1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư FDI Tại Hải Dương
Trường học Trường Đại Học Hải Dương
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 716,5 KB

Cấu trúc

  • I.1 FDI và thu hút FDI (7)
    • I.1.1 FDI và vai trò của FDI (7)
    • I.1.2 Thu hút FDI (0)
    • I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI (10)
  • I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI (13)
  • I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu (16)
    • I.3.1 Mô hình SWOT (16)
    • I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường (17)
    • I.3.3 Marketing Mix (19)
  • I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI (19)
    • I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế (19)
    • I.4.1 Kinh nghiệm trong nước (30)
  • Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001- 2006. 35 (35)
    • II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI (35)
      • II.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương (35)
      • II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI (41)
    • II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006 (46)
      • II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương (46)
      • II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương (51)
    • II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương (53)
      • II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI (53)
      • II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI (58)
      • II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI (63)
    • II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương (64)
      • II.4.1 Những thành quả (64)
      • II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân (65)
  • Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp 68 (68)
    • III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam (0)
    • III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010 (74)
    • III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương (76)
    • III.4. Một số giải pháp.....................................................................................56 Kết luận 78 (77)

Nội dung

FDI và thu hút FDI

FDI và vai trò của FDI

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con.

Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó FDI cũng chính là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với 100% vốn nước ngoài Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh Theo đó các chủ đầu tư phải đóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó Các thành viên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn Lợi nhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phối chia theo tỷ lệ vốn đóng góp.

- FDI có các đặc điểm sau:

+ FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.

+ FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.

+ FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia (Multinational Corporations - MNCs)

- Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương Điều đó thể hiện việc đem lại nhiều lợi ích như:

+ Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, góp phần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốc gia cũng như của địa phương.

+ Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

I.1.2 Khái quát về thu hút FDI

Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút FDI Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Phần này sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởngFDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên.

Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là

"khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương) Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến" "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền Trong xu hướng vận động của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thể tác động đến những yếu tố kể trên.

"Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúc tiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tới các nhà đầu tư nước ngoài Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến" của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinh doanh Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra.

Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương Đóng góp củaFDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quan điểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnh như ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăng thấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địa phương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫn đến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đều thống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng.

Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấp chính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" cho yêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắt kịp với thế giới bên ngoài Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễ được chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năng được nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hay trong kinh tế học quản lý Thay vào đó, vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thực tiễn quản lý và lập chính sách Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hút FDI Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vào trọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải được xem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền Trong những điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tế khác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí của FDI trong cơ cấu kinh tế địa phương.

I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau:

1 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý:

Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh.

2 Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh:

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau:

1 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý:

Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh.

2 Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh:

Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp.

3 Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương Cùng với yếu tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác.

Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp.

5 Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa: Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa Đặc điểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi các động thái bên ngoài Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhằm thực thi các hoạt động Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn,mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp.

Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI

Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương.

Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư.

Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết định đối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nước ngoài.

Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị những phương tiện và năng lực cần thiết Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dưỡng đầu tư nói riêng.

Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nó bao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâm phát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của các doanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn chỉnh, các dịch vụ có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin phù hợp và hiệu quả, cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp.

Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợi ích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương Bên cạnh việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lương của lao động địa phương, tạo cơ họi cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơ hội phát triển. Tổng kết thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thành công khi hội đủ các yếu tố cơ bản sau:

- Thu hút đầu tư phải được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương;

- Địa phương phải có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ phù hợp hoặc có khả năng hỗ trợ cho phát triển hệ thống như vậy để thu hút các nhà đầu tư;

- Phải hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương khác;

- Chiến lược marketing cho địa phương cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trên cơ sở chuẩn bị ngân sách phù hợp rõ ràng và phải dược theo dõi liên tục;

- Các chương trình khuyến khích đầu tư hoặc chính sách ưu đãi đầu tư phải được xem xét cẩn thận, ưu đãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nên ưu đãi quá mức;

- Những người tham gia thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ các nhu cầu của các nhà đầu tư và địa phương có thể chào hàng các nhà đầu tư những gì.

Như vậy để đáp ứng được các yếu tố nêu trên chính quyền địa phương phải sử dụng một cách hết sức linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có Bên cạnh đó chính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thực hiện chính sách đạt kết quả như mong đợi.

Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược cụ thể, phù hợp Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDI những năm qua (2001 – 2006) Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phương thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phương khác như về quản lý, việc thực hiện cơ chế tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép

Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.

Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phưong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương.

Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tạiViệt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự hấp dẫn của thị trường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu nhằm để phản ánh môi trường kinh doanh tại địa phương, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyền địa phương Nó xuyên suốt thời gian từ khi xin giấy phép đầu tư đến khi đi vào hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Việc đánh giá này dựa vào các thông tin thu được từ các doanh nghiệp thông qua phỏng vấn Những khía cạnh này bao gồm:

- Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp) Chỉ tiêu này thể hiện các khó khăn, thuận lợi khi đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại địa phương Chỉ tiêu này là tập hợp một số chỉ tiêu như: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết khi tiến hành xin các giấy phép đầu tư; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày); thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày); thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày); thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Đây là chỉ số phản ánh sự thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng đất để làm mặt bằng để sản xuất Chỉ tiêu này là tập hợp các chỉ tiêu như: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt; % diện tích đất có GCNQSD đất; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê; thời gian thuê.

- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đây là chỉ số thể hiện sự công khai các chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, cân nhắc khi đầu tư Nó bao gồm : tính minh bạch của các quyết định, nghị định; tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh; thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật;

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chỉ tiêu này thể hiện là việc dành thời gian làm việc với các cơ quan Nhà nước trong quỹ thời gian làm việc.

- Chi phí không chính thức là chỉ số thể hiện mức độ chi phí vào những mục đích không chính thức, nó làm khó khăn cho doanh nghiệp Điều này xuất phát từ các cán bộ quản lý địa phương.

- Đào tạo lao động là chỉ số đánh giá chính sách của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cung cấp lao động tại chỗ cho các nhà đầu tư

- Thiết chế pháp lý là chỉ tiêu phản ánh các quy định và việc áp dụng các quy định pháp luật của địa phương tạo ra cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

- Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh là chỉ tiêu phản ánh năng lực của lãnh đạo và các bộ địa phương, đồng thời thể hiện tính sáng tạo của chính quyền trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá một phần về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những yếu tố nội tại của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp nhưng còn hạn chế chưa phản ánh được nhiều những yếu tố ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp khác như các dịch vụ phục vụ cho việc thực hiện các dự án, thể hiện như hệ thống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ.

Marketing Mix

Trên thực tế để thu hút FDI chính quyền các địa phương phải chỉ ra được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư Đây là việc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư Việc dẫn đến ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thể lúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối với quốc gia khác thì ngược lại Vì vậy ở đây cũng cần áp dụng các chính sáchMarketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư theo đúng mục tiêu đã đề ra Do vậy luận văn áp dụng mô hình Marketting mix với việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút FDI của Hải Dương được hiệu quả nhất: Thu hút FDI thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tư cho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thức thực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo những nhà đầu tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợi của môi trường đầu tư tại địa phương?.

Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI

Kinh nghiệm quốc tế

Trong gần hai thập kỷ trở lại đây FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhất cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, công nghệ, và thị trường trong chiến lược tăng trưởng Chính vì vậy, các nước đang phát triển đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI Những thay đổi về chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng FDI trong thập niên 1990 và dẫn đến sự phục hồi nhẹ củaFDI sau giai đoạn suy thoái 2001-2003 vừa qua.

Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, các biện pháp/chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng Vì vậy, trong thực tế không hề tồn tại một mô hình kiểu mẫu đối với thu hút FDI Nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia như Trung Quốc trong thu hút FDI không mang ra trong điều kiện cụ thể của Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này tổng kết một số kinh nghiệm trong thu hút FDI không giới hạn trong một hay một nhóm nước Thay vào đó, tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI trước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách/biện pháp chính Ví dụ cụ thể của một hay một số quốc gia nào đó sẽ được chọn lọc để minh họa cho từng nhóm chính sách/biện pháp cụ thể Với cách tiếp cận vấn đề như trên, kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển được đúc rút theo sau nhóm chính sách, biện pháp chủ yếu.

1 Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp Với xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay là không sử dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp và gián tiếp, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong số những biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra Theo Blomstrom và Kokko (2003), ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hút FDI quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư Theo quan điểm này, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như dung lượng thị trường, trình độ công nghệ, chi phí kinh doanh (lao động, cơ sở hạ tầng), và môi trường thể chế hơn là những ưu đãi cụ thể về thuế Tuy nhiên, trong điều kiện các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư,giảm chi phí kinh doanh thì những ưu đãi tài chính nhất định có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Vì vậy, đa số các nhà lập chính sách đều cho rằng ưu đãi tài chính là cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài.

Malaysia, Singapore, Thailand, và một số quốc gia Đông Nam á khác là những ví dụ thành công cho việc sử dụng ưu đãi tài chính có định hướng cụ thể. Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đãi cho FDI vào những "ngành công nghiệp mũi nhọn" 4 Singapore ban hành Luật Khuyến khích Mở rộng Kinh tế 5 , cho phép giảm 90% thuế của các khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời hoàn thuế co các chi phí liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu Cũng trong năm này, Philipines cũng xác định một danh sách hạn chế các "ngành công nghiệp ưu tiên" và ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư với một loại các biện pháp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và ba năm sau đó ban hành Luật Khuyến khích Xuất khẩu mở rộng những ưu đãi dành riêng cho FDI sản xuất hàng xuất khẩu 6 Để cạnh tranh với các nước láng giềng, Malaysia ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư năm 1968 với các biện pháp ưu đãi dành cho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu. Thailand cũng "nhập cuộc" sau đó bằng Luật Khuyến khích Đầu tư Công nghiệp (theo báo cáo của Charlton, 2003).

Cho đến thập kỷ 80 và 90 thì những ưu đãi tài chính có định hướng cho một số ngành công nghiệp cụ thể, hoặc khu vực sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… được đưa ra bởi tất cả các nước ASEAN Thực tế đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực trở nên khốc liệt hơn do những chính sách ưu đãi tài chính và sự hấp dẫn của Trung Quốc Từ nửa cuối thập niên 1980, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển đi đầu trong thu hút dòng FDI từ nước ngoài Từ giữa thập kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài

4 Cần lu ý rằng bối cảnh của việc đa ra những u đãi này ở Malaysia và Singapore là cuối thập kỷ 1960 Lập luận chủ yếu của những u đãi và một số chính sách tơng tự dựa vào quan điểm về "ngành công nghiệp non trẻ" Trong giai đoạn hiện nay, về cơ bản lập luận này không còn phù hợp vì thực tế là chỉ trừ một số trờng hợp cụ thể, hầu hết các "ngành công nghiệp non trẻ" đều không "trởng thành" trong khuôn khổ các hàng rào bảo hộ Quan trọng hơn là những ràng buộc chính sách trong khuôn khổ WTO và các thỏa thuận tự do hóa thơng mại khác hầu nh không cho phép việc thực hiện các biện pháp u đãi mang tính phân biệt đối xử.

6 Investment Incentives Act và Export Incentives Act. dẫn đến sự hình thành của chiến lược "Trung Quốc cộng" Với chiến lược này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung Quốc là địa bàn đầu tư chiến lược, trong khi vẫn có thể cân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN.

Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãi tài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằng luật Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địa phương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sung cho từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn Năm

1996, khi General Mo (GM) cân nhắc kế hoạch đầu tư một dây truyền sản xuất và lắp ráp ô tô trị giá 500 triệu $, Tổng thống Philipines Fidel Ramos đã trực tiếp gửi thu cho chủ tịch hãng này là John Smith, với hứa hẹn ưu đãi gồm 8 năm miễn giảm thuế; 5% miễn giảm cho tất cả các khoản thuế mà GM có thể phải trả trong thời gian sau đó; miễn giảm với nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị, và một khoản trợ cấp đáng kể về đào tạo 5.000 lao động cho nhà máy Cuối cùng, GM quyết định đầu tư vào Thailand vì chính phủ nước này hứa hẹn những điều khoản tương tự, cộng thêm với hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, và một khoản trợ cấp trị giá 15 triệu $ cho việc thành lập một trung tâm đào tạo và nghiên cứu của GM tại nước này (theo tài liệu của Fletcher, 1996).

Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyến khích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI làm cho những ưu đãi này trở nên phổ biến và đa dạng về phạm vi, mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi Bên cạnh những quy định ưu đãi đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tài chính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tối cao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với nhà nhà đầu tư nước ngoài.

2 Thu hút sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng được xem xét trên khía cạnh: mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng, và chi phí sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, và vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thu hút FDI Khi cân nhắc quyết định đầu tư, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố đầu tiên mà các TNC quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động kinh doanh tại quốc gia sở tại và cả chi phí liên kết dịch vụ 7 Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm báo cáo của Loree và Guisingerr, 1995; hoặc Mody và Srinivasan, 1996).

Hạ tầng trong thu hút FDI thường gồm ba nhóm chính: (i) hạ tầng giao thôngl (ii) hạ tầng thông tin, viễn thông; (iii) hạ tầng cung cấp năng lượng Trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực khổng lồ là một thách thức lớn Vì vậy, giải pháp thường được lựa chọn trong điều kiện hạ chế về vốn để cải thiện cơ sở tổng thể (i) thiết lập các khu vực địa lý đặc biệt, dưới dạng khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế… để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; và (ii) huy động tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầngl (iii) hoặclà sự kết hợp của cả hai giải pháp trên, nghĩa là huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng co các khu vực địa lý đặc biệt để thu hút FDI.

Liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, nhiều tổ chức quốc tế có trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển gặp nhau ở quan điểm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, cung cấp cơ sở hạ tầng Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới thống kê giá trị các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân làm chủ đầu tư giai đoạn 1990-2001 cho thấy mặc dù sau khủng hoảng châu á, cộng với suy thoái của FDI sau năm 2000 làm cho giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân giảm sút nhưng về giá trị, sự tham gia của khu

7 Chi phí liên kết dịch vụ là một khái niệm quan trọng trong địa lý kinh tế, chỉ chi phí liên kết, vận hành các chi nhánh đặt tại các quốc gia khác nhau của một TNC trong quá trình phi tập trung hóa, phân tán hoạt động kinh doanh ra nhiều quốc gia khác nhau nhằm tận dụng lợi ích từ kinh tế vị trí. vực tư nhân trong cung cấp cơ sở hạ tầng là khá quan trọng Cũng cần lưu ý rằng mặc dù huy động sự tham gia của tư nhân vào cung cấp cơ sở hạ tầng là một giải pháp phổ biến và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay, nhưng thống kê chính thức cho thấy các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông và cung cấp điện năng Cơ sở hạ tầng giao thông chỉ nhận được khoảng 18% tổng giá trị đầu tư tư nhân trong giai đoạn 1990-2001 Vì vậy, đầu tư công cộng vẫn là cơ bản và cần thiết, đặc biệt là trong xây dựng công trình giao thông, để cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt như hiện nay.

3 Thu hút FDI thông qua các cơ quan tổ chức xúc tiến đầu tư.

Từ đầu thập kỷ 1990, thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết các quốc gia Đến thời điểm hiện nay, không có thống kê cụ thể về số lượng các cơ quan xúc tiến đầu tư Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2001, có ít nhất 160 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộc một số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư (xem thêm trong báo cáo UNCTAD, 2001) Thông thường, các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện gồm bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp;

- Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau;

- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng;

- Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước;

- Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn tìm hiểu và thiết kế tiền khả thi;

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư".

Kinh nghiệm trong nước

Trong hai thập kỷ gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng một cách đáng kể Tuy nhiên kết quả thu hút FDI tại mỗi địa phương lại có nhiều sự khác biệt Một số tỉnh rất thành công trong việc thu hút FDI như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ngược lại một số tỉnh kết quả thu hút FDI rất thấp Dưới đây là kinh nghiệm điển hình của một số tỉnh Nam Bộ trong việc thu hút FDI.

I.4.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến cuối năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 2,265 dự án, đạt tổng số vốn gần 16 tỷ USD, chiếm 24% trong tổng số FDI vào Việt Nam trong suốt thời kỳ 1988 - 2005 Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể sau:

Về cải cách thủ tục hành chính:

- Trong những năm qua UBND thành phố đã ban hành nhiều biện pháp để đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục cấp phép đầu tư như đối với các dự án đăng ký cấp phép trong thời gian 5 ngày, dự án thẩm định 20 ngày;

- Thực hiện cấp phép qua mạng từ tháng 4/2004 Theo quy trình này trong thời gian 2 ngày đối với các dự án đăng ký trong các ngành công nghệ thông tin,thêu may mặc…

- Thành phố cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố nhằm giảm thiếu thời gian làm các loại thủ tục tại sân bay.

- Ngoài thành phố đã thành lập tổ liên ngành để giải quyết nhanh những khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư Sở KH - ĐT là đầu mối trả lời những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Quy hoạch dự án và xúc tiến đầu tư

- Hằng năm Sở KH - ĐT phối hợp với các ban ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao, lập danh sách các dự án cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng năm và từng thời kỳ.

- Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựng trong web về đầu tư nước ngoài nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư của thành phố trong năm 2001 Năm 2003, thành phố khai trương trang web "Đối thoại doanh nghiệp" nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hỏi trực tuyến với các sở, ban, ngành của thành phố.

- Từ năm 2002 đến nay, Sở KH - ĐT đã thực hiện phổ biến thông tin xúc tiến đầu tư thông qua chương trình "Phát báo trên các chuyến bay quốc tế", "Tờ rơi giới thiệu về tình hình kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài" đến các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức, tập đoàn lớn của nước ngoài.

- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố và lắng nghe nguyện vọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp ý nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của thành phố.

I.4.1.2 Thu hút đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước Tính đến hết năm 2005, tính đã thu hút được 1142 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5357,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ tư sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai Trong tổng số dự án đã cấp phép, hiện có

840 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 3.941 tỷ USD, số dự án còn lại đang làm thủ tục triển khai Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bình Dương cho phép rút ra một số nhận xét cụ thể sau:

- Công tác xúc tiến, thẩm định các dự án đầu tư và quản lý dự án sau cấp phép trên địa bàn tỉnh đã có những bước cải cách đáng kể về thời gian cũng như trình tự thủ tục.

- Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, công khai quy định trình tự thủ tục đầu tư, giải quyết thủ tục nhanh chóng cho các nhà đầu tư ban hành các quy định nhằm giảm thiểu sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong thủ tục hành chính.

- Các vướng mắc của các doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh; nếu thuộc thẩm quyền Trung ương UBND Tỉnh phối hợp cùng doanh nghiệp kiến nghị đến cấp có thẩm quyền.

Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001- 2006 35

Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI

II.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng của Việt nam, giáp Thành phố cảng Hải Phòng và các tỉnh như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang Tỉnh hải Dương có diện tích km 2 , là một tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế quan trọng phía Bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh Hải Dương là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi như Quốc lộ 5, tuyến đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng Bên cạnh đó còn có Quốc lộ 18 A, 183 đi Quảng Ninh Hiện nay tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hải Dương và 11 huyện Hải Dương được nổi tiếng với những đặc sản như Vải Thanh Hà, Bánh đậu xanh, và một vài sản phẩm công nghiệp như gốm sứ.

Thành tựu lớn nhất của tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua là phát triển toàn diện, ổn định về mặt kinh tế và từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Bên cạnh thành tựu phát triển Hải Dương còn duy trì và phát triển được khu vực sản xuất tư nhân truyền thống là Bánh đậu xanh Hải Dương là tỉnh có thu hút đầu tư nước ngoài tương đối lớn so với các địa phương khác trong cả nước Hiện nay Hải Dương có

07 KCN là Hoà An, Việt Hoà (TP Hải Dương), Nam Sách (huyện Nam Sách), Đại An, Phúc Điền (huyện Cẩm Giàng), Tân Dân, Văn An (huyện Chí Linh) đã thu hút gần như đầy các dự án trong nước và quốc tế đầu tư vào đây Không những phát triển kinh tế Hải Dương còn mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội được sử dụng ngày càng hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện.

Có thể nói nhờ có những điều kiện thuận lợi, Hải Dương đang từng bước phát triển kinh tế một cách bền vững với bản sắc riêng Sự phát triển kinh tế cuả tỉnh Hải Dương đã góp phần làm cho khu vực Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung tạo ra một sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo một hình ảnh tốt về sự năng động, sáng tạo về chủ chương chính sách phát triển kinh tế.

Năm 1996 là năm mà Hải Dương thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 300 tỷ VNĐ và nguồn thu đã cân đối được với chi ngân sách của tỉnh Nó là mốc đánh dấu sự thành công trong phát triển kinh tế giai đoạn 10 năm sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường Giai đoạn 1986-1996 Hải Dương đã từng bước khắc phục khó khăn chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm truyền thống để xuất khẩu như bánh đậu xanh Bên cạnh đó chú trọng phát triển đều các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ Chính điều này đã tạo cho kinh tế Hải Dương dần dần đi vào ổn định và phát triển Sự phát triển kinh tế xã hội từ đó cho đến nay gồm những giai đoạn như:

1) Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000.

Giai đoạn này nền kinh tế thị trường cả nước đã phát triển, từng bước đạt được kết quả tốt về phát triển kinh tế Bên cạnh đó Hải Dương cũng có những thành tựu nhất định như tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,2 % /năm Công nghiệp có tốc độ tăng bình quân là 10,6% Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương mới bắt đầu phát triển nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 nên hoạt động FDI vào Hải Duơng giai đoạn này không có sự gia tăng nhiều Đến cuối năm

2000 toàn tỉnh Hải Dương mới có 18 Dự án FDI đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 371,2 triệu USD, trong đó có Dự án FORD ôtô với số vốn 102,7 triệu USD (năm 1995) và công ty xi măng Phúc Sơn với tổng số vốn đăng ký là 265 triệu USD (1996) còn lại là những dự án trung bình và nhỏ.

Hệ thống giao thông Hải Dương được cải thiện đáng kể, ngoài những Quốc lộ được Chính phủ xây dựng, cải tạo nâng cấp như các Quốc lộ 5, 183,18 chính quyền tỉnh Hải Dương còn đầu tư xây dựng và cải tạo những đường trong tỉnh tạo ra một hệ thống giao thông thuận lợi Với lợi thế về giao thông thuận lợi, đặc biệt là Quốc lộ 5 xây dựng mới, nối Hà Nội với Hải Phòng đã tạo cho Hải Dương có sự hấp dẫn về thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước.

Giai đoạn này kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm); trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/ năm Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 10,9%/năm).

Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001)

Nguồn : UBND tỉnh Hải Dương

Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao Trong 5 năm (2001 - 2005), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảm l,4%/năm và thuỷ sản tăng 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng

22,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 9,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,1%/năm (tổng cộng 5 năm ước đạt 393 triệu USD; kế hoạch 300 triệu USD)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%, 43,2% Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm

2005 Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55% Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005.

Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm (2001 - 2005) ước đạt 22.615 tỷ đồng, tăng 64% so với 5 năm (1996 - 2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch.

Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, huy động được thêm vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh khá hơn và làm ăn có lãi, sản xuất ổn định, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc.

Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006

II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương

Năm 1990 Hải Dương mới có 01 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 1,559 triệu USD, và cho đến năm 1994 mới có 05 dự án đầu tư Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Dương phát triển mạnh vào các năm 1995-

1996, có 10 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 423,75 triệu USD Thành công lớn nhất giai đoạn này là thu hút được sự đầu tư của Công ty sản suất ô tô FORD với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD Giai đoạn từ năm 1997 đến 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã làm giảm tiến độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng Đến giai đoạn 2001 – 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút đầu tư FDI Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như tăng cường tiếp thị, cải tiến môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, hỗ trợ , giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư Với các nỗ lực đó Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài Cho đến cuối năm 2006 toàn tỉnh đã có 123 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và các vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 1.453,3 triệu USD vốn thực hiện đạt 32% vốn đăng ký và hiện nay có 65 dự án đã đi vào hoạt động, diện tích đất cho thuê đạt 809,27 ha, (theo Báo cáo số 79/UBND-BC, ngày 15/5/2007 của UBND tỉnh Hải Dương).

Có thể thấy rằng thu hút các doanh nghiệp FDI vào Hải Dương tăng lên nhanh chóng trong 16 năm qua, nhất là giai đoạn 2001-2006 Bảng tổng hợp tình hình thu hút từ năm 1990 đến năm 2006

Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương.

STT Năm Vốn đầu tư (triệu USD)

Tổng vốn đầu tư Vốn PĐ Luỹ kế vốn thực hiện

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương.

Cơ cấu FDI tại Hải Dương.

Liên tục trong nhiều năm liền Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, là những quốc gia có nhiều vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương nhất, lưọng vốn đầu tư vào Hải Dương từ các nước này chiếm tỷ trọng lớn Năm 2005 Nhật bản là nước có lượng vốn đăng ký lớn nhất đầu tư vào Hải Dương, nhưng đến cuối năm 2006 thì Đài Loan là nước có vốn đăng ký là lớn nhất đạt 436,3 triệu USD.

Bảng 5 :Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006

Số thứ tự Tên Quốc gia Số dự án

Tổng số vốn đăng ký (triệu USD)

Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hải Dương, 2007

Từ bảng số liệu cho thấy việc đầu tư từ các quốc gia Tây Âu còn thấp Bên cạnh đó tuy Mỹ là quốc gia có lượng vốn lớn nhưng thực tế chỉ tập trung vào 02 dự án là FORD ôtô và công ty Việt Mỹ Do vậy cần có các giải pháp thu hút đầu tư từ Mỹ và Tây Âu hơn nữa

Thực tế những năm gần đây khi có Nghị định Số: 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp FDI cho phép trưởng Ban quản lý các KCN được cấp phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI đầu tư trong KCN thì các dự án FDI vào các khu công nghiệp nói chung có xu hướng tăng lên nhanh chóng Mặt khác các KCN tại Hải Dương được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp FDI không ngừng đăng ký đầu tư vào KCN Nguyên nhân là các KCN đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải quyết các thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn và đặc biệt là không mất nhiều thời gian để triển khai xây dựng nhà xưởng, thực hiện dự án

Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương

STT Năm ĐẦU TƯ NGOÀI KCN ĐẦU TƯ TRONG KCN Vốn đầu tư Lao động Vốn đầu tư Lao động (triệu USD) (người) (triệu USD) (người)

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương năm 2007.

Như vậy sau năm 2003 khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động tình hình đầu tư vào Hải Dương có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt năm 2006 tổng số vốn FDI đăng ký trong KCN tới 523 triệu USD

Cơ cấu đầu tư theo từng huyện thể hiện như sau:

Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006

STT Huyện Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

Số dự án đã hoạt động

Nguồn : Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương.

Như vậy qua bảng số liệu trên thấy rằng Thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, Chí Linh là những huyện có số lượng các dự án nhiều hơn cả Nguyên nhân là do các huyện này có các KCN do vậy đã thu hút các nhà đầu tư tốt hơn.Tuy nhiên nhìn toàn diện Thành phố Hải Dương là nơi thu hút được nhiều dự án cũng như tổng vốn đăng ký Nguyên nhân là do thành phố Hải Dương có KCN Hoà An được xây dựng với cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Hải Dương, có vị trí thuận lợi là giáp quốc lộ 5.

Qua thực trạng trên rút ra một số nhận định về thực trạng thu hút FDI tại Hải Dương như sau:

- Thực tế cho thấy đến cuối năm 2006 Hải Dương có 123 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 1453,23 triệu USD nhưng mới có 65 dự án đi vào hoạt động (tỷ lệ đạt 52%) với số vốn thực hiện đạt 32% là chậm Nguyên nhân chính là do việc bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án còn chậm Bình quân vốn đầu tư 1,795 triệu USD/ 01ha đất là thấp so với một số địa phương khác, như Bắc Ninh là 2,12; Vĩnh Phúc 1,89.

- Ngành nghề mới chỉ tập trung vào các dự án gia công lắp ráp như may gia công, lắp ráp ô tô, gia công kim cương do vậy không tạo được nhiều giá trị gia tăng

- Chất lượng của một số dự án chưa cao, tính khả thi của các dự án thiếu căn cứ khoa học Nguyên nhân chủ yếu là năng lực của các cơ quan lập dự án còn kém Từ đó dẫn đến hệ quả nhiều dự án phải điều chỉnh quy mô dự án, mặt bằng tổng thể, hoặc không tiếp tục thực hiện dự án Theo báo cáo theo dõi của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương cho đến tháng 02/2007 đã có 9 dự án không tiếp tục đầu tư.

II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương

Các doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ là 39 %-29%- 32% năm 2001 sang công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp, năm 2006 tỷ lệ đã đạt 40%-30%- 30% với tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,2% /năm

Về tăng trưởng kinh tế: (GDP) Từ khi có FDI vào Hải Dương, cơ cấu kinh tế của Hải Dương có sự thay đổi theo hướng tích cực Nhưng để thấy rõ hơn vai trò của FDI đối với kinh tế Hải Dương phải xem xét mức độ đóng góp vào GDP của tỉnh trong những năm qua.

Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương.

STT Năm GDP Hải Dương

(triệu USD) Đóng góp của FDI (triệu USD)

Nguồn : Cục thống kê Hải Dương, 2007

Qua bảng số liệu trên thấy đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định Năm 2006 tuy có sự sụt giảm là do công ty FORD ôtô không bán được hàng và do giảm thu thuế nhập khẩu.

Về đóng góp ngân sách cho địa phương: Thu hút FDI vào Hải Dương trong những năm qua đã tạo cho Ngân sách của tỉnh tăng mạnh và ổn định.Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, tiền thuê đất.Năm 2006 nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm mức đáng kể do việc cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng do lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập WTO như ô tô,linh kiện điện tử Những năm tiếp theo Hải Dương nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung sẽ giảm một lượng lớn nguồn thu thuế nhập khẩu do lộ trình cắt giảm thuế như đã cam kết khi gia nhập WTO.

Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006.

Ngân sách địa phương (triệu USD)

Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương, năm 2007.

Thu hút FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hải Dương tăng lên trong những năm qua.

Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI.

STT Năm Kim ngạch XK

Kim ngạch XK của doanh nghiệp FDI (triệu USD)

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương.

Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương

II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI Để đánh giá về sự hấp dẫn của Hải Dương thông qua các hệ thống chỉ số phản ánh các khía cạnh chịu tác động trực tiếp từ thái độ hành động của cơ quan chính quyền địa phương Các chỉ số này nhấn mạnh vào năng lực điều hành quản lý của chính quyền địa phương.

II.3.1.1 Về chi phí gia nhập thị trường.

Theo đánh giá thì chi phí gia nhập thị trường của Doanh nghiệp tại Hải dương nói chung là 6,19/10 điểm Sự tính toán này dựa trên một số tiêu thức sau: thời gian đăng ký kinh doanh (ngày): 21.86 ngày, xếp thứ 42; thời gian đăng ký lại (ngày): 13.3 , xếp thứ 54; số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà DN hiện có: 4.16 xếp thứ 54; % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh doanh: 30.16 %, xếp thứ 35; % DN phải mất hơn ba tháng để khởi sự kinh doanh: 7.94 %, xếp thứ 42; % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiêt 24.76 %, xếp thứ 62; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày) 156; thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày) 221.77; thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày) 100; thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất 378.74.

II.3.1.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.

Về tiêu thức này Hải Dương đạt 6,15 điểm, điểm trung vị là 6.0 Về tiêu thức này Hải Dương xếp thứ 28/64 Nó được cấu thành bởi các mặt sau: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận 42%, xếp thứ 57; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn 67,16 %; % DN thuê lại đất từ DNNN 16%; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt 72%, xếp thứ 5; % diện tích đất có GCNQSD đất 77%, xếp thứ 26; rủi ro đối với mặt bằng kinh doanh như có thể bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác (5=Rất thấp) 2,78, xếp thứ 5; số tiền bồi thường sẽ ở mức thỏa đáng 40%, xếp thứ 32; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (5=Rất thấp)

3,09; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê 40,8%; thời gian cho thuê 62,54 năm.

II.3.1.3 Tính minh bạch tại địa phương và tiếp cận thông tin.

Theo đánh giá Hải Dương đạt 5,81 điểm, điểm trung vị là 5,43, xếp hạng 21/64 Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: tính minh bạch của tài liệu kế hoạch của các Quyết định, của các Nghị định: 3,73 điểm, xếp hạng 55/64; tính công bằng và sự ổn định trong việc áp dụng các quy định: 6,34 điểm xếp thứ 15/64; khả năng có thể dự đoán và tính ổn định của chính sách, quy định: đạt 44% , thứ hạng 48/64; đánh giá về trang Wed của tỉnh 13/21, xếp hạng 12/64;

II.3.1.4 Chi phí về thời gian để thực hiện các thủ tục theo quy định của Nhà nước và địa phương.

Hải Dương đạt 4,32 điểm, trung vị là 4,42, xếp hạng 41/64 Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra gồm: thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm đi sau khi có Luật doanh nghiệp 33%, thứ hạng 56/64; % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian phải làm việc với chính quyền 17%, xếp thứ 37/64; số cuộc thanh tra và số giờ làm việc với thanh tra thuế 8 giờ, xếp hạng 37/64; tỷ lệ giảm các cuộc thanh tra sau khi có luật doanh nghiệp 41%, xếp thứ 43/64;

II.3.1.5 Đào tạo lao động

Về tiêu thức này Hải Dương đạt 4,52 điểm, trong khi đó điểm trung vị là 5,1, xếp thứ 45/64 Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: chất lượng dịch vụ giáo dục do tỉnh cung cấp 68%, xếp thứ 52; chất lượng dịch vụ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh cung cấp 63%, xếp thứ 10; chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động 55%, xếp thứ 19; số trường dạy nghề theo số dân từng tỉnh 0,18/100.000, xếp hạng 60/64.

II.3.1.6 Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh.

Hải dương đạt 5,84 điểm , điểm trung vị là 4,85, xếp thứ 18/64 Chi tíêt các chỉ tiêu đánh giá như sau: triển khai tốt trong khuôn khổ quy định của Trung ương 72%, xếp thứ 40; tính năng động và sáng tạo trong giải quyết khó khăn của doanh nghiệp 69%, xếp thứ 19; tham khảo ý kiến của doanh nghiệp khi có văn bản pháp luật mới 64%, xếp thứ 41.

II.3.1.7 Thiết chế pháp lý.

Theo kết quả đánh giá Hải Duơng đạt 3,91 điểm, điểm trung vị 3,63 điểm, xếp hạng 20/64 Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: hệ thống pháp lý tạo cơ chế để doanh nghiệp khởi kiện 35%, xếp thứ 5; lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý 86%, xếp thứ 27; sử dụng thiết chế pháp lý trong tranh chấp 68%, xếp thứ 54; số vụ tranh chấp trên 100 doanh nghiệp hoạt động 0,14.

II.3.1.8 Chi phí không chính thức.

Kết quả điều tra đánh giá Hải Dương đạt 5,70 điểm, điểm trung vị là 6,33, xếp hạng 53/64 Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: Là cản trở đối với hoạt động kinh doanh 44%, xếp thứ 37; doanh nghiệp cùng ngành phải chi phí không chính thức 73%, xếp thứ 45; % doanh nghiệp phải trả hơn 10% cho các loại chi phí riêng không chính thức 14%, xếp thứ 35; cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi 51%, xếp thứ 56; công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức 47%, xếp thứ 35/64.

Kết luận : Trên đây là các tiêu thức nhằm đánh giá sự thuận lợi cũng như khó khăn tương đối nhìn từ góc độ nhà đầu tư, doanh nghiệp để từ đó cho thấy sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh, chủ yếu từ phía chính quyền địa phương.Cũng từ đó chính quyền địa phương có cái nhìn sâu hơn, tổng thể hơn để điều chỉnh trong việc hoạch định chính sách cũng như cải cách trình tự thủ tục sao sho tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung

Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương

STT Tiêu thức Hải Dương Tối đa Trung vị

1 Chi phí gia nhập thị trường 6.19 10 7.39

3 Chi phí không chính thức 5.7 10 6.63

7 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5.81 10 5.43

8 Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 5.84 10 4.85

Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương

Chi phí gia nhập thị trường10

Chi phí không chính thức Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tính năng động của lãnh đạo tỉnh

Hải Dương Tối đa Trung vị

Như vậy chính quyền tỉnh Hải Dương cần phảo nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục một số yếu điểm như: rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh; tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm các thủ tục, chấn chỉnh cán bộ nhũng nhiễu gây phiền hà cho các nhà đầu tư, làm giảm những chi phí không chính thức cho các nhà đầu tư; quy hoạch đất đai cụ thể, chi tiết và giao, cho thuê theo đúng quy định của Luật đất đai, nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp có đủ điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm ổn định đầu tư sản xuất; nhanh chóng đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp, hoang thiện việc xây dựng các KCN để cho thuê; Tạo sự minh bạch về kế hoạch, quy hoạch, các trình tự thủ tục giải quyết cho các nhà đầu tư biết để thực hiện; có chính sách đào tạo nghề hợp lý để có thể cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI

II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI

II.3.2.1 Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tỉnh Hải Dương có ý tưởng thu hút đầu tư nước ngoài từ rất sớm Từ năm

1988, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng Yên (sau này tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) đã có báo cáo số 96/BC-UBND ngày 12/12/1988 báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế năm 1990 và phương hướng các năm tiếp theo Trong đó đã đề cập đến kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư Khi đó mới chú trọng đến các nhà đầu tư thực hiện khâu gia công như vàng bạc, may mặc là ngành mà Hải Hưng có thế mạnh về nhân lực Tuy nhiên việc thực hiện đã gặp không ít khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng như giao thông, điện chưa được thuận lợi Bên cạnh đó là do chính sách về thu hút FDI còn chưa được thông thoáng, một số dự án FDI phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và cấp giấy phép Bên cạnh đó là Luật Đất Đai chưa rõ ràng lên việc cho thuê đất gặp nhiều khó khăn Mặt khác do khi đó Hà Nội và Vĩnh Phú là hai tỉnh có môi trường thuận lợi đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vì vậy đến năm

1990 mới có Công ty TNHH Laurelton Diamond VN tiến hành đầu tư tại Hải Dương với số vốn dầu tư ban đầu là 2,059 triệu USD

Sau khi tách tỉnh Hải Dương mới thực hiện quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp tập trung gọi là cụm công nghiệp Các cụm công nghiệp thường nằm bám theo các trục quốc lộ, hay tỉnh lộ, có ở hầu hết các huyện trong tỉnh Do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lên các cụm công nghiệp mới chỉ dừng lại khâu giải phóng mặt bằng sau đó doanh nghiệp tự đầu tư san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một thực tế là cơ sở hạ tầng không có lên các nhà đầu tư thường chọn thuê đất gần mặt đường do vậy khu vực gần mặt đường thì được các nhà đầu tư chọn thuê hết nhưng các khu đất bên trong thì không thể cho thuê được do các nhà đầu tư không có đường vào thuận lợi cho khâu thi công xây dựng Mặt khác do quy hoạch cụm công nghiệp không được cụ thể nên một số dự án khi chọn vị trí ở cụm công nghiệp thì không đủ diện tích còn lại để cho thuê Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích 797 ha nhưng mới chỉ thu hút được 122 dự án, chiếm tổng diện tích là 387,74 ha (48,6%) Một số dự án đã bỏ dở do không có nước, điện

Trước thực tế trên, tỉnh Hải Dương đã rút kinh nghiệm đầu tư xây dựng các KCN với đầy đủ cơ sở hạ tầng và cho đến năm 2003 cơ sở hạ tầng được hoàn thiện và đưa vào khai thác Điều này làm tăng sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI. Với lỗ lực của tỉnh đã cải thiện phần nào cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN, và phát triển thêm các KCN mới Hiện nay tỉnh Hải Dương có 07 KCN với diện tích trên 1000 ha đã xây dựng kết cấu hạ tầng và đang triển khai tiếp nhận các Dự án đầu tư, trong đó có những KCN đã được lấp đầy bởi các dự án như: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền Tỉnh Hải Dương đã quy hoạch đến năm 2100 có 10 KCN và 30 cụm công nghiệp

Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương

Với sự năng động, sáng tạo trong thu hút FDI, Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút và duy trì sự phát triển trong thời gian qua Những thành tựu đó là: Số lượng các dự án FDI tăng nhanh và ổn định cả về số lượng và vốn đầu tư; Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương, đồng thời đã tạo được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh.

1) Về quản lý quy hoạch các khu công nghiệp và tạo mặt bằng cho dự án

- Việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, việc quy hoạch ngay từ đầu không dự báo chính xác nhu cầu dẫn đến nhiều dự án phải đầu tư ngoài KCN Bên cạnh đó một số KCN cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu như chưa có các đường gom xung quanh KCN

Các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp địa phương gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng dẫn tới một số dự án FDI đã đăng ký nhiều năm nhưng không thể đi vào hoạt động đuợc Các cụm công nghiệp mới chỉ khai thác được quỹ đất ở mặt tiền, phía bên trong đất còn nhiều do không có đường vào thuận tiện lên tỷ lệ lấp đầy chưa cao.

- Việc giải phóng mặt bằng còn chậm so với tiến độ dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã có giấy phép đầu tư, được chấp thuận về mặt bằng được thuê để triển khai dự án nhiều năm nhưng chưa thể có mặt bằng để xây dựng.

2) Vấn đề thu hút và duy trì sự phát triển các doanh nghiệp FDI.

Thứ nhất chưa có sự lựa chọn dự án đầu tư theo hướng có chọn lọc Quá trình thu hút dầu tư thời gian qua mới chủ yếu nhằm thu hút về số lượng và lấp đầy diện tích đất cho thuê, đã đi đến nguy cơ đón nhận ngày càng nhiều các dự án vốn đầu tư thấp, hoặc các dự án chiếm đất lớn nhưng mục tiêu đầu tư chưa được khuyến khích.

Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực trong địa bàn tỉnh

Thứ ba, các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng như: dịch vụ thuê nhà ở, ăn uống đi lại; dịch vụ tư vấn tài chính, khoa học công nghệ; các dich vụ vui chơi giải trí khác.

Thứ tư, thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp FDI Hiện nay các doanh nghiệp FDI tại Hải Dương thu hút một lượng lớn lao động có chuyên môn và tay nghề Tuy nhiên Hải Dương mới chỉ cung ứng được một phần nhu cầu về lao động có tay nghề còn về lao động có chuyên môn cao thì hầu như không cung cấp được.

Thứ năm, việc tổ chức xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao.

3) Hạn chế của chính quyền trong việc quản lý dự án sau khi đã chấp thuận và việc thực hiện cơ chế chính sách.

- Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các sở, ngành của tỉnh và chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh chóng.

- Ở một vài nơi chưa thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện các chủ trương chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, thậm chí còn gây khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là trong công tác GPMB, làm cho các dự án chậm triển khai

- Việc thẩm định công nghệ của dự án còn dựa trên các tiêu thức, chỉ số đã lỗi thời dẫn đến một số dự án khi đi vào hoạt động đã có tác động tiêu cực như làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các dự án khác

Tóm lại trong thời gian qua, với sự năng động của chính quyền tỉnh, các chính sách, cơ chế tương đối hợp lý Hải Dương bước đầu đã có những thành công nhất định trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI vào đầu tư Nhưng để tiếp tục thu hút và duy trì sự phát triển các doanh nghiệp FDI, chính quyền tỉnh phải có chiến lược dài hạn, có tầm nhìn, và phải có các giải pháp đồng bộ để HảiDương là địa phương có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Một số kiến nghị, giải pháp 68

Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010

Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn tiếp tục thực hiện bước hội nhập sâu rộng với thế giới Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, tiếp tục cam kết AFTA nhất là trong việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện cải cách hành chính làm cho môi trường đầu tư của Việt nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương sẽ có những cơ hội và thách thức mới.

1) Với việc trở thành thành viên WTO, Việt nam có lợi thế hơn trong cạnh tranh thu hút FDI, dòng FDI vào Việt nam sẽ tăng nhanh trong giai đoạn tới

Thứ nhất, Việt nam là nước được đánh giá là nước co môi trường đầu tư ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo và là thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo rằng Việt nam là nước phát triển nhất Đông Nam Á trong những năm tới Nhiều nhà đầu tư từ Châu Âu, Mỹ, Nhật bản đang xem Việt nam đầu tư hứa hẹn.

Thứ hai, với việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, đường sắt, hệ thống cảng, sân bay kết hợp nối liền với các nước ASEAN càng làm tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ba là, bên cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp đang ngày càng phát triển, thị trường chứng khoán Việt nam có bước phát triển nhanh chóng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể chuyển từ hình thức đầu tư này sang hình thức đầu tư khác được dễ dàng thuận lợi.

Môi trường đầu tư đang được cải thiện, việc phân cấp mạnh cho các địa phương để cấp giấy phép đầu tư sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn.

2) Cạnh tranh giữa các địa phương nhất là giữa Hải Dương với các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI ngày càng tăng Tỉnh Hưng Yên đang có chiến lược xây dựng các KCN mới bám trụcQuốc lộ 5, xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ và một số khu đô thị mới nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp Hiện nay Bắc Ninh đã có các KCN ở huyệnQuế Võ, Từ Sơn bám theo trục Quốc lộ 18, và 1B rất thuận lợi cho các nhà đầu tư Chính quyền tỉnh còn quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới tại từ Sơn nhằm tạo ra việc cung cấp các dịch vụ cho các KCN Như vậy với vị trí thuận lợi cùng với các chính sách hợp lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với Hải Dương hiện nay và trong thời gian tới Điều này đòi hỏi phải có những định hướng đúng, có những giải pháp tích cực trên cơ sở khai thác các lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư.

3) Cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao Là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của phía Bắc, cung lao động tại chỗ cũng đần dần không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt người có trình độ chuyên môn cao thường bị các trung tâm kinh tế lớn thu hút, nguồn lao động nhập cư cũng trở lên ít đi do các địa phương cũng đang thực hiện công nghiệp hoá.

4) Do những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của trung tâm kinh tế lớn như

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (theo lý thuyết phát triển vùng) nên Hải Dương chỉ có lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất công nghiệp mà không có lợi thế phát triển thương mại và dịch vụ.

Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút và duy trì sự phát triển FDI cảu Hải Dương trong giai đoạn vừa qua; phân tích các cơ hội và thách thức; xu hướng chung của dòng FDI quốc tế và cạnh tranh trong nước, các quan điểm để định hướng việc thu hút và duy trì sự phát triển FDI giai đoạn 2007-2020 như sau:

- Quan điểm chung: tăng cường thu hút FDI nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Quan điểm phát triển bền vững: Thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo bền vững Thu hút vào lĩnh vực sản xuất nhưng không được huỷ hoại môi trường.

- Phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế công nghiệp truyền thống với phát triển công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, tiên tiến.

- Duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI để tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách đầu tư thêm của các doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp mới.

Một số giải pháp 56 Kết luận 78

Từ những phân tích môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại cho thấy tỉnh Hải Dương có những điểm mạnh, điểm yếu và đứng trước nhiều cơ hội, thách thức.

Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT)

- Xu hướng đầu tư vào Việt nam tăng lên.

- Nằm trong khu vực tam giác kinh tế phát triển.

- Cạnh tranh thu hút lao động.

- Cạnh tranh trong thu hút FDI.

- Tác động của cực trung tâm. Điểm mạnh

- Lãnh đạo chính quyền năng động.

- Hệ thống giao thông thuận lợi ,

- Ổn định về sử dụng đất.

- Thiết chế pháp lý tốt.

Thực hiện nắm cơ hội:

+ Xây dựng các KCN để đón các nhà đầu tư.

+ Chính sách rõ ràng minh bạch Tăng cường quảng bá hình ảnh Hải

- Số lượng trường dạy nghề còn thiếu

- Lao động có tay nghề và có chuyên môn kỹ thuật cao còn thiếu.

- Thời gian giải quyết các

+ Tăng cường cơ sở vật chất và con người cho các trường dạy nghề, kết hợp doanh nghiệp cùng nhà trường đào tạo công nhân. thủ tục hành chính còn chậm.

- Một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý Nhà nước.

+ Cải cách các thủ tục hành chính, công khai quy trình giải quyết. Để khắc phục điểm yếu, khai thác lợi thế nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực do môi trường đem lại cần có chiến lược dài hạn và các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010 và làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020.

III.4.1 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại khi tăng cường thu hút FDI Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn tới

Việc xúc tiến cần gắn liền với khẩu hiệu “không quá nửa ngày bạn có thể đến được Hải Dương” để tạo sự gần gũi với các nhà đầu tư hơn nữa Bỏi vì Hải

Dương gần Hà Nội chỉ cần hơn 1 giờ ô tô bạn đã đến được Hải Dương, cộng thêm khoảng 03 giờ bay đến Hà Nội, nếu bạn ở khu vực Đông Nam Á thì bạn đã có mặt ở Hải Dương.

Các giải pháp cụ thể bao gồm:

III.4.1.1 Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc UBND tỉnh.

Việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương hiện nay Việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng/ lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp;

- Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau;

- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng;

- Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước;

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư".

Tuỳ vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia/ vùng Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư.

Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Chính phủ/ chính quyền vùng Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách.

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại tỉnh Hải Dương, việc thành lập "Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại" là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Chức năng: là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương có chức năng cụ thể: (i) quảng bá giới thiệu hình ảnh Hải Dương, (ii) tư vấn về chính sách đầu tư và thương mại, (iii) tạo cơ hội đầu tư; (iv) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại.

- Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ở nước ngoài; (3) Đầu mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai;

(4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Đồng Nai; (5) Nghiên cứu đề xuất cho UBND tỉnh về chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư; (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư, thương mại.

- Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương; (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
ng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH (Trang 37)
Bảng 5 :Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 5 Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 (Trang 48)
Bảng  6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
ng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương (Trang 49)
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 7 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 (Trang 49)
Bảng  8  : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
ng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương (Trang 51)
Bảng  9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
ng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006 (Trang 53)
Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 10 Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (Trang 53)
Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm. - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 12 Hỗ trợ đào tạo lao động các năm (Trang 61)
Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 Năm Số vụ sát nhập % tổng số vụ Giá trị (tỷ $) % tổng giá trị - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 Năm Số vụ sát nhập % tổng số vụ Giá trị (tỷ $) % tổng giá trị (Trang 71)
Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển - Thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi tại hải dương
Bảng 14 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w