9 ,185]

Trong điều kiện thiếu thốn khó khăn của chiến tranh và cách mạng, nhân dân ta sẵn sàng chiến đấu gian khổ , chấp nhận hy sinh “ Không sợ thiếu”

" Không sợ nghèo” mà chỉ sợ "không công bằng” chỉ sợ những người phụ trách

không tốt lợi dụng lòng tốt của nhân dân, lợi dụng tỉnh thần hy sinh của nhân

dân để biến thủ, bớt xén chia chác cho bè phái trái với đạo lý công bằng nhân ái của dân tộc ta Do đó, công bằng xã hội là một động lực rất quan trọng để

phát triển kinh tế,

Để khuyến khích động lực cá nhân, Người yêu cầu phải chống chủ nghĩa bình quân, cao bằng trong phân phối Mọi người đều phải lao động và có quyền lao động như nhau,ai làm nhiểu hưởng nhiều , ai làm ít hưởng ít" Những người

già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm non|{ 10, 410]

Ngoài ra còn phải sử dụng các biện pháp thưởng phạt để thúc đẩy mọi

người làm việc “ Phải thực hiện ba khoán ,một thưởng Nếu ai thực hiện vượt mức qui định thì được thưởng.Có như thế mới khuyến khích mọi người cố gắng hơn nữa Thưởng,phạt phải công bằng"{7,411] Ngược lại , nếu làm xấu ,làm

hỏng, “có khi phải bồi thường lại cho nhà nước Chính phủ không phát lương

Trang 26

cho người ngồi ăn không "{5, 133]

Như vậy, công bằng xã hội là môi trường thuận lợi đem lại niểm tin tưởng phấn khởi cho nhân dân, họ mới dốc hết khả năng và nghị lực cho công việc

Đó là một động lực quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế của chủ nghĩa

xã hội mà chúng ta không thể bỏ qua

2.2.3 Tổ chức hoạt động của con người trên cơ sở khoa học

Theo chủ tịch Hỗ Chí Minh, những nhân tố tác động đến động lực của

con người không chỉ là giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích mà còn ở chỗ tổ

chức hoạt động của con người trên cơ sở khoa học

Động lực hoạt động của con người được hình thành và phát triển trong

mối quan hệ giữa mục đích, động cơ tư tưởng và hoàn cảnh khách quan Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Chụ tịch Hồổ

Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới các nhân tố gia tăng động lực của

người lao động

Nhân tố hàng đầu mà người hết sức chú trọng là công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm hình thành những động cơ, mục đích đúng đắn cho con người trong lao động sản xuất

Chú ý tới các nhân tố có tính chất định hướng hoạt động với các hình thức đơn giản, thiết thực có hiệu quả cao như viết sách, báo, khen thưởng, tặng

kỷ niệm kịp thời động viên hành động tích cực của người lao động

Thông qua các quyết định thi hành một hệ thống chính sách xã hội

hướng tới con người, coi đó là một nhân tố hết sức quan trọng để phát huy vai

trò động lực tích cực của con người

Đặc biệt coi trọng việc phát động các cuộc vận động, các phong trào

cách mạng để thực hiện hóa các mục tiêu, động lực của con người

Trang 27

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

EE

Trên thực tế, các nhân tố nói trên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chú ý không chỉ trong các chủ trương, chính sách mà cả trong tổ chức,

thực hiện

2.2.4 Phát hiện khắc phục các nhân tố phản động lực

Ngoài việc sử dụng và phát huy các động lực tích cực của con người Chủ

tịch Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến việc phát hiện, khắc phục các nhân tố phản

động lực, coi như hai mặt của một quá trình biện chứng, tác động đến hoạt động của con người trong sản xuất, kinh tế

Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Trong những kẻ địch của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt nghiêm khấc phê phán chủ nghĩa cá nhân, bởi nó là căn bệnh mẹ, đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm : quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, công thân, địa vị, coi thường tập

thể, kém kỷ luật, mất đồn kết, tham ơ, lãng phí Trong bài viết : “Nâng cao

đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đi đôi với việc khẳng định

thành tựu to lớn, đáng tự hào của Đảng, của số đông cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung phê phán chủ nghĩa cá nhân ở một số cán bộ, dang viên có chức, có quyền Ngươii viết : “Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước Họ không lo “mình vì mọi người "

mà chỉ muốn “mọi người vì mình” “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ,

khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa Họ tham danh trục lợi, thích

địa vị quyền hành Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng,

độc đoán, chuyên quyền Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan

liêu, mệnh lệnh, Họ không có tỉnh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập

để tiến bộ" Và "Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ

chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của

Trang 28

nhân dân” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sớm dự báo tác hại to lớn của chủ

nghĩa cá nhân Người chỉ rõ : "một dân tộc, một đảng viên và một con người,

ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng

nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [13, 146]

Phải đấu tranh chống những tư tưởng, tập quán, thói quen tàn tích

của xã hội cũ

Đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử kinh tế Việt Nam là sự kéo dài hàng nghìn năm của công xã nông thôn dựa trên chế độ ruộng công và nền sản xuất

nhỏ, lạc hậu, tự cấp, tự túc và khép kín.Hơn nữa, do yêu cầu sống còn của dân

tộc trong cuộc chiến tranh lâu dài, liên tục chống phá lại những lực lượng hung dữ của thiên nhiên như bão, đã củng cố thêm những đức tính tốt đẹp như tỉnh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất v.v của

người lao động, nhưng cũng tạo điều kiện cho sự tổn tại dai dẳng của công xã

nông thôn cùng với sự đóng kín, trì trệ của nó

Trên bình diện kinh tế thì cơ sở lịch sử — xã hội ấy đã tạo nên ở người

lao động Việt Nam cổ truyền những tập quán của người sản xuất nhỏ lối làm ăn

manh mún, tản mạn, “gặp chăng hay chớ", “được đến đâu hay đến đó”, theo

“lệ” nhiều hơn là theo “luật” “phép vua thua lệ làng” mà không dễ gì có thể

xóa bỏ hết ngay trong một sớm một chiều

Dưới chính sách quản lý xã hội của chế độ phong kiến, con người lao động Việt Nam không thể sáng tạo và táo bạo theo hướng vươn lên chế tạo

công cụ lao động mới, thường xuyên cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động và mở rộng phạm vị, loại hình sản xuất Hàng ngàn năm trôi qua, công cụ

lao động hau như không thay đổi.Điển hình có trên 8.200 km bờ biển và rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm phà, ao hồ, những nghề đánh cá và nuôi trồng

Trang 29

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

thủy sản của nước ta vẫn không phát triển được đúng với tiểm năng cho phép Thêm vào đó, cuộc sống cộng đồng ru ngủ con người trong sự bình yên,

an toàn và đồng đều, đã tạo cho họ chủ nghĩa bình quân “xấu đều hơn tốt lỏi",

họ không muốn ai hơn mình, giữ bí quyết nghề gia truyền làm cho nhiều nghề thủ công phát triển không rộng rãi được, thậm chí có khi bị chôn vùi vì thất

truyền

Tóm lại, con người Việt Nam vốn là sản phẩm của xã hội cổ truyê(n và

phương thức sản xuất Châu Á, trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến

và hàng trăm năm dưới chế độ thực dân những nhược điểm, yếu kém đó là

không tránh khỏi Những tập quán, thói quen hình thành và tổn tại quá lâu

trong lịch sử, đã ăn sâu vào mỗi con người Việt Nam tạo nên một sức ì ghê gớm Có lúc tưởng chừng như một số tập quán, thói quen nào đó đã được loại

trừ, nhưng khi gặp điều kiện thích hợp chúng lại bộc lộ Đúng như V.LLénin

nhận xét : những tập quán, thói quen xấu của con người là sức mạnh đáng sợ nhất

Vì vậy, để có thể phát triển kính tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta

cần phải loại bỏ những tư tưởng, tập quán thói quen, tàn tích của xã hội cũ Chủ tịch Hê Chí Minh nói : "Muốn xây dựng một xã hội mới vừa tốt đẹp, thì cẩn

phải tiêu diệt những thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại” (8, 110] Người

kêu gọi xây dựng một xã hội dựa trên những "thuần phong mỹ tục” phải thực

Trang 30

là "bạn đồng hành của thực dân phong kiến” tuy không mang gươm mang súng

nhưng “nó làm hỏng tin thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó

phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm chính” [3, 490] Trong bài “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham 6, lãng phí và bệnh dịch quan liêu” Vậy thế nào là tham ô,

lãng phí và quan liêu ? Trước hết, đối với cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, tham

ö là :

“An cap của công làm của tư

Đục khoét của nhân dân

Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của chính phủ để làm

quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình” (3, 488] Đối với nhân dân, Hồ

Chí Minh cho rằng, tham ô là : “Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" {3, 488] Lãng phí không ăn cắp, ăn trộm của công làm của tư như tham ô Nhưng

chúng có điểm chung đều làm tổn thất tài sản của Nhà nước và của nhân dân,

thì tác hại của lãng phí thật là to lớn Lãng phí biểu hiện : lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên của

nhân dân, của đất nước.Chúng ta có thể thấy tình hình lãng phí tiền của, nhân

lực, nguyên vật liệu và thời giờ đang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng trong

khắp các ngành hoạt động và ở khắp các khâu : xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, chấp hành các chính sách, chế độ Hồ Chí Minh phê phán một số

ngành, “công nghiệp, xây dựng cơ bản, lâm nghiệp, thủy sản, nội thương, ngoại

thương, giáo dục, văn hóa, y tế v,v cũng như ở các địa phương còn nhiều hiện

tượng lăng phí, phô trương hình thức " (8, 186] Người nêu cụ thể tệ nạn lãng phí

Trang 31

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

ở các nhà máy xí nghiệp “bình quân mỗi người thật sự làm việc chỉ độ sáu giờ

rười, máy móc chỉ dùng hết độ 65% công suất, lại vì chăm sóc kém mà thường

hư hỏng Các chú thử tính xem, vì lãng phí thời giờ, lãng phí máy móc, lãng phí

nguyên liệu, cộng lại nó đã tổn hại bao nhiêu của Nhà nước, của nhân dân ?" [8,353] Hỗ Chí Minh cho rằng, lãng phí không chỉ xảy ra ở cán bộ, các cơ quan

mà còn biểu hiện phổ biến trong nhân dân.Ví dụ việc bỏ đất hoang, bán trâu,

cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma, đốt vàng mã v.v gây nên lãng phí khá

lớn

Nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, đời sống của nhân dân ta còn nghèo Để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải cần kiệm, phải chống lười biếng, chống

lãng phí

Về bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh gọi đó là một loại bệnh Bệnh quan

liêu có nhiều biểu hiện, mà biểu hiện phổ biến nhất là bộ máy hành chính nhà nước cổng kểnh, bày ra nhiều cấp bậc, làm việc bằng giấy tờ, chuộng phô

trương, hình thức Người cho rằng, quan liêu là những người, những cơ quan

lãnh đạo từ cấp trên xuống cấp dưới, xa rời thực tế, không điều tra xem xét đến

nơi, đến chốn công việc phải làm, việc gì cũng không sâu, không nắm vững, chỉ

đạo một cách đại khái, chung chung Đó là sự xa rời quần chúng.Với quần chúng chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền để người

dân tự giác và tự động, thiếu dân chủ, sợ tự phê bình và phê bình, không giữ

vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Quan liêu còn là sự chú

trọng hình thức “Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn” |3, 489 - 490] và cũng vì không sâu sát thực

tế, không kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách, đường lối cho

Trang 32

———=£————————ềễ

nên những người và những cơ quan mắc bệnh quan liêu "thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỹ luật mà không nắm vững Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí” [3, 489 - 490]

Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc trong lòng, ”giặc nội xâm”

Vì những tác hại và nguy cơ đó, đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là một cuộc cách mạng quan trọng và cần kíp như đánh giặc trên mặt trận Tội lỗi của những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu cũng nặng như tội lỗi "việt gian ,mật thám” Phải kiên quyết chống lại những tệ nạn đó, vừa bằng giáo dục, vừa bằng xử phạt với những mức độ nặng nhẹ khác nhau “Giáo dục không đủ, phải có kỷ luật phải làm từ trên xuống, dưới lên, dân chủ và phải trường

kỳ Phải có quyết tâm làm cho tốt "{ 8,197]

Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đồn kết, vơ tổ chức, vô kỷ luật

Đó là những hành động “làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng” (6, 288] Phải xóa sổ tinh trang “ Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng Ai

không hẩu với mình thì dù có tài năng cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng

không nghe ” |2, 72] đặc biệt tính tự cao tự đại” Tự cho mình là đúng, hành động

theo ý riêng, phát biểu theo ý riêng xem thường tổ chức và kỷ luật” [8, 24]

Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học

tập cái mới

Chủ quan, bảo thủ, giáo diéu tự cho mình là đúng, tự cho ý kiến của mình là trên hết Do lười biếng, không chịu học tập, nâng cao trình độ, ít nghiên

cứu lý luận, không hiểu biết tình hình trong nước, ngoài nước ; cho nên gặp

thuận lợi thì dể dàng quan liêu, gặp khó khăn thì dễ dao động bị quan, lập

Trang 33

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khố Luận Tốt Nghiệp =——————ỶễễễễỶẼỶẼỶẼỶẼỲẼÃẼÃẼÃẼ§ÃẼÃẼÏẼŸỶễẼễẽẻễẹ‹

trường cách mạng không vững vàng, thiếu tỉnh thần độc lập suy nghĩ và chủ

động sáng tạo” [8, 24]

Những căn bệnh nói trên đều là những trở lực đối với sự nghiệp xây

dựng, phát triển trong chủ nghĩa xã hội Vì vậy để khắc phó nó, đỏi hỏi chúng

ta phải hiểu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể

nước ta để có biện pháp kịp thời

Trang 34

CHƯƠNG 5

VAN DUNG TƯ TƯỞNG CỦơ Hổ CHÍ MINH

PHáT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP Hóô - HIỆN Đội Hóa

3.1 Thực trạng về nhân tố con người trong kinh tế ở nước ta hiện nay

Những năm qua ở nước ta đã có những chuyển biến rất tích cực trên con

đường đổi mới, đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhiều nhân tố mới hình thành, phát triển, cơ chế quản lý mới từng bước đang định hình Đại hội

toàn quốc lần thứ XI đã tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) mà Đại hội lần VIII để ra cho rằng : “Tổng

sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990 Kết cấu hạ tầng kinh tế — xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều Nền kính tế từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cẩu thiết

yếu của nhân dân và nền kinh tế ; từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao

cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phân là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện Đất nước đã ra khủng hoảng

kinh tế - xã hội tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định ; quốc phòng và an

ninh được tăng cường Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so

với mười năm trước" [I2, I8 - 19] Tuy đã có những kết quả bước đầu quan trọng như vậy nhưng nhìn một cách tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn

Trang 35

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

trong tình trạng phức tạp và nhiều khó khăn lớn Đại hội XI đã khẳng định

“việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VHI có những yếu kém, khuyết điểm sau đây : nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp

nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngồi Nạn bn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội Hệ thống tài chính - ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý ; đầu tư còn phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong những vấn để nổi cộm nhất của xã hội Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu Mức sống nhân dân, nhất là nông

dân ở một số vùng quá thấp Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội

còn nhiều bất hợp lý, sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và

nông thôn, giữa các ting lớp dân cư tăng nhanh chóng Tai nạn giao thông xảy

ra ở mức nghiêm trọng Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma túy và mại dâm, lan

rộng Số người nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS tăng Trật tự an toàn xã hội chưa

được bảo đảm vững chắc [12, 73] Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung đó, nhân tố con người và quan hệ con người cũng đang ở trong thực trạng rất phức

tạp, Có thể phân tích thực trạng đó trên những mặt sau :

3.1.1 Về động lực chính trị - tinh than

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa không phải mọi người đều có được một phẩm chất

chính trị vững vàng, một niém tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta Từ Đại hội VI (1976) đến nay, nhờ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với những kết quả thực tế mang lại, nhân dân ta đã tin tưởng hơn

_———_——m==————————————————-———ỄễỄễễ

Trang 36

ee

vào Đảng, vào sự nghiệp xây dựng đất nước Tuy nhiên, trước đòi hỏi mới,

niém tin ấy phải được nhân lên bội phần Trong thực tế hiện nay, còn nhiều yếu tố tác động xấu đến niềm tin của nhân dân

Thứ nhất là vấn đề dân chủ

Không ai không biết sự sáng tạo của người lao động được phát huy cao nhất khi nó được một môi trường xã hội tốt đẹp tạo các điều kiện thuận lợi Đó là một xã hội đảm bảo dân chủ, tự do, công bằng, bình đẳng ; có một cơ chế xã hội phù hợp với mục đích, lý tưởng của người lao động, có sự quản lý của một

Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân Một xã hội thật sự có dân chủ là xã hội mà quyền làm chủ của mỗi công dân trên tất cả các mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa đều được đảm bảo Thành quả của dân chủ mà chúng ta đã đạt được là rất lớn Một trong những thành quả đó là đã tạo ra

một xã hội năng động và phát triển hơn, thơng thống và văn minh hơn Song

theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương ngày 18/2/1998 thì “Nhìn chung,

quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên mọi lĩnh vực ; tệ

quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham những, sách nhiễu, gây phiển hà cho

nhân dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa ngăn chặn đẩy

lùi được” [16,45] Phương châm : “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra "chỉ dừng lại

ở khẩu hiệu chưa được cụ thể hóa và thể chế hóa thành Luật pháp, chậm đi vào cuộc sống Một khi quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm thì dân chủ còn bị hạn chế Hạn chế dân chủ là hạn chế tự do sáng tạo - một bất cập rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà chúng ta phải giải quyết

Thứ hai là vấn để trí lực

Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí và tính thân tự lực tự cường Thế nhưng mặt bằng dân trí ở

Trang 37

NHDKH : TS LƯƠNG VĂN TÁM Khoá Luận Tốt Nghiệp

nước ta, chất lượng của người lao động về mặt trí tuệ, chất lượng của đội ngũ tri thức ở nước ta nhìn chung còn rất thấp Chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những con người có học vấn thấp được

Trong thời đại ngày nay, “trí thức là sức mạnh, tri thức là sự giàu có” Chính vì

nhận thức được điểu này nên Đảng ta đã xác định : "Giáo dục và đào tạo là

quốc sách hàng đầu" Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Bộ Giáo duc va Đào tạo hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 30000

trường, hợp thành một mạng lưới trường học rộng khắp nước, gồm có :

F}——_————“———_-—ễằ———

Trang 38

Số trẻ e € Cơ sở giáo dục các cấp, Số lượn ee mm Chi nganh , thích viên Nhà trẻ và nhóm trẻ 2.797 và 35.273 481089 Trường mẫu giáo và lớp | 8.068 và 80.213 2.399.987 mẫu giáo Tiểu học (lớp 1 - 5) 12.606 10.203.750 Trung học có sở đđp1—9) | 4 640 5.718.2216 Tính Trung học cơ sở (lớp 6 — 9) 6.727 chung Trung học liên cấp 701 3 (lớp 6 — 12) loại Trung học phổ thôn : : 818 1.940.606 (lớp 10 - 12) Tinh

Trung học phổ thông dân

tộc nội trú tỉnh, Trung ương | #8 chung

Trung học dân tộc nội trú 3 loại

huyện 170

Trung học chuyên nghiệp Tính

Trường dạy nghề 253 Khoảng 250.000 cả

Trường cao đẳng 174 Khoảng 250.000 | CĐ,

Trường đại học và 46 ĐH

g1 H0 55 729,629

Nguén : Tap chi cong tac khoa gido sé 1/2001

Trang 39

NHDKH : TS LUGNG VAN TAM Khoá Luận Tốt Nghiệp

Qua số liệu thống kê ở bảng trên, mỗi năm trên cả nước chưa tới Ì triệu

sinh viên ra trường ĐH, CÐ và số học sinh do các trường dạy nghề đào tạo cũng chỉ vào khoảng vài trăm ngàn (không thể kể số học sinh trung học các lớp 9 -

12 nghỉ học nửa chừng vì nhiều lý do và không vào được đại học hay cao đẳng và không có nghể) thì quả là ít ỏi so với nhu cầu nguồn nhân lực của nền kinh

tế đang trên đường phát triển

Mặt khác, nhìn vào tình hình về số lượng và chất lượng của lực lượng

công nhân của đất nước chúng ta không ai mà không lo lắng cho tiến trình xây

dựng nên kinh tế trước viễn cảnh hội nhập vào khu vực và thế giới Theo

PGS.TS Nguyễn An Lương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

với bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học - Tổ quốc số 10 ngày 2/5/2001, đã cho biết một số thông tin về lực lượng công nhân lao động trong nước như sau :

Trang 40

- Có bằng Trung cấp chuyên nghiệp 900 người - Tốt nghiệp CÐ - DH 17 người - Trên đại học

Trong khi đó, theo bài báo của ông Nguyễn Chí Hải, sinh viên sau khi tốt

nghiệp lại khó khăn tìm việc làm, tỷ lệ sinh viên chưa có việc làm cứ tăng dẫn

qua cấc năm như sau ; Năm 1998 10.7% 1989 18,3% 1990 20,3% 199] 34% 1992 41,7% (Hà Nội : 8.200 ngươi ; TP.HCM : 5.814 người)

Con số thống kê về tỷ lệ sinh viên thiếu việc làm ngày một tăng quả là một vấn nạn cho đất nước trong khi cả nước ra sức phấn đấu đi vào nền kinh tế

công nghiệp hóa - hiện đại hóa với yêu cầu cao hơn là muốn có một nền kinh

tế trị thức Điều này đã được báo động từ lâu thông qua các cơ quan thông tấn

báo chí cũng cũng như ở các hội nghị, hội thảo chuyên để có liên quan tới

phương thức, nội dung chương trình và chất lượng giao dục - đào tạo ở bậc cao

đẳng, đại học Thực tế cho thấy, có hai thực trạng đang mâu thuẫn với nhau là :

nơi đào tạo than phiển nơi tuyển dụng lao động gây khó khăn và ngược lại, nơi

sử dụng lao động lại kêu các nơi đào tạo không đáp ứng yêu cầu Điều này giải thích vì sao ? Thực chất của việc giáo dục và đào tạo của các trường và việc

học tập của học sinh, sinh viên từ lâu cho thấy đã có nhiều bất cập liên quan tới

việc mở lớp tràn lan, ngành và khoa đan chéo, lấn sân nhau (như trường kỹ

—————————————— => —— —ễễ

Ngày đăng: 01/09/2023, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w