1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Nhập Khẩu Ô Tô Tại Công Ty TNHH Thương Mại Xuân Thành
Tác giả Lê Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Hải Quan
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 460,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Xuân Thành (11)
    • 1.1.1 Khái quát về sự phát triển của công ty (11)
    • 1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Thương mại Xuân Thành (11)
    • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Thương mại Xuân Thành (12)
  • 1.2 Đặc điểm nguồn lực của công ty TNHH Thương mại Xuân thành (14)
    • 1.2.1 Về nguồn lao động (14)
    • 1.2.2 Về ngồn vốn kinh doanh (16)
    • 1.2.3 Về cơ sở vật chất (17)
    • 1.3.4 Mạng lưới kinh doanh của công ty (18)
  • 1.4 Đánh giá tình hinh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH thương mại Xuân Thành (19)
    • 1.4.1 Mặt hàng (19)
    • 1.4.2 Thị trường (20)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUÂN THÀNH 8 (10)
    • 2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành (21)
      • 2.1.1 Các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu ô tô hiện nay (21)
      • 2.1.2 Thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay (24)
      • 2.1.3 Những nét chính về nhập khẩu ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành (25)
    • 2.2 Nội dung hoạt động nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành (31)
      • 2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường (31)
      • 2.2.2 Lập phương án kinh doanh (32)
      • 2.2.3 Tìm kiếm đối tác (32)
      • 2.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng (33)
      • 2.2.5 Thực hiện quy trình nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành (34)
      • 2.3.3 Đánh giá công tác thủ tục hải quan nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành (49)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUÂN THÀNH 39 (54)
    • 3.1 Phương hướng phát triển của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong những năm tới (54)
      • 3.1.1 Mục tiêu của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong thời gian tới (54)
      • 3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong những năm tiếp theo (54)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành (56)
      • 3.2.1 Những giải pháp từ phía công ty TNHH thương mại Xuân Thành (56)
      • 3.2.2 Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng (64)
        • 3.2.2.1. Cải cách hệ thống thuế để tạo thuận tiện cho nhập khẩu hàng hóa (64)

Nội dung

Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Xuân Thành

Khái quát về sự phát triển của công ty

TÊN CÔNG TY: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUÂN THÀNH

TÊN GIAO DỊCH: XUANTHANH TRADING COMPANY LIMITED

- Số 60/41 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

- Cơ sở pháp lý/ loại hình công ty : Công ty TNHH

- Ngày đăng ký: ngày 26 tháng 08 năm 1999

- Số đăng ký kinh doanh : 072398

- Nơi đăng ký : Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội

- Email: xuanthanhcompany@yahoo.com.vn

- Website: http//www xuanthanh.vn

Công ty TNHH thương mại Xuân thni được thành lập từ năm 2003, tới nay đã hoạt động buôn bán thành công và nhận được lòng tin tuyệt đối từ Khách hàng.

Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Thương mại Xuân Thành

Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số 072398 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26 tháng 08 năm 1999, Công ty TNHH Thương mại Xuân Thành được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, lắp đặt, buôn bán thiết bị, dụng cụ y tế;

- Sản xuất, lắp đặt buôn bán thiết bị cơ khí, thiết bị tự động hoá;

- Buôn bán hoá chất công nghiệp (trừ hoá chất nhà nước cấm), thiết bị dụng cụ y tế, máy móc, thiết bị trong ngành dệt may, Thuốc lá;

- Buôn bán máy móc thiết bị trong lĩnh vực đóng tàu;

- Buôn bán các loại xe cẩu;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

- Buôn bán và cho thuê các loại xe phục vụ cho nghành môi trường;

- Dịch vụ làm sạch và xử lý môi trường;

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Thương mại Xuân Thành

Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức điều hành quản lý công ty trách nhiệm thương mại Xuân Thành

Phó giám đốc tài chính

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng dự án Phòng kỹ thuật thtthuật

Tổ lái xe, bảo vệ

Nghiên cứa và dịch thuật Đấu thầu

Kiểm tra chất lượng, bảo hành Điện cơ

+ Giám đốc là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty Thông qua những ý kiến, đánh giá có được từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của công ty như phòng xuất nhập khẩu, các phó giám đốc

+ Các phó giám đốc : là những nhân vật chủ chốt của công ty, có nhiệm vu tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch chiến lược phát triển của công ty, hỗ trợ giám đốc trong những công việc như: liên hệ với khách hàng, cùng giám đốc đi đàm phán hợp đồng, nghiên cứa các gói thầu, tìm nguồn hàng cho công ty, thâu tóm tình hình, tiến độ của các dự án

+ Phòng kế toán tài chính : đảm nhận nhiệm vụ xử lý các vấn đề tài chính, tiền tệ, đảm bảo và phát triển nguồn vốn kinh doanh Xây dựng kế toán nhà nước và thông kê theo Pháp lệnh của nhà nước Bên cạnh đó, phòng kế toán còn phải quản lý sử dụng tài sản, vật tư, sử dụng hàng hóa , quỹ khấu hoa tài sản cố định đề mua sắm Mở tài khoản tại ngân hàng, thành lập và phân tích báo cáo tài chính

+ Phòng xuất nhập khẩu: hỗ trợ và tham mưuvề thương mại quốc tế Các mặt hàng của công ty hiện đang kinh doanh trên thế giới Tìm kiếm và tạo mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng, làm mọi thủ tục nhập khẩu về hàng hóa khi nhập khẩu

+ Phòng dự án : Tìm kiếm những dự án thầu cho công ty dưới sự chỉ đạo của giám đốc, chuẩn bị hồ sơ dự thầu

+ Phòng kỹ thuật : Vì những sản phẩm mà công ty nhập đa phần là máy móc thiết bị, nên phòng kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra chất lượng máy móc, các thông số kỹ thuật của máy móc, bảo hành máy móc,…

Đặc điểm nguồn lực của công ty TNHH Thương mại Xuân thành

Về nguồn lao động

Công ty TNHH thương mại Xuân Thành được thành lập năm 1999 với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 24 người Trong đó

Bảng 1: Kê khai nhân sự chủ chốt của công ty TNHH thương mại Xuân Thành khi mới thành lập năm 1999 stt Cơ cấu cán bộ, công nhân viên

1 Ban giám đốc 03 Đại học

Giám đốc 01 Đại học Công ty

Phó giám đốc 02 Đại học Công ty

Trưởng phòng dự án 01 Đại học Công ty

Trưởng phòng kế toán tài chính

Phụ trách kho 01 Trung cấp Công ty

Trưởng phòng kỹ thuật 01 Đại học Công ty

Nhân viên dự án 04 Đại học Công ty

Nhân viên kế toán 03 Đại học Công ty

Nhân viên kinh doanh 04 Đại học Công ty

Nhân viên kỹ thuật 03 Đại học Công ty

Phiên dịch 02 Đại học Công ty

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là gần 50 người hầu hết là trẻ, cán bộ trong công ty chủ yếu là nam giới với nghề chủ yếu là quản trị kinh doanh và ngoại ngữ, kinh tế quốc tế Trong đó trình độ đa qua đại học chiếm đa số.

Về ngồn vốn kinh doanh

Bảng 2 : Bảng tóm tắt tài chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong 3 năm gần đây

Stt Các chỉ tiêu tài chính

Nguồn: Phòng kế toán công ty.

Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ hữu của công ty và vốn vay, hằng năm có thêm khoản tiền trích từ lợi nhuận vào nguồn vốn Theo bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 giảm mạnh, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm tới 76% so với năm 2010 Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 95.961.625 tổng kết năm 2011 lợi nhuận trước thuế giảm chỉ còn 19.316.460 do ảnh hưởng của khủng hảng kinh tế toàn cầu Những mặt hàng mà công ty nhập khẩu là ô tô chuyên dụng… những mặt hàng này bị thu hẹp khi mà kinh tế khó khăn, các gói thầu năm

2011 của công ty thực hiện được cũng giảm rất nhiều.

Về cơ sở vật chất

Đây là yếu tố tạo nên môi trường làm việc của Công ty, nó giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên.

Bảng 3 : Tình hình trang thiết bị Công ty năm 2011 ĐVT:Triệu đồng

Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại

Những năm vừa qua trang thiết bị của Công ty thay đổi mạnh, đặc biệt trong năm 2011

Công ty đã trang bị thêm máy móc thiết bị , và xây dựng thêm văn phòng , mua sắm trang thiết bị vật chất để mở thêm văn phòng mới tại Mỹ Đình- Hà Nội Ngoài ra Công ty còn trang bị thêm hệ thống máy tính, điện thoại di động để tiện lợi trong việc kinh doanh.

Mạng lưới kinh doanh của công ty

Mạng lưới kinh doanh của Công ty có ở khắp cả nước , chú trọng hai thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Mạng lưới kinh doanh của Công ty được bố trí ở những địa điểm trung tâm hết sức thuận lợi, hoạt động kinh doanh này càng tiếp cận thị trường thâm nhập và chiếm lĩnh vực thị trường Hệ thống văn phòng đại diện thuận lợi cho việc làm thủ tục hải quan trong quá trình nhập khẩu Hệ thống kho hàng được bố trí phù hợp với quá trình vận động của hàng hoá Bên cạnh đó công ty còn có 1 số văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm nguồn hàng, nghiên của thị trường bên ngoài, cũng như thuận lợi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Hệ thống mạng lưới gồm:

Bảng 4 : Hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty

Văn phòng đại diện tại Số lượng

Thành phố Hồ Chí Minh 2

Nguồn: Phòng kế toán công ty.

Như vậy hiện nay công ty có 8 văn phòng đại diện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh và 1 văn phòng đại diện ở Vân Ninh Trung Quốc Năm 2012 sắp tới công ty dự tính sẽ mở thêm văn phòng đại diện ở gần cảng Hải Phòng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa

Đánh giá tình hinh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH thương mại Xuân Thành

Mặt hàng

Các mặt hàng NK chủ yếu của Công ty là lốp xe, mặt hàng xe máy, phụ tùng xe máy và một số mặt hàng tiêu dùng trong danh mục nhà nước cho phép Đây là số liệu về hàng nhập khẩu của công ty qua 3 năm gần đây nhất Những mặt hàng mà công ty nhập khẩu đa phần là máy móc thiết bị

Bảng 5: Doanh thu từ các mặt hàng chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành Đơn vị : nghìn đồng

Dây chuyền đồng bộ sơ chế thép tấm , thép hình

Xe tưới nước rửa đường 756934 856240 452975

Máy cắt đốt thép góc điều khiển

Dây chuyền phun bi tự động 700024 814726 407892

Nguồn: Phòng kế toán công ty

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUÂN THÀNH 8

Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành

2.1.1 Các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu ô tô hiện nay

Thứ nhất: Năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57 quy định chi tiết Luật Thương mại 1997 Theo Vụ Pháp chế (Bộ Thương mại), Nghị định 57 từng được coi là một bước cải cách hành chính mẽ của Việt Nam vào thời điểm ban hành, bởi nó lần đầu tiên thừa nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của mọi thương nhân, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo chuyến Tuy nhiên, để cụ thể hóa nghị định này, cứ 5 năm một lần, Thủ tướng phải ký quyết định ban hành cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cho từng giai đoạn.

Với Nghị định số 12/2006 (thay thế cho Nghị định 57/1998), Việt Nam đã quy định cụ thể cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói chung và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cho giai đoạn sau năm 2005 mà không dừng lại ở thời hạn 5 năm Chính sách quản lý xuất nhập khẩu ngày càng mang tính ổn định, minh bạch hóa, trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển và hoạt động dài hạn của các thương nhân trên thị trường Việt Nam.

Nghị định 12 cũng thể chế hóa một số công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới được quốc tế thừa nhận, đó là hạn ngạch thuế quan và giấy phép xuất khẩu tự động, giấy phép nhập khẩu tự động Tại Việt Nam, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch thuế quan mới Thủ tướng Chính phủ cho phép được thử nghiệm từ năm 2003 Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu bằng giấy phép tự động cũng chỉ mới được chính thức thừa nhận từ đầu năm 2005 Ô tô nằm trong mặt hàng nhập khẩu có giấy phép

Thứ hai: Về chính sách ưu đãi thì chính phủ nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất còn non trẻ trong nước, tạo điều kiện để tái đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa lên khoảng 30 đến 40% trong thời gian tới Nhưng cho đến nay chỉ rơi vào khoảng 10% đến 20% chủ yếu là lắp ráp,sơn Mức độ bảo hộ ngày càng giảm trước năm 2003 vào khoảng 300% hiện nay chỉ còn khoảng 60%

Bảng 7 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xe năm 1999

NK VAT Thuế tiêu thụ đặc biệt

Xe nguyên chiếc (CBU, du lịch 5 chỗ)

Linh kiện lắp ráp dạng

( Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 1999

Bảng 8 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xe năm 2011

( từ cao xuống thấp ) Thuế NK VAT Thuế tiêu thụ đặc biệt

Xe nguyên chiếc (CBU, du lịch 5 chỗ)

Linh kiện lắp ráp dạng

( Nguồn : Bộ Tài Chính năm 2011 )

Năm 2012, tỉ lệ bảo hộ giảm , do mức thuế nhập khẩu ô tô giảm khoảng 1% -3% Thế nhưng chính sách bảo hộ cao đã dần dần bộc lộ những hạn chế Các doanh nghiệp trong nước thì lắp ráp trong nước, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài thì ỷ lại việc được bảo hộ nên chậm chạp trong việc nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh Thuế suất thuế nhập khẩu cao kích giá xe nhập khẩu lên cao nên các công ty kinh doanh hạn chế nhập khẩu Chính những điều này khiến cho quy mô thị trường ô tô rất nhỏ.

Thứ ba: Gá xe tại Việt Nam cao gấp hơn hai lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Trong khi thu nhập bình quân đầu người ở ta chỉ vừa chạm vạch trung bình thấp.

Thứ tư: công thương ban hàng thông tư 20/2011 TT- BCT bổ sung các thủ tục nhập khẩu ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/6/2011,trong đó có quy định doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải nộp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cấp Ngày 9/6/2011, BộGTVT mới ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BGTVT quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của thương nhân nhập khẩu xe ô tô, có hiệu lực thi hành từ ngày24/7/2011 Từ ngày 24/7/2011, thương nhân nhập khẩu ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống chưa qua sử dụng khi làm thủ tục nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan đầy đủ cả Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng Theo biểu thuế nhập khẩu năm

2011 mà Bộ Tài chính đã ban hành cùng Thông tư số 184/2010/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký, thuế suất 82% sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2011 đồng loạt đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (thuộc nhóm 8703) có dung tích xi lanh dưới 1.8L và từ 1.8 đến 2.5L, thay cho mức 83% hiện nay.

Các loại xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.5L trở lên áp dụng mức thuế suất 77%, thay cho mức 80% hiện hành Đối với dòng xe 4 bánh chủ động (2 cầu), thuế suất áp dụng từ ngày 1/1/2011 là 72%, thay cho mức 77% hiện hành Tất cả các loại xe ô tô chuyên dụng, như xe cứu thương, xe tang lễ, xe chở phạm nhân, bất kể dùng động cơ xăng, diesel và bất kể dung tích xi-lanh, đều áp mức thuế suất nhập khẩu là 15%, thay cho mức 10% hiện tại Đối với xe đã qua sử dụng, ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) thuộc nhóm 8702 và 8703 áp dụng mức thuế nhập khẩu tuyệt đối quy định tại Quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2.1.2 Thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay

Nền kinh tế bị suy giảm, cùng với chính sách tiền tệ bị thắt chặt, tỷ giá và lãi suất ngân hàng quá cao nên đã kéo theo sự suy giảm chung của thị trường ô tô Việt Nam.Hơn nữa, trận động đất tại Nhật Bản hồi đầu năm cùng với nạn lũ lụt lịch sử của TháiLan vừa qua cũng đã khiến các hãng sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn Đối với thị trường ô tô nói chung, trên thực tế, nhu cầu thật của người dân đối với ô tô vẫn tương đối cao, do vậy đã có sự dịch chuyển rõ rệt trong phân khúc thị trường với sự tăng đột biến của các dòng xe cá nhân so với xe thương mại bất chấp những khó khăn của thị trường Mặc dù doanh số của dòng xe thương mại bị giảm nhưng dòng xe cá nhân vẫn tăng lên

Năm 2012, việc tăng lệ phí trước bạ tại Hà Nội lên 20% và TP.HCM lên 15% cũng như việc tăng lệ phí đăng ký biển xe là một trong những nỗ lực của Chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông Tuy nhiên, trước tình hình thị trường ô tô đang giảm sút, việc tăng thuế trước bạ và tăng lệ phí đăng ký biển xe chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ô tô trong nước vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường của hai thành phố lớn này Bên cạnh đó, các yếu tố và chính sách kinh tế như: sự suy giảm kinh tế, sự thắt chặt của chính sách tiền tệ, tăng tỷ giá vẫn sẽ tác động kép lên thị trường ô tô 2012 Vì vậy, thị trường ô tô 2012 có thể sẽ còn nhiều khó khăn, khó mà có sự tăng trưởng đột biến hơn so với năm 2011.

2.1.3 Những nét chính về nhập khẩu ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành.

2.1.3.1 Tình hình nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành

Mặt hàng ô tô là một trong những mặt hàng NK truyền thống của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu môi trường tại Việt Nam, chủ yếu để phục vụ cho các công ty môi trường

Bảng 9: Tình hình NK ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành. Đvt: USD

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)

Nguồn: Phòng kế toán công ty.

Qua bảng tổng hợp số liệu về tình hình NK ô tô của công ty trong các năm gần đây ta có thể thấy giá trị NK mặt hàng này đang có xu hướng giảm Nguyên nhân của tình trạng này là do sự giảm mạnh của nhu cầu tiêu dung trong nước đối với các sản phẩm mà công ty đang sản xuất Tình hình suy thoái kinh tế năm 2012 là tình trạng chung.

Bên cạnh đó, vì ưu tiên cho mục tiên đẩy mạnh XK các mặt hàng chủ lực như sàn gỗ , sàn tre đây là những mặt hàng mà công ty đang định hướng sản mở rộng nhập khẩu trực tiếp và phân phối bán trong nước, nên công ty ít chú trọng hơn đến hướng phát triển NK các loại mặt hàng

2.1.3.2 Thị trường nhập khẩu ô tô ở công ty TNHH thương mại Xuân Thành

Bảng 10: Cơ cấu thị trường NK ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành.

Nguồn: Phòng kế toán công ty.

Thị trường Trung quốc : Đây là thị trường nhập khẩu ô tô chủ yếu của Công ty TNHH thương mại Xuân Thành có sự tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 chiếm 55% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Công ty TNHH thương mại Xuân Thành, năm 2010 chiếm 42%, năm 2011 chiếm 41%, Đây là thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng của Công ty trong giai đoạn hiện nay Sõ dĩ kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc cao là do nhu cầu ô tô trong nước những năm qua tương đối lớn cộng với giá thành ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn so với các thị trường khác nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, chi phí vận chuyển nhỏ hơn so với chi phí vận chuyển từ các thị trường khác,

Nội dung hoạt động nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành

2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường.

Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty TNHH thương mại Xuân Thành luôn được quan tâm chú ý tiến hành để xác định được chính xác nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng của công ty Các nhân viên phòng nghiên cứa của công ty thực hiện nghiên cứu thị trường theo phương pháp điều tra trực tiếp : phát phiếu câu hỏi điều tra, thăm dò ý kiến cho khách hàng tiêu thụ cuối cùng để tìm hiểu nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của họ, hoặc có thể dựa trên các thông tin do các đại lý cung cấp để xác định sức mua của khách hàng Do đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của công ty là ô tô và các linh kiện phụ tùng ô tô, đây là những sản phẩm của những hãng nổi tiếng trên thế giới sản xuất như Toyota, Ford, Dongfeng dành cho những khách hàng cá nhân và các công ty vì vậy, nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng mà từ đó ta có thể biết được giá, chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, qua đó có chiến lược kinh doanh phù hợp Vì vậy, công ty đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác để tạo được vị trí trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của công ty.

Công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu được tiến hành bởi nhân viên của phòng nghiên cứa Công ty chia thị trường thành hai nhóm chính : thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng Mục tiêu của nghiên cứu thị trường truyền thống là củng cố, phát triển mối quan hệ với bạn hàng đã có và bạn hàng tiềm năng trong thị trường đó Mục tiêu của nghiên cứu thị trường tiềm năng là mở rộng đa dạng hóa hoạt động nhập khẩu.Nhân viên phòng nghiên cứa tìm hiểu các thông tin về sản phẩm trên các website các hãng, nghiên cứu biến động giá cả sản phẩm của các hãng, lấy đó làm cơ sở cho các quyết định nhập khẩu mặt hàng nào, nhập với mức giá là bao nhiêu và nhập từ thị trường nào Thi thoảng nhân viên phòng nghiên cứa được đi ra nước ngoài nghiên cứa thị trường bên ngoài , tham khảo về giá cả Ngoài ra, các nhân viên kinh doanh cũng chủ động nghiên cứu, áp dụng các văn bản pháp quy khác của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động nhập khẩu của công ty luôn tuân thủ pháp luật của Nhà nước

2.2.2 Lập phương án kinh doanh

Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó tiến hành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể của một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ Phương án kinh doanh là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ, phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành liên tục, chặt chẽ.

Lập phương án kinh doanh bao gồm các bước chủ yếu sau:

Nhận định tổng quát về tình hình diễn biến thị trường Đánh giá khả năng của doanh nghiệp

Xác định thị trường, mặt hàng nhập khẩu và số lượng mua bán

Xác định đối tượng giao dịch để nhập khẩu

Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ

Xác định giá cả mua bán trong nước Đề ra các biện pháp thực hiện

- Hoạt động tiêu thụ được công ty chú trọng đặt lên hàng đầu bởi đây là hoạt động quyết định đến lợi nhuận và vị thế của công ty trên thị trường Việc định giá bán xe được xuất phát từ quan điểm tránh tồn kho nhiều, tiêu thụ nhanh các sản phẩm đang ở chu kỳ bão hòa để nhanh chóng cho ra mắt các sản phẩm khác thay thế nhằm bảo toàn vốn, thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh Chính sách giá được công ty xây dựng là :chính sách giá mục tiêu, tức là định giá theo mục tiêu : giá bán = giá thành nhập khẩu + thuế/đơn vị hàng hóa + chi phí bán hàng + chi phí khác + lãi dự tính Trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc điều chỉnh giá linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác nhiều khi còn là đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh chính sách định giá cho các sản phẩm, công ty còn có chính sách giá ưu đãi cho khách hàng truyền thống, các khách hàng mua xe với số lượng lớn như khách hàng mua xe taxi Công ty còn có chính sách kích cầu mua sắm như : mua sản phẩm tặng giải thưởng là đồng hồ thời trang hay điện thoại di động, nhờ đó thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty

- Để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến bán hàng, công ty có đội ngũ tư vấn khách hàng về sản phẩm Ngoài ra, công ty cũng đã đầu tư một số phương tiện cho hoạt động quảng cáo như là tờ Cataloge giới thiệu sản phẩm, những pano – áp phích quảng cáo đặt tại các cửa hàng chi nhánh Công ty cũng đã xây dựng được website của công ty, thông qua đó cập nhật các thông tin về doanh nghiệp và quảng cáo đến người tiêu dùng Điều này không chỉ góp phần đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng mà nó còn khuếch trương thế mạnh của công ty để nhiều khách hàng biết đến hơn Hoạt động yểm trợ bán hàng của công ty cũng khá tốt Công ty cũng tham gia vào các hội chợ, triển lãm để giới thiệu quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

- Bảo hành bảo dưỡng là một hoạt động hết sức quan trọng đối với tất cả các công ty kinh doanh ô tô và Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội cũng không là ngoại lệ Vì ô tô là sản phẩm có giá trị thông số kỹ thuật cao, được cấu thành bởi nhiều chi tiết khác nhau, tuổi thọ của chúng cũng khác nhau nên chế độ bảo hành bảo dưỡng sau bán hàng không chỉ có ý nghĩa tạo lòng tin, giữ khách hàng mà còn giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Những hoạt động trên của công ty đã mang lại hiệu quả trong công tác bán hàng, mở rộng và phát triển thị trường, và giúp cạnh tranh được với các đối thủ khác

2.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Giao dịch: Sau giai đoạn nghiên cứu thị trường, lựa chọn được khách hàng, mặt hàng kinh doanh, lập phương án kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải tiến hành tiếp cận với đối tác bạn hàng để tiến hành giao dịch mua bán Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia Giao dịch bao gồm các bước: Hỏi giá, chào hàng, phát giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. Đàm phán: là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng Đàm phán thường có các hình thức: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp trực tiếp.

Ký kết hợp đồng: Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán (người xuất khẩu) có nhiệm vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua (người nhập khẩu), bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng.

Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vào hợp đồng. Các bên phải có tư cách pháp lý, địa chỉ ghi rõ trong hợp đồng Hợp đồng được coi như đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý Nhiều trường hợp có ký kết hợp đồng ba bên trở lên có thể thực hiện bằng tất cả các bên cùng ký vào một văn bản thống nhất hoặc bằng một văn bản hợp đồng tay đôi có trích dẫn trong từng hợp đồng đó với hai hợp đồng khác.

2.2.5 Thực hiện quy trình nhập khẩu ô tô tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành.

- Giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển

- Giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường ô tô

- Giao nhận hàng hóa chuyên chở kết hợp đường biển và đường bộ

Công ty sử dụng dịch vụ vận chuyển của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) chi nhánh Hà Nội Khí có ô tô nhập khẩu về công ty TNHH thương mại Xuân Thành ký kết hợp đồng với công ty Sotrans theo từng lô hàng , thông thường là vận chuyển FCL , rất ít khi vận chuyển LCL Nếu ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về thông thường đi bằng đường bộ, chi phí tương đối đắt Nếu ô tô nhập từ các nước khác như singapore và Hàn Quốc thông thường nhập bằng đường biển thường sử dụng điều kiện giao hàng nhập FOB Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, hay thành phố Hồ Chí Minh nhân viên xuất nhập khẩu của công ty ra cảng để lấy hàng, lấy giấy ủy quyền hàng hóa và thanh toán tiền cho bên sotrans chi nhánh Hà Nội CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM – SOTRANS được thành lập từ năm 1975 với hệ thống kho và vận chuyển chủ lực của ngành thương mại, đến năm 2007 SOTRANS chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần và đã hoạt động mạnh trong các lĩnh vực kho đa chức năng, kinh doanh xăng dầu,giaonhận vận tải quốc tế SOTRANS hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong ngành giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận hàng hóa XNK và dịch vụ Kho đa chức năng tại Việt Nam

Nhiệm vụ của chủ hàng (bên công ty NHH thương mại Xuân Thành):

- Kí kết hợp đồng giao nhận với sotrans.

- Kí hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển lưu kho, bảo quản với cảng

- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hoá , và các chứng từ cần thiết cho sotrans để cảng giao nhận hàng hoá:

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên liên quan

- Thanh toán các loại phí cho sotrans

Nhiệm vụ của công ty kho vận miền nam ( sotrans):

- Kí kết hợp đồng bốc dỡ, giao nhận,bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.

- Kết toán với tàu việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng ngoại thương.

- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hoá trong khu vực cảng.

- Chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ…

- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ, và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.

- Bên công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện hoặc dấu seal còn nguyên vẹn. Điều kiện cơ sở giao hành CIF: Trong thời gian gần đây công ty đã chuyển hướng sang xuất khẩu theo điều kiện CIF Điều thuận lợi khi kí được điều kiện này là công ty sẽ giành được quyền thuê tàu từ đó tạo điều kiện cho các đại lí hãng tàu trong nước có cơ hội phát triển đội tàu, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tiết kiệm được ngoại tệ Bên cạnh đó, công ty sẽ chủ động trong việc thuê tàu, giao hàng ở cảng và chọn những thời điểm có lợi cho mình để đưa hàng lên tàu Còn đối với điều kiện FOB, quyền thuê tàu thuộc về phía khách hàng Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hàng xong khi qua khỏi lan can tàu tại cảng gởi hàng, sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ lúc đó, tuy nhiên cũng còn phải có nghĩa vụ khai hải quan để xuất khẩu hàng Thông thường điều kiện này được kí bán hàng cho thị trường Đài Loan vì khách hàng Đài Loan khi mua hàng xong thì tiến hành nhập bằng tàu rời chứ không bằng Container như các thị trường khác Tuy nhiên đối với các thị trường khác, có một số công ty có văn phòng đại diện tại Việt Nam (công ty môi giới), những công ty môi giới này rất mạnh và muốn lấy tiền hoa hồng nên một mặt kí hợp đồng với nhiều hãng tàu, mặt khác đặt mua hàng của rất nhiều đơn vị Vì vậy khi kí kết hợp đồng với các công ty này thì họ muốn mua theo điều kiện FOB để giành được quyền thuê tàu và hưởng hoa hồng từ các hãng tàu Mặt khác, đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn mà khả năng của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải kí hợp đồng với nhiều công ty khác cho nên hàng của công ty phải đi ghép với nhiều đơn vị khác, trong trường hợp này công ty phải kí theo điều kiện FOB Hoặc là các khách hàng có đại lí vận tải uy tín tại Việt Nam nên họ cũng kí theo điều kiện FOB. Điều kiện giao hàng DAF : Nếu hàng hóa nhập từ cảu khẩu Tân Thanh- Lạng

Sơn Địa điểm giao hàng

Cảng TPHCM có những thuận lợi là cảng Sài Gòn là cảng lớn nên lịch trình tàu chạy trên tuyến đường thường xuyên hơn, mặt khác, cảng có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, chuyên dụng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty Chính vì là cảng lớn, tàu chạy thường xuyên nên cước phí thuê tàu là thấp nhất so với các cảng khác.Bên cạnh đó, nếu việc giao hàng được tiến hành tại cảng TPHCM thì công ty sẽ gặp một số khó khăn vì khi giao hàng tại TPHCM, công ty phải tiến hành vận chuyển hàng hoá từ HCm ra Hà Nội bằng đường bộ, điều này rất dễ gây nên rủi ro trong quá trình vận chuyển do rất dễ hư hỏng , ngoài ra việc vận chuyển bằng đường bộ có thể gây nên tổn thất do các sự cố xảy ra trên đường đi Mặt khác khi vận chuyển từ Thành phốHCM nếu có sự cố xảy ra trên tuyến đường vận tải thì sẽ làm cho hàng hoá không tập kết đúng thời gian giao hàng qui định, ví vậy sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc nhận tiền hàng

* Đối với cảng Hải Phòng: trong trường hợp công ty nhập hàng từ Hàn Quốc,về cảng

Hải phòng rất thuận lợi.

*Đối với của khẩu Tân Thanh_Lạng Sơn: hàng hóa chủ yến nhập bên Trung quốc(ô tô)

Phương thức giao hàng: Đối với công ty thường sử dụng cách thức giao hàng nguyên container Với cách thức này, công ty rất khó chủ động trong việc giao hàng cũng như cần có số lượng hàng lớn để giao một lần Tuy nhiên việc giao nhận hàng nguyên container lại tiết kiệm được chi phí do không phải gửi nhiều lần và việc giám sát quá trình đóng hàng vào cũng không bị hạn chế do phân tán nhiều lần.

Thanh toán cước phí và chi phí xếp dỡ:

Công ty thường sử dung 2 loại Container có kích thước như sau:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUÂN THÀNH 39

Phương hướng phát triển của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong những năm tới

3.1.1 Mục tiêu của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong thời gian tới

Sau 11 năm thành lập, Công ty đã có những bước phát triển rất đáng kể, Công ty đã khẳng định được vị thế của mình là Công ty kinh doanh hàng nhập khẩu có uy tín cao trên thị trường trong nước Công ty đã mở rộng hệ thống văn phòng đại diện ở cả miền nam và miền bắc có văn phòng đại diện ở Trung Quốc sắp tới là Singapore; góp phần rất đáng kể vào việc mở rộng việc phân phối và bán sản phẩm nhập khẩu

Công ty đã nỗ lực phấn đấu, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-20%/năm Hiện nay tổ chức bộ máy của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn bao gồm Tổng Giám đốc, 5 phòng ban trực thuộc,

01 kho hàng, 05 văn phòng đại diện

Nhân sự hiện có của Công ty là 50 người, phần lớn là lực lượng trẻ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng nổ, nhiệt tình trong công tác

Mặc dù năm 2012 cả nước đang đối mặt với lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng mục tiêu của công ty trong năm 2012 là:

- Tổng kim ngạch nhập khẩu: 12 tỷ đồng

3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong những năm tiếp theo

Trong thời đại phát triển như ngày nay, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cùng với nhu cầu sản xuất hàng hóa khách hàng ngày càng cao, cũng như nhu cầu về vấn đề môi trường cũng tăng cao chính vì vậy công ty phải tận dụng mọi cơ hội để nắm bắt những nhu cầu đó, đáp ứng thị trường tăng thị phần cho công ty Nhưng đi cùng đó là sự gia tăng của các công ty cung cấp các sản phẩm làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ngày gay gắt, nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là luôn luôn phải giữ được những khách hàng truyền thống, đồng thời phải tích cực trong công tác thu hút thêm những khách hàng mới Mở rộng thị trường là hình thức làm tăng thêm khách hàng cho công ty, tạo thêm tên tuổi, nhãn mác hàng hóa cũng như chính công ty trên thị trường mới, khách hàng mới Thông qua đó, danh tiếng của công ty sẽ được biết đến nhiều hơn, rộng rãi hơn Hiện nay, công ty đã có một thị trường khách hàng rộng lớn, có mặt khắp ba miền Đây là một lượng khách hàng lớn Chính vì thế, công ty cần phải duy trì lượng tiêu thụ tốt sản phẩm trên các thị trường này đồng thời cần phải mở rộng thị trường sang các khu vực khác có liên quan.

Trong lĩnh vực nhập khẩu, công ty luôn chú ý quan tâm đến trình độ nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu và những yếu tố khác có liên quan Công tác này bao gồm:

Mở rộng các hình thức và nội dung đào tạo, mở rộng đối tượng đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ tin học ngoại ngữ Củng cố tăng cường đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ, đủ khả năng đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của hoạt động kinh doanh

Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị để giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới Ngoài ra, công ty sẽ đẩy mạnh công tác thị trường, phát triển mạng lưới thông tin để có được những thông tin cần thiết về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, về tình hình biến động của thị trường nhập khẩu, về chủ trương, chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Đảm bảo cung cấp hàng hóa cho khách hàng theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm giao hàng Tạo điều kiện cho khách hàng trong việc vận chuyển, thanh toán Những việc làm này tạo ra tâm lý thoải mái, tin tưởng cho khách hàng khi làm việc với công ty Từ đó, có thể nâng cao niềm tin, uy tín, hình ảnh của công ty với khách hàng – đây là một trong những yếu tố nhằm giữ khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng mới cho công ty.

- Tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng để nhập khẩu thêm các sản phẩm mới, mở rộng mặt hàng đa dạng, phong phú của công ty.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại Xuân Thành

3.2.1 Những giải pháp từ phía công ty TNHH thương mại Xuân Thành

3.2.1.1 Nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức có liên quan cho nhân viên trong công ty TNHH thương mại Xuân Thành

Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một mối qun tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Muốn nâng cao năng lực hoạt động thì nhân lực đóng vai trò quyết định Đối với hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thiết bị nhà bếp của công ty thì đó là những cán bộ thành thạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm tích lũy thực tế trong xuất nhập khẩu Hầu hết cán bộ xuất nhập khẩu trong công ty đều có trình độ Đại học có một vài năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Nhưng trong một vài năm qua, công ty liên tục đầu tư phát triển nên khối lượng công việc cũng ngày một tăng Như vậy, với số lượng cán bộ xuất nhập khẩu ít ỏi như hiện nay không thể đáp ứng hết khối lượng công việc ngày một nhiều Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải:

- Có chính sách tuyển dụng thêm những cán bộ trẻ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu mặt hàng về nhà bếp, tận dụng những nhân tài đồng thời sàng lọc những nhân viên không đủ khả năng thích nghi với cơ chế mới.

- Công ty nên có những chiến lược đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên và cán bộ của công ty tạo điều kiện cho họ am hiểu kiến thức sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, ngoại thương, ngoại ngữ, pháp luật có thể mở các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về nói chuyện, tập huấn ngoài giờ hoặc cử các cán bộ xuất nhập khẩu của công ty đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại thương đặc biệt những kiến thức về nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm quốc tế, luật thương mại quốc tế, ngoại ngữ đảm bảo cho các cán bộ có thể đáp ứng được những thay đổi của cơ chế thị trường Với những nhân viên còn trẻ có năng lực nhưng còn thiếu kinh nghiệm thì công ty cần tạo điều kiện để họ được tiếp cận nhiều hơn với công việc, giúp họ có thể nắm vững được quy trình nghiệp vụ, đây mới là cách đào tạo, bồi dưỡng bổ ích nhất.

- Công ty cần có những chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần, tạo động lực cho cán bộ nhân viên hăng hái làm việc Người lao động chỉ làm việc hiệu quả khi họ được đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần Nền kinh tế luôn vận động và biến đổi không ngừng cho nên công ty nên tổ chức các buổi họp hội thảo mời các chuyên gia đầu ngành về nói chuyện góp phần làm cho đội ngũ nhân viên của công ty hiểu hơn nữa về kinh tế thị trường và tư duy kinh doanh.

- Phân công công việc hợp lý, đảm bảo khai thác hết năng lực của mỗi cá nhân vào hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty.

- Bên cạnh đó, muốn đưa hoạt động của công ty vào nề nếp, tiến tới xây dựng một môi trường văn hóa quản trị trong doanh nghiệp, công ty cần phải xây dựng và nghiêm khắc thực hiện hệ thống nội quy, quy chế một cách khoa học Có như vậy, hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp mới có hiệu quả.

3.2.1.2 Giải pháp xây dựng trang web và thương mại điện tử

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, công ty Việt Hoa nên thực hiện thương mại điện tử hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thương mại điện tử là việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử mà cụ thể là mạng Internet và World Wide Web tức là những trang web hay website.

Thương mại điện tử được xem là công cụ hỗ trợ bán hàng hiệu quả mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp:

- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp.

- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với thương mại điện tử có thể cung cấp catalog, thông tin, bảng giá cho khách hàng một cách nhanh chóng, có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng một cách trực tiếp từ trên mạng, mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng.

- Tăng doanh thu với số lượng khách hàng tăng lên đáng kể.

- Giảm chi phí hoạt động: với thương mại điện tử, doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê mặt bằng, mở cửa hàng, đông đảo nhân viên phục vụ,

- Và cuối cùng là lợi thế cạnh tranh.

Với đặc điểm mặt hàng của công ty là các sản phẩm thiết bị nhà bếp, đây là các sản phẩm đã có chất lượng được đảm bảo, khi mua hàng không nhất thiết phải đến xem hàng tận mắt chỉ cần được cung cấp các thông số kỹ thuật và hình ảnh về sản phẩm là có thể quyết định mua hàng Do vậy rất phù hợp để phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, công ty đã xây dựng được một trang web của mình tại địa chỉ www.Xuanthanh.com , tuy nhiên website chưa được sử dụng có hiệu quả Các thông tin được đưa lên website chủ yếu giới thiệu mẫu mã chủng loại sản phẩm, chưa được cập nhật từng ngày, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm của khách hàng, công ty chưa sử dụng được website là công cụ bán hàng Chính vì vậy công ty có thể phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp theo các hướng sau:

- Công ty có thể quảng bá website trên mạng và định hướng trong tương lai lựa chọn một mô hình kinh doanh qua mạng để hỗ trợ và nâng cao hoạt dộng phân phối và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty có thể áp dụng mô hình cửa hàng trực tuyến Công ty có thể bán hàng hóa, dịch vụ hay thông tin qua mạng theo mô hình này Khách hàng có thể đọc và xem các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ Đây là mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ đều có thể áp dụng.

- Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả thì công ty phải có những nguồn lực nhất định Do đó, công ty nên định hướng cho sự phát triển lâu dài, cần có một đội ngũ nhân viên phụ trách về website và thương mại điện tử trong công ty Đội ngũ này cần liên tục cập nhật tình hình sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, giá cả, chủng loại của hàng hóa đó trên website nhằm cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp thông tin về sản phẩm Trong xu hướng ngày nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển do vậy doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực, chú trọng việc bán hàng qua mạng và có định hướng lâu dài cho sự phát triển thương mại điện tử.

3.2.1.3 Giải pháp về nguồn vốn nhập khẩu.

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. Đối với công ty khi nguồn vốn giành cho nhập khẩu sản phẩm chủ yếu là nguồn vốn đi vay thì việc đảm bảo đủ vốn là một vấn đề không phải dễ dàng Ngoài nguồn vốn được huy động từ việc đi vay của ngân hàng thì công ty còn linh hoạt tìm được các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp như nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn chiếm dụng,

… Để đảm bảo có thể huy động được đủ vốn để nhập khẩu đúng thời gian phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty thì công ty nên:

- Với các nguồn vay tại ngân hàng: Tăng cường quan hệ với các ngân hàng trong nước, mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng. Thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng để có thể được vay vốn ưu đãi trong thời gian dài Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện cho vay ưu đãi các doanh nghiệp.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức điều hành quản lý công ty trách nhiệm thương mại Xuân Thành - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Sơ đồ 1 sơ đồ tổ chức điều hành quản lý công ty trách nhiệm thương mại Xuân Thành (Trang 13)
Bảng 1: Kê khai nhân sự chủ chốt của công ty TNHH thương mại Xuân Thành khi mới thành lập năm 1999 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 1 Kê khai nhân sự chủ chốt của công ty TNHH thương mại Xuân Thành khi mới thành lập năm 1999 (Trang 15)
Bảng 2  : Bảng  tóm tắt tài chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong 3 năm gần đây - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 2 : Bảng tóm tắt tài chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành trong 3 năm gần đây (Trang 16)
Bảng 3 : Tình hình trang thiết bị Công ty năm 2011 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 3 Tình hình trang thiết bị Công ty năm 2011 (Trang 17)
Bảng 4 : Hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 4 Hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty (Trang 18)
Bảng 5: Doanh thu từ các mặt hàng chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành                                                                                       Đơn vị : nghìn đồng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 5 Doanh thu từ các mặt hàng chính của công ty TNHH thương mại Xuân Thành Đơn vị : nghìn đồng (Trang 19)
Bảng 8   : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xe năm 2011 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 8 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xe năm 2011 (Trang 22)
Bảng 9: Tình hình NK ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành. - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tô tô tại công ty tnhh thương mại xuân thành
Bảng 9 Tình hình NK ô tô của công ty TNHH thương mại Xuân Thành (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w