1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Dân gian

129 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 4,36 MB

Nội dung

Tuy người Tà Ôi cư trú ở Thừa Thiên Huế chỉ chiếm 24,7% dân số người Tà Ôi là 10.281 người- Thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006, không đông nhưng những tác phẩm văn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI

Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Dân gian

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI

Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:Văn học Dân gian

Mã số: 60 22 01 25

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Chí Quế

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cô giáo khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Tôi

vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được gửi lời tri ân chân thành đến toàn thể các thầy - cô giáo

Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến GS TS Lê Chí Quế, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Hơn

hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên

cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình

Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất

Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên

và ủng hộ tôi Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp

đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu 17

6 Cấu trúc luận văn 18

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19

1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 19

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

1.1.2 Đặc điểm xã hội 22

1.2 Đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 24

1.3 Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 32

1.4 Khái niệm truyện kể dân gian và các thể loại của truyện kể dân gian 37

1.5 Khái quát về tư liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế 41

Tiểu kết: 44

Chương 2: THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 45

2.1 Thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 45

2.1.1 Khái quát chung 45

2.1.2 Các nhóm thần thoại tiêu biểu 46

2.2 Truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 55

2.2.1 Khái quát chung 55

Trang 5

2.2.2 Các nhóm truyền thuyết tiêu biểu 56

Tiểu kết: 66

Chương 3: TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 68

3.1 Khái quát chung 68

3.2 Các type truyện cổ tích thần kì 71

3.2.1 Truyện về người mồ côi 71

3.2.2 Truyện về người em út 75

3.2.3 Truyện về người đội lốt vật 79

3.2.4 Truyện về người khỏe 81

3.3 Các type truyện cổ tích sinh hoạt 82

3.3.1 Truyện về người thông minh 82

3.4.2 Truyện kể về người hiếu nghĩa 84

3.3.3 Truyện về những mối tình bất hạnh 86

3.4 Các type truyện cổ tích loài vật 87

Tiểu kết: 90

Chương 4: MỐI QUAN HỆ VÀ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 91

4.1 Mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể 91

4.2 Đặc trưng của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 93

4.2.1 Phản ánh đặc điểm tự nhiên, lịch sử dân tộc 93

4.2.2 Phản ánh xã hội phụ hệ 96

4.2.3 Sử dụng hệ thống hình ảnh đặc trưng gắn với văn hóa, tín ngưỡng 97

Tiểu kết: 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 117

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các dòng họ và tục kiêng của người Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế 29 Bảng 1.2: Kết quả khảo sát, thống kê ba thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tà

Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 43 Bảng 3.1: Bảng so sánh tỉ lệ các tiểu loại truyện cổ tích giữa các khu vực nước ta 69 Bảng 3.2: Bảng thống kê tỉ lệ số lượng truyện kể giữa các type truyện của các tiểu loại 71

Trang 7

học dân gian Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt phải nói đến truyện kể dân gian – bộ phận sớm được sưu tầm và hiện còn lưu giữ một nguồn tác phẩm dày dặn Truyện kể dân gian là sự phản chiếu chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu và sáng tạo của quần chúng nhân dân thông qua những câu chuyện giàu sức tưởng tượng, giàu yếu tố kì ảo Truyện kể dân gian là bộ phận bao gồm nhiều thể loại hơn cả trong các loại hình văn học dân gian Đây cũng là

bộ phận văn học có khả năng phản ánh chân thực, đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hiện thực, qua đó phản ánh suy nghĩ, quan niệm và khát vọng của đồng bào các dân tộc Truyện kể dân gian còn là bộ phận văn học dân gian gắn bó máu thịt với văn hóa dân gian, nơi tích tụ những tầng lớp lịch sử, văn hóa, bản sắc các dân tộc thiểu số Có thể khẳng định, cùng với

đồng bào dân tộc ở những nhóm ngôn ngữ, vùng miền khác, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc, độc đáo phản ánh đời sống xã hội, quan niệm, tâm tư, tình cảm cộng đồng

Công tác sưu tầm, biên soạn văn học dân gian về dân tộc Tà Ôi nói chung và dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong đó

có truyện kể dân gian đã được nhiều tác giả quan tâm vào khoảng những thập niên 80 của thế kỉ XX Từ đó đến nay, nhiều tuyển tập truyện kể dân gian dân

Trang 8

tộc Tà Ôi đã được xuất bản gắn với tên tuổi các nhà sưu tầm, biên soạn như: Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Thị Hòa, Trần Nguyễn Khánh Phong và một số nhóm tác giả của các viện nghiên cứu văn hóa dân gian Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy nhiều thành tựu nghiên cứu về bộ phận văn học dân gian đặc sắc này còn khiêm tốn ít ỏi hơn so với sự tồn tại phong phú của chúng Nhất là việc xem xét khám phá thể loại truyện kể trong mối quan hệ qua lại với nhau, trong mối quan hệ với tín ngưỡng, với lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc người vẫn còn bỏ ngỏ Đây là một khoảng đất trống gợi mở cho người nghiên cứu muốn tiếp tục góp sức tìm ra vẻ đẹp giá trị trong những câu chuyện lung linh nhiều màu sắc

Từ những lí do đã trình bày ở trên, sự hấp dẫn của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi cùng với sự yêu thích của bản thân về dân tộc Tà Ôi, chúng tôi

đã mạnh dạn chọn đề tài Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh

Thừa Thiên Huế

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Khảo sát thống kê, phân tích các thể loại, nhóm truyện, type truyện thuộc bộ phận truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm dựng lại diện mạo đặc sắc này

Chỉ ra mối liên hệ giữa các thể loại truyện kể và một số nét đặc trưng trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Tìm hiểu sâu và hệ thống hóa về mối quan hệ giữa đời sống tĩn ngưỡng dân gian, thế giới quan, nhân sinh quan và bản sắc văn hóa với quá trình sáng tạo, phản ánh và lưu truyền truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Nhiệm vụ

Trên cơ sở tìm hiểu khái quát về khu vực miền tây Thừa Thiên Huế và dân tộc Tà Ôi ở khu vực này, một số vấn đề lí thuyết như lí thuyết thể loại,

Trang 9

khái niệm truyện kể dân gian, luận văn tiến hành khảo sát, phân tích ba thể

loại truyện kể dân gian tiêu biểu của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

Thiên Huế: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích qua các nhóm truyện,

type và hệ thống motif

So sánh và chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt trong mỗi thể loại

giữa truyện kể dân gian dân dân tộc Tà Ôi so với truyện kể các dân tộc khác

Phân tích mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ, giữa các loại truyện kể với nhau, chỉ ra những nét đặc trưng trong truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là

một bộ phận của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Tuy

người Tà Ôi cư trú ở Thừa Thiên Huế chỉ chiếm 24,7% (dân số người Tà Ôi là 10.281 người- Thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006), không đông nhưng những tác phẩm văn nghệ dân gian nói chung và

truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi nói riêng cho thấy truyện kể dân gian dân

tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thực sự có một tiếng nói riêng, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới khoa học trong cả nước

Từ trước đến nay, truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh

Thừa Thiên Huế đã được các nhà nghiên cứu, giới khoa học tìm hiểu ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau Trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sẽ tiến hành: khảo sát tình hình sưu tầm, biên soạn và tình hình nghiên cứu truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1 Tình hình sưu tầm và biên soạn truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Hữu Thông được coi là người đầu tiên sưu tầm về truyện kể

dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Bài viết Những ghi

chép về một nhân vật qua những đêm nghe kể chuyện cổ của đồng bào Tà Ôi

Trang 10

của ông được đăng tải trên tạp chí Thông tin dân số học, số 2 năm 1982 Ban Dân tộc Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Trường Đại học Tổng hợp Huế Từ sau năm

1982, công tác sưu tầm truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt được quan tâm và chú ý với sự xuất hiện các công trình tiêu biểu như:

+ Nguyễn Quốc Lộc (Chủ biên), Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Thị Hòa:

Truyện cổ Tà Ôi Sở Văn hóa – Thông tin Bình Trị Thiên, Huế, 1985 Đây là

tập truyện tập thể tác giả sưu tầm được tại huyện Hương Hóa và A Lưới, tỉnh Bình Trị Thiên qua các đợt khảo sát điền dã dân tộc qua tư liệu sưu tầm được Công trình này sưu tầm được 12 truyện

+ Mai Văn Tấn: Con voi thần (Truyện cổ Vân Kiều – Tà Ôi) NXB

Thuận Hóa, Huế, 1986 Phần dân tộc Tà Ôi có 11 truyện

+ Mai Văn Tấn: Prnhia đi học khôn (Truyện dân gian các tộc người Bru) NXB Măng Non, Thành phố Hồ Chí Minh, 1985 Trong đó, dân tộc Tà

Ôi có 8 truyện

+ Nguyễn Thị Hòa: Truyện cổ Tà Ôi NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội,

1987 Gồm 13 truyện

+ Ban Văn học Việt Nam: Người lấy vợ đá (In theo bản Truyện cổ Tà

Ôi NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1987) Gồm 14 truyện

+ Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao, Trần Hoàng Phùng Sĩ Hòa, Trần

Trọng Tân, Mai Văn Tấn: Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung

NXB Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, 2001 Dân tộc Tà Ôi có 19 truyện

+ Nông Quốc Chấn (Chủ biên): Tinh tuyển văn học Việt Nam Tập 2,

quyển 1 NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 Phần truyện cổ dân tộc Tà Ôi gồm 5 truyện

Trang 11

Bước sang những 2005, truyện kể dân tộc Tà Ôi nói chung và truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành đối tượng được quan tâm thực sự của nhiều nhà khoa học và các nhóm tác giả Các bộ tổng tập về truyện kể dân tộc Tà Ôi xuất hiện nhiều hơn và liên tục được bổ sung, điều chỉnh đáng chú ý như:

+ Trần Nguyễn Khánh Phong, Nguyễn Thị Sửu: Truyện cổ Tà Ôi NXB

thuận Hóa, Huế, 2005 Đây là công trình sách song ngữ đầu tiên trong kho

tang văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc Tà Ôi So với các công trình trước thì quyển sách này có số lượng truyện cổ lớn hơn rất nhiều gồm 34 truyện

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Chàng Thuật Nà (Truyện cổ Tà Ôi, Cơ

Tu) NXB Thuận Hóa, Huế, 2006 Dân tộc Tà Ôi gồm 18 truyện

+ Trần Nguyễn Khánh Phong, Lê Thị Quỳnh Tường: Truyện cổ Tà Ôi

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2009 Gồm 16 truyện

+ Trần Nguyễn Khánh Phong, TA Dưr Tư: Truyện cổ Pa Cô NXB

Thuận Hóa, Huế, 2010 Tái bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

2011 Gồm 18 truyện Người Pa Cô là nhóm người địa phương của dân tộc Tà

Ôi, truyện cổ của nhóm người này có nhiều nét tương đồng với truyện cổ Tà

Ôi

+ Trần Nguyễn Khánh Phong, Rahchơlan Măng Téo, Lê Hồng Phong,

Lâm Quý, Mã Thế Vinh: Truyện cổ một số dân tộc thiểu số NXB Văn hóa

dân tộc, Hà Nội, 2012 Phần truyện cổ Tà Ôi được sưu tầm tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 16 truyện song ngữ

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Chàng rắn (Truyện cổ Tà Ôi) NXB Kim

Đồng, Hà Nội, 2012 Đây là truyện dành cho thiếu nhu trên cơ sở biên soạn lại một số mẩu truyện Tà Ôi đã công bố

Trang 12

+ Trần Hoàng (Chủ biên), Triều Nguyên, Lê Năm, Nguyễn Thị Sửu,

Trần Minh Tích: Chàng rắn ( Truyện cổ các dân tộc miền núi Thừa Thiên

Huế, Quảng Nam) NXB Thời Đại, Hà Nội, 2013 Trong đó truyển cổ dân tộc

Tà Ôi và Pa Cô có 23 truyện

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Kho tàng văn học dân gian dân tộc Tà

Ôi ở Việt Nam Quyển 1 và quyển 2 với đầy đủ các thể loại văn học dân gian

dân tộc Tà Ôi đầu tiên ở Việt Nam Trong đó truyện cổ có 74 truyện

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Văn học dân gian huyện A Lưới, tỉnh

Thừa Thiên Huế Quyển 1 và quyển 2 NXB Thời Đại, Hà Nội, 2014 Có trích

dẫn một số truyện tiêu biểu của người Tà Ôi, Pa Cô vùng A Lưới

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Truyện kể về dòng họ của người Tà Ôi

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015 Có 49 truyện tương đương với 49/86 dòng họ được sưu tầm, biên soạn

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Văn hóa truyền thống và truyện cổ của

người Pa – hi ở Thừa Thiên Huế NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015 Có 30

truyện thuộc nhóm người Pa – hi, nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi

+ Trần Nguyễn Khánh Phong: Kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số

tỉnh Thừa Thiên Huế NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015 Quyển 1 và

quyển 2 Trong công trình này có 178 tuyện cổ được sưu tầm từ các dân tộc trên địa bàn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế Dân tộc Tà ôi: 92 truyện, Pa Cô: 3 truyện, Pa – hi: 24 truyện và Cơ Tư: 26 truyện Quyển 1 là toàn bộ truyện của

dân tộc Tà Ôi và có mục nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ dân tộc Tà

Ôi

Từ việc khái quát tình hình sưu tầm, giới thiệu truyện kể dân tộc Tà Ôi

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế ở trên, chúng tôi nhận thấy: Lịch sử sưu tầm truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có thời

Trang 13

điểm bắt đầu không sớm như việc sưu tầm truyện kể của người Việt nhưng đó

là một quá trình lâu dài, liên tục thể hiện sự quan tâm, cố gắng, ý thức và trách nhiệm của các nhà sưu tầm, biên soạn đối với văn học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói riêng Các cuốn sách ra đời khẳng định vị trí to lớn của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

trong kho tàng truyện kể các dân tộc Việt Nam Từ việc giới thiệu một cách lẻ

tẻ, ít ỏi ban đầu, truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã được giới thiệu, công bố ngày càng phong phú, đa dạng và có hệ thống hơn Các nhà sưu tầm ban đầu chủ yếu là các nhà biên soạn người Kinh say mê

khám phá, ghi chép nhưng còn hạn chế về tri thức bản địa, chưa có thao tác

biên soạn một cách khoa học Về sau, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

Thiên Huế được giới thiệu bởi chính những người con, những tri thức địa phương của các dân tộc hoặc bởi nhóm những nhà khoa học có tổ chức, có kế hoạch, có kiến thức lí luận về các thể (Lê Quỳnh Tường – cán bộ Hội Liên

hiệp phụ nữ huyện A Lưới; Pơ Loong Mừng – cán bộ phòng Văn hóa thông

tin đã về hưu; Prung Xuy – giáo viên dạy tiếng Tà Ôi; Kê Sửu – Tiến sĩ ngôn ngữ học; Ta Dưr Tư – cán bộ phòng Văn hóa thông tin đã về hưu) Tuy vậy, cũng cần khẳng định rằng, các công trình trên đều mới dừng ở mức độ là công tác sưu tầm chứ chưa phải là công trình nghiên cứu Sự phân loại và những

nghiên cứu, phân tích, lí giải nhằm chỉ ra những giá trị, nét đặc sắc trong kho truyện kể phong phú của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn là công việc bỏ ngỏ Gần đây, một số cuốn sách tập hợp, giới thiệu đã chú

ý đến quá trình phân loại nhưng vẫn không tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu thống nhất Điều này khiến chúng tôi xác định rõ hơn những nhiệm vụ cần

thiết phải tiến hành trong luận văn của mình Một mặt, chúng tôi trân trọng và tiếp thu toàn bộ nguồn tư liệu đã được các tác giả sưu tầm biên soạn và giới

thiệu, mặt khác chúng tôi cố gắng tiếp tục công việc phân loại, nghiên cứu và

lí giải những biểu hiện độc đáo có giá trị tạo dấu ấn riêng biệt trong kho tàng

Trang 14

truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Tình hình nghiên cứu truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác nghiên cứu về truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa thực sự tương xứng với thành quả của công tác sưu tầm Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu được khảo sát, nghiên cứu theo các hướng:

- Nghiên cứu truyện kể dân gian dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong đó truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận

- Nghiên cứu truyện kể dân gian của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế với từng thể loại, kiểu truyện, hình tượng hoặc motif cụ thể nào đó trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu truyện kể dân tộc Tà

Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, nhìn đối tượng trong trường hợp khảo sát có tính hệ thống, bao quát Tuy vậy, các hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trước thực sự là những gợi ý quý báu để chúng tôi tiếp tục công việc trong đề tài của mình Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều đánh giá từ tất cả các hướng nghiên cứu trên

3.2.1 Những nghiên cứu khái quát về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong đó truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

là một bộ phận

Từ những năm 1980 trở đi, trong nhiều giáo trình, chuyên luận, các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Trong các công trình có tính chất công cụ này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu, phân tích và phân loại, tiểu

Trang 15

loại truyện kể dân gian tiêu biểu của tất cả các dân tộc thiểu số dọc suốt từ

Bắc tới Nam của Việt Nam

Năm 1980 trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, các tác giả Nông

Quốc Chấn, Phan Đăng Nhật đã dành hai chương tìm hiểu và giới thiệu về

phần truyện kể là Thần thoại, trường ca các dân tộc và truyện cổ dân gian

các dân tộc thiểu số anh em Trong công trình này, các tác giả đặt hai thuật

ngữ thần thoại và truyền thuyết liền với nhau để tìm hiểu nội dung và một số vấn đề mà không có sự phân biệt nào, cũng không có một chú giải nào Về

truyện dân gian, các tác giả phân chia và tìm hiểu 4 loại: truyện người khỏe

tài ba, truyện người hiền lành, truyện người mồ côi và truyện cười Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa khởi nguồn, gợi mở hướng nghiên cứu và những

suy nghĩ của riêng nhóm tác giả Chúng tôi nhận thấy về cách gọi tên, phân

loại, phạm vi nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và

dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn có những vấn đề cần tiếp tục được khảo cứu

Trong công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

[38], tác giả Phan Đăng Nhật đã căn cứ chủ yếu vào hình thức diễn xướng để

chia văn học dân gian các dân tộc thiểu số thành ba loại: loại hình văn học

nói, loại hình văn học kể và loại hình văn học hát, sau đó xếp thể loại thần

thoại vào loại hình văn học hát còn loại hình văn học kể bao gồm thể loại cổ

tích và truyện cười Phần nghiên cứu công phu của tác giả chính là những trang viết về thể loại cổ tích Ở đó, tác giả quan tâm đến vấn đề phân nhóm

hay phân loại Ông cho rằng nếu lấy mẫu xã hội và nhân vật trung tâm của

truyện cổ tích tiêu biểu cho mâu thuẫn đó làm trục phân loại, chúng ta có thể

chia truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ra làm ba loại chính: “thứ nhất là

những truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt

xấu xí Thứ hai là truyện về người khỏe và thứ ba là truyện về người bị bóc

lột” [38, tr 66] Ngoài ra, ông còn tìm hiểu và giới thiệu cụ thể “hai kiểu

Trang 16

truyện có ý nghĩa đặc biệt” trong văn học dân gian các tộc như: truyện về

người khỏe tiêu biểu cho truyền thống anh hùng và truyện về người đội lốt xấu xí, truyện mồ côi tiêu biểu cho truyền thống dân chủ Trong phần kết luận cuối sách, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn, quan hệ giữa văn học dân gian và các dân tộc thiểu

số với văn học dân gian Việt Nhìn một cách tổng thể, công trình nghiên cứu của Phan Đăng Nhật đã nghiên cứu rất công phu, tỉ mỉ về diện mạo, giá trị nội dung và nghệ thuật một số loại, loại thể văn học dân gian các dân tộc thiểu số, trong đó có cốt truyện dân gian Tuy vậy, cách phân chia các loại và thể loại của tác giả cũng còn những điểm chưa hợp lí Sự phân tích đầy đủ các loại và thể loại, kiểu truyện cũng chưa thể hiện được ở công trình này

Tác giả Võ Quang Nhơn trong công trình Văn học dân gian các dân tộc

ít người ở Việt Nam [40] cũng đã dành mối quan tâm nghiên cứu về bộ phận

truyện kể dân gian Ông tìm hiểu chủ yếu hai thể loại truyện kể dân gian của người dân tộc thiểu số, đó là thần thoại và truyện cổ tích Về thần thoại, tác giả đặt ra hai vấn đề phân loại Theo ông, có thể phân chia hệ thống thần thoại

các dân tộc theo loại hình sau: “loại truyện kể về việc sinh ra trời, đất, cỏ cây,

núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã hội có giai cấp” [29, tr 549] Ngoài ra, tác giả cho rằng thần thoại các dân tộc thiểu

số đã thống nhất và thể hiện ở ba chủ đề nổi bật: chủ đề thứ nhất “các anh em

trong đại gia đình dân tộc Việt Nam có cùng nguồn gốc chung và nền văn hóa chung” [29, tr 640], chủ đề thứ hai là “ghi lại và ngợi ca những chiến tích lao động của tổ tiên các dân tộc anh em trong buổi đầu” [29, tr 646] và chủ đề

thứ ba là “phản ánh sự phân hóa giai cấp và công cuộc đấu tranh giai cấp

trong buổi đầu của lịch sử, đồng thời ca ngợi những nhân vật kiệt xuất đầy mưu trí và dũng cảm, cùng nhân dân đứng lên chống lại thù trong giặc ngoài,

Trang 17

bảo vệ những thành quả lao động và thành tựu văn hóa, bảo vệ cuộc sống

cộng đồng” [29, tr 612] Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu giá trị của thể loại

truyện cổ tích chủ yếu dựa vào việc phân loại, phân tích, tìm hiểu nội dung

nghệ thuật các tiểu loại truyện cơ bản như: truyện về các chàng trai khỏe, truyện về các nhân vật bất hạnh Ngoài ra, tác giả cũng dành một số trang để tìm hiểu thêm một số thể loại truyện cười, truyền thuyết lịch sử

Công trình nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam, tập 1 [82], nhà

nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra một số nét đặc sắc của một số thể loại trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung như: thần thoại, truyện cổ

tích, sử thi, truyện thơ, dân ca Trong đó, phần nghiên cứu về thần thoại tác

giả đã đưa ra một số nhận xét, so sánh giữa thần thoại các dân tộc thiểu số so

với thần thoại dân tộc Việt: “Nhìn chung, thần thoại của các dân tộc thiểu số

có phần nguyên vẹn hơn và có hệ thống hơn so với thần thoại của dân tộc

Kinh ( ) Sự khác biệt giữa thần thoại các dân tộc cũng chỉ là tiểu dị đặc

sắc của thần thoại các dân tộc thiểu số nó thể hiện ở chỗ bảo tồn được một số nét cổ hơn, tức là ít có dấu vết tái tạo của đời sau hơn so với thần thoại của

người Việt” [82, tr 191, 193] Cũng trong công trình này, tác giả đã dùng thuật

ngữ “truyện cổ dân gian” tương đương với thuật ngữ “truyện cổ tích” và phân

loại, tìm hiểu trên ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần

kì, truyện cổ tích sinh hoạt Trong truyện cổ tích thần kì, tác giả đặc biệt chú ý đến nhóm truyện cổ tích bắt nguồn từ những quan hệ xã hội cổ khi chế độ thị tộc suy tàn và xã hội có giai cấp mới phát sinh Đó là khối lượng lớn những

truyện cổ tích về người em út, người mồ côi, người con riêng Tác giả còn

cho rằng, về những nhân vật này có những nét chung với những nhân vật

cùng loại trong truyện cổ tích người Kinh “Đó là nhân vật kiểu mẫu về đạo

đức nhân dân và tài năng lao động, trí tuệ dân gian, nạn nhân của những tai ách xã hội và là người, cuối cùng luôn chiến thắng mọi lực lượng thù địch

Có khác chăng là ở những dấu vết của tín ngưỡng cổ đại và của trình độ

Trang 18

phát triển xã hội với những nét riêng của mỗi dân tộc in đậm trong cốt truyện, trong hình tượng nhân vật trung tâm, trong cách giải quyết xung

đột và đặc biệt trong các chi tiết về môi trường diễn ra câu chuyện được kể

lại, với biểu hiện cụ thể của cái thần kì” [82, tr 208] Với truyện cổ tích

loài vật, tác giả cho rằng: “Chỉ có các dân tộc dọc Trường Sơn và Tây

Nguyên là còn lưu giữ được một nguồn truyện cổ tích về loài vật phong phú và nguyên vẹn hơn cả về mặt hình thức thể loại Truyện cổ tích về loài vật của các dân tộc thiểu số Việt Nam có khuynh hướng thiên về đề cao tình thương đồng loại, đề cao lòng can đảm và sự kết hợp quần ở những kẻ

yếu” [82, tr 206]

Trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [88,

89, 90], một số nhà nghiên cứu đã có những tổng kết lại tình hình sưu tầm,

nghiên cứu bổ sung, nhận xét và phân tích khái quát về các thể loại trong đó

có thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc Về thần thoại, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế cho rằng thần thoại Việt Nam nói chung và thần thoại các

dân tộc thiểu số nói riêng chia thành hai nhóm tương ứng với hai chủ đề chính: Nhóm thứ nhất là nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài; nhóm thứ hai là nhóm thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa Từ đó, tác giả lại tiếp tục chia các nhóm chính đó ra thành nhiều nhóm nhỏ để tìm hiểu một cách cụ thể Nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài bao gồm:

thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ, thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài, thần thoại kể về nguồn gốc loài người Trong quá trình phân tích,

tác giả đã đưa ra một số nhận định có giá trị rất đáng chú ý như: “trong thần

thoại các dân tộc Việt Nam, nhiều motif thần thoại đã được nhào nặn lại, phát triển để trở thành những motif của thể loại khác” [90, tr 56] Về truyền

thuyết, tác giả Trần Thị An cũng đã có những nhận xét khái quát trên một số

điểm cơ bản như sau: “Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số đã thể hiện tín

Trang 19

ngưỡng thờ thần tự nhiên của các dân tộc: thần nước, thần nai, thờ vực nước sâu, thờ thần cây, thần đá Truyền thuyết các dân tộc thiểu số biểu thị sự liên quan chặt chẽ giữa thần với đời sống con người Mỗi quan hệ thần – người

trong truyền thuyết các dân tộc thiểu số được thể hiện ở hai loại thái độ: thần phục và chống đối Về mặt nghệ thuật, truyền thuyết các dân tộc thiểu số có kết cấu lỏng lẻo, các chi tiết nhiều khi được lắp ghép một cách khá ngẫu nhiên, tính thống nhất của cốt truyện chưa thật rõ ràng Bên cạnh đó, một

đặc điểm nổi trội của truyền thuyết các dân tộc thiểu số là có sự đan xen nhiều thể loại Có thể thấy rõ các dấu ấn của thần thoại, truyện cổ tích và sử thi trong các truyền thuyết ở đây” [ 89, tr 812, 823] Về truyện cổ tích, tác giả

Nguyễn Thị Yến cũng đã khái quát tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyện

cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam từ trước đến nay Từ đó tác giả đã tìm

hiểu truyện cổ tích dựa trên việc phân chia ba tiểu loại: truyện cổ tích thần

kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật Trong mỗi tiểu loại tác giả lại tiếp tục

chia thành các nhóm truyện tiêu biểu như các nhóm truyện cổ tích thần kì

có các nhóm: truyện về thân phận những đứa bé mồ côi, truyện về người

đội lốt con vật, truyện về những chàng trai tài giỏi Nhóm về truyện cổ tích

loài vật gồm có các nhóm: truyện giải thích về đặc điểm các loài vật và lớp

truyện đối chiếu quan hệ của xã hội loài người vào quan hệ con vật Nhóm

truyện cổ tích sinh hoạt bao gồm nhóm truyện về chủ đề gia đình và nhóm

truyện đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội Trong quá trình tìm hiểu,

tác giả cũng đã có những so sánh nhất định với truyện cổ tích người Việt ở

từng nhóm truyện cụ thể

Những ý kiến đó còn mang tính khái quát nhưng cũng có ý nghĩa như

những gợi dẫn giúp công việc nghiên cứu về truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế được sâu sắc hơn Các kết quả nghiên cứu

dù chưa tìm hiểu trực tiếp vào truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây

tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng có thể coi như tri thức tiền đề, cơ sở giúp chúng

Trang 20

tôi triển khai đề tài luận văn bởi dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên

Huế là một bộ phận tạo thành các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung Đặc điểm truyện kể và các vấn đề truyện kể các dân tộc thiểu số Việt Nam có ảnh hưởng và chi phối nhất định đến đặc điểm truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1 Những nghiên cứu trực tiếp, cụ thể về truyện kể dân tộc Tà Ôi

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Trước hết, chúng tôi quan tâm đến những lời giới thiệu khái quát về

truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế trong các công trình sưu tầm, biên soạn và biên dịch được giới thiệu bởi chính các nhà sưu

tầm hoặc những người con của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên

Huế có tri thức uyên bác Đây có thể coi là những nhận xét khái quát khơi gợi đầu tiên vì nó gắn với công tác sưu tầm và biên soạn – một công việc đã được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm Nói chung, các nhận xét đều giống nhau ở chỗ khẳng định giá trị đóng góp và chỉ ra một số đặc điểm của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chúng tôi xin dẫn dưới đây một số trong rất nhiều nhận xét như vậy

Trong Lời giới thiệu cuốn Truyện cổ Tà Ôi, tác giả Nguyễn Thị Hòa có nhận xét: “Cũng giống như các dân tộc khác, dân tộc Tà Ôi có một di sản văn

hóa dân gian phong phú, trong đó truyện cổ chiếm một phần đáng kể Truyện

cổ dân tộc Tà Ôi phản ánh cuộc sống đa dạng muôn màu muôn vẻ của dân

tộc Tà Ôi ở buổi bình minh lịch sử: từ quan niệm về các dòng họ (Giả Kê, Giả

Pa tả, Giả Kraai ) cho đến những nhận thức giá trị và quan niệm về đạo

đức và thẩm mỹ (Người lấy vợ đá, Người mồ côi tinh khôn ) Đặc biệt, qua tập truyện cổ này ta thấy được bóng dáng hiện thực của quá trình phát triển

xã hội người Tà Ôi từ cuộc sống hái lượm đã có ít nhiều mang tính tự nhiên nguyên thủy Cùng với phát triển mọi mặt về quan niệm hôn nhân và gia đình cũng thay đổi từ mẫu hệ sang phụ hệ” [19, tr 4]

Trang 21

Trong Lời giới thiệu cuốn Truyện cổ một số dân tộc thiểu số, tác giả

Trần Nguyễn Khánh Phong đã có những phát hiện được nhiều cái mới về

truyện cổ dân tộc Tà Ôi Thừa Thiên Huế: “Trong tập truyện này chúng ta sẽ

bắt gặp mỗi câu chuyện mang một nội dung riêng như kể về tuyến nhân vật

người đội lốt thú (Người vợ vượn, Chàng rắn), mối quan hệ không bình đẳng giữa anh em ruột, anh em cùng cha khác mẹ với nhau (Abâm và Angăs, Chuyện hai anh em), mong ước có sức mạnh phi thường và cuộc sống ấm no (Võ Đủ hóa cọp), truyện kể về sự tích địa danh (Sự tích núi San Lai), chuyện

kể về nguồn gốc của nông lịch (Thần Mặt trăng), sự tích các loài cây (Sự tích cây đao), tuyến nhân vật nghèo hèn, xấu xí nhưng trừng trị được kẻ ác (Tơ rứt

và Klang Batưng), sự ranh ma của loài vật phản ánh sự cảnh báo về cách

ứng xử của con người đối với động vật (Con thỏ ranh ma), hệ thống có truyện kiểu nhân vật truy cứu trách nhiệm (Koai Turoal và tên nhà giàu độc ác), ca gợi sự thông minh của con người (Tachol và con gấu), lí giải nguồn của loài vật (Sự tích con bọ ngựa, Sự tích chim trĩ bới mộ, Partur Tơơm)” [62, tr 19]

Tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong trong bài viết Đôi nét về dòng họ,

in trong cuốn Truyện kể về dòng họ Tà Ôi, đã chỉ ra một số nội dung của truyện kể dân gian giải thích dòng họ của người Tà Ôi như: “Đối với lĩnh vực

truyện cổ thì người Tà Ôi là đã có những cách giải thích về nguồn gốc dòng

họ của riêng mình, đây chính là cơ sở để thấy được sự phát triển một cách

bền vững trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội “ở người Tà Ôi dấu vết

của tổ tiên còn đậm nét trong các tổ chức dòng họ” Một điểm chung nhất của truyện cổ Tà Ôi rằng: mọi người đều nguyện không bắt, giết, ăn thịt con vật

mà họ cho là vật tổ” [65, tr 43] Ngoài ra, tác giả còn công bố kết quả của

quá trình nghiên cứu về truyện kể về dòng họ Tà Ôi bao gồm 83 truyện kể

trong đó trong đó truyện kể giải thích về dòng họ của người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có 48 truyện

Tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong thay mặt nhóm biên soạn, đã viết

Trang 22

phần Lời nói đầu tâm huyết và phân tích, đánh giá khái quát truyện kể dân

gian Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chúng tôi tiếp thu và tiếp nhận nhiều nhận định sắc sảo của công trình nghiên cứu này với sự phân chia

truyện cổ theo các chủ đề: giải thích nguồn gốc ra đời của dân tộc (1), giải

thích nguồn gốc các dòng họ (2), giải thích các địa danh (3), xung đột giữa

thiện và ác (4), motif người con côi, người em út (5), giải thích nguồn gốc các nhạc cụ (6), motif người lấy vật dị dạng (7)” [67, tr 27]

Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn được các tác giả nghiên cứu trong các bài báo khoa học

Trên tạp chí Sông Hương số 5 và số 9 năm 2007 có bài Tiếp cận truyện

cổ của người Tà Ôi và Phác thảo diện mạo văn học dân gian dân tộc Tà Ôi,

nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong đã điểm qua vài nét về truyện cổ dân gian dân tộc Tà Ôi Về truyện thần thoại, tác giả có nói về nguồn gốc của người Tà Ôi bắt nguồn từ quả bầu Về truyền thuyết tác giả nhấn mạnh nội

dung của các truyện cổ giải thích về dòng họ và nhạc cụ [53]

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Xuân Hồng cũng có bài viết về Dòng họ của

người Tà Ôi đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 4 năm 1994 bằng việc lấy ra

các dẫn chứng là các tác phẩm truyện kể của người dân tộc Tà Ôi

Điểm lại lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói

chung, văn học và truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

Thiên Huế nói riêng, có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về

truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế một cách khái quát và có hệ thống Đó chính là khoảng trống mà đề tài này mong muốn được tiếp tục khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu nhằm dựng nên diện mạo, chỉ

ra những giá trị, vị trí đóng góp quan trọng của kho tàng văn học dân tộc Tà

Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đối với văn học dân gian các dân tộc

thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 23

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ba thể loại tiêu biểu của truyện

kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích trong 135 truyện kể được tập hợp trong tổng tập kho tàng truyện cổ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cập nhập những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát, nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của ba thể loại tiêu biểu của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích Chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu là dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng

trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các thể loại, nhóm truyện, type truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế để có những

số liệu làm cơ sở triển khai nội dung của luận văn

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng

trong việc phân tích nội dung phản ánh, hình thức biểu hiện, các motif tiêu biểu của các nhóm truyện, type truyện dân gian của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế với truyện kể dân tộc Việt và truyện kể dân gian thuộc các dân tộc khác thuộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó phát hiện ra những nét tương đồng cũng như những khác biệt giữa các dân tộc

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi kết hợp phương pháp

nghiên cứu của các ngành dân tộc học, lịch sử, văn hóa học để có những lí giải, khám phá mới về các nhóm truyện, type truyện, motif đặc thù của các dân tộc, cũng là thấy được giá trị ẩn sâu bên trong của kho tàng truyện kể dân

Trang 24

tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về dân tộc Tà Ôi và và truyện kể dân gian dân

tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây

tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Truyện cổ tích dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 4: Mối quan hệ và nét đặc trưng trong truyện kể dân gian dân

tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 25

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Theo các nhà nghiên cứu về địa lí, lịch sử, dân tộc học khu vực Bắc

Trường Sơn, địa bàn cư trú của bộ phận các tộc người thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có dân tộc Tà Ôi là một dải kiến tạo địa hình kéo dài từ

thượng nguồn sông Cả (Hà Tĩnh) chạy dọc suốt miền Trung nước ta vào đến tận cao nguyên Đồng Nai Trải qua nhiều đợt kiến tạo khác nhau trong lịch sử làm cho địa hình ở đây phức tạp, đất đai, khí hậu đa dạng,…Dãy Trường Sơn như một bức tường thành tầng tầng, lớp lớp, sườn núi phần lớn dốc đứng phía trước cực tây nhưng khi xuôi dần về đông, chúng tự xóa đi độ dốc để những

con sông không còn mang dòng chảy cuồn cuộn phù sa như hai đầu đất nước Cũng từ hệ núi này, ở nhiều nơi, những chiếc chân nghịch ngợm cố choãi mình ra tận biển, tạo nên bức tường thành ngăn cách theo dạng hoành sơn và cắt xẻ đến manh mún dải đồng bằng nhỏ hẹp ven duyên hải Triền dốc của

khu vực Trường Sơn Bắc là ba mẹ của nhiều con sông ngọn suối ở phía trung

và hạ lưu các dòng chảy Có trên hai trăm dòng nước lớn nhỏ từ 10 km trở lên

ở đây đã giúp chúng ta hình thành một mạng lưới sông suối dày đặc, tạo nên một bức tranh tự nhiên hoành tráng, đa sắc màu cao độ

Nằm trong chiếc nôi bởi hai điểm tựa quan trọng là Đèo Ngang và Hải Vân, trong đó điểm cuối cùng của Trường Sơn Bắc (quần thể Hải Vân) đã tạo nên cho Thừa Thiên – Huế một bức tường khí hậu quan trọng Hầu hết các

đợt gió mùa Đông – Bắc sau cuộc hành trình Nam tiến hầu như không còn đủ sức để vượt qua những dãy núi cao ở đây Đành rằng, vùng Đèo Ngang và dãy Hoành Sơn cũng được xem như bức tường thành ngăn chặn những đợt gió

Trang 26

mùa phía bắc, nhưng thật ra, nơi đây không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của nó Trong điều kiện như vậy, vùng đồi núi phía tây Thừa Thiên – Huế đã

và đang tồn tại trong môi trường nhiệt và ẩm rất thuận lợi cho lớp thực vật

gỗ và các loại lâm sản khác như dược liệu, hương liệu v.v… mà còn là môi

trường lý tưởng cho nhiều loại thú quý hiếm

Sinh tụ trên dạng môi trường đặc thù, các dân tộc ít nói chung và dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, người nơi đây đều xem rừng núi, cỏ mây, sông suối như bà mẹ lớn, không chỉ nơi cung cấp thức ăn, thuốc uống, nguyên liệu làm nhà v.v…, mà còn là chốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tinh thần, khởi nguồn cho mạch sống văn hóa Con người và rừng gắn chặt với nhau, hòa quện vào nhau Trong một cách hiểu nào đó, trong vòng tay của rừng núi, họ có thể sống, tồn tại và phát triển phồn vinh; ngược lại, sức sống và âm vang của núi rừng cũng được chính các làng ở đây tạo nên một không gian đầy sinh khí

Cách thiết lập vùng cư trú theo trục Bắc – Nam trên dải núi rừng phía tây Trường Sơn Bắc đi qua Thừa Thiên Huế, chúng ta sự hội tụ của tộc người Pakô – Tà Ôi ở phía tây bắc Thừa Thiên – tây nam Quảng Trị và người Cơ Tu cận cư ở phía tây nam Thừa Thiên – tây bắc Quảng Nam Ranh giới tộc người

ở đây không hề khớp với cương vực hành chính theo đơn vị tỉnh, nhưng

không phải là không có mối quan hệ từ sự “gợi ý của thiên nhiên” Điều dễ

Trang 27

nhận biết là sự khu trú và tương đối tập trung của từng tộc người hay nhóm

tộc người theo khu vực mà các dãy núi hoặc dòng chảy cắt ngang từ vùng cực tây ra tận biển Đông đã làm nên những ranh giới ngăn cách tự nhiên theo chiều nam – bắc, trong lúc đó lại tạo nên sự thoáng mở theo trục đông – tây

Sinh cảnh, môi trường và địa mạo cũng như thảm thực vật trong điều

kiện hẹp với một sơn hệ tầng tầng, lớp lớp kế cận biển, không thể không khiến ta hình dung nơi đây vốn là một hệ phức hệ núi rừng, gò đồi, lắm suối, nhiều dốc, phù hợp với điều kiện sống của những cư dân tồn tại theo phương thức kinh tế hỏa canh, hái lượm như các tộc người thiểu số vừa nêu Nhìn trên lát cắt của địa hình vùng núi Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể thấy được phần bằng phẳng tương đối của dải đất ven biển và thảm phù sa vùng hạ lưu của

nhiều dòng chảy phù hợp cho việc khai thác ruộng nước Phải chăng đây cũng chính là nguyên nhân khiến thảm thực vật rừng co lại về phía tây trước sức

khai phá của những lớp cư dân có truyền thống ruộng nước tại chỗ kể cả người Việt với nhiều thế hệ đã thực hiện trên con đường mở đất về phương

Nam Hiện tượng này cũng đồng nghĩa với xu hướng chuyển cư của các tộc

người thiểu số về phía tây nơi mà sinh cảnh hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất nương rẫy hỏa canh, lúa khô sinh trưởng trên địa hình dốc Điều này

đã tạo nên đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ xuôi ngược đông tây nơi này

không đơn thuần là vấn đề giao lưu văn hóa mà còn là hoạt động kinh tế thông qua việc mua bán trao đổi những vật đáp ứng nhu cầu của từng thời kỳ theo mạng lưới sông suối và đường mòn với hệ thống chợ phiên được thiết

lập dọc các điểm giao tiếp Kinh – Thượng từ thời phong kiến

Tồn tại trong một “quốc gia đa dân tộc”, mà thống nhất, dân tộc Tà Ôi

ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế sống tập trung ở huyện A Lưới, có dân số

khoảng 4 vạn người (theo số liệu thống kê năm 2010) Đó là vùng có vị trí

chiến lược rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung Địa hình lòng chảo được bao

Trang 28

bọc bởi núi cao hiểm trở, có độ cao từ 740 – 1.300m, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối có mật độ khoảng 1 – 2,5km/km2 , nhiều thung lũng và sông hẹp, bờ dốc, nhiều thác ghềnh và đá tảng ngổn ngang Tiểu khí hậu

ấm, nhiệt đới gió mùa và được xếp vào khí hậu Đông Trường Sơn, hàng

năm chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa hanh khô và mùa mưa, nhiệt độ trung

bình 24,90C, nhiệt độ thấp nhất 8 0C, nhiệt độ cao nhất là 34 0C Do địa hình

bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều khe suối nên đã tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau thường gây ra hạn hán vào mùa hè và lũ quét, lốc

xoáy cục bộ vào mùa mưa bão

Điều kiện tự nhiên vừa có phần hùng vĩ, thơ mộng vừa có phần khắc

nghiệt ấy đã chi phối đến đời sống xã hội, văn hóa và văn học dân gian các

dân tộc thiểu số trên nhiều phương diện Những cánh rừng, những sông, đã

ghi dấu ấn trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Các loài động thực vật phong phú đa dạng đã được đồng bào các dân tộc thể hiện sinh động trong các truyện thần thoại, truyện cổ tích Đặc

trưng khí hậu chia làm hai mùa hanh khô và mùa mưa và ấn tượng về những đại nạn trong tự nhiên như hạn hán và lũ lụt chính là cơ sở cho sự hình dung

và miêu tả những chàng trai khỏe mạnh trong truyện kể

1.1.2 Đặc điểm xã hội

Huyện A Lưới miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu dân tộc

Tà Ôi ở các huyện như: Hồng Hạ, Đông Sơn, Phú Vinh, Hồng Thượng, A Ngo, Hồng Vân, Thị Trấn, Hồng Trung, Hồng Quảng, Hồng Thái, Hương

Lâm, Nhâm, A Đớt Với tổng dân số là 10.281 người (Thống kê của Uỷ ban

nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006)

Đối với xã hội cổ truyền của người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức làng bản là cơ sở xã hội truyền thống được hình thành một cách khách quan và có quá trình lâu dài Mỗi bản làng là một quần thể cộng

đồng nhất định, bao gồm nhiều dòng họ khác quần tụ, gắn bó và quan hệ chặt

Trang 29

chẽ tạo thành làng bản Làng thường được xây dựng trên các vùng đất bằng

phẳng, dọc hai bên bờ suối, đảm bảo độ thoáng mát Làng này và làng khác

đều có ranh giới chung được quy định ước lệ với nhau bởi con sông hay khu rừng Các làng cư trú cách xa nhau bởi con sông hay khu rừng hoặc xã cách nhau trên dưới một ngày đường Thời gian tồn tại của làng thường không cố định, không mang tính chất vĩnh cửu Do cuộc sống du canh, du cư nên làng thường hay bị dời từ nơi này đến nơi khác Những trường hợp đặc biệt, như

khi trong làng xảy ra chuyện bất trắc: bệnh tật, hiện tượng chết xấu hoặc đau

ốm nhiều dù làng bản được xây dựng khá lâu nhưng người Tà Ôi vẫn phải chấp nhận dời chuyển đến một vùng đất mới Theo cấu trúc truyền thống, xung quanh làng thường được bao bọc bằng hệ thống hàng rào làm kiên cố,

vững chắc nhằm chống thú dữ, trộm cắp, giặc dã Khi rào làng, đồng bào làm một cổng chính để ra vào và một cổng phụ để dùng khi làng xảy ra chuyện bất trắc Đối với người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn nước là

yếu tố quan trọng để đồng bào chọn vị trí để định cư, để phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt Và có lẽ vì thế, nước cùng với những yếu tố có liên

quan đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu thường xuyên xuất

hiện trong truyện kể dân gian các dân tộc

Về tổ chức quản lí xã hội, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên

Huế là quan hệ cộng cư láng giềng, láng giềng nhưng quan hệ huyết thống,

dòng họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong thiết chế bản làng truyền thống

Làng bản của người Tà Ôi là cơ sở của xã hội truyền thống mang tính chất

cộng đồng, ở đó cuộc sống của mọi cá nhân hầu như hòa tan một cách trọn

vẹn vào cuộc sống cộng đồng trên nhiều phương diện Đứng đầu làng dân tộc

Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là các chủ làng (A Riay vel) – người

có công khai hoang lập làng, trong trường hợp người thừa kế là chủ làng không đủ năng lực sẽ bị thay thế bởi Hội đồng già làng (là những người già

trong bản làng, dòng họ) Chính vì thế, trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi

Trang 30

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta thấy xuất hiện phổ biến hình ảnh thực của chủ làng, Hội đồng già làng với các tên gọi và đặc điểm tính cách xác định

Gia đình người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là gia đình phụ quyền, nam giới thường được tôn trọng hơn nữ giới, trong đó, người chồng, người cha làm chủ gia đình Trong gia đình dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh

Thừa Thiên Huế, người chủ thường là anh cả của dòng họ trực hệ hiện còn tại thế, quán xuyến mọi hoạt động hành vi của các thành viên trong phạm vi của mình Trong gia đình người chủ gia đình có vai trò quyết định trong việc tổ chức sản xuất và điều hòa mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình cũng như trong xã hội Trong gia đình, nề nếp phân công theo lao

động theo lứa tuổi và giới tính được hình thành từ lâu đời Người đàn ông

trưởng thành thường gánh vác những công việc nặng nhọc như cày, bừa, phát rẫy, săn bắn, đánh bắt, dựng nhà cửa còn phụ nữ thường tham gia những công việc sản xuất ít nặng nhọc hơn như gieo cấy, chăm sóc lúa và hoa màu, đặc biệt

là đảm nhiệm công việc trong gia đình như dệt may, khâu vá, nấu nướng và chăm sóc con cái Đặc điểm xã hội này đã để lại những dấu ấn nhất định trong nhiều truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2 Đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực định cư ngoài dân tộc người thiểu số Tà Ôi (Pakô) còn có nhóm tộc người Bru – Vân Kiều và Cơ Tu sinh sống tại đây Do đó, đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi là sự tổng hợp một cách

tự nhiên bởi mối giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến của sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữu một số nét văn hóa riêng của dân tộc Tà Ôi so với các dân tộc khác Văn hóa chính là diện mạo tinh thần của một dân tộc Giá trị từ đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi đã tạo nên bản sắc dân tộc Tà Ôi Xuất phát từ

một xã hội nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc khá nhiều vào môi trường tự nhiên, văn hóa cổ truyền dân tộc Tà Ôi mang màu sắc huyền thoại, tín ngưỡng

Trang 31

trong nhận thức, phản ánh và hoạt động Trong luận văn này, chúng tôi chủ

yếu khái quát những nét văn hóa mang tính chất đặc trưng của dân tộc Tà Ôi

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Bên cạnh đó, ở một số luận điểm chúng tôi xem xét đến bản sắc văn hóa có những ảnh hưởng và tạo ra những type, motif truyện độc đáo của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể trong đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có có nghĩa là chúng tôi muốn hướng tới việc khai thác

và lí giải các thể loại truyện kể dân gian từ góc độ văn hóa tộc người, văn hóa vùng lãnh thổ và trong mối liên hệ quốc gia ở một vài trường hợp cụ thể Với tinh thần đó, dưới đây chúng tôi xin được trình bày khái quát một số vấn đề

cơ bản về đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Cộng cư trong khung cảnh thiên nhiên vừa bí ẩn, khắc nghiệt vừa hùng

vĩ, nên thơ, người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo dựng

và lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng mang tính chất vùng miền và

quốc gia Đó là bức tranh văn hóa phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp

miền núi vùng nhiệt đới gió mùa Bức tranh văn hóa ấy được biểu hiện ra thành các nét vẽ muôn màu muôn vẻ trong tất cả các phương diện văn hóa vật chất và tinh thần

Dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế sinh sống ở địa hình

miền núi, giữa môi trường tự nhiên nhiều loại gỗ, tre, nứa lá người dân tộc

Tà Ôi đã biết sử dụng các vật dụng có sẵn trong tự nhiên để làm nhà Nhà cửa được coi là dạng thức cụ thể của văn hóa, là phức hợp của văn hóa tộc người, vừa thể hiện yếu tố vật chất vừa thể hiện yếu tố tinh thần Nhà cửa là tổ ấm

của mỗi gia đình, là nơi cư trú và sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình sau thời gian làm việc vất vả và mệt nhọc Đây là nơi hội tụ

nguồn tình cảm thân thiết, tình ruột thịt máu mủ, là nơi nuôi dưỡng và giáo

dục các thế hệ trong gia đình và xã hội Mỗi làng ở Tà Ôi có nhiều dòng họ

(yăq) quần cư và trong mỗi dòng họ lại có các chi họ (kattoh), mỗi dòng họ

Trang 32

sống trong một ngôi nhà dài theo cơ chế “làm chung – ăn chung – ở chung”

chính vì vậy mà nhà của dân tộc Tà Ôi có hai loại cơ bản đó là nhà “Gươn”

hay còn gọi là nhà “Rông” (dành cho làng) và nhà “dài” (dành cho gia đình

có mối quan hệ thân tộc)

Với người Tà Ôi nhà Rông (Roong) là biểu tượng của cộng đồng, là

linh hồn của làng bản, tộc người Ở đó sẽ diễn ra tất cả những công việc liên quan đến cộng đồng dưới sự điều khiển của chủ làng từ việc cúng bái, tiếp

khách cho đến vui chơi diễn xướng văn nghệ dân gian, là nơi trai gái tìm hiểu yêu đương, chiến đấu với các bộ tộc xâm lăng hay giặc ngoại xâm Ở các cột

và mặt ngoài cũng như mặt trong thân nhà rông của người Tà Ôi được đẽo

khắc rất công phu và được sắp xếp theo bố cục nhất định Ở các cột thường

được khắc hình các loại hổ báo, rắn rết, thuồng luồng; 4 góc mặt sàn nhà được tạc hình người, thường là tổ tiên của họ hoặc người có uy tín, uy lực của làng

Ở các mặt ngoài, phía hai đầu hồi, nơi có hai cầu thang lên xuống, thường

khắc hình ảnh làm nương rẫy, săn bắt hái lượm và sinh hoạt thường nhật (hình ảnh người phụ nữ giã gạo, cõng con trỉa lúa làm nương và người đàn ông gùi cung nỏ, vác giáo đi săn ) Cũng mặt ngoài nhưng ở mặt sau nhà rông thì

không được trang trí gì Vì theo người Tà Ôi vạn vật sinh tồn đều có mặt khuất của nó, đặc biệt nơi ngự trị của tổ tiên, của thần linh lại càng không thể nhìn thấy, không được phép nhìn thấy Còn mặt trước thường khắc hình piyea (con rồng) và Kalang Niêt Ka (chim thiên nga) – đó là những biểu tượng mang sức mạnh phi thường và vẻ đẹp huyền bí Bốn mặt thân nhà rông không chắn bằng những tấm vách kín, tù túng mà chúng được đẽo, khoét thành những đường lằn có chủ ý theo vòng hình vòm hay hình vòng cung Nhìn tổng thể, ta sẽ thấy đó là chu kì chuyển động của mặt trăng (khuyết – tròn –

khuyết – khuất) Hai nóc nhà rông thường được gắn hình sừng trâu hoặc đầu rồng hoặc gà trống Không như các nhà rông ở các dân tộc ở Tây Nguyên,

thiên về chiều cao, nhà rông của người Tà Ôi lại thiên về chiều rộng và dài

Trang 33

nhằm biểu hiện ý tưởng mở rộng và thâu tóm mọi mối liên hệ của mọi sự vật hiện tượng đang cùng nhau sinh tồn

Nhà dài của người Tà Ôi cũng hết sức đặc trưng Nếu nhà rông được

coi là linh hồn của cộng đồng, làng bản thì nhà dài lại là nơi kết nối và hội tụ nghĩa gia tộc Tính chất cố kết dòng tộc, họ tộc được biểu hiện rất rõ qua nhà dài của họ Nhà dài gồm nhiều gian nối với nhau và kéo dài tới vài chục mét, đặc biệt có nhà dài còn dài trên dưới 100 mét Nhà dài được phân thành nhiều gian khác nhau, có gian dùng làm phòng khách hoặc hội họp, vui chơi; có gian được dùng làm bếp, làm phòng ngủ, gian sinh hoạt của từng gia đình nhỏ (bếp) Phòng khách nằm ở gian giữa và rộng hơn các gian khác nhiều Các đồ thờ cúng, cồng chiêng được đặt ở gian này Ngoài ra, nơi đây còn trưng bày các loại cung tên, sừng thú Vào các ngày vui của các gia tộc, mọi người quây quần ở gian phòng khách

Về trang phục, người dân tộc Tà Ôi trước đây đều tự túc hoàn toàn tự khâu trồng bông, dệt vải đến công đoạn cắt, khâu thành quần áo Trang phục của người dân tộc Tà Ôi cầu kì và tinh tế, có sự phân biệt rạch ròi giữa trang phục của nam giới và nữ giới: nam giới quấn ta – óh (khố) và choàng pakoóm (khăn choàng)1 từ vai xuống bụng thành hia đường xéo làm thành áo mặc Nữ giới vấn nai (váy) và mặc ayóh (áo cổ lòn) Nam và nữ đều có các loại khăn

mũ đội đầu tùy thuộc vào chức sắc, lứa tuổi và thành phần xã hội Trang phục của nam giới ít được chèm hạt cườm (chỉ chèm ở mặt trước và mặt sau hai tà khố hoặc tà khăn choàng) Ngược lại, nữ giới muốn tô thêm vẻ đẹp của mình bằng những đường hoa văn, họa tiết bằng cườm trên trang phục Thêm vào

đó, đồng bào dân tộc Tà Ôi thường sử dụng kết hợp trang phục với các loại trang sức để tăng sức hấp dẫn và còn để đánh dấu thời điểm trưởng thành, cả nam và nữ đều được xâu tai và cho đeo cằm So với nam, nữ còn có những

1 Pakoóm là tấm thổ cẩm dài 3 m , dùng để che phần ngực và hông của nam giới Đó là chiếc áo truyền thống của nam giới dân tộc Tà Ôi, pakoóm không cắt, không khâu mà chỉ quấn quanh người

Trang 34

quy định rườm rà hơn: con gái – có chồng – đứng tuổi (từ 30 trở lên) phải đeo những loại tằm tương ứng: titoi – pirăq – tahâl Chúng đều được làm bằng bạc nhưng trọng lượng tăng dần Tương tự, đeo cườm cũng được quy định rạch

ròi: người đàn ông có chức tước trong dòng tộc, làng bản và những già làng

mới được đeo và chỉ đeo một sợi dài tới ngực Ngược lại, nữ từ khi còn bé đã được đeo một số lượng được tăng dần từ 1 – 10 chuỗi cườm dài ngắn khác

nhau Ngoài ra, người Tà Ôi còn có tục cưa răng, xăm mình hay căng tai ngoài ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, phong tục còn thể hiện quan niệm thẩm mỹ của người Tà Ôi Có thể nói, trang phục của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế mang đậm tính truyền thống và bản sắc dân tộc

Nói đến văn hóa người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế

không thể khôn nói đến tín ngưỡng, nghi lễ bởi đó là nhu cầu tất yếu trong

cuộc sống của của người dân tộc nói chung và đồng bào người dân Tà Ôi ở

phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vì cư dân ở đây họ gắn bó với môi

trường tự nhiên còn nhiều bí ẩn, nguy hiểm nên mặc nhiên ở họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Tà Ôi ở

phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đều có những tín ngưỡng thờ cúng hoặc kiêng

kị động chạm đến các vị thần Trong các gia đình, cư dân dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên Trong nông nghiệp nương rẫy có: yang aro (thần lúa, mẹ lúa), yang kook (thần núi), yang arus (thần rừng) Trong cư trú làng bản thì có yang xưq (thần thổ địa), yang

dak (thần sông) Ngoài ra, người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của tín ngưỡng vật tổ mà có tục kiêng ăn thịt một số loài động vật Chúng tôi xin được tóm tắt lại thành bảng thống kê các tục kiêng của đồng

bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Trang 35

Bảng 1: Các dòng họ và tục kiêng của người Tà Ôi ở phía tây

tỉnh Thừa Thiên Huế

1 Họ Tarnău Kiêng không bắt, giết, ăn

thịt chó Xã A Lưới, huyện A Lưới

2 Họ Vien Giết, ăn thịt chó Xã Nhâm, huyện A Lưới

3 Họ Kraăi Cái Cối Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

4 Họ Blup Akôl Không bắt, giết con thằn lằn Xã Đớt, huyện A Lưới

5 Họ Kê Không bắn, giết, ăn thịt sóc Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

6 Họ Kêr Không bắn, giết, ăn thịt

chim Tu Tiết Xã A Ngo, huyện A Lưới

7 Họ Pa Tả Không giết Mèo Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

8 Họ Akơơ Không bắn, giết, ăn thịt

con Trút Xã A Ngo, huyện A Lưới

9 Họ PiHôi Không ăn mật ong rừng Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

10 Họ Reaih Rễ cây Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

11 Họ Ahăr Con Ếch Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

12 Họ Piriu Cây Piriu Xã A Ngo, huyện A Lưới

13 Họ Umpon Kiêng không ăn thịt chó Xã Phong Mỹ, huyện Phong

Điền

14 Họ Ra Pát Không đụng, ngắt, lau chùi

bằng lá cây Ra Pát Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

15 Họ Kật Xích Kiêng săn bắn, ăn thịt loài

chim Kật Xích Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

16 Họ Mpoải Không bắt, ăn thịt con rắn

mối Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

17 Họ Prung I Không bắt, bẫy, giết con

chim bìm bịp Xã Nhâm, huyện A Lưới

Trang 36

18 Họ Prung II Không bắt, bẫy, giết con

chim bìm bịp Xã Nhâm, huyện A Lưới

19 Họ Aloong Cối chày Xã Nhâm, huyện A Lưới

20 Họ Iry Trái Iry Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

21 Họ Tu Vel Kiêng ăn thịt chó Xã Hồng Thái, huyện A Lưới

22 Họ Akiêng Không bắt cua Xã A Ngo, huyện A Lưới

23 Họ Pihay Không bắt, giết, ăn thịt ong Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

24 Họ Pslăng Không đốt cỏ tranh Xã A Đớt, huyện A Lưới

25 Họ Kraăi Cối giã gạo Xã Hồng Kim, huyện A Lưới

26 Họ Axâu Không dọa người khác, không

săn bắt, giết, ăn thịt chó Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

27 Họ Tâng Coal Không ăn thịt chó Xã A Ngo, huyện A Lưới

28 Họ Pikê Không bắt, giết, ăn thịt heo rừng Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

29 Họ Aloong Chiếc cối Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

30 Họ A Đoan Cây A Đoal Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

31 Họ PơLoong Không giết, ăn thịt chó Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

32 Họ La Lay Không ăn, bắt, giết con sóc Xã A Ngo, huyện A Lưới

33 Họ Pa Hu Con chó Xã Nhâm, huyện A Lưới

34 Yăq Âllon Rắn nước Xã Nhâm, huyện A Lưới

35 Họ Hôs Không ăn, giết con trút Xã Hồng Văn, huyện A Lưới

Chính những tín ngưỡng này đã tạo dấu ấn trong truyện kể dân gian của dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế rất rõ từ những truyện thần thoại giải thích về dòng họ, tục thờ thần, thờ vật tổ, truyền thuyết về vị tổ sư đến sự xuất hiện nhân vật thần trong truyện cổ tích Trong quan niệm của dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, thần nước (giàng đak) là vị thần có thể ban cho người dân nhiều cá ăn Thần nước có mối liên hệ đặc biệt với lễ khánh thành bến nước, lần đầu tiên khi làm bến nước, nước dẫn về làng lúc này không ai được sử dụng nước Các trưởng họ, già làng đem con gà còn sống cầu mong cho nước ăn không bị đau bụng, nguồn nước không bao giờ

Trang 37

được tắt Dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như những dân tộc thiểu số khác của người Việt (dân tộc thiểu số phía Bắc, Tây Nguyên) cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần Tất cả các hồn đều được chia làm hai loại: lành (thiện) và dữ (ác) Đây là quan niệm điển hình trong nhận thức nhân dân các dân tộc chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và các sáng tác văn học dân gian Đó là nguyên nhân, là cơ sở hình thành hàng loạt các vật thờ, thổ thần, các lễ hội mang tính nghi lễ, cũng như cơ sở hình thành các thể loại sáng tác dân gian nghi lễ tiêu biểu

Đối với dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, tôn giáo chủ yếu mới dừng lại ở các loại hình nguyên thủy Đó là niềm tin về 4 cõi: cõi trời, cõi sống, cõi nước, cõi chết Trong 4 cõi đó, cõi trời có sức mạnh tuyệt đối, quyết định đến sự sống của con người và muông thú, là nơi cư ngụ của các Yang, những vị phúc thần Theo quan niệm của người Tà Ôi, cuộc sống của mỗi

người sẽ an nhiên, bình yên, no ấm khi được cộng đồng bảo vệ và Yang che chở, bao bọc Họ không chỉ tôn trọng những quy tắc ứng xử của cộng đồng

mà còn với cả thần linh

Xuất phát từ tín ngưỡng cổ sơ, lễ hội cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế Lễ

hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế

rất phong phú và đa dạng Đáng chú ý có hai loại nghi lễ sau: aya (lễ cúng

cơm mới), dóng ikon (lễ cưới) Lễ cúng cơm mới (aya) thường được tổ chức

vào những ngày cuối tháng 12 dương lịch để mừng sự hoàn thành một mùa thu hoạch lương thực trên nương rẫy, đồng thời báo hiệu kết thúc một năm cũ

và đón nhận một năm mới với niềm hy vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn Lễ vật cho cúng cơm mới ngoài trâu, bò, gà, heo còn có tất cả các giống cây trồng

mà dân dùng trong một năm qua Lễ được tổ chức long trọng tại nhà rông của làng dưới sự điều khiển của già làng, chủ làng Cùng với lễ hội cúng cơm mới

là lễ hội đâm trâu và rayok Người đầu tiên được đâm là già làng rồi đến lão

Trang 38

làng, trai gái ở làng Vào buổi sáng trước khi củ hành lễ đâm trâu, tất cả các gia đình đều phải tiến hành làm lễ tại nhà mình, sau đó tiếp tục làm lễ tại nhà rông Tại lễ nhà rông, mỗi hộ gia đình cầm trong tay một phi tiêu (axoóm) bằng tre, một ít xôi, thịt gà cùng đủ loại giống cây lương thực , thực phẩm đồng loạt tung lên trời trong tiếng cầu khấn của Yang phù hộ cho năm sau được mùa, nhà được no đủ, hạnh phúc Rayok được tổ chức teo từng nhóm gồm những thanh niên trai tráng của làng Trong bảy ngày lễ, họ được tự do vui chơi, nhảy múa, ca hát Họ đến từng nhà thậm chí từng làng khác để xin

ăn và mặt khác cũng để tìm kiếm ý trung nhân của mình Lễ cưới (ikon) của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức long trọng, cầu kì và trải qua nhiều công đoạn, phức tạp, mất nhiều thời gian: lễ pachua imai (đưa đón dâu) – tăp abóh (lễ cắt khâu) – cha plô (lễ tạ ơn sinh thành) Trong lễ hội, đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các nhạc cụ nhằm làm phong phú hấp dẫn cho các hoat động và hơn hết góp phần giúp cho các sáng tác văn học dân gian truyền miệng một cách sinh động và sâu sắc hơn

Có thể khẳng định, trong quá trình cộng cư lâu dài, dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra một nền văn hóa, văn học và truyện kể

đa dạng và phong phú đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc

1.3 Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Văn học dân gian là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc của mỗi quốc gia Đây là bộ phận văn học mang nhiều nét riêng biệt, tồn tại tương đối độc lập nhưng luôn luôn song hành và có những ảnh hưởng qua lại nhất định với bộ phận văn học thành văn Trong văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc Việt, các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn sống tinh thần dồi dào vừa mang những

Trang 39

nét chung vừa đậm đà nét riêng của dân tộc mang tính chất vùng miền

Tà Ôi là một trong ba tộc người thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế (Pakô – Tà Ôi, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu), kho tàng văn học dân gian của dân

tộc các tộc người ở Thừa Thiên Huế nói chung và tộc người Tà Ôi nói riêng

rất phong phú và gắn bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại, phát triển và tạo nên

sự đa dạng thống nhất với đầy đủ các loại hình và thể loại Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đồng bào dân tộc sáng tạo từ rất sớm và lưu truyền từ những truyện kể về nguồn gốc loài người, nguồn gốc các hiện tượng đến những truyện phản ánh về số phận con người, trong đó nổi bật nhất là số phận người mồ côi và số phận những người phụ nữ chờ chồng Họ cũng truyền cho nhau những câu nói ngắn gọn phản ánh kinh nghiệm sống Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế chứa đựng trong nó không khí miền núi đặc trưng, tâm hồn những con người dân tộc Tà Ôi rất dung dị, chất phác, cổ sơ Hình ảnh, ngôn ngữ, kết cấu trong sáng tác văn học dân gian có những điểm tương đồng và cả nét riêng biệt độc đáo nhất định so với nguồn truyện kể của người Việt cũng như các dân tộc

thiểu số ở các vùng, miền khác nhau trên đất nước Việt Nam của chúng ta

Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế gắn

liền với đời sống Đặc trưng này đúng với văn học dân gian nói chung nhưng

nó lại càng đúng và rõ hơn với văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh

Thừa Thiên Huế Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Văn học

dân gian truyền thống của các dân tộc nảy sinh và phát triển trong các sinh

hoạt cụ thể của đời sống các dân tộc và là bộ phận không thể tách rời các

hoạt động cụ thể đó Trong đám cưới, đám tang, trong việc giao tế, lời hát, lời nói có vần không phải chỉ để phản ánh, để thúc đẩy các hoạt động này mà

hơn nữa còn là một khâu quan trọng không thể thiếu trong các sinh hoạt đó”

[33, tr 14 – 15]

Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế được

Trang 40

hình thành từ trong chính cuộc sống, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân, tồn tại trong các sinh hoạt văn hóa ấy và phục vụ cho chính

cuộc sống ấy Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế chưa phải là một bộ phận chuyên môn hóa tách hẳn khỏi các hoạt động cụ thể của đời sống vật chất Cho đến ngày nay, trong các hoạt động sinh hoạt của

đời sống, nhất là sinh hoạt văn hóa, một số loại hình văn học dân gian vẫn còn được diễn xướng, biểu diễn hết sức chân thực và sinh động Ví như các câu

chuyện thần thoại, sử thi thường được kể trong đám tang ma dưới sự thể hiện của các thầy cúng (Nokpu), các làn điệu dân ca quen thuộc vẫn được hát trong

lễ hội cúng cơm mới (aya), lễ cưới (ikon) và lễ dời mả (siêu píng)

Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy

đủ các loại, thể loại giống như văn học dân gian Việt, thậm chí còn xuất hiện một số thể loại văn học truyền miệng mà ít dân tộc trong khối dân tộc Việt có được Hệ thống lời nói có vần khá phổ biến trong sinh hoạt cuộc sống, đặc

biệt là dịp lễ hội ở các phạm vi gia đình, dòng họ, cộng đồng đó là hình thức thể hiện những lí trí hoặc cung bậc tình cảm của con người đối với tự nhiên và

xã hội

Trong nốh itavear (tục ngữ, thành ngữ) thường được thể hiện những

kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm đối nhân xử thế Trong chuỗi tục ngữ thể hiện kinh nghiệm lao động sản xuất, các thế hệ cha ông của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc nhở đến nhiều phương diện:

trồng trọt, làm nương rẫy: “Trên rẫy thì trỉa loại giống lúa nếp trưi tre

kunhe kupuaq; trên nương thì trỉa loại giống lúa tẻ rahâu rahe katang; trồng sắn thì trừa mắt, trồng khoai thì cắt ngọn; mồng 1, mồng 2 tốt cho trồng sắn;

14, 15, 16 tốt cho chồng chuối; 22, 23, 24, 25 tốt cho lúa, tốt cho hoa màu

trồng xen, trồng để nhận điều mừng, trỉa để đưa về giống tốt”; việc đánh

bắt, thu hái: “Chài cá ban ngày, bắt ếch ban đêm; bắt cá tôm ban ngày, bắt

ong mật vò vẽ ban đêm; bẻ măng sau mưa đá, lấy mây sau mưa giông; đi

Ngày đăng: 22/09/2020, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w