MỤC LỤC
Đầu tư có tác động quan trọng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo cân đối mới trong phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, các vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình mà còn có những chương trình đào tạo khác để góp phần phát triển giáo dục của nước chủ nhà như mở các lớp phổ cập kiến thức cho người dân địa phương, các hoạt động trợ cấp phương tiện dụng cụ học tập, khuyến khích học tập….
Bên cạnh đó có sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong nội bộ tỉnh, thực thi một cách nhất quán các biện pháp thu hút FDI, các khó khăn (nếu có) cũng chung sức giải quyết, công khai quy hoạch, công khai quy trình thủ tục, tổ chức quản lý theo cơ chế một cửa, một đầu mối tập trung qua sở kế hoạch và đầu tư và ban quản lý KCN, hạn chế phải qua nhiều tầng lớp trung gian, giải quyết kịp thời các kiên nghị của các Doanh Nghiệp tạo được lòng tin cho các chủ đầu tư. Đến năm 2000, Đồng Nai đã tiến hành quy hoạch 17 KCN và các cụm công nghiệp địa phương, trong đó có 10 KCN đã được chính phủ phê duyệt và thực giện trên quy chế KCN với diện tích 2752 ha, uỷ ban nhân dân tỉnh , các sở ban ngành trên địa ban Đồng Nai đã gắn quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch lãnh thổ với việc phát triển KCN và cụm công nghiệp địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ tới tận hàng rào các KCN.
THỰC TRẠNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐĂNG KÝ VÀ FDI THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI.
Dự kiến, nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội năm nay sẽ tiếp tục tăng lên vì hiện tại đang có nhiều nhà đầu tư lớn trình dự án đầu tư tại Hà Nội, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm và đầu tư hầu như vào tất cả các lĩnh vực như công nghệ cao, giao thông vận tải, xây dựng, viễn thông, tài chính – ngân hàng, các ngành công nghiệp chế biến,…. Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Charmvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD.
Các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào đa lĩnh vực ở trong nước ta cũng như ở Hà Nội, nhưng chiếm phần đa thì các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, các ngành công nghệ cao và một số ngành dịch vụ là chính., nguồn vốn đầu tư FDI đầu tư vào các lĩnh vực như Nông – Lâm – Ngư nghiệp còn ít và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI, theo số liệu thống kê tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của nước ngoài, tiếp theo sau là nhóm ngành dịch vụ, sau cùng là nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài. Theo trên cho chúng ta thấy được rằng tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp còn là rất nhỏ so với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, từ đó chúng ta cần có chính sách hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn nữ các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, và vào ngành dịch vụ, đặc biệt mấy năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các ngành dịch vụ tài chính (ví dụ: công ty bảo hiểm prudential, công ty bảo hiểm AIA, công ty tài chính PPF việt Nam – xâm nhập vào thị trường Hà Nội 2010, ….).
KCN Thạch Thất - Quốc Oai (155ha), tỷ lệ lấp đầy đạt 95%, đang được hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật như khớp nối giao thông giữa hai cụm công nghiệp Quốc Oai và Phùng Xá, xây dựng nhà máy xử lý nước thải; KCN Quang Minh 1 (407 ha), tỷ lệ lấp đầy được 80%, diện tích mở rộng còn lại 63ha đang làm các thủ tục giải phóng mặt bằng; KCN Hà Nội - Đài Tư (40ha) mới lấp đầy được 60%, đang hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải, đường giao thông chính và đường gom vào KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng; KCN Phú Nghĩa (170ha) đã lấp đầy được 65%, diện tích còn lại đang giải phóng mặt bằng. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, đồng thời sẽ phối hợp với các thương vụ của nước ta tại các nước để tìm các DN nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư (NĐT) có tiềm năng lớn về tài chính, công nghệ, các tập đoàn đa quốc gia ở các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển khác, như các Tập đoàn Intel, Microsoft, Braun, ExxonMobil, Toyota, Honda, Sony.
Sở cũng sẽ khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương; ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này; đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng. Trước mắt, Sở sẽ sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, nhằm nới lỏng tỷ lệ lao động người nước ngoài trong 1 dự án, lĩnh vực đặc thù; đồng thời xây dựng các chính sách mới sao cho phù hợp và áp dụng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp chung của Cục đầu tư nước ngoài, nhằm tạo một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nội thành trên cơ sở không gây xáo trộn quy trình thu hút đầu tư nước ngoài do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên nếu tính theo tổng vốn đầu tư của các dự án ĐTNN còn hiệu lực thì các dự án liên doanh vẫn chiếm đa số: 58,84% vì các dự án liên doanh đều có tài sản lớn vì chủ yếu đều liên quan đến đất đai và xây dựng, sau đó là các dự án 100%. Qua bảng số liệu trên ta thấy được lợi nhuận trước thuế của các DN FDI trong các năm từ 2000 – 2006 luôn là một con số “dương”, điều này cho ta thấy được các DN FDI tại HN đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên sự biến động của lợi nhuận.
Nguồn vốn ĐTNN đã có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2000 do trong giai đoạn này ĐTNN chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 37,6%) trong tổng vốn đầu tư xã hội tại Hà Nội. Sang giai đoạn 2001-2005 vai trò của ĐTNN đối với tăng trưởng GDP Thành phố có giảm sút do tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng đầu tư xã hội trên địa bàn giảm tương đối nhiều chỉ còn 12,1%. d) Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thành phố. Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động ĐTNN đối với phát triển kinh tế- xã hội Thành phố là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thành phố thông qua các loại thuế. e) Về tiếp nhận công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại. Trong điều kiện của Việt nam và Hà Nội đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế là một kênh chuyển giao công nghệ đặc biệt quan trọng so với các hình thức, kênh chuyển giao công nghệ chính thức khác như: chế tạo thiết bị mang nhãn hiệu nước ngoài (Original Equipment Manufacturing - OEM); Hợp đồng (Licence); Tự thiết kế và sản xuất (Own Design And Manufacturing ODM- thường trong công ty xuyên quốc gia) theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cấp; nhập khẩu máy móc thiết bị (patent licence); trợ giúp-tư vấn kỹ thuật, liên doanh nhãn hiệu hàng hoá, hợp đồng "chìa khoá trao tay".
Đặc biệt một số công nghệ viễn thông, sản xuất thiết bị điện tử, dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến so các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ đó ta thấy được những thành tựu đáng kể trong chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, các cơ chế, chính sách, điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được quan tâm xây dựng và hình thành bước đầu môi trường đầu tư tương đối thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, song chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ còn nhiều khiếm khuyết Nhiều mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường có thể tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết triệt để như nạn buôn lậu, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn hàng giả, hàng nhái và những gian lận trong chấp hành chế độ kế toán, thuế và tín dụng khác. Thứ tư, là những bất cập về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, sự phân cấp Trung ương - địa phương, sự phối hợp các cơ quan- ban- ngành và trình độ, năng lực công tác kém, thậm chí sự tha hoá, móc ngoặc, tham nhũng của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước trong các cơ quan liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm xấu đi môi trường đầu tư, gây nhiều khó khăn cho tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, giai đoạn 2011-2015, thành phố cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Thủ đô thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, ngoài ra việc tái cơ cấu trong nội bộ nền kinh tế cũng sẽ tạo những điều kiện mới cho sự phát triển. Nhiều dự án đầu tư bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, việc giải quyết khâu giải phóng mặt bằng chậm làm chậm tiến độ rất nhiều của các công trình đầu tư, không những làm chậm tiến độ dự án mà đôi khi nó còn làm mất lòng tin của nhà đầu tư và đồng thời nó còn làm giảm hiệu quả của dự án do kéo dài thời gian sẽ có rất nhiều thay đổi trong dự án đầu tư.
Cỏc sở ban ngành thành phố cần phải cú quy hoạch rừ ràng về phỏt triển kinh tế xã hội, quy hoạch cần mang tính phù hợp và có tầm nhìn xa so với chiều hướng phát triển kinh tế xã hội, từ đó cần có những Văn bản pháp quy thực hiện thu hút các dự án theo định hướng phát triển của thành phố, bên cạnh đó cần có những chính sách ưu đãi cho những dự án hướng theo quy hoạch của Thành phố, cần xây dựng và thực hiện những chính sách thu hút các dự án đầu tư nước ngoài theo định hướng của thành phố. Kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược vào một số ngành hàng, lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên trong giai đoạn hiện nay (như công nghiệp điện tử - thông tin, công nghệ sinh học, hạ tầng đô thị, tài chính- ngân hàng, giao thông công cộng.. ) đề nghị Chính phủ cho phép DN hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn một bậc, hoặc thời gian miễn giảm thuế dài hơn so với quy định hiện hành- áp dụng cơ chế đặc thù theo Pháp lệnh Thủ đô để khuyến khích các nhà đầu tư vào Thủ đô Hà nội (đang đề xuất trong dự thảo Quy chế thu hút đầu tư nước ngoài).