1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1544 Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Vn Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý 2023.Docx

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
Tác giả Bùi Duy Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 114,18 KB

Cấu trúc

  • 1. Tóm tắt phần tiếng Việt (0)
  • 2. An English Abstract (5)
  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (12)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn (16)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn (17)
  • 7. Đóng góp của luận văn (18)
  • 8. Bố cục của luận văn (19)
  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ (19)
    • 1.1. Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (19)
      • 1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý (19)
      • 1.1.2. Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý (21)
      • 1.1.3. Ý nghĩa bảo hộ chỉ dẫn địa lý (25)
      • 1.1.4. Vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý (27)
    • 1.2. Khái quát chung về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý (28)
      • 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý (28)
      • 1.2.2. Cơ cấu nội dung pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (29)
    • 1.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia 22 1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế (31)
      • 1.3.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật một số quốc gia (35)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ (0)
    • 2.1. Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (40)
      • 2.1.2 Quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý (46)
      • 2.1.3 Các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý (51)
    • 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 47 (54)
      • 2.2.2 Thực tiễn về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý (58)
      • 2.2.3 Thực tiễn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý . 53 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (60)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG (0)
    • 3.1. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (70)
      • 3.2.1 Nhóm giải pháp chung (72)
      • 3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể (74)
    • 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 76 (82)
      • 3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý (82)
      • 3.3.2 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện của luật về về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý (84)
      • 3.3.3 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý (86)
  • PHỤ LỤC ........................................................................................................... VII (0)

Nội dung

i Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI DUY LINH PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA[.]

An English Abstract

2.1 Title: Vietnam's intellectual property law on protection of geographical indications

Reasons for choosing a research topic: Protection of geographical indications is facing many difficulties, limitations, and the violation of regulations on the protection of geographical indications has been increasing Therefore, the author decided to study the topic "Vietnam's intellectual property law on the protection of geographical indications" which has certain meanings.

Research objectives: The author analyzes the process of applying intellectual property laws to find difficulties and limitations, thereby proposing some solutions to improve the regulation on the protection of geographical indications.

Research methods: The author uses historical methods to systematize Vietnamese and international legal regulations to clarify concepts and rationales At the same time, the author uses systematic and comparative methods to study the history of Vietnamese law on the issue of the protection of geographical indications to find the advantages and limitations, thereby offering a complete solution to the law.In addition, the Analysis Method is used to analyze the current legal provisions and the scientific predictive analysis method is used to clarify the causes of the problems and the synthesis method is used to generalize the entire issue raised as the basis for the petition to use and finalize the law.

Research results: the research content of the dissertation has contributed to solving difficulties and problems and improving the effectiveness of application of Vietnamese intellectual property laws on the protection of geographical indications in practice.

Conclusion and implications: The author gives directions and proposes solutions to improve the law on Intellectual Property of Vietnam in the management of geographical indications, contributing to affirming the value of Vietnamese goods in the international market, contributing to the socio-economic development of the country.

2.3 Keywords: protection of geographical indications

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt

BHCDĐL Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

CDĐL Chỉ dẫn địa lý

SHCN Sở hữu công nghiệp

SHTT Sở hữu trí tuệ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

EVFTA European-Vietnam Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

INAO Institut National De L‟origine

Viện Quốc gia về Tên gọi xuất xứ

TRIPs Agreement on Trade-Related

Aspects of Intellectual Property Rights.

Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

WTO World Trade Organization Tổ chức WTO - Tổ chức thương mại

1 Tóm tắt phần tiếng Việt iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH v

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6

6 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 7

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 10

1.1 Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 10

1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý 10

1.1.2 Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý 12

1.1.3 Ý nghĩa bảo hộ chỉ dẫn địa lý 15

1.1.4 Vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý 18

1.2 Khái quát chung về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý 19

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý 19

1.2.2 Cơ cấu nội dung pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 20

1.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia 22 1.3.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế 22

1.3.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật một số quốc gia 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 32

2.1 Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 32

2.1.1 Điều kiện bảo hộ và đăng ký chỉ dẫn địa lý 32

2.1.2 Quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý 38

2.1.3 Các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý 44

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 47

2.2.1 Thực tiễn xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 47

2.2.2 Thực tiễn về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 51

2.2.3 Thực tiễn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 53 2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 64

3.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 64

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 68

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 76

3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 76

3.3.2 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện của luật về về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 78

3.3.3 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 80

KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO I

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ X

Bảng 2.1 Số lượng sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL tại Việt Nam.Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2022

Tính cấp thiết của đề tài

“Trước đây khi khoa học kỹ thuật trên thế giới còn chưa phát triển và nền kinh tế chủ yếu dựa vào các nông sản, khoáng sản hay các mặt hàng thủ công đơn giản như đồ gốm hay vải dệt… thì lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm so với sản phẩm khác chủ yếu là nhờ vào những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện địa lý như khí hậu và địa chất của các khu vực địa lý mang lại.”

“Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu dùng để chỉ các sản phẩm có danh tiếng, chất lượng đặc thù hoặc các đặc tính khác biệt được tạo nên do các điều kiện tự nhiên, con người của một địa phương, khu vực hay một quốc gia nhất định Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Theo đó, trên thế giới, hiện có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, với giá trị giao dịch thương mại hàng năm ước đạt 50 tỷ USD 1 ”

“Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng để xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm thế mạnh quốc gia như: các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy sản, thủ công truyền thống, đặc trưng gắn với vùng miền, địa phương, khu vực được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, có đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của quốc gia, với những sản phẩm nổi tiếng đã quen thuộc với người dân nhờ việc mang tên cùng với các địa danh như bưởi Đoan Hùng, chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột… Các địa danh được gắn liền với sản phẩm ngoài việc chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm còn giúp người tiêu dùng nắm bắt được đặc tính cũng như chất lượng của sản phẩm Đó là tài sản chung của cộng đồng, nhà sản xuất, chế biến các sản phẩm ở vùng địa lý tương ứng.”

“Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, việc bảo hộ các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là vô cùng quan trọng giúp cho việc nâng cao danh tiếng và giá trị của các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sự phát triển kinh tế- xã hội Chỉ

1 Quỳnh Nga (2021), Nông sản Việt: Đừng thờ ơ với chỉ dẫn địa lý – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Địa chỉ: https://vaas.vn/vi/nong- nghiep-trong-nuoc/nong-san-viet-dung-tho-o-voi-chi-dan-dia-ly, [truy cập ngày 31/03/2021] dẫn địa lý mang thông điệp về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vì vậy đã trở thành một tài sản có giá trị thương mại Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định TRIPs đã được ký kết, đánh dấu quá trình hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu Cùng với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở mức độ quốc gia và quốc tế, buộc Việt Nam cần chú trọng đến vấn đề pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, từ đó xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia, doanh nghiệp, người sản xuất và tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

“Với lý do đó,“tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý” là có những ý nghĩa nhất định và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới.”

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc“nghiên cứu pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý được xem như một chủ đề khá mới mẻ và hấp dẫn cả về lý luận và thực tiễn đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau Các công trình nghiên cứu đó đã đưa đến một cái nhìn tương đối toàn diện về hệ thống pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý Việt Nam.”Có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu”tiêu biểu sau: Đối“với sách chuyên khảo có sách của tác giả Vũ Tuấn Hưng tên là “Xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2015 - tác phẩm tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, so sánh nghiên cứu các mô hình tiêu biểu của các nước trên thế giới, đề xuất khung lý thuyết cho việc xem xét thực trạng và hoàn thiện xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Đặc biệt cuốn sách phân tích và đưa ra các phương án mô hình quản lý thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn với góc độ tiếp cận mới, đóng góp chính sách quan trọng cho tầm vĩ mô quốc gia Ngoài ra, sách của TS.Lê Thị Thu Hà về “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản năm” 2011 - công trình đã hệ thống hóa, phân tích hoàn thiện cơ sở lý luận về bảo hộ quyền đối với chỉ dẫn địa lý dưới góc độ thương mại Tác phẩm cũng đề xuất bốn nhóm giải pháp để thực hiện cụ thể như sau: nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý; nhóm giải pháp đối với các Bộ, ngành và địa phương; Nhóm giải pháp đối với tổ chức tập thể; Nhóm giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối“với luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý có luận luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương bảo vệ tại khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2015 về “Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý – Kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn tại Việt Nam” - luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế và nêu lên được những tồn tại, thiếu sót của hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động nêu trên cơ sở phân tích các vấn đề thực tiễn, kết hợp so sánh với các quy định pháp luật của một số nước khác, từ đó đề xuất một vài phương án nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cường được bảo vệ tại trường Đại học Luật, Đại học Huế vào năm 2018 về

“Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị” - luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và đưa ra các nhóm giải pháp. Các nghiên cứu về lý luận góp phần vào hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý đối với nông sản Luận văn đã đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản qua thực tiễn áp dụng có những vướng mắc gì và đưa ra một giải pháp tổ chức thực hiện ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng để nâng cao thương hiệu nông sản của Việt Nam trên thị trường; luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Công Nhật Thuận được bảo vệ tại trường Đại học Luật, Đại học Huế vào 2018 về “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” - luận văn nghiên cứu một cách toàn diện về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý trong bối cảnh thực thi Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam EU dựa vào việc rà soát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý với các cam kết trong Hiệp định EVFTA để chỉ ra những điểm chưa thống nhất và rút ra những thuận lợi, khó khăn trong vấn đề thực thi hiệp định Bên cạnh việc phân tích, đánh giá thực trạng về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, luận văn chỉ ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế rủi ro khi thực hiện các cam kết của Hiệp định EVFTA về chỉ dẫn địa lý; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo được bảo vệ năm 2016 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội về “Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”- luận văn cơ bản tiếp cận từ lý thuyết hệ thống và lý thuyết về thể chế, luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm triển khai hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định chính sách nhằm cải thiện hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và luận văn thạc sĩ của tác giả Ninh Thị Thanh Thủy được bảo vệ vào năm 2009 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội về

“Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam” - luận văn đã đưa ra khái niệm quyền sở hữu công nghiệp, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp và khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, so sánh chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) khác Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về chỉ dẫn địa lý và các hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo hệ thống pháp luật riêng; theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa; và theo pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh; phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý; bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý; khảo sát thực trạng của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.

“Ngoài ra, còn có các bài viết dưới dạng tạp chí, tham luận, hội thảo như: bài viết của tác giả Nguyễn Vân Thịnh về“Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ kế hoạch và Đầu tư, số

06, năm 2016; bài viết của tác giả Phạm Thị Hiền và Chu Thị Thanh An, về “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu và cơ hội cho Việt Nam” được đăng trên tạp chí

Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, năm 2015; bài viết của tác giả TS.Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên) về“Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU về sở hữu trí tuệ” được

Nhà xuất bản Công thương xuất bản năm 2016 và bài viết của tác giả Bùi Thị Hằng Nga về “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững” được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17 (417) vào tháng 9/2020)… ”

“Nhìn chung, các công trình, bài viết, luận văn đã đưa ra được khái niệm pháp luật về chỉ dẫn địa lý, vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam nhưng chủ yếu là tiếp cận ở góc độ thương mại hoặc một chủ đề Hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ ở những khía cạnh khác.… Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị và hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện viết luận văn của mình Do vậy, đề tài “Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt

Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ” cũng là một trong những đề tài có tính mới cần được nghiên cứu một cách tổng thể để góp phần hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay ”

3 Mục tiêu của luận văn

“Trong luận văn tác giả phân tích lý luận chung và pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực trạng thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ”

> Tiếp cận và phân tích tổng quát về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến khía cạnh bảo hộ chỉ dẫn địa lý ”

> Phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành liên quan đến từng nội dung của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trên cơ sở nghiên cứu, so sánh với pháp luật các nước trên thế giới cũng như nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật trong nước.

> Xác định quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản để hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật liên quan về lĩnh vực này.

Câu hỏi nghiên cứu

> Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được một số câu hỏi sau:

> Thứ nhất, vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý và pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào? Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý có điểm gì khác biệt so với quy định của điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia?

> Thứ hai, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay tồn tại những bất cập, chưa hợp lý không? Thực tiễn áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra sao? Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân?

> Thứ ba, để giải quyết những tồn tại, khó khăn, thì những định hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý nào trong thời gian tới ở Việt Nam cần có những giải pháp phải như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

“Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận văn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam và vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đó có quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quan điểm về phát triển khoa học, công nghệ và sở hữu trí tuệ.”

“Trong từng chương, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:”

- “Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 1 Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học trước đó, tác giả thực hiện hệ thống hóa các lý luận dựa trên các quy định của pháp luật, giáo trình, sách chuyên khảo và bài viết được đăng trên một số báo và tạp chí chuyên ngành Từ đó, tác giả làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận và mở rộng hơn các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý.”

-“Phương pháp nghiên cứu và so sánh được tác giả sử dụng nhằm đặt vấn đề nghiên cứu trong quá trình phát triển lịch sử của pháp luật Việt Nam, quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm tìm ra một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện các quy định pháp luật Phương pháp này được sử dụng để thực hiện nghiên cứu các nội dung tại chương 1 và chương 2 của luận văn.”

- “Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong toàn bộ 03 chương của luận văn Tại chương 1 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái niệm, đặc trưng pháp lý của bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quy định của pháp luật hiện hành bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ở chương 2 và chương 3 tác giả cũng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, phân tích một số vụ việc cụ thể về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý, làm rõ hơn những vướng mắc từ thực trạng và thực tiễn; từ đó rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những hạn chế, khó khăn trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam để kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu được tác giả sử dụng ở chương 2 để phân tích và đánh giá về quá trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; từ đó đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

- “Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn để tổng hợp,khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.”

Đóng góp của luận văn

Bên cạnh việc làm rõ hơn vấn đề cơ sở lý luận của chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ, nội dung nghiên cứu của luận văn còn có những đóng góp như sau:

- Từ việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia như Thái Lan, Hoa Kỳ, Pháp và các điều ước quốc tế tác giả đã so sánh, phân tích, đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý qua các quy định của pháp luật hiện hành và rút ra kết luận từ nghiên cứu thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

- Trên cơ sở khoa học và thực tiễn tác giả đã đưa ra được những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện một số các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Đối với sinh viên, kết quả nghiên cứu của luận văn được xem là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường…

Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung được bố cục thành ba chương, cụ thể như sau: ”

LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý

* Khái niệm về chỉ dẫn địa lý:

“Ngày nay, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hàng hóa, sản phẩm ngày càng phổ biến như: hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng tràn lan trên thị trường Các đặc sản từ các vùng miền hay các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nhiều quốc gia quan tâm Chỉ dẫn địa lý là khái niệm đã được nghiên cứu và quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới và trong các điều ước quốc tế khác nhau.”

“Theo Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT năm 1994 (Hiệp định TRIPs) thì chỉ dẫn địa lý được định nghĩa là “những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”

“Tại Thái Lan, Luật chỉ dẫn địa lý quy định: “Chỉ dẫn địa lý là tên biểu tượng hoặc bất cứ một chỉ dẫn nào dùng để chỉ về một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia và có khả năng phân biệt hàng hóa xuất xứ đó có chất lượng danh tiếng hoặc các đặc tính khác chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên” 3

“Tại Malaysia, Luật chỉ dẫn địa lý (2000) quy định: “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn phân biệt bất cứ hàng hóa có nguồn gốc trong một quốc gia, lãnh thổ, một vùng, một địa phương trong quốc gia đó hoặc lãnh thổ đó, có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý của hàng hóa quyết”định” 4

“Từ các khái niệm về chỉ dẫn địa lý của các quốc gia nêu trên, chỉ dẫn địa lý có thể hiểu là những dấu hiệu bất kỳ (yếu tố về đất, nước, khí hậu, con người, địa danh….) để chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, khai thác từ lãnh thổ, địa phương hay một khu vực nhất định Trong đó, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có chất lượng, uy tín hoặc xuất xứ địa lý quyết định các tính chất về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mang chỉ dẫn địa”lý. Ở Việt Nam, khái niệm về CDĐL được quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT): “CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

“Như vậy, khái niệm về CDĐL theo quy định của Luật SHTT tại Việt Nam có nhiều đặc điểm tương thích với khái niệm mà hiện nay các điều ước quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới đang quy định Cụ thể, CDĐL có thể hiểu là những dấu hiệu bất kỳ để nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, chế biến, khai thác từ lãnh thổ, quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định Trong đó, chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm mang CDĐL chủ yếu là do nguồn gốc, xuất xứ địa lý quyết định.”

*Khái niệm về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

2 Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

3 Điều 26, Luật Chỉ dẫn địa lý năm 2003 Thái Lan

4 Điều 29 Luật Chỉ dẫn địa lý Malaisya năm 2000

“Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các nhà sản xuất càng muốn khẳng định được chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa do mình sản xuất ra phải có sự khác biệt so với các hàng hóa cùng loại để tạo sự thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đặt niềm tin hơn và lựa chọn hàng hóa nhờ chất lượng sản phẩm được đảm bảo và danh tiếng của hàng hóa được được gắn liền với một địa danh nổi tiếng hay nói cách khác là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Chính vì thế, các chủ thể khác có thể lợi dụng điều đó để tạo ra những sản phẩm kém chất lượng như hàng giả, hàng nhái dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với sản phẩm có tên gọi gắn liền với chỉ dẫn địa lý đó Việc sử dụng CDĐL trái với quy định của pháp luật sẽ dẫn đến những thiệt hại to lớn cho người sử dụng khi mua những sản phẩm không đúng xuất xứ, nguồn gốc như cam kết, làm mất lòng tin của người tiêu dùng Để bảo vệ uy tín của sản phẩm thì nhu cầu về BHCDĐL càng được chú trọng Hiện nay, CDĐL càng nổi tiếng trên thị trường thì nhu cầu về

BHCDĐL đó giúp chống lại với những hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL càng lớn Hiện nay, vấn đề BHCDĐL không còn đặt ra trong khuôn khổ của một khu vực, quốc gia hay một vùng lãnh thổ nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, được luật hóa trong các điều ước, thỏa ước quốc tế mà mọi quốc gia đều quan tâm.”

“Khi chỉ dẫn địa lý được pháp luật thừa nhận thì tất yếu cần thiết phải đặt ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ, ngăn chặn và chống lại những hành vi xâm phạm từ các chủ thể khác Do đó, pháp luật của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam ghi nhận và thực hiện bảo vệ chỉ dẫn địa lý chống lại các hành vi xâm phạm và Việt Nam cũng quy định các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi này bằng những chế tài tương ứng với mức độ vi phạm.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật quy định về việc xác lập, công nhận và thực hiện quyền đối với chỉ dẫn địa lý và đưa ra các chế tài để chống lại hành vi xâm phạm quyền từ các chủ thể khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm.

1.1.2 Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý

- Thứ nhất, CDĐL là sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ một khu vực địa lý nhất định (khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước) tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

“Đặc điểm này thể hiện khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý phải có ranh giới được xác định chính xác bằng từ ngữ và bản đồ, tên gọi, biểu tượng hình ảnh đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phương đó Khu vực địa lý này có thể là một đơn vị hành chính quốc gia, khu vực địa lý thuộc một hay nhiều đơn vị hành chính hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia Trong trường hợp khu vực địa lý không thuộc toàn bộ đơn vị hoặc các đơn vị hành chính, bản đồ khu vực địa lý đó sẽ được lập theo khu vực sản xuất thực tế sản phẩm chỉ dẫn địa lý tương ứng, được cơ quan quản lý khu vực đó xác nhận Khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải được dùng với mục đích duy nhất để chỉ rõ sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc được sản xuất từ khu vực địa phương đó chứ không phải được gắn trên hàng hóa hay bao bì của hàng hóa nhằm mục đích trang trí cho đẹp hay vi bất kỳ mục đích nào”khác.

“Chẳng hạn, CDĐL là sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, vùng lãnh thổ được bảo hộ tại Việt Nam như: CDĐL Rượu “Scotch whisky”, đây là sản phẩm có nguồn gốc từ đất nước Scốt-len (một quốc gia tại Châu Âu) Tại Việt Nam cũng đã có nhiều chỉ dẫn địa lý một đơn vị hành chính quốc gia, khu vực địa lý thuộc một hay nhiều đơn vị hành chính; CDĐL “Thanh long Bình Thuận”.“Khu vực địa lý tương ứng với CDĐL Thanh long Bình Thuận gồm: các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận;”CDĐL “Nước mắm Phú Quốc” áp dụng cho khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý “Nước mắm Phú Quốc” gồm: huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm giữa Vịnh Thái Lan, nơi địa đầu phía Nam của Tổ quốc; CDĐL “Sâm củ ngọc Linh” gắn liền với tên của một ngọn núi Ngọc Linh nằm giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, áp dụng cho khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý “Sâm củ Ngọc Linh” gồm: Kon Tum và Quảng”Nam 5

- Thứ hai, CDĐL áp dụng cho sản phẩm có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý của hàng hóa quyết định

“Đặc điểm này thể hiện, CDĐL là sản phẩm mang đặc tính riêng biệt, gắn với khu vực địa lý nhất định CDĐL gắn với một vùng lãnh thổ xác định, được hình thành nên bởi nhiều cấu phần, trong đó đặc biệt là các điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai, hệ thực

Khái quát chung về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của toàn xã hội Hoạt động bảo hộ CDĐL muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật.

“Các quan điểm hiện nay đều thống nhất về khái niệm pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Ở Việt Nam, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội.”

“Trong những năm qua, Việt Nam ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ CDĐL Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xây dựng và phát triển bền vững.”

“Dựa trên các phân tích trên có thể hiểu: Pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sở hữu trí tuệ.”

“Pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành.”

Các quy phạm pháp luật này luôn được coi là nền tảng cơ sở của hệ thống pháp luật bởi nó xác định quy chế pháp lý, quyền, nghĩa vụ chủ thể, các tiền đề, cũng như điều kiện cần thiết để thực hiện được mục đích của pháp luật trong các trường hợp cụ thể của thực tiễn cuộc sống.

1.2.2 Cơ cấu nội dung pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành thì các quy định về bảo hộ CDĐL được quy định tại nhiều chế định và ngành luật khác nhau như hệ thống luật SHTT, luật dân sự, luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh ba nội dung quan trọng trong cơ cấu pháp luật bảo hộ CDĐL gồm:

-“Đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý: gồm các nội dung cụ thể như quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ; điều kiện bảo hộ; các đối tượng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ đối với từng loại đối tượng; các yêu cầu về hình thức và nội dung đơn yêu cầu bảo hộ; thủ tục nộp đơn; trình tự, thủ tục xử lý đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền ”

-“Quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý: Khi sử dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL, tức là tiến hành sử dụng đối tượng CDĐL đã được cấp văn bằng bảo hộ Theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu CDĐL là Nhà nước, nhưng nhà nước không trực tiếp sử dụng mà trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL khai thác, quản lý thông qua các hoạt động như chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang CDĐL được bảo hộ; nhập khẩu hàng hóa có mang CDĐL được bảo hộ.”

-“Bảo vệ chỉ dẫn địa lý: Hệ thống pháp luật quy định trình tự, thủ tục và chế tài xử lý khi có hành vi xâm phạm CDĐL như truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền Cơ cấu về nội dung pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định thông qua các hệ thống pháp luật như: ”

-“Hệ thống pháp luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành quy định những vấn đề pháp lý chung nhất đối với tài sản, quyền tài sản trong đó có quyền sở hữu công nghiệp mà trực tiếp trong khuôn khổ luận văn tác giả nghiên cứu là quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL ”

-“Hệ thống pháp luật chuyên ngành là luật SHTT cùng với các văn bản hướng dẫn điều chỉnh trực tiếp vấn đề bảo hộ CDĐL như việc xác lập, khai thác và thực thi quyền SHCN, một số văn bản hiện hành như: Luật SHTT; các văn bản hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 103); Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 122); Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT (sau đây gọi tắt là Nghị định 105) ”

-“Hệ thống pháp luật liên quan như: Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cơ chế bảo vệ khỏi hành vi này ”

-“Ngoài ra, còn có hệ thống quy định của pháp luật về chế tài xử lý các hành vi xâm phạm CDĐL như: Chế tài hình sự được quy định trong pháp luật hình sự (hiện nay là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226; chế tài xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định); Thông tư 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99 (sau đây gọi tắt là Thông tư 11) quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài thông qua thủ tục tố tụng dân sự hoặc tố tụng cạnh tranh; v.v

- Nghiên cứu cơ cấu nội dung của pháp luật bảo hộ CDĐL, cho thấy trên cơ sở tuân thủ quy định của WTO và các Công ước, hiệp định trong khu vực về hoạt động SHTT, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề về bảo hộ CDĐL phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ CDĐL ở Việt Nam, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT ở nước ta hiện nay và trong tương”lai.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia 22 1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế

1.3.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam (hay còn được gọi là Hiệp định EVFTA) là một thỏa thuận được ký kết giữa Việt Nam với 27 nước thành viên liên minh Châu Âu Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU Hiệp định gồm: 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo Trong nội dung quy định của EVFTA thì có cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng loại trong số 08 đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế mạch tích hợp, bí mật kinh doanh và giống cây trồng) Chỉ dẫn địa lý là đối tượng sở hữu trí tuệ mà EU đặc biệt quan tâm do khối này có khá nhiều các sản phẩm được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý Bởi vậy, trong Hiệp định EVFTA, cam kết về chỉ dẫn địa lý cũng thể hiện rõ sự quan tâm này, với các cam kết khá đặc thù 8

- Về đối tượng bảo hộ, các cam kết về chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định EVFTA chỉ áp dụng đối với bốn nhóm sản phẩm: (i) Rượu vang; (ii) Đồ uống có cồn; (iii) Nông sản; (iv) Thực phẩm Trên thực tế, thì bốn nhóm này cũng bao quát gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của chỉ dẫn địa lý.”

- Về cơ chế bảo hộ, tuy không đề cập trực tiếp, nhưng Hiệp định EVFTA yêu cầu việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo cơ chế riêng, độc lập với nhãn hiệu thông qua cam kết về quy trình công nhận chỉ dẫn địa lý Trên thực tế, hiện cả Liên minh Châu Âu và Việt Nam đều bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo một cơ chế riêng, độc lập với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, trong khi Hoa Kỳ và một số nước lại bảo hộ chỉ dẫn địa lý như là một loại của nhãn hiệu, theo cơ chế bảo hộ chung của nhãn hiệu Vì vậy, cam kết về vấn đề này thực chất là để ràng buộc Việt Nam trong các cam kết, đàm phán sau này liên quan tới chỉ dẫn địa lý với các đối tác khác.”

- Nội dung của Hiệp định EVFTA về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được gói gọn trong Điều

+ Hiệp định EVFTA ghi nhận quyền được bảo hộ của các nhãn hiệu dù có tên gọi giống với chỉ dẫn địa lý nhưng đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước ngày đơn yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó được nộp cho cơ quan có thẩm quyền Trong Hiệp định EVFTA, cả Việt Nam và EU đều đưa ra những chỉ dẫn địa lý như một tài sản quý giá cần được bảo vệ, bởi đây chính là các thương hiệu có danh tiếng của mỗi bên đã được thế giới biết đến. Chính vì sự nổi tiếng này, các thương hiệu cần được bảo vệ một cách chặt chẽ hơn để đấu tranh với những hàng hóa mượn thương hiệu để bán tới tay khách hàng.”

+ Việt Nam và EU sẽ bảo hộ các CDĐL của nhau dựa trên danh sách liệt kê cụ thể, trong đó các CDĐL của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm EU cam kết

8 Kim Dung (2019), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua EVFTA – Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Địa chỉ:https://dangcongsan.vn/kinh-te/bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-thong-qua-evfta-533143.html, [truy cập ngày 31/03/2021] sẽ tạo khung pháp lý hoàn chỉnh để thúc đẩy các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng từ Việt Nam Xét về đối tượng bảo hộ, các cam kết về CDĐL trong EVFTA chỉ áp dụng đối với 04 nhóm sản phẩm gồm: rượu vang, đồ uống có cồn, nông sản và thực phẩm.

Có thể thấy 04 nhóm này cũng bao quát gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của CDĐL Xét về cơ chế bảo hộ, tuy không đề cập trực tiếp nhưng EVFTA yêu cầu việc bảo hộ CDĐL theo cơ chế riêng, độc lập với nhãn hiệu thông qua cam kết về quy trình công nhận CDĐL”

+ Đối với các trường hợp được bảo hộ đương nhiên, Chương 12 của Hiệp định EVFTA có 02 Phụ lục GI-I và GI-II, trong đó liệt kê 171 chỉ dẫn địa lý của Liên minh Châu Âu và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (gồm tên gọi, địa phương xuất xứ, nước xuất xứ) mà hai bên cam kết bảo hộ đương nhiên, không cần qua các thủ tục thẩm định, thông báo, khiếu nại… của quy trình thông thường Theo cam kết tại Hiệp định, danh mục các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đương nhiên này có thể được rà soát lại bởi nhóm công tác về sở hữu trí tuệ (trong đó có chỉ dẫn địa lý).”

Hiệp định EVFTA thậm chí còn có các quy tắc bảo hộ riêng đối với các chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm được liệt kê này (ví dụ chủ thể quyền phải được phép ngăn cản việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý này cho các sản phẩm không xuất phát từ nước xuất xứ được liệt kê, ngăn cản việc sử dụng các thiết kế hoặc trình bày theo bất kỳ cách nào khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm vốn không có xuất xứ tại đó…).” + Về cơ chế đăng ký và bảo hộ thông thường, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu phải thiết lập cơ chế đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho ít nhất là bốn nhóm đối tượng thuộc diện điều chỉnh (rượu, đồ uống có cồn, nông sản, thực phẩm) bảo đảm các yêu cầu:

+ Phải có một hệ thống đăng ký liệt kê rõ các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ trên lãnh thổ của mình;

+ Quy trình thẩm định hành chính để đưa hoặc duy trì một chỉ dẫn địa lý trên hệ thống đăng ký phải cho phép xác định được một sản phẩm có xuất xứ tại một khu vực địa lý nhất định và có chất lượng, uy tín, đặc điểm đặc thù chủ yếu nhờ vào việc sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý đó;

+ Phải có quy trình cho phép các tổ chức, cá nhân có lợi ích liên quan được lên tiếng phản đối và được lắng nghe;

+ Phải có quy trình cho phép điều chỉnh, hoặc đưa ra khỏi hệ thống đăng ký sau khi cân nhắc các ý kiến phản đối của các bên có lợi ích cũng như ý kiến phản biện của chủ thể quyền.

- “Về những cam kết thực thi, Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam và Liên minh châu Âu phải có cơ chế pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm, đồng thời cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại.”

+ Đối với các biện pháp thực thi dân sự, Hiệp định EVFTA có một số cam kết mới đáng chú ý so với pháp luật hiện hành của Việt Nam, cụ thể là:

(i)“Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm: Hiệp định EVFTA đòi hỏi phải cho chủ thể quyền có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp này vào bất kỳ thời điểm nào (chứ không chỉ là khi hoặc sau khi đã khởi kiện vụ việc dân sự tại Tòa án) và mở rộng các tình huống cho phép yêu cầu biện pháp tạm thời (thay vì chỉ hai tình huống như pháp luật Việt Nam quy định hiện nay);” (ii)“Nghĩa vụ cung cấp thông tin: Hiệp định EVFTA có quy định cụ thể về các trường hợp Tòa án được quyền yêu cầu các bên cung cấp thông tin về hành vi vi phạm trong vụ việc đang xem xét (trong khi pháp luật Việt Nam cho Tòa án quyền yêu cầu không hạn chế); Hiệp định EVFTA mở rộng phạm vi các đối tượng phải cung cấp thông tin cho Tòa án theo yêu cầu của Tòa (theo pháp luật Việt Nam thì hiện Tòa chỉ có quyền yêu cầu bên đương sự cung cấp thông tin);”

(iii)“Thẩm quyền của Tòa án: Hiệp định EVFTA quy định Tòa án có quyền ra lệnh cấm, thu giữ hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ đối với không chỉ các chủ thể vi phạm (như pháp luật Việt Nam hiện nay đang quy định), mà còn cả đối với các chủ thể làm dịch vụ lưu giữ, vận chuyển, quản lý hàng hóa vi phạm mà không phải là chủ thể vi phạm; Hiệp định EVFTA còn quy định Tòa án được quyền ra các lệnh cấm đối với các hành vi vi phạm tương tự sau đó (trong khi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thì Tòa án sẽ phải xét xử lại các hành vi này rồi mới được áp dụng lệnh cưỡng chế);”

THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

2.1.1 Điều kiện bảo hộ và đăng ký chỉ dẫn địa lý

* Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại điều 79 Luật SHTT quy định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, sản phẩm phải có nguồn gốc từ khu vực địa lý, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL.

Nguồn gốc địa lý đây là yếu tố quan trọng để CDĐL được bảo hộ Vì nếu một sản phẩm nào đó sản xuất tại một khu vực địa lý khác thì chất lượng và danh tiếng của sản phẩm không được đảm.

Nguồn gốc địa lý của một sản phẩm được hiểu là khu vực địa lý để sản xuất ra sản phẩm đó Một sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL nếu như sản phẩm đó được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước đó Điều đó có nghĩa là tất cả các công đoạn sản xuất sản phẩm đều phải được thực hiện tại nơi mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Ví dụ như gốm Bát Tràng… Gốm Bát Tràng không chỉ được tạo bởi từ nguyên liệu của địa phương, mà còn phụ thuộc vào quy trình, kỹ thuật của người dân nơi này để tạo nên chất lượng, đặc tính riêng biệt của sản phẩm gốm Bát Tràng, nếu trường hợp sử dụng nguyên liệu từ khu vực khác để làm gốm Bát Tràng thì chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo Vì vậy, các sản phẩm chỉ được coi là gốm Bát Tràng khi tất cả các quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm diễn ra ở Bát Tràng Bên cạnh đó, có nhiều sản phẩm mà nguyên liệu sử dụng để chế biến, sản xuất rất đặc biệt, nên không thể thay thế bằng nguyên liệu khai thác từ các vùng khác, ví dụ nước mắm Phú Quốc… nguyên liệu sản xuất nước mắm là cá cơm được người dân sử dụng các phương pháp truyền thống và quy trình chế biến được thực hiện từ người dân trên đảo Phú Quốc theo các công thức truyền thống thì cho dù việc đóng chai, dán nhãn thực hiện ở nơi khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vì quá trình chế biến được thực hiện bởi nguyên liệu và phương pháp đoạn tạo nên đặc tính riêng biệt của sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm vẫn được xem là có nguồn gốc từ nơi đó.

Tóm lại sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi toàn bộ hoặc một số công đoạn chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn.

Thứ hai,“cần đáp ứng thêm các điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mà chủ yếu do điều kiện khu vực địa lý, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL đó quyết định

“Theo quy định tại khoản 1 điều 81 Luật SHTT quy định về danh tiếng của sản phẩm như sau: “Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm” Như vậy, danh tiếng của sản phẩm thường bắt gặp ở các đặc sản hoặc ngành nghề truyền thống của địa phương với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Danh tiếng của sản phẩm được thể hiện khi người tiêu dùng biết đến sản phẩm một cách rộng rãi thông qua các cuộc điều tra, khảo sát thị trường Thông thường danh tiếng được xuất phát từ đặc tính khác biệt của sản phẩm, tức là khả năng tự phân biệt của bản thân sản phẩm với sản phẩm khác, điều này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 81 Luật SHTT: “Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng các phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp”.

Như vậy, để xác định được chất lượng, đặc tính của sản phẩm thì chủ thể phải có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực liên quan như: vật lý, hóa học, sinh học, …

Cần có mối liên kết giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm với các điều kiện địa lý của khu vực mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Quy định pháp luậtSHTT cũng thể hiện được mối tương hỗ trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cụ thể: tại khoản 1 điều 79 quy định điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý phải có yếu tố tự nhiên, mà gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác” Bên cạnh đó còn có yếu tố về con người được quy định tại khoản 3 điều 82

Luật SHTT: “Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương” Do đó, việc chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý và các đặc tính của sản phẩm là một yêu cầu rất quan trọng để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì theo quy định tại Điều 80 Luật SHTT có 4 loại đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa CDĐL, khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thứ nhất, tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam. Những chỉ dẫn đã được sử dụng để gọi tên cho sản phẩm, đã trở thành tên gọi chung, mọi người đều có thể sử dụng tên gọi, chỉ dẫn để gọi tên cho hàng hóa của mình nên việc đăng ký bảo hộ sẽ không mang lại lợi ích gì cho người được bảo hộ vì vậy sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.

- Thứ hai, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng Đối với những chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài điều kiện đầu tiên là chỉ dẫn đó phải đang được bảo hộ ở chính quốc gia của mình thì mới được bảo hộ ở Việt Nam Những chỉ dẫn không còn tồn tại ở chính quốc gia xuất xứ của chỉ dẫn thì không được bảo hộ Với quy định này đã phù hợp với Điều 24, khoản 9 của Hiệp định TRIPS “Thỏa ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó”.

- Thứ ba, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm Trong trường hợp tìm thấy nhãn hiệu đang được bảo hộ trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo, trong đó có nêu rõ quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu(khoản 45.3 Thông tư 01). thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó Những chỉ dẫn gây ra sự nhận thức sai lệch, nhầm lẫn của người dân về xuất xứ thật của hàng hóa đó là những sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn không đúng với xuất xứ thực ví dụ như nước mắm được làm ở Phan Thiết nhưng lại đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phú Quốc sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, nếu một địa danh đăng ký cho sản phẩm được sản xuất tại đó thuộc ít nhất một trong số bốn trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý Các sản phẩm sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sẽ tiến hành thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật.

* Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Theo Điều 88 Luật SHTT quy định: “Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó“. Điều đó có nghĩa là:“người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó; bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam Đây chính là lý do hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao Theo đó, nhà nước chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức; cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

* Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Cách thức để nộp hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và quy trình thực hiện:

Luật SHTT quy định về cách thức nộp đơn tại Điều 89 Để được xác lập quyền sở Đối với“tổ chức và cá nhân nước ngoài ngoài đang thường trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp tại Việt Nam Trường hợp các chủ thể này không thường trú hoặc không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn thông qua người đại diện hợp pháp tại Việt Nam và hình thức của mẫu đơn đăng ký được thể hiện dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến cho cơ quan nhà nước.

Thực tiễn thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 47

2.2.1 Thực tiễn xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

Theo“kết quả thống kê giai đoạn từ năm 2019 đến hết năm 2021, của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy:” trong đó cấp 10 giấy chứng nhận đăng ký và sửa đổi một giấy chứng nhận Các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm: Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu, mãng cầu ta Cát Lở Bà Rịa - Vũng Tàu, muối ăn Bà Rịa - Vũng Tàu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhung hươu Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh, thịt bò

Hà Giang của tỉnh Hà Giang, dứa Đồng Giao của tỉnh Ninh Bình, hành tím Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, gừng Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An, xoài Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp và cà phê Đắk Hà của tỉnh Kon Tum Trong số các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong năm vừa qua, các sản phẩm tươi sống vẫn chiếm tỷ lệ lớn (7/10 sản phẩm tương đương 70%); các sản phẩm chế biến chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (3/10 sản phẩm tương đương 30%) Các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trong năm 2019 đều do các tổ chức thuộc hệ thống chính quyền địa phương nộp đơn đăng ký và thực hiện vai trò quản lý chỉ dẫn địa lý Sự tham gia của các nhà sản xuất, doanh nghiệp, hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm vào quá trình xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý còn hạn chế 18 ”

- Năm“2020, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận 22 đơn và cấp 21 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Tương tự các năm trước đây, cơ cấu sản phẩm các chỉ dẫn địa lý được cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong năm vừa qua không có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp, không có sản phẩm chế biến Các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trong năm đều là các sản phẩm tươi sống, trong đó có 06 sản phẩm là hoa quả tươi (sầu riêng Cái Mơn, na dai Lục Nam, thanh long Châu Thành Long An, cam Hàm Yên, bưởi Khả Lĩnh, khóm Cầu Đúc), 03 sản phẩm thủy hải sản (tôm hùm Phú Yên, ba ba Văn Chấn, yến sào Khánh Hòa), còn lại các nông sản khác bao gồm gia vị, động vật tươi sống và gạo (tỏi An Thịnh, tỏi Lý Sơn, thảo quả

Vị Xuyên, quế Trà Bồng, vịt Cổ Lũng và gạo Ba Chăm Mang Yang) Các tổ chức nộp đơn đăng ký và quản lý các chỉ dẫn địa lý được nộp trong năm 2020 vẫn là các cơ quan hành chính nhà nước Điều này cho thấy sự tham gia của các hội nghề nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm chỉ dẫn địa lý vào quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký

18 Trung: tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế (2022), Tình hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2021–Cục sở hữu trí tuệ, Địa chỉ: https://ipvietnam.gov.vn/vi_VN/web/guest/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/tinh-hinh-bao-ho-chi-dan-ia-ly-cua- viet- nam-nam-2021, [truy cập ngày 31/07/2022]

- Năm“2021, thì Cục SHTT tiếp nhận 10 đơn đăng ký, 02 đơn yêu cầu sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và cấp 12 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, trong đó có 01 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài Tình hình đăng ký CDĐL giảm so với năm 2019 và năm 2020 Nguyên nhân là do thời điểm này, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng cao điểm của đại dịch Covid - 19 Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trong năm 2021 đa dạng hơn về chủng loại; trong đó sản phẩm thủy hải sản chiếm ưu thế với tỷ lệ 41,7% (bao gồm cua biển Bến Tre, tôm càng xanh Bến Tre, cá bỗng Hà Giang, tôm sú Cà Mau và ốc hương Khánh Hòa); các sản phẩm chế biến chiếm tỷ lệ 33,3% (bao gồm chè shan tuyết

Na Hang, miến dong Bắc Kạn, tiêu Đắk Nông và chè shan Phình Hồ); 16,7% còn lại là hoa quả và dược liệu (bao gồm bưởi Soi Hà và sâm nam Núi Dành) Đặc biệt, năm 2021, Việt Nam bảo hộ thêm 01 chỉ dẫn địa lý cho Nhật Bản với sản phẩm quả hồng sấy khô Ichida, đây là một trong những kết quả thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản về cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý của hai nước Năm 2021 cũng là năm biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, trở thành công cụ kiểm soát, dấu hiệu nhận diện cho người tiêu dùng, công cụ quảng bá sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý 20 ”

Như vậy, tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã bảo hộ 110 CDĐL được bảo hộ, trong“đó 6 CDĐL của nước ngoài và 104 CDĐL của Việt Nam Số lượng CDĐL được bảo hộ tăng nhanh, năm 2007 chỉ có 10 CDĐL, đến hết năm 2021 số lượng CDĐL đã lên đến 110 (gấp 11 lần) Tính đến nay đã có 49 tỉnh/thành phố đã có CDĐL được bảo hộ, trong đó có 26 tỉnh/thành phố đã có từ 2 CDĐL trở lên như: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Tiền Giang, Bình Thuận và Bạc Liêu Đặc biệt có nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang có từ 5 đến 7 CDĐL… Việc ngày càng nhiều sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL góp phần khẳng định thương hiệu, chất

19 Trung: tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế (2022), Tình hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2021 – Cục sở hữu trí tuệ, Địa chỉ: https://ipvietnam.gov.vn/vi_VN/web/guest/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/tinh-hinh-bao-ho-chi-dan-ia-ly-cua- viet- nam-nam-2021, [truy cập ngày 31/07/2022]

20 Trung: tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế (2022), Tình hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2021 – Cục sở hữu trí tuệ, Địa chỉ: https://ipvietnam.gov.vn/vi_VN/web/guest/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/tinh-hinh-bao-ho-chi-dan-ia-ly-cua- viet- nam-nam-2021, [truy cập ngày 31/07/2022]

Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (chính thức được Quốc hội của hai bên phê chuẩn, có hiệu lực vào ngày 01/08/2020) cũng đã mở ra “cơ hội vàng” cho 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam khi được chính thức bảo hộ và hưởng các ưu đãi thuế quan trong xuất khẩu tại Liên minh Châu Âu Đồng thời, theo Hiệp định này, Việt Nam đã bảo hộ thêm 169 chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu.”

Việc đăng“ký bảo hộ CDĐL đã tạo ra nhiều tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nâng cao giá trị của các sản phẩm Sản phẩm chè Tân Cương, Phúc Linh của tỉnh Thái Nguyên là một minh chứng điển hình Tại Hợp tác xã (HTX) nơi đây, sau khi sản phẩm chè được gắn logo và mang nhãn hiệu chè Tân Cương đã khẳng định được chất lượng, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm Việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT- CDĐL đã khiến bà con nơi đây mở rộng sản xuất, sản phẩm làm ra nâng cao sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu Hay thanh long Bình Thuận sau khi được bảo hộ CDĐL, những người sản xuất thanh long nơi đây đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất trái thanh long, cải thiện được chất lượng quả thanh long, góp phần cải thiện ngành nông nghiệp Bình Thuận Còn tại Quảng Ninh, sau khi được đăng ký CDĐL, chả mực Hạ Long cũng đã tăng giá 15% so với trước đây. Tương tự Cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình sau khi có CDĐL giá bán cũng tăng 30%… Bên cạnh đó còn nhiều sản phẩm khác sau khi được bảo hộ CDĐL, giá trị sản phẩm có sự thay đổi rõ rệt như: Mật ong bạc Hà của cao nguyên núi đá Đồng Văn giá bán tăng từ 250.000đ/lít lên tới 450.000đồng/lít; bưởi Phúc Trạch tăng 30-35%, Cam Vinh đã tăng lên hơn 50% ”

“Do vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của các loại đặc sản có giá trị cao, đa số là các đặc sản nông nghiệp nhưng thường bị mất mùa kéo theo giá trị của các sản phẩm bị mất giá Ngoài ra, một số đặc sản, dịch vụ, hàng hóa chưa đăng ký bảo hộ về thương hiệu hay CDĐL thì lại tham gia vào các thị trường tiêu thụ lớn, điều đáng tiếc hơn là các sản phẩm hàng hóa này lại đạt các tiêu chuẩn về chất lượng cao, việc này dẫn đến người sản xuất, kinh doanh chịu thiệt thòi rất lớn Bởi vậy, để nâng cao giá trị sản xuất và mở rộng thị trường tiêu

21 “ Nhóm PV Thời sự (2021), Đưa nông sản Việt Nam nhập làn “Cao tốc” EVFTA – Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Địa chỉ:https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-1-chi-dan-dia-ly-cu-huych-dua-nong-san-viet-ra-bien-lon-581457.html, [truy cập ngày31/03/2021] xuất xứ hay các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là thật sự cần thiết.

Việc“bảo hộ CDĐL sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về những sản phẩm đặc biệt được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, từ đó họ sẽ mua nhiều và kích thích được sản xuất Đó là bước đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm và giúp các đặc sản có thể đứng vững tại thị trường trong nước và vươn ra các thị trường ngoài nước ”

- Tình hình đăng ký bảo hộ CDĐL dưới dạng nhãn hiệu thông thường.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG

Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Từ phân tích thực trạng tại Chương 2 cho thấy, BHCDĐL là một trong những vấn đề có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền Đồng thời, đây cũng là vấn đề có vai trò quan trọng trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mang tên địa danh, góp phần phát triển kinh tế

- xã hội của cộng đồng Tuy nhiên, trên thực tế việc BHCDĐL chưa thực sự được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm Điều này chính là một sự cản trở không nhỏ đối với việc xúc tiến thương mại cho các đặc sản gắn với CDĐL trên thị trường trong và ngoài nước Vì vậy, để phát huy các thế mạnh của các sản vật địa phương thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHCDĐL là vô cùng quan trọng.

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về vấn đề BHCDĐL, để đạt được những mục tiêu được đặt ra trong đề tài, cần đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật sau đây:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề BHCDĐL cần đảm bảo tính thống nhất, toàn diện và đồng bộ Nhà nước cần rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành quy định về chỉ dẫn địa lý, xem xét những điểm chưa hợp lý, từ đó loại bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn Các quy định phải có sự liên kết, không chồng chéo lên nhau, quy định cụ thể từng phạm vi và đối tượng điều chỉnh liên quan đến vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp và là đối tượng chung của quyền sở hữu trí tuệ Vì vậy, để hoàn thiện các quy định về vấn đề bảo hộ CDĐL thì phải hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, các quy định pháp luật cần phù hợp với thực tiễn và quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA đánh dấu một bước phát triển mới về kinh tế và chính trị của nước ta, thúc đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định Ngày 01/8/2020, Hiệp định chính thức có hiệu lực Đây là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất của Việt Nam 23 Hiệp định EVFTA có đề cập đến một nội dung khá quan trọng là cam kết về bảo hộ quyền SHTT được nhắc đến tại Chương 12 có một số quy định cụ thể về vấn đề BHCDĐL tại các quốc gia thành viên.

Việt Nam cần có trách nhiệm nội luật hoá các quy định về BHCDĐL trong Hiệp định EVFTA để thực hiện nghĩa vụ về các cam kết quốc tế Ngoài ra, cần rà soát các quy định của pháp luật SHTT hiện hành với những cam kết của Hiệp định EVFTA về vấn đề BHCDĐL, và từ đó nhận thấy được một số khác biệt về phạm vi hàng hoá BHCDĐL; những vấn đề về khai thác, sử dụng, quản lý CDĐL ở nhiều địa phương và các biện pháp bảo vệ quyền đối với CDĐL.

Trên thực tế, trình độ pháp luật của Việt Nam so với các quốc gia trong cùng khu vực có thể nhìn nhận là không có sự chênh lệch, vì các nước ASEAN không phải quốc gia nào cũng đều hiểu biết và có đầy đủ các cơ sở pháp lý về chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trên thế giới, những quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, Việt Nam cần học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước EU về hệ thống này Chỉ có như vậy, vấn đề về rào cản kỹ thuật đối với các CDĐL nội địa của Việt Nam mới được loại bỏ triệt để và vươn tầm quốc tế.

Ba là, các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm cần có các quy định cụ thể về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Nhà nước nên đổi mới trong phương thức quản lý CDĐL, trong đó chú trọng tới việc trao quyền gắn liền với nghĩa vụ cho cộng đồng những người sản xuất sản phẩm, nhà nước theo dõi và quản lý để hài hòa lợi ích Cộng đồng dân cư, nhà sản xuất là chủ thể đăng ký, quản lý đối với CDĐL cho sản phẩm nông sản địa phương để các tổ chức này trực tiếp làm chủ và có chiến lược quản lý, khai thác, phát triển chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu sản phẩm và nâng cao năng lực của đơn vị quản lý, đặc biệt là các tổ chức đại diện cho cộng đồng dân cư, các tổ chức tập

23 Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU về Sở hữu trí tuệ, NXB Công Thương, Hà Nội hệ thống quản lý CDĐL và hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký CDĐL như hiện nay Bởi vì, trên thực tế Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu CDĐL nhưng để thúc đẩy bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm nên đã giao cho các tổ chức tập thể, các nhà sản xuất, kinh doanh được quyền khai thác và sử dụng CDĐL đó Mặc dù, Nhà nước không trực tiếp khai thác và sử dụng các CDĐL nhưng vẫn kiểm soát được các hoạt động đó Nhà nước cần có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức quản lý CDĐL và các chủ thể quyền liên quan tham gia giữ gìn tài sản quốc gia.

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Trên cơ sở nghiên cứu so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tác giả có thể rút ra một số giải pháp chung nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Việt Nam nên có những quy định cụ thể đối với cấp độ quản lý CDĐL và việc tiến hành quản lý toàn diện Để đạt được mục tiêu đặt ra, Việt Nam có thể tham khảo các pháp luật của Pháp và Australia từ việc đối chiếu các quy định của các quốc gia này với pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành về vấn đề quản lý CDĐL Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành cần phải ban hành một quy chế đối với mỗi CDĐL về bảo đảm chất lượng cũng như thiết lập một mô hình quản lý cụ thể đối với CDĐL đó. Chỉ dẫn địa lý nên được quản lý một cách bao quát và toàn diện, cần được đảm bảo thực hiện ở tất cả các công đoạn hoặc các khâu, từ kiểm soát nguyên liệu đầu vào đến các khâu sản xuất, chế biến, kiểm định chất lượng sản phẩm và kể cả việc quản lý ở khâu quảng bá, tiêu thụ và phân phối sản phẩm Tức là chúng ta cần phải đẩy mạnh việc giám sát và quản lý ngoại vi như cách thức quản lý của Pháp và Australia, chứ không chỉ quản lý một cách rập khuôn ở hoạt động tự quản lý và quản lý nội bộ Việc quy định cụ thể đối với cấp độ quản lý CDĐL và việc tiến hành quản lý toàn diện giúp cho các sản phẩm mangCDĐL bảo đảm được chất lượng và những đặc tính của sản phẩm; không chỉ vậy, mà các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, Việt Nam nên quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý CDĐL từ trung ương đến địa phương và hoàn thiện các nội dung về quản lý CDĐL Như đã phân tích từ cơ sở pháp lý nêu trên thì CDĐL tại Việt Nam được quản lý bởi UBND cấp tỉnh và cơ quan này được ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức khác đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc quản lý CDĐL. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ mới quy định trách nhiệm, quyền hạn cho UBND cấp tỉnh, còn những cơ quan tổ chức được UBND cấp tỉnh trao quyền lại chưa được quy định cụ thể Vì vậy, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc thống nhất sự quản lý CDĐL từ trung ương đến địa phương, và giữa các địa phương với nhau trong hoạt động này Việt Nam cần ban hành văn bản riêng về trách nhiệm và quyền hạn đối với tất cả các cơ quan quản lý CDĐL trực tiếp và cơ quan được trao quyền quản lý CDĐL Bên cạnh đó, cần phải ghi nhận cụ thể, rõ ràng nội dung của quản lý CDĐL để các cơ quan, tổ chức quản lý có thể phân biệt được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong công tác quản lý Đồng thời, pháp luật nên quy định bổ sung về trách nhiệm và tính độc lập của các tổ chức quản lý tại nơi có CDĐL nhằm phát huy tối đa năng lực của các tổ chức đó trong quản lý CDĐL tại địa phương mình.

Thứ ba, các cơ quan, tổ chức quản lý CDĐL tại Việt Nam cần có sự phối hợp một cách toàn diện và đồng bộ, đặc biệt là tăng cường sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp địa phương nơi có CDĐL đó Tính đồng bộ của hoạt động quản lý CDĐL được thể hiện ở chỗ cần có sự phối hợp một cách linh hoạt và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với nhau Ví dụ như ở Pháp, bên cạnh Viện Quốc gia về xuất xứ và chất lượng (INAO) đóng vai trò cốt lõi để chỉ đạo, song song đó còn có sự tham gia hỗ trợ linh hoạt của rất nhiều các cơ quan, tổ chức khác với mục đích quản lý hiệu quả nhất và bảo hộ các CDĐL của mình Vì vậy, các cơ quan từ UBND các cấp, các sở ban ngành cho đến các hội, hiệp hội, những tổ chức nghề nghiệp, tổ chức tập thể tại địa phương nơi có CDĐL tại Việt Nam cần phải tăng cường công tác quản lý Đặc biệt, cần chú trọng về vấn đề trao quyền quản lý CDĐL cho các tổ chức không thuộc nhà nước như: hội, hiệp hội, tổ chức tập thể,…tại địa phương. trong hoạt động xây dựng và quản lý mà cơ quan nhà nước vẫn là cơ quan chủ yếu thực hiện Chính vì thế, mỗi cá nhân, tổ chức sản xuất không phát huy được hết tinh thần chủ động, tự giác và trách nhiệm của mình, điều này làm cho các CDĐL của địa phương rất khó duy trì và phát triển bền vững Như vậy, trước tiên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có các hoạt động hỗ trợ tổ chức nghề nghiệp, tổ chức tập thể nơi có CDĐL phát huy được năng lực trong quản lý CDĐL một cách đầy đủ nhất, góp phần nâng cao đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể

Thứ nhất, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới.

Một là, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ Châu Âu

(EU) Châu Âu đã đưa ra được các giải pháp và thiết lập được một hệ thống quản lý và kiểm soát chặt chẽ có thể chống lại các sản phẩm giả mạo, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các sản phẩm mang CDĐL và đảm bảo tính hiệu quả trên thực tế Quy trình quản lý được áp dụng cho tất cả các khâu từ việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất, chế biến cho đến việc gắn tem, nhãn, đóng sản phẩm trong bao bì và tiêu thụ, phân phối sản phẩm ra thị trường Hệ thống quản lý này đã thu hút được sự quan tâm của cả tổ chức tập thể, các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm Bên cạnh đó, hệ thống này là công cụ hữu ích cho các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cho việc quản lý, giám sát chất lượng của các sản phẩm nói chung và chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nói riêng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 76

3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

Thực trạng đăng ký BHCDĐL tại Việt Nam những năm qua cho thấy, việc BHCDĐL được đăng ký đang mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần không nhỏ trong việc củng cố giá trị sản phẩm và lòng tin đối với người tiêu dùng nội địa và quốc tế Sự phát triển của các sản phẩm mang CDĐL trong những năm gần đây đã cho thấy vị trí, vai trò và giá trị to lớn của các sản phẩm với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các tổ chức tập thể trong việc đảm bảo các điều kiện về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hội nhập với nền kinh tế quốc tế Có thể nhận thấy, ngoài những lợi thế về yếu tố sản xuất, chất lượng sản phẩm, tính văn hóa, truyền thống… thì việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý lại đạt được những thành tựu nhất định góp phần vào sự phát triển bền vững đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, giúp các sản phẩm Việt Nam tiến xa hơn ra thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quy định pháp luật của Việt Nam về CDĐL vẫn cần phải được hoàn thiện Do đó, chúng ta nên phải thường xuyên theo dõi và phân tích thực tiễn áp dụng để tìm ra được các quy định chưa tương thích từ đó đề nghị một số phương án và giải pháp để cải thiện một cách hiệu quả trong công tác đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau:

Thứ nhất, cần có quy định một cách chi tiết hơn đối với CDĐL được bảo hộ về điều kiện chung, được quy định tại điều 79 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý được đặt ra khi được sản phẩm mang CDĐL đó được chứng thực có nguồn gốc từ khu vực địa lý, tại địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với quy định cụ thể là một sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc toàn bộ hay chỉ một phần hoặc một số công đoạn trong một giai đoạn sản xuất sản phẩm từ vùng lãnh thổ, địa phương, khu vực thì được BHCDĐL đối với sản phẩm đó Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn, sản phẩm được coi là sản phẩm có nguồn gốc địa lý toàn bộ, một phần hoặc một số công đoạn trong một giai đoạn sản xuất sản phẩm sẽ khẳng định được danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm mang CDĐL được thực hiện tại khu vực đó Từ những cụ thể quy định này, các chủ thể có liên quan đến sản phẩm mang CDĐL và có quyền đăng ký BHCDĐL họ sẽ biết được sản phẩm của họ có đáp ứng được một cách đầy đủ các điều kiện để thực hiện đăng ký BHCDĐL đó hay không, điều này sẽ giúp cho cho các chủ thể đăng ký và người thực thi pháp luật thuận tiện hơn cho việc xác minh và thẩm định đơn.

Thứ hai, pháp luật cần điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật về hướng dẫn cụ thể làm thế nào để xác định khu vực địa lý Để xác định đó khu vực địa lý, cần phải đáp ứng đầy đủ hai điều kiện:

Một là, điều kiện địa lý đặc trưng của khu vực có đầy đủ các yếu tố về tự nhiên và con người để tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm sản xuất tại khu vực địa lý này với khu vực khác.

Hai là, khu vực trực tiếp sản xuất các sản phẩm mang CDĐL phải được sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, cần quy định cụ thể về điều kiện cho các sản phẩm mang CDĐL Để nâng cao hiệu quả cho việc bảo hộ các CDĐL của Việt Nam, theo quan điểm của tác giả nên đơn giản hóa về điều kiện để bảo hộ đối với sản phẩm mang CDĐL Đối với những sản phẩm mang tính chất đặc trưng, dễ nhận biết thì chỉ cần đáp ứng được một trong các tiêu chí về danh tiếng, chất lượng và đặc tính sản phẩm Chẳng hạn yếu tố về danh tiếng không còn quan trọng khi một sản phẩm đã có chất lượng rồi vì danh tiếng sẽ được biết đến khi sản phẩm đó đã được kiểm chứng và được đăng bạ cùng với việc quảng bá về sản phẩm và lúc này sản phẩm sẽ được nhiều người quan tâm Hoặc đối với một sản phẩm đã xây dựng được danh tiếng và được nhiều khách hàng biết đến từ việc xác định mức độ nhận biết của người tiêu dùng thông qua các cuộc điều tra, lúc khẳng định được danh tiếng của các sản phẩm, điều đó có nghĩa là sản phẩm đã có sự khác biệt giữa bản thân sản phẩm với các sản phẩm khác, lúc này tính đặc biệt và chất lượng của sản phẩm mang CDĐL cũng xem như là được khẳng định.

Thứ tư, để dễ phân biệt sản phẩm được BHCDĐL với sản phẩm chưa được bảo hộ, thì logo của các sản phẩm mang CDĐL cần được pháp luật quy định những điểm chung, những điểm bắt buộc phải có trên logo Từ đó, người tiêu dùng và cơ quan quản lý các hoạt động CDĐL cũng dễ dàng nhận biết được các sản phẩm nào là hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng,

3.3.2 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện của luật về về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, nội dung hoạt động của các tổ chức quản lý CDĐL cần được pháp luật

SHTT quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn, trong đó cần quan tâm đến hai vấn đề: vai trò của các tổ chức quản lý CDĐL là đem lại những lợi ích chung cho địa phương và bên ngoài cộng đồng; đặt tính chất công bằng, khách quan với mọi chủ thể lên hàng đầu trong công tác quản lý CDĐL để đáp ứng các điều kiện về sử dụng CDĐL.

Thứ hai, pháp luật SHTT cần quy định cụ thể về cơ quan kiểm soát tính đặc trưng đối với các sản phẩm mang CDĐL Hiện nay, hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật SHTT nói riêng chưa có quy định rõ về thẩm quyền của cơ quan kiểm soát việc này.

Thứ ba, cần xây dựng cơ chế tự quản lý trong hoạt quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, có thể học hỏi kinh nghiệm của Pháp Việc thực hiện cơ chế tự quản lý được triển khai bởi các hộ sản xuất, kinh doanh trong cùng một khu vực địa lý hay nói cách khác là trong mỗi địa phương Mặc dù để được cấp quyền sử dụng CDĐL thì các cá nhân, tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tuân theo hoạt động kiểm soát đã được trong hồ sơ đăng bạ, nhưng trên thực tế thì một số sản phẩm của những nhà sản xuất có chất lượng không giống nhau Để chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của các nhà sản xuất được đồng nhất thì việc xây dựng cơ chế tự quản lý tại cơ sở sản xuất,kinh doanh nhằm đảm bảo về danh tiếng cho sản phẩm và danh tiếng của các cơ sở sản khu vực với sản phẩm thực hiện theo cơ chế tự quản lý Thực tế cho thấy, việc bảo hộ CDĐL để đạt được hiệu quả cao thì người trực tiếp tham gia sản xuất các sản phẩm mang CDĐL có vai trò rất quan trọng Các quy trình tạo ra sản phẩm mang CDĐL cần được quy định và thực hiện một cách bài bản Ngoài ra, ở mỗi địa phương có CDĐL cần ban hành các quy định mang tính nguyên tắc chung và được thể hiện dưới hình thức văn bản để tạo sự thống nhất trong công tác quản lý, từ đó trong xây dựng cơ chế quản lý đối với các sản phẩm có gắn CDĐL Tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong cách thức quản lý CDĐL

Thứ tư, cần có sự phối hợp một cách hiệu quả giữa tự quản và quản lý Các đối tượng quản lý và sử dụng sản phẩm mang CDĐL cần nhận thức được giá trị của các sản phẩm, để thực hiện được điều này, pháp luật Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện một cách đầy đủ về CDĐL; song song đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và nâng cao được năng lực quản lý cho các nhà sản xuất kinh doanh của các tổ chức tập thể và cần duy trì những ưu điểm và tìm biện pháp để khắc phục các khó khăn xảy ra trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến CDĐL.

Thứ năm, pháp luật cần có quy định về xây dựng tổ chức kiểm soát độc lập Cơ quan nhà nước tại địa phương có thể quy định về việc thành lập một cơ quan chuyên trách về kiểm soát độc lập để giám sát thực hiện về việc đăng ký, quản lý, thực hiện pháp luật, chất lượng của sản phẩm, Một số tỉnh, thành phố của nước ta đang áp dụng mô hình này cho một số CDĐL như: CDĐL nước mắm Phú Quốc và CDĐL thanh long Bình Thuận Bình Thuận đã thực hiện tổ chức kiểm soát độc lập như sau: “Ban Kiểm soát CDĐL do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thành lập, có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng CDĐL, trực tiếp cấp phát tem CDĐL; thành viên của Ban Kiểm soát bao gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện của Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, đại diện của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thanh long Tần suất kiểm soát là không quá 1 lần/1 năm.“ 27

27 Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) “Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. lượng nhân viên quản lý hiệu quả trên các địa phương, đồng thời các vị trí nhân sự quản lý chuyên môn trong các cơ quan Nhà nước khác cần tinh giảm bớt số lượng Qua đó, có thể nâng cao được tính khả thi trong khai thác các lợi ích về kinh tế từ công tác quản lý của Hội.

Thứ bảy, nhà nước cần quán triệt và phổ biến đối với công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các cơ quan quản lý Nhà nước trong nhóm quản lý bên ngoài trên địa bàn giữa các hiệp hội với các cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hoạt động quảng bá, sản xuất, kinh doanh các đặc sản, các sản phẩm mang CDĐL.

3.3.3 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL tại Việt Nam ST - 1544 Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Vn Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý 2023.Docx
Bảng 2.1. Số lượng sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL tại Việt Nam ST (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w