1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn - Phân Tích Tài Chính Ph N Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng.docx

62 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 412,32 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (7)
    • 1.1. Tổng quan về công ty (7)
    • 1.2. Lịch sử hình thành (7)
    • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh (8)
    • 1.4. Những thành tích nổi bật (9)
    • 1.5. Định hướng và chiến lược phát triển (9)
    • 1.6. Tình hình hoạt động của công ty (10)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (12)
    • 2.1. Bối cảnh nền kinh tế (12)
    • 2.2. Thị trường Cao su trên thế giới (12)
    • 2.3. Ngành Cao su tại Việt Nam (13)
    • 2.4. Phân tích môi trường đối với SRC (14)
      • 2.4.1. PEST (15)
      • 2.4.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 5 Forces (18)
      • 2.4.3. Phân tích SWOT (20)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG (23)
    • 3.1. Tra soát báo cáo tài chính (23)
    • 3.2. Phân tích kết quả kinh doanh (23)
      • 3.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán (23)
      • 3.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (28)
    • 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ góc độ tài chính (34)
    • 3.4. Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán (0)
      • 3.4.1. Phân tích dòng tiền (36)
      • 3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán (37)
    • 3.5. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (39)
      • 3.5.1. Phân tích doanh thu (39)
      • 3.5.2. Phân tích chi phí (40)
      • 3.5.3. Phân tích lợi nhuận (41)
      • 3.5.4. Phân tích khả năng hoạt động (42)
      • 3.5.5. Phân tích hiệu quả hoạt động (43)
    • 3.6. Phân tích hoạt động tài chính (43)
      • 3.6.1. Vốn lưu động ròng (44)
      • 3.6.2. Phân tích nhu cầu vốn lưu động (44)
      • 3.6.3. Khả năng cân đối vốn (45)
      • 3.6.4. Phân tích đòn bẩy tài chính (46)
    • 3.7. Phân tích hoạt động đầu tư (47)
      • 3.7.1. Phân tích đầu tư tài sản lưu động (47)
      • 3.7.2. Phân tích đầu tư tài sản cố định (48)
    • 3.8. Phân tích khả năng sinh lợi (49)
      • 3.8.1. Lợi nhuận biên (49)
      • 3.8.2. Tỷ suất sinh lợi căn bản (50)
      • 3.8.3. Phân tích ROA, ROE (51)
      • 3.8.4. EPS (51)
      • 3.8.5. Hệ số giá trên thu nhập P/E. Chỉ số giá trên giá trị sổ sách P/B (52)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................................56 (54)
  • PHỤ LỤC........................................................................................................................57 (55)
    • 1. Bảng cân đối kế toán 2015 – 2019 (55)
    • 2. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt 2015 – 2019 (57)
    • 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (59)
    • 4. Các chỉ số trung bình ngành (61)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Tổng quan về công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

Tên Tiếng Anh: Golden Star Rubber Company

Mã chứng khoán (HOSE): SRC

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0103011568

Trụ sở chính: số 231 Nguyễn Trãi, P Thượng Đình, Q Thanh Xuân, Tp Hà Nội Điện thoại: (+84) 243 858 3656 - Fax: (+84) 243 858 3644

Email: caosusaovang@src.com.vn

Lịch sử hình thành

- Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp và săm lốp ôtô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào Nhà máy cao su Sao Vàng nó chính là tiền thân của NHÀ MÁY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI sau này.

- Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm, lốp xe đạp đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Cũng từ đó nhà máy mang tên NHÀ MÁY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành, hàng năm nhà máy lấy ngày này là ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy.

- Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu lớn và các khoản nộp Ngân sáchNhà nước năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc được tặng nhiều cờ và bằng khen của cơ quan cấp trên và đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân chương cao quý.

- Theo quyết định số 645/CNNG ngày 27 tháng 8 năm 1992 của Bộ Công nghiệp nặng nhà máy đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng.

- Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su Sao Vàng.

- Ngày 03/4/2006 Công ty CSSV chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG.

- Ngày 07/10/2009, cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SRC.

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp: máy bay, ôtô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật Được ra đời sớm nhất ngành Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là trung tâm kỹ thuật trong các lĩnh vực:

- Thiết kế và phân tích kết cấu các sản phẩm cao su

- Thiết lập các công thức pha chế và xây dựng các phương pháp gia công cao su

- Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khảo sát, phân tích và thí nghiệm, nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất

- Thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ, bao gồm các loại khuôn mẫu, dụng cụ, phụ tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là:

- Kinh doanh các sản phẩm cao su

- Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế

- Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi

- Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp cao su

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

Những thành tích nổi bật

- Chứng nhận: Thương hiệu uy tín, sản phẩm và dịch vụ chất lượng Vàng năm 2010.

- Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011

- Danh hiệu “Doanh nghiệp Vàng năm 2011 – 2012”

- Chứng nhận: “Sản phẩm lốp máy bay đạt Top 10 sản phẩm Vàng”, “Sản phẩm Lốp ô tô, Lốp xe máy đạt Top 50 sản phẩm Vàng” năm 2013.

- Giải nhất “Doanh nghiệp công nghiệp quản lý năng lượng sáng tạo độc đáo” – Cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và toà nhà năm 2013

- Danh hiệu “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2013, 2014

- Giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ Thương hiệu Việt tiêu biểu 2014”

- Chứng nhận: Sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố nhiều năm liền.

- Chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” trong nhiều năm liên tục.

Định hướng và chiến lược phát triển

- Duy trì vị thế là thương hiệu sản xuất lốp xe và sản phẩm Cao su kỹ thuật hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam

- Giữ vững thị trưởng sản phẩm truyền thống Tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới, chiến lược như: Lốp ô tô cỡ lớn, lốp nông/lâm nghiệp, Băng tải cường lực cao, Săm ô tô Butyl, lốp ô tô Radian, lốp xe máy không săm, lốp xe đạp điện, săm xe máy Butyl,…

- Mở rộng hợp tác toàn diện với các đối tác xuất khẩu uy tín, tận dụng lợi thế các chính sách thương mại thế giới đối với công nghiệp sản xuất săm lốp.

- Đổi mới thiết bị và công nghệ, đồng thời nghiên cứu hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mới đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và xuất khẩu trong 10 năm tới.

Chiến lược trung và dài hạn:

- Công ty đang triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án di dời và sản xuất lốp Radian đến địa điểm mới Chiến lược đối với môi trường, xã hội và cộng đồng.

- Tuân thủ quy trình, quy tắc an toàn tuyệt đối trong hoạt động và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại các xí nghiệp, nơi sản xuất và vùng lân cận.

- Duy trì thường xuyên công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh trong các nhà máy, xí nghiệp Kiểm tra định kỳ các hạng mục xử lý chất thải theo cam kết.

- Áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001

- Quan tâm đến việc hỗ trợ nhân dân, những trường hợp khó khăn trong địa bàn nơiCông ty hoạt động và các hoàn cảnh cần sự giúp đỡ của công đồng trong khả năng củaCông ty.

Tình hình hoạt động của công ty

Kết thúc năm 2019, nền kinh tế đã có những khởi sắc so với năm 2018 tuy nhiên chưa thực sự tạo cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng Năm 2019, Công ty đối mặt với nhiều cơ hội khi Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, công nghiệp ô tô được định hướng thành ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, tốc độ tăng trưởng về giá trị của thị trường săm lốp Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 8%/năm giai đoạn 2018 – 2020, cao gấp 2 lần so với mức bình quân của thế giới, đồng thời cũng cao hơn mức bình quân 6% của nhóm thị trường đang phát triển.

Kết thúc năm 2019, Tổng doanh thu của Công ty đạt 929,15 tỷ đồng, đạt hơn 100% so với kế hoạch Đại hội đồng Cổ đông Tổng sản lượng đạt hơn 15 triệu chiếc, đạt 96,88% so với kế hoạch đặt ra

Tháng 6/2019, Tập đòan hóa chất Việt Nam thoái thành công 15% cổ phần tại SRC, tỷ lệ nắm giữ còn 36%.

PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Bối cảnh nền kinh tế

- Năm 2019, CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam, kèm theo đó là FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu cũng có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn trong việc thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên.

- Mở cửa hội nhập giúp Việt Nam tiếp nhận thêm những kinh nghiệm mới trong công tác quản lý, tiếp thu công nghệ, là cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cơ hội có thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

- Kết quả tăng trưởng khả năng trong năm 2018 và 2019 là điều kiện thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng cho thời gian tới.

- Kinh tế vĩ mô về cơ bản vẫn được đảm bảo, lạm phát được dự báo trong tầm kiểm soát, thanh khoảng hệ thống ngân hàng được duy trì tốt, lãi suất không có biến động quá lớn.

- Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

- Chiến tranh thương mại trở thành thách thức, dẫn đến những diễn biến khó lường trên thị trường ngoại hối, tài chính, từ đó ảnh hưởng tới xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Với độ mở kinh tế lên tới 90% của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có thể chịu tổn thương nặng nề trước các cú sốc tài chính, thương mại nếu nền tảng trong nước không vững chắc.

Thị trường Cao su trên thế giới

Cây cao su được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và một phần nhỏ ở châu Mỹ Theo báo cáo của Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên, trước năm

2010, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, nhưng gần đây tăng chậm Lượng tiêu thụ cao su thế giới năm 2017 đạt 12,86 triệu tấn, đến năm

2018 đạt 14,02 triệu tấn và tăng lên 14,59 triệu tấn trong năm 2019 Tuy nhiên, thị trường vẫn trong tình trạng dư thừa, do sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong năm 2017 là 13,45 triệu tấn, năm 2018 đạt 13,96 triệu tấn và tăng lên 14,84 triệu tấn trong năm 2019.

Bảng: Tình hình cung cầu cao su thiên nhiên thế giới từ 2014 - 2019

Nguồn: Niên giám thống kê 2019

Ngành Cao su tại Việt Nam

Ngành cao su Việt Nam hiện nay có ba nhóm sản phẩm chính:

- Nguyên liệu cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi, chống thấm, chống cháy và chống nhiệt, mủ cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp, trong đó, sản xuất lốp xe tiêu thụ khoảng 70% tổng lượng cao su thiên nhiên

- Sản phẩm cao su: Nhiều sản phẩm cao su đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây như lốp xe, găng tay, phụ kiện xe ô tô, đế giày, nệm gối, thảm lót, chỉ thun… Công nghiệp chế biến sản phẩm cao su đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần nhập siêu cũng như giảm xuất khẩu nguyên liệu thô Hiện sản xuất các sản phẩm cao su chỉ tiêu thụ khoảng 18 – 20% tổng lượng cung cao su thiên nhiên của Việt

Nam Là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cao su tương đương với kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên (chiếm 80 – 82% sản lượng)

- Gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su: Gỗ cao su có màu vàng sáng, nhẹ, dễ gia công chế biến Nguồn gỗ này được xem là thân thiện với môi trường, được khai thác sau chu kỳ kinh tế lấy mủ khoảng 25 – 30 năm Trong những năm gần đây, gỗ cao su đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ, không chỉ cho chế biến xuất khẩu mà cả cho các sản phẩm tiêu thụ nội địa.

Về xuất khẩu, giá trị đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Cao su không chỉ từ nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên, mà còn từ các sản phẩm cao su và sản phẩm gỗ cao su của ngành Công nghiệp chế biến Việt Nam xuất khẩu cao su vào hơn 60 thị trường tại các nước trên thế giới Tuy nhiên, Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%.

Bảng: Giá trị và sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2014 – 2019

Nguồn: Niên giám thống kê 2019

Phân tích môi trường đối với SRC

2.4.1 PEST a) Yếu tố P – Chính trị, Luật pháp

- Với hình thức là một doanh nghiệp nhà nước, công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường chính trị Môi trường này gần luật pháp, các công cụ chính sách của Nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế hành chính của Chính phủ và các tổ chức Chính trị - Xã hội.

- Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được giữ vững Sự ổn định này là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Hệ thống pháp luật ngày càng được Nhà nước chú trọng chỉnh sửa và hoàn thiện Các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Công ty,… tạo ra trên môi trường kinh doanh thuận lợi Nhờ đó, công ty dễ dàng hơn đối với việc huy động vốn cho kinh doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh cho mình.

- Nhà nước có những chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty TRong đó, có thể kể đến chính sách nội địa hóa với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy, ô tô có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó, chính sách quy định tỷ lệ nội địa hóa trong những năm đầu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy phải đạt 15 -16% giá trị của xe Tỷ lệ này được nâng dần lên 60 -70% từ năm thứ hai trở đi Các hãng xe máy ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Doquy định này mà các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy có xu hướng mua sắm lốp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa cũng như hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước còn có các chính sách đầu tư cho các ngành sản xuất hóa chất với mục đích tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất sản phẩm từ cao su phát triển Ví dụ, về vấn đề xuất – nhập khẩu, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, Nhà nước đã đánh thuế nhập khẩu các loại lốp xe máy 50%.

- Bên cạnh những mặt tích cực, những chính sách của Nhà nước vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến ngành và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su:

● Nhà nước chủ trương khuyến khích người dân ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện giao thông công cộng Điều này sẽ làm giảm các phương tiện giao thông cá nhân Nếu chính sách này được thực hiện thì lượng tiêu thụ săm, lốp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh giảm đi đáng kể.

● Hệ thống pháp luật còn tồn tại sự chống chéo, không ổn định Trong khi đó, nền kinh tế đang cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Tuy nhiên, pháp luật không thể dễ dàng thay đổi nên công ty bắt buộc phải điều chỉnh để thích ứng. b) Yếu tố E – Kinh tế

- Chính sách đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng.

- Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhanh chóng đối với các phương tiện đi lại, và như vậy mở ra cơ hội cho ngành sản xuất săm, lốp cũng như cơ hội cho chính hoạt động kinh doanh của công ty.

- GDP trong nước năm 2019 tăng 7,02% Đặc biệt trong mức tăng chung của nền kinh tế, ngành công nghiệp tăng 8,9%, đóng góp 50,4% vào mức tăng chung, ngành dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45% vào mức tăng chung Sự gia tăng nhanh chóng của 2 ngành này làm cho nhu cầu về săm, lốp tăng, đặc biệt là các loại xe vận tải.

- Yếu tố giá cả của mặt hàng săm, lốp đóng vai trò quyết định với quyết định mua, đặc biệt ở vùng nông thôn – nơi có thu nhập thấp Những biến động của thị trường tiền tệ thế giới cũng tác lớn tới tình hình tài chính của công ty bởi công ty nhập khẩu phần lớn nguyên liệu nước ngoài Sự lên xuống của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất săm, lốp Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở nước ta, tuy có tăng đều qua các năm nhưng so với yếu cầu mức sống thì vẫn còn thấp Yếu tố giá cả trở thành vấn đề quan trọng Sự phân hóa thu nhập trong nưỡ không lớn cho nên công ty nên phát triển thêm những chủng loại sản phẩm không có khác biệt lớn về giá cả, chất lượng Công ty cần sản xuất những loại săm, lốp giá rẻ những chất lượng cao Và để làm được điều này, công ty cần có công nghệ tốt và có biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

- Giá xăng dầu 2019 có xu hướng tăng Dầu là nguyên liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm của công ty Khi giá dầu tăng đồng thời làm giá sản phẩm tăng theo Các mặt hàng thiết yếu khác như điện, nước, giá cược vận tải tăng làm tăng chi phí của công ty.

- Xu hướng toàn cầu hóa của kinh tế thế giới tạo thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài Đồng thời, qua đó công ty cũng có cơ hội tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại.

- Tuy nhiên, xu hướng này cũng gây bất lợi cho công ty khi các đối thủ cạnh tranh có cơ hội xâm nhập vào thị trường trong nước Đặc biệt các đối thủ nước ngoài có nguồn vốn lớn, công nghệ cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần, vị thế của công ty. c) Yếu tố S – Xã hội

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

Tra soát báo cáo tài chính

Bài phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng sử dụng báo cáo tài chính của

Công ty trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 Do Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng không có công ty con mà chỉ có 1 trụ sở tại Hà Nội và 3 chi nhánh tại Thái

Bình, Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh nên các Báo cáo tài chính đều không phải là báo cáo tài chính hợp nhất.

Mối báo cáo tài chính đều được Kiểm toán bởi Công ty kiểm toán uy tín Các Kiểm toán viên đều đánh giá báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tính hình tài chính của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Trong đó:

+ BCTC 2014, 2015, 2016: Kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt –

KTV Lưu Thị Thúy Anh

+ BCTC 2017, 2018, 2019: Kiểm toán bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC –

Mỗi báo cáo tài chính được sử dụng đều có kỳ niên độ kế toán là 1 năm – tương đương

Phân tích kết quả kinh doanh

3.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng: Phân tích bảng cân đối kế toán 2015 – 2019 chuẩn tỷ trọng

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 7.70% 6.42% 4.98% 4.29% 12.93% 8.64% -0.69%

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 20.15% 14.33% 12.61% 12.79% 13.09% 0.30% 0.18%

5 Tài sản ngắn hạn khác 0.53% 2.54% 1.88% 1.53% 0.12% -1.42% -0.34%

II.TÀI SẢN DÀI HẠN 23.30% 44.47% 49.07% 48.54% 47.87% -0.67% -0.53%

1 Các khoản phải thu dài hạn 0.25% 0.15% 0.11% 0.08% 0.00% -0.08% -0.03%

3.Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

4 Tài sản dở dang dài hạn 0.08% 1.23% 0.82% 0.83% 0.90% 0.06% 0.01%

5 Đầu tư tài chính dài hạn 1.20% 4.42% 15.83% 15.98% 16.64% 0.66% 0.16%

6 Tài sản dài hạn khác 0.09% 24.82% 20.36% 20.62% 20.29% -0.33% 0.26%

II.VỐN CHỦ SỞ HỮU 62.01% 47.61% 40.03% 40.27% 47.27% 7.00% 0.24%

2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0.00% 0.00% 0.03% -0.02% 0.00% 0.02% -0.05%

Bảng: Phân tích bảng cân đối kế toán 2015 – 2019 chuẩn năm gốc

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 100% 112.81% 103.42% 88.12% 252.73% 164.61% -15.30%

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 100% 96.17% 100.11% 100.37% 97.78% -2.59% 0.27%

5 Tài sản ngắn hạn khác 100% 650.54% 569.14% 459.95% 32.88% -427.06% -

1 Các khoản phải thu dài hạn 100% 80.96% 67.57% 49.94% 0.00% -49.94% -17.64%

3 Bất động sản đầu tư

4 Tài sản dở dang dài hạn 100% 2014.79% 1599.82% 1595.36% 1634.71% 39.34% -4.45%

5 Đầu tư tài chính dài hạn 100% 497.91% 2109.14% 2105.27% 2086.71% -18.57% -3.86%

6 Tài sản dài hạn khác 100% 36818.77% 35715.30% 35746.07

Tổng tài sản 100% 135.26% 159.96% 158.11% 150.50% -7.60% -1.85% I-NỢ PHẢI TRẢ 100% 186.51% 252.50% 248.57% 208.91% -39.66% -3.93%

2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác

Bảng: Phân tích biến động bảng cân đối kế toán từ 2017 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Năm 2017 2018 2019 Chênh lệch 2019-2018 Chênh lệch 2018-2017

Trđ Phần trăm Trđ Phần trăm

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn -

3 Các khoản phải thu ngắn hạn

5 Tài sản ngắn hạn khác

1 Các khoản phải thu dài hạn

3 Bất động sản đầu tư - -

4 Tài sản dở dang dài hạn

5 Đầu tư tài chính dài hạn

6 Tài sản dài hạn khác

2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác

Nhìn chung, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng trong

5 năm gần đây có sự tăng trưởng Tuy nhiên, tỷ trọng nợ trên tổng tài sản và nợ trên

VCSH có sự biến động không đều qua các năm Cụ thể trong 5 năm gần đây, hai chỉ số này tăng nhẹ vào năm 2016, 2017 và có xu hướng giảm vào năm 2018 và 2019 Sự biến động này chủ yếu do sự thay đổi của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền,

Hàng tồn kho và khoản mục phải trả người bán Đặc biệt hàng tồn kho cũng là một trong những đặc thù của những doanh nghiệp sản xuất săm, lốp cao su.

Xét về cơ cấu tài sản trong 5 năm gần đây của công ty, mặc dù tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu tổng tài sản, song có xu hướng giảm trong thời gian gần đây Năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm 76,7% trong cơ cấu tổng tài sản, đến năm

2019, tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 51,46% tổng tài sản Lý giải cho điều này, có thể thấy khoản mục các khoản phải thu của SRC có xu hướng giảm mạnh Bên cạnh đó, dự trữ tiền mặt của công ty cũng có xu hướng giảm, chỉ đến năm 2019, tỷ trọng khoản mục này tăng lên làm tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản.

Xét cơ cấu tổng nguồn vốn, nợ phải trả có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Nếu năm 2015, nợ phải trả chỉ chiếm 37,99% trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì năm 2019, nợ phải trả đã chiếm đến 52,73% trong cơ cấu Khoản mục có xu hướng tăng mạnh nhất trong cơ cấu nguồn vốn đó là nợ dài hạn Các khoản nợ dài hạn chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính Trong năm 2019, khoản mục vay và nợ thuê tài chính của SRC là 134,4 tỷ đồng Mục đích của các khoản vay chủ yếu để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất và để thanh toán các khoản chi phí hợp pháp, hợp lệ để thực hiện dự án đầu tư máy móc, thiết bị theo kế hoạch đầu tư.

3.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 2015 – 2019 chuẩn tỷ trọng

Trong đó: Chi phí lãi vay

Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.45% 7.78% 7.17% 6.08% 6.48%

Tổng chi phí hoạt động 12.15% 14.41% 12.49% 11.21% 9.61%

Tổng doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.12% 0.34% 0.96% 1.85% 2.20% Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Tổng chi phí lợi nhuận 1.12% 0.34% 0.96% 1.85% 2.20%

Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.47% 1.37% 3.67% 7.41% 7.75%

Bảng: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 2015 – 2019 chuẩn năm gốc

Trong đó: Chi phí lãi vay

Chi phí quản lý doanh nghiệp 110.97% 115.72

Tổng chi phí hoạt động 121.89

Tổng doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành 48.95% 15.00% 42.59% 79.67% 100%

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 100%

Tổng chi phí lợi nhuận 48.95% 15.00% 42.59% 79.67% 100%

Lợi nhuận sau thuế TNDN 55.56% 17.03% 45.99% 90.43% 100%

Bảng: Phân tích biến động báo cáo kết quả kinh doanh từ 2017 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Tr.đ Phần trăm Tr.đ Phần trăm Doanh thu thuần

Trong đó: Chi phí lãi vay

7 71.54% 9,084,489 23.95% Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng chi phí hoạt động

1 76.47% 16,701,566 14.32% Tổng doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

72.34% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Tổng chi phí lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm

Nhìn chung, có thể thấy trong giai đoạn 2015 – 2019, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng có xu hướng giảm Các chỉ số sinh lời đều không mấy khả quan khi có xu hướng giảm đi so với năm gốc 2015 Doanh thu thuần năm 2015 đạt được hơn 960,26 tỷ đồng, tuy nhiên tính đến năm 2019, doanh thu thuần giảm và chỉ đạt 926,21 tỷ đồng Về lợi nhuận sau thuế của SRC cũng giảm từ 74,45 tỷ đồng vào năm

2015 và đến 2019 chỉ còn 41,36 tỷ đồng Đặc biệt trong giai đoạn 2017 – 2018, lợi nhuận sau thuế của SRC giảm nhiều nhất khi năm 2018 chỉ đạt 12,67 tỷ đồng, chỉ bằng 17,03% so với năm 2015 Do từ năm 2015 đến 2018, lợi nhuận sau thuế của SRC liên tục giảm kéo theo biên lợi nhuận sau thuế hàng năm đều chỉ mang giá trị âm.

Tuy nhiên, có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2019, kết quả kinh doanh của SRC có dấu hiệu phục hồi trở lại khi doanh thu thuần của công ty tăng từ 925,24 tỷ đồng lên 926,21 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 12,67 tỷ đồng lên 41,368 tỷ đồng Sự tăng trưởng này giúp cho biên lợi nhuận sau thuế của SRC trong giai đoạn này mang dấu dương, gấp hơn 3 lần so với năm 2018 Lợi nhuận sau thuế của SRC năm 2019 tăng mạnh được lý giải do giá vốn hàng bán cũng với các loại chi phí hoạt động giảm mạnh, bên cạnh đó, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh.

Chi phí có xu hướng tăng

Nhìn vào bảng phân tích chuẩn năm gốc, có thấy giá vốn hàng bán, các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của SRC trong giai đoạn 2015 –

2019 đều có xu hướng tăng trưởng qua các năm Đặc biệt chi phí bán hàng có tốc độ tăng mạnh nhất, đặc biệt vào năm 2018 Lý do dẫn đến điều này là do năm 2018, SRC bỏ một khoản tiền lớn cho chi phí dịch vụ mua ngoài Tuy nhiên, do chi phí tăng mạnh nhưng doanh thu của công ty giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế của SRC giảm mạnh.

Xét riêng Giá vốn hàng bán, đây là mục luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 80% Điều này cho thấy SRC vẫn luôn tập trung chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh là chính.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ góc độ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tăng/ giảm Điều chỉnh Chênh lệch

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Các khoản phải thu ngắn hạn

5 Tài sản ngắn hạn khác

1 Các khoản phải thu dài hạn

(Giá trị hao mòn lũy kế )

4 Tài sản dở dang dài hạn

5 Đầu tư tài chính dài hạn

6 Tài sản dài hạn khác

2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác

Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán

Bảng: Phân tích dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: nghìn đồng

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 148,127,359 29,221,412 18,113,509 222,318,080 80,249,964

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = EBIT – Thuế + Khấu hao

Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SRC luôn dương qua các năm Đặc biệt trong năm tài chính 2019, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng mạnh, đạt 148,12 tỷ đồng Để đạt được điều này là do Công ty chủ động kiểm soát giảm chi phí bán hàng, đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào diễn biến thuận lợi hơn so với năm 2018.

Bảng: Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính ĐVT: nghìn đồng

TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 2019 2018 2017 2016 2015

Tiền trả lại vốn góp cho các CSH, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp

Tiền thu từ đi vay

361,368,525 183,704,526 Tiền trả nợ gốc vay

(207,913,400) Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng trong 5 năm gần đây chủ yếu là mang dấu âm Lý do là các năm công ty đều phải chi trả gốc vay cho Ngân hàng và trả nợ gốc thuê tài chính Đồng thời, công ty cũng phải chi trả cổ tức.

Chỉ có dòng tiền từ hoạt động tài chính của Công ty trong năm 2017 mang dấu riêng do công ty đi vay một khoản tiền lớn, phục vụ cho kế hoạch đầu tư đề ra trong năm 2017.

Ngoài ra, dòng tiền thuần từ hoạt đồng đầu tư của công ty trong 5 năm gần đây luôn mang dấu âm Công ty tích cực đầu tư chi tiền để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác cũng như chi tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

3.4.2 Phân tích khả năng thanh toán

Bảng: Các hệ số thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành 2.48 2.22 1.97 1.98 2.97

Khả năng thanh toán nhanh 0.92 0.93 0.75 0.72 1.49

Khả năng thanh toán tức thời 0.25 0.26 0.19 0.17 0.74

*Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ sống này của Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng trong 5 năm gần nhất đều lớn hơn 1. Điều này có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn Tuy nhiên, chỉ số này chưa thực sự ổn định, có sự tăng giảm ngược chiều qua nhiều năm Lý giải cho nguyên nhân này là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn không đều nhau.

Khi so sánh với hệ số trung bình của ngành sản xuất các sản phẩm cao su, khả năng thanh toán của SRC năm 2019 nhìn chung cao hơn so với trung bình ngành (Hệ số thanh toán hiện hành ngành = 2.11) Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cao hơn so với trung bình ngành.

*Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =(Tài sản ngắn hạn-Tồn kho)/ nợ ngắn hạn.

Trong 4 năm liên tiến từ 2015 đến 2018, hệ số khả năng thanh toán nhanh của SRC luôn nhỏ hơn và có sự biến động không ổn định Lý do là sự tăng giảm mạnh của Hàng tồn kho Đặc biệt hệ số này của SRC đạt mức lớn hơn (1,49)

Khi so sánh hệ số năm 2019 của SRC với trung bình ngành, có thể thấy hệ số của SRC cao hơn rất nhiều so với hệ số thanh toán nhanh của ngành Sản xuất sản phẩm cao su (0.86)

*Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền, khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của SRC trong 5 năm gần nhất ở mức dưới 1 Tuy nhiên, đây là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm cao su. Đặc biệt trong năm 2019, hệ số này của SRC tăng lên 0.74 > 0.26 –là hệ số thanh toán tức thời của ngành Điều này cho thấy SRC đang duy trì một tỷ lệ tiền mặt khá tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách bình thường.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng: Phân tích doanh thu SRC từ 2015 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Bảng: Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của SRC trong 3 năm gần nhất 2017 – 2019

Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng trên tổng doanh thu

Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm 918.86 915.85 915.2 96.83% 98.02% 97.35%

Doanh thu cung cấp dịch vụ 11.95 10.72 11.89 1.26% 1.15% 1.26%

Doanh thu bán vật tư 5.49 2.02 2.05 0.58% 0.22% 0.22%

Doanh thu với các bên liên quan 12.66 5.74 10.99 1.33% 0.61% 1.17%

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 948.96 934.33 940.13 100.00% 100.00% 100.00%

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần Sao vàng chủ yếu đến từ 4 nguồn: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Doanh thu bán vật tư; Doanh thu với các bên liên quan Trong đó, doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm gần đây, luôn chiếm trên 96% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số liệu này cho thấy hoạt động bán hàng hóa, thành phẩm là săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô là hoạt động chủ đạo của công ty và được công ty chú trọng đẩy mạnh qua các năm.

Xét về cơ cấu tổng doanh thu của SRC, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 99% so với tổng doanh thu Doanh thu đến từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng: Phân tích chi phí SRC 2015 – 2019

Chi phí hoạt động Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng trên tổng chi phí

Giá vốn hàng bán 764.61 779.87 784.45 87.08% 85.35% 86.97% Chi phí bán hàng 33.04 47.02 37.93 3.76% 5.15% 4.20% Chi phí quản lý doanh nghiệp 69.04 71.99 66.98 7.86% 7.88% 7.43% Chi phí tài chính 10.44 14.29 11.68 1.19% 1.56% 1.29% Chi phí khác 0.97 0.61 0.99 0.11% 0.07% 0.11%

Xét về cơ cấu chi phí, trong 3 năm gần đây từ 2017 -2019, cơ cấu chi phí của công ty không có nhiều biến động Trong đó, giá vốn hàng bán luôn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cáo nhất trong tổng chi phí – trên 85% Tiếp đến chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Với các khoản chi phí tài chính và chi phí khác luôn chiếm tỷ trọng khá thấp và tiệm cận mức 0%.

Bảng: Phân tích tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 2015 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần của SRC trong 5 năm gần đây có xu hướng tăng, ổn định dần từ năm 2017 và giảm nhẹ vào năm 2019 Nhìn chung, tỷ trọng này luôn chiếm trên 80% Điều này một lần nữa cho thấy SRC vẫn luôn chủ trọng vào hoạt động bán hàng, thành phẩm.

Column1 Giá vốn hàng bán

Biểu đồ thể hiện tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần từ 2015 – 2019

Bảng: Phân tích lợi nhuận SRC 2017 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 – 2019, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Cao su Sao

Vàng có xu hướng biến động không ổn định Từ năm 2017 đến 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh, từ 34,2 tỷ đồng xuống còn 12,6 tỷ đồng Điều này được lý giải do tổng doanh thu có xu hướng giảm, nhưng tổng chi phí lại tăng mạnh, đặc biệt là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và QLDN Điều này dẫn đến EBIT giảm mạnh.

Tuy nhiên, bước sang năm 2019, EBIT và lợi nhuận sau thuế của SRC đã có xu hướng tăng trở lại, cao hơn so với năm 2017 Có thể thấy, công ty đã có những chính sách, kế hoạch để thúc đẩy hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời đã kiểm soát chi phí tốt hơn.

3.5.4 Phân tích khả năng hoạt động

Bảng: Phân tích khả năng hoạt động 2015 - 2019

Vòng quay khoản phải thu 8.65 8.54 8.81 8.58 10.10

Kỳ thu tiền bình quân 42.18 42.72 41.45 42.55 36.12

Vòng quay khoản phải trả 16.47 15.58 18.58 22.65 28.47

Kỳ trả tiền bình quân 22.2 23.4 19.6 16.1 12.8

- Vòng quay hàng tổn kho của công ty có sự biến động không đều Tuy nhiên, nhìn chung, có thể thấy chỉ số này có xu hướng tăng Năm 2015, vòng quay hàng tồn kho của SRC 2,88 vòng thì đến năm 2019, chỉ số này đạt 3,13 vòng Đây là một dấu hiệu tốt của công ty khi vòng quay HTK tăng sẽ giúp làm giảm chi phí về việc quản lý hàng tồn kho, cải thiện lợi nhuận của công ty So với chỉ số chung của ngành Sản xuất sản phẩm cao su là 3,17 vòng thì chỉ số của SRC tương đối khả quan.

- Kỳ thu tiền bình quân trong 5 năm gần đây nhất nhìn chung có xu hướng tăng Năm

2015, kỳ thu tiền bình quân của SRC là khoảng 36 ngày thì đến năm 2019, kỳ thu tiền bình quân của công ty đã tăng lên khoảng 42 ngày Đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với công ty bởi nó cho thấy công ty đang quản lý các khoản phải thu chưa tốt Việc quản lý các khoản phải thu chưa tốt có thể dẫn đến các chi phí đòi nợ cũng như rủi ro nợ khó đòi tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty Vòng quay khoản phải thu của công ty khá thấp so với chỉ số chung của ngành (9,32 vòng) Như vậy, công ty cần có những chính sách để quản lý các khoản phải thu hiệu quả hơn.

3.5.5 Phân tích hiệu quả hoạt động

Bảng: Phân tích hiệu quả hoạt động 2015 - 2019

Vòng quay tổng tài sản 1.12 1.09 1.18 1.44 1.82

Vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây Tuy nhiên, từ năm 2018 đến 2019, chỉ số này có xu hướng tăng nhẹ Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp chưa thực sự tốt.

Phân tích hoạt động tài chính

Bảng: Phân tích vồn lưu động ròng của SRC giai đoạn 2015- 2019 ĐVT: nghìn đồng

Nợ ngắn hạn 165,767,518 181,128,662 221,913,833 219,805,596 141,564,430 Vốn lưu động ròng 245,382,362 221,528,023 214,834,300 216,348,673 279,031,875

Vốn lưu động ròng của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng qua 5 năm đều mang số dương. Điều này chứng tỏ SRC áp dụng chính sách tài trợ bảo thủ Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp luôn được trang trải bằng tài sản ngắn hạn mà chưa phải dùng đến tài sản dài hạn Trong 3 năm gần đây, vồn lưu động ròng của SRC có xu hướng tăng, từ 214,8 tỷ đồng lên 245,3 tỷ đồng

3.6.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động

Bảng: Phân tích nhu cầu vốn lưu động SRC giai đoạn 2015 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho + Khoản phải thu – Nợ ngắn hạn

Từ năm 2015 đến 2019, nhu cầu về vốn lưu động của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều mang dấu dương, tuy nhiên có xu hướng giảm dần Lý giải cho điều này chủ yếu là do hàng tồn kho và các khoản phải thu của SRC có xu hướng giảm Bên cạnh đó, công ty các khoản nợ ngắn hạn của công ty cũng giảm Từ 165,7 tỷ đồng vào năm 2015 và giảm xuống chỉ còn 141,5 tỷ đồng

Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị các khoản phải thu của SRC còn khá lớn Theo thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, khách hàng mua chịu nhiều nhất tại Công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Mai Anh với khoản phải thu là hơn 20 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Ô tô TMT – Chi nhánh Hưng Yên với khoản phải thu là hơn 15 tỷ đồng tính đến hết ngày 31/12/2019.

3.6.3 Khả năng cân đối vốn

Bảng: Phân tích khả năng cân đối vốn giai đoạn 2015 – 2019

Tỷ số Nợ/Tổng TS 52.73% 59.73% 59.97% 52.39% 37.99%

Tỷ số nợ/Tổng tài sản và Nợ/VCSH của SRC nhìn chung có xu hướng biến động liên tục trong giai đoạn 2015 – 2019 Đặc biệt Hệ số nợ có xu hướng giảm mạnh, từ 52,73% vào năm 2015 xuống còn 37,99% vào năm 2019 Lý giải cho điều này là do tốc độ giảm của nợ nhiều hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản trong giai đoạn 2018 – 2019.

Bên cạnh đó, tỷ số nợ/VSCH của công ty có sự gia tăng mạnh từ năm 2016 trở đi. Nguyên nhân là do công ty đi vay nợ nhiều hơn trong khi đó vốn chủ sở hữu không có nhiều thay đổi Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty Tuy nhiên trong giai đoạn

2018 – 2019, chỉ số này đã giảm nhẹ Công ty cần tiếp tục đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Bảng: Phân tích hệ số tự chủ tài chính giai đoạn 2015 – 2019

Hệ số tự chủ tài chính 62.01% 47.61% 40.03% 40.27% 47.27%

Hệ số tự chủ tài chính của công ty có sự biến động qua các năm, từ năm 2015 đến 2017 có xu hướng giảm, nhưng từ 2017 trở đi lại có xu hướng tăng Lý giải cho xu hướng tăng trong những năm gần đây do vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng, trong khi đó, tổng tài sản lại có xu hướng giảm Điều này cho thấy SRC gần đây có khả năng tự chủ tài chính tương đối tốt, mức độ đảm bảo và độc lập về mặt tài chính tương đối ổn định.

3.6.4 Phân tích đòn bẩy tài chính

Bảng: Phân tích đòn bẩy tài chính 2017 – 2019 của SRC

DFL 1.12 1.63 1.18 Đòn bẩy tài chính DFL của SRC có xu hướng biến động trong 3 năm gần đây khi tăng trong giai đoạn 2017 – 2018 nhưng lại giảm trong giai đoạn 2018 – 2019 Nguyên nhân là do sự thay đổi trong chính sách vay nợ của công ty Bên cạnh đó, do các chi phí chính tăng nhưng doanh thu giảm dẫn đến EBIT năm 2018 giảm mạnh, chỉ còn 25,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên nhờ các chính sách kiểm soát chi phí phù hợp, doanh thu của công ty trong năm 2019 tăng, đồng thời các loại chi phí giảm mạnh, giúp cho EBIT tăng trở lại

Bên cạnh đó, do chính sách đầu tư được công ty bắt đầu triển khai từ năm 2017 nên SRC tăng cường đi vay nợ lớn, nhằm đầu tư vào các tài sản cố định, đầu tư máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của SRC khá hiệu quả khi dòng tiền thuần từ hoạt động này luôn dương.

Như vậy có thể thấy trong thời gian gần đây, SRC đang sử dụng đòn bẩy tài chính một cách khá hiệu quả.

Phân tích hoạt động đầu tư

3.7.1 Phân tích đầu tư tài sản lưu động

Bảng: Tài sản lưu động SRC giai đoạn 2015 – 2019 ĐVT: nghìn đồng

Tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản phải thu ngắn hạn 108,038,7

Tài sản ngắn hạn khác 2,827,7

907 Tổng tài sản ngắn hạn 411,149,879 402,656,684 436,748,132 436,154,268 420,596,304

Bảng: Cơ cấu tài sản lưu động của SRC giai đoạn 2015 -2019 ĐVT: nghìn đồng

Tiền và các khoản tương đương tiền 10.04% 11.57% 9.78% 8.34% 24.81%

Khoản phải thu ngắn hạn 26.28% 25.80% 24.76% 24.86% 25.12%

Tài sản ngắn hạn khác 0.69% 4.57% 3.68% 2.98% 0.22%

Tổng tài sản ngắn hạn 100% 100% 100% 100% 100% a Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền của SRC khá dồi dào, và có xu hướng tăng Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền thường chiếm khoảng trên 10% trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn Chủ yếu trong khoản mục này chiếm tỷ trong lớn nhất là các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng được gửi tại các ngân hàng thương mại với lãi suất từ

4,3%/năm đến 5,5%/năm (theo thuyết minh báo cáo tài chính) Nhìn chung cho đến hết năm 2019, công ty vẫn có đủ khả năng trang trải chi phí và lượng tiền mặt dự trữ để đáp ứng các nghĩa vụ trong ngắn hạn. b Khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty khá lớn, thường chiếm khoảng 25% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Đặc biệt tỷ trọng các khoản phải thu tăng trong năm 2019 Như vậy, công ty cần có những chiến lược bán hàng phù hợp để giảm tỷ lệ khách hàng mua chịu c Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của SRC chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm Hang tồn kho của công ty chủ yếu từ nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm

3.7.2 Phân tích đầu tư tài sản cố định

Bảng: Tài sản cố định của SRC giai đoạn 2015 -2019 ĐVT: nghìn đồng

1 Các khoản phải thu dài hạn

(Giá trị hao mòn lũy kế )

3.Bất động sản đầu tư

4 Tài sản dở dang dài hạn

5 Đầu tư tài chính dài hạn

6 Tài sản dài hạn khác

Tổng tài sản dài hạn 124,916,68

Nhìn chung, công ty có tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định lớn, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình.

Các khoản phải thu dài hạn của công ty có xu hướng giảm kể từ năm 2015 đến 2018 và đến năm 2019, khoản mục này đã trở về số 0.

Tài sản dài hạn khác luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của SRC.

Khoản mục này chủ yếu đến từ chi phí trả trước dài hạn, bao gồm chi phí thuê đất và sử dụng hạ tầng tại khu công nghiệp Châu Sơn, Hà Nam để thực hiện dự án, bên cạnh đó còn có chi phí công cụ, dụng cụ chờ phân bổ và chi phí trả trước dài hạn khác Khoản mục này tăng mạnh từ năm 2016 đến 2019 do dự án bắt đầu được đăng ký và đi vào thực hiện từ 13/7/2016 Dự kiến thời gian thuê đất kéo dài 40 năm.

Phân tích khả năng sinh lợi

Bảng: Phân tích lợi nhuận biên

Thu nhập ròng (nghìn đồng)

Chỉ số lợi nhuận biên cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

Nhìn chung, lợi nhuận biên của SRC giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2018 và tăng trở lại vào năm 2019 Lý do là vì thu nhập ròng năm 2018 của công ty rất thấp, kéo theo đó mỗi đồng doanh thu của công ty chỉ tạo ra được 0,013 đồng thu nhập Tuy nhiên, đến năm 2019, chỉ số lợi nhuận biên tăng trở lại với mỗi đồng doanh thu tạo ra được

0,044 đồng thu nhập Lý giải cho điều này là do công ty có những chính sách quản lý chi phí hợp lý hơn Đồng thời giá cả nguyên vật liệu trên thị trường có những biến đổi có lợi cho công ty.

3.8.2 Tỷ suất sinh lợi căn bản

Bảng: Phân tích tỷ suất sinh lợi căn bản 2015 - 2019 ĐVT: nghìn đồng

Tỷ số này phản án khả năng sinh lợi trước thuế và lãi vay của công ty, thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau Qua bảng tính có thể thấy tỷ suất sinh lợi căn bản của SRC có sự sụt giảm trong giai đoạn 2015 – 2018 và đến năm 2019 có dấu hiệu tăng trở lại.

Bảng: Phân tích ROA, ROE của SRC trong 5 năm 2015 - 2019 ĐVT: nghìn đồng

ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, nó cho biết lợi nhuận được tạo ra từ lượng tài sản của công ty Nhìn chung, ROA của SRC giảm dần trong giai đoạn 2015 – 2018 và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2019 Điều này cho thấy công ty đang dần khôi phục hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời So sánh với ROA trung bình ngành Sản xuất các sản phẩm cao su, tỷ số này là 5,68% Như vậy có thể thấy, chỉ số ROA của SRC chỉ thấp hơn một chút so với trung bình ngành.

Tỷ số ROE, là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, phản ánh số lợi nhuận thu cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng trên, có thế thấy ROE có xu hướng giảm trong 5 năm gần nhất, từ 22,4% xuống còn 10,85% So với tỷ số ROE trung bình ngành – 10,31% thì tỷ số có SRC tương đối tốt, có phần cao hơn Điều này chứng tỏ SRC có năng lực cạnh tranh cũng như lợi thế cạnh tranh tương đối cao trong ngành Sản xuất các sản phẩm cao su.

Bảng: Phân tích EPS của Công ty trong giai đoạn 2015 - 2019

EPS của SRC năm 2019 là 1474 đồng/cổ phiếu, cao hơn so với EPS của trung bình ngành

Sản xuất sản phẩm Cao su (1417 đồng/cổ phiếu) Điều này cho thấy SRC được đánh giá cao về khả năng kiếm lợi nhuận Việc EPS của công ty tăng từ 452 đồng/cổ phiếu vào năm 2018 đến năm 2019 là 1474 đồng/cổ phiếu cho thấy công ty đang dần được khôi phục một giai đoạn khó khăn.

3.8.5 Hệ số giá trên thu nhập P/E Chỉ số giá trên giá trị sổ sách P/B

Bảng: Phân tích P/E của SRC giai đoạn 2015 - 2019

P/E của SRC năm 2019 là 12,10 So với năm 2015, P/E có xu hướng tăng, tuy nhiên so với 2018 thì chỉ số của 2019 có sự sụt giảm Tuy nhiên xu hướng tăng nhìn chung của công ty trong 5 năm gần đây cho thấy cổ phiếu của SRC có sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào khả năng tăng trưởng của công ty.

Bảng: Phân tích P/B của SRC giai đoạn 2015 - 2019

Tổng tài sản (nghìn đồng) 806,805,9

564 Tài sản cố định vô hình

Nợ phải trả (nghìn đồng)

P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó Từ năm 2015 đến năm 2019, nhìn chung P/B của SRC có xu hướng giảm nhẹ.

Ngày đăng: 29/08/2023, 03:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Bài Tập Lớn - Phân Tích Tài Chính Ph N Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng.docx
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w