Tính cấp thiết của đề tài Hoàn thiện định mức KT-KT trong đào tạo lái xe là một trong các nội dungnhằm thực hiện Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ Laođộng – Thương bin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN SƠN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ
-KỸ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN SƠN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ
-KỸ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện hệ
thống định mức Kinh tế - Kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng giao thông Huế” là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn và dành những tình cảm trân trọng, tốt đẹp nhấtđến PGS.TS Nguyễn Văn Phát, người thầy đã gợi mở ý tưởng đề tài, đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng Đào tạo sau đạihọc, các Khoa và Bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng nhưquý thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy đã tư vấn và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu tại trường
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các phòng, khoa, trungtâm, bộ môn và những đồng nghiệp thuộc Trường Cao đẳng Giao thông Huế đãquan tâm, tận tình giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp tài liệu, tạo điều kiệncho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng nội dung luận văn không tránhkhỏi sự thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chỉ dẫnthêm để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Khóa: 2018 – 2020
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Tên đề tài: “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ
THUẬT TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG HUẾ”
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoàn thiện định mức KT-KT trong đào tạo lái xe là một trong các nội dungnhằm thực hiện Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành địnhmức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Làmột trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăngtrưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nềnkinh tế và nâng cao hiệu quả đào tạo, chống thất thoát, lãng phí trong đào tạo nghề
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập thông tin dữ liệu vềcông tác định mức kinh tế - kỹ thuật qua các báo cáo của Nhà trường, số liệu khảosát thực tế qua điều tra 150 cán bộ giáo viên Nhà Trường, phân tích thống kê mô tảtrên phần mềm SPSS; phương pháp so sánh …
3 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Từ thực trạng công tác định mức kinh tế - kỹ thuật được triển khai không phù hợpquy định; xây dựng không đầy đủ, chưa có tính đại diện cao và áp dụng mang tính hìnhthức; xây dựng thiếu căn cứ khoa học và không được theo dõi, điều chỉnh, cải tiến phùhợp Nghiên cứu đã căn cứ vào các quy định, quy chuẩn, … liên quan đề xuất giải pháphoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chấttrong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế tăngcường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và làm cơ sở trong việc lập kếhoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, thanh quyết toán các khoản mục chi phí đào tạo.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6GTĐB Giao thông đường bộ
GTVT Giao thông vận tải
TBDLT Thiết bị dạy lý thuyết
UBND Ủy ban nhân dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ xii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 6
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT, HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT 7
1.1 Các vấn đề chung về định mức kinh tế - kỹ thuật 7
1.1.1 Khái niệm định mức kinh tế - kỹ thuật 7
1.1.2 Vai trò của định mức kinh tế - kỹ thuật 8
1.1.3 Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật 8
1.1.4 Phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật 13
1.1.5 Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật 13
1.2 Định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp 14
1.2.1 Khái niệm định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp .14
1.2.2 Mục tiêu xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp 15
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 81.2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dụcnghề nghiệp 151.2.4 Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghềnghiệp 161.2.5 Xác định định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực GDNN 161.2.6 Một số thông tư quy định, hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnhvực giáo dục nghề nghiệp đã ban hành 171.3 Định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo lái xe ô tô 181.3.1 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô 181.3.2 Thực tiễn việc xây dựng giá học phí tại các cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô 191.3.3 Thực tiễn việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấpgiấy phép lái xe ô tô hiện nay 221.3.4 Tình hình xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạonghề lái xe ô tô ở Việt Nam 231.3.5 Mức học phí đào tạo nghề lái xe ô tô các hạng cơ bản tại một số địa phươngkhu vực Miền Trung 251.4 Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống định mức KT-KT trong ĐTN lái xe
ô tô hạng B2 ở một số địa phương và Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường CĐGTHuế về hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT trong ĐTN lái xe ô tô hạng B2 271.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống định mức KT-KT trong ĐTN lái
xe ô tô hạng B2 ở một số địa phương 271.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường CĐGT Huế về hoàn thiện hệ thốngđịnh mức KT-KT trong ĐTN lái xe ô tô 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH,
ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI
XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG CĐGT HUẾ 432.1 Khái quát chung về Trường Cao đẳng Giao thông Huế 432.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Giao thông Huế 43Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Giao thông Huế 43
2.1.3 Tổ chức bộ máy 45
2.1.4 Tình hình nhân lực của Trường Cao đẳng Giao thông Huế 46
2.1.5 Ngành nghề đào tạo 47
2.2 Tình hình chung về công tác ĐTN lái xe ô tô hạng tại Trường CĐGT Huế 47
2.2.1 Tình hình chung 47
2.2.2 Quy trình đào tạo 48
2.2.3 Chương trình đào tạo 49
2.2.4 Yêu cầu đào tạo 53
2.2.5 Kết quả đào tạo lái xe ô tô 53
2.3 Thực trạng công tác định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 56
2.3.1 Thực trạng định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động 56
Thực trạng về LĐ trong ĐTN lái xe ô tô tại Trường CĐGT Huế giai đoạn 2017 – 2019 được trình bày ở bảng sau .Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Thực trạng thực hiện công tác định mức thiết bị dạy nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 59
2.3.3 Thực trạng công tác định mức vật tư, văn phòng phẩm 63
2.3.4 Thực trạng công tác định mức cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Giao thông Huế 66
2.4 Đánh giá công tác định mức kinh tế - kỹ thuật trong dào tạo nghề lái xe ô tô thông qua đối tượng điều tra .68
2.4.1 Phân tích đặc điểm chung của mẫu điều tra 68
2.4.2 Ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 70
2.5 Đánh giá chung về thực trạng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 75
2.5.1 Những kết quả đạt được 75 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 76Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG HUẾ 79
3.1 Định hướng hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 79
3.2 Giải pháp hoàn thiện định hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 79
3.2.1 Định mức lao động 79
3.2.2 Định mức vật tư 81
3.2.3 Định mức thiết bị 84
3.2.4 Định mức cơ sở vật chất 85
3.3 Tổng hợp kết quả hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 86
3.3.1 Định mức lao động 86
3.3.2 Định mức vật tư 86
3.3.3 Định mức thiết bị 87
3.3.4 Định mức cơ sở vật chất 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Kiến nghị với cơ quan cấp trên 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mức học phí đào tạo nghề lái xe ô tô các hạng cơ bản tại một số địa
phương khu vực Miền Trung 26
Bảng 1.2 Phân bổ thời gian các môn học 28
Bảng 1.3 Phân bổ thời gian đào tạo/01 khóa học 28
Bảng 1.4 Định mức lao động 28
Bảng 1.5 Định mức vật tư khác 29
Bảng 1.6 Định mức vật tư, dụng cụ 29
Bảng 1.7 Định mức thiết bị 30
Bảng 1.8 Định mức sử dụng lao động 31
Bảng 1.9 Định mức sử dụng co sở vật chất, thiết bị, dụng cụ 31
Bảng 1.10 Định mức tiêu hao vật tư 34
Bảng 1.11 Định mức lao động 36
Bảng 1.12 Các loại văn phòng phẩm phục vụ công tác đào tạo và quản lý học viên 36
Bảng 1.13 Tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho học viên 37
Bảng 1.14 Định mức thiết bị 37
Bảng 1.15 Định mức 11 bài học thực hành lái xe hạng B2 cho 01 xe/05 học viên .38
Bảng 1.16 Định mức tiêu hao nhiên liệu cho 1 lớp học thực hành 35 học viên/7 xe 38
Bảng 2.1 Tình hình nhân lực Trường CĐGT Huế giai đoạn 2017 – 2019 46
Bảng 2.2 Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo lái xe ô tô các hạng 49
Bảng 2.3 Tổng thời gian khóa đào tạo lái xe ô tô các hạng 51
Bảng 2.4 Quy định về số km học thực hành lái xe ô tô các hạng 51
Bảng 2.5 Chi tiết các mô đun môn thực hành lái xe các hạng 52
Bảng 2.6 Kết quả đào tạo của Nhà trường giai đoạn 2017 - 2019 53
Bảng 2.7.Trường Đại học Kinh tế HuếKết quả đào tạo nghề lái xe ô tô giai đoạn từ 2017 – 2019 54
Trang 12Bảng 2.8 Tình hình giáo viên dạy nghề lái xe và cán bộ quản lý giai đoạn 2017
– 2019 56
Bảng 2.9 Số học viên được phép đào tạo theo giấy phép đào tạo đối với hạng B2 trong các năm từ 2017 - 2019 57
Bảng 2.10 Số lượng giáo viên lý thuyết, thực hành cần thiết đảm bảo định mức theo số lượng học viên đào tạo thực tế 58
Bảng 2.11 Thực trạng thiết bị tin học trong đào tạo nghề lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 60
Bảng 2.12 Thực trạng xe ô tô tập lái Trường Cao đẳng Giao thông Huế trong giai đoạn năm 2017 – 2019 61
Bảng 2.13 Tổng số học viên được phép đào tạo trên cơ sở số lượng ô tô tập lái đối với hạng B2 trong các năm từ 2017 - 2019 62
Bảng 2.14 Thực trạng định mức tiêu hao nhiên liêu đối với xe ô tô tập lái hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 64
Bảng 2.15 So sánh mức tiêu hao nhiên liệu tính toán theo quy định so với mức tiêu hao nhiên liệu thực tế giai đoạn 2017 – 2019 65
Bảng 2.16 Hệ thống phòng học dành cho đào tạo nghề lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế 66
Bảng 2.17 Tình hình nhà làm việc, điều hành và các cơ sở dịch vụ khác của Trường Cao đẳng Giao thông Huế giai đoạn 2017 – 2019 67
Bảng 2.18 Đặc điểm về giới tính của đối tượng được điều tra 68
Bảng 2 19 Đặc điểm về độ tuổi của đối tượng được điều tra 69
Bảng 2.20 Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng được điều tra 70
Bảng 2.21 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức lao động tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 71
Bảng 2.22 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức cơ sở vật chất tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 72
Bảng 2.23 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức thiết bị dạy lý thuyết tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 72
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Bảng 2.24 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức
phương tiện dạy thực hành tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 73Bảng 2.25 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức
nhiên liệu tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 74Bảng 2.26 Kết quả ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác định mức
thời gian học tại Trường Cao đẳng giao thông Huế 75Bảng 3.1 Định mức lao động đối với lớp học gồm 35 học viên 86Bảng 3.2 Định mức vật tư đối với nhóm 5 học viên/xe ô tô tập lái 86Bảng 3.3 Định mức vật tư trong quá trình học lý thuyết, thực hành khác đối
với lớp học gồm 35 học viên 87Bảng 3.4 Định mức thiết bị đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 đối với lớp học
gồm 35 học viên 87Bảng 3.5 Định mức cơ sở vật chất đối với lớp học gồm 35 học viên 88
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Trường CĐGT Huế 45
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầucủa Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay Gần đâylĩnh vực đào tạo nghề (ĐTN) đã có những chuyển biến rõ rệt cả về số lượng lẫn chấtlượng đào tạo, tuy nhiên so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu đối vớicông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thìchất lượng ĐTN ở Việt Nam còn nhiều hạn chế
Việc hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) trong ĐTN lái xe là mộttrong các nội dung nhằm thực hiện Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày25/5/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) quy định việc xâydựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo áp dụng trong lĩnh vựcGDNN, Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ LĐTB&XHquy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo áp dụngtrong lĩnh vực GDNN Là một trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tụcđổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động(LĐ), sức cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả đào tạo, chống thất thoát,lãng phí trong ĐTN
Đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng giao thông Huế (Trường CĐGT Huế)
là một lĩnh vực chủ lực và có tính lịch sử của Nhà trường, tạo ra nguồn thu chiếm tỉtrọng đến 90% tổng nguồn thu của Nhà trường Chính vì vậy, việc áp dụng địnhmức KT-KT phù hợp trong ĐTN lái xe ô tô có vai trò rất quan trọng, là nhân tố cơbản, cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy hiệu quả kinh tế và tạo
uy tín cho Nhà trường
Mặc dù cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý và áp dụng định mức KT-KTtrong ĐTN lái xe ô tô liên tục đổi mới, từng bước chuyển đổi theo cơ chế thị trường,nhưng so với yêu cầu quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, không theo kịp sự thay đổicủa nhu cầu của các đối tượng học nghề, chưa phù hợp với đặc thù của nghề đào tạoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16lái xe ô tô, chưa phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường, thiếu cơ sở dữ liệugiá thị trường công khai và biệt là và phù hợp với quá trình hình thành sản phẩmdạy nghề lái xe ô tô đảm bảo chuẩn đầu ra.
Theo quy định thì địa phương hay cơ sở đào tạo nghề phải xây dựng, quản lý
và áp dụng hệ thống định mức KT-KT trong ĐTN lái xe ô tô gồm 4 nội dung chínhgồm: Định mức LĐ, định mức vật tư, định mức nhưng hiện nay tỉnh Thừa ThiênHuế cũng chưa ban hành định mức KT-KT đào tạo nghề trong lĩnh vực GDNN để
áp dụng trên địa bàn tỉnh Riêng Trường CĐGT Huế hiện nay, đối với đào tạo nghềlái xe ô tô cũng chỉ xây dựng một số hạng mục định mức rời rạc và chủ yếu về vật
tư như: nhiên liệu, săm lốp, bình điện … Chính vì vậy, công tác hoàn thiện và ápdụng hệ thống định mức KT-KT trong hoạt động dạy nghề lái xe ô tô có vai trò hếtsức quan trọng giúp cho Nhà trường có được cái nhìn tổng thể trong việc thực hiệnnhiệm vụ đào tạo
Bên cạnh đó, hiện nay trong một số ngành hoạt động sản xuất kinh doanhthuộc lĩnh vực vận tải ô tô thường áp dụng một số định mức KT-KT chung thốngnhất, được công bố bởi Bộ GTVT Còn trong hoạt động dạy nghề lái xe ô tô hầunhư chưa có hệ thống định mức KT-KT trong hoạt động đào tạo Hoặc nếu có, thìcũng chỉ là những định mức được xây dựng từ lâu, chưa đồng bộ và hoàn thiện,thường được xây dựng bằng phương pháp kinh nghiệm, độ chính xác không cao,không đầy đủ, không còn phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạtđộng dạy nghề của các cơ sở đào tạo (CSĐT) trong điều kiện hiện tại
Công tác hoàn thiện và áp dụng hệ thống định mức KT-KT trong hoạt độngdạy nghề lái xe ô tô có các vai trò quan trọng sau đây:
- Đối với các tổ chức hoạt động dạy nghề lái xe ô tô định mức KT-KT là căn
Trang 17+ Là căn cứ pháp lý để đơn vị thanh quyết toán với các cơ quan quản lý nhànước và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế thuê phươngtiện, sân bãi trong hoạt động dạy nghề lái xe ô tô;
+ Là căn cứ để đơn vị thanh toán, trả lương, thưởng, phúc lợi khuyến khíchtrong việc trả công người LĐ
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái
xe ô tô là căn cứ để:
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kếhoạch tài chính của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch,xác định giá đơn giá trong các gói hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong các trường hợp như xẩy ra sự cố về môi trường,thu hồi đất hoặc hỗ trợ học nghề cho các đối tượng là bộ đội xuất ngũ, các đối tượngđược hưởng các chính sách hỗ trợ học nghề khác theo quy định của Nhà nước
+ Là căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, chi phí tiền vay,thẩm định giá trong các phương án hoạt động ĐTN lái xe ô tô trong các CSĐT
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống
định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả thực hiện hệ thống định mức KT-KT,các quy định Nhà nước hiện hành để xây dựng, thẩm định, thực hiện nhằm hoànthiện hệ thống định mức KT-KT trong hoạt động đào tạo lái xe ô tô hạng B2 để làmđịnh mức cơ sở áp dụng tại Trường CĐGT Huế trong thời gian đến
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng, thẩm định
và thực hiện hệ thống định mức KT-KT trong đào tạo lái xe trong các CSĐT nghề
- Đánh giá thực trạng kết quả thực hiện hệ thống định mức KT-KT và công tácxây dựng, thẩm định, thực hiện hệ thống định mức KT-KT trong hoạt động đào tạolái xe ô tô hạng B2 tại Trường CĐGT Huế;Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT trong đào tạo lái xe
ô tô hạng B2 tại Trường CĐGT Huế
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến việc thực hiện hệ thống định mức KT-KT trong ĐTN lái xe ô tô hạng B2 tạiTrường CĐGT Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Tại Trường CĐGT Huế
- Về mặt thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn từ năm 2017 –2019; Đưa ra các giải pháp để đề xuất áp dụng đến năm 2025 Nguồn số liệu sơ cấpđược điều tra thu thập năm 2020
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Thông tin số liệu thứ cấp: Được thu thập các thông tin từ nguồn tài liệu như
số liệu và thông tin về hoạt động đào tạo được thu thập qua các năm của TrườngCĐGT Huế như: Báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo hoạt động đào tạo, tạp chí vànguồn thông tin phong phú trên mạng Internet để làm luận cứ khoa học chứng minhcho đề tài
- Thông tin số liệu sơ cấp: Bên cạnh số liệu thứ cấp thì nguồn số liệu sơ cấp
đóng vai trò vô cùng quan trọng để có nhận định đúng đắn về hệ thống định mứcKT-KT trong ĐTN lái xe ô tô tại Nhà trường, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuấtcác giải pháp
+ Nội dung điều tra: Thực trạng áp dụng hệ thống định mức KT-KT trong
ĐTN lái xe ô tô tại Trường CĐGT Huế
+ Đối tượng và quy mô điều tra: 150 người là cán bộ quản lý, giáo viên tại
Trường CĐGT có liên quan đến ĐTN lái xe ô tô
+ Công cụ điều tra: Bảng câu hỏi [Phụ lục 1]
Phần 1 thông tin cá nhân, gồm 4 câu hỏi liên quan đến một số thông tin cáTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19nhân gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chất lượng tay nghề Phần 2 là ýkiến đóng góp của đối tượng điều tra
+ Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling methods): là phươngpháp mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thểđều như nhau và có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể Qua đó
ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyếtthống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung
Kích thước mẫu nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng đểkhảo sát cán bộ quản lý, giáo viên tại Trường CĐGT Huế Kích thước của mẫu nghiêncứu tối thiểu để đạt được độ tin cậy theo yêu cầu của phân tích hồi quy đa biến tối thiểuphải gấp 5 lần tổng số biến quan sát, dựa theo công thức: n = 5 m + α Trong đó: n là
số quan sát tổng thể; m là số lượng câu hỏi trong nghiên cứu; α là sai số cho phép cógiá trị từ 3%, 4%, 5%, 7% Mô hình nghiên cứu của bài viết này gồm có 7 biến, trong
đó có 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, với 30 biến đo lường và sai số cho phép α =5%, nên cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định là 150 quan sát
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê mô tả
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu thống kê trên phần mềm Excel kếtquả điều tra thu thập về kết quả đào tạo, hoạt động đào tạo và thực hiện công tácđịnh mức KT-KT trong ĐTN lái xe ô tô được thu thập của Trường CĐGT Huế,đánh giá thực trạng, phân tích biến động mối liên hệ …
Mục đích là thông qua các hiện tượng bên trong, bên ngoài phân tích, nhậnxét, đánh giá nhiều chiều để tìm ra bản chất của vấn đề, cuối cùng đưa ra các hướngtác động, khắc phục đạt với yêu cầu đặt ra
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để mô tả mẫu điều tra,tìm hiểu đặc điểm của mẫu điều tra như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi… thôngqua hệ số Frequence và các đại lượng thống kê mô tả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh là tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau
đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định như: kế hoạch,thời gian, không gian, các thời điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh các thông tin thu thập trên cơ sở các sốliệu điều tra các đối tượng Số liệu điều tra được xử lý phân tổ so sánh với nhau đểđưa ra các nhận xét về công tác quản lý ĐTN tại Trường CĐGT Huế tại thời điểmnghiên cứu
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn bao gồm 3 phần, cụ thể như sau:
Phần 1 Mở đầu
Phần 2 Nội dung nghiên cứu
Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định mức kinh tế - kỹ thuật,hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật
Chương 2 Thực trạng việc thực hiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đốivới đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế
Chương 3 Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống định mứckinh tế - kỹ thuật đối với đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Cao đẳngGiao thông Huế
Phần 3 Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT, HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
1.1 Các vấn đề chung về định mức kinh tế - kỹ thuật
1.1.1 Khái niệm định mức kinh tế - kỹ thuật
Trong thực tiễn sản xuất, quản lý, kinh doanh chúng ta thường gặp khái niệmđịnh mức Có thể nói rằng, định mức là một công cụ quan trọng và cần thiết trong cáchoạt động tổ chức và quản lý mà Chính phủ (CP) của các quốc gia trên thế giới luôn
áp dụng Ở Việt Nam công tác lập và áp dụng các định mức khác nhau được CP công
bố hoặc hướng dẫn xây dựng, áp dụng, nhằm kiểm soát các hoạt động kinh tế
Chúng ta đã biết định mức là tất cả những gì được quy định mang tính đúngđắn, hợp lý, cần thiết mà mọi người cần lấy đó làm căn cứ điều chỉnh hành vi củamình cho phù hợp Với định nghĩa trên định mức có mặt trong nhiều lĩnh vực củađời sống, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, pháp luật, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạođức, thẩm mỹ
Định mức xuất hiện trong kinh tế tức là hoạt động sản xuất và trao đổi hànghóa nói chung của con người được gọi là định mức KT-KT
Định mức KT-KT là đại lượng biểu thị trực tiếp hay dùng để tính toán lượngtiêu hao cần thiết của một loại nguồn lực nào đó để sản xuất một đơn vị sản phẩm,bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất lượng và phù hợp với các nhân tố ảnhhưởng khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý Do
đó, định mức KT-KT luôn là một chỉ tiêu (một phạm trù định lượng), tức là biểu thịbằng con số cụ thể
Định mức KT-KT trong sản xuất là quy định mức hao phí cần thiết về LĐ, vật
tư, thiết bị … để một khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được xác định bằngcách tính trung bình tiên tiến của một hoạt động sản xuất trong một phạm vi xácđịnh (cho từng loại sản phẩm, trong từng đơn vị, tại từng địa phương)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Mức hao phí các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồnlực như LĐ, vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất (CSVC) Mức hao phí các yếu tố sản xuất
là số lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm
Hiểu một cách đơn giản định mức KT-KT là các số liệu của quy trình về mứcchi phí những tư liệu LĐ và với nhân công cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm nào
đó Định mức KT-KT được xác định giữa trên cơ sở của các số liệu từ quan sát thực
tế cũng như những số liệu thống kê để đảm bảo được tính khoa học và thực tiễn
1.1.2 Vai trò của định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức KT-KT là một trong nhưng nội dung quan trọng mà hầu hết CP củacác nước thường hay áp dụng Ở Việt Nam công tác lập và ứng dụng nhiều lại địnhmức chuyên ngành khác nhau được CP công bố nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soátnhiều hoạt động kinh tế
Trên thực tiễn quản lý sản xuất trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng có nhưngloại định mức chuyên ngành khác nhau Ví dụ, trong ngành Xây dựng rất nhiều loạiđịnh mức được xem là những tài liệu quan trọng cho các đơn vị trong ngành triểnkhai và áp dụng vào các hoạt động quản lý sản xuất Nhiều bộ định mức đã và đangđược công bố áp dụng như: định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình, địnhmức dự toán xây dựng công trình, định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật củacông trình, định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ, định mức dự toánthí nghiệm chuyên ngành xây dựng, định mức sử dụng vật liệu xây dựng; Trongngành GTVT cũng ban hành những loại định mức như: định mức KT-KT dịch vụcông ích hoa tiêu hàng hải, định mức KT-KT quản lý, bảo trì đường thủy nội địa,định mức khung KT-KT áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt, định mức KT-KT và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý,bảo trì đường sắt Trong lĩnh vực dạy nghề cũng có những loại định mức như:khung định mức kinh phí theo nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng,định mức KT-KT về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1.1.3 Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức KT-KT nói chung là một hệ thống các hạng mục định mức liên quanđến một đối tượng định mức cụ thể nào đó, và cơ bản nó bao gồm các hạng mục sau:Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 231.1.3.1 Định mức lao động
- Khái niệm và phân loại mức lao động
Mức LĐ là lượng LĐ hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sảnphẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong nhữngđiều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định
Mức LĐ có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một nội dung, điều kiện tổ chức
kỹ thuật, sản xuất nhất định Tùy thuộc vào từng lọai công việc sản xuất và điềukiện sản xuất mà mức LĐ có thể xây dựng dưới các dạng như sau:
Mức thời gian: là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc mộtnhóm LĐ có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hòan thành 1 đơn vị sản phẩm (hoặcmột khối lượng công việc)
Mức sản lượng: là số lượng sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) quyđịnh cho một hoặc một nhóm LĐ có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hòan thànhtrong một đơn vị thời gian
Mức phục vụ: là số lượng máy móc thiết bị hoặc nơi làm việc được quy địnhcho một hoặc một nhóm LĐ có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ
Mức biên chế: Là số lượng LĐ có trình độ thích hợp quy định chặt chẽ để thựchiện một khối lượng công việc cụ thể
- Khái niệm định mức lao động và bản chất của định mức lao động
Định mức LĐ là lượng LĐ hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vịsản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kĩthuật, tâm - sinh lý và KT-XH nhất định Được biểu hiện dưới các hình thức: địnhmức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ Định mức LĐ thường đượcxây dựng theo các phương pháp truyền thống như phương pháp thống kê - kinhnghiệm; phương pháp phân tích
Trong sản xuất, số lượng LĐ cần thiết được xác định dưới dạng các mức LĐthông qua định mức LĐ
Định mức LĐ là việc xác định các hao phí LĐ cần thiết để hoàn thành mộtcông việc, bước công việc hoặc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện tổTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24chức kĩ thuật nhất định đối với người LĐ có trình độ lành nghề và mức độ thànhthạo công việc phù hợp với yêu cầu của công việc, của sản xuất.
1.1.3.2 Định mức thiết bị
Khái niệm: Định mức thiết bị là hao phí về thời gian sử về những máy móc,thiết bị đồng bộ; máy móc, thiết bị đơn chiếc; dây chuyền công nghệ; dụng cụ; đồdùng để hoàn thành một công việc, bước công việc hoặc sản xuất ra một đơn vịsản phẩm trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định đối với người LĐ có trình độlành nghề và mức độ thành thạo công việc phù hợp với yêu cầu của công việc, củasản xuất
Định mức thiết bị làm căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiếtbị; lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí
sử dụng thiết bị; quản lý, sử dụng thiết bị
Nguyên tắc xác định định mức thiết bị là căn cứ quy mô đơn vị để xác định sốlượng, đảm bảo đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, phù hợp với nội dungnhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất (CSVC) đúng quy địnhtheo từng giai đoạn, quy mô sản xuất, yêu cầu về phương thức sản xuất, nhu cầu sửdụng thực tế và điều kiện về CSVC để lắp đặt, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị
1.1.3.3 Định mức vật tư
- Khái niệm vật tư
Vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội bao gồmnguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, thiết bị máy móc và các vật tư liênquan khác
- Phân loại vật tư - kỹ thuật
+ Phân loại theo công dụng kinh tế có:
Nguyên vật liệu: Được dùng một lần trong quá trình sản xuất và giá trị đượcchuyển toàn bộ vào sản phẩm
Thiết bị máy móc: Được sử dụng nhiều lần trong quá trình sản xuất và giá trịđược chuyển dần vào sản phẩm làm ra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25+ Phân loại theo sự đồng nhất về quy trình công nghệ: Căn cứ và quy trình côngnghệ sản xuất các loại sản phẩm là vật tư kỹ thuật để phân thành các loại khác nhau.Theo cách phân loại này tất cả các vật tư có quy trình công nghệ sản xuấtgiống nhau hoặc gần như giống nhau được xếp cùng một loại bất kể nó được sảnxuất ở đâu và do đơn vị nào sản xuất.
+ Phân loại theo nguồn cung ứng: Là phương pháp phân loại dựa vào nguồnvật tư kỹ thuật để cung ứng cho nề kinh tế quốc dân: Vật tư kỹ thuật sản xuất trongnước, vật tư kỹ thuật nhập khẩu
+ Phân loại theo đối tượng cung ứng: Vật tư cung ứng cho sản xuất, cung ứngcho xây dựng, …
Phân loại theo cấp quản lý: Là căn cứ vào chế độ phân phối và các cấp quản lývật tư kỹ thuật để phân loại: Vật tư kỹ thuật do nhà nước thống nhất quản lý, vật tư
kỹ thuật không do nhà nước thống nhất quản lý
- Định mức tiêu dùng vật tư:
Là lượng vật tư hao phí lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩmtheo quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định, trong những điềukiện tổ chức và kỹ thuật nhất định
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật tư tiên tiến và đưa định mức đó vào ápdụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhát để thực hành tiết kiệm vật tư có cơ
sở chặt chẽ việc sử dụng vật tư Định mức tiêu dùng vật tư còn là căn cứ để tiếnhành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật tư, tạo tiền đề cho việc hạch toán kinh
tế và thúc đẩy phong trào thi đua LĐ sản xuất và thực hành tiết kiệm trong đơn vị
- Tiết kiệm vật tư:
Là sử dụng hợp lý vật tư có sẵn, tiêu dùng có căn cứ kinh tế để sản xuất ranhiều sản phẩm có chất lượng tốt, là bảo đảm sản xuất sản phẩm với chi phí vật chất
ít nhất mà đạt được hiệu quả nhiều nhất
1.1.3.4 Định mức cơ sở vật chất
Khái niệm: Định mức CSVC là hao phí về thời gian sử về những hệ thốngCSVC gồm sân bãi, nhà xưởng, phòng làm việc để hoàn thành một công việc,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26bước công việc hoặc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện tiêu chuẩnphù hợp với yêu cầu của công việc, của sản xuất.
Định mức CSVC là căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng; lập kếhoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụngCSVC; quản lý, sử dụng hệ thống CSVC
Nguyên tắc xác định định mức CSVC là căn cứ quy mô đơn vị để xác định sốlượng, đảm bảo đủ hệ thống CSVC phục vụ cho hoạt động sản xuất, phù hợp vớinội dung nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo đạt chuẩn theo đúng quy định theo từng giaiđoạn, quy mô sản xuất, yêu cầu về phương thức sản xuất, nhu cầu sử dụng thực tế
1.1.3.5 Trình tự các bước xây dựng và áp dụng định mức
Xây dựng và áp dụng định mức là công việc khó bởi định mức phụ thuộc quánhiều các yếu tố mà trong thực tế chúng ta rất khó định lượng các ảnh hưởng đó.Trình tự xây dựng và áp dụng bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Lập danh mục công việc:
Mỗi danh mục công việc phải thể hiện rõ đơn vị tính và yêu cầu về kỹ thuật,biện pháp thực hiện chủ yếu của công việc đó
Bước 2: Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng côngđoạn theo thiết kế tổ chức công việc từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp vớiđiều kiện, biện pháp và phạm vi thực hiện
Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật tư, LĐ, thiết bị, CSVC
Tính toán xác định hao phí vật tư, LĐ, thiết bị, CSVC dựa vào các phươngpháp tính toán, phân tích thuần túy, quan sát thực tế, phương pháp hỗn hợp
Bước 4: Thiết lập định mức
Tổng hợp các khoản mục về hao phí vật tư, LĐ, thiết bị, CSVC Mỗi khoảnmục định mức hai phần gồm thành phần công việc và bảng định mức
Bước 5: Xét duyệt, ban hành định mức
Sau khi xây dựng hoàn thiện định mức, tiến hành kiểm duyệt và ban hànhđịnh mức.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Bước 6: Triển khai, hướng dẫn áp dụng định mức
Bước 7: Điều chỉnh, bổ sung định mức
Bước 8: Kiểm tra công tác áp dụng định mức
1.1.4 Phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật
- Định mức KT-KT ngành: Là định mức KT-KT do Bộ, ban, ngành chuyênmôn phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan khác tổ chức xây dựng, thẩm định
và ban hành Định mức KT-KT ngành áp dụng trong phạm vi toàn quốc
- Định mức KT-KT của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là địa phương): Là định mức KT-KT do các địa phương tổ chức xây dựng,thẩm định và ban hành đối với các lĩnh vực theo danh mục dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp, thuộc phạm vi quản lý của địa phương.Định mức KT-KT do địa phương ban hành chỉ có hiệu lực áp dụng trong phạm viquản lý của địa phương Các địa phương có the xem xét áp dụng định mức KT-KTngành và định mức KT-KT của các địa phương khác đã ban hành
- Định mức KT-KT cơ sở: Là định mức KT-KT do cơ quan, đơn vị cụ thể xâydựng, thẩm định và ban hành Định mức KT-KT cơ sở chỉ ban hành đối với các lĩnhvực hoạt động hoặc khi cần cụ thể hóa định mức KT-KT ngành, định mức KT-KTcủa địa phương cho phù hợp với điều kiện và đặc thù của cơ quan, đơn vị Địnhmức KT-KT cơ sở chỉ áp dụng trong phạm vi cơ quan, đơn vị đó
1.1.5 Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
- Tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, quy định kỹ thuật hoặc quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia của sản phẩm được xây dựng định mức và đáp ứng yêu cầu chung về kếtcấu của các loại định mức, đảm bảo tính tiên tiến, thống nhất và tính kế thừa (nếucó) của ngành, lĩnh vực
- Định mức được xây dựng phải đảm bảo tính ổn định, được thực hiện trongthời gian dài Khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc các yếu tố khác làm cho địnhmức không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì các tổ chức, cá nhân áp dụng địnhmức xem xét điều chỉnh hoặc xây dựng mới cho phù hợp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28- Đảm bảo tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc tạo ra một sản phẩm đạt đượccác tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo sự tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước về công tác xâydựng định mức; khuyến khích, phát huy quyền chủ động, của các tổ chức, cá nhântham gia xây dựng định mức thuộc lĩnh vực hoạt động
1.2 Định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp
1.2.1 Khái niệm định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Định mức KT-KT về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực GDNN là lượng tiêu haocác yếu tố về LĐ, thiết bị, vật tư và CSVC để hoàn thành việc đào tạo cho 01 ngườihọc đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Định mức KT-KT bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: định mức LĐ;định mức thiết bị; định mức vật tư và định mức CSVC
- Định mức lao động: Là mức tiêu hao LĐ sống cần thiết của người LĐ
theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người mộtnhóm hay một lớp học tiêu chuẩn đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan
có thẩm quyền ban hành
Nghĩa là để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người, một nhóm hay một lớp họctiêu chuẩn học thì CSĐT phải căn cứ vào nội dung công việc mà giáo viên, cán bộquản lý cần thực hiện như: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu,trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá vàtổng hợp kết quả học tập của mỗi học viên; Cập nhật chương trình đào tạo, xâydựng kế hoạch giảng dạy, học tập, chuẩn bị điều kiện vật chất, nguyên vật liệu phục
vụ cho việc giảng dạy và học tập, theo dõi thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập,chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ trình hội đồng thi, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên
và lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định; số lượng giáo viên hoặc cán bộ quản lýcần thiết; thời gian giảng dạy tối đa 01 ngày; trình độ của giáo viên trực tiếp thamgia giảng dạy …
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29- Định mức thiết bị: Là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại
thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêuchuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghĩa là CSĐT phải căn cứ vào ngànhnghề đào tạo để xác định chủng loại, thông số của thiết bị cần thiết như: máy tínhxách tay, máy chiếu, mô hình học cụ, thiết bị thực hành … đồng thời để đảm bảothời gian sử dụng thiết bị cần thiết để hoàn thành nội dung đào tạo trên cơ sở cáctiêu chí, tiêu chuẩn và khung thời gian quy định
- Định mức vật tư: Là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu, điện năng …
cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêuchuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Định mức cơ sở vật chất: là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một
người học đối với từng loại CSVC (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và cáckhu chức năng khác…) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí,tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành Đơn vị tính (m2.giờ/người học)
1.2.2 Mục tiêu xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- Làm căn cứ xác định chi phí trong hoạt động GDNN nhằm nâng cao hiệulực, tiết kiệm và hiệu quả
- Làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính vàquản lý chất lượng trong hoạt động GDNN
- Thúc đẩy việc xã hội hóa lĩnh vực GDNN, tạo môi trường hoạt động bìnhđẳng giữa các cơ sở GDNN công lập và ngoài công lập
1.2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- Đảm bảo tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc đào tạo cho người học đạtđược các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành
- Đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của ngành, nghề định mức KT-KT, đảmbảo ổn định, thống nhất và tính kế thừa của định mức KT-KT trước đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 301.2.4 Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạtđược sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chương trình đào tạo
- Khung trình độ Quốc gia Việt Nam
- Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo GDNN
- Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở GDNN
- Số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan
1.2.5 Xác định định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
Vận dụng một hoặc đồng thời các phương pháp xây dựng định mức, để xâydựng các định mức thành phần:
- Định mức lao động
Định mức LĐ = Định mức LĐ trực tiếp (giảng dạy) + Định mức LĐ gián tiếp(quản lý, phục vụ)
Định mức LĐ trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành;
Định mức LĐ gián tiếp được quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của LĐ trực tiếp
- Định mức thiết bị
Xác định chủng loại thiết bị;
Xác định thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị;
Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị,bao gồm: Thời gian máychạy có tải và thời gian máy chạy không tải;
Trang 31Xác định tỷ lệ (%) thu hồi vật tư: Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vật tư đểtính tỷ lệ (%) thu hồi;
Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của vật tư: Mô tả thông số kỹ thuật của từngloại vật tư phù hợp trong đào tạo
1.2.6 Một số thông tư quy định, hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã ban hành
Hiện nay trong lĩnh vực GDNN Bộ LĐTB&XH có ban hành một số văn bảnhướng dẫn và quy định định mức KT-KT về ĐTN gồm:Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32- Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ LĐTB&XH quyđịnh việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo áp dụng tronglĩnh vực GDNN.
- Thông tư số 08/2018/TT-BLĐTBXH ngày 14/82018 của Bộ LĐTB&XH quyđịnh định mức KT-KT về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề:Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Vận hành máy thi côngnền; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng; Bảo vệ thực vật; Chế biến và bảoquản thủy sản; Quản trị mạng máy tính; Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas
- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ LĐTB&XHquy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo ápdụng trong lĩnh vực GDNN
1.3 Định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo lái xe ô tô
1.3.1 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô
Tại Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ LĐTB&XHquy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo áp dụngtrong lĩnh vực GDNN quy định rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương là: Hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các định mức KT-KT đối vớicác cơ sở GDNN thuộc thẩm quyền quản lý; Tổ chức xây dựng và ban hành địnhmức KT-KT của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền quy định;Theo dõi, tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ về tình hình thực hiệnđịnh mức KT-KT tại các cơ sở GDNN thuộc thẩm quyền quản lý gửi LĐTB&XH.Tại Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ LĐTB&XHquy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức KT-KT về đào tạo áp dụngtrong lĩnh vực GDNN quy định rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương là: Giao Sở LĐTB&XH tổ chức xây dựng định mứcKT-KT của các ngành, nghề đào tạo và trình UBND cấp tỉnh thẩm định, ban hành địnhmức KT-KT của các ngành, nghề trình độ đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theothẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các định mức KT-KT đối với các cơ sởGDNN thuộc thẩm quyền quản lý; Theo dõi, tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33theo định kỳ về tình hình thực hiện định mức KT-KT tại các cơ sở GDNN thuộcthẩm quyền quản lý gửi Bộ LĐTB&XH.
Tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải (GTVT) về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về Đào tạo, sát hạch, cấpgiấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì chương trình và phân bổ thời gian ĐTN lái xe ô
tô được quy định cụ thể về chương trình và phân bổ thời gian đào tạo, tổng thời giankhóa đào tạo, số học viên được quy định trên 01 xe tập lái, số km học thực hành lái xe
và chi tiết các mô đun môn thực hành lái xe các CSĐT phải thực hiện định mức LĐtrực tiếp (giáo viên dạy các môn lý thuyết và giáo viên dạy thực hành lái xe), LĐ giántiếp (cán bộ quản lý lớp, khóa và cán bộ quản lý chung), thời gian sử dụng thiết bị cầnthiết đối với từng nội dung công việc, mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu, điệnnăng … cần thiết, thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối vớitừng loại CSVC (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và các khu chức năngkhác…) để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định
1.3.2 Thực tiễn việc xây dựng giá học phí tại các cơ sở đào tạo nghề lái xe
Năm 2001, trên cơ sở Nghị định số 36/CP ngày 25/5/1995 của CP về bảo đảmtrật tự an toàn giao thông đường bộ (GTĐB) và trật tự an toàn giao thông đô thị; Điều
lệ Trật tự an toàn GTĐB và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghịđịnh số 36/CP của CP; Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng
CP về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệthống giáo dục quốc dân; Thông tư liên bộ số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT-TC ngàyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3431/8/1998 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, BTC hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản
lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốcdân; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của CP về chính sách khuyếnkhích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thểthao; Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/Bộ TC-GDĐT-LĐTBXH ngày 23/5/2000của BTC, Bộ Giáo dục & đào tạo, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn chế độ quản lý tàichính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng CP tại Công văn số 3886/VPCP-CN ngày 13/9/2000của Văn phòng CP về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
ý kiến thống nhất của Bộ GTVT - BTC ban hành Thông tư 44/2001/TT-BTC ngày15/6/2001 quy định về việc thu và sử dụng học phí, phí sát hạch lái xe cơ giới đường
bộ, thay thế Thông tư số 25TC/HCSN ngày 21/5/1996 Nội dung thông tư này vẫnquy định cụ thể mức thu từng môn học, khoa mục cụ thể và CSĐT căn cứ và áp dụngtrên phạm vi toàn quốc
Năm 2007, trên cơ sở Luật GTĐB ngày 29/6/2001; Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-57/2002/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của 57/2002/NĐ-CP sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của CPquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; ý kiến thống nhất với Bộ GTVT.BTC đã ban hành Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 về việc hướng dẫnmức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, thaythế Thông tư 44/2001/TT-BTC ngày 15/6/2001 Nội dung thông tư này vẫn tiếp tụcquy định cụ thể mức thu từng môn học, khoa mục cụ thể và CSĐT căn cứ và ápdụng trên phạm vi toàn quốc
Năm 2011 trên cơ sở Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006; LuậtGTĐB số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20tháng 11 năm 2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Giáo dục và Bộ luật LĐ về dạy nghề; Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày14/5/2010 của CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chếthu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 Liên bộ BTC – Bộ GTVT ban hànhThông tư số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/5/2011 về việc hướng dẫn cơchế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, thay thế Thông tư số26/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của BTC Nội dung Thông tư này đã không cònquy định cụ thể mức thu từng môn học, khoa mục cụ thể và CSĐT căn cứ và ápdụng trên phạm vi toàn quốc nữa mà mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường
bộ được các CSĐT xây dựng theo từng hạng giấy phép lái xe quy định tại Điều 59của Luật GTĐB số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 trên cơ sở các học phần lýthuyết và thực hành lái xe; Mức thu học phí ôn tập để thi cấp lại giấy phép lái xe cơgiới đường bộ được xây dựng trên cơ sở các học phần lý thuyết và thực hành lái xe;mức thu học phí bồi dưỡng kiến thức pháp luật GTĐB cho người điều khiển xe máychuyên dùng tham gia GTĐB được xây dựng theo quy định tại Điều 62 của LuậtGTĐB số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 trên cơ sở số tiết học quy định về bồidưỡng kiến thức pháp luật GTĐB; Căn cứ vào các quy định về CSVC đào tạo lái
xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
do Bộ GTVT ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do CSĐT lái xe banhành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các CSĐT lái xe cơ giới đường bộ xâydựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chitiết theo từng học phần báo cáo Bộ chủ quản hoặc cơ quan được ủy quyền (đối vớiCSĐT lái xe trực thuộc các Bộ), báo cáo UBND cấp Tỉnh hoặc cơ quan được ủyquyền (đối với CSĐT lái xe thuộc địa phương, bao gồm cả các cơ sở ngoài cônglập) để theo dõi Các CSĐT chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu vàquản lý học phí của đơn vị Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệmkiểm tra, thanh tra theo quy định Mức thu học phí lái xe đơn vị phải công khai chongười học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học
Hiện nay, vấn đề học phí đào tạo lái xe vẫn đang thực hiện theo Thông tư liêntịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT giữa BTC và Bộ GTVT hướng dẫn cơ chế quản
lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Nhà nước không quản lý về giá đào tạolái xe mà giao cho các CSĐT tự xây dựng mức giá, sau đó công bố công khai, báocáo cơ quan quản lý và công khai cho học viên biết trước khi ký hợp đồng đào tạo.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Việc giao cho các CSĐT tự xây dựng đã tạo điều kiện cho các cơ sở chủ độngmức giá học phí theo hệ thống vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, tiêuchuẩn giáo viên và định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ tài chính
Tuy nhiên, hiện nay giữa các CSĐT có sự cạnh tranh không lành mạnh, giảmhọc phí để thu hút học viên Theo đó, các CSĐT phải đối phó, không dạy đủ chươngtrình, nhất là số km thực hành trên đường theo quy định Hoặc có những CSĐT vìcạnh tranh nên chỉ đưa ra mức học phí thấp, trong quá trình học lại thu thêm tiềncủa học viên theo nhiều hình thức khác
Vì vậy, cần có cơ chế quản lý về học phí đào tạo, các CSĐT chịu trách nhiệm
về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị, các Sở GTVT phốihợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý dạy nghề cùng cấp kiểm tra và yêu cầulàm rõ căn cứ xây dựng đối với các CSĐT lái xe có báo cáo mức thu học phí điềuchỉnh đột biến Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện xây dựngmức thu, tình hình quản lý thu, chi học phí đối với các CSĐT lái xe trên địa bàn;trường hợp CSĐT ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng, thựchiện xử lý theo quy định
Vì vậy, để quản lý tốt việc xây dựng mức học phí tại các CSĐT lái xe cần thiếtphải xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT trên cơ sở các yếu cố cấuthành giá học phí
1.3.3 Thực tiễn việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ô tô hiện nay
Nghiên cứu một số kết luận của thanh tra Bộ GTVT như: Kết luận thanh tra số4049/KL-BGTVT ngày 18/4/2018 "Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
cơ giới đường bộ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các tỉnh: Bắc Kạn, TuyênQuang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình"; Kết luận thanh tra số4333/KL-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2019 "Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấyphép lái xe cơ giới đường bộ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các tỉnh: HàNam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, QuảngNgãi"; Kết luận số 6484/KL-BGTVT ngày 24/7/2019 về "Công tác đào tạo, sátTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại các địa phương: Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An"; … ta dễ dàng nhận thấyhầu hết các CSĐT lái xe ô tô hiện nay đều vi phạm một số lỗi cơ bản theo các quyđịnh liên quan như:
Hệ thống phòng học chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy lái xe cơ giớiđường bộ chưa đáp ứng đúng theo quy định tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 01tháng 7 năm 2016 của CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo và dịch
vụ sát hạch lái xe
- Số lượng ô tô tập lái không đảm bảo đúng cơ cấu; giáo viên dạy lý thuyết vàgiáo viên dạy thực hành chưa đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định; Sốlương giáo viên dạy thực hành chưa đảm bảo tỉ lệ tối thiểu/xe tập lái theo quy địnhtại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của CP về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của CPquy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo và dịch vụ sát hạch lái xe
- Hợp đồng đào tạo lái xe ký với học viên không thể hiện các nội dung địađiểm đào tạo, tuyến đường tập lái, các thông tin về chương trình, thời gian đào tạo,tiến độ đào tạo, các môn kiểm tra, thi, sát hạch …
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phépđào tạo lái xe
Với các lỗi cơ bản như trên chúng ta có thể nói rằng việc xây dựng tổ chứcthực hiện, áp dụng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT tại các địaphương cũng như tại các CSĐT nghề lái xe ô tô vẫn còn bất cập nhất định và thiếutính công khai, minh bạch Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như viphạm các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động đào tạo lái xe ô tô
1.3.4 Tình hình xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề lái xe ô tô ở Việt Nam
Trong dạy nghề lái xe ô tô ở nước ta hiện nay thì tất cả các CSĐT phải thựchiện đúng chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVTngày 08/10/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều ThôngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định vềĐào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Đây là đặc điểm riêngtrong hoạt động dạy nghề lái xe ô tô khi đã có sẵn chương trình khung đào tạo trong
đó quy định chi tiết chương trình và phân bổ thời gian đào tạo, tổng thời gian khóađào tạo, số học viên được quy định trên 01 xe tập lái, số km học thực hành lái xe Vìvậy, tính toàn hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT trong hoạt động này chính làviệc hoàn thiện các hạng mục: Định mức LĐ, định mức thiết bị, định mức vật tư vàđịnh mức CSVC để áp dụng đối với chương trình khung đào tạo
Trong quản lý hoạt động đào tạo lái xe ở nước ta cho đến thời điểm hiện nayhầu hết các CSĐT mới áp dụng định mức cho công tác lập kế hoạch và thanh quyếttoán các khoản mục chi phí Công tác quản lý áp dụng hình thức giao khoán trên cơ
sở định mức cũng đã được thực hiện ở một số cơ sở Tuy nhiên, phạm vi áp dụngcông tác khoán còn hạn chế ở một hoặc hai khoản mục chi phí như chi phí tiềnlương hoặc chi phí liên quan đến phương tiện sử dụng để đào tạo lái xe như: Khấuhao tài sản, khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, chi phí săm lốp, bìnhđiện, nhiên liệu chính, dầu phụ, bảo hiểm, đăng kiểm và chi phí quản lý chung.Qua tìm hiểu tại các CSĐT lái xe ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như một số tỉnhtrong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên ta thấy các đơn vị làm tốt công tác khoán
đã thực hiện khoán nhiều khoản mục chi phí, các đơn vị này chính là các đơn vịthuần đào tạo lái xe ô tô, mô tô Còn hiện nay còn rất nhiều các đơn vị là các trườngCao đẳng nghề, trung cấp nghề … là các đơn vị sự nghiệp có thực hiện chức năngđào tạo lái xe ô tô thì vấn đề sử dụng chung LĐ, trang thiết bị, CSVC, phương tiệndạy học giữ các trình độ đào tạo từ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp … nên việc thựchiện chế độ khoán hay thực hiện áp dụng định KT-KT rất khó thực hiện So sánh
mô hình các CSĐT lái xe ta thấy việc thực hiện khoán chi phí ở một số địa phươngcho thấy sau khi hệ thống định mức được xây dựng và áp dụng cơ chế giao khoánđến nhóm và người LĐ, kết quả quản lý khai thác đạt được rất đáng khích lệ Hiệuquả hoạt động của các CSĐT được nâng cao, hệ thống phương tiện, máy móc, trangthiết bị được bảo hành bảo dưỡng tốt hơn, giảm chi phí hàng năm, giảm bộ máyquản lý và tăng thu nhập cho người LĐ.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Tóm lại, công tác xây dựng và áp dụng định mức KT-KT trong quản lý hoạtđộng dạy nghề lái xe ô tô trong cả nước ở một góc độ nào đó đã đạt được một số kếtquả đáng kích lệ Việc áp dụng định mức KT-KT trong công tác quản lý hoạt độngđào tạo lái xe đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chung của các CSĐT Sau khitriển khai áp dụng, có nhiều CSĐT quản lý rất tốt hệ thống phương tiện, máy móc,trang thiết bị dạy học, giảm chi phí hàng năm, giảm bộ máy quản lý và tăng thunhập cho người LĐ, giảm bớt được một số khó khăn và đáp ứng tương đối kịp thờicho các CSĐT lái xe trong việc triển khai hoạt động đào tạo lái xe ô tô.
Tuy nhiên trên thực tế công tác xây dựng, hoàn thiện và áp dụng định mứcKT-KT trong đào tạo lái xe ô tô vẫn còn nhiều hạn chế cả về phạm vi và mức độ do:
- Sự chỉ đạo chưa sát sao của chính quyền và sự phối hợp chưa tốt của các cơquan quản lý địa phương đối với các CSĐT lái xe ô tô;
- Việc xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu định mức KT-KT là một công việcphức tạp cần có kinh nghiệm và khi áp dụng cần có đầy đủ nhận thức và quyết tâmthực hiện
- Công tác thẩm định, phê duyệt định mức không được duyệt do định mứcđược xây dựng không đủ cơ sở khoa học
- Việc nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập định mức KT-KTchuẩn sẽ là cơ sở để các địa phương cũng như các CSĐT thực hiện công tác xâydựng và áp dụng định mức được tốt hơn
1.3.5 Mức học phí đào tạo nghề lái xe ô tô các hạng cơ bản tại một số địa phương khu vực Miền Trung
Qua tìm hiểu tại các Sở GTVT ở các tỉnh khu vực Miền Trung tác giả tổnghợp mức học phí ĐTN lái xe ô tô các hạng cơ bản ở bảng sau
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Bảng 1.1 Mức học phí đào tạo nghề lái xe ô tô các hạng cơ bản tại một số địa
phương khu vực Miền Trung
Từ số liệu về học phí học nghề lái xe ô tô ở các tỉnh như trên ta thấy:
- Về mức học phí các CSĐT trong cùng địa phương:
Trong cùng một địa phương (tỉnh) ta thấy mức học phí học lái xe ô tô các hạngđều bằng nhau Chứng tỏ khi xây dựng mức học phí các CSĐT căn cứ vào các quyđịnh về CSVC đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ của đội ngũ giáo viên và cùng tổ chức Hội nghị thương thảo để đưa ra mứchọc phí cho từng hạng đào tạo chung và thông qua cơ quan quản lý giá địa phương
và cùng áp dụng Tuy nhiên, điều kiện về CSVC, trang thiết bị, phương tiện, cơ chếquản lý tài chính, mô hình mỗi đơn vị là khác nhau Điều này dẫn đến định mứcKT-KT trong ĐTN lái xe ô tô giữ các cơ sở có sự khác nhau nhất định
Cụ thể, ở tỉnh Thừa Thiên Huế Trường CĐGT Huế là đơn vị sự nghiệp cônglập thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Đào tạo lái xe Tâm An Huế làđơn vị tư nhân; Về cơ chế quản lý tài chính các đơn vị trên sẽ bị điều chỉnh bởi các
cơ chế quản lý tài chính khác nhau nên cũng có sự khác nhau; Về điều kiện CSVC,phương tiện cũng khác nhau tuy nhiên học phí học lái xe ô tô lại bằng nhau Từ
đó ta thấy, để quản lý tốt việc xây dựng mức học phí tại các CSĐT lái xe cần thiếtphải xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức KT-KT trên cơ sở các yếu cố cấuthành học phí.Trường Đại học Kinh tế Huế