TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm Căng thẳng vấn đề thương mại giữa Mỹ - Trung, chính trị bất ổn làm gia giảm tính ổn định của hệ thống thương mại toàn cầu, ảnh hưởng lớn tới kinh doanh, thương mại toàn cầu và quyết định đầu tư Sự biến động không đoán trước được trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến không ổn định gây ảnh hưởng đến tín dụng, tâm lý thị trường
Ngành xây dựng là phần quan trọng tạo nên nhiều tài sản vật chất góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội Toàn ngành đã xây dựng, hoàn thành những công trình quy mô lớn,đạt được những công nghệ thi công phức tạp trong những năm gần đây Tỷ trọng của ngành xây dựng đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước ngày, qua đó đã thu hút rất nhiều lực lượng lao động, nguồn vốn đầu tư, góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội cả nước Nguồn nhân lực ngành xây dựng đã có bước phát triển lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành Năng suất lao động bình quân của ngành Xây dựng còn thấp bởi nguyên nhân cơ bản là tổng giá trị gia tăng của toàn ngành không cao trong khi thu hút số lượng lớn lao động có việc làm, nhưng chất lượng lao động thấp.
Hiện nay mức chi đầu tư cơ sở hạ tầng Việt Nam chỉ đạt 50% Đó là hệ quả của các vấn đề trong cấu trúc kinh tế Việt Nam như: quá trình bội chi kéo dài khiến nợ công tăng cao, thâm hụt ngân sách, hạn chế khả năng đầu tư công của Chính phủ Do tăng trưởng kinh tế cao và xu hướng đô thị hóa tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng hiện có nên nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất lớn Việt Nam cần chi khoảng 11-12% GDP cho cơ sở hạ tầng để duy trì mức tăng trưởng hiện nay theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Về nhà ở, tăng trưởng chậm lại do các động thái kiềm chế bong bóng bất động sản Thị trường bất động sản Việt Nam trải qua 2 lần bong bóng trong năm 2007 và 2010 trong 10 năm gần đây Từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, nợ xấu ngân hàng tăng cao và thị trường đóng băng kéo dài 2-3 năm. Ngành Kinh doanh bất động sản có chu kỳ tăng tốc kéo dài từ 2013 tới nay, cùng với một số dấu hiệu bất ổn trong thị trường gây ra lo ngại bong bóng bất động sản trở lại trong 2018 và 2019, dẫn tới các động thái kiềm chế của cơ quan quản lý.
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày như hiện nay, nguồn lao động là một vấn đề có vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là một yêu cầu tất yếu quan hệ chặt chẽ đến phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững cho đất nước Trong những năm qua công tác đảm bảo an toàn lao động, hạn chế tai nạn lao động của nước ta có những chuyển biến tích cực; pháp luật về an toàn lao động đang được hoàn thiện; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác an toàn lao động và quản lý nhà nước về an toàn lao động được nâng cao Nơi nào có hoạt động lao động sản xuất thì nơi đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo hộ lao động Qua những thành tựu đạt được, thì bên cạnh đó tình hình tai nạn lao động còn diễn biến khá phức tạp trong hành vi, ý thức của công nhân lao động trong việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động.
Ngành Xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Đây cũng là một ngành mà điều kiện lao động có những đặc thù riêng: địa điểm làm việc của công nhân luôn luôn thay đổi, phần lớn là làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhiều loại khí hậu, thời tiết, công việc nặng nhọc, những vị trí thi công không thuận tiện, kèm theo nhiều yếu tố nguy hiểm tiềm tàng dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe thậm chí gây ra các bệnh nghề nghiệp cho người lao động Ngành Xây dựng chiếm tỉ lệ 15% tổng số vụ tai nạn lao động, đứng sau là sản xuất vật liệu, dệt may và da giày Cả nước đã xảy ra hơn 7.090 vụ tai nạn lao động, làm 622 người chết, 1.684 người bị thương nặng; so với năm 2017 giảm về số vụ và số người chết, song tăng số nạn nhân nữ trong năm 2018 Tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người chủ sử dụng lao động chiếm 46% số vụ, với các lý do như: Chủ lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; điều kiện lao động kém; không huấn luyện an toàn hoặc huấn luyện chưa đầy đủ.Trong năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã có thống kê về tình hình Tai nạn lao động (TNLĐ) Trong đó những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2019 là TP HCM,
Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Nam Lâu nay xây dựng là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn lao động, kể cả tai nạn chết người Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động Một trong những vấn đề quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động có liên quan mật thiết đến nhân tố con người Vì thế luận án nghiên cứu về ứng xử, hành vi và thái độ thực hiện an toàn lao động của công nhân trên công trường xây dựng Nghiên cứu xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động để đưa ra các giải pháp ứng phó với các tình huống thực hiện an toàn lao động kém của công nhân xây dựng.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong công tác quản lý xây dựng đảm bảo an toàn lao động là một nhiệm vụ rất quan trọng, với thực trạng tai nạn lao động vẫn còn rất cao như hiện nay, để giải quyết bài toán tìm phương án hiệu quả trong vấn đề an toàn lao động đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu tích cực hơn. Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu về an toàn lao động trong ngành xây dựng vẫn luôn được chú ý Số đề tài nghiên cứu về vấn đề này rất nhiều, các nghiên cứu tại Việt Nam đã lĩnh hội kinh nghiệm và kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới Các bài nghiên cứu bước đầu tập trung nghiên cứu về phương thức, nguyên nhân, hành vi ảnh hưởng đến an toàn xây cụ thể:
Trần Hoàng Tuấn (2009) [4] đã nghiên cứu và nhận xét về tình trạng mất an toàn lao động còn khá cao, gây ra thiệt hại lớn về tính mạng con người và kinh tế Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hành vi, mức độ của việc thực hiện an toàn lao động được rút ra từ đặc điểm nhân thân của người lao động, qua đó người quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi an toàn lao động Nghiên cứu định lượng được thời gian mất mát do lao động và chỉ ra thời điểm thường xảy ra tai nạn Qua đó khẳng định vai trò và tác động lớn của cán bộ làm công tác quản lý an toàn lao động, vì thế các cán bộ làm công tác quản lý an toàn lao động cần có trách nhiệm của họ và công nhân lao động trực tiếp cũng phải biết xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
Nguyễn Hiền Gia Hoàng (2016) [5] đã nghiên cứu những giải pháp về mặt tổ chức gồm việc thiết lập kế hoạch đảm bảo vệ sinh và an toan lao động như thiết lập tổ chức mặt bằng thi công, xây dựng chương trình tập huấn, tổ chức tuyển chọn, đào tạo về ATLĐ cho người lao động Những giải pháp kỹ thuật gồm việc trang bị các vật dụng cũng như trang thiết bị cần thiết và phù hợp để người lao động có thể tránh được các tai nạn trong thi công Những giải pháp trong phòng chống ngã và thi công trên cao là ưu tiên của các đề xuất, các giải pháp này có thể hạn chế ở mức cao nhất các tai nạn rơi ngã từ trên cao.
Trần Kiều Trang (2017) [6] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa an toàn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) Bằng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu kết hợp với điều tra bảng hỏi tại trụ sở chính và các chi nhánh của NPC, bài viết đã nêu rõ các khái niệm liên quan đến văn hóa an toàn, phân tích mô hình văn hóa an toàn và hiệu quả của hoạt động tổ chức Kết quả phân tích và điều tra chỉ rõ văn hóa an toàn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động tổ chức của NPC nhờ giảm thiểu tai nạn và tỷ lệ chấn thương trong lao động, tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu suất làm việc của người lao động, dẫn đến lợi nhuận của Công ty được cải thiện rõ rệt Kết quả khảo sát bảng hỏi điều tra được trình bày theo 4 nội dung sau: (1) Thực trạng văn hóa an toàn tại NPC, (2) Vai trò và tác động của văn hóa an toàn trên đến hiệu quả công việc của người lao động, (3) Vai trò và tác động của văn hóa an toàn trên đến hiệu quả chung của NPC và (4) Quan hệ giữa hiệu quả của người lao động đến hiệu quả chung của Công ty trong mối liên quan tổng quan văn hóa an toàn.
Bùi Thanh Tùng (2016) [7] đã nghiên cứu nhằm cải thiện tuân thủ thực hiện an toàn lao động kém tại các công trường xây dựng ở TP.HCM Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một mô hình với 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động kém tại các công trường xây dựng ở TP.HCM: Sự yếu kém trong công tác tổ chức, triển khai và kiểm soát an toàn lao động, sự thiếu trang bị, bảo dưỡng trang bị bảo hộ lao động, công cụ lao động và an toàn về điện, sự thiếu ý thức thực hiện an toàn lao động của cấp quản lý và công nhân, hạn chế về nhận thức về ATLĐ của công nhân.
Dongping và cộng sự (2006) [19], đã nghiên cứu với tính cơ động và phức tạp của ngành xây dựng thì xây dựng văn hoá an toàn lao động là hết sức cấp thiết và quan trọng Nghiên cứu đã đặt ra những câu hỏi khảo sát môi trường an toàn toàn diện được khảo sát với tất cả các dự án và các nhân viên của một công ty xây dựng có uy tín và những nhà thầu phụ của mình tại Hong Kong Thu thập được tổng cộng, 4.719 hồ sơ đã được trở về từ 54 địa điểm Sử dụng phân tích nhân tố, một cấu trúc 15 yếu tố xác định kích thước của môi trường an toàn đã được trích lập So với nghiên cứu trước đó, vai trò và tác động của đồng nghiệp, và các nguồn lực an toàn về môi trường an toàn được nhấn mạnh Các kết quả này cũng khẳng định tính khả thi của PCA các yếu tố chung của môi trường an toàn trong ngành công nghiệp xây dựng Thông qua phân tích thêm, hồi quy đã được sử dụng để PCA mối quan hệ giữa môi trường và đặc điểm an toàn cá nhân. Theo thống kê các mối quan hệ có ý nghĩa giữa môi trường an toàn và đặc điểm cá nhân, bao gồm giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lượng thành viên 27 gia đình để hỗ trợ, kiến thức an toàn, thói quen uống rượu, sử dụng lao động trực tiếp và hành vi an toàn cá nhân Nghiên cứu này là một trường hợp nghiên cứu và các kết quả được rút ra từ dữ liệu của một công ty, nhưng phương pháp luận của nghiên cứu này có thể hữu ích như là một mô hình để nghiên cứu thêm, và kết quả có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý xây dựng và các học viên về an toàn trong xây dựng ngành công nghiệp để cải thiện văn hoá an toàn của họ.
Charehzchi (2012) [20], Nghiên cứu các vấn đề về hiệu suất an toàn đã được tập trung vào các dự án xây dựng trong cả nước phát triển và đang phát triển, tổng số 28 ngành công nghiệp xây dựng đóng góp tỷ lệ đáng kể cho kinh tế và phát triển xã hội Tuy nhiên, nó cũng được coi là ngành công nghiệp nguy hiểm nhất về an toàn và sức khoẻ cá nhân Nhiều yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện tai nạn tại công trường xây dựng Những yếu tố ảnh hưởng đến các vụ tai nạn bao gồm: lỗi quản lý an toàn, các chương trình đào tạo kém, yếu tố con người, thủ tục đã lỗi thời và không có chính sách giám sát rõ ràng Mặc dù một số các nguyên nhân này là không thể tránh khỏi, nhưng sự xuất hiện của phần lớn nhất có thể được ngăn chặn Nguy cơ, sự cố và tai nạn là ba cấp độ phụ thuộc chủ yếu dẫn đến chấn thương Rủi ro và nguy hiểm được phân bố ở cấp độ đầu tiên có nghĩa là có nguy cơ, do đso việc xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ để phòng ngừa tai nạn trong giai đoạn tới là không thể tránh khỏi Mục đích của bài viết này là để tập trung vào các yếu tố tác động trong việc cải thiện hiệu suất an toàn tại công trường xây dựng và đề xuất một quy trình rõ ràng để phát triển hoạt động an toàn bằng cách giảm rủi ro và nguy hiểm.
Akson T-Hadikusumo (2007) [21] đã nghiên cứu và nhận định rằng các dự án xây dựng có nhiều tai nạn lao động và chấn thương Để khắc phục các vấn đề an toàn lao động, thực hiện chương trình an toàn lao động xem xét quan trọng như là một trong những phương pháp hiệu quả Nghiên cứu này đã xác định 16 yếu tố quan trọng của chương trình an toàn lao động từ các tài liệu an toàn lao động, nghiên cứu trướcvà sau đó được xác nhận bởi các chuyên gia trong ngành an toàn xây dựng Nghiên cứu được tiến hành thông qua các cuộc khảo sát bảng hỏi với 80 người trả lời từ các dự án xây dựng vừa và quy mô lớn tham gia Sử dụng phân tích nhân tố, trong 16 yếu tố thành phần có thể được nhóm lại thành bốn khía cạnh: sự tham gia của người lao động; phòng chống an toàn và hệ thống kiểm soát; bố trí an toàn; và cam kết quản lý.
Tam và cộng sự (2003) [22] đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra 25 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động tại Trung Quốc Những nhân tố ảnh hưởng nhất bao gồm: Nhận thức kém về công tác an toàn của người đứng đầu tổ chức; Thiếu việc đào tạo; Nhận thức kém về công tác an toàn của quản lý dự án; Công nhân thiếu các chứng chỉ kỹ năng làm việc; Thiếu thiết bị làm việc; Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, Thiếu các hướng dẫn về kỹ thuật, thiếu các quy tắc về an toàn, làm thêm giờ quá mức, thiếu sự đổi mới về kỹ thuật.
El-Mashaleh và cộng sự (2010) [23] đã thực hiện nghiên cứu tại Jordan và đưa ra 9 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động bao gồm:
(1) Chính sách của tổ chức về công tác an toàn; (2) Đào tạo về an toàn lao động;
(3) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo về an toàn lao động; (4) Thiết bị an toàn; (5) Kiểm tra công tác an toàn; (6) Hoạt động thưởng – phạt; (7) Nhận thức về việc sử dụng các thiết bị an toàn; (8) Tốc độ thay đổi về lao động; (9) Tuân thủ luật pháp về an toàn.
Prasad và Reghunath (2010) [24] đã nghiên cứu về yếu tố hoàn cảnh bên ngoài tác động đến việc thực hiện an toàn trong xây dựng bao gồm bốn nhóm yếu tố: cơ cấu tổ chức, môi trường xã hội, sự đánh giá cao cá nhân môi trường làm việc.
Li và Xiang (2011) [25] đã nghiên cứu chỉ ra bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động tại Trung Quốc bao gồm: nhân lực, dụng cụ
& phương tiện làm việc, môi trường làm việc, quản lý.
Choudhry và cộng sự (2012) [26] đã thực hiện nghiên cứu tại Pakistan và đề xuất 25 yếu tố ảnh hưởng, được phân thành 7 nhóm yếu tố, bao gồm: chính sách của tổ chức, tổ chức an toàn lao động (ATLĐ), đào tạo ATLĐ, thanh tra an toàn lao động, các hoạt động thúc đẩy ATLĐ, chương trình bảo hộ cá nhân, phòng ngừa tai nạn và lưu giữ tài liệu.
Lee và Jaafar (2012) [27] đã thực hiện nghiên cứu tại Malaysia và xét theo tầm quan trọng giảm dần, các tác giả đề xuất một thứ tự các yếu tố ảnh hưởng sự thực hiện ATLĐ như sau: hoạt động quản lý, hoạt động khuyến khích ATLĐ, chính sách ATLĐ, nhân lực, kỹ thuật an toàn, quy trình làm việc.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề ứng xử và thái độ thực hiện an toàn lao động của công nhân trên công trường xây dựng.
- Mục tiêu xem xét được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động;
- Sử dụng phương pháp động lực hệ thống (SD) để phân tích nhân tố và xây dựng mô hình đánh giá mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.
- Đưa ra các giải pháp ứng phó với các tình huống thực hiện an toàn lao động kém của công nhân xây dựng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát và thống kê các số liệu về an toàn lao động của các công trình trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đang trong giai đoạn thi công:
Người quyết định đầu tư: UBND Tp Cao Lãnh và Công an tỉnh Đồng Tháp;
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất Tp Cao Lãnh và Công an tỉnh Đồng Tháp;
Nhà thầu, tư vấn giám sát các công trình trên địa bàn Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Nhóm công trình: Nhóm B, nhóm C;
Phân cấp công trình: Cấp II trở xuống;
Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước.
Nội dung nghiên cứu Đề tài này phân tích nhân tố và xây dựng mô hình đánh giá mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng bằng phương pháp động lực hệ thống(SD).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tổng hợp các tài liệu có liên quan từ sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến ATLĐ, phương pháp động lực hệ thống (SD), các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động Từ đó hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu, các nhóm nhân tố và biến số đo lường các nhóm nhân tố.
Xây dựng bảng hỏi có cấu trúc và tiến hành khảo sát người đại diện cho UBND Tp Cao Lãnh và Công an tỉnh Đồng Tháp; Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất Tp Cao Lãnh và Công an tỉnh Đồng Tháp và các Nhà thầu, tư vấn giám sát các công trình trên địa bàn Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2023.
Nghiên cứu dùng Excel để làm sạch và mã hoá dữ liệu khảo sát Đồng thời, sử dụng phần mềm SPSS 23 để tiên hành thực hiện phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và thống kê mô tả so sánh suy luận để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát nghiên cứu và các dữ liệu thứ cấp.
Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý thuyết về an toàn lao động, phương pháp động lực hệ thống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức và tuân thủ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu trước đã lựa chọn các biến số đo lường nhận thức và thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng tại các dự án được triển khai trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp theo phương pháp động lực hệ thống SD.
Mô hình phương pháp động lực hệ thống SD nhận thức và thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng tại các dự án được triển khai trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp bao gồm có 23 biến số đo lường 03 nhóm nhân tố (Nhóm các yếu tố bản thân người lao động bao gồm 07 biến; Nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ bao gồm 08 biến số và nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động bao gồm 08 biến số).
Luận văn cũng đi sâu phân tích vai trò và tầm quan trọng của các biến số đo lường theo từng nhóm nhân tố và đề xuất các kiến nghị, giải pháp ứng phó với các tình huống và nâng cao hiệu quả thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng tại các dự án được triển khai trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 05 chương
Chương 2: Cơ sở lý thuyết nhân tố mô hình động học đánh giá mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết uận và các kiến nghị.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHÂN TỐ MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG
An toàn lao động
2.1.1 Khái niệm an toàn lao động
ATLĐ có thể hiểu đơn giản là ngăn ngừa tất cả các loại nguy cơ và rủi ro tại nơi làm việc vì sự an toàn và sức khỏe của người lao động (Correll, 2018) Với ATLĐ, mục tiêu là giảm thiểu tổn thất thông qua việc hỗ trợ duy trì và bảo vệ con người và các tài sản vật chất khác tại nơi làm việc Về cơ bản, nó liên quan đến việc giám sát và tư vấn cho người sử dụng lao động hoặc ban quản lý về những cách tốt nhất để quản lý – ngăn ngừa hoặc giảm thiểu – tổn thất Quản lý có trách nhiệm cuối cùng vì họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi tại nơi làm việc (Friend và Kohn 2014) Ban quản lý có thể chịu trách nhiệm trước các cổ đông, chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Bên cạnh đó, họ có thể được hỗ trợ chịu trách nhiệm bởi các tòa án và bởi dư luận (Friend và Kohn, 2014) Nơi làm việc là văn phòng hoặc nhà máy thực tế hoặc bất cứ thứ gì được coi là nơi làm việc của bạn không phải là nơi duy nhất được coi là nơi làm việc, mà nó còn được tính khi bạn đang trên đường đến hoặc đi làm về và khi bạn đang làm một việc gì đó liên quan đến công việc
Một phần quan trọng của ATLĐ là phòng ngừa rủi ro, đây cũng là một công cụ quan trọng của ATLĐ Phòng ngừa bao gồm kiểm tra chẳng hạn như không gian làm việc, thiết bị và phương pháp Các phương pháp phòng ngừa rủi ro khi so sánh với các phương pháp được sử dụng sau đó thì hữu ích hơn Xét cho cùng, việc lập kế hoạch phù hợp không chỉ tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn mà còn rẻ hơn Friend và Kohn, 2014) Điểm khởi đầu để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến ATLĐ là đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro không chỉ là nghĩa vụ đạo đức của người sử dụng lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý Điều quan trọng sống còn là xác định những rủi ro này và mức độ nghiêm trọng của chúng cùng với việc xác định khả năng chúng thực sự xảy ra Khi đánh giá rủi ro, điều quan trọng là cũng phải chú ý đến các trường hợp cận nguy (hãy giải thích điều đó) Ngoài những vấn đề này, còn có những vấn đề khác cần được xem xét tại nơi làm việc như điều kiện làm việc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Bên cạnh việc xem xét nơi làm việc, bản thân nhân viên cũng nên được xem xét, ví dụ như tuổi tác, giới tính và chuyên môn cùng với các đặc điểm cá nhân khác Đánh giá rủi ro được sử dụng để tìm ra những cách tốt nhất để thực hiện ATLĐ và cải thiện nó Tất nhiên, nó cũng là về cách thực hiện nó và cách thực hiện nó
2.1.2 Sự cần thiết của sự tuân thủ an toàn lao động
Sự cần thiết của ATLĐ liên quan đến việc duy trì các điều kiện làm việc tốt và đảm bảo bảo vệ người lao động, ví dụ, khỏi các vấn đề sức khỏe và tai nạn Có nhiều lý do cho nó là cần thiết (Oak, 2019) ATLĐ cũng cần thiết vì các lý do đạo đức Xét cho cùng, không phải tất cả các công ty đều coi trọng tính mạng con người hơn các ưu tiên khác như mục tiêu, năng suất và lợi nhuận Năng suất và lợi nhuận có thể loại trừ sự an toàn và sức khỏe của nhân viên Các công ty có thể coi chấn thương và bệnh tật chỉ là một phần khác của công việc Tuy nhiên, những tổn thất do những điều này mang lại có thể tốn kém hơn so với việc sử dụng ATLĐ Vì vậy việc tuân thủ ATLĐ có thể được thực hiện vì nhiều lý do như tài chính, đạo đức và pháp lý Nó cũng là một phần của ATLĐ Công việc của các chuyên gia là thuyết phục ban quản lý – dựa trên các thông lệ kinh doanh lành mạnh sau khi tất cả các công ty đều cần lợi nhuận để tồn tại – sử dụng ATLĐ và thuyết phục họ không coi ATLĐ là ưu tiên thấp An toàn và lợi nhuận là điều mà các chuyên gia ATLĐ hướng tới (Friend và Kohn, 2014).
ATLĐ là cần thiết, chẳng hạn khi xem xét thời gian làm việc dài Công việc là nơi nhân viên thể hiện khả năng của mình, dành thời gian và công sức với hy vọng cảm thấy khỏe mạnh và an toàn Nó không chỉ quan trọng đối với nhân viên mà còn cả gia đình họ và những người khác phụ thuộc vào nhân viên Sẽ rất có ích nếu giữ cho họ có động lực và có một nơi làm việc tích cực (Oak, 2019.) Những lý do này bao gồm những gì sẽ xảy ra nếu không có ATLĐ Có tất cả các loại chi phí, ví dụ như chính phủ sẽ phải cung cấp bồi thường, an sinh xã hội và điều trị y tế và tổ chức của người sử dụng lao động cũng sẽ phải cung cấp bồi thường cùng với việc mất lòng tin từ cả nhân viên và khách hàng Đồng thời, cũng xem xét đạo đức và trách nhiệm đối với người sử dụng lao động (Oak, 2019).
ATLĐ không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là nghĩa vụ xã hội, đồng thời đối với doanh nghiệp, ATLĐ cũng hữu ích chủ yếu đối với hình ảnh, ví dụ đối với thương hiệu và trách nhiệm xã hội Tất nhiên, nó cũng có những lợi ích đáng kể khác liên quan đến lợi ích tài chính, sức khỏe và năng lực của nhân viên Nó cũng giúp tối đa hóa lợi ích cho cam kết và năng suất của nhân viên Cùng với việc giảm tổn thất tài chính và xây dựng lực lượng lao động lành mạnh hơn, dẫn đến lực lượng làm việc lâu dài hơn và có năng lực hơn với ít sự vắng mặt của nhân viên hơn – ví dụ như nghỉ ốm, cùng với việc nâng cao cam kết của nhân viên (Friend và Kohn, 2014). Đối với người lao động, một số lợi ích lớn nhất có thể thấy rõ ngay từ những từ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nên về cơ bản là an toàn và sức khỏe của nhân viên Chúng ít gây ra vấn đề hơn cho người lao động khi ATLĐ được tuân thủ và thậm chí tiết kiệm được tổn thất về tiền bạc,12 năng suất và nhu cầu thay thế người lao động Bên cạnh đó, còn có những tác động của ATLĐ đối với động lực, sự hợp tác và tinh thần của người lao động (Friend và Kohn, 2014).
2.1.3 Quản lý an toàn lao động
Các nghiên cứu trước đó đã xác định ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố quản lý trong hoạt động an toàn của các tổ chức Ban quản lý (người sử dụng lao động) chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn cho tất cả nhân viên và đối với các tai nạn xảy ra tại nơi làm việc do các sự kiện góp phần vào các hành vi và điều kiện không an toàn nằm trong tầm kiểm soát của ban quản lý (ILO, 2013) Hơn nữa, các giám sát viên và quản lý tuyến đầu là những cá nhân chủ chốt trong việc ngăn ngừa tai nạn Obadia và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng các tổ chức nguy hiểm phải đưa quản lý an toàn vào chính sách chiến lược của họ để cải thiện hiệu suất an toàn So sánh các tổ chức với tỷ lệ tai nạn cao và thấp cho thấy tầm quan trọng của cam kết quản lý đối với an toàn và sự tham gia của các nhà quản lý và người giám sát trong thực hành an toàn để ngăn ngừa tai nạn (Bentley và Haslam, 2001).
Thiếu sự lãnh đạo, cam kết, năng lực, tư vấn hoặc giám sát có thể tạo ra một môi trường nguy hiểm làm tăng xác suất xảy ra tai nạn (Makin và Winder, 2008). Các quyết định quản lý sai lầm là những lỗi tiềm ẩn gây ra tai nạn Do đó, cần phải có một mức độ quản lý an toàn phù hợp để đạt được kết quả hoạt động an toàn thỏa đáng trong một tổ chức Quản lý an toàn đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được và duy trì mức độ an toàn cao (Bottani và cộng sự, 2009) Quản lý an toàn tốt là cần thiết để đạt được mức độ an toàn có thể chấp nhận được, để giảm thiểu rủi ro và tổn thất về an toàn, cũng nhưđể cải thiện toàn bộ hoạt động an toàn, năng suất, kết quả kinh tế và tài chớnh (Fernỏndez-Muủiz và cộng sự, 2012b) Quản lý an toàn thường được coi là khía cạnh của quản lý tổ chức tổng thể liên quan đến một loạt các chức năng kỹ thuật, con người và tổ chức để thúc đẩy văn hóa an toàn mạnh mẽ và đạt được hiệu suất an toàn tốt (Grote, 2012)
Mục đích chính của quản lý an toàn là đảm bảo rằng một tổ chức duy trì mức độ an toàn có thể chấp nhận được trong suốt vòng đời của các hệ thống trong cơ sở của mình Nó liên quan đến các hoạt động, vai trò và chức năng thực tế của một tổ chức nhằm tạo ra và duy trì tình trạng an toàn (Vinodkumar và Bhasi, 2011) Nó cũng là một lợi nhuận lớn cho ngành công nghiệp sản xuất (Chen và cộng sự, 2009). Một số yếu tố như các yêu cầu của quy định an toàn và luật pháp, văn hóa an toàn, quy mô công ty và loại hình kinh doanh ảnh hưởng đến quản lý an toàn trong một tổ chức Các thực hành quản lý an toàn chung liên quan đến hoạt động an toàn của một tổ chứcbao gồm sự tham gia của người lao động; thực hành tuyển dụng; Hệ thống khen thưởng; cam kết quản lý ; phong quân hàm cao cho cán bộ an toàn; sự tham gia cá nhân của các nhà quản lý trong các hoạt động an toàn; cung cấp đào tạo chất lượng cao cho nhân viên mới; nhân viên hiện tại thường xuyên được đào tạo về an toàn; áp phích an toàn được chứng minh để xác định các mối nguy hiểm trong các máy trạm; quy trình an toàn được xác định rõ ràng; người lao động và người giám sát trao đổi về ATLĐ hàng ngày; kiểm tra an toàn định kỳ ; ưu tiên cao hơn cho an toàn trong các cuộc họp và các quyết định liên quan đến thực hành công việc và điều tra thích hợp các vụ tai nạn (Vinodkumar và Bhasi, 2011).
2.1.4 Hệ thống quản lý an toàn lao động
Khái niệm về hệ thống quản lý ATLĐ đã trở nên phổ biến trong ba thập kỷ qua và một số lượng lớn các tổ chức đã thực hiện các yêu cầu của các tiêu chuẩn và hướng dẫn hệ thống quản lý ATLĐ khác nhau để quản lý hiệu quả ATLĐ trên toàn thế giới (Robson và cộng sự, 2007) Hệ thống quản lý ATLĐ là một tập hợp các chính sách, chiến lược, thực hành, thủ tục, vai trò và chức năng để kiểm soát các mối nguy về ATLĐ và để giảm thiểu thiệt hại và tổn thất có thể xảy ra trong một tổ chức được thông qua Nó phản ánh cam kết của tổ chức đối với ATLĐ, và nó không chỉ là một hệ thống giấy tờ về các chính sách và thủ tục ATLĐ Mục đích của hệ thống quản lý ATLĐ là nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, động lực và cam kết của nhân viên cũng như thái độ tích cựctác động đến thái độ và hành vi của họ (Fernỏndez-Muủiz và cộng sự, 2009).
Mục đích chính của hệ thống quản lý ATLĐ là xác định các nguồn chấn thương nghề nghiệp trong quá trình sản xuất và áp dụng các biện pháp đối phó trước khi xảy ra chấn thương (Zanko và Dawson, 2012) Nó cũng nhằm mục đích liên tục cải thiện hiệu suất ATLĐ Một hệ thống quản lý ATLĐ phản ánh nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của ATLĐ trong một tổ chức áp dụng (Bottani và cộng sự, 2009) Hệ thống quản lý ATLĐ là một khía cạnh của chức năng quản lý tổng thể liên quan đến ATLĐ Một hệ thống quản lý an toàn tập trung vào cam kết của ban quản lý đối với an toàn và sự tham gia của nhân viên trong việc quản lý an toàn thông qua đào tạo, chia sẻ thông tin và tham gia.trong các quyết định liên quan đến an toàn Các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý ATLĐ có thể dễ dàng tuân thủ luật phỏp ATLĐ cú liờn quan (FernỏndezMuủiz và cộng sự, 2009) Hsu và cộng sự
(2010) đã chỉ ra ba đặc điểm chính của hệ thống quản lý ATLĐ là có tính hệ thống(các hoạt động của hệ thống tuân theo kế hoạch định trước và áp dụng một cách nhất quán trong toàn tổ chức), chủ động ( nhấn mạnh việc ngăn ngừa các sự kiện bất lợi trước khi chúng xảy ra, thông qua xác định mối nguy và các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro) và rõ ràng (tổ chức áp dụng ghi lại rõ ràng các hoạt động quản lý an toàn và chúng thực hiện độc lập với các hoạt động quản lý khác)
Việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn của hệ thống quản lý ATLĐ trong một tổ chức kích hoạt quá trình học tập để cải thiện ATLD thông qua các biện pháp kiểm soát an toàn có hệ thống và thiết kế quy trình đo điểm chuẩn Zanko và Dawson (2012) cho rằng rất khó để vận hành hệ thống quản lý ATLĐ trong một tổ chức Dựa trên các nghiên cứu trước đây, việc tích hợp hệ thống quản lý ATLĐ vào các hoạt động kinh doanh khác, cam kết của ban quản lý về an toàn, giao tiếp hiệu quả, sự tham gia và tư vấn của nhân viên là các yếu tố chớnh của một hệ thống quản lý ATLĐ hiệu quả Fernỏndez-Muủiz và cộng sự.
(2009) kết luận rằng hệ thống quản lý ATLĐ được phát triển tốt trong các tổ chức áp dụng có ảnh hưởng tích cực đếnchất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty, năng suất, sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng và hình ảnh của công ty, và mức độ đổi mới của công ty Nó cũng có thể giảm bớt sự gián đoạn trong một tổ chức áp dụng do các sự cố không mong muốn, ví dụ như tai nạn.
Phương pháp động lực hệ thống SD
2.2.1 Giới thiệu tổng quan phương pháp động lực hệ thống SD
SD là một lý thuyết và kỹ thuật mô hình toán học dùng để thiết lập các khung giới hạn , nhằm đạt tới sự thấu hiểu và dùng để thảo luận các vấn đề phức tạp Bắt đầu được phát triển vào thập kỷ 1950 để giúp tăng cường sự hiểu biết về các quy trình công nghiệp, SD hiện nay đang được sử dụng rộng khắp trong cả lĩnh vực như kinh tế, chính sách công, giáo dục Trong lĩnh vực QLDA, Phương pháp hệ thống được nghiên cứu áp dụng để kiểm soát chi phí, tiến độ, nhân lực, rủi ro… của dự án.
Hiện đang có nhiều phần mềm hỗ trợ việc áp dụng phương pháp động lực hệ thống Trong số đó, có thể kể đến các phần mềm phổ biến như Ithink, Vensim, Powersim Cùng với các nghiên cứu, các phần mềm làm cho khả năng áp dụng phương pháp động lực hệ thống để QLDA trở nên hiện thực hơn.
Các mô hình SD giải quyết vấn đề về tính đồng thời (nhân quả) bằng cách cập nhật tất cả các biến trong một khoảng thời gian với các dòng hồi đáp (feedback) âm và dương và thời gian trễ (delay) , tạo nên cấu trúc tương tác và điều khiển. Theo Sterman (2000) [40] trên thực tế những hành vi phức tạp nhất thường xuất phát từ sự tương tác (interaction/feedbacks) giữa các thành tố trong hệ thống chứ không phải xuất phát từ sự phức tạp của các thành tố trong hệ thống Các thành phần của mô hình SD là vòng lập của phản hồi thông tin, sự tích lũy của dòng vào stock và time delays.
Hình 2.1 Sơ đồ vòng lặp hồi đáp của quá trình sản xuất
Biến động (Dynamics) là tên gọi trạng thái có thể thay đổi theo thời gian Hệ thống (System) bao gồm các bộ phận hoặc yếu tố kết hợp với nhau Động lực hệ thống (System dynamics) là môn nghiên cứu toàn bộ hệ thống biến động (thay đổi) theo thời gian [42] Theo Meyers (2010) [41], với góc nhìn khác, định nghĩa SD là phương pháp tiếp cận để hiểu và giải quyết vấn đề Phương pháp này tìm hiểu vấn đề qua sự tương tác (Feedback) của các thành phần bên trong hệ thống Ta có thể nói rằng SD là phương thức tìm hiểu vấn đề qua các tương tác của các thành phần bên trong của hệ thống theo thời gian qua đó dự đoán hoặc điều chỉnh hệ thống hướng đến mục tiêu mong muốn
Phương pháp động lực hệ thống (SD) có hai ưu điểm chính Một là sự tương tác giữa các thành phần trong hệ có thể được qui về dạng nguyên nhân - kết quả Do đó, nguyên nhân chính dẫn đến hành vi của hệ có thể xác định được Hai là có thể chỉ ra các thông số hay cấu trúc nào cần thay đổi để cải tiến kết quả làm việc của hệ.Điều đặc biệt hơn nữa là quá trình xác định trên có thể được mô phỏng và giải quyết bằng phần mềm máy tính [43].
Hình 2.2: Sơ đồ Stock và Flow
Trên thị trường hiện đang có nhiều phần mềm hỗ trợ việc áp dụng Phương pháp hệ thống động Trong số đó, có thể kể đến các phần mềm phổ biến như Dynamo, Stella, Ithink, Vensim, Powersim Cùng với các nghiên cứu, các phần mềm làm cho khả năng áp dụng Phương pháp động lực hệ thống để quản lý dự án trở nên hiện thực hơn.
Các bước xây dựng mô hình SD:
- Xác định các biến và trạng thái của chúng để đưa vào mô hình.
- Xác định mối quan hệ “nhân – quả” giữa các biến dựa vào suy luận logic, dữ liệu quá khứ…
- Lập bảng xác suất có điều kiện (CPTs) ứng với mỗi sự kết hợp của biến nguyên nhân và bảng xác suất ban đầu của chúng, CPTs có thể xác định từ kinh nghiệm của chuyên gia, hoặc từ kết quả của mô hình khác…
- Sau khi đã lập CPTs, đưa vào phần mềm để tính toán. Để áp dụng Phương pháp động lực hệ thống, Simonovic đã tổng hợp 12 nguyên tắc cần lưu ý, trong đó có các điểm chính sau:
- Áp dụng cho hệ đóng, các quan hệ ứng xử xuất phát từ bên trong hệ và các hành vi ứng xử diễn ra bên trong hệ
- Mỗi quyết định được thực hiện trong một vòng lặp ứng xử
- Vòng lặp ứng xử là nguyên tố cấu trúc cơ bản của hệ thống
- Lượng chỉ đo lường được theo thời gian.[53]
2.2.2 Nghiên cứu SD trong quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam và Thế giới Ứng dụng SD trong QLDA xây dựng
Mbiti (2008) [44] đã có một nghiên cứu khá thú vị về việc áp dụng SD trong lĩnh vực xây dựng Từ khởi đầu của nó tại Học viện công nghệ Massachuset (MIT) từ thập kỉ 50 của thế kỉ trước, các mô hình SD đã được sử dụng để mô phỏng nhiều vấn đề động phức tạp Tuy nhiên việc áp dụng SD ở các ngành khác thì thông dụng hơn à trong lĩnh vực xây dựng Ogunlana, Lim & Saeed (1998) [45] đã quan sát thấy rằng mô hình SD đã được sử dụng cho việc mô tả vấn đề quản lý, nghiên cứu và phát triển của các ngành khác hơn rất nhiều so với ngành xây dựng
Trong ngành xây dựng, mô hình SD thường được sử dụng ở mức độ vi mô hơn là ở mức độ vĩ mô Phần lớn các mô hình SD là được áp dụng cho dự án và các doanh nghiệp hơn là áp dụng cho cả thị trường hay cả ngành công nghiệp Các ví dụ về việc ứng dụng SD cho các dự án xây dựng bao gồm Chritamara & Ogunlana
(2002) [46], Hongagang, Mashayekhi & Saeed (1998), Love et al (2000) [47], Love, Mandal &Li (1999) [48], Nguyen & Ogunlana (2005) [49], Ogunlana, Li & Sukhera
(2003) [50], Ogunlana, Lim & Saeed (1998) [45],Tang & Ogunlana (2003) [52], Honggang, Mashayekhi & Saeed (1998) [51] Ví dụ về việc áp dụng mô hình SD cho việc nghiên cứu thị trường xây dựng có thể tham khảo các nghiên cứu của Bajracharya, Ogunlana & Bach (2000) [53], Kummerow (1999) [54] and Turk & Weijnen (2002) [55] Về việc ứng dụng SD trong quản lý dự án, Sterman (1992)
[56] cho rằng các dự án xây dựng phức tạp liên quan tới các hệ thống động phức tạp, các hệ thống này cực kỳ phức tạp và gồm nhiều thành tố quan hệ lẫn nhau, cực kỳ động, bao gồm nhiều quy trình hồi đáp, liên quan tới quan hệ phi tuyến và bao gồm cả dữ liệu “cứng và mềm” “
Các nghiên cứu System Dynamics tại Việt Nam
System Dynamics tuy là một hướng nghiên cứu chưa được phát triển đúng mức ở Việt Nam Tuy nhiên, đã có nghiên cứu rất sớm của Nguyễn Lương Bách(AIT- 1991) về việc tự đáp ứng nhu cầu lương thực của Việt Nam Gần đây, đã liên tục có những nghiên cứu ứng dụng SD Bùi Hoàng Phương đề xuất việc kết hợp mô hình EFQM và SD để cải thiện văn hóa an toàn Hồ Hoàng Duy nghiên cứu sự thay đổi trong quản lý thiết kế dự án xây dựng tại TPHCM bằng mô phỏng SD NguyễnHữu Thừa ứng dụng SD để phân tích dòng tiền dự án xây dựng Trần Ngọc Sang ứng dụng SD để phân tích lợi nhuận công ty sản xuất và thi công lắp đá granite.
Nguyễn Minh Quang kết hợp Value Stream Mapping và SD để quản lý chất lượng thi công cho nhà thầu xây dựng tại Việt Nam Phạm Thanh Hải đã xây dựng mô hình động quản lý sự thực hiện trong các công ty xây dựng bằng SD Trước đó, Nguyễn Quang Trung sử dụng SD trong dự báo lợi nhuận của dự án Bất động sản tại TPHCM, Lê Phúc Thịnh ứng dụng SD mô phỏng tính chất động của thời gian làm việc trong xây dựng Có thể nói, tuy tiếp cận với SD khá trễ so với thế giới, tuy nhiên đây đang là một hướng nghiên cứu hấp dẫn và thú vị đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam.
2.2.3 Quy trình nghiên cứu sử dụng System Dynamics
Việc mô hình hóa hệ thống động đã được nhiều học giả nghiên cứu và đề xuất các quy trình khác nhau.
Bảng 2.1 Các cách tiếp cận System Dynamics
Sterman (2000) Ý tưởng hóa Định nghĩa vấn đề Định nghĩa vấn đề Xây dựng sơ đồ và phân tích
Phát triển vấn đề Ý tưởng hóa hệ thống
Xây dựng sơ đồ và phân tích
Giả thuyết động Công thức hóa
Công thức mô hình Đại diện mô hình
Phân tích hành vi mô hình Hành vi mô hình
Kiểm tra Đánh giá mô hình Đánh giá mô hình Ứng dựng
Phân tích chính sách Phân tích chính sách và sử dụng mô hình
Phân tích chính sách và sử dụng mô hình
2.2.4 Các bước xây dựng mô hình và sơ đồ tính toán của phương pháp động lực hệ thống
2.2.4.1 Các loại động lực hệ thống (SD)
Có hai loại hệ thống: Hệ mở và Hệ đóng Với Hệ mở, đặc trưng của hệ là có tạo thành các kết quả đầu ra tương ứng với dữ liệu đầu vào Các hoạt động trong quá khứ của hệ mở sẽ không chi phối các hành vi trong tương lai Ví dụ: đồng hồ đeo tay là một hệ mở vì nó không thể quan sát và điều chỉnh sự chính xác của mình.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu định tính
Sau khi thu thập được nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề, tác giả lựa chọn, lập bảng tổng hợp theo tên biến và theo các câu hỏi đã được sử dụng Dựa trên kết qủa tổng hợp này tác giả tìm ra khung phân tích nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết phương pháp động lực hệ thống SD của Meyers (2010 Trong đó, trọng tâm của nghiên cứu này chính là lý thuyết chọn trường đại học của Chapman (1981). Phương pháp động lực hệ thống (System Dynamics) đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới với nhiều nhóm mô hình và nghành nghề khác nhau Dựa trên các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được tổng hợp trong Bảng 3.1 tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi, ý thức thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng Trong đó, nghiên cứu tìm hiểu thêm thêm một số yếu tố khác khi phỏng vấn các chuyên gia, các nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp để nghiên cứu và điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với điều kiện thực tế, môi trường xây dựng ở Việt Nam.
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến ảnh hưởng đến hành vi, ý thức
Nhóm STT Nhân tố (biến) Tác giả
Bản thân người lao động
4 Kiến thức an toàn lao động [1], [19],[7], [23],
5 Mức độ chấp nhận rủi ro Đề xuất
7 Tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm việc [28]
8 Thời gian gắn bó với công ty Đề xuất
9 Thói quen sử dụng chất kích thích, thuốc lá và bia rượu Đề xuất
10 Mức độ tin tưởng của người lao động đối với hiệu quả công tác quản lý Đề xuất
11 Đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó [7], [23]
13 Kinh nghiệm của người quản lý [21], [25], [36]
Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức và bên ngoài
14 Hoạt động, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng, an toàn lao động
15 Chương trình đào tạo an toàn lao động [20], [5], [6], [23],
16 Không có cam kết ATLĐ trên công trường [5], [6],[27]
17 Môi trường làm việc tốt 25], [36], [31], [38]
18 Bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý [19],[23], [30]
19 Mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động [21], [25], [36],[35],
20 Giám sát chưa chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ lao động 5],[6],[7],[22]
21 Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng
22 Tổ chức mặt bằng thi công không thuận lợi [5], [24], [25]
23 Thiếu biển báo, hướng dẫn, quy tắc về kỹ thuật ATLĐ, thiết bị bảo hộ cho công nhân [22], [31], [34]
24 Thực hiện không nghiêm chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi Đề xuất
25 Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng [22], [23], [26]
26 Ý thức thực hiện giám sát an toàn lao động [5],[23], [26]
27 Môi trường làm việc bị ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, khí độc) Đề xuất
28 Thiên tai, dịch bệnh Đề xuất
29 Không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của người lao động Đề xuất
30 Thường xuyên kiểm tra điều kiện ATLĐ và rủi ro trên công trường
31 Mặt bằng thi công khó khăn Đề xuất
32 Điều kiện thời tiết Đề xuất
Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD
Sau khi tổng hợp được các nhân tố trong phân tích định tính, nghiên cứu tiến hành phân loại các nhân tố thành 03 nhóm: các yếu tố liên quan đến Bản thân người lao động; các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ và các yếu tố liên quan đến Điều kiện lao động các biến số đo lường các nhân tố được thể hiện cụ thể trong bảng 3.2.
Thang đo thứ bậc: được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu marketing để đo lường về thái độ, ý kiến, quan điểm… (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật, trong nghiên cứu này là thứ tự của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD.
Thang đo Likert 5 mức độ: cho biết khoảng cách của các thứ bậc, gồm có hai phần là phần khoảng mục và phần đánh giá Phần khoảng mục liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD Phần đánh giá là danh sách đặc tính trả lời được sắp xếp theo mức độ tăng dần từ “Rất không ảnh hưởng”/“Rất không đồng ý” (1 điểm) đến “Ảnh hưởng rất lớn”/“Rất đồng ý” (5 điểm).
Bảng 3.2 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD
Nhóm Ký hiệu Tên các yếu tố
I Nhóm các yếu tố liên quan đến Bản thân người lao động
I.3 Tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm việc
I.6 Thời gian gắn bó với công ty
I.8 Kiến thức an toàn lao động
I.9 Mức độ tin tưởng của người lao động đối với hiệu quả công
Nhóm Ký hiệu Tên các yếu tố tác quản lý I.10 Thói quen hút thuốc hay uống bia rượu
I.11 Đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó
I.12 Mức độ chấp nhận rủi ro
II Nhóm các yếu tố liên quan đến Công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ I.13 Mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động
I.14 Thực hiện không nghiêm chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi
I.15 Ý thức thực hiện giám sát an toàn lao động của công tác tổ chức quản lý I.16 Kinh nghiệm của người quản lý
I.17 Thường xuyên kiểm tra điều kiện ATLĐ và rủi ro trên công trường I.18 Không có cam kết ATLĐ trên công trường
I.19 Hoạt động, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng, an toàn lao động I.20 Giám sát chưa chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ lao động
I.21 Bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý
I.22 Chương trình đào tạo an toàn lao động
III Nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động
I.23 Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng
I.24 Mặt bằng thi công khó khăn
I.25 Môi trường làm việc bị ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, khí độc)
I.26 Tổ chức mặt bằng thi công không thuận lợi
I.27 Thiếu biển báo, hướng dẫn, quy tắc về kỹ thuật ATLĐ, thiết bị bảo hộ cho công nhân I.28 Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng
I.29 Không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của người lao động I.30 Môi trường làm việc tốt
I.31 Yếu tố thiên tai, dịch bệnh
I.32 Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Nguồn: tổng hợp các nghiên cứu trước
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
Bảng câu hỏi là một trong những phương pháp thường được dùng để khảo sát, thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu Vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu
Khảo sát bảng câu hỏi là phương pháp hiệu quả để thu thập ý kiến của một lượng lớn người thu thập về một số vấn đề cần quan tâm trong khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, đối tượng trả lời bảng câu hỏi phải được chọn lọc để đảm bảo độ tin cậy nội dung phản hồi, tránh trường hợp bị hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, dẫn đến kết quả bị sai lệch Việc thiết kế bảng câu hỏi cần đạt được các mục đích cuối cùng là lấy được thông tin cần thiết cho nghiên cứu Cấn khuyến khích người trả lời để họ quan tâm và chia sẻ thông tin cần thiết và chính xác.
- Quy trình thiết kế bảng câu hỏi được chia thành 8 bước như sau:
Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập Ở đây, ta cần thu thập các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong ngành xây dựng
Bước 2: Xác định loại câu hỏi và cách thức triển khai: gồm câu hỏi có cấu trúc hay phi cấu trúc, câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp và phương pháp triển khai qua phỏng vấn trực tiếp, email hay điện thoại
Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi, căn cứ vào hai bước đã thực hiện ở trên, ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
- Cần một hay nhiều câu hỏi để thu thập một thông tin cần hỏi?
- Người được hỏi có biết được vấn đề không?
- Người được hỏi có trả lời được không?
Bước 4: Xác định hình thức trả lời Dạng câu hỏi mở hay đóng? Bao nhiêu lựa chọn? Dùng thang đo gì?
Bước 5: Đặt câu chữ cho từng câu hỏi, nhằm đảm bảo rằng câu hỏi có một nghĩa duy nhất; từ ngữ đơn giản, tránh câu hỏi mập mờ, câu hỏi dẫn, câu hỏi hai nội dung, tiếng lóng, viết tắt, biệt ngữ, phủ định hai lần, giả định
Bước 6: Xác định thứ tự câu hỏi: Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, gây thích thú, dẫn dắt từ tổng quát đến chi tiết, cẩn thận với những câu hỏi rẽ nhánh hay điều kiện, các câu hỏi cơ bản, câu hỏi sàn lọc để ở trước và câu hỏi xếp loại, câu hỏi khó, nhạy cảm để ở cuối
Bước 7: Xác định hình thức cho bảng câu hỏi: Ảnh hưởng đến sự chấp nhận trả lời và sự chính xác của các câu hỏi
- Trình bày các phần mục và câu hỏi rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán Nếu có phần rẽ nhánh hay có điều kiện thì có hướng dẫn cụ thể
- Hạn chế chiều dài bảng câu hỏi, số câu hỏi và khoảng thời gian để trả lời.
- Chất lượng giấy, khổ giấy, cỡ chữ, kiểu chữ, chất lượng in/coppy và phần giới thiệu, phần hướng dẫn phải được chuẩn bị cẩn thận
Bước 8: Triển khai và hoàn chỉnh bảng câu hỏi:
- Hỏi ý kiến các chuyên gia và người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi.
- Kiểm tra về thang đo, cách dùng từ ngữ, câu văn, kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi cũng như hình thức trình bày bảng câu hỏi.
Quá trình thu thập dữ liệu là một bước vô cùng quan trọng trong nghiên cứu.
Dữ liệu thu thập được chính xác sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của nghiên cứu.
Do đó, sau khi tham khảo những nghiên cứu trước đây, tài liệu, sách báo, internet để xác định những nhân tố ảnh hưởng hành vi, mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng trong ngành xây dựng ở điều kiện Việt Nam phục vụ cho việc xây dựng nội dung bảng câu hỏi Tuy nhiên, để có bảng câu hỏi đạt chất lượng cao thì cần phải qua nhiều lần thử và sửa chữa để hoàn chỉnh trước khi phân phát bảng câu hỏi đại trà Qua công tác khảo sát thử nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra những nội dung chưa phù hợp và hiệu chỉnh Bên cạnh đó, ý kiến phản hồi, bổ sung thu được từ những chuyên gia và những người có kinh nghiệm cũng góp phần rất nhiều trong việc xây dựng bảng câu hỏi.
Hiện nay, có 3 phương pháp xác định kích thước mẫu tới bạn đang được sử dụng phổ biến:
- Theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu tối thiểu là 200
- Theo Bollen (1989), kích thước mẫu phải thỏa mãn tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến nghiên cứu Theo nghiên cứu này, có 22 yếu tố cần khảo sát, cho nên cần tối thiểu là 22 x 50 mẫu nghiên cứu
- Theo Luck D.J, Rubin R.S thì công thức tính toán kích thước mẫu như sau: Trong đó:
Sx: độ lệch chuẩn của mẫu
E: sai số cho phép, khoảng tin cậy của mẫu
Z: giá trị của phân phối chuẩn được xác định theo phân phối chuẩn Ở nghiên cứu này, phạm vi sai số E 0,5 và thực hiện kiểm định Bartlett với sig < 0,05, hệ số tải nhân tố có giá trị > 0,5, chỉ số phương sai trích = 4,480 > 1 và tổng phương sai trích bằng 60,007%
>50% Do đó, có thể kết luận rằng cho thấy các thang đo và biến số đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD được lựa chọn sau phân tích Cronbach’s Alpha là phù hợp
Bảng 4.5 Kiểm định nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD Điểm dừng phương sai trích Tổng phương sai trích Hệ số KMO Sig.
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Kết quả ma trận xoay cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD đã hình thành nên 03 nhóm nhân tố và không hình thành nên khái niệm mới sau khi đã tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo, điều này cho thấy sự phù hợp của các thang đo nghiên cứu đề xuất (bảng 4.6).
Bảng 4.6 Ma trận xoay các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD
Biến số Hệ số tải
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Như vậy qua kết quả phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá thì có 23/32 biến số được sử dụng là biến số thành phần của mô hình SD ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng tại Đồng Tháp.
Nhóm các yếu tố bản thân người lao động bao gồm 07 biến số (I3, I5, I8, I9, I10, I11, I12) có hệ số tải dao động từ 0,727-0,861.
Nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ bao gồm 08 biến số (I13, I15, I16, I17, I19, I20, I21, I22) có hệ số tải dao động từ 0,649-0,806.
Nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động bao gồm 08 biến số (I3, I23, I24, I25, I26, I27, I28, I31, I32 ) có hệ số tải dao động từ 0,581-0,892.
Bảng 4.7 Các biến trong mô hình SD ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng tại Đồng Tháp
Bản thân người lao động
2 Kiến thức an toàn lao động [1], [19],[7], [23],
3 Mức độ chấp nhận rủi ro Đề xuất
4 Tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm việc [28]
5 Thói quen sử dụng chất kích thích, thuốc lá và bia rượu Đề xuất
6 Mức độ tin tưởng của người lao động đối với hiệu quả công tác quản lý Đề xuất
7 Đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó [7], [23]
Các yếu tố liên quan đến Công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ
8 Mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động
9 Ý thức thực hiện giám sát an toàn lao động của công tác tổ chức quản lý [5],[23], [26]
10 Kinh nghiệm của người quản lý [21], [25], [36]
11 Thường xuyên kiểm tra điều kiện ATLĐ và rủi ro trên công trường [6],[22], [31]
12 Hoạt động, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng, an toàn lao động
13 Giám sát chưa chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ lao động [5],[6],[7],[22]
14 Bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý [19],[23], [30]
15 Chương trình đào tạo an toàn lao động [20], [5], [6], [23],
Nh óm16 Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng
[23], [25] các yếu tố liên quan đến điều kiện laođộng
17 Mặt bằng thi công khó khăn Đề xuất
18 Môi trường làm việc bị ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, khí độc) Đề xuất
19 Tổ chức mặt bằng thi công không thuận lợi [5], [24], [25]
20 Thiếu biển báo, hướng dẫn, quy tắc về kỹ thuật ATLĐ, thiết bị bảo hộ cho công nhân [22], [31], [34]
21 Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng [22], [23], [26]
22 Yếu tố thiên tai, dịch bệnh Đề xuất
23 Điều kiện thời tiết khắc nghiệt Đề xuất
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn
động theo phương pháp động lực hệ thống SD
4.3.1 Nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động
Kết quả phân tích bảng 4.8 cho thấy trong 07 thang đo đo lường nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động đạt độ tin cậy thì điểm số trung bình dao động từ 3.33-3.45 các tiêu chí được đánh giá cao đó là đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó (3.45), trình độ học vấn (3.42), kiến thức an toàn lao động (3.42) Như vậy, theo phương pháp động lực hệ thống SD thì vấn đề được ưu tiên đó là sự vi phạm ATLĐ của người lao động trình độ, kiến thức của người lao động Tiếp đến là mức độ tin tưởng của người lao động đối với hiệu quả công tác quản lý (3.39), tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm việc (3.38) và mức độ chấp nhận rủi ro (3.38) điều thú vị là thói quen hút thuốc hay uống bia rượu được các nhà quản lý đánh giá thấp nhất về tầm quan trọng với 3.33.
Bảng 4.8 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I3 Tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm việc 3,38 1,076
I8 Kiến thức an toàn lao động 3,42 1,156
Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I9 Mức độ tin tưởng của người lao động đối với hiệu quả công tác quản lý 3,39 1,120
I10 Thói quen hút thuốc hay uống bia rượu 3,33 1,072
I11 Đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó 3,45 1,037
I12 Mức độ chấp nhận rủi ro 3,38 1,070
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
4.3.2 Nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý an toàn lao động
Kết quả phân tích bảng 4.9 cho thấy trong 08 thang đo đo lường nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ đạt độ tin cậy thì điểm số trung bình dao động từ 3.38-3.54 các tiêu chí được đánh giá cao đó là Bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý (3.54), Hoạt động, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng, an toàn lao động (3.49), Kinh nghiệm của người quản lý (3.47) Như vậy, theo phương pháp động lực hệ thống SD thì vấn đề được ưu tiên đó là bố trí công việc, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng đối với người lao động và kinh nghiệm của người quản lý, nhất là người quản lý trực tiếp người lao động tại các công trường. Tiếp đến là giám sát chưa chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ lao động (3.45), ý thức thực hiện giám sát an toàn lao động của công tác tổ chức quản lý (3.44), chương trình đào tạo an toàn lao động (3.44) và thường xuyên kiểm tra điều kiện ATLĐ và rủi ro trên công trường (3.43) điều thú vị là thói quen hút thuốc hay uống bia rượu được các nhà quản lý đánh giá thấp nhất về tầm quan trọng với 3.33.
Bảng 4.9 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ
Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I.13 Mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động 3,38 1,099 I.15 Ý thức thực hiện giám sát an toàn lao động của công tác tổ chức quản lý 3,44 1,130
Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I.16 Kinh nghiệm của người quản lý 3,47 1,094
I.17 Thường xuyên kiểm tra điều kiện ATLĐ và rủi ro trên công trường 3,43 1,156
I.19 Hoạt động, hỗ trợ khuyến khích, khen thưởng, an toàn lao động 3,49 1,059
I.20 Giám sát chưa chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ lao động 3,45 1,052
I.21 Bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý 3,54 1,108 I.22 Chương trình đào tạo an toàn lao động 3,44 1,135
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
4.3.3 Nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động
Kết quả phân tích bảng 4.10 cho thấy trong 08 thang đo đo lường nhóm nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động đạt độ tin cậy thì điểm số trung bình dao động từ 3.43-3.66 Các tiêu chí được đánh giá cao đó là Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng (3.66); Mặt bằng thi công khó khăn (3.66); thiếu biển báo, hướng dẫn, quy tắc về kỹ thuật ATLĐ, thiết bị bảo hộ cho công nhân (3.60) Như vậy, theo phương pháp động lực hệ thống SD thì vấn đề được ưu tiên đó là sự đổi mới trong công tác đảm bảo ATLĐ trên công trường, mặt bằng thi công và biển báo, hướng dẫn về kỹ thuật ATLĐ, các thiết bị bảo hộ Tiếp đến là môi trường làm việc bị ô nhiễm (3.53), Điều kiện thời tiết khắc nghiệt (3.53), Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng (3.49) Yếu tố thiên tai, dịch bệnh; Tổ chức mặt bằng thi công không thuận lợi được các nhà quản lý đánh giá thấp nhất về tầm quan trọng lần lượt là 3.45 và 3.43.
Bảng 4.10 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I.23 Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng 3,66 1,001
I.24 Mặt bằng thi công khó khăn 3,66 1,045
I.25 Môi trường làm việc bị ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, khí độc) 3,53 1,041
I.26 Tổ chức mặt bằng thi công không thuận lợi 3,43 1,095
Ký hiệu Tên các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn
I.27 Thiếu biển báo, hướng dẫn, quy tắc về kỹ thuật
ATLĐ, thiết bị bảo hộ cho công nhân 3,60 1,027
I.28 Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng 3,49 1,077
I.31 Yếu tố thiên tai, dịch bệnh 3,45 1,085
I.32 Điều kiện thời tiết khắc nghiệt 3,53 1,065
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát