1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu làm quen với việc lai giống nhân tạo và phân tích sự di truyền một số đặc tính hình thái ở đậu phộng lai f1 của hai tổ hợp lai

50 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Trang 1

—_ LAHAIL,

BO GIAO DUC VA DAO TAO

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC SU PHAM

KHOA SINH sles

LUAN VAN TOT NGHIEP

DE TÀI :

BUGC BẦU LÀM QUEN Vi VIỆC LAI BIẾNE NHÂN TẠ0 VÀ PHÂN TÍPH SỰ DI TRUYỀN MỘT SỐ BẶC TÍNH HÌNH THÁI

Trang 2

LOI CAM TA

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của:

e© Thạc SĩNguyễn Thị Mong cán bộ giảng dạy bộ mơn di truyền học

¢ Ban chi nhiệm Khoa Sinh cùng quý thầy cô là cán bộ giảng dạy và công

nhân viên trong khoa

se TS Ngô Thị Lam Giang Trưởng phòng nghiên cứu cây ngắn ngày Kỹ Sư

Tạ Hùng cùng toàn thể cán bộ kỹ thuật Viện nghiên cứu đầu thực vật TP

HCM

© Cùng tồn thể các bạn đồng môn

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô, các anh chị, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

và thực hiện để tài, Cám ơn tất cả các bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong học tập và suốt thời gian thực hiện để tài

Trang 3

MUC LUC

Trang

Phần một: LỜI NÓI ĐẦU

Phin hai: TONG QUAN TAI LIEU 2

I Lịch sử và nguồn gốc thực vật của cậy đậu phông 2 II Những đặc điểm chính và sự phân loại 3

I Những đặc điểm chính về hình thái 3

2 Phân loại 4

III Vài nét về phương pháp chọn giống bằng lai tạo 4

I Sơ lược về qúa trình lai tạo giống nhân tạo 4 2 Một số phương pháp tạo giống mới bằng lai tạo 5

IV Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 6 I Trên thế giới 6

2 Trong nước 9

V Giới thiệu một số giống lai được trồng phổ biến ở Việt Nam 14

1 Giống Sen Lai 14

2 Giống BG 78 14

Phần ba: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 15

I Đối tượng thí nghiệm 15

II, Diéu kién thi nghiém 19

1 Thời gian và địa điểm 19

2 Đất đai khu thí nghiệm 20

3 Thời tiết khí hậu 20

4 Phân bón 21

5 Thuốc trừ sâu 21

6, Các dung cu dif dung trong thí nghiệm 21 II] Phudng phap thi nghiém 23

1 BO tri thí nghiệm 23

2 Quy trinh ky thuat 23 3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 30

4 Phương pháp sử lý số liệu 30

Phân bốn: KẾT QUÁ VÀ BIỆN LUẬN 32

Trang 4

, PHAN HAI

TONG QUAN TAI LIEU

L.1JCH SU VA NGUON GOC THUC VAT CUA CAY DAU PHONG

Nguồn gốc của cây đậu phông (Arachis Hypogaca L.) qua nhiều ý kiến thanh luận, ngày nay được khẳng định là ở Nam Mỹ khi người Tây Ban

Nha và Bổ Đào Nha phát hiện ra Châu Mỹ (Tân thế Giới) đã thấy đậu phông được trồng rộng rãi ở Nam Mỹ Đặc biệt là ở quần đảo Tây Ấn,

Méhic6, vùng biển Đông - Đông Bắc Brazin, trên những dải đất ấm áp của

vịnh Rioplata (Achenuna, Paragoay, Bôlivian, cực Tây Nam Brazin, Pêru)

Theo các nhà lịch sử tự nhiên, người Inca đã trồng đậu phông như một

loại rau có tên ”ynchis” dọc vùng duyên hải của Pêru, năm 1609 người Tây Ban Nha đặt tên là “mani” Nhà truyền giáo Châu Âu Bartolone Lascasa khi du lịch dọc Tây Ban Nha tY 1510-1547 ciing gap cay dau phông với tên

“mani”, Tuy vay những ghi chép đầu tiên về cây đậu phông là của thuyền

trưởng Gonzalo Fernandez (513), ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên

"mani” của cây đậu phông, hiện tại tên này vẫn được sử dung ở Cuba và Nam Mỹ thuộc Tây Ban Nha trước đây

Ulrich Schmidt khi tham hiểm Paragoay (1542) cho biết cây đậu phộng có tên *manduiss, madubi” là một cây trồng quan trọng của vùng đất ấm

nay

Những nhà tự nhiên học Châu Âu biết cây đậu phông vào cuối thế kỉ

XVII, Nhiều công trình của các nhà sinh lý học, thực vật học đã mô tả tỉ mỉ,

chính xác đặc điểm của hoa, quả, hạt, cây Năm 1742 Jean Baptiste Labat đã đưa ra một bảng mô tả cây đậu phông và đã ghi một danh sách các thực

phẩm dùng đậu phông làm nguyên liệu,

Những bằng chứng khảo cổ học dưa trên sự phân tích chỉ số Cahon ở thung lũng Chicama (Pêru) cho biết cây đậu phông có từ khoảng 1500-1200

trước công nguyên Tìm thấy ở vùng bờ biển Pêru những quả đậu phộng

(Arachis Hypogaca.L) có hình thái, số hạt gần giống những giống đậu phông

ngày nay

Những bằng chứng đều chứng mình cây đậu phông có nguồn gốc từ

Nam Mỹ, sau đó phổ biến ở Châu Âu, tới vùng hờ biển Châu Phi, Châu A

(Trung Quốc, Indonesia,Ấn Ðộ), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng

tđi vùng Đông Nam Hoa Kỳ |Š5-Tr 7.&|

Cây đâu phông được trồng ở nước ta từ bao giờ và từ đâu đến là một câu hỏi chưa có lời giải đáp Theo một số tác giả, có lẽ đậu phông được

Trang 5

Vẻ nguồn gốc của loài đậu phông trồng Arachis Hypogaea có nhiều

quan điểm tranh luận của nhiều tác giả: Candolle (1882), Dubard (1906),

Waldra (1919), Husted (1933-1936), Higgine (1951), Badami (1935) Nhin

chung các tác giả đều tập chung cho ring cdc loai A pusilla, A prostrata, A

sylvestris là tổ tiên của Arachis Hypogaea [5-Tr 14]

II NHỮNG ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SỰ PHÂN LOẠI

1 Những đặc tính về hình thái:

Hình thái cây gồm các hộ phận chính: Rễ , thân, lá, hoa và quả

a, Ré

Thuộc rễ cọc gồm ba phần: Cổ rễ, rễ chính và rễ phụ

Rẻ không có biểu bì, không có lông hút thật Nước và chất ding dưỡng

được hấp thụ trực tiếp qua nhu mô vỏ Trong một số điều kiện, rễ có thể có lông hút Trên rễ có nhiều nốt sẩn do vi khuẩn Rhizobium công sinh tạo nên, là nguồn cung cấp tới 50-70% tổng số đạm cần thiết cho cây

b Thân

Thân mềm, lúc còn non thì tròn, lúc già có cạnh và rỗng ruột

Thân phân cành ngay từ gốc, cặp cành thứ nhất mọc từ nách hai lá mầm, bốn cành phụ cấp hai mọc từ cành cành thứ nhất, cành thứ ba và thứ tư mọc từ thân cặp cành thứ nhất và bốn cành phụ làm ra 60% tổng số quả chắc của cây cành thứ ba và thứ tư làm ra 33% tổng số quả chắc của cây

Trên thân có lông, màu thân thay đổi tùy theo giống: xanh, xám, tím,

hồng

c Lá

Thuộc lá kép hình lông chim Mỗi lá có 3, 4, 5 hoặc 6 lá chét, Lá chét

có thể to hoặc nhỏ, xanh đậm hay xanh nhạt, hình bầu dục hay hình trứng,

mũi nhọn hay mũi tròn

Lá có thể xòe ra, khép lại nhờ mô tế bào trữ nước ở chân lá kép và lá

chét Có hai lá kèm hình mũi mác ở chân lá kép

Số lượng lá thay đổi tùy theo thời vụ, số lượng lá từ 19-25 lá

d Hoa

Gồm các bộ phận chính: Đài, tràng nhị và nhụy.Hoa mẫu 5, không đều Nhuy có hấu và vòi nhụy kéo dài Có 10 nhị nhưng hai nhị teo đi không có

túi phấn 8 nhị còn lại gồm 4 ngắn, 4 dài xen kẽ nhau,

Trang 6

Quả hình kén, dài từ 1-8 cm, réng 0.5-2 cm That eo giữa hai hạt, Vỏ

quả chiếm 20-32% trọng lượng quả Trên quả có các đường gân ngang, dọc

Hạt có phôi, phôi có hai lá mầm màu trắng ngà, có trụ trên lá mam va ré mam,

2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại của nhiều tác giả dựa trên các chỉ tiêu khác nhau

Gregory va Bunting dựa trên cơ sở di truyền và đặc điểm phân cành

chia loài Arachis Hypogaea thành hai nhóm

- Nhóm phân cành xen kẽ (nhóm virginia): Thân chính không bao giờ

có hoa Cành có thể đạt đến cành cấp 4 hoạc 5 Dạng cây có thể bò hoặc

đứng Lá chét nhỏ, Vỏ lụa hạt có vân Hạt có thời gian ngủ, nghỉ sau khi thu

hoạch Ít bị bệnh đốm lá

-Nhóm phân cành liền tục (nhóm spannish-valcncla): Thân chính có

hoa Ít cành cấp 3, 4 Dạng cây luôn luôn đứng Vỏ hạt trơn Lá chét lớn

Hạt không có thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoạch Nhạy cảm với bệnh

đốm lá, Nhóm này có hai chủng

+ Chủng Spanish: Thân chính ít ra hoa, cao tương đương với cành Thân

thường mảnh, lóng ngắn, dạng cây ít nghiêng ngả Số cành cấp một từ 5-6

cành, lá chét bé, màu xanh đậm

+Chủng Valenia: Thân chính nhiều hoa, thân chính cao hơn cành Số

cành cấp một thường nhỏ hơn 4, số cành cấp hai ít Dạng cây nghiêng ngả

nhiều, thân có màu tím nhạt Lá chét to, quả có từ 2-6 hạt {5-Tr 14]

II VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG BẰNG LAI TẠO

1 Sơ lược về quá trình lai tạo giống nhân tạo

Lai giống cây trồng là một phương pháp đã được thực hiện từ lâu trong sản xuất nông nghiệp Nhưng trước Mi-chu-rin co người vẫn chưa hiểu rõ

được bản chất của gống lai Người ta vẫn chưa hiểu tại sao cùng một cách lai

uiếng, nhưng khi thì được cây lai theo cách này, khi thì được cây lai theo

cách khác, khi thì được cây lai tốt, có thể trồng trong sản xuất, khi thì được

cây lai xấu không có giá trị kinh tế

Qua công tác thực tế về cây ăn quả, Mi-chu-rin đã nắm vững lý luận

Khoa học về phương pháp lai giống cây trồng Nhờ đó có thể dễ dàng tạo ra

các giống cây trồng thco ý muốn Từ đó ông xây dựng lên học thuyết Mi-

chu-rin,

Với phương pháp lai giống tài tình, Mi-chu-rin đã tạo được hơn 300

Trang 7

Những giống lai có thể trồng ở vùng Xi-bê-ri miền Bắc Liên Xô, nơi trước

kia không có cây ăn quả nào mọc được vì quá lạnh, bang tuyết quanh năm

Học thuyết và phương pháp lai giống cây trồng của Mi-chu-rin được

nhố biến ở khắp nơi

Bên cạnh các nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia, còn có nhiều nông dân,

thanh niên, học sinh áp dụng phương pháp lai giống của Mi-chu-rin để tạo ra

nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao, thích hợp với điệu kiện sinh

thái của nhiều ving [4-Tr 31]

2 Một số phương pháp tạo giống mới bằng lai tạo

Có rất nhiều phương pháp tạo giống mới như lai giống, hợp giống, hợp

dòng, hợp gen, đột biến, dòng vô tính Tuy nhiên trong tất cả các phương

pháp đó thì lai giống nhân tạo là phương pháp đạt hiệu quả cao, dễ làm, có

thể dự đoán được những đặc điểm của giống lai

Ngoài phương pháp chung (sẽ được trìng bày ở phần sau) còn có một số phương pháp lai sau đây

a Phương pháp “Ring-cut ”: Được mô tả bởi Kale và Mouli (1984)

e Nedt bao phấn

Chon nu: Dài 14 - 16 mm, đế hoa dài 10 mm Làm dấu bằng một sợi

chỉ mầu cột quanh đế Rạch một đường cạn bằng lưỡi lam ở nụ khoảng 2/3

từ trên xuống hoạc 2mm trên đế Dùng kẹp kẹp phía trên chỗ cắt hình nón,

kéo cả đài và cánh cờ ra để lộ cánh thìa Dùng mũi kim nhọn rạch một đường từ đế hoa tới đầu cánh cờ Bao phấn lộ ra ngoài, dùng kẹp ngắt bd di

s Thụ phấn

Tiến hành trực tiếp bằng cách quết phấn của hoa đực lên đầu nhụy hoặc thu phấn trên đầu kẹp hoặc trên cọ mềm sau đó quết lên đầu nhụy Đánh

dấu hoa đã thụ phấn bằng một sợi chỉ vào nách lá có hoa đã thụ [15-Tr 19]

a, Phương pháp sử dụng ống hút: Được mô tả bởi Reddy et al

(1979)

e Ngắt bạo phấn

Dùng lưỡi lam tạo môt vết cắt ở 2/3 chiều dài nụ từ dưới lên để cắt

cánh cờ và một nhần cánh hoa bỏ các đài và cánh hoa (trừ cánh thìa) Dùng

kcp tách nhị và nhuy ra khỏi cánh thìa sau đó ngắt bỏ tất cả các bao phấm

Dùng một ống hút nước dài khoảng 4 - 5 cm lỗng vào nu bị cắt và cuối

Trang 8

Tại Hội nghị Quốc tế về "Khí tượng Nông nghiệp đối với cây đậu D.G.Ccrmins nêu lên rằng quá trình xản suất đậu phông bị hạn chế bởi những yếu tố kinh tế, xã hội, sinh học, môi trường và kết quả của sự chuyển

piáo những công nghệ mới

Năm 199] các tác giả S.M.Virmami, D.G.Faris, C.JIohansen của Viện

nghiên cứu Quốc tế những cây trồng cho vùng nhiệt đới nửa khô hạn

(lerisat) da nghiên cứu các vùng sinh thái nông nghiệp phù hợp với cây đậu

phông dựa vào những đặc điểm đất đai, lượng mưa, nhiệt độ, địa hình Đẻ câp đến những yếu tố hạn chế sản xuất các loại cây họ đậu.(5)

Trong I0 năm từ 1980-1990 ở Mĩ đã đưa vào sản xuất 16 giống đậu

phông mới, Hiện có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng đậu phông đại lại với

đâu phông trồng để tạo giống chống sâu bệnh ở Bắc Carolina Oklahoma và

Texas

Tronh nhifng nam 1970 Trung Quéc da thu nhap va bdo quan 1577 miy giống đậu phông trồng Số lượng tăng lên 4354 trong những năm 1980 Trên IUO mẫu của 24 lồi đậu phơng dại từ Mi, Achentina và Icrisat được thu thập được giữ ở Whuhan và Nanning để đánh giá tính kháng bệnh đốm lá,

rỉ sắt và héo vi khuẩn, nghiên cứu lai giữa các lồi,

Cơng tác chọn giống có năng suất cao, chống chịu đã được tiến hành tại

Viện nghiên cứu cây có dầu thuộc Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp Trung Quốc và nhiều nghiên cứu khác ở địa phương trong những năm 1980

Trên 30 giống cải tiến đã được phổ biến gồm: Giống có thời gian chín trung

hình, năng suất cao (Yuhua N0.1, Yuhua N0.2, Haihua NO.1, Hua 37 và

Jiyou NO.1) Giống năng suất cao, chín sớm (Xanghua N0.1, Zhonghua N0,|,

Tainfu N0.3, Tainfu N0.4) giống chín sớm, hạt to phù hợp với vụ hè thu

miền Bắc (Xuhua N0.,3, Xuhua N0.4, Longhua N0.8, Longhua N09) giống

chín sớm (Nouhua N0.1, RH 381) Giống có phẩm chất tốt (Hua 17 Hua 19,

Elhua NU.4) giống kháng cao bệnh héo ví lhuẩn (Yueyou 92, Guiyzu NO28,

Elhua NU.5, Zonghua NU.2, Longhua NU.3) giống chống bệnh r sắt

(Shanyou 27, Shanyou 253, Yueyou 256),

Nghiên cứu kĩ thuật làm vườn năng suất cao được tiến hành ở cá:

trường Đai học, Viện nghiên cứu và các cơ sở khuyến nông trong những năm

1YRO,

Trong công tác chọn giống các nước thường sử dụng phương pi¿p shập

nói và chọn lọc đậu lai Riềng An Độ dùng phương pháp lai hữu tà 3iệy

Trang 9

Trước những năm 1980 nỗ lực hướng về cải tiến năng suất, sau đó nhờ

nhân lập được các nguồn gen chống các loại sâu bệnh chủ yếu ở Icrisatvà

các chương trình quốc gia khác Công tác chọn giống đã tạo ra nhiều giống

mới Ở Ấn Độ trong 10 năm cuả thập ki 80 đã có 47 giống được chọn tạo và đưa vào sản xuất,

Nghiên cứu về cây đậu phông ở các nước Tây Phi từ những năm 1920

tại Viện nghiên cứu nông nghiệp Samaru, Nigeria Từ năm 1920 tại Trạm

nghiên cứu Bambey, Sencgal, Nghiên cứu về cây đậu phộng trở lên quan

trong từ năm 1950 với sự thành lập Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu

(IRHO) & Senegal va Burkina Faso

Trong công tác chọn giống ở Châu Phi, tập trung vào hướng tạo giống chống hạn Các nhà chọn giống và sinh lý thực vật phối hợp nghiên cứu trong nhiều năm đã chọn được một số giống chống hạn, hiện sử dụng rộng rãi ở Nigcria, Chad, Gambia, Gancroom, dùng làm bố mẹ trong các chương

trình lai tạo ở Samaru, Nigeria, và trung tâm Icrisat Châu Phi, Niamey (ISC)

Giống lai 18 (RRB)được phổ biến ở Nigaria Giống 73-33 được tạo từ tổ hợp lai Spanish x Virginia, trồng phổ biến ở Senegal và Gambia

Tại Brazin, năm 1972 tạo được 3 giống mới: lupa, Qura và Poitara từ

các tổ hợp lai Valencia x Spanish Thời gian sinh trưởng 110-120 ngày, quả

Trang 10

Bang 2.2 Tình hình sản xuất đậu phông ở một số nước trên thế giới [Điện tích ( 1,000 ha) Năng suất (Kg/ha) Sản lượng (1.000 tấn) Nam 19 |9Ị |92 |93 | 7 |o1 |93 |93 |179 |9 [92 | 93 Nước | BI 8l $1 An Đã 7132 | 8297 | 8350 | 8600 | 4429 | 6693 | 6654 | 6833 | 5999 | 7622 | 7428 | $200 Trung 2346 | 2041 | 3060 | 2655 | 1487 | 2187 | 2088 | 2103 | 3501 | 6433 | 6389 | 5580 Quốc 472 | 1000 | 1046 |100 |829 | 1166 | 1166 | 1214 |466 | 1166 | 1219 | 1214 Nigeria 1053 | 914 | 877 | 926 | 659 | 769 | 860 | 625 | 690 | 703 | 754 | 578 Senegal 595 | 732 | 816 | 684 | 2590 | 2232 | 2740 | 2542 | 1550 | 1634 | 2235 | 1943 My 496 | 635 | 628 | 655 | 1519 | 1659 | 1681 | 1583 | 754 | 1054 | 1056 | 1037 Indônẻxia | 477 | $75 | 588 | 590 | 1873 | 4000 | 3440 | 3462] 334 | 425 | 435 | 440 /eire [10-Tr 32 va 11 Tr 27] 2.Trong nước

Những nghiên cứu điều tra về cây đậu phông ở nước ta đã được thực hiện khá nhiều từ năm 1950 cho đến nay

Nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của cây đậu phộng đầu tiên do Bùi Huy Đáp tiến hành năm 1953

Năm 1954 phòng thí nghiệm thực vật, Viện nghiên cứu trồng trọt đã tiến hành những thí nghiệm xác định bóng tốt là điều kiện cần thiết để cây

phát triển thành quả

Năm 1953 những thí nghiệm đầu tiên về thời vụ gieo hạt được thực

hiện tại phòng thí nghiệm sinh lý thực vật, Viện nghiên cứu trồng trọt cho

thấy càng gieo muộn về mùa hè thời gian sinh trưởng càng rút ngắn Với

giếng 4 tháng gieo ngày 14/12 thời gian sinh trưởng là 162 ngày Gieo ngày

I5/02 là 124 ngày Gieo ngày 15/03 là 114 ngày và 12/04 là 102 ngày

Ở miền Bắc Việt Nam trước đây đã có nhiều nghiên cứu về thời vụ

trồng đậu phông Từ 1972-1979 Nguyễn Danh Đông và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm thời vụ xuân gieo sớm Kết quả cho thấy năng suất cao

nhất nằm trong thời vụ từ 10/12-20/12, Cao nhất là từ 30/12-31/01 Gieo

càng sớm tỉ lệ cây chết rét càng cao Giống đâu xuân tỉ lệ chết rét cao hơn

dau thu

Từ những năm 1960, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hiệu quả của các loai phân hóa học đối với cây

Từ năm 1963-1966, Nguyễn Trọng Chỉ làm thí nghiệm bón super lân và vôi cho giống đỏ Bắc Giang, cho thấy bón 200 Kg supcr lân đạt năng suất

32,1 tạ/ha, tăng 4,7 tạ so với không bón l Kg phân tăng thu 2,35 Kg Bón 3%(Kg vôi đạt năng suất 21,2 tạ/ha, tăng 2,8 tạ so với không bón l Kg vôi

Trang 11

Nam 1969, Nguyén Xuan Truong lam thi nghiệm bón thúc đạm cho đậu phông trồng trên đất cát pha, ít chua ở Quảng Ninh cho thấy bón thúc 108

Kg dam amon/ha làm tăng tỉ lệ quả chắc, đạt năng suất 40,22 tạ/ha, tăng

xap xi 7 ta/ha so với không bón Một Kg đạm tăng thu 6 Kg

Năm 1972 bộ môn cây có dầu Viện cây công nghiệp đã phat hién Kali là yếu tố hạn chế năng suất đậu phộng ở Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh

Bón 60 Kg K;0/ha ở đất cát ven biển Diễn Châu (Nghệ An) làm tăng năng

suất 200-300 Kg/ha Ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh, bón 30-60 Kg K;O là kinh tế

nhất,

Năm 1991 Nguyễn Đăng Khoa nghiên cứu về bón phân Kali cho ở cả

hai vụ Hè Thu và Thu Đông đều gây phản ứng nghịch giảm năng suất giống

lỳ Hiệu quả cuả việc sử dung vi khuẩn nốt sẵn khác nhau tùy dòng vi khuẩn Chế phẩm Rhidapho từ các loài có có hoạt tính cao: Lỳ, 621/Semia

Brazin, 431 Canada, Na 707 Uc da lam tang năng suất trung bình 8-21% so

với đối chứng không nhiễm

Cùng năm 199] Ngô Thế Dân và cộng sự đã nghiên cứu các biện pháp

nông học để nâng cao hiệu lực phân Nitragin trong điều kiện sản suất, Các tác giả cho rằng ở Việt Nam cũng như các nước nhiệt đới khác, nhiều loại đất trồng đậu đều có hàm lượng đạm dễ tan thấp, phải bón lót phân đạm với

hàm lượng thích hợp mới phát huy được hiệu lực cuả phân Nitragin Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đất bạc màu được bón đủ P;O; và K;O, nhiễm khuẩn có hiệu lực nhất khi bón đạm với liều lượng 20-30 Kg N‹ha [1-Tr

16,17]

Năm 1992 Nguyễn Tấn Lê nghiên cứu ảnh hưởng cuả các nguyên tố vi lượng MoB và cuả chất ức chế hô hấp sáng NazSO; đến các chỉ tiêu sinh học cud cay ở Quảng Nam Đà Nẵng [7]

Năm 1995 Nguyễn Quỳnh Anh nghiên cứu một số yếu tố nông sinh học

hạn chế năn suất đậu phông ở tỉnh Nghé An [1]

Từ năm 1995-1998 Viện nghiên cứu dầu thực vật Thành Phố Hồ Chí

Minh nghiên cứu thâm canh tăng năng suất tạo nguồn nguyên liệu xuất

khẩu [13]

Nghiên cứu tạo giống ở Việt Nam đã được nhiều tác giả chú ý Từ năm

¡958 Nguyễn Hưũ Quán đã theo dõi tập đoàn giống ở học viện Nông lâm (gồm 3l giống địa phương và 120 giống nhập nội từ Trung Quốc) Tác giả

cho thấy các giống đậu phông bò 6-8 tháng thân có thể dài tới 99 cm, lóng

đài hơn rõ rệt, đậu phông đứng 3-4 tháng không khác nhau nhiều về chiều cao và tốc độ phát triển thân lá Giống Sơn Đông số 10 nhập từ Trung Quốc

có thân đặc biệt thấp có thể thích hợp với việc trồng đày,

Trang 12

Ở miền Nam Việt Nam, có nhiều cơ sở nghiên cưú đã nhập nội các

uiống đậu phông từ nhiều nước khác nhau Trại thí nghiệm Nha Hố đã so

sánh I3 giống sau 4 năm thí nghiệm (1965-1968) đã kết luận: Giống Tainung 1 (Đài Loan) và dòng thuần 60-24 có năng suất cao nhất, có thể đưa

vào sẵn suất,

Trại thí nghiệm Dĩ An năm 1967 đã thí nghiệm với 98 giống nhập nội

và 9 giống địa phương Chọn được 21 giống sinh trưởng mạnh, nhiều quả, ít

bệnh, vỏ mỏng, nhiều cành Các giống và dòng thuần có triển vọng là Nung- Yutbe 2263, 60-25, 60-31, 60-33 và 60-35 Sau nhiều năm thí nghiệm hai giống Tainan 6 và Tainan 9 cuả Đài Loan đã được nhân để phổ biến sản

xuất rộng

Ơ miền Bắc Việt Nam từ nửa cuối thập kỉ 60 đã nhập nội một số giống của Trung Quốc như Sư Tuyển, Trạm Xuyên, Bạch Sa Trong đó Trạm Xuyên thích ứng rộng rãi và có nhiều đặc tính nông học tốt đã được công nhân là giống quốc gia phổ biến rộng rãi trong sản xuất những năm 1970

Từ 1974 các nhà chọn giống đậu phông ở trường Đại học Nông nghiép |

đã tiến hành chương trình chọn giống đậu phộng có năng suất cao, phẩm

chất tốt, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu đậu phông nhân

Năm 1975, tác giả Lê Song Dự và cộng sự đã sử dụng phương pháp lai

hữu tính và gây đột biến nhân tạo trong chọn giống, sử dụng kỹ thuật lai hữu

tính của A.! Norden và V,A.Rodriguez vào điểu kiện cụ thể của Việt Nam

bằng cách lai ngoài đồng có giá che đã tạo được giống đậu phộng mới là Sen Lai 75/23 từ tổ hợp lai Mộc Châu trắng x Tram Xuyên Giống B 5.000 được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ giống Bạch Sa với liều y 5.000 r Năng suất ổn định (15-20 tạ/ha)

Từ năm 1984 PTS Lê Song Dự, Đại học Nông nghiệp Việt Nam dùng

lia Ronghen gay đột biến trên giống Bạch Sa Sau đó kết hợp chon loc va

tạo ra giống V79, được Hôi đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và CNTP công

nhận năm 1992,

Năm 1983, kỹ sư Nguyễn Văn Liễu, Msc Ngô Đức Dương, PTS Trần Văn Lài ,KS Trần Nghĩa - Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp VN, KS Nguyễn Văn Cường Trung tâm

nghiên cứu đậu đỗ Định Cường, sử lý đột biến phóng xạ tia y 5.000r trên giống Hoa l7 đã tạo ra giống 4.329 và được công nhận là giống mới tháng

(1-1995,

Một hướng mới bắt đầu được quan tâm là nghiên cứu những yếu tô hạn

chế năng suất đậu phông ở Việt Nam Có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh

Trang 13

hại đậu phông và tạ giống chống bệnh), Nguyễn Van Thang (Banh gid nguồn vật liệu kháng bệnh đốm đen)

Nhờ những kết quả nghiên cứu đó mà năng suất đậu phông ở Việt

Nam ngày càng được cải thiện Góp phần tăng năng suất đậu phông trong

nước đán ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu {1-Tr 18,19,20]

Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ năm trong số 25 nước trồng đậu

nhộng ở Châu Á Năm 1995 là năm có điện tích trồng cũng như năngg suất

và sản lượng đậu phông cao nhất từ trứơc đến nay Diện tích 259.900 ha, nang suat dat 12,8 ta/na, san lượng là 334.400 tấn [6|

Theo kế hoạch quốc gia, đậu phộng sẽ phát triển tới 360.000 ha vào

năm 2000 và có thể tới 400.000-500.000 ha vào các năm 2005 và 2010

Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nứơc và xuất khẩu

Ở phía Nam, Đông Nam Bộ là vùng trồng đậu phông lớn nhất trong do

Trang 15

V GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG LAI ĐƯỢC

TRONG PHO BIEN 6 VIET NAM 1 Giéing Sen Lai: (75/23)

a Nguồn gốc

Tác giả: PTS Lê Song Dự Đại học Nông nghiệp I, KS Dao Van Huynh,

KS Ngô Đức Dương Viện kha học kỹ thuật Việt Nam nghiên cứu chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa hai giống Mộc Châu trắng x Trạm

Xuyên Kết hợp chọn lọc ở thế hệ con lai từ năm 1975 Được công nhận giống từ năm 1990,

b Những đặc điểm chủ yếu

Dạng cây đứng, chiều cao trung bình: 49-54 cm Là giống có thời gian

sinh trưởng trung bình: vụ Xuân 120-128 ngày, vụ Thu 105-115 ngày Năng

xuất quả trung bình 3,8 ta/ha Hạt to đều, khối lượngg 100 hạt: 53-56 g tỉ lệ nhân/quả 72% Vỏ lụa màu trắng hồng, nhẫn Tỉ lệ dau và protein khá cao

(54% dầu, 23% protein) phù hợp cho xuất khẩu

Là giống có vỏ quả trung bình Chống chịu khá trong điều kiện nóng

hoặc úng nhanh cục bộ Thời kì cây con chịu rét khá Mẫn cảm với bệnh

đốm lá và rỉ sắt [12-Tr 235]

2 Giống BG 78

a Nguồn gốc

Tác giả: KS Tran Nghia-Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ

Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

Phương pháp chọn tạo: BG78 được chọn từ cặp lai Bạch Sa 303 x Giấy

Nam Định Kết hợp chon lọc ở thế hệ con lai từ năm 1984 Đến 1-1995 Đực công nhận giống và khu vực hóa

b Những đặc điểm chủ yếu

Cây gọn, cứng cây,cây cao 48-58 cm Thời gian sinh trưởng 129-132

ngày Năng suất 16,8 tạ/ha Cao nhất là 20,5-22 tạ/ha

Dang hạt to, đều, màu sắc vỏ lụa trắng hồng Trọng lượng 100 hạt 51-

54g tỉ lê nhân 70% Chống bệnh thối quả tốt, ít bị sâu xanh | 12-Tr 236]

Trang 16

PHAN BA

POI TUGNG VA PHUONG PHAP THI NGHIEM

1 DOI TUGNG THI NGHIEM: DAU PHONG

Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng bốn giống đậu phộng thuần chủng: -Rằn -VD-4 -VD-I -TL-1 Chia làm hai tổ hợp lai -Tổ hợp lai thứ nhất: ? Rinx o?VD-4 -Tổ hợp lai thư hai: @YD-1x # TL+1

Các giống thuần chủng do Viện nghiên cứu dầu thực vật TP HCM (Số 1

Đường Hàm Nghi QI TP HCM) cung cấp, đã được Viện kiểm nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà

ỞƠ tổ hợp lai thứ nhất, giống VD-4 làm bố có quả to, gân nông (nhấn)

nhưng vỏ quả lại dày, tỉ lệ nhân thấp Giống rần làm mẹ có vỏ mỏng, tỉ lệ nhân cao nhưng quả lại nhỏ, gân sâu (gân to) Chúng tôi cho lai hai giống

này với mục đích tạo được cây lai với quả tovỏ mỏng,tỉ lệ nhân cao, gân

nông (nhẳn) là một đặc điểm được bà con nông dân ưa chuộng

Ở tổ hợp lai thư hai, giống VD-l có vỏ quả nhấn (gân nông), vỏ mỏng,

tỉ lệ nhân cao nhưng quả lại nhỏ nên năng suất không cao Giống TL-1 có quả to nhưng gân sâu, to, vỏ dày, tỉ lệ nhân thấp do đó chúng tôi cho lai hai giống với nhau nhằm mục đích khắc phục tính trạng quả nhỏ của VD-I, kết

hợp những tính trang qúy như quả to, vỏ mỏng, tỉ lệ nhân cao, vỏ nhắn (gân nông) vào cây lai FÌ

* Sơ lựdc về nguồn gốc và một sô đặc điểm cuả giống

I VD-I

e Nguồn gốc

Do Viện nghiên cứu dầu thực vật TP HCM tuyển chọn từ quần thể

giống địa phương lẫn tạp từ năm 1991-1995, được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiện và CNTP cho phép khu vực hoá và công nhận giống từ tháng

8-1995

Trang 17

© Mé6tsé dac điểm chủ yếu - Thời gian sinh trưởng ngắn :90 ngày - Chiều cao cây trung bình :60-74 cm

- Tỉ lệ nhân :68-73%

- Tỉ lệ hạt chắc :86-93 3% “Trọng lượng 100 quả : 123,2

-Trọng lượng 100 hạt : 40-47g

-Năng suất trung bình : 3443-4000Kg/ha -Ra hoa tập trung nên chín đều

-Cây cao, gọn hơn giống TL-1

-Quả nhỏ, vỏ nhẵn (gân nông), vỏ quả mỏng -Qủa ra tập trung ở phần gốc -Hạt nhỏ -Thích nghi tốt với điểu kiện sinh thái (đất nước, khí hậu) vùng Đông Nam B6 -Có tính kháng bệnh rỉ sắt và đốm lá {14-Tr 48] 2 Giống TL-I1 s« Nguồn gốc

Nhập từ Thái Lan năm 1990 Do KS nguyễn Thiên Lương Và các cộng

tác viên Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương khảo sát

và chọn lọc Được Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và CNTP cho phép

khu vực hoá tháng 1-1995,

e Nhitng đặc điểm chủ yếu

- Thời gian sinh trưởng ngắn : 90 ngày

- Chiểu cao cây trung bình : 48-58 cm

- Tỉ lê nhân : 14% - Tỉ lê hạt chấc : 85-07 5% - Trọng lượng 100 quả : 123,2g

- Trong lượng 100 hạt : 50-55g

- Năng suất trung bình ; 2050 Kg/ha-2600 Kg/ha - Cây thấp,không gọn cây như giống VD-I

- Cây cứng, bô lá xanh đâm, sinh trưởng khoẻ

- Dạng quả to, vỏ dày, có nhiều gân quả

- Quả ít tập trung ở gốc

- Hại to, đều màu sắc hạt trắng hồng, ít nhăn

-_ Chống bênh rỉ sắt khá, chịu thâm canh [12-Tr 48]

Trang 20

3 Giống Rằn

© Nguồn gốc:Dược chọn lọc từ quần thể giống địa phương hỗn

tạp

© Một số đặc điển chủ yếu

- Thời gian sinh trưởng ngắn : 90 ngày - Chiểu cao cây trung bình : 61-70 em

- Tỉ lệ nhân : 69,2-73%

- Tỉ lệ hạt chắc : 73-88 8%

- Trọng lượng 100 quả : 69,9-72p - Trong lượng 100 hạt :31,4-38g

- Năng suất trung bình : 1840 Kg/ha-2255 Kg/ha

- Cây cao trunh bình, gọn cứng cây

- Quả nhỏ, vỏ quả mỏng, có nhiều gân - Hạt nhỏ - Chống bệnh đốm lá tốt, ít bị sâu bệnh [6| và [13] 4 Giống VD-4 e Nguồn gốc: Giống lai giữa lỳ địa phương x UPLPN4 (Nhập nội) © - Một số đặc điểm chủ yếu

- Thời gian sinh trưởng ngắn : 90 ngày

- Chiểu cao cây trung bình : 52-75 cm

- Tỉ lệ nhân : 68%-73,1%

- Tỉ lệ hạt chắc :81%-93 9%

- Trọng lượng 100 quả :88-100gg

- Trọng lượng 100 hạt :43-52g

- Năng suất trung bình : 2520 Kg/ha-2955 Kg/ha

- Cây cao hơn giống Rần nhưng không gọn cây bằng giống Rần, cây

yếu, dễ đổ ngã

- Quả to, vỏ quả dày, nhấn, rất ít gân quả

- Chịu hạn tốt

- Thích hợp với đất đai, khí hậu vùng Đông Nam Bộ

-_ Chống chịu tốt với sâu bệnh [6] và [13]

II ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

1 Thời gian và địa điểm

se Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 12/1998-6/1999,

Trang 21

e Pja diém: Tai vuGn thc vat khoa sinh Trường Đại học Sư Phạm

TP HCM Do không có phương tiện đi lại hơn nữa trong thời gian làm dé

tài chúng tôi còn phải học văn hóa, thực tập cho nên không thể tiến hành

thí nghiệm ngoài đồng ruộng Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tạo một môi trường đầy đủ về nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng Tạo điều kiện tốt cho

cây phát triển

2 Đất đai khu thí nghiệm

Cây đậu phông có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau Phát triển

tốt nhất trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước Độ pH thích

hợp từ 5,5-6

Đất khu thí nghiệm (vườn trường) thuộc loại đất cát pha, thoát nước, tơi xốp, pH=6 Do đó phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển và đâm tia của đậu

phông, nhưng thành phần chất dinh dưỡng hơi nghèo, cần bổ sung thêm

lượng phân bón thích hợp 3 Thời tiết khí hậu

láng 3.Ì số liệu thống kê các yếu tố khí tượng P8 _ 1248 | 199 |2/9 Yéuts Nhié: dé (°C) Trung binh 263 | 27.1 | 27.3 Max 33.8 | 35.1 | 35.7 Min 18.7 | 20.1 | 20.5 Mưa (mm) Tổng lượng 117.4 |772 |55.0 Mưa lớn nhất ngày | 30.3 | 33.7 |25.9 Ngày xuất hiện 22 l§ 13 Đô ẩm (%) Trunh bình 719 |T5 |70 Max 98 98 95 Min 46 136 |38 Nắng (giờ) Tổng giờnấng | 129.9 | 162.9 | 194.4 Trung bình 42 |53 |64 [Trạm khí tượng Tân Sơn Hòa thuộc Trạm khí tượng thủy văn miễn Nam| © Nhiệt độ (“C)

Đậu phông nảy mầm tốt ở 25-34°C, sinh trưởng tốt ở 34-33°C, ra hoa và

đâm tia ở 25-33C, giai đoạn già chín cần nhiệt độ 30C

Nhiệt độ trung hình các tháng biến đông từ 26.3-27.3°C thuận lợi cho như cầu về nhiệt đô cũa cây,

s Lượng mướa (mm)

Trang 22

Từ I2/98-2/99, lượng mưa biến động tif 55.0-117.4 mm Lượng mưa đẩy

đủ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của đậu phông Đặc biệt là

tháng 12/98 lượng mưa tương đối lớn cung cấp đầy đủ nước cho giai đoạn

cay trưởng thành và sắp ra hoa Giai đoạn gần thu hoạch (2/99) lượng mưa ít

thuận lợi cho thu hoạch

© Dé am khong khi (%)

Suốt thời kỳ phát triển của cây độ ẩm biến động từ 70-79% Vào đầu tháng 1/99 độ ẩm tương đối cao (98%) nên có ảnh hưởng đến tỉ lệ thành

công của phép lai, làm cho cây khó thụ phấn hơn

se Ánh sáng (giờ)

Anh sáng trung bình các tháng biến động từ 4.2-6.4 giờ, phù hợp cho sự

sinh trưởng, phát triển và đâm tia của đậu phông qua các giai đoạn phát triển 4 Phân bón Lượng phân tính quy ra từ lha (Iha tương đương 2 triệu Kg dat) -400 Kg vôi -3-4 tấn phân chuồng -150 Kg KCI -900 Kg Uré -550 Kg Super lan Lượng phân sử dung trong thí nghiệm -5 Kg vôi -15 tấn phân chuồng -0,28 Kg KCI 0,5 Kg Urê -0,78 Kg Super lan 5 Thuốc bảo vệ thực vật -Anvill (2cc/11 nước): Trừ bệnh đốm lá rỉ sắt

-Biostn (lcc/11 nước ): Phân bón lá

-Fenkill (2cc/11 nước): Thuốc trừ sâu -Bavisuin (0,5%): Trừ nấm

-Rowral (2,5g/1Kg hạU: Trư bệnh chết nhát -Furadan: chống mối kiến

-Thach cao: Giúp chắc quả

6 Cac dung cu si dụng trong thí nghiệm

20 châu, đường kính 5Ú cm, cao 60 cm

Đĩa petry, kẹp, chỉ, cồn

Trang 24

IIIL PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành hai đợt

a Đợi 1: Từ 01/12/98-03/03/99 Trồng và lai tạo F1 từ hai tổ hợp

lai,

Giống làm mẹ được trồng trên châu để tiện di chuyển trong khi lai

Giống làm bố được trồng thành luống dài 200 cm, rộng 80 cm

b Đợi 2: Từ 10/03/99-05/06/99., Trồng bốn ggiống cha mẹ và cây lai F1 từ hai tổ hợp trên trên luống để tiện theo dõi các chỉ tiêu

2 Quy trình kỹ thuật a chuẩn bị đất

đất cát pha trong vườn trường được trộn điếu với phân bò hoai kỹ, Urê,

vôi, Super lân, KCI đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật của đất trổng đậu

phông đáng thành luống dài 200 cm, rộng 80 cm Tưới đẫm đất bằng

Bavistin (0,5%)

Đất đã trộn đủ các thành phần theo quy trình kỹ thuật được cho vào chậu có lỗ thoát nước, mỗi chậu 9Kg đất Tưới 500ml dung dich Bavistin

(0.5%) /1 chậu

Để đất hai ngày cho ổn định mới gieo hạt

b Gieo hạt

© Dal

Hai tổ hợp lai, mỗi tổ hợp 20 cây bố, 20 cây mẹ Mẹ gieo trên chậu,

mỗi chậu 4 hạt, cho lớp đất mặt 4 cm Sau khi lên nhổ bớt 2 cây, để lại 2 cây

khỏec/1 chậu Bố gieo trên luống, cây cách cây 10 cm, hàng càch hàng 20 cm, Trước khi gieo trộn hạt với Rowral Sau khi gieo rải vài hạt Furadan lên bể mặt s Đợi2 Trồng các giống bố mẹ và F1 trên luống, cây cách cây 19 cm, hàng cach hang 20 cm c, Chdm séc © Tudi nude

Sau khi gieo, lượng dung dịch Bavistin dU 4m cho hạt trong thời gian

nay mam Sau khi hat nảy mẫm tùy lượng mưa có khi tưới l lẳần/l ngày, hoặc hai ngày 1 lân Thời kỳ cây con cần ít nước, sau đó nhu cầu về nước

tăng dẫn,

© Làm có

Trang 25

Làm cỏ thường xuyên để cỏ khỏi cạnh tranh dinh dưỡng với đậu phông

Xới đất 3 lần trước khi ra hoa Sau thời gian ra hoa rộ, có nhiều tia quả, vun wdc dé tia dé dam xuống đất

© Bon phan

15 ngay sau khi gieo tưới thúc bằng Urê lỗng

© Phịng hệnh

4() ngày sau khi gieo phun Anill, Biostin va Fenkill đẫm hai mặt lá, 55 ngày sau khi gieo phun lại lần hai

Sau ngày thu phấn cuối cùng bỏ vào mỗi chậu 0,5g thạch cao,riêng trên luống rắc đều, giúp chắc quả

d Phương pháp lai tạo

Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành theo phương pháp lai chung do Norden mô tả năm 1973 và Nigam et al mô tả năm 1980 Phương pháp này được sử dụng rông rãi ở hầu hết các nơi trong đó có Viện Icrisat (Viện

nghiên cứu quốc tế các cây trồng nhiệt đới bán khô hạn) Tỉ lệ thành công

hơn 90%, Ở Việt Nam đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ chủ yếu sử dụng

phương pháp này để lai tạo giống mới với tỉ lệ thành công cao Do đó trong

thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành lai theo phương pháp chung này

các dụng cụ sử dụng cho việc lai giống gồm kẹp 5 răng, chỉ Nilong màu, đĩa pctry, cồn rửa kẹp giữa các lần thụ phấn và giữa các tổ hợp lai

Ngày thứ 31 các giống bắt đầu ra hoa Ngắt túi phấn vào 4-4,5 giờ chiều hôm trước, thị phấn từ 6-8 giờ sáng hôm sau Sau khi thụ phấn tưới nước đẫm sàn để tăng ẩm độ không khí.Khi cây mẹ ra hoa hai ngày đầu,

ngất bỏ hoa để kích thích sư nở hoa đồi dào

Phương pháp được tiến hành theo các bước sau:

* Nuất nhị: ngắt đi các bao phấn ra khỏi nụ trước khi hoa nở để tránh sự thụ phấn

Tiến hành lúc 4-4,5 giờ chiều hôm trước, Chọn nụ dài, to đủ cầm để khi ngắt nhị bao phấn không bị vỡ Các nụ khác ở cùng nách lá thì ngắt bỏ bằng

kẹp để bảo đảm | qua/Indch lá, sau này dễ nhận dang quả lai

Nụ được giữ nhẹ nhàng giữa ngón cái và ngón trỏ Dùng kẹp kéo đài đơn (Đài đối diện với tràng) xuống và kéo ra sau Dùng kẹp mở nhẹ cánh cờ ra phía xau, giư lại bằng ngón các và ngón trỏ Kéo các cánh hoa còn lại để

lô hao phấn dùng kẹp ngắt bó bao phấn và chỉ nhị để vào đĩa pêtri (tránh

hiện tượng côn trùng tha lên lại vòi nhụy), Cánh cờ cánh thìa và các cánh

Trang 26

hoa để trở lại vị trí cũ sau khi ngắt nhị để che đầu nhụy và vòi nhụy tránh

khô

Buộc một sợi chỉ Nilong màu ở lóng phía trên nụ để đánh dấu Dùng

mỗi ngày một màu chỉ

* Thụ phấn: chuyển các hạt phấn từ bao phấn của hoa đực sang vòi

nhụy của hoa cái

Tiến hành từ 6-8 giờ sáng hôm sau Trước khi thụ phấn kiểm tra vòi

nhụy nếu vẫn tươi là được

Ngắt chọn hoa khỏe từ cây bố Gỡ nhẹ đài hoa, cánh cờ, các cánh khác để dễ thụ

Ấn nhẹ cánh thìa giữa ngón cái và ngón trỏ để ấn khối phấn dính ra khỏi bao phấn Khối phấn đó được chuyển trực tiếp hoặc chuyển bằng cọ

mềm lên đầu nhụy của hoa đã được khử nhị chiều hôm trước Có thể thụ cho

IŠ bông cái với một bông đực

Kẹp và các ngón tay của người thực hiện được rửa bằng cồn khi chuyển

từ cây bố này sang cây bố khác để tránh nhiễm những phấn hoa không mong

muốn

Tất cả các hoa, trừ những hoa đã được thụ phấn nhân tạo, được loại bỏ

sớm mỗi ngày sau khi thụ phấn Giúp kéo dài thời gian nở hoa của cây mẹ Qúa trình loại bỏ hoa được tiến hành 3 tuần sau ngày thụ phấn cuối cùng

Lai trong 10 ngày, các ngày sau chất lượng hoa kém hơn * Kiếm tra sự thành công

Nếu việc thụ phấn thành công thì tia quả sẽ xuất hiện ở nách lá dưới

sợi chỉ màu từ 4-6 ngày sau khi thụ Giám sát sự phát triển của tia quả hàng ngày Trong lúc kiểm tra nếu có các nụ hoặc hoa mới thì loại bỏ

Những hoa được thụ phấn ở nách cao, khó chạm đất thì dùng ghim kẽm

hoặc đồng uốn cành xuống gần mặt đất giúp tia quả dễ đâm vào đất,

* Thu hoạch quả lai

Cây mẹ được thu hoạch sau ngày thụ phấn cuối cùng 60 ngày Các cây

mẹ được tưới nước cho mềm tránh đứt quả Các quả đậu từ các mắt có sợi

chỉ màu đánh dấu ở lóng cao hơn là quả lai Chỉ có ! quả/1 mắt Nếu có hơn

Ì quảở cùng! mắt thì tất cả các quả này đều không lấy Bỏ các quả lai vào

túi cước có nhãn cho biết thế hệ tạp giao và mùa tạp giao Phơi khô và cất trong phòng lạnh 18°C để đến vụ sau [15-Tr 9|

Trang 29

Thao tác thụ phấn

Trang 31

3 Phương pháp theo đãi các chỉ tiêu a Tỉ lệ thành công của phép lai

Sau khi thu hoạch cây mẹ, đếm số hoa đã được thụ (chính là số

chí//cây, số quả lai/cây, tổng số quả/cây, số quả tự thụ/cây, Tính t lệ thành

vông của phép lai theo công thức,

Số quả lai

———,— * 100% Tổng số hoa

Tỉ lé thành công cuả phép lai =

b Đặc điểm sinh trưởng

* Tỉ lệ nắy mầm của hạt: đếm số hạt nảy mam sau 3-5 ngày sau khi

gico trên đĩa petri

Số hạt nảy mắm Tổng số hạt gieo

* Thời gian nảy mầm của hạt: để hạt trong đĩa có lót giấy ẩm Ngâm

hạt trong nước khoảng I giờ trước khi cho vào đĩa Thời gian tính từ lúc gieo cho đến khi có 75% số hạt nảy mâm

* Thời gian ra hoa: Tính từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 1/3 trong tổng số cây có 5 hoa đầu tiên

c Đặc tính thực vật học

* Hình dạng cây: Quan sát bằng mắt, có hình minh họa

* Chiều cao cây: đo từ gốc rễ đến chóp lá cao nhất Đơn vị tính là cm Đo 50 cây/l giống

* Hình dạng quả, vỏ quả, độ dày vỏ quả: quan sát bằng mắt và có hình

mình họa,

đd Một số yếu tố cấu thành năng suất

* P 100 quad: Cân 100 quả với 5 lần lặp lại/ 1 giống

* P 100 hat: Can 100 hạt với 20 lần lặp lại/ | giống

4 Phương pháp sử lý các số liệu

các số liệu sau khi thu thập được tính theo các công thức

Trang 32

XI.„X3,X X„: giá trị từng mẫu

- Phương sai mẫu

_(X, —X)* +(X, — XP? +(X, - X)? +

n-l °?

$? :phương sai mẫu -Ưđc lượng trung bình mẫu

— S

vn

Z=2,58 (độ tin cậy 99%)

Trang 33

PHAN BON

KET QUA VA BIEN LUAN

I TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHÉP LAI

1 Tổ hợp lai thứ nhất

Số cây ban đầu là 20 cây Số cây thu hoạch là 20 cây Tên cây tương ứng với các chữ cái A, B,C ở mỗi cây chúng tôi tiến hành đếm số hoa đã được thụ (chính là số chỉ) /cây Tổng số quả/cây, số quả lai/cây, số quả tự thụ/cây Kết quả thu dược ở bảng sau Với tỉ lệ thành công la 88,56%

Bảng 4.7 Các yếu tố cấu thành tỉ lệ thành công cuả phép lai

Số TT Tên cây Mi» ` m Tổng số quả | Số quả lai | Số quả tự thụ

Trang 34

2 Tổ hợp lai thứ hai

Số cây ban đầu là 20 cây Số cây thu hoạch là 18 cây Tiến hành làm như tổ hợp lai thứ nhất và được kết quả ở bảng sau với tỉ lệ thành công là 86.97%, Bảng 4.3 Các yếu tố cấu thành tỉ lệ thành công cuả phép lai Tổng số hoa

Số THỊ| _ Tổng số quả | Số quả lai | Số quả tự thụ

[TRƯỜNG eeuery _ cây) thụ (quả/cây) (quả/cây) ! (quả/cây) | A 25 20 20 0 2 B 30 33 30 3 3 C 22 17 16 l 4 Đ 33 33 33 0 5 E 30 30 30 0 6 F 29 27 25 2 7 G 27 21 20 l 8 H 16 16 15 1 Ụ I 13 8 & 0 10) J 20 18 17 ] 11 K 21 16 16 0 12 E 28 25 25 0 13 M 34 30 30 0 14 N 29 28 28 0 115 O 32 29 29 0 16 P 19 19 17 2 17 Q 30 26 25 Ị wR 15 10 10 0 Téng sé | 18 453 406 394 12

* Nhận xét: Tỉ lệ thành công trong tổ hợp lai thứ nhất cao hơn trong tổ

hợp lai thứ hai Tuy nhiên cả hai t lệ này còn thấp do đây là lần đầu tiên

thực hiện lai tạo nên chưa có kinh nghiệm, các thao tác chưa đúng kỹ thuật nên hiệu quả chưa cao,

Trang 35

Theo Norden, tỉ lệ thành công của phép lai phụ thuộc vào kỹ thuật của nưười thực hiện và điểu kiện môi trường Độ ẩm cao cũng ảnh hưởng đến tỉ

lề thanh cong, [15-Tr 18]

Il ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG

1 Tỉ lệ và thời gian nảy mầm của hạt

Sau khi theo dõi thời gian nảy mầm, đếm số hạt nảy mắm, xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả sau « Tổ hợp lai thứ nhất Bảng 4.3 Tỉ lệ nảy mâm và thời gian nảy mầm cuả các giống “Giống Ti lé nay mam (%) Tag vn mim $Rần 100 24 oO VD-4 100 40 Ran x VD-4 100 30 © Tổ hợp lai thứ hai Bang 4.4 Ti lé nay mam va thời gian nảy mam cud cdc giống Giống Ti lé nay mam (%) Thời gian nảy mầm (gio) $ VD-I 100 32 C” TL-l 100 18 VD-I x TL-l 100 25 se Nhận xét:

Tỉ lê nảy mầm của các giốngrất cao (100%) Các giống có tỉ lệ nảy mầm cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng hạt giống , điều kiện bảo quản

Sau khi thu hoạch, phơi khô, các giống được bảo quản trong cùng một diều

kiện phòng lạnh 18C do đó tạo diều kiện tốt cho hạt nảy mầm

Trong thời gian nảy mắm, hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện

ngoại cảnh: Nhiệt độ, độ ẩm Vì đây là thời gian các qúa trình sinh hóa trong hat xảy ra mạnh mẽ nhất, biến những chất đơn giản thành những chất phức

tan giúp hat nay mầm Với điều kiện thí nghiệm như nhau, sự tác động của

Trang 36

các yếu tố này lên hạt là như nhau Do đó thời gian nảy mâm khác nhau giữa các giống là do yếu tố di truyền và chất lượng hạt giống quyết định

Tỉ lệ nảy mầm của các giống đều đạt 100%, nhưng thời gian nảy mầm giữa các giống lại khác nhau.ở tổ hợp lai thứ nhất, giống Rần có thời gian nảy mầm sớm hơn giống VD-4, cây lai Fl (Ran x VD-4) có thới gian nảy mầm sớm hơn giống bố nhưng lại muộn hơn giống mẹ

Ơ tổ hợp lai thứ hai, cây lai F1 (VD-I x TL-l) cũng có thời gian nảy

mầm sớm hơn giống mẹ nhưng lại muộn hơn giống bố

Vậy thời gian nảy mâm sớm của hạt là một tính trạng trội khơng hồn toàn so với thời gian nảy mầm muộn

Theo Ashiri (1976), tính trạng thời gian nảy mâm của hạt do một cặp

gen quy định Gen quy định tính trạng nả mầm sớm trội khơng hồn toàn so

với gen quy định tính trạng nảy mầm muộn Do đó Fl có thời gian nảy mầm

trung gian giữa bố và mẹ,

2, Thời gian ra hoa

Thời gian ra hoa là một yếu tố rất quan trọng có mối quan hệ nghịch

với thời gian sinh trưởng của cây Những giống có thời gian ra hoa sớm thì

thời gian sinh trưởng sẽ rút ngắn, còn những giống có ra hoa muộn thì thời

Trang 37

© /éVhận xét:

Giống Rần ra hoa sớm hơn giống VD-4 Con lai FI(Rần x VD-4) ra hoa cùng thời gian với giống bố (VD-4) nhưng lại muộn hơn giống mẹ

(Ran),

Ở Tổ hợp lai thứ hai, giống mẹ (VD-1) ra hoa muộn hơn giống bố (TL-

1), con lai Fl ( VD-1 x TL-1) thé hién tinh trạng củame là ra hoa muộn

Vậy tinh trang ra hoa muộn là trơi hồn tồn so với tinh trang ra hoa

sớm Tính trạng này cũng có thể được di truyền qua tế bào chất nhưng trong

thí nghiệm này, ở tổ hợp lai thứ nhất, cây lai F1 biểu hiện tính trạng của bố

nhưng ở tổ hợp lai thứ hai F1 lại biểu hiện tính trạng cuả mẹ Vậy ra hoa tuôn là tính trạng trội hoàn toàn so với ra hoa sớm và di truyền đơn gen

thco đúng qui luật Menden

Il BAC TINH THUC VAT HOC

1 Chiểu cao cây

Đo 50 cây trên một giống, sau đó sử lý số liệu và thu được kết quả sau e Tổ hợp lai thứ nhất Bảng 4.7 Chiểu cao cây cuả các giống Giống Chiều cao cây (cm) ? Ran 61,90 +0,93 S “vp-4 64,79 +0,99 Ran x VD-4 64,57 +081

© 76 hop lai thit hai

Bảng 4.8 Chiểu cao cây cuả các giống a "Giống Chiều cao cây (cm) $ — VD-I 56,21 + 1,02 cơ” TL-I 49.77 +0,90 L VD-1 x TL-1 56,57 + 0,97 © Nhdn xét:

Theo Ashiri (1968) thi tinh trang cao cay 1a trdi so vdi tính trạng thap

cây và do một cặp gen qui định, Có trường hợp do một hoặc ba cap gen quy

Trang 38

Qua bảng trên ta thấy: Ở tổ hợp lai thứ nhất giống Rần có chiểu cao

cây là 61,90 cm, thấp hơn giống VD-4 cao 64,79 cm Cây lai Fl biểu hiện

tính trang cao cây cuả bố (64,57 cm)

Ở tổ hợp lai thứ hai, TL-1 thấp hơn VD-I1 Cây lai F1 biểu hiện tính

trang cao cây của mẹ,

Vậy tính trang cao cây là trội hoàn toàn so với tính trạng thấp cây và đo mội ,phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ashiri 2 Hình dạng quả © Tổ hợp lai thứ nhất - $ Ran : Quả nhỏ - VD-4 : Quả to - Rằnx VD-4 : Quả to e_ Tổ hợp lai thứ hai 9 VD-| : Quả nhỏ 67 "TT~] : Quả nhỏ -VD-1 x TL-1 : Quả to e Nhận xét:

Theo Badami (1928) thì kích thước quả được kiểm soát bởi ba yếu tố

Theo Balaiah (1977) thi dang quả to là trội so với dạng quả nhỏ, sự di truyền đơn gen Nhưng theo Cahener (1978) thì dạng quả nhỏ trội so với dạng quả

to và được kiểm tra bằng tương tác gen cặp (5-Tr 129]

Trong thí nghiệm này thì các cây FI cuả cả hai tổ hợp đều biểu hiện

tính trạng quả to cuả bố, Vậy tính trạng quả to là trội hoàn toàn so với tính trạng quả nhỏ và có thể do một hoặc ba cặp gen quy định (phù hợp với kết

qua cua Balaiah 1977)

3 Hình đạng vỏ quả

* Tổ hợp lai thứ nhất:

-e Rần : Gân quả sâu (gân to)

-#” VD-4 : Gân quả nông ( nhắn)

-Rằn x VD-4 : Gân quả nông ( nhấn)

* Tổ hợp lai thứ hai

- @ VD-I : Gân quả nông (nhắn)

if Th} : Gan quả sâu (gân to)

-VD-I x TL-l : Gân quả nông ( nhắn)

* Nhận xét:

Theo Patll (1965), Jadhay và Shinde (979) thì gân quả sâu (gân to) trội

su với gân quả nông ( nhẳn), một yếu tố [5 Tr 129| Trong thí nghiệm, ở tổ

hợp lai thứ nhất, cây lai F1 biểu hiện tính trạng gân quả nông (nhấn) cuả bố

Trang 39

(VD-4) Ở tổ hợp lai thứ hai, cây lai F1 biểu hiện tính trạng gân quả nông

nhắn) cuả mẹ (VD-])

Vậy tính trạng gân quả nông (nhẫn) là tính trạng trội hoàn toàn so với

gần quả sâu (gân to) Kết quả này không đúng với kết quả nghiên cứu cuả

Patil (1965), Jadhay va Shinde (1979)

á Độ dày vỏ quả

Đô dày vỏ quả là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất cuả giống, có mối quan hệ nghịch với năng xuất Vỏ dày thường kéo theo tính trạng hạt nhỏ, từ đo dẫn đến năng suất thấp, ti lệ nhân thấp Ngược lại

vỏ mỏng thì hạt sẽ lớn, năng suất cao hơn và tỉ lệ nhân cũng cao « - Tổ hợp lai thứ nhất -? Rằn : Vỏ mỏng 7 VD-4 :Vỏ dày - Rần x VD-4 : Vỏ mỏng © - Tổ hợp lai thứ hai -eVD-] : Vỏ mỏng c7 TL-I : Vỏ dày -VD-1 x TL-1! : Vỏ mỏng

se Nhận xét: Theo Seshadri (1962), tính trạng vỏ quả mỏng trội so với tính trạng vỏ qua day [5 Tr 129]

Trong thí nghiệm, cả hai tổ hợp lai đều biểu hiện tính trạng vỏ quả

mỏng cuả mẹ Vây tính trạng vỏ quả mỏng là tính trạng trội hoàn toan

so vơi tính trạng vỏ quả dày

Trang 40

© 76 hợp lai thứ hai Bảng 4 10 Trọng lượng 100 quả cuả các giống "Giống P 100 quả (g) VD-] 85,50 + 0,32 TL-] 110,52 4 0,29 VD-I x TL-l 107,26 + 0,91

© Nhén xét: G ca hai tổ hợp lai các giống làm mẹ (Rần và VD-1)

đều có quả nhỏ nên trọng lượng 100 quả thấp hơn các giống làm bố (VD- 4 và TL-l) 2 Trọng lượng 100 hat © Tổ hợp lai thứ nhất Bảng 4 1 Trọng lượng 100 hạt cuả các giống Giống _ P 100 hạt (g) ợ Rần 35,56 +0,18 7 vp-4 50.02 + 0,25 Rin x VD-4 48,92 +0,93 © Tổ hợp lai thứ hai Giống P 100 hạt (g) Q VD-I 47,23 + 0,15 O7 TL-I 55,72 + 0,25 | VD-1 x TL-I 54,76 +0,58 s Nhận xét:

Ở tổ hợp lai thứ nhất, giống Rần có trọng lượng hạt chiếm 61 ,08% trọng

lượng quả, vỏ quả chiếm 38,92% trọng lượng quả Giống VD-4 có trọng

lượng hạt chiếm 51,29%: trọng lượng quả, vỏ quả chiếm 48,71% trọng lượng

quả.Trọng lượng 100 hạt của Fl chiếm 58,24% trọng lượng quả, vỏ quả

chiếm 4] ,76% trọng lượng quả Qua đó ta có thể kết luận rằng giống Rần và FI có vỏ mỏng hơn giống VD-4,

Ngày đăng: 31/08/2023, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w