1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx

98 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
Tác giả Trần Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Bình An
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 352,33 KB

Cấu trúc

  • 1.1. LÝDOCHỌNĐỀTÀI (16)
  • 1.2. MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU (17)
    • 1.2.1. Mụctiêutổngquát (17)
    • 1.2.2. Mục tiêucụthể (17)
  • 1.3. CÂUHỎINGHIÊNCỨU (17)
  • 1.4. ĐỐITƯỢNGVÀ PHẠMVINGHIÊN CỨU (18)
    • 1.4.1. Đối tượngnghiêncứu (18)
    • 1.4.2. Phạmvinghiêncứu (18)
  • 1.5. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU (19)
  • 1.6. NHỮNGĐÓNG GÓPCỦAĐỀTÀI (19)
    • 1.6.1. Ýnghĩavềmặtkhoahọc (0)
    • 1.6.2. Ýnghĩavềmặtthựctiễn (0)
  • 1.7. KẾTCẤUCỦAĐỀTÀI (20)
  • CHƯƠNG 2. KHẢO LƯỢC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨUTHỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINHLỜICỦACÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITẠI VIỆTNAM (22)
    • 2.1. CƠSỞLÝ LUẬNVỀKHẢNĂNGSINHLỜI CỦANHTM (22)
      • 2.1.1. Hoạtđộngkinh doanhngânhàng (22)
      • 2.1.2. Kháiniệmkhảnăngsinhlời (24)
      • 2.1.3. Cácchỉtiêu đánhgiákhảnăngsinhlời của NHTM (24)
        • 2.1.3.1. Tỷsuấtsinhlờitrêntổng tàisản (24)
        • 2.1.3.2. Tỷsuấtsinhlờitrênvốnchủ sở hữu (25)
        • 2.1.3.3. Cácchỉtiêuđolườngkhác (26)
      • 2.1.4. CácnhântốtácđộngđếnkhảnăngsinhlờicủaNHTM (0)
    • 2.2. CÁCNGHIÊNCỨUTHỰCNGHIỆM VỀCÁCNHÂNTỐTÁCĐỘNG ĐẾNKHẢNĂNGSINHLỜI CỦANHTM (32)
      • 2.2.1. Tình hìnhnghiêncứuởcác nước (32)
      • 2.2.2. Tình hìnhnghiên cứutrongnước (36)
    • 3.1. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU (43)
    • 3.2. MÔHÌNHNGHIÊNCỨU (44)
    • 3.3. CÁC BIẾN NGHIÊNCỨU (46)
      • 3.3.1. Biếnphụthuộc (46)
      • 3.3.2. Cácbiếnđộclập (46)
        • 3.3.2.1. Quymôtàisản–SIZE (46)
        • 3.3.2.2. Tỷlệ vốnchủsởhữu–TEA (46)
        • 3.3.2.3. Tỷlệ thanhkhoản–LQR (47)
        • 3.3.2.4. Chiphíhoạtđộng–CIR (47)
        • 3.3.2.5. Tỷlệ nợxấu–NPL (48)
    • 3.4. DỮLIỆUNGHIÊNCỨU (48)
    • 4.1. THỐNGKÊMÔ TẢCÁCBIẾN TRONGMÔHÌNH (50)
    • 4.2. PHÂNTÍCHTƯƠNGQUANGIỮACÁCBIẾN (52)
    • 4.3. KẾTQUẢ MÔHÌNHHỒI QUY (53)
    • 4.4. KIỂMĐỊNHKẾTQUẢMÔHÌNH (0)
      • 4.4.1. Kiểmđịnh Hausman (0)
      • 4.4.2. Kiểm định tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lập trong mô hìnhREM (0)
      • 4.4.3. Kiểmđịnh hiệntượngđacộng tuyến (0)
      • 4.4.4. KiểmđịnhphươngsaisaisốthayđổitrongREM (0)
      • 4.4.5. Kiểmđịnh hiệntượngtự tươngquan chuỗi (0)
      • 4.4.6. Môhìnhhồiquybìnhphương tốithiểutổngquát–FGLS (59)
    • 4.5. THẢOL U Ậ N V Ề C Á C B I Ế N N G H I Ê N C Ứ U T H E O K Ế T Q U Ả Đ Ố I CHIẾUVỚITHỰCTẾ (60)
      • 4.5.1. GiảthuyếtH1vềquymôtàisản(SIZE) (60)
      • 4.5.2. GiảthuyếtH2vềtỷlệvốnchủsởhữu(TEA) (60)
      • 4.5.3. GiảthuyếtH4vềchi phíhoạtđộng (CIR) (61)
      • 4.5.4. GiảthuyếtH5vềtỷlệnợxấu(NPL) (62)
    • 5.1. KẾT LUẬN CHUNG ĐỀTÀINGHIÊNCỨU (65)
    • 5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐKHUYẾNNGHỊ (66)
      • 5.2.1. Mở rộngquymô tàisảnngânhàng (66)
      • 5.2.2. Tăngtỷlệvốnchủsởhữu (67)
      • 5.2.3. Tăngcườngkhảnăngquảnlývàkiểmsoátchiphíhoạtđộng (68)
      • 5.2.4. Tăngcườngxửlýnợxấu (70)
    • 5.3. HẠNCHẾ CỦAĐỀTÀI VÀHƯỚNG NGHIÊNCỨUTIẾPTHEO (0)
      • 5.3.1. Hạn chếcủa đềtài (73)
      • 5.3.2. Gợi ýhướng nghiêncứutiếptheo (74)

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP i BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO NGÂNHÀNGNHÀNƯỚCVIỆTNAMTRƯỜNGĐẠIHỌCNGÂNHÀNG TP HỒCHÍMINH TRẦNTHỊ KIM THOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNGSINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠITẠIVIỆT NAM KHÓ[.]

LÝDOCHỌNĐỀTÀI

Cùngvớisựpháttriểncủatoàncầuhóavàtựdothươngmạitrongnhữngnămgần đây đã tạo ra môi trường phát triển và cạnh tranh giữa các cá thể kinh tế Thịtrường tài chính cũng không nằm ngoại lệ, đặc biệt là các NHTM – tổ chức tài chínhtrung gian kết nối giữa cung và cầu Ngoài sự cạnh tranh của các tổ chức tài chínhtrongnướccácngânhàngcònphảiđốimặtvớicáctổchứctàichínhnướcngoàiđangdần xâm nhập vào Việt Nam Cùng với sự gia tăng về số lượng cũng như quy môkinh doanh của các NHTM khiến cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nêngaygắt.

Bởi một lẽ hiển nhiên, hệ thống ngân hàng vốn được xem như hệ tuần hoàncủa toàn bộ nền kinh tế, tác động đến mọi mặt của nền kinh tế Để đương đầu vớinhững khó khăn trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, bản thân mỗi ngân hàngcần phải tìm được cách thích nghi, tồn tại và phát triển một cách hiệu quả, trước hếtlà để không bị thị trường đào thải, tiếp theo là để nâng tầm và trở nên ngày càng lớnmạnh Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò của thị trường chứng khoántrong nền kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn còn khá nontrẻ, hệ thống tài chính chưa thực sự thông thoáng, lành mạnh đã gây nên nhiều khókhăn, cản trở cho hoạt động ngân hàng Cho nên là thực sự cần thiết để tập trungnghiên cứu và chỉ ra đâu là những yếu tố có tác động đến việc tạo ra và nâng cao lợinhuận của hoạt động ngân hàng Điều này sẽ góp một phần quan trọng trong việcgiúpđỡcácnhàquảnlý của hệthốngngânhàng tìmralờigiảichobàitoánsinhlời.

Xuất phát từ những lý do thực tế trên, với những kiến thức thu thập được quaquá trình học tập và những thực tiễn nhìn thấy được trong quá trình thực tập tại đơnvị ngân hàng, bản thân mong muốn tìm hiểu, đi vào phân tích sâu hơn để đem đếnmột góc nhìn, trăn trở và đánh giá, cũng như mong muốn đóng góp một chút kiếnnghị,quanđiểmvớihyvọngcóthểnângcaohiệuquảsinhlờitừcáchoạtđộngkinh doanhtạingânhàngquađềtài“Cácnhântốảnhhưởngđếnkhảnăngsinhlờicủacácngânhàn gthươngmạitạiViệtNam”.

MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU

Mụctiêutổngquát

Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích tác động cụ thể của các nhân tốnội bộ đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyếnnghịđốivớicácnhàhoạchđịnhchínhsáchvàquảnlýngânhàngnhằmnângcaokhảnăngs inhlờicho hệthốngNHTMnhằmpháttriểnnềnkinhtế.

Mục tiêucụthể

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đếnkhảnăngsinhlờicủacácNHTMtạiViệtNam.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường khả năng sinh lời của NHTM, vàmô hìnhphântíchcácnhântốảnh hưởngđến khảnăngsinhlời củacácNHTM.

- Đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các NHTM, và làm rõ các nguyênnhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM trong thời gian qua dựa trêncơsởcácmôhìnhphântíchđịnh lượng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao khả năng sinh lời và hiệuquả cạnh tranh của các NHTM, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển củangành Ngân hàng và làm nền cho sự lớn mạnh một cách bền vững của nền tài chínhquốcgiatrongnhữngnămtới.

CÂUHỎINGHIÊNCỨU

Đểđạtđượccácmụctiêutrên,đềtàiđặtramộtsốcâu hỏinghiêncứusau: i Các nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến khả năngsinh lời của các NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằngchỉsốtàichínhROA? ii CácchínhsáchnàođểnângcaokhảnăngsinhlờitạicácNHTMtạiViệtNam?

ĐỐITƯỢNGVÀ PHẠMVINGHIÊN CỨU

Đối tượngnghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu là yếu tố nội bộ bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủsởhữu,tỷlệthanhkhoản,tỷlệnợxấuvàchiphíhoạtđộngảnhhưởngđếnkhảnăngsinh lời của các NHTM tại Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánViệtNam.

Phạmvinghiêncứu

Do giới hạn trong dữ liệu công bố của ngân hàng và đặc biệt là số liệu về nợxấu của nhiều ngân hàng bị khuyết ở nhiều năm, do đó để đảm bảo sự đồng nhất sốliệuvềmặtthờigian,cũngnhưđảmbảotínhcỡmẫuởmứctươngđốivàdữliệubảngcân bằng để phục vụ cho bài nghiên cứu thì phạm vi nghiên cứu trong đề tài này sửdụngdữ lệucủa17NHTMtạiViệtNamtrong giaiđoạntừnăm2011–2018.

Phạmvikhônggian:17NHTMđượcniêmyếttrênSởgiaodịchchứngkhoánViệt Nam: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam

(Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công

ThươngViệtNam(VietinBank),NgânhàngTMCPSàiGònThươngTín(Sacombank),Ngânhàn g TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Quân Đội(MBBank), Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàngTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ ChíMinh (HDBank), Ngân hàng

TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng

TMCPKiênLong(KienLongBank),NgânhàngTMCPViệtNamThịnhVượng(VPBank),Ngâ n hàng TMCP Quốc Dân (NCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàngTMCPBắcÁ(BACABANK),NgânhàngTMCPBưuđiệnLiênViệt(LienVietPostBan k),NgânhàngTMCPTiên Phong(TPBank).

Thời gian nghiên cứu trong vòng 8 năm, bắt đầu từ năm 2011 đến năm2018,vớitổngcộnglà 136 quansát.

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Đốivớinghiêncứunày,tácgiảsửdụngphươngphápđịnhlượngbaogồmcácphươngpháp(t hốngkê,hồiquyOLS,FEM,REM,FGLS)kếthợpvớicácgiảithíchdựatrêncơsởlýthuyếtnềnc ũngnhưđúckếttừcácbàinghiêncứukhácquađólàmrõ các mục tiêu cũng như câu hỏi nghiên cứu Tác giả còn sử dụng phần mềm Statađể thực hiện các phân tích định lượng bao gồm: thống kê mô tả, đo lường giá trị matrận tương quan, hồi quy dữ liệu theo phương pháp Pooled OLS REM, FEM và FGLS.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp kiểm định như kiểm định tự tươngquan, đa cộng tuyến, kiểm định kết quả hồi quy,… để đánh giá giá trị thu được quađó nhận định các tác động của các nhân tố Đề tài dựa trên mô hình hồi quy củaAhmad Aref Almazari (2014) điều tra các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuậncủa 23 ngân hàng Ả Rập và Jordan trong giai đoạn 2005 đến 2011 Mô hình đượcnghiên cứu trong thời gian khá gần với thời điểm hiện tại, lựa chọn các biến độc lậptươngđồng,nghiêncứumứcđộảnhhưởngđếnbiếnđộclậpROAhaylợinhuậncủacácngân hàngSaudivàJordanbằngcáchsửdụngcác yếutốnộibộđểướctínhnhư:

(i) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TEA), Tỷ lệ tài sản trên tài sản (LQR),Tỷlệchi phítrên thu nhập (CIR)vàquymôngânhàng(SIZE).

NHỮNGĐÓNG GÓPCỦAĐỀTÀI

Ýnghĩavềmặtthựctiễn

Kếtquảnghiêncứuthựcnghiệmcủađềtàisẽgópphầnđềxuấtcácgợiý,giảipháp cho các nhà quản lý trong ngành ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ vàtoàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời từ đó góp phần nângcao sinh lời cho ngân hàng Thảo luận về kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận về mốiquanhệgiữacácbiến phụthuộcvàcácgiảithích,từđókiếnnghịgiảipháphữuích.

KẾTCẤUCỦAĐỀTÀI

Chương1:Mởđầu.Chươngnàytrìnhbàylýdochọnđềtài,mụctiêunghiêncứu,câuhỏi nghiêncứu,đốitượngvàphạmvinghiêncứu,phươngphápnghiêncứu,nhữngđónggópcủanghiê ncứucủanghiêncứuvàkếtcấuđềtài.

Chương2:Lýthuyếtvànghiêncứuthựcnghiệm.Nộidungchương2trìnhbày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến khảnăngsinhlờicủaNHTM tạiViệtNam:trình bàycơsởlýthuyếtlàmnềntảngcholýluận của nghiên cứu này, đồng thời tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứuliênquantrướcđâyđểlàmcơsở thực nghiệmcủa nghiêncứu.

Chương3:Phươngphápnghiêncứu.Nộidungchương3trìnhbàymôhìnhnghiêncứu, phươngphápxửlýsốliệuvàphươngphápđịnhlượngđểướclượngmứcđộ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)củacác NHTMtạiViệtNam.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.Chương này trình bày các kết quả từ môhìnhước lượngđồngthờithảoluậnkếtquảđạtđược.

Chương5:Kếtluậnvàkhuyếnnghị.Nộidungchương5trìnhbàymộtcáchtóm tắt kết quả nghiên cứu trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêunghiên cứu đã đặt ra ở đầu bài, sau đó đưa ra các gợi ý chính sách đối với các nhàđiềuhànhchínhsách,cácnhàquảntrịngânhàngthựchiệnnhằmtốiđahóaROAcủa cácNHTMtạiViệtNam, góp phầnvào việcxâydựngmột hệthốngNHTMtạiViệtNamhoạtđộngcólờivàpháttriểnbềnvững.

KHẢO LƯỢC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨUTHỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINHLỜICỦACÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITẠI VIỆTNAM

CƠSỞLÝ LUẬNVỀKHẢNĂNGSINHLỜI CỦANHTM

Theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, NHTM là một tổ chức tín dụngthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liênquan.Hoạtđộngngânhànglàhoạtđộngkinhdoanhtiềntệvàdịchvụngânhàngvớinội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tíndụng,cungứngcácdịchvụthanhtoán.

NHTM là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trong nềnkinhtế.Trướchết,vớivaitròtrunggiantàichính,NHTMthựchiệnviệcchuyểncáckhoảntiết kiệmthànhcáckhoảntíndụngchocáctổchứckinhdoanhvàcáctácnhânkhácthựchiệncáchoạtđ ộngđầutư,kinhdoanh,sảnxuất.Đồngthời,NHTMlàđơnvịcungcấpcáckhoảntíndụngchongười tiêudùngvớiquymôlớnnhất,làmộttrongnhững thành viên quan trong nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chínhquyềntrungươngvàđịaphươngpháthànhđểtàitrợchocácchươngtrìnhcôngcộng.NHTM cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động, vốn trung hạn vàdàihạnquantrọngchocácdoanhnghiệp.

- Với vai trò thanh toán, NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán choviệcmuahànghóavàdịchvụnhưbằngcáchpháthànhvàbùtrừséc,cungcấpmạnglướithanhto ánđiệntử

- Với vai trò người bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ thay cho khách hàng khikháchhàngmấtkhảnăngthanhtoán.

- Với vai trò đại lý, các NHTM thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh pháthànhhoặcchuộc lạichứngkhoán.

Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

Hoạt động tín dụng Hoạt động đầu tư

-Tiền gửi giao dịch

Vay các ngân hàng khác

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Bảo lãnh Kinh doanh ngoại tệ Ủy thác, đại lý

Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động huy động vốn

Chức năng cung cấp dịch vụ Chức năng luân chuyển tài sản

- Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các NHTM còn là một kênh quantrọng để thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởngkinhtếvàotheođuổicácmụctiêuxãhội.

Hình 2.1 Hoạt động cơ bản của NHTMNguồn:SáchHoạt độngkinhdoanhngân hàng

Theo Ehow (2012) khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điềukiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh giá khả năng sinhlờiphảidựatrênmộtkhoảngthờigianthamchiếu.Kháiniệmkhảnăngsinhlờiđượcáp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người vàtài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện Khả năng sinh lời có thể áp dụngcho một hoặc một tập hợp tài sản Theo Luật các Tổ chức tín dụng

(2010) NHTM làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinhdoanhkháctheoquyđịnhcủaLuậtnàynhằmđạtđượcmụctiêulợinhuận.Tómlại, lợi nhuận hay khả năng sinh lời của NHTM là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh của NHTM Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh khắcnghiệt của nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là thước đo chủ yếu về hiệu quả tàichính trong hoạt động kinh doanh Các nhà quản lý ngân hàng luôn tìm mọi cách đểkhôngngừnggiatănglợinhuận,việcgiatănglợinhuậnkhôngnhữnggiúpngânhàngmởrộngquy môhoạtđộngkinhdoanhmàcònlàmgiatăngthunhậpchocáccổđôngnhờ mức chi trả cổ tức cao, điều này làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thịtrườngcàngtăng,thươnghiệuvàuytíncủangânhàngngàycàngđượcphổbiến.Giatăng lợi nhuận còn là điều kiện để nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người laođộng,tạorasựgắnbócủangườilaođộngvớinơilàmviệc,giúpổnđịnhnhânsựchotổchức.Bên cạnhđó,đểgiatănglợinhuậnngânhàngcầnlưuýphòngngừahạnchếrủirotronghoạtđộngkinhdo anh,kếthợphàihòagiữahoạtđộngtíndụngvàđadạnghóaloạihìnhdịchvụ,quảnlýtiếtkiệmchiph ívềquảnlýcôngvụ,tàisản.

2.1.3.1 Tỷsuấtsinhlờitrêntổngtàisản Đầutiêntrongnhómcáctỷsốvềkhảnăngsinhlờilàtỷsuấtsinhlờitrêntổngtài sản (Return on total assets - ROA) Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp củaPhanThịCúc,ROAlàtỷsốthunhậpròngtrêntàisản.ROAđolườngkhảnăngsinhlờitrênmỗi đồng tàisảncủangânhàng.Côngthức tínhcủatỷsố nàylà:

Chỉtiêunàyđượccoilàthướcđohiệuquảđầutưcủangânhànghayhiệuquảkhai thác tài sản có. ROA giúp các nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng baoquát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có, là thước đo hiệu quả đầutư của ngân hàng vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư Nói cách khác, ROAgiúp ta xác định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sựđiều động linh hoạt giữa các mục tiêu trên tài sản có trước những biến động của nềnkinh tế ROA còn cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từlượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tài sản của một ngân hàng được hình thành từvốn vay và vốn chủ sở hữu.

Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho cáchoạtđộngcủangânhàng.Hiệuquảcủaviệcchuyểnvốnđầutưthànhlợinhuậnđượcthể hiện qua ROA ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiềutiềnhơntrênlượngđầu tưíthơn,haynóicáchkháclàkếtquảcaohơn trênchiphííthơn Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho cáckhoản vay nợ Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà công ty đóchi cho các hoạt động đầu tư, thì đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếuROAtốthơnchiphívaythìcónghĩalàcôngtyđangbỏtúimộtmónhời.

Trích giáo trình tài chính doanh nghiệp của Phan Thị Cúc “ROE (Return onEquity)làtỷsốquantrọngđốivớicáccổ đông,tỷsốnàyđolườngkhảnăngsinhlờitrênmỗiđồngvốn củacổđông”đượctínhbằngcôngthứcsau:

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ravà tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời cho doanh nghiệp ROE đo lường hiệu quả sửdụng một đồng vốn chủ sở hữu Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu là mục tiêu tìmkiếmcủabấtcứchủngânhàngnào.Hệsốnàythườngđượccácnhàđầutưphântích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyếtđịnhmuacổphiếucủangânhàngnào.TỷlệROEcaochứngtỏcôngtysửdụnghiệuquả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốncổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huyđộng vốn, mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấpdẫn các nhà đầu tư hơn Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giáởcác góc độcụthểnhư sau:

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vayngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ đểtrảlãivayngânhàng.

- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngânhàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá côngtynàycóthểtăngtỷlệROEtrongtươnglaihaykhông.

-Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) được xác định bằngtổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản cósinh lời bình quân Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định bằngtiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, chứng khoán đầu tư, các khoản cho vaykhách hàng và tổ chức tín dụng khác NIM đo lường mức chênh lệnh giữa thu nhậptừlãivàchiphítrảlãithôngquahoạtđộngkiểmsoátchặtchẽtàisảnsinhlờivàtheođuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, do đó NIM càng cao thì khả năng sinh lờicủangânhàngcàngcao.Thôngquatỷlệnày,ngânhàngcóthểkiểmsoáttàisảnsinhlờivàđánhgi ánguồnvốnnàocóchiphíthấp nhất.NIMđượcsửdụnglàmbiếnphụthuộcđểphântíchcácnhântốảnh hưởngđến khảnăngsinhlờicủangânhàng.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Not Net Interest Margin - NNIM) đo lườngmứcchênhlệnhgiữanguồnthungoàilãivàchiphíngoàilãi.Trongđó,nguồnth u ngoàilãichủyếuđếntừnguồnthuphícácsảnphẩmdịchvụvàchi phíngoàilãibaogồm tiền lương, chi phí sửa chữa, chi phí hoạt động,… Cho nên, tỷ lệ NNIM càngcaothìkhảnăngsinhlờicủangânhàngcàngcao.

- Tỷlệthunhậptrênvốnsửdụng(ReturnOnCapitalEmployed-ROCE)làchỉsố thể hiện khả năng thu về lợi nhuận của ngân hàng dựa trên số vốn đã sử dụng.Trong đó, vốn sử dụng được tính bằng chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ ngắn hạn.ROCEcàngcaothìkhảnăngsinhlờicủangânhàngcàngcao.

=>ROA và ROE tuy mang ý nghĩa khác nhau nhưng đều chỉ ra được mức độ tạora lợi nhuận của ngân hàng Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng chỉsốROAđểlàmbiếnphụthuộcđạidiệnchokhảnăngsinhlờicủacácNHTMtạiViệtNam vì ROA được sử dụng chủ yếu trong phân tích hiệu quả hoạt động cũng nhưđánhgiátìnhhìnhsứckhoẻtàichínhcủangânhàng.

Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra luôn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đếncác chủ thể của nền kinh tế nói riêng và NHTM nói chung Trong đó có cả các nhântố cả nội sinh và ngoại sinh Do tính chất vĩ mô thay đổi thường xuyên của tình hìnhkinh tế mà các nhân tố bên ngoài chủ thể trở nên khó nắm bắt hơn Vì vậy, để đề tàitậptrungnghiêncứucủacácnhântốbêntrongảnhhưởngnhưthếnàođếnkhảnăngsinh lời của các NHTM tại Việt Nam nhằm giữ vững tính ổn định và chính xác chonghiêncứu.

CÁCNGHIÊNCỨUTHỰCNGHIỆM VỀCÁCNHÂNTỐTÁCĐỘNG ĐẾNKHẢNĂNGSINHLỜI CỦANHTM

Saira và cộng sự (2011)nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra phân tích về cácyếu tố hàng đầu quyết định lợi nhuận của 10 ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn2004-2008 Trọng tâm chỉ là các yếu tố nội bộ Bài viết này sử dụng phương phápbình phương tối thiểu gộp (POLS) để nghiên cứu tác động của tài sản, cho vay, vốnchủ sở hữu và tiền gửi đối với một trong những chỉ số lợi nhuận chính của lợi nhuậntrêntàisản(ROA).Cáckếtquảthựcnghiệmđãchỉrarằngcácbiếnnàycóảnhhưởngmạnh mẽ đến lợi nhuận Tuy nhiên, kết quả thu nhận được cho thấy tổng tài sản caohơnkhônghoàntoàncóthểdẫnđếnlợinhuậncaohơndotínhkhôngkinhtếcủaquymô Ngoài ra, các khoản vay lớn cũng đóng góp vào việc gia tăng lợi nhuận, nhưngtácđộngcủachúngkhôngđángkể.Bêncạnhđóthìvốnchủsởhữuvàtiềngửilàhainhântốcót ácđộngđángkểđếnlợinhuận.

Syafri(2012)đãnghiêncứucácyếutốảnhhưởngđếntỷsuấtsinhlời(ROA)của các

NHTM ở Indonesia trong giai đoạn 2002-2011 với mô hình hồi quy dữ liệubảng.Biếnphụthuộcđượctácgiảsửdụngnghiêncứutrongmôhìnhgồmcácyếutốtác động bên trong là quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, dựphòngrủirotíndụng,chiphíhoạtđộngvàcácyếutốtácđộngbênngoàilàtỷlệtổngthu nhập bình quân đầu người (GDP) hàng năm, tỷ lệ lạm phát Kết quả nghiên cứucho thấy rằng khả năng sinh lời (ROA) bị tác động cùng chiều bởi dư nợ cho vay,quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Ngoài ra, tác giả cũng tìmthấytácđộngngượcchiềucủaquymôngânhàng,chiphíhoạtđộngvàtỷlệlạmphátđến khả năng sinh lời (ROA) của ngân hàng Ưu điểm rõ nét nhất được thể hiện củađề tài là xét đến sự tác động không chỉ của yếu tố nội tại bên trong mà còn cả yếu tốvĩmôbênngoàivớithờigiannghiêncứuđủdàiđểnhìnnhậnđượcxuhướngcủavấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó đề tài chưa xét đến các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lờikhácvàđócũnglànhược điểmcầnđược khắcphục.

SyedaAnumJavedBukhari(2012)nghiêncứumốiquanhệgiữacácyếutốbêntrongv àcácyếutốbênngoàiảnhhưởngđếnlợinhuậncủa11ngânhàngPakistantrên cơ sở số liệu hàng quý trong giai đoạn 2005-2009 bằng phương pháp phân tíchhồi quy Các yếu tố rủi ro tín dụng có mối quan hệ tích cực, tác động đến khả năngsinh lời của các ngân hàng, nghĩa là nếu rủi ro tín dụng tăng lên thì lợi nhuận ngânhàng cũng tăng lên Trong khi đó, thu từ lãi cũng được tìm thấy có ảnh hưởng tiêucực đáng kể với khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũng thể hiệnrằng quy mô ngân hàng, thu ngoài lãi, chi phí, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), xuất khẩu,nhậpkhẩu,giảmlãisuấtkhôngcótươngquanđếnlợi nhuậnngânhàng.

Salman Ahmad và công sự (2012)nghiên cứu về các NHTM trong nướcPakistan giai đoạn 2001-2010 để xác định các yếu tố nội tại của ngân hàng được coilàyếutốquyếtđịnhlợinhuậncủangânhàngbằngphântíchhồiquydữliệubảngvớiphương pháp kiểm định Hausman ROA là biến độc lập được đo lường qua các biếnphụ thuộc bao gồm tỷ lệ chi phí trên thu nhập, thanh khoản, chi phí dự phòng trêntổng dư nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Kết quả nghiên cứu thể hiện tỷ lệchi phí trên thu nhập, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòngtrên tổng dư nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, riêng thanh khoản có liên quannghịchvớilợinhuậntrêntàisản,nhưngnókhôngcóýnghĩathốngkê.

Aremuvàcộngsự(2013)nghiêncứu mốiquanhệgiữalợinhuậnvà các yếutốbêntrongngânhàngNegeriatừnăm1980–

2010bằngphươngphápđồngliênkếtvàcơchếhiệuchỉnhsaisố.Kếtquảnghiêncứuchothấyanto ànvốnvàtỷlệvốnchủsở hữu trên tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng cảtrongngắnhạnvàdàihạn.Kếtquảnghiêncứucũngthểhiệnkếtquảvềquimô,hiệuquả chi phí không ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận ngân hàng Tuy nhiên, rủi ro tíndụng (Nợ xấu/tổng tài sản) và Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản ảnh hưởng trọng yếu đếnlợinhuậnngânhàngcảtrongngắnhạnvàdàihạn.Ngoàira, thanhkhoảnảnhhưởng lợinhuậnngânhàngtrongthờigianngắnhạn,năngsuấtlaođộngchỉảnhhưởngđếnlợi nhuận ngân hàng trong dài hạn Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rủi ro thanhkhoản từ biến của mô hình qua tỷ suất cho vay trên tổng tài sản, tỷ suất cho vay trêntổng tiền gửi có ảnh hưởng đáng kể với khả năng sinh lời trong hệ thống ngân hàngNigeria trong ngắn hạn, không có tác dụng trong dài hạn Về các nhân tố vĩ mô chỉcó tăng trưởng cung tiền rộng (GRM2) là có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngânhàng cả trong ngắn hạn và dài hạn, riêng yếu tố lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDPthựckhôngcóbằngchứngthểhiệntươngquanvớilợinhuận ngânhàng.

Muhammad Bilal và cộng sự (2013)nghiên cứu các nhân tố vi mô và nhântốvĩmôảnhhưởngđếnlợinhuậncủaNHTMPakistantronggiaiđoạn2007-2011đolường bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làcácbiếnphụthuộcquaphươngphápthốngkêmôtả,phântíchsựtươngquanvàphântích hồi qui Các biến độc lập đại diện cho nhân tố nội tại ngân hàng là tiền gửi/tàisản, quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, NIM và nợ xấu Các biến độc lập thể hiệncác nhân tố vĩ mô bao gồm lạm phát, GDP thực, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩmquốc nội Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩmô có nhiều tác động đến ROA hơn là ROE Nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực khôngđángkểvớiROAnhưngcóảnhhưởngtiêucựcđángkểvớiROE.Tiềngửitrêntổngtài sản có mối tương quan cùng chiều không đáng kể đối với cả hai chỉ tiêu ROE vàROA Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ đáng kể với ROE nhưng không có tác độngđángkểđếnROA.NIMcótácđộngtíchcựcmạnhđếnkhảnăngsinhlờicủaNHTM.Bêncạnh đó,cácnhântốvĩmônhưIPGRcóảnhhưởngtíchcựcđángkểtrêncảhaichỉ số ROE và ROA, IPGR tăng lên làm lợi nhuận NHTM tăng lên RGDP tăng lêncó tác động tích cực mạnh mẽ đến ROA và có tác động tích cực đến ROE Lạm phátcó tác động tích cực không đáng kể vào ROE trong khi tác động tiêu cực mạnh mẽvớiROA,nghĩalàlạmphátcaolàmsuygiảmlợinhuậnngânhàng.

Munther Al Nimer và cộng sự (2013)nghiên cứu tác động của tỷ lệ thanhkhoản đến lợi nhuận tại 15 ngân hàng của Jordan niêm yết trên thị trường chứngkhoánAmman(ASE–AmmanStockExchange)tronggiaiđoạntừnăm2005-2011.

Susan Moraa Onuonga (2014)điều tra tác động của các yếu tố nội tại củangân hàng đến lợi nhuận của 6 NHTM hàng đầu Kenya trong giai đoạn 2008- 2013sửdụngphươngphápbìnhphươngtốithiểutừbảngdữliệuthứcấpdoNHTWKenyapháthànhv àcácchỉsốpháttriểnngànhcủaNgânhàngthếgiớiđểxácđịnhtácđộngcủa tài sản, vốn, cho vay, tiền gửi và chất lượng tài sản đến lợi nhuận ngân hàng.Nghiên cứu này sử dụng chỉ số ROA để đo lường lợi nhuận ngân hàng Kết quả chothấy quy mô ngân hàng, sức mạnh vốn, chi phí hoạt động, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chovaytrêntổngtàisảncóảnhhưởngđángkểđếnlợinhuậnngânhànghàngđầuKenya.Tác giả đề nghị Chính phủ Kenya nên có chính sách khuyến khích các NHTM đểtăng tài sản và vốn để nâng cao hiệu quả ngành ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũngđề xuất các NHTM đầu tư vào các công nghệ và kỹ năng quản lý, giảm thiểu chi phíhoạtđộng sẽtácđộngtíchcựcđếnsựtăngtrưởngvàtồntạicủangânhàng.

NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 2009-2012 Bài nghiên cứu sửdụng phương pháp ước lượng bình quân tối thiểu thông thường Pooled OLS với cácbiếnđộclậplàchiphíhoạtđộng,tínhthanhkhoản,quymôvốnchủsởhữu,tỷlệtiềngửi trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng Kết quả thực nghiệm cho thấy quy môvốn chủ sở hữu có tác động tích cực trong khi chi phí hoạt động và tính thanh khoảncó tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng Mặt khác, bài nghiên cứuchỉ xét đến sự tác động của các các yếu tố nội tại bên trong mà không tính đến ảnhhưởngcủacácyếutốvĩmôbênngoài,thêmvàođóthờigiannghiêncứulàkhángắnnên có thể không đánh giá rõ được xu hướng diễn biến của vấn đề nghiên cứu, đâycũnglà nhượcđiểmmàđềtàicầnkhắcphục.

Ahmad Aref Almazari1 (2014)nghiên cứu các yếu tố vi mô ảnh hưởng đếnlợi nhuận của ngân hàng Mục tiêu là để so sánh lợi nhuận của các ngân hàngSaudivà Jordanbằng cáchsửdụng cácyếutốnội tạiđểtính toántừcácnguồn dữliệu thứ cấp gồm 23 ngân hàng Saudi và Jordan giai đọan 2005-2011 với 161 quan sát. Tácgiả sử dụng các công cụ thống kê bao gồm tương quan Pearson phân tích mô tả củaphương sai và phân tích hồi qui để kiểm định giả thuyết và đo lường sự khác biệt vàtươngđồngtheotừngđặctrưngcủacácngânhàngmẫu.Kếtquảchothấytươngquantích cực đáng kể giữa ROA của ngân hàng Saudi với TEA (vốn chủ sở hữu/ tài sản),TIA (tổng đầu tư/tổng tài sản), LQR (rủi ro thanh khoản), cũng như tương quan âmvới NCA (dư nợ tín dụng/tổng tài sản), CDR (Dư nợ tín dụng/tiền gửi), CIR (Tỷ lệchiphí/thunhập)vàSZE(tổngtàisản).Kếtquảkhuyếncáorằngcácnghiêncứuthựcnghiệm nên được thực hiện trong cùng lĩnh vực để tìm hiểu nhiều hơn về các yếu tốnàoảnhhưởngđếnlợinhuậncủangânhàng.

Trần Việt Dũng (2014)xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lờicủa các NHTM Việt Nam, đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng vớiphương pháp ước lượng moment tổng quát (Generalized Methods of Moments - GMM) được phát triển bởi Arellano và Bond (1991) Mô hình này sử dụng các biếntrễcũngnhưphươngphápsaiphân.Dựatrêngiảđịnhrằngsaiphânbậcmộtcủacácbiếncông cụkhôngtươngquanvớicáchiệuứngcốđịnh, môhìnhchophépsửdụngnhiềubiếncôngcụhơn,quađótăngtínhhiệuquảcủamôhình.Dữliệuba ogồmcácdữ liệu hàng năm của 22 ngân hàng trong giai đoạn từ 2006-2012 được lấy từ cơ sởdữliệubankscopecủaBVH,bổsungthêmbởicácbáocáothườngniêncủacácngânhàng Với các số liệu vĩ mô, tác giả sử dụng các số liệu tính toán và thu thập từ cácbáo cáo thống kê và công bố thông tin của

Tổng Cục Thống kê Việt Nam và

NHNNViệtNamchokhoảngthờigiantừnăm2006đếnnăm2012.Kếtquảchothấycổphầnhóacóýn ghĩatíchcựctớikhảnăngsinhlờicủangânhàng,sựhiệndiệncủacổđôngngoại tại các ngân hàng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả hoạt động của ngânhàng.Bêncạnhđó,cácngânhàngđượctìmthấyhiệuquảhơnkhinắmgiữnhiềuvốnchủsởhữu Tácgiảkhôngđủcơsởkhẳngđịnhtácđộngcủaquymôtàisản,tỷlệdưnợ, huy động lên khả năng sinh lời của ngân hàng Các biến số về rủi ro của ngânhàngchưacótácđộngrõrệttớihiệuquảhoạtđộngcủangânhàng.Cuốicùngcác biếnvĩmô,đặcbiệtchukỳkinhtế,tácđộngrõnéttớihoạtđộngcủacácNHTMViệtNam.

Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014)phân tích các nhân tố tác động đến tỷlệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống NHTM Việt Nam, bài nghiên cứu xem xét 2phương pháp ước lượng mô hình tổng quát gồm mô hình tác động cố định (FEM) vàmô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọnmô hình phù hợp nhất, kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy nhân tố tốc độ tăngtrưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều đến NIM Dữ liệu nghiên cứu được thuthập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam giai đọan 2008-2013 Kết quảnghiêncứuthểhiệncácnhântốsựpháttriểnngànhngânhàng(BSD),tỷlệlạmphát(INF), tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu (CAP), rủi ro tín dụng (CR), tính thanh khoản(LIQ),chi phíhoạt động(OC)làcácnhântốtácđộngcùngchiềuđếnNIM.

Nguyễn Phạm Nhã Trúc, Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015)so sánh sựkhác biệt trong khả năng sinh lời của nhóm các NHTM Cổ phần và quốc doanh tạiViệt Nam, bài viết này sử dụng phương pháp đồ thị để tìm hiểu xu hướng của khảnăng sinh lời của NHTM ở Việt Nam và sử dụng t-test để kiểm định sự khác biệt vềkhảnăngsinhlờigiữa khốiNHTMquốcdoanhvàkhốiNHTMCổphần.Thôngquaphântíchtỷsốlợinhuậnròngtrêntổ ngtàisản(ROA)vàlợinhuậnròngtrênvốnchủsở hữu (ROE) của 28 NHTM trong nước giai đoạn 2002-2013, kết quả nghiên cứucho thấy ROE và ROA của các NHTM Việt Nam thể hiện xu hướng giảm Ngoài ra,khối NHTMCP nhìn chung đạt được ROA cao hơn khối NHTM quốc doanh, tuynhiên sự chênh lệch này được thu hẹp dần qua thời gian Nghiên cứu không tìm thấybằng chứng về sự chênh lệch ROE giữa khối NHTM quốc doanh và cổ phần Hạnchế của nghiên cứu là mới chỉ kiểm định sự khác biệt giữa khả năng sinh lời giữanhóm các NHTM Cổ phần và nhóm các

NHTM quốc doanh bằng t-test chứ chưaphântíchcácnhântốtácđộngđếnkhảnăngsinhlờicủatừngnhóm,đểcóthểtìmragiảipháp cảithiệnkhảnăngsinhlờichocácNHTMViệt Nam.

HồThịHồngMinhvàNguyễnThịCành(2015)nghiêncứuvềđadạnghóathu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam,nghiêncứunàytậptrungxemxétmốiquanhệgiữađadạnghóathunhậpvàcácyếutố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Số liệu sử dụng chonghiêncứuđượcthuthậptừcácbáocáotàichínhcủa22NHTMViệtNamgiaiđoạn2007-2013. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dữ liệu bảng ước lượng SGMM(System generalized method of moment), khả năng sinh lời của ngân hàng kết quảcho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửikhách hàng, lạm phát đều có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTMViệt Nam Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ chi phíhoạt động trên thu nhập có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời Nghiên cứukhôngtìmthấybằngchứngvềtácđộngcủaquymôtổngtàisảnvàtốcđộtăngtrưởngkinhtếđếnk hảnăngsinhlờicủaNHTMViệt Nam.

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU

Tác giả thu thập số liệu 17 NHTM được niêm yết trên Sở chứng khoán ViệtNam từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 2011-2018 và tiến hành tính toán các biếntỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA), tỷ lệ thanhkhoản (LQR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), chi phí hoạt động (CIR) Sau đó, tác giả sử dụngphầnmềmStatađểthốngkêmôtảdữliệuvàkiểmđịnhmatrậntươngquangiữacácbiến, với kết quả nhận được phù hợp với điều kiện tác giả lập ra mô hình kinh tế đểkiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại ViệtNamvàthỏađiềukiệnđểsử dụngđồngthờicácmôhìnhhồiquygồmhồiquyOLS,FEM, REM, tiếp đến sử dụng lý luận và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hìnhphù hợp, kiểm định được các khuyết tật mà mô hình đang có và nhận ra mô hình cóđiểmchưahoànchỉnh,sửdụngmôhìnhFGLSđểkhắcphụccáckhuyếttật.Từnhữngkết quả trên, tác giả đưa các luận điểm riêng và khuyến nghị cho các ngân hàng đểnângcaokhảnăngsinhlời.

MÔHÌNHNGHIÊNCỨU

Dựa trên cơ sở bài nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari1 (2014) với đề tài:“Cácyếutốvimôảnhhưởngđếnlợinhuậncủangânhàng:TrườnghợpsosánhgiữaSaudi Arabia và Jordan” được đăng trên tạp chí “Journal of Applied Finance & Banking”,tácgiả đềxuấtmôhìnhhồiquyướclượngnhư sau:

Biếnđ ộclập Môtả Côngthức Dấu kỳvọng

SIZE Quymôtài sản Ln(Tổngtàisản) +

Tổng vốn chủ sở hữu/Tổngtàisản +

LQR Tỷlệthanh khoản Tiền và khoản tương đươngtiền/Tổng tàisản +

CIR Chiphíhoạtđộng Tổng chi phí hoạt động/Tổngthunhậphoạtđộ ng

NPL Tỷlệnợxấu Tổngnợnhóm3,4,5/Tổngdư nợchovay -

CÁC BIẾN NGHIÊNCỨU

ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý Nó chỉ ra khảnăng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàngthànhthunhậpròng.ROAđượcsửdụngrộngrãitrongphântíchhiệuquảhoạtđộngvà đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng Mức ROA thấp có thể là kết quả củamột chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt động quámức.

Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh hoạt động hiệu quả, ngân hàng có cơ cấutài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước nhữngbiếnđộngcủa nềnkinhtế.

3.3.2.1 Quy môtàisản-SIZE Đối với ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn, có nhiều cơ hội đa dạng hóađầu tư hơn, từ đó cho phép ngân hàng duy trì, hay thậm chí tăng lợi nhuận trong khicắtgiảmrủirovàngượclại.Theogiảthuyết,tồntạitươngquancùngchiềugiữaquymôtàisản vàkhảnăngsinhlờicủangânhàng(haydấucủaSIZEsẽdươngtrongmôhìnhnghiêncứu).

TEA đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấyvốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại thời điểm cuối năm được dùng để đánh giámức độ phù hợp của vốn Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốnnhưngquymôvốnchủsởhữucóvaitròquantrọngtrongviệcduytrìantoànvàpháttriểnhoạtđộ ngcủangânhàngdocácngânhàngluônbịkhốngchếtỷlệantoànvốn.

Thông thường, ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có điều kiệnđể huy động thêm vốn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, tỷ lệ an toànvốncaocũngchứngtỏviệcngânhàngsửdụngđònbẩytàichínhthấp,điđôivớiviệclợinhuậnsẽ bịgiảmvì cókhảnăngdưthừavốn,khôngtậndụng tốiđanguồnvốn.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lờicủaNHTM.

LQRlàtínhthanhkhoảncủangânhàng,đượcxemnhưkhảnăngđápứngnhucầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết một cách tức thời. Đểđảmbảoantoàntronghoạtđộng,ngânhàngcầnthiếtphảiduytrìtàisảncótínhlỏnghay có khả năng thanh khoản nhanh để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặtnhằm tránh các vấn đề thiếu hụt nhất thời dẫn đến mất uy tín ngân hàng hoặc thậmchí là phá sản Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành các quy chế về tỷ lệ dự trữ bắtbuộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của các tổ chức tín dụng theothôngtư23/2015/TT- NHNNnhằmsửađổi,bổsungchoquyếtđịnhsố581/2003/QĐ

- NHNN Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ thanh khoản vàkhả năng sinh lời của ngân hàng (hay dấu của LQR sẽ dương trong mô hình nghiêncứu).

Giả thuyết H3: Tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời củaNHTM.

CIR được xem là hiệu quả quản lý, được đo bằng tỷ lệ giữa chi phí hoạt động(chiphíngoàilãi)trêntổngthunhậphoạtđộngcủangânhàng,cácngânhàngđềucóxu hướng muốn cắt giảm chi phí này để nguồn thu được tạo ra nhiều hơn Vì vậy,nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan âm giữa hiệu quả quản lý và khả năngsinhlờicủangânhàng.

Tỷlệnợxấuđượctínhbằngcáchlấytổngnợnhóm3,nhóm4vànhóm5chiacho tổng dư nợ, cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng phải đối mặt, phản ánhchấtlượngtíndụngvàtìnhhìnhsứckhỏetàichínhcủangânhàng,bêncạnhđócũngphần nào thể hiện hiệu quả, năng lực quản lý của ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu càng caothì chất lượng tín dụng càng kém, do đòi hỏi ngân hàng phải tăng trích lập dự phòngcũng như phát sinh chi phí tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dẫn đến làm giảmkhả năng sinh lời của ngân hàng Có thể nhận thấy nợ xấu thường có ảnh hưởngngượcchiềuvớikhảnăngsinhlờicủangânhàng.

Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời củaNHTM.

DỮLIỆUNGHIÊNCỨU

Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chínhhợpnhấtđãđượckiểmtoáncủa17NHTMtạiViệtNamtronggiaiđoạntừnăm2011

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đề xuất mô hìnhnghiên cứu, xác định được dấu kỳ vọng cho các biến độc lập trong mô hình và sửdụngcácphươngphápkiểmđịnhmôhình.Chương4tiếptheosẽphântíchcácnhântố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam, qua đó trình bàycác kết quả nghiên cứu, các kiểm định cần thiết cho mô hình nghiên cứu định lượng.Từđótạora cơ sởđểphântíchvàđốichiếutrongthực tế.

THỐNGKÊMÔ TẢCÁCBIẾN TRONGMÔHÌNH

Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để hiển thị tóm tắt về mối quan hệ giữacác nhân tố và khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam Thống kê mô tả vớicác biến trong mô hình được trình bày theo các tiêu chí sau đây: số quan sát, trungbình tổng thể, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của 6 biến trong thờigiantừ 8nămtừ2011–2018(Bảng4.1)

Vớisốliệuthốngkêgồm136mẫuquansát,tỷsuấtsinhlờitrêntổngtàisảncủangân hàng có giá trị trung bình là 0.85%, ROA thấp nhất đạt giá trị - 5.99% là ROAcủa TPBank năm 2011, trong khi, ROA cao nhất đạt mức 2.87% là ROA củaTechcombank năm 2018 Dựa vào giá trị ROA của hai ngân hàng này qua các năm2011 - 2018, có thể thấy, cả hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ROA đều là nhữnggiátrịbiếnđộngbấtthườngcủahaingânhàngtrongmộtnămnhấtđịnh,khôngduy trì quanh vùng giá trị này trong những năm tiếp theo Như vậy, bảng thống kê mô tảcũng phản ánh được phần nào tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng cóthể biến động rất mạnh qua các năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngânhàngtrongtừngnăm.

(i) Quy mô ngân hàng (SIZE)giá trị trung bình là 18.87, với giá trị nhỏ nhấtlà

16.53 của TPBank năm 2012 và giá trị lớn nhất là 20.99 của BIDV năm 2018. Độlệchcủabiếnkhácaolà1.02,điềunàychứngtỏcácNHTMđượcnghiêncứucóquymô khácnhauquacácnăm.

(ii) Tỷlệvốnchủsởhữu(TEA)cógiátrịtrungbìnhlà8.19%,ngânhàngcótỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nhất là BIDV đạt giá trị 4.06% vào năm 2017 và TPBankđạt tỉ lệ cao nhất là 21.95% vào năm 2012 tuy nhiên đây không phải là tỷ lệ vốn chủsởhữuổnđịnhcủangânhàngnày.

(iii) Tỷ lệ thanh khoản (LQR)ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhất làSacombank vào năm 2011 đạt 8.38% chênh lệch rất lớn so với tỷ lệ trung bình đạt1.15%.CònđốivớitỷlệthanhkhoảnkémnhấtthuộcvềLienVietPostBankvàonăm2013ch ỉđạt0.26%,ở các chỉsốnàyđộlệch chuẩnkháthấpchỉvới 1.17%.

(iv) Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR)có tỷ lệ trung bình đạt 121.95%.

Ngânhàng có tỷ lệ chi phí hoạt động tốt nhất là VietinBank vào năm 2018 với chỉ 5.79%.CIRcaonhấtlàcủaTPBankvàonăm2011,lúcnàyngânhàngđanggánhmộtlượngchi phí hoạt động rất cao là 8630% do chi phí hoạt động quá lớn trong khi lợi nhuậnthuvềkhôngđánhkể,ởcác chỉsốnàyđộlệchchuẩnlênđến735%.

(v) Tỷlệnợxấu(NPL)tỷlệnợxấucủangânhàngHDBankcaonhấtlênđến8.81% vào năm

2012 nhưng càng trở về sao tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hàng nàycànggiảmđến2018chỉcòn2.43%chothấyHDBankđãcàngdầnthắtchặttìnhtrạngnợxấunày.TỷlệnợxấuthấpnhấtthuộcvềSacombankvớichỉ0.58%vàonăm2011,cáchkháxasovớitỷlệnợxấ utrungbìnhlà2.3%trêntoànhệthống.

PHÂNTÍCHTƯƠNGQUANGIỮACÁCBIẾN

Matrậntươngquangiữacácbiếnchothấytươngquangiữacácbiếntrongmôhìnhnghiêncứ u(Bảng4.2),baogồmtươngquangiữatừngbiếnđộclập(SIZE,TEA,LQR,CIR,NPL)vớibiếnphụt huộc(ROA)vàtươngquangiữacácbiếnđộclập,cácbiếnkiểmsoátvớinhau.

ROA SIZE TEA LQR NPL CIR

Biến SIZE đại diện cho quy mô tổng tài sản của ngân hàng có hệ số tươngquan là 0.1894 > 0 cho thấy SIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA vàsig=0.0273cómứcýnghĩa5%n ê n quymôtổngtàisảncótácđộngcùngchiềuvớikhảnăngsi nhlờicủangânhàng.Kếtquả nàyphùhợpvớigiảthiếtH1.

Biến độc lập CIR đại diện cho chi phí hoạt động có sig = 0.0000 với mức ýnghĩa 1% và có hệ số tương quan là -0.7229 < 0 nên CIR có tương quan âm với biếnphụthuộcROA;chothấychiphíhoạtđộngtácđộngnghịchchiềuđếnkhảnăngsinhlờicủa cácngânhàng.KếtquảnàyphùhợpvớigiảthiếtH4.

Biến độc lập TEA có hệ số tương quan 0.2395 > 0 nên TEA có tương quandươngvớiROAvàcósig=0.005vớimứcýnghĩa1%,chothấytỷlệvốnchủsởhữucó tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả này phù hợpvớigiảthiếtH2

Từbảng4.2chothấycácbiếnđộclậpSIZE,CIRvàTEAcóýnghĩathốngkêở mức 1% (CIR và TEA) và 5% (SIZE), cho thấy có mối quan hệ giữa các biến nàyvới khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA) Biến SIZE và TEA có tương quan cùngchiều với biến phụ thuộc ROA đại diện bởi quy mô tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sởhữu.CIRđạidiệnbởichiphíhoạtđộngcủangânhànglạicótươngquannghịchchiềuvớitỷsuấtsinhl ờiROA.

KẾTQUẢ MÔHÌNHHỒI QUY

Tác giả sử dụng ba phương pháp hồi quy định lượng bao gồm: (i) Hồi quybình phương nhỏ nhất (Pooled OLS); (ii) Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM);(iii)Môhìnhtácđộngcốđịnh(FEM)đểđánhgiámứcđộảnhhưởngcủacácbiếnđộclậpđến biến phụ thuộc Qua đó phân tích mức độ tác động, mức ýnghĩa của từng hệ sốvà mức độ giải thích của các yếu tố nội bộ đến khả năng sinh lời của các NHTM tạiViệtNam.

Bảng4.3.Kếtquảhồi quytrong3 môhìnhPooledOLS,FEMvàREM

Coef P- value Coef P- value Coef P- value

Bảng4.3trìnhbàykếtquảtừ3phươngpháphồiquyđịnhlượngPooledOLS,FEMvàRE M.ĐốivớiphươngphápbinhphươngnhỏnhấtOLS,kếtquảtừmôhìnhcho thấy có tồn tại hệ số hồi quy có ý nghĩa ở các mức ý nghĩa thống kê khác nhaugiữa các biến gồm quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) và tỷ lệvốnchủsởhữuđềuởmứcýnghĩa1%.Tuynhiên,đốivớiphươngphápdữliệubảngthìmôhìnhb ìnhphươngnhỏnhấtOLSrấtdễviphạmcáckhuyếttậtcủaphương pháp hồi quy tuyến tính như phương sai thay đổi và tự tương quan lẫn nhau giữa cácbiếnnênthườngkhôngđược sử dụng.

Ngoài ra kết quả hồi quy theo mô hình FEM và REM cũng tồn tại các hệ sốhồi quy có ý nghĩa thống kê Đối với mô hình FEM, có mối quan hệ tác động cùngchiều giữa biến SIZE và biến LQR đến ROA lần lượt ở mức ý nghĩa 1% và

5%; tácđộngnghịchchiềugiữabiếnCIRvàTEAđến ROAở mứcýnghĩa1%.Theođó,kếtquả thu được từ mô hình REM cho thấy biến SIZE và TEA có mối quan hệ cùngchiềuvớikhảnăngsinhlờicủacácNHTMvàbiếnCIRđạidiệnchotỷlệchiphíhoạtđộnglạicótá c độngnghịchchiềuvớiROAđềuở mứcýnghĩa1%.

4.4.1 KiểmđịnhHausman Để xem xét giữa 2 mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên mô hình nào phùhợp để giải thích hơn, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Hausman để xem xétcótồntạisự tự tươngquangiữa các biếnđộc lậphaykhông.

H0: các biến độc lập không tương quan lẫn nhauMô hình REM phù hợpH1:cácbiến độclập tươngquan lẫnnhauMôhình FEMphùhợp

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy P-value = 0.0623 không có ý nghĩa thống kê ởmức 5%, từ đó chấp nhận giả thiết H0 có nghĩa là không có sự tương quan giữa tácđộngđặctrưngvới cácbiếnđộc lậptrongmôhìnhnênkếtquảtừmôhìnhFEM không phù hợp để phân tích Từ đó, tác giả chọn mô hình REM để ước lượng và sửdụngkếtquảtừmôhìnhREMđểđánhgiámôhìnhbiến phụthuộcROA.

Ngoài ra, để xem xét mô hình REM được chọn là đáng tin cậy nhất, tác giảtiếnhànhcáckiểmđịnhvềphầndưtrongdữliệubảngđểtìmkiếmthêmbằngchứngủng hộ vững chắc cho REM thông qua các kiểm định phương sai sai số thay đổi (kiểmđịnh Breusch & Pagan), kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tươngquanchuỗiđểkhẳngđịnh môhìnhREMcótồntạikhuyếttậtnào không.

4.4.2 Kiểm định tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lập trong mô hìnhREM

H0: Không tồn tại hiện tượng tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lậpH1:Tồntạihiệntượngtươngquanđơnvịchéogiữacác biến độclập

6.880 0.0000 Tồn tại hiện tượngtươngquanch éo

Bảng 4.5 cho thấy kết quả kiểm định tương quan đơn vị chéo bằng phươngphápkiểmđịnhPesarancóP-value=0.0000cóýnghĩathốngkêở mứcýnghĩa1%.Từ đó bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng tương quan chéogiữacác biếnđộc lập.

DựavàochỉsốVIF,nếukếtquảVIFđều

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Hoạt động cơ bản của - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
Hình 2.1. Hoạt động cơ bản của (Trang 23)
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh  đếnkhảnăngsinhlờicủangân hàng(ROA,ROE) - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đếnkhảnăngsinhlờicủangân hàng(ROA,ROE) (Trang 40)
Bảng   4.5   cho   thấy   kết   quả   kiểm   định   tương   quan   đơn   vị  chéo   bằng phươngphápkiểmđịnhPesarancóP-value=0.0000cóýnghĩathốngkêở   mứcýnghĩa1%.Từ đó bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng tương quan chéogiữacác biế - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
ng 4.5 cho thấy kết quả kiểm định tương quan đơn vị chéo bằng phươngphápkiểmđịnhPesarancóP-value=0.0000cóýnghĩathốngkêở mứcýnghĩa1%.Từ đó bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận sự tồn tại của hiện tượng tương quan chéogiữacác biế (Trang 56)
Bảng 4.6 trình bày kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biếntrongmôhình.KếtquảkiểmđịnhVIFchothấytấtcảcácbiếnđềucó hệsốVIFnhỏhơn 10, điều này có nghĩa là trong dữ liệu nghiên cứu không tồn tại hiện tượng đacộngtuyến. - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
Bảng 4.6 trình bày kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biếntrongmôhình.KếtquảkiểmđịnhVIFchothấytấtcảcácbiếnđềucó hệsốVIFnhỏhơn 10, điều này có nghĩa là trong dữ liệu nghiên cứu không tồn tại hiện tượng đacộngtuyến (Trang 57)
Bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thựcthểtrongphầndưtrongphươngpháphồiquyREMthôngquakiểmđịnhcủaBreusch&amp;   Pagan. - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
Bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thựcthểtrongphầndưtrongphươngpháphồiquyREMthôngquakiểmđịnhcủaBreusch&amp; Pagan (Trang 58)
BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA 17 NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠIĐƯỢCNIÊMYẾTTRÊNSỞCHỨNGKHOÁNVIỆTNAM - 819 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Tại Vn Khóa Luận Đại Học Chuyên Ngành Tcnh 2023.Docx
17 NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠIĐƯỢCNIÊMYẾTTRÊNSỞCHỨNGKHOÁNVIỆTNAM (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w