1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát các báo vietnamnet, vietnamplus, thieunientienphong online từ tháng 62015 đến tháng 62016)

150 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong những năm gần đây trên báo mạng điện tử có nhiều vi phạm trong việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong các tác phẩm báo chí.. Để thực

Trang 1

NGUYỄN THỊ MAI LOAN

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát các báo: Vietnamnet, Vietnamplus, Thieunientienphong online từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

NGUYỄN THỊ MAI LOAN

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát các báo: Vietnamnet, Vietnamplus, Thieunientienphong online từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016)

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PSG, TS Nguyễn Thị Trường Giang

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

u n v n đ đ c sửa chữa theo hu ến ngh c a i đ ng ch

u n v n h c s

à N i, ngà tháng n 2016

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang Các thông tin,

số liệu được sử dụng trong luận văn là rõ ràng và xác thực Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào trước đây

Tác giả

NGUYỄN THỊ MAI LOAN

Trang 5

Trường Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đang công tác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua Xin cảm ơn các nhà báo, các phóng viên, biên tập viên của các báo đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Trang 6

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 14

1.1 Khái niệm 14

1.2 Đặc điểm và vai trò của trẻ em đối với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng 22

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử 28

1.4 Nguyên tắc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử 32

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39

2.1 Khái quát về ba tờ báo mạng điện tử 39

2.2 Khảo sát sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay 43

2.3 Nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân 74

Chương 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 87

3.1 Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 87

3.2 Một số kiến nghị 96

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC

Trang 7

CRC: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

Trang 8

Bảng 2.2 Số lượng tin bài theo nội dung hình ảnh trẻ em trên ba tờ báo 44 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nội dung hình ảnh trẻ em trên ba tờ báo điện tử 45 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ (%) công chúng đánh giá mức độ cần thiết của việc trẻ em được thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình trên báo chí 51 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ thể loại ngôn ngữ viết sử dụng hình ảnh trẻ em 66 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ (%) công chúng đánh giá về nội dung hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử 75 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ (%) công chúng đánh giá việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử 81 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ (%) cán bộ, phóng viên, biên tập viên đánh giá mức độ tìm hiểu các nội dung của Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khi viết bài phản ánh hình ảnh trẻ em 92

Trang 9

Hình 2.1 Giao diện trang chủ báo VietNamNet 39 Hình 2.2 Giao diện trang chủ báo VietnamPlus 41 Hình 2.3 Giao diện trang chủ của báo Thiếu niên Tiền phong Online 42 Hình 2.4 Bài báo “Nắng vượt 39 độ, học sinh Hà Nội được dạy bơi miễn phí” trên báo VietNamNet đăng ngày 2/6/2016 48 Hình 2.5 Bài báo “Lạm dụng tình dục trẻ em - Kỳ 2: Những chuyện trẻ em nam bị xâm hại khiến luật sư bàng hoàng” trên báo VietNamNet, đăng ngày 30/10/2015 55 Hình 2.6 Ảnh “Nhóm bạn nhỏ tổ chức bán sách lấy tiền giúp các bạn nhỏ khó khăn” (bài báo “Việc làm nhỏ - Ý nghĩa lớn” đăng trên báo VietNamNet ngày 2/7/2015) 70

Hình 2.7 Tin ảnh “Tưng bừng hội thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi Ban Mai mở rộng”” đăng ngày 28/3/2016 trên báo Thiếu niên Tiền phong Online 70 Hình 2.8 Bài báo “Háo hức cùng các em bé tiểu học tập làm bánh trôi ngũ sắc” đăng ngày 9/4/2016 trên VietnamPlus 71 Hình 2.9 Ảnh “Công an huyện Tương Dương bàn giao cháu bé cho người cha của bé”, trong bài “Hành trình giải cứu bé 4 tuổi bị bán sang Trung Quốc lấy

70 triệu” đăng ngày 6/5/2016 trên VietNamNet) 72 Hình 2.10 Bài báo ““Hội sách thiếu nhi 1/6” lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội” đăng ngày 1/6/2016 trên VietNamPlus 73 Hình 2.11 Bài “9 vụ bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ” đăng ngày 6/10/2015 trên báo VietNamNet 74

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em có vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và luôn cần được

sự quan tâm, chăm lo đầy đủ về cả vật chất và tinh thần từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn dành nhiều sự quan tâm cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và luôn giữ quan điểm nhất quán trong vấn đề quan trọng này

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện vai trò của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trên thế giới, cộng đồng quốc tế cũng luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 11 năm 1989 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990 Ngay sau khi ký cam kết, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật cũng như xây dựng

hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến cơ sở bảo đảm cho công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện ngày càng có hiệu quả

Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt, những vấn đề liên quan đến trẻ em thường thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo công chúng trong xã hội Dưới sự quan tâm đó, hầu hết các cơ quan báo chí từ báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử luôn ưu tiên phản ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em nh m bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Hình ảnh trẻ em cần phải được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách trung thực, xây dựng hình ảnh trẻ em Việt Nam qua báo chí, từ đó làm cho công chúng ngày càng tiếp cận nhanh chóng, đầy đủ, chính xác về mọi mặt đời sống của trẻ em Việt Nam

Trang 11

Trong thời gian qua việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên các loại hình báo chí, đặc trên báo mạng điện tử nhìn chung đạt được một số hiệu quả, thành công Báo mạng điện tử đã phát huy được tầm ảnh hưởng, thế mạnh của loại hình báo chí này mà trong đó nổi bật nhất là khả năng đa phương tiện, tính tức thời và phi định kỳ Các cơ quan báo chí và các nhà báo đã tận dụng những ưu thế trên để đưa tin, phản ánh muôn mặt đời sống của thế giới trẻ em, làm cho hình ảnh trẻ em ngày càng đầy đủ, sinh động và trung thực

Điển hình như việc báo mạng điện tử phản ánh hình ảnh trẻ em vui vẻ, hạnh phúc, được thực hiện những quyền lợi của mình, được pháp luật bảo vệ, được quan tâm chăm sóc sức khỏe, được bày tỏ ý kiến,… hoặc trẻ em là nạn nhân dưới góc độ nhân văn để công chúng được biết, từ đó lên án, phê phán những đối tượng, thực trạng đã gây ra nỗi đau cho trẻ em Bên cạnh đó, hình ảnh về trẻ em đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn sau khi được đăng tải đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng nhân ái… Báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng là công cụ hữu hiệu để xây dựng hình ảnh, hình tượng trẻ em

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong những năm gần đây trên báo mạng điện tử có nhiều vi phạm trong việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong các tác phẩm báo chí Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, trẻ

em chưa biết tự bảo vệ bản thân và chưa ý thức đầy đủ về tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với mình Ngoài ra, vấn đề này còn đặt ra những yêu cầu về giáo dục và đào tạo đối với đội ngũ nhân lực báo chí hiện nay Vì vậy việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí, nhất là báo mạng điện tử cần phải được các phóng viên, biên tập viên nói riêng và cơ quan báo chí quan tâm

VietNamNet, VietnamPlus là hai cơ quan báo mạng điện tử tương đối lớn trong hệ thống báo chí ở Việt Nam và có lượng công chúng đông đảo, có

Trang 12

thể gây được ảnh hưởng, tiếng vang lớn đến dư luận xã hội qua các tác phẩm báo chí Còn báo Thiếu niên Tiền phong Online có đối tượng công chúng là thiếu niên, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài Do đó người thực hiện đã lựa chọn ba cơ quan báo mạng điện tử này để khảo sát về việc sử dụng hình ảnh trẻ em

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát chất lượng vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên các tác phẩm báo chí của ba cơ quan báo mạng điện tử trên, đặt ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, bên cạnh đó còn việc khảo sát tìm hiểu ý kiến của công chúng đối với vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việc tìm câu trả lời cho những vấn đề này là cần thiết để khắc phục những hạn chế, để việc

sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử hiệu quả hơn, tránh những vi phạm và đảm bảo tính nhân văn, đạo đức trong truyền thông về trẻ em

Vì những lý do trên, người thực hiện đã chọn đề tài: “Sử dụng hình

ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” cho luận văn thạc sĩ

Cuốn sách “Children in the news: Reporting of children‟s issues in

television and the press in Asia” (Trẻ em trong truyền thông: Báo cáo về các

vấn đề trẻ em trên truyền hình và báo chí ở Châu Á) của tác giả Anura Goonasekera, do trường Đại học Công nghệ NanYang (Singapore) và Học viện Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) ấn hành năm 2001 Cuốn sách được xuất bản b ng Tiếng Anh Nội dung cuốn sách là tổng hợp của một

Trang 13

cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Học viện Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) trong việc miêu tả, khắc họa trẻ em trên các chương trình truyền hình và báo giấy ở 13 quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về tình hình truyền thông về trẻ em ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Cuốn sách “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của tác giả

Helena Thorfinn, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 Cuốn sách tập trung vào ba khía cạnh của vấn đề quan hệ giữa trẻ em với truyền thông, đó là bảo vệ, cung cấp và tham gia Cuốn sách trình bày về việc

sử dụng các phương tiện truyền thông trong quảng bá hình ảnh trẻ em, đặt ra vấn đề xây dựng và hoàn chỉnh các quy tắc ứng xử của phóng viên báo chí với trẻ em trên toàn thế giới nh m bảo vệ trẻ em trước truyền thông

Cuốn sách “Little Friends: Children‟s Film and Media Culture in

China” (Những người bạn nhỏ: Phim và văn hóa truyền thông của trẻ em ở

Trung Quốc) của tác giả Stephanie Hemelryk Donald do Nhà xuất bản Rowman & Littlefield (Mỹ) ấn hành năm 2005 b ng Tiếng Anh Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của tác giả về sự phát triển của văn hóa truyền thông đối với trẻ em Trung Quốc và góp phần quan trọng trong nghiên cứu về truyền thông trên bình diện quốc tế

Cuốn sách “Encyclopedia of Children, Adolescents, and the Media”

(Bách khoa toàn thư của trẻ em, thanh thiếu niên và truyền thông) của tác giả Jeffrey Jensen Arnett do Nhà xuất bản SAGE (Mỹ) ấn hành năm 2007 b ng Tiếng Anh Cuốn sách trình bày những nghiên cứu mới về sự tương tác của truyền thông với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm các phương tiện truyền thông truyền thống, phương tiện truyền thông điện tử và và tác động hai mặt của chúng

Trang 14

Cuốn sách “International Handbook of Children, Media and Culture”

(Sổ tay quốc tế của trẻ em, truyền thông và văn hóa), của Kirsten Drotner và Sonia Livingstone do Nhà xuất bản SAGE (Mỹ) ấn hành năm 2008 b ng Tiếng Anh Cuốn sách nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt trong cuộc sống của trẻ em, những người trẻ ở Trung Quốc, Đan Mạch, Canada, Ấn

Độ, Nhật Bản Iceland Từ đó, các tác giả cung cấp những thông tin phong phú

về sự tham gia của trẻ em với phương tiện truyền thông nói riêng và môi trường truyền thông nói chung

2 2 Ở Việt Na

Ở Việt Nam cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài Trước hết là những công trình nghiên cứu được biên soạn thành sách, giáo trình:

Cuốn sách “Sổ tay phóng viên: Báo chí với trẻ em” của PGS, TS

Nguyễn Văn Dững (chủ biên) do NXB Lao Động ấn hành năm 2001 Cuốn sách cung cấp kiến thức chung về trẻ em; quyền trẻ em; vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em; một số kỹ năng, kinh nghiệm làm báo về đề tài trẻ em

Cuốn sách “Báo chí với trẻ em” của Khoa báo chí, Phân viện Báo chí

và Tuyên truyền do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, NXB Lao Động xuất bản năm 2004 Cuốn sách cung cấp những thông tin về trẻ em như Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; nghiên cứu công chúng, nhóm đối tượng trẻ em, diện mạo trẻ em trên báo chí và những vấn đề đặt ra Cuốn sách còn đưa ra phương pháp tiếp cận, cách thức giải quyết các đề tài trẻ em trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trên cơ sở quyền trẻ em

Cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của PGS, TS

Nguyễn Thị Trường Giang do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010

Trang 15

Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản của báo mạng điện tử, cụ thể như quá trình hình thành và phát triển Internet và báo mạng điện tử, đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử, mô hình tòa soạn báo mạng điện tử, quy trình sản xuất, viết và trình bày nội dung báo mạng điện tử

Cuốn sách “Báo chí truyền thông hiện đại t hàn l m đ n đ i

thư ng)” của PGS, TS Nguyễn Văn Dững do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

ấn hành năm 2011 Nội dung cuốn sách bao gồm các khái niệm cơ bản và những vấn đề đặc thù của của báo chí truyền thông hiện đại Chương V của cuốn sách đề cập đến “Báo chí với vấn đề về trẻ em”

Cuốn sách “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” của PGS, TS Nguyễn

Thị Trường Giang do NXB Chính trị - Hành chính xuất bản năm 2011 Cuốn sách đã phân tích cụ thể vai trò của đạo đức nghề nghiệp nhà báo đối với hoạt động báo chí cũng như trong các mối quan hệ của nhà báo, trình bày thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên th giới” của PGS,

TS Nguyễn Thị Trường Giang do NXB Chính Trị Quốc Gia xuất bản năm

2014 Tác giả đã sưu tầm và biên dịch nhiều quy tắc đạo đức từ nhiều nguồn

tư liệu khác nhau trên thế giới Cuốn sách nêu lên những vấn đề cơ bản của các quy tắc về đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam, hoàn cảnh ra đời, những nguyên tắc, tiêu chuẩn chung cũng như những điểm riêng biệt trong các bản quy tắc, đạo đức nghề báo Từ đó, tác giả trình bày 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới

Sách chuyên khảo “Nhà báo với trẻ em – ki n thức và kỹ năng” của

PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh do NXB Thông tấn ấn hành năm 2014 Cuốn sách đi sâu nghiên cứu đến kỹ năng tiếp cận và giải quyết đề tài trẻ em trên

Trang 16

báo chí, từ đó giúp các nhà báo hoàn thiện, nâng cao kỹ năng tác nghiệp báo chí về trẻ em

Cuốn sách “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”

của TS Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2014 Cuốn sách trình bày những kiến thức, kỹ năng, quy trình sản xuất tác phẩm báo mạng điện tử

Về các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học , đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Giáo dục thi u niên, nhi đ ng

trên s ng Đài Truyền hình Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thu Hương, bảo

vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2005 Luận văn khảo sát về nội dung, hình thức về vấn đề giáo dục thiếu niên nhi đồng qua các chương trình, các tin bài, phóng sự trên sóng Đài truyền hình Việt Nam Từ

đó tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp nh m nâng cao chất lượng vấn đề giáo dục thiếu niên nhi đồng

Luận án tiến sĩ “Kỹ năng vi t báo cho trẻ em”của tác giả Nguyễn Ngọc

Oanh, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2009 Luận

án khảo sát, phân tích kinh nghiệm thực tiễn tác nghiệp báo chí cho trẻ em; nghiên cứu tính đặc thù và vai trò của kỹ năng làm báo cho trẻ em trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất trong việc đào tạo kỹ năng làm báo cho trẻ em

Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Báo chí của tác giả Nguyễn

Thị Vân Anh A, “Vấn đề trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”,

bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2011 Khóa luận đã khảo sát thực trạng các vấn đề về trẻ em trên báo Dân trí và VnExpress, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nh m nâng cao chất lượng các bài báo viết về trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Báo chí của tác giả Phạm

Lan Anh, “Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên báo mạng điện tử hiện

nay”, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014 Đề tài tập trung

vào phân tích hiện trạng quyền riêng tư của trẻ em trên ba tờ báo mạng là Dân trí, Hà Nội Mới, Hoa học trò, nhất là những biểu hiện của nó trên các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử cùng những mặt ưu điểm, khuyết điểm

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí và truyền thông của tác giả

Trương Thị Hợp, “Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới g c nhìn văn

h a”, bảo vệ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội năm 2015 Luận văn đã khảo sát thực trạng, rút ra được mặt tích cực cũng như những hạn chế của những thông điệp về trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát, qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp đối với Đảng, Nhà nước, các cơ quan báo chí để những thông điệp về trẻ em trên báo điện tử thực sự phát huy hiệu quả

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của tác giả Vũ Thanh Loan,

“Bảo vệ quyền trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay”, bảo vệ tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, năm 2015 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát làm rõ thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trên báo báo điện tử Pháp luật Việt Nam, báo Dân trí, báo điện tử Pháp luật và xã hội, tác giả nêu ra các

đề xuất, giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng việc bảo vệ quyền trẻ

em trên các báo này và báo mạng điện tử Việt Nam nói chung

Vấn đề nghiên cứu về báo chí với trẻ em, kỹ năng viết báo cho trẻ em

là không mới Tuy nhiên đề tài “Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện

tử Việt Nam hiện nay” thì vẫn chưa có cá nhân hay tập thể nào nghiên cứu sâu

và khảo sát Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này

Trang 18

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và khảo sát thực trạng về vấn

đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên các tác phẩm báo chí trên ba báo điện tử VietNamNet, VietnamPlus, Thiếu niên Tiền phong Online, luận văn nêu ra những thành công và hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

nh m nâng cao chất lượng của việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam

3 2 Nhiệ vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: khái

niệm “trẻ em”, “hình ảnh”, “hình ảnh trẻ em”, “báo mạng điện tử”; đặc điểm,

vai trò của trẻ em trên báo chí, báo mạng điện tử; các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử; nguyên tắc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử

Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em

trong các tác phẩm báo chí trên ba tờ báo VietNamNet, VietnamPlus và Thiếu niên Tiền phong Online Từ đó chỉ ra thực trạng của việc sử dụng hình ảnh trẻ

em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nh m góp phần nâng cao

chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối t ng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo

mạng điện tử”

4 2 Ph vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu các tác phẩm báo chí trên

ba tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam là VietNamNet, VietnamPlus, Thiếu niên

Tiền phong Online

Trang 19

VietNamNet, VietnamPlus là hai tờ báo điện tử chính thống hàng đầu tại Việt Nam và có lượng công chúng đông đảo VietNamNet là báo mạng điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông còn VietnamPlus trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam

Báo Thiếu niên Tiền phong Online có cơ quan chủ quản là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tờ báo có đối tượng công chúng là thiếu niên, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài

Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016 Người nghiên cứu lựa chọn khoảng thời gian này để khảo sát bởi đây là khoảng thời gian có nhiều sự kiện đáng chú ý về trẻ em được công chúng quan tâm và cũng là thời gian gần với thời điểm bảo vệ luận văn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5 1 Cơ sở ý u n

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê – nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Công ước quốc tế về Quyền trẻ em; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và trẻ em; các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình quốc gia về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hệ thống lý luận, lý thuyết bao gồm: lý luận báo chí, lý luận báo mạng điện tử, lý thuyết truyền thông

Thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn cũng là thời điểm mà Luật báo chí 2016 và Luật Trẻ em được soạn thảo và thông qua nhưng chưa

có hiệu lực thi hành Vì vậy, một số quy định mới của hai văn bản Luật này, tác giả chưa có điều kiện tiếp cận, vận dụng trong luận văn này

5 2 Ph ơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để

thu thập thông tin, tổng thuật tài liệu, từ đó hệ thống những nền tảng lý thuyết

Trang 20

quan trọng liên quan đến đề tài luận văn như: các khái niệm về “sử dụng”,

“trẻ em”, “hình ảnh”, “hình ảnh trẻ em”, “sử dụng hình ảnh trẻ em”, “báo

mạng điện tử”, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài

Phương pháp ph n tích, tổng hợp, thống kê: Phương pháp phân tích,

tổng hợp dùng để thấy rõ những thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nh m góp phần nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt Nam Phương pháp thống

kê được sử dụng để tính toán, đưa ra những con số cụ thể về số lượng, tần

suất tin bài được sử dụng, mức độ quan tâm của công chúng

Phương pháp phỏng vấn s u: Phương pháp này nh m thu thập các ý

kiến, đánh giá, kiến nghị về chất lượng vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Trong luận văn tác giả đã thực hiện 3 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó có: 2 người là phóng viên, 1 người là biên tập viên ở hai báo mạng điện tử là VietNamNet và Thiếu niên Tiền phong Online

Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket: Phương pháp

này được thực hiện dành cho hai đối tượng, đối tượng thứ nhất là công chúng người trưởng thành; đối tượng thứ hai là cán bộ, phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí Hình thức phát phiếu: văn bản b ng giấy Đối với đối tượng là công chúng: số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, số lượng phiếu thu

về là 100 phiếu Đối với đối tượng là cán bộ, phóng viên, biên tập viên ở các

cơ quan báo chí: số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, số lượng phiếu thu về là

110 phiếu

6 Đóng góp mới của đề tài

Luận văn đưa ra các khái niệm: “hình ảnh trẻ em”, “sử dụng hình ảnh

trẻ em” nh m làm rõ vai trò của trẻ em trên báo mạng điện tử, từ đó đưa ra

những nguyên tắc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử

Luận văn đưa ra một số kiến nghị nh m góp phần nâng cao chất lượng việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt Nam như: bổ sung

Trang 21

kiến thức, kỹ năng báo chí với trẻ em cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định pháp lý về quyền riêng tư nói chung

và quyền riêng tư của trẻ em nói riêng; kiến nghị về việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử

Nghiên cứu về báo chí với trẻ em là một vấn đề không mới Tuy nhiên đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát thực trạng vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Người viết cố gắng tìm tòi những điểm mới, những nét mới mang tính khoa học để chứng minh cho các lập luận của mình trong các luận điểm lớn của luận văn

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7 1 Ý ngh a ý u n

Đây là đề tài đầu tiên về vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Nếu được thực hiện thành công, luận văn sẽ có thể góp phần làm sáng rõ diện mạo, nội dung và hình thức của vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử, góp phần ít nhiều vào lý luận lý luận báo mạng điện tử, lý luận báo chí về trẻ em

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, giảng viên và học viên ở các trường đào tạo chuyên ngành báo chí, từ

Trang 22

đó góp phần tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo Đồng thời, quá trình nghiên cứu đề tài cũng là một cơ hội để tác giả luận văn được nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức của bản thân sau thời gian học Cao học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

Trang 23

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRẺ EM

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ” [45, tr 680]

Như vậy, thuật ngữ “sử dụng” dùng để chỉ một hành động có chủ đích

của con người, trong đó chủ thể tác động lên các công cụ, sự vật, sự việc với những mục đích khác nhau Những hành động này phải tác động lên phương tiện, công cụ nh m đạt được mục đích

Qua những phân tích nêu trên, “sử dụng” là việc con người dùng một

cái gì đó thực hiện một việc nào đó một cách có mục đích Chẳng hạn như: sử dụng tài liệu để nghiên cứu Đó là một hành động có chủ đích của con người

1.1.2 ình ảnh

Theo “T điển Ti ng Việt” của Viện ngôn ngữ học, “hình ảnh” là “Hình

ngư i, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh) hoặc

để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí” [44, tr 571]

“T điển t và ngữ Việt Nam” do NXB Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000 định nghĩa: “hình: dáng bên ngoài, ảnh: hình thu được”, hình

ảnh là “đư ng nét, màu sắc, dung mạo của ngư i hay vật được phản chi u vào trong trí óc” [23, tr 832]

Trang 24

Trong triết học, hình ảnh được coi là kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan, về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình ký hiệu khác nhau

Ở khía cạnh khác, hình ảnh còn được xem là ngôn ngữ biểu tượng, tức

là dùng ngôn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó Chẳng hạn như ánh mắt trẻ thơ để nói lên khát vọng hòa bình, hạnh phúc, nụ cười của em bé khi được tặng sách nói lên khát khao được đến trường, Do vậy, hình ảnh được xem như là một tiếng nói, một cảm xúc, một thể loại ngôn ngữ biểu tượng, giúp cho công chúng cảm nhận được nội dung và ý đồ của tác giả muốn phản ánh đến cho người xem

Khi con người chưa có chữ viết, con người đã biết dùng biểu tượng, hình vẽ làm phương tiện thông tin Đó là cách diễn đạt lại sơ khai nhất những hình ảnh được lưu lại và phản ánh trong tâm trí con người Hình ảnh là kết quả của sự ghi nhớ hoặc hình dung tương đương Đặc điểm của hình ảnh là luôn gắn kết với chủ thể bởi đối với từng hoạt động khác nhau, đối tượng khác nhau lại được diễn đạt b ng các biểu tượng khác nhau, tái hiện những hình ảnh khác nhau Hình ảnh còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận, khía cạnh quan sát của đối tượng tiếp nhận, vì vậy cùng một sự vật, hiện tượng nhưng mỗi đối tượng lại hình thành nên một hình ảnh khác nhau trong tâm trí

Hình ảnh là khoa học và nghệ thuật mô phỏng hoặc mô tả về một đối tượng nhất định Hình ảnh là những hình dung về con người, đồ vật, tổ chức được hình thành trong nhận thức công chúng với sự trợ giúp của các lĩnh vực liên quan như báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng, tuyên truyền, quảng cáo Có thể nói r ng, hình ảnh quy tụ một cách cô đọng nhất bản chất con

Trang 25

người, hiện tượng, sự vật Hình ảnh là ấn tượng chung mà một con người, tổ chức hay sản phẩm giới thiệu đến công chúng

Như vậy có rất nhiều cách quan niệm khác nhau về hình ảnh, mỗi quan niệm phản ánh từng khía cạnh khác nhau của hình ảnh với những cách trình bày, diễn tả khác nhau

Từ những nghiên cứu trên tác giả xin nêu ra một khái niệm về hình ảnh

như sau: “Hình ảnh là một ngôn ngữ đặc biệt được con ngư i cảm nhận, tạo

ra, nhìn thấy qua các giác quan của mình về th giới xung quanh, t đ để lại những hình dung, ấn tượng nhất định và c thể tái hiện được trong trí c con ngư i Hình ảnh c thể được ghi lại qua bộ não của con ngư i hoặc qua những phương tiện vật chất cụ thể như phim nhựa, thẻ nhớ, giấy, máy quay,

hệ thống mạng Internet và các chất liệu khác”

Trong luận văn này, hình ảnh bao hàm tất cả những gì liên quan đến đối tượng Hình ảnh đó là kết quả của những gì đối tượng đó đã được phản ánh, được khắc họa và được lưu giữ, để lại ấn tượng trong tâm trí của công chúng

1.1.3 rẻ e

Khái niệm “trẻ em” đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ - ne - vơ

(1924), Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1968), Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (1989)…

Điều 1 của Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (1989) nêu rõ: “Trong

phạm vi của Công ước này, trẻ em c nghĩa là mọi ngư i dưới 18 tuổi, tr trư ng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đ quy định tuổi thành niên sớm hơn” [24, tr.12]

Theo quy định của pháp luật quốc tế thì khái niệm trẻ em và người chưa thành niên có nội hàm như nhau, đều là những người chưa đủ 18 tuổi Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990 Điều 1

Trang 26

của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 2004 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5

thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định như sau: “Trẻ em quy định

trong Luật này là công d n Việt Nam dưới mư i sáu tuổi” [34] Điều 18 trong

trong Bộ Luật dân sự 2005 (33/2005/QH11) quy định: “Ngư i t đủ mư i tám

tuổi trở lên là ngư i thành niên Ngư i chưa đủ mư i tám tuổi là ngư i chưa thành niên” [36]

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì khái niệm trẻ em và người chưa thành niên có sự khác nhau Sự khác biệt về khái niệm trẻ em trong pháp luật quốc gia với luật quốc tế dẫn đến việc quy định và áp dụng luật một cách mạnh hơn, chặt chẽ hơn đối với trẻ em, là người chưa thành niên ở độ tuổi từ

16 đến 18 Ví dụ như Điều 12 trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) (Được sửa

đổi bổ sung năm 2009) quy định: “Ngư i t đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách

nhiệm hình sự về mọi tội phạm Ngư i t đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ

16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [37]

Theo tác giả Nguyễn Thị Vân Anh A, “trẻ em là một nh m ngư i đặc

biệt, đang trong quá trình phát triển thể chất, hình thành và hoàn thiện nh n cách, được hưởng mọi quyền và tự do đã được nêu ra trong các công ước quốc t về quyền con ngư i” [2, tr 10]

Ở góc độ khoa học, trẻ em được định nghĩa tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể Chẳng hạn như chuyên ngành xã hội học, trẻ em được xác định là người có vai trò, vị thế xã hội khác với người lớn, vì vậy cần được xã hội quan tâm, nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển thành người lớn Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý con người Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trẻ em được tiếp cận theo độ tuổi, nghĩa là một cá nhân có thể được coi là

Trang 27

người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định Như vậy, trẻ em là có thể hiểu là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục toàn diện, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời

Mặc dù còn có nhiều cách hiểu nhưng có thể thống nhất khái niệm trẻ

em như sau: “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nh m xã hội thuộc về

một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con ngư i”

Trong luận văn này, trẻ em được quan niệm là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù có các quyền được ghi trong Luật pháp Việt Nam mà Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội phải bảo vệ Đối với báo chí, trẻ em vừa là đối tượng phản ánh, đồng thời là một nhóm công chúng đặc thù của báo chí

1.1.4 Sử dụng hình ảnh trẻ e

Từ khái niệm “hình ảnh” có thể liên hệ đến khái niệm “hình ảnh trẻ

em” Hình ảnh trẻ em là ấn tượng lưu giữ lại về diện mạo, chân dung trẻ em

thông qua việc học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội; là bức tranh tổng thể về trẻ em với những khía cạnh liên quan như trẻ em vui tươi, hạnh phúc, trẻ là nạn nhân, Trẻ em có những hình ảnh gây ấn tượng, gây xúc động mạnh, có ý nghĩa vượt thời gian và có sức ảnh hưởng ở mức độ nhiều hay ít, ở giai đoạn này hay giai đoạn khác

Khái niệm hình ảnh phụ thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau Đối với báo chí, hình ảnh sao chép, phản ánh, tái tạo một cách trung thực, khách quan bản chất sự vật, hiện tượng; hình ảnh không tồn tại độc lập với đối tượng phản ánh Hình ảnh trẻ em trên báo chí là ấn tượng lưu giữ về diện mạo, chân dung, bức tranh toàn cảnh, mọi khía cạnh của trẻ em Hình ảnh trẻ em là kết quả của những gì trẻ em đó đã được phản ánh và được lưu giữ, để lại ấn tượng trong tâm trí của công chúng

Trang 28

Trong luận văn này, hình ảnh trẻ em là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, không phải chỉ do trẻ em tạo ra mà hình ảnh trẻ em còn được hình thành trong tâm trí, trong tình cảm của công chúng Hình ảnh trẻ em bao hàm tất cả những

gì liên quan đến trẻ em, là những ấn tượng trong tâm trí của công chúng về một mặt trong đời sống của trẻ em hoặc về toàn bộ trẻ em nói chung được thu nạp vào tâm trí của công chúng thông qua một hệ thống biểu hiện đặc trưng

Khái niệm “sử dụng hình ảnh trẻ em” dùng để chỉ hành động của các

chủ thể có liên quan, ví dụ như các phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, trong đó chủ thể tác động lên hình ảnh trẻ em để đạt được mục đích nhất định

Như vậy, sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí là sự công bố hình ảnh trẻ em trên báo chí khi các chủ thể tác động lên hình ảnh trẻ em để đạt được mục đích thông qua các hành động cụ thể như đăng tải, trình bày, sắp xếp các thông tin, chi tiết, văn bản, hình ảnh tĩnh, audio, âm thanh, đồ họa Trong

đó các hành động cụ thể này phải hướng tới mục đích nhất định, có chủ đích của chủ thể tác động nh m miêu tả, khắc họa, chuyển tải những thông điệp của tác phẩm báo chí mà những người làm báo muốn gửi đến độc giả

1.1.5 Báo ng điện tử

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, mạng Internet đã ra đời và làm xuất hiện loại hình báo chí mới, đó là báo mạng điện tử Báo mạng điện tử ngày càng chứng tỏ được ưu thế vượt trội của mình và được nhiều người biết đến, sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997, báo mạng điện tử có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, từng bước khẳng định vị thế của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước Báo mạng điện tử

có khả năng thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, cung cấp một cách nhanh nhất thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội trong nước và quốc

tế, phục vụ cho nhu cầu của công chúng

Trang 29

Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: báo chí Internet (Internet Newspapers), báo điện tử (Electronic Journal), báo mạng (Cyber Newspaper), báo trực tuyến (Online Newspaper) và báo mạng điện tử

Theo Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày

12/6/1999 quy định: “báo điện tử được thực hiện trên mạng thông tin máy

tính) bằng ti ng Việt, ti ng các d n tộc thiểu số Việt Nam, ti ng nước ngoài”;

điều 22 quy định thêm: “Báo điện tử được thực hiện trên mạng thông tin máy

tính theo quy định của Chính phủ” [35]

Tuy nhiên các thuật ngữ như báo trực tuyến, báo online hay báo điện

tử đều là những cách gọi chung chung, chưa thật chính xác Năm 2003, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có cuộc hội thảo giữa các cán bộ nghiên cứu giảng dạy ngành truyền thông đại chúng và thống nhất tên gọi là báo

mạng điện tử Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, “Báo mạng điện tử là loại

hình báo chí – truyền thông t n tại, phát triển trên mạng Internet toàn cầu”

[11, tr 123]

Theo tác giả Phạm Lan Anh, “Báo mạng điện tử là loại hình báo chí

được xây dựng như một website trên Internet, và sử dụng những tiện ích đa phương tiện trong một tác phẩm báo chí để truyền tải thông tin đ n cho độc giả” [1, tr 13]

Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”

(NXB Chính trị Quốc gia, năm 2014) do TS Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên đã nêu các căn cứ để lựa chọn thuật

ngữ “báo mạng điện tử” như sau:

N khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nh các phương tiện kỹ

Trang 30

thuật tiên ti n, số h a, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng

N cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức th i, tính phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn ch , với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên k t – các trang báo được tổ chức thành t ng lớp, c cơ ch “nở” ra với số trang không hạn ch …

Tên gọi này chỉ rõ ngư i làm báo và ngư i đọc báo đều phải c trình

độ kỹ thuật nhất định

Đ y là sự k t hợp các tên gọi c nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử Vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các y u tố: Việt h a, đặc trưng riêng biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự thi t về nghĩa, sự máy m c của t ngoại lai [17, tr.11]

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm, để tạo sự thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử để nghiên cứu Tác giả lựa chọn thuật ngữ đã được nêu trong

cuốn sách “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” như sau:

“Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được x y dựng dưới hình thức

của một trang web, phát hành trên mạng Internet, c ưu th trong chuyển tải thông tin một cách nhanh ch ng, tức th i, đa phương tiện và tương tác cao”

Trang 31

Báo mạng điện tử cho phép công chúng đóng vai trò chủ động hơn

Theo TS Phạm Thị Thanh Tịnh, “Đặc trưng nổi bật của hình thức truyền

thông qua máy tính là vai trò chủ động của ngư i ti p nhận thông tin Ngư i

ti p nhận tự do lựa chọn thông tin cần thi t, phù hợp với nhu cầu của mình”

[43, tr 37, 38]

Cuốn sách “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”

đã nêu lên bốn đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử như sau: Khả năng đa phương tiện; Tính tức thời và phi định kỳ; Tính tương tác; Khả năng lưu trữ

và tìm kiếm thông tin

1.2 Đặc điểm và vai trò của trẻ em đối với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

1.2.1 Đặc điể c a trẻ e

Trẻ em là nhóm đối tượng, là thành viên của xã hội, có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là tương lai của đất nước, của nhân loại Có thể khái quát những đặc điểm của trẻ em như sau:

Thứ nhất, trẻ em có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên Về bản

chất, trẻ em ngây thơ, trong sáng đúng với lứa tuổi thật của các em Bên cạnh

đó, suy nghĩ và cách nhìn nhận về các vấn đề của trẻ em thể hiện sự vô

tư, đơn giản

Thứ hai, trẻ em ở trong giai đoạn hoàn thiện về mặt thể chất và tinh

thần Trẻ em chưa trưởng thành về tinh thần, trí tuệ và cần phải được phát triển về mọi mặt, hình thành nhân cách để trở thành một con người hoàn chỉnh Quá trình phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hoá sinh vật; đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp Mỗi lứa tuổi trẻ

em có những đặc điểm riêng Trong cuốn “Sổ tay Ph ng viên báo chí với trẻ

em”, các tác giả đã dựa theo sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi và phân

chia các giai đoạn phát triển của trẻ em như sau: trẻ em trước tuổi đi học (0

Trang 32

đến 6 tuổi), trẻ em tuổi tiểu học (6 đến 12 tuổi), trẻ em tuổi thiếu niên (12 đến

18 tuổi) [7]

Thứ ba, trẻ em hiếu động trong học tập, vui chơi, giải trí, hoạt động xã

hội Ngoài ra trẻ em còn rất ham học hỏi, sáng tạo và mong muốn đóng góp vào cộng đồng xã hội dù là một phần nhỏ

Thứ tư, trẻ em trải qua quá trình hòa nhập, phát triển xã hội Tất cả trẻ

em đều trải qua các giai đoạn phát triển xã hội Trẻ em thường chơi với bạn

bè cùng trang lứa, dần học cách chia sẻ, hòa mình với cộng đồng Bắt đầu từ thủa ấu thơ, cho đến khi học trường mẫu giáo, đến bậc tiểu học, trung học cơ

sở và trung học phổ thông, trẻ em thường gia nhập và có trải nghiệm với các nhóm bạn, hòa chung vào hoạt động tập thể Việc hoà nhập vào các quy tắc xã hội trong các môi trường nhất định giúp trẻ em học hỏi được các kỹ năng, các kinh nghiệm cần thiết để trưởng thành

Thứ năm, trẻ em chưa thể tự thực hiện các quyền của mình và phụ

thuộc vào người lớn Bởi lẽ trẻ em còn non nớt, chưa trưởng thành về cả thể chất và tinh thần, chủ yếu phụ thuộc vào sự giáo dục, bảo vệ, quan tâm, chăm sóc của Nhà nước, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội

1.2.2 Vai trò c a trẻ e đối với báo chí nói chung và báo ng điện

tử nói riêng

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (CRC, năm 1989) có hiệu lực quốc

tế từ ngày 2/9/1990 Công ước gồm 54 điều khoản với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, nêu rõ các nguyên tắc, các quyền khác nhau, các cơ chế theo dõi và thực hiện Trong đó, 41 điều khoản đề ra các quyền của tất cả trẻ em, các quyền đó là không thể chia tách Bốn nhóm quyền cơ bản bao gồm: Quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em là văn bản quan trọng nhất về bảo

vệ quyền trẻ em, mang tính luật pháp quốc tế được thế giới thừa nhận đã được

Trang 33

nhà nước Việt Nam phê chuẩn và thông qua Ngày 20/2/1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em mà không bảo lưu một điều khoản nào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đầu tư, bảo đảm các quyền của trẻ

em được thực hiện trên mọi phương diện pháp luật, chính sách và thực tiễn

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam có quan điểm, chính sách nhất quán về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luôn coi đây là môt trong những nhiệm vụ cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và dành cho trẻ em tình yêu thương vô bờ bến Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường

năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người có viết: “Non

sông Việt Nam c trở nên tươi đẹp hay không, d n tộc Việt Nam c bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cư ng quốc năm ch u được hay không, chính là nh một phần lớn ở công học tập của các cháu” [28, tr 33]

Trong khoản 1, điều 37, chương II Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và

xã hội bảo vệ, chăm s c và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ

em Nghiêm cấm x m hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, b c lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” [38]

Đảng và Nhà nước ta rất quyết tâm và đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam là nước đầu tiên

ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990 Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 34

Chính phủ đã có Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn

2011-2015 và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020, cùng với nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình, đa số trẻ em đã được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn và được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp nhất

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em Các chủ trương chính sách này là cơ sở để huy động các tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trẻ em xứng đáng được xã hội dành cho những điều tốt đẹp nhất bởi đó

là thế hệ mà nhân loại luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng trong tương lai Bởi lẽ đó, mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung cần có trách nhiệm quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em

Sau khi phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, vào năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành Năm 2004, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu lực thi hành

từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em năm 1991

Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 2004 gồm có

5 chương và 60 điều, quy định tương đối đầy đủ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà nước, các tổ chức

xã hội và mọi công dân trong việc bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em

Trong thời gian gần đây có nhiều ý kiến cho r ng Việt Nam nên điều chỉnh tuổi của trẻ em từ dưới 16 tuổi lên dưới 18 tuổi Đó cũng là độ tuổi của

Trang 35

trẻ em theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới thừa nhận Trong khi đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành năm 2004) hiện hành của Việt Nam quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi Việc thay đổi này sẽ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn năm 1990 Tuy vậy, sau nhiều phiên thảo luận, vào ngày 05/04/2016, trong kì họp khóa 11 – Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật trẻ em thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó vẫn giữ nguyên tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi Luật Trẻ em gồm 7 chương, 106 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật trẻ em có hiệu lực thi hành

Như vậy, Hiến pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các luật khác có liên quan đến trẻ em là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trẻ em là tương lai của đất nước Bởi trẻ em là những con người chưa trưởng thành, đang trong quá trình hoàn thiện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ nên rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của người lớn Như vậy, trách nhiệm đối với trẻ em là của nhà trường, cộng đồng, gia đình và toàn xã hội, kể

cả các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng

Báo mạng điện tử cũng như các loại hình báo chí khác, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ

em Mối liên hệ giữa trẻ em với báo chí và báo chí với trẻ em được thể hiện

ở hai khía cạnh chính, đó là báo chí viết cho trẻ em và báo chí viết cho người lớn về các vấn đề trẻ em Như vậy, nói đến vai trò của trẻ em đối với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, có thể nhìn nhận ở những bình diện sau:

Trang 36

Thứ nhất, trẻ em là đối tượng phản ánh của báo chí Các em là nơi khởi

nguồn của các tác phẩm báo chí Điều này thể hiện chủ yếu ở các báo chính trị xã hội như VietNamNet, VnExpress, Thanh niên Online, Dân trí,… Các vấn đề chính trị xã hội nóng, bức xúc đang đặt ra với trẻ em được các loại hình báo chí phản ánh, nhiều chủ đề thường xuyên được khai thác như : trẻ

em đường phố, lao động trẻ em, trẻ em là nạn nhân của nạn dâm ô, xâm hại tình dục… Trên báo mạng điện tử, các tin bài mà trẻ em là đối tượng phản ánh còn giúp người đọc nâng cao nhận thức, kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Thứ hai, trẻ em là tác giả của các tác phẩm báo chí Trẻ em tham gia

vào quá trình sáng tạo, sản xuất ra các tin bài trên báo in, tạp chí, báo mạng điện tử, các chương trình phát thanh – truyền hình Với sự hướng dẫn, khuyến khích của các nhà báo, những trẻ em có năng khiếu viết báo, đam mê với báo chí cùng tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí Trên báo in và sóng phát thanh, những tác phẩm báo chí của trẻ em xuất hiện khá nhiều Trẻ em với hiểu biết, các nhìn nhận riêng của mình đã viết những bài báo, tham gia sản xuất các chương trình phản ánh đời sống học đường, cuộc sống xung quanh các em Các câu lạc bộ phóng viên nhỏ xuất hiện và hoạt động rộng khắp cả nước, dưới sự quản lý của hệ thống các cơ quan báo chí Đối với báo mạng điện tử, các báo như Hoa Học Trò Online, Mực Tím Online, Thiếu niên Tiền phong Online đều sử dụng tin bài của trẻ em gửi đến cộng tác cho báo

Thứ ba, trẻ em là công chúng của báo chí, là đối tượng thụ hưởng các

tác phẩm báo chí Các tin bài trên báo in, báo mạng điện tử, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình được xuất bản, sản xuất do người lớn tổ chức, chủ yếu mang tính chất giải trí, giáo dục, định hướng cho trẻ em Trên báo mạng điện tử, các báo chính trị xã hội có các chuyên trang về trẻ em vào các dịp như Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Dịp lễ Khai giảng 5/9, Tết Trung

Trang 37

thu, tuy nhiên số lượng là không nhiều Với các báo dành cho trẻ em như Hoa Học Trò Online, Mực Tím Online, Thiếu niên Tiền phong Online, số lượng tin bài nhiều hơn và nội dung, chủ đề hướng đến đa dạng, phong phú hơn

Thứ tư, trẻ em đóng vai trò là nguồn tin, cung cấp chất liệu cho báo chí

Điều này thể hiện qua qua việc phóng viên khai thác thông tin qua việc phỏng vấn, đặt câu hỏi cho trẻ em trả lời Người đọc tiếp nhận các tác phẩm báo chí

và biết được tình hình trẻ em hiện nay, nắm được các vấn đề về trẻ em đang được báo chí tập trung thông tin, phản ánh Chẳng hạn như hình ảnh trẻ em vui tươi, hạnh phúc, được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc; hình ảnh trẻ

em với vấn đề học tập; hình ảnh trẻ em là nạn nhân của bạo hành, xâm hại; hình ảnh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Các tác phẩm báo chí về trẻ em sẽ chân thực, khách quan hơn nếu có trích dẫn câu trả lời phỏng vấn của trẻ em, thể hiện tiếng nói, quan điểm của trẻ em Tuy nhiên việc sử dụng lời nói, ảnh chụp, phát sóng video có hình ảnh trẻ em cần có sự đồng ý của trẻ em và người giám hộ, đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử

1.3.1 Quan điể c a cơ quan báo chí

Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 5 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “Về việc tăng cư ng sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm s c, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” nêu rõ:

Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi ngư i d n thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm s c, giáo dục và bảo vệ trẻ em Kịp th i tuyên truyền các điển hình tiên ti n, các tấm gương ngư i tốt, việc tốt; quan t m giáo dục pháp luật, ki n thức, kỹ năng

Trang 38

chăm s c, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi

vi phạm pháp luật, x m hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em [3]

Bên cạnh đó, Điều 1 của Luật Báo chí năm 1989 đã chỉ rõ vai trò, chức

năng của báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

phương tiện thông tin đại chúng thi t y u đối với đ i sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…, là diễn đàn của nh n d n[35] Do vậy đây cũng chính là sự chỉ đạo của Đảng về trách nhiệm, vai trò của cơ quan báo chí đối với trẻ em Quan điểm của các cơ quan báo chí ở nước ta là luôn quán triệt vai trò tuyên truyền, giáo dục tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cho nhân dân Quan điểm đối với trẻ em của cơ quan báo chí ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí nói chung báo mạng điện

tử nói riêng

1.3.2 Kiến thức, nh n thức c a nhà báo

Kiến thức, nhận thức của nhà báo bao gồm những kiến thức chung về nhiều lĩnh vực, hay còn gọi là kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên ngành báo chí

Việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử phụ thuộc rất lớn vào những kiến thức của nhà báo về những vấn đề liên quan đến trẻ em Những kiến thức của nhà báo về những vấn đề liên quan đến trẻ em bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989; tư tưởng Hồ Chí Minh về trẻ em; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em

Bên cạnh đó, những hiểu biết về tâm lý của trẻ em, kiến thức về báo chí với trẻ em là một trong những kiến thức cơ bản cần thiết khi nhà báo đưa tin về trẻ em Những kiến thức về tâm lý trẻ em, kiến thức về báo chí với trẻ

Trang 39

em sẽ giúp nhà báo lựa chọn chi tiết, hình ảnh, đăng tải thông tin lên báo chí một cách phù hợp

Nhận thức của nhà báo có ảnh hưởng đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em Trong nhiều trường hợp, nhận thức của phóng viên, người biên tập duyệt bài

có sự khác nhau và dẫn đến việc lựa chọn chi tiết, hình ảnh đăng tải có sự thay đổi Ví dụ như đối với đề tài trẻ em bị đuối nước, phóng viên trực tiếp thực hiện cho r ng không nên công khai tên của trẻ em đó để đảm bảo bí mật đời tư, tuy nhiên người duyệt bài lại cho r ng nên công khai danh tính của trẻ

em đó để đảm bảo tính chân thực, chính xác

Việc nắm bắt được kiến thức về quyền trẻ em sẽ giúp cho nhà báo sử dụng hình ảnh trẻ em một cách hiệu quả hơn, đúng đắn hơn Một khi nhận thức đầy đủ, sâu sắc về các quyền của trẻ em, nhà báo sẽ luôn đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu, từ đó ảnh hưởng tới cách thức nhà báo đăng tải hình ảnh,

sử dụng các hình thức phản ánh hình ảnh trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.3.3 rình đ chu ên ôn, nghiệp vụ c a nhà báo

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà báo ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Theo đó, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà báo thể hiện hình ảnh trẻ em qua ngôn ngữ viết, cách diễn đạt, lựa chọn hình ảnh, chi tiết để đăng tải

Ngoài ra, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà báo còn được phản ánh qua hình thức nhà báo lựa chọn để sử dụng hình ảnh trẻ em Báo mạng điện tử với đặc trưng là khả năng đa phương tiện, tính tức thời và phi định kỳ cho nên hình thức sử dụng hình ảnh trẻ em cũng rất đa dạng, có thể là văn bản – ngôn ngữ viết; hình ảnh tĩnh trong phóng sự ảnh, tin ảnh, slideshow ảnh; video; audio; video; thông tin đồ họa Để có thể áp dụng những hình thức này, nhà báo cần có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về tác nghiệp báo chí

Trang 40

nói chung và tác nghiệp trên báo mạng điện tử nói chung, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật để làm sao cho hình thức sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử đảm bảo linh hoạt, hấp dẫn, hài hòa với nội dung và kết cấu chung của tác phẩm báo chí

1.3.4 Trách nhiệ và đ o đức nghề nghiệp c a nhà báo

Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Với trẻ em, những thông tin, hình ảnh của các em khi được đăng tải trên các phương tiện đại chúng có thể là con dao hai lưỡi Một mặt, điều này là có lợi đối với những trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng bởi nó sẽ góp phần huy động các nguồn lực

xã hội Tuy nhiên đối với những trẻ em là nạn nhân của các hành vi vi phạm pháp luật hoặc trẻ em ở trong những hoàn cảnh nhạy cảm như nhiễm HIV, trẻ em là nạn nhân của nạn tảo hôn , việc đăng tải một cách công khai danh tính của các em sẽ làm tổn thương các em lần thứ hai và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai sau này của các em Nhà báo luôn phải chú ý đến mối quan hệ đạo đức với nhân vật trong tác phẩm của mình, nhất là đối với trẻ

em Nhà báo phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì, nên đăng tải những khía cạnh nào, đăng tải những ảnh chụp nào…để không làm tổng thương đến trẻ em Sau khi phản ánh hình ảnh trẻ

em trên mặt báo, nhà báo cũng cần phải quan tâm xem đời sống của trẻ em trong tác phẩm báo chí sẽ chịu những tác động như thế nào chứ không phải

chỉ là xuất bản hoặc đăng bài là hoàn thành nhiệm vụ

Những điều đó chính là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Đây là vấn đề cần được các cơ quan báo chí, những người làm báo đặc biệt coi trọng Trong nhiều trường hợp về những vấn đề liên quan đến trẻ em, nhà báo không những phải dựa vào những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Ngày đăng: 27/08/2023, 20:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w