1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học dân gian theo vùng văn hoá xứ Nghệ

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Đặc Trưng Tiểu Vùng Văn Hoá Xứ Nghệ (Qua Khảo Sát Một Số Bài Ca Dao)
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Thesis
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 121,67 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ và tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ (4)
  • 1.2. Vài nét về ca dao xứ Nghệ (7)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG (9)
    • 2.1. Sản vật địa phương (9)
    • 2.2. Các hoạt động giải trí, sinh hoạt văn nghệ (17)
    • 2.3. Vẻ đẹp con người (25)
      • 2.3.1. Con người cần cù lao động, học tập (25)
      • 2.3.2. Con người ân nghĩa, thuỷ chung (29)
  • CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT (34)
    • 3.1. Sự vận dụng các thể thơ (34)
    • 3.2. Một số biểu tượng thiên nhiên (36)
    • 3.3. Đặc trưng ngôn từ (43)
      • 3.3.1. Ngôn ngữ đời thường (43)
      • 3.3.2. Từ địa phương (44)
      • 3.3.3. Ngôn ngữ bác học (47)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................................49 (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................66 (68)

Nội dung

Văn học dân gian theo vùng văn hoá: Đặc trưng văn học dân gian xứ Nghệ (thuộc vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ, Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, vùng văn hoá này có thể chia thành các tiểu vùng: tiểu vùng văn hoá xứ Thanh, tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ và tiểu vùng văn hoá xứ Huế (Bình Trị Thiên) qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) là một vùng văn hóa địa linh nhân kiệt rộng lớn lâu đời, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa bảng nổi tiếng.

Giới thiệu vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ và tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ

Vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ bao gồm địa phận đồng bằng và duyên hải các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (quận Cửu Chân và Nhật Nam xưa) Ở đây là rẻo đồng bằng dẹp, nằm kẹp giữa biển Đông (phía Đông) và dãy Trường Sơn (phía Tây) Nhiều nơi núi ăn ra sát biển, chia cắt đồng bằng thành những đoạn tách biệt như Đèo Ngang, đèo Hải Vân… Chính đặc tính này đã ảnh hưởng đến đời sống văn hoá - xã hội - kinh tế của người dân địa phương Người Kinh hoạt động nông nghiệp vẫn là chính, nhưng vì điều kiện tự nhiên

- địa hình, họ phát huy thế mạnh khai thác các yếu tố đồng bằng - rừng - biển

Diễn biến lịch sử và văn hoá vùng này có thể chia thành hai giai đoạn: trước và sau văn minh Đông Sơn (từ Đèo Ngang trở vào thuộc vùng ngoại vi, tiếp cận với văn hoá Sa Huỳnh ở phía Nam) Trong quá trình hợp nhất Lạc Việt với u Việt thì người Kinh ở Nghệ - Tĩnh mang yếu tố Lạc Việt là chính, còn yếu tố u Việt mờ nhạt hơn

Bắc Trung Bộ có tính chất là vùng trung gian giữa hai nền văn minh Đại Việt và Chămpa Tới thời Trịnh - Nguyễn, Huế - Phú Xuân trở thành thủ phủ đằng trong của chúa Nguyễn và sau khi Quang Trung lên ngôi, nhà Nguyễn trị vì, Huế trở thành kinh đô, bắt đầu nền văn minh Huế - Phú Xuân, nối tiếp văn minh Thăng Long Khung cảnh lịch sử này có ảnh hưởng đến sắc thái văn hoá vùng

Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, vùng văn hoá này có thể chia thành các tiểu vùng: tiểu vùng văn hoá xứ Thanh, tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ và tiểu vùng văn hoá xứ Huế (Bình - Trị - Thiên)

Tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ là là tên chung của vùng Hoan Châu (驩驩) cũ từ thời nhà Hậu Lê, là Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay Xứ Nghệ còn được gọi là Nghệ Tĩnh, là vùng đất cổ - một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thuộc khu vực phía Nam nhà nước Văn Lang và Âu Lạc xưa Xứ Nghệ là vùng đất nằm ở Bắc Trung

Bộ nước ta với diện tích rộng 22.502 km2 Nghệ Tĩnh có đường biên giới dài 564 km ở phía Tây với nước Lào, có đường biên phía Đông dài 230km Theo chiều ngang, chỗ hẹp nhất trên đất liền là 80 km (Hà Tĩnh), chỗ rộng nhất 200km (Nghệ An) Phía Bắc giáp với Thanh Hóa, phía Nam ngăn cách với Quảng Bình bởi dãy Hoành Sơn, trải từ Bắc xuống Nam gần 300 km Hai tỉnh Nghệ An và và Hà Tĩnh cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ

An và Hà Tĩnh Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.

Xứ Nghệ còn có chiều dài lịch sử và bề dày văn hoá vô cùng đặc sắc Vùng đất này đã trải qua bao thăng trầm, biến động nhưng những gì cốt lõi của nôi văn hóa xứ Nghệ vẫn mãi trường tồn và phát triển xuyên suốt theo thời gian, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, “thành đồng ao nóng”, “đất phên dậu và là then khóa của các triều đại”.

Trải qua cơn bể dâu của những triều đại, dưới những thời vua như Lý Thái Tổ, Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông, Quang Trung Nguyễn Huệ….Bên cạnh đó, xứ Nghệ còn là chiếc nôi sản sinh ra nhiều bậc hiền tài Bởi những người con của mảnh đất này đem trí dũng phò vua, giúp nước tiêu biểu như: Mai Hắc Đế – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường; Nguyễn Cảnh Mô – vị tướng tài ba trong lịch sử dân tộc; Quang Trung Nguyễn Huệ – vị Hoàng đế uy dũng của Triều Tây Sơn; Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục; Tiến sĩ xuất thân Văn Đức Giai; Khai quốc công thần Nguyễn Đình Đắc; Trước tác Hàn Lâm Viện Nguyễn Tiếp Phương; Bố chánh sứ

Hà Nội Lê Nguyên Trung; Át sát sứ Bình Thuận Nguyễn Xuân Ôn; Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,… Đặc biệt, Nghệ An tự hào vì đã sinh ra người con ưu tú Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Người là sự kết tinh của yếu tố dân tộc và thời đại, Người đã làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.

Theo GS Trần Quốc Vượng, môi trường tự nhiên xứ Nghệ chia thành ba phần:Đồi núi trùng điệp phía Tây; biển mênh mông ở phía Đông và trung tâm là đồng bằng.

Tuy nhiên, nhiều nơi rừng núi, biển cả và đồng bằng xen cài, gối kết vào nhau, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vừa đa dạng, vừa kỳ thú:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô!”

Trong công trình của mình, Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra những yếu tố cấu thành văn hóa vùng gồm: Hoàn cảnh tự nhiên, nguồn gốc dân cư, điều kiện lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa (Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa). Như vậy, không gian đặc định của tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ có lẽ phải tính đến những cơ duyên lịch sử đã tác động đến vùng đất này để tạo nên một cái nôi văn hóa mà từ đó, con người và văn hóa xứ Nghệ được hình thành và phát triển trong thời gian.

Xứ Nghệ có đặc trưng riêng về cảnh trí thiên nhiên, khí hậu, con người, tiếng nói, sinh hoạt văn hoá - dễ dàng phân biệt với các vùng khác trên đất nước ta Đây cũng là một tiểu vùng có thế chân kiềng: đồng bằng - rừng núi - biển khơi để đương đầu với thời tiết khắc nghiệt Tiếng xứ Nghệ mang nhiều dấu vết tiếng nói người Việt cổ Vùng đất này cũng nổi tiếng là “đất học” Người Nghệ do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống kinh tế nghèo khổ nên trong cuộc sống luôn thể hiện phẩm chất kiên cường, chấp nhận và khắc phục hoàn cảnh với ý chí và quyết tâm cao, thể hiện một tinh thần vươn lên không biết mệt mỏi Họ chịu khó học hành, ham học hỏi, hiếu học, cầu học và có ý chí thành danh bằng con đường học vấn Điều kiện khắc nghiệt “đất xấu, dân nghèo” đã tôi luyện phẩm chất nổi bật cho con người nơi đây: “Thích ăn chắc mặc bền, đói cho sạch rách cho thơm, sống giản dị, cần kiệm, trọng lẽ phải, giàu yêu thương”, “phong tục trọng hậu, người thì thuận hoà chăm học”:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.” Đúc kết lại, GS Phong Lê nhận xét: “Đặc trưng nhất của người Nghệ là hiếu học, là gàn, là ngông, dựa trên nền tảng tài năng và tử tế” Do đó, khi viết về văn hoá xứ Nghệ, con người xứ Nghệ, nhà thơ Huy Cận đã từng bộc bạch trong bài thơ “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” rằng:

…“ Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thuỷ chung”

… “Tính tình người Xứ Nghệ Càng biết lại càng yêu.” Đời sống văn hoá của người Kinh - Nghệ Tĩnh nổi tiếng với thể loại dân ca hát giặm, hát ví: các hình thức lễ hội gắn với truyền thống sản xuất như hội săn, hội thuỷ,hội đền Cờn, lễ Đại tế vua Thục An Dương Vương, tục cúng thần linh… cùng với những nét đẹp khác trong ẩm thực, sinh hoạt đời thường Tất cả những điều này đều được ghi lại dấu ấn trong văn học dân gian – tiêu biểu nhất là ở ca dao.

Vài nét về ca dao xứ Nghệ

Nghệ Tĩnh là một vùng văn hóa rộng lớn, rất lâu đời của văn hóa Việt Nam Từ bao đời nay, các nghệ sĩ dân gian đã không ngừng sáng tạo nên một kho tàng ca dao, dân ca đồ sộ, độc đáo in dấu hình ảnh đất nước, con người xứ Nghệ: “Nghệ Tĩnh có một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú và có lẽ vào bậc nhất so với tất cả các địa phương khác trong toàn quốc” Bên cạnh hát dặm, hát ví phường vải thì “ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những điểm nhất định và bền vững về phong cách Ca dao đã trở thành một thuật ngữ để chỉ một thể thơ dân gian” Miền đất xứ Nghệ hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thông minh, quả cảm Những tên núi, tên sông, tên làng tên xã, những phong tục tập quán con người xứ Nghệ đã bước vào những câu hò, điệu hát, bài ca, tô thắm thêm vẻ đẹp của văn hoá dân gian xứ Nghệ Có thể nói, không có lĩnh vực nào của đời sống con người Nghệ Tĩnh lại không có tiếng nói của ca dao Ca dao Nghệ Tĩnh hấp thụ những tinh hoa từ vẻ đẹp thiên nhiên lẫn đời sống con người, do vậy mang nhiều nét sáng tạo độc đáo cả về nội dung và hình thức.

Công trình “Đặc điểm ca dao xứ Nghệ” đã nêu khái niệm ca dao xứ Nghệ như sau: “Ca dao xứ Nghệ là những lời dân gian được nhân dân Nghệ Tĩnh sáng tạo hoặc tiếp thu từ các thể loại dân ca khác và sáng tạo lại theo hình thức, nội dung, đề tài và mục đích giao tiếp của ca dao sau khi đã tách rời giai điệu âm nhạc và hoàn cảnh diễn xướng của các loại dân ca ban đầu” Như vậy, ca dao xứ Nghệ không bao hàm đồng dao, tục ngữ Ngoài những bài ca dao do nhân dân xứ Nghệ sáng tác, những lời ca dao hay dân ca sưu tầm ở xứ Nghệ, có nhiều bài, trong quá trình giao lưu giữa các miền, do người địa phương khác sáng tác ra Nhưng những bài ca dao này đều nằm trên đất Nghệ Tĩnh và được người dân xứ Nghệ lưu truyền.

Tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) là một vùng văn hóa địa linh nhân kiệt rộng lớn lâu đời, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa bảng nổi tiếng Đây còn là vùng đất cổ, có chung phương ngữ (tiếng Nghệ), đa số các cộng đồng làng xóm tương đồng về tập quán, tín ngưỡng và văn hóa dân gian Từ bao đời nay, các nghệ sĩ dân gian đã không ngừng sáng tạo nên một kho tàng ca dao, dân ca đồ sộ, độc đáo in dấu hình ảnh đất nước, con người xứ Nghệ Tại hầu khắp các làng quê Nghệ Tĩnh (từ miền ngược đến miền xuôi), dường như nơi nào có người sử dụng/nói được tiếng Nghệ là nơi đó sẽ vang ngân dân ca ví, giặm Trong đó đa số các làng/thôn/khu dân cư có sinh hoạt dân ca ví, giặm tập trung đậm đặc ở hầu khắp các thềm sông dọc theo hai con sông lớn là sông Lam và sông La Việc sáng tạo, trao truyền và thực hành ví, giặm luôn thường trực diễn ra như một lẽ tự nhiên, một nhu cầu giao lưu thường tình trong cuộc sống Có thể nói, phương ngữ Nghệ Tĩnh chính là

“mạch nguồn” sản sinh và nuôi dưỡng dân ca ví, giặm Và tính cách con người đã góp phần hình thành nên những nội dung ca dao ví dặm dạt dào tình cảm, ân nghĩa.

ĐẶC TRƯNG TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Sản vật địa phương

Mỗi vùng đều có một nét văn hóa riêng đặc trưng cho con người nơi đây Bởi lẽ văn hóa vùng gắn với cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người Và một trong những phương diện của văn hóa chính là ẩm thực Xứ nghệ không chỉ nổi tiếng về sự cần cù, siêng năng của con người mà còn là sự dân dã bình dị trong món ăn nổi tiếng bởi những món ăn dân dã Tận dụng những thức quà thiên nhiên, người dân xứ Nghệ còn thổi hồn vào những món ăn bình dị ấy để nó trở thành món ăn đặc sản trở thành như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, rượu nếp Hưng Châu (Hưng Nguyên), nước mắm cáy Nghi Xuân, “Bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, hồng vuông Thạch Hà”,…

Do điều kiện tự nhiên, nơi đây có địa hình đa dạng: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển Chính vì vậy nên sản vật nơi đây phong phú mang dấu ấn đặc trưng của địa hình nơi đây Tuy mảnh đất này còn nhiều khó khăn khắc nghiệt do điều kiện khí hậu mang lại, song thiên nhiên cũng ưu ái con người nơi đây với những sản vật phong phú, đặc sắc Đó là

“Ai hay mít ngọt, trám bùi

Có về Cát Ngạn với tui thì về.”

Một trong những loại quả độc đáo ở Cát Ngạn (thuộc Thanh Chương) phải kể đến quả trám Nhiều vùng ở Thanh Chương vẫn quen gọi quả trám đen bằng cái tên dân giã khác là quả “mui” Trám còn xuất hiện phổ biến trong bữa ăn gia đình nơi đây với trám muối, trám om Về cùng “tui” nơi mảnh đất này tuy không có cao lương mĩ vị nhưng có những món ăn không thể nào quên và không nơi đâu sánh bằng Nếu muốn thưởng thức “mít ngọt, trám bùi”, thì hãy ghé thăm quê hương “tui” Câu ca dao hiện lên như một lời mời mọc mọi người ghé thăm quê hương với một âm điệu vừa chân thành vừa tự hào Hay đó còn là

“Ai về Cẩm Thái mà coiLắm ngô, lắm sắn, lắm khoai, lắm bù.”

Những nông sản thôn quê hiện ra phong phú đủ đầy Ngô, sắn, khoai, bù (bầu) giản dị nhưng đã nuôi sống con người nơi đây Những món quà dân dã ấy lại trở thành một sản vật quý hiếm đầy tự hào mỗi khi nhắc đến

“Quê ta ngọt mía Nam Đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài.”

Nhắc đến Cam Xã Đoài, người ta lại nhắc đến một loại trái cây nổi tiếng dùng để tiến vua chúa thời Nguyễn Cam có hương vị ngọt dịu, thơm, để lại một dư vị khó phai cũng như con người nơi đây ẩn sau vẻ ngoài lam lũ là những con người nặng tình, nặng nghĩa Hay đó còn bưởi Phúc Trạch trong những câu ca dao

“Mời về Phúc Trạch quê em Chè thơm bưởi ngọt người quen đợi chờ.”

“Hãy về Phúc Trạch ơi em Bưởi ngon có tiếng ai cũng (sèm) thèm muốn ăn.”

Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Phủ phúc trạch thời Nguyễn nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất Sau này, có nhiều nơi trồng giống bưởi này nhưng không ở đâu ngon bằng bưởi được trồng ở Phúc Trạch Đến cây trái cũng nặng tình với mảnh đất xứ Nghệ Cuộc sống khó khăn là thử thách để rồi khi vượt qua sự khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, cây cối vẫn có thể đơm hoa kết quả ngọt ngào Dù là trái cây đặc biệt để tiến vua hay là khoai sắn măng quen thuộc thì chúng hiện lên trong ca dao với sự tự hào trân quý của con người nơi đây.

Bên cạnh đó, trong ca dao xứ Nghệ còn hiện lên với hình ảnh “cá sông Giăng”

“Thanh Chương ngon cá sông Giăng Ngon khoai La Mạ, ngon măng chợ Chùa.”

“Tiếng đồn cá mát sông Giăng Dẻo cơm Kẻ Quạ, ngon măng Chợ Cồn.”

Cá mát sông Giăng là một đặc sản dân dã Ngoài kho tương, ăn với cơm nóng, cá mát còn đem kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng giòn trên nồi than hoa, chấm mắm gừng Bởi vì thế dân gian mới có câu: “Bể: Thu, Đao - rào: Rầm, Mát” để nói về các loài cá ngon nổi tiếng đại diện cho sông, biển Việt Nam Cá mát chính là sự ưu ái của thiên nhiên dành cho con người nơi đây như một sự bù đắp cho những dòng chảy khắc nghiệt dữ dội của sông Giăng mỗi khi lũ về Vì vậy, hình ảnh các loài cá xuất hiện trong ca dao vừa như một biểu hiện cho sự phong phú của sản vật thiên nhiên vừa như một sự biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây

“Ai về cửa Hội quê tôi

Cá thu, cá nục, cá mòi thiếu chi.”

Cửa Hội là tên một cửa sông Lam đổ ra biển Đông Nhắc đến cửa Hội, người dân nơi đây không thể không tự hào về nguồn thủy hải sản phong phú nuôi lớn và làm giàu cho con người nơi đây, cho mảnh đất này Không chỉ có cá, thiên nhiên còn ưu đãi cho người dân nơi đây một món ăn đặc biệt – hến:

“Quê tôi vốn ở Nguyệt Đàm Tôi đi bán hến chợ Sa Nam gần kề Hến tôi ngon gớm ngon ghê

Ai muốn ăn hến thì về quê tôi.”

Ta thấy những đặc sản xuất hiện trong ca dao xứ Nghệ là những nông sản, thủy sản gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Tuy không khó tìm hay có giá trị cao về vật chất, nhưng những hình ảnh ấy luôn hiện lên với sự trân trọng tự hào của người dân nơi đây mỗi khi nhắc nhớ về quê hương.

Ngoài ra, những món ăn đặc trưng cũng bình dị dân dã đi vào ca dao với nét đặc trưng riêng gắn liền với địa danh Món ăn dân dã đạm bạc nhưng vô cùng hấp dẫn, khó cưỡng lại được

“Cá rô Bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn Gạo tháng mười đánh tràn không biết no.”

Món ăn đặc sản nơi đây cũng được chế biến từ chính những sản vật thiên nhiên ban tặng Cách chế biến cũng không cầu kì, là những món ăn trong bữa cơm dân dã hằng ngày Nhưng dưới bàn tay khéo léo của con người, món ăn ấy mang một nét đẹp riêng Phía Nam dãy Đại Huệ, giữa Nam Anh, Nam Thanh và Nam Xuân (huyện Nam Đàn) có một cái hồ, tên là Hồ Nón, người dân ở đây gọi hồ là “bàu”, bởi vậy nó có tên là Bàu Nón Tiếng ngon của cá rô Bàu Nón không đơn thuần là lời đồn thổi trong dân gian, mà được xác minh bằng câu chuyện lịch sử Cá rô Bầu Nón là niềm tự hào của người dân nơi đây không chỉ về độ tươi ngon mà còn là món ăn được chúa Trịnh yêu thích một thời Tương Nam Đàn cũng là một đặc sản nổi tiếng của của vùng Nghệ An. Nguyên liệu chính để làm tương toàn là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày: đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước Và để có được chum tương ngon, đòi hỏi ở người làm tương sự kỳ công, tỉ mỉ trong từng công đoạn Mỗi món ăn đều có một sức hút riêng và khi chúng được kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hương vị khó quên Trong bữa cơm, chỉ cần có cá rô và tương thì bao nhiêu cơm cũng không đủ Nói đến xứ Nghệ còn phải nhắc đến nhút – một món ăn kèm nổi tiếng của Thanh Chương.

“Ra đi anh nhớ Nghệ An Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam Đàn thơm tương.”

Món nhút Thanh Chương thường được làm từ quả mít non gọt vỏ, loại bỏ hạt được thái mỏng ra, ngâm nước gạo cho thật trắng, một ngày sau vớt ra trộn lẫn với các lá gia vị và đem muối Nhút là món dễ chế biến, nguyên liệu dễ tìm nên trở thành một món ăn hầu như luôn xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Qua món ăn này, ta thấy người dân xứ Nghệ đã tận dụng tất cả mọi thứ từ thiên nhiên Người xứ Nghệ tận dụng từ gỗ cây mít, trái chín và cả mít xanh Tìm hiểu kĩ về nguồn gốc món ăn, ta sẽ thấy đây là cách họ tận dụng thiên nhiên để ứng phó với cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Khi trong nhà đã có được chum tương, vại nhút là đã đủ Chỉ cần có “nhút Thanh chương”, có “tương Nam Đàn”, họ có thể vui vẻ sống, không đòi hỏi gì thêm Có lẽ, chính sự bình dân đạm bạc đó đã trở thành một phần kí ức khó quên trong lòng những người con xa xứ Nhớ về Nghệ An là nhớ về những món ăn dân dã nhưng không ở đâu có thể tìm được mùi vị riêng ấy Món ăn luôn gắn liền với địa danh và trở thành một nét hấp dẫn, một điểm nhấn riêng về vùng đất đó.

“Ai muốn ăn bún ăn lòng Thì qua Thổ Hậu lấy chồng mà ăn.”

“Sa nam trên chợ dưới đòBánh đúc hai dãy thịt bò mê thiên.”

Những món ăn khác được cũng đi vào ca dao như bánh đa, bánh tày, bánh đúc, cháo kê

“Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại.”

Những món ăn chủ bình dân đến từ những nguyên liệu đơn giản dễ tìm dễ kiếm nhưng không kém phần hấp dẫn Qua những câu hát về sản vật địa phương còn cho thấy được vẻ đẹp của con người, gắn chặt với văn hóa Lối sống chặt to, kho mặn; món khô; món muối trở thành đặc trưng văn hóa ẩm thực xứ Nghệ Điều đó đến từ việc các bữa ăn hàng ngày phải no, thức ăn phải đậm, để đảm bảo sức lực làm những công việc nặng nhọc, chống chọi với thiên tai gió mưa, rét mướt Bởi to, mặn nên trong chế biến các món ăn hàng ngày cũng đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như xứ Kinh Bắc, xứ Huế… Món khô món muối với các loại lương thực, thực phẩm bình dân xuất phát từ nhu cầu tích lũy để ăn dần, cất dành cho những khi mất mùa do thiên tai, chống đói cho qua ngày Tất cả những biểu hiện ấy phản ánh cuộc sống của con người đầy khó khăn, lam lũ trên một vùng đất tuy không màu mỡ nhưng vẫn nuôi sống con người qua bao thế hệ.

Không chỉ quan tâm đến chuyện ăn, người xứ Nghệ còn lưu tâm đến chuyện uống Một đặc sản quen thuộc trong cuộc sống của người dân nơi đây chính là nước chè Nhiều vùng quê xứ Nghệ cũng nổi tiếng với chè xanh như chè Gay (Anh Sơn - Nghệ An), chè rú Mả, chè Khe Yên :

“Ai về Hồng Lộc thì về Ăn cơm cá Bàu Nậy, Uống nước chè khe Yên.”

“Chè rú mả cá đồng sâu Đi mô xa ngái nhớ lâu lâu lại về.”

“Ai về Hà Tĩnh thì vềMặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.”

Về Hương Sơn thưởng thức thứ chè xanh mới hái được nấu với nước sông Ngàn Phố vừa sánh đặc lại vừa chát đã làm say lòng người bao thế hệ Ca dao còn có câu miêu tả độ sánh đặc của nước chè nơi đây:

“Đọi nước chè em múc ra Khặm đụa vô nỏ bổ.”

Các hoạt động giải trí, sinh hoạt văn nghệ

Trong kho tàng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, đặc sắc nhất là dân ca ví, giặm. Người xứ Nghệ có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca ví, giặm.” Đây là loại hình dân ca được lưu truyền từ đời này sang đời khác, sử dụng phổ biến và gắn liền với các hoạt động đời thường và các hoạt động sản xuất, làng nghề : ru con, cày bừa, cấy, gặt, xay lúa, giã gạo, dệt vải, ươm tơ, kéo sợi, chèo đò… hay trên sông Lam, sông La khi thuyền xuôi ngược Lời thơ của ví, giặm ca ngợi những giá trị truyền thống như uống nước nhớ nguồn, công ơn sinh thành, những nghĩa cử cao đẹp, cách ứng xử giữa người với người, lòng thủy chung, đức tính trung thực… Điều đặc biệt, ngôn ngữ của ví, giặm được sáng tạo mang hơi thở cuộc sống hàng ngày đặc trưng của vùng đất với những thổ ngữ, tiếng địa phương Chính điều này đã làm nên bản sắc riêng của ví, giặm.

Khi xét đến hát ví, các nhà nghiên cứu cho rằng nếu phân theo loại hình lao động thì xứ Nghệ có đến hơn 20 loại hát ví, nhưng nếu chia làn điệu theo tình cảm, hát ví cũng tương đối đa dạng như: ví thương, ví giận, ví tình cảm theo cung bậc cảm xúc của con người thì có bấy nhiêu loại hát ví tương ứng Ví thường là hát tự do, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng, không có tiết tấu từng khuôn nhịp Âm điệu cao thấp ngắn dài tùy thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ Thể hát ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví đồng ruộng, ví ghẹo, ví mục đồng, ví trèo non…Trong các cuộc hát ví thường hình thành hai nhóm nam và nữ, mỗi nhóm có thể là một nam, một nữ, nhưng cũng có thể nhiều hơn.

Hát ví thường gắn liền với hoạt động sản xuất, với làng nghề Trong đó hát phường vải hay ví phường vải là một điển hình của hát ví Hình thành và phát triển trong môi trường lao động, từ nghề dệt vải, ví phường vải trở thành một sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu trong đời sống nhân dân và là một loại hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng xứ Nghệ Điệu hát thể hiện sự cần mẫn, trí tuệ, khoe sắc, đua tài của người dân xứ Nghệ, trong các cuộc hát thường có các ông đồ bổ sung nhiều về phần đối ứng Hát ví phường vảiuyển chuyển, phản ánh đời sống văn hóa đã phát triển, xã hội có nhiều màu sắc tâm lí, con người khá phong phú, ý nhị

Phường vải là nơi những cô gái ngồi thành phường dệt vải, cất những lời ca tiếng hát ví von, chào gọi Đây cũng là nơi thích hợp để các chàng trai khắp nơi nơi tìm đến, hát để thử tài trí thông minh, để tỏ nỗi lòng và cả để tìm kiếm người bạn đời phù hợp Thời gian của cuộc hát phường vải thường là từ chập tối tới nửa đêm, không gian là ở trong nhà, ngoài ngõ đến mảnh sân Người hát là những người dệt vải và bên nam ngồi hoặc đứng hát.

Hát phường vải không chỉ là hình thức hát dân dã, mà lối hát của ví phường vải cũng hết sức tinh tế, chia làm 3 chặng:

Chặng một, ba bước: “Hát dạo” - “hát chào”, “hát mừng” - “hát hỏi”.

Mở đầu các cuộc hát ví, thường là các câu hát dạo, hát chào mừng diễn tả sự gặp gỡ tốt lành:

“Bấy lâu nghe hết tiếng nàng Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng.” Đây là lời hát dạo của bên nam, để bên nữ, biết mình đến hát Lời hát dạo cũng như một lời mở đầu khen tặng bên nữ khi chàng trai bày tỏ rằng mình đã nghe tiếng bên nữ với giọng tiếng hay đã lâu Một lời khen tặng ở buổi đầu gặp mặt như vậy tạo được sự thiện cảm tốt lành và cũng phần nào giảm đi sự ngại ngùng giữa đôi bên.

Ngoài ra khi hát dao, người con trai mong ước cuộc hội ngộ sẽ có dịp kết mối lương duyên như đôi lứa Kim - Kiều trong buổi du Xuân:

- “Đêm khuya trời tạnh sương im Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.”

- “Đi ngang trước cửa nàng Kiều, Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu.”

Sau lời hát dạo của bên nam là lời hát chào, hát mời của bên nữ Sự khéo léo của bên nữ cũng được thể hiện rõ qua lời chào:

“Đến đây đông thật là đông Chào bên nam thì mất lòng bên nữ Chào quân tử thì sợ dạ thuyền quyên

Em chào chung một tiếng kẻo chào riêng bạn cười…”

Người chào đã tỏ ra rất khéo léo khi lời chào không chỉ dành cho một bên nam hay một bên nữ vì dễ làm “mất lòng quân tử” hay “sợ dạ thuyền quyên”, vì thế cô gái đã chào chung một tiếng Lời chào vừa tỏ lòng mến khách vừa thể hiện sự khoáng đạt trong giao tiếp của người dân xứ Nghệ

Chặng hai, một bước: “Hát đố” - “hát đối” là bước rất quan trọng, có được mời vào nhà để tiếp tục hát hay không là ở chặng này.

Trong ví phường vải, hát hỏi (hát đố, hát đối và hát xe duyên hát tình, hát xe kết) là để lại nhiều áng văn chương hay nhất Con gái Nghệ Tĩnh vốn yêu thơ ca, con nhà nông có, con nhà Khoa bảng có, khi hát đố sách, đố chữ, có khi hát đố về thực tế.

“Truyện Kiều anh thuộc đã lâu Đố anh đọc được một câu hết Kiều.”

Hay ví dụ khi bên nữ hát:

“Đồn rằng anh thuộc truyện Kiều Thuyền quyên xin hỏi mấy điều phân minh:

Năm nào Kiều lấy Thúc Sinh?

Năm nào Kiều phải bán mình chuộc cha?.”

“Thiếp hỏi chàng thế thì cũng phải, Chàng hỏi thiếp Từ Hải con ai?

Lẽ ra Kiều ả Vân em,

Cớ sao lại gọi là Kim – Vân – Kiều?.”

“Lá gì không nhánh, không ngành,

Lá gì chỉ có tay mình trao tay?”

Có đến hàng trăm câu ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi những câu hát ấy được lớp thế hệ sau ghi nhớ bởi lời thơ vô cùng bình dị, dễ thuộc, nhưng cũng rất đỗi tài hoa Có thể thấy các tình tiết, các câu thơ trong Truyện Kiều được vận dụng nhiều và rất tài tình trong các buổi hát ví Truyện Kiều từ lâu đã trở thành một trong những món ăn tinh thần hấp dẫn bậc nhất của nhân dân xứ Nghệ Người ta tổ chức ngâm thơ Kiều, diễn trò Kiều (cũng gọi là chèo Kiều), bình Kiều, xướng họa Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, hát ví Kiều, bói Kiều như là những thú vui tinh thần không thể thiếu trong dân gian làng quê… GS Đặng Thai Mai đã đưa ra nhận định: “Người dân Việt Nam bất kì thuộc về tầng lớp nào, không ai là không thích nghe kể Truyện Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều Người ta nhớ lấy từng câu, từng đoạn và dẫn dụng vào câu chuyện hằng ngày, khi nói đến nhân tình thế thái.” Có thể thấy sức sống của Truyện Kiều trong tâm thức những người con đất Việt là bền bỉ, lâu dài và cũng hết sức mãnh liệt.

Chặng ba, ba bước: “Hát mời” (vào nhà) - “hát xe kết” (bước căn bản, bước dài nhất) gồm “hát thương”, “hát nhớ”, “hát than”, “hát trách”

Hát mời (vào nhà) là lời của bên nữ:

“Chén ngà sánh giọng quỳnh hương, Mời chàng nho sĩ văn chương bước vào.”

Qua được cái cầu hát đố - hát đối tức là bên nữ đã hiểu rõ bên nam, đã phục tài trí và sự ứng biến nhanh nhẹn, bắt đầu thấy gắn bó vì vậy mà lúc này lời hát mời cũng trở nên dịu dàng hơn:

“Trong nhà trải chiếu hai dòng,

Mời chàng nho sĩ vào trong mà ngồi.”

Hoặc lời mời chân thành:

“Bạn ơi mời bạn vô nhà, Đừng đứng ngoài ngõ sương sa lạnh lùng.”

Khi bên nam đã vào nhà rồi thì bên nữ hát mời bên nam hút thuốc hoặc hát mời trầu:

“Trầu xanh, cau trắng, chay vàng, Cơi thời bít bạc, thiếp mời chàng ăn chung.”

Sau mỗi câu hát của bên nữ, bên nam thường hát lại một câu mang ý cảm ơn:

“Cám ơn đào liễu có lòng, Khoan thai rồi sẽ ung dung giải lời.”

Tiếp đến là “hát xe kết”, đây là bước căn bản, bước dài nhất để nam nữ cùng nói lên lòng keo sơn đính ước, gắn bó dài lâu Họ có thể thoải mái thổ lộ những nỗi niềm tâm sự, hy vọng thầm kín hay cả nhưng nhớ thương lưu luyến, cả những nhớ nhung sầu muộn và trách móc giận dỗi đều ở bước này Không gian tứ bề im lắng trong một cái sân vắng, chỉ vẳng lại tiếng quay xa và tiếng thoi đưa lách cách tạo sự chậm nhịp, lắng lại để những cảm xúc có cơ hội tuôn trào Trong hát xe kết, nhiều nhất vẫn là hát thương Hát thương có rất nhiều hình ảnh so sánh gắn liền với “đôi ta”, hình ảnh nào cũng gợi hình, gợi cảm, chan chứa yêu thương:

- “Đôi ta như chỉ xe đôi Khi săn, săn cả, khi lơi, lơi cùng.”

- “Đôi ta như miếng trầu cau, Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn.”

Bằng tiếng hát, họ như ngầm ướm hỏi lòng nhau:

“Bây giờ ướm hỏi người ngoan,

Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan díu tình.” và bày tỏ ước mong:

“Khi nào cho hợp hai hơi, Nghiêng tai nói nhỏ những lời thuỷ chung.”

Và khi đã đủ thân thiết để hiểu lòng nhau và bày tỏ mong muốn bên nhau, hình ảnh đôi lứa lúc này cũng hiện lên thật đẹp:

- “Mình em như con phương mới tô,

Mình anh như nét bút vẽ hoạ đồ trong tranh.”

- “Đôi ta vừa lứa thanh niên, Song song đối diện đẹp duyên hảo cầu.”

Và một lời thề đinh chắc:

“Xin chàng đừng có nhị tâm, Hồng sơn còn vững, sông Lam còn dài.

Nói lời cho hẳn như lời, Nói năm năm hẳn, nói mười mười nên.”

Và đích cuối cùng của hát xe kết là hát cưới khi hai bên đã thuận tình:

- “Anh về liệu lấy trăm mâm, Để cho hai họ tri âm một nhà.”

- “Trăm mâm là bốn trăm người, Nhà thời nhà chật biết ngồi vô mô?

- Nói thời nói rứa thôi mà, Dăm ba đọi (chén) gạo, con gà cũng xong.”

Sau khi nàng với chàng đã thuận tình xe kết với nhau; bước cuối là hát tiễn:

“Em nghe anh dóng dả về, Cũng bằng lửa đốt bốn bề lưng em.”

Khi chia tay bạn hát hỏi:

“Ra về có nhớ em không, Hay là vui thú vườn hồng quên đi?” chàng trai cất lời:

“Ra về nhớ lắm em ơi Nhớ duyên em nói, nhớ lời em thưa.” Đúng là rút ruột mà hát, mà giãi bày Bởi hai bên đã tâm đầu ý hợp, đã cùng trải qua nhiều chặng hát để thấu hiểu lòng nhau, đã cùng ngân nga những câu ca dao thiết tha như vậy Thì đến lúc chia xa lòng sao nỡ đành, xốn xang bịn rịn, tiếc nuối ngẩn ngơ đều có đủ cả Trong ví phường vải có rất nhiều câu như vậy.

Nhạc cụ hỗ trợ hát phường vải: Phường vải sử dụng tối thiểu là cần, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, trống con, ngoài ra có thể sử dụng sáo, đàn bầu, đàn đáy, đàn tam thập lục, đàn tam, đàn tỳ bà, trống cái, trống cơm Kỹ thuật hát chủ yếu được các nghệ nhân trao truyền bằng hình thức truyền khẩu, đảm bảo khi hát phải đúng tiết tấu, cao độ, trường độ, luyến láy, thể hiện được giọng hát, ngữ điệu của phương ngữ Nghệ Tĩnh Có quy cách chặt chẽ như vậy thì hát ví, giặm mới bài bản, câu hát mới có vẻ thanh quý chỉn chu, trở thành một sinh hoạt văn hoá có thể thức ổn định, được mọi người tuân theo Vì vậy ví phường vải được đánh giá là lối hát chặt chẽ, quy củ nhất, có luật của lối giao duyên Nó cũng khắt khe hơn bởi có sự tham gia của các nhà nho, các vị khoa bảng và các cậu học trò Bởi vậy mà Ví, Giặm vừa mang sự bình dị, hồn nhiên, trong trẻo của thể loại dân ca, đồng thời ca từ trong các làn điệu Ví, Giặm khá chải chuốt, khá điêu luyện, nhiều câu hay đến mức kinh điển và đạt đến độ hoàn chỉnh của nghệ thuật văn chương Mặn nồng đằm thắm nhất là hát xe kết, hát tiễn Cho đến ngày nay, ví phường vải vẫn là một môn nghệ thuật độc đáo và hơn hết là món ăn tinh thần đặc biệt không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân xứ Nghệ.

Tương truyền, đại thi hào Nguyễn Du từng nhiều lần tham gia các cuộc hát phường vải ở làng Trường Lưu cùng với các danh sỹ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Oánh, với dấu ấn còn ghi trong “Thác lời trai phường nón.” Nguyễn Công Trứ, Đinh Viết Thận, Đặng Thái Thân, Phan Bội Châu… cũng từng là những tay hát cừ khôi trong hát phường vải.

Ngoài hát ví, xứ Nghệ cũng nổi tiếng với hát giặm Nếu hát ví được quy định chặt chẽ về các chặng hát (cũng có những thay đổi tuỳ chỉnh nhưng chung quy lại vẫn khá đầy đủ các chặng hát) thì hát giặm thường dựa trên những sáng tác có sẵn, có khúc thức âm nhạc chặt chẽ; thiên về tính tự sự; mộc mạc, lời ít được trau chuốt hơn ví Hát giặm vì thế phản ánh tính chất lao động tương đối vất vả, đều đều như người đi bộ đường xa, leo núi giã gạo Giặm có phần lời là thể thơ ngũ ngôn (5 chữ), một khổ 4 câu, câu thứ 5 lặp lại câu thứ 4 có thể nguyên vẹn hoặc thay đổi một vài từ Giặm, cũng có nghĩa là đặt vần thông khổ này sang khổ khác, câu này sang câu khác, thậm chí vần trong câu

“Dại nhất là thổi tù và

Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.”

Vẻ đẹp con người

2.3.1 Con người cần cù lao động, học tập

Nghệ An là mảnh đất có điều kiện tự nhiên khá đa dạng nhưng cũng khắc nghiệt vô cùng, với những điều kiện không mấy được thiên nhiên ưu ái như vậy đã tác động mạnh mẽ lên đời sống tinh thần của con người nơi đây, và đã tạo nên những nét rất riêng, rất Nghệ An mà không lẫn vào đâu được.

“Về coi đồng Mía, cồn Trăm

Cả đời vất vả, quanh năm đói nghèo.”

Bằng câu ca dao giản dị như thế cũng đủ để ta hình dung được vùng đất này khắc nghiệt như thế nào, và để có thể thích nghi với những khó khăn như vậy, con người buộc phải rèn luyện tính cách của mình để có thể chế ngự được nỗi vất vả trong cuộc sống Do đó, đặc điểm có thể thấy rõ nhất trong tính cách của người dân xứ Nghệ chính là tính cần cù, chịu thương chịu khó:

“Ai về Thông Lạng mà coi Bắc niêu lên bếp, xách oi ra đồng.” Ở Hà Tĩnh cũng có câu tương tự:

Ai về Thạch Hạ mà coi Bắc nồi lên bếp xách oi ra đồng.”

Hoạt động sản xuất của vùng xứ Nghệ chủ yếu là nông nghiệp, vì thế hình ảnh con người nơi đây tất bật trong cuộc sống lao động thường ngày là điều không hiếm hoi Thông Lạng (Thông Lãng: do cách đọc của người Nghệ An mà thành ThôngLạng) và Thạch Hạ là hai địa danh thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Hoạt động của họ quẩn quanh ở những nơi như là nhà, trong vườn hay ngoài những cánh đồng ruộng lúa,cho nên người ta phải dậy sớm, nhóm bếp nấu sẵn một niêu cơm và sau đó là đi tìm kiếm nguồn thức ăn bằng cách bắt cua, bắt cá để sinh sinh Từ những nhu cầu tự thân như vậy, lâu dần trở thành nếp sống được truyền từ đời này qua đời khác với sự tần tảo, cần mẫn trong lao động hằng ngày.

Cũng do thiên nhiên vốn đã như vậy nên con người luôn tìm cách sống chung với những khó khăn đó, họ tìm cách ứng biến với từng điều kiện cụ thể mà lao động sản xuất, phục vụ cho đời sống bản thân, và luôn phải thay đổi theo thiên nhiên như vậy thì sự vất vả lam lũ là không thể tránh khỏi:

“Thân em khó nhọc trăm bề Sớm đi cấy lúa chiều về hái dâu

Có gương không kịp rẽ đầu ,

Có cau không kịp têm trầu mà ăn, Thân em khó nhọc trăm phần, Hết đi ruộng đậu lại lần ruộng dưa Vội đi quên cả cơm trưa, Vội về quên cả trời mưa ướt đầu.”

Sự đa dạng trong các công việc trong bài ca dao như một minh chứng cho sự cần cù vất vả của con người để làm ra của cải Sự vất vả lại tăng lên gấp bội khi gắn lao động với hình ảnh của người con gái chân yếu tay mềm Sự hối hả, vội vã của cô gái khi không kịp điểm tô nhan sắc, ngay cả bữa cơm cũng không kịp ăn, cộng với đó là sự thay đổi không gian, thời gian và hoạt động liên tục trong một ngày của cô gái trong bài ca dao trên, từ sớm đến chiều, từ đi cấy lúa đến hái dâu, từ ruộng đậu đến ruộng dưa, từ trời nắng đến cả trời mưa như vậy đã phần nào lột tả được hết những lam lũ, vất vả lo toan, những nỗi khổ cực của người dân xứ Nghệ này. Đôi khi sự khắc nghiệt của cuộc sống còn được thể hiện trong các công việc mà tưởng như không thể nào có:

“Kẻ Dặm đục đá nấu vôi Miệng thì thổi lửa, tay lôi rành rành.”

Kẻ Dặm (tức Diễn Minh) là một làng thuộc huyện Diễn Châu, dưới chân lèn Hai Vai, người dân nơi đây sống bằng nghề đục đá, nấu vôi Công việc cần rất nhiều sức lực và lòng kiên trì của con người, những người lao động nơi đây từ lâu đã trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho sự lao động cần cù.

Mặc dù khó khăn thiếu thốn là thế, nhưng người dân xứ Nghệ cũng thể hiện được một tinh thần lạc quan, hăng say trong lao động, điều đó đã nói lên sự trân quý của họ, đồng thời cũng là sự kiên cường được bộc lộ trong công việc vất vả hằng ngày, họ dám đối mặt và biến những điều khó nhọc đó trở thành niềm vui, động lực cho việc tiếp tục hành trình trong lao động:

“Đua nhau ta cấy ta cày, Cho cao cót thóc, cho đầy bồ khoai.”

Bên cạnh sự bươn chải quanh năm như vậy, ở họ còn toát lên sự lạc quan, tin tưởng vào một tương lai đầm ấm hơn bởi tính siêng năng ấy, vì họ quan niệm rằng:

“Trời nào có phụ ai đâu.

Hay làm thì giàu, có chí thì nên”.

Tư tưởng “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” dường như đã ăn sâu vào tâm thức của con người nơi đây, điều đó đã thôi thúc họ lao động miệt mài để mong đến ngày được sung túc hơn Do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên trong cuộc sống luôn thể hiện phẩm chất kiên cường, chấp nhận và khắc phục hoàn cảnh với ý chí và quyết tâm cao, thể hiện một tinh thần vươn lên không biết mệt mỏi.

Xứ Nghệ là nơi của gió lào cát trắng, khí hậu khắc nghiệt, bão lũ liên miên gây trở ngại rất nhiều cho sản xuất Vì muốn khẳng định sức mạnh của mình, mong vượt lên những cơ hàn, cực nhọc nên con người cần mưu cầu học tập, lấy học tập làm động lực là một phương thức tối ưu nhất để thoát nghèo, thoát khổ, khẳng định sức mạnh của con người về mặt trí tuệ, sự thành đạt theo kiểu nếp nghĩ của Nho giáo “học nhi ưu tắc sĩ” và vùng đất này được xem là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhiều làng quê nổi tiếng về học hành khoa cử, và nơi đây đã sản sinh ra bao nhiêu nhân tài hòa kiệt cho đất nước Người dân làng Quỳnh Đôi của Nghệ An từ lâu đã tự hào rằng:

“Làng ta khoa bảng thật nhiều Như cây trên núi, như diều trên không.”

“Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu Người thì thuận hòa mà chăm học được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền” (Lịch triều hiến chương loại chí -

Phan Huy Chú) Lối nghĩ trọng học vấn được truyền từ đời này sang đời khác và đã trở thành truyền thống tốt đẹp rất đáng được tôn vinh và noi gương Ở đây người con trai thường mang trách nhiệm học hành đỗ đạt, người con gái thì gắn với nghề dệt vải, điều đó dần dà đã trở thành niềm tự hào của con người nơi đây:

“Đô Lương dệt gấm thêu hoa Quỳnh Đôi tơ lụa, thủ khoa ba đời.”

Vùng đất Nghệ là cái nôi sản sinh ra những con người ưu tú, làm rạng danh quê hương và đất nước Đặc biệt khi nhắc đến Quỳnh Đôi thì việc mang trong mình dòng máu của vùng đất có truyền thống hiếu học mà cha ông để lại là một niềm vinh hạnh bậc nhất.

“Tôi người họ Hồ Quỳnh Đôi Thuộc chi đệ nhất con nòi nhà nho.”

“Đi ra thiên hạ mà coi, Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa mà.

Trai học hành bút nghiên thi cử Gái chăm nghề dệt lụa vá may.”

Những hình ảnh của các bà mẹ, bà vợ tần tảo nuôi con, nuôi chồng ăn học đã thành tấm gương mà người kháng rất ngưỡng mộ và luôn học hỏi noi theo:

“Dù ai cho bạc cho vàng, Không bằng con gái họ Dương đến nhà.”

Câu ca dao gợi nhớ ta nhắc đến họ Dương ở Quỳnh Đôi, họ tự hào là dòng họ

ĐẶC TRƯNG TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Sự vận dụng các thể thơ

Những giá trị truyền thống của xứ Nghệ được chắt lọc, gọt giũa qua các bài ca dao và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong ca dao xứ Nghệ, hình thức thể hiện chủ yếu là thể thơ lục bát trong đó có cả lục bát chính thể và lục bát biến thể. Theo thống kê của Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Ca dao Việt Nam thì có tới 95% lời ca dao được sáng tác theo thể lục bát, 5% các thể còn lại (dẫn theo “Thi pháp ca dao”)

“Thương cha thương mẹ có khi Thương anh lúc đứng, lúc đi lúc ngồi;

Thương cha thương mẹ có hồi Thương anh lúc đứng, lúc ngồi lúc đi.” Đa phần những bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát chính thể vừa thuận tiện cho việc thổ lộ tâm tình bởi tính nhẹ nhàng, uyển chuyển bởi các vần điệu, ngôn từ vừa góp phần bảo tồn thể thơ dân tộc Ca dao xứ Nghệ ngân vang lắng đọng trong hồn người cũng bởi nét dung dị, trữ tình, gợi nhớ, gợi thương cho người khác mỗi khi được nhắc đến.

Ngoài ra, lục bát biến thể còn là hình thức của nhiều bài ca dao Đây là hình thức có sự biến đổi về số tiếng trong một vế của câu da dao Hình thức này cũng đã xuất hiện ở ca dao Bắc Bộ, nhưng với số lượng ít hơn so với ca dao miền Trung, kể cả xứ Nghệ Như Nguyễn Phương Châm đã nói “lục bát biến thể trong ca dao xứ Nghệ không giống như vậy Nó thường rất đột ngột, lời ca dao có độ dài rất ngắn rất bất ngờ … Nhiều khi để diễn tả một tâm trạng ,một hoàn cảnh nào đó cho trọn ý, các tác giả dân gian không ngần ngại kéo giãn cặp lục bát ra tới trên 10 tiếng ,có trường hợp đến 13 tiếng” [Nguyễn Phương Châm (1997), “Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”, Tạp chí văn hóa dân gian].

“Trăng lên khỏi núi trăng nghiêng Xuân thu em đang còn rứa mãi, anh sầu riêng trong lòng.”

“Ai về Hồng Lộc thì về Ăn cơm cá Bàu Nậy, uống nước chè khe Yên.”

Qua hai câu ca dao trên, việc tăng số tiếng thường xuất hiện ở vế câu sau, so với vế câu 8 tiếng trong ca dao chính thể thì ở đây, số tiếng lại tăng lên đến mười, hoặc mười hai, điều đó cũng phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc tha thiết, dạt dào tình cảm của con người đối với người yêu hoặc là tình yêu với đặc sản của mảnh đất quê hương. Ngoài tăng số tiếng thì vẫn có trường hợp giảm số tiếng:

“Mặt tuyết da trăng Lông mày lá liễu hàm răng hạt huyền”

Không chỉ thể, cũng có khi ca dao đã sử dụng hình thức của song thất lục bát biến thể:

“Thiếp thương chàng đừng cho ai biết Chàng thương thiếp đừng để cho ai hay

Rồi ra miệng thế lắt lay Cực chàng chín rượi (rưỡi) khổ thiếp đây mười phần.”

Mỗi bài ca dao vừa gợi nhớ những tình cảm trìu mến với quê hương làng bản vừa gắn chặt với phong tục tập quán của từng vùng miền Có thể thấy, cuộc sống lao động, không gian sinh hoạt hằng ngày chính là bối cảnh của sáng tác và diễn xướng ca dao, cho nên không có gì khó hiểu khi trong ca dao xứ Nghệ xuất hiện những biến thể lục bát có nhiều thay đổi, câu có thể dài hơn hoặc ngắn hơn để phù hợp với tính nhất thời khi sử dụng, phải đảm bảo vừa đáp ứng tính nhanh nhẹn lại vừa đủ chuyền tải thông tin, đồng thời cũng mang những tâm tình của người nói Chính điều đó đã làm cho ca dao gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, vừa giản tiện lại vừa sinh động Tuy mật độ xuất hiện những dạng biến thể của vùng này không nhiều bằng ca dao Nam Bộ, nhưng cũng đã có sự khác biệt so với ca dao Bắc Bộ Điều này đã một lần nữa khẳng định nét tính cách của con người ở đây, vừa có nét truyền thống, giàu tình cảm, chân thành lại pha lẫn nét phóng khoáng, khí khái, thẳng thắn.

Văn hóa đặc trưng của vùng đất xứ Nghệ đã hóa thân vào những bài ca dao mộc mạc, chân tình Việc vận dụng linh hoạt các thể thơ vừa cho ta thấy được năng lực sáng tạo nghệ thuật của cộng đồng, lại vừa cho thấy sự tự do, hào phóng và chân phương của người đất Nghệ, không cần cầu kì, trau chuốt nhưng cũng đủ làm rung lên các cung bậc cảm xúc từ sâu thẳm hồn người.

Một số biểu tượng thiên nhiên

Các biểu tượng góp phần thể hiện đặc trưng văn hóa của vùng miền Bởi một hình ảnh, một sự vật chỉ có thể trở thành biểu tượng khi nó được cộng đồng quy ước và chấp nhận rộng rãi phổ quát Như nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kinh đã dẫn trong

“Thi pháp ca dao”: “Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác các bất khả tri giác ” Biểu tượng thường mang tính qui ước và tính cộng đồng Biểu tượng chỉ có thể tồn tại và hoạt động, phát huy tác dụng khi nó được hiểu, được thừa nhận Thông qua biểu tượng, ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của một nhóm người, một cộng đồng người.

Và khi nói về biểu tượng, người ta chú ý khai thác “nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ” hơn nghĩa đen, nghĩa biểu vật Chính điều đó đã tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa cho biểu tượng Điều đó hoàn toàn phù hợp để đưa vào ca dao vừa hàm súc vừa giàu hình ảnh và giá trị biểu đạt Ca dao dân ca sử dụng một số các hình tượng quen thuộc của thiên nhiên gắn liền với đời sống hàng ngày Hình ảnh biểu tượng có khi xuất hiện riêng lẻ, có khi xuất theo cặp đôi nối kết nhau Trong “Thi pháp ca dao”, Nguyễn Xuân Kính đã phân loại các biểu tượng theo cơ sở hiện thực khách quan tạo nên biểu tượng Trong ca dao xứ Nghệ, biểu tượng chủ yếu xuất hiện là biểu tượng có liên quan đến thiên nhiên Theo khảo sát của TS Nguyễn Thị Kim Ngân trong luận án

“Thiên nhiên với sắc thái văn hóa vùng trong ca dao trữ tình Trung Bộ” đã nhận định:

“Ca dao có rất nhiều biểu tượng nghệ thuật, nhưng biểu tượng thiên nhiên có số l- ượng lớn nhất và cũng giàu giá trị thẩm mỹ nhất Sau khi khảo sát 9430 câu ca dao miền Trung, chúng tôi lọc ra được 132 biểu tượng nghệ thuật về thiên nhiên” Biểu tượng thiên nhiên xứ Nghệ trong ca dao có thể phân chia thành ba nhóm.

 Thứ nhất, Biểu tượng gắn với cảnh vật và hiện tượng tự nhiên: Nhóm này gồm các biểu tượng về trời, trăng, gió, sao, một số hiện tượng thời tiết như nắng,mưa, hạn, lũ

“Nằm mê hương ấp đầy tay Tỉnh ra gió đã theo mây về trời.”

Bên cạnh đó, nhóm này gồm các biểu tượng: núi - non, sông, núi - sông, sông - đò, thác - ghềnh, , truông, …

“Anh xuôi em ngược sao đành Phòng khi lên thác xuống ghềnh cậy ai?”

Một hình ảnh độc đáo đó là truông:

“Lên truông than thở với truông Ở đây than thở với nường đôi câu.”

“Truông” là một vùng đất hoang có nhiều cây cỏ Khi xuất hiện trong ca dao, truông không chỉ dừng lại ở việc biểu thị không gian mà còn là nơi để bộc bạch nỗi niềm Và nhắc đến biểu tượng địa hình ở xứ Nghệ, không thể không nhắc đến cặp đôi sông Lam – núi Hồng

Trong các biểu tượng văn hoá của người Nghệ, biểu tượng quan trọng nhất là núi Hồng sông Lam Đây là cặp núi sông đã đi vào huyền thoại, gắn chặt trong tiềm thức của người dân nơi đây Núi Hồng Lĩnh hay còn gọi là Ngàn Hống là dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh Sông Lam hay còn gọi là là sông Rum, Ngàn Cả hay Sông Cả. Đây là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung bộ Việt Nam Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng.

Do đó, với địa danh núi Hồng sông Lam, khi xuất hiện trong văn học dân gian gợi lên một sự tự hào về vùng đất, con người và cả những giá trị truyền thống nơi đây.

“Núi Hồng ai đắp mà cao, Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu.”

Hoặc về sự hiển đạt của một dòng họ:

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Rum hết nước họ này hết quan.”

Hoặc về tinh thần đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước:

- “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây,Sông Lam hết nước thì mới để Tây đóng đồn.”

- “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước thù này mới nguôi.”

- “Bao giờ Hồng Lĩnh thành cồn, Sông Lam hết nước mới hết nguồn đấu tranh.”

Không chỉ xuất hiện với sự tự hào về mảnh đất thiêng liêng, núi Hồng sông Lam còn trở những biểu tượng để thể hiện sự quyết tâm, mạnh mẽ Như cách chàng trai và cô gái bày tỏ tình cảm của mình trong câu ca dao

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình.”

Không chỉ thể hiện tình yêu lứa đôi mà đó còn là tình cảm cao độ, sự oán ghét thái độ căm phẫn đối với bọn địa chủ.

“Nhất cao là núi Hồng Sơn, Nhất thâm là bọn bất nhân nhà giàu.”

Như vậy, từ cặp đôi biểu tượng văn hóa gợi ra vùng đất quê hương, núi Hồng sông Lam còn trở thành hình ảnh so sánh, tiêu chuẩn của mức độ Sự kết hợp sông núi đó không chỉ đến từ địa hình xứ sở mà còn gắn liền với tư duy lưỡng hợp, lưỡng phân của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Do đó hệ biểu tượng cặp đôi về sông núi vừa mang tính uyển chuyển, mềm mại vừa có được sự mạnh mẽ vững chắc Trong ca dao, những biểu tượng như thế được sử dụng rất linh hoạt :

“Đắn đo cân sắc cân tài Chàng như Hồng Lĩnh, thiếp tày Lam giang.”

Sông Lam núi Hồng này đã trở thành biểu tượng chỉ sự khỏe mạnh, to lớn của chàng trai cũng như vẻ đẹp mềm mại dịu mát của thiếu nữ Trong ca dao miền Trung có khá nhiều địa danh nổi tiếng đã biến thành biểu tượng nghệ thuật Những biểu tượng dạng này mang lại cho ca dao trữ tình miền Trung một sắc thái địa phương rất rõ Do được vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong nhiều tình huống, các biểu tượng đã tạo nên cách thể hiện độc đáo, tế nhị đầy hình ảnh mà không bị xói mòn, khô cứng.

 Thứ hai, Biểu tượng gắn với thực vật: có thể kể đến hoa, trầu cau, trúc mai,… Trong ca dao Nghệ Tĩnh, tác giả dân gian có khi dùng một loài hoa cụ thể như hoa lí, hoa lài Cũng có khi không chỉ một loài hoa cụ thể mà dùng hoa để nói về một người con gái đẹp và vì sắc đẹp mà chàng trai phải say đắm, ngẩn ngơ và thiếu tự tin trong:

“Hoa hỡi hoa hời Hoa thơm cho lắm cho ta miệt mài.”

Hay “vườn xuân” trong câu ca dao sau hiện lên với một vẻ đầy nuối tiếc, xót xa:

“Đi qua ướm hỏi vườn đào Vườn xuân đã có ai vào hay chưa Trách tình những kẻ đi trưa Vườn xuân đã chật lưa (còn) đâu mà ngồi.”

Bên cạnh đó, miếng trầu là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam Vì vậy, “trầu cau” cũng trở thành một phần tất yếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ Miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện trong giao tiếp ứng xử mà nó còn là để se duyên, kết đôi Chính vì vậy, miếng trầu hay trầu cau xuất hiện trong ca dao như một biểu trưng cho tình yêu đôi lứa Trầu và cau sánh đôi với nhau cũng giống như người con trai người con gái trong tình yêu:

“Trầu xanh, cau trắng, chay hồng Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.”

“Miếng trầu ai biệt ai bài Ăn vào đây đó thắm hai chữ tình.”

Trầu cau không chỉ dừng lại ở lời mời gọi, giãi bày ý nhị mà còn trở thành vật biểu hiện cho tình yêu đôi lứa Cách thể hiện tình yêu vừa mãnh liệt nhưng đồng thời vẫn giữ được nét duyên dáng của người con gái:

“Miếng trầu têm sẵn ban đêm Qua cầu nghiêng nón đưa liền trao tay.”

Cách thể hiện tình yêu trong những điều nhỏ bé nhưng tinh tế trong cuộc sống. Chỉ một miếng trầu têm nhưng cũng chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm Và trước tình cảm gửi trao của cô gái, chàng trai đã nâng niu đáp lời:

“Một năm ba trăm sáu mươi ngày Ước gì được sống một ngày bên em

Đặc trưng ngôn từ

Tìm hiểu về thơ ca dân gian xứ Nghệ cũng là tìm hiểu những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của con người xứ Nghệ qua các câu ca dao, điệu hát, câu hò. Thông qua tiếp cận, phân tích vẻ đẹp ngôn từ, người viết lẫn người đọc sẽ có cơ hội khám phá, bóc tách nghệ thuật ca dao xứ Nghệ.

Vốn là thể loại thơ ca dân gian, ra đời từ nếp sống, từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, được nhân dân sáng tác và lưu truyền nên ngôn ngữ đời thường trong ca dao xứ Nghệ chiếm tỉ lệ cao (1500 lời ca dao chứa đựng yếu tố ngôn ngữ đời thường, chiếm tỉ lệ khoảng 79%) Ngôn ngữ đời thường được thể hiện qua từ ngữ sử dụng, lối nói, cách diễn đạt – ví von, dễ hiểu dễ thuộc, dễ trở thành tâm hồn của những người con vùng đất này.

“Ai về cửa Hội quê tôi

Cá thu, cá nục, cá mòi thiếu chi.”

Ngợi ca về vẻ đẹp hay sự phong phú của sản vật quê hương, công thức Ai về kết hợp cùng địa danh như một lời mời gọi Cách nói vô cùng đằm thắm, trữ tình, duyên dáng nhưng có sức hấp dẫn lạ kì Câu ca dao từ lâu đã trở trở nên quen thuộc nơi cửa miệng, là lời rủ rê tha thiết thân tình của con người xứ Nghệ đối với khách thập phương

Chẳng những thế, trong tình cảm hằng ngày, ngôn ngữ đời thường luôn luôn có vị trí quan trọng:

“Có yêu thì yêu cho chắc Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi.”

“Anh mà không lấy được nàng Thì anh tự vẫn giữa gia đàng nhà em.”

Qua hai ví dụ trên ta dễ dàng thấy được người xứ Nghệ bày tỏ tình cảm bằng những từ ngữ vô cùng bình dị, thân thuộc Họ bộc bạch tình ảnh, thổ lộ tình cảm bằng lời ăn tiếng nói của mình Muốn yêu thì nói yêu, muốn lấy thì nói lấy, tôn trọng và ngợi ca sự gắn bó, thuỷ chung, son sắt một lòng, sẵn sàng lấy cái chết ra đánh đổi “Thì anh tự vẫn giữa gia đàng nhà em” Có lẽ với những ngôn từ quen thuộc, các lối ví von phổ biến để tăng thêm tính hình ảnh, tính cảm xúc, ca dao xứ Nghệ đã nói lên được đời sống

Nhân dân xứ Nghệ - nơi dải đất hẹp miền Trung tuy khổ nghèo nhưng lại nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên, tinh thần cần cù lao động, tình cảm chân thành thiết tha được thể hiện qua lối nói bình dị, chân chất của người dân quê: “kì thực đời sống tình cảm của con người ở đây đối với tự nhiên, với con người, với cái đẹp của lý tưởng, tuy không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt, nhưng lại có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha” (Đặng Thai Mai)

“Từ địa phương là vốn từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác biệt với ngôn ngữ văn hoá hoặc với địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa” Ngoài những giá trị ngữ nghĩa tương đồng với từ phổ thông, (từ toàn dân), từ địa phương còn có những giá trị ngữ nghĩa khác được cộng đồng cư dân của một vùng văn hoá thừa nhận.

Từ địa phương, ngôn ngữ địa phương hay còn gọi là thổ ngữ mang một mặt thể hiện những đặc trưng văn hoá nơi đây, một mặt thể hiện sự đa dạng văn hoá của đất nước, dân tộc Đối với tác giả dân gian xứ Nghệ, lời nói là thứ “chẳng mất tiền mua”, là “của kho vô tận” không chỉ có từ ngữ thuộc tiếng nói chung của mọi miền trên đất Việt mà còn có thứ tiếng “trọ trẹ” nhưng quen thuộc của vùng quê mình Và khi tìm hiểu ca dao cùng đất này, việc tìm hiểu từ địa phương (hay còn gọi là Nghệ ngữ) hoà phối cùng lớp từ toàn dân chính là một hướng khám phá vô cùng thú vị.

Làm nên từ địa phương chính là sự khác biệt hay nét riêng được thể hiện qua hàng loạt yếu tố như thanh điệu, âm đầu, vần, mà cụ thể hơn là ở các biểu hiện về âm vực (độ cao – thấp của thanh điệu), âm điệu (sự biến thiên của cao độ – đường nét của thanh điệu theo thời gian tạo nên sự biến điệu hay không biến điệu của âm thanh); về cấu âm, về cường độ, trường độ, trong, đục; về âm sắc (bổng/ trầm); về âm lượng (lớn/ nhỏ, độ vang),… của các đơn vị âm thanh, sự chuyển sắc, thiếu vắng hay biến điệu của các âm,… so với cách phát âm của vùng khác.

Lấy ví dụ với một câu ca dao hết sức quen thuộc của vùng đất Nam Bộ:

“Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Thì ở xứ Nghệ có sự xuất hiện của một số biến thể ngôn ngữ:

“Râu tơm nấu với ruột bù (bầu) Chồng chan vợ húp gật gù (gập đầu) khen ngon.”

Sự khác biệt này vốn không làm thay đổi ngữ mà ngược lại chính nó đã tạo nên nét đặc trưng cho ca dao xứ Nghệ Một số từ thường có sự biến đổi là: bể (biển), chạc (dây), chi (gì), chộ (thấy), coi (xem, nhìn), cội (gốc), cơn (cây), đàng (đường), đọi (bát), mắc (bận), mô (đâu), nậy (to), ngài (người), ngái (xa), nhởi (chơi), ni (nay), nom (nhìn), nỏ (không), o (cô), rày (nay), răng (sao), rú (núi), rứa (thế ấy), trèo (leo), trốc (đầu)… Một bài ca dao khác cũng phổ biến, xuất hiện trong các buổi hát phường vải:

“Đây thương đó, đó nỏ thương đây Làm chi cách trở nứa mây đôi đường;

Khi chưa có chồng anh nỏ dốc lòng gắn bó Bây giờ em có chồng rồi anh đón ngọ (cổng) trao thư Ơi anh ơi! Anh đừng trao thư mà hư tờ giấy

Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô!”

Cô gái trách hờn chàng trai mà làm muộn màng duyên đôi lứa, để khi cô có chồng thì mọi thứ đã muộn màng bởi mọi thứ bây giờ đã khác “như chim vào lòng, như cá cắn câu” Có yêu thương có mấy thì cùng là quá khứ, đã “nỏ” (không) nâng niu thì bây giờ chẳng thể nào tìm lại Lời trách hờn chứa chan tình cảm và tâm sự da diết của người con gái miền Trung. Đối với sự xuất hiện của từ ngữ địa phương, phổ biến nhất vẫn là những từ nghi vấn (“mô”, “răng”), từ tình thái (“tê”, “rứa”, “ri”) hay từ chỉ phương hướng:

- “Trăng lên đến đó rồi tề (kìa) Nói răng (sao) thì nói anh về kẻo khuya”.

- “Rồi mùa tóc mạ rơm khô Bạn về xứ bạn biết nơi mô (đâu) mà tìm”.

Nói về ý nghĩa của từ địa phương trong ca dao xứ Nghệ, dễ thấy nhất là biểu đạt những sắc thái nghĩa tinh tế phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp Ngoài lí do thói quen, việc lựa chọn từ là nhằm nói được một cách tinh tế các trạng thái tâm hồn, tình cảm của con người theo cách cảm, cách hiểu của người xứ Nghệ, tạo nên sự đồng điệu, rút ngắn khoảng cách trong giao tiếp giữa người nói và người nghe Cho nên, cái hay, cái tinh tế của từ ngữ ở đây trước hết là vì nó phù hợp với đối tượng tiếp nhận là nhân dân lao động địa phương Ý nghĩa tiếp theo có thể thấy được đó là từ ngữ địa phương được sử dụng trong vai trò hiệp vần, ngắt nhịp Các từ gieo vần với nhau có thể đều là từ địa phương nhưng cũng có thể là sự lựa chọn giữa một từ địa phương với một từ toàn dân, như câu:

- “Thương anh biết tính mần răng (sao) Lấy biển hồ làm mực, lấy gió trăng làm chừng.”

- “Cứ lời anh dặn em ri (thế này) Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng.”

Thứ ba, từ địa phương còn được chọn lựa dùng trong các cấu trúc sóng đôi Nói về vấn đề này, Hoàng Trọng Canh cho rằng: “Nét riêng ở lời dân ca Nghệ Tĩnh thể hiện ở việc dùng từ địa phương như một biện pháp tránh trùng lặp nhằm tăng thêm sức khái quát cho lời thơ Từ địa phương được đặt trong thế lựa chọn cùng loạt với các từ đồng nghĩa toàn dân; đó cũng là một ưu thế của các sáng tác dân gian địa phương, bởi tác giả dân gian được tự do sử dụng vốn từ rộng rãi nhất nhưng không hề ảnh hưởng đến giao tiếp.” Ví dụ, kiểu dùng “nỏ” (không) đi sóng đôi với “không” như trong hai dòng sau:

“Không bằng đây vô đó

Nỏ bằng đây vô đó.”

Hoặc dùng phối hợp với cặp từ khác cũng mang tính đồng nghĩa hay trái nghĩa:

“Không chi mạnh bằng gạo

Nỏ chi bạo bằng tiền; ”

“Nhìn cái mặt cũng sọi (đẹp, giỏi) Nom (nhìn) tay đánh cũng đều.”

Cuối cùng, từ ngữ địa phương khác đã được khai thác trong các biện pháp tổ chức lời trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là chơi chữ “Chơi chữ” là một trong những đặc điểm của thơ ca truyền thống Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh cũng sử dụng biện pháp chơi chữ, nhưng nét riêng ở đây là vừa có thể dùng từ toàn dân vừa có thể dùng từ địa phương, thể hiện qua việc khai thác yếu tố đồng âm, bằng cách sử dụng yếu tố địa phương đối lập với các yếu tố khác trong dòng để nói tới yếu tố thứ hai nào đó:

“Con ngựa chạy giữa đàng gọi là con ngựa cất Con cá bán giữa chợ gọi là con cá thu Chàng mà đối được thiếp mần du (dâu) mẹ thầy.”

Hay với hình thức nói lái:

“Anh bứt cỏ ngựa ngồi đầu cửa ngọ (ngõ)

Kẻ bắn con nây (nai) ngồi cội (gốc) cây non”.

Ngày đăng: 31/08/2023, 10:31

w