1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc

110 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
Trường học Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
Thể loại báo cáo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 866 KB

Cấu trúc

  • 1.1.1. Khái niệm (11)
    • 1.1.1.1. Khái niệm về Báo cáo tài chính hợp nhất (11)
    • 1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất (11)
  • 1.1.2. Néi dung (0)
  • 1.2. Mục đích và phạm vi của Báo cáo tài chính hợp nhất (18)
    • 1.2.1. Mục đích (18)
    • 1.2.2. Phạm vi (18)
  • 1.3. Phơng pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất (0)
    • 1.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất (19)
    • 1.3.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính hợp nhất (24)
      • 1.3.2.1. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất (24)
      • 1.3.2.2. Thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính hợp nhất (24)
    • 1.3.3. Một số quy định cụ thể về Báo cáo tài chính hợp nhất (25)
      • 1.3.3.1. Kỳ báo cáo và các chính sách kế toán nhất quán (25)
      • 1.3.3.2. Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con (26)
      • 1.3.3.3. Xác định phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con (0)
    • 1.3.4. Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất (28)
    • 1.3.5. Sổ kế toán hợp nhất (30)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành (34)
    • 2.1.2. Quá trình phát triển (36)
  • 2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại tCT (38)
    • 2.2.1. Đặc điểm của tổ chức quản lý (38)
    • 2.2.2. Đặc điểm của tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (41)
    • 2.2.3. Đặc điểm về tổ chức công tác hạch toán kế toán (42)
  • 2.3. Thực trạng tổ chức công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhÊt (52)
    • 2.3.1. Thực trạng công tác tổ chức lập BCTC hợp nhất theo chế độ quy định hiện hành (thông t số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính) (0)
      • 2.3.1.1. Thông t hớng dẫn thiếu tính cụ thể và khó áp dụng (0)
      • 2.3.1.2. Các ví dụ minh hoạ cha có tính thống nhất và hệ thống (0)
      • 2.3.1.3. Các chuẩn mực kế toán và thông t kế toán còn thiếu tính đồng bộ (0)
    • 2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức lập BCTC tại TCT Hàng Không Việt Nam. 49 1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp (55)
      • 2.3.2.2. Các quy định về nội dung, trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất. 51 2.3.2.3. Nội dung Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt nam 54 2.3.2.4. Trình tự lập Báo cáo tài chính tổng hợp tại Tổng công ty Hàng không Việt nam (57)
      • 2.3.2.5. Đánh giá về tổ chức công tác lập BCTC hợp nhất tại Tổng công ty Hàng không Việt nam (62)
  • Chơng 3: Một số kiến nghị đề xuất và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công (0)
    • 3.2. Nguyên tắc hoàn thiện của tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất (77)
    • 3.3. ý kiến đề xuất và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất (79)
      • 3.3.1. Về phía chế độ quy định của Nhà nớc (79)
        • 3.3.1.1 Các văn bản thông t hớng dẫn cần cụ thể và chính xác hơn (0)
        • 3.3.1.2. Ban hành quy chế tài chính mẫu và hớng dẫn cụ thể về quan hệ đầu t và quản lý tài chính trong mối quan hệ theo mô hình Công ty mẹ- công ty con (0)
      • 3.3.2. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt nam (94)
        • 3.3.2.1. Cần chuyển đổi mô hình hoạt động TCT sang mô hình Công ty Mẹ Con.– Con (94)
        • 3.2.2.2. Thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn công ty theo chuẩn mực kế toán số 25 và thông t hớng dẫn số 23 về báo cáo tài chính hợp nhÊt (95)
        • 3.3.2.3. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo bộ phận (103)
        • 3.3.2.4. Thực hiện quản lý hiệu quả đối với nguồn kinh phí sự nghiệp (104)
        • 3.3.2.5. Thực hiện hạch toán và cơ chế quản lý tài chính tại TCT theo 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 và thông t hớng dẫn số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 về Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nớc..........100 kÕt luËn chung 102 (105)

Nội dung

Lêi më ®Çu M C L CỤC LỤC ỤC LỤC Môc lôc i Danh môc c¸c ký hiÖu, ch÷ viÕt t¾t iv Danh môc c¸c b¶ng v Danh môc c¸c h×nh vÏ vi Lêi më ®Çu 1 Ch¬ng1 Mét sè vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ B¸o c¸o tµi chÝnh hîp nh[.]

Khái niệm

Khái niệm về Báo cáo tài chính hợp nhất

Có rất nhiều cách hiểu báo cáo tài chính hợp nhất khác nhau, tùy theo mục tiêu nghiên cứu và cách đánh giá của người đọc, có thể hiểu theo những cách khác nhau

- Nếu đứng trên góc độ của người lập báo cáo thì: Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo gồm các báo cáo tài chính hợp nhất về kết quả tài chính, tình hình tài chính và các luồng tiền của chủ thể kinh tế Nó phản ánh các nguồn lực kinh tế bị kiểm soát được nắm giữ trực tiếp bởi Công ty kiểm soát và được nắm giữ gián tiếp thông qua các chủ thể bị kiểm soát.

- Dưới góc độ của người nhận thông tin: Báo cáo tài chính hợp nhất là một báo cáo tổng thể tổng kết các thông tin tài chính của công ty kiểm soát và tất cả các chủ thể phụ thuộc của nó.

- Dưới góc độ của cơ quan quản lý (cơ quan nhà nước): Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con.

Nh vậy , có thể hiểu:

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo phản ánh tổng hợp về thông tin tài chính của công ty kiểm soát và các chủ thể bị nó kiểm soát Nó được lập nh thể các công ty kiểm soát và các chủ thể bị nó kiểm soát là một đơn vị kinh tế duy nhất.

Các khái niệm liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất

* Khái niệm hợp nhất, hợp nhất kinh doanh

Mét trong nhiều lý do cho đến nay báo cáo tài chính hợp nhất còn nhiều người chưa biết là bởi vì họ chưa quan tâm đến các vấn đề nh: hợp nhất kinh doanh, tập đoàn, mô hình công ty mẹ-cụng ty con… Vậy hợp nhất là gì?

Một cách hiểu đơn giản về hợp nhất (hay còn gọi là sát nhập) là việc cộng gộp hoặc kết hợp các thông tin, sự việc, hiện tượng lại với nhau. Động cơ của sự hợp nhất là nhằm đạt được sự thống nhất theo chiều dọc và chiều ngang hoặc nhằm mở rộng quy mô hoạt động và thị phần.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc một thực thể kinh tế kết hợp với một thực thể khác và kiểm soát tài sản của nhau.

Theo IFRS3 (chuẩn mực kế toán Quốc tế về báo cáo tài chính) thì phương pháp hợp nhất được công nhận duy nhất là phương pháp mua lại, theo phương pháp này:

- Báo cáo tài chính của các đơn vị sẽ được hợp nhất từ thời điểm thực hiện giao dịch mua lại.

- Khi hợp nhất báo cáo tài chính các yếu tố trên báo cáo tài chính tại ngày thực hiện giao dịch mua lại được xác định theo giá trị hợp lý Chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản chi ra đối với giá trị hợp lý của tài sản thu được (thông qua sở hữu cổ phần) hình thành lợi thế thương mại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy “hợp nhất doanh nghiệp” không chỉ đơn giản xảy ra giữa một công ty này với một công ty khác, mà nó xảy ra giữa một đơn vị này với nhiều đơn vị khác, theo đó có thể một công ty mẹ với nhiều công ty con hoặc một công ty mẹ với một vài công ty con và nhiều công ty cháu, và nếu biểu diễn trên mô hình sẽ là:

Hình1.1: Mô hình tập đoàn.

Như vậy :Hợp nhất doanh nghiệp (hay còn gọi là hợp nhất kinh doanh) là việc kết hợp các đơn vị, doanh nghiệp độc lập thành một đơn vị báo cáo thông qua hình thức thâu tóm quyền kiểm soát đối với tài sản thuần và hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp khác.

Các trường hợp không được coi là hợp nhất kinh doanh:

1 Trường hợp các doanh nghiệp độc lập liên kết với nhau thành lập một liên doanh.

2 Trường hợp các doanh nghiệp cùng chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp khác Việc hợp nhất chỉ mang tính chất tái cơ cấu của doanh nghiệp kiểm soát.

3 Trường hợp các doanh nghiệp độc lập được kết hợp lại thông qua hình thức hợp đồng mà không phải là thâu tóm quyền sở hữu.

Các doanh nghiệp hợp nhất hình thành nên tập đoàn.

* Khái niệm tập đoàn Đối với Việt nam, khái niệm mô hình tập đoàn chỉ mới được biết đến khi chóng ta đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế và hiện đang trong quá trình hình thành, nhưng trên thế giới nú đó được hình thành, phát triển hàng trăm năm trước và rất quen thuộc với các nước đang phát triển.

Tập đoàn công ty là một số công ty liên kết với nhau thông qua sở hữu chung cổ phần hoặc sở hữu cổ phần lẫn nhau và cùng chịu sự kiểm soát thống nhất.

Trên mỗi quốc gia khác nhau “tập đoàn” có thể có những tên gọi khác nhau như: ở Đức, Pháp, Mỹ gọi là Cartel, Syndicate, Trust, Group, Nhật Bản là Zaibatsu, Hàn Quốc là Chaebol nhưng hầu hết các tập đoàn (tập đoàn kinh doanh) trên thÕ giới đều có đặc trưng chung:

- Quy mô về tài chính rất lớn.

- Phạm vi hoạt động rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn.

-Về cơ cấu tổ chức: là hình thức liên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành hay những ngành khác nhau trong một nước hay nhiều nước, thông qua sự điều hành chung Tập đoàn không phải là một hình thức pháp nhân cụ thể vì chưa có một tổ chức, một doanh nghiệp nào đăng ký tư cách pháp nhân của mình là một tập đoàn Đó là sự liên kết của nhiều pháp nhân với nhau dưới một sự chi phối kiểm soát chung của một tập đoàn.

- Mô hình quản trị điều hành có thể là mô hình “kim tự thỏp”, về thể chế quản lý tập trung quyền lực theo chiều dọc, trực tuyến, hay mô hình “mạng lưới” trao quyền lực cho các bộ phận chi nhánh hoặc mô hình “hỗn hợp” về thể chế quản lý phối hợp giữa tập trung và phân tán quyền lực.

- Về mối quan hệ giữa các thành viên trong tập đoàn: tập đoàn kinh tế bao gồm các thành viên có mối liên hệ nhất định nằm trong khuôn khổ kiểm soát chung của tập đoàn, các thành viên này có phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của mỡnh(cụng ty con) do công ty khác nắm giữ Do đó quan hệ trong tập đoàn là quan hệ theo mô hình công ty mẹ-cụng ty con Trong đó, các thông tin tài chính liên quan đến tất cả các công ty trong tập đoàn có thể đánh giá qua công ty đứng đầu tập đoàn hay còn gọi là công ty kiểm soát hoặc công ty mẹ, còn công ty con là công ty bị kiểm soát Mối quan hệ này có thể biểu diễn qua sơ đồ.

Hình1.2: Mối quan hệ trong tập đoàn.

Nh vậy tập đoàn kinh tế ở đây được hiểu bao gồm công ty mẹ và các công ty con, cả công ty mẹ và công ty con đều là những pháp nhân độc lập Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con là mối quan hệ mang tính tự nguyện, bình đẳng và được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc ràng buộc nhất định, đó là quan hệ về nắm giữ tài sản, sở hữu vốn, đầu tư tài chính về kế toán và sự kiểm soát, chi phối

* Các khái niệm liên quan khác

Một tập đoàn (tập đoàn kinh tế) là một tập hợp các chủ thể (có thể các công ty, quỹ đầu tư, tín thác, công ty hợp danh) cùng hoạt động để đạt được những mục tiêu chung

Mục đích và phạm vi của Báo cáo tài chính hợp nhất

Mục đích

- Giúp cho các nhà quản lý, ban lãnh đạo công ty đánh giá tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của toàn bộ tập đoàn cũng như các đơn vị phụ thuộc từ đó có thể đưa ra các phương hướng chiến lược hoạt động kinh doanh và các quyết định đúng đắn.

- Giỳp các nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà tài trợ, cho vay biết được thực trạng hoạt động kinh doanh của toàn bộ tập đoàn, khả năng tài trợ, hoàn vốn có thể đưa ra các quyết định đầu tư.

- Giúp Nhà nước (đối với các doanh nghiệp nhà nước) biết được tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, vốn của Nhà nước hiện đang đầu tư tại doanh nghiệp, qua đó có chiến lược đầu tư thớch đỏng Các cơ quan quản lý Nhà nước nh thuế, cục quản lý vốn và các cơ quan khác có thể khi kiểm soát tập đoàn thông qua các chức năng của mình

Phạm vi

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 27 “Bỏo cỏo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, báo cáo tài chính hợp nhất được lập trong các trường hợp: tập đoàn có công ty mẹ và các công ty con chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.

Sù kiểm soát được định ra ở đây là quyền điều chỉnh các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động của một công ty đạt được từ lợi Ých hoạt động của công ty đó Trong những yếu tố khác, sự tồn tại của việc kiểm soát được thể hiện qua những hình thức sau:

- Quyền sở hữu: công ty mẹ sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiếp) thông qua các công ty con, trên 50% quyền biểu quyết.

- Quyền biểu quyết: quyền biểu quyết thực tế chiếm trên 50% theo thoả thuận với các nhà đầu tư khác.

Phơng pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất

Về nguyờn tắc có thể lập báo cáo tài chính hợp nhất bằng cách hạch toán các giao dịch và các sự kiện ảnh hưởng đến chủ thể kinh tế vào một nhóm tài khoản riêng. Tuy nhiên việc đó sẽ gấp đôi việc ghi sổ đối với mỗi chủ thể thành viên của chủ thể kinh tế Vì thế, sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bắt đầu với sổ kế toán của mỗi thành viên và sử dụng phương pháp bảng tính để lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Hiện nay, trên thế giới tồn tại một số quan điểm về cơ sở lập báo cáo tài chính hợp nhất Các quan điểm này chỉ khác nhau trong trường hợp công ty mẹ sở hữu từng phần công ty con, nhấn mạnh vào phần cổ đông không kiểm soát trong báo cáo tài chính, hai trong số các quan điểm hợp nhất báo cáo tài chính như sau:

- Quan điểm lợi Ých chủ sở hữu: theo quan điểm này, người ta không tính đến hay không thể hiện “phần cổ đụng khụng kiểm soỏt” Khi sử dụng phương pháp trực tiếp, người ta lập bảng cân đối kế toán hợp nhất bằng cách tính cho từng khoản mục: Giá hạch toán công ty mẹ (+) giá thực tế công ty con (x) phần trăm (%) tham gia công ty mẹ Phương pháp này còn gọi là phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ.

- Quan điểm thực thể phân biệt hay còn gọi là phương pháp hợp nhất theo cổ đông thiểu số: Theo quan điểm này, coi thực thể hợp nhất bao gồm hai nhóm cổ đông phân biệt: Cổ đông có quyền kiểm soát và cổ đông không có quyền kiểm soát (cổ đông thiểu số) Theo cách này, bảng cân đối kế toán hợp nhất một mặt phản ánh tài sản thuần của công ty con theo giá thực tế, mặt khác phản ánh khoản chênh lệch mua được xác định như là công ty mẹ mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của công ty con. Người ta không áp dụng trong tình huống công ty mẹ muốn tăng phần trăm tham gia bằng cách thực hiện một loạt các đợt mua cổ phiếu phụ thêm

Cụ thể, chúng ta xét ví dụ:

1 Tại công ty X ngày 1.1.2002 mua 465 cổ phiếu/ 775 cổ phiếu thông thường từ phớa cỏc cổ đông của công ty Y với mệnh giá 1.000.000/cổ phiếu bằng tiền gửi. Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31.12.2001 của hai công ty X và Y nh sau: (đơn vị tính 1.000)

B ng 1.2: B ng cân ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001i k toán c a công ty X v Y t i 31/12/2001ủa công ty X và Y tại 31/12/2001 à Y tại 31/12/2001 ại 31/12/2001

Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y

2 Các khoản phải trả khác 240.000 40.000

2.Tại ngày 01.01.2002 toàn bộ giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ công ty Y ngang bằng với giá trị hợp lý, ngoại trừ một số khoản mục sau.

B ng 1.3: B ng giá tr ghi s v giá tr h p lý c a t i s n công ty Y t i 1.1.1002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 à Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ủa công ty X và Y tại 31/12/2001 à Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ại 31/12/2001

Chỉ tiêu Giá ghi sổ

Chênh lệch giữa giá ghi sổ và giá hợp lý

Với các dữ liệu trên ta xác định được công ty X nắm giữ quyền biểu quyết tại công ty Y là: 465 cổ phiếu/ 775 cổ phiếu = 60% Khi đó:

* Theo quan điểm lợi Ých chủ sở hữu (hay phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ) giá thực tế của công ty Y được đánh giá: (đơn vị tính:1.000)

B ng 1.4: B ng giá tr th c t t i s n công ty Y t i th i i m h p nh t.ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ực tế tài sản công ty Y tại thời điểm hợp nhất ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 à Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ại 31/12/2001 ời điểm hợp nhất đ ểm hợp nhất ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ất.

Chỉ tiêu Giá trị ghi sổ Giá trị thực tế

2 Các khoản phải trả khác 40.000 40.000

Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại thời điểm hợp nhất là: (Đơn vị tính 1.000)

B ng 1.5: B ng cân ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001i k toán h p nh t t i 31/12/2001(theo quan i m l iợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ất ại 31/12/2001 đ ểm hợp nhất ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 Ých ch s h u)ủa công ty X và Y tại 31/12/2001 ở hữu) ữu)

Công ty Y Giá thực tế của công ty

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

2 Các khoản phải trả khác 240.000 40.000 40.000 24.000 264.000

* Theo quan i m th c th phân bi t (điểm thực thể phân biệt (đơn vị tính 1.000): ểm thực thể phân biệt (đơn vị tính 1.000): ực thể phân biệt (đơn vị tính 1.000): ểm thực thể phân biệt (đơn vị tính 1.000): ệt (đơn vị tính 1.000): điểm thực thể phân biệt (đơn vị tính 1.000):ơn vị tính 1.000):n v tính 1.000):ị tính 1.000):

1- Giá vốn khoản đầu tư của X vào Y: 465.000

2- Giá trị hợp lý tài sản thuần của Y 735.000

+ Tài sản thuần của Y theo giá trị ghi sổ

Nguồn vốn chủ sở hữu: 580.000

Lợi nhuận chưa phân phối:120.000

+ Điều chỉnh chênh lệch giá trị hợp lý 35.000

3- Phần sở hữu của X trong Y (735.000x60%) 441.000

5- Phần lợi Ých cổ đông thiểu số=(735.000 x40%) 294.000

Khi đó, Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại thời điểm hợp nhất là: (Đơn vị tính 1.000)

B ng 1.6: B ng cân ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001i k toán h p nh t t i 31.12.2001 (theo quan i m ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ất ại 31/12/2001 đ ểm hợp nhất. th c th phân bi t)ực tế tài sản công ty Y tại thời điểm hợp nhất ểm hợp nhất ệt)

Chỉ tiêu Công ty X Công ty

Y Điều chỉnh Bảng cân đối kế toán hợp nhất

6 Đầu tư vào công ty Y 465.000 - - 465.000 0

2 Các khoản phải trả khác 240.000 40.000 - - 280.000

5 Phần sở hữu cổ đông thiểu số - - - 294.000 294.000

Như vậy, phương pháp cơ bản để lập một bộ BCTC hợp nhất là kết hợp các BCTC của công ty mẹ và các công ty con theo phương pháp từng nhóm, bằng cách cộng lại những khoản mục tài sản, nợ, vốn, thu nhập và chi phí tương đương nhau. Các phương pháp cơ bản khác gồm có:

- Khoản đầu tư mang sang của công ty mẹ và phần vốn chủ sở hữu của công ty mẹ trong từng công ty con được loại trừ theo quy định.

- Lợi Ých thiểu số tập hợp trong tài sản thuần của các công ty con được xác định và trình bày riêng trong bảng tổng kết tài sản tổng hợp.

- Số dư và các giao dịch nội bộ trong tập đoàn được xoá đi.

- Những khoản lỗ lói chưa thực hiện thì được xoỏ bá.

Trách nhiệm, thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính hợp nhất

1.3.2.1 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Các công ty mẹ không phải đồng thời là công ty trực thuộc bị sở hữu toàn bộ hoặc gần nh toàn bộ cần phải trình bày các BCTC hợp nhất nh thể cả tập đoàn là một công ty duy nhất.

1.3.2.2 Thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho các cơ quan quản lý theo quy định.

- Báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sử dung để hợp nhất báo cáo tài chính tập đoàn phải được lập cho cùng một kỳ kế toán (quy định tại đoạn 19 của chuẩn mực kế toán quốc tế số 27).

- Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của tập đoàn. Trong trường hợp điều này không thể thực hiện được, có thể sử dụng báo cáo tài chính được lập cho các kỳ có ngày kết thúc khác nhau với điều kiện là khoảng thời gian chênh lệch đó không vượt quá ba tháng.

- Nếu có khác nhau về ngày kết thúc kỳ kế toán, cần thực hiện các giao dịch trọng yếu xảy ra trong giai đoạn giữa hai ngày kết thúc kỳ kế toán để sao cho báo cáo tài chính hợp nhất được phản ánh trung thực và hợp lý.

- Trường hợp chấp nhận kỳ kế toán khác nhau thì không thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán trừ khi việc thay đổi này thực hiện do yêu cầu của pháp luật hoặc dẫn đến ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con trở nên trùng với ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty mẹ.

Một số quy định cụ thể về Báo cáo tài chính hợp nhất

1.3.3.1 Kỳ báo cáo và các chính sách kế toán nhất quán

Khi hợp nhất báo cáo tài chính của các chủ thể kinh tế điều quan trọng là năm tài chính của các chủ thể kinh tế phải phù hợp với nhau Thông thường các đơn vị trong cùng tập đoàn bao gồm cả công ty mẹ và công ty con phải cú cựng năm tài chính với nhau trong vòng 12 tháng từ khi mua lại, nhưng cũng có một sè trường hợp kỳ báo cáo lại không giống nhau, và ở mỗi quốc gia khác nhau khoảng thời gian cho năm tài chính của các công ty trong cùng tập đoàn quy định có thể được mở rộng hoặc thu hẹp để đảm bảo cho việc hợp nhất là khác nhau (ví dụ: ở Óc là 18 tháng, Việt nam

Ngoài ra, yêu cầu các chính sách kế toán được áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất phải nhất quán Chính sách kế toán là những nguyên tắc, cơ sở hoặc phương pháp kế toán được sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính Các khoản mục trên báo cáo tài chính của các chủ thể thành viên không cần thiết phải được ghi nhận một cách tách biệt và đánh giá dựa trên cùng một cơ sở Yêu cầu của chính sách kế toán nhất quán đảm bảo rằng các số dư hợp nhất và các tổng số là nhất quán và dễ hiểu Ví dụ, trong một tập đoàn có công ty mẹ hoạt động ở Việt nam, công ty con hoạt động tại Mỹ Tại Việt nam, công ty mẹ tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân, tại Mỹ công ty con sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) trong tính giá hàng tồn kho Trường hợp này cần phải điều chỉnh khi hợp nhất để báo cáo lại hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của công ty con theo phương pháp bình quân.

1.3.3.2 Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con

Thứ nhất: Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con.

Trường hợp công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữa trên 50% quyền biểu quyết tại công ty con đầu tư trực tiếp thì quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con.

Trường hợp công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp hoặc trực tiếp qua một công ty con khỏc thỡ quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác.

Với dữ liệu của ví dụ phần 1.3.1 bản luận văn và bổ sung:

- Giả sử vào ngày 1.1.2002 Công ty X mua thêm 1.500 cổ phiếu / 4.500 cổ phiếu phát hành của công ty Z (mệnh giá mỗi cổ phiếu 500.000) bằng tiền mặt.

- Cùng thời điểm đó, công ty Y đầu tư vào công ty Z 1.800 cổ phiếu phát hành bằng tiền gửi

Khi đó: Quyền kiểm soát của công ty X đối với công ty Y = 60% >50%, nên công ty Y là công ty con của công ty X

Quyền kiểm soát của công ty X đối với công ty Z = 1.500 cổ phiếu/ 4.500 cổ phiếu = 30 %.

Quyền kiểm soát của công ty Y đối với công ty Z = 1.800 cổ phiếu/ 4.500 cổ phiếu = 40%.

Quyền kiểm soát gián tiếp của công ty X đối với công ty Z = 30 % +40% 70% ( > 50%), vậy công ty Z còng là công ty con của công ty X.

Thứ hai: Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ Ýt hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con trong trường hợp:

- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết

- Hoặc công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo cơ chế thoả thuận:

+ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

+ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

1.3.3.3 Xác định phần lợi Ých của công ty mẹ đối với công ty con

- Khi công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con và có quyền sở hữu trực tiếp đối với công ty con thì phần lợi Ých được xác định thông qua công thức:

- Khi công ty mẹ đầu tư gián tiếp vào công ty con qua một công ty con khỏc thỡ phần lợi Ých của công ty mẹ lúc này được xác định:

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con Tỷ lệ (%) quyền kiểm soát tại công ty con

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con =

Tỷ lệ (%) lợi ích ở công ty con ®Çu t trùc tiÕp

Tỷ lệ (%) lợi ích ở công ty con đầu t gián tiếp x

Vẫn với ví dụ trên (phần 1.3.1):

Tỷ lệ lợi Ých của công ty X đối với công ty Y tương đương với quyền kiểm soát là 60%.

Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Việc hợp nhất báo cáo tài chính không đơn thuần là việc cộng gộp tất cả cỏc bỏo cáo tài chính của công ty mẹ với công ty con mà nó bao gồm các trình tự kỹ thuật sau:

Thứ nhất là hợp nhất theo từng khoản mục trên cơ sở cộng từng dòng tương ứng thuộc tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí.

Thứ hai là thực hiện cỏc bỳt toỏn hợp nhất:

- Xoá bỏ tài khoản đầu tư trên Bảng cân đối kế toán của công ty nẹ bằng phần vốn chủ ở hữu của các cổ đông trên bảng cân đối kế toán của công ty con.

- Xoá bỏ các nghiệp vụ giao dịch nội bộ liên công ty (mua – bán) và các số dư (các khải phải thu, phải trả).

- Xoá bỏ các khoản lợi nhuận chưa thực hiện từ các nghiệp vụ giao dịch nội bộ liên công ty.

Với những trình tự kỹ thuật nêu trên có thể khái quát việc lập BCTC hợp nhất theo trình tự sau:

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty X ở công ty con Z =

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty X tại công ty con Z x

Hình 1.3: Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất

Khi đó, có thể trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo cỏc cỏch sau:

Cách1: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ thể hiện phần vốn trong các công ty con nh một khoản đầu tư Ưu điểm của phương pháp này là cho phép đánh giá về công ty mẹ và nhận định mức độ tin cậy trong kinh doanh.

Nhược điểm: Nú khụng cung cấp được cho các cổ đông về các khoản đầu tư của mình tại các công ty khác.

Cách 2: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ theo luật định, đồng thời với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của riêng từng công ty con. Ưu điểm: Giúp đánh giá được đầy đủ hoạt động của từng công ty con.

Nhược điểm: Không phản ánh tình hình chung của toàn tập đoàn.

Cách 3: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ theo luật định, đồng thời lập báo cáo riêng tóm tắt cả thu nhập và chi phí của công ty của công ty con lại với nhau. Ưu điểm: Giúp đánh giá một cách trung thực về toàn hệ thống và hạn chế đến mức tối thiểu khả năng sửa đổi báo cáo đã công bố.

* Bảng cân đối thử của công ty mẹ và công ty con.

* Các tài liệu liên quan khác.

* Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất * Bảng cân đối kế toán hợp nhất

* Báo cáo phân phối lãi hợp nhất

* Báo cáo l u chuyển tiền tệ hợp nhất

Nhựơc điểm: Không cung cấp được cho các cổ đông thông tin của bất kỳ công ty nào

Cách 4: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ theo luật định và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ hệ thống công ty mẹ-công ty con. Ưu điểm: Cung cấp cho các cổ đông thông tin chính xác về hoạt động của toàn bộ hệ thống công ty mẹ-cụng ty con.

Nhựơc điểm: Không cung cấp được cho các cổ đông thông tin của bất kỳ công ty nào.

Sổ kế toán hợp nhất

1.3.5.1 Các quy định chung về sổ kế toán hợp nhất.

Sổ kế toán hợp nhất là sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thực hiện cú liờn quan đến quá trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con tại Công ty mẹ.

- Sổ kế toán hợp nhất cần phải ghi rõ:

* Tên đơn vị kế toán.

* Tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày tháng, năm khoá sổ;

* Chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

* Sè trang; đóng dấu giáp lai.

- Nội dung chủ yếu của sổ kế toán hợp nhất bao gồm:

* Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

* Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính thực hiện hợp nhất.

* Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi vào các khoản mục báo cáo hợp nhất.

* Số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

- Mỗi đơn vị kế toán thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính chỉ có một hệ thèng sổ kế toán hợp nhất cho kỳ kế toán năm.

- Sổ kế toán hợp nhất được mở ở thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

- Công ty mẹ phải căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con và cỏc bỳt toỏn điều chỉnh để ghi sổ kế toán hợp nhất.

Sổ kế toán hợp nhất phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán hợp nhất phải chính xác, trung thực, đúng với căn cứ ghi sổ kế toán hợp nhất.

- Số liệu của sổ kế toán hợp nhất là căn cứ lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

- Sổ kế toán hợp nhất sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế hợp nhất. nhằm cung cấp các số liệu, thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất.

1.3.5.2.Căn cứ để ghi sổ kế toán hợp nhất:

+ Thông tin từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính).

+ Các chứng từ kế toán ghi nhận cỏc bỳt toỏn điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh quy định để thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính trong tập đoàn của công ty mẹ và công ty con.

1.3.5.3 Phương pháp ghi sổ kế toán hợp nhất.:

Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chủ thể kinh tế có thể lập sổ kế toán hợp nhất.

Sổ kế toán hợp nhất bao gồm sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

- Đối với sổ kế toán chi tiết liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất, chủ thể kinh tế có thể mở: Sổ chi tiết theo dõi tình hình đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh, tình hình mua, sát nhập doanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu theo dõi thông tin và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mẫu sổ kế toán chi tiết sẽ được thiết kế khác nhau phù hợp với đơn vị mình.

- Đối với sổ kÕ toán tổng hợp: Mẫu sổ có dạng phụ lục số 1

Cột (1)-(2) dùng để ghi chứng từ kế toán sử dụng để hợp nhất, đó là tên và ngày tháng của các báo cáo tài chính và các phiếu kế toán sử dụng để hợp nhất.

Cột (3) dùng để ghi lần lượt các chỉ tiêu hợp nhất trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con.

Cột (4) phản ánh các khoản mục đối ứng khi điều chỉnh.

Cột (5)-(6) để ghi số tiền tương ứng với các chỉ tiêu hợp nhất của công ty mẹ và công ty con tương ứng với phần tài sản- nguồn vốn hoặc doanh thu- chi phí hoặc thu – chi.

Cột (7) – (8) để ghi giá trị điều chỉnh tương ứng cho từng chỉ tiêu liên quan khi hợp nhất Căn cứ để ghi cột (7) và (8) có thể dựa trên bảng tính hợp nhất đã lập

Cột (9) – (10) sau khi các khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con và các khoản đối trừ và điều chỉnh được nhập vào sổ kế toán tiến hành cộng hợp theo hàng được thực hiện Mỗi khoản mục trong sổ được cộng theo hàng ngang, giá trị của tài sản(cột 5) hoặc nguồn vốn (cột 6) cộng với phần điều chỉnh tăng (cột 7) và trừ đi phần điều chỉnh giảm (cột 8), cuối cùng phản ánh kết quả tương ứng trên cột tài sản (cột 9) hoặc nguồn vốn (cột 10) và cộng theo từng chỉ tiêu như hàng tồn kho, tài sản cố định theo chiều dọc.

Mục đích của BCTC hợp nhất là cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài tập đoàn Các đối tượng bên ngoài bao gồm:Các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan thuế các nhà đầu tư,các chủ nợ và những người sử dụng khỏc Cỏc đối tượng bên trong doanh nghiệp đó là các nhà quản lý, các cổ đông, Thông tin mà báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp càng đầy đủ, đa dạng, chi tiết, kịp thời, chính xác rõ ràng, minh bạch thì càng có lợi cho công tác quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý Nhà nước về kinh tế cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, người cho vay, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới, như Nhật, Óc, Mỹ, Anh nội dung, cũng như phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất được quy định rất cụ thể trong các chuẩn mực về báo cáo tài chính hợp nhất như: ở Óc là AAS 24 ban hành năm 1990 và AASB1024 ban hành năm 1991, ở Nhật Bản là “Chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất

” ban hành năm 1975, sửa đổi bổ sung và chính thức được coi như là một loại BCTC cơ bản năm 1991, cùng với nhiều quyết định do Hội đồng kế toán Doanh nghiệp Nhật bản (BADC) ban hành hướng dẫn về việc thực hiện và áp dụng chuẩn mực kế toán về BCTC hợp nhất Do đó việc lập BCTC hợp nhất ở các nước này đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nói chung ở Việt nam hiện nay việc lập báo cáo tài chính hợp nhất vẫn đang là một công việc hết sức mới mẻ, rất khó khăn cả về nhận thức và kỹ thuật nghiệp vụ, mặc dù hệ thống pháp lý kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam cũng đã hình thành (VAS sè 21 và VAS sè 25) Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích đánh giá, so sánh giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt nam về BCTC hợp nhất nhằm hoàn thiện và phù hợp hơn đối với điều kiện thực tế của Việt nam là điều rất cần thiết.

VẬN DễNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 25 “BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CÔNG TY CON” LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Quá trình hình thành

Ngày 15/01/1956, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra quyết định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Theo đề nghị này, Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế Cùng trong năm đú, cỏc đường bay HàNội - Bắc Kinh và Hà Nội - Vinh _ Đồng Hới được mở ra Tuy nhiên, do hoàn cảnh của cuộc chiến tranh lúc đó mà Cục hàng không dân dụng Việt Nam được giao cho

Bộ Quốc Phòng quản lý Ngay từ khi mới thành lập, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã hình thành một số bộ phận như: Đối ngoại, Thương vụ, Đội công trình, tổ phục vụ nhà ga đội ngũ cán bộ lúc đấy chưa đầy 30 người, với 5 chiếc máy bay đã tích cực triển khai các hoạt động. Đất nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để đáp ứng nhu cầu kinh tế văn hoá, xã hội ngày càng phát triển, ngày 11/02/1976 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 28/CP thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, với chức năng vận tải hàng không Lực lượng Hàng không giai đoạn này cú cỏc loại máy bay nh TU-134, AN-24,YAK-40 có sức chứa 60 - 70 hành khách, tầm bay khoảng 3 giờ Năm 1977, Hàng không Việt Nam vận chuyển được 3 ngàn tấn hàng hoá và 21 ngàn hành khách, trong đó có 7 ngàn khách nước ngoài Các năm tiếp theo vận tải hành khách Việt Nam được giao từ 21 -

Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, và Hàng không dân dụng phải trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn đất nước, ngày 29/08/1989 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 225/CT thành lập Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam - một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng chuyển sang từ đơn vị quân đội Ngày 31/03/1990 Hội đồng Nhà nước ra quyết định số 244/NQ - HĐNN - 8 giao cho Bé Giao Thông vận tải và Bưu điện đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành Hàng không dân dụng.

Với chủ trương tổ chức lại ngành Hàng Không dân dụng phù hợp với tình hình mới, Bộ Giao Thông vận tải và Bưu điện ra quyết định ngày 24/04/1993 thành lập Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam _ có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines (VNA), đây là thành phần nòng cốt trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam

Ngày 27/05/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation, trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không do Vietnam Airlines làm nòng cốt, có trụ sở chính tại số 200 đường Nguyễn Sơn - Gia Lâm - Hà Nội với số vốn pháp định 1.301 tỷ, văn phòng đặt tại các tỉnh thành phố, cơ quan đại diện ở trong và ngoài nước, có tài khoản tại ngân hàng, con dấu, phù hiệu, trang phục riêng

Từ đó đến nay, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhân viên, vốn và tài sản không ngừng tăng lên Hiện nay, Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam là một doanh nghiệp lớn nhất trong Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.

Quá trình phát triển

Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Hàng không Việt Nam đã mở đường bay quốc tế đầu tiên tới Beijing, Vientiane năm 1976, Bangkok năm 1978 và Phnom Penh năm 1979

Trong quá trình đổi mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường TCT Hàng không đã đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao khả năng sẳn xuất lên một trình độ mới, thể hiện rõ nét là sự thay đổi về mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và bản chất mối quan hệ trong nội bộ TCT TCT đã chủ động góp vốn với các doanh nghiệp khác để thành lập những pháp nhân mới với những loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, hoạt động theo luật doanh nghiệp Từ tháng 5/2001, hợp đồng liên danh giữa Vietnam Airlines và China Airlines đã chính thức có hiệu lực, cho phép Vietnam Airlines hiển thị số hiệu chuyến bay của mình trên đường bay giữa Việt Nam và Mỹ. Ngày 22/4/2002, Vietnam Airlines đã khai trương đường bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tụ-ky-ụ; Từ tháng 7/2002, các chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Tụ-ky-ụ và Mỏt-xcơ-va được khai thông Tháng 11/2002 Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mở rộng liên doanh với Korean Air về vận chuyển hành khách và hàng hoá từ Việt Nam đi Hàn Quốc và ngược lại

Trong năm 2002, Vietnam Airlines đã thực hiện hơn 30.000 chuyến bay, vận chuyển trên 4 triệu lượt khách, vận chuyển 60.000 tấn hàng hoá bưu kiện Đồng thời, đã thực hiện thành công hợp đồng mua 3 chiếc ATR 72-500, 4 Boeing 777-200ER và

5 Airbus 321 Chiếc Boeing 777 đầu tiên đã nhận vào tháng 4/2003, và bắt đầu khai thác từ cuối tháng 4/2003 Đến năm 2003, Vietnam Airlines đã khai thác 31 máy bay gồm 4 Boeing 777, 6 Boeing 767-300, 11 Airbus A320/Airbus A321, 2 Fokker 70, 8 ATR 72

Năm 2003, mang đường bay quốc tế của Vietnam Airlines vươn tới 23 điểm nước ngoài; trong đó bay trực tiếp đến 20 điểm, bao gồm: Bắc Kinh, Băng Cốc, Cao Hựng, Cụn Minh, Đài Loan, Fu-ga-ka, Hồng Kụng, Ku-ala-lăm-pơ, Mat-xcơ-va, Men-bơn, Ô-xa-ka, Pa-ri, Pnụm Pờnh, Quảng Chừu, Tụ-ky-ụ, Xờ-un, Xinh-ga-po, Xiêm Riệp, Viên Chăn và Xit-ni Vietnam Airlines còn gián tiếp bay đến 3 điểm quốc tế khác: Los An-giơ-lột, Ma-ni-la và Xan-phran-xit-xcụ Hơn 20 đường bay nội địa nối thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đến 13 điểm khác trong cả nước Đến cuối năm 2004, Thực hiện Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức quản lý TCT nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con, TCT đã tiến hành làm thủ tục cổ phần hóa cho một số đơn vị thành viên như: công ty in Hàng Không, công ty xuất nhập khẩu Hàng khụng… và dần chuyển dịch mô hình hoạt động của toàn công ty theo mô hình công ty mẹ-cụng ty con Qua đó hình thành mối quan hệ đầu tư, góp vốn, chi phối hoạt động giữa các đơn vị trong và ngoài công ty theo kiểu mô hình công ty mẹ-con

Năm 2005 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi và thử nghiệm điều hành hoạt động của TCT theo mô hình công ty mẹ – công ty con (mặc dù vẫn chưa chính thức công bố chuyển đổi), cho thấy với cách điều hành hoạt động này đó giỳp cho bộ máy TCT hoạt động hiệu quả hơn Bên cạnh các đơn vị thành viên đã thực hiện và hoạt động theo cơ chế của đơn vị cổ phần hóa (công ty cổ phần in Hàng không, công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng khụng…) TCT đã tiến hành làm thủ tục cổ phần hóa cho hầu hết các đơn vị còn lại Đồng thời, bắt đầu chuẩn bị thực hiện lập báo cáo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Bộ tài chính.

Dự kiến năm 2006, TCT sẽ nhanh chóng triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty theo mụ hình công ty mẹ – công ty con và làm thủ tục đăng ký với Bộ Tài chính thực hiện chế độ bỏo cỏo tài chính hợp nhất cho tổng công ty theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán số 25”Bỏo cỏo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con ” và thông tư hướng dẫn số 23 ngày 30/05/2005 “Thưc hiện 06 chuẩn mực kế toán đợt 3”.

Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại tCT

Đặc điểm của tổ chức quản lý

Theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996, Tổng công ty lấy Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt, vào thời điểm hiện tại bao gồm khối hạch toán tập trung với 13 đơn vị, khối hạch toán độc lập gồm 11 đơn vị và 1 đơn vị sự nghiệp Ngoài ra Tổng công ty còn liên doanh với Pacific Airline và 6 công ty liên doanh nước ngoài.

Về tổ chức điều hành - quản lý, Tổng công ty có Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ định trong đó có 1 uỷ viên kiêm chức Tổng giám đốc, thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty và ban giám đốc đứng đầu là Tổng giám đốc Bộ máy giúp việc của Tổng công ty phục vô chung cho cả Tổng công ty và khối hạch toán tập trung, cho cả Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Không kể các văn phòng chi nhánh và các đơn vị trực tiếp sản xuất, bộ máy giúp việc tại cơ quan hội sở hiện tại gồm 15 ban ngành được chia làm 4 khối:

- Cơ quan tham mưu tổng hợp.

- Các cơ quan thương mại.

- Các cơ quan khai thác bay.

- Các cơ quan kỹ thuật.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam được thể hiện qua Phụ lục số 2 phần phụ lục của luận văn.

Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý:

*Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước các nhà chức trách Hàng không dân dụng Việt Nam cũng như các nhà chức trách Hàng không liên quan đến chất lượng và an toàn của mọi hoạt động liên quan tới công việc tổ chức đảm bảo bay, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi, thay đổi cấu hình tàu bay hàng không dân dụng, động cơ, trang thiết bị kỹ thuật của Công ty tại các địa điểm được các nhà chức trách phê chuẩn. Thiết lập và công bố các chính sách của Công ty Đảm bảo mọi nguồn lực con người, tài chính, trang thiết bị, nhà xưởng để Công ty hoàn thành tốt mọi loại hình dịch vụ cung cấp cho đối tác Đảm bảo thanh toán đầy đủ mọi lệ phí phê chuẩn do Cục hàng không Việt Nam và các nhà chức trách hàng không liên quan đưa ra

*Các Phó giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động mà mình phụ trách Đảm bảo nguồn lực và kế hoạch trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

*Ban đảm bảo chất lượng: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc chất lượng về chuyên môn Xây dựng các chương trình, kế hoạch đánh giá chất lượng của Công ty trình lãnh đạo Công ty phê chuẩn và triển khai thực hiện Giám sát các chương trình thay đổi kỹ thuật bắt buộc và các thông báo khẩn cấp được thực hiện tuân thủ theo các tài liệu hướng dẫn và đúng thời gian quy định Báo cáo nhà khai thác, nhà chế tạo máy bay, các nhà chức trách hàng không liên quan về các tình trạng không đầy đủ điều kiện bay nếu có theo đúng các quy định của cỏc bờn cần bỏo cỏo…

*Ban kỹ thuật: Phối hợp với ban nhà khai thác xác định rừ cỏc tiêu chuẩn và công nghệ bảo dưỡng cũng nh các nội dung bảo dưỡng cần được thực hiện bởi công ty Chỉ đạo việc thực hiện nghiờm túc cỏc chương trình bảo dưỡng máy bay, động cơ, trang thiết bị máy bay Đảm bảo thực hiện theo các quy trình công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý Có năng lực theo dõi, phân tích, đánh giá đưa ra các khuyến cáo về tối ưu hóa chương trình bảo dưỡng Chủ trì các dự án phát triển kỹ thuật, nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật trong Công ty…

*Ban kế hoạch thị trường: là giúp việc cho Tổng giám đốc Lập kế hoạch sản lượng vận tải (hành khách, hàng hoá, bưu kiện), lập kế hoạch mở đường bay, quảng cáo chiến lược, xúc tiến bán hàng Ban có 4 phòng: Phòng kế hoạch đường bay, phòng quảng cáo, phòng điÒu tra thị trường và quan hệ khách hàng, phòng khách hàng thường xuyên.

*Ban tiếp thị hành khách: có nhiệm vụ trực tiếp bán dịch vụ hàng không, xác định nhu cầu lượng khách theo ngày, thỏng, mựa, lập mạng lưới bỏn, kờnh phân phối, tổng đại lý và đại lý cho các hãng hàng không khác Ban có nhiệm vụ lập và xây dựng giá cước vận chuyển phù hợp với người tiêu dùng, đảm bảo hoạt động kinh doanh. Ban có ba phũng: phũng giá cước và phát triển bán, trung tâm kiểm soát chỗ, phòng tạo ra sản phẩm phụ.

*Ban dịch vụ thị trường: có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động dịch vụ của

VNA (dịch vụ trước, trên, sau chuyến bay), nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

*Ban tiếp thị hàng hoá: có nhiệm vụ xác lập kờnh bỏn, phân phối chỗ trên chuyến bay, thiết kế và thực hiện xúc tiến yểm trợ cho hoạt động bán dịch vụ vận chuyển hàng hoá.

*Ban tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, công tác cán bộ, cụng tỏc lao động, tiền lương chế độ Tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng chức năng nhiệm vụ cỏc phũng ban đơn vị sản xuất, tổ chức hệ thống sản xuất, bộ máy quản lý Thực hiện tuyển dụng lao động, bố trí điều động cán bộ công nhân viên trong nội bộ Giải quyết thủ tục thôi việc, về hưu, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên Thực hiện công tác nâng bậc lương.

*Ban Kế hoạch đầu tư: Chủ trì việc đàm phán các hợp đồng với đối tác Chủ trì việc xây dựng, quản lý các dự án đầu tư, phát triển của Công ty Phối hợp với các trung tâm, và các ban chức năng triển khai đúng tiến độ các hợp đồng đã ký kết với các nhà khai thác cũng nh các dự án đầu tư của Công ty.

*Ban Cung ứng: Chịu trách nhiệm tìm kiếm các đối tác cung ứng các vật tư, vật liệu, trang thiết bị cho Công ty.Tham gia đàm phán với các đối tác về các hợp đồng uỷ thác quản lý/ mua bán vật tư, khí tài của nhà khai thác Tổ chức hệ thống kiểm tra tiếp nhận vật tư, vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ, đảm bảo tính pháp lý của các vật tư, khí tài nhận vào kho Thực hiện theo dõi quản lý hệ thống kiểm soát cấp phát, thu hồi và gửi đi sửa chữa khí tài, vật tư theo yêu cầu Phối hợp với nhà khai thác, trung tâm bảo dưỡng, các đối tác và ban Kế hoạch tổng hợp nhằm xây dựng các hệ thống phân phối, kiểm soát thời gian quay vòng vật tư khí tài tối ưu…

Đặc điểm của tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự phát triển mạnh về kinh tế của đất nước đã tạo đà cho sự phát triển của TCT Hàng không Việt nam với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như : Vận chuyển hành khách và hàng hóa; Các dịch vụ hàng không; Nhận, gửi hàng hóa; Hệ thống đặt chỗ và hệ thống phân phối toàn cầu; Làm đại lý cho các hãng hàng không nước ngoài; Vận chuyển mặt đất; Du lịch; Thuê kho hàng; Sửa chữa và bảo dưỡng máy bay và các thiết bị; Công ty xây dựng và công trình; Dịch vụ suất ăn; xăng dầu

Do đặc điểm khác biệt của hoạt động kinh doanh ngành Hàng không, thị trường vận tải hàng không mang tính chất toàn cầu do vậy hoạt động thu tiền từ cung ứng các sản phẩm chủ yếu thu lẻ, phân tán thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng lớn gồm 80 tài khoản tại 23 ngân hàng cả trong và ngoài nước, nằm rải rác tại các đơn vị, văn phòng chi nhánh.

Cung cấp sản phẩm vận tải hàng không diễn ra ở nhiều nước nên Tổng công ty phải sử dụng một lượng lớn các đồng tiền khác nhau như USD, JPY, KRn (Hàn Quốc),SGD (Singapo), đồng EURO, đồng THB (Thái Lan), đồng CAD (Canada) trong hoạt động thu bán cũng như thanh toán.

Nguồn chi của Tổng công ty Hàng không Việt Nam tập trung chủ yếu tại BanTài chính kế toán công ty chiếm 72% nguồn chi trong đó thu lại xuất phát chủ yếu từ các văn phòng chi nhánh (chiếm 90% nguồn thu) Do đó tại trụ sở chính Tổng công ty nguồn thu không tương xứng với việc chi trả Tổng công ty phải duy trì một lượng lớn vốn lưu động tại quỹ cũng nh trong các tài khoản ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Do kinh doanh vận tải hàng không nên giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, công việc theo dõi khấu hao, phân bổ khấu hao vất vả, phức tạp. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường, Tổng công ty đã sử dụng dịch vụ cho thuê máy bay của cỏc hóng cho thuê.

Về công tác dự trữ kho, để đáp ứng hai mục tiêu lớn trong quản lý kho là đảm bảo hoạt động liên tục và an toàn cho các chuyến bay, Tổng công ty luụn phải dự trữ một lượng vật tư tồn kho là các khối mỏy, cỏc loại vật tư quay vòng, vật tư tiêu hao một lần phục vụ cho việc sửa chữa bảo dưỡng máy bay, nguyên vật liệu chế biến suất ăn, đồ uống phục vụ hành khách.

Đặc điểm về tổ chức công tác hạch toán kế toán

Tổng công ty Hàng không Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty có quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, cú cỏc công ty trực thuộc, các văn phòng chi nhánh khắp trên cả nước và nước ngoài, do đó yêu cầu đặt ra với Tổng giám đốc và kế toán trưởng là phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty Ban lãnh đạo công ty phải phân cấp kinh doanh, phân cấp trong quyền hành quản lý dẫn đến phải phân cấp tổ chức kế toán ( phân tán khối lượng công tác và nhân sự kế toán) Do vậy, công ty đã lựa chọn mô hình kế toán phân tán.

Tr ởng ban tài chính kế toán kiêm kế toán tr ởng phó ban tài chính kế toán

Các phòng kế toán tại đơn vị khối

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:

*Kế toán trưởng: Là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách, kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc công ty đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh thông qua trưởng phòng để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị.

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác kế toán, thống kê tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Tổ chức thực hiện hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Hãng, khối hạch toán tập trung.

- Tổ chức công tác kiểm tra báo cáo kế toán của cỏc phũng thuộc Ban Tài chính kế toán phục vụ cho việc tổng hợp, lập báo cáo kế toán tại Ban Tài chính kế toán và khối hạch toán tập trung.

- Tổ chức công tác kiểm tra toàn bộ số liệu kế toán của các đơn vị thuộc khối hạch toán tập trung theo các quy định hiện hành, xác nhận số liệu quyết toán quý(năm) của các đơn vị làm căn cứ giải trình Tổng giám đốc phê duyệt quyết toán cho các đơn vị Hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh sổ kế toán, lập lại báo cáo kế toán theo số liệu đã được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện tổng hợp và lập báo cáo tài chính quý, năm của khối hạch toán tập trung, Tổng công ty (báo cáo tài chính ban đầu), báo cáo tài chính theo kiểm toán, báo cáo tài chính theo phê duyệt của Hội đồng quản trị trỡnh cỏc cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng thời gian quy định và gửi cho các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu trờn cỏc báo cáo tài chính trên.

*Phòng kế toán tổng hợp:

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác kế toán, thống kê tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Trên cơ sở định hướng và chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban tiến hành dự thảo các văn bản quy định về phần nghiệp vụ do phòng phụ trách, tổ chức hội thảo hoặc lấy ý kiến tham gia hoàn chỉnh để báo cáo Ban trình cấp có thẩm quyền ký ban hành Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quy định đã ban hành thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng được giao.

- Nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, các biện pháp quản lý phần nghiệp vụ của phòng phụ trách để ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học nhằm tiến tới tự động hoá trong công tác quản lý văn phòng.

- Nghiên cứu chế độ kế toán của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty để áp dụng tại Tổng công ty và các đơn vị thuộc Tổng công ty.

- Quản trị ứng dụng hệ thống quản lý tài chính (ORACLE).

- Tổ chức hạch toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong toàn Tổng công ty.

- Quản lý các đơn vị thuộc khối hạch toán tập trung theo phân công.

- Tham gia thẩm định kế hoạch ngân sách hàng năm ( kể cả kế hoạch điều chỉnh) của các đơn vị phụ thuộc Thực hiện cấp ngân sách, cấp chứng từ vận chuyển cho các đơn vị.

- Kiểm tra công tác kế toán – thống kê tại các đơn vị phụ thuộc, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc, xác nhận số liệu quyết toán với các đơn vị và lập thông tin phê duyệt quyết toán năm cho các đơn vị trình Ban, Tổng giám đốc phê duyệt Chủ trì giải quyết và đề xuất phản ánh giải quyết các vấn đề phát sinh tại đơn vị.

- Kiểm soát báo cáo và sổ sách kế toán do cỏc phũng trong Ban trực tiếp quản lý, lập thông tin phê duyệt quyết toán cho cỏc phũng trỡnh Ban ký.

- Trực tiếp hạch toán và lập báo cáo tài sản cố định và công nợ khác thuộc Ban Tài chính kế toán Kiểm tra và lập báo cáo kế toán tại Ban Tài chính kế toán quý (năm).

- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), chi phí tài chính, chi phí khác của khối hạch toán tập trung và toàn Tổng công ty, giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp các loại chi phí trên.

- Kiểm soát, tập hợp và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không.

- Tập hợp doanh thu sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), doanh thu tài chính, thu nhập khác của khối hạch toán tập trung và toàn Tổng công ty, giải trình căn cứ và phương pháp tập hợp các loại doanh thu, thu nhập khác.

- Tổng hợp tài sản cố định (nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại) của khối hạch toán tập trung, Tổng công ty.

- Tổng hợp nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của khối hạch toán tập trung Tổng công ty.

Thực trạng tổ chức công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhÊt

Thực trạng công tác tổ chức lập BCTC tại TCT Hàng Không Việt Nam 49 1 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp

Theo kế hoạch của tổng công ty Hàng không, sẽ bắt đầu thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất vào năm sau (năm 2006), còn hiện tại năm 2005 này Tổng công ty vẫn đang thưc hiện lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25 /10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các văn bản liên quan khác của

Bộ tài chính về lập Báo cáo tài chính đối với tổng công ty nhà nước (tiền thân là tổng công ty nhà nước 90) Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát hoàn thiện bản luận văn, thì Tổng công ty cũng đang triển khai mọi thủ tục và chuẩn bị các tiền đề cần thiết để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo kế hoạch Chính vì vậy, nội dung của phần này sẽ chủ yếu tập trung vào thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại tổng công ty,

2.3.2.1 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp

Mặc dù cho đến nay, tổng công ty hàng không Việt nam chưa thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất, nhưng ngay từ những năm đầu thành lập Tổng công ty hàng không Việt nam(VNA)- năm 1995, đã hình thành những nguyên tắc cơ bản trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính tại các đơn vị trực thuộc.

- Các đơn vị trực thuéc phải lập báo cáo kế toán theo quý, năm và gửi về ban tài chính kế toán tổng công ty không được chậm quá 15 ngày của tháng đầu quý tiếp theo đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc lập nộp sớm hơn thời gian quy định của Nhà nước (trước 60 ngày) để công ty tổng hợp lập báo cáo tài chính toàn công ty

- Căn cứ để lập báo cáo tài chính của các đơn vị là số liệu kế toán sau khi đó khoỏ sổ.

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán.

- Báo cáo tài chính tổng hợp Tổng công ty do ban Tài chính Kế toán Tổng công ty lập trên cơ sở tổng hợp các số liệu trên báo cáo các đơn vị trực thuộc và thực hiện theo phương pháp chủ yếu “hợp cộng” các chỉ tiêu cùng loại Riêng đối với một số chỉ tiêu trước khi lên BCTC Tổng hợp sẽ được TCT điều chỉnh hợc loại trừ nh:

+ Các giao dịch nội bộ, được hạch toán thông qua tài khoản nội bộ: Tài khoản

136 (1360)-Phải thu nội bộ và tài khoản 336(3360)- Phải trả nội bộ Theo nguyên tắc các tài khoản nội bộ cuối kỳ thanh toán bù trừ để số dư bằng 0.

+ Các khoản kinh phí sự nghiệp cấp hoạt động cho các dự án, khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ sẽ được quyết toán điều chỉnh giữa các đơn vị nội bộ vào thời điểm lập báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm.

- Báo cáo kế toán được lập dưới 2 dạng: báo cáo nhanh và báo cáo quý, năm.

+ Báo cáo tồn khoản, tồn quỹ.

+ Báo cáo thực hiện ngân sách chi.

+ Bảng cân đối chi tiết.

+ Bảng cân đối tổng hợp.

+ Báo cáo chi tiết ngân sách.

+ Báo cáo tăng giảm tài sản cố định.

+ Báo cáo thanh toán nợ phải thu.

+ Báo cáo thanh toán nợ phải trả.

+ Bảng thanh toán nội bộ ( thanh toán vốn cố định; thanh toỏn vón đầu tư trang thiết bị và XDCB; Bảng thanh toán chi ngân sách sản xuất kinh doanh; Bảng thanh toán thu bán và thu SXKD; Bảng thanh toán phụ tùng máy bay).

- Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp tại tổng công ty được mở theo đúng mÉu quy định của Nhà nước ban hành gồm:

 Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01 – DN.

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu B02 – DN.

 Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 – DN.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B03 – DN

2.3.2.2 Các quy định về nội dung, trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Thứ nhất: Đối với những đơn vị hạch toán độc lập

Tổng công ty không có các quy định về mẫu báo cáo tài chính cụ thể, nhưng định kỳ (có thể theo năm, quý hoặc tháng) thông qua cỏc bỏo cáo tài chính của các đơn vị này theo mẫu quy định của Nhà nuớc hiện hành để ghi nhận lợi Ých đầu tư.

Các khoản đầu tư tại những đơn vị này, TCT Hàng không đang ghi nhận nh khoản đầu tư góp vốn kinh doanh trên tài khoản 222 (2220) và TK 228 (2280), giá trị đầu tư được ghi nhận theo phương pháp giá gốc Kết quả đầu tư được ghi nhận nh một khoản thu nhập hoạt động tài chính (TK 515)- nếu lãi, hoặc một khoản chi phí hoạt động tài chính (TK 635)- nếu lỗ.

Thứ hai: Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Tổng công ty cú các quy định cụ thể về mẫu biểu báo cáo, các chỉ tiêu báo cáo, hệ thống báo cáo và phương pháp báo cỏo thèng nhất Điểm chú ý là các mẫu biểu báo cáo này được thiết kế phù hợp với đặc thù của ngành Hàng không

- Đối với các khoản thuế GTGT:

+ Hạch toán tại các đơn vị trực thuộc khi có phát sinh nhưng được tổng hợp lại và chỉ làm thủ tục khấu trừ tại tổng công.

+ Đối với các hoạt động sản xuất phụ, khi phát sinh thuÕ GTGT phải nộp sẽ nộp tại địa phương đơn vị đó

+ Thuế GTGT đầu ra của vộ mỏy bay được thu trên giá vé.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp do tổng công ty nép.

- Bỏo cỏo tài chớnh riêng của các đơn vị trực thuộc được gửi về Tổng công ty dưới dạng văn bản (dữ liệu gửi về dưới dạng điện tử ).

Thứ 3: Đối với Tổng công ty:

- Định kỳ hàng tháng, quý, 3 quý, năm lập các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định về các nội dung chủ yếu:

+ Chi phí sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), chi phí tài chính, chi phí khác của khối hạch toán tập trung và toàn Tổng công ty, giải trình căn cứ và phương pháp tổng hợp các loại chi phí trên.

+ Doanh thu sản xuất kinh doanh (gồm cả phần dự tính), doanh thu tài chính, thu nhập khác của khối hạch toán tập trung và toàn Tổng công ty, giải trình căn cứ và phương pháp tập hợp các loại doanh thu, thu nhập khác.

+ Tài sản cố định (nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại) của khối hạch toán tập trung, Tổng công ty.

+ Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của khối hạch toán tập trung và Tổng công ty.

+ Các khoản công nợ, các loại thuế khối hạch toán tập trung, toàn Tổng công ty Tổng hợp công nợ quá hạn khú đũi của khối hạch toán tập trung.

+ Báo cáo quyết toán quỹ tập trung của Tổng công ty, quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

- Hàng kỳ (cuối tháng hoặc cuối quý) nhận báo cáo tài chính do các đơn vị trực thuộc gửi về cùng với các chứng từ, tài liệu liên quan, tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu (thực hiện bỳt toỏn bù trừ hoặc hợp cộng) để lập báo cáo tài chính tổng hợp cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong toàn Tổng công ty bao gồm:

+ Kiểm tra báo cáo tài chính của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các báo cáo được lập theo đúng quy định của Luật kế toán, quy định chung của đơn vị như: báo cáo tài chính được lập cùng kỳ kế toán năm, chính sách để lập báo cáo tài chính là thèng nhất.

Một số kiến nghị đề xuất và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công

Nguyên tắc hoàn thiện của tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất

3.2.1 Việc hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định cũng nh các chÕ độ kế toán và phải đảm bảo phù hợp với các nguyờn tắc kế toán do Bé Tài Chính ban hành Mặt khác phải hướng tới vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình hạch toán để đạt hiệu quả cao

Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống kế toán, dù là đa dạng hình thức sở hữu, đối tác đầu tư trong và ngoài nước nhưng đã hoạt động trên lãnh thổ Việt nam thì phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật của Việt nam về hoạt động kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Luật hiện hành quy định.

Mỗi quốc gia có chính sách kế toán, hệ thống kế toỏn riêng, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế mở thì vấn đề hội nhập kinh tế, mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước là điều tất yếu. Để kế toán thực sự là “ngụn ngữ kinh doanh” trong điều kiện nền kinh tế mở thì vấn đề hội nhập kế toán quốc tế là điều tất yếu Theo đó tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất phải phù hợp với mô hình kế toán cùng loại phổ biÕn với thông lệ các nước đang phát triển trên thế giới Tuy nhiên việc hạch toán và lập các báo cáo tài chính của các công ty, cũng như báo cáo tài chính hợp nhất toàn hệ thống Tổng công ty hay tập đoàn cần phải tuân thủ các quy định và phù hợp với nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mùc kế toán quốc tế và Việt nam.

3.2.2 Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh tổ chức sản xuất của doanh nghiệp mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Nguyên tắc này đòi hỏi khi tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng nh bộ máy kế toán của đơn vị phải luụn tớnh đến hiệu quả và tính kinh tế Điều đó thể hiện tổ chức công tác lập báo cáo tài chính cần tiết kiệm chi phí hạch toán. đồng thời đảm bảo quản lý một cách tốt nhất các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị, ngăn ngừa được các hiện tượng thất thoát tài sản và các gian lận kế toán.

3.2.3 Hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác đầy đủ kịp thời và phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý

Trong điều kiện mới chuyển đổi nền kinh tế, các đơn vị kinh doanh của Việt nam cần hoàn thiện dần từng bước trong tổ chức công tác lập báo cáo tài chớnh hợp nhất cho phù hợp với điều kiện, khả năng và trình độ quản lý của đơn vị, chưa thể đòi hỏi một cách “cầu toàn” ngay được.

Quy mô của các đơn vị, các đặc thù về tổ chức bộ máy quản lý, loại hình, tính chất phức tạp của lĩnh vực hoạt động, mỗi đơn vị là một nhân tố tác động đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của công tác tổ chức kế toán ở đơn vị.

Tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hoà đáp ứng yêu cầu giữa quản lý kiểm soát vĩ mô của Nhà nước và yêu cầu quản trị kinh doanh của đơn vị.

Mỗi đơn vị kinh doanh (Tổng công ty, công ty mẹ, công ty con ) đều tự chủ về chiến lược kinh doanh và hoạt động của mình, đồng thời có chính sách và yêu cầu quản trị kinh doanh cụ thể riêng và độc lập Hệ thống kế toán của đơn vị là công cụ quan trọng phục vụ cho quản lý, quản trị kinh doanh của nhà quản trị và điều hành đơn vị, vì vậy tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất trước hết phải đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh của đơn vị. Ở góc độ khác, nền kinh tế nhà nước có chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế chung theo pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô, mỗi đơn vị là một cá thể trong nền kinh tế chung của một quốc gia hoạt động theo pháp luật Vì vậy Nhà nước không can thiệp cụ thể vào hoạt động của các đơn vị kinh tế nhưng Nhà nước vẫn phải quản lý và kiểm soát các hoạt động của các đơn vị ở góc độ vĩ mô Do vậy, tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất phải cung cấp được các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước (như cơ quan thuế, thống kê ) đáp ứng yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

ý kiến đề xuất và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất

3.3.1 Về phía chế độ quy định của Nhà nước

3.3.1.1 Các văn bản thông tư hướng dẫn cần cụ thể và chính xác hơn

Thứ nhất: C ác văn bản hướng dẫn chuẩn mực kế toán nờn sỏt thực hơn với người làm công tác kế toán. Để văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán số 25 nói riêng được cụ thể và chính xác hơn cần thay đổi cách hướng dẫn của thông tư, đi vào cụ thể sát với thực tế hơn, có thể hướng dẫn ngay bằng cỏc bỳt toỏn

“Nợ” và “Cú”, thỡ việc áp dụng chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Cụ thể: Trong hướng dẫn “bỳt toán điều chỉnh” phần “điều chỉnh số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong cùng tập đoàn” mục 2.3.1 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất, thay vì hướng dẫn ghi:

Giảm khoản mục – Phải trả nội bộ

Giảm khoản mục – Phải thu nội bộ

Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn theo bỳt toỏn “Nợ” và “Cú” và cho từng đơn vị khi hợp nhất:

Nợ tài khoản –Phải trả nội bộ

Có tài khoản – Phải thu nội bộ hoặc hướng dẫn ghi:

+ Trên Bảng cân đối kế toán của công ty con, khi hợp nhất ghi:

Nợ TK 3368 (chi tiết theo đơn vị)

Có TK 1368(chi tiết theo đơn vị) + Trên Bảng cân đối kế toán của công ty mẹ, khi hợp nhất ghi:

Nợ TK 3361 (chi tiết theo đơn vị)

Có TK 1361(chi tiết theo đơn vị)

Theo kiến nghị này cỏc bỳt toỏn liên quan đến loại trừ và điều chỉnh trong các kiến nghị tiếp theo sẽ đuợc trình bày theo cỏc bỳt toỏn không theo dạng “điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm” như trong thông tư số 23 hướng dẫn quyết định số 234/2003/ QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/03/2005.

Thứ hai: Các ví dụ minh hoạ trong thông tư hướng dẫn cần chính xác và cụ thể cỏch tớnh hơn, khi cần có thể ghi chú thớch rừ để người đọc có thể dễ dàng tiếp cận.

Như đã trình bày trong phần đánh giá thực trạng công tác tổ chức lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chế độ quy định hiện hành (mục 2.3.1) của luận văn, với cùng một công thức tính của thông tư hướng dẫn (trường hợp đầu tư trực tiếp, tỷ lệ quyền biểu quyết bằng tỷ lệ vốn góp ) nhưng nếu không quy định cụ thể tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết hoặc tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết và tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết, thì sẽ cú cỏc kết quả khác nhau Chính vì vậy cần phải có những hướng dẫn chỉ rõ vấn đề này.

Thứ ba: Các chuẩn mực kế toán Việt nam cần gần với chuẩn mực Kế toán Quốc tế hơn cả về nội dung và số lượng.

Trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị gia nhập WTO, rất cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống tài chính, kế toán và kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến phù hợp với đặc điểm kinh tế nước nhà và các chuẩn mực kế toán quốc tế Nghĩa là cần phải đón đầu các hoạt động kinh tế có thể xảy ra trong tương lai, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Điều này có nghĩa Việt nam cần có các quy định chuẩn mực đối với các giao dịch nh:

- Thanh toán bằng cổ phần (IFRS2).

- Phúc lợi của người lao động (IAS 19).

- Kế toán khoản trợ cấp của chính phủ và thông tin về sự hỗ trợ này (IAS 20).

- Hạch toán và báo cáo các kế hoạch phúc lợi hưu trí (IAS26).

- Lập báo cáo tài chính trong trường hợp nền kinh tế lạm phát phi mã (IAS29).

- Tổn thất tài sản (IAS 36).

3.3.1.2 Ban hành quy chế tài chính mẫu và hướng dẫn cụ thể về quan hệ đầu tư và quản lý tài chính trong mối quan hệ theo mô hình Công ty mẹ- công ty con.

Vấn đề quan trọng nhất trong mối quan hệ theo mô hình Công ty mẹ-cụng ty con, đó là mối quan hệ về vốn và kèm theo đó là sự tự chủ hoàn toàn trong mối quan hệ chồng chéo, qua lại giữa công ty mẹ và công ty con, giữa nội bộ công ty mẹ – công ty con với bên ngoài Tất cả các mối quan hệ này đương nhiên không thể bị can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc bị hạn chế vì những lý do không rõ ràng và chưa được kiểm định thực tế.

Trong quan hệ đầu tư vốn, các công ty con ngoài sự sở hữu vốn lẫn nhau thì vẫn có quyền đầu tư vào công ty mẹ, nếu công ty mẹ thuộc loại hình công ty cổ phần, đặc biệt là công ty mẹ niêm yết trên thị trường chứng khoán, tất nhiên sự góp vốn đó không thể làm thay đổi mối tương quan của công ty mẹ với công ty con Khi công ty mẹ có nhu cầu huy động vốn từ những nguồn bên ngoài, thì không có lý do gì để ngăn cấm công ty con đầu tư vào công ty mẹ, nhất là khi công ty mẹ hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao Chính sự đầu tư này sẽ đem lại lợi Ých cho cả công ty mẹ và công ty con Song, hiện nay vấn đề này vẫn chưa rõ ràng và đang tồn tại 2 loại ý kiến khác nhau :

Loại thứ nhất: Công ty con có thể đầu tư vào các công ty khác, nhưng không cho phép công ty con đầu tư ngược trở lại vào công ty mẹ vì có thể gây ra tình trạng đầu tư ảo, vòng vo, khó kiểm soát.

Loại thứ hai: Không hạn chế việc đầu tư trở lại của công ty con đối với công ty mẹ, hoặc hạn chế ở mức % nào đó so với vốn điều lệ của công ty con.

Trong đó, việc đầu tư trở lại của công ty con vào công ty mẹ được tranh luận rất gay gắt Cụ thể: Nếu mô hình tập đoàn là:

Hình3.1 Mô hình tập đoàn có sự đầu tư trở lại của công ty con.

Theo mô hình này: công ty X là công ty mẹ đầu tư vốn vào 3 công ty con A,B,C mỗi công ty có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng Giả sử công ty X giữ 55% vốn của mỗi công ty con (nghĩa là đầu tư vào mỗi công ty 55 tỷ đồng) Công ty A đầu tư vào công ty B 40 tỷ đồng (40% vốn), công ty B đầu tư vào công ty C 40 tỷ đồng (40% vốn), công ty C đầu tư 40 tỷ đồng vào công ty A (40% vốn) Khi đó tổng số vốn danh nghĩa của 3 công ty A,B, C là 300 tỷ đồng, nhưng thực chất chỉ có 205 tỷ đồng được đưa vào hoạt động, và phần vốn thu hút từ bên ngoài chủa mỗi công ty chỉ là 5% Như

40% vậy, với cách tham gia đầu tư như trên có thể xảy ra hiện tượng lợi dụng danh nghĩa để khuyếch trương giành nhiều quyền kiểm soát hơn với phần vốn thực góp, mà điều này sẽ gõy khú khắn trong việc trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của các cổ đông thông qua báo cáo tài chính của công ty nếu công ty muốn che dấu vấn đề đầu tư của mình.

Chính vì vậy cần phải có quy định và hướng dẫn cụ thể về quan hệ đầu tư và quản lý tài chính cho tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ – công ty con

Có thể là một quy chế tài chính quy định các nguyên tắc cơ bản về quản lý tài chính cho công ty mẹ, mối quan hệ tài chính với các công ty con, quan hệ tín dụng đầu tư, và việc lập một tổ chức tài chính trực thuộc công ty mẹ ( đó là công ty tài chính) sao cho mô hình mới hoạt động một cách tự nhiên, hướng tới sự phát triển của tập đoàn đa quốc gia Để đạt được mục tiêu trên, có thể trong thời gian đầu, mô hình công ty mẹ- cụng ty con nên hình thành một cơ chế đầu tư tài chính thuộc công ty mẹ, vì lợi thế của công ty mẹ cũng biểu hiện ở thể chế tài chính, sức mạnh tài chính, nên công ty mẹ cần phải có đủ điều kiện thuận lợi để huy động vốn và sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài chính của bản thân công ty mẹ, của các công ty con cũng như ở các đơn vị đầu tư từ bên ngoài Công ty mẹ có thể đầu tư vốn vào một gân hàng cổ phần và nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% của ngân hàng này Ngân hàng này sẽ ưu tiên dành mọi dịch vụ của mình cho công ty mẹ và các công ty con đang thiếu vốn để tăng cường đầu tư. Ngược lại, ngân hàng này cũng có thể huy động vốn từ những công ty còn đang có những nguồn vốn nhàn rỗi với một lãi suất ưu đãi hơn với những doanh nghiệp bên ngoài Ngoài ra, ngân hàng này cũng có thể thay mặt công ty mẹ thu nhận các nguồn cổ tức, hay một phần lợi nhuận mà các công ty con nộp lên công ty mẹ, lưu giữ và làm tăng nguồn thu cho công ty mẹ, được công ty mẹ cho tham gia đấu thầu, hay đầu tư vào các công trình lớn trên danh nghĩa công ty mẹ, nhưng phải báo cáo rõ ràng thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị Thông qua ngân hàng này, khi cần thiết công ty mẹ có thể huy động vốn của bản thân mình, của các công ty con một cách thuận lợi hơn.

Ngày đăng: 28/08/2023, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Phơng pháp luận của kế toán hợp nhất 10 - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng 1.1 Phơng pháp luận của kế toán hợp nhất 10 (Trang 4)
Bảng 1.1: Phương pháp luận của kế toán hợp nhất - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng 1.1 Phương pháp luận của kế toán hợp nhất (Trang 16)
Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31.12.2001 của hai công ty X và Y nh sau: (đơn vị tính 1.000) - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng c ân đối kế toán tại thời điểm 31.12.2001 của hai công ty X và Y nh sau: (đơn vị tính 1.000) (Trang 20)
B ng 1.4: B ng giá tr  th c t  t i s n công ty Y t i th i  i m h p nh t. ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1 - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 1.4: B ng giá tr th c t t i s n công ty Y t i th i i m h p nh t. ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công ty Y tại 1 (Trang 21)
B ng 1.3: B ng giá tr  ghi s  v  giá tr  h p lý c a t i s n công ty Y t i 1.1.1002  ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 1.3: B ng giá tr ghi s v giá tr h p lý c a t i s n công ty Y t i 1.1.1002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản công (Trang 21)
Bảng cân đối kế toán - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng c ân đối kế toán (Trang 22)
Hình 1.3: Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Hình 1.3 Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 29)
Bảng cân đối số  phát sinh - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 50)
Hình 2.3: Trình tự lập BCTC tổng hợp tại TCT Hàng không - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Hình 2.3 Trình tự lập BCTC tổng hợp tại TCT Hàng không (Trang 62)
Hình 2.4: Quy trình lập BCTC tổng hợp tại TCT Hàng không - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Hình 2.4 Quy trình lập BCTC tổng hợp tại TCT Hàng không (Trang 65)
Hình 2.5: Ví dụ về điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Hình 2.5 Ví dụ về điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ (Trang 66)
Bảng cân đối tài khoản  (trÝch) - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng c ân đối tài khoản (trÝch) (Trang 67)
B ng 2.1. Ví d  minh ho  Báo cáo k t qu  kinh doanh khi phát sinh giao  ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ụ minh hoạ Báo cáo kết quả kinh doanh khi phát sinh giao  ại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1. - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 2.1. Ví d minh ho Báo cáo k t qu kinh doanh khi phát sinh giao ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ụ minh hoạ Báo cáo kết quả kinh doanh khi phát sinh giao ại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1 (Trang 71)
1. Bảng cân đối kế toán công ty K tại 31.12.2002 - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
1. Bảng cân đối kế toán công ty K tại 31.12.2002 (Trang 85)
B ng 3.3: Tình hình v n ch  s  h u l i nhu n v  phân ph i l i nhu n niên  ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ủa công ty X và Y tại 31/12/2001 ở hữu) ữu) ợp lý của tài sản công ty Y  - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 3.3: Tình hình v n ch s h u l i nhu n v phân ph i l i nhu n niên ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ủa công ty X và Y tại 31/12/2001 ở hữu) ữu) ợp lý của tài sản công ty Y (Trang 86)
Bảng 3.5: Ví dụ về sổ kế toán hợp nhất - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
Bảng 3.5 Ví dụ về sổ kế toán hợp nhất (Trang 87)
B ng 3.6. S  theo dừi cỏc kho n chờnh l ch phỏt sinh khi mua kho n  ảng 1.2: Bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty X và Y tại 31/12/2001 ổ và giỏ trị hợp lý của tài sản cụng ty Y tại 1.1.1002  ảng 1.2: Bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty X và Y tại 31/12/2001 ệt) - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 3.6. S theo dừi cỏc kho n chờnh l ch phỏt sinh khi mua kho n ảng 1.2: Bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty X và Y tại 31/12/2001 ổ và giỏ trị hợp lý của tài sản cụng ty Y tại 1.1.1002 ảng 1.2: Bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty X và Y tại 31/12/2001 ệt) (Trang 90)
B ng 3.8. Báo cáo k t qu  kinh doanh h p nh t t i 31.12.2002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ợp lý của tài sản công ty - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 3.8. Báo cáo k t qu kinh doanh h p nh t t i 31.12.2002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ợp lý của tài sản công ty (Trang 92)
Phần 3: Bảng cân đối kế toán - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
h ần 3: Bảng cân đối kế toán (Trang 93)
B ng 3.9. Báo cáo phân ph i lói/l  h p nh t t i 31.12.2002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ỗ hợp nhất tại 31.12.2002 ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002  ất - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 3.9. Báo cáo phân ph i lói/l h p nh t t i 31.12.2002 ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ỗ hợp nhất tại 31.12.2002 ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ất (Trang 93)
B ng 3.11: M u b ng tính h p nh t: ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ẫu bảng tính hợp nhất: ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002  ất. - Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.doc
ng 3.11: M u b ng tính h p nh t: ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ẫu bảng tính hợp nhất: ảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty X và Y tại 31/12/2001 ợp lý của tài sản công ty Y tại 1.1.1002 ất (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w