ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC MEDIPHARCO
LÊ AN KHÁNH
Khóa học: 2018-2022
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDIPHARCO
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
Lê An Khánh Ths Trần Phan Khánh Trang Lớp: K52 Kiểm toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2022
Tên đề tài: Thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
Sinh viên: Lê an Khánh Khoa: Kế toán – Tài chính
Họ và tên GVHD: Ths Trân Phan Khánh Trang
Hiểu được tầm quan trọng của ngành dược đối với tình hình dịch bệnh Covid-
19 thì Công ty cổ phần Dược Medipharco đang khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất kinh doanh dược phẩm, có lợi nhuận cao thì một điều tất yếu mà các doanh nghiệp đó là phải nắm bắt và quản lý tốt quá trình luân chuyển hàng hóa của chính mình từ khâu mua đến khâu sản xuất gia công và bán hàng Muốn làm tốt những khâu đó thì kế toán công nợ là một phầm không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
Qua quá trình thực tập với kiến thức tích lũy trên ghế nhà trường, bản thân em nhận thức được tầm quan trọng của kế toán công nợ đối với Công ty Cổ phần dược Medipharco cũng như muốn thu thập thêm kiến thức thực tế về mảng kế toán công
nợ, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng kế toán công nợ và nâng cao năng lực
quản lý tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco” để làm nội dung
cho khóa luận tốt nghiệp của mình Phạm vi khóa luận được trình bày như sau:
+ Chương 1: Cở sở lý luận về công tác kế toán công nợ
+ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
+ Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ
và nâng cao năng lực quản lý tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
Măc dù, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của GVHD, anh chị Phòng
Kế toán của công ty nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp đại học, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo trong Khoa Kế toán – Tài chính Trường Đại Học Kinh Tế Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết liên quan đến chuyên ngành và một số kiến thức ngoài lề bổ ích Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô Trần Phan Khánh Trang là người đã tận tình hướ ng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận mà trường đã đề ra.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các phòng ban của Công ty Cổ phần Dược Medipharco đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị, đã tận tình hướng dẫn em, cho em những lời khuyên bổ ích và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt đề tài thực tập này
Đồng thời, em cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập và tìm hiểu công việc này, cho em cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Qua công việc thực tập nghề nghiệp lần này, em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc
kế toán để giúp ích cho hành trình sau này của bản thân
Tuy nhiên dù khóa thực tập nghề nghiệp này chỉ d iễn ra 3 tháng là khoản thời gian không quá dài nhưng lại rất hữu ích và cần thiết đối với bản thân mỗi sinh viên , kiến thức chuyên môn cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót nhất định Vì vậy, em kính mong quý Thầy, Cô Giáo và Ban Lãnh Đạo Công
ty góp ý nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu sót để giúp em hoàn thiện và phục vụ cho học tập và công tác sau này
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC B ẢNG v
DANH MỤC BIỂU vi
DANH SÁCH SƠ ĐỒ vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý 2
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
5 Kết cấu của khóa luận 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP 5 1.1 Một số vấn đề về công nợ tại doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm về công nợ 5
1.1.2 Phân loại công nợ 5
1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ 7
1.2 Nội dung kế toán công nợ trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Kế toán nợ phải thu 8
1.2.2 Kế toán nợ phải trả 14
1.3 Nội dung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 18
1.3.1 Vài trò của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 18
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC MEDIPHARCO 24
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần dược Medipharco 24
2.1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần dược Medipharco 24
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dược Medipharco 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức hiện tại 27
2.1.4 Tổ chức quản lí tại đơn vị 27
2.1.6 Tình hình nguồn lao động của công ty năm 2019-2021 30
2.1.7 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty năm 2019-2021 32
2.1.8 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty năm 2019-2021 36
2.1.9 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần dược Medipharco 39
2.2 Thực trạng kế toán công nợ 42
2.2.1 Kế toán nợ phải thu 43
2.2.2 Kế toán nợ phải trả 62
2.3 Phân tích tình hình công nợ của Công ty cổ phần dược Medipharco 82
2.3.1 Thực trạng tình hình công nợ của Công ty cổ phần dược Medipharco 82
2.3.2 Phân tích tình hình công nợ công ty cổ phần dược Medipharco Huế 84
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDIPHARCO 88
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán công nợ tại công ty cổ phần Dược Medipharco 88
3.1.1 Ưu điểm 88
3.1.2 Nhược điểm 89
3.2 Một số gải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty cổ phần Dược Medipharco 89
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Kiến nghị 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty cổ phần Dƣợc Medipharco 31 Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Dƣợc Medipharco 33 Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc
Medipharco 37 Bảng 2.4 Tình hình công nợ của Công ty cổ phần Dƣợc Medipharco 82 Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của công ty 85
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Tình hình tài sản của công ty cổ phần dƣợc Medipharco 34
Biểu 2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần dƣợc Medipharco 35
Biểu 2.3 Phiếu xuất kho 00003668 45
Biểu 2.4 hóa đơn giá trị gia tăng 00003668 47
Biểu 2.5 Giấy báo nợ/có 49
Biểu 2.7 Sổ cái tài khoản 131 tháng 1 năm 2022 52
Biểu 2.8 Phiếu thu số TMT 061 53
Biểu 2.9 Sổ cái tài khoản 133 tháng 12 năm 2021 55
Biểu 2.10 phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 58
Biểu 2.11 Sổ cái tài khoản 1361 tháng 1 năm 2022 59
Biểu 2.12 Sổ tổng hợp tài khoản 1361 năm 2022 61
Biểu 2.13 Hợp đồng nguyên tác 64
Biểu 2.14 Đơn đặt hàng Số 02/2022/KH 68
Biểu 2.15 Phiếu nhập kho số 00000090 70
Biểu 2.16 Hóa đơn giá trị gia tăng số 0003559 71
Biểu 2.17 ủy nhiệm chi 73
Biểu 2.19 Phiếu chi số PC220167 75
Biểu 2.20 Tờ khai thuế GTGT 77
Biểu 2.21 Sổ cái tài khoản 3331 81
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng 10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán Thuế GTGT được khấu trừ 12
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu nội bộ 14
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán 16
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước 18
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty 28
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần dược Medipharco 39
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ Kế toán trên máy vi tính theo hình thức Chứng từ ghi sổ 41
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ cơ bản 43
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trước đại dịch Covid-19, hiểu được tầm quan trọng của ngành dược đối với tình hình dịch bệnh thì Công ty cổ phần Dược Medipharco đã hoạt động một cách hiệu quả trong những năm này nhằm cung cấp các sản phẩm do mình làm ra và khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất kinh doanh dược phẩm, muốn có lợi nhuận cao thì một điều tất yếu mà các doanh nghiệp đó phải nắm bắt và quản lý tốt quá trình luân chuyển hàng hóa của chính mình từ khâu mua đến khâu sản xuất gia công và bán hàng Muốn làm tốt những khâu đó thì kế toán công nợ là một phầm không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
Công tác kế toán công nợ cũng đặt ra rất nhiều vấn đề thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp, đó là việc làm thế nào để có thể thu hồi công nợ một cách đầy
đủ, đúng hạn, kịp thời, hạn chế nợ xấu, nợ khó đòi,… Vì thế việc tổ chức công tác
kế toán một cách chặt chẽ, hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, ứ đọng vốn kéo dài Bên cạnh đó công tác kế toán công nợ cũng cần phải nắm vững nội dung, cách quản lí ngân sách tránh tình trạng hao hụt ngân sách, điều chỉnh tình hình tài chính chủ động trong các cuộc giao dịch, duy trì mối quan hệ với các đối tác,…
Từ những nhận thức trên cùng với những kiến thức đã học trên giảng đường, trong quá trình thực tập 3 tháng tại công ty cổ phần dược Medipharco, em đã nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài “Thực trạng kế
toán công nợ và nâng cao năng lực quản lý tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco”
2 Mục đích nghiên cứu
- Mục đính chính là nhằm đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao năng lực quản lý công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiện cứu của đề tài chính là kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
-Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình nghiệp vụ kế toán công
nợ và phân tích thình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco Tập trung chủ yếu vào 2 phần chính mà công ty chú trọng nhất trong quá trình hoạt dộng của mình là khoản phải thu và khoản phải trả
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phương pháp phân tích lý thuyết là nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về 1 chủ đề từ đó lựa chọn thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu, phương pháp tổng hợp lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13thuyết là phương pháp liên kết sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ về chủ đề nghiên cứu
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: phân loại giúp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng kiến thức, vấn đề có chung dấu hiệu bản chất, cùng hướng phát triển, hệ thống giúp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên 1 cơ sở mô hình lý thuyết
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động hằng ngày của kế toán công nợ cũng như quan sát tất cả các anh/chị đảm nhận các phần hành kế toán khác trong Công ty Cổ phần dược Medipharco Huế để có thể biết được cách thức, trình tự luân chuyển chứng từ, định khoản, giải quyết các nghiệp vụ, tình huống phát sinh trong doanh nghiệp
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp đặt những câu hỏi mà bản thân thắc mắc hay gặp khó khăn trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, nhằm thu thập những thông tin cần thiết, cũng như phát hiện ra những điều mới mẻ, có ích cho bài làm cũng như thực tế
- Phương pháp phân tích: Dựa trên các số liệu đã được thu thập cũng như xử
lý và so sánh được, sau đó sẽ tiến hành phân tích, chia nhỏ ra để làm rõ vấn đề, đơn giản hóa mà số liệu cung cấp, từ đó có thể nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các tài liệu thu thập, tìm kiếm được tiến hành hệ thống lại để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan
5 Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Chương 1: Cở sở lý luận về công tác kế toán công nợ
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao năng lực quản lý tình hình công nợ tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề về công nợ tại doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về công nợ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua và người bán, giữa các đơn vị với nhau và trong nội bộ công ty Trên cơ sở các mối quan hệ này, phát sinh các khoản nợ phải thu hoặc phải trả, đây được gọi là công nợ Công nợ bao gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả và quan hệ thanh toán (Nguyễn Tấn Bình, 2011)
Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là điều bình thường, nhưng qua phân tích công nợ sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được khoản nào là hợp lý, khoản nào chưa hợp lý để có giải pháp thích hợp nhằm quản lý tốt công nợ; đồng thời, hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển Kế toán công nợ dù ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và then chốt Do vậy tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý bộ máy cùng trình độ của công tác kế toán công nợ
để việc sắp xếp và bố trí nhân viên kế toán công nợ được hợp lý nhất Việc quản lý công nợ được tốt không chỉ là yêu cầu mà còn thật sự cần thiết quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại công nợ
Trang 16phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận
tài sản của doanh ghiệp bị chiếm dụng tạm thời.”- (Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”,
2010)
Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, thuế GTGT được khấu trừ, …Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là 7 khoản phải thu khách hàng Trong các khoản nợ phải thu của Doanh Nghiệp, khoản phải thu của khách hàng thường được phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất
và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất
(Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Hưng, “Kế toán tài chính phần 1 -2, Nhà
xuất bản Giao Thông vận tải”, 2008)
Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp chưa thu (Bộ tài chính, 2008) Đây là khoản nợ
phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
(Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008)
1.1.2.2 Nợ phải trả
Theo chuẩn mực Kế toán chung (2002) VAS 01 đoạn 18: Nợ phải trả là nghĩa
vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình
- Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả: Nợ phải trả được ghi nhận khi thỏa mãn cả hai điều kiện được quy định ở chuẩn mực chung như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17+ Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán
+ Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
- Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác, …Nợ phải trả được phân thành hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Kế toán thuế phải nộp cho Nhà Nước là các khoản thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo đó thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước là thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí, các khoản nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách của nhà nước trong kỳ kế toán năm
(Theo giáo trình nguyên lý kế toán)
1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.3.1 Vai trò của kế toán công nợ
Kế toán công nợ có thể được xem là một phần hành quan trọng trong công tác
kế toán của doanh nghiệp Kế toán công nợ liên quan đến các khoản nợ phải thu và
nợ phải trả của doanh nghiệp, việc quản lý kế toán công nợ ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp
Bên cạnh đó, tổ chức hiệu quả kế toán công nợ còn góp phần rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ chính là việc theo dõi, phân tích, đánh giá cũng như tham mưu cho các cấp quản lý để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18+Tính toán, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng về số nợ phải thu, nợ phải trả, nợ
đã thu - nợ đã trả hay số nợ còn phải thu - phải trả
+Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, các quy định
về quản lý những khoản nợ phải thu, nợ phải trả
+Tổng hợp cũng như xử lý nhanh những vấn đề về tình hình công nợ hiện đang trong hạn, đang đến hạn, quá hạn hoặc nhưng công nợ có khả năng khó thu, khó trả, Để từ đó giúp quản lý công nợ được tốt hơn, góp phần cải thiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp hiệu quả và ổn định
1.2 Nội dung kế toán công nợ trong doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán nợ phải thu
1.2.1.1 Kế toán phải thu khách hàng
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, mà doanh nghiệp chưa thu
Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp
a Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng bán hàng)
- Hóa đơn thuế GTGT, Hóa đơn thông thường
- Phiếu xuất kho
- Biên bản giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu-thanh lý hợp đồng
- Phiếu thu, giấy báo có…
- Biên bản bù trừ công nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19- Hoặc số dư Nợ Cuối kỳ TK 131 trên Bảng cân đối số phát sinh
- Hoặc số phải thu của khách hàng trên Sổ theo dõi công nợ phải thu
e Phương pháp hạch toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.2.1.2 Thuế GTGT được khấu trừ
Theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, đã khấu trừ và còn đƣợc khấu trừ của doanh nghiệp
a Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT mua vào/ bán ra hàng hóa, dịch vụ
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Phiếu chi, ủy nhiệm chi
Trang 22Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán Thuế GTGT được khấu trừ
1.2.1.3 Phải thu nội bộ
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, Ban quản lý dự án hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23a Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn nội bộ
b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 1361 để theo dõi khoản phải thu nội bộ Bên cạnh
đó, có các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép bao gồm
Trang 24Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu nội bộ
1.2.2 Kế toán nợ phải trả
1.2.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Kế toán sử dụng tài khoản TK 331- Phải trả người bán để theo dõi các khoản
nợ phải trả cho người bán Bên cạnh đó, có các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép bao gồm TK 152, TK 6428, TK 112, TK 111, …
c Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái TK 331
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ chi tiết thanh toán người bán
d Trình bày trên BCTC
- Chỉ tiêu phải trả người bán nằm ở mục Phải trả người bán ngắn hạn (Mã
số 311) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ:
- Số dư Có trên sổ cái TK 331
- Hoặc Số dư Có TK 331 trên Bảng cân đối số phát sinh
e Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.2.2.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm
a Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT mua vào/ bán ra hàng hóa, dịch vụ
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, giấy báo có, …
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT
- Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT được hoàn lại/miễn giảm
d Trình bày trên BCTC
Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước nằm ở mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mã số 313) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ Số
dư Có chi tiết của tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
e Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.3 Nội dung về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
1.3.1 Vài trò của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
Công nợ là một vấn đề phức tạp và rất quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự tăng hay giảm các khoản
nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc bố trí nguồn vốn cũng cho thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Khi mà doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29nghiệp có tỷ lệ nợ cao, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu tác động bởi các nguồn lực bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ thì chắc chắn chất lượng hoạt động tài chính không cao, khả năng thanh toán thấp Việc phân tích này giúp các nhà quản trị có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa ra biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi đồng thời đảm bảo thanh toán các khoản nợ kịp thời để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tránh nguy cơ phá sản
1.3.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
Theo Nguyễn Văn Công (2010): “Phân tích tình hình công nợ tại Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lí trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kì thanh toán”
Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là điều bình thường, nhưng qua phân tích công nợ sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được khoản nào là hợp lý, khoản nào chưa hợp lý để có giải pháp thích hợp nhằm quản lý tốt công nợ; đồng thời hoàn thiện chơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ
Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng
mà các nhà quản trị quan tâm Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các chính sách nhằm cải thiện tình hình doanh nghiệp Để phân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:
1.3.3.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (đơn vị tính: lần hoặc %)
Tỷ lệ các khoản phải thu
=
so với các khoản phải trả
Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốn của người khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh Trên thực tế, tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tài chính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.3.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (đơn vị tính: vòng)
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân
Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn do
đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì
số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị tính: ngày)
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một dòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là doanh nghiệp mất bình quân trong bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình Chỉ tiêu này có ý nghĩa hơn khi biết kỳ hạn bán chịu của doanh nghiệp Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi nợ là chậm Và ngược lại thì chứng tỏ việc thu hồi nợ của doanh nghiệp là tốt, đạt trước thời gian đề ra
Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ chứng tỏ tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, tức là việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp tốt Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm, số vốn bị chiếm dụng càng dài, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh
1.3.3.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (đơn vị tính: vòng)
Số vòng quay các khoản Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) HTK
phải trả =
Số dư bình quân các khoản phải trả
Số vòng quay các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả cho người bán quay được bao nhiêu vòng tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp Số dư bình quân các khoản phải trả thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ rồi chia cho 2
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước Ngược lại, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32thanh khoản Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
1.3.3.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (đơn vị tính: ngày)
Thời gian quay vòng của các khoản phải trả =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Thời gian quay vòng của các khoản phải trả là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp chiếm dụng các khoản phải trả nhà cung cấp
Thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của doanh nghiệp
nợ Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang
sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ
Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào chủ nợ càng lớn Ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế thì công ty có khả năng trả nợ cao hơn Còn cổ đông thì muốn có tỷ số nợ cao như vậy sẽ làm tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp càng lớn, mức độ độc lập tài chính càng lớn, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài Ngƣợc lại, chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDIPHARCO
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần dược Medipharco
2.1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần dược Medipharco
Trang 35TT Ngành nghề Mã
ngành
1 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu Chi tiết: Sản xuất các loại
thuốc; Thực phẩm chức năng; Sản xuất các sản phẩm y tế 2100
2
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm
3
Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá Chi tiết: Sản
7 Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận 7320
8 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ
9 Kinh doanh, Sản xuất, Xuất nhập khẩu các sản phẩm mục 1,2,3,4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dược
Medipharco
Công ty Dược Medipharco nguyên là Công ty Dược phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập Ngày 08 tháng 4 năm 1976 đã trải qua nhiều thời kỳ với các tên gọi khác nhau: Công ty dược phẩm Thừa Thiên Huế, Xí nghiệp Liên hiệp Dược
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Bình – Trị – Thiên, Xí nghiệp LH Dược Thừa Thiên Huế, Công ty Dược phẩm Thừa Thiên Huế
Năm 1999 được Bộ Y Tế ra quyết định tiếp nhận Công ty Dược Phẩm Thừa Thiên Huế vào làm đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam thuộc Bộ
Y Tế và đổi tên thành Công ty Dược TW Huế, tên giao dịch là MEDIPHARCO Năm 2005 đổi tên gọi thành Công ty cổ phần Dược TW Medipharco
Được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2007) về việc phát hành tăng vốn điều lệ, năm 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp giấy đăng kí kinh doanh số 3300101406 đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược Trung ương Medipharco -Tenamyd
Năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 311032000039 cho Dự án đầu tư lập công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm Medipharco Tenamyd BR s.r.l tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Công
ty Mẹ của Liên doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Năm 2017, thay đổi Tên gọi của Doanh nghiệp thành Công ty cổ phần dược Medipharco
Từ năm 2019, Đại hội đồng cổ đông CTCP dược Medipharco và Liên doanh thực hiện việc sáp nhập CTCP Liên doanh dược phẩm Medipharco- Tenamyd BR s.r.l vào CTCP dược Medipharco; Được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300101406
Niêm yết: trên sàn PC M – Sở giao dịch chứng khoán Hà nội – Mã giao dịch MTP
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 đã bầu lại HĐQT (gồm 3 thành viên), Ban Kiểm soát (Gồm 3 thành viên) nhiệm kì 4 (2020-2025)
Tổng số lao động có đến 31/12/2021: 181 người
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 372.1.3 Cơ cấu tổ chức hiện tại
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty
cổ phần, phù hợp với chức năng hoạt động, phạm vi kinh doanh ngành nghề sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới
- Đại hội Đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty
- Hội đồng quản trị: Gồm có 03 người (02 người tham gia trực tiếp điều hành SXKD)
- Ban kiểm soát: Gồm có 03 người
- Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng: Có 01 Tổng giám đốc Công ty và 01
Kế toán trưởng
2.1.4 Tổ chức quản lí tại đơn vị
CTCP dược Medipharco có 8 phòng chức năng gồm: Tổ chức Tài chính, Kinh doanh thị trường, Kế hoạch, Bộ phận Kho, Nghiên cứu phát triển, Kiểm tra chất lượng (QC), Đảm bảo chất lượng (QA), Cơ điện
+ Có 2 chi nhánh trực thuộc gồm: 02 Chi nhánh tại Hà nội và Thành phố
Trang 38Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty
Kế hoạch- Kho Kinh doanh
GĐ Sản xuất
Kế toán trưởng
Tài chính
tổ chức THƯ KÍ BAN KIỂM SOÁT
Trang 39+ Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Hội đồng quản trị (3 người): Đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh và điều hành Công ty trong quá trình sản xuất, là cơ quan quản lý cao nhất công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty
- Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho công ty, có trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết của Hội đồng quản trị đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị
- Phòng Tổ chức Tài chính: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành công ty, Xây dựng các quy chế, nội quy lao động, chính sách, chế độ về tổ chức cán bộ, đào tạo, bổ nhiệm, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, phù hợp với pháp luật lao động, Quản lý tài chính của công ty…
- Phòng Kế hoạch: Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, quý, tháng của công ty Xây dựng kế hoạch tiếp thị quảng cáo
- Bộ phận Kho: Quản lý và bảo quản toàn bộ vật tư hàng hoá trong kho theo đúng quy định của nhà nước và các nguyên tắc GSP, Thực hiện kiểm nhận, xuất nhập nguyên liệu, vật tư bao bì thành phẩm theo S P quy định
- Phòng Kinh doanh Thị trường: Đảm bảo cung ứng nhu cầu thuốc men phục
vụ công tác khám chữa bênh, phòng chống dịch, phòng chống bảo lụt theo sự chỉ đạo của công ty Trực tiếp tổ chức mạng lưới tiếp thị - bán hàng sản xuất - kinh doanh theo kế hoạch công ty giao
- Các chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: Triển khai kế hoạch kinh doanh do công ty sản xuất trên địa bàn, các cơ sở khám chữa bệnh, các đối tác thuộc các tỉnh và địa bàn đã phân công Cung ứng hàng hoá (thành phẩm, nguyên liệu,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40bao bì…) về công ty theo đơn đặt hàng của phòng Kế hoạch kinh doanh, đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và đúng tiến độ kế hoạch
2.1.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Có Tổng kho bảo quản phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn GSP
+ Bộ phận kiểm tra chất lượng đạt GLP
Nhóm các sản phẩm kinh doanh chủ yếu là nhóm thuốc Kem – Mỡ - Nước đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, nhóm các sản phẩm thuốc Viên – Cốm – Bột đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, nhóm thuốc kháng sinh Viên- Cốm- Bột Cephalosparin và một số sản phẩm viêm nang mềm khác: nghệ và oliu, hoàng đế minh mạng,…
Ngoài ra Công ty cũng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm thuốc Kem bôi da sang các thị trường Châu Phi với tổng giá trị xuất khẩu đạt 7,3 tỷ đồng và trên 15 sản phẩm sang thị trường Nga, Hungari, Hàn quốc, Thái lan, Lào trong những năm qua
+ Có 2 Chi nhánh tại Hà nội - Hồ chí Minh để kinh doanh thuốc cho các Bệnh viện Trung ương và các tỉnh - TP trên toàn quốc
+ Có Phòng Kinh doanh thị trường: với 5 Trung tâm bán buôn và 30 Nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ trực thuộc từ Thành phố đến miền núi các huyện- xã để cung ứng thuốc cho nhu cầu Phòng bệnh, khám chữa bệnh của các cơ sở Trung ương và Ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.6 Tình hình nguồn lao động của công ty năm 2019-2021
Trường Đại học Kinh tế Huế