Hoa thức
Trang 1Hoa thức
Hoa thức là công thức biểu diễn ngắn gọn cấu tạo của hoa Các thành phần của
hoa được biểu diễn bằng những chữ nhất định
K (Kalyx): đài hoa; C (Corolla): tràng hoa;
A (Androeceum): nhị hoa; G (Gynoeceum): nhụy
hoa;
P (Perigonium): bao hoa chưa phân hóa thành đài và
tràng
Hoa thức được biểu diễn trên một hàng ngang, các chữ ký hiệu của các bộ
phận được viết theo thứ tự từ ngoài vào trong Sau mỗi chữ ghi con số chỉ số
lượng của bộ phận ở mỗi vòng, nếu số lượng không xác định và nhiều thì dùng
kí hiệu ( ), nếu thành phần nào thiếu thì ghi số (0) bên dưới các chữ, nếu bộ
Trang 2phận nào của hoa sắp xếp thành nhiều vòng thì ta ghi thứ tự từ ngoài vào số
lượng của từng vòng và nối với nhau bởi dấu (+) Nếu bộ phận nào của hoa có số
lượng thay đổi trong một khoảng nhất định thì ta ghi thứ tự số nhỏ trước số lớn
sau và nối với nhau bằng dấu (-)
*, + : Hoa đều , : Hoa không đều
0 : Hoa đực 0 : Hoa cái 0 : Hoa lưỡng tính
Hình 4.13 Các kiểu tiền khai hoa
A Tiền khai hoa xoắn ốc; B - D Tiền khai hoa van;
E Tiền khai hoa vặn
F Tiền khai hoa lợp; G Tiền khai hoa nanh sấu; H Tiền khai hoa cờ;
I Tiền khai hoa thìa
102
Trang 3Nếu hoa có bầu trên thì ta gạch dưới số chỉ số lá noãn; nếu hoa có bầu dưới ta
gạch trên số chỉ số lá noãn và bầu trung thì ta gạch ngang số chỉ số lá noãn
Nếu các thành phần của hoa trong cùng một vòng dính nhau thì ta ghi những
số đó trong ngoặc đơn ( )
Tuy nhiên, công thức hoa vẫn chưa thể hiện hết tính chất và đặc điểm của
hoa
Ví dụ minh họa:
Hoa Huệ : * 0 P(3+3) A 3+3 G(3)
Hoa Dâm bụt: * 0 K5- 9 K(5) C5 A G(5)
Hoa Đậu: 0 K(5) C5 A(9) +1G1
2.2 Hoa đồ
Hoa đồ là sơ đồ biểu diễn cấu tạo cắt ngang của hoa (hoặc nụ hoa) trên mặt
Trang 4phẳng thẳng góc với trục chính mà hoa phát triển Hoa đồ phản ánh cấu tạo của một cách đầu đủ hơn vì
nó thể hiện được sự phân
bố tương hỗ giữa các thành phần khác nhau ở trong hoa mà hoa thức không thể
hiện được
Trong hoa đồ, trục của hoa thường được đặt ở phía trên, lá bắc được đặt ở
phía đối diện, giữa 2 bộ phận đó là các thành phần
của hoa Nếu hoa đều thì các
vòng trong hoa đồ được biểu diễn xếp thành những vòng tròn và kích thước của
từng phần trong mỗi vòng đều nhau Nếu hoa không đều, các vòng trong hoa đồ
được biểu diễn thành những đường hình bầu dục với kích thước các phần khác
Trang 5nhau Người ta qui ước biểu diễn các thành phần của hoa như sau:
: Trục mang hoa được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ có thể để trắng hoặc tô
đen
: lá bắc được biểu diễn bằng một đường cung có mấu lồi ở lưng
: lá đài được biểu diễn như lá bắc nhưng để phân biệt người ta có thể tô
đen hoặc gạch chéo ở bên trong
: tràng hoa được biểu diễn bởi một cung tròn có thể
để trắng hoặc tô đen
hoặc dùng nét đậm (cách sắp xếp của đài và tràng đựoc biểu diễn theo kiểu
tiền khai hoa)
: nhị biểu diễn theo lát cắt ngang của bao phấn và
hướng mở của bao phấn
Trang 6Nếu số lượng nhị ở trong hoa quá nhiều để đơn giản hoa người ta thường biểu
diễn bằng những hình tròn nhỏ Nhị lép được biểu diễn bằng dấu chấm (.) trong
vòng nhị
103
: nhụy hoa được biểu diễn theo lát cắt ngang của bầu với số ô và cách đính
noãn
Nếu các bộ phận của hoa dính nhau, ta vẽ chúng nối với nhau bằng dấu móc
hoặc bằng những nét chấm ( ) Nếu trong vòng có một bộ phận nào tiêu giảm, ta
ghi dấu x vào vị trí của nó
Hoa thức và hoa đồ sẽ bổ sung cho nhau và cho ta biết những nét chủ yếu
nhất trong cấu tạo của một hoa
Trang 73 Cụm hoa
Cụm hoa là tập hợp của nhiều hoa riêng rẽ, có cuống hay không có cuống cùng
đính trên một trục chung gọi là cuống cụm hoa
Trong cụm hoa mỗi hoa có một lá
bắc riêng Ngoài ra, ở một số cây có lá bắc chung cho
cả cụm hoa - gọi là tổng bao,
trong trường hợp này từng hoa riêng biệt không có lá bắc (các cây trong họ Cúc, họ
Hoa tán ) Có khi lá bắc chung có những biến đổi
đặc biệt tạo thành một mo (Các
cây trong họ Cau và họ Ráy )
Tùy theo sự phân nhánh của cuống cụm hoa, người ta phân biệt các kiểu cụm
hoa chính sau đây:
3.1 Cụm hoa không hạn
Trang 8Là kiểu cụm hoa có cành mang hoa không hạn chế, đầu cành không tận cùng
bằng một hoa, nên các hoa vẫn tiếp tục được hình
thành Những hoa ở trên ngọn
thường là hoa non nhất Nếu xét những hoa cùng
nằm trên một mặt phẳng ngang thì
những hoa ở phía trong là hoa non nhất Như vậy thứ
tự nở hoa từ dưới lên trên
(theo trục thẳng đứng) hoặc từ ngoài vào trong (theo
mặt phẳng cắt ngang)
Cụm hoa không hạn gồm các kiểu chính sau đây:
a Chùm
Trong cụm hoa, mỗi hoa đều có một cuống riêng rẽ, mọc ở kẽ của 1 lá bắc
Nếu cuống của cụm hoa không phân nhánh, ta có kiểu chùm đơn (hoa Muồng), nếu
phân nhánh ta có kiểu chùm kép (hoa Nho)
Trang 9b Bông
Các hoa trong cụm hoa thường không có cuống hoặc
có cuống rất ngắn và
được đính trực tiếp trên cuống của cụm hoa Nếu trục của cụm hoa phân nhánh ta có
kiểu bông kép (Lúa, ngô ) Nếu không phân nhánh
ta có kiểu bông đơn (Cỏ roi
ngựa ) Nếu cụm hoa hình bông được bao bọc bởi 1
lá bắc chung đã được biến đổi
thành mo, gọi là kiểu cụm hoa bông mo (Bông mo đơn: hoa Ráy; Bông mo kép: hoa
Cau )
104
Hình 4.14 Sơ đồ các kiểu cụm hoa không hạn
A Chùm - A Chùm đơn; A1 Chùm có hoa mọc đối; A2 Chùm kép; B.Bông;
Trang 10C Bông nạc; D,E Ngù; G Tán đơn; H Tán kép; I Hình cầu; J Hình đĩa
(Nguồn: Nguyễn Bá, 1975)
- Buồng: buồng chuối là một kiểu bông kép đặc biệt
mà trên đó các bông đơn
cũng như các hoa tập trung lại thành nải
- Bông đuôi sóc: là kiểu bông mang rất nhiều hoa dày
đặc (hoa một số loài cỏ)
c Ngù
Kiểu cụm hoa này có cấu tạo giống kiểu chùm,
nhưng các hoa ở phía dưới lại
có cuống dài hơn các hoa ở phía trên, nên các hoa trong cụm hoa gần như được đưa
lên trên cùng một mặt phẳng (hoa Phượng vĩ: ngù đơn; hoa Súp lơ: ngù kép)
d Tán
Trang 11Các hoa cùng nằm trên một mặt phẳng ngang nhưng các cuống của hoa đều
tập trung tại một điểm trên đầu tận cùng trục cụm hoa, ở đó tất cả các lá bắc tập hợp
thành tổng bao Có 2 loại tán đơn và tán kép, kiểu cụm hoa này đặc trưng cho các
hoa thuộc họ Hoa tán (Cà rốt, Ngò )
e Đầu
Là kiểu cụm hoa gồm nhiều hoa không cuống mọc sít nhau trên đỉnh trục cụm
hoa thu ngắn lại
- Nếu các hoa tập trung lại thành hình cầu - kiểu cụm hoa hình cầu (Hoa Trinh
nữ, hoa Keo dậu )
105
Hình 4.15 Các kiểu cụm hoa có hạn (Xim)
1, 2, Xim một ngả; 2 Xim hai ngả; 3, Xim nhiều ngả
Trang 12(Nguồn: T Elliot Weier, C Rolph Stocking, 1982)
- Nếu đầu tận cùng của trục cụm hoa loe rộng ra, bên trên có mang những hoa
nhỏ, các lá bắc của hoa sẽ tập trung lại thành tổng
bao: gọi là kiểu cụm hoa hình dĩa
- đặc trưng cho các cây họ Cúc
- Nếu đầu tận cùng của trục cụm hoa lõm xuống dạng hình chén và khép kín
lại bên trong có mang rất nhiều những hoa nhỏ - kiểu
cụm hoa hình đầu trạng
(thường gặp ở Sung, Vả, Vú bò )