Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VI[.]
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính vừa đóng vai trò là người đi vay thông qua hoạt động huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong thị trường, vừa đóng vai trò là người cho vay thông qua hoạt động cấp tín dụng Với các sản phẩm tín dụng đa dạng và phong phú, các ngân hàng sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân có nhu cầu vốn để kinh doanh, sản xuất hay phục vụ nhu cầu tiêu dùng Cấp tín dụng là chức năng cơ bản và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang lại rủi ro cho ngân hàng đó chính là các khoản nợ xấu.
Nợ xấu là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và có khả năng mất vốn Khi các ngân hàng cấp tín dụng nhưng khoản nợ không thu hồi được ngày càng nhiều, ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận và gặp khó khăn trong hoạt động, các kế hoạch tương lai đã được hoạch định sẽ bị trì hoãn vì thiếu hụt nguồn vốn, đồng thời cũng làm cản trở tăng trưởng kinh tế Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được an toàn, vốn tín dụng đã cấp cùng với lãi được thu hồi thuận lợi và nhanh chóng thì việc quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu là nhiệm vụ vô cùng quan trọng tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nó cũng chính là một trong những tiêu chí để đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng Do đó, tìm ra những giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là rất thiết thực và cấp bách đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần nắm rõ những yếu tố tác động đến nợ xấu, chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến nợ xấu, từ đó lập ra chiến lược hoạt động và quản lý của riêng mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân
2 hàng Thương Mại Việt Nam”, thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách giúp các nhà quản trị có định hướng đúng đắn, giảm tỷ lệ nợ xấu tại cácNHTM Việt Nam trong thời gian tới.
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách để quản trị và giảm nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, đề tài thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:
(i) Xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt
(ii) Đo lường mức độ và chiều hướng tác động các yếu tố đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
(iii) Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giảm nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(i) Đâu là các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt
(ii) Các yếu tố này tác động như thế nào đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
(iii) Đâu là hàm ý chính sách để các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm nợ xấu trong thời gian tới?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠMVI NGHIÊN CỨU
Các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
-Về không gian: nghiên cứu thực hiện với mẫu dữ liệu của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam Tại Việt Nam mặc dù đến ngày 31/12/2020 có tổng cộng 31 ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên chỉ có 26 ngân hàng công bố đủ dữ liệu luận văn cần Do vậy nghiên cứu lựa chọn các ngân hàng thương mại này để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ 2008 đến
2020 lý do đây là giai đoạn các ngân hàng có nhiều biến chuyển Vào thời điểm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu bắt đầu từ năm 2008 để xem xét sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có tác động như thế nào đến hoạt động của ngành ngân hàng cũng như chiều hướng tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến nợ xấu ngân hàng có những khác biệt gì so với giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng Đồng thời, trong giai đoạn này Chính phủ đã thực hiện đề án tái cơ cấu các hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid 19 xảy ra cuối năm 2019 đến toàn nền kinh tế Ngoài ra, trong giai đoạn này các ngân hàng đang áp dụng Basel II và có một số ngân hàng thông báo đã hoàn thành 3 trụ cột của Basel II, Việt Nam cũng đang nghiên cứu những khả năng áp dụng Hiệp ước Basel III trong quá trình kiểm soát rủi ro các Ngân hàngthương mạiViệt Nam Ngoài ra, tác giả lựa chọn nghiên cứu 2008 – 2020 là 12 năm, thời gian càng dài thì độ tin cậy của kết quả nghiên cứu càng cao, và chiều hướng tác động sẽ được nhìn thấy rõ rệt hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử
4 dụng phần mềm Stata15.1 để xử lý dữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng với 3 ước lượng truyền thống là Pooled OLS, FEM (Fixed Effects Model), FEM (Random effects model) để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp Trong trường hợp mô hình được chọn xảy ra các khuyết tật như hiện tượng phương sai thay đổi hoặc/ và tự tương quan, nghiên cứu sử dụng ước lượng FGLS để khắc phục.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa lý thuyết: nghiên cứu đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về nợ xấu của các NHTM cũng như cách phân loại nợ xấu, bên cạnh đó xác định các yếu tố và chiều hướng tác động của các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam cập nhật đến thời điểm năm 2020, làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cho thấy tổng quát các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, xây dựng nhóm các giải pháp có tính khả thi cao để từ đó làm cơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng thực hiện quản lý nợ xấu một cách hiệu quả từ đó giảm bớt nợ xấu nhằm gia tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng này, nhất là trong bối cảnh ngày một nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, luận văn gồm 5 chương sau:
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Trong Chương 1, tác giả đã nêu ra được tính cấp thiết cũng như lý do chọn đề tài.Tác giả đã nêu rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,khe hở của những nghiên cứu trước, những đóng góp của đề tài cũng như bố cục dự kiến của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu tại Chương 1 và việc nghiên cứu này đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết cùng với lược khảo các nghiên cứu trước tại Chương 2, tác giả tiến hành thực hiện quy trình nghiên cứu theo Hình 3.1:
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Từ mục tiêu nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tại cácNHTM Việt Nam, xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, thông qua việc lược khảo các mô hình nghiên cứu đi trước liên quan đến nợ xấu tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
Bước 2: Thu thập số liệu khảo sát, cụ thể là số liệu từ các báo cáo tài chính của 26 ngân hàng được chọn,báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước và các số liệu vĩ mô từ Worldbank, IMF từ năm 2008 đến 2020, làm sạch dữ liệu, phân tích bằng phần mềm Stata 15.1
Bước 3: Lựa chọn mô hình phù hợp trong ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM, kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, hoặc tự tương quan, khắc phục khuyết tật nếu có.
Bước 4: Thảo luận các kết quả nghiên cứu về mức độ và chiều hướng tác động các yếu tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam
Bước 5: Kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc khảo lược các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến các yếu tố tác động đến nợ xấu của các tác giả Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015), Dimitrios, A., Ghosh, A (2015), Helen, L., & Mike, T (2016) Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh
(2020) … đều cho rằng nợ xấu bị tác động bởi cả yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế Từ đó, tác giả tổng hợp 6 yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và cũng là các yếu tố mà tác giả sẽ dự kiến đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình bao gồm khả năng sinh lời của ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là các yếu tố vi mô nội tại ngân hàng , và các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
Dựa trên phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng cùng với khảo lược và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn mô hình của tác giả Ghosh, A (2015) do bài nghiên cứu này sử dụng các biến nghiên cứu có nét tương đồng với hoàn cảnh kinh tế Việt
Nam phù hợp để điều chỉnh và có thể nghiên cứu được tại Việt Nam, mô hình nghiên cứu đề xuất có dạng:
NPLit = β1 + β2 * ROE + β3 * LLR it+ β4* CRE it + β5 * UNTit
+ β6 * GDP it + β7 * INF it + ɛit
Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu ngân hàng thứ i trong năm t (NPLit) Các biến độc lập bao gồm các biến vi mô: khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE it), dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng (LLRit), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CREit); các biến vĩ mô : tỷ lệ thất nghiệp (UNTit), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPit), tỷ lệ lạm phát (INFit) ɛit: Sai số ngẫu nhiên
Bảng 3.1 Các biến sử dụng trong mô hình
STT Tên biến Đo lường Dấu kì vọng Các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc
Tỷ lệ giữa tổng nợ xấu với tổng dư nợ tại năm hiện hành của từng ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu năm trước
Tỷ lệ giữa tổng nợ xấu với tổng dư nợ năm trước
Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương
(2015), Nguyễn của từng ngân hàng
Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú
(2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018)
Khả năng sinh lời của ngân hàng
Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu năm hiện hành của từng ngân hàng
Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự
(2018), Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan
(2018), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng
(2018), Nguyễn Kim Quốc Trung (2019) Dimitrios, A., Helen, L., & Mike, T (2016), Mohanty, A R., Das, B R.,
Dự phòng rủi ro tín dụng (LLRit)
Tỷ lệ giữa số dư có của tài khoản dự phòng rủi ro với tổng dư nợ năm hiện hành của từng ngân hàng
Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018), Nguyễn Kim Quốc Trung
(2019), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020)
Tỷ lệ số người thất nghiệp trong lực lượng lao động
Mike, T (2016) Quỳnh và cộng sự (2018)
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CREit)
Tỷ lệ giữa chênh lệch tổng dư nợ năm hiện hành và dư nợ năm trước với tổng dư nợ năm trước của từng ngân hàng
Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự
(2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020), Mohanty,
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GPDit)
Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội.
Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự
(2018), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng
(2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020), Mohanty,
7 Tỷ lệ lạm phát (INFit)
Tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng.
(2015), Trần Trọng Phong,Trần Văn Bằng, NguyễnSong Phương (2015), NguyễnThị Như Quỳnh và cộng sự
(2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời của ngân hàng (ROEit) có quan hệ nghịch biến
(-) với các khoản nợ xấu của ngân hàng Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ sinh lời của ngân hàng Đã có nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng khả năng sinh lời của ngân hàng tác động ngược chiều với nợ xấu như nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Nguyễn Kim Quốc Trung (2019) … Rõ ràng, lợi nhuận ngân hàng thu về chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, chỉ số ROE cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả cao, ngân hàng có thể thu hồi cả vốn và lãi một cách nhanh chóng và đầy đủ theo như cam kết, tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng giảm xuống.
Giả thuyết H2: Dự phòng rủi ro tín dụng (LLRit) có quan hệ đồng biến (+) với các khoản nợ xấu Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng vay của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020) chỉ ra rằng dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ tương quan cùng chiều với nợ xấu, nghĩa là khi ngân hàng trích lập dự phòng cao chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu cũng cao Kết quả này được giải thích ngân hàng trích lập dự phòng cao là do trình độ nghiệp vụ của ngân hàng chưa cao, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn yếu, công tác giám sát hoạt động tín dụng và quản lý nợ của ngân hàng chưa tốt dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan
(2018) chỉ ra sự tương quan nghịch chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu, nhóm tác giả giải thích rằng khi ngân hàng có khoản dự phòng cao chứng tỏ ngân hàng chú trọng vào công tác kiểm soát sau cho vay nhờ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CREit) có quan hệ đồng biến (+) với nợ xấu Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có thể gây ra tình trạng ngân hàng chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng tín dụng, từ đó việc thẩm định hồ sơ được thực hiện một cách sơ sài, qua loa, nhiều khoản tín dụng chứa đựng rủi ro tiềm ẩn được duyệt, gây ra các khoản nợ xấu Hầu hết các nghiên cứu trước đây theo tác giả thống kê đều cho ra kết quả quan hệ tương quan đồng biến giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với nợ xấu Cụ thể, có thể kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự
(2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020).
Giả thuyết H4: Tỷ lệ thất nghiệp (UNTit) có quan hệ đồng biến (+) với nợ xấu.
Theo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước mà tác giả thống kê được như nghiên cứu của Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự
(2018) đã khẳng định tỷ lệ thất nghiệp đồng biến với nợ xấu Điều này được giải thích khi tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc số lao động bị mất việc tăng lên, khi những đối tượng này không có thu nhập thì họ không có khả năng thanh toán các khoản vay trước đó, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng gia tăng.
Giả thuyết H5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPit) có quan hệ nghịch biến (-) với các khoản nợ xấu Hầu hết các nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú
(2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020), Mohanty, A R., Das, B R., & Kumar, S (2018) đều khẳng định tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với nợ xấu Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, nhờ đó lãi và các khoản vay được hoàn trả đúng theo cam kết, tỷ lệ nợ xấu giảm Ngược lại, khi nền kinh tế khủng hoảng sẽ dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu bởi các doanh nghiệp, tiểu thương, hộ gia đình làm ăn khó khăn thua lỗ, thậm chí là phá sản nên mất khả năng thanh toán.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ lạm phát (INFit) có quan hệ đồng biến (+) với các khoản nợ xấu của ngân hàng Thực tế cho thấy, khi lạm phát xảy ra, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao làm giảm sức mua trên thị trường, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh khi giá nguyên vật liệu và chi phí tăng cao, hàng hóa bị ứ đọng khiến doanh nghiệp không thu hồi được vốn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản vay Vì vậy khi lạm phát xảy ra, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng theo Bhattarai, S (2015), Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015),Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015), Nguyễn Thị NhưQuỳnh và cộng sự (2018).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, tác giả chọn lựa phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng với 3 ước lượng truyền thống là Pooled OLS, FEM (Fixed Effects Model), FEM (Random effects model) để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê Stata 15.1để xử lý dữ liệu, kiểm định Hausman (Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652) và lựa chọn mô hình phù hợp là FEM Sau đó, tác giả tiến hành kiểm tra các khuyết tật thì xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, vì vậy tác giả sử dụng ước lượng
FGLS để khắc phục khuyết tật.