MỤC LỤC
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận văn với chuyên nghành quản lý nhà nước, luận văn sử dụng phương phỏp này để làm rừ những khỏi niệm cơ bản về quản lý nhà nước, hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê và quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trong thời gian qua.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê;.
Đó là hệ thống phân phối, hệ thống nhà kho, phương tiện bảo quản, vận chuyển… Trong đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân bón nói chung và phân Urê nói riêng cần có những điều kiện về cơ sở vật chất nhất định như: doanh nghiệp cần có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, có máy móc, thiết bị quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn; có phòng kiểm nghiệm phân tích chất lượng cho từng lô sản phẩm hoặc có hợp đồng phân tích còn hiệu lực với các phòng kiểm nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được công nhận; có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại; có diện tích hoặc có hợp đồng thuê kho chứa bảo quản phân bón phù hợp. Trên cơ sở khái niệm về quản lý nhà nước, căn cứ vào tính chất và đặc điểm của hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê, có thể hiểu một cách cơ bản về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê như là: dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực của Nhà nước - Nhà nước dùng quyền lực của mình thông qua các phương tiện, công cụ điều tiết để điều chỉnh các quan hệ và hành vi kinh doanh của các tổ chức cá nhân nhằm.
Nội dung của công cụ luật pháp thể hiện ở chỗ, nhà nước ban hành và sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hoá luật để quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê (các văn bản luật về doanh nghiệp, luật thương mại, luật đầu tư, các văn bản khác về vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, môi trường..). Nhiệm vụ và vai trò của thanh tra thị trường nói chung và hoạt động kinh doanh cụ thể mặt hàng phân Urê được xác định là hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về kinh doanh thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh mặt hàng phân Urê; xử lý các hoạt động kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh mặt hàng phân Urê.
Trong khi đó, không phải ai hay tổ chức nào cũng có thể tạo lập được môi trường và điều kiện này, nhất là đối với các hoạt động kinh tế có liên quan tới nước ngoài, hệ thống pháp lý, có liên quan đến các điều kiện về hạ tầng cơ sở, hệ thống tài chính - ngân hàng…Do vậy, để các hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê có thể diễn ra thuận lợi thì cần có sự can thiệp của nhà nước vào việc tạo lập, hỗ trợ các điều kiện, môi trường cho các hoạt động này. Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống chính sách với các công cụ quản lý kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phõn bún ở cỏc địa phương thỡ phõn cụng trỏch nhiệm chưa rừ ràng, còn chồng chéo trùng lặp giữa các đơn vị như thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường… làm ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra. Bởi lẽ, quá trình công nghiệp hoá, nhất là trong bối cảnh hội nhập với thế giới, phát triển bền vững trở nên yêu cầu gay gắt, đòi hỏi bộ máy nhà nước dành ưu tiên cao cho việc chăm lo tới yêu cầu này, nhất là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư, bảo vệ môi trường, còn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì dành quyền chủ động cho các doanh nghiệp và công nghiệp hóa theo hướng hiện đại cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phong cách làm việc và phương tiện quản lý tương ứng.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể nói là do hệ thống phân phối phân Urê chưa có được mối liên kết chặt chẽ từ nhà sản xuất và nhập khẩu đến nông dân, trong khi đó, khả năng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp đối với đại lý yếu, làm giảm khả năng can thiệp của Nhà nước vào các thời điểm nhạy cảm, càng làm cho thị trường trong nước dễ bị "tổn thương" khi thị trường thế giới biến động. Trong thời gian vừa qua, có thể nói về giá cả của thị trường phân bón nói chung và phân Urê nói riêng là tình trạng “loạn giá” và các cơ quan chức năng cũng như các nhà sản xuât, nhập khẩu không thể kiểm soát được giá cả mặt hàng này, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm của thị trường như khi khan hiếm hàng, khi vào mùa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu chính hay thị trường phân Urê thế giới có biến động lớn.
(2) Quy hoạch hệ thống phân phối mặt hàng phân bón - Nguyên tắc lập quy hoạch hệ thống phân phối:. Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng phân bón dựa trên thông tin hai chiều cung - cầu và định hướng theo thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của nông dân về nguồn cung, chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng và giá cả hợp cho người trồng trọt;. Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng phân bón một cách tổng thể, tạo điều kiện cho việc quản lý và can thiệp vào thị trường của Nhà nước khi cần thiết một cách có hiệu quả nhất;. Phát triển hệ thống phân phối phân bón phải đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nghĩa là phải đảm bảo phân chia thị phần của các thành viên trong hệ thống không chồng chéo, hoạt động chuyên môn hóa và có tổng chi phí lưu. thông thấp nhất;. Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón nhằm thiết lập và tăng mối quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài giữa các thành viên trong hệ thống và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hệ thống, kể cả với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón cần đạt các tiêu chí sau: Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí và đạt hiệu quả cao; Đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt; giá cả hợp lý đến từng vùng. + Định hướng bố trí các trung tâm phân phối phân bón: Địa điểm các trung tâm phân phối phân bón được bố trí dựa vào những yếu tố sau: địa bàn sản xuất nông nghiệp quan trọng, nơi tiêu thụ lượng phân bón lớn, giao thông vận tải thuận lợi, nơi có vị trí thuận tiện để kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ. + Quy mô của trung tâm phân phối: Quy mô của trung tâm phân phối vùng được xác định bởi nhu cầu về lượng phân bón trong từng vùng, theo mùa vụ, thời gian dự trữ phân bón, điều kiện vận chuyển từ nơi sản xuất…. + Hệ thống kho tàng: Trung tâm phân phối cần có kho tàng an toàn, tránh ngập lụt. Kết cấu nhà kho phù hợp với điều kiện bảo quản, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng. + Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn sau khi đã có các trung tâm phân phối của phân kỳ trước. Số lượng các trung tâm phân phối trên đây chỉ có tính chất định hướng, tùy theo nhu cầu của thị trường, theo nguyên tắc tự do hóa thương mại và đầu tư số lượng các trung tâm phân phối có thể thay đổi. Nhu cầu vốn đầu tư. Thành lập 14 trung tâm phân phối vùng, vốn đầu tư trung bình cho một trung tâm phân phối là 30 tỷ đồng. Do đó nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối trong giai đoạn này là 420 tỷ đồng. Như vậy tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối cho cả kỳ quy hoạch là 660 tỷ đồng. c) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối phân bón cho cả kỳ quy hoạch là gần 50.000 tỷ đồng. Ví dụ: Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, với các nhà máy sản xuất và mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc và các nước lân cận; đặc biệt với đội ngũ cán bộ 70 người có trình độ kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ, cộng với 300 công nhân lành nghề, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã phát triển nhanh chóng và là nhà tiên phong trong việc xuất khẩu phân bón "made in Vietnam" ra các nước trong khu vực với bao bì in ấn bằng tiếng bản địa nên được nông dân nước bạn ưa chuộng.
Đặc biệt, do những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và và thực thi các cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới cũng như những Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại nói chung đang ngày càng hoàn thiện, theo hướng áp dụng và chuyển hóa các điều ước quốc tế và nghị định thư mà Việt Nam đó tham gia vào hệ thống phỏp luật trong nước đó dần dần đem lại sự rừ ràng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thứ bảy, một vấn đề nảy sinh trong thời gian qua là các cơ quan quản lý nhà nước về phân bón nói chung thiếu thông tin thị trường, quản lý chồng chéo, mỗi cơ quan đưa ra một dự báo về lượng cầu khác nhau, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý có liên quan, thiếu sự phối hợp giữa nhà sản xuất trong nước và công ty nhập khẩu phân bón nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu phân Urê trên thị trường.
Thẩm quyền của các Bộ/Ngành có thẩm quyền cần phải phân cấp trực tiếp và tách biệt, có sự phối hợp chặt chẽ ở mức độ cần thiết nhằm hạn chế việc gây khó khăn cho cả nhà quản lý và những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê tại Việt Nam. Sự không cương quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam lại nằm ở yếu tố chồng chéo trong quản lý, cùng một nội dung quản lý hoạt động kinh doanh nhưng thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, do đó, thủ tục xử lý vụ việc sai phạm trở nên phức tạp và khó thực hiện hơn.
Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước ở TW cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh mặt hàng phân bón (trong đó có mặt hàng phân Urê), xây dựng chính sách và luật pháp làm cơ sở pháp lý để điều tiết và phát triển hoạt động kinh doanh mặt hàng này; Tổ chức phát triển thị trường trong và ngoài nước, xúc tiến hoạt động kinh doanh mặt hàng phân bón, nhất là xuất khẩu, trong điều kiện nước ta sản xuất phân Urê đã đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường nội địa và dư thừa cho xuất khẩu. Để thực hiện việc quản lý hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng phân Urê trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đủ về số lượng, cơ cấu đồng bộ và hợp lý (về ngạch bậc, trình độ, tuổi, giới tính, vùng và dân tộc…) phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động kinh doanh, có khả năng thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật, tận tuỵ phục vụ nhân dân, được đào tạo và trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; có đủ năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực hiện theo chức trách đảm nhiệm; có đủ sức khỏe để thực thi công vụ và phục vụ nhân dân.
Tuy khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này chỉ đề cập tới việc quản lý kinh doanh mặt hàng phân Urê trên thị trường nội địa, không liên quan trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này nhưng do nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phân bón Urê chủ yếu được nhập khẩu nên những rủi ro về biến động giá và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tỉ giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam sẽ tác động trực tiếp tới giá phân bón trong nước và khả năng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp và của người nông dân. Giair pháp chính để ổn định thị trường phân bón là đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn về phân bón, trong đó nòng cốt và chủ lực là các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức và phân bố thông suốt trên phạm vi cả nước, nhưng bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt, trọng yếu và có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối, dập tắt những đột biến bất thường về quan hệ cung cầu - giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường.