Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội
Trong giai đoạn này, chi nhánh Hà Nội đã có sự tăng trưởng trong huy động vốn. Sau đây là bảng cơ cấu tổng vốn huy động của chi nhánh:
Chi nhánh trung tâm kinh doanh
Quỹ Tín dụng Giao dịch
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng số +/-% so với 2009 Tổng số +/-% so với 2010
Tổng nguồn vốn huy động 2.445,57 4.691,38 91,83% 5.899,57 25,75%
1 Phân loại theo thành phần huy động
Tổ chức tín dụng khác 760,14 1.451,85 91% 1.807,71 24,51%
2 Phân loại theo loại tiền 2.445,57 4.691,38 5.899,57
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ NHTMCP PTN TP.HCM Hà Nội)
Có thể thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn 2009-
2011 là có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại không đều nhau Tổng vốn huy động của năm 2010 tăng 90,83 % so với năm 2009, khá cao Mặt khác, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2011 chỉ đạt 25,75%. Tuy nhiên, số lượng vốn huy động được cũng có tăng lên đáng kể. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý,năm, lãi trước, lãi sau; đồng thời chi nhánh cũng đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, đặc biệt là điều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoại tệ, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân cư.
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.2: Dư nợ của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011 Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng số +/-% so với năm 2009 Tổng số +/-% so với năm 2010
1 Phân loại theo khách hàng 1.175,86 1.804,31 2.195,86
2 Phân loại theo loại tiền 1.175,86 1.804,31 2.195,86
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và bảng cân đối kế toán của NHTMCP PTN
Chi nhánh Hà Nội có sự tăng trưởng tín dụng khá giai đoạn này, nhưng có sự thu hẹp dần Vì lãi suất tăng cao, chi phí huy động vốn tăng nên các khách hàng có sự dè dặt trong việc vay vốn Cùng với đó là việc NHNN có sự kiểm soát đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng dự kiến tỷ lệ này của những năm tiếp theo sẽ còn giảm hơn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân khá tốt vào trong cả năm 2010 và 2011.
Ngược lại dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp lại có tốc độ tăng trưởng khá chậm.
Lý do là chi nhánh đã mở rộng nhiều gói tín dụng nhằm vào nhiều đối tượng, đặc biệt chi nhánh có chủ trương tập trung vào khối khách hàng cá nhân theo mục tiêu đưa
Ngân hàng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng Thực tế trong giai đoạn này, nhiều cuộc chạy đua lãi suất đã xảy ra, cùng với đó, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn NHTMCP Phát triển Nhà TP HCM chi nhánh Hà Nội cũng đi theo xu hướng này, do đó khá thận trọng trong việc đánh giá các hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp Số dư nợ của các doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn Nhà nước còn khá thấp, và trong thời gian tới, chi nhánh đang cố gắng cải thiện tình hình này hơn.
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP PTN TP.HCM chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011)
Có thể thấy là trong giai đoạn này, chi nhánh Hà Nội hoạt động thường xuyên có lãi, điều đó chứng tỏ hoạt động điều hành của Ngân hàng có hiệu quả Tuy nhiên, nhìn vào bảng có thể thấy hoạt động của chi nhánh có sự tăng trưởng rất chậm trong năm
2011 và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tín dụng Tuy dư nợ có tăng, song tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, do đó dự phòng rủi ro cũng vì vậy mà tăng Lợi nhuận hầu như không có sự tăng lên nhiều so với năm 2010, trong khi tổng tài sản liên tục tăng Thực tế thì cũng trong năm 2011, chi nhánh Hà Nội hoạt động không hiệu quả, chưa xứng tầm với vị thế của chi nhánh hàng đầu tại Hà Nội, chi nhánh cũng không hoàn thành được mục tiêu trong năm Nguyên nhân của kết quả này không chỉ nằm trong hoạt động của chi nhánh mà còn từ những biến động từ thị trường, cũng như từ hoạt động của cả hệ thống NHTMCP Phát triển Nhà TP.HCM Những chính sách của Ngân hàng này không những khiến Ngân hàng gặp khó khăn với NHNN mà còn khiến tình hình kinh doanh của các chi nhánh, các trung tâm khó có cơ hội phát triển như mong đợi.
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội 28 1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng 28 1.1 Văn bản của Ngân hàng Nhà nước
Văn bản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 239/2009/QĐ-HĐQT ngày 30/09/2009 của Hội đồng quản trị về việc “Ban hành quy định Cho vay tín chấp tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM”.
Quyết định só 801/2010/QĐ-TGĐ ngày 07/07/2010 về “Quy định sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM”.
Quyết định số 1732/2010/QĐ-TGĐ ngày 18/12/2010 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay mua xe Ôtô đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM”.
Quyết định số 803/2010/QĐ-TGĐ ngày 07/07/2010 về việc ban hành “Quy định Sản phẩm cho vay bất động sản của Ngân hàng TMCP Phát triến Nhà TP HCM”.
Quyết định số 517/2010/QĐ-TGĐ ngày 13/05/2010 về việc ban hành “Quy định Sản phẩm ứng trước tài khoản cá nhân”.
Chính sách cho vay tiêu dùng 28 1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chính của Ngân hàng 28 2 Lãi suất trong cho vay tiêu dùng
2.2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chính của Ngân hàng
Sản phẩm cho vay bất động sản
Công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn nằm trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng (được hiểu là giới hạn địa giới hành chính tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động)
Độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 tuổi
Khách hàng có đủ năng lực tài chính để đảm bảo nợ vay Khách hàng phải có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ cho ngân hàng mình vay vốn
Khách hàng phải có đủ tài sản đảm bảo theo quy định nội bộ cuả NHTMCP Phát triển Nhà TP HCM và của NHNN.
Khách hàng (gồm cả người hôn phối) không có nợ nhóm 2 tại thời điểm xét duyệt hoặc không có nợ xấu thuộc phân loại nợ 3-5 tại NHTMCP Phát triển Nhà TP. HCM và/hoặc các tổ chức tín dụng khác Trường hợp khách hàng phát sinh nợ xấu thuộc nhóm 3-5, khách hàng chỉ được cấp tín dụng sau 02 năm kể từ ngày trả hết nợ xấu.
Là khách hàng có tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng BB trở lên theo tiêu chuẩn xếp hạng cá nhân của Ngân hàng.
Các điều kiện khác phải phù hợp với quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng.
Giá trị và thời hạn vay bất động sản (BĐS)
Giá trị khoản vay và thời hạn cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vốn, khả năng tài chính và giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng nhưng không vượt quá 70% nhu cầu vốn (nhu cầu mua bán, chuyển nhượng, thuê và xây sửa chữa).
Thời hạn vay: tùy thuộc vào khả năng tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng mà thời gian cho vay được xác định cụ thể cho từng khoản vay:
- Tối đa 20 năm đối với các khoản vay thuê/mua bất động sản (mua nền đất, đất chia lô, nhà đất, căn hộ chung cư, quyền phát sinh từ việc thuê nhà/căn hộ).
- Tối đa 10 năm cho khoản vay xây, sửa nhà.
- Khách hàng có độ tuổi 60 thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng (05 năm).
- Khách hàng dưới 60 tuổi thời hạn cho vay tối đa 20 năm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc khi khách hàng đến tuổi 60 thời gian còn lại của khoản vay không quá 60 tháng (05 năm).
Số lượng khoản vay tài trợ mua bất động sản
Ngân hàng tài trợ tối đa cho khách hàng (bao gồm cả người hôn phối) theo nguyên tắc:
Tại thời điểm vay vốn, khách hàng không có khoản vay mua BĐS tại NHTMCP Phát triển Nhà TP.HCM và tại các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng mua mới 02 BĐS.
Tại thời điểm vay vốn, khách hàng đang có khoản vay mua BĐS tại Ngân hàng hoặc tại các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng có thể tài trợ khách hàng mua mới 01 BĐS.
Tài sản đảm bảo là chứng chỉ nợ, chứng chỉ vốn có thể thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc bên thứ ba bảo lãnh cho khách hàng.
Tài sản bảo đảm là BĐS có giấy chủ quyền thuộc sở hữu hợp lệ của người vay hoặc bên thứ ba bảo đảm (như cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối…).
Với tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay: BĐS đã có giấy tờ sở hữu, BĐS thuộc các khu dự án mà Ngân hàng liên kết.
Là khoản vay dành cho khách hàng dùng để thanh toán, trả nợ khoản tiền mà khách hàng đã vay của thân nhân (bố mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối) trước đây, khoản tiền vay thân nhân đã được sử dụng để thanh toán tiền mua BĐS Và khoản vay này chỉ được thực hiện khi có những BĐS có ghi thời gian sang tên khách hàng trên giấy tờ sở hữu đến thời điểm vay vốn là 45 ngày.
Sản phẩm cho vay mua xe ô tô
Ngoài các điều kiện theo quy định tại quy chế cho vay của Ngân hàng, khách hàng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Khách hàng từ 22 tuổi đến 60 tuổi.
Có vốn tự có tham gia mua xe.
Có tài sản đảm bảo là BĐS, giấy tờ có giá… hoặc chính xe mua.
Tỷ lệ cho vay, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn tối đa cho sản phẩm cho vay mua xe ô tô.
Bả ng 2.4: Tỷ lệ cho vay, thời hạn cho vay đối với sản phẩm cho vay mua xe ô tô
STT Loại xe Tỷ lệ cho vay/TSĐB Thời hạn cho vay tối đa
KHxếp hạng TDNB từ AA trở lên
KH xếp hạng TDNB từ BB đến A
1 TSĐB là BĐS Theo quy định hiện hành
1.1 Xe mới 100% 70% (nhưng không quá 95% giá trị xe mua) 72 tháng
1.2 Xe đã qua sử dụng
70% (nhưng không quá 85% giá trị xe mua)
2 TSĐB là chính xe mua
2.1 Xe du lịch đến 16 chỗ mới
2.1.1 Xe có xuất xứ từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc
2.1.2 Xe có xuất xứ từ Trung Quốc và được phân phối chính thức tại Việt Nam
2.2 Xe du lịch đến 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng(có xuất xứ từ
Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam) có thời hạn đã sử dụng:
Trường hợp tài sản đảm bảo là xe mua:
- Khách hàng mua xe từ các công ty, showroom (xếp loại A) có liên kết với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ giải ngân tiền vay vào tài khoản của công ty, showroom mở tại Ngân hàng trước khi có giấy hẹn của Cảnh sát giao thông (CSGT) về việc nhận đăng ký xe bản chính và số tiền này sẽ được phong tỏa cho tới khi có giấy hẹn của CSGT. Công ty tiến hành các thủ tục đăng ký xe cho khách hàng, khi có đăng ký xe bản chính, công ty sẽ nhận và chuyển lại cho Ngân hàng.
- Khách hàng mua xe từ các công ty, showroom (xếp loại B) có liên kết với Ngân hàng sẽ giải ngân tiền vay vào tài khoản công ty, showroom khi có giấy hẹn của CSGT về việc nhận đăng ký xe bản chính
Quy trình cho vay tiêu dùng 36 2.2.4 Kết quả thực hiện cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội 39 2.2.4.1 Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Quy trình cho vay bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội.
Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân
Chuyên viên phân tích tín dụng, thẩm định và các cấp tín phê duyệt
KH có nhu cầu tín dụng
Thông báo kết quả cho KH
Yêu cầu KH đưa chứng từ
Theo dõi và nhắc nợ KH Đón tiếp KH và xác định nhu cầu của KH
Cấp phê duyệt xem xét quyết định
Xác định đối tượng KH
Chuyển hồ sơ về để thẩm định
Chuyển kết quả về cho CV TVTCCN
TK cho vay cho KH
Tiến hành thẩm định KH
Trình hồ sơ lên cấp phê duyệt
Kiểm tra thông tin về hồ sơ của KH
TK vay của KH Thu nợ
Tất toán nợ và lưu trữ hồ sơ
Bước 1: Khách hàng đề xuất nhu cầu cho vay
Thông tin về tư cách pháp lý của người vay và những người có liên quan.
Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng: Nội dung phương án vay vốn, số tiền - thời hạn - lãi suất vay, dự kiến phương án bảo đảm tín dụng.
Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng bao gồm: Bản sao CMND, hộ khẩu; Phiếu thu thập thông tin về khách hàng; Phương án vay vốn phục vụ đời sống; Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, phiếu thanh toán…).
Nhân viên tín dụng cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ cho vay tiêu dùng
Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng:
Thẩm định về tài sản đảm bảo
Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng/hội đồng tín dụng
Hồ sơ bao gồm: Tờ trình thẩm định khách hàng do nhân viên tín dụng lập; Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo; Hồ sơ của khách hàng cung cấp
Quyết định của Tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ được gửi đến các Phòng liên quan để làm cơ sở thực hiện.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Phòng Thẩm định TSĐB lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng và bàn giao hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện tiếp.
Phòng tín dụng cá nhân thực hiện niêm phong bộ hồ sơ tài sản bảo đảm (Giấy tờ sở hữu + hợp đồng công chứng) để bàn giao vào kho quỹ ngân hàng.
Bước 6: Thực hiện cấp tín dụng
Bước 7: Kiểm soát và xử lý nợ
Kiểm tra cả mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, theo dõi thu gốc và lãi
Thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB.
Kiểm tra lại việc thu lãi là trách nhiệm của phòng kiểm toán nội bộ.
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
2.2.4 Kết quả thực hiện cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội
2.2.4.1 Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Bảng 2.6: Quy mô cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP PTN TP HCM chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được xu hướng vận động của quy mô cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội Nhìn chung, quy mô cho vay của Ngân hàng đã có sự mở rộng qua 3 năm, điều này thể hiện qua một số điểm sau:
Doanh số cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng lên qua các năm Năm 2009, doanh số CVTD mới chỉ là 475,13 tỷ đồng thì năm 2010 đã là 665,16 tỷ đồng, con số này của năm 2011 là 525,91 tỷ đồng Có thể thấy rõ là năm 2011 đã có sự sụt giảm đáng kể trong doanh số CVTD của chi nhánh, giảm đến 20,9%, trong khi năm 2010, CVTD tăng trưởng khá mạnh với tốc độ lên tới 40% Tuy nhiên, xét về tỷ trọng doanh số CVTD trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh thì lại giảm xuống Năm 2009, tỉ trọng này chỉ là 49,89% thì đến năm 2010 đã là 48,32% và năm 2011 lại chỉ là 47,85%.
Biểu đồ 2.1: Quy mô cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng
Cùng với đó dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2010 dư nợ CVTD là 765,10 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2009 với dư nợ là 303,82 tỷ đồng, tăng 65,86% Đây quả thực là một con số khá ấn tượng cho việc mở rộng hoạt động CVTD của Ngân hàng Sang đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD đã giảm nhiều Dư nợ vẫn tăng 193,58 tỷ đồng so với năm 2010 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong năm này chỉ còn là 25,3% Nếu như doanh số CVTD ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay thì dư nợ CVTD cũng như vậy Năm
2009 tỷ trọng dư nợ CVTD là 39,23% đến năm 2010 cùng với sự gia tăng nhanh của doanh số CVTD thì con số này cũng tăng lên 42,40% Cùng với sự tăng trưởng đó, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nên tỷ trọng CVTD chỉ là 43,66%
Như vậy có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động CVTD tại chi nhánh
Hà Nội không ngừng được mở rộng, tỷ trọng của hoạt động này so với các loại hình tín dụng khác của chi nhánh cũng đang ngày càng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong mảng tín dụng cá nhân Tuy nhiên so với hoạt động tín dụng của toàn bộ chi nhánh thì tỷ trọng của CVTD vẫn còn có thể phát triển tốt hơn nữa
2.2.4.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội
Bàng 2.7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Cho vay bất động sản 261,04 56,59% 459,45 60,05% 488,74 50,98% Cho vay mua ô tô 140,97 31% 189,36 24,75% 268,91 28,05%
Cho vay tiêu dùng khác 59,27 12,85% 116,3 15,2% 201,04 20,97%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng TMCP PTN TP HCM chi nhánh Hà Nội)
Theo bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà của chi nhánh Hà Nội luôn dao động trên dưới 55% Có thể thấy trong giai đoạn năm
2009 -2011, đó luôn là sản phẩm cho vay tiêu dùng có tỷ trọng lớn nhất của chi nhánh nhờ vào việc hiện nay các cặp vợ chồng trẻ có nhu cầu lớn về nhà ở đặc biệt là mua căn hộ chung cư Năm 2010 và năm 2011, tỷ trọng cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà có sự gia tăng không đều Năm 2009, tỷ trọng này là 56,59%, sang năm 2010 còn là 60,05% và năm 2011 là 50,98% Qua các năm thì giá trị các khoản vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà liên tục tăng lên, cùng với đó là sự gia tăng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác nên tỷ trọng của sản phẩm này có giảm đi chút ít. Đứng sau cho vay bất động sản là tỷ trọng cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại Tuy nhiên do những tác động của việc nhập khẩu xe cũng như giá xăng tăng cao thì nhu cầu mua sắm xe ô tô của người dân phục vụ việc sinh hoạt và công việc có xu hướng chậm lại Sản phẩm này năm 2009 mới chỉ chiếm tỷ trọng 31% nhưng sang năm 2010 nó đã giảm xuống 24,75%, trong khi năm 2011 tốc độ này tăng lên là 28,05%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian tại chi nhánh Hà Nội năm
Qua biểu đồ, có thể thấy rằng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 70,23%, năm 2010 là 76,13% thì năm 2011 con số này là 81,75% Sở dĩ các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do ngân hàng thực hiện chủ yếu các sản phẩm về ngắn hạn có giá trị nhỏ, không phải thực hiện các dự án có chi phí lớn Mặt khác, chi nhánh vẫn còn hạn chế cho vay trung dài hạn do e ngại mức độ rủi ro cao trong thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ nguồn vốn vay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan.
Do đó, rất dễ hiểu việc tỷ trọng các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn lại chiếm ưu thế nhiều đến vậy.
2.2.4.3 Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng
Doanh số thu nợ CVTD
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP PTN TP.HCM chi nhánh Hà Nội)
Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng 45 1 Kết quả đạt được 45 2 Hạn chế và nguyên nhân 46 2.1 Hạn chế
Nguyên nhân
Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân
Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm CVTD như mua, sửa chữa, xây mới nhà cửa, mua xe ô tô đi lại, mua đồ dùng lâu bền, du học, du lịch, y tế, còn nhiều hình thức CVTD chưa được áp dụng… Tuy những sản phẩm này ít nhiều có được sức hấp dẫn với khách hàng, tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế riêng:
Thời hạn cho vay tiêu dùng chưa đủ dài
Cùng với sự phát triển của xã hội, có rất nhiều người có thu nhập khá và ổn định muốn cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của mình chứ không muốn tích lũy lâu dài Tuy các khoản vay tiêu dùng có thời hạn không quá ngắn, tuy nhiên Ngân hàng vẫn chú trọng nhiều hơn đến các khoản vay ngắn hạn hơn Hà Nội lại là một thành phố có giá bất động sản khá cao, do vậy khách hàng với mức lương trung bình có nhu cầu vay vốn rất khó khăn trong viêc trả nợ và lãi trong thời hạn ngắn.
Hình thức cho vay tiêu dùng chưa đa dạng
Sản phẩm CVTD của Ngân hàng vẫn còn tập trung nhiều ở mức cần tài sản đảm bảo, trong khi các sản phẩm không cần tài sản đảm bảo lại không có nhiều Đây cũng chính là hạn chế chung trong hoạt động CVTD của các NHTM tại Việt Nam hiện nay.
Lãi suất cho vay chưa linh hoạt
Lãi suất CVTD luôn cao hơn so với lãi suất cho vay cho sản phẩm sản xuất kinh doanh Do người tiêu dùng luôn đặt vấn đề thỏa mãn lên hàng đầu và sẵn sàng chấp nhận giá cao, song cùng với các ngân hàng khác, Ngân hàng đã nâng mức lãi suất lên khá nhiều Với mức lãi suất 1,5-1,6%/tháng cho các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn, các khách hàng với mức lương trung bình gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản lãi hàng tháng, chưa kể đến phần nợ gốc phải trả.
Khách hàng đến với chi nhánh chưa nhận được nhiều tiện ích khác từ các sản phẩm CVTD Mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng chỉ dừng lại ở việc vay tiền, định kỳ trả nợ và thanh lý hợp đồng Đây là hạn chế rất lớn đối với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cũng như để giữ chân khách hàng.
Trình độ và nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế
Cán bộ tín dụng là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản vay Cán bộ tín dụng của chi nhánh Hà Nội đều là những người năng động, nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm nghề nghiệp cao Bản thân mỗi cán bộ tín dụng cần không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và kỹ năng đặc biệt trong công tác thẩm định, quản lý các món vay để đảm bảo chất lượng các món vay Mặt khác, hiện nay nhiều khoản vay tiêu dùng vẫn còn dựa vào tín chấp tiền lương, mà với mức lương của mỗi cá nhân thì việc vừa phải trang trải nợ gốc, lãi lẫn trang trải chi phí sinh hoạt; do vậy khi thực hiện cho vay các cán bộ tín dụng đều có tâm lý e dè, gây khó khăn cho khách hàng, kéo dài thời gian thủ tục cho vay Bản thân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách cả mảng cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh, với lượng món vay lớn, khiến cho việc quản lý chặt chẽ về chất lượng của nhiều khoản vay không được tốt. Ngân hàng hiện nay cũng đã có sự chuyên môn hóa đáng kể song gánh nặng của mỗi cán bộ tín dụng vẫn còn rất nhiều trong thời gian qua.
Chiến lược marketing của chi nhánh có hiệu quả chưa cao Chi nhánh hầu như không quảng bá hoạt động của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng mà đây là nguồn thông tin chủ yếu đối với khách hàng là từ các cá nhân, những người đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng Do đó, thông tin về hình thức dịch vụ cũng như thủ tục vay vốn chưa được phổ biến rộng rãi trong dân cư, làm cho người dân có tâm lý ngại khi đến ngân hàng sử dụng dịch vụ Chính sách marketing của Ngân hàng mới chỉ được xây dựng chung chung, chưa hướng tới từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Công tác thông tin khách hàng còn chưa tốt Những hạn chế trong khâu cập nhật thông tin dư nợ khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác kém đã làm giảm khả năng đánh giá về khách hàng, dẫn đến thông tin không cân xứng, gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng.
Môi trường pháp lý kém minh bạch, thiếu lành mạnh
Do hoạt động CVTD là hoạt động mới tại Việt Nam nên cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào mang tính thống nhất ,cụ thể về hoạt động CVTD nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển nó một cách mạnh mẽ Bên cạnh đó giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà là những tài sản bảm đảm có giá trị thì rất ít hộ có đủ giấy tờ, do hiện nay thủ tục cấp giấy còn phức tạp và chưa đồng bộ Ngoài ra, rất nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp sống trong các khu tập thể nên chỉ có các quyết định giao đất, giao nhà Còn các tài sản khác thường có giá trị thật sự không lớn vì họ là những người có thu nhập thấp nên tài sản tích luỹ cũng vậy.
Bên cạnh đó Luật thuế đối với người có thu nhập cao còn nhiều bất cập, việc kê khai thu nhập, mức thuế phải chịu nên đã phần nào hạn chế bớt số lượng khách hàng đến với ngân hàng do tâm lý e ngại phải công khai thu nhập của các khách hàng có thu nhập cao.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng.
Nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong các năm qua, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân.Tuy vậy, mức thu nhập tăng lên không đáng đồng đều giữa các tần lớp dân cư làm cho khoảng cách giàu nghèo vẫn không rút ngắn được mà còn có khả năng bị nới rộng hơn Hoạt động CVTD của Ngân hàng thì tuy không tập trung vào nhóm các khách hàng có thu nhập cao, có nguồn tài chính ổn định, song Ngân hàng vẫn luôn cân nhắc đối với các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp do nhu cầu về đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, nên quy mô CVTD cũng bị hạn chế.
Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay hầu hết các NHTM, các tổ chức tín dụng đều có sản phẩm về cho vay tiêu dùng, nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt Bên cạnh đó việc nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với uy tín cao xâm nhập vào thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Môi trường kinh doanh còn nhiều biến động
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế toàn cầu đều vẫn chưa phục hồi hoàn toàn Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam lại liên tục có lạm phát cao, giá cả tiêu dùng đắt đỏ khiến cho tâm lý người tiêu dùng càng lo ngại Cùng với đó là việc thắt chặt tăng trưởng tín dụng khiến hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Tất cả các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan đã nói trên đã làm hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Nội Vì vậy, chi nhánh cần phải có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình này Đây là nhiệm vụ không chỉ củaBan lãnh đạo hệ thống NHTMCP Phát triển Nhà TP HCM, ban lãnh đạo chi nhánh HàNội mà còn của toàn thể cán bộ công nhân viên cá phòng ban của chi nhánh ngân hàng.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội
3.1.1 Xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới
Cho vay mua nhà , xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: