1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân urê trên thị trường nội địa

108 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 626,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ (14)
    • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (14)
      • 1.1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước (14)
      • 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng phân Urê (15)
    • 1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ (19)
      • 1.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê (19)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê (21)
      • 1.2.3. Các công cụ quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê (24)
    • 1.3. VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ (27)
      • 1.3.1. Vai trò (27)
      • 1.3.2. Bản chất (30)
    • 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MĂT HÀNG PHÂN URÊ (32)
      • 1.4.1. Nhân tố chủ quan (32)
      • 1.4.2. Nhân tố khách quan (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ (38)
    • 2.1. KHÁI QUÁT TRHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂNUR Ê Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (38)
      • 2.1.1. Thực trạng cung - cầu thị trường mặt hàng phân Urê (38)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ (50)
      • 2.2.1. Về quy hoạch, kế hoạch phát triển mặt hàng phân Urê (50)
      • 2.2.2. Về vấn đề ban hành các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với mặt hàng phân Urê (55)
      • 2.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động (57)
      • 2.2.4. Về phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực (64)
      • 2.2.5. Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ (65)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (66)
      • 2.3.1. Những thành tựu đạt được (67)
      • 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (69)
  • CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA THỜI GIAN TỚI (76)
    • 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG (76)
      • 3.1.1. Quan điểm (76)
      • 3.1.2. Định hướng (78)
    • 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP (79)
      • 3.2.2. Đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động (83)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước (86)
      • 3.2.4. Bình ổn và cải thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh phân Urê (90)
      • 3.2.5. Đổi mới các biện pháp quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối mặt hàng phân Urê (91)
      • 3.2.6. Tăng cường quản lý sản xuất, quản lý sử dụng phân Urê và bảo vệ môi trường (93)
      • 3.2.7. Đấu tranh chống các hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê để bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích các (96)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ (98)
      • 3.3.1. Đối với Chính phủ (98)
      • 3.3.2. Đối với Bộ/Ngành (100)
      • 3.3.3. Đối với các địa phương (102)
      • 3.3.4. Đối với các doanh nghiệp (103)
  • KẾT LUẬN.......................................................................................................99 (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................101 (107)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về quản lý Nhà nước a- Quản lý:

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Đặc biệt là từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

- Theo quan điểm của các nhà quản lý học Tailor: “ Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm.”

- Theo quan điểm của nhà quản lý học Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doan nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy.”

- Theo quan điểm của nhà quản lý học Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tố giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.

Có thể rút ra kết luận chung nhất về quản lý: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý

Quản lý là một hệ thống bao gồm các thành tố: đầu vào, đầu ra, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trường và mục tiêu; các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau Một mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề về quản lý cần phải giải quyết, mặt khác chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của quản lý b Quản lý Nhà nước:

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước Quản lý nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

1.1.2 Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng phân Urê

1.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê

Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích thu được lợi nhuận nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.Phân Urê là một mặt hàng cụ thể nên cũng được các doanh nghiệp lựa chọn là mặt hàng kinh doanh của họ Việc kinh doanh mặt hàng này cũng giống như việc kinh doanh các mặt hàng khác, có các đặc điểm của kinh doanh nói chung và các đặc điểm kinh doanh mặt hàng phân Urê nói riêng Về cơ bản hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê luôn chịu sự chi phối của:

- Các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật tiền tệ… Các quy luật này tác động làm cho việc kinh doanh mặt hàng phân Urê có thể gặp thuận lợi, hoặc khó khăn Thị trường phân Urê có lúc khan hiếm, có lúc bão hoà; lúc tăng, lúc giảm Do vậy, khi kinh doanh mặt hàng này cũng cần phải quan tâm tới các quy luật kinh tế cơ bản.

- Phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ: Phân bón là một loại vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên cung - cầu mặt hàng này trên thị trường phụ thuộc vào mùa vụ của sản xuất nông nghiệp Do đó, nhu cầu của nông dân đối với mặt hàng này sẽ rất cao khi vào vụ, sau đó sẽ chững lại Dù là mặt hàng có thể tích trữ, nhưng việc tích trữ hàng lại cần nhà kho và chế độ bảo quản, sẽ tốn thêm kinh phí cho doanh nghiệp Nên doanh nghiệp kinh doanh phân U rê cần chú ý đặc điểm này.

- Hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước: Nhà nước ban hành chính sách và luật pháp về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê nhằm quản lý và định hướng hoạt động kinh doanh mặt hàng Urê; tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh mặt hàng này Chính sách và pháp luật của nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh doanh mặt hàng này tùy thuộc vào sự phù hợp của chính sách, pháp luật với hoạt động kinh doanh

- Các yếu tố môi trường kinh doanh như nguồn vốn, nguồn vốn của người sản xuất, nguồn vốn của người tiêu dùng; sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế; sự được mùa của người nông dân; sự phì nhiêu của đất đai, kỹ thuật canh tác…

- Khi kinh doanh mặt hàng phân Urê cũng phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị trường phân bón nói chung và phân Urê nói riêng Xác định nhu cầu của thị trường cần quan tâm tới số lượng, chất lượng,

Urê loại gì, xuất xứ ở đâu… Để từ đó có cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh Việc xác định nhu cầu của thị trường càng chi tiết, cụ thể, hợp lý, khoa học thì càng có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh phân Urê Nếu không xác định được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp không có cơ sở cho chiến lược kinh doanh, có thể rơi vào tình trạng kinh doanh theo cảm tính, nguy cơ thua lỗ là rất cao Việc xác định nhu cầu của thị trường phân Urê có thể được tiến hành trực tiếp từ nhu cầu của các hộ nông dân, các trang trại; hoặc có thể gián tiếp thông qua việc xác định thị trường phân bón để có kế hoạch cho việc kinh doanh phân Urê.

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ

1.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê

Nguyên tắc quản lý nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo mọi hành động, hành vi quản lý của các cơ quan và cán bộ, công chức trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ

Nguyên tắc quản lý nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan, qua kết quả nghiên cứu sâu sắc các điều kiện thực tế xã hội, dựa trên bản chất chính trị xã hội của nhà nước trong thời gian, không gian và hoàn cảnh cụ thể Xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị, từ thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc những thành tựu của hành chính học và kinh nghiệm của các nước khác, cũng như từ thực tế hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể rút ra được những nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê chủ yếu ở nước ta như sau:

- Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật và tăng cường pháp chế

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đều phải dựa trên cơ sở pháp luật

Về phía cơ quan nhà nước, dù là cơ quan quản lý, là người ban hành văn bản nhưng cơ quan nhà nước phải chấp hành luật và các quyết định của Quốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp Khi ban hành các văn bản quản lý, các văn bản liên quan tới hoạt động kình doanh mặt hàng phân Urê phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật và các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Về phía các doanh nghiệp, phải tuân thủ luật và các quy định do nhà nước đặt ra, phải chấp hành luật chơi khi tham gia cuộc chơi Nếu doanh nghiệp cho rằng quyết định của cơ quan nhà nước là sai trái thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện các quyết định đó ra toà hành chính, nhưng trước đó vẫn phải chấp hành quyết định.

- Nguyên tắc kết hợp quản lý đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê và theo lãnh thổ

Xuất phát từ nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ mà hình thành nguyên tắc quản lý đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê theo lãnh thổ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê là sự quản lý theo ngành Nhưng bên cạnh đó, do nước ta là nước nông nghiệp nhưng diện tích canh tác và khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta không đồng đều giữa các đơn vị hành chính (cấp tỉnh), nên nhu cầu về phân bón Urê cũng không đồng đều giữa các đơn vị hành chính. Mỗi tỉnh lại có cách thức khác nhau trong việc quản lý lãnh thổ của mình, có cách thức khác nhau để quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê Do đó, việc kết hợp quản lý đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê và theo lãnh thổ sẽ bảo đảm ổn định thị trường phân Urê, ổn định hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và nông dân nên cần phải công khai hoá, thực hiện đúng chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Vì là cung cấp vật tư cho sản xuất nông nghiệp nên dù doanh nghiệp có gặp khó khăn trong kinh doanh thì nhà nước vẫn ưu tiên giúp đỡ, hỗ trợ Đặc biệt là khi vào vụ sản xuất, phân bón cho nông nghiệp phải được ưu tiên. Trước kia chúng ta phải nhập khẩu phân Urê, nhưng hiện nay, với năng lực sản xuất của các nhà máy, nước ta đã có thể sản xuất đủ phân Urê dùng trong nước, thậm chí là có dư để xuất khẩu Do đó, cần ưu tiên dùng phân Urê sản xuất trong nước.

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

1.2.2.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về sản xuất và kinh doanh mặt hàng phân Urê

Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phân bón Urê trên cơ sở của từng vùng sản xuất nông nghiệp; số lượng phân Urê còn tồn kho của các doanh nghiệp để có con số làm căn cứ cho việc sản xuất và cung ứng phân Urê trong năm tiếp theo.

Bộ Công thương xây dựng quy hoạch, kế hoạch về sản xuất và cung ứng phân Urê trên thị trường, điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu phân Urê

- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý phân bón Urê, các quy trình, quy phạm sản xuất phân bón Urê, tiêu chuẩn phân bón Urê, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng phân bón Urê.

- Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối phân bón sẽ có tác động rất lớn tới thị trường phân bón trong nước, nhất là phân Urê.

- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, hệ thống phân phối phân bón sẽ được phát triển dựa trên các yếu tố: Sự hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp, nhu cầu phân bón của từng vùng kinh tế, đặc điểm của hoạt động kinh tế vùng và tập quán mua bán của nông dân Với tiêu chí hệ thống phân phối vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, đảm bảo cung ứng ra thị trường phân bón chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

- Hiện nay về kinh doanh phân bón nói chung, hiện nay có + Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày ngày 31/12/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp các ban, ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, dự kiến trình Chính phủ trong năm 2012 Nghị định mới được xây dựng trên cơ sở hai Nghị định trên Một trong những điểm mới của Nghị định lần này, đưa phân bón vào nhóm hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn tham gia sản xuất kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, chứng minh năng lực sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng, các điều kiện về môi trường…

- Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

- Công văn 5367/VPCP-KTN ngày 04/08/2010 của Văn phòng Chính phủ về giải pháp tăng cường quản lý sản xuất và chất lượng phân bón.

1.2.2.2 Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và mặt hàng phân Urê nói riêng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê.

VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ

Hoạt động kinh doanh mặt hàng vật tư nông nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của một đất nước vốn có nền kinh tế mà hoạt động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng Do vậy, hoạt động này cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh này hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển ngành kinh tế nông nghiệp của nước nhà Vai trò của quản lý nhà nước thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, nhà nước thực hiện sự quản lý đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón Urê để khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn Đối với một quốc gia đang chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường đã nẩy sinh những khó khăn rất lớn trong tất cả mọi lĩnh vực nên cần có sự điều tiết của nhà nước Hơn nữa, thị trường tự bản thân nó cũng không thể khắc phục những khuyết tật, những mặt trái, những điểm hạn chế của các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trong thị trường, chính những khuyết tật, điểm hạn chế sẽ cản trở việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra Cho nên, trong quá trình vận hành nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng cụ thể nói riêng cần có sự quản lý của nhà nước để khắc phục những hạn chế, bổ sung những thiếu sót, lỗ hổng trong quá trình điều tiết của thị trường để đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước đã đặt ra

Thứ hai, nhà nước thực hiện sự quản lý các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê nói riêng để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản diễn ra trong nền kinh tế quốc dân Thông qua hoạt động kinh doanh mặt hàng này, những người tham gia có mối quan hệ với nhau thông qua những lợi ích về mặt kinh tế Trong mối quan hệ này, mỗi người đều hướng tới những lợi ích kinh tế của riêng mình nên dễ dàng xẩy ra sự tranh chấp và phát sinh mẫu thuẫn về lợi ích kinh tế Thông thường trong các hoạt động kinh doanh mặt hàng cụ thể,chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mâu thuẫn như: giữa doanh nhân với nhau khi doanh nghiệp của họ cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh cùng một mặt hàng; mâu thuẫn giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên - môi trường mà không tính tới lợi ích chung của cả cộng đồng… Ngoài ra là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, giữa công dân với nhà nước, giữa địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê.

Những mâu thuẫn này như đã nói nó mang tính thường xuyên, phổ biến và có tính căn bản vì nó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích kinh tế của mỗi người, đến sự ổn định kinh tế - xã hội Do vậy, chỉ có nhà nước mới là người đủ sức để giải quyết và điều hòa các mâu thuẫn này.

Thứ ba, cần có sự quản lý của nhà nước trong các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê bởi lẽ các hoạt động này là một trong những hoạt động kinh tế có tính chất khó khăn và phức tạp Để thực hiện được bất kỳ một hoạt động kinh tế nào dù là đơn giản đến phức tạp cũng cần có môi trường, điều kiện nhất định Trong khi đó, không phải ai hay tổ chức nào cũng có thể tạo lập được môi trường và điều kiện này, nhất là đối với các hoạt động kinh tế có liên quan tới nước ngoài, hệ thống pháp lý, có liên quan đến các điều kiện về hạ tầng cơ sở, hệ thống tài chính - ngân hàng…Do vậy, để các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê có thể diễn ra thuận lợi thì cần có sự can thiệp của nhà nước vào việc tạo lập, hỗ trợ các điều kiện, môi trường cho các hoạt động này

Từ sự cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê như đã phân tích ở trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý của mình đối với hoạt kinh doanh mặt hàng phân Urê, vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:

- Nhà nước cần thiết lập trật tự thị trường cho hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê thông qua hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách thương mại, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm tạo dựng hành lang pháp lý. Nhất là, đối với nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi Hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê được phát triển rộng khắp nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là vấn đề quản lý chất lượng mặt hàng phân bón nói chung hay phân Urê khi đưa ra thị trường

- Nhà nước cần thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê Đó là việc xác định mô hình tổ chức và qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đúng đắn cho từng bộ phận, từng cấp của cơ cấu tổ chức quản lý đang đòi hỏi bức xúc hiện nay.

- Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức các mặt hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về kinh doanh mặt hàng phân Urê phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế.

- Thực hiện chức năng phối hợp điều hoà hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón trong nước với thị trường phân bón khu vực và quốc tế Để điều hoà một cách hợp lý, đưa các thành phần tham gia kinh doanh mặt hàng này đi vào khuôn khổ, phát triển đúng hướng đáp ứng mong muốn của công cuộc đổi mới thì cho thấy vai trò quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mặt hàng này là rất cần thiết và hết sức quan trọng.

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: Hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp Theo nghĩa hẹp là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm đạt mục đích ổn định và phát triển đất nước.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống chính sách với các công cụ quản lý kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong phạm vi nền kinh tế quốc dân

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê là một dạng quản lý xã hội của Nhà nước, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung nhưng nó cũng hết sức phức tạp Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các nghành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Nhà nước quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn ở một số hoạt động kinh doanh ở nước ngoài như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế, dịch vụ quốc tế.

Nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trên tầm vĩ mô, thực hiện giải quyết các quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh mặt hàng này chứ nhà nước không can thiệp, giải quyết những vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê cụ thể của các chủ thể kinh doanh.

Trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê,Nhà nước ta sử dụng hệ thống công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như công cụ kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội… cùng các công cụ cụ thể về kinh tế, tài chính, công cụ pháp lý, tổ chức,giáo dục và thuyết phục… Các công cụ và phương pháp sẽ được sử dụng tùy thuộc vào tính chất của đối tượng quản lý và nội dung của vấn đề cần giải quyết mà nhà nước lựa chọn công cụ, phương thức quản lý và cách thức sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MĂT HÀNG PHÂN URÊ

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp phải rất nhiều các khó khăn cũng như các tác động mang tính chủ quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các tác động này có thể có tác động tích cực nhưng cũng có thể mang tính tiêu cực đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong điều kiện nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế các hoạt động kinh doanh các mặt hàng cụ thể, trong đó có mặt hàng phân Urê thì các nhà quản lý đã đưa ra một số ảnh hưởng mang tính khách quan đến hoạt động quản lý của mình như sau:

Một là, chất lượng nguồn nhân lực, hay nói cách khác đó chính là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng cụ thể Khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực thì người ta sẽ đề cập tới vấn đề cơ bản là cơ cấu nguồn nhân lực có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức được giao làm hay không. Nếu một tổ chức hành chính nhà nước mà có được cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp thì sẽ là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động thực thi công vụ của mình, ngược lại nếu cơ cấu nhân sự không phù hợp nó sẽ là một trở ngại đáng kể cho hoạt động của cơ quan nói chung

Bên cạnh vấn đề cơ cấu nguồn nhân lực có hợp lý hay không thì vấn đề được coi là có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước nói chung đó chính là trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê

Thực tế trong hơn 20 năm thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước để tiến tới xây dựng được một nền hành chính với những hoạt động quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả thì nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác quản lý cán bộ, công chức Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này luôn được chú trọng hàng đầu Bởi lẽ, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê có vai trò chủ đạo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này

Hai là, sự nhận thức của người dân, chủ thể kinh doanh và đặc biệt của người tiêu dùng mặt hàng phân Urê cũng là một nhân tố có sức ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với mặt hàng này

Trong đó, nhận thức của chủ thể quản lý có vai trò chủ đạo Các nhà quản lý khi nhận thúc đúng đắn và xác định đúng vai trò nhiệm vụ quản lý của mình sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình quản lý của mình đạt được hiệu quả cao Bên cạnh đó, đối với các chủ thể kinh doanh mặt hàng này, mặt hàng được coi là có vai trò khá đặc biệt đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của đất nước cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước Đặc biệt nhất vẫn là sự nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng đúng và hiệu quả phân bón nói chung và phân Urê nói riêng của bà con nông dân để đảm bảo hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái

Ba là, thiếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở pháp lý đủ mạnh cho mọi hoạt động quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mặt hàng phân Urê

Mặc dù đã có một số văn bản về vấn đề phân Urê nhưng vẫn chưa đủ. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định trình Chính phủ Trong Nghị định của Chính phủ về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón sắp tới sẽ quy định rõ thế nào là phân bón bảo đảm chất lượng, phân kém chất lượng, phân bón giả làm cơ sở cho việc thanh tra xử phạt các trường hợp vi phạm Đây được xem là hành lang pháp lý quan trọng trong việc chấn chỉnh thị trường phân bón và xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón làm ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi nông dân và doanh nghiệp làm ăn chính đáng.

Bốn là, thiếu sự thống nhất trong việc quản lý phân bón Khâu quản lý sản xuất, kiểm tra phân bón không phải chỉ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phục trách, cụ thể Bộ Công Thương phụ trách quản lý sản xuất các loại phân bón vô cơ (bao gồm phân Urê), còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại phục trách quản lý sản xuất các loại phân bón hữu cơ, phân bón bón lá.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ở các địa phương thì phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, còn chồng chéo trùng lặp giữa các đơn vị như thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường… làm ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra.

Năm là, sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ Thực tế cho thấy quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón hiện nay ở nước ta điều làm các nhà quản lý đau đầu nhất vẫn là quản lý chất lương hàng hoá Vì chất lượng của phân bón sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng, ảnh hưởng đến thành quả lao động khó nhọc của người nông dân Trong khi đó do điều kiện kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên cũng là một yếu tổ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh mặt hàng này

Sáu là, hệ thống thông tin quản lý của chúng ta còn nhiều hạn chế Do vậy, việc tiếp cận thông tin của các nhà quản lý còn gặp nhiều khó khăn, Trong khi quá trình quản lý mà thiếu thông tin thì sẽ hạn chế hiệu quả

Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh mặt hàng phân Urê nói riêng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, cụ thể:

Một là, tác động của sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường Trong thể chế kinh tế thị trường, sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động đáng kể của những quy luật thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Điều đó đòi hỏi nhà nước chuyển mạnh từ sự điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn bẩy kinh tế trên tầm vĩ mô như thuế suất, lãi suất, tỷ giá Còn các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính định hướng, không nên coi là pháp lệnh như trước đây vì nền kinh tế thị trường biến động không ngừng, chứa đựng nhiều nhân tố khó lường Để phù hợp với hoàn cảnh đó, nhà nước nên tập trung vào việc kiến tạo và hoàn thiện những nhân tố tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia như hành lang pháp lý thuận lợi, quy hoạch, quy chuẩn quy phạm , kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, giữ vững an ninh chính trị - kinh tế và trật tự an toàn xã hội

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ

KHÁI QUÁT TRHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂNUR Ê Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.1 Thực trạng cung - cầu thị trường mặt hàng phân Urê

Việt Nam là nước nông nghiệp, do đó nhu cầu phân bón, đặc biệt là phân Urê phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất lớn Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2010 nhu cầu phân bón các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 8,9 - 9,1 triệu tấn Sản xuất phân bón trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 5,6 triệu tấn, còn lại để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, hàng năm chúng ta đang phải nhập khẩu một lượng phân bón khá lớn.

2.1.1.1 Thị trường sản phẩm liên quan

Theo phân loại ngành công nghiệp của Tổng cục thống kê (GSO), lĩnh vực phân bón hoá học bao gồm:

- Các loại phân đơn: là loại phân chứa 1 trong 3 dưỡng chất chủ yếu như phân đạm, phân lân, phân kali.

+ Phân đạm (phân có chứa nitơ): phân urê, phân amonnitrat, phân sunphat đạm… Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit,các axit amin, các enzym và nhiều loại vitanmin trong cây Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cây cho ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như: rau cải, cải bắp…

+ Phân lân (phân có chứa phosphat): phân apatit, supe lân, phân lân nung chảy… Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây, lân tham gia vào thành phần các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoá kết quả sớm và nhiều.

+ Phân Kali: phân Clorua kali, phân Sunphat Kali… Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.

- Các loại phân hỗn hợp: chứa từ 2 nguyên tố trở lên như phân SA, phân NPK, phân DAP, phân MAP… Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi đề cập tới 03 thị trường sản phẩm cụ thể là phân đạm, phân lân và phân NPK phối trộn vì sản xuất trong nước chỉ có khả năng cung cấp 03 loại phân này. Mặt khác, mặc dù ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học có xu hướng giảm xuống, thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường nhưng ở Việt Nam phân bón hóa học vẫn được sử dụng chủ yếu do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng

2.1.1.2 Thị trường địa lý liên quan

Hiện tại trên cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón và 20 văn phòng đại diện phân bón nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên thị trường phân bón Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu Với nhu cầu tiêu thụ hàng năm từ 9-10 triệu tấn, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu Trong các thị trường tiêu thụ phân bón hiện nay, thị trường phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón nhiều nhất nên số lượng các doanh nghiệp ở phía Nam cũng nhiều hơn so với phía Bắc.

Bảng 2.1 Địa điểm phân bố các nhà máy sản xuất phân bón lớn trên thị trường hiện nay

STT Tên nhà máy Địa điểm Đạm Nhà máy đạm Hà Bắc Miền Bắc

Nhà máy đạm Phú Mỹ Miền Nam

Công ty Supe Phosphat Long Thành Miền Nam Công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao Miền Bắc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển Miền Bắc Công ty Phân lân nung chảy Ninh Bình Miền Nam

Công ty phân bón Bình Điền Miền Nam

Công ty phân bón Việt - Nhật (JVF) Miền Nam

Công ty Phân bón Ba Con Cò Miền Nam

Công ty Cổ phần Phân bón và hoá chất Cần Thơ Miền Nam

Công ty Phân bón Miền Nam Miền Nam

Do đặc điểm của phân bón là một ngành hỗ trợ nông nghiệp nên có mối liên hệ mật thiết đến tính mùa vụ và sự phân bố diện tích nông nghiệp Trong đó cây lúa chính là loại cây có diện tích lớn nhất và phân bố tập trung nhiều ở miền Nam Do đó phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước.

Về đặc điểm của hai thị trường phía Bắc và phía Nam cũng có sự khác nhau Ở phía Nam các sản phẩm nông sản sản xuất ra phục vụ xuất khẩu nên năng suất và chất lượng sản phẩm đều được quan tâm, do đó người nông dân thường chọn những loại phân có chất lượng Tại phía Bắc, các sản phẩm phân bón phải cạnh tranh rất nhiều về giá, chất lượng các sản phẩm phân bón không được quan tâm nhiều Vì vậy những sản phẩm có giá rẻ sẽ dễ tiêu thụ tại thị trường phía Bắc hơn.

2.1.1.3 Thị phần và mức độ tập trung thị trường

- Phân bón sản xuất trong nước:

+ Phân đạm: chủ yếu do hai nhà máy là: Nhà máy Đạm Hà Bắc có công suất 175.000 tấn urê/năm và Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 740.000 tấn urê/năm Hiện cả hai nhà máy này có khả năng đáp ứng được một nửa nhu cầu đạm trong nước.

+ Phân Lân: Tất cả các nhà máy sản xuất phân lân lớn trên thị trường hiện nay đều thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) Supe lân do 2 đơn vị CTCP Supe Phosphat và hóa chất Lâm Thao công suất 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Phosphat Long Thành công suất 180.000 tấn/năm. Phân lân nung chảy do CTCP Phân lân Ninh Bình công suất 300.000 tấn/năm và CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển công suất 300.000 tấn/năm Năng lực sản xuất phân lân trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu

+ Phân NPK phối trộn: số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước khá nhiều có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK Về cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước và đang xuất khẩu sang Lào và Campuchia.

Bảng 2.2 Công suất các nhà máy sản xuất phân NPK lớn trên thị trường

STT Tên nhà máy Công suất

1 Công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao 600.000

2 Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển 150.000

3 Công ty Phân lân nung chảy Ninh Bình 100.000

4 Công ty Phân bón Bình Điền 400.000

5 Công ty Phân bón Việt - Nhật (JVF) 350.000

6 Công ty Phân bón Ba Con Cò 200.000

7 Công ty Cổ phần Phân bón và hoá chất Cần Thơ 105.000

8 Công ty Phân bón Miền Nam 300.000

Cấu trúc thị trường: mức độ tập trung kinh tế trên thị trường khá cao, tồn tại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh Tuy nhiên, cấu trúc này sẽ thay đổi trong tương lai khi có thêm nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Bảng 2.3 Dự kiến các nhà máy sản xuất phân bón trong tương lai

Nhà máy đạm Hà Bắc Phân đạm 500.000 Năm 2013

Nhà máy đạm Cà Mau Phân đạm 800.000 Năm 2011

Nhà máy đạm Ninh Bình Phân đạm 560.000 Năm 2011 Nhà máy DAP (Hải Phòng) Phân DAP 330.000 Tháng 11/2008 Nhà máy DAP Số 2 (Lào Cai) Phân DAP 330.000 N/A

- Phân bón nhập khẩu Để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, hàng năm chúng ta buộc phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón hàng năm.

Bảng 2.4 Giá trị và lượng nhập khẩu các sản phẩm phân bón năm 2009

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 so với năm 2008 Lượng

Phân Urê 1.425.565 416.782 706.897 286.423 101,67 45,51 Phân NPK 334.615 132.273 170.470 98.966 96,29 33,65 Phân DAP 980.622 374.332 433.760 379.164 126,07 -1,27 Phân SA 1.166.365 156.041 722.333 184.300 61,47 -15,33 Loại khác 481.772 278.824 1.001.301 523.851 -51,89 -46,77

Về thị trường nhập khẩu, đa phân các sản phẩm phân bón hiện nay được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc Với giá bán rẻ và có thể dễ dàng nhập khẩu vào Việt Nam, vì vậy các sản phẩm phân bón được sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt về giá bán với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bảng 2.5 Các thị trường nhập khẩu phân bón của

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 so với năm 2008

Lượng Trị giá Lượng Trị giá % % Trị

(tấn) (USD) (tấn) (USD) Lượng giá

Hàn Quốc 355.073 72.904 161.649 79.040 119,66 -7,76 Philippin 294.260 115.085 80.525 45.561 265,43 152,60 Nhật Bản 191.137 25.746 199.241 55.092 -4,07 -53,27

Hoa Kỳ 154.712 62.033 1.109 2.836 13,851 2,087 Đài Loan 130.159 21.442 102.304 29.808 27,23 -28,07 Canada 101.755 60.847 138.507 79.192 -26,53 -23,17 Ấn Độ 40.742 17.542 17.476 9.420 133,13 86,22

2.1.1.4 Thực trạng tình hình cung cầu mặt hàng phân Urê

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân Urê là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm Phân Urê đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón nói chung, trong đó có phân Urê đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng Do vậy, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, tiêu dùng phân Urê ở nước ta cũng tăng nhanh trong thời gian qua, lượng Urê tiêu thụ gia tăng liên tục Nếu năm 1991 cả nước tiêu thụ khoảng 1,1 triệu tấn phân Urê thì năm 2003 lên đến 2,07 triệu tấn, năm 2010 là khoảng 2,2 triệu tấn và dự kiến năm 2012 là hơn 2 triệu tấn Nhìn chung nhu cầu sử dụng phân Urê của Việt Nam hàng năm có thể biến động nhẹ, nhưng xu hướng chung là tăng về lượng với mức tiêu thụ tăng trung bình 7,2%/năm

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ

2.2.1 Về quy hoạch, kế hoạch phát triển mặt hàng phân Urê

Ngày 27 tháng 12 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 6868/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2025” Quy hoạch có những nội dung chủ yếu như sau:

(1) Hệ thống sản xuất phân bón

Giai đoạn 2011 - 2015: Mở rộng sản xuất và sử dụng phân urê có chứa chất ổn định nitơ,… để giảm thất thoát đạm trong quá trình sử dụng; loại bỏ công nghệ sản xuất phân NPK theo phương pháp thủ công, chất lượng sản phẩm thấp, độ ẩm cao; nâng cao dần hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng với nhiều chủng loại phù hợp với yêu cầu của cây trồng và từng vùng đất; phát triển phân bón lá chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, chất kích thích sinh trưởng phù hợp với từng đối tượng cây trồng và từng vùng thổ nhưỡng; mở rộng sản xuất nhóm phân bón hữu cơ với quy mô khoảng 500.000 tấn/năm trên cơ sở những nguồn nguyên liệu có sẵn như than bùn, phế thải chế biến nông sản và những chủng vi sinh vật được phép sử dụng đảm bảo an toàn môi trường.

Giai đoạn 2016 - 2020: Chuyển dần các cơ sở sản xuất supe lân đơn sang sản xuất supe lân giầu, chứa khoảng 28% P2O5; sản xuất phân NPK có tổng hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn 30% theo phương pháp hóa học và công nghệ tạo hạt thùng quay dùng hơi nước; tiếp tục đầu tư chiều sâu, cơ giới hóa, sử dụng hệ thống điều khiển hiện đại để giảm chi phí sản xuất phân bón và đảm bảo môi trường.

Giai đoạn 2011 - 2015: Ngoài các công trình đang được đầu tư xây dựng như Dự án cải tạo và mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Nhà máy phân đạm Cà Mau, Nhà máy DAP số 2, Nhà máy phân kali, sẽ xây dựng thêm Nhà máy phân đạm có công suất 560.000 tấn/năm với nguyên liệu là than cám, Nhà máy phân lân nung chảy công suất 200.000 tấn/năm, Nhà máy sunphat amôn công suất 300.000 tấn/năm Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm phân DAP của Nhà máy DAP Đình

Vũ, Hải Phòng, đầu tư phát triển dự án DAP số 2 tại Lào Cai, xây dựng thêm nhà máy tuyển quặng apatit loại III công suất 250.000 tấn/năm quặng tinh và nhà máy tuyển quặng apatit loại II công suất 800.000 tấn/năm quặng tinh. Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng các nhà máy DAP hiện có hoặc xây dựng mới Nhà máy DAP số 3 công suất 330.000 tấn/năm, xây dựng nhà máy sunphat amôn công suất 400.000 tấn/năm Mở rộng nhà máy phân kali lên 700.000 tấn/năm (có thể nâng công suất, phụ thuộc vào trữ lượng thực tế của mỏ).

(2) Quy hoạch hệ thống phân phối mặt hàng phân bón

- Nguyên tắc lập quy hoạch hệ thống phân phối:

Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng phân bón dựa trên thông tin hai chiều cung - cầu và định hướng theo thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của nông dân về nguồn cung, chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng và giá cả hợp cho người trồng trọt;

Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng phân bón một cách tổng thể, tạo điều kiện cho việc quản lý và can thiệp vào thị trường của Nhà nước khi cần thiết một cách có hiệu quả nhất;

Phát triển hệ thống phân phối phân bón phải đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nghĩa là phải đảm bảo phân chia thị phần của các thành viên trong hệ thống không chồng chéo, hoạt động chuyên môn hóa và có tổng chi phí lưu thông thấp nhất;

Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón nhằm thiết lập và tăng mối quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài giữa các thành viên trong hệ thống và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hệ thống, kể cả với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón cần đạt các tiêu chí sau: Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí và đạt hiệu quả cao; Đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt; giá cả hợp lý đến từng vùng.

+ Định hướng bố trí các trung tâm phân phối phân bón: Địa điểm các trung tâm phân phối phân bón được bố trí dựa vào những yếu tố sau: địa bàn sản xuất nông nghiệp quan trọng, nơi tiêu thụ lượng phân bón lớn, giao thông vận tải thuận lợi, nơi có vị trí thuận tiện để kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ. + Quy mô của trung tâm phân phối: Quy mô của trung tâm phân phối vùng được xác định bởi nhu cầu về lượng phân bón trong từng vùng, theo mùa vụ, thời gian dự trữ phân bón, điều kiện vận chuyển từ nơi sản xuất… Mỗi trung tâm phân phối có thể cung ứng khoảng 300.000 - 350.000 tấn/năm phân bón các loại (có tính đến lượng dự trữ khi vào vụ).

+ Hệ thống kho tàng: Trung tâm phân phối cần có kho tàng an toàn, tránh ngập lụt Kết cấu nhà kho phù hợp với điều kiện bảo quản, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng Kho có sức chứa khoảng 30.000 - 35.000 tấn phân bón Diện tích kho chứa khoảng 8.000 - 10.000 m2 (các nhà bán buôn tư nhân chỉ cần diện tích kho ở mức thấp hơn).

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Định hướng hình thành 14 trung tâm phân phối vùng, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn sau khi đã có các trung tâm phân phối của phân kỳ trước.

Số lượng các trung tâm phân phối trên đây chỉ có tính chất định hướng, tùy theo nhu cầu của thị trường, theo nguyên tắc tự do hóa thương mại và đầu tư số lượng các trung tâm phân phối có thể thay đổi.

(3) Nhu cầu vốn đầu tư a) Nhu cấu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2010 -

2015 khoảng 28.900 tỷ đồng; Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2016 - 2020 gần 19.000 tỷ đồng; Tổng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển hệ thống sản xuất cho cả kỳ quy hoạch gần 49.000 tỷ đồng. b) Nhu cầu vốn cho hệ thống phân phối phân bón giai đoạn 2011 - 2015: Thành lập 14 trung tâm phân phối vùng, vốn đầu tư trung bình cho một trung tâm phân phối là 30 tỷ đồng Do đó nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối trong giai đoạn này là 420 tỷ đồng Giai đoạn 2016 - 2020: Thành lập 8 trung tâm phân phối, nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn này 240 tỷ đồng Như vậy tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối cho cả kỳ quy hoạch là

660 tỷ đồng. c) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối phân bón cho cả kỳ quy hoạch là gần 50.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở các chiến lược phát triển từng ngành trong giai đoạn 2010 -

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

ĐỐI VỚI MẶT HÀNG PHÂN URÊ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.3.1 Những thành tựu đạt được

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước thì hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường phân bón nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê nói riêng đã đi vào nề nếp và đạt được một số thành tựu đáng kích lệ, cụ thể:

Thứ nhất, để đáp ứng được yêu cầu về hành lang pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón cụ thể nói riêng, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón hoạt động và phát triển Đặc biệt, do những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và và thực thi các cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới cũng như những Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại nói chung đang ngày càng hoàn thiện, theo hướng áp dụng và chuyển hóa các điều ước quốc tế và nghị định thư mà Việt Nam đã tham gia vào hệ thống pháp luật trong nước đã dần dần đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập Bước đầu hệ thống pháp luật về thị trường phân bón của nước ta đã đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước.

Thứ hai, việc kế hoạch phát triển ngành phân bón nói chung trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến Các kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể đã đề cập toàn diện hơn về phương hướng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối, các mặt hàng phân bón, đặc biệt là phân Urê.

Thứ ba, thị trường phân bón được được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành hệ thống thị trường với các cấp độ khác nhau Thực hiện tự do hoá thương mại tự do hoá lưu thông đã làm cho các mặt hàng phân bón trong đó có phân Urê được tự do lưu thông giữa các vùng, các địa phương, không bị ách tắc và ngăn trở Trên nền tảng tự do hoá đã khai thai được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm sản xuất và phân phối phân Urê lớn như: Bắc Giang, Cà Mau, Ninh Bình, Phú Mỹ, Thanh Hóa… Đó là trung tâm giao lưu, trung tâm phát luồng mặt hàng phân Urê và đồng thời có tác dụng như đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Thứ tư, trên thị trường phân bón, nhất là hoạt động kinh doanh phân Urê đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau cùng tham gia hoạt động Các doanh nghiệp Nhà nước hiện chi phối 70 - 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20 - 21% trong tổng mức lưu chuyển phân bón Hệ thống hợp tác xã vẫn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển phân bón trên thị trường nội địa.

Thứ năm, trong hai năm gần đây, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường phân bón đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt phân bón, nhất là phân Urê sang trạng thái đủ và dư thừa cho xuất khẩu Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường - Quy luật cung cầu trong điều kiện tự do hoá.

Thứ sáu, do có thể dư thừa phân Urê để xuất khẩu nên đã mở ra cho hoạt động sản xuất phân bón của Việt Nam điều kiện để thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Thứ bảy, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường phân bón nói chung và từng hoạt động kinh doanh cụ thể đã có nhiều thay đổi Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường chính sách cho kinh doanh trên thị trường Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước đối với thị trường được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn Nhà nước đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hoạt động trên thị trường Sự tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường được đảm bảo bằng pháp luật Bộ máy quản lý nhà nước về thị trường phân bón đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, hiệu quả Các thủ tục hành chính cản trở, gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh liên tục được sửa đổi và bãi bỏ Dù những đổi mới trên đây còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng những tác động tích cực của những thay đổi đó với thị trường đã thấy rõ và đặt ra sự đòi hỏi cấp thiết hơn.

Thứ tám, tiến trình các cải cách hành chính trong các hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh mặt hàng cụ thể như phân Urê đã có nhiều chuyển biến Những cải cách hành chính trong lĩnh vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này.

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê có một số vấn đề tồn tại trên thực tế đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường phân bón Để đảm bảo cho thị trường phân bón nói chung phát triển lành mạnh và ổn định, một số vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục là:

Thứ nhất, hệ thống các chính sách và cơ sở pháp lý về quản lý sản xuất và phân phối phân bón nói chung và phân Urê nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập.

- Về cơ sở pháp lý để quản lý các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê thì hệ thống văn bản quy phạm pháp pháp luật về thị trường phân bón và hoạt động của thị trường này từ hệ thống các Nghị định đến các văn bản hướng dẫn thi thành còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho những người muốn tham gia thị trường và hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng Đặc biệt, nhiều quy định chưa đủ sức răn đe đối với những hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh mặt hàng này Để điều chỉnh và quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng này thì hiện nay có rất nhiều văn bản dưới luật tham gia điều chỉnh, mỗi quy định điều chỉnh một khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh mặt hàng này Bên cạnh đó là hàng chục các văn bản hướng dẫn khác nữa Như vậy có thể thấy, mặc dù quy định pháp lý về thị trường phân bón nói chung khá nhiều nhưng tản mạn, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thậm chí chồng chéo Chính những hạn chế về hành lang pháp lý này đã làm giảm hiệu lực cũng như hiệu quả hoạt động QLNN về thị trường phân bón nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường các mặt hàng vật tư nông nghiệp.

Về cơ chế, chính sáchcòn thiếu các chính sách phù hợp để quản lý thị trường phân bón nói chung Phân bón là hàng hoá có 2 tính chất: Thứ nhất, đó là hàng hoá mang tính chất kinh tế nên phải thuận theo cơ chế thị trường; Thứ hai, nó cũng mang tính xã hội và liên quan mật thiết đến đời sống của người dân và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia Do đó, Nhà nước phải có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường phân bón phân bón mới chỉ đưa ra được các chính sách, cơ chế quản lý nặng về mệnh lệnh hành chính chứ chưa chú trọng tới các chính sách, cơ chế mang tính thị trường Điều này cũng là lý do làm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các mặt hàng phân bón thiếu đi tính chủ động, thiếu tính định hướng. Các cơ quan quản lý không thể hướng dẫn định hướng phát triển cho thị trường mà hiện tại các chính sách và cơ chế quản lý đang chạy theo thị trường và đưa ra các chính sách, cơ chế mang tính cục bộ, giải quyết vấn đề đang xẩy ra trên thực tế

Thứ hai, thiếu chiến lược dài hạn để định hướng cho sự phát triển của thị trường phân bón nói chung và hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê nói riêng Hiện tại, chưa có luật phân bón và chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam để tạo hành lang pháp lý và điều hành vĩ mô mang tầm chiến lược để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam

Xem xét một cách hệ thống các văn bản điều hành quản lý thị trường phân bón của các đơn vị liên quan như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, từ trước tới nay Việt Nam chưa có chính sách, chiến lược dài hạn đối với ngành phân bón Theo cơ sở dữ liệu luật của AGROINFO về ngành phân bón kể từ năm 1999 tới nay có khoảng 60 văn bản điều chỉnh ngành phân bón, trong đó có khoảng 29 công văn, 25 quyết định và 6 thông tư, tất cả đều là các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp và liên tục bị thay thế

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG PHÂN URÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA THỜI GIAN TỚI

QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Phát triển công nghiệp sản xuất phân bón trong đó có phân Urê gắn liền với phát triển hệ thống phân phối, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác có liên quan là một yêu cầu cấp thiết.

Do vậy, quan điểm về hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng phân Urê trong thời gian tới cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trên cơ sở tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động văn hóa và hoạt động thương mại nói chung

Cải cách thủ tục hành chính là một công việc mới mẻ tại Việt Nam Tư duy quản lý lạc hậu, thủ tục hành chính chồng chéo là một rào cản thực sự cho quá trình phát triển và đi lên của Việt Nam Nhận thức được vấn đề này,ngay từ Đại hội Đảng VI năm 1986 Đảng ta đã có chủ trương tinh giản các cơ quan Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chủ trương phục vụ nhân dân Cho đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đa tích cực đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trên quy mô rộng lớn Từ năm 2007Chính phủ đã lấy cải cách hành chính làm khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển kinh tế, cũng là để cải thiện thêm quyền dân chủ của nhân dân Tại Đại hội Đảng XI đã xác định “Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính là trọng tâm trong khâu đột phá về thể chế” và cải cách hành chính cũng là một trong ba khâu đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2011-

Thứ hai, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và mặt hàng phân Urê nói riêng

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, từ sau đại hội Đảng VI 1986, Việt Nam mới bước đầu hình thành và phát triển cơ chế của một nền kinh tế thị trường, lấy cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển Quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ làm cho hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê ngày càng bình đẳng hơn Vì vậy hệ thống hỗ trợ phát triển, quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê tinh vi và hiệu quả là nền tảng cho các công ty kinh doanh mặt hàng phân Urê trên thị trường nội địa phát triển và vươn ra được thị trường nước ngoài.

Thứ ba, đảm bảo lựa chọn đúng tiêu chí xác định thẩm quyền quản lý Nhà nước phù hợp với bản chất của hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trong nền kinh tế thị trường và nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội

Nhằm giải quyết vấn đề chồng chéo về thẩm quyền trong quản lý hoạt động quảng cáo, các cơ quan Nhà nước Việt Nam cần phải xây dựng và tiến hành phân bổ quyền lực rõ ràng về từng cơ quan Thực tế cho thấy, sự phân chia thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê hiện nay không dựa trên một tiêu chí cụ thể nào Thẩm quyền của các Bộ/Ngành có thẩm quyền cần phải phân cấp trực tiếp và tách biệt, có sự phối hợp chặt chẽ ở mức độ cần thiết nhằm hạn chế việc gây khó khăn cho cả nhà quản lý và những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê tại Việt Nam Do đó, việc phân chia thẩm quyền chính xác và hiệu quả cần dựa trên các tiêu chí phù hợp, đúng đắn

Thứ tư, bảo đảm lợi ích của xã hội, lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Việc quy định thẩm quyền quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê cần phải chú ý tới yếu tố bảo đảm lợi ích xã hội Việc phân định rõ các cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm trong việc quản lý cấp phép kinh doanh mặt hàng phân Urê cũng như quy định chế tài xử lý các trường hợp vi phạm là một yêu cầu cấp thiết Sự không cương quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam lại nằm ở yếu tố chồng chéo trong quản lý, cùng một nội dung quản lý hoạt động kinh doanh nhưng thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, do đó, thủ tục xử lý vụ việc sai phạm trở nên phức tạp và khó thực hiện hơn. Đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp là đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh sòng phẳng, không gian lận Để xây dựng một môi trường kinh doannh như vậy, đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, mà hệ thống cơ quan quản lý về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê không phải là trường hợp ngoại lệ.

Trên cơ sở quản điểm về hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Ur ê trong thời gian tới đã nêu ở trên, một số định hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê một cách bài bản, có hệ thống nói chung và các ngành công nghiệp phụ trợ cho các hoạt động sản xuất mặt hàng này nói riêng.

Thứ hai, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Ur ê trên thị trường nội địa Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất chế tài xử lý các hành vi vi phạm, đảm bảo tính răn đe và có khả năng hạn chế được tối đa các hành vi tái phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê.

Thứ tư, tăng cường sự phối kết hợp giữa các Bộ/Ngành trong việc triển khai công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng phân Urê trên thị trường nội địa.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ, nhân viên trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân viên cho các doanh nghiệp

Thứ sáu, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và mặt hàng phân Urê nói riêng tới tất cả các đối tượng, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Thứ bảy, mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết quốc tế không chỉ trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân Urê mà còn trong cả các hoạt động khác như: chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ,…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước cần phải có hệ thống các công cụ quản lý Trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, chúng ta đã áp dụng hệ thống công cụ quản lý kinh tế chủ yếu là kế hoạch hóa và mệnh lệnh phục tùng nhưng hệ thống công cụ đó hiện giờ không còn phù hợp để điều chỉnh một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hệ thống các công cụ này càng trở nên lạc hậu cần được thay đổi Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cần phải xem xét lại hệ thống các công cụ quản lý để gạt bỏ được các yếu tố lạc hậu trong cơ chế quản lý cũ và kế thừa những thành tựu đã đạt được vào cơ chế quản lý mới Như đã phân tích ở phần thực trạng thì hiện nay các công cụ quản lý mà Nhà nước đang sử dụng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại nói chung và một mặt hàng cụ thể như phân Urê đang tồn tại nhiều điểm hạn chế cần được khắc phục.

Về công cụ kế hoạch hóa, đây là công cụ thể hiện các mục tiêu quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê Đây là công cụ quan trọng để có thể truyền tải nội dung các chính sách quản lý của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế nói chung Ngày nay, kế hoạch hóa càng trở thành một công cụ phổ biến trong nền kinh tế hiện đại Nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, công cụ kế hoạch hóa cần phải được xây dựng trên những cơ sở quan trọng sau:

- Kế hoạch hóa phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như các chiến lược phát triển các ngành, vùng, lĩnh vực để có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết; Đối với việc lập một kế hoạch phát triển ngành phân bón thì vấn đề thông tin dự báo, thông tin thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển ngành Công tác dự báo cần tập trung vào việc dự báo dài hạn để các nhà hoạch định, các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra các kế hoạch thực sự khoa học và được xây dựng trên cơ sở thông tin đáng tin cậy Đồng thời phải cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế - xã hội, thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ để phục vụ công tác lập kế hoạch;

Trong cơ chế quản lý mới thì việc lập kế hoạch quản lý ngành phân bón cũng có sự thay đổi theo hướng tập trung vào việc cụ thể các kế hoạch này bằng việc xây dựng và phát triển những dự án, chương trình cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu của công tác quản lý nhà nước, cần hạn chế tối đa việc giao chỉ tiêu, kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước như trước đây

Chú trọng tới việc đổi mới nội dung và phương pháp lập kế hoạch Đây là bộ phận chủ yếu của kế hoạch định hướng nên cần nâng cao tính định hướng và dự báo Tăng cường cơ chế phối hợp và chịu trách nhiệm giữa các bộ/ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch Đổi mới nội dung và phương pháp lập kế hoạch và thực hiện theo hướng phát huy tối đa nội lực, khai thác mọi tiềm năng của ngành, của địa phương gắn với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài

- Công cụ pháp luật trong quản lý: trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công cụ pháp luật thể hiện trên hai phương diện Một là, pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê nếu họ làm tổn hại đến nhà nước và xã hội.

Hai là, pháp luật là công cụ tạo ra môi trường tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể bởi nhờ có pháp luật mà chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê biết mình được làm gì và không được làm gì, mình được khuyến khích gì và nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ các chính sách của nhà nước

Trong bối cảnh như hiện nay, việc hoàn thiện công cụ pháp luật để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

- Công cụ pháp luật phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và công bằng xã hội;

- Công cụ pháp luật cần tạo động lực cho hoạt động tự do kinh doanh, là mục tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, tự do kinh doanh ở đây không có nghĩa là vô chính phủ, là tự do vô hạn mà cần được xác định trên cơ sở lợi ích chung của toàn xã hội, của nhà nước và của chủ thể kinh doanh khác Pháp luật không thể quy định hay hạn chế quyền tự do kinh doanh mà phải tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách ổn định;

- Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, pháp luật về kinh doanh nói chung thường định khung khá cứng nhắc như những điều cấm, điều được làm và điều phải làm Quy định như vậy là khá cứng nhắc và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì sẽ không phát huy được tính chủ động sáng tạo của các chủ thể kinh doanh Trong bối cảnh hiện nay, pháp luật chỉ nên quy định những điều cấm đối với chủ thể kinh doanh.

- Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế: hệ thống này sẽ là công cụ giúp nhà nước có thể điều khiển và quản lý doanh nghiệp Có thể nói, mỗi chính sách kinh tế là một hành lang hướng dẫn hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê và các hoạt động kinh tế khác.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê Để khắc phục những khó khăn hiện nay của công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý thị trường về hoạt động kinh doanh thương mại thì:

- Để khắc phục sự thiếu hụt trong lực lượng thanh tra, ngoài việc bổ sung thêm thanh tra viên còn cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thanh tra các cấp nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

- Cần cung cấp thêm thiết bị chuyên môn và hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra và quản lý thị trường để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.

3.2.2 Đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê

Trước hết về cơ chế quản lý, theo mô hình hiện nay, cơ quan quản lý chuyên ngành kinh doanh thương mại ngoài việc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc ngành về cả khía cạnh kỹ thuật và các quan hệ kinh doanh thương mại của ngành đó Cơ cấu này cho phép cơ quan quản lý tiếp cận được nhiều thông tin và đưa ra các quyết định kịp thời, khắc phục nhược điểm về mặt kỹ thuật và thương mại cụ thể vốn có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ Tuy nhiên, cơ chế quản lý nêu trên không cho phép phát huy đầy đủ những khía cạnh trong quan hệ kinh doanh nói chung và mặt hàng cụ thể như phân Urê, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của ngành như mở rộng cạnh tranh lành mạnh và công bằng, bảo hộ hoăc tự do hoá thương mại, xúc tiến thương mại một cách thống nhất, tránh gây lãng phí nguồn lực của nhà nước Để khắc phục tình trạng này cần thay đổi cơ chế quản lý cũ bằng một cơ chế quản lý mới, phù hợp hơn với những thay đổi của thị trường Theo đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý thương mại sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân Urê Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ quy định và điều chỉnh những vấn đề mang tính kỹ thuật như quy định về các thủ tục kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, danh mục các loại phân bón được kinh doanh kèm với yêu cầu kỹ thuật của nó Trong khi đó, cơ quan quản lý kinh doanh thương mại sẽ giám sát về các vấn đề bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, giám sát quyền và nghĩa vụ của người cung cấp và tiêu dùng hàng hóa, vấn đề bảo hộ hay tự do hoá thương mại…

Cơ chế quản lý mới này có những ưu điểm sau đây:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

3.3.1 Đối với Chính phủ Để ổn định thị trường phân bón nói chung, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung (trong đó có mặt hàng phân Urê) trên thị trường nội địa, sau khi nghiên cứu về thực trạng quản lý kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và phân Urê nói riêng, một số kiến nghị đối với Chính phủ được đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần có một hành lang pháp lý khoa học, thống nhất và vững chắc cho hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh đối với mặt hàng phân Urê trên phạm vi toàn quốc Để có được hành lang pháp lý cần thiết này, trước mắt Chính phủ cần giao cho các Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Phân bón làm cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh doanh mặt hàng này không chỉ trong thời gian trước mắt và lâu dài Bên cạnh đó, Chính phủ cần giao cho các Bộ/Ngành chức năng xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành cần mang tính chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam nói chung để tạo hành lang pháp lý và là cơ sở điều hành vĩ mô nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững

Thứ hai, cân đối nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân Urê

Tuy khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này chỉ đề cập tới việc quản lý kinh doanh mặt hàng phân Urê trên thị trường nội địa, không liên quan trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này nhưng do nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phân bón Urê chủ yếu được nhập khẩu nên những rủi ro về biến động giá và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tỉ giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam sẽ tác động trực tiếp tới giá phân bón trong nước và khả năng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp và của người nông dân Chính vì vậy, bên cạnh chính sách nhập khẩu và dự trữ hàng tồn kho thì kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phân Urê cũng là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, có kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ để nhập khẩu đủ nguyên liệu cho sản xuất phân bón Urê nhằm cung cấp đủ lượng phân Urê cần thiết cho thị trường với giá cả hợp lý

Thứ ba, thuế nhập khẩu Hiện nay, trong tình trạng giá phân bón thị trường thế giới duy trì khá ổn định và trong xu hướng giảm giá thì giá phân bón nhập khẩu trên thị trường Việt Nam lại có chiều hướng tăng lên do yếu tố tăng thuế nhập khẩu làm ảnh hưởng đến giá tiêu thụ của nông dân sản xuất.

Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương cần xem xét mức thuế nhập khẩu phù hợp để không tác động giá đầu vào nguyên liệu đội lên lớn làm tăng giá vật tư nông nghiệp, trong đó có phân Urê Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các sàn giao dịch bởi đây là khâu quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa, là nơi nhà sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, góp phần làm minh bạch hóa thị trường

Thứ tư, hình thành quỹ bình ổn giá vật tư nông nghiệp, trong đó có mặt hàng phân bón Urê Để hệ thống phân phối mặt hàng phân bón Urê hoạt động hiệu quả thì phải có dự trữ trong lưu thông, vì vậy việc thành lập quỹ bình ổn giá vật tư nông nghiệp nói chung và giá mặt hàng phân bón Urê là hết sức cần thiết Quỹ này được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước và vốn huy động từ các nguồn khác để giúp người nông dân ổn định chi phí đầu vào khi có biến động lớntrên thị trường nội địa.

Trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó có mặt hàng phân Urê thì các Bộ/ Ngành ở TW cần hoạch định chính sách phát triển và xác lập cơ chế quản lý nhà nước với ba hệ thống phân phối chủ yếu Thứ nhất là, hệ thống phân phối hàng hóa trọng yếu, với sản xuất và tiêu dùng, gồm các mặt hàng xăng dầu, thép xây dựng, phân bón, xi măng, gạo Thứ hai là, hệ thống phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng Thứ ba, mạng lưới phân phối (chủ yếu bán lẻ) địa phương

Nhà nước có thể chủ động can thiệp vào thị trường ngành hàng thông qua doanh nghiệp đầu nguồn bằng các công cụ gián tiếp (thuế, tín dụng, dự trữ quốc gia )

Giair pháp chính để ổn định thị trường phân bón là đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn về phân bón, trong đó nòng cốt và chủ lực là các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức và phân bố thông suốt trên phạm vi cả nước, nhưng bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt, trọng yếu và có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối, dập tắt những đột biến bất thường về quan hệ cung cầu - giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường Để ổn định thị trường phân bón nói chung và phân bón Urê nói riêng, các Bộ/Ngành ở TW sớm triển khai các nội dung về quản lý nhà nước như sau:

- Sớm quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống phân phối mặt hàng phân bón nói chung và phân bón Urê nói riêng (Mạng lưới phân phối, các cơ chế chính sách và quá trình tổ chức thực hiện các quy hoạch ).

- Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp điều hành vĩ mô của Nhà nước đối với các hệ thống phân phối phân bón nói chung và mặt hàng phân bón Urê nói riêng trên thị trường để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

- Xây dựng và thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa Bộ CôngThương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội Phân bón với các tỉnh/thành phố trực thuộc TW về tình hình xây dựng, triển khai hệ thống phân phối phân bón nói chung và mặt hàng phân Urê nói riêng để kịp thời xử lý những bất cập về tình hình thị trường - giá cả và hoạt động của hệ thống này. Đồng thời, cần quan tâm xây dựng và nâng cao năng lực công tác dự báo thị trường và mặt hàng để giúp các địa phương chủ động trong quản lý, điều hành cung - cầu phân bón nói chung và phân Urê nói riêng trên địa bàn.

- Rà soát và điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý các quy định về trách nhiệm và mức xử phạt các hành vi vi phạm về hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng… một cách nghiêm ngặt và hiệu quả nhất.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ nội dung quảng cáo về phân bón nói chung và phân Urê nói riêng đúng theo Pháp lệnh quảng cáo

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông sản, giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm nông nghiệp do tiết kiệm chi phí vì hạn chế sử dụng phân bón.

3.3.3 Đối với các địa phương

Một là, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và chính sách của TW.

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống phân phối và các cơ chế chính sách của Trung ương trên địa bàn tỉnh mình nhằm phòng, chống các biến động bất thường trong quan hệ cung - cầu - giá cả mặt hàng phân Urê, tạo sự ổn định và phát triển một cách lành mạnh, bền vững thị trường phân bón tại địa phương mình.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Địa điểm phân bố các nhà máy sản xuất phân bón lớn trên thị trường hiện nay - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân urê trên thị trường nội địa
Bảng 2.1. Địa điểm phân bố các nhà máy sản xuất phân bón lớn trên thị trường hiện nay (Trang 40)
Bảng 2.6 Một số loại phân bón chất lượng kém đã được kiểm tra 1. Công ty cổ phần Thiên Minh (Bình Chánh, TP.HCM) - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân urê trên thị trường nội địa
Bảng 2.6 Một số loại phân bón chất lượng kém đã được kiểm tra 1. Công ty cổ phần Thiên Minh (Bình Chánh, TP.HCM) (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w