MỤC LỤC
- Phạm vi hoạt động rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Đây là bản báo cáo tổng hợp trình bày các thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được lựa chọn và áp dụng cho các giao dịch và sự kiện trọng yếu, các thông tin về báo cáo tài chính yêu cầu nhưng chưa được trình bày ở các phần khác trong các báo cáo tài chính hợp nhất khác.
Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm việc hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và tất cả báo cáo tài chính của các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. - Khi quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời, tức là công ty con chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần.
- Quan điểm thực thể phân biệt hay còn gọi là phương pháp hợp nhất theo cổ đông thiểu số: Theo quan điểm này, coi thực thể hợp nhất bao gồm hai nhóm cổ đông phân biệt: Cổ đông có quyền kiểm soát và cổ đông không có quyền kiểm soát (cổ đông thiểu số). Theo cách này, bảng cân đối kế toán hợp nhất một mặt phản ánh tài sản thuần của công ty con theo giá thực tế, mặt khác phản ánh khoản chênh lệch mua được xác định như là công ty mẹ mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của công ty con.
- Quan điểm lợi Ých chủ sở hữu: theo quan điểm này, người ta không tính đến hay không thể hiện “phần cổ đụng khụng kiểm soỏt”. Người ta không áp dụng trong tình huống công ty mẹ muốn tăng phần trăm tham gia bằng cách thực hiện một loạt các đợt mua cổ phiếu phụ thêm.
- Nếu có khác nhau về ngày kết thúc kỳ kế toán, cần thực hiện các giao dịch trọng yếu xảy ra trong giai đoạn giữa hai ngày kết thúc kỳ kế toán để sao cho báo cáo tài chính hợp nhất được phản ánh trung thực và hợp lý. - Trường hợp chấp nhận kỳ kế toán khác nhau thì không thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán trừ khi việc thay đổi này thực hiện do yêu cầu của pháp luật hoặc dẫn đến ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con trở nên trùng với ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty mẹ.
Trường hợp công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữa trên 50% quyền biểu quyết tại công ty con đầu tư trực tiếp thì quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con. Trường hợp công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp hoặc trực tiếp qua một công ty con khỏc thỡ quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác.
Cách 2: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ theo luật định, đồng thời với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của riêng từng công ty con. Cách 3: Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ theo luật định, đồng thời lập báo cáo riêng tóm tắt cả thu nhập và chi phí của công ty của công ty con lại với nhau.
Mỗi khoản mục trong sổ được cộng theo hàng ngang, giá trị của tài sản(cột 5) hoặc nguồn vốn (cột 6) cộng với phần điều chỉnh tăng (cột 7) và trừ đi phần điều chỉnh giảm (cột 8), cuối cùng phản ánh kết quả tương ứng trên cột tài sản (cột 9) hoặc nguồn vốn (cột 10) và cộng theo từng chỉ tiêu như hàng tồn kho, tài sản cố định. Ở cỏc nước trờn thế giới, như Nhật, ểc, Mỹ, Anh..nội dung, cũng như phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất được quy định rất cụ thể trong các chuẩn mực về bỏo cỏo tài chớnh hợp nhất như: ở ểc là AAS 24 ban hành năm 1990 và AASB1024 ban hành năm 1991, ở Nhật Bản là “Chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất.
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, và Hàng không dân dụng phải trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn đất nước, ngày 29/08/1989 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 225/CT thành lập Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam - một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng chuyển sang từ đơn vị quân đội. Đến cuối năm 2004, Thực hiện Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức quản lý TCT nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con, TCT đã tiến hành làm thủ tục cổ phần hóa cho một số đơn vị thành viên như: công ty in Hàng Không, công ty xuất nhập khẩu Hàng khụng… và dần chuyển dịch mô hình hoạt động của toàn công ty theo mô hình công ty mẹ-cụng ty con.
*Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước các nhà chức trách Hàng không dân dụng Việt Nam cũng như các nhà chức trách Hàng không liên quan đến chất lượng và an toàn của mọi hoạt động liên quan tới công việc tổ chức đảm bảo bay, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi, thay đổi cấu hình tàu bay hàng không dân dụng, động cơ, trang thiết bị kỹ thuật của Công ty tại các địa điểm được các nhà chức trách phê chuẩn. Tổng công ty Hàng không Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty có quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, cú cỏc công ty trực thuộc, các văn phòng chi nhánh khắp trên cả nước và nước ngoài, do đó yêu cầu đặt ra với Tổng giám đốc và kế toán trưởng là phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty.
Nội dung Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt nam Căn cứ vào phương án sử dụng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, bao gồm các nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, vốn khấu hao để lại và các nguồn vốn khác, cũng như kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch đấu thầu dự án sản xuất kinh doanh theo phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư, đấu thầu của Tổng công ty Hàng khụng trỡnh hàng năm, Nhà nước giao vốn cho Tổng công ty Hàng không, Tổng công ty giao vốn cho các đơn vị thành viên sau khi duyệt kế hoạch mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản, vật tư. Do tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, ngay từ những năm đầu mới chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế (năm 1997), TCT đó cú cỏc quy định về mẫu báo cáo tài chớnh thụng nhất toàn đơn vị (quyết định số 2451/TC-KT ngày 12/11/1997 ban hành thống nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo kế toán thống nhất áp dụng cho các đơn vị thành viện thuộc TCT Hàng không Việt nam), đó giúp cho công tác lập báo cáo tài chính toàn tổng công ty được thuận lợi hơn rất nhiều đặc biệt là quá trình xử lý số liệu tổng hợp.
Thứ hai: Cơ chế, chính sách tài chính, chính sách kế toán của doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ – công ty con có rất nhiều điểm khác biệt với cơ chế TCT về quan hệ sở hữu, quan hệ đầu tư tài chính, quan hệ phân phối, quan hệ kiểm soát và chi phối, trách nhiệm lập báo cáo tài chính không phải theo kiểu hành chính cấp trên – cấp dưới. Và điều này cũng đặt ra yêu cầu cho các nhà chính sách, chế độ, nghiên cứu và sớm ban hành hướng dẫn cụ thể phương pháp hợp nhất các tổ chức hoạt động nghề nghiệp, cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán … có cơ sở thực hiện, phù hợp với đặc thù cơ chế, chính sách, luật pháp, quản lý tài chính ở Việt nam nhằm phát huy cao nhất công tác kế toán – công cụ quản lý kinh tế tài chính.
Tuy nhiên việc hạch toán và lập các báo cáo tài chính của các công ty, cũng như báo cáo tài chính hợp nhất toàn hệ thống Tổng công ty hay tập đoàn cần phải tuân thủ các quy định và phù hợp với nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mùc kế toán quốc tế và Việt nam. Trong điều kiện mới chuyển đổi nền kinh tế, các đơn vị kinh doanh của Việt nam cần hoàn thiện dần từng bước trong tổ chức công tác lập báo cáo tài chớnh hợp nhất cho phù hợp với điều kiện, khả năng và trình độ quản lý của đơn vị, chưa thể đòi hỏi một cách “cầu toàn” ngay được.
Như đã trình bày trong phần đánh giá thực trạng công tác tổ chức lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chế độ quy định hiện hành (mục 2.3.1) của luận văn, với cùng một công thức tính của thông tư hướng dẫn (trường hợp đầu tư trực tiếp, tỷ lệ quyền biểu quyết bằng tỷ lệ vốn góp ) nhưng nếu không quy định cụ thể tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết hoặc tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết và tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết, thì sẽ cú cỏc kết quả khỏc nhau. Do công ty mẹ X chỉ đầu tư vào một công ty con Y và một công ty liên kết K nên BCTC hợp nhất của tập đoàn-cụng ty mẹ phải lập là báo cáo tài chính tổng hợp thể hiện được cả phần đầu tư vào công ty Y và công ty K (Giả sử cả 3 công ty X,Y, K đầu là các đơn vị áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên). Cỏc bỳt toỏn ghi sổ liên quan đến hợp nhất. Cỏc bỳt toỏn điều chỉnh khi hợp nhất. Thứ nhất: Đối với các khoản đầu tư vào công ty con Y A. Cỏc bỳt toỏn trờn sổ liên quan đến hợp nhất:. Đối với công ty X:. Bỳt toán 1: Ghi nhận doanh thu bán hàng cho Y. Bỳt toán 2: Ghi nhận giá vốn bán hàng cho Y. Bỳt toán 3: Ghi nhận cổ tức nhận được từ Y. Đối với công ty Y:. Bỳt toán 1: Ghi nhận hàng mua từ công ty X. Bỳt toán 2: Ghi nhận doanh thu bán hàng ra bên ngoài. Bỳt toán 3: Ghi nhận giá vốn hàng bán ra ngoài. Cỏc bỳt toỏn điều chỉnh khi hợp nhất:. Bỳt toán b.1: Loại trừ vốn đầu tư vào Y, vốn chủ sở hữu, lợi thế thuơng mại và lợi Ých cổ đông thiểu số).
Việc nghiên cứu thành lập mô hình công ty mẹ - con trong các TCT nói chung và TCT Hàng không Việt nam nói riêng vẫn là vấn đề mới mẻ ở Việt nam, nhưng là yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Vì điều này sẽ giúp hoạt động của các thành viên trong tổng công ty hoạt động năng động và hiệu quả hơn, bởi trong mô hình tổng công ty cú cỏc thành viên hạch toán phụ thuộc và độc lập, các công ty thành viên này dù là hạch toán độc lập hay phụ thuộc đều là những đơn vị trực thuộc tổng công ty do đó không có tư cách pháp nhân độc lập nghĩa là mọi hoạt động của các thành viên đều bị hạn chế nhất định.
Theo đó, về cơ bản các TCT nói chung và TCT Hàng không nói riêng nên bỏ thói quen điều hành hoạt động theo mệnh lệnh hành chính sang cơ chế hoạt động của công ty mẹ, công ty con, giữa các pháp nhân độc lập và các cơ quan Nhà nước cũng cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán khác liên quan nhằm đưa chuẩn mực kế toán Việt nam tiến gần với các thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo đà cho sự phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế của Việt nam. Thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 24/9/2001 của ban chấp hành TW Đảng khoá IX về việc đổi mới cơ cấu hoạt động của các TCT Nhà nước theo mô hình công ty mẹ –con, hầu hết các TCT đang nỗ lực triển khai cổ phẩn hoá cho các đơn vị thành viên, hình thành và thiết lập mối quan hệ đầu tư vốn giữa công ty mẹ và các công ty con, đồng thời tiến hành thực hiện chế độ báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, với mục đích cung cấp những thông tin tài chính của tập đoàn cho những nhà đầu tư nhằm giảm thiểu những báo cáo tài chính giả mạo, đồng thời đặt mục tiêu đảm bảo tính hoà hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa cung cấp thông tin kinh tế – tài chính của tập đoàn một cách trung thực hơn, kịp thời hơn và đầy đủ hơn.