1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược hà nội

118 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG (6)
    • 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả (6)
      • 1.1.1. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (6)
      • 1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả (7)
      • 1.1.3. Nhiệm vụ của công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (7)
    • 1.2. KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA (8)
      • 1.2.1. Các phương thức bán hàng (8)
      • 1.2.2. Các phương thức thanh toán (9)
      • 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán (9)
      • 1.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng (12)
      • 1.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (14)
    • 1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (15)
      • 1.3.1. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (15)
      • 1.3.2. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (17)
      • 1.3.3. Kế toán thu nhập và chi phí khác (18)
      • 1.3.4. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (19)
      • 1.3.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (20)
    • 1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (27)
    • 1.5. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện sử dụng kế toán máy (28)
      • 1.5.1. Mã hóa các đối tượng (28)
      • 1.5.2 Xác định danh mục (28)
      • 1.5.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán (30)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y DƯỢC HÀ NỘI (31)
    • 2.1. Đặc điểm chung về công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (31)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và quá trình phát triển (31)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (32)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (33)
    • 2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (39)
      • 2.2.1. Đặc điểm về hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (39)
      • 2.2.2. Thủ tục bán hàng và chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (42)
      • 2.2.3. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (45)
      • 2.2.4. Tổ chức khai báo, mã hóa, ban đầu (46)
      • 2.2.5. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ (51)
      • 2.2.6. Kế toán thuế giá trị gia tăng (63)
      • 2.2.7. Kế toán giá vốn hàng bán (66)
      • 2.2.8. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (73)
      • 2.2.9. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (86)
      • 2.2.10. Kế toán thu nhập và chi phí khác (94)
      • 2.2.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và chi phí thuế thu nhập (94)
  • Chương III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y DƯỢC HÀ NỘI (0)
    • 3.1. Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh (0)
      • 3.1.1. Ưu điểm (105)
      • 3.1.2. Nhược điểm (107)
    • 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội (108)
  • Kết luận........................................................................................................114 (115)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG

Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả

1.1.1 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

* Bán hàng : Là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

* Xác định kết quả hoạt động kinh doanh : Là đưa ra kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.

+ Kết quả kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính.

Kết quả từ hoạt động SXKD (bán hàng và cung cấp dịch vụ)

Tổng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn của hàng đã bán và CP thuế TNDN

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả từ hoạt động tài chính = Tổng doanh thu về hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính

Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đó bỏn bị trả lại,

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 6 thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp).

+ Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác:

Kết quả từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

* Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng: Để quản lý cụng cỏc bán hàng, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đó bỏn.

- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng.

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.

* Yêu cầu quản lý đối với hoạt động xác định kết quả kinh doanh:

- Đối với công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh thì yêu cầu là phải chính xác trong việc xác định kết quả Tránh hạch toán sai trong các nghiệp vụ thực tế phát sinh.

- Kế toán dựa vào chi phí phát sinh thực tế trong bán hàng và doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ, việc giám sát quản lý trong cỏc khõu chi phí và xác định doanh thu là cần phải chặt chẽ

1.1.3 Nhiệm vụ của công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Để thực hiện được vai trò quan trọng đó, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đõy:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chớnh xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chớnh xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời theo dừi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.

- Phản ánh và tớnh toán chớnh xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phõn phối kết quả các hoạt động.

- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chớnh và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phõn phối kết quả kinh doanh.

KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA

1.2.1 Các phương thức bán hàng

1.2.1.1 Bán hàng trực tiếp cho khách hàng

Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ, thường bán đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ giá bán thường ổn định. Theo phương thức này khi doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng thì đồng thời khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Các phương thức bán hàng trực tiếp bao gồm:

- Bán hàng thu tiền ngay

- Bán hàng được người mua chấp nhận thanh toán

- Bán hàng trả chậm, trả góp có lãi

1.2.1.2 Phương thức hàng gửi đi bán

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 8

Là phương thức mà định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận của hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng Khi xuất kho gửi đi bán, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc chấp thuận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và ghi nhận doanh thu bán hàng Theo phương thức này cú cỏc trường hợp bán hàng sau:

- Bán buôn với hình thức gửi hàng

- Bán hàng đại lý ký gửi

1.2.2 Các phương thức thanh toán

Việc quản lý quá trình thanh toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán hàng, chỉ khi quản lý tốt các nghiệp vụ thanh toán doanh nghiệp mới tránh được những tổn thất về tiền hàng, giúp doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn, giữ uy tín với khách hàng Hiện nay các doanh nghiệp thương mại áp dụng một số phương thức thanh toán sau:

* Thanh toán ngay: Theo phương thức thanh toán này, khách hàng khi mua hàng, chấp nhận thanh toán và sẽ thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

* Thanh toán trả trậm, trả góp: Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó Người mua và người bán sẽ thỏa thuận thanh toán được cam kết trong hợp đồng kinh tế có thể trả sau một lần hoặc thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền người mua sẽ trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần tiền gốc và một phần lãi trả chậm.

1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán

1.2.3.1 Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán hàng

Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho để bán, CPQLKD (gồm CPBH, CPQLDN) phân bổ cho số hàng đó bỏn.

Trị giá vốn xuất kho để bán: Đối với DNTM, trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua phân bổ cho hàng đó bỏn.

Trị giá mua của hàng xuất kho có thể được tính bằng một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp thực tế đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước

- Phương pháp nhập sau xuất trước

* Phương pháp thực tế đích danh : Theo phương pháp này khi hàng nhập kho phải theo dõi riêng từng lô hàng về số lượng cũng như giá cả khi xuất ra sử dụng thuộc lô hàng nào thỡ tớnh theo giá của lô hàng đó.

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp cú ớt loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

* Phương pháp bình quân gia quyền : Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cũng có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giá bình quân Trị giá mua thực tế của hàng đầu kỳ + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 10

* Phương pháp nhập trước xuất trước : Phương pháp này đặt trên giả định là hàng nào được nhập trước thì sẽ xuất trước và hàng tồn kho cuối kỳ là hàng tồn kho được nhập tại thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho tại thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

* Phương pháp nhập sau xuất trước : Áp dụng trên giả định là hàng nào được nhập sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được nhập trước đó.

Còn chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán được xác định theo công thức:

Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất kho

Chi phí mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ

Chi phí mua phát sinh trong kỳ

Trị giá mua của hàng xuất kho

Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ

Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ

Kế toán căn cứ vào trị giá vốn hàng xuất kho để bán, CPBH, CPQLDN để tổng hợp lại tính trị giá vốn của hàng đó bỏn như sau:

Trị giá vốn hàng đã bán = Trị giá vốn hàng xuất kho để bán + Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý kinh doanh = Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.2.3.2.Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng:

- Phiếu xuất kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu nhập kho (Mẫu 02 – VT)

- Bảng kê thu mua hàng hóa (Mẫu số 06 – VT)

- TK 632- Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành phẩm sản xuất của sản phẩm xõy lắp (đối với doanh nghiệp xõy lắp) bán trong kỳ.

- TK 156 – Hàng hoá: Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản.

TK 156 – Hàng hóa, phải hạch toán chi tiết theo 3 nội dung:

+ Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hành hóa mua vào và đã nhập kho (Tính theo trị giá mua vào).

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.3.1 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

1.3.1.1 Nội dung chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh là những chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và những hoạt động điều hành doanh nghiệp.

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

+ Chi phí nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý: Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp.

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu có liên quan đến bán hàng như vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho sửa chữa quầy hàng và những vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như: Giấy, mực, bỳt…

+ Chi phí công cụ đồ dùng: Phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bán hàng và cho công tác quản lý.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp như: Xe chở hàng, nhà cửa làm việc của cỏc phũng ban, máy móc thiết bị.

+ Chi phí dự phòng: Phản ánh khoản dự phòng phải thu khú đũi tính vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài như: Tiền thuê kho bãi, cửa hàng, tiền vận chuyển bốc xếp hàng tiêu thụ, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí phát sinh khác như: Chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị khách hàng, công tác phí

1.3.1.2 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng

- Bảng chấm công, bảng thanh toán lương.

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 16

- Phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng còn chi phí khấu hao TSCĐ thì kế toán dựa vào bảng tính và phân bổ khấu hao.

- Các chi phí khác như thuế, phí, lệ phí, chi phí mua ngoài thì kế toán sẽ căn cứ bảng tính thuế.

TK 642 “chi phí quản lý kinh doanh”- có 2 tài khoản cấp

+ TK 6421 “chi phí bán hàng”

+ TK 6422 “chi phí quản lý doanh nghiệp”

1.3.1.3 Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi phí quản lý kinh doanh:

(Xem sơ đồ 1.1 và 1.2) 1.3.2 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:

1.3.2.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.

* Khái niệm: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán

* Nội dung: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm :

- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con

- Cổ tức và lợi nhuận được chia

- Chờnh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ

- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính

* Tài khoản sử dụng: TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chớnh”

* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về doanh thu hoạt động tài chính: (Xem sơ đồ 1.1 và 1.2)

1.3.2.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính.

* Khái niệm: Những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của công ty

- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn

- Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn

- Chi phớ lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ

- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính, đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con

- Chi phớ khác liên quan đến hoạt động tai chính

* TK sử dụng: TK 635 – “Chi phí tài chớnh”

* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi phí hoạt động tài chính:( Xem sơ đồ 1.1 và 1.2)

1.3.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác

1.3.3.1 Kế toán thu nhập khác

* Khái niệm: Là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc đó là những khoản thu không mang tính chất thường xuyên

* Nội dung: Thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư tài chính dài hạn khác.

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 18

- Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế

- Thu các khoản nợ khú đũi đó xử lý xóa sổ

- Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức tặng công ty.

- Các khoản thu nhập khác.

* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về thu nhập khác:

( Xem sơ đồ 1.1 và 1.2 ) 1.3.3.2 Kế toán chi phí khác

* Khái niệm: Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc đó là những khoản chi không mang tính chất thường xuyên

* Nội dung: Chi phí khác bao gồm:

- Chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa,TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư tài chính dài hạn khác.

- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế

- Các khoản chi phớ khỏc.

* Tài khoản sử dụng: TK 811- Chi phớ khỏc

* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi phí khác:

(Xem sơ đồ 1.1 và 1.2) 1.3.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

* Khái niệm: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tớnh trờn thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

* Nội dung: Chi phí thuế TNDN là chi phí thuế TNDN hiện hành khi xác định kết quả trong kỳ.

Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tớnh trờn thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.

* Tài khoản sử dụng : TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

* Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

(Xem sơ đồ 1.1 và 1.2) 1.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

* Nội dung: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của công ty trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

(1) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh

(2) Kết quả hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu của hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính

(3) Kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

* Tài khoản sử dụng: TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 20 khác để xác định kết quả Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh thể hiện qua sơ đồ sau:

Trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27

Diễn giải trình tự sơ đồ trên như sau:

(1a) Thu mua hàng hoá nhập kho

(1c) Hàng hoá xuất gửi bán

(1d) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911

(2a) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(2b) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(3a) Chi phí trả trước phân bổ

(3b) Chi phí phải trả người lao động

(3c) Chi phí khấu hao tài sản cố định

(3d) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác

(3e) Trích lập chi phí bảo hành sản phẩm

(3f) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang TK 911

(4) Trích lập dự phòng phải thu

(5a) Chi phí tài chính phát sinh

(5b) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính

(5c) Chi phớ khác phát sinh

(5d) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác

(6b) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…)

(6c) Thuế giá trị gia tăng phải nộp (phương pháp trực tiếp)

(6d) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần

(7b) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính

(7d) Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác

(8a) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

(8b) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp k iểm kê định kỳ:

SV: Lý Thanh Huyền Lớp: LC 13.21.27 24

Diễn giải trình tự sơ đồ trên như sau:

(1a) Đầu kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa tồn đầu kỳ

(1b) Hàng hóa mua vào trong kỳ

(1c) Kết chuyển giá vốn hàng bán của hàng hóa tiêu thu trong kỳ

(1d) Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng hóa tồn cuối kỳ

(1e) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911

(2a) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(2b) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(3a) Chi phí trả trước phõn bổ

(3b) Chi phí phải trả người lao động

(3c) Chi phí khấu hao tài sản cố định

(3d) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác

(3e) Trích lập chi phí bảo hành sản phẩm

(3f) Trích lập dự phòng phải thu

(3g) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang TK 911

(4a) Chi phí tài chính phát sinh

(4a) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính

(4c) Chi phí khác phát sinh

(4d) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác

(5b) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…)

(5c) Thuế giá trị gia tăng phải nộp (phương pháp trực tiếp)

(5d) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần

(6b) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính

(6d) Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác

(7a) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

(7b) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 26

Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Số lượng sổ kế toán và kết cấu mẫu sổ kế toán sử dụng ở doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn Có bốn hình thức kế toán sau:

- Hình thức Nhật ký chung

- Hình thức Chứng từ ghi sổ

- Hình thức Nhật ký chứng từ

- Hình thức Nhật ký – Sổ cái

 Hình thức nhật ký chung sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền,nhật ký bán hàng

- Sổ chi tiết các TK: 131, 6421, 6422, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết hàng hóa

 Hình thức chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ chi tiết hàng hóa, bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua…

 Hình thức nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ sau:

- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 8

- Sổ chi tiết các TK: 131, 6421, 6422, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết hàng hóa

 Hình thức nhật ký – sổ cái sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ nhật ký sổ cái

- Sổ chi tiết các TK: 131, 6421, 6422, sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng

Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện sử dụng kế toán máy

1.5.1 Mã hóa các đối tượng: Để thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính nhất thiết phải có sự mã hóa, khai báo và cài đặt các đối tượng có liên quan để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các luồng thông tin.

Mã hóa là hình thức để thực hiện phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp đối tượng cần quản lý Mã hóa cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách dễ dàng các đối tượng khi gọi mã.

Việc xác định đối tượng cần mã hóa là hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp Thông thường các đối tượng sau cần được mã hóa trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Khách hàng, hàng hóa, chứng từ, tài khoản…Việc mã hóa này được thực hiện thông qua các danh mục.

Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống Hầu hết các thông tin kế toán đều được phản ánh thông qua các tài khoản Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tài khoản sẽ quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý, khai thác thông tin tiếp theo, đặc biệt trong việc xử lý số liệu kế toán trờn mỏy.

Bằng việc khai thác và mã hóa có hệ thống kèm theo việc thiết kế các trạng thái và các kết nối (có thể bằng dạng số, dạng ký tự, hoặc kết hợp cả hai tùy theo đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp), tài khoản bán hàng có thể khai báo thờm cỏc tiểu khoản chi tiết thông qua việc thực hiện một số cách sau:

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 28

 Thông qua số hiệu tài khoản và các tài khoản liên quan theo danh mục tài khoản được nhà nước quy định để khai báo các biến mã nhận biết tương ứng tùy thuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kèm theo phần khai báo, diễn giải cụ thể.

 Thông qua việc khai báo các thông tin cụ thể về các tài khoản, khai báo mối quan hệ giữa các tài khoản chính và các tài khoản chi tiết.

Việc tổ chức, theo dõi, quản lý, cập nhật, luân chuyển, xử lý các loại chứng từ trên hệ thống máy vi tính cần phải thực hiện và tuân thủ chặt chẽ quy trình luân chuyển, cập nhật và xử lý chứng từ được doanh nghiệp quy định. Để quản lý, mỗi chứng từ gốc mang một mã hiệu xác định Với mã hiệu chứng từ, có thể tiến hành lọc, in ra các bảng kê chi tiết, bảng tổng hợp theo từng loại chứng từ.

Danh mục này được dùng để theo dõi chi tiết bán thành phẩm, hàng hóa và các khoản phải thu của từng khách hàng Mỗi khách hàng được nhận diện bằng một mã hiệu gọi là mã khách hàng Tùy quy mô và phạm vi giao dịch mà quyết định phương pháp mã hóa cho phù hợp và hiệu quả:

- Nếu khách hàng lớn có thể sử dụng phương pháp đánh số ký hiệu tăng dần 1, 2, 3…song mã kiểu này không mang ý nghĩa gợi nhớ.

- Nếu khách hàng không nhiều, có thể mã hóa theo tên viết tắt hoặc ghép chữ cái đầu trong tên khách hàng Mã kiểu này mang tính gợi nhớ cao.

Mã hóa theo kiểu khối: Mã gồm hai khối, khối nhóm khách hàng và khối số thứ tự tăng dần của khách hàng trong mỗi nhóm Việc tạo nhóm khách hàng có thể tiến hành theo tiêu thức địa lý hoặc tính chất tổ chức công việc.

Ngoài ra, mỗi khách hàng còn được mô tả chi tiết thông qua các thuộc tính khác như địa chỉ, tài khoản, hạn thanh toỏn…

Việc quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa được thực hiện thông qua danh mục hàng hóa Mỗi hàng hóa mang mã hiệu riêng, bên cạnh mã hiệu là các thuộc tính mô tả khác như tên hàng hóa, đơn vị tính, tài khoản kho…

1.5.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Mỗi hình thức sổ kế toán có một hệ thống sổ kế toán và trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán khác nhau Trên cơ sở hệ thống sổ kế toán tổng hợp, trình tự hệ thống hóa thông tin tương ứng với hình thức kế toán đã được quy định trong chế độ kế toán hiện hành, yêu cầu quản lý và sử dụng thông tin chi tiết của doanh nghiệp về quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh mà chương trình phần mềm kế toán sẽ được thiết kế để xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán tự động trờn mỏy theo đúng yêu cầu Kế toán không phải lập các sổ kế toán, các báo cáo mà chỉ lọc và in ra theo yêu cầu sử dụng.

Trong trường hợp cần thiết có thể cải tiến, sửa đổi nội dung, mẫu biểu của các sổ kế toán cũng như các báo cáo kế toán quản trị, song phải đảm bảo tính hợp lý, thống nhất và đúng chế độ kế toán quy định.

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 30

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y DƯỢC HÀ NỘI

Đặc điểm chung về công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển

- Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007028 do

Sở kế hoặch và đầu tư thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần công nghệ y dược

Hà Nội thành lập ngày 21-5-2005.

- Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận kinh doanh sửa đổi lần 2 ngày 18- 08-2006 là 4.500.000.000 VNĐ

- Trụ sở chính của công ty: Số 37, nhà A, ngõ109, đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

- Tư cách pháp nhân : Nguyễn Xuân Vĩnh

* Nhiệm vụ hiện nay của công ty:

- Hiện nay quy mô kinh doanh của công ty ở mức trung bình với hệ thống cửa hàng và thị trường tiêu thụ chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đội ngũ nhân viên là những người có trình độ được tuyển chọn và qua đào tạo Công ty thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, tạo được niềm tin với người tiêu dùng góp phần đưa công ty đạt được những thành tựu ban đầu Cụ thể với nhiệm vụ công ty luôn đề ra như sau:

+ Xây dựng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh đã đề ra

+ Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn

+ Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, luật lệ của Nhà nước, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, với nhõn viên trong công ty

+ Nghiêm chỉnh chấp hành cam kết đã ký trong hợp đồng mua bán, nhập khẩu và các dịch vụ liên quan

+ Hoàn thiện các công cụ quản lý, tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, chính sách, nhiệm vụ của công ty.

- Giá trị cốt lõi của công ty:

+ Tính trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật

+ Tính chuyên nghiệp trong việc bán hàng hóa

+ Mục tiêu hướng đến dự hài lòng của khách hàng

* Một số chỉ tiêu trong vài năm gần đây thể hiện quy mô kinh doanh của công ty:

Dưới đây là những chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội trong những năm gần đây: ĐVT: Đồng

STT Chỉ tiêu Mốc thời gian

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ y dược

Hiện tại, trên thị trường thuốc Việt Nam đã có mặt những sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội Đó là viên bổ khớp HYALOB, NEURO IQ, bổ xương khớp GLUCOSAMINE & CHONDROITTIN, viên uống dưỡng da DermaDivien Collagen… Những sản phẩm này hiện nay đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng và tin dùng Công ty mới chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm thuốc nhưng trên thực tế Công ty cổ phần công

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 32 nghệ y dược Hà Nội đã đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác trong tương lai công ty sẽ mở rộng sang những lĩnh vực khác Đó là:

- Mua bán trang thiết bị y tế, vật tư y tế (không bao gồm dược liệu).

- Sản xuất và mua bán thực phẩm bổ sung, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm bổ dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng thay thế trong ngành công nghệ thực phẩm, xây dựng, giao thông vận tải điện tử, viễn thông, phòng thí nghiệm.

- Mua bán máy móc, thiết bị âm thanh, thiết bị chiếu sáng

- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy công ty: Đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý

* Giám đốc: Giám đốc có nhiệm vụ quản lý từng phòng ban trực thuộc bộ phận

* Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý việc cung cấp nguồn hàng, tiêu thụ hàng hóa, khai thác các hợp đồng mua bán; thay mặt

P.Tài chính- kế toán P kinh doanh P dự án Kho giám đốc thực hiện đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hóa, tổ chức các hoạt động mua bán, lập kế hoạch kinh doanh, tạo mối quan hệ với khách hàng và tư vấn cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng của Công ty.

* Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm tư vấn cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính của Công ty, cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính của Công ty giúp cho giám đốc điều hành và quản lý Công ty về mặt kinh tế đạt hiệu quả cao Tập hợp số liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của từng kỳ, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự vận dụng của vốn và nguồn vốn.

* Phòng dự án: Thiết lập và thực hiện các dự án, phân phối các thiết bị mạng Xây dựng và tư vấn các vấn đề về mạng như mạng Lan, mạng Wan, mạng Internet

* Kho: Cất giữ và bảo quản các mặt hàng nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa và đảm bảo cho Công ty luôn có đủ hàng để bán đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các giấy tờ, sổ sách, chứng từ có liên quan tới nhập, xuất, tồn hàng trong kỳ.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

2.1.4.1 Bộ máy kế toán của công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý công tác kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung Quy mô tổ chức của bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm của công ty mà vẫn đảm bảo hoàn thành công tác kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 34

Kế toán thuế Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ

Kế toán kho Thủ quỹ

* Chức năng nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho hàng hóa

- Kế toỏn trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác kế toán của Công ty, hướng dẫn nhân viên sử dụng phần mềm kế toán vào công việc hạch toán Quản lý việc phân quyền trong việc sử dụng phần mềm kế toán, theo dõi kiểm tra việc hạch toán của các kế toán viên. Đồng thời, kế toán trưởng thực hiện tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành cung cấp. Tham mưu cho lãnh đạo công ty những vấn đề về tài chính kế toán, trực tiếp cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc và chịu trách nhiệm về thông tin kế toán do mình cung cấp trước cấp trên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ:

+ Theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa

+ Theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng, nhận ký cược ký quỹ

- Kế toán bán lẻ: Theo dõi tình hình bán lẻ của công ty.

Kế toán thuế, ngân hàng

+ Theo dõi tình hình thanh toán với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.

+ Theo dõi số dư tiền gửi ngân hàng và các hoạt động phát sinh liên quan tiền gửi ngân hàng

+ Chịu trách nhiệm thu, chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty và vào sổ quỹ

+ Chịu trách nhiệm thu tiền hàng từ các cửa hàng và nộp ngân hàng số tiền ngoài định mức dự trữ tiền mặt.

2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán của công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

* Hình thức ghi sổ : Áp dụng hình thức Nhật Ký Chung trong điều kiện có sử dụng kế toán trờn mỏy Đây là hình thức kế toán giản đơn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế Phỏn ỏnh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản)

Sơ đồ quy trình ghi sổ trên kế toán máy:

*Các loại sổ công ty sử dụng:

+ Nhật ký chung + Sổ cái

2.1.4.3 Nội dung các chính sách, ch ế độ kế toán áp dụng:

Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ Kế toán Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ– BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Công ty sử dụng Việt Nam đồng.

- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kê khai theo tháng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27

Nhập dữ liệu vào máy Máy tính xử lý

Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp Báo cáo tài chính

- Phương pháp tính giá vốn hàng nhập kho theo trị giá mua thực tế và trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, mỗi tháng một lần vào cuối tháng.

- Phương pháp khấu hao áp dụng: khấu hao theo đường thẳng

2.1.4.4 Giới thiệu về phần mềm kế toán áp dụng tại công ty

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA 7.9 của công ty cổ phần MISA cung cấp Đây là phần mềm có nhiều ưu điểm trong quá trình hỗ trợ công tác kế toán ở công ty Trong quá trình sử dụng, phần mềm không ngừng được cải tiến, nâng cấp phù hợp với những thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vì vậy, cho đến nay việc ứng dụng phần mềm kế toán là một cuộc cách mạng trong tổ chức công tác kế toán tại các công ty nói chung và công ty nói riêng Các nghiệp vụ phát sinh sẽ được cập nhật vào máy tính, sau đó chương trình sẽ xử lý thông tin để làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính Nhờ vậy, công ty không chỉ đảm bảo được tính đồng bộ và hệ thống trong bộ phận kế toán mà ở các bộ phận quản lý chức năng khác.

Giao diện nền phần mềm kế toán MISA 7.9 mà Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội sử dụng

Trong đó phân hệ bán hàng gồm có 10 chức năng :

Trình tự ghi sổ kế toán của phần mờm MISA:

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 38

Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, năm: Đối chiếu, kiểm tra:

Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm về hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

2.2.1.1 Đặc điểm về hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội.

* Đặc điểm về sản phẩm của công ty:

Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội hoạt động kinh doanh trên hầu hết các hiệu thuốc và bệnh viện của các tỉnh ở miền Bắc và có phương trâm kinh doanh là: Chất lượng – Giá hợp lý – Dịch vụ hoàn hảo Từ mục tiêu

Chứng từ kế toán ban đầu

Xử lý tự động theo chương trình

- Sổ kế toán chi tiết

- Sổ kế toán tổng hợp

- Báo cáo kế toán quản trị

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đó công ty đã đưa vào thị trường nhiều sản phẩm về thuốc giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh.

* Các sản phẩm chính của công ty:

+ Viên bổ khớp HYALOB có những công dụng sau:

- Thoái hóa khớp như: Thoái hóa cột sống thắt lưng, Thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa khớp gối, tay

- Sưng, đau, cứng khớp nói chung.

- Tổn thương xương, sụn trong chấn thương.

- Viêm khớp cấp và mãn, gút.

+ DHA NEURO IQcó những công dụng sau:

- Giúp bồi bổ dưỡng chất cho việc hoàn thiện cấu trúc mô thần kinh, thị giác…

- Hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường trí nhớ.

- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như động kinh, đột quỵ…

+ ……… Đây là những loại sản phẩm cần thiết cho việc hỗ trợ trong việc chữa bệnh

Xuất phát từ nhu cầu thị trường nên công ty đã xây dựng hệ thống các cửa hàng, các đại lý nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.

* Đặc điểm về thị trường tiêu thụ hàng hoá:

Công ty thường cung cấp các sản phẩm đến:

- Các hiệu thuốc, các phòng khám

* Đặc điểm về phương thức mua hàng:

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 40

Công ty mua hàng theo phương thức nhập khẩu của công ty Erath creation

* Đặc điểm về phương thức bán hàng:

Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho hàng hóa Đồng thời có tính quyết định đối với việc xác định thới điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng Công ty sử dụng hình thức bán hàng là bán buôn:

- Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng do nhà thuốc liên hệ trực tiếp với nhân viên kinh doanh Công ty xuất kho hàng hóa dung phương tiện vận tải của mình, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó của bên mua quy định trong hợp đồng Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng hóa đã giao. Chi phí vận chuyển do công ty chịu hay bên mua chịu là do sự thỏa thuận trước giữa hai bên Nếu công ty chịu chi phí vận chuyển sẽ ghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua

* Đặc điểm về hình thức thanh toán:

Nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong khâu thanh toán mà công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau:

- Xét về thời điểm thanh toán:

+ Thanh toán ngay (thanh toán trực tiếp): Được áp dụng chủ yếu trong trường hợp các khách hàng không thường xuyên mua, khối lượng hàng mua không lớn Với hình thức này thường là thanh toán bằng tiền mặt.

+ Thanh toán trả chậm (bán chịu): Được áp dụng chủ yếu đối với các khách hàng quen, mua với khối lượng lớn và có uy tín đối với Công ty Với hình thức này thường thỡ cỏc khoản trả chậm này không có lãi.

- Xét về phương diện thanh toán:

+ Thanh toán bằng tiền mặt

+ Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

2.2.1.2 Đặc điểm xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội.

Sau khi bán hàng cho khách, hàng được xác định là tiêu thụ thì kế toán phản ánh giá vốn và ghi nhận doanh thu bán hàng thông qua chứng từ Hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho.

Xác định chi phí phát sinh trong kỳ phục vụ cho nhu cầu bán hàng để phản ánh nghiệp vụ phát sinh và các chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh Đồng thời, kế toán phải xác định các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác và chi phí khác để tổng hợp và xác định kết quả thu được cuối cùng từ hoạt động kinh doanh :

Kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp DV =

Tổng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp DV

Giá vốn của hàng đã bán và CP thuế TNDN

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

2.2.2 Thủ tục bán hàng và chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

* Công ty chỉ sử dụng phương thức bán buôn: Khách hàng mua hàng thông qua điện thoại kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra đơn hàng và làm phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT giao cho nhân viên kinh doanh xuống kho và lấy

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 42 hàng đem giao cho khách hàng Nếu khách hàng thanh toán tiền hàng thì nhõn viên kinh doanh đem tiền về, kế toán làm phiếu thu sau đó nhân viên kinh doanh sẽ đưa phiếu thu và nộp tiền cho thủ quỹ.

Ví dụ: Ngày 12/12/2011, Công ty xuất kho bán hàng cho Nhà thuốc

Mỹ Châu theo Hóa đơn GTGT 0000468 Phiếu xuất kho số 005954 ngày12/12/2011.

Kí hiệu: AA/11P Số: 0000468 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y DƯỢC HÀ NỘI

Mã số thuế: 0101650727 Địa chỉ: Số 37, Nhà A, Ngõ 109, Đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Số tài khoản: 0021000962012 tại Ngân hàng Vietcombank – CN Thành Công , TP Hà Nội.

Họ tên người mua hàng:

Tên đơn vị: Nhà thuốc Mỹ Châu

Mã số thuế: 0305133170 Địa chỉ: Số 389 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TPHCM

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Số tài khoản:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Cardi Enzyme 30 viên/ hộp Hộp 20 76.363,64 1.527.273

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.602.727

Tổng cộng tiền thanh toán: 17.630.000

Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng

( ký,ghi rõ họ tên)

Người bán hàng ( ký,ghi rõ họ tên)

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ví dụ: Ngày 15/12/2011, Nhà thuốc Mỹ Châu trả tiền hàng theo HĐ 0000468 ngày 12/12/2011 bằng tiền mặt VNĐ.

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 44

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Y Dược Hà Nội

Số 37 Nhà A Ngõ 109 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

PHIẾU THU Mẫu số 01 - TT

Ngày: 15/12/2011 (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC

Số: PT00364 ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

Người nộp tiền : Nhà thuốc Mỹ Châu Địa chỉ : Số 389 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3,TPHCM

Lý do : Thanh toán tiền hàng

Số tiền bằng chữ: Mười bảy triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng

Kèm theo chứng từ gốc : HĐ GTGT 468

Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ): Mười bảy triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng

2.2.3 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

* Phương pháp xác định giá vốn:

Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá vốn hàng xuất kho và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo công thức sau :

Giá vốn hàng hóa xuất kho = Số lượng hàng hóa xuất kho x Giá vốn hàng hóa thực tế đơn vị bình quân

Giá vốn hàng hóa thực tế đơn vị bình quân

Giá vốn thực tế của hàng hóa tồn kho đầu kỳ

+ Giá vốn thực tế của hàng hóa nhập kho trong kỳ

Số lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng hóa nhập kho trong kỳ

- Mọi chi phí phát sinh khi mua hàng được tính vào giá vốn hàng bán

- Giá vốn của hàng đã tiêu thụ được dùng để xác định lãi gộp của số hàng đó bán

VD: Tính giá vốn của Cardi Enzyme 30 viờn/hộp xuất bán ngày

- Trị giá hàng tồn đầu kỳ là: 23.090.545,24 ( trong đó SL: 409 hộp, đơn giá: 56.456,10082)

- Trị giá hàng nhập trong kỳ là: 16.369.581 ( trong đó SL: 300 hộp, đơn giá: 54.565,27) Đơn giá hàng xuất kho = 23.090.545,23 + 16.639.581

409 + 300 Vậy trị giá vốn của hàng xuất kho = 20 * 55.656,03136 = 1.113.121

2.2.4 Tổ chức khai báo, mã hóa, ban đầu

* Danh mục chứng từ: Được mã hóa theo ký hiệu viết tắt của chữ cái đầu của chứng từ đó như:

- PT : Phiếu thu tiền mặt.

- PC : Phiếu chi tiền mặt.

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 46

Danh mục tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng là danh mục có sẵn trong hệ thống tài khoản chuẩn theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC, căn cứ vào yêu cầu kế toán và quản lý chi tiết các đối tượng phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, công ty đã thực hiện xây dựng hệ thống danh mục tài khoản chi tiết cần sử dụng.

Là danh mục đơn vị, cá nhân mua, đơn vị cá nhân trong nội bộ công ty chứa đựng tờn cỏc đối tượng liên quan đến các tài khoản công nợ Danh mục này được mã hóa bằng cách viết tắt tên, địa chỉ của khách hàng:

+ Nhà thuốc số 10 Nguyễn Văn Tố : 10NVT

+ Nhà thuốc Mỹ Châu – Đ/c : Số 389 Hai Bà Trưng, phường 8,quận 3, TPHCM: SG389HBT

+ Tổng công ty dược Việt Nam – Đ/c : 138 Giảng Võ – Hà Nội : 138GV

Ví dụ: Mã hóa khách hàng là Nhà thuốc Mỹ Châu, mã số SG389HBT.

Kế toán tiến hành các bước sau:

Từ giao diện nền MISA vào soạn thảo, chọn Khách hàng, chọn thêm, xuất hiện hộp thoại:

SV: Lý Thanh Huyền LỚP: LC 13.21.27 48

Phần thông tin chung, kế toán tiến hành nhập:

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y DƯỢC HÀ NỘI

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội, với góc độ là sinh viên tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, kết hợp với những lý luận đã được nghiờn cứu ở trường, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng của công ty như sau:

Thứ nhất: Với những ưu điểm của công ty đã đạt được cần tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn nữa.

Thứ hai: Hoàn thiện công tác kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Về chiết khấu thương mại Tuy rằng, việc khấu trừ luôn khoản chiết khấu thương mại vào tổng số tiền thanh toán của khách hàng (tớnh luụn doanh thu thuần) làm giảm việc hạch toán, ghi chép nhưng chưa đảm bảo được nguyên tắc kế toán Hơn nữa, việc theo dõi trên tài khoản 521 sẽ giúp công ty nắm bắt được chi tiết số tiền chiết khấu thương mại, những khách hàng nào, mặt hàng nào được chiết khấu và giúp

SV: Trương Thị Hiền LỚP: LC 13.21.27 50 ban lãnh đạo đưa ra được những chính sách hoàn thiện hơn nhằm khuyến khích tăng số lượng hàng tiêu thụ.

Thực hiện chiết khấu thương mại, công ty nên sử dụng TK 521 – Chiết khấu thương mại Trình tự hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

Thứ ba: Về công nợ: Bộ phận kế toán công nợ cần tăng cường việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng thanh toán tiền sớm nhất có thể, đúng thời hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu, làm tăng vòng quay của vốn bỏ ra Công ty cũng nên có chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán ngay hoặc sớm hơn thời hạn thanh toán và có những thỏa thuận ngay từ đầu với khách hàng trong trường hợp khách hàng thanh toán chậm tiền hàng so với thời hạn thỏa thuận (ví dụ như: trả thêm tiền lãi số tiền hàng theo một lãi suất nhất định…).

Chi phí chiết khấu thanh toán được hỏch toỏn vào TK 635 – chi phí tài chính Trình tự hạch toán:

Khi chấp nhận chiết khấu thanh toán cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 635 (tổng số tiền chiết khấu trả cho khách hàng)

Có TK 111, 112 (số tiền chiết khấu trả cho khách hàng)

TK 131 TK 3331 Đã thanh toán Các khoản chiết

Chưa thanh toán Thuế được giảm khấu thương mại

K.chuyển giảm giảm trừ DT

Có TK 331 (số tiền chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhưng chưa thanh toán)

Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911:

Thứ tư: Về tài khoản sử dụng: Công ty nên theo dõi riêng khoản chi phí mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa bằng cách mở thêm hai tài khoản chi tiết từ TK 156:

TK 1561 “giỏ mua hàng húa”

TK 1562 “chi phí mua hàng húa”.

Khi đó cú sự theo dõi chi tiết riêng khoản chi phí mua, công ty sẽ phân bổ chi phí mua cho lượng hàng bán ra và lượng hàng tồn kho cuối kỳ, nhằm để đảm bảo giá vốn hàng xuất kho để bán hàng được chính xác từ đó việc xác định kết quả kinh doanh được hợp lý hơn.

Tiêu thức lựa chọn phân bổ có thể là số lượng, trọng lượng, hoặc trị giá mua thực tế Thông thường trị giá mua thực tế được chọn làm tiêu thức phân bổ Điều này đòi hỏi phải kết hợp với việc theo dõi riêng giá mua của từng mặt hàng khi nhập kho.

Việc theo dõi trên được tổ chức kế toán trên phần mềm như sau:

Kế toán vào Menu Danh mục/Chọn Tài khoản/Chọn Hệ thống tài khoản/Chọn Thêm:

+ Tên tài khoản : Giá mua hàng hóa

+ Tài khoản tổng hợp chọn : TK 156

Xong nhấn nút cất sau đó vào danh mục hàng hóa chọn từng hàng hóa một

SV: Trương Thị Hiền LỚP: LC 13.21.27 50

+ Thay phần kho ngầm định từ TK156 sang TK 1561 rồi nhấn nút cất.

Kế toán vào Menu Danh mục/Chọn Tài khoản/Chọn Hệ thống tài khoản/Chọn Thêm:

+ Tên tài khoản : Chi phí thu mua hàng hóa

+ Tài khoản tổng hợp chọn : TK 156

Thứ năm: Cần trích lập dự phòng nợ phải thu khú đũi: Đối với việc hạch toán các khoản phải thu khú đũi, công ty vẫn giữ nguyờn trờn TK 131, mà không lập dự phòng là không hợp lý Theo quy định hiện hành, với những khoản nợ được xác định là không chắc chắn thu được thì cuối kỳ kế toán năm, kế toán phải tính toán và lập dự phòng đối với những khoản nợ này.

Kế toán sử dụng TK 1592 “Dự phòng phải thu khú đũi” để phản ánh việc trích lập dự phòng phải thu khú đũi

+ Khi xác định được các khoản nợ phải thu khú đũi, kế toán sẽ trích lập dự phòng phải thu khú đũi theo bỳt toỏn sau:

Nợ TK 6422 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

Có TK 1592 (dự phòng phải thu khú đũi)

+ Năm sau, nếu số dự phòng phải thu khú đũi cần trích lập nhỏ hơn số dự phòng đó trớch lập ở cuối niên độ kế toán trước, thì số chênh lệch được hoàn nhập,ghi giảm chi phí theo bỳt toỏn sau:

Nợ TK 1592 (mức dự phòng chênh lệch)

Có TK 6422 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

Ngược lại, nếu số dự phòng phải thu khú đũi cần trích lập năm sau lớn hơn số dự phòng đó trớch lập ở cuối niên độ kế toán trước, thì kế toán phải tiến hành lập thêm theo bỳt toỏn:

Nợ TK 642 (số dự phòng cần lập thêm)

Có TK 1592 (dự phòng phải thu kho đòi)

+ Nếu xóa nợ cho khách hàng đã lập dự phòng thì kế toán phản ánh bằng 2 bỳt toỏn sau:

Nợ TK 1592 (dự phòng phải thu khú đũi)

Có TK 131 (số đã xóa nợ cho khách hàng) Đồng thời, kế toán ghi đơn: Nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

+ Nếu sau khi đã xóa nợ cho khách hàng mà thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 (số tiền thu được)

Có TK 711 ( Thu nhập khác)

Ví dụ: Cuối năm 2010, dựa trên tình hình thanh toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán xác định được một số khoản thu khú đũi với tổng giá trị là 120.058.433 vnđ Khi đó kế toán sẽ phản ánh theo bỳt toỏn sau:

Năm 2011, số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập là 141.554.154 vnđ Khi đó kế toán phải tiến hành lập thêm theo bỳt toỏn:

SV: Trương Thị Hiền LỚP: LC 13.21.27 50

Với nhà quản trị doanh nghiệp, điều quan trọng là phải biết được kết quả của từng loại mặt hàng kinh doanh, cũng như kết quả hoạt động của từng kênh tiêu thụ hàng hoá Vì vậy, chỉ trên những số liệu chi tiết cụ thể các nhà quản trị doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định phù hợp và đạt ngày càng gần mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thu được.

Kế toán sẽ xác định kết quả bán hàng chi tiết như sau:

Kế toán sẽ theo dõi kết quả từng loại hàng hóa dựa vào sổ chi tiết bán hàng của từng loại hàng hóa từ đó kế toán sẽ tính được doanh thu của từng loại hàng trừ đi giá vốn ra lợi nhuận gộp của từng loại hàng Sau đó kế toán làm một bản thông tin của từng loại hàng đưa cho nhà quản trị theo dõi việc tiêu thụ của từng loại hàng. Đối với từng kênh tiêu thụ thì kế toán phải tự tổng hợp để vào sổ tổng hợp để cung cấp cho nhà quản trị.

Thứ bẩy: Phần mềm kế toán sử dụng.

Hiện nay công ty đã xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, danh mục khách hàng, danh mục vật tư hàng hóa, điều này giúp công tác kế toán trờn mỏy diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn Tuy nhiên công ty nên sử dụng nhiều phương thức mã hóa khác nhau theo yêu cầu quản lý và mã hóa một cách thống nhất Đặc biệt, các khách hàng vãng lai nờn cú một điều kiện lọc đầu tiên là giống nhau.

Mặt khác, phần mềm kế toán của công ty nên thực hiện công tác quản trị người dùng Thể hiện ở chỗ: Mỗi một bộ phận kế toán nờn cú một mật khẩu riêng để vào phần hành của mình, và vì vậy sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những dữ liệu của phần hành đó Tuy nhiên, kế toán trưởng và bộ máy giám đốc có thể vào được phần hành này để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý Trong điều kiện đú thỡ công tác kế toán của công ty sẽ được đảm bảo về tính bảo mật dữ liệu Đồng thời, phần mềm kế toán sẽ thực sự trở nên thiết thực và hữu ích.

Với những ý kiến trên đây, em hi vọng có thể đóng góp được những hiểu biết của mình về công tác kế toán nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược Hà Nội

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp chứng  từ kế toán cùng loại - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược hà nội
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 39)
Bảng kê hóa  đơn hàng  hóa bán ra - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược hà nội
Bảng k ê hóa đơn hàng hóa bán ra (Trang 64)
Bảng phân bổ tiền  lương và các khoản  trích theo lương - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ y dược hà nội
Bảng ph ân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w