1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán sàigòn ssi

83 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Tư Vấn Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Chứng Khoán Sài Gòn - SSI
Tác giả Bùi Cát Trường
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Hoàng Thị Bích Hà
Trường học Học viện tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 226,02 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.........................................................................................................3 (3)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán (3)
        • 1.1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán (3)
        • 1.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán (4)
      • 1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán (5)
      • 1.1.3. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán (7)
      • 1.1.4. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán (8)
        • 1.1.4.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong công ty chứng khoán (8)
        • 1.1.4.2. Các hoạt động kinh doanh hỗ trợ trong công ty chứng khoán (11)
    • 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (13)
      • 1.2.1. Khái niệm (13)
      • 1.2.2. Quy trình nghiệp vụ chung của Tư vấn TCDN (13)
      • 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động Tư vấn TCDN (14)
      • 1.2.4. Phân loại dịch vụ Tư vấn tài chính DN (14)
        • 1.2.4.1. Tư vấn về các dự án, chính sách tài chính DN (15)
        • 1.2.4.2. Tư vấn tổ chức lại DN (18)
        • 1.2.4.3. Các dịch vụ TVTC khác (20)
      • 1.2.5. Vai trò của hoạt động Tư vấn TCDN (21)
      • 1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Tư vấn TCDN (23)
        • 1.2.6.1. Nhân tố khách quan (23)
        • 1.2.6.2. Nhân tố chủ quan (25)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm (26)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm (29)
  • CHƯƠNG 2.......................................................................................................31 (31)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – SSI (31)
      • 2.1.1. Một số thông tin cơ bản về SSI (31)
      • 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về Công ty chứng khoán Sài Gòn (31)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (34)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động của các Khối kinh doanh của SSI (36)
        • 2.1.4.1. Khối Dịch Vụ Chứng Khoán (36)
        • 2.1.4.2. Dịch Vụ Ngân Hàng Đầu Tư (38)
        • 2.1.4.3. Quản Lý Quỹ (39)
        • 2.1.4.4. Đầu Tư và Nguồn Vốn (40)
        • 2.1.4.5. Phân Tích và Tư Vấn Đầu Tư (41)
      • 2.1.5. Nguyên tắc hoạt động của SSI (41)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Tư vấn TCDN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – SSI (42)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ Tư vấn TCDN tại SSI (42)
        • 2.2.1.1. Tư vấn cổ phần hóa DNNN (46)
        • 2.2.1.2. Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp FDI thành CTCP (47)
        • 2.2.1.3. Tư vấn định giá DN (48)
        • 2.2.1.4. Tư vấn niêm yết cổ phiếu và trái phiếu (49)
        • 2.2.1.5. Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp (50)
        • 2.2.1.6. Tư vấn đấu giá cổ phiếu ra bên ngoài (51)
        • 2.2.1.7. Các dịch vụ tư vấn khác (52)
        • 2.2.2.1. Kết quả đạt được (53)
        • 2.2.2.2. Tồn tại và Nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG 3.......................................................................................................60 (60)
    • 3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN TẠI SSI (60)
      • 3.1.1. Các yếu tố thuận lợi bên ngoài (60)
      • 3.1.2. Các yếu tố thuận lợi bên trong (61)
    • 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN CỦA (61)
      • 3.2.1. Định hướng phát triển chung của TTCK (61)
      • 3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động Tư vấn TCDN của SSI (62)
    • 3.3. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN (63)
      • 3.3.1. Điều kiện chung (63)
      • 3.3.2. Điều kiện chủ quan (66)
    • 3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (67)
      • 3.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự (67)
      • 3.4.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động (70)
      • 3.4.3. Hoàn thiện những dịch vụ hiện tại và từng bước triển khai công tác nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ TVTC mới (70)
      • 3.4.4. Hoàn thiện chiến lược khách hàng của công ty (73)
      • 3.4.5. Tiến hành hợp tác quốc tế (73)
      • 3.4.6. Hiện đại hóa công nghệ thông tin (74)
      • 3.4.7. Tăng cường năng lực tài chính (74)
    • 3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (75)
      • 3.5.1. Kiến nghị đối với chính phủ, Bộ tài chính, UBCKNN và các ngành có liên quan (75)
      • 3.5.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp (78)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................78 (79)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán.

1.1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia trên thị trường Các chủ thể này bao gồm cả công chúng đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức và chính quyền Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời của các công ty chứng khoán.

“Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Theo Luật chứng khoán 2006 và NĐ số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của chứng khoán thì: Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau ( điều 60/luật chứng khoán 2006):

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán

Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định trên, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Không phải CTCK nào cũng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ, CTCK phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

1.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán hoạt đông theo hai nhóm nguyên tắc cơ bản: nhóm nguyên tắc tài chính và nhóm nguyên tắc đạo đức.

 Nhóm nguyên tắc tài chính.

+ Có năng lực tài chính (có đủ vốn theo quy định của pháp luật, cơ cấu vốn hợp lý), đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết với khách hàng đủ năng lực tài chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.

+ Cơ cấu tài sản hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao.

+ Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của nhà nước.

+ Phải tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng, không được dùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh của công ty.

 Nhóm nguyên tắc đạo đức.

+ Công ty chứng khoán phải hoạt động theo đúng theo quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan.

+ Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Giao dịch trung thực công bằng, vì lợi ích khách hàng, đặt lợi ích khách hàng lên trên lợi ích công ty Trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của công ty với lợi ích của khách hàng phải ưu tiên lợi ích của khách hàng.

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

+ Không được sử dụng các lợi thế của mình làm tổn hại đến khách hàng và ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng đầu tư hiểu nhầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán.

+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường.

+ Nghiêm cấm thực hiện các giao dịch nội gián, các công ty chứng khoán không được sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình, gây thiệt hại cho khách hàng.

+ Ở nhiều nước, CTCK phải đóng góp quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán để bảo vệ lợi ích khách hàng trong trường hợp CTCK mất khả năng thanh toán.

1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng Với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán thì vai trò của CTCK là khác nhau:

 Đối với tổ chức phát hành.

Các tổ chức phát hành khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều với mục đích là huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán Mặc dù, các ngân hàng, các quỹ đầu tư… đều là các trung gian tài chính với vai trò huy động vốn nhưng CTCK với các nghiệp vụ của mình như môi giới, bảo lãnh phát hành chứng khoán đã tạo ra chiếc cầu nối, đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ nơi thừa vốn của nền kinh tế đến nơi thiếu vốn mà độ an toàn cao hơn Công ty chứng khoán còn giúp bình ổn giá của những chứng khoán mới phát hành qua việc mua vào hay bán ra chứng khoán

 Đối với nhà đầu tư trên thị trường.

Các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi chứng khoán có giá thành tiền mặt và ngược lại trong môi trường ổn định, giúp cho nhà đầu tư ít chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư CTCK với đầy đủ các dịch vụ tiện ích không chỉ nhận lệnh mà còn tư vấn, nghiên cứu, phân tích thị trường rồi cung cấp thông tin để khách hàng biết mà có quyết định đúng trong đầu tư,đánh giá chính xác giá trị của các khoản đầu tư; giảm thiểu rủi ro, nâng cao lợi nhuận; làm giảm chi phí, thời gian giao dịch từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư

Với nghiệp vụ lưu ký chứng khoán của mình, CTCK đã giúp đỡ nhà đầu tư rất nhiều trong việc nắm giữ và bảo quản chứng khoán Nhà đầu tư đã giảm thiểu được những khả năng như bị mất cắp, mối mọt, rách nát hay cháy xém,… Chứng khoán được cất giữ an toàn, tiện lợi cho nhà đầu tư CTCK cũng cung cấp cho thị trường cơ chế xác lập giá thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh giúp nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động đặt giá một cách khách quan

 Đối với thị trường chứng khoán.

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Hoạt động Tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng chuyên môn nhằm phát hiện, đề xuất giải pháp, phương án; lập dự án và giám sát, đánh giá dự án Hoạt động này rất phong phú, đi vào nhiều lĩnh vực( pháp luật, y tế, kinh tế…), do các nhà Tư vấn ( cá nhân hoặc tổ chức chuyên môn) thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ Tư vấn.

Tư vấn Tài chính DN là một trong những hoạt động tư vấn trên thị trường tài chính, được tham gia cung ứng bởi nhiều chủ thể khác nhau Với tư cách là công ty dịch vụ đa năng, các CTCK được phép cung cấp loại dịch vụ này và đưa

Tư vấn TCDN trở thành một trong các nghiệp vụ kinh doanh chính của CTCK.

Nghiệp vụ Tư vấn TCDN của CTCK là nghiệp vụ TV liên quan các vấn đề tài chính của DN, của Chính phủ Đối tượng khách hàng TV chủ yếu của các CTCK là các DN trong và ngoài nước Do có ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng về tài chính của đông đảo các chủ thể phát hành, vì vậy mà có tác động lớn đến sự phát triển của TTCK cũng như nền kinh tế nên hoạt động dịch vụ này được điều chỉnh khá chặt chẽ bởi pháp luật Tuy nhiên pháp luật chỉ lưu tâm đến hoạt động TV có thu, còn lời khuyên đưa ra không có mục đích lợi nhuận thì sẽ không phải là những đối tượng bị quản lý chặt chẽ, trừ khi đó là những lời khuyên thất thiệt nhằm lũng đoạn thị trường, kiếm lợi cho bản thân nhà TV Trên thế giới các CTCK lớn có thể được Chính phủ nhờ TV trong việc phát hành trái phiếu chính phủ hay định giá các DN quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức kinh tế của Nhà Nước… Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, em không trình bày đến nghiệp vụ TV cho Chính phủ của CTCK

1.2.2 Quy trình nghiệp vụ chung của Tư vấn TCDN.

Quy trình nghiệp vụ Tư vấn TCDN phụ thuộc vào từng loại hình dịch vụ có thể được cung cấp Nhưng nói chung, trong trường hợp ký kết hợp đồng thì các bước thực hiện giữa CTCK và khách hàng sẽ bao gồm:

+ Bước 1: CTCK tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, nhận biết rõ vấn đề khách hàng cần TV và chứng minh cho khách hàng thấy khả năng tư vấn của mình.

+ Bước 2: Thương lượng và ký kết hợp đồng tư vấn.

+ Bước 3: Thực hiện hợp đồng TV.

+ Bước 4: Gia hạn hoặc thanh lý hợp đồng TV.

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động Tư vấn TCDN

Tư vấn TCDN là một trong những loại hình dịch vụ Tư vấn, bởi vậy nó cũng sẽ tuân thủ theo những nguyên tắc chung, những chuẩn mực đạo đức của hoạt động Tư vấn như sau:

+ Trung thực và công bằng: nhân viên tư vấn phải ứng xử một cách trung thực, công bằng và minh bạch, đặt lợi ích của KH là trên hết Khi tính phí , nhà

Tư vấn không được tính vượt quá mức cho phép Trong những dạng hợp đồng bao tiêu toàn bộ, không lợi dụng sự thiếu hiểu biết của KH để ép giá nhằm kiếm chênh lệch lớn.

+ Bảo mật thông tin cho KH: nhân viên Tư vấn chỉ được sử dụng những thông tin thu thập được của KH cho mục đích công việc trong phạm vi được giao phó.

+ Năng lực: trong quá trình Tư vấn, nhân viên Tư vấn phải tuân thủ quy trình Tư vấn và phải thể hiện rõ là một người có đủ năng lực cần thiết, có kinh nghiệm chuyên môn để có thể làm tốt ở vị trí được giao phó.

+ Tránh xung đột về lợi ích: trong trường hợp quyền lợi của CTCK và quyền lợi của KH có những mâu thuẫn, CTCK phải tự giác không được làm TV cho KH Nghiệp vụ TV phải tách biệt hoàn toàn với nghiệp vụ Tự doanh

+ Tuân thủ các quy định: phải tuân thủ tất cả những yêu cầu mang tính quy định áp dụng cho các quy tắc ứng xử về hoạt động kinh doanh, các quy định pháp luật.

+ Tư vấn đầy đủ và chi tiết: Khi TV cho khách hàng, phải đảm bảo đưa ra được thông tin đầy đủ và chi tiết về các khía cạnh trong vấn đề KH muốn được

TV, giải thích rõ ràng về các rủi ro mà KH có thể gặp phải

1.2.4 Phân loại dịch vụ Tư vấn tài chính DN. Đây là dịch vụ TV nhằm cung cấp cho DN các giải pháp về vấn đề tài chính DN TV tài chính DN là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn và chuyên nghiệp rất cao Khi cung ứng dịch vụ này, CTCK sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với DN trong đó quy định các công việc cụ thể và những rằng buộc trách nhiệm rõ ràng.

Tham gia cung ứng dịch vụ Tư vấn TCDN, ngoài các CTCK ra còn có các NHTM, Công ty tài chính, công ty quản lý quỹ và các tổ chức TV tài chính khác.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – SSI

Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

Tên tiếng anh: SAIGON SERCURITIES INC

Website: www.ssi.com.vn

Trụ sở chính: 72 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chính Minh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hội sở: số 056679 do Sở kế hoạch đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 30/12/1999.

Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán: số 03/ GP HĐKD do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 09/07/2000.

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Công ty chứng khoán Sài Gòn

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056679 do Sở kế hoạch đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 30/12/1999 Là công ty chứng khoán đầu tiên ở T.phố Hồ Chí Minh, và là một trong ba công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là tổ chức tài chính hàng đầu và uy tín nhất tại thị trường Việt nam, là công ty chứng khoán có vốn hóa lớn nhất, và được niêm yết tại Sở giao dịch TP HCM Với tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu, chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ vượt trội và luôn đảm bảo tối đa lợi ích cổ đông SSI là công ty chứng khoán có mạng lưới hoạt động rộng nhất với 1 trụ sở chính, 7 chi nhánh, 4 phòng giao dịch tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu

SSI là định chế tài chính đầu tiên trên thị trường Việt nam cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ quản lý quỹ, tự doanh, dịch vụ phân tích và tư vấn đầu tư SSI không những thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng như DBJ, ANZ, Daiwa, JP Morgan, HSBC, Credit Suisse, Citigroup, Morgan Stanley, Deutsche Bank, KTMC, Templeton, Barclays, Wells Fargo, Fidelity, Bank Invest. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống công nghệ thông tin trong ngành tài chính, SSI đã liên tục nâng cấp hệ thống của mình SSI đã ra mắt nhiều dự án liên quan đến giao dịch trực tuyến, trung tâm dịch vụ khách hàng, SMS, và trang web của công ty với nhiều công cụ đầu tư tiện dụng SSI cam kết đem lại sự an toàn, bảo mật, với tốc độ nhanh và nền công nghệ mới nhất.

Bên cạnh đó, SSI luôn là cửa ngõ vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế với nhiều họat động kết nối như Ngày Việt Nam tại Singapore, hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư tại Nhật bản, Hoa Kỳ. Đặc biệt, hội nghị Gateway to Vietnam là sự kiện thường niên của SSI. Gateway to Vietnam 2009, phối hợp cùng Euromoney, Gateway to Vietnam

2010, hợp tác nội dung với McKinsey & Company đã trở thành sự kiện tài chính lớn nhất của năm; quy tụ đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước “Gateway to Vietnam” đã gây tiếng vang lớn trong giới tài chính trong nước, quốc tế, và trở thành sự kiện dấu ấn hàng năm của SSI. Đội ngũ cán bộ nhân viên SSI không ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất SSI hiện có khoảng 470 nhân viên với trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao Đội ngũ lãnh đạo và nhân sự chủ chốt của SSI được chiêu mộ từ các tổ chức tài chính lớn trong nước và quốc tế.

Cùng với sứ mệnh “Kết nối vốn và cơ hội đầu tư”, SSI sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn thách thức, mang đến thành công cho cổ đông, khách hàng, đối tác, cộng sự, cán bộ nhân viên và công đồng nơi SSI hoạt động SSI sẽ tiếp tục khẳng định vị thế tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam và mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế.

Các cột mốc thời gian quan trọng của SSI

2010 + 03/03/2010: Vốn điều lệ đạt: 1,755,558,710,000 VNĐ

+ 18/05/2010: Vốn điều lệ đạt: 3,511,117,420,000 VNĐ

2009 30/01/2009: Vốn điều lệ đạt: 1,533,334,710,000 VNĐ

2008 + 03/2008: Vốn điều lệ đạt 1,199,998,710,000 VNĐ

+ 16/04/2008: Vốn điều lệ đạt 1,366,666,710,000 VNĐ

2007 + 07/2007: Vốn điều lệ tăng lên: 799,999,170,000 VNĐ

+ 03/08/2007: Thành lập công ty quản lý quỹ SSI do SSI đầu tư 100% vốn.

+ 29/10/2007: Cổ phiếu SSI chuyển sang niêm yết tại Sở giao dịch Thành phố HCM.

2006 + 05/2006: Vốn điều lệ đạt 300 tỷ đồng SSI thành công ty chứng khoán có mức vốn hóa lớn nhất thị trường tại thời điểm đó.

+ 09/2006: Vốn điều lệ đạt: 500 tỷ đồng

+ 15/12/2006: Cổ phiếu SSI niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán

2005 + 02/2005: mở rộng hoạt động với 5 mảng nghiệp vụ: Tư vấn đầu tư, Dịch vụ chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.

+ 06/2005: Vốn điều lệ đạt 52 tỷ đồng và được cấp phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành.

2002 09/07/2002: SSI thành lập văn phòng tại Hà Nội, mở rộng mạng lưới ra các tỉnh phía Bắc

2001 07/2001: Cung cấp 4 nghiệp vụ chính là Tư vấn đầu tư, dịch vụ chứng khoán, tự doanh và lưu ký chứng khoán.

1999 30/12/1999: SSI thành lập với vốn điều lện ban đầu là 6 tỷ đồng, trụ sở chính đặt ở TP HCM với 2 nghiệp vụ chính: Dịch vụ chứng khoán và Tư vấn đầu tư

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

Kể từ năm 2010 là năm SSI quyết định tái cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. Theo định hướng là:

+ Tăng cường chuyên môn hóa, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí trong bộ máy

+ Đẩy mạnh sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân/ bộ phận/ khối kinh doanh; chủ động thực hiện theo dõi và kiểm soát

+ Phát triển và duy trì năng lực chuyên môn cạnh tranh

+ Nuôi dưỡng và phát triển lớp lãnh đạo tài năng kế cận.

Cơ cấu của SSI có những thay đổi cơ bản sau: tổ chức bộ máy thành ba khối chuyên biệt: Khối kinh doanh, Khối quản trị/ kiểm soát, Khối hỗ trợ

- Khối Kinh doanh: gồm 4 khối, là Khối Dịch vụ chứng khoán, Khối Ngân hàng đầu tư, Khối quản lý quỹ, Khối đầu tư và nguồn vốn

+ Khối Dịch vụ chứng khoán: bao gồm Môi giới khách hàng tổ chức và

Hệ thống bán lẻ gồm các chi nhánh và phòng giao dịch Bên cạnh đó cũng sát nhập bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư thuộc Khối hỗ trợ trước kia vào Khối Dịch vụ chứng khoán, với vai trò chuyên trách là phục vụ khách hàng tổ chức và đồng thời thành lập bộ phận chuyên trách phục vụ khách hàng cá nhân

+ Khối Ngân hàng đầu tư: cũng được hoàn thiện bộ máy với các giám đốc chuyên trách

+ Khối Quản lý quỹ - SSIAM: cũng được cải tổ cơ cấu tổ chức để sẵn sàng phục vụ nhiều quỹ đa dạng và chuyên môn hóa

+ Khối Đầu tư và nguồn vốn

- Khối Quản trị/ Kiểm soát:

Bao gồm 4 bộ phận là Pháp chế & Kiểm soát tuân thủ; Quản trị rủi ro;Tài chính kế toán; Kiểm toán nội bộ Sau tái cơ cấu khối quản trị/ kiểm soát được nâng tầm và bổ sung thêm chức năng quản trị rủi ro, quản trị tài chính,giám sát tuân thủ.

Gồm các phòng Hành Chính, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Nhân sự Đồng thời SSI bổ nhiệm chức vụ mới Giám đốc điều hành – COO chịu trách nhiệm trực tiếp toàn bộ hoạt động của Khối hỗ trợ.

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của SSI : Phụ lục 1 Đội ngũ chủ chốt của SSI.

Là cơ quan quản trị của SSI, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của SSI Hội đồng quản trị của SSI hiện nay bao gồm 7 người, gồm 01 Chủ tịch và 6 Ủy viên

+ Chủ tịch HĐQT: ông Nguyễn Duy Hưng Ông Hưng là người sáng lập và điều hành SSI.

 Ông Ngô Văn Điểm: Với bề dày 31 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài, cải cách DN… Ông từng đảm nhận các vị trí như: Chánh văn phòng Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư, Vụ trưởng Hội đồng thẩm định nhà nước, Phó trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng…

 Ông Yuichi Akai: Ông hiện đang là chủ tịch công ty chứng khoán Daiwa SMBC Singapore Là thành viên kỳ cựu của ngành ngân hàng Nhật Bản, ông Akai gắn bó với công ty chứng khoán Daiwa nhiều năm nay.

 Bà Đàm Bích Thủy: Hiện là CEO ANZ Vietnam và khu vực Mekong Bà có nhiều năm kinh nghiệm làm Giám đốc Ban tài nguyên thiên nhiên, cho vay tài trợ theo dự án khu vực châu á tại Ngân hàng đầu tư ANZ Singapore.

 Ông Mark David Whelan: Ông hiện đang là Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ của Tập đoàn tài chính ANZ.

 Ông Bùi Quang Nghiêm: Ông hiện là Giám đốc công ty luật hợp danhNghiêm & Chính, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tp HCM.

 Ông Nguyễn Hồng Nam: Ủy viên HĐQT, kiêm Phó Tổng GĐ của SSI.

Gồm 01 Tổng giám đốc và các giám đốc phụ trách các khối, bộ phận khác Ban giám đốc có nhiệm vụ:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Tư vấn TCDN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – SSI

CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – SSI.

2.2.1 Thực trạng hoạt động dịch vụ Tư vấn TCDN tại SSI.

Chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ Tư vấn TCDN ở Việt Nam gồm các NHTM, Công ty kiểm toán, Công ty TVTC nước ngoài, công ty quản lý quỹ. Tuy vậy hiện nay chỉ có các CTCK chiếm thị phần chủ yếu cung cấp loại hình dịch vụ này Các NHTM, Công ty tài chính chưa tham gia nhiều vào hoạt động này, có chăng thì cũng chỉ diễn ra một cách đơn lẻ tại một số ít tổ chức và hay đi kèm với hoạt động tín dụng ( phần lớn là TV xây dựng, thẩm định dự án đầu tư, ) Còn các Công ty quản lý quỹ thì hầu như chỉ cung cấp dịch vụ TV TCDN cho các DN thực hiện đầu tư vào quỹ hay tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ quỹ và thường tham gia luôn vào HĐQT của các DN này nhằm gia tăng giá trị các khoản đầu tư Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các CTCK trên thị trường cung cấp dịch vụ TVTC này chính là các Công ty kiểm toán và các Công ty tài chính nước ngoài hiện đang có mặt ở Việt Nam ( Invest Consult, Indochina Financial Corporation,…) Các tổ chức này có những ưu thế về vốn, trình độ chuyên môn cao và chi phí tư vấn rất là cạnh tranh

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TV TCDN của các CTCK ở Việt Nam, SSI có thể coi là một trong các tổ chức tiên phong trong việc phát triển và đưa dịch vụ này trở thành chuyên nghiệp Trong những năm đầu khi TTCK mới hình thành, dịch vụ Tư vấn TCDN ở Việt Nam còn rất là mới mẻ và rất ít các CTCK cung cấp dịch vụ này Do các DN Việt Nam chưa quen với việc sử dụng dịch vụ TV từ các công ty chuyên môn, mà vẫn giữ xu hướng tự thực hiện công việc quản lý tài chính của mình, lúc này các CTCK chỉ có thể mời chào dịch vụ

Tư vấn TCDN này với mức phí rất thấp, đôi khi là TV miễn phí cho DN để thu hút sự quan tâm của cá DN Chính vì lý do này mà không nhiều các CTCK không mấy “ hứng thú” đến dịch vụ này

Tuy nhiên, với sự nhìn nhận đi trước thời thế, SSI đã thấy được những tiềm năng phát triển của dịch vụ TV TCDN này, SSI nhận thấy rằng “ Khi xu thế mở cửa ngày càng tăng, khi này nhu cầu về dịch vụ TV TCDN của các DN là rất lớn, thay vì họ phải tự quản quý, tìm phương án tối ưu cho vấn đề tài chính DN của mình thì các DN sẽ tìm đến các công ty chuyên môn hóa về việc tư vấn tài chính, thay họ đưa ra các phương án tài chính đúng đắn” Nhận thức được điều này, SSI đã tiến hành đầu tư và phát triển dịch vụ này rất nhiều, hướng tới dịch vụ này là một trong những dịch vụ mũi nhọn của mình

Trong những năm đầu triển khai phát triển dịch vụ, SSI hướng đến tìm kiếm một số DN có khả năng để tiếp cận và chào dịch vụ TV CPH và TV Niêm yết Ban đầu việc chào mời, ký kết các hợp đồng TV không hề đơn giản vì SSI là một công ty tư nhân, chưa tạo dựng được nhiều sự tin tưởng của các DN, nhất là các DN quốc doanh Nhưng vượt lên trên những khó khăn đấy, SSI dần đã tạo được lòng tin của các khách hàng Trong thời gian đầu này, SSI coi dịch vụ

TV TCDN như một sự đầu tư của công ty trong quan hệ khách hàng để xây dựng uy tín, với phương châm: “ chất lượng dịch vụ phải luôn đi trước”, để làm điều này SSI đã chấp nhận lỗ Sau quá trình vượt qua sóng gió giai đoạn đầu, SSI đã mở rộng được mạng lưới khách hàng rộng lớn, khi khách hàng cũ của SSI giới thiệu cho các bạn hàng của mình, SSI ngày càng nhận được nhiều lời đề nghị TV từ các DN, trong số đó có nhiều doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân lớn.

Những nỗ lực của SSI để phát triển hoạt động TV TCDN trở thành thương hiệu của mình trên toàn thị trường đã được minh chứng rất rõ qua kết quả kinh doanh mà công ty đã thu được trong thời gian qua.

Biểu đồ 4 Đồ thị tăng trưởng doanh thu HĐKD và Tư vấn TCDN của SSI

Trong năm 2007 cùng với sự bùng nổ của TTCK Việt Nam, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung và doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của SSI nói riêng đều có bước tăng trưởng lớn Về hoạt động tư vấn, SSI đã thực hiện ký kết hơn 130 hợp đồng tư vấn các loại, phần lớn tập trung vào tư vấn phát hành, đã thực hiện phát hành thành công 36 hợp đồng với tổng giá trị thu được hơn 23.000 tỷ đồng trên gần 3.100 tỷ đồng mệnh giá Doanh thu từ hoạt động Tư vấn TCDN tăng 15,949 tỷ đồng tương đương tăng 15,952 tỷ đồng tương đương 216,96% so với năm 2006.

Năm 2008, là một năm sụt giảm của VN-index và gây tâm lý hoang mang, bán tháo cho không ít những nhà đầu tư Đối mặt với tình trạng chung của thị trường, công ty chứng khoán Sài Gòn trong năm 2008 không hoàn thành kế hoạch đã đặt ra Tuy nhiên, SSI là công ty chứng khoán duy nhất báo lãi trên thị trường Từ những nhân tố khách quan, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính đều sụt giảm Doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính giảm 13,845 tỷ đồng tương đương giảm 59,4% so với năm 2007 Doanh thu từ hoạt động tư vấn cổ phần hóa và tư vấn niêm yết chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu hoạt động tư vấn tài chính.

Năm 2009 là một năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, TTCK Việt Nam lại có dấu hiệu phục hồi, tạo đà cho bước tăng trưởng ở những năm tiếp theo Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2009 cũng được đánh giá là năm tương đối thành công của các công ty chứng khoán Hầu hết các công ty đều báo lãi và nhiều công ty còn vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra ( ngoại trừ AGR lỗ trong quý

4) Không nằm ngoài xu hướng chung của các công ty chứng khoán, công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn cũng có một năm làm ăn khá thành công Doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính tăng 4,169 tỷ đồng tương đương 44,08% so với năm 2008

Xuyên suốt năm 2010, TTCK chứng kiến tình trạng đi ngang một thời gian rất dài với chỉ số giá Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2010, VN Index đạt 484,66 điểm, giảm 2,04% so với cùng kỳ năm 2009 Tuy vậy năm 2010 lại là năm của “ niêm yết”, bằng việc hàng loạt các doanh nghiệp mới tiến hành niêm yết lên thị trường chứng khoán Theo thống kê, có 189 doanh nghiệp niêm yết mới trên TTCK, sàn Hà Nội chiếm 113 mã, sàn Hồ Chí Minh là 76 mã Với xu hướng này, cùng với “ cái tên” đã được khẳng định trên thị trường, năm

2010, SSI đã tư vấn niêm yết thành công cho 20 doanh nghiệp với tổng giá trị thị trường là 5000 tỷ đồng Bên cạnh mảng tư vấn niêm yết này, các mảng hoạt động tư vấn khác như tư vấn phát hành cổ phiếu ra công chúng, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn M&A,… cũng có những thành công đáng kể Nhờ vậy doanh thu Tư vấn TCDN của SSI năm 2010 là 108,242 tỷ đồng, vượt xa năm 2009

Năm 2011, là một năm giảm sút của TTCK Việt Nam, cả 2 chỉ số Vn – index, HNX – index đều đã sụt giảm đáng kể, ví dụ như chỉ số VN – index đã giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm ( thấp nhất từ tháng 5/2010), HNX – index giảm thấp nhất từ khi thành lập, xuống còn 55,4 điểm Với tình trạng ảmđạm của TTCK, khiến cho các CTCK gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, SSI cũng không ngoại lệ, doanh thu HĐKD năm

2011 chỉ có khoảng 848 tỷ đồng, thấp nhất trong 5 năm gần đây Về hoạt động

Tư vấn TCDN, năm 2011 là một năm “ thất thu” của SSI, doanh thu của hoạt động Tư vấn TCDN chỉ còn hơn 38 tỷ đồng, thấp nhất vòng 3 năm gần nhất. Nguyên do của vấn đề này là do TTCK giảm đi sức hấp dẫn, kéo theo các hiện tượng như DN “ chậm” niêm yết, chưa muốn IPO, CPH, qua đó nhu cầu về dịch vụ Tư vấn TCDN cũng kém đi.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN TẠI SSI

Mặc dù hiện nay SSI vẫn còn những khó khăn nhất định trong việc triển khai và mở rộng nghiệp vụ nhưng triển vọng phát triển hoạt động Tư vấn TCDN của SSI là rất lớn với nhiều yếu tố thuận lợi bên ngoài ( khách quan) và cả bên trong ( chủ quan)

3.1.1 Các yếu tố thuận lợi bên ngoài

Thứ nhất, nền kinh thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang từng bước phục hồi, TTCK Việt Nam cũng có những tín hiệu tốt sau một thời gian dài ảm đạm Tất cả những thông tin tốt này điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chứng khoán, trong đó có dịch vụ Tư vấn TCDN của các DN.

Thứ hai, Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn tới TTCK, bằng việc ban hành nhiều các văn bản pháp luật, nghị định quyết tâm vực dậy TTCK và nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK Tất cả các văn bản này đều là các thông tin rất tích cực dành cho TTCK và các CTCK, nhờ đó báo hiệu tương lai sáng sủa hơn cho các CTCK

+ Đề án tái cấu trúc các CTCK được bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 10/1/2012 là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc TTCK Việt Nam, mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng hệ thống các CTCK lành mạnh, hoạt động có chất lượng cao.

+ Thủ tướng ban hành Chỉ thị 08, thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK ngày 2/3/2012 Chỉ đạo Bộ tài chính chủ trì, phối hợp thực hiện chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với các giải pháp tổng thể, dài hạn nhằm hoàn thiện thể chế, cấu trúc lại TTCK, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động để TTCK trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế

+ Bên cạnh đó còn có các nghị định, thông tư hỗ trợ: Thông tư 226/2010/ TT-BTC hiệu lực từ 1/4/2012, Thông tư 37/2011/TT-BTC, Nghị định 85/2010/NĐ-CP,…

Thứ ba, tốc độ đổi mới nhanh chóng của hệ thống kế toán – kiểm toán, hệ thống công nghệ thông tin ngày càng tiên tiến, qua đó ảnh hưởng tích cực đến việc triển khai nghiệp vụ Tư vấn TCDN Tính trung thực, minh bạch và chuyên nghiệp của hệ thống kế toán – kiểm toán tăng lên cũng sẽ đảm bảo mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính DN Đồng thời, hệ thống thông tin phát triển thì việc công bố thông tin, tiếp cận nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn.

3.1.2 Các yếu tố thuận lợi bên trong

Thứ nhất, SSI hiện đã tạo được uy tín nhất định đối với các doanh nghiệp, xây dựng được mạng lưới khách hàng lớn và vững chắc cho việc phát triển hơn nữa nghiệp vụ Tư vấn TCDN

Thứ hai, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, SSI có đủ khả năng để tài trợ các chiến lược phát triển nghiệp vụ Tư vấn TCDN một cách quy mô hơn và hiệu quả hơn nữa Hơn nữa với nguồn vốn lớn và ổn định, SSI có đủ khả năng chịu đựng và phân tán rủi ro trong một môi trường kinh doanh khắc nghiệt và nhiều biến động của TTCK Việt Nam

Thứ ba, SSI có thuận lợi về nguồn lực nhân sự, với đội ngũ nền tảng kiến thức rất tốt, được đào tạo bài bản từ các trường đại học danh tiếng nước ngoài và trong nước, có bề dày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ở các công ty lớn trong và ngoài nước Cùng với định hướng chiến lược đúng đắn từBan lãnh đạo công ty đã tạo nên năng lực cạnh tranh nổi trội trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ Tư vấn TCDN Tuy vậy xu thế cạnh tranh và hội nhập ngày càng mạnh mẽ trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, điều này đặt ra cho SSI không ít những thách thức.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN CỦA

SSI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1 Định hướng phát triển chung của TTCK.

Ngày 13/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Đề án tái cơ cấu TTCK đã được Thường trực Chính phủ thông qua Sau khi bổ sung,hoàn chỉnh, Đề án vừa được Bộ Tài chính trình Bộ Chính trị xem xét quyết định, để làm cơ sở chỉ đạo hoạt động tái cơ cấu TTCK mạnh mẽ ngay trong năm nay.

Cùng với đó, đầu tháng 03/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ký quyết định Phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam năm 2011 đến năm

2020, đồng thời ban hành Chỉ thị số 08/CT_TT về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK Các văn bản này được phê duyệt và đưa ra, cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với TTCK là rất lớn, với định hướng quyết tâm tái cơ cấu lại TTCK, thúc đẩy TTCK ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Định hướng cơ bản của Chính phủ đối với TTCK thời gian tới là: tái cấu trúc lại TTCK, nâng cao chất lượng hoạt động cả về chiều rộng và chiều sâu, mục tiêu phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; tiến hành sát nhập 2 sở giao dịch CK như hiện nay thành 1 sở giao dịch chung; tiến hành sắp xếp lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hướng thúc đẩy mua bán, sát nhập hoặc giải thể các tổ chức yếu kém để tăng quy mô hoạt động, và giảm số lượng công ty cho phù hợp với sự phát triển thị trường;….

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động Tư vấn TCDN của SSI.

Trước những định hướng phát triển của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, SSI đã xây dựng mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới nhằm duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ TVTCDN, tạo dựng uy tín và niềm tin cho các đối tác SSI đặt mục tiêu phát triển trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu theo mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam với sức mạnh cạnh tranh lớn trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn đầu tư, phát hành và bảo lãnh phát hành cũng như thu xếp và quản lý vốn Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, SSI đã xây dựng những chiến lược sau:

Tăng vốn điều lệ liên tục trong thời gian qua, đến năm 2011 mức vốn điều lệ của SSI lên hơn 3551 tỷ đồng Hơn nữa SSI tiến hành mở rộng mạng lưới khách hàng, mở rộng các chi nhánh trực thuộc, xây dựng chiến lược hợp tác với các đối tác nước ngoài

Xây dựng và phát triển các sản phẩm mới, các dịch vụ thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp, quản lý tài sản và tư vấn đầu tư cho tổ chức và cá nhân là các dịch vụ đang được tập trung phát triển.

Về mặt tổ chức, xây dựng các bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán lành mạnh và độc lập SSI sẽ tiến hành tách các nghiệp vụ nêu trên thành công ty cổ phần hoạt động độc lập Cụ thể, SSI tiến hành hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con Công ty mẹ triển khai hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp với định hướng phát triển ngân hàng đầu tư Công ty con triển khai hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư, công ty quản lý quỹ và các công ty con khác.

Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, ổn định tham gia và gắn bó lâu dài với công ty, có chính sách đãi ngộ thích hợp, bao gồm cả việc chia sẻ lợi nhuận hoạt động nhằm khuyến khích và giữ chân những cán bộ có năng lực.

Mặc dù, doanh thu từ hoạt động TVTCDN chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhưng việc nhìn nhận đúng vai trò của hoạt động TVTCDN trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong tương lai, SSI vẫn đặt hoạt động TVTCDN là mũi nhon trong chiến lược phát triển các nghiệp vụ và đề ra mục tiêu nhanh chóng nâng lên tầm chuyên nghiệp. SSI đã đưa ra chiến lược cụ thể phát triển hoạt động TVTCDN như sau:

Giữ vững tiêu chí hoạt động, đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn nhằm đem lại lợi ích lâu dài và bền vững cho khách hàng.

Phát triển nghiệp vụ theo hướng mở rộng chuyên sâu, hỗ trợ các doanh nghiệp trọn gói và liên tục

Duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác lâu dài của công ty như các tổng công ty,các công ty lớn đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác với các công ty mới

Tiếp tục học hỏi kinh nghiệm tư vấn của các chuyên gia nước ngoài thông qua quan hệ hợp tác với các tập đoàn tư vấn tài chính các đơn vị tư vấn lớn trên thế giới.

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập toàn cầu hóa, hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam không ngừng mở rộng và phát triển Đây cũng chính là nhân tố thuận lợi để hoạt động tư vấn tài chính tại các công ty chứng khoán phát triển mạnh mẽ.

3.3.1 Điều kiện chung Đánh giá về triển vọng phát triển của mảng thị trường TVTCDN, đứng dưới giác độ vĩ mô thì đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa DNNN…có thể thấy thị trường dịch vụ tài chính doanh nghiệp còn khá rộng Còn dưới góc độ vi mô: môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, hoạt động doanh nghiệp ngày càng phức tạp, đa dạng hơn càng cần nhiều dịch vụ TVTCDN Tuy nhiên vẫn còn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TVTCDN nên chưa sẵn sàng cho việc trả phí tư vấn, song do tăng trưởng nhanh và những lợi ích của việc gia nhập thị trường tài chính, ngày càng nhiều doanh nghiệp đánh giá cao giá trị các giải pháp tài chính do các nhà tư vấn mang lại Đây chính là một trong những động lực để duy trì hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán, đồng thời là điểm tựa để thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam ngày càng phát triển Điều này bắt nguồn từ những thuận lợi sau:

Thứ nhất, đứng trước một môi trường kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp luôn muốn hướng tới một sự chuyên nghiệp trong các hoạt động tư vấn tài chính

Thứ hai, quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp phát triển Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước hiện nay là đẩy mạnh công tac hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp, áp dụng các thông lệ quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư nên công tác chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật sẽ thuận lợi hơn.

Thứ ba, xu thế tốc độ đổi mới nhanh chóng của hệ thống kế toán, kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế là những nền móng cơ bản, giúp cho công tác kế toán của các doanh nghiệp được minh bạch hơn Việc hoàn thiện môi trường kế toán, kiểm toán có tác động tích cực đối với các CTCK trong việc triển khai nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Thứ tư, mức độ hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và các thị trường tài chính cho phép đưa ra những dự báo tích cực về triển vọng phát triển dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp do các công ty chứng khoán cung cấp.

Thứ năm, sự gia tăng hàng hóa trên thị trường gắn liền với quá trình CPHDNNN, chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang các công ty cổ phần Điều này đã góp phần thúc đẩy hoạt động tư vấn tài chính của các công ty chứng khoán diễn ra mạnh mẽ.

Thứ nhất, SSI có quan hệ rộng lớn không chỉ đối với nhà đầu tư trong nước mà còn cả những nhà đầu tư nước ngoài Với mạng lưới quan hệ rộng lớn đó, SSI có khả năng tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng cho doanh nghiệp, giúp cho cổ phiếu của công ty được tiếp cận với nhiều nhà đầu tư Đây chính là yếu tố quan trọng nhất và là lợi thế cạnh tranh của SSI.

Thứ hai, SSI hiện tại có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tiễn, nhạy bén được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng kết hợp trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quốc tế với sự hiểu biết đặc thù riêng về thị trường trong nước, giúp giải quyết bài toán cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Thứ ba, với quá trình hoạt động trong nhiều năm, phát triển cùng với sự lớn mạnh của TTCK Việt Nam, SSI đã xây dựng được một thương hiệu riêng, có uy tín đối với các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư chứng khoán, SSI được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường, điều này tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Thứ tư, SSI có điều kiện thuận lợi trong trợ giúp về kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như có thêm nguồn lực mới trong việc hoạch định các chiến lược của mình do việc hợp tác với tổ chức tài chính nước ngoài Chất lượng tư vấn của SSI được các công ty nước ngoài đánh giá cao và đặt quan hệ hợp tác Ngoài ra, công ty còn xây dựng mạng lưới hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài như KPMG, Ernst& young, CIT…

Thứ năm, SSI là một công ty có thế mạnh về tài chính, các chỉ số tài chính luôn đứng đầu so với các công ty chứng khoán trên thị trường là một thế mạnh rất lớn của công ty trong việc chiếm lòng tin của khách hàng Với số vốn điều lệ lên tới 1533 tỷ giúp SSI có đủ khả năng tài trợ cho các chiến lược phát triển nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp một cách quy mô và hiệu quả. Mặt khác, với nguồn vốn lớn và ổn định công ty có khả năng phân tán rủi ro trong môi trường kinh doanh đầy biến động như TTCK.

Thứ sáu, sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với sự phát triển của mảng TVTCDN, với chiến lược một chiến lược phát triển rõ ràng.

Trên đây, là những cơ hôi để SSI mở rộng khả năng phát triển nghiệp vụTVTCDN Tuy nhiên, với xu thế hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính, TTCK, cũng đặt cho SSI không ít những khó khăn thách thức, điều này đòi hỏi SSI phải nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động nghiệp vụ TVTCDN nhằm nắm bắt được những cơ hội cũng như loại trừ được những khó khăn trong tương lai.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TCDN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN

Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy để phát triển tốt hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung và nghiệp vụ TVTC nói riêng cần phải xem xét đến nhiều yếu tố Không chỉ là những nhân tố chủ quan tại doanh nghiệp mà còn cả những nhân tố khách quan Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đưa nghiệp vụ TVTC trở thành thương hiệu trên thị trường, SSI cần phải có tầm nhìn chiến lược và những giải pháp cụ thể Luận văn xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những lợi thế cũng như khắc phục những mặt còn hạn chế của SSI trong nghiệp vụ TVTC.

3.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự.

Trong mọi lĩnh vực, không riêng hoạt động chứng khoán con người luôn là nhân tố chủ lực, nhân tố quyết định mọi sự thành công Tính đặc thù của hoạt động tư vấn tài chính đó chính là hoạt động yêu cầu chất xám cao Có thể nói, chất lượng của hoạt động TVTC phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn.

Tại Việt Nam hoạt động tư vấn tài chính nói chung còn rất mới mẻ, nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ thiếu về số lượng mà cả chất lượng Với thế mạnh là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại VN, SSI sớm có lực lượng nhân viên tư vấn có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao Tuy nhiên, thực tế thấy rằng nhiều khi SSI cũng gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của thị trường Hơn nữa, đứng trước một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ có các CTCK mà còn nhiều các tổ chức trung gian tài chính khác như: công ty kiểm toán, công ty quỹ, các tổ chức tài chính nước ngoài cùng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính Điều này đòi hỏiSSI phải sớm xây dựng một đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh trên thị trường.

- Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tư vấn

Bên cạnh quá trình triển khai đúc rút kinh nghiệm cho toàn bộ phận, công ty cũng cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ và năng lực của từng cán bộ trong bộ phận tư vấn cụ thể như:

Xây dựng những chương trình đào tạo mang tính chất thường xuyên, các khóa học ngắn hạn không chỉ cung cấp cho các CBCVN về những kiến thức chuyên môn mà còn có tính chất cập nhật các văn bản, các luật và các nghị quyết giúp cho hoạt động tư vấn đảm bảo đúng các quy định của pháp luật Tiến hành mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đến nói chuyện, chia sẻ các kinh nghiệm của họ giúp nâng cao sự hiểu biết của CBCNV về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế chứ không riêng về hoạt động chứng khoán Vì công việc tư vấn đòi hỏi một sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, để có cái nhìn tổng quan nhằm đưa ra những lời khuyên hiệu quả cho khách hàng Ngay trong chính công ty, các trưởng bộ phận tiến hành chia sẽ những kinh nghiệm của mình với các bộ phận khác và với những nhân viên của bộ phận mình.

Tận dụng những mối quan hệ rộng với các tổ chức nước ngoài, để triển khai công tác đào tạo cao cấp Thực tế, hoạt động tư vấn tài chính chỉ mới mẻ tại Việt Nam, còn tại các nước phát triển hoạt động này đã rất phát triển Vì vậy việc học hỏi kinh nghiêm của họ là điều vô cùng quý báu, giúp nâng cao trình độ của CBCNV Hoạt động này không chỉ bổ sung kiến thức mà cho các nhân viên tư vấn mà chúng ta còn học tập được ở họ tác phong làm việc chuyên nghiệp Chúng ta có thể triển khai dưới nhiều hình thức như: mời các chuyên gia nước ngoài về nói chuyện với CBCNV, hay cử CBCNV đi tu nghiệp tại nước ngoài để có cái nhìn thực tế hơn.

Tất cả các hoạt động trên nhằm phát triển các nhân viên một cách toàn diện cả về kiến thức cũng như tác phong và đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động TVTC.

- Tăng cường chế độ đãi ngộ, các chính sách khuyến khích CBCNV Để đảm bảo chất lượng công việc cũng như tạo sự gắn kết của các nhân viên với nhau và với công ty thì việc xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý cho CBCNV là một điều vô cùng quan trọng.

Ngay từ quá trình tuyển dụng, công ty cần tiến hành tuyển dụng một cách công khai, cạnh tranh công bằng nhằm tìm kiếm được những cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công ty

Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, cạnh tranh công bằng Tiến hành những cơ chế khuyến khích sự chủ động, tính sáng tạo của nhân viên Tiến hành trả lương theo năng lực, có chế độ chính sách thưởng phạt rõ ràng. Đánh giá nhân viên thường xuyên, việc đánh giá phải thực hiện một cách nghiêm túc và toàn diện tất cả các nhân viên trong công ty không phân biệt lãnh đạo và nhân viên Việc làm này nhằm tạo sự bình đẳng, công bằng, tạo niềm tin của CBCNV vào ban lãnh đạo công ty. Đặc biệt, công ty phải có sự phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, tránh hiện tượng chảy máu chất xám, những người có trình độ làm công việc không phù hợp gây sự nhàm chán giảm chất lượng công việc Thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt các CBCNV, những chuyến du lịch, tiến hành chia sẻ lợi nhuận của công ty, nhằm gắn kết tình cảm của mọi người với nhau và với công ty Những hoạt động này tạo cho CBCNV tinh thần làm việc hết mình vì công ty

- Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ mới Đứng trước một nền kinh tế không ngừng phát triển việc mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng như một điều tất yếu Nhưng để có thể tuyển chọn được những cán bộ có trình độ, đạo đức nghề nghiệp thì là một vấn đề không hề đơn giản Chính vì vậy SSI phải xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ và nghiêm túc.

Trước hết, thông tin tuyển dụng cần được công bố rộng rãi trên website của công ty cũng như nhiều trang web và các kênh thông tin khác Sau đó, tiến hành công tác thi tuyển công bằng nhằm lựa chọn được những người có năng lực thực sự, đảm bảo tốt nhất công việc được giao phó.

Tuy nhiên, công tác tuyển dụng không nên quá khuôn mẫu cứng nhắc, hồ sơ không nên quá cầu kỳ và các thông tin về thi tuyển và phỏng vấn phải được thông báo cho thí sinh một cách có trách nhiệm Vì công ty cần nhận thức: tài nguyên con người là quý báu do đó không được để mất nhân tài. Đặc biệt một hướng tuyển dụng mới đang được áp dụng tại nhiều công ty hiện nay đó chính là hướng tới lực lượng sinh viên mới ra trường Mặc dù, họ là những người chưa có kinh nghiệm trong công việc nhưng là một đội ngũ được đào tạo chính quy bài bản Việc tạo cơ hôi cho những sinh viên mới ra trường là một trong những chiến lược nhân sự mới đang dần được áp dụng hiện nay Với tuổi trẻ, lòng khao khát được thể hiện bản thân là một trong những nhân tố làm nên những thành công của giới trẻ hiện nay Đây được đánh giá là một lực lượng tiềm năng trong tương lai vì vậy công ty cũng nên dành nhiều sự ưu ái cho những sinh viên sắp tốt nghiệp.

3.4.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động.

Một cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động hoàn chỉnh là một trong những nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển của một công ty Công ty cần khắc phục thực trạng hiện nay còn nhiều bộ phận mà chức năng hoạt động còn bị chồng chéo, gây khó khăn trong việc quản lý của các cấp lãnh đạo.

Cần tiến hành xây dựng một bộ máy hoạt động có tính chuyên môn hóa để đảm bảo chất lượng công việc Các cấp lãnh đạo phân công công việc đến từng bộ phận, sau đó các bộ phận có trách nhiệm triển khai, bố trí công việc cho từng thành viên Mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm đối với công việc của mình trước tập thể Điều này góp phần nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tránh tình trạng ỷ lại của một vài cá nhân.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.5.1 Kiến nghị đối với chính phủ, Bộ tài chính, UBCKNN và các ngành có liên quan.

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý

Một thực tế, việc phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của nước ta hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn: thứ nhất, phần lớn nguồn vốn huy động cho các doanh nghiệp là nguồn vốn từ các NHTM; thứ hai, việc thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính từ phía các doanh nghiệp; thứ ba, phạm vi hoạt động tư vấn còn nhỏ Chính vì vậy việc hoàn thiện khung pháp lý có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng trong quá trình phát triển của hoạt động tư vấn tài chính nói riêng và các loại hình kinh doanh khác nói chung Thời gian qua các văn bản pháp lý về TTCK thường xuyên được các cơ quan chức năng sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Để thực hiện được mục tiêu phát triển của TTCK giai đoạn 2010-2020 thì UBCKNN cần phải tiếp tục rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán; Nghị định 14/2007/NĐ-

CP, nhất là nội dung về phát hành riêng lẻ; Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; Thông tư 38/2007/TT- BTC về công bố thông tin Cụ thể các cấp ngành có liên quan cần hoàn thiện:

 Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ TV TCDN.

Các cấp, các ngành cần có những quy định liên quan đến những tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường:

+ Cần xác định rõ những đối tượng được phép tham gia cung cấp các hoạt động TVTCDN, tránh tình trạng tràn lan các công ty tư vấn tài chính không có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của nhà nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ tư vấn đối với các doanh nghiệp Theo đó, phân định rõ tùy theo chức năng và đặc điểm của từng loại hình dịch vụ, loại hình công ty để cho phép triển khai hoạt động Cụ thể như: hoạt động tư vấn niêm yết, tư vấn bán cổ phần ra bên ngoài là hoạt động đặc thù của các CTCK thì các tổ chức tài chính khác như công ty kiểm toán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm không được tham gia vào lĩnh vực này.

+ Các điều kiện về vốn: các tổ chức khi tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ TVTC cần có mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu Hầu như chỉ có CTCK có quy định về mức vốn khi tham gia hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán.

+ Các điều kiện về chuyên môn: Quy định về số lượng nhân viên tư vấn tối thiểu có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do các tổ chức có uy tín cấp giấy phép, quy định về trình độ của người quản lý trong các đơn vị…

+ Cần làm rõ trách nhiệm của bên tư vấn cung như bên được tư vấn Theo đó các quy định đảm bảo tính dân chủ và độc lập của các tổ chức TVTC, đồng thời quy định rõ ràng tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm liên đới cung cấp cho doanh nghiệp là đơn vị được tư vấn tính chính xác của các thông tin cung cấp.

+ Cần có những cân nhắc cho mức phí của từng hoạt động tư vấn cụ thể để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cũng như có thể bù đắp được chi phí tư vấn của các tổ chức tài chính và khuyến khích họ nâng cao chất lượng tư vấn.

 Hoàn thiện các quy định cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp

Hoàn thiện cac quy định liên quan đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, cần phải minh bạch về các thông tin tài chính, các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cần đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán: Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp, thông tin trên TTCK là về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các báo cáo tài chính Do vậy muốn có thông tin chính xác thì chế độ kế toán, kiểm toán phải rõ ràng, minh bạch từ đó giúp cho các nhà quản lý cũng như tư vấn biết được tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp tư vấn phù hợp Đối với hệ thống kiểm toán, ngoài việc ban hành và yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc các chuẩn mực kế toán, cần có các biện pháp nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ kiểm toán, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với kết quả mà công ty thực hiện Có như vậy mới tạo điều kiện cho CTCK phát triển hoạt động tư vấn của mình.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật cho hoạt động tài chính còn mới phát triển tại Việt Nam như hoạt động chia/ tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiêp…

- Phát triển thị trường, phát triển hoạt động TV TCDN

Về mặt thị trường: Phát triển và hoàn thiện thị trường giao dịch trái phiếu, sửa đổi và hoàn thiện thị trường UPCoM; nghiên cứu việc triển khai thị trường cho các sản phẩm chứng khoán phái sinh Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các NĐT lớn; tiếp tục triển khai giao dịch trực tuyến, nâng cấp hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch; hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của Trung tâm Lưu ký; hoàn thiện cơ sở pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký

Về hoạt động TVTC: Có kế hoạch hỗ trợ cụ thể cho các CTCK trong việc đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính, về kỹ năng tư vấn, trang bị những kiến thức về tiếp thị và quảng bá dịch vụ, đặc biệt là khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng về các lợi ích của dịch vụ tư vấn tài chính mang lại

- Phân cấp, phân quyền giám sát Đối với bất cứ thị trường nào cũng vậy, không riêng TTCK việc thường xuyên thanh tra, giám sát của các cấp ngành có liên quan góp phần đảm bảo tính minh bạch, lành mạnh cho thị trường Vì vậy, để góp phần thúc đẩy hoạt động của các công ty chứng khoán mà đặc biệt là hoạt động TVTC thì cần tăng cường hoạt động giám sát của UBCKNN

UBCKNN cần tiến hành đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các thành viên thị trường và cá nhân vi phạm quy định về chứng khoán và TTCK Xây dựng quy trình thanh tra về công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK Thực hiện kiểm tra định kỳ và bất thường đối với Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký Phân cấp, phân quyền công tác giám sát, kiểm tra thành viên cho Sở giao dịch và Trung tâm

- Phát triển hệ thống đào tạo về chứng khoán

Chứng khoán và TTCK là một trong những lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, do đó cần có hoạt động để phổ biến những kiến thức, những quy định cần biết khi tham gia vào hoạt động chứng khoán Trong những năm gần đây, mặc dù số lượng người biết và quan tâm đến TTCK đã tăng tuy nhiên là chưa nhiều. Một thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nhà đầu tư, đầu tư thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự am hiểu về luật và các quy định liên quan đến chứng khoán.

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu đồ 4. Đồ thị tăng trưởng doanh thu HĐKD và Tư vấn TCDN của SSI - Giải pháp phát triển tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán sàigòn ssi
i ểu đồ 4. Đồ thị tăng trưởng doanh thu HĐKD và Tư vấn TCDN của SSI (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w