TỔNG QUAN CHUNG VỀ VỐN ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn đầu tư
1 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư
Người ta thường quan niệm đầu tư là việc bỏ vốn hôm nay để mong thu được lợi nhuận trong tương lai Có nhiều cách hiểu về đầu tư, đứng từ khía cạnh rủi ro trong đầu tư thì các nhà kinh tế quan niệm rằng “đầu tư là đánh bạc với tương lai”, còn khi đề cập tới yếu tố thời gian trong đầu tư thì các nhà kinh tế lại quan niêm rằng “đầu tư là để dành tiêu dùng hiệnt tại và kỳ vọng một tiêu dùng lớn hơn trong tương lai” Hiểu một cách chung nhất thì đầu tư là “sự bỏ ra, sự hy sinh” các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai
Chúng ta có thể thấy vốn đầu tư là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính khác nhau Để thống nhất trong quá trình đánh giá, phân tích và sử dụng, người ta thường quy đổi các nguồn lực này thành đơn vị tiền tệ chung Do đó khi nói đến vốn đầu tư, ta có thể hiểu đó là những nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được quy đổi về đơn vị đo lường tiền tệ phục vu cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Vốn cần thiết để tiến hành các hoạt động đầu tư là rất lớn, không thể cùng một lúc trích ra từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở vì điều này sẽ làm xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội.Ngày nay, các quan hệ tài chính ngày càng được mở rộng và phát triển Do đó, để tập trung nguồn vốn cũng như phân tán rủi ro, số vốn đầu tư cần thiết thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sản xuất kinh doanh, tiền tiết kiệm của quần chúng và vốn huy động từ nước ngoài.Như vậy, ta có thể tóm lược định nghĩa và nguồn gốc của vốn đầu tư như sau:Vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính và phi tài chính được tích lũy từ xã hội, từ các
4 chủ thể đầu tư, tiền tiết kiệm của dân chúng và vốn huy động từ các nguồn khác nhau được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong hoạt động kinh tế xã – hội nhằm đạt được những hiệu quả nhất định
Về nội dung của vốn đầu tư chủ yếu bao gồm các khoản sau:
Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng, sửa chữa hoạt động của các tài sản cố định có sẵn.
Chí phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động.
Chi phí chuẩn bị đầu tư
Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh không dự kiến được.
Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời Tuy nhiên có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố đầu tư Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này trước hết phải có vốn đầu tư Nhờ sự chuyển hóa vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời Trong các yếu tố tạo ra tăng trưởng và sinh lời này thì vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm khác.
Thứ hai, đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư rất lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa dâu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng…
Vì sử dụng khối lượng vốn khổng lồ nền nếu sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính sẽ lâm vào khủng hoảng.
Thứ ba, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp Sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách tính chất khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa tùy vào tính chất của dự án Vì vậy thời gian hoàn vốn là một tiêu chí quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thứ tư, đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế (như sự thay đổi về chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm), chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽ gây những tổn thất mà cá nhân nhà đầu tư không lường định hết được khi lập dự án Tránh được hoặc hạn chế được rủi ro sẽ thu được những món hời lớn và đây là niềm hi vọng kích thích cho các nhà đầu tư Vì vậy, nếu muốn khuyến khích đầu tư thì cần phải quan tâm tới lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ số vốn đầu tư của họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế hoặc tránh được rủi ro.
2 Phân loại vốn đầu tư
Vốn đầu tư được phân loại thành các loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau:
2.1 Phân loại theo nguồn hình thành:
2.1.1 Vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn được huy động từ trong nước, đóng vai trò chủ đạo Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm từ khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội.
Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân.
2.1.1.1 Vốn đầu tư nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư Đó chính là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác động tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tích cực hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua nguồn tín dụng đầu tư nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình.
THỰC TRẠNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐĂNG KÝ VÀ FDI
Tổng quan chung về Hà Nội
1 Giới thiệu về Hà Nội
Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế Tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam, Phú Thọ.
Là thủ đô của đất nước Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã bảo tồn được rất nhiều di tích văn hóa nổi tiếng, với hơn 600 đền, chùa Mặc dù một số di tích bị mai một đi cùng với thời gian và do chiến tranh, Hà Nội vẫn còn giữ được nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách thập phương.
Năm 1999, Thủ đô Hà Nội đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện, với hơn 6,5 triệu người
Hà Nội mới bao gồm tỉnh Hà Tây cũ, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2010 Tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với nhiều chương trình phong phú mang nội dung sâu sắc, hình thức hoành tráng và độc đáo, đánh dấu những đỉnh cao của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đất đai được phân bố thành các khu chức năng:
Khu hạn chế phát triển lấy giới hạn từ vành đai 2 (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân) trở vào trung tâm Tại đây hạn chế xây dựng, từng bước di chuyển một số xí nghiệp, bệnh viện gây ô nhiễm, không thích hợp ra ngoài, đồng thời với việc dãn dân để hạn chế số dân khoảng 800 nghìn người, tăng chỉ tiêu sử dụng đất và cải tạo môi trường đô thị, bảo tồn khu phố cổ, khu phố cũ
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B
Khu phát triển nằm ngoài vành đai 2 bao gồm: Ba cụm ở bắc sông Hồng, cụm bắc cầu Thăng Long, cụm Đông Anh - Cổ Loa và cụm phía đông gồm các thị trấn Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, Yên Viên
Ba cụm ở nam sông Hồng: Cụm tây bắc gồm vùng đầu cầu phía nam cầu Thăng Long, dọc trục đường 32; cụm tây nam có khu dân cư dọc quốc lộ 6 - Yên Hòa và vành đai ba; cụm phía nam gồm khu sân bay Bạch Mai cũ, Định Công, Linh Đàm, dọc quốc lộ số 1, thị trấn Văn Điển, Cầu Bươu, Mai Động Xây dựng trong khu phát triển phải theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo chất lượng cao và các tiêu chuẩn về môi trường Các khu chung cư mới ở Định Công, Linh Đàm bình quân cao năm tầng, xây thí điểm một số nhà chín đến mười tầng, dành đất đủ chỉ tiêu cho cây xanh, công viên và đường nội bộ thông thoáng Xen kẽ các làng hoa, nhà vườn, biệt thự nhỏ
Chuỗi đô thị đối trọng là Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây - Miếu Môn gắn liền với các khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Suối Hai, Ba Vì, Ao Vua, Đá Chông dự kiến có số dân một triệu người; cụm đô thị Sóc Sơn - Xuân Hòa - Phúc Yên gắn với các khu du lịch Đồng Quang - Đền Sóc, Đại Lải, Tam Đảo với số dân từ 400 nghìn đến 500 nghìn người Cả hai cụm có mối liên hệ chặt chẽ với Hà Nội và cũng là nơi góp phần giải quyết vấn đề giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần
Cải tạo và sắp xếp lại các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Biêu, Pháp Vân, Đức Giang Xây dựng phát triển các khu công nghiệp mới Sài Đồng A, Sài Đồng B, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sóc Sơn, Đông Anh Diện tích các khu công nghiệp đến năm 2020 khoảng 3000 ha.
Về hệ thống các trung tâm công cộng, vẫn duy trì trung tâm hành chính - chính trị quốc gia ở quận Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị thành phố ở quanh hồ Hoàn Kiếm.
Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp được bố trí trên các trục phố chính. Mỗi quận, phường cũng có trung tâm hành chính của mình Xây dựng thêm khu ngoại giao đoàn mới ở Xuân Đỉnh.
Hình thành các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ văn hóa ở phía tây Hồ Tây - nam Thăng Long (Xuân La - Xuân Đỉnh - Nghĩa Đô), nam Vân Trì (Phương Trạch): Trung tâm thương mại - Dịch vụ Sài Đồng - Gia Lâm, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao Cổ Loa, khu liên hợp Thể dục - Thể thao quốc gia, Công viên Văn hóa tại Mỹ Đình, Mễ Trì.
Các trường đại học tập trung ở các khu vực đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi, đường số 32, Trâu Quỳ, Mễ Trì, trên đường Láng - Hoà Lạc Các viện nghiên cứu khoa học chủ yếu ở các khu vực nội thành cũ và khu đô thị khoa học Nghĩa Đô Các trung tâm y tế gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa bố trí tại các khu vực Bạch Mai, Trần Khánh Dư, Tràng Thi, Quán Sứ, Xuân La - Nhật Tân, Vân Trì Cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa, cây xanh hiện có; phát triển các công viên cây xanh ở hồ Yên Sở, Linh Đàm, Triều Khúc, Mễ Trì, Vân Trì, Cổ Loa, Gia Lâm, Sài Đồng
2 Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội
Với những nét cơ bản vừa giới thiệu về HN phần trên, ta thấy được tiềm năng thu hút FDI của Hà Nội khá tốt:
Thứ nhất, vị trí địa lý HN khá thuận tiện trong công tác vận chuyển đầu vào, đầu ra cho sản xuất Hà Nội còn là đầu mối giao thông khá quan trọng từ đó tạo được điều kiện khá tốt cho các dự án đầu tư.
Thứ hai, Hà Nội – thủ đô nước Việt Nam là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, … của cả nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều trong công tác phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng Nền kinh tế Hà Nội khá phát triển về hướng dịch vụ và công nghiệp, do vậy chúng đã hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển của các ngành nghề.
Thực trạng về FDI thực hiện ở HN
Đây là giai đoạn nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng tài chính và đang từng bước phục hồi kinh tế trong những giai đoạn trước sự đóng góp của FDI vào nền kinh tế của hà nội cũng chưa thực sự lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đây là giai đoạn nền kinh tế của các nước trong khu vực thoát khỏi khủng hoảng và nền kinh tế của Hà Nội có những bước chuyển biến mạnh, từ năm 2001 đến nay thì nền kinh tế của Hà Nội đã có những bước chuyển đổi mới, vốn đầu tư nước ngoài FDI có đóng góp ngày càng quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố Hà nội luôn nằm trong top 10 tỉnh có khả năng thu hút đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam, do vậy đây cũng là lợi thế để Hà Nội phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và các ngành công nghệ cao. Kết hợp với những lợi thế sẵn có về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thì đây là một điều kiện lớn giúp Hà Nội phát triển các ngành công nghiệp, hướng tới xuất khẩu.
1 Về số lượng vốn FDI trong mối quan hệ với vốn FDI đăng ký tại Hà Nội
Hà Nội luôn là một trong những tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tốt nhất nước ta, do vậy về số lượng vốn cũng như là những dự án đầu tư vào
Hà Nội luôn cao, luôn tạo ra được những lợi thế nhất định cho Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội, như năm 2006 Hà nội đứng thứ 6 trong danh sách những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất, thu hút vốn đầu tư của Hà Nội năm 2006 rất khả quan, với 115 dự án được cấp phép và tổng số vốn đầu tư đạt 541 triệu USD. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, thì thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đất đai; ngoài ra, TP Hà Nội cũng có một số dự án lớn về đầu tư hạ tầng, như phát triển đô thị Bắc sông Hồng, dự án về công nghệ cao
Tính trong giai đoạn 1988 – 2008 sau hơn 20 năm thì Hà Nội đã thu hút được
1498 dự án đầu tư và 20228,2 triệu USD vốn FDI đăng ký, tuy nhiên vốn thực hiện ước đạt chỉ khoảng 8054,6 triệu USD (khoảng 39,82%), con số này còn khá khiêm tốn so với tổng vốn FDI đăng ký
Riêng chỉ tính 9 tháng đầu năm 2005 Hà Nội có 63 dự án đầu tư mới được cấp phép, 49 dự án khác tăng vốn, từ đầu năm đến nay tổng vốn đầu tư nước ngoài vào
Hà Nội đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội, trong 9 tháng qua một số dự án lớn được cấp phép vào Hà Nội là Hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA có vốn đầu tư 656 triệu USD; Công ty TNHH CorralisViệt Nam xây dựng tòa nhà 65 tầng với tổng số vốn 114,6 triệu USD; Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha tổng vốn 47,6 triệu USD.
Tính riêng trong năm 2006 thu hút vốn đầu tư của Hà Nội cũng rất khả quan, với 115 dự án được cấp phép và tổng số vốn đầu tư đạt 541 triệu USD Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, thì thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đất đai; ngoài ra, TP Hà Nội cũng đã chuẩn bị một số dự án lớn về đầu tư hạ tầng, như phát triển đô thị Bắc sông Hồng, dự án về công nghệ cao để kêu gọi các nhà đầu tư Dự kiến, nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội năm nay sẽ tiếp tục tăng lên vì hiện tại đang có nhiều nhà đầu tư lớn trình dự án đầu tư tại Hà Nội, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm và đầu tư hầu như vào tất cả các lĩnh vực như công nghệ cao, giao thông vận tải, xây dựng, viễn thông, tài chính – ngân hàng, các ngành công nghiệp chế biến,…
Trong năm 2007 Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ước đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ hai trong cả nước về kết quả trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ sung tăng
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B vốn tổng cộng 100 triệu USD Dự kiến vốn FDI vào Hà Nội năm 2007 sẽ đạt 1,5 tỷ USD
Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Charmvit, tổng vốn
80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD Hiện nay các dự án này đang được thực hiện với một tiến độ khá nhanh.
Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô
Tính đến hết tháng 9/2007, có 26 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký 188 triệu USD So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đầu tư tại thành phố tăng 80% (236/131 dự án); tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128/801 triệu USD) Như vậy, Hà Nội đã vượt 12% về số dự án và đạt 87% tổng số vốn đầu tư so với kế hoạch năm 2007 Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăng vốn cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào tương lai hoạt động ở Hà Nội Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ nay đến cuối năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để có thể cấp phép hoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội ( liên doanh của Tổng Công ty Vigracera và đối tác NhậtBản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD), dự ánCông viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land ( Malaixia), dự án khu công nghệ
4 4 cao… Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn đạt khoảng 1,5 tỷ USD Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này Trong mấy tháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ VỐN FDI THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI
Định hướng và mục tiêu của thu hút FDI tại Hà Nội trong thời gian tới
1 Định hướng sử dụng FDI trong giai đoạn 2011 – 2015
Mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ đô
Hà Nội, cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô (về đích trước 5 năm so với cả nước trên con đường CNH-HĐH), do đó Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8% đến 9%/năm
Mục tiêu, định hướng này được nêu rõ trong Chỉ thị của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015).
Hà Nội xác định kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thác thức cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, giai đoạn 2011-2015, thành phố cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Thủ đô thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, ngoài ra việc tái cơ cấu trong nội bộ nền kinh tế cũng sẽ tạo những điều kiện mới cho sự phát triển.
Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, Hà Nội đặt ra các định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu như tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 1-1,2%/năm, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh các ngành, lĩnh vực, vùng, trong đó chú trọng phát triển sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng CNH-HĐH Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hà Nội cũng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới Tập trung phát triển mạnh khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao,
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B
Các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, vậy Hà Nội cần có những chính sách đâu tư hợp lý để đạt được những mục tiêu trên Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra như trên trong 5 năm cần sử dụng khoảng từ 1.170 nghìn tỷ đồng đến 1.230 nghìn tỷ đồng. Đây là một số vốn đầu tư khá lớn, để đạt được mục tiêu vốn đầu tư trên thì thành phố đã có những mục tiêu trong việc sử dụng và thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Kế hoạch 5 năm tới (2011 – 2015), Hà Nội dự kiến sẽ thu hút, nâng tỷ lệ vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 chiếm khoảng 15,5% - 18,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở Hà Nội, đảm bảo thành phố đủ vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sơ hạ tầng, tái tạo lại kiến trúc thượng tầng.
Thu hút và sử dụng hiệu quả hơn các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp Mở rộng cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sử dụng công nghệ hiện đại Thu hút và sử dụng hiệu quả hơn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với các dịch vụ tốt hơn Thu hút được các DN sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giúp cho sản phẩm có thể đứng vững và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, từ đó sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán của HN cũng như của cả nước.
Chú trọng hơn nữa đến việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, nhóm ngành này hiện nay chỉ chiếm một số lượng vốn đầu tư rất nhỏ về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ vốn đầu tư Do vậy cần tập trung thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này (về giá trị tuyệt đối)
Rút ngắn thời gian thực hiện các dự án, cũng như thời gian chờ xét duyệt dự án, từ đó tạo điều kiện cho các DN nước ngoài nhanh đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao tỷ lệ vốn FDI thực hiện. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các DN nước ngoài có đủ khả năng đi vào triển khai nhanh.
2 Hà Nội – Mục tiêu thu hút FDI
Với kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra trong phát triển kinh tế xã hội, để đạt được những mục tiêu đó Hà Nội cần bắt tay vào thực hiện mục tiêu đó Một yếu tố quyết định có thành công hay không những kế hoạch đã đặt ra đó chính là đầu tư, vốn đầu tư có thể huy động ở nhiều kênh, xong trong đó có một kênh quan trọng đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài Để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hôi đã đề ra đồng thời thành phố cũng đã đề ra chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu thu hút FDI của HN trong giai đoạn này nhằm vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất, công nghiệp công nghệ thông tin, các dự án đầu tư vào các ngành dịch vụ, các dự án có sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng được mục tiêu trở thành một thủ đô công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2015 (trước cả nước 5 năm), với mục tiêu tỷ trọng vốn FDI/tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở HN giai đoạn 2011 – 2015 vào khoảng 15,5 – 18,2%, xong Hà Nội cần có những giải pháp thu hút FDI hợp lý, một số giải pháp HN áp dụng trong giai đoạn tới: a/ Thúc đẩy công tác quy hoạch đi trước một bước nhằm tạo điều kiện có địa điểm kêu gọi đầu tư để công bố công khai; với công việc này thành phố sẽ chủ động hơn trong việc kêu gọi đầu tư, làm vậy nhà đầu tư sẽ thấy được quy hoạch của thành phố và sẽ mạnh dạn đầu tư hơn Khi thành phố đã lên được kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thấy được cơ hội, từ đó sẽ thu hút đầu tư tốt hơn. b/ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng; Tăng cường hoạt động của Tổ công tác tiếp nhận và giải quyết ban đầu các dự án đầu tư và Tổ Công tác liên thông giải quyết thủ tục Thành phố để bảo đảm kịp thời tiếp nhận đề xuất và giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong cả quá trình từ xúc tiến đến lập và triển khai dự án; cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng áp dụng cơ chế một cửa để giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái, được tiếp nhận cho nhà đầu tư.
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B c/ Tiếp tục xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách xã hội hoá mang tính đột phá, quyết định nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển các dự án lớn, trọng điểm; với những cơ chế, chính sách này được xây dựng nó sẽ tạo ra những nét riêng cho Hà Nội, tạo cho Hà Nội Nó thể hiện được sự năng động của nền kinh tế
Hà Nội, cũng như năng lực của lãnh đạo Thành phố Điều này sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn. d/ Nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, cơ sở dữ liệu hỏi đáp phục vụ xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện để các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tìm hiểu, khai thác thông tin trên mạng; với việc làm này khi nhà đầu tư vào Hà Nội họ sẽ cảm thấy được yên tâm hơn vể rủi ro, do họ có được thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác Đổng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu thông tin, giúp các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian tìm hiểu thông tin, và thông tin tìm hiểu được chính xác hơn. e/ Đề xuất đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung mới để đáp ứng mặt bằng cho các nhà ĐTNN (Phù Đổng, Sài Đồng A…); Với cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện nay như ở Hà Nội nhìn chung cũng đã khá tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, nhưng để đạt được mục tiêu cao hơn nữa trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô 5 năm tới thì cần phải nâng cấp, xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp nữa, việc làm này nó tạo không gian thuận lợi cho nhà đầu tư. f/ Làm tốt các công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào; tập trung xây dựng hệ thống giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết tốt yêu cầu về giao thông cho các khu công nghiệp, các dự án đầu tư lớn; Nhiều dự án đầu tư bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, việc giải quyết khâu giải phóng mặt bằng chậm làm chậm tiến độ rất nhiều của các công trình đầu tư, không những làm chậm tiến độ dự án mà đôi khi nó còn làm mất lòng tin của nhà đầu tư và đồng thời nó còn làm giảm hiệu quả của dự án do kéo dài thời gian sẽ có rất nhiều thay đổi trong dự án đầu tư Do vậy công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào, tập trung xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho KCN, cụm công nghiệp là rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. g/ Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động về công nghệ kỹ thuật của các nhà đầu tư; đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư là một việc rất quan trọng, các dự án đầu tư nước ngoài vào HN nói riêng và Việt Nam nói chung đều sử dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến, do vậy việc đào tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ cao để sử dụng được các dây truyền công nghệ này là một việc rất quan trọng, nó sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào Hà Nội. h/ Tích cực hợp tác với các địa phương trong vùng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư theo một kế hoạch, mục tiêu dài hạn Công việc này nó nhằm giúp cho các dự án đầu tư, công việc đầu tư được triển khai nhanh hơn, giúp các nhà đầu tư định hướng rõ ràng hơn trong công tác đầu tư, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư ở Hà
Nội, từ đó nó hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư. k/ Bên cạnh đó Hà Nội tập trung thu hút vốn đầu tư từ những quốc gia đang đầu tư nhiều vào HN như Hà Quốc, Nhật bản, singapore,….Các nhà đầu tư từ các quốc gia này họ đã có quan hệ đầu tư với HN cũng như với Việt Nam từ lâu, họ đã hiểu rõ hơn về thị trường Hà Nội, do vậy việc lựa chọn đầu tư vào Hà Nội sẽ được ưu ái hơn so với các địa phương khác.
3 Các cơ hội và thách thức trong nâng cao vốn đầu tư FDI thực hiện ở Hà Nội trong thời gian tới
Giải pháp nâng cao tỷ lệ FDI thực hiện tại Hà Nội
1.Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có quan hệ trực tiếp tới công tác xây dựng và sản xuất của các dự án đầu tư nói chung, cũng như các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh Do vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tu bổ, nâng cấp và xây mới các công trình hạ tầng (như các công trình: điện, đường, trường trạm, các công trình ngoài hàng rào các khu công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ) Cần tích cực tăng cường thu hút hơn nữa các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân, với những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp chấp nhận đầu
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng (khu vực ngành nghề này thường ít được các doanh nghiệp tư nhân quan tâm do vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư lâu), một mặt làm tăng thêm tính linh hoạt cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, một mặt giải quyết được tình trạng thiếu vốn đầu tư vào khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước
Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc.
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.
Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
2 Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính.
Vấn đề thủ tục hành chính ngày này có tác động khá mạnh đến việc đăng ký cũng như giải ngân vốn FDI, vấn đề thủ tục hành chính nó tác động trực tiếp đến thời gian thực hiện dự án, đến tâm lý của nhà đầu tư, nếu như thủ tục hành chính càng đơn giản thì tâm lý của nhà đầu tư càng an tâm hơn khi bỏ vốn đầu tư Đồng thời khi thủ tục hành chính đơn giản thì nó sẽ gián tiếp thúc đẩy các dự án thực hiện nhanh hơn, đúng tiến độ thực hiện Do vậy việc đơn giản thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” là rất quan trọng trong công tác cải thiện nâng cao vốn FDI thực hiện tại Hà Nội trong thời gian tới Về việc cải cách thủ tục hành chính chúng ta phải bỏ bớt những thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, mặt khác cải cách thủ tục hành chính còn làm tăng thêm tính minh bạch trong công tác lập thủ tục hành chính các doanh nghiệp, làm tăng thêm niềm tin cho nhà đầu tư Và các chúng ta cần thực hiện tốt:
Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài. Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể
Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
Thêm lợi ích nữa của việc cải cách tốt thủ tục hành chính là việc làm tăng hiệu
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B quả của các dự án đâu tư nước ngoài, làm cho mong muốn đầu tư của các nhà đầu tư được nâng lên.
3 Xử lý linh hoạt hơn nữa các hình thức đầu tư
Hiện nay các hình thức đầu tư nước ngoài vào Hà Nội nói riêng cũng như ở nước ta tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như hình thức đầu tư Liên Doanh,
DN 100% vốn nước ngoài, Hợp đồng hợp tác Kinh doanh,… Do vậy việc điều chỉnh, xử lý các hình thức đầu tư sẽ khó khăn hơn Vậy các phòng ban chức năng có thẩm quyền cần xử lý ngày càng linh hoạt với các tình huống đầu tư nước ngoài, nhằm có được những hành động sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với các hình thức đầu tư Để tránh làm cản trở những dự án mang tính khả thi.
Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng hình thức đầu tư nước ngoài (trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, hợp doanh,…) Với mỗi hình thức đầu tư luôn có một hình thức xử lý linh hoạt, nhằm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Chấp nhận nhiều hình thức đầu tư nước ngoài, cần phân rõ những bộ ban ngành nào đảm nhiệm những hình thức đầu tư nào, lĩnh vực đầu tư nào Cần có công văn thông tư hướng dẫn và được đăng thông tin lên các website về thủ tục hành chính của chính phủ, nhằm tránh việc các phòng ban chức năng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau về việc xử lý hồ sơ của các dự án đầu tư nước ngoài, và thêm một phần nữa làm cho nhà đầu tư không mất lòng tin về thủ tục hành chính của HN, tạo thuận lợi tăng thu hút và vốn FDI giải ngân trên địa bàn.
4 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Một số kiến nghị nâng cao tỷ lệ FDI thực hiện
1 Kiến nghị với đối với địa phương
1.1 Cải cách bộ máy hành chính
Trong thời đại phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài, mỗi địa phương đâu cũng có những thế mạnh riêng, để thu hút và giải ngân vốn FDI tốt hơn, Thành phố cần cải cách bộ máy hành chính tốt hơn nữa, lược giản bớt sự cồng kềnh của bộ
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B máy hành chính, giao quyền phân quyền rõ ràng hơn nữa cho các sở ban ngành, và đến tận các phòng ban trong các sở ban ngành Bỏ bớt những khâu không cần thiết trong thủ tục hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính Đồng thời đào tạo và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, thường xuyên đưa cán bộ đi đào tạo để kịp bắt nhịp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội của Thành phố, của cả nước cũng như của cả thế giới.
Thường xuyên thanh tra lại sự minh bạch của cán bộ, xử lý nghiêm với các cán bộ không trong sạch, có dấu hiệu tham nhũng, quan liêu bao chức bao quyền.
1.2 Thu hút các dự án theo định hướng của thành phố
Các sở ban ngành thành phố cần phải có quy hoạch rõ ràng về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch cần mang tính phù hợp và có tầm nhìn xa so với chiều hướng phát triển kinh tế xã hội, từ đó cần có những Văn bản pháp quy thực hiện thu hút các dự án theo định hướng phát triển của thành phố, bên cạnh đó cần có những chính sách ưu đãi cho những dự án hướng theo quy hoạch của Thành phố, cần xây dựng và thực hiện những chính sách thu hút các dự án đầu tư nước ngoài theo định hướng của thành phố Gấp rút và cho các nhà đầu tư thấy được những ưu điểm của những dự án khi đầu tư xây dựng theo quy hoạch của thành phố.
Thu hút các dự án theo hướng phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao, đặc biệt các ngành đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cần được trú trọnag và có những chính sách ưu đãi nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa thủ đô.
Một mặt có chính sách thu hút đầu tư từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… các nước này là những nước đầu tư nhiều dự án ở Hà Nội cũng như với số vốn lớn nhất ở HN Cần phải có những chính sách hợp tác song phương đặc biệt dành cho những quốc gia này.
1.3 Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Các nguồn lực sử dụng trong phát triển kinh tế - xã hội, còn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất, nhiều nguồn lực đang còn bị lãng phí, do vậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cần được sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất Các nguồn lực như: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ.
Về việc sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực: Thành phốc cần xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay
Hà Nội đang là một địa phương có sức thu hút nguồn nhân lực từ các địa phương khác thuộc khu vực Miền Bắc rất lớn, do vậy lãnh đạo Thành phố cần xây dựng chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực này.
Về năng lực tài chính: Nguồn tài chính luôn là có hạn, việc sử dụng nguồn lực tài chính hiện nay vẫn còn nhiều bất cập về hiệu quả sử dụng, do vậy việc sử dụng nguồn tài chính trong phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết để hạn chế và khắc phục tình trạng các nguồn lực tài chính sử dụng không hiệu quả và sử dụng sai mục đích Các nguồn lực tài chính cần được sử dụng ưu tiên cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng trong sản xuất kinh doanh, tài nguyên thiên nhiên luôn là một nguồn lực có hạn Do vậy việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Thành phố cần xây dựng thành văn bản hướng dẫn khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cụ thể và chi tiết Cần kiểm tra gát gao hơn nữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phân loại tài nguyên thiên nhiên.
Về khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất, nó là nhân tố quyết định năng suất lao động Việc sử dụng khoa học công nghệ ở Hà Nội hiện nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi lắm Do vậy thành phố cần xây dựng chính sách sử dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, cần có những ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh Đặc biết có chính sách thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao của các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là nhữ ng ưu đãi và chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án này
SV: Lê Văn Quế Lớp: Kinh tế phát triển 48B
1.4.1 Nâng cao năng lực quản lý
Sự phát triển của kinh tế - xã hội là không ngừng và muôn hình muôn vẻ, do vậy để theo kịp và quản lý tốt thì cán bộ quản lý phải không ngừng tự hoàn thiện mình hơn và nâng cao năng lực quản lý của bản thân để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Thành phố cần có lớp tập huấn để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, có những chính sách tuyển chọn và thu hút nhân tài trong công tác quản lý Mở các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.
Cần thường xuyên cho cán địa phương tham gia các lớp giao lưu với những nhà lãnh đạo giỏi nước ngoài và tham gia những lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý của cán bộ.
Tích cực cho cán bộ địa phương tiếp cận và trao đổi kinh nghiệm với cán bộ quản lý của Trung ương và của địa phương khác Đặt ra những yêu cầu cao hơn trong công tác tuyển dụng những cán bộ quản lý nhằm lựa chọn được những cán bộ có tài.
1.4.2 Mở rộng các khu công nghiệp